Friday, January 24, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (21)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)

(tiếp theo ...)







Chương 8

Tôn giáo có gì sai trái? Sao quá chống đối như thế?

Tôn giáo đã thực sự thuyết phục người ta rằng có một người vô hình – đương sống trên trời – là người theo dõi canh gác tất cả mọi sư vật việc bạn làm, từng phút mỗi ngày. Và người vô hình này có một danh sách đặc biệt gồm mười điều ông không muốn bạn làm. Và nếu bạn làm bất kỳ một nào trong mười điều này, ông đã sẵn một chốn đặc biệt, đầy lửa và khói, và thiêu đốt, và tra tấn, và quằn quại thống khổ, nơi đó ông sẽ gửi bạn tới, phải sống và chịu đau đớn, và bị đốt, và bị nghẹt thở, và la thét, và khóc lóc mãi mãi, và mãi mãi, cho đến tận cùng thời gian, … Thế đấy, nhưng ông ta yêu thương bạn! (George Carlin)


Dtư chất, tôi không hứng thú với sự chạm trán đối đầu. Tôi không nghĩ rằng hình thức đối chất là được khéo léo xếp đặt để đi đến sự thật, và tôi thường xuyên từ chối những lời mời tham dự những tranh luận với chủ đề và điều hợp trước công chúng. Một lần, tôi được mời tranh luận với nhà chăn chiên cao cấp trông coi toàn vùng của York lúc ấy, ở thành phố Edinburgh. Cảm thấy điều này là một vinh dự, tôi đã chấp nhận. Sau cuộc tranh luận, nhà vật lý học mộ đạo Russell Stannard cho in lại trong quyển Doing Away with God, một lá thư mà ông đã viết cho tờ báo Observer:


Thưa ngài, dưới hàng tít-báo hân hoan “Gót xếp hàng nhì khốn khổ, đứng sau Nữ hoàng Khoa học”, phóng viên khoa học của ngài đã tường trình (vào ngày chủ nhật Lễ Phục Sinh) Richard Dawkins đã “gây thương tích trí tuệ trầm trọng” như thế nào cho nhà chăn chiên cấp toàn tỉnh York, trong một cuộc tranh luận về khoa học và tôn giáo. Chúng tôi được cho biết về những “người không-tin-có-gót mỉm cười tự mãn” và (tỉ số thắng) “Sư tử 10; Người Kitô: 0”.

Stannard đã tiếp tục để mắng mỏ tờ Observer đã không tường trình một gặp gỡ khác tiếp sau đó, giữa ông và tôi, cùng nhà chăn chiên cấp tỉnh của Birmingham, và nhà vũ trụ học lỗi lạc Hermann Bondi, tại Hội Hoàng gia (Hàn Lâm viện), vốn đã không tổ chức như một tranh luận đối đầu trên sân khấu trước công chúng, nhưng như một hiệu quả, đã là rất nhiều xây dựng hơn. Tôi chỉ có thể đồng ý với lời lên án ngụ ý của ông về hình thức đối đầu tranh luận. Đặc biệt, vì những lý do đã giải thích trong A Devils Chaplain, tôi không bao giờ tham gia vào những cuộc tranh luận với những người theo thuyết Sáng tạo.[1]

Mặc dù có sự không thích của tôi với những so tài trong hình thức bút chiến, tranh luận, nhưng không biết do đâu, xem dường như tôi đã có một tiếng tăm là hay công kích ưa gây gổ với tôn giáo. Những đồng nghiệp của tôi, những người đồng ý rằng không có Gót, những người đồng ý rằng chúng ta không cần có tôn giáo để có đạo đức, và đồng ý rằng chúng ta có thể giải thích những gốc rễ của tôn giáo và đạo đức trong những kích thước phi-tôn giáo, quay về với tôi, dẫu vậy, trong dịu dàng bối rối không hiểu. Tại sao ông ác cảm quá thế? Tôn giáo thực ra có sai trái gì? Nó có thực sự gây nhiều tác hại như thế khiến chúng ta nên tích cực đấu tranh chống lại nó? Tại sao không sống và để mặc nó sống, như người ta làm với thần bò Taurus và gót bọ cạp Scorpio, những “đá pha lê cho sinh lực” và những “đường trời đặt” tưởng tượng? Không phải đó tất cả là chỉ vô nghĩa vô hại?

Tôi có thể vặn lại rằng sự chống đối ác cảm như thế, như tôi hay những người không-tin-có-gót khác, thỉnh thoảng lên tiếng với tôn giáo thì giới hạn chỉ trong những lời nói. Tôi sẽ không thả bom xuống bất cứ ai, không chặt đầu họ, ném đá họ, trói cọc thiêu sống họ, đóng đinh họ, hoặc lái máy bay lao vào những tòa nhà chọc trời của họ, chỉ vì một bất đồng lý thuyết gót học. Nhưng những người đối thoại của tôi thường không dừng lại ở đó. Ông có thể nói tiếp một điều gì đó như thế này: “Không phải là ác cảm chống đối của ông đã bôi dấu ông đậm màu như một người không-tin-có-gót thủ cựu quá khích, giống đúng một người tôn giáo thủ cựu quá khích theo cách riêng của ông, như những kẻ cực hữu điên cuồng của vùng Vành đai kinh Thánh (ở Mỹ) theo cách riêng của họ?” Tôi cần phải giải quyết sự buộc tội quá khích theo lối tôn giáo thủ cựu này, vì nó thì phổ thông lo lắng đáng buồn. [2]



Tôn giáo Thủ cựu Quá khích và sự Phá đổ Khoa học

Những người thủ cựu tôn giáo quá khích biết họ là đúng, vì họ đã đọc được sự thật trong một quyển sách thánh, và họ biết sẵn từ trước, rằng không gì sẽ di dịch được chúng khỏi sự tin tưởng của họ. Sự thật của quyển sách thánh là một định đề cho sẵn, không phải là thành quả cuối cùng của một tiến trình suy luận. Quyển sách là chân lý, và nếu bằng chứng có vẻ như mâu thuẫn với nó, đó là bằng chứng phải bị ném bỏ ra ngoài, không phải quyển sách. Ngược lại, như một nhà khoa học, những gì tôi tin tưởng (thí dụ, sự tiến hóa), tôi tin không phải vì đọc sách thánh, nhưng vì tôi đã nghiên cứu bằng chứng. Đó thực sự là một vấn đề rất khác biệt. Những sách về tiến hóa được tin tưởng không phải vì chúng là linh thiêng. Chúng được tin tưởng vì chúng trưng bày một khối lượng chồng chất cao ngất của chứng cứ vững chắc được xây đắp dựa vào lẫn nhau. Trên nguyên tắc, bất kỳ người đọc nào cũng có thể đi tiếp và kiểm soát chứng cứ đó. Khi một quyển sách khoa học bị sai, một ai đó cuối cùng khám phá ra sai lầm, và nó sẽ được sửa chữa trong những quyển sách nối tiếp. Điều đó nổi bật rõ ràng là không xảy ra với những quyển sách thánh.

Những triết gia, đặc biệt là những tay mơ tài tử với một chút học hỏi triết lý, và ngay cả đặc biệt hơn là những người bị nhiễm “thuyết môi trường văn hóa tương đối” [3], có thể đưa lên một đánh lạc hướng đã nghe mãi đến chán ở điểm này: tin tưởng của một nhà khoa học vào chứng cứ thì bản thân nó là một nội dung của lòng tin giáo điều quá khích. Tôi đã giải quyết điều này ở nơi kác, và sẽ chỉ ngắn ngủi lập lại chính tôi ở đây. Tất cả chúng ta tin vào bằng chứng trong đời sống riêng của chúng ta, bất cứ gì chúng ta có thể thú nhận với nhà triết học tài tử nghiêm chỉnh của chúng ta. Nếu tôi bị buộc tội giết người, và luật sư bên truy tố nghiêm khắc hỏi tôi – có thật hay không tôi đã ở trong Chicago vào đêm xảy ra tội phạm – tôi không thể thoát ngay được với một đào thoát triết học: “Nó phụ thuộc vào những gì theo ông có nghĩa là ‘thật’”. Cũng không thoát với một kêu gọi đến thuyết tương đối trong nhân loại học: “Đó là chỉ trong ý nghĩa khoa học của phương Tây về khái niệm “ở trong”, mà tôi đã ở trong Chicago. Những người Bongolese có một khái niệm hoàn toàn khác biệt về “ở trong”; theo khái niệm này, một người chỉ chỉ thật sự “ở trong” một nơi, nếu bạn là một bô lão đã được xức dầu tấn phong, để có quyền nhận món thuốc kích thích, lấy từ bìu dái phơi khô của một con dê.” [4]

Có lẽ những nhà khoa học là người giáo điều quá khích khi ho đi đến định nghĩa trong một cách trừu tượng nào đó “sự thật” có nghĩa là gì. Nhưng tất cả mọi người khác đều như vậy. Tôi không là người giáo điều quá khích nhiều hơn khi tôi nói rằng thuyết tiến hóa là đúng, nhiều hơn khi tôi nói rằng New Zealand là ở miền Nam Bán cầu là sự thật. Chúng ta tin vào thuyết tiến hóa vì bằng chứng hỗ trợ nó, và chúng ta sẽ từ bỏ nó ngay sáng hôm sau, nếu có bằng chứng mới xuất hiện để phản chứng nó. Không một con người thực nào trong trào lưu quá khích tôn giáo thủ cựu từng bao giờ nói bất cứ điều gì như thế.

Điều là tất cả quá dễ dàng để nhầm lẫn quá khích giáo điều với nồng nhiệt đam mê. Tôi rất có thể hiện ra cũng nồng nhiệt đam mê khi tôi bảo vệ sự tiến hóa chống lại một người quá khích giáo điều tin thuyết sáng tạo, nhưng điều này thì không thuộc một quá khích giáo điều cạnh tranh của riêng tôi. Nó thế vì bằng chứng cho sự tiến hóa thì mạnh mẽ chất chồng cao ngất, và tôi tuyệt vọng bị buồn giận rằng đối phương của tôi không thể thấy nó – hoặc, thông thường hơn, từ chối không nhìn đến nó, vì nó mâu thuẫn với sách thánh của người ấy. Nồng nhiệt của tôi thì tăng lên khi tôi nghĩ đến nhiều biết chừng nào những gì những người quá khích tôn giáo thủ cựu, và những người mà họ ảnh hưởng, đã bỏ lỡ, đã thiếu xót. Sự thật của sự tiến hóa, cùng với nhiều những sự thực khoa học khác, là hết sức chiếm trọn thu hút mê hoặc và đẹp đẽ; thực sự bi thảm biết chừng nào nếu chết mà bỏ lỡ tất cả! Dĩ nhiên thế đó làm tôi nồng nhiệt đam mê. Làm sao có thể không thế? Nhưng tin tưởng của tôi trong tiến hóa thì không là quá khích giáo điều, và nó không là lòng tin vững chắc, vì tôi biết những gì sẽ cần để thay đổi não thức của tôi, và tôi sẽ vui vẻ làm như vậy nếu chứng cớ cần thiết đã được đưa tới.

Điều đó đã xảy ra. Tôi đã từng kể câu chuyện của một người đầu ngành cao tuổi đáng kính của ban Động vật học tại trường Oxford, khi tôi còn học ban cử nhân. Ròng rã hiều năm, ông đã vẫn nồng nhiệt tin tưởng, và giảng dạy, rằng cơ năng phụ Golgi (một cơ năng cực nhỏ có vai trò chuyên biệt của phần bên trong của những tế bào) đã là không thực: một sản phẩm của khái niệm, một ảo ảnh. Mỗi chiều thứ Hai, là tập tục cho toàn ban để nghe một bài nói chuyện khảo cứu của một diễn giả khách mời. Có một buổi thứ Hai, vị khách mời nói chuyện là một nhà sinh vật học tế bào người Mỹ, là người đã trình bày bằng chứng hoàn toàn thuyết phục rằng cơ năng phụ Golgi là thực. Đến khi dứt bài giảng, vị giáo sư lão thành phóng lên trước giảng đường, lắc giáo sư người Mỹ bằng tay và nói: – với nồng nhiệt – “đồng nghiệp thân mến của tôi, tôi muốn cảm ơn ông. Tôi đã sai trong suốt mười lăm năm đó”. Chúng tôi vỗ tay đến nỗi bàn tay đều đỏ ửng. Không người quá khích tôn giáo thủ cựu nào sẽ bao giờ từng có thể nói thế. Trong thực tế, cũng không phải tất cả những nhà khoa học sẽ đều làm thế. Nhưng tất cả những nhà khoa học thụ động thừa nhận nó như một lý tưởng – không giống như, tạm nói, những nhà làm chính trị, là người sẽ có thể lên án nó như lật lọng. Ký ức câu chuyện tôi kể vẫn nghẹn ngào cổ họng tôi.

Là một nhà khoa học, tôi có ác cảm với tôn giáo quá khích thủ cựu, vì nó tích cực cám dỗ làm bại hoại sự nghiệp khoa học. Nó dạy cho chúng ta đừng thay đổi não thức của chúng ta, và không muốn biết về những điều thú vị vốn sẵn sàng mở ra cho chúng ta. Nó hủy hoại khoa học và khô kiệt trí tuệ. Thí dụ buồn nhất tôi biết là về nhà địa chất học người Mỹ Kurt Wise, hiện đang chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gốc ở Bryan College, Dayton, Tennessee. Không phải điều ngẫu nhiên Bryan College mang tên của William Jennings Bryan, là công tố viên trong “Vụ án Con Khỉ” ở Dayton, năm 1925, xử giáo sư khoa học John Scopes [5]. Wise đã có thể hoàn thành tham vọng thời niên thiếu của ông, để trở thành một giáo sư địa chất tại một trường đại học thực, một trường đại học với phương châm có thể là “Hãy suy nghĩ với phê phán” thay vì một phương châm trái cựa trưng bày trên trang web của trường Bryan: “Hãy suy nghĩ với phê phán và theo kinh Thánh”. Thật vậy, ông có được một văn bằng thực về địa chất tại đại học Chicago, tiếp theo là hai văn bằng cao hơn về địa chất và cổ sinh vật học tại Harvard (lạ lùng chưa), nơi ông đã theo học với Stephen Jay Gould (lạ lùng chưa). Ông đã là một người có trình độ cao và một nhà khoa học trẻ thực sự đầy hứa hẹn, vững chắc trên đường để đạt được ước mơ của ông là giảng dạy khoa học và làm việc nghiên cứu tại một trường đại học thích đáng.

Sau đó, thảm kịch xảy ra. Nó đến, không phải từ bên ngoài, nhưng từ bên trong não thức của chính ông, một não thức bị phá vỡ nguy kịch và suy yếu do một sự nuôi dạy giáo dục gia đình trong quá khích thủ cựu tôn giáo, đòi ông phải tin rằng Trái đất – là chủ đề của giáo dục địa chất của ông tại Chicago và Harvard – đã chỉ có tuổi ít hơn mười ngàn năm. Ông đã quá thông minh để làm ngơ, để không nhìn nhận sự xung đột vỡ đầu giữa tôn giáo và khoa học của ông, và sự xung đột trong não thức của ông làm đầu óc ông ngày càng không yên. Một ngày kia, ông không thể chịu được sự căng thẳng nữa, và ông đã giải quyết vấn đề với một cây kéo. Ông lấy một cuốn kinh thánh và đi từ trước ra sau nó, theo nghĩa đen, cắt bỏ mỗi câu mà nó có thể phải bỏ đi, nếu như thế giới quan khoa học là sự thật. Khi thực hiện xong công việc khó nhọc và tàn nhẫn trung thực này, quyển kinh Thánh của ông chẳng còn lại được bao nhiêu, rằng,

Cố gắng như tôi đã có thể, và ngay cả còn được thêm lợi vì những lề giấy của những trang sách suốt quyển kinh Thánh từ đầu đến cuối vẫn còn nguyên, nhưng tôi thấy không thể cầm quyển kinh Thánh lên, mà không làm nó gãy đứt đôi. Tôi đã phải làm một quyết địn, chọnh giữa sự tiến hóa và kinh Thánh. Hoặc kinh Thánh là sự thật và sự tiến hóa là sai, hoặc tiến hóa là sự thật và tôi phải ném bỏ kinh Thánh .... Đã là trong đêm đó mà tôi đã chấp nhận Lời của Gót, và đã ném bỏ tất cả những gì có thể đối nghịch với nó, gồm cả sự tiến hóa. Với như thế, trong buồn bã vô cùng, tôi đã ném vào lửa tất cả những ước mơ và hy vọng của tôi trong khoa học.

Tôi thấy điều đó buồn kinh khủng, nhưng trong khi câu chuyện cơ năng Golgi cảm động tôi đến chảy nước mắt của ngưỡng mộ và mừng vui, câu chuyện của Wise Kurt chỉ là trơn trụi thảm hại – thảm hại và đáng khinh. Vết thương, với sự nghiệp của mình và hạnh phúc đời mình, là tự gây ra, hết sức không cần thiết, hết sức dễ dàng để thoát bỏ. Tất cả những ông đã phải làm là ném bỏ cuốn kinh Thánh. Hoặc giải thích nó theo lối tượng trưng, hoặc ngụ ngôn, như những nhà gót-học đã làm. Thay vào đó, ông đã làm việc theo như người quá khích tôn giáo thủ cựu, và ném bỏ khoa học, chứng cứ và lý trí, cùng với tất cả những ước mơ và hy vọng của ông.

Có lẽ duy nhất trong số những người quá khích tôn giáo thủ cựu, Kurt Wise là thành thực – thành thực đến tan nát, đau đớn, kinh hoàng chấn động. Hãy trao Giải thưởng Templeton cho ông, ông có thể là người nhận giải thực sự chân thành đầu tiên. Wise đem lên bề mặt những gì bí mật đang diễn ra bên dưới, trong não thức của những người quá khích tôn giáo thủ cựu nói chung, khi họ gặp bằng chứng khoa học có mâu thuẫn với những tin tưởng của họ. Nghe đoạn kết của ông:

Mặc dù có những lý do khoa học để chấp nhận một trái đất trẻ, tôi là một người theo thuyết sáng tạo cho rằng tuổi trái đất thì trẻ, vì đó là hiểu biết của tôi về kinh Thánh. Khi tôi chia xẻ với những giáo sư tôi những năm trước khi tôi còn ở trường đại học, nếu tất cả những bằng chứng trong vũ trụ thành quay sang phản lại thuyết sáng tạo, tôi là người đầu tiên thừa nhận điều đó, nhưng tôi vẫn sẽ là một theo thuyết sáng tạo vì đó là những gì Lời của Gót dường như muốn cho biết. Ở đây tôi phải đứng về bên (Gót).[6]

Ông dường như là trích dẫn Luther, khi ông này lấy đinh đóng những luận án của ông lên cửa nhà thờ ở Wittenberg, nhưng Kurt Wise tội nghiệp làm tôi nhớ tới (nhân vật) Winston Smith hơn, trong tiểu thuyết 1984 – Smith đã phải gắng gỏi tuyệt vọng để tin rằng hai cộng hai bằng năm, nếu “Ông Anh Lớn” nói nó là thế. Winston, tuy nhiên, đã bị tra tấn [7]. Suy nghĩ hai đối nghịch của Wise không đến từ những mệnh lệnh của một cơ thể bị tra tấn, nhưng từ những mệnh lệnh – rõ ràng chỉ đơn giản là không thể phủ nhận với một số người (vẫn cố phủ nhân) – của lòng tin tôn giáo: có thể cho là một hình thức tra tấn tinh thần. Tôi có ác cảm với tôn giáo vì của những gì nó đã làm với Kurt Wise. Và nếu nó đã làm được điều đó với một nhà địa chất học tốt nghiệp Harvard, hãy chỉ nghĩ rằng nó đã có thể làm được những gì, với những người khác kém tài năng hơn, và kém được trang bị phòng vệ hơn.

Tôn giáo quá khích với giáo điều thủ cựu là sống chết bất kể với sự hủy hoại giáo dục khoa học của hàng ngàn người không thể đếm của những não thức trẻ tuổi, trong trắng, đầy lý tưởng, mong học hỏi. Tôn giáo không giáo điều thủ cựu, tôn giáo “hữu lý” có thể không làm điều đó. Nhưng nó thì đương làm cho thế giới thành an toàn cho tôn giáo quá khích với giáo điều thủ cựu, bằng cách dạy trẻ em, từ những năm đầu đời của chúng, rằng lòng tin mù quáng là một đức hạnh, là “đức tin”!.


Mặt Trái đen tối của Tin tưởng Tôn giáo Tuyệt đối

Trong chương trước, khi cố gắng giải thích chuyển dịch Zeitgeist về đạo đức, tôi đã gọi tới một sự đồng thuận rộng rãi của mọi người sống theo những tiêu chuẩn đạo đức thông thường phải chăng, cởi mở tự do, thoát mê tín, với nhân sinh quan hiện đại, dựa trên lý trí và trí tuệ. Tôi đã làm sự giả định lạc quan nổi bật màu hồng, rằng “chúng ta” tất cả đồng ý rộng rãi với sự đồng thuận này, dù một số người này thì nhiều hơn một số người khác, và tôi đã nghĩ trong đầu rằng (đó là) hầu hết những người có lẽ đọc quyển sách này, cho dù họ có tôn giáo hay không. Nhưng dĩ nhiên, không phải tất cả mọi người đều đi đến sự đồng thuận (và không phải tất cả mọi người đều sẽ có bất kỳ mong muốn nào để đọc sách của tôi). Điều phải được thừa nhận là sự tin tưởng vào tuyệt đối trong tôn giáo còn lâu mới chết. Thật vậy, nó cai quản những não thức của một số lượng lớn con người trên thế giới ngày nay, hầu hết nguy hiểm nhất như vậy trong thế giới Muslim và trong chính trị gót-quyền nhanh nhúm phôi thai ở Mỹ (xem quyển sách của Kevin Phillips cùng tên) [8] . Học thuyết chủ trương những giá trị tuyệt đối về đạo đức và chân lý [9] như vậy, gần như luôn luôn là những kết quả từ lòng tin tôn giáo mạnh mẽ, và nó cấu thành một lý do chính yếu để cho thấy rằng tôn giáo có thể là một sức mạnh của cái Ác trên thế giới.

Một trong những hình phạt ác liệt nhất trong Cựu Ước là hình phạt đòi hỏi phải giáng cho sự báng bổ Gót. Nó vẫn còn hiệu lực trong một số quốc gia nhất định. Điều khoản 295-C của bộ luật hình sự Pakistan quy định về tội tử hình cho “tội phạm” này. Ngày 18 Tháng Tám, 2001, Tiến sĩ Shaikh Younis, một y sĩ và giảng viên đại học, đã bị kết án tử hình vì phạm tội báng bổ Gót. Tội phạm đặc biệt của ông là đã nói với những sinh viên rằng nhà tiên tri Muhammad đã không là một Muslim, trước khi ông khởi nghĩ ra tôn giáo này ở tuổi bốn mươi. Mười một sinh viên của ông đã báo cáo “tội phạm” này của ông với giới chức. Thông thường hơn, luật báng bổ Gót ở Pakistan đem ra để chống lại những người người Kitô, như (trường hợp) Augustine Ashiq. “Kingri” Masih, người bị kết án tử hình ở Faisalabad vào năm 2000. Masih, vì là một người Kitô, đã không được phép kết hôn với người yêu của mình, vì cô là một Muslim và – thật là không thể tin nổi – pháp luật Pakistan (và Islam) không cho phép một phụ nữ Muslim kết hôn với một người đàn ông không- Muslim. Vì vậy, ông đã cố để đổi sang đạo Islam, và sau đó bị buộc tội làm vậy vì những động cơ thấp hèn. Không rõ ràng từ tường trình tôi đã đọc, để biết liệu điều này tự nó vốn đã là tội phạm, hoặc không biết đã là một điều gì đó ông bị kết buộc đã nói về chính đạo đức của nhà tiên tri đạo Islam. Dẫu thế nào, nó chắc chắn không phải là loại tội phạm đòi một án tử hình, ở bất kỳ nước nào mà pháp luật là tự do, ở ngoài sự mù quáng cố chấp tôn giáo.

Trong năm 2006 ở Afghanistan, Abdul Rahman bị kết án tử hình vì đổi sang theo đạo Kitô. Có phải ông ấy đã giết chết bất cứ một ai không?, làm bị thương bất cứ một ai không?, ăn cắp bất cứ gì không?, gây tổn hại bất cứ gì không? – Không! – Tất cả những gì ông đã làm là thay đổi tâm trí của mình. Một cách nội bộ và cá nhân, ông đổi não thức của mình. Ông đã chú ý và ưa chuộng một vài suy nghĩ nào đó nhưng chúng không nằm trong số được đảng cầm quyền chính nước ông ưa thích. Và điều này, hãy nhớ, không phải là Afghanistan của cuồng tín Taliban, nhưng Afghanistan đã được “giải phóng” của Hamid Karzai, do liên minh Mỹ-dẫn đạo đã thành lập. Ông Rahman sau cùng đã thoát không bị xử tử hình, nhưng chỉ trên một đơn xin tha tội vì có bệnh mất trí, và chỉ sau khi có áp lực quốc tế mạnh mẽ. Hiện nay, ông đã xin tị nạn tại Ý, để tránh bị bị những người cuồng tín sát hại, những người sẵn sàng hăm he làm bổn phận Islam của họ. Nó vẫn là một điều khoản của hiến pháp của Afghanistan đã “giải phóng”, rằng hình phạt cho sự bỏ-đạo là cái chết. Bỏ đạo, hãy nhớ, không có nghĩa là thực sự gây tổn hại cho con người, hay tài sản. Đó là tư tưởng tội ác thuần khiết, để dùng một từ trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell [10], và hình phạt chính thức cho nó, theo luật Islam là cái chết. Ngày 03 Tháng 9 1992, để lấy một thí dụ về nơi nào nó đã thực sự đem ra thực hành, Abdul Karim Sadiq Malallah đã bị đầu tại Ả Rập Saudi, trước công chúng, sau khi bị buộc tội theo đúng luật pháp về tội bỏ-đạo và báng bổ Gót.[11]

Một lần, tôi đã có một gặp gỡ trên tivi với Sir Iqbal Sacranie, đã đề cập trong Chương 1, là người Muslim “ôn hòa” hàng đầu của Anh. Tôi thách thức ông về án tử hình như trừng phạt cho tội bỏ đạo. Ông ngoe nguẩy khó chịu và tỏ ra lúng túng, nhưng đã không thể, hoặc phủ nhận nó hay chê bai nó. Ông cứ cố xoay để đổi đề tài, sau khi nói rằng nó một chi tiết không quan trọng cụ thể. Đây là một người đã được chính phủ Anh phong tước hiệp sĩ vì đã thúc đẩy những quan hệ “liên tôn giáo” tốt đẹp.

Nhưng chúng ta hãy đừng tự mãn trong “vương quốc” Kitô. Chỉ mới gần đây, năm 1922 tại Anh, John William Gott đã bị kết án tù chín tháng lao động khổ sai vì phạm tội báng bổ Gót: ông đã so sánh Jesus như một người hề. Hầu như không thể ngờ được, tội báng bổ Gót vẫn còn nằm trong những quyển sách luật nước Anh, [12] và năm 2005, một nhóm người Kitô đã cố gắng để đem lại một truy tố từ tư nhân [13] với tội báng bổ Gót, với cơ quan truyền thông BBC vì đã phát hình nhạc kịch Jerry Springer, the Opera.

Ở Nước Mỹ những năm gần đây, cụm từ “Taliban Mỹ” như đã được cầu khẩn để đến phải ghép chữ đặt ra nó, và một tìm kiếm bằng Google nhanh chóng quăng lưới vớt được hơn chục trang web đã làm như vậy. Những trích dẫn mà chúng kết tập, từ những người lãnh đạo tôn giáo và những nhà chính trị đặt cơ sở trên tín ngưỡng của nước Mỹ, ớn lạnh gợi nhắc lại sự cố chấp hẹp hòi, tàn ác nhẫn tâm và gớm tởm thuần xấu xa của Taliban ở Afghanistan, giáo quyền Khomeini Ayatollah, và chính quyền Islam bảo thủ cực đoan Wahhabi của Ả Rập Saudi [14]. Trang web có tên là “The American Taliban” thì đặc biệt là một nguồn phong phú của những trích dẫn hết sức cuồng dại khó chịu khác thường, bắt đầu bằng một câu, đáng cho giải  thưởng, từ một ai đó tên là Ann Coulter, những đồng nghiệp Mỹ, những người đã thuyết phục tôi, rằng không phải là giả mạo, được The Onion [15] tìm ra: “Chúng ta nên xâm lăng những quốc gia của họ, giết chết những lãnh đạo của họ và “cải đạo hết” chúng sang Kitô”. [16] Viên đá quý khác, gồm Dân biểu Bob Dornan của “Đừng dùng từ “đồng tính luyến ái”, trừ khi nó là một từ viết tắt của ‘mắc bệnh Aids chưa?’” [17]. Tướng William G. Boykin phát biểu “George Bush đã không do đa số cử tri Mỹ bầu lên, ông đã được Gót bổ nhiệm” – và một phát biểu cũ hơn, về chính sách môi trường nổi tiếng của Bộ trưởng Nội vụ chính phủ Ronald Reagan: “Chúng ta không phải bảo vệ môi trường, Lần xuống thế thứ hai của Chúa thì sắp tới, chắc như trong tay rồi” [18]. Taliban Afghanistan và Taliban Mỹ là những thí dụ hay, cho thấy những gì sẽ xảy ra khi người ta nghiêm trọng hiểu kinh thánh theo nghĩa đen. Chúng đem cho một tái dựng kinh hoàng, nếu xảy ra trong thời hiện đại, những gì đời sống đã từng có như dưới chế độ gót-quyền của Cựu Ước. The Fundamentals of Extremism: The Christian Right in America của Kimberly Blaker là một phơi bày, dài trọn tập sách, của những đe dọa của Taliban Kitô (không dưới cái tên đó). [19]


Lòng tin Tôn giáo và đồng tính luyến ái

Ở Afghanistan dưới thời Taliban, sự trừng phạt chính thức cho những người đồng tính luyến ái đã là xử tử, với phương pháp khéo léo, chôn sống bằng ủi một bức tường đổ xập xuống đầu nạn nhân. Bản thân “tội ác” chỉ là một một hành vi cá nhân, tự những người đã trưởng thành đồng ý thực hiện, không làm hại đến một ai khác, ở đây chúng ta lại có dấu hiệu điển hình nổi bật của quan điểm tuyệt đối trong tôn giáo. Đất nước của tôi không có quyền được tự mãn. Đồng tính luyến ái riêng tư đã là một tội hình sự ở nước Anh, đáng kinh ngạc – cho đến 1967. Năm 1954, nhà toán học người Anh Alan Turing, một người được đưa lên cùng John von Neumann, cho danh hiệu cha đẻ của cômputơ, đã tự tử sau khi bị kết án phạm tội hình sự của hành vi đồng tính luyến ái trong riêng tư cá nhân. Phải thừa nhận rằng Turing đã không bị chôn sống dưới một bức tường với xe tăng ủi cho đổ. Ông đã được cho một lựa chọn giữa hai năm tù (bạn có thể tưởng tượng những tù nhân khác sẽ đối xử với ông như thế nào) và một tiến trình tiêm hormone mà có thể nói tương đương với thiến hoạn bằng hóa học, và đã có thể làm ông mọc vú ngực như phụ nữ , Chọn lựa cuối cùng, cá nhân riêng tư của ông đã là ăn một quả táo mà ông đã tiêm thuốc độc cyanide.[20]

Như bộ óc trí tuệ chủ chốt trong sự phá vỡ hệ thống code của máy đánh/gửi tín hiệu ngầm Enigma của Đức, Turing có thể cho là có một đóng góp vào việc đánh bại Nazis Đức hơn cả Eisenhower hoặc Churchill. Nhờ Turing và những đồng nghiệp “Ultra” của ông tại Bletchley Park, những tướng lãnh đồng minh trên mặt trận, đã có được trước đến sau, suốt thời gian chiến tranh dài, biết riêng những chi tiết kế hoạch của quân đội Đức, trước khi những tướng Đức có thời gian để thực hiện. Sau chiến tranh, khi vai trò của Turing không còn bí mật, ông đáng lẽ phải được phong tước hiệp sĩ, và hoan hô như một cứu tinh của dân tộc ông. Thay vào đó, vị thiên tài dịu hiền, nói lắp, hơi lập dị này đã bị phá hủy, vì một “tội”, “phạm” chỉ trong riêng tư cá nhân, không làm hại một ai. Một lần nữa, nhãn hiệu không thể nhầm lẫn của những nhà luân lý lấy giáo lý tôn giáo làm nền tảng, đều là để quan tâm chăm sóc nhiệt tình về những gì người khác làm (hoặc thậm chí chỉ nghĩ) trong riêng tư cá nhân. [21]

Thái độ của “Taliban Mỹ” với đồng tính luyến ái cô đọng một thí dụ hoàn hảo quan điểm tuyệt đối trong tôn giáo của họ. Nghe nhà chăn chiên Jerry Falwell, người sáng lập trường Đại học Liberty: “AIDS không chỉ là hình phạt của Gót với người đồng tính luyến ái, đó là sự trừng phạt của Gót cho xã hội dung túng người đồng tính luyến ái” [22]. Điều đầu tiên tôi ghi nhận về những nhân vật thuộc loại giống thế là tình thương đồng loại Kitô tuyệt vời của họ. Một cử tri đoàn thuộc loại nào lại có thể, nhiệm kỳ này sau nhiệm kỳ kia, bỏ phiếu bầu cho một con người thuộc loại thiên kiến cố chấp, mù quáng kém hiểu biết như Thượng nghị sĩ Jesse Helms, thuộc đảng Cộng hòa, Bắc Carolina? Một con người đã nhạo báng: hai tờ báo “The New York Times và Washington Post, cả hai đều chính bọn họ bị nhiễm nặng bệnh đồng tính luyến ái. Y như tất cả ai nào dưới đám đó là một người đồng tính luyến ái, không nam thì nữ”. [23] Câu trả lời, tôi giả định, là loại cử tri nhìn đạo đức trong những điều kiện chật hẹp của tôn giáo, và cảm thấy bị đe dọa với bất cứ ai không chia xẻ cùng một lòng tin tôn giáo tuyệt đối.

Tôi đã trích dẫn Pat Robertson, người sáng lập của Liên minh Kitô. Ông đã đứng ra như một ứng cử viên đáng gờm, dành tư cách đại diện đảng Cộng hòa đề tranh cử Tổng thống Mỹ, năm 1988, và đã thu được hơn ba triệu người tình nguyện làm việc trong chiến dịch tranh cử của ông, cộng với một lượng tiền lớn tương đương: một mức độ hỗ trợ ồn ào, xem câu trích dẫn sau đây là hoàn toàn điển hình của ông: “[những người đồng tính luyến ái] muốn đi vào nhà thờ, và rối loạn dịch vụ nhà thờ, và tung ném (máu) bệnh ra xung quanh, và cố gắng đem cho người ta bệnh AIDS, và nhổ vào mặt nhà chăn chiên” , “[Tổ chức Planned Parenthood] dạy trẻ em để phạm tội gian dâm, dạy người ta phải ngoại tình, tất cả những loại dâm-với-thú, đồng tính luyến ái nam, đồng tính luyến ái nữ – tất cả những gì kinh Thánh lên án”. Thái độ của Robertson với phụ nữ, cũng thế, sẽ làm ấm những trái tim đen của Taliban Afghanistan: “Tôi biết điều này là đau lòng cho phụ nữ phải nghe, nhưng nếu bạn đã lấy chồng, bạn phải nhận có người đứng đầu, là chồng của bạn. Christ là người đứng đầu của toàn gia đình, và chồng là người đứng đầu của vợ, và đó là đường lối nó đã như thế, chấm dứt (không bàn luận lôi thôi)”.

Gary Potter, Chủ tịch của tổ chức Những người Catô cho Hành động chính trị Catô, đã có nói thế này: “Khi đa số người Kitô giành được quyền trên đất nước này, sẽ không có những nhà thờ ma quỉ satan, không có nữa sự lưu hành tự do báo chí sách vở khiêu dâm, không bàn nữa về quyền của người đồng tính luyến ái. Sau khi đa số đa số người Kitô giành được quyền kiểm soát, đa nguyên sẽ được xem như là vô đạo đức và tà ác, và nhà nước sẽ không cho phép bất cứ ai có quyền thực hành tà ác”. ““Tà ác”, như rất rõ ràng từ trích dẫn, không có nghĩa là làm những việc mà có hậu quả xấu cho người khác. Nó có nghĩa là có những tin tưởng và hành động mà không phải là như ý thích cá nhân của những “người Kitô khối đa số”.

Thày chăn chiên Thệ phản Fred Phelps, của Hội nhà thờ Baptist Westboro, là một người thuyết giáo mạnh miệng với một ám ảnh không thích những người đồng tính luyến ái. Khi người vợ góa của Martin Luther King chết, nhà chăn chiên Fred đã tổ chức một phong tỏa tang lễ của bà, và tuyên bố: “Gót Ghét đồng tính và những kẻ nâng đỡ đồng tính. Thế nên, Gót ghét Coretta Scott King, và hiện đang tra tấn bà với lửa và diêm sanh, ở nơi sâu bọ không bao giờ chết và lửa không bao giờ tắt, và khói đốt của tra tấn hành hạ bà bốc cao và lên cao mãi không giờ dứt”. [24] Là chuyện rất dễ để gạt Fred Phelps đi như một tên khùng, nhưng ông có rất nhiều hỗ trợ từ đông đảo những người và tiền bạc của họ. Theo chính trang web của ông, Phelps đã tổ chức 22.000 cuộc biểu tình chống đồng tính luyến ái, từ năm 1991 (đó là trung bình của một biểu tinhg trong mỗi bốn ngày) ở Mỹ, Canada, Jordan và Iraq, trưng những khẩu hiệu như “Cám ơn Gót cho bệnh AIDS”. Một thuộc tính nổi bật đặc biệt lôi cuốn của trang web của ông, là tự động kiểm đếm số ngày cho một tên người đồng tính luyến ái cụ thể, đã qua đời, xem người này đã được đốt cháy bao lâu trong hỏa ngục.

Thái độ với đồng tính luyến ái tiết lộ nhiều về những loại đạo đức lấy cảm hứng từ lòng tin tôn giáo. Một thí dụ cũng cho chúng ta biết nhiều như thế, là trong sự phá thai và sự áp đặt thiêng liêng tôn giáo trên đời sống con người.


Lòng tin tôn giáo và nguyên tắc cơ bản không thể xâm phạm của đời sống con người

Những thai-phôi con người là những thí dụ của đời sống con người. Vì vậy, dưới những ánh đèn chiếu sáng tuyệt đối của tôn giáo, hành động phá thai đơn giản chỉ là sai lầm: trọn vẹn giết người. Tôi không chắc quan sát của tôi, thú nhận là giai thoại cá nhân, nên hiểu thế nào – rằng nhiều người phản đối hăng hái nhất việc lấy đi sự sống của phôi thai, cũng có vẻ có nhiệt tình nhiều hơn thường, về việc lấy đi sự sống dành cho người lớn. (Để là công bằng, điều này, như một qui luật, không áp dụng với người Catô Lamã, những người nằm trong số những người phản đối phá thai om sòm nhất). George W. Bush, người tìm được Gót lần thứ nhì [25] , tuy nhiên, là điển hình của sự chiếm cứ uy quyền cho tôn giáo ngày nay. Ông ta, và những người chống đối đó, là những kẻ tích cực bảo vệ kiên quyết cho đời sống con người, miễn là nó là đời sống của phôi thai (hoặc đời sống bị bệnh chờ chết) – thậm chí đến mức ngăn ngừa khảo cứu y học có hy vọng chắc chắn sẽ cứu được nhiều đời sống [26]. Nền tảng hiển nhiên để chống lại án tử hình là tôn trọng sự sống con người. Từ năm 1976, khi Tòa án tối cao Mỹ đã đảo ngược lệnh cấm hình phạt tử hình, Tiểu bang Texas đã chịu trách nhiệm cho hơn một phần ba của tất cả hành quyết trong tất cả năm mươi tiểu bang của nước Mỹ. Và Bush chủ trì nhiều hành quyết ở Texas hơn bất kỳ thống đốc khác của lịch sử tiểu bang, trung bình mỗi chín ngày có một người bị xử tử hình. Có lẽ ông đã chỉ đơn giản làm nhiệm vụ của mình và thực hiện pháp luật của tiểu bang? [27] Nhưng sau đó, chúng ta hiểu thế nào về tường trình nổi tiếng của nhà báo CNN, Tucker Carlson? Carlson, bản thân là một người ủng hộ án tử hình đã bị sốc bởi sự bắt chước “hài hước” của Bush với một tù nhân nữ trong danh sách chờ thi hành án tử hình, đã cầu xin Thống đốc tạm hoãn thực hiện án tử hình: “Xin làm ơn”, Bush thút thít, môi ông mím trong tuyệt vọng giả, “Đừng giết tôi.” [28] Có lẽ người phụ nữ này đã có thể gặp thông cảm nhiều hơn nếu cô ấy đã chỉ ra rằng cô đã từng là một thai phôi. Suy niệm về những thai phôi thực sự dường như đã hiệu ứng đặc biệt nhất với nhiều người có lòng tin đạo Kitô. Bà Têrêsa thành Calcutta thực sự đã nói, trong bài phát biểu nhận giải Nobel Hòa bình, “Sự phá hoại hòa bình lớn nhất là sự phá thai.” Gì vậy? Làm thế nào một người phụ nữ với phán đoán đến lé-mắt như vậy có thể được đón nhận nghiêm trọng về bất kỳ chủ đề nào, khoan đừng nói đến chuyện được nghĩ nghiêm trọng là xứng đáng với một giải Nobel? Bất kỳ ai bị cám dỗ để được đưa vào ý tưởng là Bà Teresa đạo đức hơn người nhưng thực sự chỉ là đạo đức giả, nên đọc quyển sách Tư thế Truyền giáo: bà Teresa trong Lý thuyết và Thực hành, của Christopher Hitchens. [29]

Trở lại với Taliban Mỹ, lắng nghe Randall Terry, người sáng lập của Operation Rescue, một tổ chức để đe dọa khủng bố những người cung cấp dịch vụ phá thai. “Khi tôi, hoặc những người như tôi, lên nắm quyền đất nước này, các bạn nên tốt hơn là chạy trốn cho nhanh, vì chúng tôi sẽ tìm thấy các bạn, chúng tôi sẽ đưa các bạn ra tòa, và chúng tôi sẽ đưa các bạn lên ghế điện. Tôi nói với nghĩa chính xác của mỗi từ. Tôi sẽ làm cho nó là phần nhiệm vụ của tôi, để xem cho đến nơi đến chốn là chúng sẽ thực hành và thực hiện xong”. Ở đây, Terry đang nói về những y sĩ là những người cung cấp dịch vụ phá thai, và hứng khởi Kitô của ông hiện rõ trong những phát biểu khác:

Tôi muốn bạn chỉ hãy để một luồng sóng của không thể chịu đựng tha thứ được đổ ụp xuống bạn tắm hết người bạn. Tôi muốn bạn chỉ hãy để một luồng sóng của thù ghét đổ ụp xuống bạn tắm hết người bạn. Đúng, thù ghét là tốt ... Mục tiêu của chúng ta là một quốc gia Kitô. Chúng ta có một nhiệm vụ từ kinh Thánh, chúng ta được Gót gọi, để chinh phục đất nước này. Chúng ta không muốn cơ hội bằng nhau. Chúng ta không muốn đa nguyên, đa văn hóa gì hết.
Mục tiêu của chúng ta phải đơn giản. Chúng ta phải có một quốc gia Kitô, được xây dựng trên pháp luật của Gót, trên Mười điều răn. Không phải xin lỗi gì với ai cả. [30]

Tham vọng này để đạt những gì chỉ có thể được gọi là một nhà nước phát xít Kitô thì hoàn toàn điển hình của Taliban Mỹ. Nó là gần như một hình ảnh soi gương chính xác của những nhà nước phát xít Islam đang được người ở những phần khác của thế giới cuồng nhiệt hết sức tìm mọi cách thưc hiện. Randall Terry thì không – vẫn chưa – trong giới quyền lực chính trị. Nhưng không ai quan sát chính trường Mỹ tại thời điểm bài viết này (2006) có thể có được khả năng để lạc quan. [31]

Một người theo thuyết hệ quả đạo đức, hay người theo thuyết công lợi, thì chắc chắn sẽ xem xét giải quyết vấn đề phá thai theo một đường rất khác biệt, bằng cách cố gắng thẩm định cân nhắc sự đau khổ. Phôi thai có đau đớn không? (Có lẽ không, nếu nó được hủy bỏ trước khi nó có một hệ thần kinh, và thậm chí nếu nó là đã đủ lớn để có một hệ thần kinh, nó chắc chắn bị đau đớn ít hơn, hãy nói thí dụ rằng, một con bò trưởng thành trong một lò ba-toa). Người phụ nữ mang thai, hoặc gia đình, có phải chịu đau khổ nào không, nếu bà ấy không được phá thai? Rất có thể như vậy, và trong mọi trường hợp, cho rằng phôi thai chưa có một hệ thần kinh, không phải là người mẹ với hệ thần kinh phát triển đã trọn vẹn – phải có được sự lựa chọn?

Đây không phải để phủ nhận rằng một người theo thuyết hệ quả đạo đức có thể có những nền tảng để phản đối phá thai. Những luận chứng “trượt dốc trơn” [32] có thể được những người theo thuyết hệ quả đạo đức xếp đặt (mặc dù tôi sẽ không ở trong trường hợp này). Có lẽ những phôi không chịu đau đớn, nhưng một văn hóa chấp nhận sự lấy đi mạng sống con người có nguy hiểm sẽ liều lĩnh đi quá xa: rồi sau tất cả, nó sẽ dừng lại ở chỗ nào? Ở sự giết trẻ sơ sinh? Thời điểm của sinh nở đem cho một ranh giới-không-quay-lại-được-nữa tự nhiên để ấn định những quy luật, và người ta có thể tranh luận rằng thật khó để tìm được một thời điểm nào khác sớm hơn trước đó trong sự phát triển của phôi người. Do đó, những luận chứng “trượt dốc trơn” có thể dẫn chúng ta đến để cho thời điểm sinh nở ý nghĩa hơn thuyết công lợi, nếu (thuyết này) sẽ nghiêng sang giải thích một cách chặt chẽ hạn hẹp.

Những luận chứng chống lại sự trợ tử, hay chết không đau đớn [33], cũng thế, có thể được đưa xếp đặt với những điều kiện “trượt dốc trơn”. Hãy đặt ra một trích dẫn tưởng tượng từ một triết gia đạo đức: “Nếu bạn cho phép những y sĩ đưa những bệnh nhân đang chờ chết ra khỏi sự hấp hối đau đớn của họ, điều tiếp theo bạn biết là tất cả mọi người sẽ tống cụ bà nội ngoại của họ đi, để lấy tiền hay gia tài của bà lão. Những triết gia chúng ta có thể đã trưởng thành, vượt khỏi chủ nghĩa tuyệt đối, nhưng xã hội đòi có kỷ luật, với những quy luật tuyệt đối, chẳng hạn như “Ngươi không được giết,” nếu không, nó sẽ không biết được chỗ nào để dừng lại. Trong một vài trường hợp, cho tất cả lý do sai lầm trong một thế giới còn thấp hơn một thế giới lý tưởng, có thể quan điểm tuyệt đối có những hậu quả tốt hơn thuyết hệ quả đạo đức ngây thơ! Những triết gia chúng ta có thể có nhiều khó khăn khi ngăn cấm việc ăn thịt người đã chết và không ai đoái hoài – hãy nói tạm như những cô gái-gọi gặp nạn, bị xe cán chết lúc đang đứng đường. Tuy nhiên, vì những lý do theo suy nghĩ trượt dốc trơn, những điều cấm kỵ, những ta-bu tuyệt đối chống lại ăn thịt đồng loại, là quá giá trị đừng đánh mất”.

Những luận chứng loại trượt dốc trơn có thể được xem như một lối, trong đó những người theo thuyết hệ quả đạo đức có thể nhập cảng trở lại một hình thức của chủ nghĩa tuyệt đối gián tiếp. Nhưng những kẻ thù của sự phá thai trong giới tôn giáo, họ không màng gì với những trượt dốc trơn. Với họ, vấn đề là đơn giản hơn nhiều. Một phôi là một “hài nhi”, giết nó là giết người, và có thế thôi: dứt thảo luận. Phần lớn đến theo sau lập trường tuyệt đối này. Cho một khởi đầu, nghiên cứu phôi tế bào gốc phải đình chỉ, mặc dù tiềm năng to lớn của nó với y học, vì nó đưa đến cái chết của tế bào phôi. Sự bất nhất là rõ ràng khi bạn nhớ lại rằng xã hội đã chấp nhận IVF (sự thụ tinh ống nghiệm - in vitro fertilization), trong đó những bác sĩ thường xuyên kích thích phụ nữ để sản xuất trứng thặng dư, sẽ được dùng để thụ tinh ngoài cơ thể. Có thể có nhiều hàng tá những hợp-bào sống được có thể được sản xuất, trong đó có hai hay ba hơp-bào [34] sau đó được cấy vào tử cung. Kỳ vọng là, trong số này, chỉ một hoặc có thể hai, sẽ sống sót. IVF, do đó, giết chết những thai đã tựu [35], trong hai giai đoạn của tiến trình này, và xã hội nói chung, không có vấn đề gì với điều này. Trong 25 năm qua, phương pháp thụ tinh ống nghiệm đã là một quy trình chuẩn định để mang lại niềm vui vào đời sống của những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Những người trong giới tuyệt đối tôn giáo, tuy nhiên, có thể có vấn đề với IVF. Tờ Guardian ngày 03 Tháng Sáu 2005 đăng một câu chuyện hết sức khác thường, buồn cười, dưới nhan đề “Những cặp vợ chồng Kitô đáp ứng kêu gọi để cứu những phôi còn thừa, của IVF bỏ lại”. Câu chuyện về một tổ chức gọi là Snowflakes tìm cách “cứu” những phôi thặng dư, còn thừa lại trong những dưỡng đường IVF. “Chúng tôi thực sự cảm thấy như Chúa đã gọi chúng tôi để cố gắng đem cho một trong những phôi này – những trẻ em này – một dịp may để sống sót”, một phụ nữ ở tiểu bang Washington nói thế, người có đứa con thứ tư là kết quả của liên minh bất ngờ này, mà “những người Kitô bảo thủ đã thành lập với thế giới của những hài nhi ống nghiệm”. Lo lắng về liên minh đó, chồng bà đã tham khảo ý kiến một huynh trưởng hội nhà thờ, người đã khuyên, “Nếu bạn muốn giải phóng những nô lệ, đôi khi bạn phải làm một thương lượng với giới buôn nô lệ”. Tôi tự hỏi những người này sẽ nói gì, nếu họ biết rằng phần lớn những phôi đã thụ (trong mỗi phụ nữ), đều đã tự hủy, đột nhiên như thường, dù thế nào chăng nữa. Nó có thể được xem hay nhất như một kiểu “kiểm soát phẩm chất” tự nhiên.

Một loại nhất định của não thức tôn giáo nào đó, không thể thấy sự khác biệt về đạo đức giữa giết một nhóm nhỏ gồm những tế bào về một mặt, và giết chết một y sĩ (có thân xác) phát triển toàn vẹn về một mặt khác. Tôi đã trích dẫn Terry Randall và tổ chức “Operation Rescue”. Mark Juergensmeyer, trong quyển sách lạnh người Terror in the Mind of God của ông, in một tấm ảnh của nhà chăn chiên Michael Bray với người bạn ông là nhà chăn chiên Paul Hill, đang dương một biểu ngữ, đọc: “Có phải là sai để chặn lại sự sát hại những hài nhi vô tội?” Cả hai trông giống như những thanh niên tử tế, đang học những lớp đắt tiền sửa soạn đại học, cười duyên dáng, khéo mặc quần áo nhã nhặn, rất trái ngược với những kẻ khùng mắt nhìn thao láo. Tuy nhiên, họ và bạn bè của họ trong Đội quân của Gót (AOG) đã làm việc chuyên đi đốt những dưỡng đường phá thai là doanh nghiệp của họ, và họ đã không giấu giếm tham vọng của họ là giết những y sĩ. Ngày 29 tháng 7 năm 1994, Paul Hill lấy một khẩu súng săn, và giết chết bác sĩ John Britton và người vệ sĩ của ông là James Barrett, ngay bên ngoài phòng khám bệnh của bác sĩ Britton ở Pensacola, Florida. Sau đó hắn nộp mình với cảnh sát, nói rằng đã giết chết người y sĩ, để ngăn ngừa những cái chết tương lai của những “hài nhi vô tội”. [36]

Michael Bray bào chữa rất hùng hồn cho những hành động như vậy, và tất cả xuất hiện với bên ngoài của một mục đích đạo đức rất cao, như tôi đã tìm thấy khi phỏng vấn anh ta, trong một công viên công cộng ở Colorado Springs, cho phim truyền hình tài liệu của tôi về tôn giáo [37]. Trước khi đến câu hỏi về phá thai, tôi đã đo lường được mức độ đạo đức dựa trên kinh Thánh của Bray, bằng cách hỏi anh một vài câu hỏi sơ bộ. Tôi đã chỉ ra rằng luật trong kinh thánh lên án những người ngoại tình tội chết, họ phải bị ném đá đến chết. Tôi đã mong đợi anh ấy không chấp nhận thí dụ đặc thù này, vì rõ ràng là nằm ngoài mức độ có thể chấp nhận được.  Nhưng anh làm tôi ngạc nhiên. Anh đã vui vẻ đồng ý rằng, sau thủ tục luật định (ra tòa), những người ngoại tình nên bị xử tử. Sau đó tôi đã chỉ ra rằng Paul Hill, với sự hỗ trợ hoàn toàn của Bray, đã không theo đúng thủ tục, nhưng đã đem pháp luật vào tay của mình, và giết chết một y sĩ. Bray bào chữa cho hành động của người bạn làm nghề chăn chiên của mình, trong những thuật ngữ tương tự như anh đã có khi Juergensmeyer phỏng vấn anh, làm một sự phân biệt giữa giết chết để trừng phạt, thí dụ một y sĩ phá thai đã về hưu, và giết chết một y sĩ đang hành nghề như một phương tiện ngăn chặn y sĩ này khỏi sự “thường xuyên làm chết trẻ sơ sinh”. Tôi sau đó đặt điều đó ra với Hill, đã nghĩ dù sao những tin tưởng của Paul Hill cũng chân thành không có nghi ngờ, rằng xã hội sẽ rơi vào một tình trạng hỗn loạn khủng khiếp nếu tất cả mọi người dự trên tin tưởng quả quyết cá nhân để đem pháp luật vào tay của mình, thay vì chấp hành pháp luật của quốc gia. Không phải đó là đường lối đúng để cố gắng để có được pháp luật thay đổi, một cách dân chủ? Bray trả lời: “Vâng, đây là vấn đề khi chúng ta không có pháp luật mà nó là pháp luật đích thực; khi chúng ta có luật được con người tạo thành tại chỗ, thất thường, như chúng ta đã thấy trong trường hợp của cái gọi là pháp luật về quyền phá thai, đã được những quan tòa áp đặt lên người dân….” Chúng tôi sau đó đã trở tranh cãi về Hiến pháp Mỹ và pháp luật đến từ đâu. Thái độ của Bray về những nội dung vấn đề như thế, đã hóa ra là rất giống với những gì nhớ lại về những Muslim chủ chiến sống ở Anh đã công khai tuyên bố mình là chỉ bị ràng buộc bởi pháp luật Islam, không phải pháp luật dân chủ đã được ban hành của đất nước mà họ đã tự chọn di cư sinh sống.

Năm 2003, khi bị xử tử vì đã giết bác sĩ Britton và người vệ sĩ của ông này, nhà chăn chiên Paul Hill nói rằng sẽ làm điều đó một lần nữa để cứu những bào thai. Thật thà nhìn tới trước, mong đợi cái chết cho mục đích của mình, ông nói trong một cuộc họp báo, “Tôi tin rằng nhà nước tiểu bang, bằng cách xử tử tôi, sẽ làm tôi thành một thánh tử đạo”. Những người chống phá thai thuộc cánh hữu chính trị phản đối xử Paul Hill tử hình, đã được liên minh “không-thần thánh” với những người cánh tả vốn vẫn phản đối bản án tử hình ở nước Mỹ kết hợp, thành những người đã kêu gọi thống đốc tiểu bang Florida, Jeb Bush, để “ngưng lại sự tử đạo của Paul Hill”. Họ xem ra đưa lý do khả hữu, cho rằng khi giết Hill theo pháp luật, thực sự sẽ khuyến khích những vụ giết người (phá thai) nhiều hơn, đích xác ngược lại với tác động muốn có là ngăn chặn sự giết người, vốn mục đích của án tử hình trong pháp luật giả định là như vậy. Bản thân Hill mỉm cười suốt tất cả cho đến tận phòng tử hình, nói “Tôi chờ đợi một phần thưởng tuyệt vời trên thiên đàng ... Tôi đang chờ đợi sự vinh hiển” [38] Và ông đề nghị rằng những người khác nên tiếp tục mục tiêu bạo động của ông. Phong ngừa những cuộc tấn công trả thù cho thánh chiên “tử đạo” Paul Hill, cảnh sát đã tiếp tục trong tình trạng báo động cao khi Hill đã bị giết, và nhiều người có liên hệ với  vụ án này, đã nhận được thư đe dọa có kèm đạn.

Toàn bộ những công việc tổ chức hoạt động khủng khiếp này bắt nguồn từ một sự khác biệt đơn giản trong nhận thức. Có những người, vì những xác tín tôn giáo của họ, nghĩ rằng phá thai là giết người và sẵn sàng giết nười để bảo vệ những phôi, mà họ thích chọn để gọi là “hài nhi”. Về phía bên kia, là những người cũng chân thành nhưng ủng hộ sự phá thai, là những người hoặc có những xác tín tôn giáo khác biệt, hoặc không có tôn giáo, nhưng đều kết hợp với những tư tưởng đạo đức đã suy nghĩ chín chắn nhìn theo quan điểm hệ quả đạo đức. Họ cũng nhìn thấy chính họ là những người lý tưởng, cung cấp một dịch vụ y khoa cho những bệnh nhân có nhu cầu, những người, nếu không thế, sẽ phải tìm đến những người thiếu khả năng và điều kiện chuyên môn, nguy hiểm. Cả hai bên đều nhìn thấy phía bên kia là những kẻ giết người hoặc những người ủng hộ giết người. Cả hai bên, dưới ánh sáng của riêng mình, đều cũng chân thành như nhau.

Một người phát ngôn cho một dưỡng đường phá thai mô tả Paul Hill như là một kẻ bị bệnh tâm thần nguy hiểm. Nhưng những người như anh ta không nghĩ đến bản thân mình là những người bệnh tâm thần nguy hiểm nguy hiểm, họ tự cho rằng mình là những người tốt, đạo đức, được Gót hướng dẫn. Thật vậy, tôi không nghĩ Paul Hill là một người bệnh tâm thần. Chỉ đúng là một người quá sùng đạo, rất tôn giáo. Nguy hiểm, có, nhưng không phải là một người bệnh tâm thần. Nguy hiểm một cách sùng đạo, tôn giáo. Dưới những ánh sáng của lòng tin tôn giáo của mình, Hill đã hoàn toàn đúng và đạo đức để bắn chết bác sĩ Britton. Những gì đã là sai với Hill, đã là bản thân lòng tin tôn giáo của chính anh ta. Michael Bray, cũng vậy, khi tôi gặp ông ta, đã không gây cho tôi ấn tượng một người bệnh tâm thần. Tôi thực sự khá có cảm tình với ông ta. Tôi nghĩ rằng ông là một con người trung thực và chân thành, nói năng lặng lẽ, suy nghĩ có ý tứ chu đáo, nhưng không may não thức của ông đã bị những vô nghĩa tôn giáo độc hại chiếm giữ.

Những người phản đối phá thai mạnh mẽ, gần như tất cả đều là những người có tôn giáo sâu xa. Những người chân thành ủng hộ sự phá thai (như một lựa chọn cần thiết cho người mẹ), dù cá nhân có tôn giáo hay không, có nhiều phần theo một triết học đạo đức phi-tôn giáo, theo thuyết hệ quả đạo đức; có lẽ gọi đến câu hỏi của Jeremy Bentham, “có thể họ bị đau đớn không?” “Paul Hill và Michael Bray đã không thấy có sự khác biệt về đạo đức, giữa giết chết một phôi thai, và giết chết một bác sĩ, ngoại trừ phôi, với họ, được xem là một “hài nhi” vô tội, không có gì chê trách. Những người theo thuyết hệ quả đạo đức thấy tất cả sự khác biệt trong thế giới. Một phôi thai sớm tụ, còn non, có cảm nhận, cũng có hình ảnh tương tự, của một con nòng nọc. Một bác sĩ y khoa là một sinh vật đã trưởng thành trọn vẹn, một con người có ý thức với những hy vọng, yêu thương, khát vọng, sợ hãi, một kho chứa lớn lao những kiến thức con người, có khả năng có những cảm xúc sâu xa, và rất có thể (nếu ông bị sát hại) là một góa phụ đau buồn tan nát, mất hết tất cả, và những đứa con thơ dại chịu mồ côi cha, có lẽ cả cha mẹ già đã mất ông như nguồn tự hào yêu thương.

Paul Hill gây ra đau khổ lâu dài, sâu xa, và thực sự, với những sinh vật có hệ thần kinh có khả năng đau khổ. Người y sĩ, nạn nhân của ông, đã không làm điều như vậy. Những phôi còn non vẫn chưa có hệ thần kinh thì chắc chắn không bị đau đớn. Và nếu trong trường hợp muộn hơn, phải hủy bỏ những phôi đã lớn đủ với hệ thần kinh – Mặc dù tất cả đau đớn thương tâm là xấu xa đáng trách – đó không phải vì chúng là con người mà phải chịu đau đớn. Không có lý do tổng quát nào để giả định rằng phôi người ở bất kỳ tháng nào trong thai nghén, bị nhiều đau đớn hơn phôi một con bò hay cừu, ở cùng giai đoạn phát triển tương tự. Và có mọi lý do để giả định rằng tất cả những phôi thai, cho dù con người hay không, phải chịu đau đớn ít hơn so với con bò trưởng thành hoặc cừu trong lò mổ, đặc biệt là một lò mổ theo nghi lễ tôn giáo, ở đó, vì lý do tôn giáo, chúng phải có đầy đủ tỉnh táo, khi những cổ họng của chúng bị cắt theo nghi thức  tôn giáo [39].

Đau khổ thì khó đo lường [40], và những chi tiết có thể là bàn cãi bất đồng. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến điểm chính của tôi là bận tâm với sự khác nhau giữa triết lý của hệ quả đạo đức thế tục, và của tuyệt đối đạo đức tôn giáo [41] . Một trường phái tư tưởng quan tâm về việc liệu phôi thai có thể bị đau đớn hay không. Một trường phái kia quan tâm về việc liệu chúng có là con người hay không. Những người đạo đức tôn giáo, có thể nghe họ bàn luận câu hỏi như thế này, “Khi nào những phôi đang phát triển trở thành một người – một con người?”. Những người đạo đức thế tục, có nhiều phần hơn, sẽ đặt câu hỏi, “Đừng quá bận tâm với không biết nó có là con người hay chưa (ngay cả điều đó có nghĩa gì không với một nhóm nhỏ những tế bào?); ở tuổi nào, bất kỳ một phôi thai đang phát triển của bất kỳ loài nào, trở nên có khả năng càm nhận được đau đớn?”.


Ngụy biện về Beethoven tuyệt vời

Nước cờ đi kế tiếp của

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)





[1] [*Tôi không có tự tin cả gan (chutzpah) để từ chối với những lý do đã được một trong những đồng nghiệp khoa học lỗi lạc nhất của tôi đem cho, bất cứ khi nào có một người theo thuyết sáng tạo cố gắng để dàn dựng một tranh luận kiểu cách trước công chúng với ông ta (tôi sẽ không nêu tên ông, nhưng câu nói của ông nên được đọc theo giọng Anh đặc biệt của người Australia): “Điều đó xem hay lắm trong bản thu tóm lý lịch CV của bạn, nhưng không được thế trong của tôi.”]
[2] Fundamentalism: quá khích giáo điều hay quá khích tôn giáo thủ cựu: Có thể định nghĩa tổng quát là sự duy trì nghiêm ngặt những học thuyết hoặc nền tảng cổ xưa, của bất kỳ một tôn giáo hay ý thức hệ nào.Thường biểu hiện qua dạng thức một phong trào tôn giáo, hay quan điểm tư tưởng có đặc trưng là một sự kêu gọi, vận động để trở lại với những nguyên tắc nền tảng, bằng sự cưỡng bách phải tuân thủ cứng nhắc với những nguyên tắc này, và thường đến từ lập trường chật hẹp, thủ cựu, hoặc không thể mở rộng, hoặc phủ nhận hay từ chối dung nạp những quan điểm khác biệt, và nói chung luôn chống đối những học thuyết hay chủ nghĩa thế tục, không Kitô.
Hiện nay tính chất quá khích thủ cựu trong tôn giáo biểu hiện dưới hai hình thức thời sự nổi bật, chúng là đối tượng của suy nghĩ, làm nền tảng cho những lập trường phản tôn giáo của Dawkins, vì trước hết và hầu hết, ông lên tiếng với tư cách một khoa học gia, ngành sinh học, ông đã có những công trình triển khai lỗi lạc và diễn giảng xuất sắc thuyết tiến hóa. Chúng ta chứng kiến một hiện tượng quái đản trong thế giới văn hóa phương Tây – sự đối đầu sống mái giữa tôn giáo Abraham và khoa học, điển hình là giữa gót-học Kitô và thuyết tiến hóa. Thuyết tiến hóa trước sau, vẫn là đối tượng đặc biệt phải triệt hạ bằng mọi giá – dù có phải tự hạ xuống hàng ngu xuẩn, hay điên rồ đến đâu – của gót-học Kitô.
(a) Modern Christian fundamentalism: Phong trào quá khích thủ cựu Kitô hiện đại: phát sinh từ những giáo phái nghìn năm ở nước Mỹ, trong thế kỷ 19. Những giáo phái này tin rằng sẽ có sự giáng thế thứ hai và thiết lập vương quốc của Gót trên mặt đất, và theo như Sách Khải Huyền đã tiên tri, vương quốc này sẽ dài một nghìn năm trở lên (a millennium). Những giáo phái này đã liên kết với phản ứng chống lại chủ nghĩa tự do trong chính trị và xã hội, và đặc biệt về khoa học, phản đối kịch liệt, đi đến hoàn toàn phủ nhận thuyết tiến hóa. Trong số những giáo phái Thệ phản này, đều có chúng đặc tính duy trì niềm tin vào sự giải thích chặt chẽ và theo nghĩa đen của kinh Thánh, gồm tất cả những câu chuyện, giáo lý, lời tiên tri, và luật đạo đức của nó. Có thể xem Phong trào quá khích thủ cựu Kitô hiện đại như phản ứng với chủ nghĩa hiện đại (modernism) , đặc biệt khẳng định sự không thể sai lầm của kinh Thánh, như một ghi chép lịch sử, và như một hướng dẫn cho đức tin và luân lý, và nhấn mạnh, như nội dung của đức tin đích thực, là niềm tin vào sự sinh nở đồng trinh, sự hy sinh và cái chết của Christ trên giá gỗ chữ thập, sự sống lại thực sự của thân xác, và sự giáng thế thứ hai sắp tới.
 (b) Islamic fundamentalism: Phong trào quá khích thủ cựu Islam: xuất hiện trong thế kỷ 18 và 19, như là một phản ứng với sự tan rã quyền lực chính trị và kinh tế của Islam. Được xem như sự khẳng định rằng Islam là trung tâm của cả quốc gia và xã hội, và ủng hộ tuân thủ nghiêm ngặt theo kinh Koran (Qur'an ) và luật Islam (Sharia), hỗ trợ nếu cần, cho những jihad (thánh chiến).
[3] Cultural relativism: thuyết môi trường văn hóa tương đối, đặt trên nguyên lý rằng những tin tưởng và hoạt động của một cá nhân con người nên được những người khác nhìn hiểu trong những kích thước của văn hóa của riêng cá nhân ấy. Nguyên lý này do Franz Boas thiết lập như định đề trong khảo cứu nhân loại học ở những thập niên đầu của thế kỷ 20. Ông nói rõ ý tưởng này, lần đầu tiên vào năm 1887: “văn minh thì không phải là một gì tuyệt đối, nhưng … là tương đối, và … những ý tưởng và những khái niệm của chúng ta là đúng chỉ trong chừng mức giới hạn của văn minh chúng ta”.
[4] [From 'What is true?', ch. 1.2 of Dawkins (2003).]
Bongolese: người thuộc một bộ lạc tưởng tượng do Richard Dawkins đặt ra trong câu truyện trên đây để chế diễu những người theo thuyết môi trường văn hóa tương đối nói trên.
[5] “Monkey Trial” – “Vụ án Con Khỉ” ở Dayton, Tennessee, tháng 10/năm 1925, xử John Thomas Scopes, một giáo sư trung học trẻ tuổi địa phương, bị lên án vi phạm luật tiểu bang Tennessee vì đã ông dạy thuyết tiến hóa trong một trường công lập. Luật của tiểu bang, thông qua tháng Ba/1925, đã buộc một tội tiểu hình, phạt tiền, nếu “dạy bất kỳ một lý thuyết nào phủ nhận câu chuyện Gót Sáng tạo con người như được dạy trong kinh Thánh, nhưng thay vào đó, dạy con người đã là hậu duệ của một động vật thấp hơn”.
Scopes đã cố ý vi phạm luật này để đưa vấn đề ra trước tòa công luận. Vụ án nổi tiếng kéo dài chỉ từ 10/Jul đến Jul/21, nhưng tất cả những nhân vật liên quan, và những diễn biến chi tiết khôi hài, lố bịch, đều đã đi vào lịch sử nước Mỹ. Mặc dù Scopes bị buộc tội, và đóng phạt (vơi món tiền phạt nhẹ nhất luật cho phép), nhưng luật sư phe bảo thủ Bryan, qua đối chứng, đã lần lượt đi đến những phát biểu mâu thuẫn, lố bịch, thậm chí ngu muội, làm trò khôi hài cho mọi người, và phe tôn giáo bảo thủ của ông đã cho thấy mặt trái lố bịch trước dư luận Mỹ. Thắng án, nhưng luật sư Bryan chịu xấu hổ ê chề, chỉ năm ngày sau, ông chết trong giấc ngủ, những tin tưởng thủ cựu tôn giáo của phe quá khích được công chúng nước Mỹ biết đến như lạc hậu, đáng thẹn.
Năm 1927, Tòa án Tối cao tiểu bang Tennessee đã lật ngược phán quyết của Vụ án Con Khỉ, và hủy bỏ bản án về mặt kỹ thuật, nhưng những vấn đề có nội dung liên hệ đến hiến pháp của nó vẫn chưa chưa giải quyết rõ ràng. Phải đến năm 1968, vấn đề mới được giải quyết trọn vẹn, khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hủy bỏ một luật tương tự, lần này của tiểu bang Arkansas, với lý do nó vi phạm Phụ đính thứ nhất của Hiến pháp nước Mỹ (First Amendment).
[6] [Cả hai trích dẫn của tôi đều lấy từ bài của ông trong In Six Days: Why 50 Scientists Choose to Believe in Creation, an anthology of essays by young-Earth creationists (Ashton 1999).]
[7] Nhân vật của George Orwell trong tiểu thuyết Nineteen Eighty-Four. (1949), thư ký trong Văn phòng Tài liệu Hồ sơ của Bộ Sự Thật.
[8] Kevin Phillips. American Theocracy: The Peril and Politics of Radical Religion, Oil, and Borrowed Money in the 21st Century (2005)
[9] Absolutism: chủ nghĩa, hay lý thuyết triết học có chủ trương những giá trị như sự thật (đúng/sai), hay đạo đức (tốt/xấu), đều có tính tuyệt đối và vô điều kiện, duy trì rằng không tùy thuộc vào sự nhận thức của con người. (phản lại là – chủ nghĩa tương đối, relativism)
[10] thoughtcrime
[11] [Warraq (1995: 175).]
[12] [John William Gott đi tù vì tội gọi Jesus là một thằng hề, ghi trong The Indypedia, in trong tờ Independent, 29 April 2006. Cố gắng tư nhân đưa BBC ra tòa vì tội phỉ báng Gót – được chính BBC loan tin, ngày 10 Jan. 2005:
http://news.bbc.co.uk/l/hi/ entertainment/tv_and_radio/4161109.stm]
John William Gott (1866–1922), nhà cổ động, tuyên truyền cho tự do tư tưởng. Ông nổi tiếng và đi tù vì đã mô tả Jesus vào thành Jerusalem “như một tên hề đám xiếc trên lưng hai con lừa” – (a circus clown on the back of two donkeys). Ông là người cuối cùng bị kết tội phỉ báng Gót (blasphemy) ở nước Anh.
Khi BBC quyết định phát hình vở nhạc nhạc kịch Jerry Springer: The Opera, Jan/2005. Jesus trong ‘Springer’ được trình bày như một đứa trẻ lệch lạc tình dục . Gót Toàn Năng được miêu tả như một kẻ bất lực phải dựa vai Jerry Springer để khóc, và Springer mới là vị cứu tinh thực sự của nhân loại. Đặc biệt có một màn Jesus tự nhận mình là “hơi đồng tính” – a bit gay). Nhóm tôn giáo quá khích Christian Voice tìm cách truy tố BBC ra tòa với tội báng bổ Gót, nhưng chưởng lý tòa án thành phố Westminster gạt bỏ.
[13] Các tội phạm thường do các cư quan hữu trách (quan tòa chưởng lý với tài liệu hồ sơ từ những cơ quan điều tra tư pháp/cảnh sát) đưa ra tòa, nhưng có trường họp tư nhân truy tố, đòi đưa ra tòa (private prosecution). Thí dụ gần đây nhất, nổi tiếng: khi vua chiên Joseph Ratzinger, hay Benedict XVI, sang thăm nước Anh, năm 2010. Dawkins (cùng các bnaj nổi tiếng của ông, Christopher Hitchens, Sam Harris) đã thực sự tìm cách truy tố vị vua chiên này ra tòa vì trách nhiệm của ông này với tệ nạn lạm dụng tình dục trẻ em của những nhà chăn chiên trên thế giới.
[14] Wahhabi Islam: Trong hơn hai thế kỷ, Wahhabism là đức tin thống trị của Ả Rập Saudi. Wahhabism là một hình thức khắc khổ của Islam tuyệt đối nhấn mạnh vào sự giải thích theo nghĩa đen của kinh Koran. Wahhabis nghiêm ngặt tin rằng tất cả những ai không thực hành hình thức Islam của họ đều là ngoại đạo và kẻ thù.
[15] Web The Onion: http://www.theonion.com/
[16] [http://adultthought.ucsd.edu/Culture_War/The_American_ Taliban.html]
Ann Hart Coulter là một nhân vật thực, luật sư, viết báo, bình luận chính trị xã hôi với lập trường bảo thủ.
[17] gay = got aids yet? – Một nhóm người Kitô ở Mỹ, gây dư luận, cố ý loan tin lừa bịp (hoax), khi AID mới xuất hiện (những năm 60’s) rằng AID là bệnh do Gót giáng xuống những người đồng tính. Điển hình là nhà chăn chiên Bắptít rất nổi tiếng, chuyên giảng “đạo” trên Tivi, Jerry Falwell (1933 – 2007) đã nói: “AIDS is not just God's punishment for homosexuals; it is God's punishment for the society that tolerates homosexuals.
[18] James Watt – Bộ trưởng bộ Nội vụ trong nội các Reagan. “We don't have to protect the environment, the Second Coming is at hand”.
[19] Kimberly Blaker. The Fundamentals of Extremism: The Christian Right in America. New Boston Books, 2003
[20] [Hodges (1983).]
[21] Alan Mathison Turing (1912–54), Nhà lôgíc và toán học lỗi lạc người Anh, người đã có những đóng góp sáng tạo và quan trọng trong toán học, lôgích học, mật mã học (cryptanalysis), triết học, và sinh học, và những lĩnh vực mới sau thành những ngành: khoa học cômputơ, khoa học não thức, thông minh nhân tạo và sự sống nhân tạo (computer science, cognitive science, artificial intelligence, and artificial life).
Alan Turing đã bị bắt và bi truy tố ra tòa Tháng 3/1952, sau khi cảnh sát biết về mối quan hệ tình dục của ông với một người đàn ông trẻ tuổi ở Manchester. Ông không từ chối hay bào chữa, nhưng nói với mọi người rằng ông thấy không có gì sai trái trong hành động của mình. Ông như đặc biệt là cởi mở về tình dục của mình, ngay cả trong không khí xã hội cứng rắn và thiếu thông cảm thời ấy ở Manchester. Thay vì vào tù, ông chấp nhận, trong thời gian một năm, “điều trị” hormone: tiêm estrogen nhằm trung hòa ham muốn tình dục (libido) trong người. Trước đó, từ năm 1951, Turing đã đang nghiên cứu, khai mở và đặt nền tảng cho những gì bây giờ được gọi là khoa học về sự sống nhân tạo, nhưng sau án tòa, ông không còn được phép làm việc trong những chương trình nghiên cứu khoa học quốc phòng của chính phủ Anh nữa; vì trong thời chiến tranh lạnh, Anh đã đồng minh với Mỹ, và theo luật Mỹ, những người đồng tính nếu biết, đều bị bị xem là thành phần không được đảm bảo về an ninh bí mật.
Ông sống độc thân,  thuê người hàng tuần giúp việc dọn dẹp. Người này, ngày 08/6/1954 đã tìm thấy Turing chết cô đơn trên giường. Ông đã qua đời ngày hôm trước, ngộ độc cyanide, một quả táo ăn dở vẫn còn trên bàn ngủ cạnh giường. Phán quyết của y sĩ khám nghiệm tử thi là ông đã tự tử, chỉ hơn hai tuần nữa mới đến sinh nhật 42 tuổi.
[22] [Trích dẫn này và những trích dẫn sau trong đoạn này đều lấy từ trang web American Taliban đã kể; http://adultthought.ucsd.edu/Culture_War/The_American_Taliban. html.]
[23] [http://adultthought.ucsd.edu/Culture_War/The_American_ Taliban.html]
[24] [Từ trang web chính thức của Pastor Phelps's Westboro Baptist Church, godhatesfags.com:
Coretta Scott King, cùng chồng, Martin Luther King, là tiên phong trong phong trào nhân quyền Mỹ ở những năm 1960’s. Sau khi chồng chết, bà tiếp tục sự nghiệp của chồng, trong đó đặc biệt là cổ vũ và tranh đấu cho quyền lợi của và sự chấp nhận xã hội, cho những người đồng tính cả nam lẫn nữ.
[25] Born-again Christian
[26] [Xem Mooney (2005). Cũng xem Silver (2006), đã cho phát hành khi quyển sách này đang chạy bản in mo-rát sau cùng – quá muộn để có một bàn luận đầy đủ như tôi đã muốn có.]
[27] [ Để có một phân tích đáng chú ý về những gì khiến Texas khác biệt về phương diện này, xem
http://www.pbs.org/wgbh/pages/frontline/shows/ execution/readings/texas.html.]
[28] [http://en.wikipedia.org/wiki/Karla_Faye_Tucker.]
[29] Christopher Hitchens The Missionary Position: Mother Teresa in Theory and Practice. (London and New York: Verso, 1995)
[30] [Những trích dẫn của Randall Terry đều từ trang web American Taliban đã nhắc:
http://adultthought.ucsd.edu/Culture_War/The_American_Taliban. html.]
[31] Operation Rescue: một trong những tổ chức phò-sống tai tiếng nhất ở nước Mỹ do Randall Terry thành lập năm 1986.
[32] slippery slope – một ý tưởng hay một tiến trình hành động sẽ dẫn đến một gì đó không thể chấp nhận, sai lầm, hay thảm họa, còn gọi là “suy nghĩ gây họa” (catastrophic thinking).
[33] Euthanasia: The act or practice of ending the life of an individual suffering from a terminal illness or an incurable condition, as by lethal injection or the suspension of extraordinary medical treatment.
[34] zygote
[35] conceptuses
[36] Army of God: Đội quân của Gót là một mạng lưới ngầm của những kẻ khủng bố trong nước Mỹ, Canada; gồm những người tin rằng việc sử dụng bạo lực là phù hợp và chấp nhận như một phương tiện để chấm dứt sự phá thai trong y khoa. Các thành viên của đội quân của Gót ủng hộ việc xử dụng bạo lực với những y sĩ, nhân viên y tế  trong các những bệnh viện, dưỡng đường  cung cấp dịch vụ y tế phá thai.  Một đoạn trích từ Cẩm nang của Đội quân của Gót nói rằng quân đội của Gót “.. là một quân đội thực sự, và Gót là vị Tướng tối cao và Tổng tư lệnh …”. Michael Bray - đã được gọi là chăn chiên tuyên úy của Đội quân của Gót.
Bắt đầu xuất hiện khoảng năm 1982, tổ chức này đã ám sát nhiều y sĩ ở Mỹ và Canada, tấn công, đặt bom, gửi thư vi trùng anthrax, … các bệnh viện phá thai.
[37] [* những người giải phóng thú vật (liberationists) là người đe dọa bạo động với những nhà khoa học dùng thú vật trong nghiên cứu y khoa, sẽ cũng tuyên bố có một mục đích đạo đức cũng cao như thế.]
[38] [Reported on Fox news: http://www.foxnews.com/story/0,2933,96286,00.html.]
[39] Cả hai, Islam và Dothái, đều có những qui định tôn giáo, thành những nghi lễ trong việc đem giết gia súc (bò,  cừu, dê,…) để lấy thịt ăn bình thường. Có hai loại giết mổ tôn giáo nổi tiếng: Halal (theo Islam) và Kosher (theo Judaism). Ngày nay, một trong những tiêu chuẩn của một lò ba-toa trong thế giới văn minh - là tất cả các loài động vật phải được làm cho choáng váng không biết gì nữa, hoàn toàn bất tỉnh, trước khi giết chúng, để tránh đau đớn. Nhưng Kosher và Halal, theo những giáo điều từ thời man dã, đều không tuân theo những tiêu chuẩn nhân đạo này.
Thức ăn Halal: (halal có nghĩa là cho phép, hoặc hợp pháp). Thức ăn halal là thực phẩm được cho phép theo chế độ ăn uống hướng dẫn Islam. Những hướng dẫn này được thu thập từ kinh Qu'ran. Thức ăn chỉ được công nhận là Halal khi làm thịt con vật theo luật giết mổ halal: Khi một con vật bị giết làm thịt, các tĩnh mạch bị cắt và máu cho chảy sạch khỏi con vật hấp hối. Trước khi giết con vật, dĩ nhiên, phải gọi tên gót Allah.
Thức ăn Kosher: tương tự, Luật giết mổ Kosher dựa trên giải thích của kinh Thánh và Torah: Thịt kosher phải được giết mổ một cách đặc biệt, vì vậy các giáo sĩ Do Thái trong một lò thịt Kosher là một đồ tể tôn giáo được huấn đặc biệt . Con vật phải bị giết, không bằng súng, búa, hay gì khác, nhưng phải bằng một con dao sắc đặc biệt (gọi là Chalif) được sử dụng để cắt thực quản, khí quản, động mạch cảnh và tĩnh mạch tinh mạch cảnh, trong một nhát cắt. Sau đó, con vật hấp hối phải được nâng lên cao để máu tuôn chảy cho hết. Thịt ăn phải sạch hoàn toàn, không máu.
[40] [M. Stamp Dawkins (1980).]
[41] [* Điều này, dĩ nhiên, không có vượt hết những khả năng có thể có. Một đa số đáng kể người Kitô Mỹ không có một thái độ tuyệt đối với sự phá thai, và ủng hộ sự lựa chọn. Xem thí dụ: Liên minh tôn giáo cho lựa chọn sinh sản, tại www.rcrc.org/. ]