Wednesday, June 23, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (11)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle





Chương 13. Các nguồn những quan điểm của Plato

Plato và Aristotle đã có ảnh hưởng bậc nhất kể trong tất cả những triết gia, cổ đại, trung cổ đại, hoặc hiện đại, và trong hai, Plato chính là vị đã có tác động lớn hơn cả trên những thời đại tiếp nối [1]. Tôi nói điều này vì hai lý do: thứ nhất, chính Aristotle tự thân là một thành quả cuả Plato; thứ hai, gót học đạo Kitô và triết học, dù ở bất kỳ mức độ nào, cho đến tận thế kỷ thứ mười ba, đã nhiều phần Plato hơn phần Aristotle. Do thế, là điều cần thiết, trong một lịch sử về tư tưởng triết học, phải đem ra bàn luận về Plato, và với một mức độ thấp hơn, về Aristotle, một cách đầy đủ hơn so với bất kỳ những ai đến trước, hay có sau họ.

Những nội dung quan trọng nhất trong triết học Plato là: đầu tiên, Cõi-Không-tưởng (Utopia) [2] của ông, đó đã là cái sớm nhất của một chuỗi dài nhiều, thứ hai, lý thuyết của ông về những Ý tưởng, vốn đã là một nỗ lực tiên phong để đối phó với những vấn đề của những Phổ quát vẫn còn chưa được giải quyết xong; thứ ba, những luận chứng của ông thiên sang ủng hộ sự bất tử; thứ tư, thuyết về khởi nguyên vũ trụ của ông [3]; thứ năm, quan niệm của ông về kiến thức như sự hồi tưởng hơn là sự nhận thức. Nhưng trước khi bàn luận về bất kỳ một nào trong những chủ đề này, tôi sẽ nói một vài lời nói về những hoàn cảnh của cuộc đời ông, và những ảnh hưởng vốn chúng đã xác định những quan điểm chính trị và triết học của ông.

Plato sinh khoảng năm 428-7 TCN, trong những năm đầu của cuộc chiến Peloponnesian. Ông đã là một quý tộc giàu có, có liên hệ với nhiều người khác nhau vốn họ đã bị lo lắng khó khăn dưới sự cai trị của Ba mươi Bạo chúa. Ông là một người còn trẻ khi Athens bị đánh bại, và ông đã có thể qui sự bại trận về cho nền dân chủ, mà vị trí xã hội của ông và những kết nối gia đình của ông đã có thể khiến ông khinh miệt [4]. Ông là một học trò của Socrates, người mà ông đã có một tình cảm sâu sắc và kính mộ; và Socrates đã bị nền dân chủ buộc tội phải chết. Do đó, không phải là điều đáng ngạc nhiên rằng ông đã nên quay sang Sparta cho một sự phác hoạ về tổ chức thịnh vượng chung [5] lý tưởng của ông. Plato đã có một nghệ thuật đắp điểm mặt ngoài những đề nghị tầm thường hẹp hòi trong một cách thức khiến chúng lừa dối những thời đại tương lai, khiến cho ngưỡng mộ tác phẩm Republic mà không từng bao giờ trở nên nhận thức được những-gì đã bao hàm trong những dự kiến nó đề nghị. Đã từng luôn luôn là đúng để ca ngợi Plato, nhưng không hiểu ông. Đây là số phận chung của những con người vĩ đại. Đối tượng của tôi là ngược lại. Tôi muốn hiểu ông, nhưng đối xử với ông bằng một ít tôn kính giống như thể ông là một người Anh hoặc người Mỹ đương đại, ủng hộ cổ vũ cho chủ nghĩa độc tài chuyên chính [6].

Những ảnh hưởng thuần túy triết học trên Plato cũng đã theo cách như khiến ông nghiêng về Sparta. Những ảnh hưởng này, nói rộng rãi, đó là: Pythagoras, Parmenides, Heraclitus, và Socrates.

Từ Pythagoras (cho dù có qua lối của Socrates hay không), đã phái sinh những yếu tố Orphic trong triết học của Plato: xu hướng tôn giáo, niềm tin vào sự bất tử, thế giới vượt-trần tục bên kia, giọng thày tu giảng đạo, và tất cả những gì liên quan đến Câu chuyện So sánh về cái Hang [7]; cũng kể cả sự tôn trọng của ông với toán học, và sự pha trộn mật thiết giữa trí tuệ và thần bí của ông.

Từ Parmenides, ông lấy nguồn về niềm tin rằng thực tại là vĩnh cửu và vô tận, và rằng, trên những nền tảng lôgích, tất cả thay đổi phải là ảo tưởng lừa dối.

Từ Heraclitus, ông lấy nguồn học thuyết phủ định, rằng không có gì là vĩnh viễn trong thế giới cảm quan. Điều này, kết hợp với học thuyết của Parmenides, đã dẫn đến kết luận rằng kiến thức không phải là được bắt nguồn từ những giác quan, nhưng chỉ được thành đạt bằng trí tuệ. Điều này, đến phiên, nó thành ăn khớp rất vừa vặn với chủ thuyết Pythagoreanism.

Từ Socrates, có lẽ ông đã học được mối bận tâm của ông với những vấn đề đạo đức, và xu hướng của ông tìm kiếm trong cứu cánh luận hơn là những giải thích cơ học về thế giới. “cái Tốt-Lành” [8] thống trị tư tưởng của ông nhiều hơn là trong của những nhà trước Socrates, và khó mà không gán sự kiện này vào ảnh hưởng của Socrates.

Làm thế nào tất cả những điều này đã kết nối với chủ nghĩa độc đoán [9] trong chính trị?

Ở điểm đầu tiên: Vì cái Tốt-Lành và Thực tại là bất biến, phi thời gian, nhà nước tốt nhất sẽ là một nhà nước sao chép lại gần như hoàn toàn khuôn mẫu trên trời, bằng một tối thiểu của thay đổi, và một tối đa của toàn hảo vững bền bất động, và những nhà cai trị của nó nên là những ai thấu hiểu nhất về cái Thiện vĩnh cửu.

Ở điểm thứ hai: Plato, giống như tất cả những nhà theo thuyết thần bí, đã có, trong những tin tưởng của ông, một cốt lõi gồm những điều chắc chắn, vốn chúng chủ yếu là không thể truyền thông được, chỉ trừ thể hiện bằng một cách sống. Những người theo Pythagoras đã cố gắng thiết lập một luật lệ cho những người nhập môn, và đây là, ở dưới đáy tầng, những gì Plato ước muốn. Nếu một người như có trở nên một nhà chính trị tốt, ông phải hiểu biết cái Thiện; điều này, ông chỉ có thể làm được bằng một sự kết hợp giữa kỷ luật của trí tuệ và tinh thần. Nếu những ai chưa qua sự huấn luyện kỷ luật này, lại được cho phép gánh lấy một phần trong chính quyền, họ sẽ không tránh khỏi làm hư hỏng nó.

Ở điểm thứ ba: cần thiết có thật nhiều giáo dục để làm thành một người cai trị tốt theo những nguyên tắc của Plato. Đối với chúng ta có vẻ như không khôn ngoan nếu cứ nhấn mạnh vào sự giảng dạy môn hình học [10] cho Dionysius thời còn trẻ [11], bạo chúa của Syracuse, với mục đích làm cho ông ta thành một vị vua tốt, nhưng nhìn từ quan điểm của Plato, nó là điều thiết yếu. Ông đã là một tín đồ theo Pythagore [12] thấu đáo, nghĩ rằng nếu không có toán học thì không thể nào có được khôn ngoan đích thực. Quan điểm này hàm ý một chính thể tập đoàn trị [13].

Ở điểm thứ tư: Plato, chung như với hầu hết những triết gia Hylạp, đã nhận lấy quan điểm cho rằng thư nhàn là thiết yếu cho sự khôn ngoan, do đó sẽ không thể tìm thấy được nó trong số những người phải làm việc để kiếm sống, nhưng chỉ trong số những người có những phương tiện độc lập, hoặc những người được nhà nước rút cho gánh nặng không phải lo ngại về sinh hoạt kiếm sống của họ. Đây là một quan điểm chủ yếu mang tính chất quý tộc.

Hai câu hỏi tổng quát phát sinh khi đặt Plato đương đầu với những ý tưởng hiện đại. Câu hỏi đầu tiên là: Có một thứ-gì loại như là “khôn ngoan” hay không? Câu hỏi thứ hai là: Cứ giả dụ cho rằng có một thứ-gì thuộc loại như vậy, có thể có một hiến pháp bất kỳ nào mà có thể nghĩ tưởng ra được để sẽ giao cho nó quyền lực chính trị?

“Khôn ngoan” theo cái nghĩa vẫn giả định, sẽ không là bất kỳ loại kỹ năng chuyên ngành nào, loại giống như của thợ đóng giày, hoặc của những y sĩ, hay của những chiến lược gia quân sự. Nó phải là cái gì đó tổng quát hơn nhiều những thứ này, bởi vì có được nó đã được giả định là làm cho một người thành có khả năng cai trị một cách khôn ngoan. Tôi nghĩ Plato đã có thể nói rằng nó bao gồm trong sự hiểu biết về cái thiện hảo, và đã có thể bổ sung định nghĩa này với học thuyết của Socrates rằng không có người tội lỗi một cách chủ định sáng suốt [14], theo đó đưa dẫn đến rằng – bất cứ ai biết thiện hảo là gì, làm những-gì là ngay, là đúng. Với chúng ta, quan điểm như vậy xem có vẻ như rất xa vời với thực tại. Chúng ta nên nói một cách tự nhiên hơn rằng có những lợi ích khác nhau, và rằng nhà làm chính trị nên đi đến những thỏa hiệp tốt nhất có thể dùng được. Những thành viên của một tầng lớp hoặc một quốc gia có thể có một lợi ích chung, nhưng thường thường nó sẽ xung đột với lợi ích của những tầng lớp khác, hoặc những quốc gia khác. Không nghi ngờ gì rằng, có đấy một số lợi ích cho cả nhân loại như một toàn thể, nhưng chúng không đủ để xác định hành động chính trị. Có thể, chúng sẽ làm như vậy tại một ngày nào đó trong tương lai, nhưng chắc chắn như vậy không xảy ra cho đến chừng nào còn có rất nhiều những nhà nước với chủ quyền độc lập. Và thậm chí sau đó là phần khó nhất của việc theo đuổi cho lợi ích chung, nó sẽ bao gồm trong sự đi đến những thỏa hiệp giữa những lợi ích đặc biệt nhưng thù địch phủ định lẫn nhau.

Nhưng ngay cả nếu chúng ta giả sử rằng có một một thứ-gì đó đại loại như là “khôn ngoan”, rồi ra có được bất kỳ một hình thức hiến pháp nào sẽ giao phó chính quyền cho khôn ngoan? Là điều rõ ràng rằng những nhóm đa số, như những đại hội đồng, có thể phạm sai lầm, và trong thực tại đã có sai lầm. Những quý tộc không phải luôn luôn khôn ngoan; các nhà vua thường ngu dại; các vua-chiên [15] , mặc dù “không thể sai lầm” [16], đã phạm những sai lầm trắng trợn, tội ác ghê tởm. Có ai sẽ ủng hộ đem chính quyền ủy thác cho những người tốt nghiệp đại học, hoặc thậm chí cho các tiến sĩ khoa gót học? Hoặc cho những người, đã sinh ra từ nghèo khó, nhưng đã thành công tạo dựng cơ nghiệp giàu có lớn lao? Rõ ràng là không có kiểu lựa chọn hợp pháp nào có thể định rõ của những công dân có thể sẽ là khôn ngoan hơn, trong thực tại, đem so với toàn bộ tập thể.

Có thể là gợi ý rằng con người có thể được trao cho sự khôn ngoan chính trị bằng một huấn luyện thích hợp. Nhưng câu hỏi sẽ phát sinh: cái gì là một huấn luyện thích hợp? Và điều này đến lượt nó, sẽ thành ra một câu hỏi về đảng phái  [17].

Vấn đề của tìm kiếm một tập thể những con người “khôn ngoan” và giao chính quyền cho họ – như thế là một không vấn đề không có giải đáp. Đó là lý do tối cùng của dân chủ  [18].


Chương 14. Cõi-Không-tưởng (Utopia) của Plato

Đàm thoại quan trọng nhất của Plato, Cộng hòa (Republic) [19], trong đại thể gồm có ba ba phần. Phần thứ nhất (đến gần cuối quyển V) gồm trong sự xây dựng một khối thịnh vượng chung lý tưởng, đó là sớm nhất trong số những Cõi-Không-tưởng Utopia.

Một trong những kết luận đưa đến là những nhà cai trị phải là những triết gia. Quyển VI và VII có quan tâm để định nghĩa từ “triết gia”. Thảo luận này dựng thành phần thứ hai.

Phần thứ ba bao gồm chủ yếu một cuộc thảo luận về những loại khác nhau của những hiến pháp trong thực tế, và những giá trị cùng những khiếm khuyết của chúng.

Mục đích trên danh nghĩa của tập Cộng hòa là để định nghĩa “công lý”. Nhưng đã được quyết định ở một giai đoạn sớm hơn rằng, bởi vì tất cả mọi thứ được nhìn thấy dễ dàng trong khổ lớn hơn là với trong khổ nhỏ, sẽ tốt hơn là tìm hiểu những gì làm cho một nhà nước công chính thay vì những gì làm cho chỉ một cá nhân công chính. Và bởi vì công lý phải ở trong số những thuộc tính của Nhà nước hoàn hảo nhất có thể tưởng tượng ra được, một nhà nước thuộc loại như thế được phác hoạ trước hết, và sau đó sẽ quyết định được cái-gì trong số những toàn hảo của nó được gọi là “công lý”.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng mô tả Utopia của Plato trong những đường nét đại thể chính yếu của nó, và sau đó xem xét những điểm phát khởi dọc đường.

Plato bắt đầu bằng quyết định những công dân sẽ được chia thành ba tầng lớp: những người dân thường, những binh sĩ, và những giám hộ. Chỉ một mình tầng lớp cuối cùng là có quyền lực chính trị. So với hai tầng lớp kia, họ có ít người hơn nhiều. Trong trường hợp xảy ra đầu tiên, có vẻ như, họ sẽ được giới lập pháp lựa chọn; sau đó, họ sẽ thường thường kế tục theo di truyền, nhưng trong những trường hợp ngoại lệ, một đứa trẻ đặc biệt khác thường có thể được nâng cấp lên từ một trong những tầng lớp kém, trong khi đó, trong số những con của những giám hộ, một trẻ em hay thanh niên trẻ, nếu không xứng có thể bị giáng cấp.

Vấn đề chính, như Plato nhận thức, là để bảo đảm rằng những giám hộ sẽ đem ra thực hiện những ý định của giới lập pháp. Cho mục đích này ông đã có nhiều đề nghị khác nhau, về giáo dục, kinh tế, sinh học, và tôn giáo. Không phải luôn luôn là rõ ràng những đề nghị này áp dụng đến xa đâu với những tầng lớp khác hơn là những giám hộ; rõ ràng là một vài trong số chúng áp dụng cho những binh sĩ, nhưng trong chính yếu, Plato quan tâm chỉ với những giám hộ, những người sẽ là một tầng lớp đứng tách biệt, giống như giới những thày chăn chiên Jesuits ở nước Paraguay trước đây [20] , những thày tu trong các quốc gia của hội Nhà thờ cho đến năm 1870 [21] , và Đảng Cộng sản tại Liên Bang Xô Viết ngày nay.

Điều quan tâm đầu tiên là giáo dục. Nó được chia thành hai phần, âm nhạc và thể dục. Mỗi một chúng có một ý nghĩa rộng hơn ngày nay: “âm nhạc” có nghĩa là tất cả mọi thứ nằm trong lĩnh thổ của của thi ca (muses), và “thể dục” có nghĩa là tất cả mọi thứ liên quan đến thể dục thân thể, rèn luyện sung sức. “Âm nhạc” là gần như là toàn như những gì chúng ta nên gọi là “văn hóa”, và “thể dục” là hơi rộng hơn những gì chúng ta gọi là “thể thao điền kinh.”

Văn hóa là được dành trọn vào việc làm cho những người nam thành những người thanh nhã quí phái, trong một ý nghĩa, phần lớn là xuất khởi từ Plato, thành quen thuộc ở nướcAnh. Những người Athens trong thời của ông, trong một khía cạnh, tương tự như nước Anh trong thế kỷ mười chín: đã có ở mỗi nơi, một tầng lớp quý tộc vui hưởng sự giàu có và uy tín xã hội, nhưng không có độc quyền trong quyền lực chính trị; và mỗi nơi, tầng lớp quý tộc đã phải giữ chặt chẽ quyền lực nhiều đến mức có thể được, bằng những phương cách của hành vi có tác động đáng phục. Tuy nhiên trong Utopia của Plato, giới quý tộc cai trị không bị kiềm chế.

Giữ phẩm cách, đoan trang đúng mực, và can đảm xem như những phẩm chất chủ yếu được cấy trồng trong giáo dục. Có một sự kiểm duyệt cứng rắn từ những năm rất nhỏ tuổi, trên văn chương mà giới trẻ có thể tiếp cận, và âm nhạc mà họ được phép nghe. Những người mẹ và vú em sẽ chỉ kể cho con cái của họ những câu chuyện được cho phép. Homer và Hesiod không được phép, vì một số những lý do. Đầu tiên, họ trình bày những vị gót có hành vi xấu rất thường xuyên, là không có tính xây dựng trí tuệ; những trẻ em phải được dạy rằng tà ác không bao giờ đến từ những vị gót, bởi vì Gót không phải là tác giả của tất cả mọi thứ, nhưng chỉ của những thứ tốt đẹp. Thứ hai, có những điều trong Homer và Hesiod đã được tính toán để làm cho độc giả của họ sợ hãi cái chết, trong khi tất cả mọi thứ nên được thực hiện trong giáo dục để làm cho những người trẻ sẵn sàng chết trong chiến trận. Những con trai của chúng ta phải được dạy xem nô lệ tồi tệ hơn cái chết, và do đó họ phải không có những câu chuyện về những người nam tài giỏi mà lại khóc và than, ngay cả trước cái chết của bạn bè. Thứ ba, đoan trang đúng mực đòi hỏi không nên bao giờ lớn tiếng cười, ấy thế nhưng Homer nói về “tiếng cười không thể tắt được trong số những vị gót đầy phúc đức.” Làm sao một thầy giáo hiệu trưởng bắt lỗi cười đùa cho có hiệu quả, nếu những bé trai có thể dẫn đoạn văn này? Thứ tư, có những đoạn văn trong Homer ca ngợi lễ tiệc giàu sang, và những đoạn khác mô tả dâm ô của những vị gót; những đoạn như vậy không khuyến khích tiết độ. (Dean Inge, một người đích thực theo chủ thuyết Plato, đã phản đối một dòng trong một bài thánh ca nổi tiếng: “Những tiếng thét của họ – ấy chiến thắng, khúc hát của họ – ấy yến tiệc”, vốn xảy ra trong một mô tả về những niềm vui của thiên đường). Sau đó, phải không có những câu chuyện trong đó đã phạm xấu ác lại hạnh phúc, hay tốt đẹp lại không hạnh phúc; tác dụng đạo đức vào trí não non mềm có thể là bất hạnh nhất. Trên tất cả những số kể này, những nhà thơ là phải bị lên án.

Plato đi tiếp vào một luận chứng lạ lẫm về kịch nghệ. Người tốt, ông nói, phải nên là không muốn bắt chước một người xấu, giờ đây, hầu hết những vở kịch có chứa những nhân vật phản diện, vì vậy nhà viết kịch, và diễn viên đóng vai người tội phạm, đã phải bắt chước những người phạm nhiều tội khác nhau. Không chỉ tội phạm, nhưng phụ nữ, nô lệ, và những vai thấp hèn nói chung, những người ưu việt phải không nên bắt chước họ. (Tại Hylạp, cũng như nước Anh thời Elizabeth, những vai phụ nữ được nam giới đóng). Do đó, những vở kịch, nếu có cho phép đi nữa, phải không có chứa những nhân vật nào khác ngoài những anh hùng tuyệt không lầm lỗi, sinh ra từ dòng giống cao đẹp. Điều này rất hiển nhiên là không thể nào có được, nên Plato quyết định đuổi sạch tất cả những người viết kịch ra khỏi thành phố của ông:

Khi bất kỳ một trong những quý ông thuộc giới diễn xuất này, những người rất thông minh có thể bắt chước bất cứ điều gì, đến với chúng ta, và cho một đề nghị để trình diễn với chính ông và thơ của ông, chúng ta sẽ hạ mình xuống và tôn thờ ông ta như một con người dễ thương và thánh thiện và tuyệt vời, nhưng chúng ta cũng phải thông báo với ông rằng trong Nhà nước của chúng ta, người loại như ông không được phép tồn tại; pháp luật sẽ không cho phép họ. Và do đó, khi chúng ta đã xức dầu tấn phong ông với nhựa thơm, và choàng một vòng hoa khen tặng lên đầu, chúng ta sẽ tống ông ta đến thành phố khác.

Tiếp theo chúng ta đến sự kiểm duyệt của âm nhạc (theo nghĩa hiện đại). Những hòa âm Lydia và Ionian sẽ bị cấm, cái đầu tiên bởi vì nó thể hiện buồn bã sầu muộn, cái thứ hai vì nó thư giãn. Chỉ có hoà âm Dorian (cho lòng can đảm) và hoà âm Phrygia (cho sự tiết độ) là sẽ được cho phép. Những nhịp điệu được cho phép phải đơn giản, và như là bày tỏ về một cuộc sống dũng cảm và hài hòa.

Việc rèn luyện cơ thể là rất khắc khổ. Không ai ăn cá, hoặc thịt chín, trừ khi được nướng, và phải không có kèm nước sốt hoặc mứt ngọt. Người lớn lên trong chế độ của ông, ông nói, sẽ không cần có y sĩ.

Cho đến một độ tuổi nhất định nào đó, giữ những người trẻ không được cho thấy có sự xấu xí hoặc xấu tật. Nhưng tại một thời điểm thích hợp, họ phải được tiếp xúc với “những mê say”, trong cả hai hình dạng của những kinh hoàng mà không phải khiếp hãi, và những khoái lạc xấu xa mà ý chí phải không bị cám dỗ. Chỉ sau khi họ đã chịu đựng được những thử nghiệm này, họ sẽ được đánh giá xứng hợp với vai giám hộ. Trẻ trai, trước khi chúng trưởng thành, chúng nên thấy chiến tranh, mặc dù tự chúng không nên chiến đấu.

Về phần kinh tế: Plato đề xuất một chế độ công xã [22] (cộng sản) triệt để cho những người giám hộ, và (tôi nghĩ) cũng cho những chiến sĩ nữa, mặc dù điều này không phải là rất rõ ràng. Những người giám hộ là có những nhà nhỏ và thức ăn đơn giản, họ sống như trong một doanh trại, ăn uống chung cùng với nhau theo những tập thể, họ không có tài sản riêng tư cá nhân ngoại trừ những gì là hoàn toàn cần thiết. Vàng và bạc sẽ bị cấm. Mặc dù không giàu, không có lý do tại sao họ không được hạnh phúc, nhưng mục đích của thành phố là những điều tốt đẹp cho toàn bộ, không phải là hạnh phúc của một tầng lớp. Cả giàu có và nghèo đói đều có hại, và trong thành phố của Plato sẽ không tồn tại điều nào cả. Có một lý luận lạ lùng về chiến tranh, rằng nó sẽ là dễ dàng để mua những đồng minh, vì thành phố của chúng ta sẽ không muốn bất cứ phần nào trong lợi phẩm của chiến thắng.

Với sự miễn cưỡng giả vờ, Socrates-trong Plato tiến đến sự áp dụng chủ nghĩa công xã của ông vào gia đình. Bạn bè, ông nói, cần phải có tất cả mọi thứ chung, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Ông thú nhận rằng điều này dẫn đến những khó khăn, nhưng không nghĩ rằng chúng là không thể khắc phục nổi. Trước hết, những trẻ gái sẽ có giáo dục in hệt giống như trẻ trai, học âm nhạc, thể dục, và nghệ thuật chiến tranh cùng với những trẻ trai. Phụ nữ có sự bình đẳng hoàn toàn với nam giới trong tất cả mọi phương diện. “Cùng một giáo dục làm cho một người nam thành một giám hộ tốt, sẽ làm cho một người nữ thành một người giám hộ tốt, vì bản tính khởi thuỷ của họ là như nhau.” Không có nghi ngờ gì về có sự khác biệt giữa nam và nữ, nhưng chúng không có dính líu gì với chính trị. Một số phụ nữ là thiên triết học, và thích hợp như làm giám hộ, một số là hiếu chiến, và có thể làm thành nhũng binh lính tốt.

Những nhà lập pháp, sau khi đã chọn những người giám hộ, một số đàn ông và một số phụ nữ, sẽ ban chế định rằng tất cả họ sẽ cùng nhau những nhà chung, và những bữa ăn chung. Hôn nhân, kiểu như chúng ta biết, sẽ được chuyển đổi tận căn bản [23] . Tại những lễ hội nhất định, cô dâu và chú rể, với số lượng như được yêu cầu phải giữ cho dân số không đổi, sẽ được đem lại với nhau, bởi rút thăm, như họ sẽ được dạy để tin như thế, nhưng trong thực tế, những nhà cai trị của thành phố sẽ thao túng khéo léo trên những phiếu rút thăm, theo trên nguyên tắc chọn giống sinh sản. Họ sẽ sắp xếp cho những đàn ông giống tốt nhất sẽ có những trẻ con nhiều nhất. Tất cả trẻ em sẽ được lấy đi khỏi cha mẹ của chúng ngay khi lọt lòng, và được thực hiện hết sức cẩn thận để cha mẹ sẽ không biết con cái của họ là ai, và không có trẻ con nào sẽ biết ai là cha mẹ của chúng. Trẻ em dị dạng tật nguyền, và trẻ em của những cha mẹ lớp thấp kém, “sẽ được đưa đi xa đến một số nơi bí ẩn không ai biết, như chúng phải nên là như thế”. Trẻ em sinh ra từ những kết hợp không được Nhà nước công nhận, phải được coi là bất hợp pháp. Những người làm mẹ sẽ là khoảng từ 20 đến 40 tuổi, làm cha từ 25 đến 55 tuổi. Bên ngoài những hạn tuổi này, giao hợp vẫn được tự do, nhưng phá thai, những hoặc giết trẻ sơ sinh là cưỡng bách. Trong những “hôn nhân” do Nhà nước dàn xếp, những người lien quan không có tiếng nói, họ sẽ được dẫn động bởi những suy nghĩ về nhiệm vụ của họ đối với Nhà nước, chứ không phải bởi bất kỳ những cảm xúc phổ biến nào mà những nhà thơ đã bị trục xuất đã vẫn thường tán dương ca ngợi.

Bởi từ không-ai biết ai là cha mẹ của mình, một người gọi tất cả mọi người là “cha” nếu trạc tuổi như vậy có thể là cha của anh ta, và tương tự về phần “mẹ”, và “anh em”,“chị em”. (Điều như loại này xảy ra trong một số những dân tộc bán khai, và trước đây đã làm rối trí những nhà truyền đạo). Sẽ không có hôn nhân giữa một người “cha” và “con gái”, hoặc “mẹ” và “con trai”; Nói chung, hôn nhân giữa “anh trai” và “em gái” sẽ được ngăn ngừa, nhưng không hoàn toàn tuyệt đối. (Tôi nghĩ rằng nếu Plato đã nghĩ điều này ra kỹ lưỡng hơn nữa, ông đã có thể thấy rằng ông đã phải cấm tất cả những hôn nhân, ngoại trừ những hôn nhân “anh trai-em gái”, mà ông coi là những ngoại lệ hiếm hoi.)

Đã giả định là những tình cảm hiện nay gắn với những từ “cha”, “mẹ”, “con trai”, và “con gái” vẫn sẽ gắn với chúng dưới sự sắp xếp mới của Plato, một người trẻ, chẳng hạn, sẽ không tấn công một người đàn ông lớn tuổi, vì anh ta có thể là đương đánh cha mình.

Ưu điểm tìm kiếm, tất nhiên, là để giảm thiểu sở hữu những cảm xúc riêng tư, và do đó loại bỏ những trở ngại cho sự thống trị về tinh thần chung tập thể, cũng như cho sự bằng lòng ngầm với trường hợp không có sở hữu riêng tư. Phần lớn nó đã là động cơ của một loại tương tự, dẫn đến việc sống độc thân của giới tăng lữ [24].

Cuối cùng tôi đi đến khía cạnh gót học của hệ thống. Tôi không suy nghĩ về những vị thần linh Hylạp đã được chấp nhận, nhưng về một số những huyền thoại nhất định vốn chính quyền đem khắc sâu vào trí não. Nói dối, Plato nói toạc ra rõ ràng hiển nhiên, là một đặc quyền của chính quyền, cũng giống như ra toa thuốc là của những y sĩ. Chính quyền, như chúng ta đã thấy, là để đánh lừa người ta trong sự giả vờ sắp xếp những hôn nhân bằng rút thăm, nhưng đấy không phải là một vấn đề tôn giáo.

Có “một nói dối vì nhà vua” [25], vốn Plato hy vọng, có thể đánh lừa những người cai trị, nhưng trong bất cứ mức nào đi nữa, sẽ đánh lừa toàn phần còn lại của thành phố. Điều “nói dối” này được đặt định ra rõ ràng trong chi tiết đáng kể. Phần quan trọng nhất của nó là giáo điều nói là Gót đã tạo ra con người thành ba loại, loại tốt nhất làm bằng vàng, tốt thứ hai bằng bạc, và đám bầy đàn thông thường (còn lại) bằng đồng thau và sắt. Những người làm bằng vàng là xứng hợp để làm những giám hộ; những người làm bằng bạc nên là những binh sĩ; những người khác nên làm những công việc chân tay. Thông thường, nhưng không có nghĩa là luôn luôn, trẻ em sẽ thuộc về cùng một thứ bậc như cha mẹ của chúng, khi chúng không như thế, chúng phải được đẩy lên hoặc kéo xuống cấp cho phù hợp. Đã được nghĩ là khó có thể làm cho những thế hệ đương thời tin vào huyền thoại này, nhưng thế hệ sau đó, và tất cả những thế hệ tiếp nối theo, không nghi ngờ là chúng có thể được giáo dục cho tin vào như thế.

Plato đã đúng trong suy nghĩ rằng niềm tin vào huyền thoại này có thể được tạo ra trong hai thế hệ. Người Nhật đã được dạy từ năm 1868, rằng hoàng đế Nhật (Mikado) là hậu duệ của nữ thần-mặt trời, và rằng NhậtBản đã được tạo ra sớm hơn so với tất cả phần còn lại của thế giới. Bất kỳ giáo sư đại học nào, những người, ngay cả trong một công trình uyên bác, ném nghi ngờ về những tín điều này, là bị mất việc vì phạm những hoạt động phi-Nhật Bản. Điều Plato đã thực xem ra dường như không nhận thức được, là việc bắt buộc chấp nhận về những huyền thoại loại như vậy, là không tương hợp với với triết học, và bao gồm một loại giáo dục vốn làm còi cọc trí thông minh.

Định nghĩa của từ “công lý”, vốn là mục đích trên danh nghĩa của toàn bộ cuộc thảo luận, đã được dẫn đến trong quyển IV. Nó gồm có, chúng ta được bảo cho biết, trong tất cả mọi người làm công việc của riêng mình, và không là kẻ dò la dính líu vào vào chuyện người khác: thành phố là công chính khi thương gia, phụ trợ, và giám hộ, mỗi người thực hành công việc riêng của mình mà không gây trở ngại, quấy rầy với công việc của những tầng lớp khác.

Tất cả mỗi người nên chăm nom lưu tâm với công chuyện của riêng mình – không nghi ngờ gì nó là một phương châm đáng ngưỡng mộ, nhưng nó hầu như khó mà tương ứng với những gì một người thời hiện đại vốn gọi một cách tự nhiên là “công lý.” Từ Hylạp đã được dịch tương ứng như thế, vốn là một khái niệm rất quan trọng trong tư tưởng Hylạp, nhưng chúng ta không có từ tương đương chính xác. Đáng nhắc lại những gì Anaximander đã nói:

Vào ở trong chốn mà từ đó mọi-thứ chúng khởi dâng lên, chúng vượt xa một lần nữa, tựa như được phong chức; bởi vì chúng đã thực hiện sự sửa chữa và sự hài lòng, cái này với cái kia, đối với sự bất công của chúng, tương ứng theo thời gian được chỉ định.

Trước khi triết học bắt đầu, những người Hylạp đã có một lý thuyết hoặc cảm giác về vũ trụ, có thể được gọi là tôn giáo hay đạo đức. Theo như lý thuyết này, mỗi người và mỗi thứ đều có chỗ của nó, hay chỗ nó được chỉ định, và chức năng được chỉ định. Điều này không phụ thuộc vào sắc lệnh của Zeus, bởi vì chính Zeus cũng là đối tượng của pháp luật cùng loại vốn cai quản những người khác. Lý thuyết này được kết nối với ý niệm về số phận hoặc tất yếu. Nó rõ ràng áp dụng dứt khoát với cả những gì ở trên trời. Nhưng chỗ nào khí lực mạnh mẽ, có một khuynh hướng vượt quá những giới hạn đúng mực, thế nên xung đột phát sinh. Một thứ như siêu luật bất-vị-cá nhân có tính thần linh Olympic nào đó trừng phạt sự xấc xược, ngạo mạn kiêu căng thái quá (hubris), và phục hồi trật tự vĩnh cửu mà xâm lấn đã tìm cách vi phạm. Toàn thể cái nhìn này, ban đầu, có lẽ, hiếm có ý thức, đã chuyển qua vào trong triết lý, nó được tìm thấy giống nhau, trong những vũ trụ luận về xung đột, chẳng hạn như của Heraclitus và Empedocles, và trong những học thuyết nhất nguyên như của Parmenides. Nó là nguồn gốc của sự tin tưởng trong cả hai, trong tự nhiên và trong luật pháp của con người, và nó rõ ràng là nằm chìm dưới, làm nền tảng cho quan niệm của Plato về công lý.

Từ “công lý,” như vẫn còn được sử dụng trong pháp luật, thì tương tự với như quan niệm của Plato nhiều hơn là như được sử dụng trong luận bàn suy đoán chính trị. Dưới ảnh hưởng của lý thuyết dân chủ, chúng ta đã đi đến liên kết công lý với bình đẳng, trong khi đối với Plato nó không có ý nghĩa như vậy. “Công lý”, trong ý nghĩa mà nó là gần như đồng nghĩa với “pháp luật” – như khi chúng ta nói về “những tòa án của công lý” – là có liên quan chủ yếu với những quyền về tư hữu, vốn nó không liên quan gì với sự bình đẳng. Định nghĩa đề nghị đầu tiên của từ “công lý,” ở đầu của Cộng hoà, là nó bao gồm trong việc thanh toán những khoản nợ. Định nghĩa này sớm bị bỏ rơi như là thiếu xót, không đầy đủ, nhưng một cái gì của nó vẫn giữ lại cho đến cuối.

Có nhiều điểm cần ghi nhận về định nghĩa của Plato. Trước tiên, nó làm cho có thể có sự bất bình đẳng về quyền lực,và về đặc quyền, mà không có sự bất công. Những người giám hộ là có tất cả những quyền lực, bởi vì họ là những thành viên khôn ngoan nhất của cộng đồng; sự bất công sẽ chỉ xảy ra, theo định nghĩa của Plato, nếu như có người trong những tầng lớp khác, vốn đã khôn ngoan hơn một số những người giám hộ. Đó là lý do tại sao Plato đem cho quy định về thăng và giáng cấp của những công dân, mặc dù ông cho rằng lợi thế gấp đôi từ dòng giống và giáo dục sẽ, trong hầu hết trường hợp, làm cho con cái của người giám hộ siêu việt hơn trẻ em của những tầng lớp khác. Nếu như đã có một khoa học chính xác hơn về chính quyền, và như đã chắc chắn hơn rằng đã có nhiều người đi theo những giảng dạy của nó, sẽ có nhiều điều để nói về hệ thống của Plato. Không ai nghĩ rằng không công bằng khi đưa những người giỏi nhất vào trong một đội bóng đá, mặc dù nhờ đó họ có được một ưu việt lớn lao. Nếu như bóng đá được quản lý cũng giống như chính quyền dân chủ Athens, những sinh viên chơi cho những trường đại học của họ sẽ được chọn bằng cách rút thăm. Nhưng trong những vấn đề của chính quyền, rất khó để biết ai là người có kỹ năng nhất, và còn rất xa mới chắc chắn rằng một chính trị gia sẽ sử dụng kỹ năng của mình vào trong phục vụ quyền lợi công chúng hơn là phục vụ chính mình, hoặc tầng lớp mính, hay đảng của ông, hay tín ngưỡng của ông.

Điểm tiếp theo là định nghĩa “công lý” của Plato đặt giả định trước là có một Nhà Nước đã được tổ chức, hoặc theo như những đường lối truyền thống, hoặc theo giống như của chính ông, như thế về phần thực hiện một số lý tưởng đạo đức trong tổng thể của nó. Công lý, như chúng ta được bảo cho biết, gồm trong sự tất cả mỗi người làm công việc của riêng mình. Nhưng công việc của một người là gì? Trong một nhà nước, như Egypt cổ đại, hay vương quốc của những người Incas, vẫn giữ lại không thay đổi thế hệ qua thế hệ, công việc của một người là công việc của cha người ấy, và không phát sinh câu hỏi nào. Nhưng trong Nhà nước của Plato, không ai có một người cha pháp lý chính thức nào cả. Công việc của anh ta, do đó, phải quyết định bằng những thị hiếu riêng anh, hoặc bằng phán xét của Nhà nước trên năng khiếu của anh. Điều sau hiển nhiên là những gì Plato đã sẽ mong muốn. Nhưng có một vài loại công việc, mặc dù có kỹ năng cao, có thể cho thấy là nguy hại; Plato áp dụng cái nhìn này vào thi ca, và tôi nên lấy nó áp dụng vào trong công việc của Napoleon. Những mục đích của chính quyền, do đó, rất cần thiết trong việc xác định công việc của một người là gì. Mặc dù cho có tất cả những nhà cai trị sẽ là những triết gia, sẽ không có những sáng kiến, đổi mới: một triết gia là, cho mãi mãi, một người hiểu và đồng ý với Plato.

Khi chúng ta hỏi: Cộng hòa của Plato sẽ đạt được những gì? Câu trả lời có phần nào buồn tẻ. Nó sẽ đạt được thành công trong những cuộc chiến tranh chống lại các nhà nước có dân số gần tương đương, và nó sẽ đảm bảo sinh kế cho một số lượng nhỏ dân chúng nhất định nào đó. Nó gần như chắc chắn sẽ không sản xuất nghệ thuật, khoa học, vì sự cứng rắn của nó, trong phương diện này, cũng như những phương diện khác, nó sẽ giống như Sparta. Bất kể tất cả mọi lời nói năng đẹp đẽ, giỏi giang trong chinh chiến, và có đủ cái ăn là tất cả những gì sẽ đạt được. Plato đã sống trải qua qua nạn đói và sự bại trận ở Athens, có lẽ, trong tiềm thức, ông nghĩ nếu tránh được những tệ nạn này là điều tốt nhất mà tài của nhà chính trị trong nghệ thuật quản lý nhà nước có thể đạt được [26].

Một cõi Utopia không tưởng, nếu như nhắm đến cho thật nghiêm túc, rõ ràng phải mang trong nó những lý tưởng của người sáng tạo nó. Chúng ta hãy cùng xem xét, ngắn tạm, những gì chúng ta có thể hàm nghĩa với từ “những lý tưởng”. Ở điểm đầu tiên, chúng là ước muốn của những người tin vào chúng, nhưng chúng không phải là được ước muốn cũng hoàn toàn cùng một cách như một người ước muốn những tiện nghi cá nhân, như loại cái ăn và cái ở. Điều làm nên sự khác biệt giữa một “lý tưởng” và một đối tượng thông thường của ước muốn là cái trước không có tính cá nhân, nó là một cái gì có (ít nhất ở bề ngoài) không có dính dáng đặc biệt với cái tôi của người cảm thấy ước muốn, và do đó về mặt lý thuyết, nó có khả năng được ước muốn bởi tất cả mọi người. Thế nên, chúng ta có thể định nghĩa một “lý tưởng” như một cái gì đó được ước muốn, không thu vào trọng tâm là mình, và như một cách mà người ước muốn nó mong ước rằng tất cả mỗi người nào khác cũng ước muốn nó. Tôi có thể mong ước tất cả mọi người có đủ để ăn, rằng tất cả mọi người cảm thấy tử tế hướng tới tất cả mọi người, và tiếp tục loại như vậy, và nếu tôi mong ước bất cứ điều gì thuộc loại này, tôi cũng sẽ mong muốn những người khác muốn nó. Bằng cách này, tôi có thể xây dựng nên những gì xem giống như một đạo đức khách quan không thiên vị ai, mặc dù trong thực tế, nó nằm dựa trên cơ sở cá nhân của những ước muốn của riêng tôi – bởi vì ước muốn vẫn giữ còn là của tôi, ngay cả khi những gì được ước muốn không có dính líu gì đến bản thân chính tôi. Ví dụ, một người có thể ước muốn rằng tất cả mọi người thông hiểu khoa học, và một người khác ước muốn rằng tất cả mọi người biết cảm thức mỹ thuật, đó là một khác biệt cá nhân giữa hai người tạo ra sự khác biệt trong những ước muốn của họ.

Yếu tố cá nhân trở nên rõ ràng ngay liền một khi liên quan với tranh cãi. Giả sử một số người nói: “Anh đã sai lầm khi mong muốn mọi người được hạnh phúc, anh nên ước muốn hạnh phúc cho người Đức, và bất hạnh cho những người khác”. Ở đây “nên” có thể được nhận là có nghĩa đó là những gì người nói mong muốn tôi ước muốn. Tôi có thể vặn lại rằng, không phải là người Đức, không thể nào về tâm lý mà tôi ước muốn bất hạnh cho tất cả những ai không là người Đức, nhưng câu trả lời này xem dường không đủ.

Lại nữa, có thể có một xung đột về những lý tưởng hoàn toàn phi cá nhân. anh hùng của Nietzsche khác với một vị thánh đạo Kitô, nhưng cả hai đều được ngưỡng một cách phi cá nhân, một cho những người theo Nietzsche, một khác cho những tín đồ Kitô. Làm thế nào chúng ta có thể quyết định chọn giữa hai, ngoại trừ bằng những phương cách của những ham muốn riêng của chúng ta? Tuy nhiên, nếu không có gì cao xa hơn nữa, một sự bất đồng về đạo đức chỉ có thể được quyết định bằng kêu gọi tình cảm, hoặc bằng vũ lực – trong phương sách cuối cùng, bằng chiến tranh. Về câu hỏi với những sự kiện thực tại, chúng ta có thể kêu gọi đến khoa học và những phương pháp khoa học về quan sát, nhưng trên những câu hỏi cuối cùng của đạo đức, có vẻ là không có gì tương tự. Tuy nhiên, nếu điều này thực sự là trường hợp xảy ra, những tranh chấp đạo đức chúng tự giải quyết vào trong những cuộc thi đấu quyền lực – bao gồm quyền lực tuyên truyền.

Quan điểm này, ở dạng thô phác, được Thrasymachus đưa ra trong quyển đầu tiên của tập Cộng hoà, giống như hầu hết tất cả những nhân vật trong những đàm thoại của Plato, là một người có thật. Ông là một Sophist (nguỵ biện) từ thành Chalcedon, và một thày dạy nổi tiếng về thuật hùng biện; ông đã xuất hiện trong hài kịch đầu tiên của Aristophanes, 427 TCN. Sau khi Socrates đã thảo luận khá lâu và thân thiện, về công lý với một ông già tên là Cephalus, và với anh của Plato là Glancon và Adeimanms, Thrasymachus, người đã lắng nghe với mỗi lúc một tăng sự thiếu kiên nhẫn, chen vào với một phản đối kịch liệt chống lại một thứ vô nghĩa trẻ con như vậy. Ông tuyên bố nhấn mạnh rằng “công lý là không-gì khác hơn là quyền lợi của kẻ mạnh hơn”.

Quan điểm này bị Socrates bác bỏ, bằng nói lảng: nó không bao giờ được đối mặt với. Nó nêu lên câu hỏi cơ bản trong đạo đức và chính trị, cụ thể là: Có bất kỳ một tiêu chuẩn của “tốt” và “xấu” nào không, ngoại trừ những gì người sử dụng những từ ngữ này mong muốn? Nếu không có, nhiều trong số những hậu quả kéo theo từ Thrasymachus xem dường như không thể nào tránh được. Tuy nhiên, làm thế nào chúng ta nói rằng có?

Tại điểm này, tôn giáo đã, thoạt mới nhìn lần đầu, có một câu trả lời đơn giản. Thần Linh quyết định những gì là tốt và những gì xấu; con người ai có ý chí hài hòa với ý chí của Thần Linh là một người tốt. Tuy nhiên, câu trả lời này không phải là khá chính thống. Những nhà gót học nói rằng Thần Linh thì tốt, và điều này hàm ý rằng có một tiêu chuẩn của điều tốt là độc lập với ý chí Thần Linh. Như vậy, chúng ta buộc phải đối mặt với câu hỏi: Có sự thật khách quan, hay những điều giả dối khách quan hay không, trong một phát biểu như “lạc thú thì tốt”, theo cũng cùng nghĩa giống như trong một phát biểu như “tuyết thì trắng”?

Để trả lời câu hỏi này, sẽ cần thiết có một thảo luận rất dài. Một vài người có thể nghĩ rằng chúng ta có thể, vì những mục đích thực tiễn, né tránh vấn đề cơ bản, và nói: “Tôi không biết là nghĩa của ‘sự thật khách quan’ là gì, nhưng tôi sẽ nhận xem một phát biểu ‘đúng’ nếu tất cả, hoặc hầu như tất cả, những người đã nghiên cứu nó đồng ý trong tán thành nó”. Trong ý nghĩa này, nó là “đúng” rằng tuyết màu trắng, rằng Caesar đã bị ám sát, rằng nước gồm hydro và oxy, và tiếp tục như vậy. Chúng ta sau đó phải đối mặt với một câu hỏi của thực tế: là có bất kỳ một sự giống nhau, sự tương tự nào thuận hợp với những phát biểu trong đạo đức? Nếu có, chúng có thể được lấy làm cơ sở cho những quy tắc cho cả hai – trong những ứng xử cá nhân, và cho một lý thuyết chính trị. Nếu không có, chúng ta được định hướng trong thực hành, bằng bất cứ điều gì có thể là chân lý triết học, hay một cuộc thi bằng vũ lực, hoặc bằng tuyên truyền, hoặc bằng cả hai, bất cứ khi nào một sự khác biệt đạo đức không thể dung hoà, tồn tại giữa những nhóm có quyền lực mạnh mẽ.

Đối với Plato, câu hỏi này không thực sự tồn tại. Mặc dù ý thức sâu sắc của ông đã dẫn ông đến phát biểu sinh động vị thế của Thrasymachus, ông hầu như không biết đến sức mạnh của nó, và đã tự cho phép mình không công bằng hiển nhiên trong tranh luận chống lại nó. Plato đã tin chắc rằng có “sự Tốt”, và rằng bản chất của nó có thể được xác định chắc chắn, khi mọi người không đồng ý về nó, ít nhất, là có một người phạm một lỗi lầm về trí tuệ, cũng đúng chỉ như sự bất đồng đã là một bất đồng khoa học về vấn đề một số của thực tại.

Sự khác biệt giữa Plato và Thrasymachus là rất quan trọng, nhưng đối với người viết sử triết học, nó là một điều chỉ được lưu ý, không phải được quyết định. Plato nghĩ rằng ông có thể chứng minh rằng Cộng hòa lý tưởng của ông là tốt, một người dân chủ nào chấp nhận sự khách quan về đạo đức có thể nghĩ rằng ông có thể chứng minh Cộng hòa là xấu: nhưng bất kỳ một ai trong những người đồng ý với Thrasymachus sẽ nói: “Không có câu hỏi về chứng minh hay bác bỏ; câu hỏi duy nhất là liệu bạn có thích loại hình nhà nước mà Plato mong muốn hay không. Nếu bạn thích thế, nó là tốt cho bạn, nếu bạn không thích, nó là xấu cho bạn Nếu nhiều người thích và nhiều người không thích, quyết định không thể được thực hiện bằng lý trí, nhưng chỉ bằng vũ lực, trong thực tế hoặc được ngầm che dấu . “Đây là một trong những vấn đề trong triết học mà vẫn còn mở ra bỏ ngỏ; mỗi bên có những người có tư cách đáng tôn trọng. Nhưng đã trong một thời gian rất dài, những ý kiến do Plato chủ trương tán thành đã vẫn được giữ gần như không thể tranh cãi.

Xa hơn, nên được quan sát là quan điểm vốn nó đem sự đồng thuận của dư luận vào thay thế chỗ cho một tiêu chuẩn khách quan, đã có những hậu quả chắc chắn nào đó sẽ được rất ít người chấp nhận. Chúng ta sẽ nói gì về những nhà sáng tạo khoa học như Galileo, người đã tán thành một ý kiến mà ít ai đồng ý, nhưng cuối cùng đã dành được sự ủng hộ của gần như tất cả mọi người? Họ đã không làm như vậy bằng phương tiện của những luận chứng, không kêu gọi về tình cảm, hay bằng tuyên truyền của nhà nước, hoặc bằng sử dụng vũ lực. Điều này có nghĩa có một tiêu chuẩn khác hơn là ý kiến tổng quát chung. Trong những vấn đề đạo đức, có cái gì đó tương tự như trong trường hợp của những bậc thày của những tôn giáo lớn. Christ đã dạy rằng nó không phải là sai nếu nhổ bắp trong ngày lễ Sabbath, nhưng mà nó là sai nếu ghét kẻ thù của bạn. Những cải tiến về đạo đức loại như thế rõ ràng là bao hàm một số tiêu chuẩn khác hơn là ý kiến đa số, nhưng tiêu chuẩn, bất cứ nó là gì đi nữa, không phải là thực tế khách quan, như trong một câu hỏi khoa học. Đây là một vấn đề khó khăn nhất, và tôi không xưng là có thể giải quyết được nó. Đối với giờ đây, chúng ta cùng hãy là hài lòng ghi chú lưu ý nó.

Cộng hòa của Plato, không giống như những cõi không tưởng Utopias của thời hiện đại, có lẽ là đã được dự định để thành lập thực sự. Điều này đã không là hết sức lập dị, hay là không thể nào có thể được, đến như mức chúng ta có thể là tự nhiên xem ra thế. Nhiều những trang bị cho nó, bao gồm một số mà chúng ta đã nên có suy nghĩ là khá hẳn không thể có trong thực tại, đã thực sự được thực hiện ở Sparta. Sự cai trị của những triết gia đã được những môn đồ của Pythagoras toan thử, và trong thời của Plato, khi Plato viếng thăm Sicily, và miền nam Italy, một người theo Pythagore là Archytas đã có ảnh hưởng chính trị ở thành Taras (nay là Taranto, nam Italy). Đã là một sự kiện phổ biến cho những thành phố để dùng một nhà hiền triết thiết kế pháp luật cho họ; Solon đã làm điều này cho thành Athens, và Protagoras cho thành Thurii. Những thuộc địa, trong những ngày đó, đã hoàn toàn tự do, không bị những thành phố mẹ của chúng kiểm soát, và nó đã khá khả thi cho một nhóm những Platonists thiết lập nước Cộng hoà trên bờ biển của Spain, hoặc của Gaul. Cơ hội không may dẫn Plato đến Syracuse, một thành phố thương mại lớn, đã chìm sâu vào cuộc chiến tranh tuyệt vọng với Carthage, trong một bầu không khí như vậy, không một triết gia nào có thể đã thành tựu được nhiều. Trong thế hệ kế tiếp, sự trỗi dậy của Macedonia đã làm cho tất cả những nhà nước nhỏ thành cổ xưa, không hợp thời, và đã mang lại sự vô ích cho tất cả những thí nghiệm chính trị trong tầm vóc thu nhỏ.



Chương 15. Lý thuyết về những Ý tưởng

Ở giữa tập Cộng hoà, từ phần sau của quyển V đến cuối quyển VII, chiếm chủ yếu với những câu hỏi triết học thuần túy, hiểu như đối nghịch với chính trị. Những câu hỏi này được giới thiệu bởi một tuyên bố hơi đột ngột:


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jun/2010)
(còn tiếp...)

http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com



[1] “Tất cả triết học phươngTây gồm trong những phụ chú về Plato” Alfred North Whitehead.
Hiểu như Plato đã nêu ra hầu hết những vấn đề thành nội dung trong triết học phương Tây, những người đến sau, suy nghĩ về những vấn đề đó, tham khảo những ý kiến có từ những người đi trước, trong đó có Plato, rồi đưa ra ý kiến của mình, giống như thêm một phụ chú bên lề của những trang sách Plato. Vậy ảnh hưởng của Plato, ít nhất có hai: vấn đề ông nêu ra, và cách ông đặt vấn đề đó với những phạm trù của nó, theo như ông nhìn, đã ảnh hưởng đến những người đi sau.
[2] Utopia – chữ của Thomas More, là nhan đề một quyển sách của ông (Utopia, xb.1516), mô tả một hòn đảo tưởng tượng, trên đó có một xã hội tuyệt đẹp, toàn hảo – theo như quan niệm thời của ông tại nước Anh – đó là đất đai quản lý theo công xã, không có tư hữu, nam nữ được giáo dục như nhau, hoàn toàn tự do tôn giáo (tuy vẫn không chấp nhận vô thần). Đó là hình cảnh “lý tưởng” xã hội nhân quần an thuận, nhà nhà cửa không khóa.
Thường dịch là “không tưởng” (空想), hoặc xã hội không tưởng, hay chủ nghĩa về một xã hội như thế – là chủ nghĩa không tưởng, hay chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Nghĩa đen của Utopia là “chỗ không có” (“no place”), ghép hai từ Greek “ou” = không + “topos” = một nơi chốn, một chỗ. Nhưng cũng có thể “eu” = tốt + “topos” = nơi chỗ, nên còn có nghĩa là một chốn tốt đẹp (good place), và đó là nội dung quyển sách. Vừa là không tưởng, vừa là lý tưởng, nhưng nghĩa thứ nhất phổ thông hơn, nên tôi theo đó tạm dịch là “Cõi-Không-tưởng”, nếu không thì dùng thẳng từ gốc Utopia. Tử “cõi” cho ý xa vời, ngoài trần gian.này.
Russell sẽ dành trọn chương 14 kế tiếp – để bàn về xã hội không tưởng “Utopia” của Plato.
[3] Cosmogony

[4] Plato là con út của Ariston và Perictione, (“Plato” không phải là tên thật, có lẽ tên họ thật là “Aristocles”, “Plato” là tên do một thày dạy đô vật đặt cho, nghĩa là “rộng” – hoặc chỉ vai ông, hoặc chỉ trán ông) – cả cha lẫn mẹ đều xuất thân từ những gia đình giàu có nổi tiếng từng sống ở thành Athens nhiều thế hệ. Khi Plato còn nhỏ, cha mất, mẹ tái giá, người chồng kế là Pyrilampes. Chính yếu Plato được nuôi dạy lớn từ trong gia đình Pyrilampes. Aristotle ghi lại rằng khi Plato còn trẻ, đã theo học với Cratylus, vị này đã là một học trò của Heracleitus. Chắc chắn Plato thành thân thiết với Socrates khi ông còn trẻ, vì cậu (em của mẹ) của Plato, là Charmides đã là bạn thân của Socrates.
Khi cuộc chiến nổi tiếng Peloponnesian giữa Athens và Sparta xảy ra trong các năm giữa 431 TCN -404 TCN, Plato ở trong quân ngũ, khoảng 409-404 TCN, nhưng ông muốn có sự nghiệp chính trị hơn là binh bị. Khi chiến tranh chấm dứt, ông nhập nhóm Ba Mươi nhà Độc tài ở Athens năm 404 TCN, một người trong nhóm là Charmides, nhưng thấy họ quá bạo động, Plato rời bỏ ngay.
Sau khi Socrates bị xử chết, Plato rời Athens đi chu du các xứ Egypt, Sicily và Italy.
Khoảng năm 387 TCN, Plato trở về Athens và lập trường dạy học mang tên “Academy” của ông tại Athens, Có tên gọi như thế vì nó nằm trên đất đã thuộc về một người tên là Academos. Trường học là một học viện dành cho việc nghiên cứu và giảng dạy triết học và khoa học, và Plato chủ trì nó từ 387 TCN, cho đến khi ông mất năm 347 TCN.
Lý do ông thành lập Academy được kết nối với các phiêu lưu trước đó của ông vào chính trị. Ông đã thất vọng cay đắng với các tiêu chuẩn xem thấy nơi những người trong các cơ quan công cộng và ông hy vọng đào tạo những người trẻ, những người sẽ trở thành các chính khách tương lai. Tin rằng dạy cho họ những giá trị mà Plato tin tưởng, Plato nghĩ rằng những người này sẽ có thể cải thiện sự lãnh đạo chính trị trong các thành phố Hylạp.
Academy của Plato phát triển mạnh cho đến tận năm 529, khi nó bị hoàng đế theo đạo Kitô là Justinian đóng cửa, ông này tuyên bố nó là một cơ sở ngoại giáo.
Academy tồn tại trong 900 năm, nó là trường đại học lâu đời nhất được biết đến, và nó cũng nổi tiếng nhất trong lịch sử. Ngày nay, khắp thế giới từ “Academy” thường đồng nghĩa với một học viện nghiên cứu và giảng dạy ở trình độ chuyên môn cao cấp.

[5] “commonwealth”: một hình thức quản trị quốc gia, nhấn mạnh vào sự đồng thuận của toàn thể dân chúng. Thí dụ nước Australia vẫn còn được gọi là Commonwealth of Australia.
[6] Totalitarianism – như Sparta: một chính phủ chuyên chế – trung ương tập quyền, trong đó chỉ có một nhóm người hay đảng duy nhất, không đối lập, nắm trọn quyền về chính trị, kinh tế, xã hôi, và văn hoá giáo dục. Khuynh hướng tư tưởng chính trị của Plato là phản dân chủ và thiên về độc tài với chính thể tập đoàn trị, chuyên chế.
Nước Đức, thời Nazis, nước Ý thời Mussolini, Nước Nga, trong thời Stalin là những điển hình của lịch sử hiện đại.
[7] Thường gọi là the Allegory of the Cave – ở đây Russell gọi là “the Simile of the cave”. – Cũng có nhiều nơi gọi là ngụ ngôn, hay ẩn dụ hang động. Xem thêm, bản dịch Việt ngữ của tôi “Dụ Ngôn cái Hang” trên blog này.
[8] “the Good” – chỉ cái tốt đẹp lý tưởng và tối thượng về đạo đức – tạm dịch Tốt-Lành (Thiện Hảo).
[9] Authoritarianism: chủ nghĩa độc đoán (chính trị) – Thể hiện thành một chính quyền trong đó những nhà cầm quyền đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối của dân chúng. (Nếu có đảng là độc đảng, không đối lập). Nhưng có thể có độc đoán trong một số lĩnh vực trong khi được tự do hơn ở những lĩnh vực khác.
Một số nhà chính trị học người Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh phân biệt giữa hai dạng chính phủ “độc đoán” và “chuyên chế” (‘authoritarian’ and ‘totalitarian’). Theo họ, “độc đoán” có hai lợi thế hơn “chuyên chế”: lĩnh tụ, những người cầm quyền không giữ hcuwcs vị lâu dài và, mặc dù những đối thủ chính trị có thể bị đàn áp tàn nhẫn như ở bất kỳ chế độ nào đã biết đến trong lịch sử, nhưng vẫn chừa lại một số lĩnh vực lớn hơn cho cuộc sống cá nhân, riêng tư. Như vậy, khi chưa có điều kiện được chín mùi cho dân chủ, “authoritarianism” có lợi thế tương đối hơn.
Tổng quát, Totalitarianism là một dạng cực đoan của Authoritarianism
[10] Mặc dù Plato không có phát kiến nào về toán học, ông tin toán học cung cấp huấn luyện tốt đẹp nhất cho trí tuệ và đóng vai hết sức quan trọng trong sự phát triển trí não. Trên cửa Academy đã ghi:
Hãy đừng để một-ai không rành rẽ hình học vào chốn đây.
[11] Ông sang thành Syracuse năm 367 TCN, sau khi người cai trị thành này là Dionysius I chết. Dion, em rể của Dionysius I, đã thuyết phục Plato đến Syracuse để dạy kèm Dionysius II, con người vừa chết và là người kế vị. Chương trình là sẽ huấn luyện Dionysius II về khoa học và triết học, chương rình này sau không thành vì Dionysius II và Dion bất hoà.
[12] Khi ở Italy, Plato học biết những công trình của Pythagoras, và trở nên trân trọng giá trị của toán học. Ông đi đến quan niệm – thực tại mà tư tưởng khoa học đi tìm phải được diễn tả bằng ngôn từ toán học , vì toán học là thứ suy nghĩ chính xác và rõ ràng nhất mà chúng ta có thể có khả năng được
Quan niệm này đã ảnh hưởng rất lớn lao và sâu xa trên sự phát triển của khoa học từ trước cho đến nay, và dĩ nhiên cả trong giáo dục nữa.
[13] “oligarchy”: (oligarchia, ‘rule of the few’) – Nếu hiểu không phải ai cũng có thể có kiến thức chuyên môn, khôn ngoan đích thực – dù là toán hay các môn khác – nên chỉ những người có kiến thức như thế mới nắm quyền trong quốc gia được. Những người như thế sẽ là thiểu số, tuyển chọn thành một nhóm, nằm giữaquá đông và quá ít (vì thước đo là kiến thức và khôn ngoan), vậy tư tưởng Plato dẫn đến chính thể trong đó một thiểu số chọn lọc cầm quyền, là “oligarchy”.

[14] Người ta làm điều xấu vì không “thực sự sáng suốt biết” đó là điều xấu. Những chữ trong ngoặc kép tốn rất nhiều giấy mực, theo tôi biết, đến nay vẫn chưa ngã ngũ, có lẽ không bao giờ!
[15] “pope”: “vua chiên” – thường dùng từ dịch theo người Tàu là “giáo hoàng” – vua của một tôn giáo – hiểu là vị đứng đầu tổ chức tôn giáo, nhưng thường viết hoa như một danh từ riêng, và hiểu là vị đứng đầu hệ thống nhà thờ đạo Ki tô có trước tiên ở châu Âu. Ngày nay những tín đồ của đạo Kitô, hãnh diện và khiêm tốn tự gọi mình là những “con chiên”, và ngôi vị pope cũng thường được giới nhà thờ tôn kính gọi là “vị chủ chiên”, vậy “pope” theo tôi, nên dịch là “vua chiên”, là tự nhiên, vừa nôm na, rõ nghĩa mà không phải dùng từ Tàu.
Tương đương, bên các nước theo Phật giáo phương Nam, như Thái Lan, hay Cam Bốt, có danh từ “vua sãi” để gọi vị đứng đầu giáo hội.
[16] papal infallibility: tính không thể sai của vua chiên Catô – trong lý thuyết Catô Rôma, vua chiên, với tư cách là vị thày tối cao và trong một số điều kiện nhất định, khi ông nói “từ ghế ngồi”; với thẩm quyền từ chức vụ (ex cathedra), không có thể có sai lầm, về những nội dung liên quan đến tin tưởng và luân lý. Điều này dựa trên tin tưởng hội Nhà thờ, được giao cho trọng trách rao giảng những gì từ Jesus, sẽ được một trong ba vị gót của đạo Kitô, là Thánh Linh (Holy Spirit) hướng dẫn.
Lý thuyết này vẫn là một chướng ngại lớn cho nỗ lực truyền giáo trên thế giới, và là chủ đề tranh luận trong ngay cả trong giới gót học Catô Rôma.

[17] Một chính đảng – một tập hợp những người có dự định hay đã/đương tham gia chính quyền với những chủ chương chính trị nhất định – đó là nghĩa đơn giản và cơ bản của một chính đảng – và đó là môi trường huấn luyện, sửa soạn cho những nhà làm chính trị. (An established political group organized to promote and support its principles and candidates for public office).
Đây là định nghĩa thông thường trong sinh hoạt chính trị của các quốc gia độc lập lâu đời ở châu Âu.
Trong trường hợp như VietNam, dưới thời bị mất độc lập vì các thế lực phương Tây, một hình thức khác ra đời – “đảng cách mạng”, hình thức này, cần có một định nghĩa khác.
[18] Chỉ rất vắn tắt và rất sâu sắc – Russell cho chúng ta hai định nghĩa về – đảng phái và dân chủ – tại sao có, hình thành ra sao, và yếu tính là gì?
Như những định lý trong toán học hơn là những định nghĩa trong triết học.
Nhưng trước đó Russell đã có một câu hỏi triết học – có cái thứ gọi là “khôn ngoan” hay không? – ít nhất là trong con người? Nó ra sao? Làm sao có?
“lý do tối cùng cho nền dân chủ”: tìm kiếm một tập thể những con người “khôn ngoan” và giao chính quyền cho họ”.
Đó là sự thâm thúy của Russell, ngoài ông, không ai viết lịch sử tư tưởng triết học làm được, vì không ai trong thời hiện đại, vừa là nhà toán học, vừa là triết gia, đứng trên vị trí nhân bản, trên chính trị và tôn giáo, có quan tâm đến những vấn đề nhân sinh, đứng được ngang cùng tầm mức như ông.

[19] Nhan đề của tập sách này là “Politeia” – (Πολιτεία) – (Sự cai trị polis – Polis Governance), đáng lẽ dịch là “Chính Trị”, hay “chính thể” – vì theo các học giả “regime” là từ gần nhất với “politeia”; nhưng vì đã phổ thông trong Anh ngữ là “The Republic”. Dịch như thế không đúng cho lắm, nhưng nay vẫn giữ lại vì lý do lịch sử.
Gốc của từ này là “polis”, cho chúng ta – “polites”: kẻ thuộc về một thành polis, nay dịch là công dân; “politicos”: kẻ hiểu những sự việc của polis, nay dịch là nhà chính trị (stateman); “politika”: những gì liên hệ phải làm với polis, nay dịch là chính trị.
“polis” đã được dich cho gọn là “city-state” – và có lẽ từ đó, đã xuất hiện từ “thành quốc”, tôi dịch là “thành”, khi có thể, nếu cần phân biệt, giữ nguyên từ “polis”. Vì “polis” thực ra có là “thành”, nhưng không thực là “quốc”, theo nghĩa thông thường của các từ này. Như nói ở trên “polis” là một tổ chức chính trị xã hội đặc biệt của cổ Hylạp, là một cộng đồng người, có chung một lối sống, tự cai trị quản lý mình, chiến đấu giữ tự do và bảo vệ hoà bình. Nó cũng là một tổ chức xã hội, kết hợp con người trong tự nhiên, có trong nó tất cả những gì cần thiết cho sự phát triển và thể hiện sức mạnh con người.
Như vậy Republic – Cộng Hòa – đã thành tên gọi tập sách nổi tiếng nhất của triết học phương Tây, nếu không nói là của Plato.

[20] “The Jesuit Reductions” là chính sách thực dân và truyền đạo áp dụng với những thổ dân Nam Mỹ, của những thày chăn chiên dòng Jesuits tại Nam Mỹ châu trong các thế kỉ 17 và 18. Vùng chủ yếu là của giống dân Tupi-Guarani peoples, nay là Paraguay.
Paraguay đã trở thành thử nghiệm lớn nhất của những Jesuits, họ đã lấy cảm hứng từ Utopia của Thomas More. Các Jesuits tự xem mình như là những người sẽ là hoàn thành tiên tri của Thomas More, và để thực hiện công việc này họ lựa chọn những khu rừng sâu hẻo lánh không thể thâm nhập của Tân Thế giới, xem đây là nhà và xưởng việc của họ. Tại Nam Mỹ, họ được nhà vua Spain bảo hộ.
Những Jesuits thiết lập các công xã, trong đó các nông cụ, hạt giống và gia súc, động vật đều tất cả thuộc sở hữu chung.
[21] “States of the Church”: Những nhà nước của hội Nhà thờ: Một nhóm những lĩnh địa nhỏ ở miền trung nước Ý, đã được đặt dưới sự quản trị của những vua chiên Vatican từ 754 đến 1870. Lĩnh địa cuối cùng còn lại hiện nay là Vatican, nơi có trụ sở văn phòng toàn cầu của hội tôn giáo mang tên hội Nhà thờ Catô Lamã (Roman Catholic Church).
[22] Communism – chủ nghĩa công xã thì đúng theo từ nguyên và nội dung hơn, mặc dù ngày nay từ “cộng sản” phổ thông hơn.
[23] CTTG – “Những phụ nữ này sẽ là, nếu không có ngoại lệ, những người vợ chung của những người đàn ông này, và không-ai sẽ có một người vợ của riêng mình”.
[24] CTTG – Xem Henry C. Lea, A History of Sacerdotal Celibacy.
[25] “royal lie” – nổi tiếng của Plato. Còn gọi là “noble lie” (do Benjamin Jowett's dịch từ  “γενναῖον ψεῦδος”, “gennaion pseudos”): nói dối vì mục đích xã hội tốt đẹp, Ở đây là lừa tất cả dân chúng với một ly thuyết giả dối để dễ cai trị, tất cả được biện chính bằng giá hứa hẹn là ổn định xã hội.
[26] Và thực sự, Plato không lớn lên trong khuôn khổ gia đình bình thường, (ngay cả tên “Plato” cũng không phải là tên họ thật), nên xã hội lý tưởng ông vẽ ra, không có chỗ cho gia đình, trong đó tất cả trẻ con là của Nhà Nước, không cha mẹ, anh em ruột thịt, suốt đời sống với đồng đội, trong tập thể.