Monday, June 13, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (32)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Hai  Triết học đạo Catô
Phần I. Những vị Bố đạo Kitô.




Chương 3.  Ba nhà học giả của hội Nhà Thờ


Bốn người được gọi là những học giả của Nhà Thờ Tây Âu: Ambrose, Jerome, Augustine, và vua chiên Gregory Vĩ đại. Trong số này, ba người đầu tiên sống cùng thời, trong khi người thứ tư thuộc về một thời sau đó. Trong chương này, tôi sẽ đưa ra một vài giải thích về đời sống và thời đại của ba người đầu tiên, dành một chương sau cho một giải thích những học thuyết của Augustine, một người, đối với chúng ta, là quan trọng nhất trong bộ ba này.

Ambrose, Jerome và Augustine tất cả đều sáng tác mạnh mẽ trong khoảng thời gian ngắn giữa chiến thắng của Nhà Thờ Catô trong đế quốc Lamã và sự xâm lược của những dân rợ. Cả ba đều còn trẻ dưới thời cai trị của hoàng đế Julian vị Chối đạo; Jerome sống mười năm sau khi Rome bị những rợ Goths theo Alaric cướp phá; Augustine sống cho đến khi những rợ Vandals đột nhập vào châu Phi, và chết trong khi họ đã vây hãm thành Hippo, nơi ông là thày chăn chiên cấp tỉnh. Tiếp ngay sau thời gian của họ, những người làm chủ nhân của Ý, Spain, và châu Phi không chỉ là những dân rợ, nhưng là những người theo phái lạc giáo Arian. Văn minh bị suy tàn trong nhiều thế kỷ, và đã phải đợi cho đến gần một nghìn năm sau, Vương quốc Kitô một lần nữa mới đào tạo được những con người ngang như họ về học thức và văn hóa. Trong suốt thời Tăm tối và thời Trung cổ, uy quyền của họ được tôn kính; nhiều hơn bất kỳ người nào khác, họ là những người đã dựng khuôn, qua đó hội Nhà Thờ đã được định hình. Nói một cách rộng rãi, Ambrose đã xác định khái niệm giới tu sĩ nhà thờ có về quan hệ giữa Nhà Thờ và Nhà nước; Jerome đã cho hội Nhà Thờ Tây Âu Kinh thánh Latinh của mình và một phần lớn của động lực cho chế độ tự viện, trong khi Augustine đã làm chặt chẽ gót học hội Nhà Thờ cho đến tận thời Cải cách, và sau đó, một phần lớn những giáo lý của Luther và Calvin. Rất ít người đã vượt qua bộ ba này trong ảnh hưởng trên quá trình lịch sử. Sự độc lập của hội Nhà Thờ trong quan hệ với những nhà nước thế tục, như Ambrose duy trì thành công, đã là một học thuyết mới và cách mạng, nó chiếm ưu thế cho đến thời Cải Cách, khi Hobbes đấu tranh chống lại nó trong thế kỷ XVII, ông chủ yếu là tranh luận chống Ambrose. Augustine là ở vị trí hàng đầu tranh luận về gót học trong những thế kỷ XVI và XVII, những người Thệ phản và Jansenists đứng về phía ông, và những người Catô chính thống chống lại ông.

Thủ đô của đế quốc Lamã phía Tây, vào cuối thế kỷ thứ tư là thành Milan, và Ambrose là thày chăn chiên cấp tỉnh thành này. Nhiệm vụ của ông đã đưa ông liên tục vào những mối quan hệ với những hoàng đế, những người mà ông đã nói chuyện với họ, thường xuyên như ngang nhau, đôi khi như một cấp trên. Những giao dịch của ông với triều đình minh họa một đặc tính tương phản chung của thời đại: trong khi Nhà nước đã yếu ớt, không đủ năng lực, cai quản bởi những kẻ vô nguyên tắc chỉ có quan tâm cá nhân, và hoàn toàn không có bất kỳ chính sách nào xa ngoài hơn của những mục đích nhất thời, hội Nhà Thờ đã đầy khí lực, có khả năng, được dẫn đạo bởi những con người đã sẵn sàng hy sinh tất cả mọi thứ cá nhân cho lợi ích của hội, và với một chính sách nhìn xa trông rộng vốn nó mang lại chiến thắng cho hàng nghìn năm tới. Đúng là sự thật rằng những ưu điểm này đã bị cân bằng bởi lòng cuồng tín và sự mê tín dị đoan, nhưng mà không có những điều này, không vận động cải cách nào đã có thể thành công, tại thời đó.

Ambrose đã có tất cả mọi cơ hội để tìm được thành công trong giới quan chức Nhà nước. Cha ông, cũng tên là Ambrose, là một viên chức chính quyền cao – thái thú xứ những dân Gauls. Ông thánh chiên chiên được sinh ra, có lẽ, tại Treves, một thị trấn đồn trú biên giới, nơi những quân đoàn Lamã trấn đóng để chắn giữ người Đức. Khi mười ba tuổi, ông đã được đưa đến Rome, nơi ông đã có một giáo dục tốt, trong đó gồm một nền tảng vững chắc về tiếng Hylạp. Khi ông lớn lên, ông đã theo học luật, trong đó ông đã rất thành công, và ở tuổi ba mươi, ông đã được thăng chức làm thống đốc vùng Liguria và Aemilia. Tuy nhiên, bốn năm sau, ông quay lưng lại với chính phủ thế tục, và được đông đảo dân chúng tôn lên làm thày chăn chiên cấp tỉnh Milan, đối lập với một ứng cử viên phái Arian. Ông đã đem tất cả tài sản thế gian của mình cho người nghèo, và dành trọn toàn bộ phần đời còn lại của mình cho việc phụng sự hội Nhà Thờ, đôi khi bản thân ông phải chịu nguy cơ lớn lao. Lựa chọn này chắc chắn không quyết định từ những động cơ thế tục, nhưng nếu nó có như thế, nó hẳn là đã khôn ngoan. Trong chính quyền nhà nước, ngay cả khi nếu ông trở thành hoàng đế, tại thời đó, ông có thể đã không tìm thấy được phạm vi như thế cho tài năng quản trị hành chính của ông, nếu như ông đã buông bỏ những nhiệm vụ thày chăn chiên cấp tỉnh của mình.

Trong chín năm thày chăn chiên cấp tỉnh đầu tiên của Ambrose, hoàng đế của Lamã phía Tây là Gratian, người theo đạo Catô, đạo đức, và bất cẩn. Ông đã rất miệt mài với thú săn bắn, đến sao nhãng chính sự, và cuối cùng bị ám sát. Kế tục ông, trong suốt Đế quốc Tây, là một người thoán nghịch tên là Maximus, nhưng tại Ý, ngôi truyền cho người em trai của Gratian là Valentinian II, người vẫn còn là một cậu bé. Lúc đầu, quyền lực của đế quốc được người mẹ là Justina, góa phụ của hoàng đế Valentinian I, hành xử, nhưng vì bà là một người theo phái Arian, xung đột giữa bà và Ambrose đã không thể tránh được.

Tất cả ba người thánh chiên, chúng ta quan tâm với họ trong chương này, đã viết vô số thư tín, trong số đó được bảo tồn nhiều, hậu quả là chúng ta biết về họ nhiều hơn là về bất kỳ của những triết gia ngoại giáo nào, và nhiều hơn so với tất cả nhưng chỉ trừ một vài trong số những khuôn mặt trong giới nhà thờ của thời Trung Cổ. Augustine đã viết thư về tất cả mọi thứ và cả những chuyện lặt vặt, chủ yếu là về giáo lý, hay kỷ luật hội Nhà Thờ, thư từ của Jerome chủ yếu là gửi cho những mệnh phụ, đưa ra lời khuyên về cách làm sao giữ gìn trinh tiết, nhưng trong những thư tín quan trọng nhất và đáng chú ý nhất của Ambrose là với những Hoàng đế, bảo với họ trong những phương diện nào họ đã thiếu sót nhiệm vụ của họ, hoặc khi có dịp, chúc mừng họ đã thực hiện nó.

Câu hỏi đầu tiên với công chúng mà Ambrose đã phải đối phó là về bàn thờ và tượng Chiến thắng ở Rome. Ngoại giáo vẫn còn nán lại lâu hơn trong những gia đình thượng nghị sĩ của kinh đô, hơn ở nơi khác, tôn giáo chính thức đã trong tay của một dòng dõi giáo sĩ quý tộc, và đã được buộc chặt với niềm tự hào đế quốc của những kẻ chinh phục thế giới. Bức tượng Chiến thắng tại Thượng viện đã bị Constantius, con trai của Constantine loại bỏ, và Julian vị chối đạo đã phục hồi. Hoàng đế Gratian một lần nữa loại bỏ bức tượng, và rồi đại biểu một của Thượng viện, đứng đầu là Symmachus, thống đốc thành phố, yêu cầu nó lại được phục hồi.

Symmachus, người cũng đóng một phần trong đời của Augustine, là một thành viên lỗi lạc của một gia đình nổi tiếng – giàu có, quý tộc, văn hóa cao, và ngoại giáo. Ông bị Gratian đày khỏi Rome trong năm 382 do kháng nghị chống lại việc bỏ bức tượng Chiến thắng, nhưng không được lâu, vì ông đã về làm thống đốc thành phố năm 384. Ông là ông nội của một Symmachus khác, người này là nhạc phục của Boethius, và là người đã nổi tiếng quan trọng trong triều đại trị vì của Theodoric.

Những thượng nghị sĩ Kitô phản đối, và với sự giúp đỡ của Ambrose và của vua chiên (Damasus), quan điểm của họ đã được thắng thế với Hoàng đế. Sau cái chết của Gratian, Symmachus và những thượng nghị sĩ ngoại đạo lại viết thỉnh cầu với Hoàng đế mới, Valentinian II, vào năm 384. Để bác bỏ nỗ lực được làm mới này, Ambrose đã viết thư cho Hoàng đế, phát biểu rõ luận đề, rằng như tất cả những người Lamã nợ nghĩa vụ quân sự với vị chúa tể của họ, vì thế ông (Hoàng đế) nợ dịch vụ với Gót Toàn Năng [1]. “Hãy để không một ai”, ông nói, “lợi dụng tuổi trẻ của hoàng thượng, nếu một người ngoại đạo là người có yêu cầu này, là điều không đúng khi ông ta xiết chặt não thức của hoàng thượng với những trói buộc của mê tín dị đoan của ông ta, nhưng bằng lòng nhiệt huyết của mình, ông phải giảng dạy và nhắc nhở hoàng thượng làm thế nào để dốc lòng với đức tin chân thật, bởi vì ông ta bảo vệ những điều vô ích với tất cả đam mê về sự thật”. Bị bắt buộc phải thề trước bàn thờ của một thần tượng, Ambrose nói, là một sự ngược đãi, bức hại một người Kitô. “Nếu đó là một nguyên nhân dân sự, quyền trả lời sẽ được dành cho phía chống đối bên kia; nó là một nguyên nhân tôn giáo, và tôi là thày chăn chiên cấp tỉnh đã ra một yêu cầu…. Chắc chắn nếu bất cứ điều gì nào khác được xuống lệnh, chúng tôi những thày chăn chiên cấp tỉnh không thể để liên tục phải chịu khổ vì nó, và không thể không ghi nhận; thực sự là hoàng thượng có thể đến với hội Nhà Thờ, nhưng sẽ tìm thấy, hoặc là không có linh mục nào ở đó; hoặc có một, nhưng là người sẽ ngăn trở hoàng thượng”. [2]

Những thư tín kế tiếp chỉ ra rằng những tài sản thu nhận được của hội Nhà Thờ phục vụ những mục đích vốn sự giàu có của những ngôi đền ngoại đạo chưa bao giờ phục vụ. “Những sở hữu của hội Nhà Thờ là cho sự bảo dưỡng giới người nghèo. Hãy để họ cộng lại xem có được bao nhiêu kẻ bị bắt giữ mà những ngôi đền đã chuộc tiền, thực phẩm gì họ đã đóng góp cho người nghèo, những lưu vong nào mà họ đã cung cấp phương tiện sinh hoạt cho”. Đây là một lập luận có tác động, và là một vốn được biện minh hoàn toàn bởi sự thực hành đạo Kitô.

Ambrose đã thắng điểm của mình, nhưng một người cướp ngôi tiếp theo, Eugenius, là người ưa chuộng giới ngoại đạo, đã cho phục hồi bàn thờ và bức tượng. Chỉ sau khi Theodosius đánh bại Eugenius năm 394, là cuối cùng vấn đề đã được quyết định với thiên vị cho những người Kitô.

Nhà chăn chiên cấp tỉnh, lúc đầu, đã quan hệ rất thân thiện với triều đình, và được dùng trong một phái bộ ngoại giao với người thoán nghịch Maximus, trong lo sợ người này có thể xâm lăng Italy. Nhưng chẳng bao lâu có một vấn đề tranh luận nghiêm trọng nảy sinh. Hoàng hậu Justina, như là một Arian, đã yêu cầu một nhà thờ ở Milan có thể nhượng cho những người theo thuyết Arian này, nhưng Ambrose từ chối. Dân chúng đứng về phía ông ta, và đến nhà thờ chật ních trong những đám rất đông. Những quân Gothic, những người theo thuyết Arian này, được phái đến để chiếm hữu, nhưng thân thiện với dân chúng. “Những nhà quí tộc và những vị quan bảo hộ dân” ông nói, trong một bức thư hăng hái với người chị em của ông,[3] “đến và thúc giục tôi để cho nhà thờ nhanh chóng đầu hàng, nói rằng hoàng đế đã thực hiện những quyền của mình, bởi vì tất cả mọi thứ là dưới quyền lực của ông. Tôi trả lời rằng nếu hoàng đế hỏi tôi những gì là của tôi, đó là, đất của tôi, tiền của tôi, hoặc bất cứ loại nào như thế của riêng tôi, tôi sẽ không từ chối, mặc dù tất cả những gì tôi có thuộc về người nghèo, nhưng còn đó là những điều vốn thuộc về Gót, chúng không phải là đối tượng với quyền lực của hoàng đế. “Nếu đòi hỏi tài sản nhà thờ của tôi, cứ đi vào nó mà lấy; nếu cơ thể của tôi, tôi sẽ đi ra ngay lập tức. Các ngài có muốn trói chặt tôi vào xích, hoặc giao tôi cho cái chết hay không? Đó sẽ là một niềm vui với tôi, tôi sẽ không bảo vệ bản thân mình bằng đám đông dân chúng, cũng không phải tôi sẽ bám vào bàn thờ và van xin cho sự sống của tôi, nhưng tôi sẽ vui vẻ chịu mình bị giết cho những bàn thờ”. Tôi đã thực sự va đầu với kinh hoàng khi tôi được biết những người vũ trang đã được gửi đến để chiếm nhà thờ này, sợ không tránh được rằng trong khi dân chúng đương bảo vệ nhà thờ, có thể có một vài giết hại vốn nó sẽ có xu hướng làm tổn thương toàn thành phố. Tôi đã cầu nguyện rằng tôi có thể rồi không sống xót qua sự hủy hoại một thành phố vĩ đại như vậy, hoặc có thể là của cả toàn nước Ý”.

Những lo sợ này đã không phóng đại, như là quân lính Gothic đã chịu trách nhiệm làm bùng nổ sự tàn bạo, như họ đã làm 25 năm sau đó khi cướp phá Rome.

Sức mạnh của Ambrose nằm trong sự ủng hộ của dân chúng. Ông bị cáo buộc kích động họ, nhưng trả lời rằng “đã là trong quyền năng của tôi không kích động họ, nhưng để làm cho họ yên là trong tay của Gót”. Không có một người theo thuyết Arian nào, ông nói, đã dám tiến ra, bởi vì không có ai là Arian trong số dân chúng. Ông đã chiếu lệ ra lệnh về hình thức cho nhà thờ đầu hàng, và những binh sĩ đã được lệnh sử dụng bạo lực nếu cần thiết. Nhưng cuối cùng họ từ chối sử dụng bạo lực, và hoàng đế bị buộc phải nhường bước. Một trận chiến lớn đã giành được thắng lợi cho sự độc lập của giới trong hội Nhà Thờ; Ambrose đã chứng minh rằng có những vấn đề, trong đó Nhà nước phải nhượng bộ hội Nhà Thờ, và đã từ đó thiết lập được một nguyên tắc mới vốn vẫn còn giữ được sự quan trọng của nó cho đến tận ngày nay (ở phương Tây).

Xung đột tiếp theo của ông là với hoàng đế Theodosius. Một giáo đường Dothái đã bị đốt cháy, và vị Bá tước của vùng phía Đông đã báo cáo rằng điều này đã được thực hiện do sự xúi giục của thày chăn chiên cấp tỉnh địa phương. Hoàng đế ra lệnh cho những kẻ thực sự đốt nhà thờ phải bị trừng phạt, và rằng thày chăn chiên cấp tỉnh phạm tội nên xây lại nhà thờ đạo Juda. Ambrose không thừa nhận, cũng không phủ nhận sự đồng lõa của thày chăn chiên cấp tỉnh, nhưng phẫn nộ rằng hoàng đế đã dường như đứng về những người Jew chống lại những người Kitô. Giả sử thày chăn chiên cấp tỉnh từ chối không chịu vâng lời? Vậy sau đó ông sẽ phải trở thành một kẻ tử đạo nếu ông ta dai dẳng tiếp tục, hoặc thành một kẻ một chối đạo, nếu ông ta chịu thua nhường. Giả sử vị Bá tước quyết định tự mình xây dựng lại giáo đường Dothái với những phí tổn những người Kitô phải gánh? Trong trường hợp đó hoàng đế sẽ có một Bá tước chối đạo, và tiền bạc của dân Kitô sẽ được đem lấy để hỗ trợ cho vô-đức-tin. “Sẽ có chăng, sau đó, một nơi được xây dựng cho sự vô đức tin của người Jew, lấy từ trong những chiến lợi phẩm của hội Nhà Thờ, và những của cải dâng hiến, vốn có được từ sự ủng hộ Christ, vốn đã thu được cho những người Kitô, bị chuyển giao sang ngân quĩ của những người không tin?”. Ông tiếp tục: “Nhưng có lẽ nguyên nhân về kỷ luật đã chuyển lòng ngài, Ôi hoàng đế ơi, thế sau đó, điều nào là quan trọng lớn hơn, thể hiện cho được kỷ luật, hay cứu cánh tôn giáo? Là điều cần thiết sự phán đoán nên chịu nhường cho tôn giáo. Ngài không nghe hay sao? hoàng đế ơi, khi Julian ra lệnh cho đền thờ Jerusalem sẽ được phục dựng lại, những người đương thu dọn đổ vỡ (ở đấy) đã bị lửa (Gót) đốt chết sạch như thế nào không? “

Rõ ràng là, theo ý kiến của ông thánh chiên chiên của hội Nhà Thờ này, sự phá hoại giáo đường Dothái không nên bị trừng phạt, dù là dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là một thí dụ về cách thức mà ngay khi nó có được sức mạnh, hội Nhà Thờ bắt đầu kích thích sự bài chống Dothái.

Cuộc xung đột tiếp theo giữa hoàng đế và ông thánh chiên chiên có nhiều danh dự hơn so với câu chuyện vừa kể. Năm 390 AD, khi Theodosius ở Milan, một đám đông dân chúng bạo động tại Thessalonica đã giết chết vị đội trưởng của đơn vị đồn trú này. Theodosius, khi nhận được tin, đã bị giận dữ chiếm trọn, không kềm chế nổi, và ra lệnh trả thù rất kinh hoảng. Khi dân chúng đã tụ tập trong rạp xiếc, những binh sĩ đã bổ nhào xuống họ, và giết hại ít nhất là bảy ngàn người trong một cuộc tàn sát bừa bãi. Nhân thế, Ambrose, người đã cố gắng kiềm chế hoàng đế từ trước, nhưng vô ích, đã viết một bức thư đầy can đảm tuyệt vời, về một vấn đề hoàn toàn đạo đức, cho một lần, không có liên quan gì đến vấn đề gót học hay sức mạnh của hội Nhà Thờ:

“Điều đã xảy ra tại thành Thessalonica, không từng có hồ sơ tương tự nào, thế nên tôi đã không có khả năng ngăn đoán cho đừng xảy ra; Điều đó, quả thật vậy, tôi đã nói từ trước cho biết nó sẽ tàn bạo nhất, khi tôi luôn thường xuyên kêu gọi chống lại nó”.

David nhiều lần tội lỗi, và thú nhận tội lỗi của mình với ăn năn.[4] Liệu Theodosius cũng làm như vậy hay không? Ambrose tuyên bố rằng “Tôi không dám dâng cúng hy sinh nếu ngài dự định có mặt. Có phải rằng điều không được phép sau khi làm đổ máu của một người vô tội, đã lại được phép sau khi làm đổ máu của nhiều người? Tôi không nghĩ như vậy”.

Hoàng đế đã ăn năn, và đã tạm bỏ cương vị hoàng đế, đã xám hối công khai trong nhà thờ Milan. Từ đó cho đến khi chết năm 395, ông không có tranh chấp nào với Ambrose.

Ambrose, trong khi nổi tiếng như là một chính khách, trong những khía cạnh khác, ông chỉ đơn thuần là điển hình của thời đại của ông. Ông đã viết, như những tác giả khác của hội Nhà Thờ, một luận văn để đề cao sự trinh tiết, và một luận văn khác phản đối sự tái hôn của những góa phụ. Khi ông đã quyết định địa điểm cho nhà thờ mới của ông, hai bộ xương (tiết lộ trong một thị kiến, đã nói thế) thuận tiện được khám phá đúng ngay tại chỗ đó, chúng được tìm thấy như lnhững phép lạ đã xảy ra, và đã được ông tuyên bố là của hai người chết vì đạo (từ trước). Những phép lạ khác được kể lại trong thư của ông, với tất cả đặc tính về sự nhẹ dạ của thời đại của ông. Ông là kém hơn so với Jerome như một học giả, và với Augustine như một triết gia. Tuy nhiên, như một chính khách, đã hết sức khéo léo và can đảm thu tập hợp nhất sức mạnh của hội Nhà Thờ, ông đứng nổi bật như là một con người vào bực nhất.

Jerome chủ yếu là đáng ghi nhận như dịch giả, người đã sản xuất ra bộ Vulgate – bản thánh kinh tiếng Latin, vẫn còn đến ngày nay như phiên bản Kinh thánh chính thức của đạo Catô. Mãi tận thời ông, Nhà Thờ Tây Âu, đối với Cựu ước, đã chủ yếu dựa trên những bản dịch từ bộ Septuagint, theo những đường lối quan trọng, trong đó có khác với bản gốc tiếng Dothái cổ. Tín đồ Kitô, như chúng ta đã thấy, đã được trao cho một chủ trương rằng những người Jew, kể từ sự nổi lên của đạo Kitô, đã giả mạo những văn bản tiếng Dothái cổ, làm sai lệch chỗ nào mà nó dường như tiên đoán sự ra đời của vị Messiah. Đây là một điểm mà học thuật uyên bác vững chắc cho thấy không có cơ sở đứng vững, và là điều Jerome kiên quyết loại bỏ. Ông chấp nhận sự giúp đỡ của những giáo sĩ Dothái, được làm bí mật vì sợ những người Jew. Khi bảo vệ mình chống lại những chỉ trích từ phe Kitô ông nói: “Hãy để ai, người sẽ thách thức bất của sự-việc gì trong bản dịch này, hỏi những người Jew”. Bởi vì sự chấp nhận của ông về những văn bản tiếng Dothái cổ, trong hình thức mà người Jew đã coi là chính xác, phiên bản của ông, lúc đầu, đã có một tiếp nhận phần lớn là thù địch, nhưng nó đã thắng trên con đường của nó, một phần vì Augustine trên toàn bộ đã hỗ trợ nó. Đó là một thành tựu lớn, liên quan đến sự phê bình văn bản đáng kể.

Jerome sinh năm 345 – năm năm sau Ambrose – không xa với thành Aquileia, tại một thị trấn gọi là Stridon, vốn đã bị những người Goths phá hủy năm 377. Gia đình ông khá giả nhưng không giàu có. Năm 363, ông đến Rome, ở đó ông học khoa hùng biện và đã phạm tội. Sau khi đi du hành sang xứ Gaul, ông về định cư tại Aquileia, và trở thành một nhà tu ở ẩn . Năm năm tiếp sau đó, ông sống như một kẻ ẩn dật khổ hạnh ở những vùng hoang dã xứ Syria. “Cuộc đời của ông trong khi ở sa mạc đã là một trong xám hối nghiêm ngặt, với nước mắt và thở than xen kẽ với trạng thái ngây ngất phấn chấn tinh thần, và những cám dỗ từ ký ức ám ảnh của đời sống tại Rome, ông sống trong một buồng kín hoặc hang động, ông làm lụng để có bánh mì ăn hàng ngày, và mặc quần áo sám hối bằng khố tải”[5]. Sau thời gian này, ông tới Constantinople, và rồi sống tại Rome trong ba năm, nơi ông trở thành bạn và là cố vấn của vua chiên Damasus, với sự khuyến khích của người này, ông đã thực hiện bản dịch của ông về Kinh thánh.

 Jerome là một con người của nhiều cuộc cãi vã. Ông đã cãi với Augustine về hành vi nào có vấn đề của Peter như được Paul kể lại ở Galatians ii, ông cắt đứt với người bạn Rufinus của ông về Origen; và ông rất mãnh liệt chống lại Pelagius [6] khiến tự viện của ông bị tấn công bởi một đám đông những người theo Pelagius. Sau cái chết của Damasus, ông dường như đã cãi nhau với vua chiên mới; trong khi ở Rome, ông đã có quen biết với những mệnh phụ khác nhau vừa quý tộc và đạo đức, một số trong đám họ, ông đã thuyết phục chấp nhận cuộc sống khổ hạnh. Vua chiên mới, thông thường giống với nhiều người khác ở Rome, không thích điều này. Vì lý do này trong số những lý do khác, Jerome đã bỏ Rome để đến Bethlehem, nơi ông ở lại từ năm 386 cho đến khi qua đời, năm 420.

Trong số những phụ nữ đổi đạo nổi bật của ông, có hai người là đặc biệt đáng chú ý: góa phụ Paula và con gái bà là Eustochium. Cả hai mệnh phụ này tháp tùng ông trong hành trình lâu la của ông đến Bethlehem. Họ thuộc giới quý tộc cao nhất, và người ta không thể nhưng không cảm thấy một hương vị của điệu bộ màu mè trong thái độ của ông thánh chiên này dành cho họ. Khi Paula chết và được chôn tại Bethlehem, Jerome đã soạn một văn bia cho mộ của bà:

Trong ngôi mộ này, một đứa con của dòng Scipio nằm,
một ái nữ của nhà Pauline trứ danh,
con dòng cháu giống, một nhánh của họ Gracchi,
dòng dõi của chính Agamemnon, lừng lẫy:
Nơi đây yên nghỉ mệnh phụ Paula, người được thương yêu hết mực
Của cả song thân, với Eustochium
Vì con gái, bà là phu nhân Lamã đầu tiên
đã chọn khó khăn và chọn Bethlehem vì Christ. [7]

Một số thư của Jerome với Eustochium là lạ lẫm đáng tò mò. Ông đưa lời khuyên cô về việc bảo tồn trinh tiết, rất chi tiết và thẳng thắn, ông giải thích ý nghĩa chính xác về cơ thể của một số những uyển ngữ nhất định trong Cựu ước, và ông sử dụng một loại gợi tình khiêu dâm thần bí, khi ca ngợi những lạc thú của cuộc sống tu viện. Một nữ tu là một Cô dâu của Christ; hôn nhân này được tán dương trong Bài hát của Solomon [8]. Trong một lá thư dài viết vào thời điểm khi cô nhận lời tuyên thệ (đi tu), ông đưa ra một thông điệp đáng chú ý với người mẹ của cô: “Bà có tức giận với cô ấy không, vì cô chọn làm vợ của một nhà vua [Christ], và không phải là của một người lính? Cô ấy đã đem ban tặng cho bà một đặc ân cao cả; bà bây giờ là nhạc mẫu của Gót”.[9]

Với chính Eustochium, trong cùng một lá thư (xxii), ông nói:

“Luôn để sự kín đáo riêng tư của phòng cô ngủ canh giữ cô; luôn để Phu Quân cô chơi đùa với cô trong đó. Cô có cầu nguyện không? Cô có nói chuyện với vị Phu Quân không? Cô có đọc không? Ông ấy nói với cô. Khi giắc ngủ chiếm lấy cô, Ông sẽ đến từ đằng sau và đưa tay qua lỗ cửa, và lòng của cô sẽ chuyển vì Ông; và cô sẽ tỉnh giấc và đứng lên và nói: “Tôi bị bệnh vì tình yêu”. Sau đó, Ông sẽ trả lời: ‘Một mảnh vườn rào kín là em gái tôi, là hôn thê tôi; một dòng suối im tiếng, một vòi nước niêm phong’ ”. [10]

Trong cùng một lá thư ông kể lại như thế nào, sau khi cắt mình khỏi những quan hệ và bạn bè, “và – vẫn còn khó khăn hơn – với những thực phẩm thanh nhã mà tôi đã quen”, ông vẫn không thể nào chịu đựng được chia tay với thư viện của mình, và đã đem nó theo với ông vào sa mạc. “Và như vậy, con người khốn khổ mà tôi đã là, tôi sẽ chỉ nhịn ăn khi mà tôi tôi sau đó có thể đọc Cicero”. Sau những ngày đêm hối hận, ông lại sa ngã, và đọc Plautus. Sau buông thả giống như vậy, phong cách của những vị tiên tri dường như “thô lỗ và khó nuốt trôi”. Cuối cùng, trong một cơn sốt, ông mơ thấy, trong phán xét cuối cùng, Christ hỏi ông – ông là ai, và ông trả lời rằng ông là một người Kitô. Câu trả lời xảy đến: “Ngươi nói dối, ngươi là một kẻ đi theo Cicero và không phải đi theo Christ”. Liền sau đó ông được lệnh phải chịu đánh gậy. Cuối cùng, Jerome, trong giấc mơ của mình, kêu lên: “Lạy Gót, nếu con có bao giờ có những sách vở thế tục, hoặc nếu con từng có lần nữa đọc thứ như vậy, con đã từ chối Ngài”. Chuyện này, ông nói thêm, “không phải là ngủ say, hoặc mơ màng lan man”. [11]

Sau thư này, trong một vài năm, những thư của ông chứa đựng ít trích dẫn cổ điển. Nhưng sau một thời gian nào đó, ông lại một lần nữa sa lạc vào những đoạn thơ của Virgil, Horace, và thậm chí Ovid. Tuy nhiên, chúng dường như đến từ ký ức, đặc biệt là một vài trong số chúng được lặp lại nhiều lần [12].

Thư từ của Jerome biểu lộ những cảm xúc, tạo ra bởi sự sụp đổ của Đế quốc Lamã, sinh động hơn bất kỳ của những người nào khác tôi được biết. Năm 396, ông viết: [13]

“Tôi rùng mình khi tôi nghĩ về những thảm họa của thời đại chúng ta. Dòng dã hai mươi năm và hơn nữa, máu của người Lamã đã đổ hàng ngày giữa Constantinople và những xứ Julian Alps, Scythia, Thrace, Macedonia, Dacia, Thessaly, Achaia, Epirus, Dalmatia, các xứ Pannonias – mỗi và tất cả những xứ này đã bị cướp bóc, đốt phá và tàn hoại bởi những dân rợ Goth và Sarmatia, dân rợ Quadi và Alan, dân rợ Huns và Vandals và Marchmen. Thế giới Lamã đang xụp đổ: thế nhưng chúng ta giữ đầu ngửng cao thay vì cúi xuống trước họ..... Những dũng cảm nào, bạn nghĩ xem, có được những người Corinthians giờ đây, hoặc những người Athena hoặc những người Lacedaemonians hoặc những người Arcadians, hoặc bất kỳ của người Hylạp nào với họ mà những dân rợ phải chịu cai trị, tôi đã chỉ nhắc tên có một vài thành phố, nhưng những thành phố này đã một lần là những kinh đô của những quốc gia không tầm thường”.

Ông tiếp tục đi đến kể lại những tàn phá của người Huns ở phía Đông, và kết thúc với sự phản ánh: “Để xử lý những chủ đề như xứng đáng với chúng, (dù có là) Thucydides và Sallust (cũng chỉ) sẽ giỏi ngang như kẻ ngu dại”.

Mười bảy năm sau đó, ba năm sau khi Rome bị cướp phá, ông viết:[14]

“Thế giới sẽ chìm vào tàn hoại: đúng thế! – nhưng xấu hổ thay để nói rằng tội lỗi của chúng ta vẫn sống và phát triển mạnh. Thành phố nổi tiếng, kinh đô của Đế quốc Lamã, đã bị nuốt chửng trong một ngọn lửa khủng khiếp và không có phần nào của trái đất mà nơi ấy không có những người Lamã sống lưu vong! Những nhà thờ một lần từng được xem giữ thiêng liêng nhưng giờ đây là những đống tro và bụi, và thế nhưng chúng ta đã đặt tâm trí trên khát vọng muốn thêm lời tăng lãi. Chúng ta sống như chúng ta sẽ chết ngày mai; ấy thế nhưng chúng ta xây dựng như chúng ta sẽ sống mãi mãi trong thế giới này. Những tường của chúng ta sáng rực với vàng, trần nhà của chúng ta cũng thế, và những kinh đô của những cột trụ của chúng ta; thế nhưng Christ đã chết trước ngưỡng cửa của chúng ta, trần truồng và đói khát trong con người của Ngài nghèo khó”.

Đoạn này xảy ra tình cờ trong một lá thư cho một người bạn, người này đã quyết định dành cô con gái của ông cho sự trinh khiết vĩnh viễn, và hầu hết là liên quan với những quy tắc phải được quan sát, trong việc giáo dục của những cô gái thật sự dâng hiến hết lòng như vậy. Thật là lạ lùng rằng, với tất cả cảm giác sâu xa của Jerome về sự sụp đổ của thế giới cổ đại, ông cho rằng việc bảo tồn trinh tiết quan trọng hơn là sự chiến thắng với người Huns, và Vandals, và Goths. Không bao giờ từng có lấy được một lần những suy nghĩ của ông chuyển sang bất kỳ biện pháp khả hữu nào của một nghệ thuật quản lý nhà nước trong thực tế; không bao giờ có một lần nào ông chỉ ra những tệ nạn của hệ thống tài chính, hoặc trên sự đáng tin cậy của một đội quân gồm những dân rợ. Cũng tương tự đúng cùng như thế với Ambrose và Augustine; Ambrose, quả thực sự là một chính khách, nhưng là một chính khách chỉ đại diện tranh đấu cho hội Nhà Thờ. Chẳng lấy làm lạ lùng gì nữa, khi đế quốc rơi vào tàn hoại, khi tất cả những trí não tốt nhất và cường tráng nhất của thời đại đã hoàn toàn xa lạ như thế với những quan tâm thế tục. Mặt khác, nếu tàn hoại là không thể tránh khỏi, nhân sinh quan và thế giới quan của đạo Kitô là khít khao đáng ngưỡng mộ, như nó được trang bị để cung cấp cho con người dũng cảm, và đem lại cho họ khả năng gìn giữ những hy vọng tôn giáo của họ khi những hy vọng trần thế xem dường vô ích. Biểu hiện của quan điểm này, trong Thành phố của Gót, là giá trị tối cao của Augustine.

Về Augustine tôi sẽ nói, trong chương này, chỉ như là một con người; còn như là một nhà gót học và triết học, tôi sẽ xem xét ông trong chương kế tiếp.

Ông sinh năm 354, sau Jerome chín năm, và sau Ambrose mười bốn năm; ông là một người bản quán ở châu Phi, nơi ông đã trải qua nhiều phần lớn quan trọng hơn của cuộc đời. Mẹ ông là một người Kitô, nhưng cha ông thì không. Sau một thời gian như một tín đồ Manichaeism, ông trở thành một người Catô, và được Ambrose bắp-têm ở Milan. Khoảng năm 396, ông trở thành thày chăn chiên cấp tỉnh của Hippo, không xa thành Carthage. Ông ở lại nơi đó, sống cho đến khi chết, năm 430.

Phần đời về trước của ông, chúng ta biết nhiều hơn so với trường hợp của hầu hết những nhân vật của hội nhà thờ, bởi vì ông đã kể nó trong tập Confessions [15] của ông. Quyển sách này đã có những người nổi tiếng bắt chước, đặc biệt là Rousseau và Tolstoy, nhưng tôi không nghĩ rằng đã có bất kỳ một trường hợp nào xảy ra trước đó có thể so sánh với nó. Augustine, trong một số cách thức, là tương tự như Tolstoy, tuy nhiên, ông cao hơn nhiều về mặt trí tuệ. Ông là một con người đam mê, trong tuổi thanh niên đã rất xa khác với một khuôn mẫu của đức hạnh, nhưng do một động lực bên trong đã thúc đẩy đi tìm sự thật và sự ngay thẳng chính trực. Cũng giống như Tolstoy, ông đã bị ám ảnh, trong những năm về sau trong đời, bởi một cảm giác về tội lỗi, vốn làm cho đời sống của ông khắc nghiệt và triết lý của ông không tính người. Ông đấu tranh mạnh mẽ chống lại những lạc thuyết tôn giáo, nhưng một số quan điểm riêng của ông, khi được Jansenius [16] lập lại, trong thế kỷ XVII, đã bị tuyên bố là dị giáo. Cho đến khi những người Thệ phản tiếp nhận ý kiến của ông, tuy nhiên, hội Nhà Thờ đạo Catô đã chưa bao giờ bài bác tính chính thống của chúng.

Một trong những biến cố đầu tiên của đời ông, đã kể lại trong Confessions, xảy ra trong thời niên thiếu, và trong tự nó, đã không phân biệt ông nhiều cho lắm với những đứa trẻ khác. Có vẻ như, với một số đồng hành cùng tuổi, ông đã vặt trộm quả từ cây lê của một người hàng xóm, mặc dù ông không đói, và cha mẹ ông có những quả lê tốt hơn ở nhà. Trong suốt đời mình ông tiếp tục xem đây là một hành động gian ác ghê gớm đến mức như không thể tin nổi. Nó đã không là xấu đến như vậy, nếu như ông đã đói, hoặc đã không có cách nào khác để có được những quả lê; nhưng như nó đã là, hành động đã là một thuộc về một điều quái ác thuần túy, đã khởi hứng từ lòng yêu thích sự độc ác vì quyền lợi ích kỷ. Chính điều này đã làm cho nó thành xấu xa đến không nói lên nổi. Ông van nài Gót tha thứ cho ông:

“Này trái tim tôi, Ôi Gót, này trái tim tôi, mà Ngươi đã xót thương nó vốn từ đáy của vực thẳm. Giờ đây, hãy để trái tim tôi nói với Ngài, nó tìm những gì ở đó, rằng tôi đã là tà ác không lý do, không có sự cám dỗ với hành động tà ác đó, nhưng với tự thân sự tà ác. Đó là nhơ nhuốc, và tôi đã yêu nó; tôi yêu được thành hư hỏng, tôi yêu tội lỗi của riêng tôi, không phải là vì lợi ích của nó mà tôi phạm lỗi, nhưng tự thân tội lỗi của riêng tôi mà tôi đã yêu. Linh hồn nhơ nhuốc, sa đọa từ bầu trời để bị trục xuất khỏi sự hiện diện của Ngài; không kiếm chuyện qua sự xấu hổ, nhưng chính sự xấu hổ”! [17]

Ông cứ tiếp tục như thế trong bảy chương sách, và tất cả là về một vài quả lê ngắt trộm trên cây trong một trò tinh nghịch trẻ con. Đối với một não thức hiện đại, điều này có vẻ bệnh hoạn; [18] nhưng trong thời của ông, nó có vẻ như đúng và là một dấu hiệu của sự thánh thiện. Cảm giác về tội lỗi, vốn đã là rất mạnh trong thời đại của ông, đã đến với những người Jew, như một cách để hòa giải sự tự-cho-mình-là-quan trọng với sự thất bại hiển nhiên bên ngoài. Yahweh là toàn năng, và Yahweh là đặc biệt quan tâm đến những người Jew; vậy sau đó, tại sao họ đã không phát triển thịnh vượng? Bởi vì họ đã độc ác: họ đã là những kẻ thờ thần tượng, họ đã kết hôn với dân ngoại đạo, họ đã thất bại không tuân giữ Luật Dothái. Những cứu cánh của Gót đã đặt trọng tâm ở những người Jew, nhưng vì sự ngay thẳng đạo đức là điều tốt lớn nhất của những điều tốt, và nó đạt được thông qua hoạn nạn, họ trước tiên phải bị trừng phạt, và phải nhìn nhận sự trừng phạt xảy ra cho họ như là một dấu hiệu của tình cha yêu con của Gót.

Những người Kitô đặt Hội Nhà Thờ vào vị trí của Dân-Được-Chọn, nhưng ngoại trừ trong một phương diện, điều này chẳng tạo sự khác biệt gì nhiều với tâm lý về tội lỗi. Hội Nhà Thờ, giống như những người Jew cũng bị hoạn nạn, hội Nhà Thờ đã gặp rắc rối bởi những thuyết lạc đạo; những cá nhân người Kitô đã rơi vào sự bỏ đạo dưới sự căng thẳng của đàn áp. Tuy nhiên, đã có một sự phát triển quan trọng, đã được những người Jew thực hiện rồi, đến một mức độ lớn rộng, và đó là sự thay thế của tội lỗi cá nhân vào chỗ tội lỗi cộng đồng. Lúc ban đầu, đã là quốc gia Dothái là tội lỗi, và đã là bị trừng phạt tập thể; nhưng về sau tội lỗi đã trở thành cá nhân hơn, thế nên mất đi bản sắc chính trị của nó. Khi hội Nhà Thờ được thay thế cho quốc gia Dothái, sự thay đổi này đã trở thành thiết yếu, vì hội Nhà Thờ, như một thực thể tinh thần, không thể tội lỗi, nhưng những cá nhân con người có tội lỗi, có thể chấm dứt thôi không hiệp thông với hội Nhà Thờ. Tội lỗi, như chúng ta vừa nói giờ đây, vốn được kết nối với sự tự-quan-trọng. Lúc ban đầu, tầm quan trọng đó là của cả dân tộc Dothái, nhưng sau đó nó đã là của từng cá nhân – không phải của hội Nhà Thờ, vì hội Nhà Thờ không bao giờ phạm tội. Như vậy đã thành ra gót học Kitô có hai phần, một phần liên quan với hội Nhà Thờ, và một phần với linh hồn cá nhân. Trong những thời sau, phần đầu tiên đã được những người Catô nhấn mạnh nhất, và phần thứ hai, bởi những người Phảnthệ, nhưng ở Augustine cả hai hiện hữu ngang bằng nhau, mà không có bất kỳ ý thức nào của ông về sự bất hòa đồng. Những người được cứu rỗi là những người mà Gót đã tiền định cho sự cứu rỗi; đây là một sự liên hệ trực tiếp của linh hồn với Gót. Nhưng không một ai sẽ được cứu rỗi trừ khi anh ta đã được bắp têm, và do đó trở thành một thành viên của hội Nhà Thờ; điều này làm hội Nhà Thờ thành một trung gian giữa linh hồn và Gót.

Tội lỗi là những gì là thiết yếu cho sự liên hệ trực tiếp, vì nó giải thích như thế nào một vị thần linh nhân ái lại có thể tạo đau khổ cho con người, và như thế nào, mặc dù điều này, nhưng những linh hồn cá nhân lại có thể là sự-vật gì quan trọng nhất trong thế giới được sáng tạo. Do đó, không ngạc nhiên khi gót học mà về sau Phong trào Cải cách đã dựa vào, sẽ có gốc từ một người vốn cảm giác tội lỗi của ông đã là bất thường.

Như thế đã quá nhiều về những quả lê. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem những gì Những thú tội đã có nói về một vài đối tượng khác.

Augustine kể lại ông đã học tiếng Latin như thế nào, thật dễ dàng, trên đầu gối của mẹ, nhưng ghét tiếng Hylạp, mà người ta đã cố gắng để dạy ông trong trường, bởi vì ông đã bị “hối thúc mạnh mẽ với những đe dọa và trừng phạt tàn ác”. Cho đến tận cuối đời, kiến thức về Hylạp của ông vẫn còn mỏng. Người ta có thể giả định rằng ông sẽ từ tương phản này, tiếp tục để vẽ một bài học đạo đức đề cao những phương pháp dịu nhẹ trong giáo dục. Những gì ông nói, tuy nhiên, là:

“Sau đó, điều là khá rõ ràng, rằng một sự tò mò để tự do có sức mạnh nhiều hơn khiến chúng ta học những sự việc này, so với một bổn phận khiếp hãi. Chỉ có cái bổn phận này, bởi những luật của Ngài, vốn nó kiềm chế những lệch lạc của sự tự do đó. Ôi Gót của tôi, những luật của Ngài, từ thanh roi của chủ tể đến những thử nghiệm của kẻ tử đạo, vì luật của Ngài có hiệu lực trộn lẫn cho chúng tôi những đắng cay bổ ích nào đó, vốn nhắc nhở chúng tôi về Ngài xa vời khỏi sự sung sướng vui vẻ độc hại chết người đó, bằng những phương tiện của chúng mà chúng tôi xa rời Ngài”.

Những cái đánh của thầy giáo, mặc dù chúng thất bại, không làm ông biết tiếng Hylạp, đã chữa ông khỏi sự yêu đời tai hại, và đã là, trên nền tảng này, một phần đáng mong của giáo dục. Đối với những người làm tội lỗi là sự quan trọng nhất trong tất cả những mối bận tâm của con người, quan điểm này là thuận lôgích. Ông tiếp tục chỉ ra rằng ông đã tội lỗi, không chỉ như một cậu bé học trò, khi ông nói dối và ăn cắp thức ăn, nhưng ngay cả sớm hơn trước đó; thực vậy, ông dành trọn hết cả một chương (Quyển I, chương VII) để chứng minh rằng ngay cả những trẻ sơ sinh còn bú vú cũng đầy tội lỗi – ham mê ăn uống, ghen tị, và những thói xấu khủng khiếp khác.

Khi đến tuổi vị thành niên, những thèm khát của xác thịt đã chiến thắng ông. “Tôi đã ở đâu đây, và tôi đã xa lạc đến đâu bị lưu đày khỏi những thích thú của nhà Ngài, trong cái năm thứ mười sáu đó của tuổi tôi xác thịt, khi sự điên rồ của ham muốn vốn nó có giấy phép thông qua bản chất xấu xa đồi bại của con người, mặc dù bị luật Ngài cấm cản, nó cai trị lấy tôi, và tôi đã hoàn toàn nhường bản thân mình cho nó?” [19]

Cha ông đã không bõ công để ngăn chặn điều xấu này, nhưng chỉ tự giới hạn vào việc giúp Augustine trong học hành. Mẹ ông, thánh Monica, trái lại, hô hào ông kềm giữ nhục dục, nhưng không đi đến đâu. Và thậm chí bà đã không, tại thời điểm đó, đề nghị hôn nhân cho Augustine, “vì sợ rằng (đứa con) triển vọng của tôi có thể bị bối rối xấu hổ vì sự tắc nghẽn của một người vợ”.

Ở tuổi mười sáu, ông đã đi đến Carthage, “ở đấy có tất cả xung quanh tôi một cái vạc sôi sục lên những tình yêu hỗn loạn vô phép tắc. Tôi chưa yêu đâu, ấy thế tôi thích yêu, và thoát ra từ một mong muốn thầm kín vững chắc, tôi đã ghét chính tôi vì không mong muốn. Tôi tìm những gì tôi có thể yêu, say đắm với tình yêu, và tôi ghét sự an toàn. . . . Lúc đó, yêu và được yêu, là đường là mật với tôi; nhưng hơn nữa, khi tôi đã đạt được tận hưởng con người mà tôi yêu. Do đó, tôi đã làm nhơ bẩn con suối của tình bạn với ô trọc của nhục dục, và tôi đã che án sự sáng rỡ của nó vớị dâm đãng gớm ghiếc [20]. Những lời này mô tả quan hệ của ông với một cô nhân tình, người mà ông trung thành yêu thương trong nhiều năm, [21] và người mà ông có một đứa con trai, đứa con trai này ông cũng yêu, và sau khi ông chuyển đạo, ông đã chăm sóc đứa con này nhiều trong giáo dục tôn giáo.

Thời gian đã đến lúc ông và bà mẹ nghĩ ông nên bắt đầu suy nghĩ về hôn nhân. Ông đã đính hôn với một cô gái, người được bà mẹ chấp thuận, và đã được chủ trương thiết yếu là ông phải đoạn tuyệt với người tình của ông. “Người tình của tôi”, ông nói, “bị dứt toạc từ một bên tôi vì là một chướng ngại cho hôn nhân của tôi, tim tôi bám chặt vào cô đã bị xé rách, và bị thương, và chảy máu. Và cô quay trở lại châu Phi [vào thời gian này Augustine ở Milan], đã thề với Ngài sẽ không bao giờ biết bất kỳ một người nào khác, để lại cho tôi đứa con trai tôi có với nàng”.[22] Tuy nhiên, trong hai năm hôn nhân phải chờ, không thể cử hành, lý do vì tuổi trẻ của cô gái đính hôn, trong thời gian đó ông có một người tình khác, ít công nhiên hơn và ít thừa nhận hơn. Lương tâm ông ngày càng làm khó khăn cho ông, và ông quen với cầu nguyện: “Hãy cho tôi sự trinh khiết và sự tiết dục, chỉ đừng vội lúc này đây”. [23] Cuối cùng, trước khi thời điểm đã đến cho hôn nhân của ông, tôn giáo đã đoạt được một chiến thắng hoàn toàn, và ông đã dâng trọn phần đời còn lại của mình cho sự sống độc thân.

Trở về với thời gian trước đó: năm thứ mười chín tuổi, đạt được trình độ thành thạo trong khoa tu từ học, vì Cicero ông đã quay về triết lý. Ông đã cố gắng đọc Kinh thánh, nhưng thấy nó thiếu chân giá trị như Cicero. Đó là vào thời gian này, ông đã trở thành một người theo tôn giáo Manichaeism, vốn điều này làm người mẹ đau lòng. Trong nghề nghiệp, ông là một giáo sư khoa tu từ học. Ông mê nghiện khoa chiêm tinh học, trong đời về sau này, ông thành không thích nó nữa, bởi vì nó dạy rằng “nguyên nhân không thể tránh khỏi của tội lỗi của nhà ngươi là trên bầu trời”. [24] Ông đọc triết học, cho đến mức thể đọc bằng tiếng Latinh được, ông đề cập đặc biệt đến Mười phạm trù [25] của Aristotle, ông nói, ông hiểu mà không cần có giúp đỡ của một thày dạy. “Và nó đã ích lợi cho tôi được những gì, tôi vốn là kẻ nô lệ bậc nhất của những đam mê tà ác, tự mình đọc tất cả những sách của cái gọi là khoa học “nhân văn”, và hiểu những gì tôi có thể đọc được? Bởi vì tôi đã quay lưng lại ánh sáng, và mặt tôi quay về những điều được soi sáng;... từ thế nên khuôn mặt tôi … chính nó đã không được soi sáng”. [26] Vào thời gian này, ông tin rằng Gót là một cơ thể rộng lớn và tươi sáng, và bản thân ông là một phần của cơ thể đó. Người ta đã có thể ước ao – giá như ông đã nói cho rõ chi tiết về những giáo lý của đạo Manichaeism, thay vì chỉ nói rằng chúng đã sai lầm.

Điều thú vị là lý do đầu tiên của Augustine để phủ nhận những học thuyết của những người Manichaeism là khoa học. Ông nhớ lại – ông kể với chúng ta như thế [27] – những gì ông đã học được của thiên văn học, từ những tác phẩm của những nhà thiên văn tài giỏi nhất, “và tôi so sánh chúng với những câu nói của Manichaeus, người trong say mê điên rồ của ông đã viết nhiều và dồi dào về những đề tài này; nhưng không có một lý luận nào của ông về những điểm chí [28], cũng không về những điểm phân [29], và cũng không về những thiên thực [30], hay không về bất cứ nào của loại này vốn tôi đã học được trong những sách của triết học thế tục, đã là được thỏa đáng với tôi. Nhưng tôi đã được lệnh phải tin; và tuy thế nó không tương ứng với những lý luận thu được bằng những tính toán, và bằng những quan sát của riêng tôi, nhưng đã là hầu như trái ngược”. Ông thận trọng chỉ ra rằng những sai lầm khoa học không có trong tự thân chúng một dấu hiệu của sai lầm như so với trong đức tin, nhưng chỉ trở nên như thế khi được truyền giao với một vẻ của thẩm quyền như là đã được biết đến qua nguồn cảm ứng với thần linh. Người ta tự hỏi không biết ông có thể sẽ nghĩ những gì nếu như ông đã sống trong thời của Galileo.

Với hy vọng giải quyết những nghi ngờ của ông, một thày chăn chiên cấp tỉnh đạo Manichaeism có tên là Faustus, nổi tiếng là người có học thức nhất của giáo phái, đã gặp và lý luận với ông. Nhưng “Trước tiên, tôi thấy ông hoàn toàn không biết gì về khoa học nhân văn, đừng nói tới ngữ pháp, và những chuyện đó, chỉ trong một cách thông thường. Nhưng bởi vì ông đã đọc một vài Orations của Tully, một ít sách của Seneca, một dăm điều từ những nhà thơ, và số ít như vậy các tập sách của giáo phái riêng ông, vì đã được viết bằng tiếng Latin và trong thứ tự lôgích, và hàng ngày được thực hành trong thuyết giảng, ông đã có được một tài hùng biện nhất định, nó đã chứng tỏ lôi cuốn và thú vị hơn, bởi vì dưới sự kiểm soát của ý thức sáng xuốt của ông, và với một duyên dáng tự nhiên nào đó”. [31]

Ông thấy Faustus hầu như không có khả năng giải đáp những khó khăn về thiên văn của mình. Những tập sách của đạo Manichaeism, ông kể với chúng ta, “là đầy những truyện ngụ ngôn dài dòng, về bầu trời, những ngôi sao, mặt trời, và mặt trăng”, vốn chúng không thuận hợp với những gì đã được những nhà thiên văn khám phá, nhưng khi ông hỏi Faustus về những vấn đề này, Faustus thẳng thắn thừa nhận sự thiếu hiểu biết của mình. “Ngay cả đối với điều này, tôi thích ông ấy nhiều hơn. Bởi vì với sự khiêm tốn của một tâm trí thẳng thắn thậm chí còn hấp dẫn hơn những kiến thức về những điều mà tôi đã mong muốn; và giống như vậy, tôi tìm thấy ông ta, trong tất cả những câu hỏi khó khăn và tinh tế hơn”. [32]

Tình cảm này là rộng rãi, đáng ngạc nhiên, người ta sẽ không hy vọng có nó ở thời đại đó. Nó cũng chẳng phải là hoàn toàn phù hợp với thái độ sau này của Augustine hướngvề những người lạc giáo, rối đạo.

Vào thời gian này ông quyết định đến Rome, ông nói, không phải vì lương bổng giáo sư ở đó cao hơn ở Carthage, nhưng vì ông đã nghe nói rằng những lớp học ở đó trật tự hơn. Tại Carthage, những rối loạn gây ra bởi sinh viên đến nỗi giảng dạy gần như là không thể, nhưng tại Rome, trong khi có ít rối loạn, học sinh lại gian lận trốn không trả tiền thày dạy.

Tại Rome, ông vẫn còn liên kết với tín đồ Manichaeism, nhưng với ít tin tưởng vào sự đúng đắn của họ. Ông bắt đầu nghĩ rằng phái hoài nghi Academics đã dung khi chủ trương con người nên nghi ngờ tất cả mọi thứ.[33] Tuy nhiên, ông vẫn còn đồng ý với tín đồ Manichaeism trong suy nghĩ “rằng đó không phải là tự thân chính chúng ta tội lỗi, nhưng đó là một vài bản chất khác (tôi không biết là gì) tội lỗi trong chúng ta”, và ông tin rằng Tà Ác là một thứ nào đó có thực chất . Điều này làm rõ ràng rằng, trước và sau khi đổi tôn giáo của ông, vấm đề của tội lỗi bận tâm ông.

Sau một năm ở Rome, ông đã được tổng trấn Symmachus gửi đến Milan, đáp ứng với yêu cầu của thành phố đó cần một giáo sư dạy tu từ học. Tại Milan, ông đã trở thành quen biết với Ambrose, “được cả thế giới biết đến như một trong những con người tài giỏi nhất”. Ông đi đến yêu thích Ambrose vì sự tử tế của người này, và ưa thích giáo lý Catô hơn của Manichaeism; nhưng trong một thời gian, ông bị gữ lại bởi sự nghi ngờ ông đã học được từ phái Academics, “mặc dù với họ là những triết gia, bởi vì họ không có tên tuổi cứu chuộc của Christ, tôi hoàn toàn không chịu giao linh hồn bệnh hoạn của tôi cho họ chăm sóc”. [34]

Ở Milan, mẹ ông đã tiếp gặp ông, người có một ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc đẩy nhanh những bước cuối cùng đến sự đổi đạo của ông. Bà là một người rất sốt sắng sùng đạo Catô, và ông viết về bà trong một giọng điệu của tôn kính. Bà đã là người quan trọng hơn với ông vào lúc này, bởi vì Ambrose đã quá bận rộn không có thì giờ trò chuyện riêng với ông.

Có một chương rất thú vị [35], trong đó ông so sánh triết học Plato với giáo lý đạo Kitô. Chúa, ông nói, tại thời điểm này cung cấp cho ông với “một số sách nào đó của Những người theo Plato, dịch từ Hylạp sang Latin. Và trong đó tôi đọc, không thực sự với những từ này, nhưng với cùng một mục đích, được củng cố bởi đa dạng và nhiều lý do, rằng ‘ban đầu đã có -Lời [36], và Lời ở với Gót, và Lời là Gót: cũng giống là một với – trong ban đầu với Gót; tất cả những sự-vật được Ngài làm nên, và không Ngài là không-gì được tạo: cái đã được Ngài tạo là sự sống, và sự sống là ánh sáng của con người, và ánh sáng chiếu sáng trong bóng tối, và bóng tối không hiểu nó. Và rằng linh hồn của con người, mặc dù nó ‘chứng nhân cho ánh sáng’, tuy nhiên chính nó’ lại không phải là ánh sáng đó’, nhưng Gót, Lời của Gót, ‘là ánh sáng đích thực vốn chiếu sáng mỗi con người vào đến thế giới”. Và đó là Ngài là trong thế giới, và thế giới đã được Ngài làm nên, và thế giới không biết Ngài’. Nhưng rằng ‘Ngài đến trong chính riêng-Ngài, và chính riêng-Ngài không nhận Ngài, nhưng với nhiều những ai đã nhận Ngài, với họ đã cho ông sức mạnh để trở nên con của Gót, ngay cả với những kẻ (chỉ) tin vào Tên của Ngài (mà thôi)’. Điều này tôi đã không đọc ở đó”. Ông cũng đã không đọc ở đó rằng “Lời đã thành xác thịt và ở giữa chúng ta”; cũng không đọc rằng “Ngài tự hạ chính mình, và trở thành vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên giá chữ thập”; Cũng không đọc rằng “mọi người nên quì xuống khi nghe tên của Jesus”.

Nói rộng ra, ông tìm thấy trong lý thuyết của những người theo Plato, lý thuyết siêu hình về Logos, nhưng không phải là giáo lý về sự Nhập Thể và giáo lý hệ quả của nó về sự cứu rỗi con người. Một cái gì đó không phải là không giống như những giáo lý này đã hiện hữu trong đạo Orphism và những tôn giáo huyền bí khác, nhưng vói nhuãng điều này, Augustine dường như đã không có hiểu biết. Trong trường hợp nào đi nữa, không điều nào trong số này đã được kết nối với một biến cố lịch sử tương đối mơi xảy ra gần đây, như đạo Ki tô.

Như phản lại với những tín đồ Manichaeism, là những người theo chủ nghĩa nhị nguyên, Augustine đã đi đến tin rằng Tà ác bắt nguồn không phải từ một vài thựu=cj chất nào đó, nhưng từ sự đồi trụy của ý chí.

Ông đặc biệt tìm thấy thoải mái trong những gì Paul viết. [37]

Cuối đường dài, sau những tranh đấu nội tâm đầy mê mải, ông đã đổi đạo (386); ông đã bỏ chức vị giáo sư, bỏ người tình, và bỏ người vợ sắp cưới của ông, và sau một thời gian suy tưởng ngắn trong giai lúc nghỉ việc, Augustine đã được Ambrose rửa tội. Mẹ ông vui mừng, nhưng đã chết không lâu sau đó. Năm 388 ông quay về châu Phi, nơi ông ở lại cho đến cuối đời, trọn vẹn bận rộn với nhiệm vụ thày chăn chiên cấp tỉnh của ông, và với những bài viết gây tranh luận chống lại những lạc thuyết rối đạo khác nhau, của những người theo phái của Donatus[38], Manichaean [39], và của Pelagius[40].


Lê Dọn Bàn tạm dịch  bản nháp thứ nhất
(June, 2011)







[1] CTTG – Luận đề này có vẻ như dự đoán triển vọng cho chế độ phong kiến.
[2] CTTG – Epistle xvii.
[3] CTTG – Ibid. xx.
[4] CTTG – Điều này ám chỉ đến Sách của Samuel bắt đầu với một dòng lý luận trong kinh thánh chống lại những nhà vua, vốn nó vẫn kiên trì trong suốt thời Trung cổ, và ngay cả trong xung đột của những người Thanh giáo với những Stuarts. Nó xuất hiện, thí dụ, trong cả Milton.
[5] CTTG – Selected Library of Nicene and Post-Nicene fathers. Vol. VI, p. 17.
[6] Pelagius
[7] CTTG – Selected Library of Nicene and Post-Nicene fathers. Vol. VI, p. 212.
[8] Sách Giáo Lý của hội nhà thờ Catô dạy rằng tất cả các nữ tu đang bí mật đính hôn với Jesus Christ. Trong buổi lễ thực sự như một đám cưới, một phụ nữ trẻ mặc y phục trắng, làm một lời nguyện công khai với hội nhà thờ. Sau lời phát nguyện công khai, người phụ nữ được trẻ nói rằng cô đã trở thành cô dâu của Jesus Christ, và sẽ phải dâng hiến đời mình cho Gót “cho đến chết”. Trong nghi thức cũng như ngôn ngữ tinh tế ngầm ẩn, nhà thờ Catô đã cung cấp cho các phụ nữ trẻ này một thay thế vào chỗ một hôn nhân thực sự như có thể có được với một người đàn ông trần thế.
[9] CTTG – Ibid., p. 30.
[10] (Kinh Cựu Ước – Solomon 4:9-12) :
Hỡi em gái ta, tân phụ ta ơi, mình đã cướp lấy lòng ta,
Vì một cái liếc mắt, vì một vòng trân châu nơi cổ mình,
mình đã cướp lấy lòng ta.
Hỡi em gái ta, tân phụ ta ơi, ái tình mình đẹp là dường nào!
ái tình mình ngon hơn rượu,
Và mùi thơm của dầu mình tốt hơn các thức hương!
Hỡi tân phụ ta, môi mình nhỏ mật ong xuống,
Dưới lưỡi mình có mật ong và sữa;
Hơi thơm của quần áo mình như hơi thơm của Li-ban.

Em gái ta, tân phụ ta là vườn đóng kín,
Là nguồn nước khóa lại,
là suối niêm phong.
(Solomon 2:4-6)
Người đưa tôi vào phòng yến tiệc,
Ngọn cờ người phất trên tôi ấy là ái tình.
Hãy lấy bánh nho nâng đỡ lòng tôi;
Dùng trái bình bát bổ sức tôi lại;
Vì tôi có bịnh bởi ái tình.
Tay tả người kê dưới đầu tôi,
Còn tay hữu người ôm lấy tôi.
(Solomon 4:9-12)
Tôi ngủ, nhưng lòng tôi tỉnh thức.
Ấy là tiếng của lương nhơn tôi gõ cửa, mà rằng:
Hỡi em gái ta, bạn tình ta, chim bồ câu ta,
kẻ toàn hảo của ta ơi, hãy mở cửa cho ta!
Vì đầu ta đầy sương móc,
Lọn tóc ta thấm giọt ban đêm.
Tôi đã cổi áo ngoài rồi, làm sao mặc nó lại?
Tôi đã rửa chơn rồi, lẽ nào làm lấm lại?
Lương nhơn tôi thò tay vào lỗ cửa,
Lòng dạ tôi cảm động vì cớ người.
[11] CTTG – Điều thù địch này với văn học ngoại đạo trong hội Nhà Thờ vẫn tồn tại cho đến thế kỷ thứ mười một, ngoại trừ Ireland, nơi những vị thần Olympic đã không từng bao giờ được tôn thờ, và do đó hội Nhà Thờ không kiêng sợ.
[12] Thư mục sách cấm: Trong lịch sử hội nhà thờ – có duy trì một danh sách những tác phẩm “cấm” không được đọc – danh sách này mãi đến gần đây mới bãi bỏ vì đã mất tác dụng. The Index Librorum Prohibitorum được Vatican thiết lập năm 1559, bản 20 xuất hiện năm 1948; chẳng những cho công chúng thấy giáo điều nhà thờ chống lại tự do tư tưởng, nhưng qua thời hiện đại đã có nhiều tác dụng phản tuyên truyền nên Vatican tự bỏ năm 1966. Những sách trong danh sách cấm này là sách mà tất cả người Catô đã bị cấm đọc, hoặc thậm chí cấm sở hữu, trừ những trường hợp đặc biệt và với sự cho phép hội nhà thờ. Đây là một lệnh cấm rất nghiêm trọng bởi vì những người Catô vi phạm có thể bị trừng phạt với vạ tuyệt thông.

Sách được ghi trong thư mục này bởi vì chúng bày tỏ những ý tưởng bị hội nhà thờ đánh giá là trái với đạo đức Catô, trái với giáo lý Catô, có sai lầm về gót học, hoặc bất kỳ cách nào đặt ra một mối đe dọa cho sức mạnh của hệ thống giáo phẩm Catô. Thi hành những điều cấm đã được trao cho Thánh Bộ các tòa dị giáo của Giáo Hội Kitô Lamã (Sacred Congregation of the Inquisition of the Roman Catholic Church), sau này đổi tên thành Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (Congregation for the Doctrine of the Faith). Chính vua chiên hay hội đồng cập nhật thư mục những sách cấm này.

Ngoài ra còn có những sách liên quan đến đạo Kitô, nhưng bị giới nhà thờ lên án là “ngụy kinh” hay “ngụy tác”.

Nhạc và hoạ cũng chịu một hình thức kiểm duyệt, nay chỉ còn ngấm ngầm – thí dụ, một số đĩa hát không được phép bán trong một số hiệu sách Kitô. Tranh ảnh, hình tượng trong thuở ban đầu của đạo Kitô, và ngày nay trong các giáo phái những nhóm Anabaptist, Amish cũng có những “hướng dẫn” hạn chế (aniconism).

Nếu chúng ta đi tìm nguồn gốc hay lịch sử của chế độ kiểm duyệt sách báo – có lẽ sẽ phải nghiên cứu về thói tục này của hội nhà thờ.
[13] CTTG – Letter lx.
[14] CTTG – Letter cxxviii.
[15] Những thú tội – Augustine có lẽ bắt đầu viết Confessions khoảng năm 397, khi ông 43 tuổi – là tự truyện, kể lại đời Augustine, 35 năm đầu, đặc biệt nhấn mạnh vào sự phát triển tâm linh của ông trên con đường đi đến chấp nhận đạo Kitô. Gồm 13 quyển – Các quyển 1-9 là chuyện về gia đình, đời sống, học hành, hôn nhân của Augustine. Quyển 10 nói về ký ức và những cám dỗ của cảm giác; 11-13 diễn giải của ông về chương Sáng Thế (Genesis), tập đầu tiên trong Cựu Ước.

Thực chất, tập sách là một lời nguyện dài. Người đọc thường dừng lại ở tập 9. Đó là đời riêng của một người, nhưng hoàn toàn xây dựng theo một mẫu thức thông thường của các chuyện huyền thoại. Augustine như thuộc loại một người như tất cả mọi người, đại diện cho nhân loại đã bị thất lạc và đương chống chỏi tìm đường trở lại với thần linh cao cả, đó là suối nguồn thực sự giải cơn khát cho con người, và đem lại an bình vĩnh cửu. Giống như mọi chuyện thần tiên, kết cục tốt đẹp của Confessions là tất yếu – người anh hùng đã được định sẵn – như mẹ ông là Monica tiên đoán – những trắc trở chỉ là xếp đặt, rồi ông sẽ tìm thấy điều muốn tìm ở cuối đường. Và dĩ nhiên giới nhà thờ trân trọng và đề cao câu chuyện – vì cuối đường của Augustine là đức tin của những người Kitô vốn vẫn được nhà thờ rao giảng.

[16] Jansenism: Giảng dạy của Cornelius Jansen, tên Latin là Jansenius (1585-1638), thày chăn chiên cấp tỉnh thành thành Ypres, và những người theo ông ở Pháp và Hà Lan. Chủ trương: do tội lỗi nguyên thủy nên bản chất con người hoàn toàn sa đọa, con người không có khả năng chống lại hoặc là những ham muốn trần tục hay tiếp nhận ân huệ giúp đỡ. Giảng dạy này phủ nhận ý chí tự do, cho tất cả mọi sư là tiền định, và phủ nhận rằng Christ đã chết cho tất cả mọi người mà không có ngoại trừ, nghĩa là sự cứu chuộc chỉ giới hạn với một số đối tượng nào đó được chọn lựa theo một thuyêt tất định siêu nhiên, phần còn lại nhân loại đã được định sẵn phải chịu đọa đày. Học thuyết này đã bị hội nhà thờ lên án
[17] CTTG – Confessions, Bk. II, Ch. IV.
[18] CTTG – tôi phải trừ ra Mahatma Gandhi, người có cuốn tự truyện có đoạn gần tương tự như ở trên
[19] CTTG – Confessions, Bk. II, Ch. ii.
[20] CTTG – Ibid., book III, chap i.
[21] CTTG – Ibid., book IV, chap ii.
[22] CTTG – Ibid., book VI, chap xv.
[23] CTTG – Ibid., book VIII, chap vii.
[24] CTTG – Confessions, Bk. IV, Ch. iii.
[25] Ten Categories.
[26] CTTG – Ibid., book IV, chap xvi
[27] CTTG – Ibid., book V, chap iii
[28] solstices
[29] equinoxes
[30] eclipse
[31] CTTG – Confessions, Bk. IV, Ch. vi.
[32] CTTG – Ibid., book II, chap vii
[33] CTTG – CTTG – Ibid., book II, chap vii
[34] CTTG – Confessions, Bk. V, Ch. xix
[35] CTTG – Confessions, Bk. VII, Ch. ix
[36] Logos: lý trí hay nguyên lý của lý trí hiển lộ trong ngôn từ, và sự vật, và biện luận hay minh chứng; đặc biệt được nhân cách hóa như là nguồn của trật tự trong vũ trụ. [từ gốc Greek: có nghĩa từ, lý trí, luận bàn, “legein”: nói] trong triết học trước-Socrate, là nguyên lý cai quản vũ trụ, nguồn của nguyên lý này, hay của lý luận con người về vũ trụ. Trong phái Stoicism, đó là nous: nguyên lý lý tính hoạt động và vật chất của vũ trụ; được đồng nhất với Gót, nó là nguồn của tất cả các hoạt động, tạo sinh, và là năng lực của lý trí có nơi linh hồn con người.
Qua đến John, ông đem vào trong đạo thờ Jesus – Trong sách phúc âm của John, đặc biệt phần mở đầu (1:1-14), lời sáng thế của Gót, vốn tự nó là Gót và đã nhập thể vào Jesus. Nên cũng còn gọi là Word. – Ngôi Lời – Ngôi hai (Jesus).
[37] CTTG – Confessions, Bk. VII, Ch. xxi
[38] Donatist là thành viên của một nhóm người Kitô ở bắc Phi, tách khỏi hội nhà thờ Roman Ca tô vào năm 312; người đứng đầu là Donatus (355).
[39] Manichæism là tôn giáo do một vị người Persia là Mani sang lập vào nửa sau thế kỷ 3. Augustine luôn gọi vị này là Manichaeus – đúng ra là một danh hiệu tôn kính hơn là một tên gọi cá nhân.
Manichæism được xem như một tôn giáo nhị nguyên. Phát triển nhanh chóng và lan rộng từ vùng Trung Đông sang phương Tây đến tận các vùng Africa, Spain, France, North Italy, the Balkans; phía Đông sang đến bắc India, Tây China, và Tibet. Khoảng năm 1000, đạo này bị mất.
[40] Pelagian: tín đồ của học thuyết Pelagianism, một giáo phái Kitô bị xem là lạc giáo ở thế kỷ 5; từ lý thuyết của một vị tên là Pelagius. Phái này nhấn mạnh vào bản chất tốt lành của con người và sự tự do của ý chí con người. Phản đối những ai cho rằng con người tội lỗi vì bản chất con người yếu đuối; nhưng nhấn mạnh Gót tạo con người tự do có quyền lựa chọn xấu và tốt để hành động. Như thế họ phủ nhận lý thuyết về tội nguyên thủy (original sin), dù nhận rằng có tội của tổ tiên (ancestral sin) – nghĩa là tổ tiên có tội, nhưng con cháu có thể không, nếu chọn lựa hành động như thế.