Wednesday, July 13, 2011

Một chọn lựa: Chủ nghĩa Nhân Bản

Mt chn la: Ch nghĩa Nhân Bn

(The Alternative: Humanism)



A.C. Grayling




Tranh cãi hiện nay giữa những quan điểm của những người tôn giáo và những người không tôn giáo là một chương khác trong một câu chuyện vốn những tình tiết xô xát trước đây đã có thể tìm thấy trong khoảng giữa thế kỷ mười chín và đầu thế kỷ mười bảy, trong liên hệ tương ứng với những khám phá sinh vật học của Darwin và sự nổi dậy của khoa học tự nhiên. Cả hai là những thời điểm trong sự tháo lui chậm nhưng khốc liệt của tôn giáo; cũng giống như thế là những gì đương xảy ra hiện nay. Bởi vì, mặc dù tất cả là những mặt ngoài, chúng ta đương làm chứng nhân, không phải cho sự phục hưng nhưng sự tan rã của tôn giáo.

Ở đây, tôi muốn được bình luận về một vài điều vốn trong bầu khí tranh luận hiện nay, đã thường bị bỏ qua: sự kiện là đã có sẵn sàng một viễn tượng giàu có về đạo đức cho những ai không tôn giáo, tất cả thực sự giàu có hơn, vì là kết quả của phản ánh suy tưởng như đối nghịch lại với thói tục thông thường, vốn có những gốc rễ trong cổ điển cổ thời, khi truyền thống lớn của tư tưởng đạo đức trong triết học phương Tây bắt đầu.

Để thuận tiện, tôi dùng từ “những người nhân bản” (humanists) để chỉ những ai có quan điểm đạo đức là không đặt cơ sở trên tôn giáo – đó là, dùng những từ khác, đặt tiền đề trên những nỗ lực bậc nhất của loài người để hiểu bản chất chính nó và những tình huống của nó.

Hãy xem xét những gì những người nhân bản khao khát được như là những tác nhân đạo đức. Họ mong ước luôn luôn tôn trọng những con người đồng loại của họ, thương yêu những người này, ca ngợi những nỗ lực, và đồng tình thông cảm với những xúc cảm của những người này.  Họ mong ước khởi đầu mọi gặp gỡ, mọi liên hệ, với thái độ này; vì họ giữ trong đầu nhận xét của Emerson rằng chúng ta phải cho những người khác những gì chúng ta đem cho một bức tranh; nói cụ thể là, sự thuận lợi của một ánh sáng tốt đẹp. Hầu hết những con người đồng loại của họ xứng đáng với điều này, và đáp ứng lại cũng cùng lối như thế.  Một số người hủy hoại nó bởi những gì họ ương ngạnh chủ tâm làm. Nhưng trong tất cả những trường hợp, đường lối tiếp cận của những người nhân bản nằm dựa trên những sự kiện về phản ứng tương hỗ giữa những cột trụ chống đỡ bản chất sinh vật của con người và những tình huống xã hội và hoàn cảnh lịch sử của từng cá nhân.

Khi thấu hiểu những điều này – xuyên qua nghệ thuật và văn chương, xuyên qua lịch sử và triết lý, xuyên qua nỗ lực lộng lẫy của khoa học, xuyên qua chăm chú kinh nghiệm cá nhân và lưu tâm suy tưởng phản ánh, xuyên qua những quan hệ thân mật, xuyên qua luận bàn của loài người vốn tất cả những điều này cộng chung lại mà thành – là yếu tính lớn nhất cho những người nhân bản trong truy tìm của họ để sống sao cho tốt lành và những đời sống thành đạt, làm những tốt lành cho người khác trong tiến trình, và kết nối với những đồng loại của họ trong sự xây dựng những xã hội công bình và tử tế, nơi tất cả có thể có cơ hội nở hoa thịnh vượng  – và nơi sự tử tế và phụ thuộc lẫn nhau là nốt nhạc ưu thắng của tác động qua lại về đạo đức.

Và điều này là vì mục đích ích lợi của cuộc đời này, trong thế giới này, nơi chúng ta khổ đau và tìm thấy vui sướng, nơi chúng ta người này có thể giúp đỡ lẫn người kia, và nơi chúng ta cần sự giúp đỡ từ người này lẫn người kia: sự giúp đỡ từ bàn tay và tấm lòng của con người sống. Một lượng lớn của những giúp đỡ đó phải nhắm tới mặt bên kia của những gì là trái tim con người – không tử tế, giận dữ, ác cảm, ích kỷ, cái mặt ác độc; những mê tín dị đoan, thâm ý tính toán, trí thức bị nhốt chặt, cái mặt ngu dốt – để đánh bại nó, hay làm nó dịu bớt, để cải thiện những hậu quả của những thúc đẩy của nó, để dạy nó thành là khác biệt; và đừng bao giờ với những dối trá, và với những đút lót hối lộ.

Những người nhân bản phân biệt giữa những cá nhân và lớn rộng những hệ thống tin tưởng nhiều thứ khác nhau, mà con người bám chặt vào trong những cách khác biệt. Một số những hệ thống tin tưởng (những thứ bao gồm chiêm tinh, bói toán, thuật phong thủy, chữa bệnh bằng đá quí, thuyết vật linh,… danh sách dài lắm) họ chống trả mạnh mẽ, vì những tiền đề của chúng là những giả trá sai lầm – thực thế, nhiều những chúng là những vô nghĩa ngu ngốc, và lại còn hơn thế, bởi vì rất thường xuyên tin tưởng vào một vài sai lầm này được xử dụng như những thúc dục đi đến giết người. Những người nhân bản thách thức chúng như họ sẽ thách thức bất kỳ một sai lầm lừa dối nào. Nhưng trừ những cá nhân là những người thúc đẩy những hệ thống này, khi họ đáng lẽ nên có hiểu biết nhiều hơn thế, những người nhân bản không chống lại đám đông gồm những ai là người tán thành theo những hệ thống này, bởi vì nhận thức được rằng những người này đã được nuôi dưỡng đến trưởng thành với chúng từ khi còn trẻ dại, hoặc quay sang với chúng vì nhu cầu, hoặc bám víu vào chúng do hy vọng  (đôi khi, và có lẽ quá thông thường, không suy nghĩ).

Những người này là những con người đồng loại, và những người nhân bản chân thành ước mong họ được tốt lành; vốn cũng có nghĩa là ước mong họ được tự do, tự suy nghĩ về bản thân chính họ, nhìn thế giới bằng mắt trong sáng. Nếu chỉ giá như, người nhân bản nói, những con người bạn bè đồng loại có được kiến thức hiểu biết hơn về lịch sử! Nếu chỉ giá như họ có thể hiểu những gì những lĩnh tụ của riêng họ nghĩ về một phiên bản giản dị của tín ngưỡng họ gắn buộc vào, thay thế những giảo biện loại như thế vào chỗ của nó! Bởi vì trong khi người tín đồ bình thường có một ý niệm phần nào mập mờ về một con người thần linh là một người-cha-cộng-với-một-viên-công-an-cộng-với-Ông-già-cho-quà-Giáng-sinh-cộng-với-một-nhà-ảo-thuật, những nhà thần học của họ đem quân triển khai ra một tiếp cận loại như hết sức phức tạp, chằng chịt chi tiết, rắc rối khó hiểu, rối ren mê lộ, vói những từ thật nhiều âm tiết, đến nỗi một vài người trong đám họ đã tiến thật xa, về phần tuyên bố (như một giáo sĩ nổi tiếng hiện nay đã nói) rằng Gót không cần phải hiện hữu để được tin vào. Cơ bản phổ thông của tin tưởng tôn giáo – sự chắc chắn chủ quan – thì đã đủ khó khăn để thử thách, với tư cách vốn phi lý trí ngay tại gốc của nó, nhưng điều này thì vượt quá quĩ đạo. Khó mà biết điều nào tệ hại hơn: những nhà thần học họ là những người trang nghiêm về những gì họ nói về những phương diện này, hay những ai là những người biết nó chỉ là một trò chơi.

Trái ngược với những chắc chắn hoàn toàn của niềm tin tôn giáo, một nhà nhân bản có một nhận thức khiêm tốn hơn về thiên nhiên và phạm vi hiện tại của kiến thức. Tất cả những thăm dò mà trí tuệ con người hướng dẫn vào sự mở rộng kiến thức, luôn luôn tạo lập tiến bộ với sự tổn thất là phát sinh ra những câu hỏi mới. Có được can đảm trí thức để sống với sự một-đầu-mở-ngỏ, không cùng, và sự không chắc chắn, tin cậy vào lý trí và kinh nghiệm để thu hoạch cho chúng ta những tăng trưởng của sự hiểu biết, có tính toàn vẹn tuyệt đối để đặt cơ sở những lý thuyết của một người trên những nền tảng nghiêm nhặt và có thể thử nghiệm được, và có tư cách cam kết sẽ thay đổi não thức của một người khi được chỉ cho là đã sai lầm,  chúng là dấu hiệu của những đầu óc chân thực. Trong quá khứ, nhân loại đã hăm hở vồ vập lấy những huyền thoại, những mê tín dị đoan, và làm những nhảy vọt trong cả tin nhẹ dạ, để đoạt lấy kết thúc nhanh chóng và đơn giản về tất cả những gì họ đã không biết, hay không hiểu, để làm nó xem ra với họ, là họ đã biết và hiểu. Chủ nghĩa nhân bản nhận thức được sự kiện lịch sử này về những huyền thoại cổ xưa, và có thiện cảm với những nhu cầu vốn chúng đã đẩy con người theo hướng đó. Nó chỉ ra đến thứ loại giống thế vốn chúng đem thức ăn nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của họ - tình yêu, cái đẹp, âm nhạc, ánh dương trên biển, tiếng mưa trên lá, bạn bè tụ hội, sự hài lòng từ cố gắng thành công – là thứ nhiều hơn sự tưởng tượng có thể từng đem cho họ, và rằng họ nên học để mô tả lại những điều này - những sự vật thực có của thế giới này -  như những gì đem cho đời sống chất thơ bốc dậy từ  ý nghĩa của nó.

Bởi vì đó là những gì chủ nghĩa nhân bản là: nó là, nhắc lại và nhấn mạnh, về giá trị của những sự vật thuộc con người, khát khao của nó để học hỏi từ quá khứ, sự cổ vũ của nó về can đảm trong hiện tại, và sự kết hôn của nó với hy vọng cho tương lai, là về những sự vật thực, con người thực, nhu cầu và khả năng thực của con người, và định mệnh tất yếu không tránh được của thế giới mỏng manh dễ hư hại chúng ta cùng chia sẻ. Nó là về đời sống con người; nó không đòi hỏi tin tưởng vào đời sau nào khác. Nó không đòi hỏi những mệnh lệnh từ những thần linh, không những hứa hẹn ban thưởng, hay những đe dọa trừng phạt, không những huyền thoại, và không những nghi thức, dù hoặc để đem ý nghĩa cho những sự vật hoặc dục dã nhắc nhở đến đời sống đạo đức. Nó chỉ đòi hỏi mở mắt cho sáng rõ, nó dục dã nhắc nhở thương cảm đồng tình và tử tế độ lượng, và lý trí.


A.C. Grayling.

Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Jul, 2011)

(Trích trong - A.C. Grayling. Against All Gods: Six polemics on religion and an essay on kindness. Oberon Books, London, 2007).

Anthony Clifford Grayling (1949-) là triết gia thời danh người nước Anh. Ông hiện là giáo sư triết học tại Birkbeck College, University of London, và là Supernumerary Fellow của St Anne's College, Oxford. Ngoài ra còn có thể kể thêm: ông là Thư ký danh dự của hội các triết gia Anh - the Aristotelian Society. Hội viên các hàn lâm viện the Royal Society of Literature và the Royal Society of Arts


Humanism – là một từ quen thuộc, đã từng được dịch theo Tàu là nhân bản, hay nhân văn, hay nhân đạo  chủ nghĩa – nên tôi dùng chủ nghĩa Nhân bản – hiểu là lấy con người làm gốc (phản lại với lấy một hay nhiều gót, hay thần linh làm gốc). Theo nghĩa hiện đại, đó là quan điểm chủ trương rằng - dù là gì đi nữa, hệ thống đạo đức của chúng ta bắt gốc từ sự hiểu biết nhất của chúng ta về bản chất con người, và những hoàn cảnh, tình huống hay điều kiện sống của con người trong thế giới thực tại này.

Điều này có nghĩa là khi suy nghĩ về - cái gì là tốt lành (Thiện) và về trách nhiệm của chúng ta với chính chúng ta và với lẫn nhau giữa đồng loại, chủ nghĩa nhân bản không đặt tiền đề, không dựng trên cơ sở của những thông tin thường được giả định đúng lấy trong những chuyện thần tiên, huyền thoại; hay chiêm tinh, hay những tin tưởng mê tín dị đoan, hay thuyết phiếm vật linh (animism), và những thuyết đa thần, hay bất kỳ những di sản nào từ thời mông muội của loài người và từ quá khứ tối tăm ngu dốt.

(theo A C Greyling).