Friday, December 28, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (17)

Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche







Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?

13.
Nhưng hãy quay trở lại vấn đề của chúng ta. Một tự mâu thuẫn loại như thế xem dường để xảy ra trong khổ hạnh, “đời sống chống lại sự sống”, – quá rõ ràng như thế – nhìn từ quan điểm sinh lý học, không chỉ quan điểm tâm lý học, thì chỉ đơn thuần vô nghĩa. Nó chỉ có thể là mặt ngoài, nó phải là một kiểu của sự biểu hiện tạm thời, một giải thích, công thức, điều chỉnh, một sự hiểu lầm tâm lý của một-gì đó, bản chất thực sự của nó đã quá xa để có thể nhận hiểu được, đã quá xa với tư cách có khả năng để được mệnh danh như nó là trong tự thân, – chỉ là một từ không hơn không kém, đã chêm vào lỗ hổng xưa cũ trong  kiến thức con người. Trong tương phản với điều này, hãy cho phép tôi trình bày thực trạng của sự việc: lý tưởng khổ hạnh nảy ra từ những bản năng bảo vệ và chữa trị của một đời sống thoái hóa, nó dùng mọi phương tiện để duy trì chính nó, và tranh đấu cho hiện hữu của nó; nó trỏ cho thấy một phần của ngăn cấm sinh lý và sự kiệt sức, chống lại chúng là những bản năng sâu xa nhất của sự sống, vốn vẫn còn nguyên vẹn, tiếp tục tranh đấu với những phương pháp mới và những phát minh mới. Lý tưởng khổ hạnh là một phương pháp loại như thế: do đó tình trạng thì đối ngược đúng với những gì những người tôn thờ lý tưởng này đã tưởng tượng, – trong nó và qua nó, sự sống vật lộn với cái chết và chống lại cái chết, lý tưởng khổ hạnh là một trò dối gạt cho sự bảo tồn sự sống.


Sự kiện là, như lịch sử kể với chúng ta, lý tưởng này có thể cai trị con người và trở thành mạnh mẽ đến mức mà nó đã thành, đặc biệt là khắp mọi nơi, chỗ nào có văn minh và sự thuần hóa con người diễn ra, hé lộ cho thấy một sự kiện chủ yếu, trạng thái bệnh hoạn của mẫu người là người đã sống cho đến tận nay, ít nhất của con người đã thuần hóa, là sự vùng vẫy về mặt sinh lý của con người với cái chết (cho được chính xác hơn: với sự nhờm tởm trước sự sống, với mệt lử kiệt sức, và với ước ao cho xong – cho “hết”). Nhà tu khổ hạnh là sự ao ước hiện thân cho tư cách là-khác-đi, cho tư cách ở chốn-nào-khác, quả vậy, ông là độ cao nhất của ao ước này, là nhuệ khí nòng cốt và đam mê của nó: nhưng sức mạnh của ao ước của ông là cái xiềng trói ông ta ở chỗ này, đúng ngay đây là những gì làm ông thành một dụng cụ, là kẻ bây giờ phải làm việc để tạo nên những điều kiện thuận lợi hơn cho hữu thể chúng ta ở đây, và trong tư cách con người,– nó chính với sức mạnh này mà ông đã làm cho trọn bầy đàn của những thất bại, bất mãn, bị thiệt thòi quyền lợi, bất hạnh, và tất cả những ai chịu đau khổ từ chính họ, giữ chỗ bám của họ vào sự sống, qua bản năng đã tự đặt chính ông vào chỗ đứng đầu, như kẻ chăn dắt bầy chiên của họ. Bạn đã nhận được ý tôi muốn nói rồi: nhà tu khổ hạnh này, kẻ thù rành rành này của sự sống, kẻ đương phủ nhận này, – ông thật sự thuộc về những sức mạnh lớn lao thực sự - bảo tồnđúng vậysáng tạo của đời sống . . .

Những gì gây nên trạng thái bệnh hoạn này? Với con người mà là đau ốm hơn, không chắc chắn, thay đổi và không quân bình hơn so với bất kỳ động vật nào khác, không nghi ngờ gì, – ông ta là con thú đau ốm: lý do của điều này là gì? Chắc chắn ông đã liều lĩnh hơn, có sáng kiến nhiều hơn, can đảm nhiều hơn, và đã thách thức số phận nhiều hơn tất cả đám động vật còn lại cộng chung nhau thực hiện: ông ta, người thử nghiệm lớn lao với chính mình, người không hài lòng và không thể thỏa mãn được, đấu tranh cho sự kiểm soát tối cao chống lại loài vật, thiên nhiên và những vị gót, – con người, kẻ tương lai-vĩnh củu vẫn-còn-chưa-chinh phục, là kẻ không tìm thấy còn nghỉ ngơi gì từ áp lực của sức mạnh của riêng ông ta, thế nên tương lai của ông đào bới không thương tiếc vào xác thịt của tất cả mỗi hiện tại như một đinh thúc ngựa: – làm sao một con vật can đảm và phong phú như thế cũng không là con vật bị nguy cơ tuyệt chủng, của tất cả những động vật đau ốm, là con vật bệnh hoạn nhất, và kéo dài lâu nhất? . . .

Con người thì thường chán ngán đủ đến không chịu nổi, có trọn những bệnh dịch của trạng thái chán ngán bất mãn không chịu nổi này (– như bệnh dịch khoảng năm 1348, ở thời của Điệu Múa của Tử Thần [1]): nhưng ngay cả sự buồn nôn này, kiệt lực này, mệt mỏi này, nhờm tởm này với chính mình – tất cả mọi thứ tự thể hiện mạnh mẽ trong ông ta vốn ngay lập tức trở thành một gông xiềng mới. “Không” của ông mà ông nói với đời sống mang lại một sự giàu có của “những có” càng dịu ngọt hơn [eine Fülle zarterer Ja’s (sic)] tới ánh sáng như bởi ảo thuật, và ngay cả khi ông gây thương chính mình, bậc thày này của hủy hoại, tự-hủy hoại, – rồi sau đấy, là vết thương đó chính nó ép buộc ông sống. . . 


14.
Trạng thái bệnh hoạn này càng bình thường hơn bao nhiêu trong con người – và chúng ta không thể phủ nhận sự bình thường này –, chúng ta càng nên ngưỡng phục hơn bấy nhiêu những trường hợp khác-thường của năng lực tinh thần và thể chất, những may mắn xảy ra không ngờ của con người, và chúng ta càng nên bảo vệ tốt hơn kẻ thành công khỏi loại không khí tệ hại nhất, loại của phòng người bệnh. Chúng ta có làm điều đó không? . . .

Người bệnh là nguy hiểm lớn nhất cho người lành mạnh, tác hại đến với kẻ mạnh không phải từ kẻ mạnh nhất, nhưng từ kẻ yếu nhất. Người ta có nhận ra điều này không? . . .

Nói cho rộng rãi, điều không phải là sự sợ hãi của con người mà chúng ta nên mong nhìn thấy bị giảm sút: vì sợ hãi này đã buộc kẻ mạnh (nên) là mạnh mẽ, trong những dịp có khiếp hãi, – nó duy trì một mẫu người là người trui-rèn-vững-mạnh [2] . Những gì là đáng sợ hãi, và có thể làm thành tai họa hơn nhiều, hơn bất cứ tai họa nào khác, thì không phải là sợ hãi lớn lao với con người, nhưng là sợ sự buồn nôn lớn lao cho con người, tương tự như vậy, nên sợ sự xót thương lớn lao cho con người. Giả sử rằng hai điều này có thể ngày nào đó sẽ kết đôi, sau đó ngay lập tức và không thể tránh được, chúng sẽ sinh ra một gì đó dại dột kỳ lạ nhất, cái “ý chí cuối cùng” của con người, ý chí của hắn hướng đến sự hư vô, chủ nghĩa hư vô. Và trong thực tế: rất nhiều đã được thực hiện để chuẩn bị cho việc này. Ai vẫn còn có một cái mũi để ngửi thấy mùi, cũng như còn mắt, còn tai, có thể dò thấy hầu như ở khắp mọi nơi, chỗ nào người ấy đi đến, trong thời nay, một gì đó giống như không khí của trại bệnh tâm thần và nhà thương, – Tôi đang nói, như thích hợp ở đây, về lĩnh vực văn hóa của con người, của tất cả mọi thứ “châu Âu” vẫn còn tồn tại trên trái đất này. Kẻ bệnh hoạn là hiểm hoạ lớn nhất của con người: không phải là kẻ độc ác, không phải là “con thú săn mồi”. Những người đó, ngay từ bắt đầu, là những kẻ bất hạnh, bị áp bức, chịu đau thương tuyệt vọng – đây là những người yếu đuối nhất, những người đục khoét phá hoại đời sống nhiều nhất giữa đám con người, người mở đầu đưa vào chất độc chết người nhất và lý thuyết hoài nghi vào trong tin tưởng của chúng ta với cuộc sống, với con người, với chính chúng ta. Ở đâu mà chúng ta có thể thoát khỏi cái nhìn kín đáo truyền đi một nỗi buồn sâu xa, cái nhìn nhanh ngoái về đằng sau của kẻ sinh ra thất bại, không thích nghi được với đời, tiết lộ một con người loại như thế truyền thông với xã hội của mình như thế nào, – rằng cái nhìn đó là một thở dài. “Giá như tôi là một người nào khác”, là những gì cái nhìn thoáng qua này thở hắt ra: “nhưng không có hy vọng về điều thế đó. Tôi là người mà tôi là: làm thế nào tôi có thể chạy khỏi chính mình? Và ôi – Tôi chán ngấy với chính tôi!” ... 

Trên lớp đất như thế của tự-khinh miệt, một đầm lầy thực sự như thế, mọi loại cỏ dại và cây độc phát triển, tất cả chúng đều hết sức bé tí, ẩn nấp, giấu giếm và bọc đường ngọt ngào. Ở đây, những con giun của thù hằn và oán hận lúc nhúc bò cùng khắp; ở đây, không khí khăm khẳm mùi những điều không bị khám phá và không thú nhận; ở đây, màng lưới của âm mưu xấu xa nhất đã không ngưng nghỉ, dệt thành sợi, – âm mưu của những kẻ là người gánh đau khổ, bị thua thiệt chống lại những ai là người thành công và chiến thắng, ở đây, dáng hình của con người chiến thắng bị căm ghét. Và thật là trâng tráo điêu ngoa xuyên tạc gian dối để tránh né, không thú nhận thù hận này như là hận thù! Thật là không quản đến tốn kém, hoang phí những lời nói to tát và những giáng điệu lớn lao, thật là một nghệ thuật của vu khống ‘chính trực’! Những kẻ thất bại này: thật là hùng biện cao quí tuôn chảy từ môi mép của họ! Biết bao nhiêu là nhún nhường khiêm tốn ngọt ngào, bầy nhầy bơi trong những con mắt của họ! Họ thực sự muốn gì? Với bất kỳ mức độ nào, để đại diện cho công lý, thương yêu, khôn ngoan, ưu việt, đó là tham vọng của những người này, là những kẻ  “mạt hạng” thấp hèn nhất, những người bệnh hoạn này! Và thật là khéo léo đến chừng nào tham vọng giống như thế đã làm làm nên họ! Đặc biệt, chúng ta phải ngưỡng mộ tài khéo của kẻ làm hàng giả, giờ đây con dấu của đức hạnh, cái nhẫn vàng [3] thằng-ngốc-đầu-lệch của đạo đức được đem bắt chước với nó. Họ đã ký một hợp đồng thuê đạo đức dài hạn, để giữ nó chỉ cho bản thân họ mà thôi, những con người đau ốm, nan y không thuốc chữa này, chẳng còn phải nghi ngờ gì về thế nữa : “Chỉ chúng ta là tốt và công chính”  là những gì họ nói, “chỉ có chúng ta là những homines bonæ voluntatis,” [4] Họ đi dạo ở giữa chúng ta như những lời khiển trách sống, như những cảnh cáo cho chúng ta, – như thể là sức khỏe, thành công, sức mạnh, tự hào và cảm giác về quyền lực trong chính bản thân chúng, một ngày rồi ăn năn, cay đắng ăn năn sẽ bắt phải trả thành những đồi bại sa đọa: Ôi, họ sẵn sàng biết là chừng nào chính bản thân họ, trong phương sách cuối cùng, để làm cho người khác phải ăn năn, biết chừng nào họ cuồng khát để làm những kẻ treo cổ người ta! [5] Trong số họ, chúng ta tìm thấy rất nhiều những người săn thù rửa hận đã ngụy trang như những quan tòa, với những từ ngữ công lý liên tục trong miệng của họ như nước dãi độc, mím môi và luôn luôn sẵn sàng nhổ vào mặt bất cứ người nào là người xem dường không thấy có bất mãn, và ai là người cứ hài lòng theo cách riêng của người ấy. Trong số họ, không có thiếu cái loại kinh tởm nhất của kẻ diêm dúa ba hoa, những kẻ nói dối khác thường đến mê sảng, kẻ muốn  mạo danh “những linh hồn sáng đẹp” [6]  xinh đẹp, và đem đặt nhục cảm đắm dạt của họ trên chợ đời, quấn trong những câu thơ và tã lót khác, như là “sự tinh khiết của con tim”: cái thứ loại của sự thủ dâm đạo đức và ‘tự sướng” [die Species der  moralischen Onanisten und ‘Selbstbefriediger’]. Ý chí của kẻ bệnh hoạn hiện ra cao ngất ngưởng trong bất kỳ lối nào, họ có bản năng với những lối bí mật, dẫn đến chế độ độc tài trên sự lành mạnh, – chỗ nào mà nó không thể tìm thấy được, ý dục quyền lực này của kẻ đích xác yếu đuối nhất!

Đặc biệt,  người nữ bệnh hoạn: không ai có thể làm hơn những cải tiến của nàng trong phán quyết, đàn áp, độc tài. Người phụ nữ bệnh hoạn không chừa gì cả, dẫu sống hoặc chết, để tới cứu cánh này, nàng đào lên những sự vật hầu hết đã được chôn sâu nhất (người thuộc sắc dân Bogos nói rằng: “người phụ nữ là giống chó Hyena” [7]).

Bạn có thể nhìn đằng sau mỗi gia đình, mỗi cơ quan doanh nghiệp, mỗi cộng đồng: ở khắp mọi nơi, đấu tranh của bệnh hoạn chống lại lành mạnh – hầu hết là một đấu tranh thầm lặng với những liều thuộc độc  nhỏ, những kim đâm nhỏ, những cái nhìn đau thương dài lâu, đầy thù hận, nhưng cũng xen kẽ với những điệu bộ lớn tiếng của người Pharisê (giả-đạo-đức) bệnh hoạn đóng vai ưa thích “sự phẫn nộ ngay thẳng” [8] của ông. Giọng căm phẫn đến khản tiếng (nhọn như) lưỡi lê của những con chó săn đau ốm, nói láo điêu ngoa đến đồi bại và thịnh nộ xấu xa của “cao thượng” của những Pharisê như thế, có thể được nghe thẳng vào hội trường thiêng liêng của học hỏi (– lần nữa, tôi nhắc những độc giả là người có tai để nghe đến vị thánh chiên tông đồ của trả thù từ Berlin, Eugen Dühring, người khéo làm nhất so với bất cứ ai ở nước Đức hôm nay trong việc sử dụng thứ đạo đức khiếm nhã nhất và đáng tởm nhất, để chỉ cốt được vỗ tay tán thưởng: Dühring, hiện nay là cái loa miệng to nhất của đạo đức, ngay cả giữa những cùng loại của ông, những người bài-Do thái).

Những tổn thương sinh lý bị-sâu-bọ-ăn này, tất cả đều là những con người của ressentiment, một  lĩnh vực rúng động toàn bộ tầng nằm chìm ẩn bên dưới của sự trả thù, không cạn kiệt và không nguôi khát trong những phun nổ của nó chống lại sung sướng, hạnh phúc, và tương tự như vậy trong những trò bịp giả hình của trả thù và những viện cớ để báo thù: khi nào họ sẽ thực sự đạt được chiến thắng cuối cùng tốt đẹp  nhất, tuyệt vời nhất của sự trả thù? Chẳng nghi ngờ nếu như họ thành công trong cho thấy khốn khổ bất hạnh của riêng họ, trong thực tế, tất cả khốn khổ đau thương, đến trên ý thức của hạnh phúc: để kẻ sau này cuối cùng bắt đầu thấy xấu hổ vì hạnh phúc của họ và có lẽ nói với nhau: “Đó là một ô nhục để là hạnh phúc! Có quá nhiều đau thương!” . . .

Nhưng có thể là không có sự hiểu lầm nào lớn hơn, hoặc tai họa nào hơn cho hạnh phúc, cho thành công, cho người mạnh mẽ trong cơ thể và linh hồn, khi bắt đầu nghi ngờ quyền của mình với hạnh phúc theo cách này. Hãy bỏ đi cái “thế giới đã lộn ngược”! Hãy bỏ đi sự quá bảo bọc làm yếu nhược đáng hổ thẹn này của tình cảm! Rằng người bệnh không nên làm kẻ khỏe mạnh thành đau ốm, – và điều này sẽ là thứ quá bảo bọc làm yếu nhược – phải nên là mối quan tâm chính trên trái đất: – nhưng với điều đó, nó là thiết yếu rằng người khỏe mạnh nên giữ cách biệt với người bệnh, thậm chí nên tránh cho họ nhìn thấy hình ảnh người bệnh, để họ không nhầm lẫn chính họ với người bệnh.  Hay có phải đây sẽ là nhiệm vụ của họ, có lẽ, là những y tá và những y sĩ? . . .

Nhưng không thể có sai lầm nào tệ hơn và làm thất vọng hơn có thể tưởng tượng được về công việc của họ, kẻ cao hơn phải không nên hạ chính thân thế mình xuống để làm công cụ cho kẻ thấp hơn, cảm hứng chủ đạo về khoảng cách phải nên đảm bảo rằng nhiệm vụ của họ là giữ riêng biệt cho đến mãi muôn đời! Quyền của họ là ở đó, ưu tiên của chuông có tiếng ngân trong lành hơn chuông giả và nứt, rõ ràng là một ngàn lần lớn hơn: chỉ họ mà thôi là bảo đảm của chúng ta trong tương lai, chỉ họ mà thôi là có trách nhiệm về tương lai của con người. Những gì họ có thể làm, những gì họ nên làm, là một gì đó mà người bệnh phải không bao giờ làm: nhưng như thế để họ có thể làm những gì họ nên làm, tại sao họ nên vẫn là thảnh thơi để đóng vai y  sĩ, người an ủi, và ‘vị cứu tinh’ cho những kẻ bệnh hoạn? . . .

Và như thế, chúng ta cần không khí tốt! không khí trong lành! Trong tất cả những trường hợp, hoàn toàn xa khỏi tất cả những nhà bệnh tâm thần và nhà thương của văn hóa! Và chúng ta cần có đồng bạn tốt, đồng hành của chúng ta! Hoặc cô tịch, nếu cần là thế! Nhưng trong tất cả những gì xảy ra, tránh xa khói tỏa bốc của sự hư hỏng bên trong và của bệnh tật bí mật sâu-ăn thối nát! . . . Như thế để chúng ta, những bạn của tôi, có thể thực sự bảo vệ bản thân mình, dẫu ít nhất là hẵng được một thời gian, chống lại hai bệnh dịch tồi tệ nhất có thể đã được để sang một bên chỉ cốt cho chúng ta – chống lại buồn nôn lớn lao với con người! Chống lại lòng xót thương sâu xa cho con người! . . . 


15.
Nếu bạn đã hiểu thấu trọn vẹn – và ngay ở chỗ này, tôi đòi hỏi sự lĩnh hội sâu xa, sự nhận thức sâu xa –

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất 
(Sep/2012)




[1] Dance of Death: (Danse Macabre): Điệu Múa của Tử Thần: bệnh dịch hạch tàn phá châu Âu, khoảng hơn 1/3 dân số bị chết, tử xuất cao nhất trong những năm 1348-1350.
[2] well-constituted – trong phần này và nhiều đoạn sau – tôi theo bản của Kaufmann, từ rõ và ý thoát hơn.
Trong nguyên bản – mỗi luận văn tác giả phân thành nhiều tiết, đánh số thứ tự; như luận văn thứ III, gồm 28 tiết. Trong mỗi tiết, những câu văn liên tục, cuồn cuộn nối tiếp nhau, không có phân đoạn về hình thức. Tôi phải theo phân đoạn trong mỗi tiết như bản Kaufmann cho dễ theo dõi.
Vậy phân đoạn là của Kaufmann, ông phân theo ý mạch tư tưởng (theo ý ông hiểu) – cho dễ đọc.
[3] Nhẫn đeo tay các thày chăn chiên mọi cấp vẫn kiêu hãnh đeo như dấu ấn của đức hạnh
[4] [những kẻ có ý định tốt – Luke 2.14] – lời trong kinh Thánh
[5] Những thày chăn chiên thời trung cổ chấu Âu và những tòa án dị giáo – đi săn lùng, tra khảo, xử “tội”, tuyên án, án tử hình là treo cổ, đốt sống nơi công cộng.
[6] [Cf. Goethe Wilhelm Meister, book 6. Cf Hegel, Phenomenology of Spirit VI. C. c.]
[7] Hyena: giống chỏ nhỏ, đặc biệt, được xem là có liên hệ với những truyền thuyết về giới phù thủy
[8] Chỉ câu chuyện Jesus đuổi những kẻ làm nghề cho vay tiền khỏi đền thờ ở thành Jerusalem (Gospel of Matthew 21) – những tín đồ ca ngợi hành vi không tự chủ, bạo động này – xem dường không xứng đáng với một người vẫn rao giảng thương yêu, đạo đức, nhẫn nhục – và các tín đồ gọi sự phẫn nộ, bất bình này là “sự phẫn nộ ngay thẳng” (“the righteous indignation”) – và xem là chính đáng.
Trong nguyên văn là Pharisee: kẻ giả đạo đức – nói một đằng (đạo đức) làm một nẻo, nhưng lại dạy đời!
Paul of Tarsus, và có lẽ cả John the Baptist và chính Jesus đều là dân Do thái Pharisee nếu họ không là Do thái Sadducee.