Monday, July 18, 2011

Tôn giáo như một Vi-rút


Tôn giáo như một Vi-rút

(Religion as a Virus)

Darrel W. Ray, Ed. D.






“Chúng ta coi thường tất cả những tôn kính và tất cả những đối tượng tôn kính bên ngoài vòng rào danh sách của chúng ta về những điều thiêng liêng, và tuy thế với sự bất nhất kỳ lạ, chúng ta bị sốc khi người khác coi thường và quậy đục những điều chúng ta cho là thiêng liêng.” - Mark Twain


Chương 1: Tôn giáo như một Vi-rút

Tổng quan
Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét sự tương đồng đáng chú ý giữa những phương pháp truyền giống của một số hệ thống sinh học và những chiến lược của tôn giáo.

Một thí nghiệm tư tưởng
Hãy tưởng tượng kịch bản này: Bạn có một đàm luận nghiêm trang với một người bạn rất tín mộ đạo Kitô. Người bạn này thông minh, có học thức và hiểu biết. Hai người đồng ý ghi âm lại cuộc trò chuyện. Chủ đề là Islam. Trong trò chuyện này, bạn thảo luận rằng Mohammed là một người tự phong mình là vị tiên tri, và ông tuyên bố ông đã nói chuyện với gót Allah và những thiên sứ. Ông đã đọc cho chép lại một cuốn sách mà ông tuyên bố là không thể sai lầm, và ông đã bay từ Jerusalem lên thẳng thiên đường, cỡi trên lưng một con ngựa.

Trong cuộc đàm thoại này, bạn đồng ý rằng Mohammed có lẽ đã bị ảo tưởng khi nghĩ rằng ông có thể nói chuyện với gót. Bạn đồng ý rằng kinh Koran rõ ràng là văn bản từ Mohammed, và không phải từ Allah. Nó là buồn cười lố bịch khi ông ta tuyên bố rằng ông là vị tiên tri cuối cùng, và tất cả những người khác là sai. Cả bạn và người bạn của bạn, đều không có thể nào tin rằng ông đã bay lên trời, chứ đừng nói chuyện còn cỡi một con ngựa. Tất cả nghe ra quá điên rồ, và cả hai đều đồng ý là thật khó mà hiểu được làm sao mà lại có người có thể tin vào một thứ tôn giáo như thế. Vào cuối của cuộc trò chuyện, bạn nói rằng người Muslim đã không chọn tôn giáo của họ, chẳng qua là họ đã được sinh ra trong môi trường văn hóa đã có sẵn nó mà thôi. Bất cứ người nào nếu được tiếp xúc với cả hai,  Kitô và Islam, sẽ thấy rằng Kitô là mới là tôn giáo thực.


Trong vài ngày tới, bạn chép những gì đã thu âm xuống giấy. Sau đó, bạn hãy đổi tất cả những từ chỉ Mohammed và thay vào đó là Jesus, và những từ liên hệ.  Bây giờ bản văn đọc lên thành một cái gì đó như sau:

Trong cuộc đàm thoại này, cả hai đều đồng ý rằng Jesus có lẽ đã bị ảo tưởng khi nghĩ rằng ông có thể nói chuyện với gót Jehovah. Kinh Thánh rõ ràng được những con người viết và không phải bởi Jehovah. Cả hai đồng ý nó là buồn cười lố bịch khi Jesus tuyên bố rằng ông là vị tiên tri cuối cùng, và tất cả những người đến sau này là sai. Cả bạn và người bạn của bạn, đều không có thể tin rằng ông đã sống lại từ cõi chết, chứ đừng nói chuyện còn bay lên trời. Tất cả nghe ra quá điên rồ, và cả hai đều đồng ý là thật khó mà hiểu được làm sao mà lại có người có thể tin vào một thứ tôn giáo như thế. Vào cuối của cuộc trò chuyện, bạn nói rằng người Kitô đã không chọn tôn giáo của họ, chẳng qua là họ đã được sinh ra trong môi trường văn hóa đã có sẵn nó mà thôi. Bất cứ người nào nếu được tiếp xúc với cả hai, Islam và Kitô, sẽ thấy rằng Islam là mới là tôn giáo thực.

Bây giờ, hãy nói với người bạn, “tôi đã chép lại cuộc trò chuyện ghi âm của chúng ta về đạo Islam, và muốn duyệt lại nó với bạn”. Khi đọc, hãy chú ý xem phản ứng của người bạn kia. Phản ứng của người ấy với từng mệnh đề ra sao? Đọc được đến bao lâu thì người ấy quay sang phản đối chống cự? Nhanh chóng mức nào người ấy bắt đầu gạt bỏ và rằng những lập luận ghi chép này xây dựng không có cơ sở thực tế như những lập luận trong cuộc trò chuyện đầu tiên? Nếu bạn nhấn mạnh trong dòng lý luận song song, cùng là một lôgích này, được bao lâu trước khi người bạn ấy nổi giận, hay bỏ ngang cuộc trò chuyện? Cuộc đàm luận này có thể làm mất tình bạn giữa hai người hay không?

Bạn có thể làm thí nghiệm tương tự với những tôn giáo thờ gót và có tiên tri khác. Thí dụ, thay thế Joseph Smith cho đạo Mormon, hoặc Moses cho đạo Dothái. Thí nghiệm này cho thấy virút gót làm việc. Nó lây nhiễm làm độc não thức, và làm thay đổi khả năng tư duy phê phán. Tuy nhiên, nó vẫn chừa lại khả năng phê phán nguyên vẹn với những đối tượng khác, như khi đối phó với những tôn giáo khác, nhưng chỉ vô hiệu hóa tư duy phê phán về tôn giáo của chính mình. Giữ thí nghiệm tưởng tượng này trong đầu, khi chúng ta thăm dò những hành vi giống như vi-rút của tôn giáo, trong cá nhân và trong xã hội.

Hội chứng đổi tôn giáo (cải đạo)
Bạn đã từng bao giờ quan sát một người nào đó trải qua một sự thay đổi tôn giáo? Người đó xem ra biết điều, hoàn toàn phải chăng, và không có quan tâm đặc biệt nào về tôn giáo. Sau đó, thường là có biến cố trong gia đình - hoặc cha mẹ, hoặc con cái chết; hay có bạn bè thân, hay chính họ bị một bệnh nan y nào đó, hoặc gặp một tai nạn ô tô, chẳng hạn. Trong vòng khoảng chỉ một tuần, đến đôi ba tháng, người này thay đổi, lặng lẽ hay bương bả, đi tìm trả lời cho tất cả những câu hỏi của cuộc đời, và có thể bắt đầu nghiên cứu, tìm đọc, học hỏi, và rồi phun ra tất cả những học thuyết mọi loại. Trong một khung thời gian hạn hẹp, đặc biệt như thế của cuộc đời; thường là con người rất bị chao động về tinh thần, lý trí rất dễ bị suy xụp, hay tự ngã nhanh chóng dễ bị tổn thương – đáng lẽ nên được giúp đỡ để có thêm nghị lực lấy lại quân bằng tinh thần, và tỉnh táo đối diện được với thực tại đời sống; hay ít nhất để họ yên, giao họ cho thời gian làm nguôi dịu thương đau; nhưng do những hoàn cảnh khách quan, những người này  đã không may mắn trở thành con mồ béo bở của đám phù thủy tôn giáo, bị một mớ những giải đáp thường giả định là đúng, những tin tưởng ngây thơ bùi tai khoác áo chân lý, dưới dạng những giảng dạy của một một tiên tri nào đó, thường là độc thần chủ quan, chúng đột nhập hết sức vội vàng – tương tự như một bệnh nhân chưa hồi sức, vội ra ngoài mưa nắng, bị trúng gió; hay tham một món ăn lạ, bị trúng độc – về phần những những “giải đáp” nói trên, chúng có thể đi đến chiếm hữu toàn bộ, hay điều khiển một phần tâm trí của một người. Trong nhiều trường hợp, con người này sẽ không sớm thì muộn – âm thầm hay công khai gia nhập một trong số giáo phái loại cuồng tín quá khích, hoặc loại mê tín quyến rũ, tùy hoàn cảnh không gian và thời gian, và cá tính từng người.

Một người đồng sự của tôi gần đây có cha chết vì ung thư. Trước khi có chấn thương gia đình này, ông là một người không mấy đặc biệt chú trọng về tôn giáo. Sau cái chết của cha mình, ông đã thành một trường hợp cho thấy tác dụng nghiêm trọng của tôn giáo, nó đã thay đổi nhân cách của ông hết sức đột ngột và mạnh mẽ. Một buổi tối dành cho một bữa ăn trong một nhà hàng ngon đã trở thành một thử thách gay go cho những người cùng bàn, vì ông liên hồi nhắc đến Jesus, thần tượng mới khám phá. Không có cách nào để có một cuộc trò chuyện với ông về chủ đề bất kỳ nào mà không có tôn giáo trườn vào. Nó trở nên rất mệt mỏi cho người đối thoại. Chẳng bao lâu chúng tôi hoàn toàn thôi không tìm gặp riêng ông ta nữa.

Những thị kiến và những thay đổi tôn giáo đã được tường trình từ trong nhiều thế kỷ. Chúng mang những tương đồng nổi bật, bất kể tôn giáo và văn hóa khác loại. William James nhận thấy những điểm tương đồng hơn một thế kỷ trước trong cuốn sách nổi tiếng của ông, The Varieties of Religious Experience (Những trạng thái khác nhau của kinh nghiệm tôn giáo) (1902). Những gì sẽ làm thành một sự đổi đạo của một tín đồ Muslim, sẽ nghe và thấy như của một tín đồ Kitô. Lý do tại sao một sự hiển linh trong đạo Hindu sẽ mang một tương đồng gần gũi với một săn tìm thị kiến của người thổ dân Mỹ bản địa?

Gần đây, khoa thần kinh học đã cho thấy rằng những kinh nghiệm như vậy có thể được tạo ra bằng sự kích thích não bộ. Vì vậy, có khi chỉ dùng một giòng điện, đơn giản kích thích thần kinh một cách nào đó, có thể đánh thức, gợi lên những kinh nghiệm thần bí. Người Mỹ bản địa sử dụng loại cây xương rồng Peyote, hoặc Tiến sĩ Timothy Leary sử dụng LSD, đã chứng minh điều này từ lâu. Chúng ta biết rằng có những kinh nghiệm xem ra chúng xuất hiện mang vẻ rất huyền bí, rất có khả năng là những phản ứng thần kinh đối với bất kỳ một số những sự việc xảy ra tự nhiên trong môi trường xung quanh, hoặc trong não bộ. Những kinh nghiệm gần-như-chết (near-death) được nhiều người thuật lại trong nhiều thế kỷ, và trong tất cả những nền văn hóa; chúng đều có những điểm tương đồng đáng chú ý so với trường hợp của những gì được thuật lại từ những người trong những thí nghiệm kích thích thần kinh.

Tiến sĩ Olaf Blanks, một nhà thần kinh học tại Ecole Polytechnique ở Lausanne, ThụySĩ, kết luận từ nghiên cứu của ông về kích thích não: “có thể rất dễ bị cám dỗ để gọi đến siêu nhiên, trong khi cơ thể này cảm thấy có gì lệch lạc, không theo hướng mong đợi, lời giải thích đích thực là một giải thích rất tự nhiên, não bộ đã cố gắng để làm những dữ kiện thông tin mâu thuẫn có ý nghĩa”.[1]

Những gì đã được gọi là “thần bí” trong nhiều thế kỷ, bây giờ có thể được lập lại trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Blanks, với những thiết bị thăm dò bằng dòng điện trên não bộ.

Ông là ai và ông đã làm gì với bạn của tôi?
Một số người có trải qua một sự thay đổi tôn giáo – những người Kitô gọi là “cải đạo” - dường như cũng đã chịu đựng một sự thay đổi nhân cách. Họ có thể khá thoải mái vui vẻ và dễ chịu khi nói về những điều bình thường, nhưng khi họ bắt đầu nói về những tin tưởng – những “đức tin” mới có - của họ, là thái độ thay đổi. Âm điệu của tiếng nói của họ thay đổi, nụ cười của họ trở nên căng thẳng, và họ quay về thủ thế rồi sẵn sàng chống trả như bị tấn công xúc phạm, khi được hỏi về bằng chứng, hay lý do cho niềm tin mới tiếp nhận, hay muốn nghe giải thích về “đức tin” mới của họ. Rồi trở nên khó khăn để có một cuộc trò chuyện thân thiện như trước đây đã có với họ. Nó giống như một cảnh từ phim xinê  Sự xâm lăng của những kẻ bắt cóc thân người (1978) [2], những sinh vật từ hành tinh ngoài trái đất – trong trường hợp này là những hạt (pod) đã chiếm đoạt kiểm soát não bộ con người bị chúng bắt cóc, rồi chuyển đổi những cơ quan trong cơ thể con người này và thay đổi họ thành những máy-tự-động vô cảm (automaton), nghĩa là những sinh vật ngoài không gian (aliens) bắt cóc con người, thân xác thì giữ, nhưng bên trong đã bị thay đổi, không còn là người nữa; nhưng là những bộ máy phục tùng cho những aliens; dù dạng bên ngoài vẫn giống như những người bình thường khác.

Một khi một người nào đó đã “cải đạo” – nghĩa là bỏ tín ngưỡng tôn giáo vẫn có, nay đổi sang một tôn giáo khác; sau đó, sẽ thật là khó khăn nếu như có một ai thân thuộc muốn có một cuộc trò chuyện hợp lý để bàn bạc về những khía cạnh phi lý của tôn giáo vốn người đó vừa mới tiếp nhận. Nó như có một cái gì đó đã xâm chiếm con người đó, và một cái gì đó đã kiểm soát, nắm giữ ít hay nhiều phần nào nhân cách của người đó. Bạn không còn có thể nói chuyện trực tiếp với tự thân anh ta nữa. Con người quen thuộc trước đây như mất đâu rồi. Thay vào đó, nó có vẻ như mọi thông tin liên lạc phải thông qua một hữu thể tôn giáo, một con người khác, một cá nhân mới nào đó, giờ đây “sống” bên trong “vỏ” con người cũ của anh ta. Những câu trả lời – như máy phát thanh, hay như vẹt nói, hay ít nhất như “ai đó” nói – đã được luyện tập đâu đó – giờ đây bay ra khỏi miệng. Những câu như, “đó là một huyền nhiệm, …”, hay “đó là một bí ẩn và chúng ta không có nghĩa là để hiểu nó”. Hoặc “Gót mong muốn chúng ta làm theo lệnh của ngài mà không có câu hỏi”, hay kinh hoàng hơn, vì tự nhiên như thật - “Jesus đã nói với tôi, và tôi biết ngài đang ở trong trái tim tôi” [3]. Sau khi nghe những câu nói thuộc loại này và thái độ tương ứng của người nói - là hiển nhiên và người nghe nhanh chóng nhận ra là không được phép, chứ đừng còn mong đi đến những đàm luận để phân tích hợp lý, hay bàn luận tìm đúng sai gì nữa về những phát biểu này.



Nhiễm trùng Tôn giáo (Religious Infection)
Richard Dawkins và một số những người khác đã lưu ý trên những điểm tương đồng giữa những tôn giáo với những ký sinh trùng kiểm soát hành vi ứng xử của một số loài động vật. Nghĩa là những ký sinh trùng sống trên, hay trong một động vật nào đó, rồi kiểm soát hành vi của động vật đó, những động vật bị ký sinh trùng này chiếm ngự, sẽ hành động theo ý muốn của loài ký sinh trùng, có khi không chỉ đi ngược lại lợi ích của động vật chủ nhà, nhưng còn đưa cả động vật chủ nhà này vào chỗ chết.  Thí dụ, triết gia Daniel Dennett viết về tôn giáo như là một thứ ký sinh trùng trong tập sách nổi tiếng Breaking the Spell [4]. Tôi không có ý định để lập lại công trình của họ, nhưng để xây dựng trên ý tưởng về bản chất ký sinh của tôn giáo, lấy đó làm một cách hướng dẫn chúng ta làm thế nào để sống trong một thế giới đầy tôn giáo.

Để giữ sự cân bằng của chương này, chúng ta sẽ đi một vòng ngắn quanh tôn giáo, dùng ẩn dụ về vi-rút. Tôi không tuyên bố là ẩn dụ này giải thích trong mọi cách, phơi bày hết cho ta thấy mặt trái của những thứ, loại như “huyền nhiệm”, “mặc khải”, ...  của tôn giáo, như những tín đồ của chúng thường nói; nhưng nó có sức mạnh đáng kể để giải thích nhiều về ứng xử của những cá nhân vừa “cải đạo”, và hành vi của những nhóm người cuồng tín tôn giáo đứng sau, và đem cho những người hoài nghi tôn giáo một khuôn khổ để hiểu những ảnh hưởng tinh tế của tôn giáo. Những người quen thuộc với ý tưởng cách mạng của Richard Dawkins về những memes sẽ nhanh chóng nhìn thấy phép ẩn dụ về những vi-rút như là một cách khác để nói chuyện về một meme tôn giáo. Tôi đã chọn để sử dụng khái niệm “vi-rút” thay vì “meme” vì vi-rút đã là khái niệm quen thuộc, dễ hiểu và được hầu hết mọi người biết đến, và về mặt sinh học của vi-rút, nó tạo ra sự song song, hữu ích để giải thích những tác động của tôn giáo vào con người – là nội dung thảo luận của chúng ta. Trong cả hai trường hợp, tôi mang nợ rất nhiều với tiến sĩ Dawkins và công trình tiên phong của ông, đặc biệt là những gì từ hai quyển sách có giá trị đột phá của ông, The Selfish Gene The God Delusion. [5]


Lập trình Ký sinh trùng (Parasitic Programming)
Trong thế giới của những truyện khoa học giả tưởng có đầy những thí dụ về người hành tinh (aliens) chiếm đoạt não thức, hoặc cơ thể, hoặc cả hai của những con người trên mặt đất này, để thực hiện những mục đích của riêng họ, nhưng khoa học viễn tưởng có được ý tưởng này từ đâu ? Có những sự kiện thực tại trong thế giới sinh học lại còn lạ lùng hơn tiểu thuyết khoa học giả tưởng [6]. Có rất nhiều thí dụ trong sinh học về ký sinh trùng (parasites), về tác nhân gây bệnh (pathogens) và về vi-rút (virus), chúng làm nhiễm độc não bộ của một động vật chủ nhà và kiểm soát hành vi của động vật này. Để hiểu mô hình của chúng ta về vi-rút tôn giáo, trước hết, chúng ta hãy xem xét một số thí dụ trong sinh học:

1. Châu chấu bị nhiễm trùng với loài ký-sinh-giống-sợi-tóc-cuốn hairworm (Spinochordodes tellinii) có nhiều khả năng nhảy vào nước, vốn là chỗ cho những ký sinh trùng này sinh sản tái tạo. Như vậy, ký sinh trùng này làm cho “chủ nhà” của nó tự tử, để nó tiếp tục sinh sản giống ký sinh trùng riêng chúng.

2. Những vi-rút bệnh dại (rabies) lây nhiễm những tế bào thần kinh đặc biệt trong não bộ của động vật loài có vú, khiến con vật chủ nhà này có hành vi hung hăng. Sự chuyển đổi sang thái độ hung hãn này khiến nó – chủ nhà - đi tấn công và cắn những loài động vật, thường thì nó vẫn có thể tránh hoặc bỏ qua. Khi hung hăng tấn công như thế, cắn những con vật khác là để những vi-rút trong nó lan truyền sang những “lãnh thổ” mới – là những con vật khác, hay người bị cắn - Vi-rút này có trên não của những chủ nhà và thúc đẩy chủ nhà của nó cho những mục đích riêng của nó, mà không quan tâm cho lợi ích của chủ nhà, vì thường là con vật chủ nhà (con vật dại) bị trói, đánh, đuổi, và cuối cùng là sẽ chết, hay sẽ bị giết, đánh chết. Những ai từng có chó, mèo mình nuôi rồi bị chó, mèo dại hàng xóm cắn trở thành con vật dại, phải đem giết nó, đều có kinh nghiệm đau lòng này.

3. Loài trùng sán-nhọn lancet fluke (Dicrocoelium) nhiễm vào não của những con kiến, rồi giành quyền kiểm soát những con kiến này, khiến những con kiến tự động phải lần hồi bò lên đến tận đầu lá cỏ ở một đỉnh cao nhất, nơi luôn luôn dễ bị - những con vật ăn cỏ, như loài bò chẳng hạn – thường ngoạm ăn trước hết. Sau đó, những con sán-nhọn trong lá cỏ này bị bò ăn, có mục đích đạt được là vào trong ruột bò, là chỗ chúng cần để có thể đẻ trứng. Cuối cùng, những trứng loài sán-nhọn theo phân bò, ra khỏi những con bò, và có những con ốc đói ăn phân bò, trong có trứng sán nhọn. Sán nhọn vào tuyến tiêu hóa của con ốc sên và được bài tiết ra thành chất nhờn nhớp dính, trong chất nhờn này là đầy một khối lượng sôi sục lúc nhúc của giống trùng sán-nhọn, những con kiến uống chất nhờn này ​​như là một nguồn thức uống ẩm ướt ngon lành của chúng, và lại bắt đầu chu trình – kiến phải bò lên ngọn lá cỏ, rồi chịu chết vì bò ăn cỏ,…

Trong những sự kiện này và nhiều những thí dụ khác nữa, chúng ta thấy rằng ký sinh trùng, vi-rút và những mầm bệnh khác, thực sự theo nghĩa đen của những từ, là “chiếm” hay “đóng trụ” trên những phần của não bộ, và “lèo lái” – “điều khiển” chủ nhà – tức là chủ của não bộ này. Chúng lập trình lại, viết lại chương trình tạo lập cơ cấu sinh lý của động vật chủ nhà, nhằm sao dành lợi ích tốt nhất, phục vụ những ký sinh trùng, dù gây thiệt hại cho “chủ nhà”.

Một thí dụ đặc biệt thú vị là nguyên sinh động vật ký sinh (protozoa) Toxiplasma gondii. Những protozoa này một khi nhiễm độc những loài gậm nhấm làm chúng mất đi ác cảm, tính không ưa vốn bẩm sinh của chúng với mùi của loài mèo. Hành vi này là có lợi cho những toxiplasma, bởi vì nó sinh sản ở trong những con mèo đã ăn những con chuột bị nhiễm độc vì toxiplasma. Lần lượt đến những con mèo bị nhiễm toxiplasma, đã lan truyền toxiplasma qua phân của chúng. Robert Sapolsky, viết trong Scientific American số tháng ba 2003, nói: “Những loài gậm nhấm bị nhiễm bệnh (với toxiplasma) vẫn có thể phân biệt giữa tất cả những loại mùi khác, nhưng đặc biệt chỉ mất đi sợ hãi của chúng với chất hóa học gây mùi trong không khí (pheromone) riêng từ loài mèo, làm cho chúng bị loài mèo bắt dễ dàng hơn nhiều.”

Sapolsky nói tiếp:

“Điều này giống hệt như một người bị nhiễm trùng với một ký sinh trùng não, ký sinh trùng này không có hiệu lực nào trên những suy nghĩ, hay cảm xúc của người đó, hay ảnh hưởng đến điểm số thi SAT, hoặc sở thích xem tivi, nhưng chỉ thúc dục người này mau chóng kết liễu đời của người này, tạo ra một thôi thúc từ bên trong, không thể cưỡng lại được, thúc đẩy người này đi đến sở thú, bẻ hàng rào chuồng gấu, chọn một con gấu bắc cực (polar bear) trông nóng nảy bực dọc nhất trong chuồng, và cố gắng ôm, rồi hôn nó theo đúng kiểu Pháp (French kiss). Một ham thích chết người - do một ký sinh trùng nhiễm độc não gây ra ...” [7]

Khi xem thấy chiến lược được thiết lập vững chắc này có trong sinh học, chúng ta có thể áp dụng khái niệm vi-rút (sinh học) vào trong tôn giáo, tạm gọi là “vi-rút tôn giáo”. Trong khi ký sinh trùng dành lấy sự kiểm soát điều khiển nhận thức của loài kiến, tôn giáo cũng tương tự, dường như dành lấy sự kiểm soát, điều khiển nhận thức của những người nó lây nhiễm.

Hãy tưởng tượng rằng tôn giáo là một vi-rút [8] với hỗn hợp độc đáo những thuộc tính của nó. Cũng giống như vi-rút HIV khác biệt với loại vi-rút của bệnh cảm cúm, cả hai đều lây nhiễm và dành chiếm những cơ quan hay cơ năng của cơ thể theo những cách cho phép chúng tái tạo, sinh sản lan truyền. Tôn giáo có năm đặc tính hữu ích cho nó, hiện diện ở những mức độ khác nhau, bao gồm khả năng:

  1. Lây nhiễm con người.
  2. Tạo ra những kháng thể hoặc những cơ chế bảo vệ  để chống lại những vi-rút khác.
  3. Dành chiếm chức năng nào đó nhất định về tinh thần VÀ cả vật lý cơ thể, và tự ẩn trong phạm vi cá nhân theo cách sao cho chính nó không bị cá nhân đã lây nhiễm tự nhận biết hay phát hiện.
  4. Sử dụng những phương pháp cụ thể đặc biệt để lây lan reo rắc vi-rút.
  5. Lập trình, viết những chương trình trong người chủ nhà để sinh sản, nhân lên gấp bội, hay tăng cường sức mạnh cho vi-rút.

Mọi tôn giáo là hoặc nhiều hơn hoặc ít hiệu quả hơn trong mỗi lĩnh vực khả năng kể trên. Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn những đặc tính này.

Lây nhiễm con người.
Hầu như tất cả những tôn giáo dựa vào sự tuyên truyền (hay tẩy não) trong tuổi thơ dại, như một chiến lược gây lây nhiễm chính yếu. Chiến lược nhiễm trùng khác bao gồm việc truyền đạo lâu dài và qui mô, đi đến cải đạo cho từng cá nhân, với mọi mánh khóe quen thuộc như giúp đỡ và hỗ trợ y tế,  tài chính, hoặc thế lực, hoặc những nhu cầu khác của đời sống, nhưng gắn kèm chúng với những ràng buộc; hay đơn giản như cung cấp cơ hội học tập tại những tổ chức tôn giáo, và những cách tiếp cận khác mà chúng ta gặp thường xuyên trong những phương tiện truyền thông và tiếp xúc hàng ngày với tôn giáo.

Tạo những cơ chế phòng thủ chống tôn giáo khác
Khi một tôn giáo lây nhiễm, như vi-rút nhiễm trùng vào một người (một “chủ nhà” về mặt sinh học), nó ngay lập tức bắt đầu việc tạo ra những kháng thể chống lại những loại vi-rút cạnh tranh khác. Thí dụ, mới được “đúc khuôn” theo giáo phái Baptists, sẽ được theo học lớp “nghiên cứu” kinh Thánh, trong đó có đầy đủ những câu biện minh cho tính đúng đắn của giáo phái của họ, và một số tranh cãi phê phán về cách diễn giải hay quan điểm của những giáo phái khác. Trong giai đoạn đầu, nó là một cuộc chạy đua để nhanh chóng sớm có được kháng thể càng nhiều càng tốt, vào người mới “cải đạo”, để những bộ máy sinh lý “chủ nhà” sẽ có bảo vệ chống lại phần còn lại của thế giới, và đặc biệt là những tôn giáo đối thủ. Khi một người bị nhiễm vi-rút tôn giáo, với đạo Catô, chẳng hạn, hiếm khi sau này bị cám dỗ để trở thành một người Muslim. Khi một người bị nhiễm là một Baptist, hiếm khi trở thành một Phật tử. Nói chung, khi trẻ em bị nhiễm một loại vi-rút gót cụ thể nào đó, chúng ở lại với tôn giáo thờ gót đó cho đến hết đời. Nếu có thay đổi, thường là lây nhiễm với vi-rút tương cận, như Catô sang Tin lành; nếu đã bị lây nhiễm trong đám Tin lành, một Baptis có thể trở thành một Lutheran, hoặc Presbyterian, nhưng hiếm khi “nhảy” sang Catô, hay sang tận Islam hoặc quay sang thành dân ngoại đạo, không theo một tôn giáo độc thần giáo nào nữa. Rất hiếm khi bị nhiễm vi-rút rồi mà khỏi bệnh.

Miễn nhiễm tôn giáo là một chương trình mạnh mẽ được thiết kế để đảm bảo rằng trẻ em được bảo vệ khỏi bị ảnh hưởng (tôn giáo khác, hay chống lại tôn giáo đang có) từ bên ngoài. Trong một xã hội đa nguyên, điều này là quan trọng. Vi-rút tôn giáo không thể kiểm soát sự tiếp xúc của chủ nhà – nơi nó nằm phục - với những tôn giáo khác trong môi trường giao tiếp công cộng, vì vậy cần có những biện pháp dự phòng để giữ cho người này, hoặc là như bị mù, không thể hiểu, hoặc vô cảm với những tôn giáo khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, khi chúng có khả năng miễn dịch vẫn còn chưa hoàn thiện.

Nhiễm trùng tôn giáo trong thời thơ ấu là rất mạnh mẽ khiến nó xem như có năng lực để tạo ra một dấu ấn lưu lại vĩnh viễn trong hầu hết mọi người. Dấu ấn này, lần đầu tiên, được Konrad Lorenz và Niko Tinbergen xác định, người đã được giải Nobel năm 1973 về Sinh lý học và Y học [9]. Trong công trình của họ với những loài chim và những loài động vật khác, họ đã chỉ ra rằng nhiều loài động vật đã học để xác định cha mẹ của chúng nhanh chóng đáng chú ý ngay sau khi vừa sinh. Trong một thí nghiệm nổi tiếng với loài ngỗng trời, họ đã chứng minh rằng nếu thay thế cha mẹ chúng bằng con người, đưa tới sự khắc dấu một con người vào chỗ của cha mẹ ngỗng thực của chúng. Sau khi sự khắc dấu này hoàn chỉnh với những thay thế, họ giới thiệu lại con ngỗng mẹ thực sự với bầy ngỗng con. Trước sự ngạc nhiên của họ, ngỗng con không có thể được tái lập trình để thực hiện việc chạy, bay theo những cha mẹ ngỗng thực sự nữa, nhưng thay vào đó, chúng cứ mãi chạy, bay theo dạng hình đã thay thế là con người.

Sự học tập nhanh chóng và sâu đậm này là mạnh mẽ trong nhiều loài động vật, và có vẻ như là không thể đảo ngược trong hầu hết những trường hợp. Có lẽ nhiễm trùng tôn giáo là tương tự như thế. Một khi một người đã in dấu đậm – nghĩa là bị nhiễm trùng - bời một tôn giáo nào đó, tôn giáo ấy không dễ dàng bị thay đổi về sau. Những nghi lễ, bài hát, lễ hội, vv,…  tạo một cách thức gắn bó với một số người, khiến họ cảm thấy thiếu vắng, không hoàn toàn, trừ khi họ phải trong môi trường có những nghi lễ đặc biệt đó.

Chiếm đoạt một số Chức năng nào đó của Não thức và Cơ thể, và Ẩn tàng trong Cá nhân
Ngay cả một người lớn, dù không ra mặt có theo một tôn giáo nào đó, vẫn có thể hành động như thể vi-rút tồn tại và đương sống trong não bộ của mình. Hỏi về tín ngưỡng tôn giáo, và những “chủ nhà” đó sẽ đọc thuộc lòng “như máy’, nhiều những câu này câu kia, không theo hệ thống nào, nhớ từ trong những giáo thuyết vốn đã học được ở tuổi 5 hoặc 10. Cũng giống như vi-rút thủy đậu (chicken pox) vẫn tiếp tục sống lặng lẽ trong cơ thể sau khi bệnh đậu mùa đã biến mất, vi-rút gót có thể sống lặng lẽ tiềm ẩn trong chủ nhà cho đến khi có một điều gì đó gợi lên, hay đánh thức nó.

Những căng thẳng của đời sống (stress) chẳng hạn, có thể làm vi-rút thủy đậu ở người lớn hoạt động, dẫn đến tình trạng gọi là bệnh shingles. Tương tự như vậy, căng thẳng, chấn động của đời sống có xu hướng để làm hoạt động vi-rút gót ở nhiều người. Nếu họ có một kinh nghiệm đau thương, nó có thể làm tôn giáo thời thơ ấu của họ hoạt động trở lại. Họ bắt đầu đi nhà thờ thường xuyên hơn, nhận được nhiều “kháng thể” hơn để giúp họ trở về đứng trong hàng ngũ. Vi-rút này kiểm soát chức năng tinh thần của họ, như minh họa qua những trường hợp, những người vừa “trở lại đạo”, hay “cải đạo”, bỗng nhiên có hành vi hay những tiếp xử, quan điểm khác lạ với trước, điển hình là đột nhiên thấy chính mình hay những người quanh mình, tất cả đều có đầy những “tội lỗi”, hay “ân sủng” mới được tìm thấy.

Những vi-rút gót cũng có khả năng để tiếp nhận và kiểm soát những chức năng vật lý. Thí dụ, nhiều tôn giáo đã cố gắng để kiểm soát chức năng tự nhiên của con người là tình dục, như hoặc thay đổi hình thức tự nhiên của cơ quan sinh dục (thí dụ cắt da qui đầu trong Kitô, Dothái, cắt clitoris trong Islam), hay dẫn đến đời sống độc thân (trái tự nhiên), hoặc chịu đựng những cấm cản không dựa cơ sở trên ích lợi bản thân chủ nhà, nhưng từ những giáo điều tôn giáo (không dùng những hình thức ngừa thai, không dùng thuốc mê khi lâm bồn, không nhận truyền máu khi phải giải phẫu, …), hay tự nguyện kiêng tránh những hành vi tính dục. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong Chương 5. Với một mức độ ít hơn, vi-rút có thể thay đổi những chức năng như ăn uống và chế độ ăn uống, thí dụ, nhịn ăn hay uống (fasting) trong cả tuần hay trọn tháng lễ tôn giáo nào đó (Ramadan, Lent), hay ăn chay (Jainism), hay có nhu cầu hoặc chế độ ăn kiêng (Muslim không ăn thịt lợn, Ấn giáo không ăn thịt bò, Dothái và Muslim chỉ được ăn thịt các con vật giết theo một lối đặc biệt nào đó – halal, kosher).

Cuối cùng, vi-rút gót có khả năng ẩn tàng, trốn tránh và thoát khỏi mọi phát hiện nội bộ. Một khi bị nhiễm, cá nhân không thể phát hiện những mâu thuẫn lớn trong những niềm tin chủ yếu và những hành vi của mình. Những niềm tin tôn giáo của người ấy được xây đắp thành một hệ thống phòng thủ kiên cố, xuất hiện với họ như hoàn toàn “tự hiển nhiên”, tuyệt đối không có bóng nghi ngờ nào lảng vảng đến gần, và hầu như không có số lượng lý luận lôgích nào sẽ có thể di chuyển, hay thay đổi những giáo điều, những “đức tin”, những tin tưởng của người ấy. Thế nhưng như thí dụ mở đầu – họ thấy ngay những sai lầm phi lý trong giáo điều, tin tưởng tương tự của tôn giáo khác, khả năng nhận thấy đúng/sai, thực/hư, phải/trái,… như biến mất chỉ khi quay vể với những gì thuộc tôn giáo của họ. Nếu một tín đồ Tin lành và Catô tranh luận về giá trị của tôn giáo mình, dù cả hai đều là những tôn giáo Kitô, chung một Gót, cùng giáo chủ, nhưng không ai trong hai người có thể nhìn thấy mâu thuẫn, bất nhất và nguỵ biện của giáo điều tôn giáo mình, nhưng sẽ thấy của người kia dễ dàng và rõ ràng.

Sử dụng phương tiện đặc biệt và hiệu quả để lan truyền Vi-rút - Vector
Trong sinh học, những sinh vật đóng vai trung gian trong sự lây truyền bệnh gọi là một vector. Muỗi là một vector của bệnh sốt rét, và con tíc (tick) là một vector cho bệnh Lyme. Trong bệnh sốt rét, muỗi cắn một người có đã bệnh sốt rét và tiếp thụ ký sinh trùng plasmodium từ máu người này, Plasmodium sau đó di chuyển thông qua con muỗi bằng cách đục lỗ thủng trong ruột con muỗi, và di qua những tuyến nước bọt. Khi muỗi cắn người kế tiếp, nàng muỗi (chỉ con cái cắn) tiêm plasmodium vào một người mới.

Vectors rất quan trọng trong chu trình sống (life cycle) của nhiều ký sinh trùng. Vector có thể có, hoặc không bị tổn hại, trong quá trình chuyển dịch những ký sinh trùng. Con dơi có vẻ ít bị ảnh hưởng bởi vi-rút bệnh dại hơn so với con chồn ra-cun (raccoon), nhưng cả hai đều có thể đóng vai vector. Bọ chét mang vi khuẩn Yersinia pestis cho bệnh dịch hạch nổi tiếng, sẽ chết trong nỗ lực của nó để lây nhiễm sang chuột hoặc con người kế tiếp. Những vi khuẩn - theo đúng nghĩa đen – sẽ chặn đường tiêu hóa của con bọ chét, để buộc nó nôn những vi khuẩn Y pestis vào trong  nạn nhân của nó. Nó đưa đến con bọ chét – làm một vector ở đây – mất khả năng tiêu hóa những gì nó ăn, nên phải chết. 

Trong một cách thức tương tự, những vi-rút gót cũng cần những vector: Mọi người có thể được lập trình (programmed), thậm chí tái thiết kế, xây dựng lại (re-engineering), thành những người có hiệu quả - những vector - mang chuyền, đi reo rắc vi-rút gót. Ngoài đời, chúng ta gọi những người này là - thày chăn chiên (linh mục, mục sư), giáo sĩ, imams, rabbis, vua chiên, mục sư chuyên giảng phúc âm và xin tiền trên tivi (televangelists), pháp sư, thánh tông đồ, nữ tu, giáo sư kinh Thánh -  và đến một mức độ ít hơn – ông trùm đạo, phó tế hoặc giáo viên dạy trường thánh kinh ngày chủ nhật cho trẻ con (Sunday school). Vi-rút có thể tái thiết kế những vector này hết sức đáng kể. Tái cấu trúc, tái thiết kế có thể bao gồm những năm học trong chủng viện, và nghiền ngẫm một số lượng lớn những ý tưởng đôi khi tối tăm, mơ hồ và xa vời, gượng gạo không tự nhiên; cũng như nhiều những thủ thuật để lan truyền reo rắc những vi-rút. Nó cũng có thể bao gồm sự huấn luyện làm thế nào để sống được độc thân, và không truyền những gen sinh lý của một người, để bị ít bị cản trở với tổng phí sinh sống và tránh gánh nặng sinh sản (vợ hoặc chồng và trẻ em), do đó, thành hiệu quả hơn như là một vector cho vi-rút. Ảo tưởng cũng được xử dụng trong ý hướng những thày chăn chiên và những nữ tu tin rằng họ đã “kết hôn”, nhưng với một vị gót vô hình, hoặc với tổ chức nhà thờ.

Lập trình chủ nhà để tái tạo vi-rút
Cuối cùng, vi-rút gót phải hoạt động một chương trình để tái tạo, làm những bản sao, trong bất kỳ chủ nhà nào. Một số hành vi được lập trình để đảm bảo rằng vi-rút này được truyền qua cho những người khác, đặc biệt là trẻ em của chủ nhà. Điều này có thể bao gồm những ý tưởng tự-trách-mình-tội-lỗi để tạo ra một cảm giác an toàn, dễ chịutrong những nghi lễ chung. Thí dụ như lễ hiệp thông đầu tiên, lễ rửa tội, lễ Bar Mitzvah, hay xác nhận (mở miệng nói dù nơi công công, là phải – “lạy chúa tôi!”, gọi Gót, vv...), cầu nguyện hàng ngày (tín đồ Islam đến đúng giờ, dù đang ở đâu, cũng rửa chân, hướng về Mecca xụp lạy, tín đồ Kitô trước mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ …), hay đọc kinh Thánh và xưng tội. Tất cả đều có mục đích làm vi-rút gót trong chủ nhà vững mạnh để sẵn sàng, khi có cơ hội sẽ tái tạo, lây lan – nhiễm độc - cho người khác. Sức mạnh của tôn giáo như Kitô hay Islam nằm ở số đông, nên vi-rút gót càng lan nhiễm sang nhiều chủ nhà bao nhiêu – vi-rút gót càng mạnh, hay nói cụ thể, tôn giáo đó càng cảm thấy mình mạnh mẽ vì sự đông đảo (không vì nội dung tinh thần, như giáo lý chẳng hạn). Thế nên, không lấy làm lạ, những giáo đoàn được tung đi truyền đạo – nghiã là reo rắc vi-rút gót khắp thế giới – không chừa hang cùng ngõ hẻm, thâm sơn cùng cốc nào (thế nên mới đây đã xảy ra chuyện Tin lành NamHàn sang Afghanistan truyền đạo – nghĩa là thử xem vi-rút gót của mình có thể sinh sản trong xứ sở của những vi-rút khác tên (Allah) của dân Islam ở đây hay không, như gián tiếp muốn tìm xem vi-rút mình mạnh đến đâu!)

Những Miễn nhiễm Tôn giáo
Năm 1796, Edward Jenner đã chứng minh rằng nếu lây nhiễm một người với vi-rút thủy đậu của loài bò, có hiệu quả chủng ngừa cho người này với vi-rút thủy đậu đáng sợ. Nói cách khác, dùng một vi-rút để tạo miễn nhiễm chống lại một vi-rút khác.

Những tôn giáo hoạt động một cách tương tự. Một người bị nhiễm bệnh giáo phái Baptist thường được chủng ngừa miễn nhiễm chống lại đạo Catô hay Islam. Tôn giáo tạo ra một loạt những phòng thủ trong một chủ nhà để ngăn chặn người này không thể nghiêm túc xem xét, hay thẳng thắn tìm hiểu bất kỳ tôn giáo nào khác với của mình. Thí dụ, một Baptist bình thường rất hiếm khi nghĩ đến chuyện siêng năng nghiên cứu kinh Koran như nghiên cứu kinh Thánh. Nhiều người Catô sẽ không dành nhiều thời gian nghiên cứu những tác phẩm của John Wesley, người đứng đầu Methodist. Một người Muslim Shiite sẽ không nghĩ đến việc nghiên cứu Paul, thánh tông đồ của Kitô. Một người Muslim Sunni có thể tìm thấy Phật giáo khó mà lần cho ra được [10]. Vi-rút gót xây dựng một bức tường ghê gớm và kinh khủng, khiến nhiều người không có thể nhận thức, hay băn khoăn đáng kể về hiện hữu của những tôn giáo khác, chứ đừng nói đến hiểu được tôn giáo khác cho trung thực.

Từ quan điểm của một người quan sát đứng ngoài, những hành vi của những thành viên của những tôn giáo khác nhau, đều có cái nhìn và âm thanh tương tự đáng kể. Hãy lắng nghe lời rao giảng của Osama bin Laden và Pat Robertson, lấy thí dụ. Cả hai nói rằng những thiên tai là do sự phán quyết “trừng phạt” của gót vì có một số “tội ác” nào đó. Cả hai bôi nhọ vai trò của phụ nữ trong tôn giáo của mình. Cả hai nhìn thấy quỉ Sa-tan đang hoành hành trên thế giới. Từ một cái nhìn trên cao, tất cả những tôn giáo độc thần lớn đều nhìn và nghe rất tương tự giống nhau trong nhiều hình thức. Với một vài từ ngữ đem thay đổi, một bài giảng của Pat Robertson có thể dễ dàng được biến thành một cái gì đó bin Ladin có thể đem dùng rao giảng.

Tôi sử dụng thí dụ về những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng, nhưng những phân tích có thể được lấy từ những nhà thờ Kitô hoặc nhà thờ Islam nhỏ tại những địa phương một cách cũng dễ dàng như thế. Từ nhiều năm nghe những mục sư theo trào chính thống cực đoan, tôi có thể chứng thực cho những tuyên bố quái dị họ nói từ bục giảng, mà không có một thầm thì phản đối nào từ cả họ đạo ngồi nghe, dù về mặt khác họ là những người thông minh và biết phải chăng.

Dĩ nhiên, cả hai ông bin Laden và Robertson đều có đầy đủ chức năng não bộ với tất cả những khả năng logic, lý trí, học tập, nghiên cứu và tư duy phê phán, nhưng vi-rút gót đã vô hiệu hoá một số những chức năng này thật hiệu quả như Toxiplasma gondii vô hiệu hóa sự sợ hãi của chuột với mùi con mèo. Không có gì khác cần phải được thay đổi! Chỉ đơn giản cần vô hiệu hóa những khả năng tư duy phê phán đặc biệt nào đó, là tất cả những gì cần thiết cho vi-rút gót.

Hạn chế và cấm đoán
Một phần quan trọng của kiểm soát vi-rút có thể được tìm thấy trong những kiềm chế và cấm đoán, vốn giữ cho người tín đồ tập trung vào những nghi lễ và hành động làm tăng cường tôn giáo trên cơ sở hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Những điều này thường thấy trong những cấm đoán về tình dục: không có quan hệ tình dục trước hôn nhân, không có quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt, không có đồng tính luyến ái, vv Nhiều tôn giáo cũng cấm đoán và có những quy tắc về thực phẩm: cá ngày Thứ sáu, không thịt lợn, ăn nhịn trong những ngày lễ nhất định. Mỗi tôn giáo có một cách tiếp cận khác nhau, nhưng tất cả cùng chia sẻ một mục tiêu: Giữ kẻ bị nhiễm bệnh tập trung vào tôn giáo của họ, và bảo vệ những đơn vị truyền giống - gia đình. Người Muslim thực hiện điều này bằng cách nghiêm cấm quyền tự do của phụ nữ và mở rộng quyền lực nam giới để kiểm soát con cái và gia đình. Người Catô thực hiện nó bằng cách đòi hỏi những bậc cha mẹ phải nuôi dạy con cái của họ sao cho phải theo đạo Kitô, qua những đòi hỏi hạn chế trong quan hệ tình dục; cho thấy quan điểm xem chúng đúng chỉ như một hoạt động sinh sản, tái tạo vi-rút gót, do đó cấm tất cả những quan hệ tình dục ngoài hôn nhân (lý do đạo đức chỉ là phụ và trên bề mặt, lý do chính và ẩn tàng là vì không thể kiếm soát được phía đối nghịch, có thể là ngoại đạo; nên cấm cho chắc, rồi cấm cản hay ngăn ngừa hôn nhân với người ngoại đạo, và nếu có xảy ra hôn nhân với người ngoại đạo, sẽ dùng mọi cách – khéo léo nhưng kiên quyết – và đông đảo (cả gia đình, cả họ đạo), trước sau lôi kéo hay ép buộc người hôn phối khác tôn giáo phải “cải đạo”, đặc biệt con cái những cặp vợ chồng Kitô và không Kitô này, phải bằng được sao cho chúng thành Kitô, vi-rút gót của một trong hai người, hoặc cha hay mẹ, phải thắng thế, phải được lan truyền hiệu quả, bằng mọi giá.

Cấm đoán được thấy là gây ấn tượng sâu sắc đáng kể nhất trong đời sống độc thân của những thày chăn chiên và nữ tu Catô. Ở đây, vi-rút tự lan truyền bằng cách buộc những chủ nhà phải tự từ bỏ sự sinh sản tự nhiên (của chính mình), để phục vụ tối đa cho sự lan truyền vi-rút sang càng nhiều người khác càng tốt. Cũng giống như vi-rút bệnh dại (rabies) có trong não của con chồn ra-cun, hay chó dại, và đã viết lại lập trình để nó đi cắn động vật khác - ngay cả với tổn thất là sự sống riêng của chính mình - vi-rút Catô chỉ đạo những thày chăn chiên sống độc thân, để dành tất cả năng lượng có thể xử dụng trọn vẹn được của mình dồn hết sang sự reo rắc vi-rút Catô. Nhìn về mặt sinh lý, điều này là một sự tự tử cho những gen di truyền của thày chăn chiên, hay nữ tu Catô, nhưng cung cấp cho hội Nhà thờ Catô một công cụ mạnh mẽ - một vector đặc biệt quí giá - để nhân giống vi-rút gót.

Những Kỹ thuật lan nhiễm của Vector
Những vector tôn giáo sử dụng những phương pháp tinh vi phức tạp vào việc chuẩn bị và khai mở cho những người có tiềm năng sẽ là – những chủ nhà của vi-rút - hay nói như thông thường – những tín đồ của tôn giáo. Những vector tôn giáo học tập tường tận những giảng dạy về những kỹ thuật nhằm đánh mạnh và khơi dậy những cảm xúc để mở ra những chủ nhà tương lai. (Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong Chương 7). Đối với những vi-rút, những vectors này là rất đắt giá, tốn công đào tạo, sản xuất, vì vậy chúng được bảo vệ và hỗ trợ, đến mức độ cực đoan như đã thấy trong việc bảo vệ những thày chăn chiên và mục sư tránh thoát pháp luật nhân gian, trong những vụ bê bối lạm dụng tình dục nổi tiếng thế giới gần đây trong “vương quốc Kitô”.

Những vectors chết lại thực sự có thể thành hiệu quả hơn những vectơ sống. Thí dụ những vector chết hết sức hiệu quả bao gồm, chỉ kể những vector lẫy lừng - Jesus, thánh Paul, Ali (con rể của Mohammed), Lenin (người sáng lập của Liên Xô), Che Guevara (cách mạng châu Mỹ La tinh) và Joseph Smith (người sáng lập của Mormonism). Trong trường hợp của Joseph Smith, cái chết của ông là một sự kiện may mắn cho cả phong trào Mormon. Tính hữu dụng của ông với vi-rút đã có thể đã chạy hết tiến trình của nó, và ông đã ngày càng kém, không thành công như một nhà lãnh đạo. Nhưng một khi đã chết, ông trở thành một vị tử đạo mà những nhà lãnh đạo lôi cuốn và tài ba Brigham Young có thể phục hồi, thu tập đông đảo những tín đồ, và thiết lập Thiên đường ở tiểu bang Utah.

Từ thiện chỉ dành cho Vi-rút
“Những mục sư nói rằng họ dạy về lòng từ thiện. Đó là tự nhiên. Họ sống dựa trên của cho từ thiện. Tất cả những kẻ ăn mày đều dạy rằng những người khác nên đem của cho từ thiện” - Robert Ingersoll, 1833-1899.

Vi-rút gót lập trình (program) những chủ nhà theo những cách rất đặc biệt. Tất cả những vi-rút gót lập trình lòng từ thiện vào những chủ nhà của nó, nhưng nó xác định hết sức cẩn thận đâu là một tổ chức từ thiện; từ thiện nhưng phải không sai chỗ! Tôi đã học được điều này một cách hết sức khó nuốt trôi. Một Noel kia, khi tôi 19 tuổi. Thời ấy, tôi còn là một sinh viên nghèo, tự đóng học phí một trường đại học tư, bằng túi tiền hết sức dè sẻn của mình, và làm việc cực nhọc cho mỗi đồng đô la kiếm được. Nhưng cha mẹ tôi đã tự hào khi biết tôi dành ra một “ngân quĩ” - là 20 đô la – từ tiền kiếm được rất vất vả - cho một tổ chức từ thiện nhân lễ Giáng sinh năm đó. Tôi đã không đề cập gì đến tổ chức từ thiện nào tôi đã chọn, nhưng họ cho rằng đó là nhà thờ của chúng tôi, hay một từ thiện nào đó nhưng có liên quan đến nhà thờ. Tuần sau lễ Giáng sinh, mẹ tôi không chịu nổi tò mò và cuối cùng phải hỏi tôi, “con đem $20 cho chỗ nào vậy?”. Tôi nói với mẹ là tôi đem cho quĩ ACLU để bảo vệ những người chống lại động viên chiến tranh.

Nhưng sau đó, tôi nhanh chóng học được rằng ACLU (American Civil Liberties Union) không phải là một tổ chức từ thiện, và rằng gót sẽ không kể đó là món quà từ thiện. Tôi đã học được rằng người ta luôn luôn có cho từ thiện thì đem vào nhà thờ, hoặc tổ chức từ thiện của tôn giáo, và nếu không thế thì không tính kể là từ thiện. Cho đến lúc đó, tôi đã không nhận ra rằng có một văn phòng kế toán trên Thiên đàng. Từ đọc kinh Thánh, tôi nghĩ đã học được rằng một người không nên đi quảng cáo hay tỏ ra khoe khoang những gì người ấy đã cho từ thiện, kiểu giống như người Pharisees (Matthew 6:1-4) [11]. Tôi mường tượng đoán trong đầu – những gì tôi đã cho đi vào cửa nhà thờ - là chuyện riêng giữa gót và tôi. Nếu gót không thích nó, ông sẽ cho tôi biết. Tôi cảm thấy khá hài lòng về sự lựa chọn của tôi cho đến khi đó.

Từ thiện và đem của-đi-cho là được vi-rút gót ấn định rõ ràng. Bở vì sự tồn tại của vi-rút phụ thuộc vào thức ăn thường xuyên, sẽ không làm lợi gì cho vi-rút nếu bạn đem cho đi của cải tiền bạc đến với một thực thể không vi-rút, do đó không được chấp nhận.

Những cá nhân bị lây nhiễm cũng bị lập trình để tự cảm thấy có lỗi nếu họ không đem của ra cho, hoặc nếu họ cho một tổ chức từ thiện mà vi-rút gót không hỗ trợ. Người Catô nói chung thường không cho vào quỹ đại học Baptist. Baptists không đem cho những Tổ chức từ thiện Catô. Không có tín đồ Kitô Nazarene nào đem tiền cho quỹ xây dựng nhà thờ Islam. Không có nhà từ thiện Muslim viết một ngân phiếu béo bở cho trường Đại học Liberty của Jerry Falwell. Nói vắn tắt, nếu bạn và tiền bạc của bạn không phải là trong dịch vụ nhằm vào cho vi-rút, từ thiện hay của đem cho đi đó, sẽ không được tính kể, và thậm chí có thể kể ngược lại,  có hại cho bạn

Một Vector tốt thì khó tìm
Khi tôi lớn lên, trong quá trình 10 năm, ba mục sư trong nhà thờ của chúng tôi đã bị lộ quả tang có những liên hệ tình dục với những tín đồ. Trong hai nhà thờ kia của giáo phái của chúng tôi, năm mục sư khác đã bị lộ qảu tang có những liên hệ tình dục bất chính, tất cả xảy ra chỉ trong một giáo phận nhỏ, trong vành đai kinh Thánh của nước Mỹ, tại thành phố Wichita, tiểu bang Kansas.

Điều đặc biệt đáng chú ý và thú vị khi những vector dấn mình vào những hành vi bị cấm, bởi vì họ có lẽ có một liều lượng cao nhất của vi-rút. Thậm chí lại còn thú vị hơn khi nghe những lý do chối lỗi, hay giải thích khác nhau cho những hành vi đó. Tất cả đã thành quá thông thường xuyên, nghe đến nhàm tai quen thuộc, với “ông ta chỉ làm một sai lầm” hoặc “ông ta chỉ là con người.” Khi một mục sư cao cấp của hội nhà thờ của tôi đã bị bắt trong một vụ tình dục, ông vẫn được phép giữ nguyên chức vị của mình! Ông lập đi lập lại “sai lầm”, ba lần bị bắt trong khoảng thời gian 10 năm, trước khi cuối cùng ông bị sa thải. Tôi đã thấy điều này xảy ra nhiều trong những hội nhà thờ.

Tại sao những kẻ này được phép ở lại? Bởi vì họ là những vector tốt, rất khó tìm, và rất tốn kém để đào tạo. Miễn là chừng nào một vector có hiệu quả cung cấp và nuôi sống vi-rút với tiền bạc và những tín đồ chủ nhà, vector nói chung sẽ vẫn còn được lưu dụng. Những tai tiếng chỉ là một giá nhỏ phải gánh chịu, hay phải trả, vẫn còn lời chán so với những gì một vector có hiệu quả cao đem lại.

Những thày chăn chiên Catô là một trong những vectơ tốn kém nhất của tất cả những vectơ. Khi Nhà thờ Catô biết rằng một thày chăn chiên có những hành xử đồi bại hư hỏng về tình dục, như hiện nay trong những vụ nhiễu loạn tình dục trẻ em, xâm hại tình dục với phụ nữ, hoặc với đàn ông khác, … chủ yếu là những đầu tư của hội nhà thờ - vì họ là những vector của vi-rút gót - đang bị đe dọa. Đó là lý do tại sao nhà thờ - từ vua chiên trở xuống hàng giáo phẩm cao cấp – tìm hết mọi cách nhằm che dấu, bảo vệ những thày-chăn-chiên-vector của vi-rút gót - chứ không phải những nạn nhân, dù ở trong những trường hợp này, những nạn nhân là những giáo dân. Nó là dễ dàng hơn để đối phó với giáo dân (che dấu, bịt miệng, dọa dẫm, mua chuộc, bồi thường…) hơn là giao những thày chăn chiên-vector này cho nhà chức tránh, tống họ vào tù – vì như thế rất khó khăn, tổn hại quá lớn, quá nhanh, quá nhiều, nên sẽ không kịp tìm được thay thế, và phát triển được những vector mới.

Tệ nạn đáng tởm của hội nhà thờ Catô với những thày chăn chiên ấu dâm, nhũng lạm tình dục với trẻ con đồng phái tuổi còn chưa đến dậy thì, là một trường hợp chính để chúng ta suy nghĩ. Tôi sẽ liều lĩnh để đoán rằng trong những hội nhà thờ TinLành cũng có cùng một tệ nạn lớn ngang như thế, trong hàng những mục sư với những quyến rũ xác thịt cám dỗ tình dục. Nhưng bởi vì TinLành phân tán nhiều hơn, không thống nhất so với Nhà thờ Catô, các mục sư có gia đình, nên những vi phạm này dễ dàng che đậy, thu gom cho gọn, hoặc chuyển dấu đến nhà thờ của hội TinLành lân cận khác.

Những Tôn giáo Đột Biến (Mutating religions)
Cũng như trong những hệ thống sinh học, những tôn giáo biến đổi thường xuyên. Những đột biến xảy ra liên tục, nhưng hầu hết không bao giờ những phát triển thành những tôn giáo mới. Baptists đối phó với đột biến bằng cách đơn giản để cho những đột biến hình thành một phong trào Baptist mới. Nó là một cách dễ dàng để giữ DNA chính của phong trào vẫn tương cận gần gũi mà không bị mất hoàn toàn.

Người Catô đối phó với đột biến bằng cách loại bỏ, diệt chúng cho sạch. Chiến lược của Catô là để giữ cho DNA tinh khiết nhất đến mức có thể giữ được, và như thế giảm thiểu những sự đột biến. Như thế nên, mối đe dọa của vạ tuyệt thông là một phương pháp chính để làm sạch, và lên án rối đạo, dị giáo, lạc đạo, tà thuyết; rồi sau cùng lần lượt đem tất cả trói cọc đốt sống [12], đã một thời dài lâu rất phổ biến, rất thông thường đến thành nhu cầu giải trí cho những giáo dân. Những chiến lược của cả hai, Baptists và Catô, đã chứng tỏ rất hiệu nghiệm. 

Trong sinh học, thỉnh thoảng xảy ra có những đột biến rất mạnh mẽ, chúng áp đảo ngay cả những phòng thủ mạnh nhất và lây nhiễm những toàn bộ những quần thể hoàn toàn mới. Điều này có thể xảy ra khi vi-rút gặp một dân số chín mùi sẵn sàng nhận ảnh hưởng. Cũng xảy ra như vậy trong giới những tôn giáo phương Tây - trong những năm 1500, vi-rút gót của Martin Luther đã càn quét tràn qua dân chúng phần lớn thất học và dốt nát của miền bắc nước Đức.

Sau đó, Vi-rút gót của Luther đã hết sức mạnh mẽ tiếp tục quét qua dân chúng châu Âu, còn nhanh hơn so với vi-rút Catô đã làm một ngàn năm trước đó. Một khi thả lỏng, vi-rút TinLành đột biến nhanh chóng. Vi-rút phái Calvin là một đột biến trực tiếp từ Lutheran. Phong trào TinLành Anabaptist bùng nở (Mennonites, Hutterites, Giáo Hội của những Anh em) cùng với những Huguenots Pháp, Quakers, Baptists Đức và nhiều nữa.

Một dân số được tách biệt với những tôn giáo khác và phần lớn thất học là rất dễ nhạy cảm với đột biến đúng loại, hoặc với một loại vi-rút gót hoàn toàn mới. Phật giáo, có thể xem như một đột biến của Brahmanism, xảy ra ở Ấn Độ từ 480 TCN đến 180 TCN. Islam thực hiện một kỳ công ở vùng Trung Đông và bắc Phi, chỉ trong vòng khoảng 200 năm, từ 600-800 CE, nó thành một tôn giáo lớn, cạnh tranh ngang ngửa với Kitô cho đến ngày nay.

“Xin cho chúng tôi lại được hồi sinh”
Nếu bạn đã quen thuộc với những dịch vụ của những nhà thờ theo phái cực đoan chính thống, bạn có thể đã biết đến bài thánh ca cũ “Revive Us Again” – (Xin cho chúng tôi lại được hồi sinh). Nó rõ ràng là một lời kêu gọi của những ai đã bị nhiễm vi-rút, rằng họ cần một liều thuốc tăng cường. Hồi sinh là chủ yếu nhằm vào những người đã có vi-rút. Khi tôi còn là một đứa trẻ, nhà thờ của chúng tôi đã có lễ hồi sinh mỗi năm. Một mục sư khách được mời đến và rao giảng về sự làm tươi trẻ hóa và sự tái tự nguyện. Hầu hết những ai là những người được “gót cứu chuộc” là những người đã liên quan đến nhà thờ một cách nào đó. Hiếm khi một người nào đó vừa mới nhảy vào từ đường phố mà lại được nhận ngay là được “gót cứu chuộc”.

Hiện tượng hồi sinh là một phương pháp thích ứng để giữ niềm tin địa phương mạnh mẽ, và ngăn chặn những lực lượng bên ngoài xâm nhập, hoặc chiếm được một chỗ đứng. Nó có thể được xem như sự phòng chống đột biến. Nó giúp giữ cho mọi người đi vào lối thẳng và hẹp. Những năm của tôi lớn lên trong một truyền thống nhà thờ theo phái cực đoan chính thống, đã cho tôi nhiều cơ hội để chứng kiến ​​lý thuyết hồi sinh (tôn giáo) tác động, làm việc. Trọng tâm chủ yếu là gây tập trung cảm xúc nhiều hơn nữa so với những dịch vụ thường xuyên khác của nhà thờ. Một thày giảng được mời đến, thường là có uy tín và lôi cuốn, hấp dẫn dễ cảm; ông này thường đứng làm người dẫn đầu sự hồi sinh. Nhà thuyết giảng giỏi nhất là người tạo ra một xúc cảm hết sức cao trong họ đạo, đưa đến kết quả là nhiều đóng góp, nhiều tự hứa, tự nguyện hơn nữa với vi-rút gót, và dĩ nhiên nhiều tiền bạc hơn nữa cho nhà thờ. Trong khi hy sinh, dâng hiến và đem của cải ra cho, là những chủ đề thường xuyên nhất của lễ hồi sinh, nhà giảng thuyết cũng dành rất nhiều thời giờ rao giảng về sự chống lại những “cám dỗ” nhiều loại khác nhau trong thế giới, và chống lại những trào lưu, những sự kiện thời sự mới nhất, xem ra có thể dẫn đàn chiên đi lạc lối, như những chương trình truyền hình nổi tiếng, phim ảnh hay sách báo. Người ta có thể nhìn thấy toàn bộ sự việc được thực hiện như là một tiến trình rèn luyện để “giữ vi-rút tinh khiết”.

Những nhóm tôn giáo khác có phương pháp riêng của họ để thanh tẩy vi-rút. Phe Catô có xu hướng sử dụng những cuộc “tĩnh tâm”, và “làm mới hôn nhân”, đồng thời với xiết chặt guồng máy tổ chức cho chặt chẽ hơn nữa, không rời mắt bỏ xót một con nào trong đoàn chiên. Mormons và Jehova’s Witnesses có một tổ chức tốt hệ thống phân cấp vững vàng, có thể giữ tất cả những con chiên đứng ngay hàng thẳng lối, trong khi xử phạt hoặc trục xuất những ai đi ra ngoài lối đã định.

Những người suy tưởng phi tôn giáo (Freethinkers), như đột biến thoát ngoài kiểm soát
Đôi khi một đột biến có thể thoát khỏi sự kiểm soát. TinLành nhấn mạnh vào sự đọc kinh Thánh cho phép người ta rút ra những kết luận riêng của họ mà không cần giải thích từ giới chăn chiên hoặc kiểm soát của giới giáo sĩ trung ương. Kết quả là, hàng chục đột biến mọc lên ở châu Âu sau khi Lutheranism bắt đầu. Khi mọi người đã có thể tự đọc cho chính mình, chắc chắn một số người trong số họ kết luận rằng toàn bộ hệ thống là một tòa nhà xây trên cát. Hầu hết đã phải giữ kín miệng để tránh bị mất đầu, nhưng có những người khác đã thực hiện bước nhảy vọt, đã công khai phê bình tôn giáo và chỉ trích vai trò của nó trong xã hội. Những nhà phê bình tôn giáo đầu tiên này là những tổ phụ của những người suy tưởng phi tôn giáo ngày nay, và của phong trào suy tưởng phi tôn giáo [13].

Những người suy tưởng phi tôn giáo quan tâm đến sự xem xét thế giới mà không bị những mù quáng từ những nhiễm độc tôn giáo ảnh hưởng. Họ thường là những người phi tôn giáo, hay ít tín ngưỡng. Một số họ cũng là những người coi trọng tâm linh, hay đề cao, hoặc nắm giữ một số loại tâm linh nào đó. Trong nhiều phương cách, những người suy tưởng tự do, phi tôn giáo này, đã giảm hoặc loại bỏ sự nhiễm độc vi-rút gót trong họ.

Tóm tắt

Những chiến lược của vi-rút trong sinh học mang đậm dấu tương đồng hết sức nổi bật với những phương pháp tuyên truyền – truyền đạo, cải đạo – của những tôn giáo độc thần. Thay đổi tôn giáo hay sự cải đạo đột ngột như thế dường như ảnh hưởng sâu xa vào nhân cách con người. Trong mô hình vi-rút, vi-rút gót lây nhiễm và chiếm giữ khả năng tư duy phê phán của cá nhân với tôn giáo của chính mình, rất giống như vi-rút bệnh dại tác động trên những phần cụ thể của hệ thống thần kinh trung ương trong não bộ. Một thí nghiệm tưởng tượng đơn giản cho thấy làm thế nào vi-rút gót tác động trên tư duy phê phán khiến nó mất đi hết sự bén nhọn sắc sảo, sáng xuốt trí tuệ vẫn có trước đó. Vi-rút gót lây nhiễm, rồi chiếm hữu một cá nhân, và sau đó tạo miễn nhiễm cho cá nhân này chống lại vi-rút khác. Vector trong sinh học – thường là những sinh vật trung gian – đóng vai chuyên chở ký sinh trùng, vi-rút, hoặc tác nhân gây bệnh từ một sinh vật này sang sinh vật khác. Vector tôn giáo hoạt động theo cách tương tự. Những thày chăn chiên, imams, những mục sư, những rabbis, vv, … - là những vector - mang vi rút và lây nhiễm lan truyền cho những người mới. Vi-rút này chỉ đạo một cách cẩn thận những tài nguyên sao cho kết quả của phước thiện chỉ về với mình, và tạo ra những điều cấm kỵ không để của phước thiện cho những vi-rút đối thủ cạnh tranh. Đôi khi những vector thất bại. Nhưng tổn phí gây dựng đào tạo một vector quá cao nên những tổ chức vector bắt buộc bảo vệ nó, ngay cả khi nó thất bại, như trong những trường hợp của tệ nạn những thày chăn chiên lạm dụng tình dục, đặc biệt với trẻ em, và bệnh ấu dâm đáng tởm. Đột biến của vi-rút tôn giáo xảy ra liên tục. Đôi khi một đột biến bùng vỡ và thành công, như trong trường hợp của Martin Luther, để lây nhiễm một vi-rút độ biến; đã tạo ra Tin lành, như một tôn giáo biến dạng từ Catô.





Chương 2: Tôn giáo tồn tại và thống trị như thế nào

“Từ gót đối với tôi thì không là gì hơn sự diễn tả và sản phẩm của sự yếu đuối con người, kinh Thánh một sưu tập những huyền thoại đáng tôn kính, nhưng vẫn là những huyền thoại ban sơ, dù sao đi nữa chúng cũng rất ấu trĩ trẻ con. Không giải thích nào dù tinh tế đến đâu lại có thể thay đổi điều này (với tôi). Đối với tôi, tôn giáo của người DoThái, giống như tất cả của những người khác, là một hóa thân của những mê tín dị đoan trẻ con nhất.” - Albert Einstein, thư gửi Gutkind, ngày 3 Jan,1954

Tổng quan
Trong chương này, chúng ta sẽ xây dựng một nền tảng lịch sử cho sự hiểu biết tôn giáo trong xã hội. Chúng ta sẽ xem xét những chiến lược tôn giáo sử dụng để truyền giống và tồn tại lâu dài. Chúng ta cũng sẽ xem xét sự truyền giống của loài ký sinh trùng và loài cộng sinh, và so sánh một vài tôn giáo vô thần với những tôn giáo hữu thần truyền thống hơn.



Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Jul, 2011)

(trích từ: Ray, Darrel W. The God Virus: how religion infects our lives and culture. IPC Press, Kansas, 2009)

Đôi dòng về Tác giả, theo lời tự kể của chính ông:

“ là một nhà tâm lý học và một người học hỏi nghiên cứu về tôn giáo và xã hội. Được nuôi dạy và trưởng thành trong một môi trường của Church of Christ – một giáo phái Tin lành theo truyền thống cực đoan chính thống. Ông tốt nghiệp một trường đại học Quaker, rồi cao học về tôn giáo ở một chủng viện Methodist Seminary, và tiến sĩ Tâm lý Khải đạo tại đại học Vanderbilt (Nashville, Tennessee, U.S.) Những năm mới 30 tuổi, ông là một người theo thuyết không thể biết (agnostic), đến năm 40 tuổi thành người vô thần (atheist).”



[1] Sandra Blakeslee, “Out-of-Body Experience: Your brain is to blame”, The New York Times, ngày 3 Tháng Mười 2006 và Shahar Arzy, et al, “Induction of an illusory shadow person” Nature, 443 (21 tháng 9 năm 2006) : 287.

[2] Invasion of the Body Snatchers - 1978 phim khoa học giả tưởng dựa trên tập truyện The Body Snatchers của Jack Finney.
[3] Hay như một G. Bush, tổng thống Mỹ mới “tìm lại đạo” :  “tôi tin Gót nói qua tôi. Không có thế, tôi không thể làm công việc của tôi được”. Trước đó chính ông này cũng nói “ tôi đã nghe tiếng gọi, tôi tin Gót muốn tôi ra ứng cử tổng thống Mỹ”. Trích dẫn để thấy sức mạnh và tác dụng của vi-rút gót.
[4] Daniel Dennett, Breaking the Spell: Religion as a Natural Phenomenon (Viking Adult, 2006).
[5] Với một người đọc muốn nhanh chóng có ý tưởng sáng tỏ về virus, tôi khuyến khích các bạn đọc bài tiểu luận của Richard Dawkins “Virus của Não thức” – The Virus of Mind - http://cscs.umich.edu/ ~ crshalizi / Dawkins / virus-of-themind. html; Internet. Khái niệm này là nền tảng cho nhiều những gì chúng ta sẽ xem xét trong cuốn sách này.
Richard Dawkins, The Selfish Gene (Oxford University Press, 1976); Richard Dawkins, The God Delusion (Houghton Mifflin, 2006).

[6] Xem tiểu thuyết của Robert Heinlein, The Puppet Masters (Doubleday, 1951) hoặc bộ phim cùng tên của đạo diễn Stuart Orme với tài tử Donald Southerland (1994). Ký sinh trùng xâm lược con người để thống trị thế giới. Đây có lẽ là cuốn tiểu thuyết đầu tiên về ký sinh trùng ngoài hành tinh, và sau đó, tiểu thuyết này sinh sản ra nhiều hơn nữa.

[7] Robert Sapolsky, “Bugs in the Brain”, Scientific American (Mar, 2003): p.94
[8] Đối với mục đích của cuộc thảo luận của chúng ta, tôi sẽ sử dụng từ “virus” mặc dù  “ký sinh trùng” có thể là thích hợp hơn trong một số trường hợp. Tôi muốn tránh những ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực của từ “ký sinh trùng” (parasite) . Hầu hết mọi người nhận ra rằng virus có thể là lành tính, thậm chí còn mang lại lợi ích, trong một số trường hợp. Có nhiều virus sống trong cơ thể chúng ta, nhưng vô hại. Ký sinh trùng thì không hoàn toàn như vậy, như hiểu biết thông thường hiện có của chúng ta..

[9] Nobelprize.org, Giải thưởng Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1973 [bài viết-online] - (truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008), được công bố tại http://nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/1973/index. html; Internet.
[10] Bằng chứng được cho thấy gần đây khi Taliban phá hủy hai tượng cổ Buddhas of Bamyan, cao 55m và 37 m; một trong những di sản hiếm hoi và vô giá của văn hóa nhân loại. Năm 2001, bất chấp những can ngăn của nhiều quốc gia trên thế giới; hai tượng đá khổng lồ tạc trong hốc núi, từ thế kỷ thứ 6, đã bị bắn phá vỡ.
[11] “... Mà của đem cho của ngươi là trong bí mật; và Cha của ngươi, là người nhìn thấy trong bí mật, sẽ đáp đền cho ngươi” (Matthew 6:4).
[12] Trong khi nhiều người tại Hoa Kỳ đã quen thuộc với vụ án xử “những Phù thủy ở Salem”, năm 1692. Đã có một cuộc săn tìm những “phù thủy” và truy lùng những kẻ bị lên án là “rối đạo” hay “theo dị giáo” ở châu Âu, ròng rã lâu dài và lớn rộng hơn nhiều, trong những thế kỷ 16 và 17. Những nhà sử học ước tính có khoảng 200.000 người bị trói cọc đốt sống trước công chúng vì những tội phạm “rối đạo, lạc giáo” khác nhau trong thời gian này. Riêng chỉ mình Mary Tudor (Bloody Mary ở Anh) chịu trách nhiệm về 274 hành quyết bằng cách đốt sống trong khoảng thời gian hơn năm năm trị vì của bà.

Mặc dù giết người theo lối – lột trần truồng, đóng đinh chân tay treo thân nạn nhân vào giá chữ thập, rồi để mặc cho đau đớn hấp hối rồi chết vì tức thở hay khô máu – như tục lệ tàn bạo và dã man của cổ Lamã. Nhà thờ Catô từ thời trung cổ đặc biệt ưa chuộng một hình thức giết người khác, đó là – cũng lột trần truồng, trói cọc, hay treo trên một dàn hỏa thường bằng củi, rồi đốt sống nạn nhân, trước đông đảo công chúng – đây là một cách “thông thường ”, được kể tóm tắt:

“Khi nạn nhân đã bị kết án phải giết bằng cách đốt sống, một cọc được dựng tại chỗ đặc biệt dành sẵn, và một đống xếp thành vòng tròn được chuẩn bị, bao gồm những lớp rơm và gỗ, dồn cao đến ngang tầm đầu người. Cẩn thận để chừa lại một vòng trống quanh cột và một lối từ ngoài đi vào để dẫn nạn nhân. Bị tước bỏ quần áo, và chỉ mặc một chiếc áo tẩm lưu huỳnh, nạn nhân phải đi bộ đến trung tâm của đống rơm gỗ này qua một lối hẹp, và rồi bị trói chặt vào cọc gỗ, bằng dây thừng và dây xích. Sau đó, những bó củi và rơm được ném vào lấp đầy những chỗ còn chừa trống và lối đi vào, cho đến khi nạn nhân hoàn toàn được bao phủ bởi đống rơm và củi; cuối cùng bắn hay châm lửa vào tất cả các bên cùng một lúc. Những người xem đứng xung quanh, và trên cao để nhìn cho rõ,…”. Lối giết người dã man như thế rất thịnh hành với những Toà án dị giáo của nhà thờ Catô Tây Ban Nha.

Lý do là vì nó đã không liên quan đến phải làm đổ máu của nạn nhân, vốn không được phép theo học thuyết đương thời của nhà thờ Catô LaMã, và đặc biệt là nó đảm bảo rằng kẻ bị kết tội mất sạch, không còn cơ thể để mang theo vào đời sau, hay phán xét cuối cùng, đừng quên rằng những nạn cũng là những tín đồ Kitô (tự nó đã là một hình phạt rất nghiêm trọng theo tin tưởng thời đó). Cũng được nghĩ rằng tại thời đó, khi bị đốt sống, linh hồn nạn nhân cũng bị cháy sạch, được coi là quan trọng đối với những người bị Nhà Thờ kết án phù thủy và dị giáo.

[13] Giordano Bruno, một thày dòng Dominican, triết gia, nhà toán học, thiên văn học người nước Ý. Ông thường được nhắc dẫn như là một trong những người đề xuất sớm nhất của phong trào suy tưởng tự do và phi tôn giáo. Ông sinh năm 1548, và đến năm 1600 bị thiêu sống bởi tòa án dị giáo của nhà thờ Catô. Qua nhiều thế kỷ sau đó, ông đã được nhiều người theo chân ông, tất cả đặt câu hỏi về những giả định của đạo Kitô, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của họ trong không khí chính trị và tôn giáo của thời đại của họ sống; trong số đó có thể kể: Galileo, Voltaire, Molyneux và Diderot.