Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)
(tiếp theo ...)
Richard Dawkins
(The God Delusion)
(tiếp theo ...)
Chương 5
(tiếp theo)
Những Giáo
phái thờ Hàng hóa
Trong The Life of Brian, một trong những điều nhóm Monty Python đã đúng
là một giáo phái mới có thể bắt đầu cực kỳ nhanh chóng [1].
Nó có thể mọc lên hầu như qua đêm và sau đó thành kết hợp vào trong một văn
hóa, nơi nó đóng một vai trò chi phối ồn ào. “Những Giáo phái thờ hàng hóa chở bằng tàu” [2],
ở vùng quần đảo Melanesia của Thái Bình Dương và của New Guinea, cung cấp những
thí dụ nổi tiếng nhất từ đời sống thực. Toàn bộ lịch sử của một vài những giáo
phái này, từ khởi đầu đến tàn cuộc, được gói trọn vẹn trong ký ức sống. Không
giống như giáo phái của Jesus [3],
trong đó nguồn gốc của nó thì không có chứng cớ xác nhận đáng tin cậy, chúng ta
có thể nhìn thấy toàn bộ quá trình của những sự kiện đặt ra trước mắt chúng ta
(và ngay cả ở đây, như chúng ta sẽ thấy, giờ đây một vài chi tiết đã bị mất). Nó là hết sức lý thú hấp
dẫn để đoán rằng giáo phái Kitô hầu như chắc chắn đã bắt đầu trong nhiều cách
thức rất giống như thế, và đã khởi đầu lan truyền với cùng một tốc độ nhanh như
thế.
Nguồn tài liệu chính tôi dựa vào, về
những giáo phái thờ phụng hàng hóa chở bằng tàu, là tập sách Quest in Paradise của David
Attenborough, mà ông rất tử tế tặng tôi làm quà [4].
Mẫu thức là một như nhau cho tất cả chúng, từ những giáo phái sớm nhất trong
thế kỷ XIX, đến những giáo phái nổi tiếng hơn, đã lớn dậy sau Thế chiến thứ
Hai. Dường như trong mọi trường hợp, những dân đảo đều đã hoàn toàn phủ phục
trước những sự vật sở hữu kỳ diệu của những người da trắng di cư đến những hải
đảo của họ, gồm những nhà hành chính, binh lính, và truyền giáo. Họ có lẽ đã là
nạn nhân của luật thứ ba của (Arthur C.) Clarke, mà tôi đã trích dẫn trong
Chương 2: “Bất kỳ một kỹ thuật nào tới mức tiến bộ đầy đủ là không thể phân
biệt được với pháp thuật kỳ diệu”.
Những dân đảo ghi nhận rằng những dân
da trắng là người được thích thú thụ hưởng những kỳ diệu này đã không bao giờ
tự làm chúng cho bản thân họ. Khi những phẩm vật cần sửa chữa, chúng đã được
gửi đi, và những phẩm vật mới tiếp tục được gửi đến như “hàng hóa” trong những
chuyến tàu thủy, sau đó, những tàu bay. Không một người da trắng nào đã từng
thấy có làm, hoặc sửa chữa bất cứ gì, cũng chẳng, quả thực, thấy họ làm bất cứ
điều gì có thể được nhận xem như công việc hữu ích thuộc bất kỳ loại nào (ngồi
sau một cái bàn, xáo trộn giấy tờ đã rõ ràng là một vài loại nào đó của sự hết
lòng trung thành mộ đạo). Chứng cớ rành rành như thế, nên sau đó, những “hàng
hóa đến theo chuyến tàu” phải có nguồn gốc siêu nhiên. Như nếu để chứng thực
cho điều này, những người da trắng đã làm những việc mà nhất định chỉ có thể là
những nghi lễ tôn giáo nghiêm trọng:
Họ dựng những cột buồm
cao với nhiều dây buộc vào chúng, họ ngồi lắng nghe những hộp nhỏ có ánh sáng
rực lên nhưng không có lửa, và phát ra tiếng ồn tò mò lạ lẫm và những tiếng nói
như bị bóp nghẹt, họ thuyết phục người dân địa phương ăn mặc đẹp đẽ trong những
bộ quần áo giống hệt nhau, và đi diễn hành, hết lên lại xuống – và điều đó là
hầu như không thể nào đưa ra một nghề nghiệp nào mà vô công rồi nghề hơn, vô
dụng hơn thế nữa. Và sau đó người dân bản xứ trên đảo nhận ra rằng hắn đã va
vào đúng câu trả lời cho sự bí ẩn. Đó là những hành động không thể hiểu được
này chính là những nghi lễ người da trắng đã dùng để thuyết phục những vị gót
gửi hàng hóa đến. Nếu người bản xứ muốn có hàng hóa, vậy sau đó, hắn cũng phải
làm những điều này.
Điều nổi bật đáng chú ý là những
“giáo phái thờ hàng” tương tự này mọc lên một cách độc lập trên những hải đảo
ngăn cách rộng rãi cả về địa lý lẫn văn hóa. David Attenborough cho chúng ta
biết
Những nhà nhân loại học đã
ghi nhận hai vụ nổi dậy riêng biệt trong New Caledonia, bốn trong quần đảo
Solomon, bốn ở Fiji, bảy ở New Hebrides, và hơn năm mươi ở New Guinea, hầu hết
trong số chúng là khá độc lập và không có kết nối nào với nhau. Phần lớn những
tôn giáo này cho rằng một vị cứu thế đặc biệt sẽ đem hàng hóa đến, khi ngày tận
thế xảy ra.
Sự bừng nở độc lập của rất nhiều
những giáo phái độc lập nhưng tương tự, nêu lên cho thấy một vài thuộc tính
thống nhất có chung trong tâm lý tổng quát con người.
Một giáo phái nổi tiếng trên đảo
Tanna ở New Hebrides (Sau 1980, là Vanuatu) hiện vẫn còn. Nó xoay quanh trung
tâm là một nhân vật cứu thế, có tên John Frum. Tài liệu tham khảo về John Frum
trong hồ sơ chính thức của chính phủ đi ngược trở lại chỉ xưa đến 1940, nhưng
ngay cả với một huyền thoại quá gần chúng ta như thế, không biết chắc chắn liệu
ông có bao giờ từng hiện hữu như một con người thực sự hay không [5].
Một truyền thuyết mô tả ông như một người nhỏ với một giọng the thé và tóc bạc
trắng, mặc một áo khoác đơm những cúc sáng loáng. Ông đã có những lời tiên tri
kỳ lạ, và ông đã cùng mọi cách khác thường để chuyển người ta chống lại những
đoàn truyền giáo. Cuối cùng ông trở về với tổ tiên, sau khi hứa hẹn một “xuống
trần” chiến thắng thứ hai sắp tới, mang tràn đầy hàng hóa phong phú. Viễn tượng
tận thế của ông gồm một đại biến động: núi non sẽ bị san phẳng và những thung
lũng sẽ dâng đầy; [6] người già sẽ
lấy lại tuổi trẻ của họ, và bệnh tật sẽ biến mất; những người da trắng sẽ bị
trục xuất khỏi đảo, không bao giờ trở lại; và hàng hóa sẽ đến trong số lượng lớn
để mọi người sẽ có thật nhiều như người ta muốn”.
Đáng lo ngại nhất đối với chính phủ,
John Frum cũng tiên tri rằng, trong lần xuống thế thứ nhì của mình, ông sẽ mang
đến một tiền đúc mới, đóng dấu với hình một cây dừa. Người dân do đó phải loại
bỏ tất cả tiền họ có từ người da trắng. Trong năm 1941, điều này đã dẫn đến một
thời tiêu tiền vô độ như điên cuồng, dân chúng đã ngừng làm việc, và nền kinh
tế của đảo đã bị hư hại nặng nề.
Giới hành pháp quản lý thuộc địa đã bắt giữ những người cầm đầu, nhưng
không gì họ đã có thể làm để giết chết giáo phái, và những nhà thờ và trường
học của những đoàn truyền giáo trở nên hoang vắng. [7]
Một ít lâu sau, lớn dậy một học
thuyết mới, rằng John Frum là vua của nước Mỹ. Xảy ra trong thực tế, như linh thiêng có dự phần, quân đội Mỹ quả
đã đến Tân Hebrides vào khoảng thời gian này, và tự hỏi trước những kỳ diệu, họ
đã gồm những người da đen là những người không nghèo như những dân đảo, nhưng
Cũng được phú cho giàu có
với hàng hóa như những người lính da trắng. Phấn khích cuồng dại đã tràn ngập
Tanna. Ngày đã báo trước là Ngày tận thế sắp xảy ra đến nơi. Dường như mọi
người đều chuẩn bị cho sự xuất hiện của John Frum. Một trong những nhà lãnh đạo
nói rằng John Frum sẽ đến từ nước Mỹ bằng tàu bay, và hàng trăm người bắt đầu
khai quang những bụi cây ở trung tâm của đảo này, để tàu bay có thể có một sân
bay để đáp.
Sân bay có một tháp kiểm soát không
lưu bằng tre với những “người kiểm soát không lưu” đeo ống nghe trùm kín tai,
làm giả bằng gỗ. Có những máy bay giả đặt sẵn trên “đường bay” để hoạt động như
những mồi-giả để thu hút vật-thật,
được thiết kế để nhử máy bay John Frum đáp xuống.
Trong những năm 1950, David
Attenborough, lúc ấy còn trẻ đi thuyền đến đảo Tanna, với Geoffrey Mulligan,
một nhà quay phim, để điều tra sự sùng bái John Frum. Họ tìm thấy nhiều bằng
chứng của tôn giáo này, và cuối cùng được giới thiệu với thày tu cao cấp của
nó, một người có tên gọi là Nambas.
Nambas thân mật gọi vị “cứu thế” của
ông là John, và tuyên bố nói chuyện với ông ta, thường xuyên bằng “radio”.
Radio này (“radio thuộc về John”) gồm một bà già với một dây điện quấn quanh eo
lưng bà, là người sẽ rơi vào một “trạng thái xuất thần” và nói lảm nhảm hôn mê,
không đâu vào đâu, được Nambas diễn giải như là những lời của John Frum. Nambas
tuyên bố đã biết trước là Attenborough sẽ đến để thăm mình, vì John Frum đã nói
với ông trên “radio”. Attenborough xin được xem chiếc “radio”, nhưng đã bị từ
chối (dễ hiểu!). Ông đổi chủ đề câu chuyện, và hỏi có phải Nambas đã nhìn thấy
John Frum hay không:
Nambas gật đầu mạnh mẽ.
”Mình nhìn thấy ông ấy khối lần ra đấy!” “Thế ông ta trông giống như thế nào?”
Nambas búng ngón tay trở vào tôi. ”Y trông giống như bạn”, “Y có khuôn mặt
trắng”. “Y cao người; Y sống dài ở Nam Mỹ.”
Chi tiết này mâu thuẫn với truyền
thuyết nói trên là John Frum là một người thấp. Nhưng như thế là cách thức
những huyền thoại đã tiến hóa.
Người ta tin rằng ngày John Frum trở
lại sẽ là ngày 15 tháng Hai, nhưng năm nào thì chưa biết rõ. Hàng năm, cứ vào
ngày 15 tháng Hai, những tín đồ của ông tụ họp trong một buổi lễ tôn giáo để
chờ đợi chào đón ông. Cho đến nay ông vẫn đã không trở về, nhưng họ không thất
vọng. David Attenborough nói với một tín đồ giáo phái, được gọi là Sam:
“Nhưng này, Sam, đã mười
chín năm kể từ khi John nói rằng hàng hóa sẽ đến. Ông hứa hẹn và rồi ông hứa
hẹn, nhưng hàng hóa vẫn không đến. Không phải mười chín năm là một thời gian
dài để chờ đợi mãi hay sao?” Sam ngước mắt mình từ mặt đất lên và nhìn tôi.
“Nếu bạn có thể chờ Jesus Kitô hai ngàn năm, và y vẫn chưa đến, vậy sau đó, tôi
có thể đợi John cho dẫu hơn mười chín năm!”
Trong quyển Can we be Good withour God? của Robert Buckman, đã trích dẫn cùng
một đáp ứng đáng ngưỡng mộ từ một đệ tử của John Frum, lần này với một nhà báo
người Canada, bốn mươi năm sau lần gặp gỡ của David Attenborough. [8]
Nữ hoàng Anh và Hoàng thân Philip đã
đến thăm khu vực này vào năm 1974, và Hoàng thân sau đó được phong làm gót,
trong một sự quay-diễn-lại của một giáo phái loại như của John Frum (một lần
nữa, lưu ý cách những chi tiết trong quá trình tiến hóa tôn giáo có thể thay
đổi nhanh chóng). Hoàng thân là một người đẹp trai, người sẽ khắc in lên thành
một hình ảnh khôi vĩ lẫm liệt trong đồng phục hải quân màu trắng của ông, và mũ
sắt kiểu kỵ sĩ có tua bằng lông màu, và có lẽ không phải ngạc nhiên là ông, chứ
không phải Nữ hoàng, đã được nâng lên theo cách này, ngoài thực tế là những nền
văn hóa của dân đảo đã gây khó khăn cho họ để chấp nhận một vị gót nữ.
Tôi không muốn đặt quan trọng quá
nhiều vào những giáo phái thờ hàng hóa
của Nam Thái Bình Dương. Nhưng chúng quả có cung cấp một khuôn mẫu hiện đại hết
sức lý thú đáng chú ý về cách thức những tôn giáo khởi vọt lên từ hầu như
không-gì. Trong đặc biệt, chúng nêu cho thấy bốn bài học về nguồn gốc của những
tôn giáo nói chung, và tôi sẽ đưa chúng ra trong ngắn gọn ở đây. Đầu tiên là
tốc độ kinh ngạc mà một tôn giáo có thể mọc lên. Thứ hai là tốc độ mà với nó,
tiến trình ban đầu đã phủ lên dấu vết, giấu giếm bằng chứng của nó. John Frum,
nếu như ông có hiện hữu chăng tất cả, đã che đậy như vậy ngay trong ký ức của
hiện tại sống động. Tuy nhiên, ngay cả đối với khả năng có thể có mới gần đây
như thế, điều không chắc chắn là không biết ông đã là nhân vật sống thực tất cả
hay không. Bài học thứ ba vọt lên từ sự xuất hiện độc lập của những giáo phái
tương tự, trên những đảo khác nhau. Nghiên cứu có hệ thống về những tương đồng
này có thể cho chúng ta biết điều gì đó về tâm lý con người và tính chất nhạy
cảm của nó với tôn giáo. Thứ tư, những giáo
phái thờ hàng hóa là tương tự, không chỉ với nhau, nhưng với những tôn giáo
đã có từ lâu đời hơn. Đạo Kitô và những tôn giáo cổ đại khác đã lan rộng trên
toàn thế giới, có lẽ đều đã bắt đầu như những tín ngưỡng địa phương như giáo
phái John Frum. Thật vậy, những học giả như Geza Vermes, Giáo sư của Dothái học
tại Đại học Oxford, đã cho rằng Jesus là một trong nhiều những khuôn mặt có
mãnh lực thu hút và gây được phấn khích với đám đông giống như thế, là trong
những người đã nổi lên ở Palestine trong cùng khoảng thời gian của ông, và đều có những truyền thuyết tương tự
bao quanh. Hầu hết những giáo phái đó đã chết đi. Một giáo phái còn sống sót,
theo quan điểm này, là tôn giáo mà chúng ta đối mặt ngày nay. Và, theo những
thế kỷ trôi đã trôi qua, nó đã được tiến hóa mài dũa thêm hơn nữa vào thành hệ
thống tinh vi (lựa chọn meme-truyền [9],
nếu như bạn thích cách nói về nó như thế, nếu không, bạn không phải nói thế) –
hay đúng hơn là những tập hợp phân nhánh khác nhau của những hệ thống hậu duệ [10]
– mà chúng thống trị những vùng rộng lớn của thế giới ngày nay. Cái chết của
những nhân vật có mãnh lực thu hút và gây được phấn khích đám đông, thời hiện
đại như Haile Selassie, Elvis Presley và Công nương Diana cung cấp những cơ hội
khác để nghiên cứu sự nổi lên nhanh chóng của những giáo phái và sự tiến hóa
meme-truyền tiếp theo của chúng.
Đó là tất cả tôi muốn nói về nguồn
gốc của bản thân tôn giáo, ngoài từ một đoạn lập lại ngắn gọn trong Chương 10,
khi tôi thảo luận về những “người bạn tưởng tượng” một hiện tượng thời thơ ấu
dưới nhan đề của “những nhu cầu” tâm lý mà tôn giáo cho rằng đã rót đầy.
Đạo đức thường được cho là có gốc rễ
trong tôn giáo, và trong chương tiếp theo, tôi muốn đặt câu hỏi với quan điểm
này. Tôi sẽ biện luận rằng nguồn gốc của đạo đức tự nó có thể là đối tượng của
một câu hỏi theo Darwin. Cũng như khi chúng ta hỏi: những giá trị sống còn theo
Darwin của tôn giáo là gì, giống thế, chúng ta có thể hỏi cùng một câu hỏi với
đạo đức. Đạo đức, thực sự, có lẽ có trước tôn giáo. Cũng như với tôn giáo,
chúng ta đã lui lại từ những câu hỏi, và đã viết lại nó, bằng những từ
khác, như thế với đạo đức chúng ta
sẽ thấy rằng nó tốt nhất nên xem như là một sản
phẩm phụ của một vài điều gì đó khác. [11]
Chương 6
Những Gốc rễ của Đạo đức: Tại sao chúng ta tốt ?
Lạ lùng là tình trạng chúng ta ở đây trên trái đất. Mỗi chúng ta đến vì một chuyến đi ngắn, không biết tại sao, nhưng đôi khi xem dường hướng đến một mục đích. Từ góc độ của đời sống hàng ngày, tuy nhiên, có một điều chúng ta thực biết: rằng con người ở đây là để giúp đỡ những người khác – hơn tất cả gì khác, hạnh phúc riêng của chúng ta tùy thuộc trên những ai có những nụ cười và sự sống an lành. (Albert Einstein)
Nhiều người có tôn giáo thấy khó tưởng tượng, nếu không có tôn giáo, người ta có thể là người tốt, hoặc thậm chí muốn sẽ là người tốt, như thế nào.Tôi sẽ thảo luận về những câu hỏi như vậy trong chương này. Nhưng những nghi ngờ đi xa hơn, và đẩy một vài người có tôn giáo đến những cuồng kích cực điểm thù hận chống lại những ai là người không có cùng tin tưởng tôn giáo như họ.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2013)
[1]
Monty
Python's Life of Brian, cũng còn có tên Life
of Brian, là một phim Anh, khôi hài, năm 1979. Do nhóm Monty Python (Graham
Chapman, John Cleese, Terry Gilliam, Eric Idle, Terry Jones and Michael Palin),
viết, đóng và đạo diễn. Phim kể câu chuyện một nhân vật Brian Cohen, một người
Dothái sinh cùng một ngày, và lại ở ngay bên cạnh nhà Jesus, và như hậu quả là
bị lẫn lộn, nhậm lầm vị Cứu thế Dothái Messiah.
[2]
Cargo Cults
[3]
Sau khi Jesus chết, tập hợp những người tin theo
Jesus vẫn tự và được xem như một giáo phái Dothái (a small sect of Judaism)
nhỏ, tuy đặc biệt nhưng vẫn là đạo Judaism, và giáo phái này cũng chỉ dành
riêng cho dân Dothái mà thôi, phải đến Paul, giáo phái này mới thay đổi và bắt
đầu mở rộng bằng cách thu nhận tín đồ không phải dân Dothái.
[4]
Sir David Attenborough. Quest in
Paradise. London: Lutterworth P., 1960
[5]
Nói chi đến huyền thoại Jesus hơn hai nghìn năm trước – không có gì chắc
chắn, không có gì rõ rệt, đều là yếu tính của huyền thoại – kể cả những huyền
thoại khởi dựng từ những ý tưởng hoàn toàn tưởng tượng (huyền thoại cái hang
của Plato) – những ý tưởng này sống động vào thành những meme, trú ngụ
trong não thức con người, sau đó lưu truyền liên tục qua những thời đại; và
những gì vốn là có phần nào thực (hòn Vọng phu) qua thời gian, những chi tiết
đặc thù địa lý và thời đại cụ thế, bị bỏ quên, mất chú ý, rơi rớt dần, sau cùng
thành huyền thoại hoàn toàn, thành những meme và chúng lưu truyền, sao
chép qua những thế hệ, những văn hóa. Như thấy trong tôn giáo, những meme
– những ý tưởng thuần túy – thêm lớp áo trong huyền bí, lớp áo ngoài siêu
nhiên, chúng trở nên có rất nhiều hấp lực, vì huyền bí và siêu nhiên là những
gì con người mê đắm; nên chúng
cuốn hút con người trần gian khôn cưỡng. Kính trọng một mảnh giấy viết chữ nho,
thứ chữ thánh hiền, hay một “trang kinh huyền hoặc” khó hay không hiểu, chép
bằng văn tự, ngôn ngữ xa lạ, … là hiện tượng vẫn còn quen thuộc quanh chúng ta.
Những meme này gắn liền với những meme khác trong ứng xử văn
hóa, thành một nhóm-meme, trong đó
chúng được sao chép, được bảo vệ trong thế giới vật chất vô thường.
Những con người mang những meme này
sẽ chết, nhưng vẫn tìm mọi cách, kể cả ác độc, lừa dối, tai hại,… để những meme này được trân trọng, kính cẩn lưu truyền cho những đời sau.
[6]
[* So sánh Isaiah 40: 4: “Mọi nơi sủng thấp sẽ
được cao lên; mọi núi mọi gò sẽ bị hạ xuống; các nơi gập ghềnh sẽ làm cho bằng;
các nơi dốc hãm sẽ làm thành đồng nội.” Điều tương tự này không nhất thiết chỉ
ra bất kỳ thuộc tính cơ bản nổi bật nào của não thức con người, hay “vô thức tập
thể” theo như Jung. Những quần đảo này đã từ lâu đã bị lan tràn phá hoại vì lây
nhiễm vi trùng truyền giáo.]
[7]
John Frum nhắc nhở chúng ta đến cuộc nổi loạn Thái bình Thiên quốc
(Taiping - 1845-64) trong lịch sử nước Tàu cận đại. Hong Xiuquan (Hồng Tú Toàn),
sau khi nghiền ngẫm kinh Thánh, đã tự xưng mình là em ruột Jesus, có thiên mệnh
giải phóng nước Tàu khỏi nhà Thanh Manchu đang cai trị nước Tàu. Thành công
buổi đầu đã đưa ông đến chiếm Nam kinh, đổi thành Thiên kinh, và cai trị một
phần lớn vùng nam sông Dương Tử, trong hơn một thập niên. Câu chuyện loạn
Taiping cho thấy đạo Kitô có thể rất dễ dàng được xử dụng trong một phong trào
cách mạng cực đoan, gồm cải cách chính trị, xã hội và tôn giáo, tất cả hết sức
bạo động (khoảng từ 20-50 triệu người chết trong loạn Taiping, dù nhìn theo tỉ
lệ dân số Tàu, con số này cũng hết sức lớn lao). Tính chất này đã thấy ở châu
Âu, trong những vận động của giáo phái Anabaptist, nhưng rõ ràng hơn trong
Taiping.
Hong Xiuquan, cũng như Paul
(và giống như chính Jesus), đã đều hướng tới những dân thất học, nghèo khổ và
xem ra có sức thu hút với đối tượng quần chúng này. Những tương đồng song song
khác cũng dễ dàng nhận thấy giữa Taiping với Tân Ước, chúng là hiển nhiên và
chủ ý, không phải ngẫu nhiên. Cộng đồng Taiping đã không tồn tại lâu dài để có
thể phát triển những cơ cấu tổ chức vững mạnh, như đã xảy ra với hội nhà thờ
Kitô trong thế kỷ thứ hai. nhưng nghiên cứu nó, sẽ cho thấy một trường hợp thu
nhỏ thật đẹp của sự thành lập hội nhà thờ thời trứng nước. Và cũng cho thấy,
người học đạo Kitô này, vẫn không quên mình là người Tàu, vì khi tự xưng là “em
Jesus”, Hong Xiuquan đã bản địa hóa, Tàu hóa, tôn giáo mới nhập, dùng gót-học
để vận động cánh mạng chống ngoại bang (phản Thanh, phục Minh); tất cả cho thấy
những Kitô Taiping đã không nhắm mắt mù quáng theo những nhà truyền giáo, không
như những người Kitô Việtnam buổi đầu (và cho đến bây giờ, xem thái độ sùng
thượng một chiều với A. de Rhodes), chỉ biết tuân phục những “cố đạo”, những
nhà truyền giáo, chăn chiên phương Tây, cho thấy thái độ vong thân, và thiếu
sáng tạo, trước sau dễ dàng dẫn đến lập trường - tin hội nhà thờ trần gian
của những “cố đạo” cũng là tin hội nhà thờ của “vương quốc của Gót” – và một
trong hệ quả của lòng tin đó là luôn đứng về phía những thế lực chính trị
phương Tây, chống lại cộng đồng dân tộc.
[8]
Robert Buckman. Can We Be Good Without
God?: Biology, Behavior, and the Need to Believe. Toronto: Penguin Canada,
2004
[9]
memetic selection: tạm dịch là lựa chọn meme-truyền, trên những meme
(như genetic selection: lựa chọn di
truyền, trên những gene )
[10]
Kitô, Thệ phản, Catô, Chính thống, Bắptít, … đến Mormon nói trên.
[11]
Nếu hiều hay định nghĩa tôn giáo, theo Dawkins (và nhiều tác giả khác) là hay theo
tính chất các đạo Abraham, phương Tây; chúng ta không cần đặt câu hỏi này. Ở phương
Đông, hiểu như hai đại diện lớn là Trung hoa và Ấn độ, (và cả chúng ta Việt nam),
những xã hội của các dân tộc sống ở đây đã có phát triển những hệ thống luân lý
từ lâu, thành đạt nững nền đạo đức tinh tế phức tạp; trước khi ba tôn giáo
Abarham xuất hiện chính thức, và lan tràn khởi đầu yếu chậm sang phương Đông.