Cơ bản của Triết học đạo Phật
The Basis of Buddhist Philosophy
Daisetz Teitaro Suzuki
VI
Trước
khi tôi đi đến một lời nói khác đã được cho là của đức Phật ở thời điểm có kinh
nghiệm giác ngộ của ngài, tôi không thể kiềm chế, không xem xét vấn đề thời
gian. Điều này cũng liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ học, và lối luận giải theo Eckhart
về huyền thoại sáng-thế. Như Augustine thú nhận, chúng ta cũng có thể nói rằng
Gót “chế nhạo con người” khi chúng ta chạm trán với câu hỏi về thời gian. Nó là
một trong những đối tượng của ngôn từ chúng ta phải “quen thuộc và rành rẽ” cầm
lấy đem dùng. Và chúng ta hiểu khi chúng ta nói về nó, chúng ta cũng hiểu khi
chúng ta nghe người khác nói đến nó”.
Vậy
thế, thời gian là gì? Nếu không ai hỏi tôi, tôi biết; nếu tôi mong giải thích nó
cho người hỏi, tôi không biết; thế nhưng tôi mạnh dạn nói rằng nếu không có gì đã
qua đi, thời gian quá khứ đã không có, và nếu như đã không có gì sắp đến, thời
gian sắp đến đã là không; và nếu không-gì đã có, thời gian hiện tại tất là
không. Vậy sau đó, hai thời gian này, quá khứ và sắp đến, làm thế nào chúng nhìn
thấy quá khứ bây giờ thì mất, và sắp đến thì vẫn chưa? Nhưng hiện tại, phải
chăng nó sẽ luôn luôn hiện tại, và không bao giờ lui về trong thời quá khứ, quả
thật nó sẽ không là thời gian, nhưng vĩnh cửu. Nếu thời gian hiện tại, (nếu nó
không là thời gian) chỉ đến thành hiện hữu, vì nó đã (trôi) qua về trong thời
quá khứ, làm sao chúng ta có thể nói rằng – hoặc đây là, vốn nguyên nhân hiện hữu
của nó là, mà nó sẽ không là; vậy thế, nói cụ thể, rằng chúng ta không thể thật
sự nói rằng thời gian là (gì), trừ ra vì nó thì nghiêng sang là không-là ? [1]
Thời gian thực sự là một vấn đề mãi mãi khó hiểu, đặc biệt khi nó được đem giải quyết trên bình diện ngôn ngữ học. Trong chừng mức liên quan đến ngôn ngữ học, cách hay nhất để tiếp cận vấn đề sẽ như Eckhart gợi ý, là xem con người được sinh ra “giữa một và hai. Một là vĩnh cửu, từng bao giờ vẫn một mình và không thay đổi. Hai là thời gian, thay đổi và có thể là nhân lên chồng chất” [2] Theo sau dòng suy nghĩ này, Eckhart tiếp tục, để nói trong một bài giảng khác về “nghèo khó”:
.
. . do đó, tôi là nguyên nhân đầu tiên của tôi, cho cả hai, hữu thể vĩnh cửu của
tôi và hữu thể tạm thời của tôi. Hướng về cứu cánh này, tôi đã được sinh ra, và
bởi đức hạnh của sự tôi sinh thành có tư cách vĩnh cửu, tôi sẽ không bao giờ chết.
Nó là thuộc về bản chất của sự sinh thành vĩnh cửu này mà tôi từng vĩnh cửu, rằng
tôi là bây giờ, và sẽ là vĩnh viễn. Những gì tôi là như một sinh vật tạm thời
là để chết và đi đến hư vô, vì nó đã đến với thời gian và như thế với thời gian
nó sẽ qua mất. Trong sinh thành vĩnh cửu của tôi, tuy nhiên, tất cả mọi thứ đã
được sinh ra. Tôi là nguyên nhân đầu tiên của của chính tôi, thêm nữa cũng là
nguyên nhân đầu tiên của tất cả mọi thứ khác. Nếu tôi đã có ý chí về nó, cả tôi
lẫn thế giới đều đã không đi đến có! Nếu tôi đã không có, hẳn đã sẽ không từng
có Gót. Tuy nhiên, không có cần thiết để hiểu điều này. [3]
Dẫu
là gì Eckhart có thể định nói trong phát biểu, “Tuy nhiên, không có cần thiết để
hiểu điều này”, không thể nào đứng từ quan điểm thuần túy ngôn ngữ học “để hiểu” sự thâm nhập hay sự pha trộn
của thời gian và vĩnh cửu như được mô tả ở đây. Hai khái niệm, thời gian và
vĩnh cửu, chủ yếu là không thể giải hợp được, và người ta có thể xử dụng kỹ
năng biện chứng dù nhiều bao nhiêu đi nữa, chúng không bao giờ có thể được cùng
đem lại với nhau một cách hòa bình. Eckhart và tất cả những nhà tư tưởng và không-tư
tưởng khác có thể cố gắng với tất cả nghệ thuật của họ để thuyết phục chúng ta
về “sự thật”, nhưng chừng nào chúng ta đang ở phía bên này của dòng chảy,
không thể mong đợi chúng ta hiểu nó
được. Đây có lẽ là những gì Eckhart hàm nghĩa khi ông nói rằng không có cần thiết
để đạt được những điều không thể được. Sau đó, vậy ông muốn chúng ta làm gì? Những
gì ông mong muốn là quay lưng lại với ngôn ngữ học, để rũ sạch xiềng xích của “thời gian và vật chất và đa dạng” và lao ngay vào vực thẳm của hư vô
không tên. Vì nó đúng tại thời điểm của lao xuống mà kinh nghiệm của sự khải ngộ
xảy ra và sự hiểu biết đến bao trùm chúng ta. “Tôi là gì mà tôi đã là và rằng
tôi sẽ vẫn còn là bây giờ và mãi mãi. Sau đó, tôi nhận được một lực đẩy đột ngột,
nó nâng tôi lên trên tất cả những thiên thần. Trong lực đẩy đột ngột này tôi có
thể hình dung được giàu có thoáng qua rằng tôi không hài lòng với Gót với tư
cách Gót, với tư cách là tất cả những côn trình thần thánh của ông, vì trong sự
phá-vỡ-qua này tôi tìm thấy Gót và tôi cả hai cùng là một như nhau. Sau đó, tôi
những gì tôi đã là, tôi chẳng tăng mà cũng không giảm, vì tôi là nguyên nhân bất
động, đương di chuyển tất cả mọi sự-vật-việc”. [4]
Khi điều này – về phần tôi – đã hiểu được, chúng ta sẽ cũng được dẫn đến để hiểu những gì Augustine nói về Gót: “Gót đang làm hôm nay tất cả mà sẽ được làm trong hàng ngàn lại hàng ngàn năm trong tương lai – nếu thế giới thì dài lâu đến thế – và rằng Gót vẫn đương làm hôm nay tất cả những gì ông đã từng làm trong nhiều nghìn năm của quá khứ”. [5]
Khi điều này – về phần tôi – đã hiểu được, chúng ta sẽ cũng được dẫn đến để hiểu những gì Augustine nói về Gót: “Gót đang làm hôm nay tất cả mà sẽ được làm trong hàng ngàn lại hàng ngàn năm trong tương lai – nếu thế giới thì dài lâu đến thế – và rằng Gót vẫn đương làm hôm nay tất cả những gì ông đã từng làm trong nhiều nghìn năm của quá khứ”. [5]
Bây
giờ, cả Eckhart và Augustine hỏi, “Tôi có thể làm gì với nó, nếu có bất-kỳ-ai
không hiểu về điều đó?” hoặc “Nếu những từ này đã được dựng lập sai lầm, một
người dựng lập thành đúng cho chúng, người ấy có thể làm được gì với nó? ” [6]. Về
điều này, Eckhart trả lời an ủi: “Nếu có ai không hiểu ngôn từ luận bàn này, hãy
đừng để hắn phải lo lắng về điều đó, vì nếu anh ta không tìm thấy chân lý này trong
chính mình, anh ta không thể hiểu những gì tôi đã nói – vì nó là một sự thật được khám phá [7] nó
đến ngay lập tức từ trái tim của Gót.” [8] Điều
duy nhất còn lại cho chúng ta là sẽ làm theo lời khuyên của Eckhart và cầu nguyện
với Gót: “Rằng tất cả chúng ta có thể sống như thế (để) về phần trải nghiệm nó rồi
sẽ (có cơ đến trong) mãi mãi, xin Gót giúp chúng ta, Amen”.
Cách
Zen giải quyết vấn đề thời gian sẽ được thoáng nhìn thấy phần nào từ câu chuyện
sau đây, vốn tương phản đáng kể với sự phân
tích ngôn ngữ:
Tokusan
(790-865), trên đường đến Taisan, thấy đói và mệt và dừng lại ở một quán trà
bên đường và hỏi thức uống giải khát. Coi quán là một bà cụ già, khi biết Tokusan là một người nổi danh đọc kinh Kim Cương, bà nói: “Tôi có một câu để hỏi thày, nếu thày trả lời được, tôi sẽ đem thức uống cho thày không tính
tiền, còn bằng không, thày phải đi quán nào khác mà mua thức uống”. Khi
Tokusan đồng ý, người phụ nữ hỏi thế này: “Trong Kinh Kim Cương chúng ta đọc rằng – “Tâm quá khứ thì không thể đạt,
tâm hiện tại thì không thể đạt, tâm tương lai thì không thể đạt; – và như thế, thày
muốn điểm tâm nào? (Thức ăn nhẹ và thức uống giải khát trong tiếng Tàu là “điểm
tâm” hay trong tiếng Nhật “ten-jin” – có nghĩa đen là điểm (dấu chấm) vào tâm –
vì thế mà có câu hỏi). Tokusan hoàn toàn bàng hoàng, không biết trả lời thế
nào. Ông đã phải lại đi tiếp, không có gì ăn uống cả. [9]
Dùng
điểm tâm diễn ra trong thời gian. Ngoài thời gian không có bất cứ gì xảy ra. Người
chủ quán trà già hỏi nhà sư đương trên đường, thời gian nào ông sẽ dùng điểm
tâm để lại khỏe khoắn bớt đói mệt. Trong khi theo câu kinh Kim Cương, không thời
gian nào, quá khứ hay hiện tại hay tương lai, là “có thể đạt được”. Khi không
có thời gian, làm thế nào người ta có thể thực hiện được bất cứ điều gì? Cho đến
chừng nào tư tưởng là mối bận tâm, đó là, ở chốn ngôn ngữ là tối thượng, không
có vận động của bất kỳ loại nào trong đời sống này là có thể có được, và thế
nhưng sự kiện lạ lùng nhất là chúng ta tiếp tục sống trong ý nghĩa đầy đủ nhất
của thuật ngữ này. Bà cụ hàng nước già không phải là một nhà siêu hình học,
cũng không phải bà có quan tâm gì tất cả với siêu hình học. Nhưng khi bà nhìn
thấy nhà sư trẻ tuổi quá đắm mình đến không gỡ khỏi phát biểu ngôn từ và trong những
phức tạp tế nhị nhiều loại khác biệt của nó, bà đã muốn cứu người tuổi trẻ, vì
thế mà có câu hỏi. Và chắc chắn là nhà sư trẻ đã không bao giờ nghĩ đến trường
hợp có thể có này. Thấy chính mình ở giữa sự mâu thuẫn, ông không biết làm thế
nào để dọn đường cho mình ra khỏi cái bẫy chính mình đã dựng. Ông phải đi bụng
trống, không có thức ăn lẫn uống.
Zen
thì quan tâm rất nhiều đến vấn đề của khoảnh-khắc-bây-giờ tuyệt đối, nhưng quan
tâm của nó thì nhiều phần theo dòng thực tiễn hơn và không trong những biện chứng
của nó. Vì vậy, như trong “bài giảng” của thiền sư Vân Môn [10] về
vào “ngày rằm trong tháng,” vị thiền sư
muốn chúng ta đã “nói một câu” (“cú” – ikku
hay i-chu trong tiếng Tàu). Câu nói
không nhất thiết phải thốt lên bất kỳ âm thanh nào, nó là một hành động thuộc một
loại nào đó. Trong thuật ngữ của Eckhart, thuật khéo là để gài “ngày của linh hồn” vào trong “ngày của Gót” (Blakney, p 212). Ngày của Gót thì có
đặc điểm là chứa tất cả thời gian trong khoảnh khắc-bây giờ của hiện tại [in eime gegenwürtigen nu] [11]. Với
Gót “một ngày, dẫu cách đây 6000 năm,
thì cũng chỉ là sát với hiện tại như ngày hôm qua”. Chúng ta, thuộc một loại ngày tháng khác, nên ngày hôm qua là ngày
hôm qua, và 1000 năm là 1000 lần nhiều hơn một năm, dù là quá khứ hoặc tương
lai, không thể có ngày của Gót tác hành trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Thế
nhưng, nếu chúng ta bằng cách nào đó, không có thể thành công trong việc làm
cho “đã là” hoặc “sẽ là” chuyển thành “(bây giờ) là”, thì chúng ta không thể nào
có bình an tâm trí, chúng ta không thể thoát khỏi khiếp hãi, vốn nó là một chủ
đề hiện tại trong đầu óc những con người hiện sinh.. Họ phải bằng cách nào đó
phải có – điểm tâm được đem ra mời “giải khát”. Phải có và nhưng vẫn không có
được, thực sự là nguyên nhân để lo lắng và thấp thỏm bất an.
Tôi
sẽ trích dẫn một bài giảng Zen để cho thấy [12]
nó khác như thế nào với những bài giảng đó của Eckhart, mặc dù nó thảo luận về
cùng một chủ đề thời gian và vĩnh cửu, và những ý tưởng cơ bản không khác nhau
quá rộng như mặt ngoài chúng xuất hiện giả tạo. Bài giảng Zen là của quốc sư
Daito (1282-1337) đem cho, ở thế kỷ thứ mười bốn, vị trụ trì đầu tiên của thiền
viện Daitoku, Kyoto .
Một bài giảng Zen thường bắt đầu với một mondo
giữa vị thầy và một trong những học trò, khi bài giảng đúng cách thì rất ngắn, gồm
khoảng mười hai câu được soạn với nghệ thuật tu từ chải chuốt. Dịp này là tối
Trừ tịch. Khi đại sư Daito xuất hiện tại sảnh đường chính điện, một học trò tiến
ra trước và đặt câu hỏi như sau:
“Cái
mới không biết rằng cái cũ thì đã đi rồi, trong khi cái cũ không biết rằng cái mới thì đã đến rồi, cái mới và cái cũ chưa làm nên được quen biết với nhau. Thế vậy, chúng đứng trong sự đối lập tất cả trên thế giới. Có phải đây là tình trạng của công việc chúng
ta chào đón tất cả mỗi bên?”
Người
thày nói, “Trên khắp cả vũ trụ.” [13]
Nhà
sư học trò tiếp tục, “Khi thế giới còn
vẫn chưa đi vào thành hiện hữu, [14] chúng ta làm thế nào để tìm thấy một lối đi đến
nó?”
Người
thày: “Chúng ta chấp tay trước cổng chùa.”
Nhà
sư: “Còn điều gì thêm không?”
Người
thày: “Chúng ta thắp hương tại bàn thờ
Phật.”
Nhà
sư: “Con biết rằng, ngày xưa, Hokuzen thui một con bò lớn màu trắng [15] vốn thường đi lang
thang trong sân chùa, và đã cho những học trò của ngài một bữa tiệc ăn mừng dịp
đáng nhớ này, con tự hỏi chúng ta sắp có tiệc loại nào cho đêm Giao Thừa này?”
Người
thày: “Khi ngươi nhai nó kỹ, nó có vị
ngọt hơn mật.”
Nhà
sư: “Trong trường hợp này, anh em chúng
con sẽ thâm tạ sự hào phóng của thày.”
Khi
nhà sư học trò cúi mình bắt đầu lui bước, người thầy nói, “Một con sư tử bờm vàng mới đẹp làm sao!” [16]
Bây
giờ, người thày cho bài giảng thường lệ của mình: “Năm cũ qua đi tối nay, hãy để mọi điều ra đi vốn sắp ra đi và thành già
đi. Năm mới được đưa vào trong bình minh này. Hãy để mọi điều đến vốn sẽ đến và
được làm mới lại. Cái mới và cái cũ là giao hòa trong mọi cách có thể có, và mỗi
chúng ta ai cũng hãy vui thỏa ý mình. Những nhân và những quả tiếp diễn trong
trình tự thời gian, và ở khắp mọi nơi những hoạt động trong mọi hình thức tự biểu
hiện chúng với tự do và chủ động. Thế nên, chúng ta quan sát đỉnh núi Ryuho hùng vĩ vươn cao lên bầu trời, trong khi cổng tu viện mở ra một cánh đồng trải rộng bất tận. Đây không phải tất cả chỉ do thời thái bình
bây giờ chúng ta đương được hưởng nhờ triều đại của minh quân. Nó là trong trật
tự của sự-vật-việc mà tinh thần huynh đệ phổ quát thấm ngập xung
quanh chúng ta. Ở thời điểm này, câu cú nào ta sẽ dẫn để khai trí cho các
ngươi?”
Người
thày đập chỗ ngồi của mình với cây phất trần và nói, “Tuyết tháng mười hai trải đầy đến chân trời làm tất cả mọi vật trông toàn
màu trắng, trong khi những làn gió xuân thổi đập vào những cánh cửa vẫn còn lạnh
buốt.”
Tính
theo âm lịch, ngày thứ ba mươi của tháng thứ mười hai (tháng Chạp) là kết thúc mùa đông và ngay khi đồng hồ điểm 12 tiếng, là mùa xuân ùa vào. Do đó Daito nhắc
đến tuyết tháng Chạp và gió mùa xuân. Chúng đều cả hai ở đây: tuyết mùa đông chưa tan đi khi mùa xuân bắt đầu.
Những làn gió mùa xuân thổi trên cùng đám tuyết mùa đông cũ. Cũ và mới được trộn lẫn.
Quá khứ và hiện tại được hợp nhất. Dòng kẻ tưởng tượng của thời tiết hiện hữu chỉ trong
ngôn ngữ loài người. Chúng ta, vì một vài mục đích tiện dụng, đã phân biệt bốn mùa.
Ngay một khi điều này xảy ra, một mùa nhất định phải bắt đầu trong thời
gian đó và đó của năm tháng. Trong khi tuyết nằm phủ trắng, nó không làm gì hấp tấp để chào đón mùa xuân, và gió xuân không chờ mùa đông mở đường
cho nó. Cái cũ tiếp tục kéo đến cái mới và cái mới đã sẵn sàng nối tiếp cái cũ.
Hiện tại tuyệt đối của Zen thì có lẽ không đến nỗi không thể đạt được như của Eckhart.
VII
Bây
giờ là lúc, sau những bàn luận dài dòng này, để quay trở lại chủ đề ban đầu
Lê Dọn
Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Dec/2012)
[1]
[St. Augustine , Confessions, Book XI, 14.]
Xem thêm Bertrand
Russell – Lịch sử Triết học phương Tây, Chương 4. Triết học và Thần học của Augustine – bản dịch LeDonBan:
“Vậy
thì, cái gì là thời gian?” ông hỏi. “Nếu không có ai hỏi tôi, tôi biết; nếu tôi
muốn giải thích với người hỏi, tôi không biết”. Nhiều khó khăn khác loại làm
ông sững sờ. Không phải quá khứ cũng chẳng phải tương lai, ông nói, nhưng chỉ
hiện tại, thực sự là; hiện tại chỉ là một thoáng chốc, và thời gian chỉ có thể
đo được trong khi nó đương qua. Tuy nhiên, thực sự có thời gian quá khứ và
tương lai. Ở chỗ này, chúng ta dường như bị đưa vào những mâu thuẫn. Cách duy
nhất Augustine có thể tìm thấy để tránh những mâu thuẫn này, là nói rằng quá khứ
và tương lai có thể chỉ được nghĩ như thuộc về hiện tại: “quá khứ” phải được nhận
diện với ký ức, và “tương lai” với dự tính mong đợi, cả hai – ký ức và dự chờ –
đều là những sự kiện hiện tại. Ông nói, có ba thời gian: “Một hiện tại của những
sự vật quá khứ, một hiện tại của những sự vật hiện tại, và một hiện tại của những
sự vật tương lai”, “hiện tại của những sự vật quá khứ là ký ức, hiện tại của những
sự vật hiện tại là mắt thấy; và hiện tại của sự vật tương lai là mong đợi”. Để
nói rằng có ba thời gian, quá khứ, hiện tại, và tương lai, là để nói một cách lỏng
lẻo.
Ông
nhận ra rằng ông đã không thực sự giải quyết tất cả những khó khăn của lý thuyết
này. “Linh hồn tôi khao khát muốn biết bí ẩn vướng mắc nhất này”, ông nói, và
ông đã cầu nguyện Gót soi sáng ông, bảo đảm với Gót rằng mối quan tâm của ông
trong vấn đề không xuất phát từ sự tò mò vô ích. “Tôi thú nhận với Ngài, lạy Gót,
rằng tôi vẫn mịt mù chưa biết thời gian là gì”. Nhưng ý chính của giải pháp ông
đề nghị là thời gian là chủ quan: thời gian là trong não thức con người, vốn nó
dự kiến, xem xét, và ghi nhớ. Sau đó nó dẫn đến rằng không thể có thời gian mà
không có hữu thể được sáng tạo. Và như thế nếu nói về một thời gian có trước sự
Sáng thế là vô nghĩa.” – (Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (33) - Chương 4. Triết học và Thần học của Augustine)
[2]
[Evans, p. 134.]
[3] [Blakney, p. 231.]
[4] [Evans, p. 221.]
[5] [Blakney, p. 72.]
[6] [Ibid., pp. 72, 73.]
[7]
[“Ein
unbedahtiu warheit” (Pfeiffer, p. 284), that is, a truth not
premeditated but spontaneously coming to mind.]
[8] [Blakney, p. 232.]
[9] [Studies in Zen, p.
126.]
无门关,
第二十八则
– 久响龙潭
公案: 龙潭 因德山请益抵夜。
评唱:
无门曰:
“德山...及到沣州路上,问婆子买点心,婆云:‘大德车子内是甚么文字?’山云:‘《金刚经》抄疏。’婆云:‘只如经中道:过去心不可得、见在心不可得、未来心不可得,大德要点那个心?’德山被者一问,直得口似匾檐。
Vô môn quan, đệ nhị thập bát tắc – cửu
hưởng long đàm
Công án: Long đàm nhân đức san
thỉnh ích để dạ 。
Bình xướng: Vô môn viết:
“Đức sơn …. cập đáo lễ châu lộ
thượng, vấn bà tử mãi điểm tâm, bà vân: "đại đức xa tử nội thị thậm yêu
văn tự?" Sơn vân: “(Kim cương kinh) sao sớ”. Bà vân: “chỉ như kinh trung
đạo: quá khứ tâm bất khả đắc, kiến tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc,
đại đức yếu điểm na cá tâm?” Đức sơn bị
giả nhất vấn, trực đắc khẩu tự biển diêm.
Lời bình – Vô
Môn nói rằng: Đức Sơn trên đương đến Lễ châu, hỏi bà cụ bán điểm tâm. Bà cụ
hỏi: “trong xe đại đức chở nhiều sách gì thế? – Đức sơn đáp: Chú thích kinh Kim
Cương, Cụ bà nói: ‘Trong kinh có nói: tâm đã qua không thể (nắm) được, tâm hiện
giờ không thể (nắm) được, tâm chưa đến không thể (nắm) được. Vậy đại đức điểm tâm là cái tâm nào. Đức Sơn bị hỏi một câu như vậy, thẳng vào miệng, như câm.
[10]
Ummon: Vân Môn: Thiền sư nổi tiếng đời Đường, nước Tàu
(864-949 AD).
碧岩錄 – 第六則
Bích nham lục đệ lục tắc
舉 – 云門垂語云: "十五日已前不問汝, 十五日已後道將一句來".
自代云: "日日是好日".
Cử – Vân môn thùy ngữ vân: “thập ngũ nhật dĩ tiền bất vấn nhữ, thập ngũ nhật dĩ hậu đạo tương nhất cú lai”. tự đại vân: “nhật nhật thị hảo nhật”.
Cử – Vân môn thùy ngữ vân: “thập ngũ nhật dĩ tiền bất vấn nhữ, thập ngũ nhật dĩ hậu đạo tương nhất cú lai”. tự đại vân: “nhật nhật thị hảo nhật”.
Bích Nam
lục – tắc thứ sáu:
Công Án: Vân Môn nói, “Không hỏi ông
về trước ngày mười lăm, sau ngày mười lăm thử nói một câu xem?” Rồi tự trả lời,
“Ngày nào cũng là một ngày đẹp.”
[11] [Pleiffer, p. 265]
[12]
[From the Sayings of Daitō Kokushi.]
[13]
[Câu nguyên văn bóng bẩy, “ba mươi ba tầng trời và hai mươi tám chùm sao”]
[14] [Nghĩa đen, “Khi pháo giao
thừa chưa đốt”]
[15]
[“Con bò trắng” là tượng trưng cho Thực tại tối cao.]
[16]
[Nhận xét này của người thày có phần mỉa mai.]