Monday, January 13, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (20)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)
(tiếp theo ...)





Chương 7 (tiếp theo)
Hãy Yêu Láng Giềng nhà Ngươi

Khôi hài đen của John Hartung thì hiển nhiên ngay từ đầu, [1] ở chỗ ông kể về một người Thệ phản Baptist ở miền Nam nước Mỹ, khởi xướng để đếm số người của tiểu bang Alabama trong hỏa ngục. Như tờ New York Times Newsday đã thuật lại, con số tổng kết là 1, 86 triệu người, được ước tính bằng một công thức bí mật, gán cân nặng nhẹ, theo đó những tín đồ Methodist có nhiều khả năng được cứu hơn so với những tín đồ Catô Lamã, trong khi “tất cả mọi người nếu không thuộc về một họ đạo nhà thờ nào cả, đều được cộng vào con số những kẻ không được cứu”. Sự dương dương tự mãn tự đắc siêu phàm của những người như vậy được phản ảnh trong nhiều trang web “cực sướng” ngày nay, nơi mà tác giả của nó luôn có thái độ xem như chuyện đương nhiên phải có rằng ông sẽ là một trong những người “biến mất” vào thiên đường khi “ngày giờ cuối” xảy đến. Dưới đây là một thí dụ điển hình, từ tác giả của “Rapture Ready”, một trong nhiều sự phô trương lòng mộ đạo nhờm tởm hơn cả thuộc mẫu thử nghiệm cho loại này: “Nếu sự cực sướng rồi sẽ có diễn ra, kết quả trong sự vắng mặt của tôi, điều sẽ trở nên cần thiết để “những thánh trong thời hoạn nạn” copy sao chụp lại, hoặc hỗ trợ tài chính cho trang web này” [2].

Diễn giải về kinh Thánh của Hartung gợi ý rằng nó không cung cấp những nền tảng cho sự tự mãn tự đắc thiển cận như vậy giữa những người Kitô. Jesus đã nghiêm ngặt giới hạn những người trong-nhóm được cứu của ông chỉ gồm những người Dothái, đó là ông đã theo truyền thống Cựu Ước, đó cũng là tất cả những gì ông được biết. Hartung rõ ràng cho thấy rằng “Ngươi không được giết người” đã không bao giờ dự định sẽ có nghĩa như những gì chúng ta bây giờ nghĩ rằng nó có nghĩa. Nó có nghĩa, rất đặc biệt, là ngươi sẽ không giết người Dothái. Và tất cả những điều răn đó có nhắc tới “láng giềng nhà ngươi” là cũng chuyên biệt như thế. “Láng giềng” có nghĩa là một người Dothái, cùng giống, cùng tộc [3]. Moses Maimonides, nhà rápbai Dothái thế kỷ thứ mười hai rất được tôn kính và cũng là một y sĩ, khai mở đầy đủ ý nghĩa của “Ngươi sẽ không giết người” như sau: “Nếu một người giết chỉ một người Israel, người ấy đã đạp qua, phủ nhận một điều răn, vì kinh Thánh nói: ngươi không được giết người. Nếu một người giết một ai cố ý với sự hiện diện của những nhân chứng, người ấy sẽ bị giết chết bằng kiếm. Không cần phải nói, một người sẽ không bị xử và giết, nếu người ấy giết chết một người ngoại đạo”. Không cần phải nói!

Hartung trích dẫn Sanhedrin (Tòa án Tối cao của người Dothái, đứng đầu là vị giáo sĩ tối cao) trong cùng một mạch suy nghĩ tương tự, như khi miễn tội cho một người là người được giả thuyết đã giết chết một người Dothái do nhầm lẫn, trong khi có ý định giết một con vật hay một người ngoại đạo. Câu hỏi hóc búa một chút trêu chọc đạo đức nêu lên một điểm hay. Điều gì xảy ra nếu ông đã ném một hòn đá vào một nhóm gồm chín người ngoại đạo và một người Dothái, và có bất hạnh là giết chết người Dothái? Hm, khó khăn thật! Nhưng câu trả lời là đã sẵn sàng. “Sau đó, tính không trách nhiệm pháp lý của ông có thể được suy ra từ sự kiện là đại đa số đã gồm những người ngoại đạo”. [4]

Hartung dùng rất nhiều những trích dẫn kinh Thánh giống như tôi đã dùng trong chương này, về cuộc chinh phục đất hứa của Moses, Joshua và những phán quan Dothái. Tôi đã cẩn thận để thừa nhận rằng những người mộ đạo Kitô không còn suy nghĩ trong một cách thức như kinh Thánh nữa. Đối với tôi, điều này chứng minh rằng đạo đức của chúng ta, dù chúng ta là tôn giáo hay không, đến từ một nguồn khác, và nguồn khác đó, dù nó là bất cứ gì đi nữa, thì có sẵn cho tất cả chúng ta, không phân biệt có hay không tôn giáo. Nhưng Hartung kể một nghiên cứu kinh hoàng của nhà tâm lý học người Israel, George Tamarin. Tamarin trình bày cho hơn một ngàn học sinh Israel, tuổi từ tám và mười bốn, những ghi chép về trận chiến của Jericho trong kinh Thánh, sách của Joshua:

Joshua nói với mọi người, “Hét lên, vì Gót đã ban cho các ngươi thành phố. Và thành phố cùng tất cả những gì bên trong nó sẽ được dành trọn cho Gót để tiêu huỷ.. . Nhưng tất cả bạc và vàng, và những đồ thờ như hương đèn, lư, đỉnh, chậu bằng đồng và sắt, là thiêng liêng với Gót, chúng sẽ đi vào kho bạc của Gót”.. .. Sau đó, họ đã phá hủy hoàn toàn tất cả mọi thứ trong thành phố, cả nam và nữ, trẻ và già, bò, cừu, và lừa, với lưỡi kiếm sắc.. . Và họ châm lửa đốt thành phố, và tất cả những gì bên trong nó, chỉ trừ có bạc và vàng, và những đồ thờ bằng đồng và bằng sắt, họ đưa vào kho bạc của (đền thờ là) nhà của Gót.

Tamarin sau đó hỏi những trẻ nhỏ một câu hỏi đạo đức đơn giản: “Em có nghĩ rằng Joshua và dân Dothái đã hành động đúng hay không?” Chúng phải lựa chọn giữa A (hoàn toàn đồng ý), B (một phần đồng ý) và C (hoàn toàn không đồng ý). Những kết quả đã bị phân cực: 66 phần trăm hoàn toàn đồng ý, và 26 phần trăm hoàn toàn không đồng ý, với khá ít (8 phần trăm) ở giữa, với một phần đồng ý. Dưới đây là ba câu trả lời điển hình từ nhóm (A) hoàn toàn đồng ý:

Theo ý kiến của tôi, Joshua và những con cái của Israel đã hành động giỏi dang, và đây là những lý do: Gót đã hứa cho họ đất này, và ban cho họ được phép để chinh phục. Nếu họ đã không hành động theo cách này hoặc không giết bất cứ ai, sau đó là sẽ có nguy hiểm rằng những con cái của Israel sẽ bị đồng hóa giữa những Goyim (đám dân không-Do thái).

Theo ý kiến của tôi Joshua đã đúng khi ông đã làm thế, một lý do có được là Gót truyền lệnh cho ông ta để tiêu diệt đám người đó, để những bộ tộc của Israel sẽ không có thể chịu đồng hóa giữa đám họ, và học những thói xấu của họ.

Joshua đã làm tốt vì những người cư trú ở đất đó đã thuộc một tôn giáo khác biệt, và khi Joshua giết họ chết, ông bị xóa sổ tôn giáo của họ khỏi mặt đất.

Sự biện minh cho vụ thảm sát diệt chủng của Joshua là có tính chất tôn giáo trong mọi trường hợp. Ngay cả những trẻ con trong thể loại C, những em đã hoàn toàn không đồng ý, cũng đã làm như vậy, trong một vài trường hợp, vì những lý do tôn giáo đối ngược. Một em gái, lấy thí dụ, không chấp thuận sự chinh phục Jericho của Joshua, vì để làm được như vậy, ông đã phải đi vào thành đó:

Tôi nghĩ rằng đó là xấu, vì người Ả Rập là không tinh khiết và nếu một người vào một vùng đất không tinh khiết cũng sẽ trở nên mất tinh khiết và nhận chịu cùng lời nguyền của họ.

Hai em khác hoàn toàn không chấp thuận đã làm như vậy, vì Joshua đã phá hủy tất cả mọi thứ, kể cả động vật và tài sản, thay vì giữ lấy một ít như chiến lợi phẩm cho dân Dothái:

Tôi nghĩ Joshua đã không hành động tốt, vì đã có thể chừa lại những thú vật cho bọn họ.

Tôi nghĩ Joshua đã không hành động tốt, như ông đã có thể chừa lại những bất động sản của Jericho, nếu ông đã không bị phá hủy, những bất động sản đó sẽ phải thuộc về dân Dothái.

Một lần nữa, với nhà hiền triết Dothái Maimonides [5], thường được trích dẫn vì thông thái bác học của ông, thì không phải nghi ngờ đâu là vị trí của ông về vấn đề này: “Đây là một lênh truyền tích cực để tiêu diệt bảy quốc gia, như nó đã nói: Người sẽ hoàn toàn tiêu diệt chúng. Nếu người ta đã không giết chết bất kỳ một nào trong số chúng sau khi đã rơi vào trong quyền lực của một người, người ấy đã đạp lên, phủ nhận lênh truyền, vì nó đã nói: “Người sẽ không được cứu sống bất cứ gì có hơi thở”.

Không giống Maimonides, những trẻ em trong thí nghiệm của Tamarin đều còn trẻ tuổi đủ để là ngây thơ. Có lẽ quan điểm dã man chúng đã bày tỏ là của cha mẹ chúng, hoặc của nhóm văn hóa mà chúng đã được nuôi dạy. Đó là, tôi cho rằng, không phải là những trẻ em Palestine, lớn lên trong cùng một đất nước bị chiến tranh tàn phá này, sẽ không đưa ra những ý kiến tương đương nhưng theo chiều hướng ngược lại. Những xem xét nhận định này làm tuyệt vọng đầy trong tôi. Chúng dường như cho thấy sức mạnh lớn lao của tôn giáo, và đặc biệt là trong tôn giáo mà trẻ em đã được giáo dục, để phân rẽ con người và nuôi dưỡng những oán hận lịch sử và phục thù đẫm máu truyền kiếp. Tôi không thể nào không lại nhận xét rằng là hai trong ba trích dẫn đại diện từ nhóm A của Tamarin đã đề cập đến những tà ác của sự đồng hóa (tôn giáo), trong khi một phần ba nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phải giết người khác để dập tắt tôn giáo của họ.

Tamarin đã “chạy” một nhóm kiểm soát hết sức đáng chú ý trong thí nghiệm của ông. Một nhóm khác, gồm 168 trẻ em Israel, nhận cùng một bản văn từ tập sách của Joshua, nhưng với tên của Joshua được thay thế bằng “Đại tướng Lin”, và “Israel” được thay thế bằng “một vương quốc Tàu 3000 năm trước”. Bây giờ thí nghiệm đã cho những kết quả trái ngược. Chỉ có 7 trên phần trăm hoàn toàn đồng ý hành vi của Lin, và 75 phần trăm hoàn toàn không đồng ý. Nói cách khác, khi lòng trung thành của đám trẻ với đạo Dothái đã bị loại bỏ khỏi sự tính toán, đa số những trẻ em đồng ý với những phán đoán đạo đức mà hầu hết con người hiện đại sẽ đồng ý chia sẻ. Hành động của Joshua là một hành động diệt chủng man rợ. Nhưng nó đều được nhìn khác nhau tất cả từ một quan điểm của tôn giáo. Và sự khác biệt bắt đầu sớm trong đời sống. Đó là tôn giáo đã làm nên khác biệt giữa trẻ em lên án sự diệt chủng và tha thứ nó.

Trong nửa sau bài khảo cứu của Hartung, ông chuyển sang Tân Ước. Để cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về luận án của ông, Jesus đã là một tín đồ, trọn vẹn với cùng một loại đạo đức của trong-nhóm – đi kèm với sự thù địch ngoài-nhóm – điều đó đã được xem như đương nhiên có trong Cựu Ước. Jesus là một người Dothái trung thành. Đó là Paul mới là người đã phát minh ra ý tưởng lấy Gót của dân Dothái cho dân ngoài-Do thái. Hartung nói nó ra một cách thẳng thừng hơn là tôi dám nói: “Jesus có thể đã dãy đành đạch dưới mồ, nếu ông đã biết được rằng Paul sẽ lấy chương trình của ông đem cho những con lợn”. [6]

Hartung có một vài thích thú vui vẻ với sách Khải Huyền, mà chắc chắn là một trong những quyển sách kỳ quái nhất trong kinh Thánh. Nó được cho là đã được thánh chiên John viết, và như Hướng dẫn vào kinh Thánh của của Ken đã gọn gàng viết về nó, nếu những thư từ của ông có thể được xem như là (một) John say thuốc (cần sa), sau đó sách Khải huyền là (một) John say átxít [7]. Hartung kéo chú ý tới hai câu trong sách Khải Huyền, nơi con số gồm những ai là người đã “dán-kín” (mà một vài giáo phái, như là Những Nhân chứng của Jehovah, giải thích có nghĩa là “được cứu”) thì giới hạn với 144.000. Hartung chỉ ra là tất cả họ đều đã phải là người Dothái: 12. 000 người của mỗi bộ lạc trong số 12 bộ lạc. Ken Smith còn đi xa hơn nữa, chỉ ra rằng 144.000 được chọn được cứu, “không ô uế chính họ với phụ nữ”, vậy có lẽ có nghĩa là không ai trong số họ có thể là phụ nữ. Vâng, đó là những thứ thuộc loại mà chúng ta đã đi đến mong đợi.

Còn có rất nhiều hơn nữa trong bài khảo cứu đọc rất thích thú của Hartung. Tôi sẽ chỉ đơn giản giới thiệu nó một lần nữa, và tóm tắt nó trong một trích dẫn:

Kinh Thánh là một bản vẽ kế hoạch chi tiết của đạo đức trong-nhóm, hoàn tất với những hướng dẫn cho diệt chủng, sự nô lệ của những ngoài-nhóm, và thống trị thế giới. Nhưng Kinh Thánh không phải là xấu ác do phẩm tính của những mục tiêu của nó, hay thậm chí sự tôn vinh của nó về giết người, đối xử tàn ác, và hãm hiếp. Nhiều tác phẩm cổ đại đều làm những điều đó – Tập Iliad, Saga của dân Iceland, những câu chuyện của người Syria cổ đại, và ghi khắc của người Maya cổ đại, thí dụ. Nhưng không có ai đem Iliad ra bán rao như một nền tảng cho đạo đức. Vấn đề thì nằm ở chính chỗ đó. Kinh Thánh được bán, và mua, như một hướng dẫn về cách mọi người nên sống đời sống họ như thế nào. Và nó, cho đến nay, là tác phẩm bán chạy nhất của tất cả mọi thời.

Đừng sợ để có ý nghĩ rằng sưh dành riêng độc quyền trong đạo Dothái truyền thống là duy nhất giữa những tôn giáo, hãy đọc những câu tự tin sau đây, từ một bài thánh ca của Isaac Watts (1674-1748):

Gót, tôi gán nó với Ân huệ Ngài,
Và không với ngẫu nhiên, như những người khác làm,
Rằng tôi đã được sinh ra từ giòng giống Kitô
Và không phải là một người ngoại đạo hoặc một người Dothái.

Điều khó hiểu như đố hiểm với tôi về câu này không phải là tính chất dành riêng độc quyền trong yêu tính của nó, nhưng lôgích của nó. Vì rất nhiều những người khác đã được sinh ra trong những tôn giáo khác Kitô, Gót đã quyết định – những người nào trong tương lai sẽ được nhận ân huệ sinh ra đời trong chọn lựa ưa thích đó – như thế nào? Tại sao lại ưa thích lựa chọn Isaac Watts và những cá nhân mà ông ta hình dung khi hát bài thánh ca của ông? Trong trường hợp nào đi nữa, trước khi Isaac Watts đã được hình thành trong thai mẹ, bản chất của thực thể được ưa chuộng đã là gì? Đây là những vùng nước sâu, nhưng có lẽ không quá sâu cho một não thức đã điều chỉnh cho thuận với gót học. Bài thánh ca của Isaac Watts là nhắc gợi ba cầu nguyện hàng ngày mà phái nam Chính thống và Bảo thủ (nhưng không Cải cách) người Dothái được dạy để đọc: “Phúc là Người đã không làm tôi là một ngoại đạo. Phúc là Người đã không làm tôi là người nữ. Phúc là Người đã không làm tôi là một nô lệ”.

Tôn giáo chắc chắn là một sức mạnh chia rẽ, và đây là một trong những tố cáo chính nhắm vào nó [8]. Nhưng đó là thường xuyên và đúng đã nói rằng chiến tranh, và những hận thù giữa những nhóm tôn giáo hay giáo phái, là hiếm khi thực sự về những bất đồng lý thuyết gót học. Khi một người dân Thệphản tự vũ trang ở Ulster giết một người một người Catô, hắn không phải lẩm bẩm với chính mình, “Ăn phát đạn này đi, thằng khốn, đồ đốt hương sặc sụa, đồ sùng bái Maria, đồ tin nhảm vào biến đổi bản thể!”[9]. Ông rất có thể sẽ chỉ là trả thù cái chết của một người Thệphản khác đã bị một người Catô giết chết, có lẽ trong giòng chảy của báo thù phục hận truyền đời được gìn giữ bền vững qua những thế hệ. Tôn giáo là một nhãn hiệu của hận thù và trả thù của trong-nhóm/ngoài-nhóm, không nhất thiết phải tồi tệ hơn hơn so với những nhãn hiệu khác như màu da, ngôn ngữ hoặc đội bóng đá ưa thích, nhưng thường có sẵn khi nhãn hiệu khác thì không.

Vâng và vâng, dĩ nhiên những rắc rối ở Bắc Ireland là chính trị. Thực sự đã có những áp bức kinh tế và chính trị của một nhóm này với nhóm khác, và nó ngược về quá khứ hàng thế kỷ. Có những bất bình thật sự và những bất công nguyên ủy, và những dường như có rất ít gì dính líu với tôn giáo, ngoại trừ việc – và điều này là quan trọng và bị phần lớn rộng rãi đã bỏ qua – nếu không có tôn giáo sẽ không có nhãn hiệu quyết định theo đó để đàn áp ai, và để trả thù ai. Và vấn đề thực tế ở Bắc Ireland là những nhãn hiệu được kế thừa xuống qua nhiều thế hệ. Người Catô, có cha mẹ, ông bà và cụ-kị, đã theo học những trường Catô, gửi con cháu họ theo học những trường Catô. Thệphản, có cha mẹ, ông bà và cụ-kị, đã theo học những trường Thệphản, ông bà đã đi đến trường học Thệphản, gửi con cháu họ theo học những trường Thệphản. Hai tập hợp gồm những người có cùng một màu da, nói cùng một ngôn ngữ, họ vui hưởng những điều tương tự, nhưng họ cũng có thể thuộc về loài khác nhau, hết sức sâu xa là sự phân chia lịch sử. Và nếu không có tôn giáo, và không có giáo dục tách biệt theo tôn giáo, sự phân chia sẽ giản dị là không có ở đó. Từ Kosovo đến Palestine, từ Iraq tới Sudan, từ Ulster tới tiểu lục địa India, xem xét cẩn thận tại bất kỳ khu vực nào của thế giới, nơi bạn thấy hận thù và bạo lực giữa những nhóm đối thủ bướng bỉnh không thể kiểm soát được. Tôi không thể đảm bảo rằng bạn sẽ tìm thấy những tôn giáo như là những nhãn hiệu chi phối cho trong-nhóm và ngoài-nhóm. Nhưng đó là một đánh cá vững có nhiều cơ may thành đúng.

Ở India, tại thời điểm phân chia lãnh thổ, hơn một triệu người đã bị tàn sát trong những dấy loạn bạo động tôn giáo giữa người Hindu và Muslim (và mười lăm triệu người phải bỏ nhà cửa, quê quán để di tản). Không có phù hiệu nào khác ngoài tôn giáo để dán nhãn ai là người để giết. Cuối cùng, không có gì để chia rẽ họ, ngoài tôn giáo. Động lòng vì một trận giao tranh ngắn nhưng khốc liệt gần đây của những tàn sát tôn giáo ở India, Salman Rushdie đã viết một bài gọi là “Tôn giáo, vẫn như bao giờ, là thuốc độc trong máu India” [10]. Dưới đây là đoạn kết của ông:

Có gì ở đó để tôn trọng trong bất kỳ nào của việc này, hoặc trong bất kỳ những tội ác nào đang phạm gần như hàng ngày quanh khắp thế giới dưới tên gọi đáng sợ của tôn giáo hay không? Giỏi khéo biết chừng nào, với những kết quả gây tử vong, tôn giáo dựng lên những tôtem, và chúng ta sẵn sàng biết bao để giết nhau vì chúng! Và khi chúng ta đã làm điều đó quá thường cho đến đủ, Sự suy giảm trong tác động từ những kết quả đó làm nó thành dễ dàng hơn để lại phạm vào điều đó lần nữa.
Vì vậy, vấn đề của India hóa ra là vấn đề của thế giới. Điều gì đã xảy ra ở India đã xảy ra dưới tên của Gót.
Tên của vấn đề là Gót.

Tôi không phủ nhận rằng khuynh hướng mạnh mẽ của nhân loại hướng tới trong lòng trung thành với trong-nhóm và thù đich, không thân thiện với ngoài-nhóm hiện hữu ngay cả trong sự vắng mặt của tôn giáo. Những người hâm mộ của những đội banh đối thủ là một thí dụ về hiện tượng rõ ràng tuy nhỏ. Ngay cả những người ủng hộ bóng đá đôi khi cũng phân chia theo dòng tôn giáo, như trong trường hợp của những đội Glasgow Rangers và Celtic Glasgow. Ngôn ngữ (như ở Belgium), chủng tộc và bộ lạc (đặc biệt ở châu Phi) có thể là những chứng cớ quyết định quan trọng. Nhưng tôn giáo khuếch đại và làm trầm trọng thêm những thiệt hại trong ít nhất ba cách:

• Dán nhãn vào trẻ em. Trẻ em được mô tả là “trẻ em Catô” hay “trẻ em Thệphản” … từ khi còn nhỏ tuổi, và chắc chắn còn quá sớm để chúng quyết định tâm trí riêng chúng về những gì chúng suy nghĩ về tôn giáo (tôi trở lại với sự nhiễu hại lạm dụng tuổi thơ này trong chương 9).

• Những trường học tách biệt (theo tôn giáo). Trẻ em được giáo dục, lại nữa, thường xuyên từ tuổi rất sớm, với những thành viên của cùng-nhóm đồng tôn giáo, và bị phân cách, cô lập với trẻ em của những gia đình theo những tôn giáo khác. Nó không phải là quá đáng khi nói rằng những khó khăn ở Bắc Ireland sẽ biến mất trong một thế hệ, nếu chế độ trường học tách biệt được bãi bỏ.

• Những tabu cấm kỵ đối với “kết hôn với người ngoại đạo”. Điều này kéo dài mãi những tranh chấp và oán cừu di truyền, bằng cách ngăn ngừa những trộn lẫn của những nhóm hận thù. Hôn nhân giữ người khác tôn giáo, nếu nó đã được cho phép, sẽ tự nhiên có khuynh hướng xoa dịu những thù địch.

Làng Glenarm ở Bắc Ireland là lãnh địa của hầu tước dòng Antrim. Trong một dịp còn nhớ rõ trong ký ức những người sống, người hầu tước thưở đó đã làm một việc không thể tưởng tượng: ông kết hôn với một người Catô. Ngay lập tức, trong mọi nhà khắp làng Glenarm, mọi màn sáo đều buông xuống như trong tang tóc. Sự kinh dị của việc “kết hôn ra ngoài” thì cũng phổ biến rộng rãi giữa những người sùng đạo Dothái. Một vài trẻ em Israel có lời chúng dẫn ở trên, đã nhắc đến những nguy hiểm thảm khốc của sự “đồng hóa” dẫn đầu trong chống đỡ và chấp thuận cuar chúng với Joshua trong trận Jericho. Khi người của những tôn giáo khác nhau kết hôn thực sự, nó được cả hai bên mô tả với sự báo hiệu như điềm gở là “hôn nhân hỗn tạp” và thường có những trận chiến kéo dài về việc những đứa con sẽ được nuôi dạy theo tôn giáo nào. Khi tôi còn là một đứa trẻ và vẫn còn mang một đèn nến cho Hội nhà thờ Anh giáo, tôi nhớ mình đã sững sờ khi nghe kể đến một qui luật ràng khi một người Catô Lamã lấy một người Anh giáo, những trẻ em luôn được nuôi dạy thành Catô. Tôi có thể dễ dàng hiểu lý do tại sao một thày chăn chiên của một giáo phái đêu sẽ cố gắng nhấn mạnh vào điều kiện này. Những gì tôi không thể hiểu được (vẫn không thể) là sự bất đối xứng. Tại sao những thày chăn chiên Anh giáo lại không trả đũa với qui luật ngược lại tương đương? Chỉ là ít tàn nhẫn hơn, tôi giả định vậy. Vị chăn chiên ở trường học cũ của tôi và kinh “Cha chúng ta” của Betjeman đã đơn giản là quá tử tế.

Những nhà xã hội học đã thực hiện những điều tra thống kê về homogamy tôn giáo (Kết hôn trong cùng tôn giáo) và heterogamy tôn giáo (kết hôn khác tôn giáo). Norval D. Glenn, của Đại học Texas tại Austin, thu tập một số những nghiên cứu như vậy cho đến năm 1978, và phân tích chúng cùng nhau một lượt [11]. Ông kết luận rằng có một khuynh hướng mang ý nghĩa đáng chú ý hướng tới homogamy tôn giáo trong giới Kitô (Thệphản kết hôn với Thệphản, và Catô kết hôn với Catô, và điều này vượt xa chuyện “hai bên láng giềng gần nhau lấy nhau” bình thường), nhưng nó thì đặc biệt là đậm nét giữa những người Dothái. Trong một tổng số 6.021 những người kết hôn của thử nghiệm trả lời với bảngg câu hỏi, có 140 tự được gọi là người Dothái, trong số này, 85,7 phần trăm lập gia đình với người Dothái. Điều này là cực kỳ lớn hơn tỷ lệ ngẫu nhiên kỳ vọng của tỷ lệ những hôn nhân homogamous (cùng tôn giáo). Và dĩ nhiên nó sẽ không đến như là mới lạ gì cho bất cứ ai. Những người sùng mộ và tuân thủ đạo Dothái thì mạnh mẽ làm nản lòng sự “kết hôn ra ngoài”, và điều cấm kỵ tự nó cho thấy trong những câu chuyện cười của người Dothái về những bà mẹ cảnh cáo con trai của họ về những cô gái ngoại đạo shiksas tóc vàng nằm chờ để lừa phỉnh đưa chúng “vào tròng”. Dưới đây là phát biểu điển hình của ba rápbai Dothái Mỹ:

• “Tôi từ chối cử hành lễ cho những hôn nhân liên tín ngưỡng.”
• “Tôi hành lễ khi hai vợ chồng nói rõ dự định nuôi dạy con cái là người Dothái”.
• “Tôi hành lễ nếu cả hai người đều đồng ý nhận tư vấn tôn giáo trước hôn nhân”.

Rápbai Dothái, người sẽ đồng ý để hành lễ̉ cùng với một thày chăn chiên Kitô là rất hiếm, và có nhiều nhu cầu với người như thế.

Ngay cả như tôn giáo nếu bản thân nó đã không gây hại nào khác, tính lố lăng bất chính và cẩn thận nuôi dưỡng sự chia rẽ – sự chủ ý và cấy trồng thói ma cô dắt gái, lén lút nối giáo cho giặc của nó với khuynh hướng tự nhiên của loài người để thiên trọng chuộng đãi những trong-nhóm và phủ nhận, tránh xa những ngoài-nhóm – sẽ là đủ để làm nó là một sức mạnh đáng kể cho cái ác trong thế giới.


Tinh thần Thời đại (Zeitgeist) về Đạo đức

Chương này đã bắt đầu bằng cho thấy rằng chúng ta – ngay cả những người có tôn giáo giữa chúng ta – không đặt đạo đức của chúng ta trên nền tảng của những quyển sách thánh, bất kể những gì chúng ta có thể tưởng tượng rằng ưa chuộng đi nữa. Vậy sau đó, chúng ta quyết định thế nào về những gì là đúng và những gì là sai? Bất kể chúng ta trả lời câu hỏi đó thế nào, có một sự đồng thuận thực sự về những gì chúng ta xem xét đúng và sai: một sự đồng thuận chiếm ưu thắng một cách rộng rãi ngạc nhiên. Sự đồng thuận không có kết nối rõ ràng nào với tôn giáo. Nó trải dài, tuy nhiên, tới những người tôn giáo nhất, dù họ có hoặc không nghĩ rằng đạo đức của họ đến từ kinh Thánh. Với những trường hợp ngoại lệ ghi nhận được như những người Taliban ở Afghanistan và những người Mỹ Kitô tương đương, hầu hết mọi người đều mặc nhiên đồng ý thụ động với cùng một đồng thuận cởi mở rộng rãi của những nguyên tắc đạo đức. Đa số chúng ta không gây đau khổ không cần thiết; chúng ta tin vào tự do phát biểu ý kiến, và bảo vệ nó, ngay cả khi chúng ta không đồng ý với những gì đang được nói; chúng ta đóng phần thuế của chúng ta, chúng ta không ăn gian, không giết hại, không phạm tội loạn luân, không làm những gì cho người khác mà chúng ta không muốn đem làm cho chúng ta. Một vài những nguyên tắc tốt đẹp này có thể được tìm thấy trong những quyển sách thánh, nhưng chúng đã chôn vùi bên cạnh nhiều những thứ khác nữa. mà không người tử tế nào sẽ ước muốn để theo: và những sách thánh không đem cho bất kỳ một quy tắc nào để phân biệt những nguyên tắc tốt với những nguyên tắc xấu.

Một cách để bày tỏ đạo đức đồng thuận của chúng ta là như một “Mười Điều Răn Mới”. Nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau đã có cố gắng này. Những gì có ý nghĩa quan trọng là họ có khuynh hướng đưa ra những kết quả đúng hơn là tương tự nhau, và những gì họ đưa ra là đặc trưng của thời đại, xảy ra là chính họ đang sống trong đó. Đây là một tập hợp gồm “Mười Điều Răn Mới”, có hôm nay, tôi tình cờ tìm thấy trên trang-web của một người không-tin-có-gót.[12]

• Đừng làm cho những người khác những gì bạn sẽ không muốn họ làm cho bạn.
• Trong tất cả mọi điều, cố gắng hết sức để không gây hại.
• Đối xử với những người đồng loại của bạn, những sinh vật sống chung trên trái đất này của bạn, và thế giới nói chung với thương yêu, chân thực, trung thành và tôn trọng.
• Đừng bỏ qua xấu ác lớn đến nhỏ từ cái nhìn điều hành công lý, nhưng luôn luôn sẵn sàng tha thứ cho việc làm sai trái nhưng đã tự nhận không vì ai bắt buộc, và đã thành thật hối tiếc.
• Hãy sống đời sống theo ý hướng của hân hoan vui mừng và ngạc nhiên tự hỏi muốn biết.
• Luôn luôn tìm để học một gì đó mới.
• Thử nghiệm tất cả mọi thứ, luôn luôn kiểm nghiệm những ý tưởng của bạn với những sự kiện, và sẵn sàng để loại bỏ, ngay cả một tin tưởng trân quí nếu nó không phù hợp với chúng.
• Không bao giờ tìm cách cấm cản, hoặc cắt bản thân bạn khỏi sự bất đồng ý kiến; luôn tôn trọng những người khác có quyền không đồng ý với bạn.
• Hình thành những ý kiến độc lập trên cơ sở của lý trí và kinh nghiệm riêng của bạn, không cho phép chính bạn bị những người khác dẫn dắt một cách mù quáng.
• Đặt câu hỏi với tất cả mọi sự-vật-việc.

Sưu tập nhỏ này không phải là công trình của một nhà hiền triết vĩ đại, hay tiên tri, hoặc đạo đức gia, luân lý học giả chuyên nghiệp. Nó chỉ là ghi chép trên trang-web khá bình thường, đúng hơn là cố gắng đáng yêu để tóm tắt những nguyên tắc của đời sống tốt đẹp ngày nay, để làm sự so sánh với Mười điều Răn trong kinh Thánh. Đó là danh sách đầu tiên tôi đã gặp, khi tôi đánh máy “Mười Điều Răn Mới” vào một prôgram tìm kiếm dữ kiện thông tin, và tôi chủ định không tìm thêm nữa. Tất cả điểm muốn nói là nó thuộc loại những danh sách mà bất kỳ một người bình thường, khuôn phép, sống theo những tiêu chuẩn đạo đức thông thường phải chăng, trong thời đại ngày nay sẽ đưa ra. Không phải tất cả mọi người sẽ ôm về nhà cùng một danh sách, và đều có đúng mười điều. Triết gia John Rawls [13] có thể bao gồm một vài điều gì đó như sau: “Luôn luôn đưa ra những quy tắc của bạn, như thể nếu bạn không biết liệu bạn sẽ là ở trên đầu hoặc dưới đáy của đẳng cấp xã hội” [14]. “ Một hệ thống phân chia thực phẩm, được cho là của người Inut, là một thí dụ thực tế của nguyên tắc của Rawls: cá nhân nào cắt phần chia thức ăn, sẽ là người lấy phần sau cùng.

Trong Mười điều răn sửa đổi của riêng tôi, tôi sẽ chọn một vài từ danh sách trên, nhưng tôi cũng sẽ cố gắng tìm chỗ, trong số những điều khác, cho:

• Hãy vui hưởng đời sống tình dục của bạn riêng có (miễn là nó không gây thiệt hại cho một ai khác) và để mặc người khác vui hưởng của họ trong riêng tư dù khuynh hướng của họ là gì đi nữa, vốn không phải là công việc của bạn.
• Không kỳ thị hay áp bức trên cơ sở chủng tộc, giới tính hoặc (như là nhiều càng tốt) những chủng loại động vật.
• Không nhồi sọ con em bạn. Hãy dạy chúng biết cách tự suy nghĩ cho bản thân chúng, biết cách đánh giá chứng cứ, và biết cách không đồng ý với bạn.
• Đánh giá tương lai trên một mức độ thời gian lâu dài hơn của riêng bạn.

Nhưng đừng bận tâm với những khác biệt nhỏ này về ưu tiên. Vấn đề là gần như tất cả chúng ta đã tiếp tục di chuyển, tiến tới, trong một cách lớn rộng, từ những thời của Kinh Thánh. Chế độ nô lệ, vốn đã được thực hành vì xem như đương nhiên trong kinh Thánh và trong suốt phần lớn lịch sử, đã bị bãi bỏ ở những nước văn minh trong thế kỷ XIX. Tất cả những quốc gia văn minh bây giờ chấp nhận những gì đã bị phủ nhận rộng rãi cho đến tận năm 1920, rằng một lá phiếu của người phụ nữ, trong cuộc bầu cử, hoặc trên một bồi thẩm đoàn, là bằng của một con người nam. Trong những xã hội đã khai sáng ngày nay (một thể loại mà rõ ràng là không bao gồm, thí dụ, nước Saudi Arabia), phụ nữ không còn bị coi là tài sản, như họ rõ ràng đã bị xem chỉ là như thế trong thời kinh Thánh. Bất kỳ một hệ thống pháp lý hiện đại nào, sẽ truy tố Abraham về tội bạo hành ngược đãi trẻ em. Và nếu như ông ta đã thực sự thực hiện kế hoạch của ông là hy sinh Isaac cho Gót, chúng ta sẽ phải kết án ông với tội giết người có chủ tâm mưu tính, là tội nặng nhất trong những tội giết người. Tuy nhiên, theo như tập tục ở thời kinh Thánh của ông, hành vi của ông đã được xem là hoàn toàn đáng khâm phục, vì tuân phục theo lệnh truyền của Gót. Tôn giáo hay không, chúng ta tất cả đã đều thay đổi đông đảo, quan trọng, và bằng khối lượng lớn lao, trong thái độ của chúng ta với những gì là đúng và những gì là sai. Bản chất của sự thay đổi này là gì, và những gì thúc đẩy nó?

Trong bất kỳ một xã hội nào, đều hiện hữu một sự đồng thuận có phần nào hơi bí ẩn khó hiểu, một sự nhất trí lạ lùng khó giải thích; nó thay đổi trong những khoảng thời gian mười năm, và vì thế, không phải là khoa trương để dùng từ-mượn tiếng Đức Zeitgeist (tinh thần của thời đại). Tôi đã nói: giờ đây quyền bỏ phiếu của phụ nữ trong những nền dân chủ trên thế giới là phổ thông, nhưng cải cách này, thật kinh ngạc vì nó thực sự cũng chỉ mới gần đây. Đây là những năm, ở những nước, quyền đầu phiếu đã ban cho phụ nữ:

New Zealand 1893, Australia 1902
Phần Lan 1906, Norway 1913
Nước Mỹ 1920, Anh 1928
Pháp 1945, Bỉ 1946
Thụy Sĩ 1971, Kuwait 2006

Sự lan rộng của những năm ghi nhận này qua suốt thế kỷ hai mươi, là một dụng cụ đo lường biểu kiến của Zeitgeist chuyển dịch. Một đo lường khác là thái độ của chúng ta với vấn đề chủng tộc. Trong phần những năm đầu của thế kỷ hai mươi, hầu như tất cả mọi người ở Anh (và ở nhiều nước khác nữa) sẽ bị phán đoán là một người kỳ thị chủng tộc theo những tiêu chuẩn ngày nay. Hầu hết người da trắng tin rằng người da đen (trong thể loại đó, họ đã gộp những người châu Phi thuộc rất nhiều chủng tộc khác biệt, với những nhóm không liên hệ ở India, Australia và Melanesia) là thấp kém so với người da trắng trong hầu hết mọi lĩnh vực, ngoại trừ – với thái độ kẻ cả bề trên – ý thức về nhịp điệu. Tương đương với (nhân vật tiểu thuyết gián điệp) James Bond, trong những năm 1920, là nhân vật Bulldog Drummond, người anh hùng trẻ tuổi duyên dáng vui tươi [15]. Trong một tiểu thuyết, The Black Gang, Drummond nói đến “dân Dothái, dân nước ngoài, và những dân khác chưa rửa ráy sạch sẽ “. Trong màn “gay cấn” nhất của The Female of Species, Drummond đã khéo léo ngụy trang như Pedro, người đầy tớ da đen của nhân vật “tà đạo” đối nghịch. Để tuyên bố úp mở bố đầy kịch tính về mình là ai, với người đọc cũng như với nhân vật tà đạo phản diện, rằng Pedro “thực sự là chính Drummond”, ông đã có thể nói cho biết: “Bạn nghĩ tôi là Pedro chăng. Một chút thôi bạn nhận ra rằng, tôi là kẻ không đội trời chung của bạn, là Drummond bị bôi đen”. Thay vào đó, ông đã chọn những từ này: “Mỗi hàm râu quai nón thì không phải là giả, nhưng mỗi mọi đen thì có mùi. Râu quai nón đó thì không phải là râu giả, bạn thân ơi, và mọi đen này thì lại không có mùi. Vì vậy, tôi nghĩ, có điều gì sai ở đâu đó”. Tôi đọc nó trong những năm 1950, ba mươi năm sau khi nó được viết ra, và nó đã vẫn (đúng là) có thể khiến một cậu bé bị tấn tuồng trên giấy mực lôi cuốn, đến không ghi nhận được sự kỳ thị chủng tộc. Ngày nay, điều đó, dẫu chỉ mường tượng, sẽ là không thể có được.

Thomas Henry Huxley, theo tiêu chuẩn của thời đại của ông, đã là một nhân vật trí tuệ khai sáng, và tiến bộ khai phóng. Nhưng thời của ông đã không phải của chúng ta, và năm 1871 ông đã viết như sau:

Không có con người lý trí nào, đã nhận thức được những sự kiện, lại tin rằng người da đen trung bình là ngang bằng, chưa nói là vượt trên, với người da trắng. Và nếu điều này là đúng, nó chỉ đơn giản là không thể tin được như thế, khi tất cả những khuyết tật của họ được loại bỏ, và sự tương đối của chúng ta phóng chiếu có một trường công bằng và không có ưa thích thiên lệch, cũng như không có áp bức, hắn sẽ có có khả năng cạnh tranh thành công với đối thủ, đầu óc lớn hơn và quai hàm nhỏ hơn của hắn, trong một cuộc ganh đua được tiến hành bằng những suy tưởng và không bàng những cắn xé. Những chỗ cao nhất trong đẳng cấp của văn minh sẽ chắc chắn không nằm trong tầm tay của những người anh em họ có da sậm màu của chúng ta .[16]

Là điều thông thường rằng những sử gia tốt, sẽ không phán đoán những phát biểu trong những thời quá khứ bằng những tiêu chuẩn của thời mình. Abraham Lincoln, như Huxley, đã đi trước thời của ông, nhưng quan điểm của ông về những vấn đề chủng tộc cũng có âm thanh lạc hậu của kỳ thị chủng tộc như trong thời chúng ta. Ở đây, ông đang trong một tranh luận năm 1858, với Stephen A. Douglas:

Tôi sẽ nói, sau đó, rằng tôi không, và cũng không bao giờ từng, nghiêng sang ủng hộ sự thực hiện dù trong bất kỳ cách nào sự bình đẳng xã hội và chính trị của chủng tộc da trắng và đen; rằng tôi không, và cũng không bao giờ từng, nghiêng sang ủng hộ cho người da đen làm cử tri hoặc bồi thẩm tòa án, cũng không làm họ được xem là đủ trình độ, điều kiện để giữ những chức vụ công quyền, cũng như được kết hôn với người da trắng, và tôi sẽ nói, thêm với điều này, rằng có một sự khác biệt thể chất giữa da trắng và da đen mà tôi tin rằng sẽ mãi mãi ngăn cấm hai chủng tộc chung sống với nhau trong những điều kiện xã hội và chính trị bình đẳng. Và trong cũng nhiều rằng hai chủng tộc không thể sống như thế, trong khi cả hai quả thực phải sống chung với nhau, thì phải có vị trí của trên cao và dưới thấp, và tôi cũng nhiều như bất kỳ người nào khác, nghiêng sang ủng hộ có vị trí trên cao được gán cho giống da trắng.[17]

Nếu như Huxley và Lincoln đã sinh ra và học hành trong thời chúng ta, họ (như những người khác) tất sẽ đầu tiên co rúm lại đều lấy làm lạ cùng với phần còn lại của chúng ta, trước thứ tình cảm thời Victoria và giọng điệu ngọt xớt của họ (như trên). Tôi trích dẫn họ chỉ để minh họa Zeitgeist đã thay đổi chuyển dịch thế nào. Nếu ngay cả Huxley, một trong những đầu óc lớn có tư tưởng tự do tiến bộ của thời đại ông, và thậm chí Lincoln, người đã giải phóng nô lệ, có thể nói những điều như vậy, hãy chỉ nghĩ thử xem một người trung bình thời Victoria đã phải có những suy nghĩ gì. Trở ngược lại với thế kỷ thứ mười tám, dĩ nhiên, đó là cũng được biết rằng những Washington, Jefferson và con người thời Khai sáng khác, đã nuôi giữ (những tôi tớ) nô lệ. Tinh thần thời đại, Zeitgeist, di chuyển tiến tới, do đó, không thể tránh được rằng đôi khi chúng ta nhận nó như đương nhiên sẵn có đó, và quên rằng sự thay đổi là một hiện tượng thực, xảy ra trong nghĩa đúng thực của nó.

Có rất nhiều thí dụ khác. Khi những thủy thủ là những con người đầu tiên lên bờ đảo hoang Mauritius, và thấy những con chim dodo dễ tính hiền lành, không bao giờ xảy ra với họ để làm bất cứ một điều gì khác hơn, là lấy gậy đánh chúng đến chết. Họ thậm chí còn không muốn ăn thịt chúng (chúng đã được mô tả như là không ngon miệng). Giả định rằng, đánh vỡ đầu một loài chim không biết tự vệ, thuần thục, bằng một cây gậy, có lẽ đã chỉ là một điều gì đó để làm. Nhưng ngày nay, hành vi như thế sẽ là không thể tưởng tượng được, và sự tuyệt chủng của một loài vật nào hiện đại, tương đương với tuyệt chủng của những con dodo, ngay cả chỉ do tai nạn ngẫu nhiên, chứ không phải nói chi đến do con người sát hại với chủ ý, thì được nhìn như một thảm kịch. [18]

Một thảm kịch giống đúng như thế, theo những tiêu chuẩn của khí hậu văn hóa ngày nay, là sự tuyệt chủng gần đây của Thylacinus, loài chó sói đảo Tasmania. Sinh vật giờ đây được xem như một biểu tượng thương tiếc, đã mang một món tiền thưởng trên đầu của chúng, cho đến mới đây, vào năm 1909. Trong những tiểu thuyết thời Victoria về Châu Phi, “con voi”, “con sư tử” và “con linh dương” (chú ý các danh từ với số ít, đã hé lộ) là “trò chơi” [19], và bạn làm những gì để chơi, không cần phải nghĩ ngợi đến hai lần, là bắn nó. Không phải để lấy thức ăn. Không phải để tự vệ. Chỉ là trò “thể thao”. Nhưng bây giờ Zeitgeist đã thay đổi. Phải thừa nhận rằng, những nhà “thể thao” giàu có, thích ngồi lì hơn vận động, vẫn có thể bắn những động vật hoang dã của châu Phi, từ sự an toàn của một chiếc xe Land Rover, và lấy đầu thú đem nhồi, mang về nhà. Nhưng họ phải trả tiền ngập mũi để làm như vậy, và bị rất nhiều người khinh miệt, xem thường vì làm điều như thế. Bảo vệ những loài động vật sống trong hoang dã, và bảo tồn môi trường, đã trở thành những giá trị được chấp nhận, có cùng tính cách đạo đức như đã từng có tương ứng với sự giữ gìn giới luật Sa-bát, hay xa lánh những hình tượng chạm khắc.

Những năm sáu mươi biến động là truyền thuyết vì sự tự do hiện đại của chúng. Nhưng vào đầu của mười năm đó, một luật sư công tố, trong phiên tòa xử Lady Lover của Chatterley, bị buộc tội khiêu dâm; vẫn có thể hỏi đoàn bồi thẩm: “Ông bà có chấp thuận cho con trai còn trẻ của mình, và con gái còn trẻ – Vì con gái cũng có thể đọc như con trai [bạn có thể tin được không, ông ta nói thế?] – đọc quyển sách này? Có phải nó là một quyển sách mà ông bà có thể bỏ mặc, nằm chỗ nào cũng được trong nhà của ông bà? Có phải nó là một quyển sách mà ông bà thậm chí sẽ muốn vợ hoặc đầy tớ gái của ông bà đọc hay không?” Câu hỏi tu từ cuối cùng này là một minh họa đặc biệt hết sức chấn động cho thấy tốc độ của sự thay đổi của Zeitgeist. [20]

Cuộc xâm lăng của Mỹ ở Iraq bị lên án rộng rãi vì những thương vong dân sự, thế nhưng những con số nạn nhân đã không trong cùng tầm mức, chúng thấp hơn nhiều, nếu so với con số của Thế giới Chiến tranh Thứ hai. Hiện xem ra có vẻ là có một sự di chuyển vững chắc trong những tiêu chuẩn về những gì về mặt đạo đức có thể chấp nhận được. Donald Rumsfeld, người nói nghe nhẫn tâm và đáng tởm như vậy ngày nay, sẽ có vẻ giống như một tấm lòng yêu tự do buộc phải chảy máu, nếu ông đã nói cùng một điều như thế trong thời Thế chiến thứ hai. Một vài điều gì đó đã chuyển dịch, thay đổi trong khoảng giữa những mười năm có những biến cố đó. Nó đã chuyển dịch trong tất cả chúng ta, và chuyển dịch không có kết nối nào với tôn giáo. Nếu như bất cứ có điều gì chăng nữa, nó xảy ra trong sự bất chấp tôn giáo, không phải vì tôn giáo.

Sự thay đổi này là theo một hướng nhất quán thể nhận ra, mà hầu hết chúng ta sẽ đánh giá như là cải tiến. Ngay cả Adolf Hitler, được nhiều người xem như thúc đẩy những phong bì đựng cái ác vào vùng đất chưa từng được thăm dò, sẽ không đứng nổi bật trong thời của Caligula, hoặc của Thành Cát Tư Hãn. Hitler không phải nghi ngờ, đã giết chết nhiều người hơn so với Thành Cát Tư Hãn, nhưng ông đã có kỹ thuật của thế kỷ hai mươi trong tay. Và ngay cả, có phải Hitler đã có được thích thú lớn nhất của mình hay không, như Thành Cát Tư thú nhận công khai là đã có, khi nhìn thấy nạn nhân của ông phải “đặc biệt với ông là tắm trong nước mắt”? Chúng ta đánh giá mức độ ác độc của Hitler bằng những tiêu chuẩn của ngày hôm nay, và Zeitgeist đạo đức đã tiếp tục di chuyển từ thời của Caligula, cũng đúng như kỹ thuật đã di chuyển. Hitler có vẻ đặc biệt ác độc, chỉ theo những tiêu chuẩn tử tế tốt lành hơn của thời chúng ta.

Nội trong đời của tôi, một số lớn những người đã bị dán nhãn một cách vô ý thức, với những tên lóng miệt thị, và những mẫu-người giản lược xúc phạm cả quốc gia: Frog, Wop, Dano, Hun, Yid, Coon, Nip, Wog [21]. Tôi sẽ không tuyên bố rằng những từ lóng như vậy sẽ biến mất, nhưng trong những giới ăn nói lịch sự, chúng đang bị lên án rộng rãi. Từ “negro - da đen”, mặc dù không có chủ ý xúc phạm, có thể được dùng để đoán tuổi của một bản văn xuôi tiếng Anh. Thành kiến thực sự được tiết lộ như quà cho không về ngày tháng của một bài viết. Trong thời của chính ông, một nhà gót học Cambridge vẫn được tôn trọng, A. C. Bouquet, đã có thể bắt đầu chương về Islam trong quyển Comparative Religion của ông với những lời: “người Semite không phải là một người tin-chỉ-một-gót tự nhiên, như đã được xem thế khoảng giữa thế kỷ XIX. Ông là một người theo tín ngưỡng vật linh”. Sự ám ảnh với chủng tộc (như đáng lẽ với văn hóa) và cách dùng tiết lộ của số ít (“Người Semite... Ông là một người, ..”) để thu giảm toàn bộ đông đảo người của một dân tộc xuống thành một “mẫu người” thì không có gì là đáng ghét dù bất kỳ tiêu chuẩn nào. Nhưng chúng là một chỉ số khác rất nhỏ về Zeitgeist thay đổi. Ngày nay, không một giáo sư gót học Cambridge, hoặc môn học khác nào, sẽ dùng những từ đó. Những hé lộ gợi ý tinh tế về những thói tục thay đổi, nói cho chúng ta biết rằng Bouquet đã viết văn bản này, chậm nhất là giữa thế kỷ hai mươi. Trong thực tế, đó là năm 1941.

Quay ngược trở lại bốn mươi năm, và những tiêu chuẩn thay đổi trở thành không thể nhầm lẫn được. Trong một quyển sách trước đây tôi đã trích dẫn, New Republic, của H. G. Wells về một Cộng hòa không tưởng mới, và tôi sẽ trích dẫn một lần nữa, vì nó thật là một minh họa đến gây sốc, về những điểm tôi đang nói đây.

Và nước Cộng hòa mới sẽ đối xử với những chủng tộc thấp kém như thế nào? Nó sẽ đối phó với những người da đen như thế nào?. .. người da vàng?. .. người Dothái?. .. những bầy lúc nhúc màu đen và nâu, và màu trắng bẩn thỉu, và dân da vàng, ai không đi vào trong những nhu cầu mới của hiệu năng sản xuất ? Vâng, thế giới là một thế giới, và không phải là một tổ chức từ thiện, và tôi sẽ nhận là đúng rằng họ sẽ phải đi ... Và hệ thống đạo đức của những người này của nước Cộng hòa mới, hệ thống đạo đức mà nó sẽ thống trị nhà nước thế giới, sẽ được định hình chủ yếu để ủng hộ sự sinh sản của những gì là khéo tốt, và có hiệu suất, và đẹp đẽ trong nhân loại – những cơ thể đẹp đẽ và tráng kiện, những não thức trong sáng và mạnh mẽ.. . Và phương pháp mà thiên nhiên đã theo, cho đến nay, trong việc định hình của thế giới, nhờ đó mà sự yếu nhược bị ngăn cản không cho sinh sản ra sự yếu nhược ... là cái chết.. . Những con người của nước Cộng Hòa mới.. . sẽ có một lý tưởng sẽ làm cho việc giết chết, là đáng công sức và bõ thì giờ .

Điều đó đã được viết năm 1902, và Wells được coi như tiến bộ trong thời của ông. Trong năm 1902, những tình cảm loại giống như vậy, trong khi không được rộng rãi đồng ý, đã có thể chấp nhận được để làm một biện luận trong bàn bạc ở những tiệc ăn tối. Ngược lại, có những độc giả hiện đại, sẽ há hốc miệng đến ngưng thở, đứng hơi vì kinh hoàng, theo nghĩa đen của từ, khi họ nhìn thấy những lời này. Chúng ta bị buộc phải nhận ra rằng Hitler, mặc dù kinh khủng như ông đã là, đã không phải là khá xa lạc với Zeitgeist thời của ông, như ông xem dường có vẻ đã như vậy, từ những điểm nhìn có lợi thế hơn của chúng ta ngày nay. Zeitgeist thay đổi nhanh chóng biết chừng nào – và nó di chuyển song song, trên một mặt tiền rộng lớn, suốt trong thế giới có học vấn, kiến thức.

Vậy sau đó, những thay đổi cân bằng, vững chắc và hòa hợp trong ý thức xã hội đến từ đâu? Trách nhiệm nặng nhọc này không phải cho tôi để trả lời. Đối với những mục đích của tôi, điều chắc chắn rằng chúng đã không đến từ tôn giáo, điều đó là đủ. Nếu buộc phải đưa ra một lý thuyết, tôi sẽ tiến đến gần nó để suy nghĩ theo những dòng sau. Chúng ta cần phải giải thích lý do tại sao sự thay đổi đạo đức Zeitgeist là rất rộng rãi đồng bộ cùng thời trải khắp ra trên những lượng lớn dân chúng; và chúng ta cần phải giải thích chiều hướng tương đối kiên định, nhất quán của nó.

Trước tiên, thế nào là nó đồng bộ cùng thời trải khắp trên rất nhiều người? Tự nó lan rộng từ não thức này sang não thức khác, qua những truyện trò trong quán rượu và tiệc ăn tối, qua sách vở và những bài điểm sách, qua báo chí và truyền thanh, và truyền hình, và ngày nay qua Internet. Những thay đổi trong môi trường đạo đức được cho thấy như những dấu hiệu trong những bình luận của ban biên tập, trên những cuộc nói chuyện với người nghe trên đài phát thanh, trong những phát biểu chính trị, trong những lập lại của những nhà trình diễn chuyên nói khôi hài, và những kịch bản của phim truyền hình, trong những phiếu bầu của những nghị viện làm luật, và những quyết định của quan tòa khi diễn dịch chúng. Một cách khác để nói về nó sẽ là – trong những điều kiện của sự thay đổi những tần số của meme trong ao meme chung, nhưng tôi sẽ không đuổi theo để mở rộng điều đó.

Một vài người trong chúng ta tụt hậu phía sau làn sóng tiến tới của thay đổi đạo đức Zeitgeist, và một vài người trong chúng ta là ở hơi xa về phía trước. Nhưng hầu hết chúng ta, trong thế kỷ 21, là đã tụ lại với nhau, và đã tiến vượt tới, bỏ lại đằng sau rất xa những tương đương của thời Trung cổ, hoặc của thời Abraham, hoặc thậm chí mới đây, của thời những năm 1920. Toàn bộ làn sóng tiếp tục thế di chuyển, và ngay cả lớp tiên phong của một thế kỷ trước đó (chẳng hạn như T.H. Huxley, là thí dụ rõ ràng) sẽ tìm thấy chính nó bị tụ hậu, đi sau thế kỷ đi sau nó. Dĩ nhiên, sự tiến tới thì không phải là một đường nghiêng mịn nhưng gãy khúc răng cưa. Có những thụt lùi thất bại của địa phương và trong tạm thời, như Nước Mỹ phải gánh chịu với chính phủ của nó, trong những năm 2000. Nhưng trên thước đo thời gian dài hơn, khuynh hướng tiến bộ là không thể nhầm lẫn, và nó sẽ tiếp tục.

Những gì đã thúc đẩy nó theo chiều hướng trước sau vẫn không đổi của nó? Chúng ta phải đừng bỏ qua vai trò dẫn đường của những cá nhân lãnh đạo, đã đi trước thời đại của họ, là những người đứng lên và thuyết phục phần còn lại chúng ta, để di chuyển tới trước cùng với họ. Ở nước Mỹ, những lý tưởng về bình đẳng chủng tộc đã được những nhà lãnh đạo chính trị nuôi dưỡng, những người có tầm cỡ của Martin Luther King, và của những khuôn mặt công chúng quen thuộc, trong những giới giải trí, thể thao, và những khuôn mặt công chúng khác, và những người được xem xứng với vai trò khuôn mẫu làm gương, như Paul Robeson, Sidney Poitier, Jesse Owens và Jackie Robinson. Những điều kiện đưa đến sự giải phóng cho nô lệ và cho phụ nữ, đã mang nợ nhiều với những nhà lãnh đạo có sức thu hút đám đông. Một vài những người này đã là những người có tôn giáo, một vài đã không. Một vài người có tôn giáo đã làm những việc tốt của họ, vì họ có tôn giáo. Trong những trường hợp khác, tôn giáo của họ chỉ là ngẫu nhiên. Mặc dù Martin Luther King là một người Kitô, triết lý bất bạo động của ông về bất tuân dân sự đã có gốc trực tiếp từ Gandhi, không phải là người Kitô.

Sau đó, thêm nữa, có giáo dục được cải thiện, và đặc biệt, hiểu biết được nâng cao rằng mỗi chúng ta đều chung một nhân loại, chia xẻ với những thành viên của những chủng tộc khác, và với giới tính khác – cả hai là những ý tưởng sâu xa, đều không có trong kinh-thánh, đều đến từ khoa học sinh học, đặc biệt là học thuyết tiến hóa. Một lý do khiến người da đen và phụ nữ, và trong thời Đức Quốc xã Đức, người Dothái và người Gypsy đã bị đối xử tàn tệ, là vì họ đã không được xem hoàn toàn như con người. Triết gia Peter Singer, trong Animal Liberaton, [22] là biện hộ hùng hồn nhất của quan điểm rằng chúng ta nên chuyển sang một điều kiện sau- phân biệt giống loại tàn nhẫn [23], trong đó đối xử nhân đạo mở ra với tất cả những loài vật có khả năng của bộ óc để nhận biết và thâm cảm nó. Có lẽ điều này gợi ý đến chiều hướng mà trong đó Zeitgeist đạo đức có thể di chuyển trong những thế kỷ tương lai. Nó sẽ là một sự ngoại suy tự nhiên từ những cải cách trước đó, giống như bãi bỏ chế độ nô lệ và giải phóng phụ nữ.

Nó nằm ngoài khả năng về tâm lý học và xã hội học, vốn không chuyên môn của tôi, để đi xa hơn nữa trong việc giải thích lý do tại sao Zeitgeist đạo đức di chuyển trong đường đi rộng rãi hòa hợp của nó. Đối với những mục đích của tôi, điều là đủ, rằng như một sự kiện thực tại, nó thực có di chuyển, và nó không phải do tôn giáo thúc đẩy – và chắc chắn không phải do những sách thánh. Nó có lẽ không phải là một lực lượng duy nhất như trọng lực, nhưng một giao thoa qua lại phức tạp của những lực lượng khác nhau giống như một phức tạp thúc đẩy Luật Moore [24], mô tả sự gia tăng theo cấp số nhân trong sức mạnh của cômputơ. Dù cho nguyên nhân của nó là gì đi nữa, hiện tượng biểu hiện của sự tiến triển của Zeitgeist là quá đủ để làm suy yếu, phá vỡ nên tảng của những tuyên xưng rằng chúng ta cần có Gót để ngõ hầu là tốt, hoặc để quyết định về những gì là tốt.


Thế còn Hitler và Stalin? Không phải họ đã là những người không-tin-có-gót hay sao?

Zeitgeist có thể chuyển dịch, và thay đổi theo một hướng nhìn chung là tiến bộ, nhưng như tôi đã nói, nó là một đường hình răng cưa không phải là một đường trơn nhẵn theo chiều đi lên, và đã từng có một vài đổi chiều kinh hoàng. Những đổi chiều nổi bật, những thấp sâu và khủng khiếp, do những nhà độc tài của thế kỷ hai mươi đem tới. Điều quan trọng là để tách những ý định xấu xa của những người như Hitler và Stalin khỏi quyền lực rộng lớn mà họ nắm giữ xử dụng khi đạt được chúng. Tôi đã quan sát thấy rằng những ý tưởng và ý định của Hitler đã không tự hiển nhiên là nhiều tà ác hơn của những người như Caligula – hoặc một vài những sultan Ottoman, người có những kỳ công gớm ghiếc xấu xa choáng người, như được mô tả trong Lords of the Golden Horn của Noel Barber [25]. Hitler đã có vũ khí và kỹ thuật truyền thông của thế kỷ hai mươi trong tay điều động của ông. Dù sao đi nữa, Hitler và Stalin, với bất kỳ tiêu chuẩn nào, đã là những con người xấu ác, thu hút sự chú ý của mọi người.

“Hitler và Stalin là những người không-tin-có-gót. Bạn có gì để nói về việc đó không? “ Câu hỏi này được nêu lên đúng sau mỗi bài giảng trước công chúng mà tôi từng nói về chủ đề tôn giáo, và cũng trong hầu hết những phỏng vấn trên radiô của tôi nữa. Nó được đặt hỏi một cách hung dữ, chở nặng phẫn nộ với hai giả định: không chỉ (1) Stalin và Hitler là những người không-tin-có-gót, nhưng (2) họ đã làm những hành động khủng khiếp của họ, bởi vì họ đã là người không-tin-có-gót. Giả định (1) thì đúng với Stalin, và chưa rõ, còn ngờ với Hitler. Nhưng giả định (1) dù thế nào, đã không can dự với câu hỏi, vì giả định (2) thì sai. Nó chắc chắn là phi-lôgích nếu nó được cho là đến theo từ (1). Ngay cả nếu chúng ta chấp nhận rằng Hitler và Stalin đều chia xẻ chung thuyết không-tin-có-gót, họ cả hai đều có ria mép, cũng như Saddam Hussein. Vậy thì đã sao? Câu hỏi đáng chú ý không phải là liệu những cá nhân con người xấu (hoặc tốt) đã là những người sùng đạo, có tôn giáo, hay là những người không-tin-có-gót hay không. Chúng ta không phải trong công việc đi đếm số để tính đầu những kẻ ác, và kết toán cuộc điểm danh với hai đối thủ về tội ác. Sự kiện là khoá dây nịt lưng của Đức Quốc xã đã được ghi với câu “Gót với chúng ta” (“Gott mit uns”) không chứng minh bất cứ điều gì, ít nhất với không rất nhiều thảo luận hơn nữa. Điều quan trọng không phải là không biết Hitler và Stalin có là người không-tin-có-gót hay không, nhưng không biết thuyết không-tin-có-gót có ảnh hưởng một cách hệ thống khiến người ta làm những điều xấu ác hay không. Không có bằng chứng nào dù nhỏ nhất rằng nó làm như thế.

Có vẻ như không phải nghi ngờ, như một sự thực, rằng Stalin là một người không-tin-có-gót. Ông đã nhận giáo dục của ông ở một chủng viện Kitô Chính thống giáo, và mẹ ông không bao giờ quên sự thất vọng của bà rằng ông đã không thành giáo sĩ như ý định đã có của bà – một sự kiện, theo Alan Bullock, đã gây cho Stalin nhiều thích thú buồn cười [26]. Có lẽ vì sự huấn luyện của ông cho đời giáo sĩ, Stalin trưởng thành đã phê bình cay độc về Hội nhà thờ Chính thống Nga, và về đạo Kitô, và tôn giáo nói chung. Nhưng không có bằng chứng cho thấy sự không-tin-có-gót của ông là động cơ của sự tàn bạo của ông. Sự huấn luyện tôn giáo trước đó của ông có lẽ cũng đã không là động cơ, trừ khi đó đã là qua huấn luyện, ông đi đến tôn sùng sự tin tưởng những nguyên tắc tuyệt đối, uy quyền có ảnh hưởng mạnh, và một tin tưởng rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện.

Truyền thuyết rằng Hitler là một người không-tin-có-gót đã được cần mẫn cấy trồng, quá nhiều đến nỗi một số đông người tin vào nó mà không xét hỏi, và nó thường xuyên và thách thức được những người bào chữa đạo Kitô nhanh nhảu trưng nó ra. Sự thật của vấn đề không hẳn là trắng đen. Hitler đã ra đời trong một gia đình Catô, và khi còn nhỏ ông đã theo học những trường Catô và đi nhà thờ Catô. Rõ ràng điều đó tự nó không phải là quan trọng trong: ông đã có thể dễ dàng buông bỏ nó, cũng như Stalin, sau khi rời chủng viện Gót-học Tiflis, đã bỏ Chính thống giáo Nga của ông. Nhưng Hitler không bao giờ chính thức từ bỏ đạo Catô của mình, và có những dấu hiệu trong suốt đời ông cho thấy ông vẫn còn là một con người có tôn giáo. Nếu không là Catô, ông dường như đã giữ lại một tin tưởng trong một vài loại quan phòng của Gót. Thí dụ ông ghi trong Mein Kampf, khi ông nghe tin tuyên chiến Thế chiến thứ nhất, rằng “Tôi đã quị gối xuống và cảm ơn Gót trên cao, từ tất cả con tim tràn đầy của tôi, đã ban ân huệ cho phép được sống trong một thời như vậy”. [27] Nhưng đó là năm 1914, khi ông vẫn còn chỉ mới 25 tuổi. Có lẽ sau đó ông đã thay đổi?

Năm 1920, khi Hitler ba mươi mốt, Rudolf Hess, người cộng tác chặt chẽ của ông, sau này là “phó Führer”, đã viết trong một lá thư gửi Thủ tướng chính phủ Bavaria, “Tôi biết rất rõ cá nhân ngài Hitler, và tôi rất gần gũi với ngài. Ngài có một nhân cách cao thượng đáng kính hết sức khác thường, đầy lòng tử tế sâu xa, rất sùng mộ tôn giáo, là một người Catô tốt lành” [28]. Dĩ nhiên, cũng có thể nói, vì Hess nhận xét “nhân cách cao thượng đáng kính” và “lòng tử tế sâu xa “ sai be bét, có lẽ ông đã nhận xét “người Catô tốt” cũng sai nốt! Khó có thể mô tả Hitler được như là một bất cứ gì “tốt lành”, nó làm tôi nhớ lại biên luận táo bạo một cách khôi hài nhất tôi đã từng nghe để tán đồng đề xướng rằng Hitler phải là một người không-tin-có-gót. Lâp lại những lời nói dài dòng từ nhiều nguồn khác nhau, Hitler đã là một người xấu ác, đạo Kitô dạy sự tốt lành, do đó Hitler không thể là một người Kitô! Nhận xét của Goering về Hitler, “Chỉ có một người Catô có thể thống nhất nước Đức”, như thế tôi có thể giả định rằng, nó có nghĩa là một ai đó được nuôi dạy lớn lên trong đạo Catô, hơn là một người có tin tưởng của đạo Catô.

Trong một bài diễn văn năm 1933 tại Berlin, Hitler nói, “Chúng ta đã quả quyết rằng dân chúng cần và đòi có lòng tin này. Do đó, chúng ta phải tiến hành cuộc chiến chống lại phong trào không-tin-có-gót, và rằng không phải chỉ với một vài tuyên bố lý thuyết: chúng ta phải dập tắt nó” [29]. Điều đó có thể chỉ cho biết rằng, giống như nhiều người khác, Hitler “đã tin vào sự tin tưởng”. Nhưng trễ muộn đến tận năm 1941, ông đã nói với người trợ tá của ông, Tướng Gerhard Engel, “Tôi sẽ vẫn còn là một người Catô mãi mãi”.

Ngay cả nếu ông đã không còn là một người Kitô tin tưởng chân thành nữa, Hitler hẳn đã phải từng là một cách tích cực khác thường không từng bị ảnh hưởng của truyền thống lâu đời Kitô về sự đổ tội cho dân Dothái là những kẻ giết Chúa. Nhưng trong một bài diễn văn tại Munich vào năm 1923, Hitler nói, “Việc trước tiên để làm là để giải cứu nước [Đức] khỏi người Dothái là kẻ làm suy hoại đất nước chúng ta. … Chúng ta muốn ngăn ngừa nước Đức của chúng ta khỏi đau khổ, như Đấng-Kia đã chịu, cái chết trên thập giá”. [30] Trong quyển Adolf Hitler: The Definitive Biography của John Toland, ông đã viết về vị trí tôn giáo của Hitler tại thời điểm của “giải pháp cuối cùng” này:

Vẫn còn là một thành viên được công nhận xứng hợp, không tì vết, của hội nhà thờ Lamã mặc dù có sự ghê tởm trong hàng ngũ lãnh đạo của nó, ông đã đem ra thực hành sự giảng dạy của hội nhà thờ là dân Dothái là kẻ giết Chúa. Sự diệt chủng, do đó, có thể được thực hiện mà không có một bứt rứt nào trong lương tâm, vì ông đã đơn thuần chỉ hành động như cánh tay trả thù của Gót – miễn là nó đã được thực hiện một cách phi-cá nhân (không do con người chủ động), nó thì không tàn ác.

Hân thù của người Kitô với dân Dothái không chỉ là một truyền thống Catô. Martin Luther đã là một người bài-Dothái độc địa. Tại buổi họp của Hội đồng đế quốc Thần thánh Lamã ở Worms [31], ông đã nói rằng “Tất cả dân Dothái nên bị đuổi khỏi nước Đức”. Và ông đã viết cả một quyển sách, Về dân Dothái và những Gian dối của họ, mà có thể đã ảnh hưởng Hitler. Luther mô tả dân Dothái như là một “bầy toàn giống rắn độc”, và cùng một cụm từ được Hitler dùng lại trong một bài phát biểu đáng chú ý năm 1922, trong đó ông đã nhiều lần lập đi lập lại rằng ông là một người Kitô:

Xúc cảm của tôi như một người Kitô, trỏ tôi vào Chúa của tôi và đấng Cứu thế như một chiến sĩ. Nó trỏ tôi đến con người là người một lần trong đơn độc, bao quanh chỉ có một vài người theo, đã nhận ra những người Dothái này là những gì họ thực là, và đã triệu tập những người để chống lại họ, và là người, sự thật của Gót!, đã vĩ đại nhất không phải như một người chịu khổ nạn, nhưng như một chiến sĩ. Trong tình yêu vô biên như một người Kitô và như một con người, tôi đọc suốt qua đoạn (kinh thánh) trong đó nói với chúng ta sau cùng Chúa đã đứng lên như thế nào trong khí thế của Ngài, và đã chụp lấy roi đuổi bầy rắn độc và bè lũ khỏi Đền thờ. Tuyệt vời biết chừng nào là chiến đấu của Ngài cho thế giới chống lại nọc độc Dothái. Để ngày nay, sau hai ngàn năm, với xúc xúc động thâm sâu nhất tôi nhận ra sâu sắc hơn bao giờ trước sự kiện rằng đã là vì điều này mà Ngài đã phải đổ máu Ngài trên thập giá. Là một Người Kitô, tôi có nghĩa vụ không cho phép bản thân mình bị lừa gạt, nhưng tôi có nghĩa vụ là một chiến sĩ cho sự thật và công lý.. . Và nếu có bất cứ điều gì có thể chứng minh rằng chúng ta đang hành động đúng đắn, đó là tình trạng suy đốn mà ngày càng phát triển. Vì như là một người Kitô, tôi cũng có một nghĩa vụ với dân tộc của tôi [32]

Thật khó để biết liệu Hitler nhặt lên cụm từ “bầy rắn độc” của Luther, hay không biết ông đã lấy nó trực tiếp từ (kinh thánh) Matthew 3: 7 hay không, như Luther có lẽ đã làm. Về phần chủ đề khủng bố dân Dothái như một phần ý chí của Gót, Hitler quay về với nó trong Mein Kampf: “Thế nên, hôm nay tôi tin rằng tôi đã hành động theo thuận hợp với ý chí của Đấng Tạo Hóa toàn năng: bằng sự bảo vệ bản thân tôi chống lại dân Dothái, tôi chiến đấu cho việc làm của Gót”. Đó là năm 1925. Ông nói lại nó một lần nữa trong bài phát biểu ở nghị viện Reichstag vào năm 1938, và ông nói những điều tương tự như thế trong suốt sự nghiệp của ông.

Những trích dẫn như trên phải được làm cân bằng với của những người khác trong Table Talk của ông, trong đó Hitler đã diễn tả độc địa những quan điểm chống-Kitô, như được thư ký của ông ghi chép. Tất cả sau đây có ngày của năm 1941:

Đòn nặng nhất đã từng đánh vào nhân loại là đến từ đạo Kitô. Chủ nghĩa Bônsêvíc là đứa con hoang của đạo Kitô. Cả hai đều là những sáng tạo của người Dothái. Sự gian dối cố ý trong vấn đề tôn giáo đã được đạo Kitô đem giới thiệu vào trong thế giới.

Lý do tại sao thế giới cổ đại đã là tinh khiết, trong sáng và quang đãng như thế, là vì nó không biết gì về hai thiên tai lớn: bệnh dịch thủy đậu và đạo Kitô.

Khi tất cả đã nói xong, chúng ta không có lý do để muốn rằng những người Italy và người Spain nên tự giải phóng họ khỏi thuốc của đạo Kitô. (Chúng ta) Hãy là dân tộc duy nhất được chủng ngừa chống lại căn bệnh này.

Table Talk của Hitler có nhiều những trích dẫn giống như trên, thường đánh đồng đạo Kitô với chủ nghĩa Bônsêvíc, đôi khi vẽ một tương tự giữa Karl Marx và thánh chiên Paul và không bao giờ quên rằng cả hai đều là những người Dothái (mặc dù Hitler, kỳ lạ, luôn luôn kiên quyết rằng Jesus không phải là một người Dothái). Có thể có được là Hitler đến năm 1941 đã kinh nghiệm một vài loại như bỏ-đạo hoặc vỡ mộng với đạo Kitô. Hoặc có phải giải đáp cho những mâu thuẫn chỉ đơn giản là ông là một kẻ nói dối tùy cơ hội, những lời ông nói không thể tin tưởng được, dù chiều nào trong cả hai?

Có thể biện luận được rằng, mặc dù những lời của riêng ông và của những cộng tác của ông, Hitler đã không thực sự có tôn giáo, nhưng chỉ mỉa mai khai thác một cách cay độc lòng mộ đạo của những người nghe. Ông có thể đã đồng ý với Napoleon, người đã nói, “Tôn giáo là thứ tuyệt vời để giữ người dân bình thường yên lặng”, và với Seneca-Con [33] : “Tôn giáo thì được những người dân thường xem là đúng, những người khôn ngoan xem là sai, và những người cai trị xem là hữu ích”. Không ai có thể phủ nhận rằng Hitler không có khả năng giả dối như vậy. Nếu điều này đã là động lực thật sự của ông, để giả vờ là sùng đạo, có tôn giáo, nó phục vụ để nhắc nhở chúng ta rằng Hitler đã không thực hiện những tàn ác của ông đơn độc một mình. Những hành động khủng khiếp chính chúng đã được những binh lính và sĩ quan của họ thực hiện, hầu hết những người này chắc chắn là tín đồ Kitô. Thực vậy, đạo Kitô của người Đức là nền tảng cho chính giả thuyết chúng ta đang thảo luận – một giả thuyết để giải thích tính chất giả dối giả định của sự tự trưng bày tôn giáo của Hitler! Hoặc, có thể Hitler đã cảm thấy rằng ông đã phải cho thấy một vài chứng cớ là có thông cảm với đạo Kitô, nếu không chế độ của ông sẽ không nhận được sự hỗ trợ nó đã có từ những Hội nhà thờ. Sự hỗ trợ này chính nó đã tự cho thấy trong nhiều cách khác nhau, gồm từ sự liên tục từ chối của vua chiên Pius XII để có một lập trường chống lại Đức Quốc xã – một chủ đề xấu hổ đáng kể cho Hội nhà thờ hiện đại. Dù những tự thú của Hitler về đạo Kitô đã là chân thành, hoặc ông đã đóng vai giả Kitô của ông, để giành lấy – được thành công – sự hợp tác của những người Kitô Đức và Hội nhà thờ Catô. Trong cả hai trường hợp, những tà ác của chế độ Hitler khó có thể được nêu lên như đã tuôn chảy ra từ thuyết không-tin-có-gót.

Ngay cả khi ông phàn nàn chống đạo Kitô, Hitler không bao giờ ngừng dùng ngôn ngữ của mệnh-Gót: một tác nhân huyền bí, trong đó, ông tin rằng, đã đặt riêng ông ra với một sứ mệnh thiêng liêng để dẫn dắt nước Đức. Đôi khi ông gọi nó là mệnh-Gót, những lần khác là Gót. Sau hợp nhất Áo-Đức Anschluss, khi Hitler khải hoàn quay về Vienna năm 1938, bài phát biểu hớn hở vui mừng của ông đã nhắc đến Gót trong lốt mệnh-Gót này: “Tôi tin rằng đã là ý Gót để gửi một cậu bé từ nơi đây vào trong đế quốc Đức (Reich), để cho cậu lớn lên và để nuôi dạy cậu để là người lãnh đạo đất nước, như thế khiến cậu có thể dẫn quê hương mình về lại trong đế quốc Reich.”[34]

Khi ông trong gang tấc đã thoát khỏi vụ ám sát ở Munich vào Tháng 11 năm 1939, Hitler ghi công Gót-quan phòng đã can thiệp để cứu mạng sống của ông bằng cách khiến ông thay đổi lịch trình của mình: “Bây giờ tôi hoàn toàn hài lòng. Sự kiện là tôi đã rời Biirgerbraukeller sớm hơn thông thường là một chứng thực về ý định của Gót-quan phòng để cho tôi đạt được mục đích của tôi” [35]. Sau vụ ám sát hụt này, nhà chăn chiên cấp tỉnh của Munich, Michael Faulhaber, đã ra lệnh rằng một Te Deum, tụng ca tạ ơn Gót, nên được của hành trong nhà thờ của ông, “Để tạ ơn Gót-quan phòng Siêu phàm, nhân danh tổng giáo phận của ông về sự may mắn thoát hiểm của Führer”. Một vài những người theo Hitler, với sự hỗ trợ của Goebbels, đã nói toạc không úp mở về sự xây dựng chủ nghĩa phát xít Nazism vào thành một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó. Sau đây, của người thủ lĩnh của công đoàn thống nhất, có xúc cảm của một cầu nguyện, và thậm chí có nhịp trầm bổng của kinh Lạy Cha của người Kitô (“Cha chúng ta”) hoặc Bài Tín Điều Các Sứ Đồ:

Adolf Hitler! Chúng tôi đang hợp nhất với chỉ mình Ngài! Chúng tôi muốn làm mới đức tin của chúng tôi trong giờ phút này: Trên trái đất này chúng tôi tin chỉ vào Adolf Hitler. Chúng tôi tin rằng đảng Quốc Xã là đức tin cứu rỗi duy nhất cho dân tộc chúng ta. Chúng tôi tin rằng có một Gót, Gót ở trên trời, người đã tạo ra chúng ta, người dẫn dắt chúng ta, người chỉ đường cho chúng ta, và người ban phước cho chúng ta rõ ràng trông thấy. Và chúng ta tin rằng Gót này gửi Adolf Hitler cho chúng ta, như thế khiến nước Đức có thể trở thành một nền tảng vững bền cho tất cả vĩnh cửu.[36]

Stalin là một người không-tin-có-gót, và Hitler có lẽ đã không, nhưng ngay cả nếu như ông có thế, dòng cuối cùng tổng kết của điểm tranh luận về Stalin / Hitler rất đơn giản. Những cá nhân là người không-tin-có-gót có thể làm những điều tà ác, nhưng họ không làm những điều tà ác nhân danh thuyết không-tin-có-gót. Stalin và Hitler đã làm những điều vô cùng tà ác, nhân danh, tương ứng, một người với chủ nghĩa Mác xít nhưng chỉ trong giáo điều và lý thuyết xuông, và một người với thuyết ưu sinh [37] vừa phi khoa học vừa điên rồ, và nhiễm màu của lý thuyết tôn sùng lĩnh tụ mê cuồng kiểu Wagner-ngầm [38]. Những chiến tranh tôn giáo thực sự là chiến đấu nhân danh tôn giáo, và chúng thường xuyên đã là khủng khiếp trong lịch sử. Tôi không thể nghĩ ra được bất kỳ một chiến tranh nào đã được chiến đấu nhân danh thuyết không-tin-có-gót. Tại sao cần đến nó? Một cuộc chiến có thể được thúc đẩy bởi tham lam kinh tế, bởi tham vọng chính trị, bởi định kiến sắc tộc hay chủng tộc, bởi oán hận sâu xa hoặc phục thù, hoặc bằng lòng yêu nước, tin tưởng vào vận mệnh của một quốc gia. Thậm chí còn vững vàng nhiều hơn như là một động lực chính đáng cho chiến tranh là một lòng tin bền vững bất di dịch rằng chỉ tôn giáo của riêng mình là duy nhất đúng, đươc củng cố mạnh mẽ bằng một quyển sách thánh trong đó lên án một cách rõ ràng tất cả những người dị giáo và những người theo những tôn giáo đối thủ với tội chết, và những lời hứa rõ ràng rằng những chiến sĩ của Gót [39] sẽ đi thẳng lên thiên đường của một kẻ chết-vì-đạo. Sam Harris, thường như vậy, nói đúng ngay vào trung tâm, trong The End of Faith:

Sự nguy hiểm của lòng tin tôn giáo là nó cho phép con người, nếu không thế chỉ là những con người bình thường khác, để gặt hái được những thành quả của sự điên rồ, và xem chúng là thánh linh. Vì mỗi thế hệ mới của trẻ em thì được dạy rằng những mệnh đề tôn giáo không cần phải được minh chứng rằng có hợp lý hay không, trong cách mà những mệnh đề khác đều phải, văn minh vẫn còn bị những đội quân của lố bịch vây hãm bốn mặt. Chúng ta đang, thậm chí ngay hiện giờ, giết chết chính mình dựa trên văn chương cổ đại. Ai có thể nghĩ một điều gì đó vô lý bi thảm đến thế lại có thể có được?

Ngược lại, việc gì khiến người ta đi đến chiến tranh cho mục đích của một thiếu vắng, không có niềm tin tôn giáo? [40]




Chương 8
Tôn giáo có gì sai ? Sao ghét quá thế?


Tôn giáo đã thực sự thuyết phục người ta rằng có một người đàn ông vô hình – đương sống trên bầu trời – là người theo dõi canh gác tất cả mọi sư vật việc bạn làm, từng phút mỗi ngày. Và người vô hình này có một danh sách đặc biệt gồm mười điều ông ta không muốn bạn làm. Và nếu bạn làm bất kỳ một điều nào trong mười điều này, ông đã có một chốn đặc biệt, đầy lửa và khói, và thiêu đốt và tra tấn và quằn quại thống khổ, nơi đó ông sẽ gửi bạn tới sống và chịu đau đớn, và bị đốt, và nghẹt thở, và la thét, và khóc mãi mãi, và mãi cho đến cùng tận thời gian, …  Thế đấy, nhưng Ông ta yêu thương bạn!  (George Carlin)


Tôi, bởi tư chất, không hứng thú với sự chạm trán đối đầu. Tôi không nghĩ rằng hình thức đối chất là trù tính xếp đặt khéo để đến được sự thật, và tôi thường xuyên từ chối những lời mời tham dự vào những cuộc tranh luận chính thức. Tôi đã một lần được mời đến tranh luận với nhà chăn chiên cao cấp trông coi toàn tỉnh, lúc ấy, của York, thành phố Edinburgh. Tôi cảm thấy vinh dự bởi điều này, và đã chấp nhận. Sau cuộc tranh luận, 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)
(còn tiếp ...)

http://chuyendaudau.blogspot.com/






[1] [Bài viết của Hartung đã phổ biến lần đầu trên Skeptic 3: 4, 1995, nhưng hiện nay có thể đọc tại: http://www.lrainc.com/ swtaboo/taboos/ltnOl .html.]
[2] [* Bạn có thể không biết ý nghĩa của “thánh hoạn nạn “trong câu này. Đừng có mất công hoài hơi: bạn có những điều hay hơn để làm.]
[3] Hãy yêu người láng giềng như mình = Hãy yêu một người Dothái khác (đang sống bên cạnh) như yêu mình.
a.
Chúng ta có thể tóm tắt: Về tâm lý là ấu trĩ, không tưởng hoặc giả dối – không thể thực hiện đươc.
Về đạo đức: phi đạo đức, rẻ rúng tình yêu con người, ép buộc tình yêu phải phục vụ cho những ì không phải là chính nó (phải/nên yêu …. Vì/để ….)
Nếu một ai giữ lập trường điều ‘lý tưởng’ này có thể thực hiện được, hay tin là có thể thực hiện được, và cho đó là có giá trị đạo đức, ‘lý tưởng’ đó hạ thấp ‘tình yêu’ – chúng ta không thế, và không nên yêu người dưng nước lã như yêu một người thân – đó là (a) coi rẻ người thân, hoặc (b) một tình yêu có thể như nhau giữa lạ, thân tình yêu đó rất nhạt nhẽo, rẻ rúng, mất giá trị – đây là quan điểm của Freud tôi khai triển như trên – xem thêm Sigmund Freud – Văn minh và những Bất mãn từ nó: bản tôi đã tạm dịch, lập lại một đoạn ở đây:

[“Nó viết: “Ngươi phải yêu kẻ hàng xóm ngươi như chính mình”. Nó được biết đến khắp trên thế giới, và chắc chắn là xưa hơn đạo Kitô, vốn đạo này đã dương nó lên như tuyên xưng tự hào nhất của mình. Dẫu thế, nó chắc chắn không phải là rất xưa, ngay cả trong thời có sử nó đã vẫn còn xa lạ với nhân loại. Chúng ta hãy cùng chấp nhận một thái độ ngay thực với nó, như thể chúng ta đã nghe nó lần đầu tiên, vậy sau đó chúng ta sẽ không thể dập tắt một xúc cảm ngạc nhiên và bối rối. Tại sao chúng ta nên làm điều đó? Tốt đẹp gì nó sẽ làm cho chúng ta? Tuy nhiên, trên tất cả, làm thế nào chúng ta sẽ đạt được nó? Làm thế nào nó có thể khả hữu? Tình yêu của tôi là một điều gì đó có giá trị với tôi vốn tôi không nên vứt bỏ mà không ngẫm nghĩ. Nó đòi hỏi tôi những bổn phận cho thành tựu của ai đây khiến tôi phải sẵn sàng làm những hy sinh. Nếu như tôi yêu một ai đó, người ấy phải xứng đáng với tình yêu một cách nào đó. (Tôi bỏ ra ngoài diễn giải như tôi có thể có chỗ dùng nào về người ấy, và cũng cả ý nghĩa có thể có của người ấy như là một đối tượng tính dục với tôi, vì không một nào trong hai loại quan hệ thuộc loại này đi đến vấn đề liệu giới luật yêu thương hàng xóm của tôi có liên quan gì hay không). Người ấy xứng đáng với tình yêu nếu anh là giống tôi trong những cách quan trọng đến nỗi tôi có thể yêu chính tôi trong anh ấy, và anh ấy xứng đáng với nó nếu anh là quá hoàn hảo hơn bản thân tôi rất nhiều, khiến tôi có thể yêu lý tưởng về chính tự ngã tôi trong anh. Thêm nữa, tôi phải yêu anh ấy nếu anh ta là con trai của bạn tôi, bởi vì nỗi đau của bạn tôi sẽ cảm thấy nếu có gì hại đến anh ta, sẽ cũng là nỗi đau của tôi – tôi nên có phần chia của nó. Nhưng nếu anh là một người xa lạ với tôi, và nếu anh ta không thể thu hút tôi bằng bất kỳ giá trị nào của riêng anh, hoặc bất kỳ ý nghĩa nào đó anh đã có thể thu nhận được cho đời sống tình cảm của tôi, sẽ khó cho tôi để yêu anh ta. Thật vậy, tôi sẽ phải là sai lầm nếu làm như vậy, bởi vì tình yêu của tôi có giá trị với tất cả những người tôi yêu, nó như là một dấu hiệu của sự ưa thích của tôi với họ, và là một bất công với họ nếu tôi đặt một người xa lạ ngang bằng với họ. Nhưng nếu tôi yêu anh ấy (với tình yêu phổ quát này) chỉ đơn thuần vì anh cũng là một cư dân của trái đất này, giống như một côn trùng, một con sâu đất, hoặc một con rắn cỏ, vậy sau đó tôi sợ rằng chỉ một nhúm nhỏ xíu của tình yêu của tôi sẽ rơi xuống phần chia cho anh ta – dù với bất kỳ khả năng nào, do phán đoán của lý trí của tôi, cũng không nhiều bằng phần tôi xứng đáng được giữ lại cho bản thân mình. Có nghĩa lý gì một giới luật đề ra với thật nhiều trang nghiêm như thế, nếu như sự thực hiện nó không thể được khuyến cáo là có thể hợp lý?

Khi duyệt xét kỹ lưỡng hơn, tôi vẫn còn tìm thấy những khó khăn nữa. Không chỉ đơn thuần là trong tổng quát, người xa lạ này bất xứng với tình yêu của tôi; tôi thành thật phải thú nhận rằng anh đã có phần đòi nhận nhiều hơn với thù địch của tôi, và ngay cả với sự căm ghét của tôi. Anh dường như không có lấy dù một dấu vết tình yêu nhỏ nhặt nhất cho tôi, và không cho tôi thấy dù một chút quan tâm mỏng manh nhất. Nếu như sẽ đem lại cho anh ta bất kỳ lợi ích nào, anh đã không ngần ngại gì không gây thương tổn cho tôi, anh cũng không tự hỏi mình xem lượng ưu thế anh thu đoạt được có chống đỡ nổi bất kỳ tỷ lệ mức độ thiệt hại nào anh đã gây cho tôi hay không. Thật vậy, ngay cả như anh không cần chiếm được một ưu thế nào; nếu anh có thể thỏa mãn bất kỳ loại mong muốn nào qua nó, anh không nghĩ gì vềṇ chế nhạo tôi, xúc phạm tôi, vu khống tôi và cho thấy sức mạnh vượt trội của anh; và anh ta càng cảm thấy an toàn hơn, tôi càng cảm thấy bất lực hơn, càng chắc chắn hơn tôi có thể trông đợi anh ta cư xử như thế này với tôi. Nếu như anh ta cư xử khác đi, nếu anh ta cho tôi thấy sự quan tâm, và sự tự chế như một người xa lạ, tôi sẵn sàng đối xử cùng một cách với anh ta, dù trong trường hợp nào và hoàn toàn ngoài bất kỳ giới luật nào. Thật vậy, nếu điều răn phô trương này đã viết “yêu hàng xóm ngươi như hàng xóm ngươi yêu ngươi”, tôi đã không nên phản đối nó. Và có một điều răn thứ hai, thậm chí nó xem dường lại càng không thể hiểu được nhiều hơn, và lại còn gợi lên sự phản đối mạnh mẽ hơn trong tôi. Đó là “Yêu những kẻ thù của ngươi”. Nếu tôi nghĩ nó cho thật kỹ, tuy nhiên, tôi thấy rằng tôi đã sai lầm trong khi xem nó như một đòi hỏi lớn lao hơn. Ở dưới đáy, nó là cùng một điều.

Tôi nghĩ bây giờ tôi có thể nghe được một giọng nghiêm nghị khiển trách tôi: “Đó là chính vì hàng xóm của bạn không xứng đáng với tình yêu, và ngược lại còn là kẻ thù của bạn, mà bạn nên yêu hắn như chính mình”. Sau đó, tôi hiểu rằng trường hợp bàn luận là một thứ tương tự của Credo quia absurdum.  (“tôi tin, bởi vì nó thì phi lý”)]

b.
Tôi cũng bình luận thêm những giòng trên của Freud: “Love thy neighbor as thy self” – hãy suy nghĩ về câu châm ngôn này mà một tôn giáo đã rất tự hào về nó. Chỗ nào có yêu, chỗ đó sẽ có ghét đi đến; rất nhiều tình cảm con người là luôn luôn hàm hồ, lưỡng lự giữa hai cực – yêu và ghét, và nghiêng về bên này hay bên kia chắc chắn xảy ra, vấn đề chỉ là bao giờ và bao lâu. Và dù oán ghét chỉ trong khoảnh khắc – tai hại có thể vẫn là nghìn năm., chết chóc hủy diệt có thể là mãi mãi – hay ít nhất hàng thế hệ!
Thê nên, nếu chỗ nào chúng ta nghe tiếng loa kêu gọi yêu thương, có nghĩa là chính chỗ đó vẫn thiếu vắng, hay không có yêu thương giữa tập thế đó, hay ít nhất giữa tập thể đó với ngoài tập thể; nhưng hơn nữa, yêu thương tự nó sẽ dẫn đến hận thù, oán ghét – khái niệm yêu thương tự bản chất sẽ dẫn đến phản đề của nó là không-yêu thương (không xứng đáng được yêu thương, như chúng vẫn nghe). Nếu giữ điều này trong trí, chúng ta sẽ không phải bàng hoàng, sững sờ về sự tàn nhẫn, ác độc, thù hận – như bản chất – của đạo Kitô trong lịch sử bành trướng đẫm máu của nó, từ cổ thời Lamã, cho đến xuốt Trung cổ châu Âu, và những thế kỷ gần đây, với chế độ thực dân, chế độ nô lệ, kỳ thị chủng tộc, lập đi lập lại đã 2000 năm nay. Tuy kêu gọi – “Love thy neighbor as thy self” – nhưng tay không bao giờ rời gươm súng.
Chúng ta không phải yêu “kẻ hàng xóm” – Freud đã cho thấy đó là điều vừa không thể (đi ngược lại bản năng bẩm sinh con người) và cũng không nên (hạ thấp tình yêu, làm thành món hàng rẻ mạt) – chỉ đừng ghét họ, và hay nhất là hãy có lòng từ – hãy thương cảm, – hiểu và thương – chúng ta hãy hiểu và thương những người chung quanh là đủ; hiểu họ là những sinh linh có đau khổ tinh thần và thân xác như chính mình, và thương cảm vì họ không thể tránh được những điều đó, vì khổ đau vốn buộc với phận người, vô minh vốn buộc với trí não chật hẹp của loài người. Hiểu và thương đó – hoàn toàn dựa trên thực tại, có thể làm nền tảng cho đạo đức nhân bản, lấy con người làm gốc, ở đây và bây giờ.
c.
Với những phi lý trên, nếu chúng ta hiểu khi suy nghĩ những gì Dawkins đưa ra giải thích:
“Ngươi không được giết người” đã không bao giờ dự định sẽ có nghĩa như những gì chúng ta bây giờ nghĩ rằng nó có nghĩa. Nó có nghĩa, rất đặc biệt, là ngươi sẽ không giết người Dothái. Và tất cả những điều răn đó có nhắc tới “láng giềng nhà ngươi” là cũng chuyên biệt như thế. “Láng giềng” có nghĩa là một người Dothái, cùng giống, cùng tộc.
của Hartung, sẽ hiển nhiên là thích hợp và cho chúng ta một giải thích vững vàng hơn – đó là “Láng giềng chỉ có nghĩa là một người Dothái, cùng giống, cùng tộc.” Không phải ‘bác ái” như vẫn giảng giải (yêu khắp) vốn là vô lý, bất khả, phi đạo đức – hiểu như phải/nên yêu thương mọi láng giềng, mở ra đến toàn nhân loại, vốn trong thực tế lịch sử không bao giờ thực hiện dù có rất nhiều cơ hội. (khi tôn giáo đó thống trị châu Âu về chính trị và văn hóa giáo dục xã hội)
Giảu thích bằng trở về thời điểm ra và hoàn cảnh ra đời của nó, nó thôi không là ấu trĩ (vì kêu gọi yêu một đồng chủng, đồng đạo – là thực tiễn và có lợi cho cá nhân và cộng đồng của cá nhân đó), nhưng vẫn có nhiều phần lường gạt giả dối (dù vậy, nhưng thực sự vẫn khó thực hiện, gần như bất khả, và có lẽ vẫn không nên, vì hy sinh tình yêu, buộc tình yêu phục vụ một cứu cánh ngoài nó, đi đến hạ giá tình yêu: yêu để, yêu vì, nên/phải yêu,… – không phải: yêu vì yêu, hay yêu vì đối tượng có giá trị tự thân).

[4] Điều này có thể dùng để giải thích phần nào lý do - tại sao những người có lòng sùng đạo, biết “tin Gót, sợ Chúa”, dù có giáo dục hay không, của những dân tộc văn minh phương Tây, có thể chém giết tàn nhẫn, không gớm tay, với họ máu người không tanh nữa, như vẫn thấy trong các chiến tranh thực dân, xâm lược – dù trước khi ra trận, họ đều cầu nguyện trước cây thập giá đẫm máu, quân kỳ nào của họ cũng thường có hoa văn hay biểu tượng của nó, đoàn quân nào của họ cũng có chăn chiên tuyên úy – nhưng những kẻ bị giết trên các vùng đất xa lạ với phương Tây, đều là những người ngoại đạo! đều là những người “vô thần”, và đã có một thời “vô thần” bị bôi nhọ, mạ lị, những kẻ đi xâm lăng chém giết đều trước sau bị tẩy não, nhồi sọ những lý thuyết tôn giáo “hữu thần” khiến họ xem “vô thần” đồng nghĩa với “không-phải-con-người”! Một trong những hô hào lớn tiếng nhất trong thời chiến tranh của những người Pháp, Mỹ và những cộng tác của họ là “rủa sả” những đối phương của họ là “bọn vô thần”, và vô thần trong Kitô là quỉ dữ, là Satan, tất nhiên vô thần là không tin Gót! - thế nên giết hại những người vô thần, không-tin-có-gót, hay những người theo một học thuyết chính trị có lập trường vô thần, giết người như thế hiển nhiên là vô tội, dù giết hay hãm hiếm những phụ nữ, trẻ em,… Tấ cả là không có tội với Gót (và ngay cả còn tự xem là có công, làm theo ý Gót!). Tác hành trên trần gian, nhưng theo luật Gót, của vương quốc Gót mù mờ bất định, nên những tội ác lớn nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại vẫn thay nhau xuất hiện, nhân danh một Gót từ ái!. Lương tâm như tiếng nói của Gót trong mỗi tín đồ Pháp, Mỹ, … cao hay thấp, là những khiên chắn ngăn họ không thấy tội ác thực, bịt mắt họ không thấy tội ác thực, tiếng nói của Gót thì câm, con mắt của Gót thì mù, trước tất cả những đau thương của những người khác nhóm, ngoài-nhóm, Lương tâm như tiếng nói của Gót trong những người đi xâm lăng, trong những thực dân, trong mỗi tên lính viễn chinh đều không nhận biết, nên không hề lên tiếng! Ghê gớm và ác độc là những lập trường chính trị bị nhuộm màu tôn giáo, bị những phù thủy Kitô mê hoặc và thao túng!

Sang thế kỷ chúng ta, khái niệm về tội lỗi trên nền tảng tâm lý tôn giáo Kitô đã yếu, nhạt. Đạo đức thế tục nhiều phần nhân đạo hơn, nên chúng ta mới có hiện tượng những quân nhân sau chiến tranh, từ mặt trận trở về, thấy bất ổn, xem dường cắn rứt lương tâm, phơi bày những triệu chứng bất thường của những xáo động tâm thần, có nguyên nhân từ kinh nghiệm chiến tranh (War Syndrome), – như trong quân đội Mỹ sau chiến tranh Việt nam. Qua những nghiên cứu trong tâm lý, xã hội, y tế để trợ giúp những cựu quân nhân để họ có thể tiếp quay về đời sống dân sự, tiếp tục sống đời bình thường, song song với những thảo luận tìm hiểu, định giá sôi nổi và ồn ào về chiến tranh bất chính (unjust war) hay không, và đến đâu, ra sao,…ở Mỹ, chúng ta biết được như thế; Nhưng điều đáng chú ý là những hoạt động cùng loại tương tự đã không xuất hiện, không hề có tài liệu phổ biến nào về hiện tượng tâm lý hậu chiến này trong giới thực dân Pháp, tác giả chính của những cuộc chiến “bẩn thỉu” ở Đông dương. Ở nước Pháp Kitô sau chiến tranh thì tất cả đều im lặng. Im lặng của yên ổn và mệt mỏi, thứ im lặng của những con ngựa chiến già. Tôi giả định những người Pháp tham chiến ở Đông dương, hãy nói gần với chúng ta hơn, ngay sau thế chiến II, họ không phải chỉ gồm những lêdương “gạch mặt” tạp chủng đánh thuê, nhưng còn có những sĩ quan, nhà hành chính chuyên nghiệp, chính trị gia, họ đều ít nhiều là trí thức, và hầu hết và chắc chắn là những tín đồ Kitô mộ đạo (những nhà thờ Catô, quá nhiều, quá lớn với số tín đồ, xây dựng thời Pháp, trong các thành phố thuộc địa, thường là ở những khu phố Tây), phải chăng “lương tâm Catô” của họ đã giúp họ miễn dịch với tội ác, giúp họ dễ tìm được yên ổn – hơn những người Mỹ - sau tất cả những tội ác chiến tranh gây ra trên thuộc địa Đông dương trong cuộc chiến tàn khốc 1945-54. Một lương tâm tôn giáo như thế khiến người ta không thể ngừng tự hỏi - tôn giáo đó bản chất là gì?

[5] Moses ben Maimon [tên Anh ngữ là Maimonides và Hebrew là Rambam] (1138–1204) triết gia nổi tiếng nhất thời Trung cổ, sống ở Cordova, Spain, tác phẩm của ông ngày nay vẫn được đọc rông rãi.
[6] Matthew 15:26
Chúa Jesus rời nơi đó để rút lui về miền Ty-rơ và Si-đôn. Này, một thiếu phụ người Ca-na-an ở miền đó đến, kêu cầu với Ngài rằng, “Lạy Chúa, Con Vua Ða-vít, xin thương xót con, con gái của con bị quỷ ám và hành hạ đau khổ lắm.” Nhưng Ngài chẳng đáp lại tiếng nào. Các môn đồ Ngài lại gần và nói với Ngài, “Xin Thầy bảo bà ấy đi về, chứ bà ấy cứ theo sau chúng ta và kêu nài mãi.”
Nhưng Ngài trả lời và nói, “Ta được sai đến với những con chiên lạc mất của nhà I-sơ-ra-ên.” Tuy nhiên bà ấy đến, quỳ trước mặt Ngài, và nói, “Lạy Chúa, xin giúp con.”Ngài trả lời và nói, “Không nên lấy bánh của con cái mà cho chó ăn.”
Matthew 7:6:
“Ðừng đem của thánh mà phí cho chó, cũng đừng thảy các ngọc trai cho heo, kẻo chúng sẽ giẫm dưới chân, rồi quay lại, và cắn xé các ngươi.”

[7] [Smith (1995).]
[8] Chúng ta thường trực đối đầu với ngoại xâm (phương Bắc), nhưng chưa bao giờ có sự phân rẽ dân tộc đưa đến suy yếu nghiêm trọng như đã xảy ra trong thế kỷ 19, và sự phân rẽ đó đã đến từ một tôn giáo mới. Sau vài thế kỷ, đạo Kitô đã phát triển với khá đông đảo số tín đồ tập trung trong những khoanh vùng kinh tế nông nghiệp bất lợi (cửa sông ven biển) gồm nông dân thất học và nghèo đói nhất, yếu tố xã hội bên lề, yếu tố tôn giáo mới, yếu tố đám đông ô hợp không truyền thống văn hóa trong hoàn cảnh chính trị và kinh tế đương thời đã khiến nó có thể thành một sức mạnh chính trị, và bản chất phân chia trong/ngoài-nhóm, như Dawkins nói trên, cho thấy đã nổi bật, khéo léo được vận dụng, từ phân chia lương/giáo thành chia rẽ ViệtKitô/không-Kitô, cộng thêm ý hệ chính trị đối kháng “tin-Trời/tin-Gót” thành đối kháng “Nho giáo/Kitô”, gộp thành những yếu tố quyết định đưa dần đến sự mất nước từng bước, từ Nam ra Bắc khá bất ngờ, dù ngoại xâm lần này tương đối không đông, không mạnh, lúc đầu còn nhiều dọ dẫm (thực lực ở địa phương rất giới hạn, đến từ rất xa, và tình hình chính trị của Pháp ở châu Âu không phải được như của Anh thời Victoria). Chia rẽ đó không thụ động nhưng tích cực, khiến đất nước đã xụp đổ từ bên trong, trước khi cửa thành bị phá, vì kẻ địch đã được mời gọi, nội ứng, có cộng tác chờ sẵn: “Tả đạo” trong đứng cùng “Tây Bạch quỉ” xâm lăng ngoài, và khẩu hiệu chính trị của văn thânyêu nước đã là “bình Tây sát Tả” (có thể thiển cận, nhưng không sai lầm trong mục tiêu chiến lược). Tiếng gọi “bình Tây” đi kèm với “sát Tả”; cho chúng ta biết được đến như thế. “Tả” là nhãn hiệu dán lên tính chất chính trị của nội dung tôn giáo, khi nó là động cơ đưa con người đi đến quay lưng với đồng bào khi đang có chiến tranh ngoại xâm, sang đứng bên hay sau kẻ địch, tôn giáo đó thực đã đem cho sức mạnh phản động, sự phân rẽ lương/giáo (trong/ngoài-nhóm), sau cùng đi đến những thể hiện của bội phản, “tả đạo” là phán đoán chính trị về một tôn giáo theo hướng nhìn tác động chính trị/xã hội của chính nó. Trong trường hợp chiến tranh Việt/Pháp, những nhãn hiệu “lương/giáo” > “Việt Kitô/không-Kitô” > “Việt/phản-Việt”; hiểu phản-Việt là Viêt-đứng-cùng-Tây khi Tây đang xâm lăng Việt.
Vừa qua, những vận động ly khai ở Tây nguyên và vùng Tự trị bắc Thái, cũng có cùng những nét đặc biệt tương tự, dù nhìn từ xa và tổng quát với rất ít chi tiết diễn tiến - những mâu thuẫn (xã hội, văn hóa, sắc tộc) là nguyên nhân sâu xa vẫn từng có đó, nhưng phải đợi đến bàn tay vận dụng – hoặc hâm nóng/hoặc châm ngòi từ trong ngoài của đạo Kitô mới bốc khói lửa, thành súng đạn. Những mục tiêu tranh đấu đều nhân danh những khẩu hiệu quen thuộc như bất bình đẳng/áp bức xã hội, văn hóa, sắc tộc, nhưng động cơ thực và cứu cánh cuối là chống lại tình trạng vẫn có để phá vỡ hay mở rộng những kềm thúc trong tôn giáo; Cho thấy tôn giáo đã đóng vai trò làm suy yếu cộng đồng dân tộc. Những tranh đấu nguy hiểm đòi hỏi đến những hy sinh mạng sống, cho những mục đích tôn giáo, không thực sự cho những mục đích chính trị hay xã hội, những khẩu hiệu loại như tự chủ/dân chủ, tự do/bình đẳng/nhân quyền chỉ là mặt nổi bên ngoài, chiêu đãi dư luận; dù có thể là thực, nhưng là thứ yếu, quyền lợi tôn giáo mới là chủ yếu và quan trọng, dĩ nhiên được gói ghém, che dấu rất kỹ lưỡng, mới là thực hơn. Sự xấu xa là không trực tiếp tranh đấu cho những quyền lợi tôn giáo, vì thực tế sẽ cho thấy không thu hút được đám đông, nên đã phải ngụy trang với những mục tiệu hợp thời, đắc dụng hơn, và trong tiến trình sẽ phản bội những mục tiêu đó, dọc đường hay sau khi thắng lợi. Trong nhiều tranh đấu chính trị và vận động xã hội tương tự ở châu Mỹ LaTinh, ngay trong thế kỷ này, nhưng với tầm mức lớn rộng hơn; đã xảy ra hiện tượng một khi những mục tiêu tôn giáo (ngầm) được dàn xếp thỏa mãn giữa các phe phái, những mục tiêu (nổi) chính trị (dân chủ) và xã hội (bình đẳng) bị ném bỏ lưng chừng, nửa đường buông gánh, cách mạng bị “phá thai”; những thành phần tranh đấu đã hy sinh cho phong trào nhiều nhất, bị phản bội nhiều nhất.

[9] Hai giải thích về bánh và rượu trong bí tích thánh thể: hóa thể (transubtantiation) của Catô phản lại với đồng thể (consubstantiation) của ThệPhản. Những người ThệPhản cũng không tôn sùng người mẹ của Jesus như những người Catô.
[10] [Guardian, 12 March 2002:
http://books.guardian.co.uk/ departments/politicsphilosophyandsociety/story/0,664342,00.html.]

[11] N. D. Glenn, 'Interreligious marriage in the United States: patterns and recent trends', Journal of Marriage and the Family 44: 3, 1982, 555-66.
[12] [http://www.ebonmusings.org/atheism/newlOc.html.]
[13] John Rawls (1921 – 2002: triết gia chính trị và đạo đức, người Mỹ. Nổi tiếng với sự bảo vệ chủ nghĩa tự do trên bình đẳng trong công trình chính của ông, A Theory of Justice (1971). Một Lý thuyết về Công chính) triết gia chính trị và đạo đức, người Mỹ. Tác phẩm này được trích dẫn rất rộng rãi, trong các lĩnh vực triết học, cũng như chính trị và kinh tế, và đã đưa đến những thảo luận nhiều hơn bất kỳ tác phẩm nào khác của triết học thế kỷ 20. Ông được đông đảo nhìn nhận là nhà triết học chính trị quan trọng nhất của thế kỷ 20. John Rawls là một phần của truyền thống của các nhà lý thuyết về cấu trúc một xã hội tự do trên hợp đồng tự do, như những vị trước ông, nổi tiếng như T. Hobbes, JJ Rousseau , J. Locke và I. Kant.
[14]Các nguyên tắc của công lý (nên) được lựa chọn sau một bức màn vô minh”. [“The principles of justice are chosen behind a veil of ignorance.”] ― John Rawls
Rawls phát triển các nguyên tắc của công lý, chúng sẽ cấu trúc một xã hội tự do. Ông bắt đầu bằng đặt ra một tình trạng giả thuyết, gọi là “vị trí ban đầu” (the “original position”): mọi người phải đồng ý về các nguyên tắc và quy tắc hướng dẫn đời sống chính trị và kinh tế xã hội, và những quyền trong tương lai của họ và thông qua một thảo luận, trong đó mỗi người tham gia vào cuộc tranh luận phần dưới một tấm mạng che của sự thiếu hiểu biết (veil of ignorance'). Hiểu biết đây là vị trí và tương lai của của mình trong xã hội tương lai.
Bức màn vô minh ngăn cản người ta, để không biết về vị trí trong xã hội, sở hữu tài nguyên vật chất, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo, thứ bậc xã hội, vv… của bất bỳ một ai trong xã hội đó, kể cả chính mình. Không biết vị trí của một người trong xã hội tương lai, ví dụ như một ai giàu hay nghèo, là thành viên của dân tộc thiểu số hoặc đa số hay không, và những điều như vậy, được cho cần thiết để đảm bảo một tranh luận vô tư tốt nhất, không để bị ảnh hưởng bởi những lợi ích thành phần (đặc biệt nào đó trong xã hội), và kết quả là những nguyên tắc công bằng được thoả thuận. Do đó, Rawls nói về “Justice as Fairness” (Công lý như sự công bằng). Lý do là mỗi người sẽ mong muốn thiết lập các nguyên tắc công bằng, vì người đó có thể cuối cùng rơi xuống ở mức độ thấp nhất của tầng lớp xã hội. Pháp luật áp dụng đồng đều cho tất cả, thiết lập pháp luật sao cho loại trừ lợi ích của thành phần, và như thế nó có một tính chất đặc trưng là công chính. Đây là là một vấn đề chiếm trọn sự suy nghĩ của chủ nghĩa tự do (liberalism), dĩ nhiên, ngay từ ban đầu của nó.

[15] Bulldog Drummond: Nhân vật (cựu sĩ quan quân đội Anh) trong những tiểu thuyết trinh thám Herman Cyril McNeile, MC (1888 –1937), sĩ quan quân đội Anh, bút hiệu Sapper.
James Bond nhân vật tiểu thuyết gián điệp nổi tiếng, tác giả đầu tiên Ian Fleming, cho ra đời từ năm 1953. Bond là sĩ quan tình báo của Văn phòng Tình Báo Gián điệp Anh, bí danh MI6 và 007, và cũng là sĩ quan trừ bị, commander, của hải quân Hoàng gia Anh. Sau Fleming, nhiều tác giả khác vẫn tiếp tục nuôi sống Bond, cho đến nay, trong cả tiểu thuyết lẫn phim ảnh.
[16] [Huxley (1871).]
[17] [http://www.classic-literature.co.uk/american-authors/19th-century/abraham-lincoln/the-writings-of-abraharn- lincoln-04/.]
[18] Dodo – chim đần độn: Trong năm 1598, những thủy thủ người Portugal (một dân tộc rất ngoan đạo, thuần thành Catô – nhưng theo kinh Thánh, loài vật không có linh hồn Gót-cho như loài người, nên được phép giết chúng, không sợ có “tội” với Gót), sau khi đổ bộ lên đảo Mauritius, trong Ấn độ dương, đã tìm thấy một giống chim mới chưa từng biết (với người Âu), chim Dodo. Vị trí cô lập của đảo khiến chúng chưa bao giờ từng tiếp xúc với con người, chim dodo chào đón những khách mới với một sự ngây thơ như của trẻ con. Những thủy thủ xem sự hiền lành, dịu dàng của dodo, và sự thiếu sự sợ hãi trước những kẻ săn mồi mới, như sự ngu dốt. Nên họ gọi giống chim lạ này là “dodo” (có nghĩa là một gì đó tương tự như một người đần độn trong tiếng Bồ Đào Nha). Rất nhiều dodo bị những thủy thủ trên đảo giết chết, bằng gậy đánh vào đầu; vì giết chúng rất dễ dàng, chúng không chạy, không biết sợ con người, giết dodo như một việc làm lúc vô công dồi nghể trên đảo của những thủy thủ. Những con thoát tay người bị tiêu diệt nốt bởi giống chó và lợn, cũng do những thủy thủ đem theo đến đảo. Chó và lợn nhanh chóng trở thành giống sống hoang dã sau đem vào hệ sinh thái của Mauritius. Đến năm 1681, con dodo , con chim đần độn, cuối cùng đã chết.
Loài chim mang tên đần độn này bị tuyệt chủng vì những người có cả hai: đần độn và tàn ác, dĩ nhiên, đó gần như là bản tính con người khắp nơi, nhưng sự tàn ác ở đây, đảo Mauritius, với những thủy thủ người Portugal, nếu truy gốc về tôn giáo của họ, chúng ta thấy chững cớ và biện minh nằm ngay trong những lời Gót nói trong sách Thánh. Cho đến cùng, một gót bạo dâm, cuồng dâm, ác dâm, một sadist – hiểu như một kẻ thích nhìn kẻ khác đau khổ (sau cùng – ai là kẻ nhìn xác thân quằn quại đẫm máu, khô máu chết trên cây cột gỗ hình chữ thập gớm ghiếc, nếu không phải là ‘cha ta ở trên trời’; và chẳng phải “không ai biết lòng cha bằng con”, nên người con đã chọn khổ đau, đưa mình vào khổ nạn, để mong “người cha nhân từ” này tha “tội” cho loài người, nhận xác chết của mình như xác một “con cừu hiến sinh”. Một kẻ vui nhận khổ đau kẻ khác, ngay cả kẻ áy là ‘con mình’ như quà tặng, nếu không là một Sadomasochism: Cuồng dâm thể hiện qua Bạo dâm và Khổ-dâm, như Dawkins đã (cùng nhiều người) nhận xét ở trên, thì là gì nữa đây, còn từ nào khác trong thế giới con người, mạnh hơn nữa không?) - Chẳng những chỉ đã sáng tạo ra con người khổ đau, những cả những sinh vật khổ đau, đấy chúng vào những tình huống khổ đau, đặc biệt gót-học Kitô khi lý thuyết rằng tất cả loài vật không có linh-hồn, đã mặc nhiên lên án tử hình, và cho phép tất cả những bạo hành khốc hại cs thể tưởng tượng được giáng xuống tất cả mọi hình thức của sự sống, ở đây tạm không nói về loài người, chỉ những loài vật mà thôi. Trở lại quyển sách thánh chúng ta đang bàn ở đây, Ngay những chương đầu đã kể chuyện - Sau trận lụt, qua đó giết hết tất cả, những loài còn nào chừa lại (trên thuyền Noah), là Gót hoàn toàn “cho” con người làm thịt, nghĩa là có quyền giết: “Mọi loài vật di động, mọi sinh vật là đồ ăn cho các con. Trước đây ta ban cho các con thực vật, nay các con có thể ăn đủ mọi thứ.”’(Genesis 9:3) đó là lời Gót, lời tuyên án tử hình với tất cả mọi loại vật trên trái đất này, mượn chính bàn tay tham lam ác độc của con người.
[19] game: chim, thú hoang để săn, giết
[20] Tác phẩm cuối cùng của D. H. Lawrence, Lady Chatterley's Lover, đã xuất bản ở Ý năm 1928, và ở Pháp năm 1929, nhưng vẫn bị cấm ở Anh và Mỹ. Khi nhà xuất bản Penguin, để kỷ niệm 13 năm Lawrence qua đời, cho in toàn vẹn nguyên văn tác phẩm này, nhà xuất bản đã bị đưa ra tòa, ở London, năm 1960, với tội khiêu dâm (sexual obscenity). Phiên tòa trong hai tháng Oct/Nov/1960 nay đã thành lịch sử, nhà xuất bản Penguin Books Limited không bị kết án, những tên tuổi nổi tiếng như Aldous Huxley, T. S. Eliot, Bertrand Russell, John Betjeman, Stephen Spender, và Kingsley Amis đã công khai lên tiếng ủng hộ nhà xuất bản. Câu phát biểu nối tiếng trích dẫn trên là của luật sư công tố Mervyn Griffith-Jones.
[21] Frog – người Pháp; Dago – dân Latin châu Âu (dân Italy, Spain, Portugal); Hun – người Đức, hay người theo đạo Tin lành ở bắc Ireland; Yid (Yiddish) - Dothái ; Coon – người da đen; Nip (Nippon) – Nhật; Wog – nghĩa thay đổi, nay là người châu Á sẫm màu
[22] Peter Singer. Animal Liberaton (Giải phóng Loài Vật): A New Ethics for our Treatment of Animals, New York Review/Random House, New York, 1975.
“Tất cả những biện luận để chứng minh tư thế thượng đẳng của con người không thể đánh tan được sự kiện thực tại rắn chắc này: trong đau đớn, những con vật là những đồng đẳng của chúng ta” ― Peter Singer
[23] Speciesism: Tàn nhẫn vô nhân đạo hay kỳ thị trên nền tảng của chủng loại, đặc biệt biểu lộ qua sự đối sử tàn ác hay sự khai thác, lợi dụng bóc lột những loài vật.
[24] Gordon E. Moore – Moore’s Law: Năm 1965, Gordon Moore, người đồng sáng lập công ty làm chip cômputơ Intel, đã phát biểu quan sát của ông - rằng số lượng transistor trên mỗi inch vuông trên mạch tích hợp (integrated circuits) đã tăng gấp đôi mỗi năm, kể từ khi phát minh ra mạch tích hợp. Moore dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Trong những năm tiếp theo, tốc độ chậm lại một chút, nhưng mật độ dữ liệu đã tăng gấp đôi khoảng mỗi 18 tháng, và đây là định nghĩa hiện tại của Định luật Moore,. Hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Moore, mong đợi luật Moore sẽ giữ vững trong một thời gian, ít nhất là 20 năm nữa.
[25] Noel Barber. Lords of the Golden Horn. London: Macmillan,1973
[26] [Bullock (1991).]
[27] [Bullock (2005).]
[28] [http://www.ffrf.org/fttoday/1997/march97/holocaust.html. Bài báo này của Richard E. Smith, nguyên đã ấn hành trong Freethought Today, Mar/1997, có một số lớn những trích dẫn liên quan về Hitler và những người khác trong đảng Nazis, có cho xuất xứ. Trừ khi có nói khác đi, những trích dẫn của tôi là từ bài báo của Smith.]
[29] [http://homepages.paradise.net.nz/mischedj/ca_hitler.htrnl.]
[30] [Bullock (2005: 96).]
[31] Diet of Worms: buổi họp của Diet (hội đồng) của Đế quốc Thần thánhLa mã tại Worms, Germany, năm 1521, nối tiếng trong lịch sử Kitô, vì Martin Luther ra trước hội đồng đs, để trả lời những cáo tội ông là làm rối đạo.
[32] [Adolf Hitler, speech of 12 April 1922. In Baynes (1942: 19-20).]
[33] Khác với Seneca-Bố: hai cha con Seneca the Elder và Seneca the Younger, tạm gọi là Seneca-Bố và Seneca-Con.
[34] [Bullock (2005: 43).]
[35] [Trích dẫn này, và trích dấn tiếp theo sau, là từ bài báo của Anne Nicol Gaylor về tôn giáo của Hitler;  http://www. ffrf. org/fttoday/back/hitler. html.]
[36] [http://www.contra-mundum.org/schirrmacher/NS_Religion.pdf.]
[37] eugenic: the science of improving a human population by controlled breeding to increase the occurrence of desirable heritable characteristics. Developed largely by Francis Galton as a method of improving the human race, it fell into disfavor only after the perversion of its doctrines by the Nazis.
[38] Sub-Wagnerian ravings
[39] soldiers of God
[40] Tạm kết, quanh câu hỏi - Hitler là một người vô thần, không-tin-gót, hay không, - đã không thành vấn đề. Dù có hay không đều không chứng minh được gì. Những con người như ông, và những cộng sự của ông, dĩ nhiên là không thể bảo là có cùng một trình độ tôn giáo với cùng những đa số đồng bào của họ, hay của dân chúng bình dân châu Âu, và cũng không thể bào những hành động của ông đều nhất nhất đến từ niềm tin tôn giáo, nếu như ông có, là Kitô, hay từ thiếu niềm tin tôn giáo, chăng nữa. Thế nhưng với đạo Kitô, với số đông đảo tín đồ của nó tại châu Âu, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố quần chúng, nếu muốn liên hệ Hitler với câu hỏi tôn giáo – đó là Kitô là tôn giáo của quần chúng; tôn giáo của đám đông này có những tính chất đặc biệt của nó; đây là yếu tố lý tưởng đã cho ông một cơ hội, hay cho phép ông, hay tự nó mở ra cho ông, có thể thao túng, lợi dụng chính lòng tin tôn giáo sâu đậm đó – ở đây là Kitô ((hãy tưởng tượng Hitler ở một lục địa khác, có dân Dothái, nhưng không có dân chúng đa số là Kitô)) – cho những mục tiêu chính trị, trong đó cụ thể là hành động ngược đãi người Dothái (và mục tiêu này cũng rất đặc biệt – đã bị những người Kitô dán nhãn “dân giết Chúa” hàng thế kỷ trước đó ) – điều này đã góp phần không ít tạo thanh thế, gây uy tín cho ông và đảng xã hội Nazi của ông. Họ là những nhà chính trị thực hiện một gì đó được lòng đám đông, lấy đươc tin tưởng của quần chúng.
Trong hành động này, ông được sự ủng hộ của dân Đức Kitô, và nếu không ngấm ngầm thì cũng mặc nhiên của Vatican (Eugenio Pacelli, hay vua chiên Pius XII, đã bị gọi là “vua chiên của Nazi – the Nazi’s pope), và cả châu Âu Kitô ít nhiều đóng vai thụ động – không một ai có thể làm chuyện kinh hoàng, toan tính diệt chủng, đem đến hậu quả khốc liệt, hàng triệu người chết, và chẳng những tổn hại cho những đối tượng nhắm đến (dân Dothái ở châu Âu) nhưng sau cùng còn tàn khốc gấp mười cho chính dân tộc, đất nước ông (nước Đước bị tàn phá, chia cắt, thu nhỏ, dân chúng – hàng chục triệu thành những kẻ di cư, tị nạn, không ai thương xót, giúp dỡ – dù đa số chỉ là những nạn nhân bất lực hay thụ động của chiến tranh) nếu không được “thiên thời địa lợi và nhân hòa” đó là diệt “dân giết Chúa”, như ngầm theo ý Gót, và những người Kitô nếu không hùa theo hàng loạt thì bất động hàng loạt lớn rộng hơn.
Vậy tội ác gây ra – không phải vì không có lòng tin tôn giáo của một vài người – nhưng vì chính lòng tin tôn giáo của rất đông người – đã nuôi dưỡng, tiếp tay, dù bị lợi dụng, hay để cho bị thao túng.
Vậy tôn giáo đó – đặc biệt – đã đem cho con người một lòng tin – lòng tin đề cao thành ‘đức tin” đó tác hại, một cách thụ động (bị lợi dụng) hay chủ động vào xã hội. Vì lòng tin đó là nhắm mắt – nghĩa là bỏ mất lý trí sáng xuốt, cộng với khái niệm một “nước Chúa” (vương quốc của Gót), cộng với tâm lý trong/ngoài nhóm (lương/giáo), cộng với sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất quốc tế (Vatican) – khiến những tín đồ sắn sàng thành những kẻ “vô thần” (không tin gót nào khác) + “vô tổ quốc” (tin chỉ nước Chúa) + “vô tôn giáo” (không ‘theo’ tôn giáo nào khác, không theo, buông bỏ hết những tôn giáo truyền thống bản địa sẵn có trước đó), và một hình thức vô chính phủ (phủ nhận hay coi thường pháp luật trần gian, và những tổ chức chính trị của con người)
Nhắc chúng ta đến những người Kitô Vietnam – từ những điều trên, giải thích cho thấy tại sao họ luôn luôn đóng vai dẫn đường, tiếp tay, hợp tác với những thế lực thực dân, đế quốc phương Tây, đem đến ngoại xâm, mất nước, suy yếu đất nước.