Saturday, December 28, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (18)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)
(tiếp theo ...)






Chương 6 (tiếp theo …)

Một trường hợp Nghiên cứu về những Gốc rễ của Đạo đức

Nếu ý thức đạo đức của chúng ta, giống như ham muốn tình dục của chúng ta, thực sự có gốc rễ bắt nguồn sâu xa trong quá khứ đã tiến hóa của chúng ta theo như Darwin, trước khi có tôn giáo, chúng ta nên mong đợi rằng nghiên cứu về não thức con người sẽ tiết lộ một vài phổ quát về đạo đức, vượt qua những rào cản địa lý và văn hóa, và cũng thế, điều quan trọng, những rào cản tôn giáo. Nhà sinh vật học trường Harvard, Marc Hauser, trong quyển How Nature Designed Our Universal Sense of Right and Wrong của ông [1], đã mở rộng dọc một đường đi đến thành quả của những thí nghiệm bằng suy tưởng, vốn ban đầu đã do những triết gia về đạo đức đề nghị. Nghiên cứu này của Hauser sẽ được dùng thêm với mục đích giới thiệu cách suy nghĩ của những triết gia về đạo đức. Một đilemma [2] đạo đức có tính giả thuyết được đặt ra, và sự khó khăn chúng ta có kinh nghiệm trong khi trả lời nó, bảo cho chúng ta một vài điều gì đó về ý thức của chúng ta về đúng và sai. Trường hợp mà Hauser vượt quá những triết gia là ông đã thực sự làm điều tra thống kê và những thí nghiệm tâm lý, bằng cách dùng những bảng câu hỏi trên Internet, lấy thí dụ, để điều tra về ý thức đạo đức của những người sống thực. Từ quan điểm hiện nay, điều thú vị là hầu hết mọi người đều đi đến cùng những quyết định tương tự khi phải đối mặt với những tình thế khó xử này, trong đó họ buộc phải có một giải pháp miễn cưỡng, và sự đồng thuận của họ về những quyết định của chính họ thì mạnh hơn khả năng của họ để trình bày rõ ràng những lý do của họ. Đây là những gì chúng ta nên mong đợi nếu chúng ta có một ý thức đạo đức đã vốn được xây dựng vào thành-phần của bộ óc chúng ta, giống như bản năng tình dục của chúng ta hay những sợ hãi về độ cao của chúng ta, hay như chính Hauser thích nói, giống như khả năng của chúng ta về ngôn ngữ (những chi tiết có thay đổi từ văn hóa này sang văn hóa khác, nhưng cấu trúc nằm chìm sâu bên dưới của ngữ pháp thì phổ quát [3]). Như chúng ta sẽ thấy, cách người ta ứng phó với những thí nghiệm đạo đức này, và họ không có khả năng của chính họ để nói lên rõ ràng những lý do của họ, dường như phần lớn độc lập với những tin tưởng tôn giáo của họ hoặc không có những tin tưởng tôn giáo. Thông điệp của quyển sách của Hauser, mượn chính cách nói của riêng ông là: “Lèo lái những phán đoán đạo đức của chúng ta là một ngữ pháp đạo đức phổ quát, một khả năng tập thành và thừa kế của não thức đã tiến hóa qua hàng triệu năm để bao gồm một tập hợp những nguyên tắc để xây dựng một loạt những hệ thống đạo đức có thể có. Cũng như ngôn ngữ, những nguyên tắc tạo nên ngữ pháp đạo đức của chúng ta bay lẩn bên dưới màng lưới tầm radar nhận thức của chúng ta”.

Điển hình của tình huống khó xử đạo đức của Hauser là những biến đổi trên chủ đề của một chiếc xe tải bị đứt phanh, hay “xe goòng điện” chạy trên một đường rầy, đe dọa sẽ cán chết một số người. Câu chuyện trong dạng đơn giản nhất tưởng tượng có một người, Denise, đứng cạnh một tập hợp những tụ điểm, và ở một vị trí có thể chuyển hướng chiếc xe điện sang một đưởng rầy phụ bên cạnh, do đó sẽ cứu sống được năm người đang bị mắc kẹt trên đường rầy chính, ở phía trước. Thật không may, lại có một người khác cũng đang bị mắc kẹt trên đưởng rầy phụ. Nhưng vì ông chỉ là một, ít hơn con số của năm người bị mắc kẹt trên đường rầy chính, hầu hết mọi người đồng ý rằng đó là cho phép về mặt đạo đức, nếu như không phải là bắt buộc, cho Denise để xoay cần chuyển và cứu lấy năm bằng cách giết một. Chúng ta bỏ qua trường hợp giả định chẳng hạn rằng con người đứng trên đưởng rầy phụ có thể là Beethoven, hoặc một người bạn thân.

Những khai triển của thí nghiệm bằng tưởng tượng này, trình bày một loạt tăng dần oái oăm trêu ngươi những câu hỏi hắc búa về đạo đức. Những gì sẽ xảy ra nếu xe goòng điện có thể làm đứng lại bằng cách thả một khối thật nặng xuống đường lăn của nó, từ một vòm cầu vượt ở trên đầu cao? Điều đó thì dễ dàng: hiển nhiên là chúng ta phải thả khối nặng xuống. Nhưng nếu chỉ có một khối nặng duy nhất lúc ấy đương sẵn là một người rất béo đương ngồi trên cầu, ngắm cảnh hoàng hôn? Hầu như tất cả mọi người đồng ý rằng đó là vô đạo đức để đẩy người béo này rơi khỏi cầu (xuống chặn xe goòng đứt phanh), mặc dù, từ một quan điểm, đilemma này có vẻ như song song với của Denise, trong đó xoay một công tắc, giết chết một nhưng cứu sống năm. Hầu hết chúng ta có một trực giác mạnh mẽ rằng có một khác biệt quan trọng giữa hai trường hợp, mặc dù chúng ta không có thể nói rõ nó là gì.

Đẩy người béo từ cây cầu trên cao xuống lại gợi nhắc một đilemma khác được Hauser đã xem xét. Năm người bệnh đang nằm chờ chết trong một bệnh viện, mỗi người với một cơ quan cơ thể khác nhau không làm việc nữa. Nhưng mỗi người này sẽ cứu được, nếu như có thể tìm thấy kịp thời, một ai đồng ý hiến cơ quan cơ thể tương ứng của mình cho mỗi cơ quan hư hỏng của những người bệnh, nhưng không ai là có sẵn như thế cả. Sau đó, một y sĩ giải phẫu chú ý rằng hiện đương có một người khác, khỏe mạnh trong phòng đợi, tất cả năm của cơ quan đang tìm cho những người bệnh, ông này đều có cả, và đều ở trong tình trạng làm việc tốt, và thích hợp cho cấy ghép. Trong trường hợp này, hầu như không có thể tìm thấy một ai là người sẵn sàng để nói rằng hành động đạo đức, ở đây, là giết một người để cứu lấy năm người.

Như với con người béo trên cầu, trực giác mà hầu hết chúng ta chia xẻ là một người ngoài cuộc vô tội không nên bất ngờ bị kéo vào trong một tình cảnh xấu, và bị dùng để hy sinh cho lợi ích của những người khác, mà không có sự đồng ý của người này. Immanuel Kant nổi tiếng đã phát biểu rành mạch một nguyên tắc là một hữu thể có lý trí sẽ không bao giờ nên được sử dụng đơn thuần chỉ như một phương tiện không ưng thuận cho một cứu cánh, ngay cả khi cứu cánh này lợi ích những người khác [4]. Điều này có vẻ cung cấp sự khác biệt chủ yếu giữa trường hợp của con người béo ngồi trên cầu (hoặc người đang trong phòng đợi nhà thương) và người đương bị vướng trên đường rầy phụ của Denise. Người đàn ông béo trên cầu thì được tích cực dùng như là phương tiện để chặn đứng xe goòng điện đứt phanh. Điều này rõ ràng vi phạm nguyên tắc của Kant. Người ở đứng vướng trên đường rầy phụ không được dùng để cứu sống cho năm người trên đường rầy chính của xe goòng điện. Đó là đường rầy phụ được dùng, và ông ta chỉ có bất hạnh là đang đứng mắc kẹt trên đó. Tuy nhiên, khi bạn đặt rõ sự khác biệt như thế, tại sao nó lại thỏa mãn chúng ta? Đối với Kant, đó là một tuyệt đối về đạo đức. Đối với Hauser nó được xây dựng vào trong chúng ta bằng sự tiến hóa của chúng ta.

Những tình cảnh giả thuyết liên quan đến xe goòng điện đứt phanh càng trở nên tài tình, và những đilemma đạo đức tương ứng càng dài và phức tạp hơn. Hauser tương phản với một đilemma khác, trong đó hai nhân vật giả tưởng gọi là Ned và Oscar phải đối mặt. Ned đứng ngay cạnh đường sắt. Không giống như Denise, người có thể chuyển hướng xe điện sang một đường rầy phụ, Ned có thể chuyển hướng nó chạy vào trong một đường vòng quanh nhưng sau đó lại nối với đường chính một lần nữa ngay trước chỗ có năm người đang bị mắc kẹt. Nếu chỉ đơn giản chuyển cần đổi những tụ điểm đường rầy sẽ không giúp được gì: cách nào thì xe điện cũng lại sẽ lao vào năm người, khi đường vòng nhập lại vào đường rầy chính. Tuy nhiên, có một điều đã xảy ra, là có một người hết sức béo đang trên đường vòng phụ, người béo này đủ nặng cân để làm xe điện phải ngừng. Ned có nên chuyển cần đổi những tụ điểm và chuyển hướng xe điện hay không? Hầu hết theo trực giác của mọi người là Ned không nên làm thế. Nhưng sự khác biệt giữa đilemma của Ned, và của Denise, là những gì? Giả định là mọi người có lẽ theo trực giác áp dụng nguyên tắc của Kant. Denise chuyển đường rầy xe điện để nó không lao vào năm người, và tai họa bất hạnh xảy ra trên đường rầy phụ là “thiệt hại thế chấp”, để dùng cụm từ “duyên dáng” của Rumsfeld [5]. Ông không bị Denise dùng để cứu những người khác. Ned là người thực sự dùng người béo để chặn xe đẩy, và hầu hết mọi người (có lẽ không nghĩ ngợi gì), cùng với Kant (suy nghĩ rành mạch rất chi tiết), đều coi đây là một sự khác biệt rất quan trọng.

Sự khác biệt lại được đưa ra một lần nữa bằng đilemma của Oscar. Tình cảnh của Oscar giống hệt như của Ned, ngoại trừ rằng có một khối lớn sắt rất lớn và rất nặng trên vòng chuyển hướng của đường rầy, khối này nặng đủ để ngừng xe goòng điện. Rõ ràng Oscar không có vấn đề gì khi phải quyết định để kéo cần đổi những tụ điểm và chuyển hướng xe điện. Ngoại trừ rằng chuyện xảy ra là có một người đang đi bộ ngay đằng trước khối sắt. Ông chắc chắn sẽ bị giết, nếu Oscar kéo công tắc chuyển hướng, cũng chắc chắn sẽ chết như là người béo trong trường hợp của Ned. Những khác biệt là người đang đi bộ của Oscar thì không được dùng để chặn xe điện: ông là “thiệt hại thế chấp”, như trong đilemma của Denise. Giống như Hauser, và giống như hầu hết những đối tượng thí nghiệm của Hauser, tôi cảm thấy rằng Oscar được phép kéo cần đổi hướng nhưng Ned thì không. Nhưng tôi cũng thấy chính mình khá khó để biện minh cho trực giác của tôi. Điểm Hauser đưa lên là những trực giác đạo đức như vậy thường không được nghĩ ra cho rành mạch, nhưng dẫu thế chúng ta mạnh mẽ cảm nhận chúng, vì thừa hưởng di sản tiến hóa của chúng ta.

Trong một dấn thân lý thú vào lĩnh vực nhân loại học, Hauser và những đồng nghiệp của ông, thích nghi những thí nghiệm đạo đức của họ vào với dân Kuna, một bộ lạc nhỏ Trung Mỹ, có rất ít tiếp xúc với người phương Tây và không có tôn giáo theo lề thói chính thức. Những nhà nghiên cứu đã đổi thí nghiệm bằng tưởng tượng “xe goòng đẩy trên một đường rầy” với những thí nghiệm tương đương phù hợp với địa phương, chẳng hạn như với những con cá sấu bơi về phía những ca nô. Với những khác biệt nhỏ nhoi tương ứng, những người Kuna cho thấy họ có cùng những phán đoán đạo đức giống như phần chúng ta còn lại.

Từ quan tâm đặc biệt cho quyển sách này, Hauser cũng tự hỏi không biết liệu người có tôn giáo có khác với người không-tin-có-gót trong trực giác đạo đức của họ hay không. Chắc chắn, nếu chúng ta nhận được đạo đức của chúng ta từ tôn giáo, họ phải khác nhau. Nhưng có vẻ như là họ không khác nhau. Hauser, làm việc với triết gia đạo đức Peter Singer [6], tập trung vào ba tình huống khó xử giả định và so sánh những phán quyết cuối cùng của những người không-tin-có-gót với của những người có tôn giáo tin-có-gót.

Trong mỗi trường hợp, những đối tượng được yêu cầu chọn một hành động giả tưởng là về mặt đạo đức thì “bắt buộc”, “cho phép” hay “bị cấm”. Ba tình huống khó xử, đilemma là:

1.     Đilemma của Denise. Chín mươi phần trăm người ta nói rằng điều được cho phép là chuyển hướng xe goòng điện, giết chết một để cứu sống lấy năm.
2.     Bạn nhìn thấy một đứa trẻ chết đang đuối trong hồ và nhìn quanh không có giúp đỡ nào khác. Bạn có thể cứu đứa trẻ, nhưng quần của bạn sẽ được bị hủy hoại trong tiến trình này. Chín mươi bảy phần trăm đồng ý rằng bạn nên cứu đứa trẻ, (đáng ngạc nhiên, có 3 phần trăm rõ ràng sẽ thích “cứu” cái quần của họ hơn).
3.     Vấn đề cấy ghép cơ thể đã mô tả ở trên. Chín mươi bảy phần trăm những đối tượng được hỏi, đều đồng ý rằng đó là về mặt đạo đức cấm việc lấy người khỏe mạnh đang trong phòng đợi và giết ông để lấy những cơ quan cấy ghép cơ thể, dù do đó cứu sống năm người khác.

Kết luận chính của nghiên cứu của Hauser và Singer là không có sự khác biệt thống kê đáng kể, giữa những người không-tin-có-gót và những người có tôn giáo, trong việc đưa ra những phán quyết này. Điều này có vẻ tương thuận với quan điểm, mà tôi và nhiều người khác đã có, rằng chúng ta không cần Gót để ngõ hầu là tốt – hay xấu.


Nếu không có Gót, Tại sao lại Tốt?

Đặt ra như thế, câu hỏi nghe thực tích cực đê tiện. Khi một người có tôn giáo, đặt nó ra cho tôi theo cách này (và nhiều người trong số họ làm thế), sự cám dỗ trực tiếp khó ngăn được của tôi, là đưa ra thách thức sau đây: “Thế bạn thực sự có ý muốn bảo cho tôi biết lý do duy nhất bạn cố gắng để là tốt, là cốt để lấy được gật đầu đồng ý và phần thưởng của Gót, hoặc để tránh sự lắc đầu không đồng ý và trừng phạt của ông ta? Đó không phải là đạo đức, đó chỉ là ngửa mặt bợ đỡ “ôm đít liếm trôn” người trên [7] , đóng trò màu mè lấy lòng giả dối, ngoái qua vai của bạn lấm lét nhìn cái máy ảnh giám sát lớn trên bầu trời, hoặc lại còn cái băng thu âm nhỏ bên trong đầu của bạn, theo dõi mọi động tĩnh di chuyển của bạn, thậm chí mọi ý nghĩ cơ bản của bạn.” Như Einstein nói: “Nếu mọi người tốt lành chỉ vì họ sợ bị trừng phạt, và hy vọng được ban thưởng, sau đó chúng ta quả thực có rất nhiều đáng buồn, đáng tiếc”. Michael Shermer, trong The Science of Good and Evil, gọi đó là một nút chặn sự tranh luận [8]. Nếu bạn đồng ý rằng, trong sự vắng mặt của Gót, bạn sẽ can phạm vào ăn cướp, hãm hiếp, và giết người”, bạn tự phơi ra cho thấy mình là một người vô đạo đức, “và chúng tôi sẽ được khuyên dặn rõ ràng cẩn thận để tránh một vòng thật lớn cách xa khỏi bạn”. Nếu mặt khác, bạn thừa nhận rằng bạn sẽ vẫn tiếp tục là một người tốt, ngay cả khi không dưới sự giám sát linh thiêng của Gót, bạn đã tự làm suy yếu đến chết tuyên xưng của bạn rằng Gót là cần thiết để cho chúng ta là tốt. Tôi ngờ rằng có rất nhiều người sùng mộ tôn giáo quả thực nghĩ rằng tôn giáo là những gì thúc đẩy họ là tốt, đặc biệt là nếu họ thuộc một trong những tôn giáo khai thác một cách hệ thống (xúc cảm) “có tội, phạm lỗi” trong cá nhân.

Dường như với tôi phải đỏi hoàn toàn một sự tự trọng rất thấp để nghĩ rằng, nếu như tin tưởng vào Gót đột nhiên biến mất khỏi thế giới, chúng ta sẽ tất cả sẽ trở thành những người nhẫn tâm và chạy theo nhục lạc ích kỷ, không có lòng tử tế, không có từ thiện, không có lòng lòng hảo tâm, không có gì còn có thể xứng đáng với tên gọi của sự Tốt Lành. Nhiều người tin rằng Dostoevsky đã có ý kiến đó, có lẽ vì một vài nhận xét ông đã đưa vào miệng của nhân vật Ivan Karamazov:

[Ivan] nghiêm trọng đã quan sát rằng đó là hoàn toàn không có luật nào của thiên nhiên để làm cho con người yêu loài người, và rằng nếu tình yêu đã hiện hữu và đã hiện hữu dẫu cách nào đi nữa trong thế giới cho đến nay, sau đó nó không phải bởi đức hạnh của những quy luật tự nhiên, nhưng hoàn toàn vì con người đã tin vào sự bất tử của riêng mình. Ông nói thêm như là một phụ chú rằng đó đã là chính xác rằng như thế đã thành lập luật tự nhiên, cụ thể là, một khi tin tưởng của con người vào sự bất tử chính mình đã bị phá hủy, sẽ không chỉ năng lực của hắn với tình yêu bị cạn kiệt, nhưng cũng vậy sẽ là những sức mạnh tuyệt đối cần thiết và quan trọng để duy trì sự sống trên trái đất này. Và hơn nữa, không có gì sẽ là vô đạo đức khi đó, mọi thứ sẽ được phép, thậm chí sự ăn thịt người. Và cuối cùng, như thể là tất cả điều này đã vẫn không đủ, ông đã tuyên bố rằng đối với mỗi cá nhân, như bạn và tôi, lấy thí dụ, là những người không tin, hoặc vào Gót hoặc vào sự bất tử của mình, luật tự nhiên chắc chắn bị buộc ngay lập tức để trở thành hoàn toàn đối lập với luật dựa trên tôn giáo có trước đó, và rằng sự ích kỷ, thậm chí mở rộng đến sự sa phạm vào gây ra tội ác, sẽ không chỉ được cho phép, nhưng sẽ được công nhận là thiết yếu, là hữu lý nhất, và thậm chí lý do hiện hữu cao quý nhất của than phận con người. [9]

Có lẽ một cách ngây thơ, tôi đã nghiêng về phía một cái nhìn ít cay đắng hoài nghi hơn về bản chất con người, so với Ivan Karamazov. Chúng ta có thực sự cần phải bắt ép áp đặt chính sách hay không – dù là bởi Gót hay bởi lẫn nhau – để ngăn chặn chúng ta khỏi cư xử một cách ích kỷ và tội phạm ? Tôi tha thiết muốn tin rằng tôi không cần sự giám sát giống như vậy – và bạn chắc cũng không, bạn đọc thân mến, có phải không. Mặt khác, chỉ để làm suy yếu sự tự tin của chúng ta, lắng nghe kinh nghiệm tan vỡ huyễn tưởng của Steven Pinker về một cuộc đình công của cảnh sát thành phố Montreal, mà ông mô tả trong The Blank Slate: [10]

Là một thiếu niên trẻ trong đất nước Canada tự hào thanh bình những năm 1960 lãng mạn, tôi đã là một tín đồ thật sự theo chủ nghĩa vô chính phủ của Bakunin. Tôi đã cười gạt đi lập luận của bố mẹ tôi rằng nếu chính quyền có bao giờ đặt vũ lực súng ống của nó xuống, tất cả mọi cửa địa ngục sẽ vỡ toang như không khóa. Dự đoán cạnh tranh của chúng tôi đã được đưa vào thí nghiệm lúc 08:00 sáng ngày 17/10 /1969, khi cảnh sát Montreal đã bắt đầu đình công. Đến 11:20 sáng, ngân hàng đầu tiên bị cướp. Đến trưa, những cửa hàng trung tâm thành phố hầu hết đã đóng cửa vì nạn hôi của. Trong thời gian khoảng thêm vài giờ nữa, những tài xế taxi đã đốt cháy garage của một công ty xe limousine đã cạnh tranh dịch vụ khách hàng ở sân bay với họ, một kẻ bắn tỉa từ mái nhà đã giết chết một sĩ quan cảnh sát của tỉnh, những kẻ nổi loạn đã phá cửa xông vào nhiều khách sạn và nhà hàng, và một y sĩ đã giết chết tươi một tên trộm trong nhà ông ở vùng ngoại ô. Đến cuối ngày, sáu ngân hàng đã bị cướp, một trăm cửa hàng đã bị phá hoại hôi của, mười hai đám cháy đã bị khởi đốt, bốn mươi xe đầy kính vỡ từ mặt tiền những cửa hàng đã bị đập phá, và ba triệu đô la thiệt hại tài sản về nhà cửa đã được gây ra, trước khi chính quyền thành phố đã phải gọi đến quân đội và dĩ nhiên, cảnh sát hoàng gia liên bang để lập lại trật tự. Thử nghiệm thực nghiệm dứt khoát này đã để chủ trương chính trị của tôi tan vỡ tơi tả ...

Có lẽ tôi cũng vậy, là một người hết sức vui vẻ lạc quan [11] để tin rằng mọi người sẽ vẫn còn là tốt, khi Gót không còn quan sát và không còn bắt ép áp đặt. Mặt khác, phải giả định là phần lớn dân chúng Montreal đều có tin tưởng vào Gót. Tại sao không phải là sự sợ hãi Gót đã kềm giữ họ lại, khi những cảnh sát trần gian tạm thời đã bị lấy ra khỏi địa điểm xảy ra biến cố? Không phải là cuộc đình công ở Montreal là một thí nghiệm tự nhiên rất hay để thử nghiệm giả thuyết rằng tin tưởng vào Gót làm cho chúng ta tốt? Hay có phải người mỉa mai hoài nghi H. L. Mencken đã nói lên được sự thực, khi ông muộn màng nhận xét: “Mọi người nói chúng ta cần tôn giáo, trong khi những gì họ thực sự muốn nói là chúng ta cần cảnh sát”.

Rõ ràng, không phải tất cả mọi người ở Montreal đã đều cư xử tồi tệ liền lập tức, ngay sau khi cảnh sát phủi [12] tay khỏi việc gìn giữ an ninh thành phố. Nó sẽ là thú vị để biết xem liệu có bất kỳ thống kê nào, cho dù nhẹ đến đâu, cho thấy khuynh hướng - nếu những tín đồ mộ đạo, hay có tôn giáo, hay tin vào gót, đều đã hôi của và cướp phá thì ít hơn so với những người không tin gót, không tôn giáo, - hay không. Dự đoán không có tài liệu của tôi, sẽ là đối nghịch. Người ta thường mỉa mai nói rằng “không có người không-tin-có-gót trong những hố chiến đấu cá nhân” . Tôi có khuynh hướng ngờ (với một vài bằng chứng, dù lấy nó để vẽ kết luận thì có thể là giản lược) rằng có rất ít những người không-tin-có-gót trong những nhà tù.Tôi không nhất thiết phải tuyên bố rằng thuyết không-tin-có-gót làm tăng đạo đức con người, mặc dù chủ nghĩa nhân bản [13] – hệ thống đạo đức thường đi với thuyết không-tin-có-gót – có thể là có. Một điều tốt khác, có thể có, là thuyết không-tin-có-gót có tương quan đi đôi với một vài yếu tố thứ ba, chẳng hạn như giáo dục, trình độ thông minh trí thức, hoặc khả năng suy tưởng, tất cả đều cao hơn, tất cả đều có thể trung hòa, làm mất tác dụng, phản lại những xung lực bản năng đưa đến tội phạm. Những bằng chứng nghiên cứu có như vậy là chắc chắn là không ủng hộ quan điểm phổ biến rằng có tôn giáo, có lòng mộ đạo là có tương quan đi đôi tích cực với đạo đức. Bằng chứng trong tương quan song hành thì không bao giờ đưa đến kết luận ngã ngũ, nhưng dữ liệu sau đây, Sam Harris mô tả trong Letter to a Christian Nation, dù thế nào đi nữa, là vẫn nổi bật mạnh mẽ.

Trong khi liên đới với đảng chính trị tại Hoa Kỳ không phải là một chỉ số hoàn hảo về lòng mộ đạo, tôn giáo; không có gì bí mật là các “tiểu bang đỏ” [Cộng hòa], chủ yếu là “đỏ” vì có những ảnh hưởng áp đảo trong chính trị từ những người Kitô bảo thủ. Nếu có một tương liên chắc mạnh giữa chủ nghĩa bảo thủ Kitô và lành mạnh xã hội, may ra chúng ta có thể mong thấy được một số dấu hiệu của nó tại các tiểu bang “đỏ” nước Mỹ. Không, chúng ta không thấy. Trong số 25 thành phố với các mức thấp nhất của tội phạm bạo hành, 62 phần trăm nằm trong các tiểu bang “xanh” [Dân chủ] và 38 phần trăm trong các tiểu bang “đỏ”. Trong số 25 thành phố nguy hiểm nhất, 76 phần trăm là tại các tiểu bang “đỏ”, 24 phần trăm trong các tiểu bang “xanh”. Trong thực tế, ba trong số năm thành phố nguy hiểm nhất ở nước Mỹ nằm trong tiểu bang “ngoan đạo” Texas. Mười hai tiểu bang với tỷ số ăn trộm cao nhất là “đỏ”. Hai mươi bốn của 29 tiểu bang với tỷ số ăn cắp cao nhất là “đỏ”. Trong số 22 tiểu bang với tỷ số giết người cao nhất, mười bảy là “đỏ”.[14]

Khảo cứu có hệ thống, nếu có bất cứ gì có khuynh hướng hỗ trợ như những dữ liệu trương quan song hành như vậy. Dan Dennett, trong Breaking the Spell, đưa ra ý kiến mỉa mai miệt thị, không với những gì riêng trong quyển sách của Harris nói riêng, nhưng trên những nghiên cứu tổng quát loại như thế:

Không cần phải nói, những kết quả này đập rất mạnh vào những tuyên bố phổ thông rằng phẩm hạnh đạo đức thì lớn hơn nhiều giữa những người mộ đạo, có tôn giáo, khiến cho đã có sự tăng đáng kể thêm những nghiên cứu được những tổ chức tôn giáo khởi xướng để cố gắng bác bỏ chúng.. . một điều chúng ta có thể chắc chắn về điều này là nếu có một tương quan tích cực đáng kể giữa hành vi đạo đức và sự liên kết tôn giáo trong thực hành, hoặc tin tưởng, nó sẽ sớm được khám phá, vì có quá nhiều những tổ chức tôn giáo mong muốn có thể khẳng định những tin tưởng truyền thống của họ về điều này một cách khoa học. (Họ là hầu như hoàn toàn ngưỡng phục sâu đậm với sức mạnh tìm kiếm sự thật của khoa học khi nó hỗ trợ những gì họ đã tin tưởng rồi). Mỗi tháng trôi qua mà không có chứng minh như vậy đã nhấn mạnh vào sự nghi ngờ rằng sự việc thì đúng chỉ là không như vậy.

Hầu hết mọi người có suy nghĩ đều sẽ đồng ý rằng đạo đức trong sự thiếu vắng của cưỡng bách, hay giám sát dò xét, thì dù sao đi nữa vẫn là đạo đức chân thực, thực hơn những loại đạo đức giả mà biến mất ngay sau khi cảnh sát đình công, hoặc có máy ảnh do thám được vặn nút tắt đi, cho dù là máy ảnh do thám là một máy thực của cảnh sát đặt để trong đồn cánh sát, hay một máy tưởng tượng ở trên trời. Nhưng có lẽ là không công bằng để giải thích câu hỏi “Nếu không có Gót, tại sao bận tâm để là tốt?” theo một cách hoài nghi mỉa mai như thế [15]. Một nhà tư tưởng tôn giáo có thể cung cấp một sự diễn giải về đạo đức nhiều chân thực hơn, dọc theo dòng của phát biểu sau đây từ một người biện hộ tôn giáo tưởng tượng. “Nếu bạn không tin vào Gót, bạn không tin có bất kỳ tiêu chuẩn tuyệt đối nào về đạo đức. Với ý chí tốt lành nhất trong thế giới, bạn có thể có ý định trở thành một người tốt, nhưng làm thế nào để bạn quyết định những gì là tốt và những gì là xấu? Chỉ có tôn giáo sau cùng mới có thể cung cấp cho bạn những tiêu chuẩn của thiện và ác. Nếu không có tôn giáo, khi nào bạn cần thì bạn phải dựng chúng lên, lập chúng thành, dọc đường đi của bạn. Đó sẽ là đạo đức không có luật lệ sách vở gì cả: đạo đức dựa trên sáng kiến ​​và nhận thức riêng hơn là lôgích hay hệ thống kiến thức chung được qui định trước. Nếu đạo đức chỉ đơn thuần là vấn đề của sự lựa chọn, Hitler có thể tuyên bố mình là đạo đức theo như những tiêu chuẩn của chính ông đã khởi hứng từ quan điểm chọn giống kiểm soát sinh sản cho một chủng tộc siêu đẳng [16], và tất cả những người không-tin-có-gót có thể làm là thực hiện một lựa chọn cá nhân để sống dưới những ánh sáng khác nhau. Nhưng những người Kitô, người Juda, hay người Islam, ngược lại, có thể tuyên bố là Tà ác có một ý nghĩa tuyệt đối, đúng với mọi thời, và ở mọi nơi, theo đó Hitler đã tuyệt đối là một kẻ ác hoàn toàn”.

Ngay cả nếu như đã là đúng rằng chúng ta cần Gót để là đạo đức, điều đó dĩ nhiên sẽ không làm Gót có khả năng hiện hữu hơn, chỉ đơn thuần là được mong muốn nhiều hơn (Nhiều người không thể nói lên sự khác biệt). Nhưng đó không phải là vấn đề ở đây. Người chống trả bào chữa cho tôn giáo tưởng tượng của tôi đã không cần phải thú nhận rằng bợ đỡ liếm trôn Gót là động cơ tôn giáo để làm điều tốt. Đúng hơn, tuyên xưng của ông là, dù bất cứ nơi nào có đi đến động cơ để là tốt, nếu không có Gót sẽ không có tiêu chuẩn cho việc quyết định những gì là tốt. Chúng ta có thể mỗi người tự lập nên những định nghĩa riêng của chúng ta về những điều tốt đẹp, và cư xử cho phù hợp theo đó. Những nguyên tắc đạo đức mà chúng chỉ dựa trên tôn giáo (như đối lại, tạm nói, “nguyên tắc vàng”, vốn thường được liên kết với những tôn giáo nhưng có thể bắt nguồn từ nơi nào khác) có thể được gọi là tuyệt đối. Tốt là tốt và xấu là xấu, và chúng ta đừng loanh quanh lộn xộn làm trò cười quyết định những trường hợp cụ thể, lấy thí dụ, bằng liệu một ai đó bị đau khổ hay không. Người chống trả bào chữa cho tôn giáo của tôi sẽ cho rằng chỉ tôn giáo mới có thể cung cấp một cơ sở để quyết định những gì là tốt.

Một vài triết gia, đặc biệt là Kant, đã cố gắng để lấy được những tuyệt đối đạo đức từ những nguồn phi tôn giáo. Mặc dù chính mình là một người sùng mộ tôn giáo, như đã là điều gần như không thể tránh khỏi trong thời của ông [17]. Kant đã cố gắng để đặt một cơ sở cho bổn phận đạo đức trên lợi ích cho bổn phận, chứ không phải cho Gót. Phạm trù mệnh lệnh nổi tiếng của ông ra lệnh chúng ta để “hành động chỉ trên châm ngôn đó, như đồng thời nhờ qua đó ngươi có thể giữ ý định rằng nó nên thành một luật phổ quát” [18]. Điều này làm được việc gọn ghẽ cho thí dụ về nói dối. Hãy tưởng tượng một thế giới trong đó mọi người nói dối như một vấn đề nguyên tắc, nơi nói dối được xem là một điều tốt và điều đạo đức để làm. Trong một thế giới như thế, nói dối chính nó sẽ thôi không còn có một bất kỳ ý nghĩa nào nữa. Nói dối đòi hỏi một giả định của sự thật cho định nghĩa của chính nó. Nếu một nguyên tắc đạo đức là một điều gì đó chúng ta mong muốn mọi người đều tuân theo, nói dối không thể là một nguyên tắc đạo đức vì nguyên tắc tự nó sẽ phân hủy trong sự vô nghĩa. Nói dối, như một quy tắc cho đời sống, thì vĩnh viễn không cân bằng. Một cách tổng quát hơn, tính ích kỷ, hoặc sông ký sinh nhờ trên thiện chí của những người khác, có thể làm được việc cho tôi như là một cá nhân ích kỷ đơn độc và đem cho tôi hài lòng cá nhân. Nhưng tôi không thể mong ước rằng tất cả mọi người sẽ áp dụng sự sống nhờ ký sinh ích kỷ như là một nguyên tắc đạo đức, nếu chỉ vì sau đó tôi sẽ không còn có ai nữa để đóng vai ký sinh trùng.

Mệnh lệnh đạo đức theo Kant xem dường làm việc cho trường hợp nói thật và một vài những trường hợp khác. Không phải là dễ dàng như thế để xem làm thế nào để mở rộng nó ra đến đạo đức tổng quát. Kant mặc dù điều này, bị lôi cuốn nghiêng sang đồng ý với người bào chữa cho tôn giáo tưởng tượng của tôi rằng đạo đức tuyệt đối thường được điều khiển bởi tôn giáo. Có phải luôn luôn là sai khi đưa một người bệnh nan y thoát khỏi đau khổ của mình theo yêu cầu riêng của người ấy? Có phải luôn luôn là sai khi làm tình với người đồng phái tính với mình? Có phải luôn luôn là sai khi giết chết một phôi thai? Có những người tin như vậy, và những nền tảng căn cứ của họ là tuyệt đối. Họ không cho phép phản chứng hay tranh luận. Bất cứ ai không đồng ý xứng đáng bị bắn: nói một cách ẩn dụ dĩ nhiên, không phải theo nghĩa đen – ngoại trừ trong trường hợp của một vài y sĩ trong những dưỡng đường khám phá thai ở Mỹ (xem chương kế tiếp). May mắn thay, tuy nhiên, đạo đức không phải là tuyệt đối.

Triết gia đạo đức là những nhà chuyên môn khi đi đến suy nghĩ về đúng và sai. Như Robert Hinde nói ngắn gọn, họ đồng ý rằng “những giới luật đạo đức, trong khi không nhất thiết phải được xây dựng bằng lý trí, chúng nên bào chữa được bằng lý trí” [19]. Họ tự phân loại bằng nhiều cách, nhưng trong thuật ngữ hiện đại, sự phân chia chính là giữa những người theo “thuyết nghĩa vụ” (như Kant) [20], và những người theo “thuyết hệ quả đạo đức” [21] (Bao gồm cả “những người theo thuyết công lợi” [22] như Jeremy Bentham, 1748-1832).

Nghĩa vụ học là một tên gọi văn hoa cho tin tưởng rằng đạo đức gồm trong sự tuân hành những qui luật. Có nghĩa là khoa học về nhiệm vụ, gốc từ Hylạp để chỉ “gì mà bị ràng buộc”. Nghĩa vụ học không hoàn toàn là cùng một thứ như thuyết tuyệt đối đạo đức, nhưng đối với hầu hết những mục đích trong một quyển sách về tôn giáo, sự phân biệt không cần phải dài hơn. Những người theo thuyết tuyệt đối đạo đức tin rằng có những tuyệt đối về đúng, và sai, những mệnh lệnh với sự đúng đắn thích đáng của nó, không suy chiếu trên hậu quả của chúng. Những người theo thuyết hệ quả đạo đức thực dụng hơn chủ trương rằng tính chất đạo đức của một hành động nên được phán đoán bởi hậu quả của nó. Một phiên bản của thuyết hệ quả đạo đức là thuyết công lợi, triết lý liên kết với Bentham, bạn của ông James Mill (1773-1836) và con trai của James Mill là John Stuart Mill (1806-1873). Thuyết công lợi thường tóm gọn trong khẩu hiệu tuy kêu nhưng không may vì không chính xác của Bentham: “hạnh phúc lớn nhất của số lượng lớn nhất là nền tảng của đạo đức và pháp luật”.

Không phải tất cả thuyết tuyệt đối đạo đức đều bắt nguồn từ tôn giáo. Tuy nhiên, điều là rất khó để bào chữa cho đạo đức tuyệt đối trên cơ sở khác hơn là của tôn giáo. Một đối thủ cạnh tranh duy nhất, tôi có thể nghĩ được, là lòng yêu nước, đặc biệt là trong thời có chiến tranh. Như nhà đạo diễn làm phim người Spain lỗi lạc Luis Bunuel nói, “Gót và Quốc gia là một đội bất khả chiến bại, họ phá vỡ tất cả những kỷ lục về áp bức và đổ máu”. Những nhân viên tuyển quân trông cậy nặng nề trên ý thức về nghĩa vụ yêu nước của những nạn nhân của họ. Trong Thế chiến thứ Nhất, những phụ nữ phát tay những lông chim màu trắng cho những người trẻ nào không mặc quân phục.

Ôi, chúng tôi không muốn mất bạn, nhưng chúng tôi nghĩ bạn phải đi,
Vì đức vua và đất nước của bạn đều cần đến bạn như thế.

Người ta kinh miệt những người phản chiến, không nhập ngũ với lý do lương tâm, ngay cả với những người của phe thù địch, vì lòng yêu nước đã được đề cao là một đức hạnh tuyệt đối. Là khó để có được tuyệt đối nhiều hơn “đất nước tôi đúng hay sai” của người lính chuyên nghiệp, vì khẩu hiệu ủy thác bạn cam kết giết bất cứ ai mà những chính trị gia trong một tương lai có thể chọn để gọi là những kẻ thù. Sự lý luận của những người theo thuyết hệ quả đạo đức có thể ảnh hưởng quyết định chính trị để đi đến chiến tranh, nhưng một khi chiến tranh được tuyên chiến, lòng yêu nước tuyệt đối đoạt lấy một sức mạnh và năng lực không nhìn thấy ở đâu có, nếu ngoài tôn giáo. Một người lính cho phép suy nghĩ riêng của mình theo thuyết hệ quả đạo đức để thuyết phục anh ta không xông lên đầu chiến hào có khả năng sẽ thấy bản thân mình trước tòa án binh và thậm chí bị hành quyết.

Bàn đạp cho thảo luận này về triết lý đạo đức đã là một giả thuyết tôn giáo, cho rằng không có một Gót, đạo đức thì tương đối và tùy tiện. Ngoài Kant và một số những triết gia đạo đức tinh tế khác, và với sự nhìn nhận phải dành cho lòng yêu nước nhiệt tình, nguồn ưa thích của đạo đức tuyệt đối thường là một quyển sách thiêng liêng thuộc một vài loại nào đó, được giải thích là có một thẩm quyền xa hơn khả năng lịch sử của nó có thể biện minh là chính đáng. Thật vậy, những tín đồ nhận thẩm quyền từ quyển sách thánh cho thấy sự tò mò ít ỏi đáng thất vọng về những nguồn gốc lịch sử (thường mù mờ, rất đáng ngờ) của những quyển sách thánh của họ. Chương kế tiếp sẽ chứng minh rằng, dù trong trường hợp nào, những người tuyên bố đã lấy đạo đức của họ từ sách thánh không thực sự làm như vậy trong thực tế. Và một điều rất tốt nữa, vì chính bản thân họ, khi suy nghĩ lại cho chín chắn, nên đồng ý.

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)





[1] Marc Hauser. Moral Minds: How Nature Designed Our Universal Sense of Right and Wrong. New York: Harper Collins, 2006.
[2] Dilemma: một tình thế bất hạnh, khó xử, không chọn lựa nào hơn chọn lựa nào, nhưng buộc phải chọn lấy một giải pháp dù miễn cưỡng, khó khăn.
[3] Lý thuyết Universal Grammar của Noam Chomsky
[4] “in human beings that we must treat as an end in itself”. Nguyên tác về cứu cánh theo Kant, có thể diễn tả vắn tắt trong thực hành như sau, “Hành động như thế nào để luôn luôn đối đãi với người ta như bản thân họ là những cứu cánh, không bao giờ chỉ đơn thuần là những phương tiện”
[5] Collateral damage: “thiệt hại thế chấp”: chỉ sự giết hại những thường dân vô tội vì “tai nạn” chiến tranh, từ Rumsfeld, bộ trưởng quốc phòng nước Mỹ (2001-2006), chính phủ George W. Bush, dùng để giải thích, biện minh những tai nạn xảy ra với những thường dân vô tội trong chiến tranh xâm lăng của quân Mỹ ở vùng Trung Đông.
[6] [M. Hauser and P. Singer, 'Morality without religion', Free Inquiry 26: 1, 2006, 18-19.]
[7] nguyên văn: “suckup
[8] Michael Shermer . The Science of Good and Evil. New York: Henry Holt and Company, 2004
[9] Dostoevsky, F. The Karamazov Brothers. Oxford: Oxford University Press, 1994.
[10] Steven Pinker. The Blank Slate: The Modern Denial of Human Nature. London: Allen Lane, 2002.
[11] Nguyên văn: a Pollyanna: Một người nghĩ những điều tốt đẹp sẽ luôn luôn xảy ra và cũng luôn luôn tìm thấy một gì đó tốt đẹp trong tất cả mọi sự vật việc quanh mình; và cũng là một người quá lạc quan đến thường bị những người xung quanh có khi xem là khờ dại hay mù quáng; [theo nhân vật Pollyanna (1913), một em bé gái mồ côi, trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ, bà Eleanor Porter (1868-1920)]
[12]There are no atheists in foxholes” – trong thế giới chiến tranh ở châu Âu, người ta đã chiến đấu dai dẳng trong những hệ thống chiến hào; những người lính cố thủ trong các hố cá nhân. Câu trên có ý mỉa mai - trong hoàn cảnh cùng cực tuyệt vọng, con người thường rồi phải đi đến tin tưởng vào những gì siêu nhiên, chấp nhận có thần linh cao hơn mình – tuy nhiên đó là lý luận chủ quan, không đúng, vẫn có những người không tin tưởng vào những mê tín thánh thần hay Gót, cho tới chết. Nếu có Gót nhân từ và tài ba, lấy thí dụ, sao xã hội con người có chiến tranh liên tục, con người phải đánh giết nhau dành sống, phải chịu cùng quẫn đau khổ, tuyệt vọng trong những chiến hào, chờ bắn kẻ địch trong khi chờ kẻ địch bắn mình, chưa biết ai bắn ai trước - như vậy?
Biện luận rằng con người đau khổ vì đã làm theo ý mình, Gót đã cho hắn sự tự do, cái gọi là “ý chí tự do”, và hắn không chọn đường lành lối thẳng mà đi, nhưng “ma đưa lối, quỉ dẫn đường”, đã chọn những “lối đoạn trường” mà đi! – Nói như thế cũng như thể có một ai đó bảo những hình nhân trong trò múa rối nước, chúng bị ướt át hay phai màu, mục hỏng, rằng – “chúng mày bị ướt là tại chúng mày nhảy xuống ao nước mà múa hát, chơi đùa, có ai bắt đâu!”. Chúng ta đều biết những con rối đều do tay những người làm trò vẽ nặn, dựt kéo, và cả ao nước cũng do tay người thợ dựng lập, xếp đặt theo ý mình mà nên (con người và xã hội sống của nó), và những con rối không thể nào không ướt (không có ý chí tự do) vì nếu thế sẽ là hết chuyện… hay sẽ là “múa rối cạn”, khán giả sẽ trông thấy hết những dây nhợ giựt kéo, chuyển động giả tạo,.. hết vui, hết khéo! Những con rối thực sự chẳng có tự do gì cả, và những người thợ làm trò, ở đây, cũng chẳng có tự do gì hơn, phải bắt chúng chịu ướt át, mới có trò vui! Có người xem mới có tiền.
Thế nên, người thợ làm những con rối, dựng trò múa rối nước, chỉ là một người thợ khéo, cũng như nếu có một “con Tạo” nặn người bày trò nhân gian – cũng chỉ là một người thợ khéo, không thương xót gì con người, bất lực không xếp đặt cho chúng tránh khỏi ướt át hay đau khổ, tự do chỉ là dối trá che dấu như những dây nhợ chằng chịt ngầm dưới mặt nước. Một người thợ như thế, chúng ta chỉ mỉm cười xem trò vui, trả tiền rồi thôi. Một “Tạo Hóa”, một Gót sáng thế như vậy, chúng ta chỉ vui nhận buồn chịu, không phải sùng kính, thờ cúng, tôn sùng, đề cao, chết sống vì ông ta. Phải có tự trọng, đôi khi cũng nên bắt chước người xưa, chửi mắng, phàn nàn: “Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,. Giết đuối người trên cạn mà chơi!” -
[13] Humanism
[14] [*Lưu ý rằng những qui ước màu sắc đảng phái ở Mỹ thì ngược lại với của những đảng phái ở Anh, trong đó màu xanh là màu của Đảng Bảo thủ (hữu phái), và đỏ, như trong phần còn lại của thế giới, là màu truyền thống thường liên kết với những đảng chính trị tả phái (Tự do, Xã hội, Cộng sản).]
Xem Sam Harris – Thư gửi dân chúng một nước Kitô, bản tôi tạm dịch và giới thiệu trên blog này.
[15] [* H.L. Mencken, lần nữa với tính hoài nghi mỉa mai đặc trưng, đã định nghĩa lương tâm như tiếng nói bên trong, cảnh giác chúng ta rằng một ai đó có thể đương nhìn, đương dò xét, theo dõi.]
[16] eugenics
[17] [* Đây là diễn giải phổ thông những quan điểm của Kant. Tuy nhiên, triết gia nổi tiếng A. C. Greyling đã biện luận xem có phần hữu lý (New Humanist, Jul/Aug/ 2006) rằng, mặc dù Kant ngoài công khai thuận giòng cùng những qui ước tôn giáo của thời đại ông, ông thực sự đã một người không-tin-có-gót.]
[18] Immanuel Kant (1724-1804): Một Phạm trù Mệnh lệnh có dạng tổng quát: Làm “A” (nghĩa là không điều kiện) và với Kant chỉ có một mệnh lệnh ra lệnh cho chúng ta vô điều kiện, đó là Qui luật Đạo Đức (Moral Law) – phát biểu như Dawkins trích dẫn ở trên: “hành động chỉ trên châm ngôn đó, như đồng thời nhờ qua đó ngươi có thể giữ ý định rằng nó nên thành một luật phổ quát”. Câu này như mọi phát biểu của Kant đều dùng những từ nghiêm trọng rắc rối – diễn lại đơn giản như sau sẽ thấy bình thường dễ hiểu và giá trị không có gì thâm thúy khác thường của nó: “trách nhiệm đạo đức của một người là hành động theo như với những nguyên tắc mà tất cả có thể hành động cùng như thế” .
Đó chỉ là cách nói rắc rối của – đừng làm những gì mà mình muốn mọi người đều không làm (hay làm những gì mình muốn mọi người cùng đều làm)– nhấn mạnh tính phổ quát (mọi người có thể cùng làm hay cùng không làm). Nói về những hành động đạo đức thông thường như – đừng lấy sách của thư viện (nếu mọi người đều lấy sách thư viện thì không còn sách mà đọc!; hay đừng ve vãn để tìm cách ngủ với vợ người hàng xóm (ai cũng làm thế thì vợ mình ra sao, chưa kể có ngày mình (hay hàng xóm) ra tòa từ giết đến đánh hàng xóm (hay giết/đánh mình)?) – đó cũng là phát biểu nông cạn, phản đạo đức: “Chớ xét đoán, để khỏi bị xét đoán”, hiểu như dành lấy độc quyền phán đoán, thu hút những ai đáng lẽ phải chịu nhận sự phán đoán quyết định của con người và xã hội đương thời.
[19] [Hinde (2002). See also Singer (1994), Grayling (2003), Glover (2006).]
Hinde, R. A. (2002). Why Good Is Good: The Sources of Morality.London: Routledge.
Grayling, A. C. (2003). What Is Good? The Search for the Best Way to Live. London: Weidenfeld & Nicolson.
Singer, P. (1994). Ethics. Oxford: Oxford University Press.
Glover, J. (2006). Choosing Children. Oxford: Oxford University Press.
[20] deontology: nghĩa vụ học: môn học về bản chất của trách nhiệm và bổn phận
[21] consequentialism: lý thuyết chủ trương rằng tính chất đạo đức của một hành động thì được phán xét chỉ trên những hậu quả của nó.
[22] Utilitarianism : the doctrine that an action is right insofar as it promotes happiness, and that the greatest happiness of the greatest number should be the guiding principle of conduct.