Friday, August 23, 2013

Richard Dawkins - Huyễn Tưởng Gót (05)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)






Chương 2  (tiếp theo)

Trường  phái Neville Chamberlain của những nhà theo thuyết tiến hóa


Một động cơ tối hậu có thể có được của những nhà khoa học nhấn mạnh vào NOMA – tính chất không thể tấn công vào khoa học của Giả thuyết Gót – là một chương trình bàn luận chính trị đặc thù của nước Mỹ, gây nên bởi sự đe dọa của thuyết sáng tạo bình dân. Trong những phần của Nước Mỹ, khoa học bị sự chống đối rất có tổ chức, cũng như kết nối chính trị, và trên tất cả, có tài trợ dồi dào, và sự giảng dạy thuyết tiến hóa là trong chiến hào tiền tuyến. Những nhà khoa học có thể được tha thứ, vì đã có cảm giác bị đe dọa, vì hầu hết tiền nghiên cứu đều cuối cùng đến từ chính phủ, và những đại diện dân cử phải trả lời với những cử tri trong những đơn vị bầu cử của của họ, gồm cả những người thiếu hiểu biết và đầy thành kiến, cũng như những người đầy đủ hiểu biết.

Để đối phó với những đe dọa như vậy, một vận động chính trị hành lang nhằm bảo vệ thuyết tiến hóa đã bung lên, đại diện đáng kể nhất là Trung tâm Quốc gia Khoa học Giáo dục (NCSE), do nhà hoạt động không mệt mỏi Eugenie Scott dẫn đầu, nhân danh khoa học, là người mới đây đã dành riêng một quyển sách của bà, Sự Tiến hóa chống lại thuyết Sáng tạo. Một trong những mục tiêu chính trị chính của NCSE là dỗ dành và động viên quan điểm tôn giáo “nhạy cảm”: Những nam nữ đi nhà thờ dòng chủ lưu, không có vấn đề với thuyết tiến hóa và có thể coi nó như không liên quan đến (hoặc thậm chí trong một vài cách lạ lùng, còn ủng hộ) lòng tin tôn giáo của họ. Đó là dòng chủ lưu này gồm những nhà chăn chiên, gót học và những tín đồ không-quá khích-chính thống, họ bị thuyết sáng tạo làm cho lúng túng bối rối, vì nó đem tôn giáo vào vòng dư luận tai tiếng, đó là tập thể mà những vận động hành lang bảo vệ thuyết tiến hóa cố gắng để kêu gọi. Và một cách để làm điều này là cong người ra sau trong ý hướng của họ bằng cách “kết hôn” với NOMA – đồng ý rằng khoa học thì hoàn toàn không đe dọa, vì nó bị cắt đứt, gián đoạn với những tuyên xưng của tôn giáo.

Một người nổi bật khác có ảnh hưởng lớn của những gì chúng ta có thể gọi là trường phái Neville Chamberlain của những nhà theo thuyết tiến hóa [1] là triết gia Michael Ruse. Ruse đã từng là một người chiến đấu hữu hiệu chống lại thuyết sáng tạo [2], cả trên giấy và tại tòa án. Ông tuyên bố là một người không-tin-có-gót, nhưng bài viết của ông trên Playboy có quan điểm rằng

chúng ta những người yêu khoa học phải nhận ra rằng kẻ thù của những kẻ thù chúng ta là bạn của chúng ta. Quá nhiều lần, những nhà theo thuyết tiến hóa dành thời giờ gây xúc phạm với những người có thể sẽ là những đồng minh. Điều này đặc biệt đúng với những nhà theo thuyết tiến hóa thế tục. Những người không-tin-có-gót dành nhiều thời giờ dội nước lạnh xuống đầu những người Kitô có thiện cảm với họ, hơn là chống lại những người theo thuyết sáng tạo. Khi John Paul II đã viết một lá thư ủng hộ thuyết Darwin, phản ứng của Richard Dawkins đã chỉ đơn giản là nhà vua chiên này là một kẻ đạo đức giả, rằng ông ta không thể là chân thực về khoa học và tự thân Dawkins ông chỉ đơn giản là thà ưa thích một người tôn giáo chính thống quá khích nhưng trung thực.

Từ một quan điểm hoàn toàn chiến lược, tôi có thể nhìn thấy sự hấp dẫn bề ngoài trong sự so sánh của Ruse với cuộc chiến chống Hitler: “Winston Churchill và Franklin Roosevelt đã không thích Stalin và chủ nghĩa cộng sản. Nhưng trong khi chống Hitler, họ nhận ra rằng họ đã phải cộng tác với nước Nga. Những nhà theo thuyết tiến hóa của tất cả mọi loại, tương tự như vậy, phải làm việc với nhau để chiến đấu thuyết sáng tạo”. Nhưng cuối cùng tôi đã đến đứng cạnh người đồng nghiệp của tôi, nhà di truyền học Jerry Coyne, ở Chicago, người đã viết rằng Russ

thất bại, không nắm được bản chất thực sự của cuộc xung đột. Nó không chỉ là sự tiến hóa chống với với thuyết sáng tạo. Đối với những nhà khoa học như Dawkins và Wilson [E. O. Wilson, nhà sinh vật học Harvard trứ danh], cuộc chiến tranh thực sự là giữa chủ nghĩa duy lý và sự mê tín dị đoan. Khoa học chỉ là một dạng của chủ nghĩa duy lý, trong khi tôn giáo là hình thức phổ biến nhất của mê tín dị đoan. Thuyết Sáng tạo chỉ là một triệu chứng của những gì họ thấy như là đối thủ lớn hơn: tôn giáo. Trong khi tôn giáo có thể hiện hữu mà không cần thuyết sáng tạo, thuyết sáng tạo không thể hiện hữu mà không có tôn giáo [3].

Tôi thực có chung một điểm với những người theo thuyết sáng tạo. Giống tôi, nhưng không giống “trường phái Chamberlain”, họ sẽ không đổi chác với NOMA và thẩm quyền giảng huấn riêng biệt của nó. Còn lâu họ mới tôn trọng sự phân cách với thảm cỏ của khoa học, những người theo thuyết sáng tạo, như không có gì để làm hay hơn là dẵm những gót giày đầy đinh nhọn nhơ bẩn của họ khắp trên nó. Và họ cũng đấu tranh bẩn thỉu hạ tiện nữa. Luật sư của phái tin thuyết sáng tạo, trong những vụ kiện tụng ở tòa án khắp những chốn hẻo lánh ở nước Mỹ, tìm kiếm những người theo thuyết tiến hóa mà cũng công khai là người không-tin-có-gót. Tôi biết – thật rầu rĩ cho tôi – rằng tên tôi đã được dùng theo cách này. Nó là một chiến thuật hiệu quả vì bồi thẩm đoàn lựa chọn ngẫu nhiên có khả năng sẽ gồm những cá nhân đã được dưỡng dục để tin rằng người không-tin-có-gót là những ma quỷ nhập thể, xếp cùng hàng với những kẻ tà dâm với trẻ em, hoặc những kẻ “khủng bố” (tương đương thời nay với những phù thủy ở Salem, và những người cộng sản của McCarthy). Bất kỳ luật sư phe sáng tạo nào nếu gọi được tôi ra làm nhân chứng chất vấn sẽ thắng được bồi thẩm đoàn ngay lập tức chỉ đơn giản bằng cách hỏi tôi: “Có phải kiến thức của ông về thuyết tiến hóa đã ảnh hưởng ông theo chiều hướng thành một người không-tin-có-gót hay không?” Tôi sẽ phải trả lời có, và chỉ một vẫy tay, tôi bị mất sạch bồi thẩm đoàn. Ngược lại, câu trả lời chính xác về tư pháp từ phía những người phe thế tục sẽ là: “Những tin tưởng tôn giáo của tôi, có hay không, là một vấn đề cá nhân, không là việc của tòa án này cũng chẳng kết nối dẫu cách nào với khoa học của tôi”. Thành thực, tôi không thể nói như thế này, tôi sẽ giải thích vì lý do nào, trong Chương 4.

Nhà báo Madeleine Bunting của tờ Guardian đã viết một bài báo có đầu đề “Tại sao nhóm vận động hành lang chính trị cho những người tin thuyết thiết kế thông minh lại cảm ơn Gót vì có Richard Dawkins” [4] Không có dấu hiệu cho thấy bà đã tham khảo ý kiến bất cứ ai, ngoại trừ Michael Ruse, và bài viết của bà có thể cũng đã bị ông này ma ám ảnh như bóng ma, viết nên đã [5]. Dan Dennett trả lời, nhanh chóng dẫn Chú Remus [6]:

Tôi thấy thú vị rằng hai người Anh – Madeleine Bunting và Michael Ruse – đã cùng mê một phiên bản của một trong những lừa đảo nổi tiếng nhất trong văn hóa dân gian Mỹ (Tại sao nhóm vận động hành lang chính trị cho những người tin thuyết thiết kế thông minh lại cảm ơn Gót vì có Richard Dawkins, 27 tháng 3). Khi con thỏ Brer bị con cáo bắt, nó van nài con cáo: “Ồ, xin làm ơn, hãy làm ơn, cáo Brer ơi, làm bất cứ điều gì ông thì làm, nhưng xin đừng có ném tôi vào trong đám bụi cây dại khủng khiếp đó!”. – đúng là chỗ con thỏ sau cùng rơi xuống an toàn và vững chắc, vì con cáo đã cứ làm đúng y như thế. Khi nhà tuyên truyền Mỹ William Dembski khiêu khích viết bảo Richard Dawkins, nói ông ta hãy cứ tiếp tục làm việc cho tốt công, nhân danh phe thiết kế thông minh, Bunting và Russ rơi ngay vào bẫy đó nó! “Ôi Trời ơi, Cáo Brer ơi, khẳng định thẳng thắn của bạn – rằng thuyết tiến hóa sinh học bác bỏ ý tưởng một Gót sáng tạo – đặt việc giảng dạy sinh học trong lớp khoa học vào nguy hiểm, vì dạy như thế có thể vi phạm vào sự tách biệt nhà thờ và nhà nước!”. Đúng đấy. Bạn cũng phải đạp gas nhẹ lại với môn sinh lý học, vì nó tuyên bố chuyện sinh nở mà vẫn còn trinh là không cách nào có thể xảy ra được.. .[7]

Toàn bộ vấn đề này, gồm cả một kêu nài riêng lẻ của con thỏ Brer về đám bụi cây dại, được nhà sinh vật học P. Z. Myers thảo luận khéo léo, ông là người có blog Pharyngula đáng tin cậy, có thể tin cậy được để tham khảo lấy những ý thức sắc bén [8].

Tôi không gợi ý rằng những đồng nghiệp của tôi trong giới vận động hành lang theo đường lối xoa dịu là nhất thiết không trung thực. Họ có thể chân thực tin vào NOMA, mặc dù tôi không thể không tự hỏi làm thế nào họ đã suy nghĩ nó cho kỹ từ đầu đến đuôi và làm thế nào họ hòa giải những xung đột nội bộ trong não thức của họ. Không cần theo đuổi vấn đề cho thời điểm này, nhưng bất cứ ai tìm cách để hiểu những phat biểu đã được công bố của những nhà khoa học về những vấn đề tôn giáo sẽ làm được việc hay hơn nếu cũng đừng quên bối cảnh chính trị: cuộc chiến tranh văn hóa siêu thực hiện đang̣ xé nát nước Mỹ. Phong cách xoa dịu lối-NOMA sẽ xuất hiện một lần nữa trong một chương sau. Ở đây, tôi quay trở lại thuyết không thể biết và khả năng có thể có được trong sự cắt xén đi bớt sự thiếu hiểu biết của chúng ta và giảm thiểu được sự không chắc chắn của chúng ta về sự hiện hữu hay sự không hiện hữu của Gót.


Những người tí hon màu xanh

Giả sử rằng dụ ngôn của Bertrand Russell đã có quan tâm không với một ấm trà trong không gian, nhưng với sự sống trong không gian ngoài bao la kia – đối tượng của sự từ chối đáng nhớ của Sagan, không suy nghĩ bằng lối “bụng bảo dạ” của mình. Một lần nữa, chúng ta không thể bác bỏ nó, và lập trường hợp lý duy nhất đúng là thuyết không thể biết. Nhưng giả thuyết thì thôi không còn phù phiếm. Chúng ta không “ngửi thấy” ngay lập tức mùi cực mạnh của tính không có thể xảy ra. Chúng ta có thể có một luận chứng thú vị dựa trên bằng chứng chưa đầy đủ, và chúng ta có thể viết xuống loại bằng chứng cho thấy có thể sẽ giảm bớt đi sự không chắc chắn của chúng ta. Chúng ta sẽ giận điên lên nếu chính phủ chúng ta đổ tiền đầu tư vào những kính viễn vọng đắt tiền chỉ để cho mục đích của việc tìm kiếm những ấm trà bay trong quỹ đạo không gian. Nhưng chúng ta có thể thông cảm đối với sự tiêu tiền cho chương trình SETI, Tìm Kiếm Hữu thể Thông minh ngoài Trái Đất [9], dùng những kính thiên văn vô tuyến để rà xoát bầu trời với hy vọng bắt được tín hiệu từ người ngoài hành tinh [10] có óc thông minh (tương tự như chúng ta).

Tôi ca ngợi Carl Sagan đã từ chối những cảm nhận từ “bụng bảo dạ” của mình về sự sống ngoài hành tinh. Nhưng người ta có thể (và Sagan đã làm) thực hiện một đánh giá tỉnh táo về những gì chúng ta cần phải biết để ước tính về xác suất có thể có hay không (sự sống ngoài hành tinh). Điều này có thể bắt đầu từ không gì khác hơn là một danh sách gồm những điểm của sự không biết của chúng ta, như trong phương trình Drake nổi tiếng, theo những từ Paul Davies đã dùng, là thu thập những xác suất. Nó nói rằng để ước lượng con số những văn minh đã tiến hóa độc lập trong vũ trụ, bạn phải nhân bảy thông số với nhau. Bảy thông số bao gồm con số những vì sao, con số những hành tinh giống như Trái Đất của mỗi vì sao, và xác suất về điều này, điều kia và những điều khác, mà tôi không cần kể ra đây, vì điểm duy nhất mà tôi muốn nói là chúng tất cả đều là những chưa-biết, hoặc được ước tính với một sai số biên [11] khổng lồ. Khi rất nhiều thông số như thế mà chúng đều là hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn không biết, được nhân lên, con số thành – con số ước tính của những văn minh ngoài hành tinh – như vậy có bar sai số khổng lồ trong đồ thị [12] khiến lập trường theo thuyết không thể biết có vẻ như rất hợp lý, nếu không nói là lập trường đáng tin cậy duy nhất.

Một vài thông số trong phương trình Drake đã ít không-rõ hơn rồi, so với khi đầu tiên ông đã ghi nó xuống trong năm 1961. Vào lúc đó, hệ mặt trời của chúng ta về những hành tinh quay quanh một ngôi sao trung tâm đã là hệ duy nhất được biết, cùng với những tương tự địa phương đem lại từ hệ thống vệ tinh của Jupiter và Saturn. Ước tính tốt nhất của chúng ta về số lượng những hệ thống tinh cầu có hành tinh xoay quanh trong vũ trụ đã dựa trên những mô hình lý thuyết, gắn cùng với dạng thức không chính thức của “nguyên lý về tính tầm thường” [13]: cảm thức (sinh ra từ những bài học lịch sử không thoải mái từ Copernicus, Hubble và những người khác) rằng không có gì đặc biệt, hay khác thường về nơi đã xảy ra là chỗ chúng ta sinh sống (trái đất). Thật không may, nguyên lý về tính tầm thường là đến lượt nó bị nguyên lý “loài người” [14] làm suy yếu đi (xem Chương 4): nếu thái dương hệ của chúng ta thực sự đã là hệ hành tinh duy nhất trong vũ trụ, đây là nói chính xác nơi chúng ta đang là, như những hữu thể là những sinh vật có thể suy nghĩ về những vấn đề về như vậy, sẽ phải là chỗ để sống ở đó. Chính ngay sự kiện rằng sự hiện hữu của chúng ta truy có thể truy ngược về quá khứ xác định rằng chúng ta sống trong một nơi cực kỳ không tầm thường.

Nhưng những ước tính hiện nay về tính thấy-có-khắp-nơi của những hệ mặt trời – như thái dương hệ của chúng ta – thôi không còn dựa trên nguyên lý về tính tầm thường, chúng có thông tin từ bằng chứng trực tiếp. Những quang phổ, kẻ thù của chủ nghĩa thực chứng của Comte, phản công trở lại. Những kính viễn vọng của chúng ta thì khó mà đủ mạnh để có thể nhìn thấy trực tiếp những hành tinh xoay quanh những vì sao khác. Nhưng vị trí của một ngôi sao thì bị nhiễu loạn bởi lực hấp dẫn của hành tinh của nó khi chúng quay quanh nó, và những viễn kính quang phổ có thể bắt được những thay đổi Doppler [15] trong quang phổ của vì sao, ít nhất là trong trường hợp hành tinh gây nhiễu loạn thì lớn. Chủ yếu là dùng phương pháp này, tại thời điểm viết tập sách này, giờ đây chúng ta đã biết có 170 hành tinh quay quan bạn đọc quyển sách này. Cho đến nay, chúng là những Jupiter “cồng kềnh”, vì chỉ có những giống như Jupiter là đủ lớn để gây nhiễu loạn cho những vệ tinh của chúng vào khu vực của có thể dò nhận ra của những viễn kính quang phổ ngày nay.

Ít nhất, chúng ta đã có cải tiến về phía số lượng trong ước tính của chúng ta về một thông số trước đây bị che kín trong phương trình Drake. Điều này cho phép một ý nghĩa đáng kể, nếu vẫn còn vừa phải, nới lỏng thái độ không thể biết của chúng ta về giá trị cuối cùng thu được từ phương trình. Chúng ta vẫn còn phải là không thể biết về sự sống trên những thế giới hành tinh khác – nhưng bớt không thể biết một chút, vì chúng ta như thế vừa mới bớt đi được một chút ngu dốt. Khoa học có thể tỉa gọt bớt đi vào thuyết không thể biết, trong một cách mà Huxley đã vặn cong người ngược ra đằng sau để phủ nhận với trường hợp đặc biệt của Gót. Tôi đang lập luận rằng, bất kể sự tiết chế lịch sự của Huxley, Gould và nhiều người khác, câu hỏi về Gót thì không trong nguyên tắc và không mãi mãi ở bên ngoài phạm vi của khoa học. Như với câu hỏi về bản chất của những vì sao, (nay đã) phản Comte, và như với khả năng có thể có sự sống trên những hành tinh quay quanh chúng, khoa học có thể, ít nhất là, mở đường tiến vào lãnh vực của thuyết không thể biết.

Định nghĩa của tôi về Giả thuyết Gót đã bao gồm những từ “siêu nhân” và “siêu nhiên”. Để làm rõ sự khác biệt, hãy tưởng tượng rằng một têlêcốp rađiô [16] SETI thực sự đã bắt được tín hiệu từ ngoài không gian cho thấy, rõ ràng, rằng chúng ta không một mình. Nó là một câu hỏi không phải nhỏ nhặt, nhân đây, loại tín hiệu nào có thể thuyết phục chúng ta về xuất xứ thông minh của nó. Một cách tiếp cận tốt là xoay câu hỏi ngược lại. Điều gì chúng ta nên làm một cách thông minh để quảng cáo sự có mặt của chúng ta với những người nghe bên ngoài lớp khí bao quanh trái đất? Những nhịp đập lập đi lập lại điều hòa sẽ không làm việc đó. Jocelyn Bell Burnell, nhà thiên văn vô tuyến, người đầu tiên đã khám phá ra một sao pulsar [17] vào năm 1967, đã bị động lòng bởi sự chính xác của chu kỳ 1,33 giây của nó, để đặt tên cho nó, đùa dỡn, là tín hiệu LGM (Little Green Men – Những Người Tí hon Màu xanh). Sau này, bà tìm thấy một sao pulsar thứ hai, ở một nơi nào đó khác trong bầu trời và có chu kỳ khác, điều đó đã phần nào gạt bỏ giả thuyết LGM. Những nhịp đập lập đi lập lại điều hòa và có thể đo được có thể được tạo ra bởi nhiều hiện tượng không có sự thông minh, từ những cành cây lắc lư đến nước nhỏ giọt, từ thời gian bị chậm trong vòng phản hồi tự điều tiết đến những thiên thể xoay quanh nó và xoay vòng theo quĩ đạo. Có hơn một nghìn pulsar bây giờ đã được tìm thấy trong galaxy của chúng ta, và nó đã được chấp nhận chung rằng mỗi một pulsar là một sao neutron quay, có năng lượng radio phát ra như quét xung quanh nó tựa những tia sáng của một ngọn đèn biển. Thật là tuyệt vời để nghĩ tới một ngôi sao tự quay trong một khoảng thời gian của giây (thử tưởng tượng nếu mỗi ngày của chúng ta kéo dài 1,33 giây thay vì 24 giờ!), nhưng đúng là tất cả mọi điều mà chúng ta biết những sao neutron là tuyệt vời. Điểm nhấn mạnh là hiện tượng sao pulsar bây giờ được hiểu như một sản phẩm của vật lý đơn giản, không phái của “trí thông minh” nào cả.

Không gì đơn giản chỉ là có nhịp điệu, sau đó, sẽ thông báo sự có mặt thông minh của chúng ta với vũ trụ đương chờ đợi. Những số nguyên tố thường đề cập đến như là tiếp nhận của lựa chọn, vì là điều khó khăn để nghĩ ra một tiến trình hoàn toàn thuần vật lý mà có thể phát sinh ra chúng. Cho dù bằng cách dò nhận ra được những số nguyên tố hoặc bằng một vài phương tiện khác, hãy tưởng tượng rằng SETI đi đến với bằng chứng rõ ràng không thể phủ nhận được về óc thông minh ngoài vũ trụ, tiếp theo, có lẽ, bằng một sự truyền giao khổng lồ về kiến thức và trí tuệ, theo cùng dòng viết trong những truyện khoa học giả tưởng như A cho Andromeda của Fred Hoyle, hoặc Contact của Carl Sagan. Chúng ta nên đáp ứng thế nào? Một phản ứng có thể tha thứ được là một điều gì đó tương tự như tôn sùng thờ phụng, vì bất kỳ một nền văn minh nào có khả năng phát tín hiệu trên một khoảng cách lớn như thế thì có thể sẽ là siêu vượt rất xa chúng ta. Ngay cả khi nền văn minh đó không phải là tiên tiến hơn so với chúng ta vào thời truyền phát tín hiệu, khoảng cách rất lớn giữa họ và chúng ta cho ta có quyền tính toán rằng họ phải đi trước chúng ta hàng nghìn năm, đến thời những tin nhắn bay đến chúng ta (trừ khi họ tự làm họ tuyệt chủng, điều đó không phải là không thể xảy ra!).

Cho dẫu không biết liệu chúng ta có bao giờ có cơ hội để biết về họ hay không, rất có thể có những văn minh ngoài hành tinh siêu vượt hơn con người, đạt đến điểm của hữu thể giống-gót trong những cách trội vượt quá bất cứ điều gì một nhà gót học có thể có thể tưởng tượng được. Những thành tựu kỹ thuật của họ sẽ có vẻ như là siêu nhiên với chúng ta, như của chúng ta có vẻ như với một nông dân thời Trung cổ đen tối được mang đến thế kỷ XXI. Hãy tưởng tượng phản ứng của người này với laptop computer, với một điện thoại di động, bom hydro, hoặc máy bay phản lực khổng lồ. Như Arthur C. Clarke nói, trong Luật thứ Ba của ông: “Bất cứ một kỹ thuật tiến bộ đầy đủ nào thì cũng không thể phân biệt được với sự kỳ diệu”. Những phép lạ được kỹ thuật của chúng ta đã làm nên, đối với những người thời cổ tất sẽ xem dường không kém phi thường hơn những câu chuyện Moses rẽ nước biễn làm đôi, hoặc Jesus đi trên nước. Những người ngoài hành tinh của tín hiệu SETI của chúng ta, với chúng ta sẽ tựa như những vị gót, cũng giống như những nhà truyền giáo đã được đối xử như những vị gót (và vinh dự không xứng đáng đã được khai thác đến cùng mức) khi họ đi lạc vào những văn hóa các dân tộc sơ khai còn trong thời Đá cổ, mang theo súng, kính viễn vọng, bao diêm, và niên giám dự đoán nhật thực đúng đến từng giây.

Trong ý nghĩa nào, sau đó, những người ngoài hành tinh SETI tiên tiến nhất sẽ không những vị gót? Trong ý nghĩa nào họ sẽ là những siêu nhân nhưng không siêu nhiên? Trong một ý nghĩa rất quan trọng, vốn đi đến trung tâm của quyển sách này. Sự khác biệt chủ yếu giữa những vị gót và những người ngoài hành tinh giống-gót không nằm trong những tính chất họ có nhưng trong nguồn gốc lai lịch của họ. Những thực thể đối tượng mà chúng phức tạp đến mức đủ để là thông minh là những sản phẩm của một quá trình tiến hóa. Bất kể dù họ xem dường có giống-gót đến như thế nào khi chúng ta bắt gặp họ, họ đã không bắt đầu như cách thế đó. Những tác giả truyện khoa học giả tưởng, như Daniel F. Galouye trong Counterfeit World, thậm chí đã đưa ý tưởng (và tôi không thể nghĩ làm thế nào để bác bỏ nó) rằng chúng ta sống trong một sự mô phỏng computer [18], đã được một vài nền văn minh hết sức cao vời siêu việt thiết lập. Tuy nhiên, chính những kẻ mô phỏng sẽ phải đến từ một nơi nào đó. Những luật của khoa học xác suất cấm tất cả những khái niệm về xuất hiện đột nhiên của họ mà không có những tiền thân đơn giản hơn. Họ có lẽ đã có thể có được hiện hữu của mình nhờ vào một phiên bản (có lẽ không quen thuộc) của sự tiến hóa theo như của Darwin: một vài loại “cần trục” có răng bánh xe quay một chiều, như trái ngược những “Móc Trời” để, để dùng thuật ngữ của Daniel Dennett [19]. Skyhooks – bao gồm tất cả những vị gót – là những thần chú phép thuật. Họ làm những việc giải thích trên không thực (bona fide) và chúng đòi giải thích nhiều hơn chúng cắt nghĩa. Cần trục là những thiết bị giải thích mà chúng thực sự cắt nghĩa. Chọn lọc tự nhiên là cần trục vô địch của mọi thời đại. Nó đã nâng sự sống từ đơn giản nguyên sinh tới độ cao chóng mặt phức tạp, đẹp đẽ và thiết kế mặt ngoài làm choáng lòa mắt chúng ta ngày nay. Đây sẽ là một chủ đề quán xuyến trong suốt Chương 4, “Tại sao có hầu như chắc chắn là không có Gót.” Nhưng đầu tiên, trước khi tiếp tục với lý do chính của tôi để chủ động hoài nghi về sự hiện hữu của Gót, tôi có một trách nhiệm để bác bỏ những luận chứng tích cực với tin tưởng đã được đem lại trong lịch sử.


Chương 3 

Những luận chứng cho hiện hữu của Gót


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)




[1] Neville Chamberlain, là thủ tướng nước Anh (1937-1940), trước sự đe dọa của nước Đức thời Hitler, ông đã chủ trương một đường lối chính trị nhân nhượng với nước Đức dưới thòi đảng Nazi cầm quyền, mong có thể tránh được chiến tranh, nhưng chính sách này đã thất bại, và ông từ chức, sau đó Churchill đã lên thay ông, lãnh đạo nước Anh trong thế chiến thứ II.
[2] [In court cases, and books such as Ruse (1982). Bài báo của ông trong số tháng Apr/2006 của tạp chí Playboy]
[3] [Trả lời của Jerry Coyne với Ruse trong in trong số báo tháng Aug/2006 của tạp chí Playboy.]
[4] [Madeleine Bunting, Guardian, 27 March 2006]
[5] [Cũng có thể nói cùng như thế về một bài viết, “Khi vũ trụ học va chạm xung đột”, trong New York Times, Jan/22/2006, của nhà báo được kính trọng Judith Shulevitz (và thường là tóm tắt hay hơn nhiều). Quy tắc đầu tiên trong chiến tranh của tướng Montgomery là “Đừng có tiến về phía Moscow”. Có lẽ cũng nên có một quy tắc đầu tiên của Khoa học về Báo chí: “Nên phỏng vấn ít nhất thêm một người khác nữa, ngoài Michael Ruse”]
[6] Nhân vật trong những chuyện truyền khẩu phổ thông của người da đen bình dân ở Mỹ.
[7] [Tră lời của Dan Dennett trên tờ Guardian, 4 April 2006.]
[8] [http://scienceblogs.com/pharyngula/2006/03/the_dawkinsdennett_boogeyman.php;
http://scienceblogs.com/ pharyngula/2006/02/our_double_standard.php;
http://scienceblogs. com/pharyngula/2006/02/the_rusedennett_feud.php.]
[9] The Search for ExtraTerrestrial Intelligence: tên ghép chữ cái đầu là SETI: Tìm Kiếm Hữu thể Thông minh ngoài Trái Đất: Từ buổi đầu của văn minh nhân loại, con người đã tự hỏi nếu chúng ta chỉ có một mình trong vũ trụ hay còn có một sự sống thông minh tương tự ở một nơi nào khác. Trong những năm cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học hội tụ trên ý tưởng cơ bản là rà xoát bầu trời bầu trời và “lắng nghe” những luồng sóng điện phát ra, từ ngoài vũ trụ chạm đến trái đất, tìm nhận những xếp đặt có vẻ có khuôn mẫu nhưng không ngẫu nhiên (non-random patterns of electromagnetic emissions) như những luồng sóng radio hoặc truyền hình, để thăm dò “nghe ngóng”, phân tích mong đi đến có thể nhận biết được rằng một nền văn minh nào đó khác có thể có ở một nơi nào đâu đó trong vũ trụ ngoài kia hay không.
Cuối 1959 và khoảng đầu1960, dự án SETI đã bắt đầu với Frank Drake, ông thực hiện dò tìm SETI đầu tiên, cùng thời có Giuseppe Cocconi và Philip Morrison đã cho xuất bản một bài báo khoa học cơ bản trong đó đề nghị đường lối “săn tìm” sự sống trong không gian bằng phân tích những luồng sóng điện.
Đó là sự tìm kiếm Sự sống trong Vũ trụ: Có thể chăng nếu chỉ loài người là những hữu thể thông minh duy nhất có giữa tất cả bao la của vũ trụ ngoài kia? Hoặc chúng ta chỉ là một giống sinh vật khiêm tốn, một thành viên của một tập hợp có chung những tính chất khá gần gũi, tương tự của sự sống, gồm những nền văn minh tiên tiến hơn, trong không gian bao la xuyên-những-thiên-hà? SETI, Tìm Kiếm Hữu thể Thông minh ngoài Trái Đất: là sự truy tầm khoa học để trả lời những ẩn số lớn này. Giờ đây, tất cả những gì chúng ta có chỉ mới là những câu hỏi, nhưng trong tương lai, khi những câu trả lời đến với chúng ta, dù là có hay không, chúng có thể hoàn toàn biến đổi thế giới của chúng ta.
[10] aliens: hữu thể từ thế giới khác. Chúng ta quen gọi là người (từ) hành tinh, nhưng dĩ nhiên, nếu có, họ không phải là “người” theo nghĩa như chúng ta quan niệm
[11] margin of error
[12] error bar
[13] The principle of mediocrity: Có thể tạm hiểu như sau – Nguyên lý về tính tầm thường chỉ đơn giản nói rằng bạn thì không là đặc biệt. Vũ trụ không xoay quanh bạn, hành tinh này không phải là có gì đặc biệt, may mắn, hay ưu thế gì trong bất kỳ cách độc đáo nào, đất nước của bạn không phải là sản phẩm hoàn hảo của số phận hay định mệnh nào đó, sự hiện hữu của bạn không phải là sản phẩm của những gì được xếp đặt, hay đạo diễn, hay gọi là số phận đã cố ý định đoạt, và bát phở bạn ăn vội ngoài vệ đường thay cho bữa ăn trưa đã chẳng có “âm mưu” nào trong đó để làm cho bạn bị sôi bụng khó tiêu chiều nay,.... Hầu hết tất cả những gì xảy ra trên thế giới qunh chúng ta chỉ là hệ quả của những qui luật tự nhiên, và phổ quát – những luật này áp dụng ở khắp mọi nơi và trong tất cả mọi thứ, với tất cả mọi sinh vật, ... không có ngoại lệ đặc biệt nào cho bất cứ gì.

Trong triết lý khoa học: The mediocrity principle is the notion in the philosophy of science that there is nothing special about humans or the Earth. It is a Copernican principle, used either as a heuristic about Earth's position or a philosophical statement about the place of humanity. The mediocrity principle is further boosted by:
 – Fossil evidence supported by genetics concluding that all humans have a common ancestor about 100,000 years ago and that they share a common ancestor with chimpanzees about six million years ago. Therefore humans are part of the biosphere, not above it or unique to it.
 – Humans share about 98% of their DNA with chimpanzees. Chimpanzees have actually undergone more genetic change than humans.
 – The answering of Schrödinger's question What is Life? through the discovery of the double-helix structure of DNA and the reduction of life to organic chemistry, negating the vitalism of previous centuries.
 – Edwin Hubble discovered that the universe is substantially larger than humans first thought and James Hutton discovered the Earth is a lot older. The Hubble Deep Field is a long exposure of thousands of galaxies, making it one of the best pictorial representations of the principle of mediocrity.
 – The Pale Blue Dot photograph was taken by Voyager 1 on February 14, 1990. It shows Earth from over 4 billion miles (6.4 billion kilometers) away, the farthest distance Earth has been photographed from. Chúng ta chỉ là một hành tinh xanh, một điểm xanh mờ nhạt trong vũ trụ bao – Chấm xanh mờ nhạt – từ của Carl Sagan.
Widely believed by astronomers since the work of Nicolaus Copernicus, this principle states that the properties and evolution of the solar system are not unusual in any important way. Consequently, the processes on Earth that led to life, and eventually to thinking beings, could have occurred throughout the cosmos.
The most important assumptions in this argument are that (1) planets capable of spawning life are common, (2) biota will spring up on such worlds, and (3) the workings of natural selection on planets with life will at least occasionally produce intelligent species.

The notion that our evolution (biological, cultural, and technological) and our surroundings, including the Earth and the Sun, are typical rather than exceptional. It is often invoked, together with two other principles (principle of plenitude, principle of uniformity), to support the claim that life and intelligence occur commonly throughout the Universe. It is also an implicit assumption in SETI that other beings exist who wish to communicate and are sufficiently technologically compatible with us to make communication possible. The principle of mediocrity remains largely a matter of opinion but has been bolstered by the discovery of extrasolar planets and that certain organic chemicals, such as amino acids, occur commonly throughout space.
There was a time when mankind literally thought it was the center of the universe. The earth was the omphalos of the cosmos, the sun and everything else revolved around it, and humanity was the apotheosis of creation. In a word, humans were special. Well along came Copernicus and numerous scientists since to burst that bubble. We exist on a nondescript piece of rock, circling an unremarkable star, far from the focal point of an ordinary galaxy that is but one in 100 billion. The only thing that revolves around us is the moon, and our projected egocentricity.
Nevertheless there are those, including a few members of the scientific community, who persist in the conception that there is something unique about humanity. They further extrapolate that intelligent humanoids are scarce at best in the universe. They contend that a perfect storm of improbable variables must converge to create advanced life. The "Rare Earth Hypothesis" is touted as evidence for why we have yet to encounter extraterrestrials.
Conversely, the "Mediocrity Principle" asserts that there’s nothing special about earth, its inhabitants or its ontogenesis. Proponents of this humbler perspective profess that the universe is probably teeming with life. Our failure to establish close encounters of any meaningful kind is easily explained by the incomprehensibly vast distances between stars, the seeming impossibility of interstellar travel, and our exploration of only a pinprick of the galaxy.
[14] the anthropic principle: nguyên lý loài người : the cosmological principle that theories of the universe are constrained by the necessity to allow human existence.
Why is it that conditions were just right for your survival? Cosmologists often apply this question to life on Earth with the Goldilocks principle, which ponders why Earth is "just right" for life. The anthropic principle tackles an even greater question: Why is the universe itself just right for life? So if certain conditions in our universe were just a little off, life would have never evolved. Just how is it that we're so fortunate? Of all possible universes, why did ours turn out like it did?
In 1974, astronomer Brandon Carter tackled this quandary by introducing the anthropic principle. Carter hypothesized that anthropic coincidences are part of the universe's very structure and that chance has nothing to do with it. He proposed two variants:
 – Weak anthropic principle: This response to anthropic coincidence may sound like a slice of common sense. Simply put, Carter pointed out that if our universe weren't hospitable to life, then we wouldn't be here to wonder about it. As such, there's no sense in asking why.
 – Strong anthropic principle: In this version, Carter draws on the notion of the Copernican Principle, which states that there's nothing special or privileged about Earth or humanity. He states that since we live in a universe capable of supporting life, then only life-supporting universes are possible.

[15] The Doppler effect (or Doppler shift), named after the Austrian physicist Christian Doppler, who proposed it in 1842 in Prague, is the change in frequency of a wave (or other periodic event) for an observer moving relative to its source.
[16] telescope radio: têlêcốp rađiô: rada nhìn xa dò sóng radio
[17] puls(ating st)ar, = a celestial object, thought to be a rapidly rotating neutron star, that emits regular pulses of radio waves and other electromagnetic radiation at rates of up to one thousand pulses per second.
[18] computer simulation
[19] [Dennett (1995).] Khái niệm Skyhook - móc trời  -  trong Darwin’s Dangerous Idea - Evolution and the Meanings of Life -