Huyễn Tưởng Gót
Richard
Dawkins
(The God
Delusion)
Chương 2 (tiếp
theo)
NOMA
Đúng hệt như Thomas Huxley đã uốn người ngược ra sau để giả
vờ ngoài mặt ủng hộ thuyết không thể biết khách quan hoàn toàn, ngay ở giữa
quang phổ có bảy nấc của tôi, những người-tin-có-gót cũng làm cùng một điều
nhưng từ chiều hướng khác, và do một lý do tương đương. Nhà gót học [1]
Alister McGrath đem nó làm điểm trung tâm của quyển sách của ông; Gót của Dawkins: Gene, Những meme và Nguồn
gốc khởi đầu của sự sống. [2]
Quả thực, sau tóm tắt công bằng đáng phục của ông về công trình khoa học của
tôi, điều xem ra là điểm duy nhất trong sự bác bỏ mà ông đã phải đem lại: điểm
yếu kém thất bại nhục nhã chỉ vì không thể phủ nhận rằng bạn không thể phản
chứng minh sự hiện hữu của Gót. Trang này qua trang kia, khi tôi đọc McGrath,
tôi thấy mình nguệch ngoạc vội “ấm trà” ở lề trang sách. Lại lần nữa gợi đến T.
H. Huxley, McGrath nói: “Bực mình với cả hai, những người tin-có-gót và những
người-không-tin-gót, khi tạo những phát biểu giáo điều tuyệt vọng, trên cơ sở
của không đủ bằng chứng thực nghiệm, Huxley đã tuyên bố rằng câu hỏi về Gót
không thể được giải quyết trên cơ sở của phương pháp khoa học”.
Gould đã mang nghệ thuật uốn người ngược ra sau đến nằm ngửa
xoãi lưng rõ ràng trong một quyển sách thuộc những quyển kém được ngưỡng mộ của
ông, Rocks of Ages. Trong đó, ông đã
ghép thành từ-ghép-những-chữ-gốc NOMA
để viết tắt cụm từ uy quyền giảng huấn
không trùng khớp [3]
Mạng lưới, hoặc sự có thẩm quyền
giảng huấn, của khoa học bao gồm lĩnh vực thực nghiệm: vũ trụ cấu tạo bằng gì
(sự kiện) và tại sao nó hoạt động cách này (lý thuyết). Thẩm quyền giảng huấn
của tôn giáo mở rộng trên những câu hỏi về ý nghĩa tối hậu và giá trị đạo đức.
Hai thẩm quyền giảng huấn này không trùng khớp nhau, cũng không chứa trong
chúng tất cả điều tra thăm dò (hãy xem xét, thí dụ, sự giảng huấn về nghệ thuật
và ý nghĩa của cái đẹp). Để dẫn những câu nói khuôn sáo đã cũ; khoa học nhận
được tuổi của đá, và tôn giáo nhận được “đá của muôn tuổi” [4];
khoa học nghiên cứu trời cao “đi” như thế nào, tôn giáo nghiên cứu làm thế nào
“đi” tới “nhà trời”.
Điều này nghe hay quá, sướng cả tai! – đúng đến tận khi bạn
cho nó một khoảnh khắc suy nghĩ. Những câu hỏi cuối cùng này là gì, mà sự hiện
diện của tôn giáo trong chúng là một khách danh dự, và khoa học lại len lén
kính trọng phải rời xa chúng?
Martin Rees, nhà thiên văn học Cambridge nổi tiếng mà tôi đã
đề cập, bắt đầu quyển Our Cosmic Habitat
của ông bằng đề cử lên hai câu hỏi tối hậu và cho một trả lời theo kiểu
NOMA-thân thiện. “Những bí ẩn vượt trên tất cả bí ẩn là – tại sao lại có (thay vì không-có) bất kỳ dẫu gì tất cả. Cái gì phà hơi thổi sự sống vào
những phương trình, và đã hiện thể chúng trong một vũ trụ thực? Những câu hỏi
loại như vậy nằm ngoài khoa học, tuy nhiên: chúng là địa hạt của những triết
gia và những nhà gót học”. Tôi thà muốn được nói rằng nếu quả thực chúng nằm
ngoài khoa học, chúng cũng nằm ngoài địa hạt của gót học luôn, đó là điều chắc
chắn nhất (tôi không chắc rằng những triết gia sẽ cảm ơn Martin Rees vì đem gộp
những nhà gót học vào chung với họ). Tôi đã định đi xa hơn, và tự hỏi trong ý
hướng có thể có được nào mà những nhà gót học có thể được nói là có một địa hạt. Tôi vẫn còn cười thích
thú khi nhớ lại lời nhận xét của một cựu Giám hiệu ở đại học Oxford của tôi. Có
một nhà gót học trẻ đã nộp đơn xin vào tước vị thành viên [5]
nghiên cứu cấp dưới, và luận án tiến sĩ về gót học Kitô của ông này đã khiến vị
Giám hiệu nói:, “Tôi có những ngờ vực nghiêm trọng về phần – liệu nó có phải là
một môn học gì hết tất cả hay không”.
Chuyên môn gì mà những nhà gót học có thể đem đến cho những
câu hỏi về vũ trụ sâu thẳm nhưng những nhà khoa học lại không thể? Trong một
quyển sách khác, tôi đã kể lời của một nhà thiên văn học Oxford, người khi tôi
hỏi ông một trong cùng những câu hỏi sâu xa tương tự, đã nói: “A, bây giờ chúng
ta đi xa vượt ngoài lĩnh vực của khoa học. Đây là chỗ tôi phải nhường cho người
bạn quí của chúng ta, thày chăn chiên của nhà trường”[6]. Tôi đã không đủ nhanh trí để thốt
ra phản ứng đáp lời, mà sau này tôi đã viết: “Nhưng tại sao là thày chăn chiên?
Tại sao không là người làm vườn, hoặc là người đầu bếp? ”. Tại sao những nhà
khoa học lại hèn nhát mất can đảm, quá kính trọng như thế trước những tham vọng
của những nhà gót học, về những câu hỏi mà những nhà gót học đều chắc chắn
không đủ tư cách lẫn khả năng để trả lời hơn chính những nhà khoa học?
Nó là một sự rập khuôn tẻ nhạt (và, không giống như nhiều
những rập khuôn khác, nó ngay cả còn không đúng) rằng khoa học bận tâm chính nó
với những câu hỏi thế nào, nhưng chỉ
gót học là được trang bị để trả lời những câu hỏi tại sao. Thật không-gì có thể tưởng tượng ra được trên mặt đất này
mà lại có thể có câu trả lời để gọi là
một câu hỏi tại sao? Không phải tất cả mọi câu tiếng Anh bắt đầu với từ “tại
sao” là một câu hỏi hợp lý lẽ. Tại sao (tượng) những con ngựa một sừng bên
trong lại rỗng? Một số những câu hỏi chỉ giản dị là không đáng có trả lời. Trừu
tượng có màu gì? Hy vọng có mùi gì? Sự kiện rằng một câu hỏi có thể được đặt
thành cụm từ và xếp thành một câu hợp ngữ pháp trong tiếng Việt, không làm nó
thành có nghĩa, hoặc cho phép nó đến với sự chú ý nghiêm trang của chúng ta.
Cũng không phải, ngay cả nếu như câu hỏi có là một câu hỏi thực, sự kiện rằng
khoa học không thể trả lời nó được, lại hàm ý rằng tôn giáo lại có thể trả lời.
Có lẽ có một vài câu hỏi thực sự sâu xa và có nghĩa nhưng
chúng mãi mãi nằm ngoài tầm với của khoa học. Cũng chưa biết chừng lý thuyết quantum đã đương gõ vào cánh cửa bí mật
của không dò ra, không hiểu thấu. Nhưng nếu khoa học không thể trả lời được một
vài câu hỏi tối hậu, điều gì làm cho bất kỳ một ai nghĩ rằng tôn giáo có thể
trả lời? Tôi ngờ rằng cả nhà thiên văn học của Cambridge lẫn của Oxford đều
thực sự đã không tin những nhà gót học có được bất kỳ chuyên môn nào khiến họ
có khả năng để trả lời những câu hỏi vốn quá sâu xa với khoa học. Tôi ngờ rằng cả
hai nhà thiên văn học, tuy thế một lần nữa, lại cong người ngược ra sau vì lịch
sự: những nhà gót học không có gì bõ bèn giá trị để nói về bất cứ một-gì nào
khác; hãy ném cho họ một mẩu bánh, thứ bánh mì vẫn ăn kèm với xúp, và cho họ
tha đi xa để lo âu với một vài câu hỏi mà không ai có thể, và có thể sẽ không
bao giờ, trả lời được. Không giống như những nhà thiên văn học bạn tôi. Tôi
nghĩ rằng chúng ta không nên ném cho họ ngay cả dẫu một mẩu bánh. Tôi vẫn chẳng
thấy bất kỳ lý do có thể có nào để giả định rằng môn gót-học, vẫn quen gọi là gót học (như là trái ngược với học về lịch
sử, hay văn chương trong kinh thánh, ..vv) lại là một ngành học gì hết tất cả. [7]
Tương tự như vậy, chúng ta tất cả có thể đồng ý rằng sự có
quyền của khoa học để khuyên bảo chúng ta về giá trị đạo đức là vấn đề phức tạp
phải bàn, đó là nói ít nhất. Nhưng có phải Gould thực sự muốn nhường cho tôn
giáo cái quyền để bảo chúng ta về những gì là tốt và những gì là xấu? Sự kiện
thực tế là nó không có gì nào khác để
đóng góp vào sự khôn ngoan con người thì không là lý do để đặt vào tay tôn giáo
một giấy phép tự do hành nghề để bảo chúng ta những gì phải làm. Mà tôn giáo
nào đây, cho dù thế nào đi nữa? Tôn giáo mà xảy ra việc chúng ta đã được nuôi
dạy trong nó? Vậy sau đó, chúng ta nên quay sang theo chương nào, mục nào,
trong quyển nào của tập kinh Thánh đây – vì chúng rất xa mới có sự nhất trí với
nhau, và một vài trong số chúng là rất ghê tởm đáng ghét dù nhìn theo bất kỳ
tiêu chuẩn lý trí nào. Bao nhiêu người chuyên giải thích văn bản đã đọc kinh
Thánh đủ để biết về hình phạt chết người được ấn định cho tội ngoại tình, cho
tội nhặt củi trong ngày Sa-bát, và cho tội hỗn hào với cha mẹ mình? Nếu chúng
ta gạt bỏ đi sách Deuteronomy và sách Leviticus [8] (như tất cả những người sáng suốt tỉnh
ngộ ngày nay đều làm), bằng tiêu chuẩn nào sau đó chúng ta sẽ quyết định những
giá trị đạo đức của tôn giáo nào để chấp
nhận? Hay là chúng ta nên chọn và lựa ra trong số tất cả những tôn giáo
trên thế giới, cho đến khi chúng ta tìm được một tôn giáo có những giảng dạy
đạo đức của nó phù hợp với chúng ta? Nếu vậy, một lần nữa chúng ta phải hỏi,
chúng ta lựa chọn bằng những tiêu chuẩn nào? Và nếu chúng ta có những tiêu
chuẩn độc lập để việc lựa giữa những luân lý đạo đức tôn giáo, tại sao không
cắt bỏ đi vai trò trung gian và đi thẳng đến chọn lựa đạo đức, không cần phải
có tôn giáo? Tôi sẽ trở lại những câu hỏi như vậy trong Chương 7.
Tôi đơn giản chỉ không tin rằng Gould đã có thể có ý nghĩa gì
nhiều cho lắm ở những gì ông đã viết trong Rocks
of Ages. Như tôi nói, chúng ta tất cả đều từng phạm tội đã uốn người ngược
ra sau để giữ mặt ngoài tử tế với một đối thủ không đáng trọng nhưng mạnh mẽ,
và tôi chỉ có thể nghĩ rằng đây là điều Gould đã đang làm. Điều cũng có thể
tưởng tượng được rằng ông thực sự đã có ý định rõ ràng của ông là tuyên bố mạnh
mẽ rằng khoa học không có gì bất cứ gì dù thế nào đi nữa để nói về vấn đề hiện
hữu của Gót: “Chúng ta không khẳng định cũng không phủ nhận nó, chúng ta chỉ
đơn giản là không thể phê phán nhận xét về nó như là những nhà khoa học ”.
Điều này nghe như thuyết không thể biết của loại vĩnh viễn và không thể xoay
chuyển, PAP toàn diện. Nó hàm ý rằng khoa học ngay cả không thể nêu những phán
đoán có tính cách dựa trên xác xuất về câu hỏi. Sự ngụy biện lan
truyền rộng đáng lưu ý này – nhiều người lập lại nó giống như một thần chú,
nhưng rất ít trong số họ, tôi nghi ngờ, đã suy nghĩ về nó trước sau đến ngọn
ngành – là hiện thân của những gì tôi gọi là “sự nghèo nàn của thuyết không thể
biết ”. Gould, nhân đây, không phải là một người theo thuyết không thể
biết khách quan, nhưng mạnh mẽ nghiêng về phía thuyết không-tin-có-gót trên thực tế. Trên cơ sở nào ông đã đưa
ra phán đoán đó, như thể nếu không có gì để nói về việc liệu Gót có hiện hữu
hay không?
Giả thuyết Gót gián tiếp cho rằng thực tại trong đó chúng ta
đang cư ngụ cũng có chứa một tác nhân siêu nhiên là người thiết kế vũ trụ và –
ít nhất là trong nhiều phiên bản của giả thuyết này – vẫn duy trì nó và thậm
chí cả can thiệp vào nó với những phép lạ, vốn là những vi phạm nhất thời của
chính những luật lệ lớn lao vĩ đại, nếu không là bất di bất dịch của nó.
Richard Swinburne, một trong những nhà gót học hàng đầu của Anh, thì rõ ràng
đáng ngạc nhiên về vấn đề này trong quyển sách Có một Gót không? của ông:
Những gì người tin-có-gót tuyên bố về
Gót là ông thực có một quyền lực để sáng tạo, bảo tồn, hay hủy diệt bất cứ gì,
từ lớn đến nhỏ. Và ông cũng có thể làm những đối tượng chuyển động hoặc làm bất
cứ gì khác ... Ông có thể làm những hành tinh di chuyển theo lối mà Kepler đã
khám phá được rằng chúng di chuyển, hoặc làm thuốc súng phát nổ khi chúng ta
bật một que diêm vào nó; hoặc ông có thể làm những hành tinh di chuyển theo
những cách rất khác biệt, và những chất hóa học phát nổ hay không phát nổ trong
những điều kiện rất khác biệt với những gì mà bây giờ chi phối phản ứng của
chúng. Gót không bị những luật của thế giới tự nhiên hạn chế; ông làm ra chúng,
và ông có thể đổi hoặc ngưng chúng – nếu ông chọn thế.
Đúng là quá dễ dàng, không phải thế sao ! Dù điều này có là
bất cứ gì nào khác, nó là rất xa với NOMA. Và dù bất cứ gì khác mà họ có thể
nói, những nhà khoa học đã ghi tên mình vào trường tư tưởng “thẩm quyền giảng huấn riêng biệt ” nên thừa nhận
rằng một vũ trụ với một người sáng tạo thông minh siêu nhiên là một loại vũ trụ
rất khác biệt với một loại không có. Sự khác biệt giữa hai vũ trụ trong giả
thuyết có thể về nguyên tắc lại khó mà cơ bản hơn nữa, ngay cả nếu như không
phải là dễ dàng để thử nghiệm trong thực tế. Và nó làm đổ vỡ nền móng của châm
ngôn quyến rũ tự mãn rằng khoa học phải im lặng hoàn toàn trước tuyên xưng
trọng tâm của tôn giáo về sự hiện hữu. Sự có mặt hay vắng mặt của một trí thông
minh sáng tạo siêu việt là một câu hỏi khoa học, rõ ràng không thể nói ngược
lại được; ngay cả khi trong thực tế, nó không phải – hoặc chưa phải – là một
câu hỏi ngã ngũ quyết định. Cũng thế là thực hay giả của từng mỗi một trong tất
cả những chuyện “phép lạ” kỳ diệu mà
những tôn giáo dựa vào để gây thán phục, khắc ghi sùng mộ vào não thức của
những đám tín đồ.
Có phải Jesus đã có cha là một người trần mắt thịt, hay mẹ là một
phụ nữ vẫn còn màng trinh lúc sinh ra ông hay không? Dù có hay không còn có đủ
bằng chứng sống sót đến nay để quyết định điều đó, đây vẫn là một câu hỏi chặt
chẽ thuần túy khoa học, với một câu trả lời rõ ràng trong nguyên tắc: có hay
không. Có phải Jesus đã làm Lazarus sống dậy từ cõi chết hay không? Có phải
chính ông ta đã sống lại, ba ngày sau khi bị đóng đinh hay không? Có một câu
trả lời cho mỗi câu hỏi như vậy, và nó là một câu trả lời chặt chẽ thuần túy
khoa học, dù không biết liệu chúng ta có thể khám phá ra được nó trong thực
hành hay không. Những phương pháp chúng ta sẽ dùng để giải quyết vấn đề, trong
trường hợp không chắc rằng bằng chứng liên quan có bao giờ trở thành có sẵn, sẽ
là những phương pháp thuần túy và hoàn toàn khoa học. Để làm điều này có kịch
tính thu hút, hãy tưởng tượng, do một vài tập hợp những trường hợp hết sức chấn
động đến sững sờ, rằng những nhà khảo cổ điều tra giảo nghiệm đã khai quật được
bằng chứng DNA để chứng minh rằng Jesus thực sự đã không có một người cha sinh
học. Bạn có thể tưởng tượng được những nhà chống trả cho tôn giáo lúc ấy lại
vẫn nhún vai, và nói bất cứ điều gì có dính dáng xa vời đến đâu với câu vẫn nói
sau đây “Ai rỗi hơi đâu mà quan tâm? Bằng chứng khoa học là hoàn toàn
không liên quan gì với những câu hỏi gót học. Sai thẩm quyền giảng huấn rồi!
Chúng tôi chỉ quan tâm với những câu cuối cùng và với những giá trị đạo đức.
Không DNA cũng không chẳng bất cứ bằng chứng khoa học nào có thể có bất kỳ được
sức nặng đè trên vấn đề, dù cách này hay cách nào khác đi nữa”.
Tự ý tưởng
này là một đùa cợt. Bạn có thể đánh cuộc, hoàn toàn 100 phần trăm chắc chắn chỉ
thắng không thể thua, rằng những bằng chứng khoa học, nếu như có được tìm đưa
lên, sẽ bị tóm lấy ngay lập tức, và sẽ được ca vang khải hoàn dậy tiếng tận mây
xanh. NOMA thì phổ biến chỉ vì không có bằng chứng nghiêng sang ủng hộ Giả
thuyết Gót. Ngay khoảnh khắc nếu có một đề nghị dù nhỏ nhất về bất kỳ bằng
chứng nào nghiêng sang ủng hộ tin tưởng tôn giáo, những nhà biện hộ cho tôn
giáo sẽ không mất thời giờ nhưng ném NOMA ngay ra khỏi cửa sổ. Bỏ những nhà nhà
gót học tinh vi sang một bên (và ngay cả họ vẫn sung sướng kể những chuyện “phép lạ” kỳ diệu cho
những người chất phác ngây thơ nghe, để thu hút đám đông vào chật cứng hội nhà
thờ), tôi nghi ngờ rằng những phép lạ vẫn được bịa đặt là có, đem lại cho nhiều
tín đồ có được lý do mạnh nhất cho lòng tin tôn giáo của họ; và những phép lạ,
theo định nghĩa, vi phạm những nguyên lý của khoa học.
Hội nhà thờ
Catô Lamã về một mặt, có vẻ như đôi khi có tham vọng nào đó hướng về lập trường
NOMA, nhưng mặt khác, lại đặt định rằng sự thực hiện của những phép lạ như là
một khả năng tiêu chuẩn, thiết yếu để nâng lên thành bậc thánh chiên. Nhà vua
quá cố của nước Bỉ là một ứng viên đang được xem xét để được phong bậc thánh
chiên, do lập trường của ông về vấn đề phá thai. Những điều tra chân thành đang
tiếp diễn để tìm xem liệu có bất kỳ trường hợp chữa trị thần kỳ, hay khỏi bệnh
nào do cầu nguyện với ông đã xảy ra, kể từ cái chết của ông hay không. Tôi
không nói đùa. Đó là trường hợp thực sự xảy ra, và nó là điển hình của những
câu chuyện thánh chiên. Tôi tưởng
tượng để đoán rằng toàn bộ chuyện làm ăn “phong thánh/chứng minh là thánh” này, là một
bối rối gây ngượng ngùng xấu hổ cho giới tế nhị có học thức tinh vi hơn còn ở
trong vòng của hội nhà thờ. Tại sao bất kỳ một giới nào xứng đáng với tên gọi
là có học thức tinh vi, có hiểu biết tế nhị, nhưng vẫn còn ở lại trong hội nhà
thờ, là một bí ẩn, ít nhất cũng sâu xa như những bí ẩn mà những nhà gót học
thích thú với chúng.
Khi đối mặt
với những câu chuyện phép lạ thần kỳ, Gould được giả định là có lẽ sẽ vặn hỏi
lại theo lối của những dòng sau đây. Chủ điểm của toàn bộ NOMA là – nó là một
thương lượng mặc cả hai chiều. Giây phút mà tôn giáo đạp chân trên sân cỏ của
khoa học và bắt đầu nhập nhằng can thiệp vào trong thế giới của thực tại với
những phép lạ, nó thôi không còn là tôn giáo theo nghĩa Gould đương chống đỡ,
và thỏa ước thân hữu của ông bị vỡ.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng tôn giáo mà không có những phép lạ kỳ diệu, được
Gould cốhng đỡ, sẽ không được hầu hết – những người thực hành tin-có-gót trên
ghế nhà thờ, hay trên thảm cầu nguyện – nhìn nhận ra. Với họ, nó sẽ thực sự là
một thất vọng trầm trọng. Để nói theo lối bình luận của Alice về quyển sách của
chị cô, trước khi cô rơi vào Cõi Kỳ diệu
Tuyệt vời [9],
thế Gót dùng để làm gì khi ông không có những phép lạ và không trả lời những
cầu nguyện? Hãy nhớ định nghĩa dí dỏm thông minh của Ambrose Bierce cho động từ
“cầu nguyện”: “để đòi rằng những luật của vũ trụ bị bãi bỏ, nhân danh một kẻ
cầu xin duy nhất, tự thú nhận mình không xứng đáng”. Có những
lực sĩ thể thao là những người tin Gót giúp họ thắng cuộc – chống lại những đối
thủ, là những người, dẫu chỉ xem mặt ngoài, dù với Gót hãy tạm như tin có, cũng
không kém phần đáng chuộng với ông ta. Có những người lái xe tin rằng Gót đã
dành cho họ một chỗ đậu xe – do đó đã giả định là tước mất của ai nào đó khác.
Lối tin-có-gót thế này là một xấu hổ rất phổ biến, và chắc là sẽ không gây được
ấn tượng nào với bất cứ điều gì (có bề ngoài) hợp lý như NOMA.
Dù sao đi
nữa, chúng ta hãy cùng theo chân Gould và gọt tỉa tôn giáo của chúng ta xuống
một vài loại tối thiểu của những người không-tin-vào-sự-can-thiệp: không có
những phép lạ, không truyền thông cá nhân giữa Gót và chúng ta trong cả hai
chiều, không trò khỉ chọc gậy bánh xe với những luật của vật lý, không vượt
hàng rào đạp lên sân cỏ khoa học. Nhiều nhất, chỉ có một chút input (đưa-vào) có chất gót cho những
điều kiện ban đầu của vũ trụ, để như thế, với sự chín mùi của thời gian, những
ngôi sao, những thành tố hóa học và những hành tinh phát triển, và cuộc sống
tiến hóa. Có chắc chắn thế là một tách biệt thỏa đáng hay không? Có chắc chắn
là lập trường NOMA có thể sống sót với thứ tôn giáo khiêm tốn hơn và bớt huyênh
hoang hơn này hay không?
Vâng, bạn có
thể nghĩ như vậy. Nhưng tôi cho rằng ngay cả khi giả định một gót NOMA của
những người không-tin-vào-sự-can-thiệp, mặc dù ít bạo động và vụng về hơn một
Gót của những người nhận Abraham là tổ phụ, khi bạn nhìn vào ông ta công bằng
và thẳng thắn, thì vẫn là một giả thuyết khoa học. Tôi trở lại điểm này: một vũ
trụ mà trong đó chúng ta là một mình, chỉ trừ rằng cũng có những trí tuệ đã
tiến hóa từ từ khác nữa, là một vũ trụ rất khác biệt với một với một vũ trụ
trong đó có một tác nhân hướng dẫn nguyên thủy, và thiết kế thông minh của tác
nhân đó thì trách nhiệm về chính sự hiện hữu của vũ trụ đó. Tôi chấp nhận rằng
là điều có thể không dễ dàng như vậy trong thực tế để phân biệt một loại vũ trụ
này với một loại khác. Tuy nhiên, có một gì gì đó tuyệt đối đặc biệt về giả
thuyết của sự thiết kế tối hậu, và cũng đặc biệt ngang như thế về giả thuyết
thay thế duy nhất được biết: sự tiến hóa dần dần theo ý hướng mở rộng. Chúng là
gần nhau tới mức không thể phân biệt được khác nhau. Không giống như bất kỳ nào
khác, quả thực thuyết tiến hóa thật sự đã cung cấp một giải thích cho sự hiện
hữu của những thực thể, nếu không thế, tính không-có-thể của chúng sẽ loại
chúng ra vì những mục đích thực tiễn. Và kết luận cho luận chứng, như tôi sẽ
cho thấy trong Chương 4, thì gần với tư thế chí tử cuối cùng, chấm dứt tính
mạng cho Giả thuyết Gót.
Một trường
hợp nghiên cứu buồn cười, nếu không nói đúng hơn là thảm hại, về những phép lạ
là Thí nghiệm Lớn về sự Cầu Nguyện chung:
[10]
Có phải cầu nguyện cho những người đương đau ốm, bị bệnh tật giúp cho họ được
hồi phục hay không? Những lời cầu nguyện thường được hiến tặng cho những người
bị bệnh, cả trong riêng tư cá nhân lẫn trong hình thức nghiêm trang công cộng ở
những nơi thờ tự. Francis Galton, em họ của Darwin, là người đầu tiên phân tích
một cách khoa học để xem cầu nguyện cho mọi người là có hiệu quả hay không. Ông
ghi nhận rằng mỗi chủ nhật, trong những nhà thờ trên toàn nước Anh, toàn bộ hội
nhà thờ (Anh giáo) công khai cầu nguyện cho sức khỏe của gia đình hoàng gia.
Nếu như thế, không phải là họ sẽ mạnh khỏe một cách khác thường, khi so sánh
với phần còn lại của chúng ta, những người chỉ được những ai gần gũi và thân
yêu nhất của mình cầu nguyện cho mà thôi? [11].
Galton nhìn vào điều đó, và thấy không có sự khác biệt thống kê. Ý định của ông
có thể, trong trường hợp nào đi nữa, đã là châm biếm, cũng như khi ông cầu
nguyện cho một khu đất chọn lựa ngẫu nhiên để xem nếu những cây trồng ở đó nếu
có lớn nhanh hơn không (không, chúng không lớn nhanh hơn!).
Gần đây hơn,
nhà vật lý Russell Stannard (một trong ba nhà khoa học sùng đạo, nổi tiếng ở
nước Anh, như chúng ta sẽ thấy) đã tung tất cả sức mạnh tiếng tăm của mình sau
một sáng kiến, – dĩ nhiên – được Tổ chức Templeton tài trợ, để thí nghiệm thực
nghiệm mệnh đề nói rằng sự cầu nguyện cho những người đau ốm cải thiện sức khỏe
cho họ. [12]
Những thí
nghiệm như vậy, nếu thực hiện đúng cách, phải theo phương thức “mù-đôi” [13],
và tiêu chuẩn này đã được thực hành nghiêm nhặt. Những bệnh nhân đã được chỉ định, hoàn toàn ngẫu nhiên, vào một nhóm thử
nghiệm (nhóm nhận được cầu nguyện), hay một nhóm kiểm chứng (nhóm không nhận
được cầu nguyện). Tất cả những bệnh nhân, những y sĩ, những người chăm sóc họ,
và cả những người điều hành cuộc thí nghiệm đều không được phép biết bệnh nhân
nào là được người khác cầu nguyện cho, và bệnh nhân nào chỉ dùng để kiểm chứng,
không nhận được cầu nguyện. Còn những ai là người đã làm cầu nguyện cho thí
nghiệm, họ phải biết tên của những cá nhân mà họ đang cầu nguyện cho, nếu không
thế, đâu là ý nghĩa nếu như họ sẽ cầu nguyện cho họ thay vì cho người khác?
Nhưng có cẩn thận đã được thực hiện để bảo cho họ biết chỉ tên-gọi và chữ cái
đầu tiên của tên-họ của người này. Xem ra rõ ràng rằng như thế sẽ là đủ để Gót
có khả năng trỏ ngay chóc tới đúng giường bệnh nhà thương.
Tự chính ý tưởng đem làm những thí nghiệm như vậy thì mở ra với một khối
lượng tràn ngập chế giễu, và dự án đã đón nhận nó như đã biết trước. Theo như
tôi biết, Bob Newhart đã không viết một bản thảo cho nó, nhưng tôi có thể rõ
ràng nghe được giọng nói của ông:
Ngài nói gì vậy hả Gót? Ngài không có thể chữa cho tôi vì tôi là một
thành viên của nhóm kiểm soát?. .. Ồ tôi nhìn thấy rồi, những cầu nguyện cho bà
dì của tôi là không đủ. Nhưng này Gót ơi, ông Evans ở giường của phòng bên
cạnh... Điều gì vậy hả Gót?. .. Ông Evans nhận được một ngàn lời cầu nguyện mỗi
ngày cơ à? Nhưng Gót ơi, ông Evans không được đến một nghìn người biết tới.. .
Ồ, họ chỉ cần gọi ông như John E. Nhưng Gót ơi, làm thế nào ngài biết họ không
định gọi tên ông John Ellsworthy?. .. Ổ, phải rồi, ngài đã dùng trí toàn thức
của ngài để nghĩa ra John E có nghĩa là ai. Thế nhưng Gót ơi! ...
Dũng cảm gánh vác một bên vai tất cả nhạo báng, đội ngũ
nghiên cứu bước đi như những người lính, tiêu hết số tiền 2.4 triệu của cơ
quanTempleton, dưới sự lãnh đạo của Bác sĩ Herbert Benson, một y sĩ chuyên về
tim của Viện Y học Não thức/Cơ thể gần Boston. Trước đó, trong một bản tin của
Templeton, đã trích dẫn lời phát biểu của Benson “tin tưởng là bằng chứng về
hiệu quả của sự cầu nguyện nhân danh người khác ở những khung cảnh y khoa thì
đang được chồng chất”. Sau đó, vững lòng là nghiên cứu được đặt trong tay những
chuyên môn, khó có thể bị những rung động hoài nghi làm hư hỏng. Bác sĩ Benson
và nhóm của ông theo dõi 1.802 bệnh nhân trong sáu nhà thương, tất cả đều được mổ nối vòng động mạch tim. Những bệnh nhân chia thành ba nhóm.
Nhóm 1 nhận được cầu nguyện và không biết điều đó. Nhóm 2 (nhóm kiểm chứng)
không nhận được lời cầu nguyện và cũng không biết điều đó. Nhóm 3 nhận được lời
cầu nguyện và đã biết điều đó. So sánh giữa nhóm 1 và 2 để xét nghiệm hiệu quả
của lời cầu nguyện từ người khác. Nhóm 3 bài để xét nghiệm xem có thể có hay
không ảnh hưởng tâm thần của việc biết ai là người được cầu nguyện cho.
Những cầu nguyện tập thể đã được giao cho những giáo đoàn của
ba nhà thờ, một ở Minnesota, một ở Massachusetts và một ở Missouri, tất cả đều
xa ba bệnh viện. Những cá nhân cầu nguyện, như đã giải thích, họ chỉ được cho
biết tên gọi và chữ cái đầu tiên của tên họ của mỗi bệnh nhân mà họ đã cầu
nguyện cho. Là điều thực hành thí nghiệm tốt để chuẩn hóa càng nhiều càng tốt,
và theo đó, họ đã tất cả, được bảo hãy gồm câu: “cho một ca giải phẫu thành
công với một sự hồi phục nhanh chóng khỏe mạnh, và không có những biến chứng”,
trong lời cầu nguyện của họ.
Những kết quả, tường trình trong tạp chí American Heart Journal tháng Tư, 2006, đã rõ ràng. Không có sự khác
biệt giữa những người bệnh nhân được cầu nguyện cho và những người không được
cầu nguyện cho. Thật là một bất ngờ. Có một sự khác biệt giữa những người biết họ đã có người cầu nguyện cho và
những người không biết cách này hay cách khác; nhưng nó đã đi sai hướng. Những
người biết rằng họ đã được cầu nguyện cho bị những biến chứng đáng kể nhiều hơn
so với những người không. Phải chăng Gót đã giáng một tí trừng phạt, để cho
thấy sự ông không bằng lòng về toàn bộ công chuyện làm ăn kiểu thoa dầu bán
thuốc mỡ giả dối bôi ngoài da? Có vẻ như có thể hơn, rằng những bệnh nhân biết
họ được cầu nguyện cho lại bị thêm căng thẳng về hậu quả của “sự lo lắng về
việc thực hiện”, như những nhà thí nghiệm đã gọi nó. Bác sĩ Charles Bethea, một
trong những nhà nghiên cứu, nói “Nó có thể đã làm cho họ thành không vững lòng,
tự hỏi có phải tôi đã có bệnh nặng quá khiến nhà thương đã phải kêu gọi đến cầu
nguyện tập thể cho họ?”. Trong xã hội đầy kiện tụng ngày nay, có phải là quá
nhiều để hy vọng rằng những bệnh nhân bị biến chứng tim mạch, như là hậu quả của
việc biết họ đã nhận được thí nghiệm cầu nguyện tập thể, có thể như một hành
động tập thể khởi một vụ kiện với Quỹ Templeton?
Không có gì ngạc nhiên khi nghiên cứu này đã bị những nhà gót
học phản đối, có lẽ lo lắng về khả năng của nó có thể mang chế giễu đến với tôn
giáo. Nhà gót học ở trường Oxford, Richard Swinburne, viết sau khi nghiên cứu
đã thất bại, phản đối nó với lý do rằng Gót chỉ đáp lời cầu xin nếu chúng được
dâng lên với những lý do tốt [14].
Cầu nguyện cho một ai đó thay vì một ai khác đó, đơn giản chỉ vì con xúc xắc
xấp ngửa trong sự dàn xếp tổ chức của một thử nghiệm mù-đôi, không có nghĩa là
có lý do tốt. Gót sẽ nhìn thấy qua nó. Điều đó, quả thực, đã là điểm Bob
Newhart của tôi châm biếm, và Swinburne thì đúng để nêu nó lên. Nhưng trong những
phần khác của bài viết của Swinburne, chính ông đã đi xa quá sự châm biếm.
Không phải là lần đầu tiên, ông tìm cách biện minh cho khổ đau trong một thế
giới do Gót điều hành:
Sự đau khổ của tôi cung cấp cho tôi
cơ hội để cho thấy can đảm và kiên nhẫn. Nó cung cấp cho bạn cơ hội thể hiện sự
cảm thông và giúp giảm bớt đau khổ của tôi. Và nó cung cấp cho xã hội có cơ hội
để chọn có nên hay không nên đầu tư nhiều tiền trong cố gắng để tìm một chữa
chạy lành bệnh cho loại này hay loại kia cụ thể của sự đau khổ. .. Mặc dù một
Gót tốt tiếc đã để chúng ta đau khổ, quan tâm lớn nhất của ông là chắc chắn
rằng mỗi chúng ta sẽ cho thấy thông cảm kiên nhẫn, và rộng lượng, và do đó, tạo
hình một nhân cách thần thánh. Một số người khẩn thiết phải bị bệnh vì lợi ích
riêng cho họ, và một số người khẩn thiết phải bị bệnh để đem những chọn lựa
quan trọng cho những người khác. Chỉ bằng cách đó một số người có thể được
khuyến khích để có những lựa chọn nghiêm trọng về loại người nào mà họ sẽ là.
Đối với những người khác, bệnh tật thì không có giá trị quá như thế.
Mảnh lý luận dị hợm đáng tởm này, đáng nguyền rủa như thế là
điển hình của não thức của giới gót học, gợi tôi nhớ một lần khi tôi trong một
đoàn bàn luận trên truyền hình cùng với Swinburne, và cũng với đồng nghiệp của
chúng tôi tại Oxford là Giáo sư Peter Atkins. Swinburne tại một điểm, đã cố để
biện minh cho Holocaust với lý do nó đã đem cho dân Dothái cơ hội tuyệt vời để
là can đảm và cao thượng. Peter Atkins xuất sắc gầm lên, “Mong ông thối rữa
trong hỏa ngục” [15].
Một mảnh điển hình khác của lý luận gót học xảy ra thêm trong
cùng bài viết của Swinburne. Ông cho thấy đúng rằng nếu Gót muốn chứng minh sự
hiện hữu của chính mình, ông sẽ tìm những cách tốt hơn để làm điều đó, thay vì
hơi xê dịch những số liệu thống kê hồi phục của nhóm kiểm soát những bệnh nhân
tim của thí nghiệm. Nếu Gót đã hiện hữu và muốn thuyết phục chúng ta về nó, ông
có thể “làm đầy thế giới với những phép lạ siêu việt”. Nhưng sau đó Swinburne
buông rơi hòn đá quý của mình: “Dù sao đi nữa, có khá nhiều bằng chứng về sự
hiện hữu của Gót, và quá nhiều có thể là điều không tốt cho chúng ta”. Quá
nhiều có thể không tốt cho chúng ta! Đọc nó lại lần nữa. Quá nhiều bằng chứng có thể là không tốt cho chúng ta. Richard
Swinburne là một trong những người giữ ghế giáo sư gót học uy tín nhất của nước
Anh, vừa mới về hưu, và là Hội viên viện Hàn lâm nước Anh. Nếu như một nhà gót
học là người bạn muốn, đám họ không ai đi ra nổi bật nhiều hơn nữa. Có lẽ bạn
không muốn một nhà gót học.
Swinburne đã không phải là nhà gót học duy nhất để phủ nhận
nghiên cứu sau khi nó đã không thành công. Thày chăn chiên Raymond J. Lawrence
đã được hào phóng cấp cho mảng không gian bình luận cạnh mục bình luận của ban
biên tập trên tờ New York Times để
giải thích tại sao những người lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm sẽ thở phào nhẹ
nhõm rằng không bằng chứng nào của bất kỳ tác động nào có thể tìm thấy được về
chuyện cầu nguyện thay cho người khác[16].
Liệu ông đã hát một giai điệu khác nếu những nghiên cứu của Benson đã thành
công trong việc chứng minh sức mạnh của cầu nguyện? Có lẽ không, nhưng bạn có
thể chắc chắn rằng rất nhiều những thày chăn chiên khác và những nhà gót học
khác sẽ làm thế. Mảnh báo của thày chăn chiên Lawrence thì đáng nhớ chủ yếu vì
sự vén-lên-cho-thấy sau đây: “Gần
đây, một đồng nghiệp nói với tôi về một người phụ nữ mộ đạo, rất học thức, là
người đã buộc tội một y sĩ về sai lầm sơ suất trong điều trị cho chồng bà.
Trong những ngày chồng bà sắp chết, bà lên án, bác sĩ đã quên, không cầu nguyện
cho ông ta”.
Những nhà gót học khác đã tham gia vào sự hoài nghi dấy lên
từ NOMA trong tranh luận rằng nghiên cứu sự cầu nguyện theo lối này là một phí
phá tiền bạc, vì những ảnh hưởng siêu nhiên, theo định nghĩa, là vượt ra ngoài
tầm với của khoa học. Nhưng như Quỹ Templeton đã nhìn nhận đúng khi nó tài trợ
nghiên cứu này, quyền năng được gán cho sự cầu nguyện thì ít nhất trong nguyên
tắc nằm trong tầm với của khoa học. Một thử nghiệm mù-đôi có thể được thực hiện
và đã được thực hiện. Nó đã có thể mang lại một kết quả tích cực. Và nếu như nó
đã như thế, có thể nào bạn lại tưởng tượng được rằng có được dù chỉ một nhà
biện hộ tôn giáo độc nhất lại đi bác bỏ điều đó với lý do là nghiên cứu khoa
học không mang trên vai nó được bất cứ gì về vấn đề tôn giáo? Dĩ nhiên là không.
Không cần phải nói, những kết quả tiêu cực của thí nghiệm sẽ
không làm lay chuyển những người đã sẵn lòng tin. Bob Barth, giám đốc tinh thần
của nhóm cầu nguyện ở Missouri, vốn đã cung cấp một vài cầu nguyện tập thể cho
thí nghiệm, đã nói: “Một người có lòng tin sẽ nói rằng nghiên cứu này là thú
vị, nhưng chúng ta đã cầu nguyện một thời gian dài, và chúng ta đã nhìn thấy
lời cầu nguyện làm việc, chúng ta biết nó làm việc ra sao, và những nghiên cứu
về lời cầu nguyện và tâm linh chỉ là mơi sbắt đầu”. Phải, đúng đấy: chúng ta
biết từ lòng tin của chúng ta là cầu
nguyện làm nên việc, do đó, nếu bằng chứng thát bại, không cho thấy điều đó,
chúng ta sẽ chỉ ắc ê tiếp tục bước đi theo hàng như người lính, cho đến khi
chúng ta có được kết quả cuối cùng chúng ta mong muốn.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2013)
[1] theology:
Vẫn dich là gót học, có thể dịch là “gót
học”.
theology < gốc Pháp: théologie, < gốc Latin: theologia,
< gốc Greek: theos (gót) + -logia (môn học ): môn học có đối tượng
là gót và những liên hệ của nó. Có nội dung đặc biệt để huấn luyện lý thuyết
cho giới tu sĩ Kitô. Một mớ tin tưởng mê tín giáo điều, phản khoa học và cũng
giả-triết học.
[2]
Alister McGrath. Dawkins' God: Genes,
Memes, and the Meaning of Life. Wiley-Blackwell; 2004
[3]
NOMA = “non overlapping magisterial”.
[4] Rock
of Ages: tựa đề một bài thánh ca Kitô có từ 1775. Thành ngữ ‘Rock of Ages’
chỉ Jesus Christ.
[5]
fellowship của trường Oxford
[6] chaplain: thày chăn chiên Kitô chuyên
trách những cơ sở đặc biệt như nhà thờ nhỏ, nhà nguyện ở những trường học
(trung, đại học), bệnh viện, nhà tù, trên tàu biển, trong những trại lính, ...
và những tổ chức khác loại dân sự. Những người này thực chất đóng vai trò những
cán bộ “chính trị” của hội nhà thờ Kitô len lỏi, gài vào trong các tổ chức dân
sự, nhằm gây, giữ hay không chế ảnh hưởng tinh thần của cộng đồng, tổ chức đó.
[7] Xem Richard
Dawkins.‘Sự Rỗng Không của Gót học’ (2006) tôi tạm dịch trên blog này.
[8]
quyển thứ năm trong Cựu Ước nói về 10 điều răn, và quyển thứ ba nói về lễ, luật
của dân Dothái:
Numbers 15:32-36: Vả, dân Y-sơ-ra-ên đương ở tại đồng vắng, gặp một
người lượm củi trong ngày sa-bát; những kẻ gặp người đương lượm củi dẫn người
đến Môi-se, A-rôn, và cả hội chúng. Họ bắt người giam tù, vì điều phải làm cho
người chưa nhất định. Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Người nầy phải
phạt xử tử, cả hội chúng hãy ném đá người ngoài trại quân.Vậy, cả hội chúng đem
người ra ngoài trại quân mà ném đá, và người chết, y như Đức Giê-hô-va đã phán
dặn Môi-se.
Leviticus 20:10: Nếu người nào phạm tội tà dâm cùng vợ của người khác, hay là phạm tội
tà dâm cùng vợ người lân cận mình, người nam cùng người nữ đó đều phải bị xử
tử.
Và lý do tại sao đạo
Kitô ghét đồng tính luyến ái, Gót phán phải giết chết:
Leviticus 20:13: Nếu một người nam nằm cùng một người nam khác, như nằm cùng người nữ,
thì hai người đó đều hẳn phải bị xử tử, vì họ đã làm một sự gớm ghiếc; huyết họ
sẽ đổ lại trên mình họ.
Leviticus 20:9: Khi một người nào chửi cha mắng mẹ mình, thì phải bị xử tử: nó đã chửi
rủa cha mẹ; huyết nó sẽ đổ lại trên mình nó.
Hay “luân lý” gớm ghiếc dã man của thời thị tộc Israel : Deuteronomy 22:13-21: Khi một người nam
đã cưới vợ, ăn ở cùng nàng, .... mà rằng: Tôi có lấy
người nữ đó, khi đã đến gần, thấy không còn đồng trinh,...Nếu chuyện người nói
là thật, nàng chẳng phải đồng trinh,thì các trưởng lão phải dẫn nàng ra đến cửa
nhà cha nàng, bá tánh của thành ấy sẽ lấy đá ném cho nàng chết, vì nàng có phạm
tội gian ác tại Y-sơ-ra-ên, mà hành dâm trong nhà cha mình. Ấy, ngươi sẽ cất sự
ác khỏi giữa mình là như vậy.
[9] Alice's
Adventures in Wonderland (1865) của Lewis Carroll
[10] Prayers:
Cầu nguyện chung, tập thể: một dịch vụ trong đạo Kitô, đặc biệt tổ chức thường
xuyên, trong đó các tín đồ tập trung đông đảo và cùng cầu nguyện.
Nội dung chính yếu và rất đơn giản của đạo Kitô là tin
tưởng và cầu nguyện, thế nên những hình thức cầu nguyện là rất quan trọng trong
sinh hoạt của tín đồ: Cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện.
Những lời của chính Jesus, đặc biệt câu cuối cùng, nói
về sức mạnh của sự cầu nguyện chung, càng đông người cầu, càng mạnh điều xin!
Mark 11:24: Bởi vậy
ta nói cùng các ngươi: Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã
được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi.
John 14:14: Nếu các
ngươi nhơn danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho.
Matthew 18:19:
Quả
thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở
dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ.
[11] [Khi vị đồng nghiệp trường Oxford
của tôi được bầu làm giám hiệu, mà tôi đã trích dẫn ở trên, có điều đã xảy ra
là những fellows đã uống cùng chung
chúc mừng sức khỏe của ông trong ba buổi tối liên tiếp. Vào bữa ăn tối lần thứ
ba, ông đã nhận xét lịch thiệp trong bài phát biểu trả lời của ông: “Tôi đã cảm
thấy khỏe mạnh hơn rồi!” ]
[12] [H. Benson
et al., 'Study of the therapeutic effects of intercessory prayer (STEP) in
cardiac bypass patients', American Heart Journal 151: 4, 2006, 934-42.]
[13] double-blind
experiment – thí nghiệm mù-đôi: một phương thức thí nghiệm
trong đó cả hai, những đối tượng bị thí nghiệm và những người quản lý thí
nghiệm đều không biết những góc cạnh quan trọng của cuộc thí nghiệm, qui cách
này gọi là mù-đôi, giữ nghiêm nhặt như biện pháp để phòng ngừa thiên kiến của
nhóm thực hiện thí nghiệm và những hiệu ứng thuốc-vờ (placebo) của nhóm gồm những người bị thí nghiệm.
[14] [Richard
Swinburne, in Science and Theology News, 7/Apr/2006:
[15] [Điều này trao đổi được cắt bỏ đi
trong phiên bản sửa chữa truyền hình cuối cùng. Nhận xét đó của Swinburne là
điển hình của gót học của ông thì được chỉ rõ bởi bình luận khá giống về
Hiroshima của chính ông trong Sự hiện hữu
của Gót (2004), trang 264: “Giả sử rằng bớt đi được một người không bị cháy
vì bom nguyên tử Hiroshima. Vậy sau đó thì sẽ có ít hơn cơ hội cho sự can đảm
và sự cảm thông. ..”]
[16] [New York
Times, 11 April 2006.]