Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Hai – Triết học đạo Catô
Phần I. Những vị Bố đạo Kitô.
Chương
4. Triết học và Gót học
của Augustine
Augustine
là một người viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về những vấn đề gót học. Một số
những bản văn gây tranh luận của ông mang tính thời sự, và mất đi sự chú ý vì
chính sự thành công của chúng; nhưng một vài trong số này, đặc biệt là những gì
đã quan tâm đến những người theo thuyết gót học của Pelagius, vẫn còn có ảnh hưởng
thực tế xuống đến những thời hiện đại. Tôi không đề nghị sẽ nghiên cứu tường tận
những tác phẩm của ông, nhưng chỉ để bàn luận những gì với tôi xem ra là quan
trọng, hoặc về bản chất hoặc về lịch sử. Tôi sẽ xem xét:
Thứ
nhất: triết lý thuần túy của ông, đặc biệt là lý thuyết của ông về thời gian;
Thứ
hai: triết lý của ông về lịch sử, như đã khai triển trong Thành phố của Gót;
Thứ
ba: Lý thuyết của ông về sự cứu rỗi, như đã đưa ra để chống lại những người
theo thuyết của Pelagius.
I. Triết lý thuần
túy
Augustine,
trong hầu hết thời gian, đã không tự thân bận rộn với triết lý thuần túy, nhưng
khi ông có, ông cho thấy khả năng rất lớn lao. Ông là người đầu tiên của một
chuỗi dài những người có những quan điểm suy đoán thuần túy đã chịu ảnh hưởng bởi
sự thiết yếu phải phù hợp với kinh thánh. Điều này không có thể nói được về những
triết gia Kitô sớm hơn trước đó, lấy thí dụ, Origen; trong Origen, học thuyết
Kitô và học thuyết Plato nằm cạnh nhau, và không thâm nhập lẫn nhau. Trong
Augustine, mặt khác, suy nghĩ mới mẻ trong triết học thuần túy được kích thích
bởi sự kiện học thuyết Plato, trong một số phương diện nào đó, đã không hài hòa
với thuyết Sáng thế của kinh thánh.
Công
trình triết học thuần túy bậc nhất trong những tác phẩm của Augustine là quyển
thứ mười một của tập Confessions. Những
ấn bản phổ thông của tập Confessions dừng
ở quyển X, trên cơ sở là những gì sau đó không hấp dẫn, nó không hấp dẫn vì nó
là triết lý giá trị, không là tiểu sử. Quyển XI có quan tâm với vấn đề: sự sáng
thế như xảy ra trong chương Genesis đầu tiên khẳng định, và như Augustine chủ
trương chống lại những tín đồ của Manichaeism, nó đã nên xảy ra càng sớm càng tốt.
Như thế, ông tưởng tượng có một người phản đối tranh luận (với ông).
Điểm
đầu tiên nên nhận thức, nếu như câu trả lời của ông có thể hiểu được, đó là sự
sáng thế từ không-gì, vốn đã được dạy trong Cựu ước, đã là một ý tưởng hoàn
toàn xa lạ với triết học Hylạp. Khi Plato nói về sáng thế, ông đã tưởng tượng
có một vật chất nguyên thủy mà Gót ban cho hình dạng, và cũng cùng đúng như thế
với Aristotle. Gót của họ là một người thợ khéo, hay kiến trúc sư, hơn là một kẻ
SángTạo. Vật chất được nghĩ như thuộc về vĩnh cửu, và không-được-tạo; chỉ hình
dạng là do ý chí của Gót. Khi chống lại quan điểm này, Augustine duy trì, như mọi
người Kitô chính thống phải duy trì, rằng thế giới đã được sáng tạo không phải
từ bất kỳ vật chất nào đó, nhưng từ không-gì, từ hư không. Gót đã tạo nên thể
chất, không chỉ trật tự, và sự sắp xếp.
Quan
điểm Hylạp, cho rằng sự sáng thế từ hư không là bất khả, đã tái xuất hiện ở những
thời gian đứt quãng trong những thời của đạo Kitô, và đã dẫn tới thuyết Phiếm
thần [1].
Thuyết phiếm thần chủ trương rằng Gót và thế giới là không khác biệt, và rằng tất
cả mọi sự vật trên thế giới là phần của Gót. Quan điểm này được phát triển đầy
đủ nhất trong Spinoza, nhưng đó là một quan điểm mà thu hút hầu như tất cả những
người theo thuyết thần bí. Vậy nên đã xảy ra, trong suốt những thế kỷ đạo Kitô,
những người theo thuyết thần bí đã có khó khăn trong khi còn ở lại với phe chính
thống, bởi vì họ tìm thấy khó mà tin rằng thế giới lại ở ngoài Gót. Tuy nhiên,
Augustine cảm thấy không có khó khăn về điểm này; chương Genesis là rõ ràng, và
như thế với ông là đủ. Quan điểm của ông về vấn đề này là thiết yếu với lý thuyết
của ông về thời gian.
Tại
sao thế giới đã không được tạo ra sớm hơn? Bởi vì không có “sớm hơn”. Thời gian
được tạo ra khi thế giới đã được tạo ra. Gót là vĩnh cửu, trong ý hướng là phi-thời
gian; trong Gót không có trước và sau, nhưng chỉ có một hiện tại vĩnh cửu. Vĩnh
cửu của Gót được miễn trừ khỏi quan hệ của thời gian; tất cả thời gian thì hiện
diện với Ông ngay lập tức, cùng một lúc. Ông đã không đến trước sự sáng tạo thời gian của chính ông, vì như thế sẽ hàm
nghĩa là Ông đã ở trong thời gian, trong khi ông đứng vĩnh viễn ngoài dòng thời
gian. Điều này dẫn Augustine đến một lý thuyết tương đối về thời gian rất đáng
thán phục.
“Vậy
thì, cái gì là thời gian?” ông hỏi. “Nếu không có ai hỏi tôi, tôi biết; nếu tôi
muốn giải thích với người hỏi, tôi không biết”. Nhiều khó khăn khác loại làm
ông sững sờ. Không phải quá khứ cũng chẳng phải tương lai, ông nói, nhưng chỉ hiện
tại, thực sự là; hiện tại chỉ là một thoáng
chốc, và thời gian chỉ có thể đo được trong khi nó đương qua. Tuy nhiên, thực sự
có thời gian quá khứ và tương lai. Ở chỗ này, chúng ta dường như bị đưa vào những
mâu thuẫn. Cách duy nhất Augustine có thể tìm thấy để tránh những mâu thuẫn này,
là nói rằng quá khứ và tương lai có thể chỉ được nghĩ như thuộc về hiện tại:
“quá khứ” phải được nhận diện với ký ức, và “tương lai” với dự tính mong đợi, cả
hai – ký ức và dự chờ – đều là những sự kiện hiện tại. Ông nói, có ba thời
gian: “Một hiện tại của những sự vật quá khứ, một hiện tại của những sự vật hiện
tại, và một hiện tại của những sự vật tương lai”, “hiện tại của những sự vật
quá khứ là ký ức, hiện tại của những sự vật hiện tại là mắt thấy; và hiện tại của
sự vật tương lai là mong đợi” [2]. Để
nói rằng có ba thời gian, quá khứ, hiện tại, và tương lai, là để nói một cách lỏng
lẻo.
Ông
nhận ra rằng ông đã không thực sự giải quyết tất cả những khó khăn của lý thuyết
này. “Linh hồn tôi khao khát muốn biết bí ẩn vướng mắc nhất này”, ông nói, và
ông đã cầu nguyện Gót soi sáng ông, bảo đảm với Gót rằng mối quan tâm của ông
trong vấn đề không xuất phát từ sự tò mò vô ích. “Tôi thú nhận với Ngài, lạy Gót,
rằng tôi vẫn mịt mù chưa biết thời gian là gì”. Nhưng ý chính của giải pháp ông
đề nghị là thời gian là chủ quan: thời gian là trong não thức con người, vốn nó
dự kiến, xem xét, và ghi nhớ [3]. Sau
đó nó dẫn đến rằng không thể có thời gian mà không có hữu thể được sáng tạo. và
như thế nếu nói về một thời gian có trước sự Sáng thế là vô nghĩa [4].
Bản
thân tôi không đồng ý với lý thuyết này, trong chừng mức nó làm thời gian là một
điều gì đó mang tính não thức. Nhưng rõ ràng là một lý thuyết rất có khả năng,
xứng được xem xét một cách nghiêm túc. Tôi nên thêm vào xa hơn, và nói rằng nó
là một bước tiến lớn, so với bất cứ gì đã được tìm thấy về chủ đề (này) trong
triết học Hylạp. Nó chứa đựng một phát biểu hay hơn và rõ ràng hơn của Kant về
lý thuyết chủ quan về thời gian – một lý thuyết kể từ Kant, đã được chấp nhận rộng
rãi giữa những triết gia.
Lý
thuyết rằng thời gian chỉ là một khía cạnh của những suy nghĩ của chúng ta, là
một trong những hình thức cực đoan nhất của chủ nghĩa chủ quan [5], như
chúng ta đã thấy, nó dần dần càng tăng lên trong cổ thời, từ thời của Protagoras
và Socrates trở đi. Khía cạnh tình cảm của nó là sự ám ảnh với tội lỗi, vốn đến
muộn hơn so với những khía cạnh trí thức của nó. Augustine phơi bày cả hai loại
của chủ nghĩa chủ quan. Chủ nghĩa chủ quan đã dẫn ông không chỉ đến đi trước lý
thuyết của Kant về thời gian, nhưng còn cả cogito
của Descartes. Trong Soliloquia của
mình, ông nói: “Bạn, (là) người muốn biết, bạn có biết bạn là ai ? Tôi biết nó.
Bạn là từ đâu? Tôi không biết. Bạn có cảm thấy tự thân mình là một, hay nhiều? Tôi
không biết. Bạn có cảm thấy tự mình cảm động? Tôi không biết. Bạn có biết rằng
bạn suy nghĩ? Tôi biết”. Điều này không những chỉ chứa cogito của Descartes, nhưng cả trả lời của ông với ambulo ergo sum của Gassendi [6].
Như một triết gia, do đó, Augustine xứng đáng đứng ở một chỗ cao.
II. Thành phố của
Gót
Năm
410, khi Rome bị những người Goths chiếm phá, những người không-Kitô ngoại đạo,
không phải là không tự nhiên, đã qui gán những tai họa đó là do sự phế bỏ những
vị thần linh thời cổ. Họ nói rằng, cho đến chừng nào Jupiter được tôn thờ, Rome
vẫn còn giữ được hùng mạnh; giờ đây, những hoàng đế đã quay lưng lại với ngài,
Jupiter không còn bảo vệ dân Lamã của ngài nữa. Luận chứng này của những người
ngoại đạo kêu gọi một lời đáp. Thành phố
của Gót, được viết dần dần giữa những năm 412 và 427, là trả lời của Augustine;
nhưng như nó được tiến hành, nó đã chiếm lấy một bay bổng xa rộng hơn, và đã phát
triển thành một giản đồ về lịch sử hoàn toàn Kitô, bao gồm quá khứ, hiện tại và
tương lai. Đó là một quyển sách có ảnh hưởng vô cùng lớn lao trong suốt thời
Trung cổ, đặc biệt là trong những đấu tranh của hội Nhà Thờ với những quân
vương thế tục.
Giống
như một số những quyển sách rất vĩ đại khác, trong ký ức của những người đã đọc
nó, nó tự soạn vào thành một điều gì đó hay hơn so với như xuất hiện ở lần đọc
lại đầu tiên. Nó chứa một lượng lớn những gì mà hầu như khó lòng có bất cứ một ai
ngày nay còn có thể chấp nhận được, và luận đề trung tâm của nó có phần bị che
khuất bởi những sần sùi lệch lạc thuộc thời đại của nó. Nhưng khái niệm rộng
rãi về sự tương phản giữa Thành phố của thế giới này và Thành phố của Gót vẫn còn
là một nguồn cảm hứng cho nhiều người, và ngay cả giờ đây, có thể được trình
bày lại trong những thuật ngữ phi gót học.
Bỏ
qua chi tiết trong một giải thích về quyển sách, và tập trung vào những ý tưởng
trung tâm, sẽ cung cấp một cái nhìn quá thuận lợi quá đáng, mặt khác, tập trung
vào chi tiết sẽ bỏ qua những gì là hay nhất và quan trọng nhất. Tôi sẽ nỗ lực để
tránh cả hai lỗi, bằng cách đầu tiên cho một số giải thích thuộc chi tiết, và
sau đó đi vào những ý tưởng tổng quát như nó xuất hiện trong sự phát triển về mặt
lịch sử.
Quyển
sách bắt đầu với những cân nhắc nêu lên từ việc chiếm phá Rome, và được soạn thảo
với mục đích để cho thấy rằng ngay cả những sự việc tồi tệ hơn đã xảy ra trong
thời tiền-Kitô. Trong số những người ngoại đạo, là những người quy gán thảm họa
với đạo Kitô, vị thánh chiên nói, đã có rất nhiều người, trong lúc chiếm phá,
tìm trú ẩn trong những nhà thờ, mà những người Goths, bởi vì họ là người Kitô, đã
tôn trọng. Trai lại, trong sự chiếm phá thành Troy, (thời ấy) ngôi đền của Juno
đã không có được khả năng bảo vệ nào, những vị thần cũng chẳng bảo vệ thành phố
khỏi sự hủy diệt. Người Lamã đã không bao giờ chừa ra những ngôi đền trong những
thành phố nó chinh phục; trong phương diện này, cuộc chiếm phá Rome (của những người
Goths) là nhẹ hơn so với hầu hết, và sự giảm thiểu đó là một hậu quả của đạo
Kitô.
Những
người Kitô đã phải chịu khổ vì cuộc chiếm phá không có quyền để phàn nàn, vì
nhiều lý do. Một số người Goths độc ác có thể đã thành giàu có trên tổn thất của
những tín đồ, nhưng họ sẽ bị khổ ải sau khi chết: nếu tất cả tội lỗi đều bị trừng
phạt trên mặt đất, sẽ không cần đến sự Phán xét Cuối cùng. Những gì người Kitô
đã chịu đựng, nếu họ đã là đạo hạnh, sẽ quay sang làm tăng trưởng, khai trí cho
họ, với những vị thánh chiên, trong sự mất mát của những sự vật trần gian,
không mất gì mà có bất cứ giá trị nào. Không thành vấn đề nếu như thân xác họ nằm
phơi không chôn cất, bởi vì những con thú đói khát không thể mào can thiệp vào với
sự sống lại của cơ thể.
Tiếp
theo đi đến câu hỏi về những người trinh nữ tín mộ đạo hạnh đã bị hãm hiếp
trong cuộc chiếm phá. Có vẻ như có một số người cho rằng những cô gái này, dù
không do lỗi của họ, đã bị mất đi vương miện của tiết trinh. Quan điểm này bị Augustine
phản đối rất tế nhị. “Chậc! nhục dục của kẻ khác không thể gây ô nhiễm cho ngươi”.
Chữ trinh là một đức hạnh của não thức, và không do bị hãm hiếp mà mất, nhưng bị
mất do ý định của tội lỗi, ngay cả khi chưa thực hành. Đó là gợi ý rằng Gót cho
phép những hãm hiếp bởi vì những nạn nhân đã quá tự hào về sự kềm chế dục tình
của họ. Nó là xấu xa đồi bại nếu phạm vào tự tử để nhằm tránh khỏi bị hãm hiếp;
điều này dẫn đến một cuộc thảo luận dài về Lucretia [7],
người đáng ra không nên tự hoại mình, bởi vì tự tử luôn luôn là một tội lỗi.
Có
một điều kiện qui định để giải tội, bào chữa cho những phụ nữ đức hạnh bị hãm
hiếp: họ phải không vui sướng trong sự ấy. Nếu họ có thế, họ là tội lỗi.
Ông
đi tiếp đến những gian ác của những thần linh ngoại đạo. Lấy thí dụ: “những xắp
xếp dàn cảnh nơi công cộng của bạn, những trình diễn của sự ô uế đó, những kiêu
căng hoang dâm vô đạo, đầu tiên đã không được dựng lên ở Rome bởi sự hư hỏng
con người, nhưng từ lệnh truyền trực tiếp của những vị gót của bạn” [8]. Thà
sẽ là tốt hơn nếu như tôn thờ một người đạo hạnh, như Scipio chẳng hạn, hơn là với
những vị gót vô đạo đức Tuy nhiên, với Rome bị chiếm phá, những người Kitô
không cần phải bận tâm, họ là những người có một nơi trú ẩn an toàn trong
“thành phố hành hương của Gót”.
Trong
thế giới này, hai thành phố – của thế gian và của thiên đàng – cùng trộn lẫn,
nhưng đời sau, cái được chọn định sẵn và cái tội lỗi bị Gót phạt sẽ được tách
ra. Trong cuộc đời này, chúng ta không thể biết được, ngay cả trong số có vẻ
như những kẻ thù chúng ta, ai cuối cùng là kẻ tìm thấy trong đám được tuyển lựa.
Phần
khó nhất của công việc, chúng ta được cho biết, sẽ bao gồm trong sự phản bác của
những triết gia, với người giỏi nhất trong số họ những người Kitô đến một mức độ
rộng rãi đã đồng ý thỏa thuận – lấy thí dụ về phần sự bất tử, và sự sáng tạo ra
thế giới của Gót.[9]
Những
triết gia đã không ném bỏ sự thờ phụng của những vị gót ngoại đạo, và những hướng
dẫn đạo đức của họ là yếu ớt, bởi vì những vị gót là đồi bại. Điều không gợi ý
rằng những vị gót là đơn thuần chỉ những ngụ ngôn, Augustine chủ trương là họ
hiện hữu, nhưng họ là những ma quỷ. Họ thích có những câu chuyện bẩn thỉu kể về
họ, vì họ muốn làm thương tổn con người. Những hành vi của Jupiter đáng đếm kể giá
trị, với hầu hết những người ngoại đạo, hơn học thuyết của Plato hay ý kiến của
Cato. “Plato, người đã không cho phép những nhà thơ sống trong một thành phố được
cai trị tốt, đã cho thấy giá trị của một mình của chỉ ông là tốt đẹp hơn so với
những vị gót, những vị gót vốn mong đòi được vinh danh với những trình diễn” [10].
Rome
đã luôn luôn là đồi bại tội lỗi, từ vụ hãm hiếp (bắt cóc) những phụ nữ Sabine [11] trở
đi. Nhiều chương dành cho sự tội lỗi của chủ nghĩa đế quốc Lamã. Cũng không phải
là sự thật rằng Rome đã không bị điêu đứng trước khi Nhà nước trở thành theo đạo
Kitô; từ những dân rợ Gauls và những cuộc nội chiến, nó đã chịu nhiều đau khổ
cũng nhiều như từ những dân rợ Goths, và còn nhiều hơn nữa.
Khoa
chiêm tinh không chỉ là đồi bại, nhưng sai lầm, điều này có thể được chứng minh
từ những phần số khác nhau của những cặp song sinh, những người có cùng lá số tử
vi [12].
Quan niệm của những nhà Stoics về Số mệnh (đã được kết nối với chiêm tinh học)
là nhầm lẫn, bởi vì những thiên thần và con người có ý chí tự do. Đúng là sự thật
rằng Gót đã biết trước những tội lỗi của chúng ta, nhưng chúng ta không tội lỗi
bởi vì sự biết trước của Ngài. Đó là
một sai lầm nếu cho rằng đức hạnh mang lại bất hạnh, ngay cả trong thế giới
này: Những Hoàng đế đạo Kitô, nếu đạo hạnh, đã có được hạnh phúc ngay cả nếu
như không may mắn, và Constantine và Theodosius cũng được may mắn đấy chứ; thêm
nữa, vương quốc Dothái đã tồn tại dài lâu miễn là chừng nào người Jew trung
thành với chân lý của tôn giáo.
Có
một giải thích rất có thiện cảm với Plato, người mà ông đặt trên tất cả những
triết gia khác. Tất cả những người khác phải nhường chỗ cho ông ta: “Hãy để
Thales ra đi với nước của ông, Anaximenes với không khí, những nhà Stoics với lửa
của họ, Epicurus với những atoms của ông”. [13] Tất
cả những triết gia này là những nhà duy vật; còn Plato thì không. Plato đã thấy
rằng Gót không phải là sự vật bất kỳ gì đó có cơ thể, nhưng tất cả những sự vật
có được hữu thể của chúng từ Gót, và từ một cái gì đó bất biến. Ông cũng đã
đúng, khi nói rằng nhận thức (giác quan) không phải là nguồn của sự thật. Những
người theo phái Plato là giỏi nhất trong lôgich và đạo đức, và gần gũi nhất với
đạo Kitô. “Người ta nói rằng Plotinus, đã sống chỉ mới gần đây, đã hiểu Plato nhất
so với bất cứ ai khác”. Đối với Aristotle, ông này thấp hơn Plato, nhưng còn
cao hơn nhiều so với tất cả còn lại. Cả hai, tuy nhiên, nói rằng tất cả những vị
gót là tốt, và đáng được thờ phụng.
Như
chống lại những nhà Stoics, những người đã lên án tất cả đam mê, Augustine cho
rằng những đam mê của những người Kitô có thể là những nguyên nhân của đức hạnh;
giận dữ, hay thương hại, không phải là bị lên án per se [14]
nhưng chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của chúng.
Những
người theo học thuyết Plato là đúng về Gót, nhưng sai lầm về những vị gót. Họ
cũng sai lầm đã không thừa nhận được sự Nhập Thể.
Có
một thảo luận dài về những thiên thần và ma quỷ, được kết nối với những người
theo học thuyết Plato-Mới. Thiên thần có thể tốt hoặc xấu, nhưng quỷ demon [15] luôn
luôn xấu. Với những thiên thần, kiến thức về những sự việc trần gian (mặc dù họ
đã có nó) là thấp hèn. Augustine chủ trương cùng với Plato rằng thế giới tri
giác thì thấp kém hơn so với của vĩnh cửu.
Quyển
XI bắt đầu giải thích về bản chất của Thành
phố của Gót. Thành phố của Gót là xã hội của những người được tuyển chọn.
Kiến thức về Gót thì có được chỉ qua Christ. Có những điều có thể được khám phá
bởi lý trí (như trong những triết gia), nhưng cho tất cả những kiến thức tôn
giáo xa hơn nữa, chúng ta phải dựa trên Kinh thánh. Chúng ta phải không nên tìm
hiểu thời gian và không gian trước khi thế giới được tạo dựng: không có thời
gian trước sự Sáng thế, và không có chốn mà ở chỗ thế giới thì không có.
Tất
cả mọi thứ được ân sủng và phù trợ [16]
thì vĩnh cửu, nhưng không phải tất cả mọi thứ vĩnh cửu là đã được ân sủng và
phù trợ – lấy thí dụ như hỏa ngục và Satan. Gót đã biết trước những tội lỗi của
những ma quỷ, nhưng cũng còn sử dụng của chúng trong việc cải thiện vũ trụ như
một toàn bộ; vốn tương tự như những phản đề (với chính đề) trong thuật hùng biện.
Origen
sai lầm trong suy nghĩ rằng những linh hồn đã được gán cho những thân xác như một
trừng phạt. Nếu điều này đã là thế, linh hồn xấu sẽ có cơ thể xấu, nhưng bọn quỷ
dữ, thậm chí tồi tệ nhất trong số chúng, có cơ thể rộng rãi, vốn còn tốt hơn so
với chúng ta.
Lý
do thế giới đã được sáng tạo ra trong sáu ngày vì sáu là một con số toàn hảo [17]
(tức là, bằng tổng của những ước số của nó).
Có
những thiên thần tốt và xấu, nhưng ngay cả những thiên thần xấu, họ cũng không
có một bản chất trái nghịch với Gót. Những kẻ thù của Gót không thành như vậy
do bản chất, nhưng do ý chí. Ý chí tàn độc không có nguyên nhân hiệu quả, nhưng chỉ có một nguyên nhân khiếm khuyết; nó không là một tác thành, nhưng một sai sót.
Thế
giới có tuổi kém sáu ngàn năm. Lịch sử không phải là chạy theo chu kỳ, như một
số triết gia chủ trương: “Christ đã chết một
lần cho tội lỗi của chúng ta” [18].
Nếu
những cha mẹ đầu tiên của chúng ta đã không phạm tội, họ đã không chết, nhưng bởi
vì họ phạm tội, tất cả con cháu của họ chết. Ăn quả táo cấm không chỉ mang lại
cái chết tự nhiên, nhưng sự chết đời đời, tức là, sự đày đọa.
Prophyry
là sai trong sự phủ nhận cơ thể của các vị thánh chiên trên thiên đường. Họ sẽ
có những cơ thể tốt hơn so với của Adam trước khi sa ngã, những cơ thể của họ sẽ
là tinh thần, nhưng không là những thần linh, và sẽ không có trọng lượng. Nam
giới sẽ có cơ thể của phái nam, và nữ giới có những cơ thể phụ nữ, và những ai
là người chết trong tuổi ấu thơ, sẽ sống dậy với những cơ thể của người lớn.
Tội
lỗi của Adam đã có thể mang tất cả loài người đến cái chết đời đời (nghĩa là, sự
đày đọa), nhưng ơn Gót đã giải phóng nhiều người khỏi nó. Tội lỗi đến từ linh hồn,
không phải từ xác thịt. Những người theo Plato và những tín đồ Manichaeism, cả
hai đã lầm lạc khi gán nguyên nhân tội lỗi vào bản chất của xác thịt, mặc dù những
người theo Plato không tệ như những tín đồ Manichaeism. Sự trừng phạt cho tất cả
loài người vì tội lỗi của Adam là công chính; bởi vì như là kết quả của tội lỗi
này, con người có thể là tinh thần trong cơ thể, đã thành nhục dục trong não thức
[19].
Điều
này dẫn đến một thảo luận dài và vụn vặt về ham muốn tình dục, vốn chúng ta là
đối tượng của nó như phần của hình phạt của chúng ta vì tội lỗi của Adam. Thảo
luận này là rất quan trọng vì nó vén màn cho thấy tâm lý của sự khổ hạnh; thế
nên chúng ta phải đi vào trong nó, mặc dù ông thánh chiên thú nhận rằng chủ đề
là khiếm nhã. Lý thuyết đưa đến là như sau.
Phải
chấp nhận rằng giao hợp trong hôn nhân không phải là tội lỗi, miễn là chừng nào
ý định của nó là để sinh con. Tuy nhiên, dẫu trong hôn nhân, một người đức hạnh
sẽ ước rằng ông có thể giải quyết “chuyện đó” mà không có ham muốn xác thịt.
Ngay cả trong hôn nhân, như lòng mong muốn sự kín đáo, nó cho thấy mọi người đã
hổ thẹn về sự giao hợp, bởi vì “động tác hợp pháp của tự nhiên này (từ cha mẹ đầu
tiên của chúng ta) đã đi kèm với sự xấu hổ hình phạt của chúng ta”. Những triết
gia phái Sống giống như Chó cho rằng người ta không nên xấu hổ, và Diogenes đã
không có chút nào điều đó, khi muốn tất cả mọi thứ giống như của một con chó,
nhưng ngay cả ông, sau một lần làm thử, trong thực tế đã buông bỏ điều cực kỳ
vô liêm sỉ này. Điều gì là đáng xấu hổ về ham muốn xác thịt là sự độc lập của
nó với ý chí. Adam và Eva, trước khi sa ngã, đã có thể có giao hợp mà không phải
có ham muốn xác thịt, mặc dù trên thực tế họ đã không có giao hợp tình dục. Những
thợ thủ công, khi thực hành nghề nghiệp của họ, đã di chuyển bàn tay của họ mà
không có ham muốn xác thịt; Adam cũng tương tự, nếu như anh ta đã chỉ tránh xa khỏi
cây táo, đã có thể thực hành công việc giao hợp mà không có những cảm xúc, vốn
bây giờ động tác đó đòi hỏi. Những bộ phận sinh dục, giống như phần cơ thể còn
lại, đã sẽ tuân theo ý chí. Nhu cầu phải có ham muốn xác thịt trong giao hợp là
một trừng phạt vì tội lỗi của Adam, nhưng vì điều đó, quan hệ tình dục đã có thể
bị tách rời khỏi lạc thú. Bỏ qua một vài chi tiết sinh lý vốn người dịch đã rất
đúng cách chừa lại trong sự tối tăm vừa phải của nguyên văn Latin, ở trên là lý
thuyết của Augustine liên quan đến tình dục.
Hiển
nhiên từ vừa kể trên rằng điều khiến người khổ hạnh không thích quan hệ tình dục
là sự độc lập của nó với ý chí. Được chủ trương, đức hạnh đòi hỏi một sự kiểm
soát hoàn toàn của ý chí trên cơ thể, nhưng một kiếm soát loại như thế (nếu có,
lại) không đủ để làm giao hợp tình dục có thể (xảy ra) được. Hành động tình dục,
do đó, có vẻ như không nhất quán với một đời sống toàn hảo đức hạnh [20].
Kể
từ sự Sa ngã, thế giới đã bị phân chia vào thành hai thành phố, trong đó một
thành phố sẽ được Gót trị vì đời đời, còn thành phố kia sẽ trong đày đọa đời đời
với Satan. Cain thuộc về thành phố của Quỉ dữ, Abel thuộc về thành phố của Gót.
Abel, bởi ân sủng, và trong đức hạnh của tiền định, đã là một người hành hương trên
mặt đất và một công dân của thiên đàng. Những vị mở đạo (đạo Kitô) thuộc về thành
phố của Gót. Thảo luận về cái chết của Methuselah [21]
mang Augustine đến câu hỏi gây tranh luận của sự so sánh bản kinh thánh Septuagint với bản Vulgate. Những dữ liệu, như được đưa ra trong bản Septuagint, dẫn đến kết luận rằng
Methuselah đã sống sót mười bốn năm sau cơn đại hồng thủy, đó là điều không thể
có được, bởi vì ông này đã không có trong con thuyền Ark (của Noah). Bản Vulgate, theo những bản chép tay tiếng
Dothái cổ, cho dữ liệu dẫn đến rằng ông này chết trong năm của lũ lụt. Về điểm
này, Augustine cho rằng Jerome và những bản chép tay tiếng Dothái cổ phải là
đúng. Một số người cho rằng, những người Jew đã cố tình làm sai lệch bản chép
tay tiếng Dothái cổ, trong ác ý đối với những người Kitô, giả thuyết này bị bác
bỏ. Mặt khác, bản Septuagint phải đã có
từ cảm hứng thần linh. Kết luận duy nhất là những người sao chép của Ptolemy đã
phạm sai lầm khi sao chép bản Septuagint.
Phát biểu về những bản dịch của Cựu ước, ông nói: “hội Nhà Thờ đã tiếp nhận bản
Septuagint, như thể nếu đã không có bản
nào khác, như nhiều người Kitô Hylạp, sử dụng bản này hoàn toàn, không biết liệu
có hoặc không có bản khác. Bản dịch Latin của chúng ta cũng là từ đấy. Mặc dù một
Jerome, một giáo sĩ học thức, và một nhà ngôn ngữ lớn, đã dịch cùng những bản kinh
thánh từ tiếng Dothái cổ sang tiếng Latin. Nhưng mặc dù những người Jew khẳng định
công sức học tập của ông là tất cả sự thật, và xác nhận Septuagint có đôi khi sai lầm, thế nhưng những hội Nhà Thờ của Christ đã chủ trương một người không được
chuộng hơn khi đứng trước nhiều người như thế, đặc biệt là khi được lựa chọn bởi
những thày chăn chiên cao cấp, với công trình này”. Ông chấp nhận câu chuyện về
ứng hợp kỳ diệu của bảy mươi bản dịch độc lập, và coi đây là một bằng chứng rằng
bản Septuagint có thần linh cảm hứng.
Thế nhưng bản Dothái cổ, cũng không kém phần có cảm hứng của thần linh. Kết luận
này đã để câu hỏi lại, nhưng chưa quyết định về phần thẩm quyền của bản dịch của
Jerome. Có lẽ ông có thể đã có quyết định nghiêng về phía Jerome hơn, nếu hai ông
thánh chiên này đã không có một cuộc tranh luận về những khuynh hướng chạy theo
thời thế của Peter [22].
Ông đưa ra
một sự đồng bộ của lịch sử thiêng liêng và trần tục. Chúng ta học được rằng
Aeneas đến Italy khi Abdon [23]
là phán quan ở Israel, và rằng những cuộc khủng bố sát đạo cuối cùng sẽ là dưới
thời Antichrist, nhưng năm tháng của nó là còn chưa biết.
Sau
một chương đáng thán phục về phản đối sự tra tấn trong ngành tư pháp, Augustine
tiến tới chống lại những người mới trong phái Academic, những người chủ trương
tất cả mọi sự vật là đáng hoài nghi. “hội Nhà Thờ của Christ ghê tởm những nghi
ngờ này như sự điên dại, khi có một kiến thức vững chắc nhất của những điều nó
thấu hiểu”. Chúng ta nên tin vào sự thật của Kinh thánh. Ông tiếp tục giải
thích rằng không có đức hạnh chân thực nằm ngoài tôn giáo chân thực. Đức hạnh của
ngoại giáo là “đĩ điếm với ảnh hưởng của những ma quỷ dâm ô và bẩn thỉu”. Những
gì sẽ là những đức hạnh trong một người Kitô là những thói hư tật xấu ở một người
ngoại đạo. “Những điều này vốn nàng [linh hồn] dường xem như những đức hạnh, và
từ đó ảnh hưởng những tình cảm của nàng, nếu chúng không phải tất cả được qui về
đến Gót, chúng thực sự là những thói tật xấu hơn là những đức hạnh”. Bọn chúng
không phải là thuộc của xã hội (Nhà Thờ) này sẽ phải chịu đau khổ đời đời.
“Trong những xung đột của chúng ta ở đây trên trần thế, hoặc đau đớn là kẻ chiến
thắng, và do đó cái chết khai trừ cảm giác của nó, hoặc bản chất chinh phục, và
khai trừ đau đớn. Nhưng ở đó, đau đớn sẽ gây khổ sở vĩnh viễn, và bản chất sẽ chịu
đau đớn vĩnh viễn, cả hai mãi mãi chịu đựng sự trường tồn của sự trừng phạt giáng
xuống”.
Có
hai sự sống lại, đó là của linh hồn khi (người ta) chết, và của cơ thể trong
ngày Phán xét cuối cùng. Sau một thảo luận về những khó khăn khác nhau liên
quan đến thời đại hoàng kim nghìn năm[24],
và về những việc làm tiếp sau đó của Gog và Magog [25],
ông đi đến một văn bản trong Thessalonians II (ii, 11, 12): “Gót sẽ gửi cho họ ảo
tưởng mạnh mẽ, rằng họ nên tin vào một dối trá, rằng họ tất cả có thể bị đày đọa
những ai không tin sự thật, nhưng có thích thú trong sự không-ngay-thẳng gian
ác”. Một số người có thể nghĩ rằng là điều bất công nếu vị Toàn năng trước tiên
đánh lừa họ, và sau đó lại trừng phạt họ vì họ bị lừa dối; nhưng với Augustine
điều này xem ra khá là theo trật tự đâu ra đó. “Khi bị lên án, họ bị dụ dỗ, và,
khi bị dụ dỗ, bị lên án Nhưng sự dụ dỗ của họ là do phán xét bí mật của Gót, bí
mật một cách công chính, và công chính một cách bí mật; Ngay cả Ngài đã phán
xét liên tục, kể từ khi thế giới bắt đầu”. Augustine chủ trương rằng Gót đã
phân loài người vào thành được-chọn-lựa và (không được chọn) bị-đày-đọa, không
phải vì thành tích hoặc nhược điểm của họ, nhưng một cách tùy tiện. Tất cả đều
như nhau, đều xứng đáng bị đày đọa, và do đó kẻ không được chọn, bị-đày-đọa
không có nền tảng để khiếu nại. Từ đoạn trên đây của Paul, nó hiện ra như rằng
– những kẻ bị-đày-đọa – họ là xấu xa, vì họ bị chê bỏ không được chọn, không phải
là họ không được chọn bị chê bỏ vì họ là xấu xa.
Sau
sự sống lại của cơ thể, những cơ thể của kẻ bị-đày-đọa sẽ bị thiêu đốt mãi mãi
mà không bị cháy hết. Không có gì là lạ trong điều này; nó xảy ra với những con
salamander [26] và núi
lửa Etna. Ma quỉ, dù vô hình, có thể bị đốt cháy bởi lửa hữu hình. Đau đớn đày
đọa của hỏa ngục không phải là sự thanh tẩy (cho bớt, sạch tội), và những lời cầu
xin của những vị thánh chiên sẽ không làm giảm bớt được. Origen đã sai lầm khi
nghĩ rằng hỏa ngục không phải là vĩnh viễn. Những kẻ lạc đạo, dị giáo, và những
người Catô tội lỗi, sẽ bị đày hỏa ngục.
Quyển
sách kết thúc với một mô tả thị kiến của Augustine về Gót trên thiên đường, và
về hạnh phúc vô biên vĩnh cửu của Thành phố của Gót.
Từ
bản tóm tắt ở trên, sự quan trọng của tác phẩm có thể không được rõ ràng. Những
gì đã có ảnh hưởng là sự phân cách của Nhà Thờ và Nhà nước, với ẩn ý rõ ràng là
Nhà nước chỉ có thể là một phần của Thành phố của Gót bằng cách phục tùng với
Nhà Thờ trong tất cả những vấn đề tôn giáo. Điều này đã là học thuyết của hội
Nhà Thờ kể từ đấy. Thông qua tất cả thời Trung cổ, trong xuốt thời có sự gia
tăng dần sức mạnh của vua chiên, và trong suốt sự xung đột giữa vua chiên và
Hoàng đế, Augustine đã cung cấp cho Nhà Thờ phương Tây sự biện minh lý thuyết
cho chính sách của nó. Nhà nước Dothái, trong thời huyền thoại của những Phán
quan, và trong giai đoạn lịch sử sau khi trở về từ sự giam cầm ở Babylon, đã là
một chế độ thần quyền, nhà nước đạo Kitô nên bắt chước nó trong phương diện này.
Sự yếu đuối của những hoàng đế, và của hầu hết những quốc vương phía Tây (châu
Âu) thời Trung cổ, đã cho phép hội Nhà Thờ, đến một mức độ rộng lớn, thực hiện
lý tưởng của Thành phố của Gót. Ở phía Đông, nơi những hoàng đế đã vững mạnh, sự
phát triển này không bao giờ diễn ra, và Nhà Thờ vẫn còn rất nhiều giữ là đối
tượng của Nhà nước hơn là như nó ở phương Tây.
Phong
trào Cải cách (đạo Kitô), vốn làm sống lại học thuyết của Augustine về sự cứu rỗi,
đã ném tung đi giảng dạy về thần quyền của mình, và trở thành những người theo
phái Erastianism [27] phần
lớn là do những nhu cầu cấp bách thực tế của cuộc chiến với chủ nghĩa Catô.
Nhưng học thuyết Erastianism Phảnthệ [28]
đã chỉ là nửa vời, và hầu hết những nhóm nhiệt thành tôn giáo nhất trong đám Phảnthệ
vẫn còn chịu ảnh hưởng của Augustine. Những giáo phái Anabaptists, Fifth
Monarchy Men, và Quakers đã lấy một phần của học thuyết của ông, nhưng đặt ít sức
ép hơn về phái hội Nhà Thờ. Augustine chủ trương tiền định trong cứu rỗi, và
cũng chủ trương về sự cần thiết của phép rửa tội bắp têm cho sự cứu rỗi; hai
giáo lý này không hài hòa tốt đẹp cho lắm, và những người Phảnthệ cực đoan ném
bỏ điều thứ hai. Nhưng thuyết về mạt thế [29] của
họ vẫn giữ lại là của Augustine.
Thành phố của Gót
chứa đựng ít những gì vốn cơ bản là độc đáo nguyên thủy. Thuyết Mạt Thế là nguồn
gốc Dothái, và đưa vào đạo Kitô chủ yếu thông qua Sách Relvelation (Sách Khải
Huyền.). Chủ thuyết về cứu chuộc tiền định và sự chọn lựa (ai được cứu chuộc)
là theo Paul, mặc dù Augustine đã đem lại cho nó một phát triển hợp lý hơn và đầy
đủ hơn nhiều, so với nó được tìm thấy trong Epistles. Sự khác biệt giữa lịch sử
thiêng liêng và phàm tục là đã đặt ra khá rõ ràng trong kinh Cựu ước. Những gì
Augustine đã làm là mang những yếu tố này lại với nhau, và liên hệ chúng với lịch
sử của thời riêng ông, trong một cách mà sự sụp đổ của Đế quốc Tây, và giai đoạn
xáo trộn tiếp theo, có thể được những người Kitô tiêu hóa, mà không cần bất kỳ
thử thách nặng nề quá đáng nào với đức tin của họ.
Mô
thức của người Jew về lịch sử, quá khứ và tương lai, thì quả như được làm thành
một kêu gọi mạnh mẽ với giới bị áp bức và bất hạnh ở tất cả mọi thời. Augustine
đã thích ứng mô thức này với đạo Kitô, Marx với Chủ nghĩa Xã hội. Để hiểu Marx
một cách tâm lý, người ta nên sử dụng từ điển sau:
Yahweh = Chủ nghĩa Duy Vật Biện chứng.
Đấng
Messiah Cứu thế = Marx
Kẻ
được chọn (để cứu rỗi) = giai cấp Vô sản.
Hội
Nhà Thờ = Đảng Cộng sản.
Sự
Tái hiện (Chúa xuống trần) lần Thứ hai = Cách mạng.
Hỏa
Ngục = Sự trừng phạt, đày đọa từ những nhà Tư bản.
Thời
đại hoàng Kim = Khối Thịnh Vượng Chung Cộng sản Hoàn Vũ.
Những
thuật ngữ ở bên trái cung cấp nội dung xúc cảm cho những thuật ngữ bên phải, và
đó là nội dung tình cảm này, vốn quen thuộc với những ai là người đã có một
nuôi dạy lớn lên trong đạo Kitô hay trong đạo Juda, vốn nó làm cho luận thuyết
về sự tận cùng của lịch sử của Marx đáng tin cậy. Một từ điển tương tự có thể
được thực hiện với chủ nghĩa xã hội nước Đức – Nazis, nhưng những khái niệm của
họ thuần túy Cựu ước hơn, và ít Kitô hơn so với của Marx, và Đấng Cứu thế của họ
có nhiều tương đồng với những Maccabees hơn với Christ.
III. Cuộc tranh luận về phái
theo Pelagius
Khối
lượng lớn của phần gót học có ảnh hưởng nhất của Augustine là có liên quan với
sự đấu tranh chống lại dị giáo của những tín đồ theo Pelagius. Pelagius là một
người xứ Welsh, nước Anh; tên thật là Morgan, có nghĩa là “người của biển”, như
là “Pelagius” có nghĩa trong tiếng Hylạp. Ông là một tu sĩ Ki tô có học thức và
dễ chịu, ít cuồng tín hơn nhiều người cùng thời với ông. Ông tin vào ý chí tự
do, đã đặt câu hỏi với giáo lý về tội nguyên thủy, và đã nghĩ rằng, khi con người
hành động một cách đạo hạnh, đó là bởi lẽ phải của nỗ lực đạo đức của riêng họ.
Nếu như họ hành động phải, và theo chính thống, họ sẽ đi đến thiên đường, như
là một phần thưởng cho những đức hạnh của họ.
Những
quan điểm này, mặc dù bây giờ chúng có vẻ tầm thường, vào thời điểm đó, đã gây
ra một rúng động lớn, và chủ yếu là đã do những nỗ lực của Augustine, nên bị
tuyên bố là lạc đạo, dị giáo. Tuy nhiên, họ đã có một thành công nhất thời đáng
kể. Augustine đã phải viết thư cho vị giáo trưởng của Jerusalem để báo trước ông
chống lại nhà thủ lĩnh lạc giáo quỷ quyệt, là người đã thuyết phục được nhiều
nhà gót học phương Đông chấp nhận quan điểm của mình. Ngay cả sau sự lên án của
Augustine, có những người khác, gọi là bán-Pelagians, ủng hộ những hình thức yếu
nhẹ hơn của học thuyết Pelagius. Đã là một thời gian lâu dài, trước khi giảng dạy
tinh thuần hơn của Augustine mới hoàn toàn thắng thế, đặc biệt là ở Pháp, nơi sự
lên án cuối cùng với những tín đồ dị giáo bán-Pelagians đã diễn ra tại Hội đồng
Orange, năm 529.
Augustine
dạy rằng, Adam trước sự Sa ngã, đã có ý chí tự do, và đã có thể đã tránh khỏi tội
lỗi. Nhưng khi Adam và Eva đã ăn quả táo, sự xấu xa sa đọa nhập vào họ, và truyền
xuống đến tất cả dòng dõi con cháu của họ, không ai trong đám này có thể dựa
vào năng lực của riêng mình mà tránh được tội lỗi. Chỉ có ân sủng của Gót mới
có khả năng làm những con người là đạo hạnh. Bởi vì tất cả chúng ta thừa hưởng
tội lỗi của Adam, chúng ta đều xứng đáng với sự đày đọa hỏa ngục đời đời. Tất cả
những ai là người chết mà đã không chịu lễ bắp têm, ngay cả trẻ sơ sinh, sẽ đi
vào hỏa ngục, và chịu hành hạ vĩnh viến bất tận. Chúng ta không có lý do gì để
phàn nàn về điều này, bởi vì tất cả chúng ta đều xấu xa. (Trong tập Confessions, ông thánh chiên này đã liệt
kê những tội ác mà ông đã phạm từ lúc còn trong nôi) [30].
Nhưng bởi ân sủng rộng rãi của Gót với một số người nhất định, trong số đó có những
người đã được rửa tội, là những người được lựa chọn để đi lên thiên đường; những
người này là những người đươc-chọn-lựa. Họ không lên thiên đường bởi vì họ là tốt
lành; tất cả con người chúng ta đều hoàn toàn đồi trụy, chỉ ngoại trừ trong chừng
mức ân sủng của Gót, vốn chỉ chỉ dành ban cho kẻ được-chọn-lựa, đã cho chúng ta
có khả năng là được thành khác đi. Không có lý do nào có thể được đem cho tại
sao một số được chọn lựa, và phần còn lại bị đày hỏa ngục, điều này là do sự lựa
chọn không-động-lực của Gót. Vĩnh viễn đày hỏa ngục; chứng minh công lý của
Gót; sự cứu rỗi, đó là lòng thương xót của Ngài. Cả hai đều biểu hiện ngang
nhau về sự tốt lành của Ngài.
Những
lập luận ủng hộ học thuyết tàn bạo này – vốn được Calvin đã hồi sinh, và kể từ
đó về sau, không được hội Nhà Thờ đạo Catô chủ trương nữa – được tìm thấy trong
những viết lách của Paul, đặc biệt là những Thư (the Epistle) gửi những người Lamã.
Những thư từ này đã được Augustine xử dụng như một luật sư xử dụng luật: sự diễn
giải là có khả năng, và những văn bản được làm cho vắt ra ý nghĩa cùng cực. Cuối
cùng, người ta được thuyết phục, không phải là Paul đã tin vào những gì
Augustine vừa suy diễn, nhưng rằng, khi đặt những văn bản nào đó nhất định
trong cô lập, chúng thực chứa ý nghĩa như những gì Augustine nói chúng đã hàm
nghĩa. Nó có vẻ kỳ lạ rằng sự đày đọa hỏa ngục đối với những trẻ sơ sinh chưa
được làm lễ báp têm đã không được nghĩ là kinh hoàng sửng sốt, nhưng lại nên được
quy về một vị Gót toàn thiện, tốt lành. Sự lên án tội lỗi, tuy nhiên, đã quá thống
trị ông đến nỗi ông thực sự tin rằng những trẻ em sơ sinh là những bắp tay bắp
chân của Satan. Một số lượng lớn của những gì là dã man tàn bạo nhất trong hội
Nhà Thờ thời Trung cổ là có thể truy ngược gốc về ý nghĩa đen tối của ông về sự
phạm tội phổ quát ở khắp mọi người.
Chỉ
có duy nhất một khó khăn trí thức vốn thực sự làm Augustine bối rối lo lắng. Điều
này không phải là sự có vẻ như một điều đáng tiếc đã sáng tạo Con Người, vì phần
bao la lớn lao của loài người được tiền định để chịu hành hạ đau khổ đời đời.
Điều gì làm phiền hà ông là, nếu tội nguyên thủy được kế thừa từ Adam, như Paul
dạy, linh hồn, cũng như cơ thể, phải được gây truyền lan giống từ những cha mẹ [31], bởi
vì tội lỗi là thuộc về linh hồn, không phải cơ thể. Ông thấy những khó khăn
trong học thuyết này, nhưng nói rằng, vì kinh thánh thì im lặng (về vấn đề này),
nó không thể là cần thiết với sự cứu rỗi để đi đến một cái nhìn đúng đắn về nội
dung này. Vì thế, ông để mặc nó, không quyết định.
Điều
lạ lùng khác thường là những con người cuối cùng của trí tuệ ưu việt trước thời
Tăm tối đã bị bận tâm, không phải với sự giải cứu nền văn minh, hoặc đánh đuổi các
sắc dân rợ xâm lăng, hay sự cải cách những nhũng loạn của quản lý chính sự,
nhưng với việc rao giảng về giá trị của tiết trinh phụ nữ, và sự đày đọa hỏa ngục
đời đời của trẻ sơ sinh chưa chịu lễ rửa tội bắp têm. Khi thấy rằng đây là những
mối bận tâm mà hội Nhà Thờ đã chuyển đến những dân rợ nhập đạo Kitô, không còn
phải tự hỏi rằng tai sao thời đại tiếp nối đã vượt qua gần như tất cả những
giai đoạn lịch sử trọn vẹn khác về sự dã man tàn ác, và sự mê tín dị đoan.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(June, 2011)
(còn tiếp … )
[1] Pantheism – phiếm thần luận (泛神論)
[2] CTTG – Confessions,
Book XI, chap xx.
[3] CTTG – ibid,
chap. xxviii.
[4] CTTG – ibid,
chap. xxx.
[5] Subjectivism –chủ nghĩa chủ quan; chúng ta
chỉ có thể có kiến thức với những gì chủ thể nhận thức qua giác quan – all
knowledge is restricted to the conscious self and its sensory states.
[6] ambulo
ergo sum – “tôi đương đi bộ, thế nên tôi hiện hữu” – là phê bình của Pierre
Gassendi (1592-1655) – nhà toán học, thiên văn học, khoa học gia và triết gia
người Pháp.
Với cogito
của Descartes, Gassendi phản đối rằng người ta có thể suy ra sự hiện hữu bằng bất
cứ hành động bên ngoài nào, như đi bộ chẳng hạn, thế nên ông phát biểu “Ambulo, ergo sum” (“je marche donc je
suis”). Tại sao lại chỉ đưa ra có sự suy nghĩ? (“Je pense, donc je suis”).
[7] Lucretia
– huyền thoại lịch sử Lamã; theo chuyện kể, Lucretia là vợ của một nhà quí phái
Lamã, nổi tiếng vì đức hạnh và trung thành. Sau khi bị Sextus Tarquinius, con của
vị vua của Lamã hãm hiếp, ngày hôm sau đã kể lại cho chồng và cha, và trước mặt
họ, đã tự tử thay vì sống nhục. Do cuộc tự tử này đã thành động cơ cho cuộc
cách mạng tiếp đó, lật đổ chế độ quân chủ lúc ấy và thành lập Cộng Hòa Lamã.
Câu chuyện hãm hiếp và tự tử của Lucretia đã là một chủ đề văn chương và mỹ thuật
của châu Âu.
[8] CTTG – Thành
phố của Gót, I, 31.
[9] CTTG – ibid.,
I, 35.
[10] CTTG – Thành
phố của Gót, II, 14.
[11] Huyền
thoại lịch sử Lamã: Sau khi thành Rome tạo lập, những người nam trong thành thấy
thiếu phái nữ để lập gia đình. Họ đã qua bộ lạc láng giềng là Sabine để xin phụ
nữ về làm vợ, nhưng bị những tộc trưởng bộ lạc từ chối. Sau đó họ lập mưu bắt
cóc những phụ nữ của bộ lạc này. những phụ nữ Sabine đã ôm con ra phải can thiệp,
xin cha và chồng ngưng đánh nhau, vì sợ bị lâm cảnh mồ côi và góa bụa. Thế nên
chiến tranh đã ngưng, dán chặt định mệnh của Lamã và văn minh phương Tây.
[12] CTTG –
luận chứng này không phải là nguyên thủy, nó có nguồn gốc từ nhà Academic hoài
nghi Carneades hoài nghi h. Cf. Cumont, Oriental
Religions in Paganism Roman, trang 166.
[13] CTTG – Thành
phố của Gót, VIII, 5.
[14] tự thân, trong nội tại
[15] demon – hay daemon: trong tin tưởng cổ Hylạp
– chỉ một thần linh hay một tác nhân siêu nhiên (divinity or supernatural
being), có bản chất giữa người và gót; nửa người nửa thần. daimōn còn có nghĩa là thần thánh ‘deity, genius’. Thí dụ trong
chuyện nghìn lẻ một đêm, vị thần
trong cây đèn của Aladin – là một daemon, không phải gót.
Trong Aristote – ông nói ông luôn có một
daemon –như một sức mạnh khởi hứng hay một tinh thần thường trực trong não thức,
làm ngọn đèn nội tâm soi sáng cho hành động của ông, như một thứ lương tâm, đẩy
ông sang nẻo chính, kéo ông khỏi lối tà ác.
[16] Everything blessed is eternal.
[17] Perfect number : số hoàn hảo hay toàn hảo
[18] CTTG – Romans vi: Thessalonians iv.
[19] CTTG – The
City of Gót, xiv, 15.
[20] Nguyên tắc của phái tu khổ hạnh Kitô là phải
dùng ý chí kiểm soát toàn bộ cơ thể, nhưng nếu cơ thể bị kiếm soát như thế thì
không nó không thực hiện động tác giao hợp được – vì giao hợp đòi hỏi phải có
thèm muốn nhục dục, nghĩa là phải buông bỏ sự kiếm soát của ý chí.
[21] Nhân vật huyền thoại nhắc đến trong kinh
thánh – được xem như sống lâu nhất – đến gần nghìn tuổi, cha của Lamech, ông nội
của Noah.
[22] CTTG – Galatians ii, 11-14.
[23] CTTG – Về Abdon, chúng ta chỉ biết ông có
40 con trai và 30 cháu trai, và tất cả 70 người này đều cỡi lừa.(Judges xii,
14).
[24] millenium: trong Kitô thường chỉ 1000 năm
hạnh phúc với Jesus tái hiện và trị vì thời đại này.
[25] tên những nhân vật ( hay địa danh) trong kinh
Thánh.
[26] Salamander: một loài bò sát giống như kỳ
nhông, nhưng trong theo truyền thuyết – kể trong những thời trước hiện đại –
thường được cho là chúng sống trong lửa hay chúng có thể chống lại lửa, không bị
đốt.
Thự ra Salamander là một tên chung – cho
khoảng gần 500 giống bò sát lưỡng thê; chúng có đặc biệt là có thể mọc lại chân
bị đứt, và có thể cả những phần khác của cơ thể .
[27] Erastian:
những người theo học thuyết
Erastianism : chủ trương Nhà nước.nên có thẩm quyền trên Nhà Thờ trong những
vấn đề thuộc về hội nhà thờ, nhân sự hội nhà thờ (thí dụ một thày chăn chiên phạm
pháp – ai xử? nhà thờ hay nhà nước?) – Lý thuyết này của Thomas Erastus
(1524-83), một nhà gót học Swiss.
[28] CTTG – Erastianism là giáo lý chủ trương
Nhà Thờ nên là đối tượng của Nhà nước.
[29] Eschatology: lý thuyết gót học hay giải
thích kinh thánh về sự tận thế của thế giới (từ Greek: eskhatos = cuối cùng)
[30] Nhắc tới những cuộc khảo hành khi phải viết
bản tự kiểm thảo – người kiểm thảo phải viết đi viết lại – sao cho có thật nhiều
“tội lỗi” – cả thực sự, lẫn “dường như”, lẫn “tưởng tượng. Sự căng thẳng dày vò
là một trấn áp tàn khốc và hết sức kinh khủng về tinh thần; theo giải thích về
tâm lý – với Marx như Russell đã viết ở đoạn trên – tôi nghĩ Confessions của Augustine – thực chất là
bản văn thuộc loại kiểm thảo (ít nhất theo nghĩa tôn giáo) đầu tiên – mở đầu
cho tất cả những loại kiểm thảo, tự thú chính trị về sau này của thế kỷ XX, đặc
biệt là trong phong trào Cộng Sản khắp thế giới.
Những con người từ lý tưởng xã hội, hay
lòng ái quốc nồng nàn, đã dẫn đến một hình thức tổ chức chính trị áp chế, nó
đòi hỏi con người phải tự khước từ tự do tư tưởng, và sau đó đi đến cả tự hủy
hoại đời sống tình cảm riêng tư cá nhân.
Những yếu tố của nó là sự khủng bố tinh thần
– đẩy đến đấm ngực “mea culpa” trước
hình tượng Gót, hay đại diện Gót – cũng hoàn toàn là một với bị trói quì, bị
đánh đập – phải xưng tội trước đám nông dân vô sản hò hét xung quanh trong cải
cách ruộng đất; hay sau nhiều trận sinh tử – quần thảo cho tinh thần quằn quại,
gục đổ, sau những đánh phá đến tan tành không còn hình dạng – kẻ bị kiểm thảo –
hay tự kiểm thảo- đã khóc lóc đọc bản văn như loại Confessions – xưng tội trước những hình tượng như cờ Đảng, bàn thờ
tổ quốc,… – với tổ chính trị, hay với chính trị ủy viên có trách nhiệm của tổ
chức chứng giám.
[31] Thế nhưng giáo lý Kitô hiện hành dạy rằng
linh hồn mỗi người là từ Gót.