Chương 6
Những Gốc rễ của Đạo đức: Tại sao chúng ta tốt ?
Lạ lùng là tình trạng chúng ta ở đây trên mặt đất. Mỗi chúng ta
đến vì một chuyến đi ngắn, không biết tại sao, nhưng đôi khi xem dường hướng
đến một mục đích. Từ góc độ của đời sống hàng ngày, tuy nhiên, có một điều
chúng ta thực biết: rằng con người ở đây là để giúp đỡ những người khác – hơn
tất cả gì khác, hạnh phúc riêng của chúng ta tùy thuộc trên những ai đó có những
nụ cười và đời sống an lành. (Albert Einstein)
Nếu ý
thức đạo đức của chúng ta, giống như ham muốn tình dục của chúng ta, thực sự có
gốc rễ bắt nguồn sâu xa trong quá khứ tiến hóa theo Darwin của chúng ta, có trước
tôn giáo, chúng ta nên hy vọng rằng nghiên cứu về não thức con người sẽ tiết lộ
một vài phổ quát về đạo đức, vượt qua những rào cản về địa lý và văn hóa, và
cũng thế, điều quan trọng, những rào cản tôn giáo. Nhà sinh vật học Harvard
Marc Hauser, trong quyển How Nature
Designed Our Universal Sense of Right and Wrong của ông.
Nhiều người
có tôn giáo [1]
thấy khó tưởng tượng, nếu không có tôn giáo, người ta lại có thể là người tốt,
hoặc thậm chí muốn sẽ là người tốt, như thế nào.Tôi sẽ thảo luận về những câu
hỏi như vậy trong chương này. Nhưng những nghi ngờ còn đi xa hơn, và đẩy một
vài người có tôn giáo đến những cuồng kích cực điểm thù hận chống lại những ai
là người không có cùng tin tưởng tôn giáo như họ. Đây là điều quan trọng, vì
những đắn đo suy nghĩ đạo đức nằm ẩn sau những thái độ tôn giáo hướng về những
chủ đề khác vốn không có liên kết thực sự nào với đạo đức. Một số lượng lớn của
sự phản đối với giảng dạy thuyết tiến hóa không có liên kết nào với bản thân
thuyết tiến hóa, hoặc với bất cứ gì trong khoa học, nhưng sự phẫn nộ về đạo đức
đã tiếp tục xông tới thúc dục như thúc ngựa. Điều này có phạm vi, từ ấu trĩ
“Nếu bạn dạy cho trẻ em rằng chúng tiến hóa từ loài khỉ, sau đó chúng sẽ hành
động như những con khỉ”, đến động lực tinh vi hơn, nằm lẩn ở dưới toàn bộ chiến
lược “chêm đỡ” của lập trường “thiết kế thông minh”, như nó đã được lột trần
không thương hại, trong Creationism's
Trojan Horse: The Wedge of Intelligent Design của Barbara Forrest và Paul
Gross [2].
Tôi nhận được một số lượng lớn những thư từ, từ những người đọc những sách của tôi, [3] trong số họ hầu hết là nhiệt tình thân thiện, một vài trong số họ phê bình hữu ích, một ít thì xấu xa tàn nhẫn, hay thậm chí ác độc. Và những kẻ ác độc nhất trong tất cả, tôi xin lỗi phải kể lại, đều hầu như có động lực bất biến đến từ tôn giáo. Sự lạm dụng có tính chất phản-kitô như vậy, thường những người được xem như là những kẻ thù của đạo Kitô đều có kinh nghiệm. Ở đây, lấy thí dụ là một lá thư, đã đăng trên Internet, và gửi cho Brian Flemming, tác giả và đạo diễn phim The God Who Wasn't There [4], một phim tài liệu chân thực và cảm động, biện luận ủng hộ thuyết không-tin-có-gót [5]. Với đầu đề ‘Đốt đi, khi chúng ta đang cười lớn’, ghi ngày 21 /12 /2005, thư gửi cho Flemming, đọc như sau:
Tôi nhận được một số lượng lớn những thư từ, từ những người đọc những sách của tôi, [3] trong số họ hầu hết là nhiệt tình thân thiện, một vài trong số họ phê bình hữu ích, một ít thì xấu xa tàn nhẫn, hay thậm chí ác độc. Và những kẻ ác độc nhất trong tất cả, tôi xin lỗi phải kể lại, đều hầu như có động lực bất biến đến từ tôn giáo. Sự lạm dụng có tính chất phản-kitô như vậy, thường những người được xem như là những kẻ thù của đạo Kitô đều có kinh nghiệm. Ở đây, lấy thí dụ là một lá thư, đã đăng trên Internet, và gửi cho Brian Flemming, tác giả và đạo diễn phim The God Who Wasn't There [4], một phim tài liệu chân thực và cảm động, biện luận ủng hộ thuyết không-tin-có-gót [5]. Với đầu đề ‘Đốt đi, khi chúng ta đang cười lớn’, ghi ngày 21 /12 /2005, thư gửi cho Flemming, đọc như sau:
Mày
chắc là có được dăm ba táo gan bạo phổi đấy. Tao rất muốn lấy một con
dao, vạch ruột mày ra, đồ ngu; và khoái trá hét tướng lên khi ruột
gan phèo phổi mày phọt bắn tung tóe trước mắt mày. Mày thì đang cố đánh lửa
châm ngòi một thánh chiến, mà rồi trong đó có ngày tao và những người như tao,
có thể có được thích thú để bắt tay vào hành động nhắc trên.
Người viết,
tới điểm này, dường như đi đến một nhận thức muộn màng rằng ngôn ngữ của mình
không phải là Kitô cho lắm, vì ông viết tiếp, “nhân từ” hơn:
Tuy
nhiên, GÓT dạy chúng tao để đừng tìm kiếm sự trả thù, nhưng để cầu nguyện cho
những kẻ giống tất cả chúng mày.
Lòng nhân
từ của ông thì ngắn ngủi, tuy nhiên:
Tao
sẽ không phải lo, nhưng nhẹ nhõm khoan khoái khi biết rằng sự trừng phạt GÓT sẽ
mang đến cho mày sẽ là 1000 lần thê thảm hơn bất cứ gì tao có thể giáng xuống
mày. Phần tuyệt nhất là mày SẼ bị khốn khổ khốn nạn đến đời đời, vì những tội
lỗi này mà mày hoàn toàn chẳng biết quái gì về chúng. Cơn Thịnh nộ của Gót sẽ
cho thấy tuyệt không thương xót. Vì ích lợi của mày, tao hy vọng sự thật sẽ
được vén cao lên cho mày thấy trước khi con dao chạm vào thịt mày. Merry Christmas!
Tái
bút: Chúng mày chẳng biết đếch gì về phần những gì, như cả kho hàng, chờ sẵn
chúng mày…... Tao cảm ơn Gót , Tao không phải là mày.
Tôi thấy nó
rối mù khó hiểu thực sự, rằng chỉ một đơn thuần khác biệt ý kiến về gót-học lại
có thể tạo ra nọc độc rắn rít như vậy. Dưới đây là một mẫu (giữ nguyên lỗi
chính tả) từ thùng thơ của Chủ bút tạp chí Freethought
Today, do tổ chức Tự do với Cơ sở tôn
giáo (FFRF) [6] xuất bản,
vốn vận động ôn hòa chống lại sự làm suy yếu nền tảng hiện có trong hiến pháp (Mỹ)
phân biệt giữa nhà thờ và nhà nước:
Chào
chúng mày, đồ cặn bã ăn phómát. Có
khối đống giáo dân Kitô chúng tao, nhiều hơn bọn chúng mày, đám thua trận.
KHÔNG có chuiện tách nhà thờ (k)hỏi nhà nước và bọn zô đạo chúng mày sẽ đại bại...
Cái gì mà
dính với phómát ở đây? Những bạn
người Mỹ đã gợi ý cho tôi một liên kết với tiểu bang Wisconsin nổi tiếng là tự
do – nơi có trụ sở của FFRF, và cũng còn là trung tâm của ngành công nghiệp sữa
(có làm phomát)– nhưng chắc chắn phải có gì-đó nhiều hơn thế? Và thế còn câu
nói trong tiếng Pháp “những con khỉ đầu hàng ăn pho mát” [7]
thì sao? Hình tượng hiểu theo dấu hiệu
học [8]
của phómát là gì? Để tiếp tục:
Đám
cặn bã thờ Satan ... Xin làm ơn chết quách đi và xéo thẳng vào hỏa ngục ... Tao
hy vọng mày mắc một bệnh đau đớn như ung thư ruột già và và chết dần chết mòn
một cái chết đau đớn chậm chạp, thế để mày có thể gặp Gót SATAN của mày . ..
Này, đằng ấy, cái thứ tự do tôn giáo này là cái đếch gì.. Vì vậy, bọn
nam-đồng-tính và nữ-đồng-dục chúng mày hãy từ từ thôi nhé, và đi đâu thì chống
mắt lên mà nhìn, vì bất cứ khi nào mày ít ngờ nhất là gót sẽ tóm cổ mày… Nếu
mày không thích đất nước này và những gì nó được thành lập trên & cho, cút
mả mẹ chúng mày đi và xéo ngay vào
hỏa ngục.. .
Tái
bút: Đ.M. mày, mày con điếm cộng
sản ... Bứng cái đít thúi um đen thùi của mày ra khỏi nước Mỹ, …. Mày chẳng có
lôi thôi, không thì-mà-là, bởi-cái-này-vì-cái-nọ,…gì hết tất cả! Sáng tạo là
bằng chứng quá đủ của LORD JESUS CHRIST quyền lực toàn năng.
Tại sao lại
không là quyền lực toàn năng của Allah? Hoặc của Đấng Brahma? Hoặc thậm chí của
Yahweh được không?
Chúng
tao sẽ không im lìm bỏ đi đâu (đừng có tưởng bở). Nếu trong tương lai có đòi
bạo lực, hãy cứ nhớ rằng mày đã bê lấy nó về. Súng trường của tao đã nạp đạn
sẵn.
Tại sao,
tôi không thể không tự hỏi, lại nghĩ đến Gót cần phải được bảo vệ chống đỡ dã
man tàn khốc như vậy? Người ta đã có thể giả định ông ta có thừa khả năng tự
chăm sóc lo lắng cho chính ông. Hãy đừng quên, qua tất cả chuyện này, người chủ
bút bị lăng mạ hăng hái và đe dọa ác độc như thế, là một phụ nữ trẻ tuổi, dịu
dàng và duyên dáng.
Có lẽ vì
tôi không sống ở Mỹ, hầu hết những thư-ghét
[9]
của tôi không hoàn toàn đồng hội đồng thuyền với như trên, nhưng chúng cũng
không cho thấy thêm bước tiến nào tới lòng nhân từ mà người sáng lập đạo Kitô
vốn vẫn được ghi nhận để đề cao. Thư sau đây, ghi tháng 5 / 2005, từ một y sĩ
người Anh, trong khi nó chắc chắn là hận thù, đánh thức sự chú ý của tôi như sự
quằn quại đau khổ nhiều hơn sự khó chịu căm ghét, và hé mở cho thấy làm toàn bộ
vấn đề đạo đức là một suối nguồn sâu thẳm của sự thù địch đối với thuyết
không-tin-có-gót. Sau một vài đoạn mào đầu xỉ vả rát mặt thuyết tiến hóa (và
mỉa mai hỏi - có phải một người “mọi đen” thì “vẫn còn trong tiến trình tiến
hóa”), xúc phạm cá nhân Darwin, dẫn nhắc Huxley như một người chống tiến hoá
(sai), và khuyến khích tôi đọc một quyển sách (tôi đã đọc quyển ấy) trong đó
biện luận rằng tuổi của thế giới chỉ có tám nghìn năm (có thể ông này thực sự là một y sĩ?), ông kết luận:
Những quyển sách ông viết,
uy tín Oxford của ông, tất cả mọi thứ ông yêu trong đời sống, và đã từng đạt
được, là một thực tập trong toàn bộ vô ích.. . Câu hỏi thách thức của Camus,
trở thành không thể tránh: Tại sao tất cả chúng ta không tự sát? Thật vậy, thế
giới quan của ông đã có loại ảnh hưởng như thế với những sinh viên và nhiều
người khác. ... Rằng chúng ta tất cả đã tiến hóa bởi ngẫu nhiên mù lòa, từ
không-gì, và trở về không-gì. Ngay cả khi tôn giáo dẫu có không đúng, nó thì
tốt hơn, tốt nhiều lắm, nhiều nhiều lắm, để tin vào một huyền thoại
cao quý, giống như của Plato, nếu nó dẫn đến an bình cho tâm thức trong khi
chúng ta sống. Nhưng thế giới quan của ông dẫn đến lo lắng, nghiện ngập, bạo
lực, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa khoái lạc, khoa học quỉ quái, và hỏa ngục trần
gian, và Thế chiến III ... Tôi tự hỏi, ông có hạnh phúc thế nào trong những
quan hệ cá nhân của ông? Đã Ly dị? Bị Góa vợ? Là Đồng tính? Những người như ông
là không bao giờ hạnh phúc, hoặc họ sẽ không cố gắng gì nhiều cho lắm, để chứng
minh là không có hạnh phúc, và cũng
chẳng có ý nghĩa trong bất cứ điều gì.
Tình cảm
của lá thư này, nếu ít nhất không phải giọng điệu của nó, là điển hình cho
nhiều thư tín. Học thuyết Darwin, người này tin rằng, là thừa hưởng tính hư vô,
là giảng dạy rằng chúng ta đã tiến hóa bởi ngẫu nhiên mù lòa
(đối với thời gian bất tận, lựa chọn tự nhiên là sự đối nghịch đích thực của một quá trình ngẫu nhiên)
và đều tiêu tan vào hư vô khi chúng ta chết. Như một hệ quả trực tiếp của những
cáo buộc tiêu cực như thế, tất cả những cư xử của sự ác độc, phi nhân sẽ đến
theo. Có lẽ ông đã không thực sự có ý
muốn nói rằng sự góa vợ có thể trực tiếp đến từ sự kiện tôi theo học thuyết
Darwin, nhưng thư của ông, ở điểm này, đã đạt đến mức độ của lòng ác độc điên
cuồng, mà tôi liên tục nhận ra giữa những thư từ của những người Kitô. Tôi đã
dành riêng một quyển sách (Unweaving the
Rainbow) [10] để đến với
ý nghĩa sau cùng, đến với thi ca của khoa học, và để phản bác lại, đặc biệt và
thật dài, sự lên án về tính tiêu cực hư vô, vì vậy tôi sẽ kiềm chế chính mình ở
đây. Chương sách này bàn về sự xấu ác, và đối nghịch của nó, sự tốt lành, về
đạo đức: nó từ đâu đến, tại sao chúng ta phải ôm lấy nó, và liệu chúng ta có
cần tôn giáo để làm như vậy hay không.
Nhiều sách,
trong đó gồm Why Good is Good của Robert
Hinde, The Science of Good and Evil
của Michael Shermer, Can We Be Good
Without God? của Robert Buckman, và Moral
Minds của Marc Hauser [11]
đã cho rằng ý thức của chúng ta về đúng và sai, đều có thể đã bắt nguồn từ quá
khứ tiến hóa (theo Darwin) của chúng ta. Phần sách này là phiên bản về luận
chứng trên của riêng tôi.
Nhìn từ mặt
ngoài của nó, ý tưởng theo Darwin rằng tiến hóa được chọn lọc tự nhiên thúc
đẩy, đưa đường chỉ lối, có vẻ như không thích hợp để giải thích những Tốt Lành
giống như chúng ta có, hoặc những cảm xúc về đạo đức của chúng ta; hoặc sự biết
điều, giữ đoan trang, lễ phép, cư xử theo lẽ thông thường; hoặc lòng cảm thông
đồng điệu và lòng thương xót. Chọn lọc tự nhiên có thể dễ dàng giải thích sự
đói khát, sợ hãi và ham muốn tình dục, tất cả chúng đều đi đến đóng góp thẳng
vào sự sống còn của chúng ta, hoặc bảo tồn những gene của chúng ta. Nhưng thế
còn lòng thương cảm dâng lên quặn lòng chúng ta khi thấy một đứa trẻ mồ côi lạc
lõng đang khóc, một bà cụ già góa bụa trong tuyệt vọng của cô đơn, hoặc một con
vật rên rỉ trong đau đớn? Điều gì cho chúng ta thúc dục mạnh mẽ để gửi một món
quà dấu tên, hoặc tiền hoặc quần áo cho những nạn nhân tsunami ở tận phía bên kia địa cầu, những người mà chúng ta chắc
không bao giờ gặp, và cũng là những người rất khó có cơ hội đền đáp chúng ta?
Con người “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, gian nguy bất cứu mạc anh hùng” [12]
tốt lành trong chúng ta từ đâu đến? Không phải là lòng tốt không tương thuận
với lý thuyết của “gene ích kỷ”( The
Selfish Gene) hay sao? Không! Đây là một hiểu lầm phổ biến về lý thuyết này
- một sự hiểu nhầm gây đau buồn
(và, với nhận thức muộn màng, đã có thể dự đoán) [13]
. Là điều cần thiết để nhấn mạnh vào đúng chỗ, đúng từ ngữ. “The selfish Gene” – Cái Gene ích kỷ - là sự nhấn mạnh chính xác, vì nó làm thành sự tương
phản với tổ chức sinh vật ích kỷ, đó
là nói, hoặc những chủng loại ích kỷ.
Hãy để tôi giải thích.
Lôgích của
học thuyết Darwin kết luận rằng đơn vị trong hệ thống đẳng cấp của sự sống mà
nó tồn tại và lưu truyền qua sàng lọc của chọn lọc tự nhiên sẽ có khuynh hướng
là ích kỷ. Những đơn vị sống sót có mặt trong thế giới, sẽ là những đơn vị đã
thành công trong sự sống sót, bằng vào những tổn hại của những đối thủ của
chúng, cùng đẳng cấp với chúng, trong hệ thống đẳng cấp của sự sống. Điều đó,
là đích xác, là những gì có nghĩa là ích kỷ trong văn cảnh này. Câu hỏi đặt ra
là, đâu là mức độ của hành động? Toàn bộ ý tưởng của cái gene ích kỷ, với sự nhấn
mạnh áp dụng đúng vào từ cuối cùng, là đơn vị của lựa chọn tự nhiên (tức là đơn
vị của sự ích kỷ) thì không phải là cơ cấu sinh vật ích kỷ, cũng không phải là
nhóm ích kỷ, hoặc loài ích kỷ, hoặc hệ sinh thái ích kỷ, nhưng là gene ích kỷ. Đó là những gene, trong
hình thức của dữ liệu thông tin, hoặc chúng sống sót qua nhiều thế hệ, hoặc
chúng không sống sót. Không giống như gene
(và cũng cho cả meme), cơ cấu sinh
vật, nhóm và những chủng loại đều không phải là loại đúng của thực thể để phục
vụ như một đơn vị trong ý nghĩa này, vì chúng không làm những bản sao chính xác
của mình, và không cạnh tranh với nhau trong một ao chung của những thực thể tự
sao chép loại giống như thế. Đó là đích xác những gì gene hoạt động, và đó là –
yếu tính lôgích – sự biện minh cho sự tách riêng chỉ mình gene ra, như những đơn vị của sự “ích kỷ”, trong
ý nghĩa đặc biệt Darwin của “ích kỷ”.
Cách rõ
ràng nhất trong đó những gene đoan chắc sự sống còn “ích kỷ” của bản thân chúng
tương đối với những gene khác, là bằng cách prôgram những cấu trúc sinh vật cá
nhân thành là ích kỷ. Thực vậy, có nhiều những tình huống trong đó sự sống còn
của những cá nhân sinh vật sẽ nghiêng sang ủng hộ sự sống còn của những gene –
như hành khách - bên trong nó. Nhưng những hoàn cảnh khác nhau ưa thích những
chiến thuật khác nhau. Có những hoàn cảnh – không phải là đặc biệt hiếm có –
trong đó những gene đảm bảo sự sống còn ích kỷ của chúng bằng cách ảnh hưởng
vào những cấu trúc sinh vật cá nhân để chúng hành xử một cách vị tha, hy sinh.
Những hoàn cảnh đó, hiện nay được hiểu biết khá rõ, và chúng rơi vào hai loại
chính. Một gene mà prôgram những cấu trúc sinh vật cá nhân để ưu tiên cho thân
nhân di truyền của chúng thì về thống kê là có khả năng mang lại lợi ích cho
những bản sao của chính nó. Tần số của một gene loại giống như vậy có thể tăng
lên trong ao gene chung, cho đến khi lòng vị tha với thân nhân sẽ trở thành
khuôn mẫu thông thường. Cư xử tốt với con cái của chính mình là thí dụ hiển
nhiên, nhưng nó không phải là thí dụ duy nhất. Loài ong mật, loài bò vẽ, loài
kiến, loài mối và, trong một mức độ thấp hơn, một số loài vật có xương sống,
như chuột chũi, loài mèo rừng meerkat,
và chim gõ kiến acorn, đã tiến hóa
thành những xã hội trong đó anh chị lớn chăm sóc cho các em bé hơn (thực hiện
chăm sóc với những động vật nào mà chúng có hứa hẹn chia xẻ những gene chung).
Nói chung, như đồng nghiệp quá cố của tôi, W.D. Hamilton đã cho thấy, động vật
có khuynh hướng chăm sóc, bảo vệ, chia xẻ tài nguyên, báo trước nguy hiểm, hoặc
nếu không, cho thấy lòng vị tha, đối với họ hàng gần gũi, vì khả năng theo
thống kê rằng họ hàng, thân nhân sẽ chia xẻ những bản sao của cùng một gene.
Loại chính
kia của lòng vị tha mà chúng ta có một lý do theo Darwin, rất khéo léo thành
công – là vị tha đối ứng (“Bạn gãi
lưng tôi và tôi sẽ gãi lưng bạn”). Lý thuyết này, đầu tiên được Robert Trivers
giới thiệu vào sinh học tiến hóa và thường diễn tả bằng ngôn ngữ toán học của
lý thuyết trò chơi [14], không tùy
thuộc vào những gene cùng chia sẻ. Thực vậy, nó hoạt động cũng tốt như thế,
thậm chí có lẽ còn tốt hơn, giữa những thành viên của những loài rất khác nhau,
khi nó thường được gọi là sự cộng sinh
[15].
Nguyên tắc thì cũng là cơ sở của tất cả buôn bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong
loài người. Thợ săn cần một cây giáo và thợ rèn cần thịt ăn. Thiếu đối xứng của
hai bên đưa đến môi giới một thỏa thuận. Ong cần mật hoa và hoa cần thụ phấn.
Hoa không thể bay, như vậy chúng phải trả công cho ong, bằng “tiền” mật hoa, vì
ong đã cho thuê đôi cánh của chúng. Giống chim gọi là honeyguides có thể tìm thấy tổ ong, nhưng không thể đột nhập vào.
Loài honey badger (ratels) có thể đột nhập vào tổ ong “,
nhưng thiếu cánh để bay đi tìm tổ ong cho chúng. Honeyguides dẫn ratels
(và đôi khi con người) đến mật ong bằng một cách bay hấp dẫn đặc biệt, không nhằm
vào mục đích nào khác. Cả hai bên đều có lợi từ giao dịch trao đổi. Một hũ vàng
có thể nằm dưới một tảng đá lớn, kẻ khám phá nó thấy quá nặng, không thể tự
mình di chuyển. Ông gọi đến sự giúp đỡ của người khác, mặc dù sau đó ông phải
chia vàng, nhưng nếu không có giúp đỡ của họ, ông sẽ không có được gì. Những
giới sinh vật thì giàu có trong những quan hệ hai bên cùng có lợi loại như vậy:
loài trâu, và loài chim oxpeckers, hoa hình ống tubular màu đỏ và chim hummingbirds,
cá grouper và loài cá chùi rửa cleaner wrasses, loài bò và vi sinh vật
sống trong ruột của chúng. Lòng vị tha đối ứng làm được việc vì sự bất tương
xứng trong những nhu cầu và những năng lực để đáp ứng chúng. Đó là lý do tại
sao nó hoạt động tốt nhất là giữa những chủng loại khác nhau: sự bất tương xứng
thì lớn hơn.
Trong con
người, những giấy nợ và tiền bạc là những gì con người nghĩ ra dể cho phép có
những chậm trễ trong những giao dịch. Những bên tham dự thương mại không giao
hàng hoá cùng một lúc, nhưng có thể giữ một khoản nợ cho tương lai, hoặc thậm
chí trao đổi những khoản nợ cho những người khác. Theo như tôi biết, không có
động vật nào ngoài con người trong tự nhiên có bất kỳ tương đương trực tiếp nào
với tiền bạc. Nhưng ký ức của nhận dạng cá nhân, không chính thức, đóng cùng
một vai trò tương tự. Loài dơi hút máu học biết những cá nhân khác nào trong
những nhóm xã hội của chúng có thể tin cậy được, để trả những khoản nợ của
chúng (bằng ứa máu lên miệng), và cá nhân nào gian lận. Chọn lọc tự nhiên ưu
đãi những gene vốn thiên vị những cá nhân, trong những quan hệ không đối xứng giữa
nhu cầu và cơ hội, để đem-cho khi chúng có thể, và để nhận-cho khi chúng không
thể. Nó cũng ưu đãi những khuynh hướng để ghi nhớ nghĩa vụ, gánh chịu hiềm thù,
kiếm soát những quan hệ trao đổi, và trừng phạt những gian lận, những kẻ nhận
vào nhưng không cho ra, khi đến phiên mình.
Vì sẽ luôn
luôn có những gian lận, và những giải pháp cân bằng cho những câu hỏi hết sức
khó khăn của lý thuyết-trò chơi về lòng vị tha đối ứng luôn luôn gồm một yếu tố
của sự trừng phạt những gian lận. Lý thuyết toán học cho phép hai “lớp” rộng
rãi của giải pháp cân bằng cho “những trò chơi” thuộc loại này. ”Luôn luôn gây
phiền nhiễu khó chịu” thì cân bằng trong đó, nếu tất cả mọi người khác đều làm
điều đó, một cá nhân tử tế duy nhất không thể làm tốt hơn. Nhưng có một chiến
lược khác cũng cân bằng. (“Cân bằng” có nghĩa là, một khi nó vượt quá một tần
số quan trọng trong dân số, không thay thế nào có thể làm tốt hơn) Đây là chiến
lược, “Bắt đầu bằng tử tế, và cho những người khác được hưởng lợi của nghi ngờ
(là họ cũng tốt). Sau đó, lấy tốt đáp lại với tốt, nhưng trả thù những hành
động xấu”. Trong ngôn ngữ của lý thuyết trò chơi, chiến lược này (hoặc gia đình
của những chiến lược liên hệ) có những tên gọi khác nhau, gồm Ăn miếng Trả
miếng, Trả đũa, Đền đáp [16].
Đó là cân bằng tiến hóa dưới một vài điều kiện trong ý hướng rằng, cho một dân
số chi phối bởi những người hành xử theo đền đáp, không có một cá nhân gây
phiền nhiễu khó chịu nào, và không có một một cá nhân tử tế duy nhất vô điều
kiện nào, sẽ làm tốt hơn. Có những biến thể khác, phức tạp hơn của Ăn miếng Trả
miếng, có thể làm tốt hơn trong một vài trường hợp.
Tôi đã nhắc
đến quan hệ họ hàng và sự đền đáp là hai trụ cột song sinh của tính vị tha
trong một thế giới theo Darwin, nhưng còn có cấu trúc lớp thứ nhì nằm dựa trên
những trụ cột chính này. Đặc biệt trong xã hội loài người, với ngôn ngữ và dư
luận, tiếng tăm là quan trọng. Một cá nhân có thể có một tiếng tăm về lòng tốt
và rộng lượng. Một cá nhân khác có thể có một tiếng tăm về sự không tin cậy
được, về gian lận và về thất hứa trong thương lượng. Một cá nhân khác có thể có
một tiếng tăm về sự hào phóng khi tin cậy đã được gây dựng, nhưng về trừng phạt
tàn nhẫn với gian lận. Lý thuyết đơn giản, không màu mè của lòng vị tha đối ứng
trông đợi động vật của bất kỳ chủng loại nào căn cứ hành vi của chúng trên
những đáp ứng vô thức với những đặc điểm như vậy trong đồng loại của chúng.
Trong xã hội loài người chúng ta thêm sức mạnh của ngôn ngữ để truyền bá tiếng
tăm, thường là trong hình thức ngồi lê đôi mách. Bạn không cần chính mình phải
chịu thiệt từ chuyện X khi đến phiên đã quịt, không trả tiền bao mọi người cùng
bàn trong quán rượu. Bạn nghe “tin đồn” rằng X là một người keo kiệt, hoặc –
để thêm một biến chứng oái oăm vào thí dụ – rằng Y là một người ngồi lê đôi
mách khủng khiếp. Danh tiếng thì quan trọng, và những nhà sinh vật học có thể
thừa nhận một giá trị sống còn Darwin không chỉ trong tư cách là một người đền
đáp tốt, nhưng nuôi dưỡng tiếng tăm là một người đền đáp tốt nữa. The Origins of Virtues của Matt
Ridley, như là một giải thích
trong sáng dễ hiểu cho toàn bộ lĩnh vực đạo đức theo Darwin, thì đặc biệt khúc
triết về phần tiếng tăm .[17]
Nhà kinh tế
học người Norway, Thorstein Veblen, và trong một lối có phần khác biệt hoàn
toàn, nhà động vật học người Israel, Amotz Zahavi, đã đưa thêm một ý tưởng hấp
dẫn hơn nữa. Cho-đi từ lòng vị tha, có thể là một sự quảng cáo về sức mạnh, ảnh
hưởng trên người khác, hay về ưu thế vượt trội người khác. Nhà nhân loại học
biết nó dưới tên gọi Hiệu ứng Potlatch
[18],
tên gọi phong tục, theo đó những thủ lĩnh bộ lạc đối thủ ở vùng Tây bắc Thái
Bình Dương, tranh dành nhau trong những trận đấu bằng thi đua mở những lễ tiệc
hào phóng tiêu phí tài sản. Trong những trường hợp cực đoan, những đọ sức bằng
giải trí trả đũa tiếp tục cho đến khi một bên đi đến túng thiếu táng gia bại
sản, để lại kẻ thắng cũng không còn khá gì hơn nhiều. Khái niệm của Veblen về
“sự tiêu thụ khoe khoang” [19],
đánh một hợp âm cùng với nhiều nhà quan sát sân khấu hiện đại. Đóng góp của
Zahavi, bị những nhà sinh học không ngó ngàng tới trong nhiều năm, cho đến khi nó
được những mô hình toán học xuất sắc của nhà lý thuyết Alan Grafen minh chứng,
đã cung cấp một phiên bản tiến hóa cho ý niệm lễ tiệc potlatch. Zahavi nghiên cứu giống chim khướu babbler Ả Rập, giống chim nhỏ màu nâu, sống trong những nhóm xã hội
và ăn chung theo cộng đồng. Giống như nhiều giống chim nhỏ, babbler kêu những tiếng kêu báo trước
cho nhau, và chúng cũng cho thức ăn lẫn nhau. Một điều tra tiêu chuẩn theo
Darwin về những hành vi vị tha như thế, đầu tiên sẽ tìm kiếm sự đáp ứng hai
chiều, và quan hệ họ hàng trong giống chim đó. Khi một con chim khướu cho bạn
cùng đàn thức ăn, có phải nó trong kỳ vọng một ngày sau được cho ăn? Hoặc là con
chim nhận thức ăn ưu đãi là một họ hàng gần gũi di truyền? Giải đáp của Zahavi
là hoàn toàn bất ngờ. Những chim khướu babbler
có uy thế khẳng định uy thế của chúng bằng cách cho ăn những (con chim) cấp
dưới. Để dùng một loại ngôn ngữ bắt chước con người mà Zahavi vui thích, những
con chim có uy thế, thì nói tương đương, “Nhìn này, tôi vượt trội hơn bạn đến
mức nào: tôi có đủ khả năng để cung cấp thức ăn cho bạn!”. Hoặc “Nhìn này, tôi
vượt trội hơn các bạn đến mức nào: tôi có đủ khả năng tự để bản thân mình dễ bị
diều hâu làm hại, bằng cách đậu trên một nhánh cao, hoạt động như một lính canh
để báo trước cho cả bầy còn lại đương ăn trên mặt đất”. Những quan sát của
Zahavi và những đồng nghiệp của ông, cho rằng những chim babbler tích cực cạnh tranh cho vai trò nguy hiểm của lính canh. Và
khi một chim babbler cấp dưới toan
đem thức ăn cho một con chim khác có uy thế, sự hào phóng rõ ràng bị cự tuyệt
dữ dội. Ý tưởng cốt yếu của Zahavi là những quảng cáo về tính ưu việt được
chứng thực bằng tốn kém phí tổn của chúng. Chỉ có một cá nhân ưu việt đích thực
mới có thể đủ khả năng để quảng cáo sự kiện này bằng phương tiện của một món
quà đắt tiền. Những cá nhân mua thành công, thí dụ trong sự thu hút bạn tình,
qua những trưng bày tốn kém cho thấy sự ưu việt, gồm cả sự phô trương hào phóng
và sự chấp nhận rủi ro liều lĩnh dù phát khởi từ tinh thần cộng đồng.
Bây giờ,
chúng ta đã có bốn lý do tốt, theo Darwin, để những cá nhân là vị tha, rộng
lượng hay “đạo đức” với nhau. Thứ nhất, có trường hợp đặc biệt của quan hệ họ
hàng di truyền. Thứ hai, có sự đáp ứng hai chiều: trả nợ những ưu đãi đã nhận,
và đưa ra những ưu đãi trong “dự đoán” sẽ được đáp trả, hoàn vốn với thời gian.
Theo sau lý do này có lý do thứ ba, lợi ích theo Darwin của việc có được một
danh tiếng về sự hào phóng và lòng tốt. Và thứ tư, nếu Zahavi là đúng, có lợi
ích cộng thêm đặc biệt của sự hào phóng lộ liễu khao trương dễ thấy như một
cách để mua quảng cáo đích thực không thể giả tạo.
Suốt qua
phần lớn thời tiền sử của chúng ta, con người sống trong những điều kiện mà có
thể đã mạnh mẽ ủng hộ sự tiến hóa của tất cả bốn loại lòng vị tha. Chúng ta
sống trong những làng, hoặc trước đó trong những bầy đàn lưu động, riêng lẻ như
loài khỉ baboons, một phần nào biệt
lập với những bầy đàn lưu động hoặc những xóm làng lân cận. Hầu hết những thành
viên cùng đàn của bạn đã là những thân nhân, nhiều liên quan chặt chẽ với bạn
hơn những thành viên của những bầy đàn khác – rất nhiều những cơ hội để lòng vị
tha với thân nhân tiến hóa. Và, dù là họ hàng hay không, bạn sẽ có khuynh hướng
gặp những cá nhân này lần nữa, và lần nữa, … trong suốt đời của bạn – là những điều kiện lý tưởng cho sự
tiến hóa của lòng vị tha đối ứng. Đó cũng là những điều kiện lý tưởng để xây
dựng một tiếng tăm về lòng vị tha, và cũng là cùng những điều kiện lý tưởng cho
sự quảng cáo sự rộng lượng phơi bày dễ thấy. Bởi bất kỳ một, hoặc tất cả bốn
con đường, những khuynh hướng di truyền với lòng vị tha sẽ được ưu đãi ủng hộ
trong loài người ban đầu. Là điều rất dễ dàng để thấy lý do tại sao tổ tiên
tiền sử của chúng ta là đã tốt với những-trong-cùng-nhóm với mình, nhưng đã xấu
– đến độ bài ngoại – hướng về những những khác-nhóm khác. Nhưng tại sao – bây
giờ hầu hết chúng ta sống trong những thành phố lớn, nơi mà chúng ta không còn
những thân nhân bao quanh, và nơi mà mỗi ngày chúng ta gặp những cá nhân mà
chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại một lần nữa – tại sao chúng ta vẫn còn tốt
như thế với nhau, thậm chí đôi khi với những ai khác là những người có thể được
cho là thuộc về nhóm ngoài-nhóm-mình?
Là điều
quan trọng để đừng phát biểu lầm lẫn về sự vươn đến của chọn lọc tự nhiên. Chọn
lọc không nghiêng sang ưu đãi sự tiến hóa của một sự thức tỉnh hiểu biết về
những gì là tốt cho những gene của bạn. Sự thức tỉnh đó đã phải đợi đến thế kỷ
hai mươi mới đạt đến được một mức độ hiểu biết, và ngay cả giờ đây, sự hiểu
biết đầy đủ chỉ giới hạn vào một thiểu số những nhà chuyên môn khoa học. Những
gì chọn lọc tự nhiên nghiêng sang ưu đãi là những quy tắc không chặt chẽ nhưng có ứng
dụng thực tiễn rộng rãi, chúng làm việc trong thực hành để
thúc đẩy ủng hộ những gene gây dựng nên chúng. Quy tắc “ngón tay cái” [20],
quy tắc không
chặt chẽ nhưng có ứng dụng thực tiễn rộng rãi, bởi bản
chất của chúng, đôi khi sai hướng, lạc đích, gây hậu quả ngoài dự định. Trong
bộ óc của một con chim, qui tắc “chăm sóc những con vật bé tí, kêu quang quác
trong tổ của mình, và thả thức ăn vào miệng đỏ há hốc của chúng”, điển hình
là thường có tác dụng gìn giữ những gene xây dựng những quy tắc này, vì những
đối tượng đang há miệng, đang quang quác trong một tổ của con chim lớn, thường là
con đẻ của riêng nó. Quy luật sai hướng, lạc đích nếu một con chim con khác,
bằng cách nào đó, lọt được vào tổ, một trường hợp được loài chim cuckoos [21]
tích cực thiết kế xây dựng. Có thể chăng rằng những thúc đục của “con người
thiện hảo” trong chúng ta bị sai hướng, lạc đích, tương tự như sự sai hướng,
lạc đích của những bản năng làm cha mẹ của một con chim warbler sống trong lau sậy [22]
khi nó làm việc đến còm cõi để nuôi một con chim cuckoo con? Một tương tự thậm chí gần gũi hơn là sự thúc đục con
người để nhận trẻ làm con nuôi. Tôi phải vội vàng để nói thêm “sai hướng, lạc
đích” đó chỉ để dùng trong một ý hướng chặt chẽ theo Darwin. Nó không hàm bất cứ gợi ý nào về chê
trách, miệt thị.
Sự “sai
lầm” hoặc ý tưởng “sản phẩm phụ”, mà tôi tán thành, có ý nghĩa như thế này.
Chọn lọc tự nhiên, trong thời những tổ tiên, khi chúng ta sống trong những bầy nhỏ
và ổn định như loài khỉ baboons, đã được
prôgram vào trong não của chúng ta những thôi thúc vị tha, bên cạnh những thôi
thúc tình dục, thôi thúc đói khát, thôi thúc không ưa hay chống lại người lạ,
và vân vân như vậy. Một cặp vợ chồng thông minh có thể đọc được những thôi thúc
Darwin của họ, và biết rằng lý do cuối cùng của những thôi thúc tình dục của
mình là sự sinh con nối dõi. Họ cũng biết rằng người phụ nữ không thể thụ thai
vì đang uống thuốc ngừa thai. Tuy nhiên, họ thấy rằng ham muốn tình dục của họ
là không có cách nào bị kiến thức như thế làm giảm bớt. Ham muốn tình dục là ham
muốn tình dục; và sức mạnh của nó, trong tâm lý học của một cá nhân, thì độc
lập với áp lực Darwin cuối cùng đã thôi thúc lèo lái nó. Nó là một thôi thúc
mạnh mẽ, hiện hữu độc lập với lý do cuối cùng của nó.
Tôi cho
rằng điều này cũng đúng với những thôi thúc để có lòng tốt – có lòng vị tha, có lòng rộng rãi, có đồng cảm, có thương xót. Trong thời những
tổ tiên, chúng ta đã có cơ hội để là vị tha chỉ với thân nhân gần gũi, và với những
ai có tiềm năng đền đáp. Ngày nay thôi không còn có những hạn chế ở đó nữa,
nhưng những quy tắc “ngón tay cái”, quy tắc không chặt chẽ nhưng có ứng dụng thực
tiễn rộng rãi,
vẫn dai dẳng tồn tại. Tại sao không? Nó giống đúng y như mong muốn tình
dục. Chúng ta không thể tự giúp chúng ta, để đừng cảm thấy thương xót khi chúng
ta thấy một ai bất hạnh đương gạt
lệ thương đau (là người không liên quan thân tộc và không thể đền đáp), hơn là chúng
ta đừng có cảm xúc ham muốn xác thịt dâng lên trước một thành viên phái tính đối
lập (người có thể vô sinh, hoặc nếu không thì không thể sinh sản). Cả hai đều
là những “sai hướng, lạc đích”, những sai lầm theo Darwin: may mắn, phúc lợi, những
sai lầm quý giá.
Đừng, dù
chỉ một khoảnh khắc, nghĩ về sự Darwin-hóa như thế như sự hạ thấp phẩm giá,
hoặc làm suy giảm của những cảm xúc cao quý nhất của lòng cảm thương và rộng
lượng. Cũng không với ham muốn tình dục. Ham muốn tình dục, khi chuyển qua dẫn đạo
của văn hóa ngôn ngữ, nổi lên như thi ca và kịch nghệ tuyệt vời: những bài thơ
tình của John Donne [23], nói thí dụ,
hay Romeo và Juliet. Và dĩ nhiên cùng
một điều xảy ra với những chuyển hướng vì lạc đích của lòng cảm thương dựa trên
thân nhân và trên sự đáp ứng hai chiều. Thương xót, tha cho một con nợ, khi
nhìn ngoài bối cảnh, cũng phi-Darwin như là nhận con của một người khác làm con
nuôi:
Phẩm
chất của lòng thương xót thì không gạn lọc.
Nó
rơi, từng giọt như mưa dịu dàng từ trời cao
Xuống
chốn thấp.
Ham muốn
tình dục là sức mạnh thúc đẩy đằng sau một phần có tỷ lệ lớn của tham vọng và phấn
đấu con người, và nó phần lớn có cấu thành một sai hướng, lạc đích. Không có lý
do tại sao cùng một điều là đúng với ham muốn tình dục, lại không thể cũng đúng
với ham muốn để có cảm thương và rộng lượng, nếu đây là hậu quả sai hướng, lạc
đích của tổ tiên trong đời sống làng xóm. Cách tốt nhất cho lựa chọn tự nhiên để
xây dựng trong cả hai loại ham muốn trong thời những tổ tiên là cài đặt những
quy tắc của ngón tay cái vào trong não bộ. Những quy tắc này ngày nay vẫn còn
ảnh hưởng đến chúng ta, ngay cả trong những hoàn cảnh làm chúng không còn thuận
hợp với chức năng nguyên thủy của chúng.
Những “quy
tắc ngón tay cái” loại giống như thế vẫn tác dụng vào chúng ta, không phải
trong một đường lối tất định như theo Calvin [24]
nhưng được đãi lọc qua những ảnh hưởng văn minh của văn chương và phong tục,
pháp luật và truyền thống – và dĩ nhiên, tôn giáo. Cũng đúng như quy tắc từ não
bộ nguyên sơ của ham muốn tình dục truyền qua đãi lọc của văn minh để xuất hiện
trong những cảnh tình yêu của Romeo và
Juliet, thế nên những quy tắc từ não bộ nguyên sơ của rửa hận báo thù giữa ta-chống-họ
xuất hiện trong hình thức của những chiến tranh giữa hai họ Capulets và
Montagues; trong khi những quy tắc từ não bộ nguyên sơ của vị tha và tương cảm
cảm kết thúc trong sai hướng lạc đích, cổ vũ chúng ta trong hoà giải điều chỉnh
hướng thượng của cảnh kịch cuối cùng trong Shakespeare.
Một trường hợp Nghiên cứu trong những Gốc rễ của Đạo đức
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2013)
[1] Ở đây, tác giả vẫn đương nói về là những người Kitô thông thường
phương Tây (dù cũng có thể nói đây là thái độ của những người Kitô trên khắp
thể giới, đặc biệt là với những người không-tin-có gót mà họ miệt thị, và bôi
nhọ khi gọi chung là “vô thần”, hiểu như những người này nói chung là đều không
biết gì đến, không tôn kính những giá trị tinh thần, trong khi thực sự họ chỉ
là những atheist = không tin (a) +có
gót (theist), và gót đây cũng chỉ là Gót Abrahm Kitô)
[2]
Barbara Forrest and Paul R. Gross. Creationism's
Trojan Horse: The Wedge of Intelligent Design. Oxford University Press,
2004.
[3]
[* Nhiều hơn tôi có thể hy vọng để trả lời cho đầy đủ, vì thế, tôi cáo lỗi.]
[4]
The God Who Wasn't There (2005) – Phim tài liệu. Bắt đầu với câu hỏi về Jesus lịch sử - Jesus có phải
là một người từng sống thực ở Israel hai nghìn năm trước không? Sau khi trả
lời là Không hề có bằng chứng lịch sử nào để có thể trả lời là có, phim tiếp
tục xem xét toàn bộ đạo Ki tô như đặt trên một huyền thoại tương
tự như nhiều huyền thoại thần linh anh hùng của cổ Aicập, Hylạp, và Trung Đông.
[5]
[Riêng phim này rất hay, có thể mua ở đây:
Hay, nay có thể xem miễn phí ở đây:
[6]
Freedom From Religion Foundation: tổ chức tư nhân, tự
đặt ra mục đích giáo dục quần chúng về những vấn đề liên quan đến thuyết
không-tin-gót, và xúc tiến ủng hộ nguyên tắc hiến pháp về sự phân biệt giữa nhà
thờ và nhà nước. Tổ chức này lớn nhất nước Mỹ, qui tụ những nhà tư tưởng tự do
(freethinkers: atheists, agnostics và skeptics) với hơn 19, 000 hội viên. Trụ
sở ở Madison, Wisconsin.
[7] “Singes capitulards mangeurs de fromage”
[8] semiotics: dấu hiệu học – tôi
nghĩ, khi nhắc tới phómát, những tín đồ Kitô cuồng nhiệt này muốn chỉ
tính chất vẫn gán ép cho giới trí thức, là bơ sữa, tháp ngà. Ở bắc Mỹ, những
người có tư tưởng thiên tả, từ xã hội đến cộng sản, và đặc biệt những người có
tư tưởng tự do, độc lập với giáo điều nhà thờ (freethinkers), từ những
người chỉ theo thuyết tiến hóa đến những người tuyệt đối không-tin-có-gót (atheist),
thường thuộc giới trí thức, có học và có suy nghĩ, và cũng có ăn có mặc dư giả,
bên ngoài có vẻ nhàn nhã, ít nhiều trên mức trung bình của đám đông không trí
thức.
[9] hate mail
[10]
Richard Dawkins. Unweaving the Rainbow;
Science, Delusion and the Appetite for Wonder. Boston: Houghton Mifflin
Co.,1998
[11]
Robert Hinde. Why Good is Good: The Sources of Morality.
London: Routledge, 2002
Michael
Shermer. The Science of Good and Evil.
New York: Henry Holt and Company, 2004
Robert
Buckman. Can We Be Good Without God?
Marc
Hauser. Moral Minds: How Nature Designed Our Universal Sense of
Right and Wrong. New York: Harper Collins, 2006.
[12] Nguyên văn “the Good Samaritan” – chỉ người có lòng nhân hậu, hay
giúp đỡ người khác.
[13]
[* Tôi chết điếng người khi đọc trong tờ Guardian
(“Những Bản năng động vật?”, 27 tháng năm 2006) rằng The Selfish Gene là quyển sách yêu chuộng của Jeff Skilling, Giám
đốc điều hành của công ty (đã bị phá sản) Enron nổi tiếng, và rằng từ nó, ông
đã lấy được hứng khởi về một nhân vật tin theo thuyết xã hội Darwin. Nhà báo
Richard Conniff của Guardian đã đưa ra một lời giải thích
tốt về sự hiểu lầm:
http://money.guardian.co.uk/workweekly/story/0,,
1783900,00. html.
Tôi đã cố
gắng chặn trước những hiểu lầm tương tự trong lời nói đầu mới của tôi trong bản
in kỷ niệm lần thứ ba mươi –của The
Selfish Gene, vừa mới được ban Ấn loát Đại học Oxford tái bản.]
[14] Game theory
[15] symbiosis
[16] Tit-for-Tat, Retaliator, và Reciprocator
[17] [* Danh tiếng thì không chỉ giới hạn với con người. Nó gần đây đã
được cho thấy để áp dụng cho một trong những trường hợp cổ điển của lòng vị tha
đối ứng hai chiều trong động vật, mối quan hệ cộng sinh giữa giống cá “chùi
rửa” nhỏ và những giống cá lớn khách hàng của chúng. Trong một thí nghiệm tài
tình, một cá wrasse, loại cá biển
“chùi rửa”, Labroides dimidiatus, đã
được một (cá) sẽ-là-khách-hàng quan sát cho là sẽ tẩy rửa tinh tấn hơn, thì có
nhiều khả năng được (cá này) lựa chọn hơn, so với đối thủ Labroides đã được quan sát là sao nhãng trong việc chùi rửa làm
sạch. Xem R. Bshary và A.S. Grutter, “Hình ảnh lấy được điểm và sự hợp tác
trong sự hỗ sinh của một giống cá “chùi rửa”, Tạp chí Nature 441; 22 tháng 6 năm 2006, trang 975-8.]
[18] Potlatch Effect
[19] Conspicuous consumption:
mua “hàng hiệu” để khoe khoang, khoa trương, hơn là vì giá trị của chính món
hàng. Các món hàng này phải có nhãn hiệu thật lộ liễu, hết sức dễ thấy, đập vào
mắt, buộc người ta phải để ý. Thí dụ, quần áo phải có nhãn hiệu màu mè, dấu
hiệu thật to in trước ngực, sau lưng, trên mông, hay ngay cả lộn ngược nhãn
hiệu ra ngoài.
[20] Rule of thumb: quy tắc không chặt chẽ nhưng có ứng dụng thực tiễn
rộng rãi.
[21] Cuckoos: ở châu Âu, tên
gọi chung nhiều giống chim (Cuculus
canorus), đặc điểm là đó là một loài sống nhờ, chuyên đẻ trứng của mình vào
tổ của các loài chim khác để loài này ấp trứng đến nở và sau đó lại nuôi cho
đến lớn đủ nhận ra khác biệt.
[22] a reed warbler
[23] John Donne (1572–1631) – thí sĩ tài hoa nước Anh, nổi tiếng muộn
màng.
[24] Lý thuyết của giáo phái John Calvin, sự cứu chuộc của mỗi người đã được
Gót ngẫu nhiên định sẵn từ trước. Cứu chuộc là tất định.