Wednesday, June 16, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (10)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời

Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle



Chương 11. Socrates


Socrates là một đề tài rất khó khăn đối với nhà viết sử. Có rất nhiều người, những gì liên quan đến người ấy, chắc chắn là biết được rất ít, và có những người khác, những gì liên quan đến người ấy, chắc chắn là biết được rất nhiều, nhưng trong trường hợp Socrates, sự không chắc chắn là về phần – không biết chúng ta biết rất ít, hay là biết rất nhiều về ông. Chắc chắn ông là một công dân Athens thuộc giai tầng xã hội trung bình [1] , một người dành đời mình trong tranh luận, và giảng dạy triết học cho giới trẻ, nhưng không vì tiền, giống như những Sophists. Ông chắc chắn đã bị ra tòa, kết án tử hình, và chịu xử chết, năm 399 TCN, lúc ấy, ông khoảng bảy mươi tuổi. Chắc chắn ông là một nhân vật nổi tiếng ở Athens, bởi vì Aristophanes đã vẽ hý họa ông trong The Clouds. Tuy nhiên, vượt quá điểm này, chúng ta trở thành vướng vào tranh cãi. Hai học trò của ông, Xenophon và Plato, đã viết rất dồi dào về ông, nhưng họ nói những điều rất khác nhau. Ngay cả khi họ đồng ý, Burnet đã gợi ý đó là vì Xenophon chép lại của Plato. Chỗ nào họ không đồng ý, một số tin người này, một số tin người kia, một số không tin người nào cả. Trong một bàn cãi nguy hiểm loại như vậy, tôi sẽ không dám phiêu lưu đứng về bên nào, nhưng tôi sẽ bắt đầu vắn tắt về những quan điểm khác nhau.

Chúng ta hãy cùng bắt đầu với Xenophon, một người trong giới quân sự, đầu óc không được phú riêng rộng rãi cho lắm, và trong cái nhìn toàn diện, vốn theo tập quán thông thường. Xenophon đau khổ vì Socrates đã phải bị buộc tội vô đạo, không kính tín, và làm hư hỏng giới trẻ; Nhưng trái lại, ông dám chắc rằng Socrates sùng đạo rất cao độ, và hoàn toàn có một tác động triệt để lành mạnh trên những người đến dưới ảnh hưởng của ông. Những ý tưởng của ông, cứ như chúng xuất hiện, còn xa mới gọi là đập phá lật đổ, nhưng chán ngắt và khuôn sáo cũ rích. Sự bào chữa này đi quá xa, vì nó để lại sự ác cảm với Socrates không được giải thích. Nói như Burnet (Thales đến Plato, trang 149): “Xenophon bênh vực Socrates quá thành công. Ông hẳn đã không bao giờ bị xử tội chết, nếu ông đã là giống như thế”.

Đã có một xu hướng nghĩ rằng tất cả những-gì Xenophon nói phải đúng sự thật, bởi vì ông đã không giảo trí lắm để nghĩ được về bất cứ điều gì không-thật. Đây là một mệnh đề rất bất hợp lệ của luận chứng. Một người ngu xuẩn thuật lại những gì một người thông minh nói, không bao giờ chính xác, bởi vì anh ta đã chuyển dịch một cách vô thức những gì anh ta nghe vào một cái gì đó mà anh ta có thể hiểu được. Tôi thà được kẻ thù cay đắng của tôi trong số những triết gia thuật kể, hơn là bởi một người bạn chẳng biết gì về triết học. Do đó chúng ta không thể chấp nhận những gì Xenophon nói, nếu như hoặc nó liên quan đến bất kỳ điểm khó khăn nào trong triết học, hoặc nó là phần của một luận chứng để chứng minh rằng Socrates đã bị lên án bất công.

Dù sao đi nữa, một vài những hồi tưởng của Xenophon rất thuyết phục đáng tin. Ông kể (cũng như Plato vậy), Socrates đã liên tục bận rộn như thế nào với vấn đề có được những người khả năng vào những chức vụ quyền lực. Ông sẽ đặt những câu hỏi loại như: “Nếu tôi muốn vá một chiếc giày, tôi nên dùng người nào?”. Một vài người trẻ ngay thực sẽ trả lời câu đó: “Một anh thợ đóng giày, Ô Socrates”. Ông sẽ tiếp tục với những thợ mộc, những thợ đúc đồng, vv…, và cuối cùng hỏi một số câu hỏi loại như “ai nên sửa chữa chỉnh đốn Con tàu Quốc gia?” Khi ông rơi vào xung đột với nhóm lãnh đạo Ba mươi Bạo chúa, Critias, thủ lĩnh của họ, ông này biết những lối của Socrates vì đã từng học với Socrates, đã cấm ông không được tiếp tục dạy những người trẻ nữa, và đã thêm: “Ông tốt hơn là nên chấm dứt với (chuyện) những thợ đóng giày, những thợ mộc, những thợ đúc đồng của ông, họ phải hết sức là có cơ hội may mắn phen này lỉnh cho nhanh chân, cứ kể những lòng vòng ông đã đẩy họ!”. (Xenophon, Memorabilia, Quyển I, Ch. II). Điều này đã xảy ra trong thời gian ngắn ngủi với chính phủ tập-đoàn-trị, do những người Sparta đã thiết lập sau khi cuộc Chiến tranh Peloponnesian kết thúc. Tuy nhiên, Athens đã là dân chủ trong hầu hết mọi thời, dân chủ nhiều đến nỗi ngay cả những tướng lĩnh quân đội cũng được chọn bằng bầu cử, hay rút thăm. Có lần gặp một người trẻ tuổi muốn trở thành một vị tướng, Socrates đã thuyết phục người này rằng sẽ là điều tốt nếu như biết được ít nhiều về nghệ thuật chiến tranh. Theo đó, người trẻ tuổi này đã ra đi và theo học một khóa ngắn về chiến thuật. Khi quay về gặp Socrates, sau một vài lời khen ngợi trào phúng, ông lại gửi anh ta trở lại để tiếp tục học hỏi thêm (ibid. Quyển III, Ch. I). Một người trẻ tuổi khác, ông đã đặt định cho theo học những nguyên tắc tài chính. Ông đã cố gắng xếp đặt cùng loại như thế với nhiều người, trong đó có cả một bộ trưởng chiến tranh; nhưng đã được quyết định rằng cái cách dùng chất độc từ cỏ hemlock [2] để làm ông tắt tiếng thì dễ dàng hơn là chữa trị những tà ác vốn chúng làm ông đã bị lên án.

Với biên bản của Plato về Socrates, khó khăn là một loại khác biệt hoàn toàn với trong trường hợp của Xenophon, cụ thể là, rằng rất khó để phân định Plato có ý miêu tả Socrates-lịch-sử xa cho đến đâu, và ông chủ tâm dùng con người được gọi là “Socrates” trong những đàm thoại của ông chỉ làm không gì hơn là cái loa cho những ý kiến của riêng ông xa cho đến đâu. Plato, bên cạnh sự kiện là một triết gia, còn là một nhà văn giàu trí tưởng tượng, có thiên tài và sức mê hoặc lớn lao. Không một ai giả định, và tự chính ông cũng không nghiêm túc làm ra vẻ rằng những đàm thoại trong những đàm thoại của ông đã diễn ra như ông ghi chép chúng. Tuy nhiên, với bất kỳ tỷ lệ nào trong những đàm thoại có sớm hơn, cuộc đàm thoại là hoàn toàn tự nhiên và những nhân vật khá đáng tin thuyết phục. Chính sự xuất sắc của Plato như một nhà viết tiểu thuyết đã ném lên nghi ngờ về ông như là một nhà viết sử. Socrates của ông là một nhân vật trước sau như một và đáng chú ý lạ thường, vượt quá mức khả năng của hầu hết con người để tạo dựng được, nhưng tôi nghĩ Plato đã có thể đã tạo dựng ra ông ta. Không biết liệu ông đã có làm như thế hay không, dĩ nhiên lại là một câu hỏi khác.

Đàm thoại mà thường được hầu hết đã xem như lịch sử có thật là Apology [3] . Bản văn này tuyên bố là bài phát biểu vốn Socrates đã làm biện hộ cho chính mình tại phiên tòa xử ông, dĩ nhiên không phải là bản báo cáo ghi tốc ký, nhưng là những gì đã còn lại trong ký ức của Plato một vài năm sau khi biến cố xảy ra, đã đặt chung vào, và trau chuốt công phu bằng nghệ thuật văn chương. Plato đã có mặt tại phiên toà, và chắc chắn xem ra khá rõ ràng rằng những gì được viết xuống là điều thuộc loại Plato đã ghi nhớ như Socrates đã nói, và đó là ý định, nói một cách rộng rãi, ghi chép lịch sử. Điều này, với tất cả những giới hạn của nó, là đủ để cung cấp một bức tranh khá rõ ràng về nhân vật Socrates.

Những sự kiện chính của phiên tòa xử Socrates không có gì mở ra để nghi ngờ. Truy tố đã dựa trên sự buộc tội cho rằng, “Socrates là một kẻ làm tà ác, và là một người kỳ dị khác thường, tìm kiếm trong những điều sâu dưới đất và cao trên trời, và làm cho cái tồi tệ hơn xuất hiện ra như lý lẽ tốt hơn, và giảng dạy tất cả điều này cho những người khác”. Nền tảng thực sự của ác cảm thù địch đối với ông, đã là gần như chắc chắn, ông bị xem như thông đồng với phái quí tộc; hầu hết những học sinh của ông thuộc về phe này, và một số, ở những chức vị có quyền lực, đã tự chứng tỏ họ rất độc hại. Nhưng nền tảng này đã không thể được dùng làm bằng chứng, vì luật ân xá. Ông đã bị kết phạm tội bởi một đa số, và theo như pháp luật lúc ấy của Athens, đã mở cho ông để được đề nghị một vài hình phạt nhẹ hơn cái chết. Những người xử án đã phải lựa chọn, nếu như họ đã tìm thấy bị cáo là phạm tội, giữa hình phạt của bên công tố đòi hỏi và của bên biện hộ đề nghị. Như thế, đã là vì quyền lợi của Socrates để đề nghị một hình phạt đáng kể, mà tòa án có thể chấp nhận là thích đáng. Tuy nhiên, ông đề nghị một phạt vạ bằng ba mươi đồng tiền mina, mà một số bạn của ông (bao gồm cả Plato) đã sẵn sàng đứng bảo đảm. Điều này đã là một hình phạt rất nhỏ đến nỗi tòa án đã khó chịu, và đã lên án ông với tội tử hình bằng một đa số lớn hơn với so với lúc đã thấy ông phạm tội. Không hồ nghi gì rằng ông đã thấy trước kết quả này. Rõ ràng là ông đã không có ước muốn tránh án tử hình bằng những nhượng bộ mà có thể được xem như thừa nhận tội lỗi về mình.

Những người khởi tố là Anytus, một chính trị gia dân chủ; Meletus, một nhà thơ bi kịch, “trẻ trung và chưa có tên tuổi, với mái tóc gầy ốm, và râu quai nón lưa thưa, và một cái mũi khoằm”; và Lykon, một nhà tu từ học không ai biết đến. (Xem Burnet, từ Thales đến Plato, p. 180.) Họ duy trì rằng Socrates đã phạm tội không tôn thờ những vị thần linh [4] nhà nước đã tôn thờ, nhưng lại giới thiệu những thần linh mới khác, và hơn nữa ông đã có tội làm hư giới trẻ bằng dạy cho họ như đã kể.

Để tránh cho chúng ta khỏi tự rắc rối thêm với những câu hỏi không có giải đáp về quan hệ giữa Socrates-theo-như-Plato với con người thực sự, chúng ta hãy cùng xem Plato đã khiến ông nói gì để trả lời sự lên án này.

Socrates bắt đầu bằng buộc tội những người khởi tố của ông là hùng biện, và phủ nhận lời buộc tội hùng biện như áp dụng vào chính ông. Hùng biện duy nhất mà ông có khả năng, ông nói, là của sự thật. Và họ không phải không tức giận với ông, nếu như ông nói theo cách đã quen thuộc của ông, không trong “một bài diễn văn xếp đặt, trang trí hoa mỹ với những từ và những câu”[5]. Ông đã trên bảy mươi, và cho đến bây giờ, đã chưa bao giờ xuất hiện trong một tòa án, như thế họ phải tha thứ lối nói không thuật-ngữ-toà-án của ông.

Ông nói tiếp rằng, thêm vào ngoài những người chính thức buộc tội ông, ông có một tập đoàn rộng lớn những người không chính thức buộc tội ông, những người này, kể từ khi những những người xử án đã còn là trẻ em, đã đi đó đây “kể rằng có một Socrates, một người khôn ngoan, người đã suy đoán về trời ở trên, và đã tìm kiếm vào trong quả đất bên dưới, và làm cho tồi tệ hơn xuất hiện thành căn nguyên tốt hơn”. Người loại như vậy, ông nói, đã giả định là không tin vào sự hiện hữu của những vị thần linh. Điều cáo buộc cũ này của dư luận công cộng là nguy hiểm còn hơn cáo trạng chính thức, đã vậy lại càng nhiều hơn, vì ông không biết ai là những người mà từ đó nó phát ra, ngoại trừ trong trường hợp của Aristophanes [6]. Ông chỉ ra, trong khi đáp lại với những cơ sở cũ hơn này của sự sự thù địch, rằng ông không phải là một người của khoa học – “Tôi không có gì với những suy đoán vật lý” – rằng ông không phải là một thày giáo, và không lấy tiền giảng dạy. Ông tiếp tục chế diễu những nhà Sophists, và chối ông không có những kiến thức mà họ tự nhận đã có. Rồi nếu thế, cái gì là “lý do tại sao tôi được gọi là khôn ngoan và có tiếng tăm tà ác như vậy?”

Tiên tri ở đền Delphi, xem ra là, có một lần đã được hỏi, nếu thử có bất kỳ người nào khôn ngoan hơn Socrates hay không, và đã trả lời rằng không. Socrates thú nhận đã hoàn toàn bối rối, bởi vì ông không biết gì cả, và ấy thế nhưng thần linh không thể nói dối. Vì thế, ông đã đi đây đi đó, khắp nơi giữa những người nổi tiếng khôn ngoan, để xem liệu ông có thể tuyên bố thần linh sai lầm. Đầu tiên, ông đã đi đến một chính trị gia, người “đã được nhiều người nghĩ là khôn ngoan, và vẫn còn sáng suốt hơn chính ông”. Chẳng mấy chốc, ông thấy rằng người này đã không được khôn ngoan, và giải thích điều này với ông ta, tử tế nhưng đoan quyết, “và hậu quả đã là ông ta ghét tôi”. Ông sau đó đã đi đến nhà thơ, và yêu cầu họ giải thích những đoạn trong những gì họ viết, nhưng họ đã không có khả năng làm như vậy. “Sau đó, tôi biết rằng không phải bằng sự khôn ngoan nhà thơ làm thơ, nhưng bởi một thứ thiên tài và cảm hứng”. Sau đó, ông đã đi đến những thợ thủ công, nhưng đã tìm thấy họ cũng đều thất vọng ngang nhau. Trong quá trình này, ông nói, ông đã tạo nhiều kẻ thù nguy hiểm. Cuối cùng ông kết luận rằng “chỉ mình Thần linh là khôn ngoan, và bằng câu trả lời của vị này, có ý định cho thấy rằng sự khôn ngoan của con người đáng giá nhỏ nhoi, hoặc không đáng giá gì cả, vị này không nói về Socrates, chỉ sử dụng tên của tôi, làm lối minh hoạ, dưởng nếu như ông đã nói, Ông ta, Ôi những con người, là khôn ngoan nhất, (còn) kẻ nào, như Socrates, biết rằng sự khôn ngoan của ông trong sự thực là chẳng đáng gì cả”. Công việc này, đưa ra những người giả đò là khôn ngoan, đã chiếm hết thời gian của ông, và đã để lại ông trong hoàn toàn nghèo túng, nhưng ông cảm thấy đó là một nhiệm vụ làm sáng tỏ lời tiên tri.

Những người trẻ tuổi thuộc những tầng lớp giàu có hơn, ông nói, không có nhiều việc phải làm, thích thú nghe ông vạch trần mọi người, và tiến tới làm cũng giống như vậy, như thế lại tăng số lượng kẻ thù của ông. “Vì họ không thích thú nhận rằng sự giả cách của họ về kiến thức đã bị phát hiện”.

Quá nhiều, cho những người buộc tội lớp đầu.

Socrates bây giờ tiến đến đối chất với Meletus, người khởi tố của ông, “con người tốt và thực sự yêu đất nước của mình đó, như ông ta tự gọi mình”. Ông hỏi ai là người cải tiến được những người trẻ tuổi. Meletus, đầu tiên đề cập đến những quan toà, sau đó, dưới áp lực, đã bị lái bẻ đi, dần từng bước một, để nói rằng tất cả mỗi người Athens, cải tiến giới trẻ, chỉ trừ Socrates; đến chỗ ấy, Socrates chúc mừng thành phố về sự tốt số của nó. Tiếp theo, ông chỉ ra rằng sống giữa những người tốt, là tốt hơn giữa những người xấu, và do đó ông không thể ngu ngốc như vậy để làm hư hỏng công dân đồng bào của mình, một cách chủ định, nhưng nếu như không chủ định, vậy thì Meletus nên chỉ bảo cho ông, chứ không truy tố ông.

Bản cáo trạng đã nói rằng Socrates không những chỉ phủ nhận những vị thần linh của Nhà nước, nhưng đã đem vào giới thiệu những thần linh khác của chính mình; Meletus, tuy nhiên, nói rằng Socrates là một người vô thần hoàn toàn, và thêm: “Ông nói rằng mặt trời là đá tảng và mặt trăng (cũng là thứ) quả đất”. Socrates trả lời rằng Meletus xem dường như nghĩ rằng ông ta đương truy tố Anaxagoras, những quan điểm của tác giả này chỉ tốn một drachma [7] có thể nghe được trong rạp hát (có lẽ trong những vở kịch của Euripides). Dĩ nhiên, Socrates vạch ra rằng lời cáo buộc mới về sự vô thần hoàn toàn này là mâu thuẫn với bản cáo trạng, sau đó tiếp tục đến những quan tâm tổng quát hơn.

Phần còn lại của Apology cơ bản có giọng điệu tôn giáo. Ông đã là một người lính, và đã ở lại vị trí chiến đấu của mình, khi ông đã có lệnh phải làm thế. Giờ đây, “Thần linh ra lệnh cho tôi để hoàn thành nhiệm vụ của triết gia, tìm kiếm trong bản thân tôi và trong những người khác”, và nó sẽ là cũng đáng xấu hổ rời bỏ vị trí của ông bây giờ như rời bỏ trong thời chiến đấu. Sợ chết không phải là khôn ngoan, vì không có ai biết liệu cái chết có thể không phải là điều tốt lớn lao hơn. Nếu như ông được tặng lại đời sống của ông, trên điều kiện ngừng luận đoán như ông đã làm từ trước đến nay, ông sẽ trả lời: “Những người Athens, tôi vinh hạnh và yêu quí vị, nhưng tôi sẽ tuân theo Thần linh hơn là theo quí vị [8], và trong khi tôi có đời sống và sức lực, tôi sẽ không bao giờ rời khỏi sự thực hành và giảng dạy triết học, khi thúc đẩy bất kỳ một ai tôi gặp.... Vì biết rằng đây là lệnh của Thần linh; và tôi tin rằng không điều tốt lớn hơn nào đã từng xảy ra trong quốc gia, so với sự phục vụ của tôi với Thần linh”. Ông tiếp tục:

Tôi có một một vài điều thêm nữa để nói, mà đến đó quí vị có thể có thể có khuynh hướng kêu to lên, nhưng tôi tin rằng nghe tôi, sẽ tốt cho quí vị, và do đó tôi khẩn cầu rằng quí vị sẽ đừng kêu to lên. Tôi mong cho quí vị biết, rằng nếu quí vị giết một một như tôi, quí vị sẽ làm tổn thương chính quí vị nhiều hơn quí vị sẽ làm tổn thương tôi. Không-gì sẽ làm tổn thương tôi, không Meletus mà cũng chẳng Anytus – họ không thể, bởi vì một người xấu thì không được cho phép làm tổn thương một người tốt hơn so với chính anh ta. Tôi không phủ nhận rằng có lẽ Anytus có thể giết người ấy, hoặc đuổi người ấy sống lưu vong, hoặc tước mất những quyền công dân của người ấy, và anh ta có thể tưởng tượng, và những người khác có thể tưởng tượng, rằng anh ta đương giáng một thương tổn rất lớn cho người ấy: nhưng tôi không đồng ý. Bởi vì hành động tà ác mà anh ta đương làm – tà ác khi tước đoạt mất sự sống của người khác một cách bất công – là to lớn hơn nhiều.

Đó là vì lợi ích của những người xử án của ông, ông nói, không phải vì lợi ích riêng của ông, rằng ông đương bào chữa. Ông là một kẻ gây khó chịu (cái gai trước mắt) [9], của Thần linh đã cho cho Nhà nước, và sẽ không là dễ dàng tìm thấy một người khác như ông. “Tôi dám nói rằng quí vị có thể cảm thấy nổi nóng (như một người đột nhiên đánh thức khỏi giấc ngủ), và quí vị nghĩ rằng quí vị có thể dễ dàng giáng cho tôi chết như lời Anytus khuyên, và sau đó quí vị sẽ ngủ tiếp trọn phần đời còn lại của quí vị, trừ khi Thần linh, trong sự quan tâm với quí vị, gửi cho quí vị một cái gai trước mắt gây khó chịu khác”.

Tại sao ông chỉ đã đi vào trong chuyện riêng tư, và không đưa ra lời khuyên về những vấn đề công cộng? “Quí vị đã nghe tôi nói trong nhiều lần tạp nhạp, và nhiều chỗ khác biệt về một tiên tri hay một dấu hiệu vốn nó xảy đến với tôi, và đó sự linh thiêng mà Meletus chế nhạo trong bản cáo trạng này. Dấu hiệu này, nó là một thứ tiếng nói, trước tiên bắt đầu đến với tôi khi tôi là một đứa trẻ, nó luôn luôn cấm cản, nhưng không bao giờ ra lệnh tôi làm bất cứ điều gì mà tôi sẽ làm. Đây là điều ngăn trở tôi khỏi việc thành là một chính trị gia”. Ông đi tiếp để nói rằng trong chính trị, không có người trung thực nào có thể sống lâu dài. Ông cho ra hai trường hợp, trong đó ông đã không thể tránh được khỏi dính trộn với những vấn đề công cộng: trong trường hợp đầu tiên, ông chống lại nền dân chủ, trong trường hợp thứ hai, với Ba mươi Bạo chúa, trong từng trường hợp khi những nhà chức trách đã hành động bất hợp pháp.

Ông chỉ ra rằng trong số những người có mặt, có nhiều học trò cũ của ông, và cha và anh em của những học trò cũ; không một ai trong số này đã được đưa ra để làm chứng cho sự truy tố rằng ông làm hư hỏng giới trẻ. (Điều này gần như là luận chứng duy nhất trong Apology mà một luật sư biện hộ sẽ đồng ý thừa nhận) Ông từ chối theo lối phong tục đưa các con ra khóc lóc trước tòa, để làm mềm trái tim của những người xử án, những cảnh như vậy, ông nói, làm cho bị cáo và thành phố lố bịch giống nhau. Công việc của ông đó là thuyết phục những người xử án, không phải để xin họ một đặc ân.

Sau khi tòa tuyên án, và hình án thay thế phạt vạ ba mươi đồng minae bị bác bỏ (chấp nối với điều này, Socrates đã kể tên Plato là một trong số những người bảo đảm cho mình, và hiện có mặt tại tòa án), ông nói một phát biểu cuối cùng.

Và bây giờ, ôi những người đã kết án tôi, tôi sẽ đành phải nói lời tiên tri với quí vị; vì tôi sắp sửa chết, và trong giờ phút của cái chết, con người được thiên khiếu với năng lực tiên tri. Và tôi tiên tri cho quí vị, những kẻ sát nhân của tôi, là ngay lập tức sau khi tôi ra đi, hình phạt nặng hơn hơn nhiều những gì quí vị đã gây ra với tôi, chắc chắn sẽ dành cho quí vị. . . . Nếu quí vị nghĩ rằng bằng giết chết người, quí vị có thể ngăn một vài những ai khỏi sự khiển trách những cuộc đời tà ác của quí vị, quí vị đã nhầm lẫn; đó không phải là một cách để trốn thoát mà nó là hoặc có được hoặc danh dự; cách dễ nhất và cao thượng nhất là đừng có làm bất lực những người khác, nhưng là tự cải thiện chính mình.

Sau đó ông quay sang những người trong những người xử án đã bỏ phiếu cho sự tha bổng, và bảo họ rằng, trong tất cả những gì ông đã làm ngày hôm đó, sấm thiêng [10] của ông đã không bao giờ chống đối ông, mặc dù trong những dịp khác, nó thường ngưng ông lại ở giữa một bài phát biểu. Điều này, ông nói, “là một điều báo cho biết rằng điều gì đã xảy ra với tôi là một điều tốt, và rằng những ai trong chúng ta nghĩ rằng cái chết là một tà ác là sai lầm”. Bởi vì cái chết, hoặc là một giấc ngủ không mơ, cái đó hiển nhiên là tốt – hoặc là hồn người di cư sang một thế giới khác. Và “điều gì mà một người sẽ không đem đổi nếu như ông có thể trò chuyện với Orpheus, và Musaeus, và Homer, và Hesiod, và Nay? Nếu như điều này là đúng, hãy để tôi chết, và lại chết lần nữa”. Trong thế giới tiếp, ông sẽ trò chuyện với những người khác, họ đã bị chết oan, và trên tất cả, ông sẽ tiếp tục sự tìm tòi của ông theo sau kiến thức. “Trong thế giới khác, họ sẽ không đem một người ra giết chết vì đặt những câu hỏi: chắc chắn là không. Bởi vì ngoài sự là hạnh phúc hơn chúng ta, họ sẽ là bất tử, nếu những gì đã nói là sự thật....

“Giờ lên đường đã đến, và chúng ta đi những đường của chúng ta – Tôi đi đường chết, và quí vị đường sống.. Cái nào tốt hơn chỉ thần linh biết”.

Apology cho ra hình ảnh rõ ràng của một người thuộc một mẫu nhất định: một người rất chắc chắn về chính mình, có tinh thần cao, dửng dưng với những thành công thế tục, tin rằng ông được một tiếng nói thần linh dẫn dắt, và đã xác quyết rằng suy nghĩ cho minh bạch là điều đòi hỏi tiên quyết quan trọng nhất cần thiết cho một đời sống chính trực. Ngoại trừ điểm cuối này, ông giống như một tín đồ Kitô tử đạo, hay một tín đồ của Thanh giáo. Trong đoạn cuối cùng, nơi ông suy ngẫm những gì sẽ xảy ra sau cái chết, không thể nào không cảm thấy rằng ông vững tin vào sự bất tử, và sự không chắc chắn ông đã tự thú chỉ là mặt giả. Ông đã không có khó khăn, như những người Kitô, bởi những sợ hãi về sự trừng phạt đọa đày vĩnh cửu: ông không có hồ nghi rằng đời mình trong thế giới sau sẽ là một đời hạnh phúc. Trong Phaedo, Socrates-theo-Plato đưa ra những lý do về niềm tin vào sự bất tử, không biết có phải những lý do này đã ảnh hưởng đến Socrates-lịch-sử hay không, thật không thể nào nói được.

Xem ra khó có nghi ngờ rằng Socrates-lịch-sử đã tuyên bố rằng ông được một tiên tri (oracle) hay quỉ thần (daimon) hướng dẫn. Không biết đây có là tương tự như những gì một tín đồ Kitô gọi là tiếng nói lương tâm, hay không, hoặc không biết nó có xuất hiện với anh ta như là một tiếng nói thực sự hay không, điều này không thể nào có thể biết được. Joan Arc đã cảm khích bởi những tiếng nói, đó là một hình thức phổ biến của bệnh mất trí. Socrates có khả năng là có những trạng thái xuất thần, toàn thân tê cứng; ít nhất, điều đó xem như lời giải thích tự nhiên của một sự bất thường loại như vậy đã xảy ra một lần khi ông còn trong nghĩa vụ quân sự:

Một sáng nọ, ông suy nghĩ về một điều-gì đó mà ông không thể giải được, ông đã không chịu bỏ cuộc, nhưng vẫn tiếp tục suy nghĩ từ sáng sớm đến trưa – chết đứng bất động đó trong suy tưởng, và lúc giữa trưa sự chú ý kéo mọi người lại với ông, và tin đồn truyền lan trong đám đông băn khoăn tự hỏi rằng Socrates đã đương đứng và đương suy nghĩ về một điều-gì đó kể từ mới sáng bảnh mắt. Cuối cùng, vào buổi tối sau bữa ăn tối, một số người Ionians vì khỏi tò mò (tôi nên giải thích rằng điều này không xảy ra vào mùa đông, nhưng vào mùa hè), mang chiếu mình ra ngủ giữa trời, để họ có thể canh nhìn ông, và xem liệu ông có sẽ đứng xuốt đêm hay không. Tại đó, ông đứng cho đến sáng hôm sau, và khi ánh sáng ban ngày trở lại, ông dâng một lời cầu nguyện với vầng thái dương, và rồi tiếp tục công việc của mình (Symposium, 220).

Sự việc loại như thế này, trong một mức độ ít hơn, đã là một sự thông thường xảy ra với Socrates. Vào đầu đàm thoại Symposium [11], Socrates và Aristodemus cùng đi với nhau đến dự tiệc, nhưng Socrates rơi ở sau trong một cơn chết xững quên mất hết xung quanh. Khi Aristodemus đến, Agathon, chủ tiệc, hỏi rằng “bạn đã làm gì Socrates vậy?” Aristodemus đã lấy làm ngạc nhiên thấy Socrates không cùng với mình; một nô lệ được gửi quay lại để kiếm ông, và tìm thấy ông ở cổng một nhà hàng xóm. “Ông ấy chết trân ở đấy”, người nô lệ trở về nói, “và khi tôi gọi ông, ông không động đậy”. Những người biết ông nhiều giải thích rằng “ông ấy có một cái lối ngừng lại ở bất cứ đâu, và tự quên mình đi chẳng có lý do nào cả”. Họ để mặc ông yên một mình, và đến khi ông bước vào, bữa tiệc đã xong quá nửa.

Tất cả mọi người, ai cũng đồng ý rằng Socrates rất xấu xí, ông có mũi hếch và bụng phệ lớn; ông đã “xấu hơn tất cả những thần Silenuses trong bi kịch về các Satyr ” [12] (Xenophon, Symposium) [13]. Ông luôn luôn mặc quần áo cũ tồi tàn, và đi chân đất ở khắp nơi. Sự thờ ơ của ông với nóng và lạnh, đói và khát, làm sửng sốt tất cả mọi người. Alcibiades trong Symposium, mô tả Socrates khi làm nghĩa vụ quân sự, nói:

Sức chịu đựng của ông đã đơn giản là tuyệt vời khi, bị cắt đứt nguồn tiếp tế của chúng tôi, Chúng tôi đã buộc phải tiếp tục với không thức ăn – những dịp như vậy, thường xảy ra luôn trong thời chiến tranh, ông không vượt xa chỉ trên tôi, nhưng trên tất cả mọi người: không có một-ai so sánh được với ông ta. . . . sự dũng cảm chịu lạnh của ông cũng đáng ngạc nhiên. Đã có một cơn sương giá rất dữ dội, vì mùa đông trong vùng ấy thực sự là khủng khiếp, và tất cả mọi người khác, hoặc ở yên trong nhà, hoặc nếu họ đi ra ngoài, trên mình có một số lượng quần áo đáng kinh ngạc, và mang giày chặt chẽ, và bàn chân quấn trong dạ và lông cừu: ở giữa cảnh này, Socrates với chân không trên băng và trong trang phục bình thường của mình đã đi di hành tốt hơn so với những người lính khác, những người mang giày, và họ nhìn ông hầm hầm vì ông dường như khinh thường họ.

Sự tự chủ của ông trên tất cả những đam mê quá độ của thân xác được nhấn mạnh luôn luôn. Ông ít khi uống rượu nho, nhưng khi ông đã uống, ông có thể uống hơn bất cứ ai, không có ai bao giờ đã thấy ông say rượu. Trong tình yêu, thậm chí với những cám dỗ mạnh nhất, ông vẫn “lý tưởng” (Platonic), nếu như Plato là đã nói sự thật. Ông là vị thánh tuyệt hảo của tôn giáo Orphic: trong lưỡng nguyên của hồn người trên trời và thể xác dưới trần, ông đã đạt được sự làm chủ hoàn toàn của hồn người trên thể xác. Sự dửng dưng của ông với cái chết ở cuối, là bằng chứng cuối cùng của sự làm chủ này. Đồng thời, ông không phải là một Orphic chính thống, ông chấp nhận chỉ những chủ thuyết cơ bản của nó, không phải những mê tín dị đoan và những nghi lễ về tẩy rửa thanh lọc.

Socrates-theo-như-Plato báo trước cả những người khắc kỷ Stoics và những người hoài nghi Cynics. Những Stoics cho rằng điều tốt đẹp tối thượng là đức hạnh, và rằng một người không thể bị tước đoạt mất đức hạnh vì những nguyên nhân bên ngoài; học thuyết này ngầm định trong thách thức của Socrates rằng những người xử ông không thể làm hại ông. Những người hoài nghi khinh thường của cải thế gian, và cho thấy sự khinh thường của họ bằng kiêng tránh những tiện nghi của văn minh, đây cũng là cùng một quan điểm đã đưa đến Socrates đi chân đất và coi thường cái mặc.

Có vẻ khá chắc chắn rằng những bận tâm của Socrates đã là đạo đức hơn là khoa học. Trong Apology, như chúng ta đã thấy, ông nói: “Tôi chẳng có dính líu gì với những suy đoán vật lý”. Trong số những đàm thoại Plato sớm nhất, chúng thường được xem như là (phản ành trung thực về) Socrates nhất, chủ yếu là bận rộn với việc tìm kiếm những định nghĩa cho những thuật ngữ về đạo đức. Đàm thoại Charmides bận tâm với định nghĩa của tiết độ hay điều độ; Lysis với tình bạn, Laches với sự can đảm. Trong tất cả những đàm thoại này, không dẫn đến kết luận nào, nhưng Socrates làm rõ rằng ông nghĩ rằng xem xét những câu hỏi như vậy là quan trọng. Socrates-theo-như-Plato luôn duy trì rằng ông không biết gì, và chỉ khôn ngoan hơn những người khác trong sự biết rằng ông không biết gì, nhưng ông không nghĩ rằng kiến thức không thể thu đạt được. Ngược lại, ông nghĩ rằng việc tìm kiếm kiến thức là quan trọng hết sức đến cực điểm. Ông chủ trương không có người nào tội lỗi một cách sáng suốt [14], và do đó chỉ có kiến thức là cần thiết để làm cho tất cả mọi người nên đức hạnh toàn hảo.

Sự kết nối chặt chẽ giữa đức hạnh và kiến thức là đặc tính của Socrates và Plato. Trong một mức độ nào đó, nó có mặt trong tất cả những tư tưởng Hylạp, như đã trái ngược với của đạo Kitô. Trong đạo đức đạo Kitô, một trái tim tinh khiết là thiết yếu, và ít nhất cũng có khả năng tìm thấy được nó trong số những kẻ dốt nát cũng như trong những kẻ học thức. Điều khác biệt này giữa Hylạp và đạo đức đạo Kitô đã vẫn dai dẳng tồn tại cho tới ngày nay [15].

Phương pháp Biện chứng, đó là để nói, phương pháp của sự tìm kiếm kiến thức bằng hỏi và đáp, đã không do Socrates phát minh. Nó dường như đã được Zeno, học trò của Parmenides, thực hành đầu tiên một cách có hệ thống, trong đàm thoại Parmenides của Plato, Zeno đặt Socrates trong cùng một loại bàn luận mà, ở nơi khác trong Plato, Socrates bàn luận với những đối tượng khác. Nhưng có mọi lý do để cho rằng Socrates đã thực hành và phát triển phương pháp này. Như chúng ta đã thấy, khi Socrates bị lên án tử hình, ông vui vẻ phản ánh rằng trong thế giới sau, ông có thể tiếp tục hỏi những câu hỏi không bao giờ thôi, và không thể bị đưa đến cái chết, vì ông sẽ bất tử. Chắc chắn, nếu ông ta thực hành biện chứng như trong lối đã mô tả trong Apology, sự thù địch với ông có thể giải thích dễ dàng: tất cả những kẻ kịp bợm tại Athens sẽ kết hợp chống lại ông.

Phương pháp biện chứng thì thích hợp với một số những câu hỏi, và không phù hợp với những câu hỏi khác. Có lẽ điều này đã giúp xác định đặc tính của những tra vấn của Plato, đối với phần lớn như hầu hết chẳng hạn, chúng đã có thể được giải quyết theo lối này. Và thông qua ảnh hưởng của Plato, hầu hết triết học tiếp theo về sau, đã bị buộc bởi những hạn chế có hậu quả từ phương pháp của ông.

Một số nội dung là hiển nhiên không phù hợp để giải quyết theo lối này, thí dụ như trong khoa học-thực nghiệm, chẳng hạn. Đúng là Galileo đã sử dụng những đàm thoại để biện hộ cho lý thuyết của mình, nhưng đó là chỉ để ngõ hầu khắc phục những định kiến – những nền tảng tích cực cho những khám phá của ông không thể được gài vào trong một đàm thoại mà không có tính chất giả tạo lớn lao. Socrates, trong những tác phẩm của Plato, luôn luôn giả vờ rằng ông chỉ khơi ra kiến thức mà người ông đương hỏi vốn đã có sẵn rồi; trên nền tảng này, ông so sánh mình với một bà đỡ. Trong Phaedo Meno, khi ông áp dụng phương pháp của ông vào những vấn đề hình học, ông đã phải đặt những câu hỏi dẫn khởi mà bất kỳ những người xử án nào cũng sẽ không cho phép. Phương pháp này thì trong hài hòa với học thuyết về sự hồi tưởng, theo đó chúng ta học bằng nhớ lại những gì chúng ta đã biết trong một kiếp sống trước đây. Để chống lại quan điểm này, hãy xem xét bất kỳ phát hiện nào đã được thực hiện bằng những phương tiện của kính hiển vi, nói rằng sự lan truyền của những bệnh dịch do bacteria, nó là khó mà có thể duy trì được rằng kiến thức như vậy có thể được khơi ra từ một người trước đây dốt nát bằng phương pháp dùng hỏi và đáp.

Những nội dung thích hợp cho cách giải quyết theo phương pháp Socrates là những nội dung đối với nó, chúng ta đã đã có đủ kiến thức để đi đến một kết luận đúng, nhưng đã không thành công, bởi vì sự rối rắm về tư tưởng, hoặc thiếu sự phân tích, dùng nó để làm nên sự sử dụng một cách lôgích nhất những gì chúng ta biết. Một câu hỏi thuộc loại như “công lý là gì?” là hết sức thích hợp cho sự thảo luận trong một cuộc đàm thoại theo như lối Plato. Chúng ta đều sử dụng một cách rộng rãi những từ “công chính” và “bất công”, và bằng cách khảo sát những cách thức mà chúng ta sử dụng chúng, một cách qui nạp, chúng ta có thể đi đến định nghĩa mà nó sẽ phù hợp nhất với cách dùng. Tất cả những gì cần thiết là kiến thức về như thế nào những từ trong trong câu hỏi đã được sử dụng. Nhưng khi sự điều tra của chúng ta đi đến kết thúc, chúng ta đã chỉ thực hiện một khám phá về ngôn ngữ học, không phải là một khám phá về đạo đức học.

Tuy nhiên chúng ta có thể, áp dụng những phương pháp một cách có lợi vào một lớp những trường hợp lớn rộng hơn. Bất cứ nơi nào những gì đang được tranh luận là lôgích hơn là sự kiện, thảo luận là một phương pháp tốt để khơi mở ra sự thật. Giả sử một ai đó duy trì, thí dụ, rằng dân chủ là tốt, nhưng những người nắm giữ một số ý kiến nào đó không nên cho phép được bỏ phiếu, chúng ta có thể kết tội ông ta không nhất quán, là trước có sau không, và chứng minh với ông rằng ít nhất một trong hai khẳng định của ông phải bị sai lầm dù ít hay nhiều. Những sai lầm về lôgích, tôi nghĩ rằng, có tầm quan trọng thực tế lớn hơn nhiều người vẫn tin, chúng cho phép thủ phạm của chúng cứ thoải mái lần lượt giữ quan điểm về mọi đề tài. Bất kỳ một cơ chế toàn bộ lý thuyết lôgích chặt chẽ nào cũng chắc chắn sẽ là một phần làm đau phiền và trái nghịch với thành kiến lưu hành. Phương pháp biện chứng – hoặc, nói tổng quát hơn, những thói quen của cuộc thảo luận tự do không bị trói buôc – có xu hướng để thúc đẩy hợp lý nhất quán, và theo cách này là hữu ích. Nhưng nó là khá không có tác dụng hiệu quả, khi đối tượng là để khám phá những sự kiện mới. Có lẽ “triết lý” có thể được định nghĩa là tổng số thành của những thẩm vấn thăm dò có thể theo đuổi được bằng những phương pháp của Plato. Nhưng nếu như định nghĩa này là thích hợp, đó là vì ảnh hưởng của Plato trên những triết gia tiếp theo sau ông.





Chương 12. Ảnh hưởng của Sparta

Để hiểu Plato, và quả thật, nhiều những triết gia về sau này, là cần thiết để biết một vài điều về Sparta. Sparta có hiệu lực gấp đôi trên tư tưởng Hylạp: thông qua thực tại, và thông qua huyền thoại. Mỗi một chúng là quan trọng. Thực tại đã làm Sparta có khả năng đánh bại Athens trong chiến tranh; huyền thoại đã ảnh hưởng lý thuyết chính trị của Plato, và của vô số những người viết tiếp nối về sau. Huyền thoại, đã khai triển đầy đủ, được tìm thấy trong Plutarch [16] Đời của Lycurgus; những lý tưởng mà nó tán chuộng đã một phần lớn lên khuôn, định hình cho những chủ thuyết của Rousseau, của Nietzsche, và của chủ nghĩa Xã hội Quốc gia [17] [18]. Huyền thoại, về lịch sử lại có tầm quan trọng còn hơn thực tại; Tuy nhiên, chúng ta sẽ bắt đầu với cái thứ hai. Bởi vì thực tại đã là nguồn gốc của huyền thoại.

Vùng Laconia, hoặc Lacedaemon, trong đó Sparta là thủ đô, chiếm phía đông nam của bán đảo Peloponnesus. Những người Sparta, giống người cầm quyền cai quản, đã chinh phục vùng đất này vào thời có cuộc xâm lăng của giống dân Dorian [19] từ phương bắc, và đã đẩy đám dân mà họ thấy ở vùng đó xuống tình trạng của những nông nô. Những nông nô này được gọi là helots. Trong những thời có sử, toàn bộ đất đai thuộc về người Sparta, tuy nhiên họ là những người bị pháp luật và phong tục cấm không cho tự họ canh tác, cả hai dựa trên nền tảng là lao động như thế làm hạ thấp con người họ, và cũng ngõ hầu họ luôn luôn tự do không vướng bận, sẵn sàng cho những dịch vụ quân sự. Những nông nô đã không bị đem ra mua và bán, nhưng vẫn chịu gắn buộc vào đất đai vốn được chia thành những lô, mỗi người nam Sparta trưởng thành được dành cho một hoặc nhiều lô. Những lô này, như những helots, không thể được mua hoặc đem bán, và bởi pháp luật, được chuyển từ đời người cha sang con trai. (Tuy nhiên, chúng có thể được chuyển qua chúc thư). Những địa chủ nhận được từ người nô lệ helots, bảy mươi medimni (khoảng 105 bushels [20]) thóc lúa cho mình, mười hai medimni cho vợ ông, và một phần ấn định về rượu vang và trái cây hàng năm [21]. Còn bất cứ bao nhiêu nếu vượt quá số lượng này thuộc về của người helots. Những helots là người Hylạp, cũng như người Sparta, và họ ghét cay đắng thân phận nô lệ hèn hạ của họ. Khi họ có thể, họ nổi loạn. Sparta đã có một cơ chế cảnh sát bí mật để ngầm đối phó với nguy cơ này, nhưng để bổ sung cho sự đề phòng này, họ đã có cái khác: một năm một lần, họ tuyên chiến với helots, như thế, những người trẻ tuổi của họ có thể giết bất kỳ người helots nào xem ra không chịu tuân phục, mà không phải vướng tội phạm pháp giết người. Những người Helots có thể được giải phóng cho tự do, nhưng không phải từ những chủ nhân của họ, cũng thường họa hiếm mới có, nhưng từ nhà nước vì sự dũng cảm khác thường của họ trong chiến trận.

Trong khoảng thời gian nào đó ở thế kỷ thứ tám trước công nguyên, người Sparta chinh phục xứ láng giềng Messenia, và chuyển phần lớn cư dân của xứ này xuống tình trạng những nông nô helots. Đã thiếu một không gian sinh sống (Lebensraum) [22] ở Sparta, nhưng lãnh thổ mới, trong một thời gian, nhổ đi được gốc của sự bất mãn này.

Đất lô là cho những người Sparta bình thường; tầng lớp quý tộc đã có những bất động sản của riêng mình, trong khi ấy những đất lô là những phần của đất chung được nhà nước phân định.

Những cư dân tự do của những vùng khác của xứ Laconia, được gọi là “perioeci”, họ không được chia sẻ quyền lực chính trị [23].

Công việc duy nhất của một công dân Spartan là chiến tranh, với nó anh ta đã được đào tạo từ lúc sơ sinh. Những trẻ em ốm yếu bị đem ném bỏ sau cuộc thanh tra của những thủ lĩnh bộ lạc; chỉ những trẻ được đánh giá là mạnh mẽ mới được phép giữ nuôi [24]. Cho đến tận tuổi hai mươi, tất cả những trẻ em trai được huấn luyện trong một trường học lớn; mục đích của sự huấn luyện là để làm cho chúng cứng rắn, thản nhiên với đau đớn, và phục tùng kỷ luật. Không có chuyện vô nghĩa về giáo dục văn hóa hay khoa học; chỉ một mục đích duy nhất là sản xuất những quân lính thiện chiến, hoàn toàn hiến mình cho Nhà Nước.

Đến tuổi hai mươi, thực sự bắt đầu dịch vụ quân sự. Được phép lấy nhau với bất kỳ ai hơn hai mươi tuổi, nhưng cho đến tận khi ba mươi tuổi, một người nam phải sống trong “nhà của nam giới”, và phải xoay sở hôn nhân của mình như thể đó là một chuyện bất hợp pháp và bí mật. Sau ba mươi tuổi, anh ta hoàn toàn trở thành một công dân chính thức. Tất cả mọi công dân thuộc về một nhà ăn tập thể (mess), và ăn chung với những thành viên khác; anh ta phải đóng góp bằng hiện vật từ sự sản xuất của lô đất mình. Đã là chủ thuyết của nhà nước rằng không có công dân Spartan nào phải chịu nghèo túng, và không ai được nên giàu có. Mỗi người được dự kiến sẽ sống trên những sản phẩm từ lô đất của mình, mà anh không thể chuyển nhượng, trừ khi là tặng phẩm miễn phí. Không được phép sở hữu vàng hoặc bạc, và tiền đã được làm bằng sắt. Tính đơn giản của Sparta đã trở thành phương ngôn. [25]

Phụ nữ trong xã hội Sparta có vị trí kỳ dị, khác thường. Họ đã không sống phân cách, không tránh chung đụng, như những phụ nữ đáng kính tại những nơi khác ở Hylạp. Con gái cũng trải qua cùng một huấn luyện thể dục như đã được dành cho con trai; điều đáng chú ý đặc biệt hơn cả, là con trai và con gái thực tập thể dục chung với nhau, tất cả đều trần truồng. Đó là điều được mong muốn (Tôi trích dẫn Plutarch Lycurgus trong bản dịch của North):

Rằng những thiếu nữ nên tôi luyện cho cứng cáp cơ thể của họ với thực tập chạy, đấu vật, cử tạ, và ném phi tiêu, đến cuối cùng thu hoạch được quả từ đó, về sau họ có thể có thai, lấy dinh dưỡng từ một cơ thể mạnh mẽ và khỏe mạnh, nên càng trổ (cao) ra và vạm vỡ càng tốt: và rằng những thiếu nữ kết tập được sức mạnh như vậy bởi những tập luyện thể dục, sẽ khiến những đau đớn của thai nghén càng giảm bớt, dễ dàng chịu đựng hơn. . . . Và mặc dù những thiếu nữ đã cho thấy mình trần truồng công khai như vậy, nhưng đã không có gì gian dối trong những gì được nhìn thấy, cũng như được tặng hiến, nhưng tất cả những thể thao này là đầy những trò chơi và đồ chơi, mà lại không có bất kỳ phần trẻ dại luông tuồng hoặc sự phóng đãng nào.

Nam giới, những ai không muốn kết hôn, đã bị làm “tai tiếng bởi pháp luật”, và bị bắt buộc, ngay cả trong thời tiết lạnh nhất, đi rảo lên và xuống trần truồng bên ngoài nơi những người trẻ tuổi đang tập thể dục và tập múa.

Phụ nữ không được phép bày tỏ bất kỳ cảm xúc nào không có lợi cho Nhà nước. Họ có thể để lộ ra khinh bỉ trước một kẻ hèn nhát, và sẽ được khen ngợi nếu kẻ ấy lại là con trai của họ, nhưng họ không có thể cho thấy mình đau buồn nếu đứa con sơ sinh của họ bị buộc để cho chết, vì nó là một trẻ yếu đuối, hoặc nếu con trai của họ đã bị giết trong chiến trận. Những người Hylạp khác đã xem họ là trong sạch khác thường; đồng thời, một người phụ nữ đã lập gia đình nhưng không có con, sẽ không phản đối gì nếu như nhà nước ra lệnh cho bà tìm xem liệu một số đàn ông khác sẽ có cơ thành công hơn chồng bà, trong việc làm cha để sinh ra những công dân. Pháp luật khuyến khích có trẻ con. Theo như Aristotle, nếu là cha của ba đứa con trai, sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự, và là nếu là cha của bốn đứa, được miễn trừ tất cả những gánh nặng của nhà nước.

Hiến pháp của Sparta phức tạp. Có hai vị vua, thuộc hai gia đình khác nhau, và truyền nối qua dòng họ. Vị này hay vị kia trong họ chỉ huy quân đội trong thời chiến, nhưng trong thời bình, quyền hạn của họ bị hạn chế. Tại tiệng tùng cộng đồng, họ được gấp đôi phần ăn so với bất kỳ ai khác, và có đại lễ tang cả cộng đồng khi một trong họ chết. Họ là những thành viên của Hội đồng Nguyên lão [26], một cơ chế gồm ba mươi người (bao gồm cả những vị vua); hai mươi tám thành viên còn lại kia, tuổi phải hơn sáu mươi, và được toàn bộ hội đồng các công dân tuyển chọn làm thành viên mãn đời, nhưng chỉ chọn từ những gia đình quý tộc. Hội đồng xử những vụ án hình sự, và sửa soạn những vấn đề sẽ được đưa ra trước Đại hội đồng. Cơ chế này (Đại hội đồng) [27] gồm tất cả những công dân; nó không thể đề xướng bất cứ điều gì, nhưng có thể bỏ phiếu có hay không với bất kỳ đề nghị nào được đem ra trước hội đồng. Không có luật có thể được ban hành mà không có sự đồng ý của nó. Nhưng sự đồng ý của nó, mặc dù cần thiết, đã không đủ; những trưởng lão và quan tòa phải tuyên bố những quyết định trước khi nó trở thành hợp lệ.

Ngoài những vị vua, Hội đồng Nguyên lão, và Đại hội đồng, có một chi nhánh thứ tư của chính phủ, đặc biệt của Sparta. Đây là năm người ephors. Những người này được lựa chọn trong số toàn bộ cơ phận gồm những công dân, bởi một phương pháp mà Aristotle nói là “quá trẻ con”, và Bury nói nó thực sự là bằng rút thăm. Chúng đã là một yếu tố “dân chủ” trong hiến pháp [28] , hiển nhiên như có ý định cân bằng với những vị vua. Hàng tháng những vị vua thề duy trì hiến pháp, và sau đó những ephors thề duy trì những vị vua, chừng nào những vị vua vẫn giữ đúng lời thề của họ. Khi một trong hai vị vua du hành theo một cuộc viễn chinh, hai ephors đi kèm cùng ông ta để xem chừng hành vi của ông này. Những ephors là tòa án dân sự tối cao [29], nhưng họ có thẩm quyền xét xử hình sự trên những vị vua.

Hiến pháp được xem là của Spartan, trong thời sau thời cổ đại, được cho là từ một nhà làm luật tên Lycurgus, cho rằng là người đã ban hành luật pháp của ông trong năm 885 TCN. Trong sự kiện thực tế, hệ thống của Spartan đã trưởng thành, lớn lên dần dần, và Lycurgus là một nhân vật huyền thoại, nguyên thuỷ là một vị thần linh. Tên của ông có nghĩa “kẻ đuổi chó sói”, và gốc của ông là dân Arcadian.

Sparta khơi dậy giữa những người Hylạp khác, rạo rực một sự ngưỡng mộ mà với chúng ta có phần nào đáng ngạc nhiên. Nguyên thủy, nó ít khác biệt hơn nhiều so với những đô thị khác của Hylạp, không như về sau này nó đã trở thành, trong những buổi đầu, nó sản xuất được những nhà thơ và những nghệ sĩ cũng tài giỏi như ở những nơi khác. Nhưng khoảng thế kỷ thứ bảy TCN, hoặc có lẽ thậm chí sau đó, hiến pháp của nó (lầm lẫn đã quy cho Lycurgus) đã kết tinh thành dạng đã được chúng ta đương xem xét; tất cả mọi thứ gì nào khác đã hy sinh cho sự thành công trong chiến tranh, và Sparta đã ngừng thôi không còn có bất cứ phần nào vào trong những gì Hylạp đã đóng góp cho nền văn minh của thế giới. Đối với chúng ta, nhà nước Spartan xuất hiện như một mô hình thu nhỏ, của nhà nước mà Quốc xã Đức sẽ thành lập nếu như đã chiến thắng. Đối với người Hylạp xem dường như có khác. Như Bury nói:

Một người lạ từ Athens hoặc Miletus, trong thế kỷ thứ năm, đến thăm những làng mạc rải rác đây đó, chúng đã hình thành nên thành phố khiêm tốn không tường bao bọc của Sparta, phải có có một cảm giác được chuyển ngược về một thời quá khứ đã xa lắm, thuở con người đã dũng cảm hơn, tốt hơn và đơn giản hơn, còn chưa bị sự giàu có làm hư hỏng, không bị những ý tưởng khuấy động. Đối với một triết gia, như Plato, khi suy đoán trong chính trị học, nhà nước Spartan xem dường như tiến gần nhất đến lý tưởng. Những người Hylạp bình thường đã nhìn nó như là một cấu trúc của vẻ đẹp mộc mạc và đơn giản, một thành phố Dorian oai vệ như một ngôi đền Dorian, quí phái hơn nhiều so với chốn ngụ cư của họ, nhưng không thoải mái được bằng khi sống trong đó. [30]

Một lý do ngưỡng mộ của những người Hylạp khác cảm nhận với Sparta là sự ổn định của nó. Tất cả những thành phố Hylạp khác đã có những cuộc cách mạng, nhưng hiến pháp Spartan đã vẫn giữ nguyên không thay đổi qua nhiều thế kỷ, ngoại trừ một sự gia tăng dần về quyền hạn của những ephors, diễn ra bằng những phương tiện pháp lý, mà không có bạo lực.

Không thể phủ nhận rằng, trong một thời gian dài, người Sparta đã thành công trong mục đích chính của họ, việc tạo ra một giống dân của những chiến binh bất khả chiến bại. Trận Thermopylae (480 TCN), mặc dù là một thất bại về kỹ thuật, có lẽ là thí dụ tốt nhất về sự dũng cảm của họ. Thermopylae là một đèo hẹp thông qua những rặng núi, được hy vọng rằng quân đội Persian có thể bị cầm chân tại đó. Ba trăm quân Sparta, với những người phụ dịch, đã đẩy lùi tất cả các cuộc tấn công trực diện. Nhưng cuối cùng người Persian đã phát hiện được một đường vòng qua những ngọn đồi, và đã thành công khi tấn công người Hylạp ở cả hai đầu cùng một lúc. Tất cả từng người Spartan một, đều chết tại vị trí chiến đấu của mình. Có hai người đương nghỉ bệnh nên đã vắng mặt, vì mắc một chứng đau mắt đến gần như mù tạm thời. Một người trong họ đã nhất định đòi người nô lệ helot của ông dẫn trở lại trận chiến, nơi ông đã bỏ mạng; người kia, Aristodemus, quyết định rằng ông đã quá yếu để đánh nhau, và vẫn giữ sự vắng mặt. Khi ông trở về Sparta, không ai muốn nói chuyện với ông; ông bị gọi là “Aristodemus hèn nhát”. Một năm sau, ông đã xóa sạch ô nhục của mình, bằng tử trận anh dũng trong trận Plataea, nơi người Sparta giành chiến thắng.

Sau chiến tranh, người Sparta đã dựng một đài tưởng niệm trên chiến địa Thermopylae, chỉ nói: “Hỡi khách lạ, hãy nói với những người Lacedaemonia (Sparta) rằng chúng tôi nằm nơi đây, trong tuân phục những lệnh truyền của họ”.

Trong một thời gian dài, người Sparta đã chứng minh mình vô địch trên đất liền. Họ giữ ưu thế của họ cho đến năm 371 TCN, khi họ bị những dân thành Thebes đánh bại tại trận Leuctra. Đây đã là kết thúc sự vĩ đại quân sự của họ.

Ngoài chiến tranh, những thực tại của Sparta không bao giờ được khá giống như trong lý thuyết. Herodotus, người sống ở thời kỳ vĩ đại của nó, ngạc nhiên nhận xét rằng không có một người Spartan nào có thể cưỡng được một hối lộ. Điều này đã bất chấp sự kiện là khinh giàu sang, yêu đời sống đơn giản đã là một trong những điều chính được gieo trồng trong giáo dục của người Spartan. Chúng ta được kể rằng những phụ nữ Spartan tiết hạnh, nhưng đã xảy ra nhiều lần rằng một người thừa kế có uy tín dành ngôi vua, đã bị gạt sang một bên, trên nền tảng đã không là con trai của người chồng của mẹ mình. Chúng ta được kể rằng những người Spartans có lòng yêu nước không lay chuyển, nhưng vua Pausanias, kẻ chiến thắng ở Plataea, cuối cùng đã là một kẻ phản quốc nhận tiền của Xerxes. Ngoài những vấn đề hiển nhiên như vậy, chính sách của Sparta luôn luôn nhỏ nhặt và tỉnh lẻ. Khi Athens giải phóng vùng Hylạp của đất Tiểu Á và những đảo lân cận, từ người Persian, Sparta đã đứng lãnh đạm một mình; miễn là chừng nào vùng bán đảo Peloponnesus được coi là an toàn, còn số phận của người Hylạp ở các vùng khác đã là một vấn đề của sự thờ ơ. Tất cả những cố gắng về một liên minh của toàn thế giới Hylạp đã bị đánh bại bởi chủ nghĩa phân lập [31] của Spartan.

Aristotle, người sống thời sau khi Sparta đã sụp đổ, đưa ra một kết toán rất ác cảm về hiến pháp của nó [32]. Những gì ông nói như vậy là khác quá với những gì người khác nói, đến nỗi rất khó để tin rằng ông đương nói về cùng một chốn, thí dụ: “Nhà lập pháp muốn làm cho toàn bộ Nhà nước cứng mạnh dày dạn và điều độ, và ông đã đem ý định của mình thực hiện vào trong trường hợp của những người nam phái, nhưng ông đã bỏ rơi những người phụ nữ, những người sống trong tất cả những thứ của sự quá độ và xa xỉ. Hậu quả là trong một Nhà nước như thế, sự giàu có đã được đánh giá quá cao, đặc biệt là nếu những công dân rơi xuống chịu dưới sự quản trị của những bà vợ, theo như phong cách của những dân tộc hiếu chiến nhất.... Ngay cả về phương diện sự can đảm, nó không có chỗ dùng trong cuộc sống hàng ngày, và chỉ cần thiết trong chiến tranh, ảnh hưởng của những phụ nữ Lacedaemonia hầu hết đã là tác hại tinh quái... Sự phóng dật của những phụ nữ Lacedaemonia đã tồn tại từ những thời sớm nhất về trước, và đã chỉ là những gì có thể được đón đợi. Bởi vì. . . khi Lycurgus, như truyền thuyết nói, đã muốn đem những phụ nữ đặt vào dưới những luật pháp của ông, họ đã chống lại, và ông đã đành bỏ dở toan tính”.

Ông tiếp tục đến buộc tội Sparta về tính tham lam, mà ông cho là thuộc tính của sự phân phối tài sản không đồng đều. Mặc dù những lô đất không thể đem bán, ông nói, chúng có thể được đem cho, hoặc để lại theo di chúc. Hai phần năm của toàn bộ đất đai, ông nói thêm, thuộc về những phụ nữ. Hậu quả là một sự giảm thiểu lớn lao về con số những công dân: người ta nói rằng một thời đã có mười nghìn, nhưng tại thời điểm bị thành Thebes đánh bại, đã có ít hơn một nghìn.

Aristotle chỉ trích tất cả mọi điểm của hiến pháp Spartan. Ông nói rằng những ephors thường rất nghèo, và do đó dễ dàng bị hối lộ, và quyền lực của họ rất lớn, đến nỗi ngay cả những vị vua cũng buộc phải chiều đón lấy lòng họ, thế nên hiến pháp đã được chuyển sang thành một nền dân chủ. Những ephors, như chúng ta được kể, có quá nhiều phóng đãng, và sống trong một phương cách trái ngược với tinh thần hiến pháp, trong khi đó, đối với những công dân bình thường, sự nghiêm nhặt quá mức trong quan hệ đến không thể chịu được, đến nỗi họ ẩn trốn trong đam mê ngấm ngầm bất hợp pháp của những lạc thú nhục dục.

Aristotle viết sau khi Sparta đã suy tàn, nhưng trên một số điểm, ông nói rõ ràng rằng những tệ nạn ông đề cập đã tồn tại từ những thời xưa trước. Giọng điệu của ông thật khô khan và hiện thực, đến nỗi rất khó khăn mà không tin ông ta, và nó cũng phù hợp với tất cả những kinh nghiệm hiện đại về những hậu quả của sự nghiêm khắc quá mức trong pháp luật. Nhưng đó không phải là Sparta của Aristotle đã tồn tại dai dẳng trong trí tưởng tượng của con người, nó là Sparta-thần-thoại của Plutarch, và là sự lý tưởng hoá trong triết học về Sparta của Plato trong Cộng hòa. Thế kỷ tiếp sau những thế kỷ, những người trẻ tuổi đọc những tác phẩm này, và đã được đốt cháy với tham vọng để trở thành những Lycurgus, hoặc những vị vua minh triết, vừa là vua vừa là triết gia. Kết quả sự kết hợp của chủ nghĩa duy ý với tình yêu quyền lực đã dẫn những con người lạc lối, lập đi rồi lại lập lại mãi, và vẫn còn đang làm như vậy trong thời nay. [33]

Huyền thoại về Sparta, cho độc giả thời trung cổ và hiện đại, đã chủ yếu là định chắc bởi Plutarch [34] . Khi ông viết, Sparta đã thuộc về thời quá khứ mơ mộng; giai đoạn lớn lao của nó cũng đã quá chìm khuất với thời gian của ông, như Columbus với thời của chúng ta. Những gì ông nói phải được xử lý hết sức thận trọng với những sử gia của những học viện, nhưng với những sử gia của huyền thoại, nó là điều quan trọng cùng tột bậc nhất. Hylạp đã ảnh hưởng thế giới, luôn luôn, qua những tác động của nó trên trí tưởng tượng của con người, trên những lý tưởng, và những hy vọng, không trực tiếp qua quyền lực chính trị. Rome đã làm những đường giao thông mà phần lớn vẫn còn tồn tại, và luật lệ vốn là nguồn gốc của nhiều pháp điển hiện đại, nhưng đã là những đội quân của Rome đã khiến những việc này thành quan trọng. Người Hylạp, mặc dù là những chiến sĩ đáng ngưỡng mộ, có ít viễn chinh xâm lược, bởi vì họ mở lớn quân đội của họ chủ yếu trong giận dữ để đánh lẫn nhau. Đã là bỏ lại cho kẻ “bán-khai” Alexander [35] bành trướng văn hoá Hylạp rộng khắp cõi Cận Đông, và làm tiếng Hylạp trở thành ngôn ngữ văn học ở Egypt, và Syria, và những phần nội địa của vùng Tiểu Á. Những người Hylạp không bao giờ đã có thể hoàn thành được công việc này, không phải vì thiếu lực lượng quân sự, nhưng do họ thiếu khả năng kết hợp chính trị. Những phương tiện chính trị của văn minh văn hóa Hylạp [36] đã luôn luôn là không-Hylạp, nhưng chính là thiên tài Hylạp đã gây nhiều cảm hứng cho những quốc gia khác lạ, đến mức những quốc gia này [37] truyền bá nền văn hóa của những người mà họ đã chinh phục.

Điều là quan trọng đối với sử gia của thế giới không phải là những chiến tranh lặt vặt giữa những thành phố Hylạp, hay những cuộc cãi nhau ầm ĩ nhớp nhúa cho thế lực đảng phái, nhưng những ký ức được giữ lại cho nhân loại sau khi kết thúc hồi kịch ngắn ngủi – như hồi ức của một bình minh rực rỡ trên dãy núi Alps, trong khi những người leo núi phấn đấu qua xuốt một ngày gian khổ với gió và tuyết. Những ký ức này, khi nó phai nhạt dần dần, để lại trong trí tưởng những người ấy, chỉ những hình ảnh của một số đỉnh núi nào đó đã ngời sáng lạ thường trong nắng sớm, giữ cho sống mãi sự hiểu biết rằng đằng sau những đám mây, có một huy hoàng vẫn còn tồn tại, và có thể ở bất kỳ giây phút nào, lại bừng hiển lộ. Trong những số người này, Plato đã là quan trọng nhất vào thời đầu của đạo Kitô, Aristotle trong hội Nhà thờ ở thời trung cổ, nhưng sau thời kỳ Phục hưng, khi con người bắt đầu coi trọng giá trị tự do chính trị, họ đã họ quay lại, vượt trên tất cả, với Plutarch. Ông đã ảnh hưởng sâu xa vào những người theo chủ nghĩa tự do của nước Anh và nước Pháp trong thế kỷ thứ mười tám, và vào những người sáng lập của nước Mỹ; ông đã ảnh hưởng vào phong trào Lãng mạn ở nước Đức, và đã tiếp tục, chủ yếu là do những giòng chảy gián tiếp, ảnh hưởng đến tư tưởng của nước Đức xuống cho tới ngày nay. Trong một số những đường lối, ảnh hưởng của ông đã là tốt đẹp, trong một số là xấu; về phần liên quan đến Lycurgus và Sparta, nó là xấu. Những gì ông đã phải nói về Lycurgus thì quan trọng, và tôi sẽ cung cấp một kết toán ngắn gọn về nó, dẫu cho có phải chịu thiệt thòi vì một vài sự lặp lại.

Lycurgus – như Plutarch nói – sau khi đã quyết định đem cho Sparta pháp luật, đã đi du lịch rộng rãi để nghiên cứu những cơ chế khác nhau. Ông thích những luật của đảo Crete, chúng đã “rất ngay thẳng và nghiêm khắc” [38] nhưng không thích của những người Ionia, nơi có “những thừa thãi và những phù phiếm”. Ở Egypt, ông đã học được lợi thế của sự phân tách những binh sĩ khỏi phần còn lại của dân chúng, và sau đó, khi trở về từ chuyến đi của ông, “đã đem nó thực hành vào Sparta: ở đó xếp đặt những người buôn bán, những thợ thủ công, và những người lao động tất cả mỗi người là một phần của chính những (nhóm của) họ, ông đã thiết lập một Cộng-đồng-thịnh-vượng-chung [39] cao quý đáng phục”. Ông đã thực hiện một phân chia bình đẳng về đất đai giữa tất cả những công dân Sparta, để “trục xuất ra khỏi thành phố tất cả những vỡ nợ, ganh tị, tham lam, và béo bở, và cũng tất cả những giàu có và sự nghèo đói”. Ông cấm chỉ dùng tiền vàng và bạc, chỉ cho phép tiền đúc bằng sắt, có giá trị ít ỏi cho đến nỗi rằng, “để trải ra ngang với giá trị của mười đồng minas, sẽ đã phải chiếm hết trọn cả hầm trữ rượu trong một căn nhà”. Bằng những cách này, ông đuổi sạch “tất cả những khoa học thừa thãi và vô lợi lộc”, bởi vì đã không có đủ tiền để trả cho những người thực hành các môn học ấy; và cũng cùng luật ấy, ông đã làm cho tất cả ngoại thương trở nên không thể xảy ra được. Những nhà nhà tu từ học, kẻ mối manh đổi chác, và những thợ kim hoàn, vì không thích tiền sắt, đã tránh Sparta. Tiếp đến, ông xuống lệnh tất cả các công dân nên cùng ăn chung với nhau, và tất cả nên có cùng thức ăn giống nhau.

Lycurgus, như những nhà cải cách khác, đã nghĩ rằng giáo dục cho trẻ em là “vấn đề chủ yếu nhất và lớn lao nhất, rằng một nhà cải cách pháp luật nên thiết lập”; và giống như tất cả những người nhằm mục đích chủ yếu là sức mạnh quân sự, ông lo lắng để giữ tỷ lệ sinh sản cho cao. Những “chơi, thể thao, và những điệu múa vốn những thiếu nữ thực hành công khai trần truồng trước mắt những người nam phái trẻ, đã là những khiêu khích để lôi kéo và cám dỗ những người trẻ vào kết hôn: không phải là vì thuyết phục bởi những lý do hình học, như Plato đã nói, nhưng mang đến cho hôn nhân bằng sự ưa thich, và với yêu thương rất đỗi”. Tập quán đối xử với một hôn nhân, trong một vài những năm đầu, như ví thể nó là một giao du vụng trộm, “đã tiếp tục trong cả hai bên nam nữ, một tình yêu vẫn nồng nàn thiêu đốt, và một thèm muốn mới mẻ của người này với người kia: – như thế, ít nhất là theo ý kiến của Plutarch [40]. Ông đi tiếp đến giải thích rằng một người đã không nghĩ xấu về nó, nếu như với tuổi già và lại có cô vợ trẻ, ông cho phép một người trẻ tuổi hơn làm cho cô có con. “Đó cũng là hợp pháp cho một người lương thiện mà lại yêu vợ một người khác... đi van nài chồng cô để cho ông ta ăn nằm với người vợ, và rằng ông cũng có thể cày ở mảnh đất màu mỡ ấy, và rồi reo rắc khắp nơi giống trẻ được ưa chuộng”[41] . Đã không có ghen tuông điên cuồng, bởi vì “Lycurgus không thích rằng trẻ em nên là riêng tư của bất kỳ người đàn ông nào, nhưng chúng nên là chung của cả cộng đồng thịnh vượng: cũng theo lý do đó, ông sẽ cũng có, nếu trẻ con như thế mà trở thành những công dân, chúng không nên được sinh ra từ tất cả mọi người, nhưng chỉ từ những người trung thực nhất mà thôi”. Ông tiếp tục đi đến giải thích rằng đây là nguyên tắc những nông dân áp dụng với gia súc của họ . [42]

Khi một đưa trẻ sinh ra đời, người cha đã đưa nó đến trước khi những trưởng lão của gia đình ông, để được khám xét; nếu đứa bé mạnh khỏe, nó được giao trở lại cho người cha để nuôi, nếu không, nó được ném xuống một hố nước sâu. Trẻ em, ngay từ đầu, phải chịu một quá trình tôi luyện cứng rắn, dày dạn, về một số khía cạnh là tốt – thí dụ, chúng không được quấn trong những khăn tã. Lên bảy tuổi, trẻ con trai đã được đưa ra xa nhà, và đặt vào trong một trường nội trú, nơi chúng được chia thành những đoàn đội, mỗi đoàn đội dưới lệnh chỉ huy của một trẻ trong số chúng, được chọn trên khả năng phán đoán và can đảm. “Học bằng sờ mó, chúng có cũng nhiều khi đến phiên: phần thời gian còn lại của chúng, chúng đã dành trong việc học làm thế nào để tuân theo, để quên đi đau đớn, chịu đựng lao động, để vượt thắng sự bất động trong giao chiến”. Chúng chơi trần truồng với nhau hầu hết thời gian; sau mười hai tuổi, chúng không mặc áo khoác, chúng luôn luôn “thô tục và nhớp nhúa”, và chúng không bao giờ tắm, trừ vào những ngày nhất định trong năm. Chúng ngủ trên giường bằng rơm, vào mùa đông rơm trộn lẫn với cỏ có gai. Chúng được dạy để ăn cắp, và bị trừng phạt nếu bị bắt – không phải vì ăn cắp, nhưng vì sự ngu xuẩn.

Tình yêu đồng tính, phái nam và nếu như không là nữ, đã là một phong tục được công nhận ở Sparta, và đã có một phần được ghi nhận trong việc giáo dục thanh thiếu niên phái nam. Người yêu của một cậu bé được thêm hay mất điểm vì hành động của cậu: Plutarch nói rằng một lần, khi một cậu bé khóc lên vì bị thương trong chiến đấu, người yêu của cậu ta bị phạt vì sự hèn nhát của cậu.

Có ít tự do ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời của một Spartan.

Kỷ luật của chúng, trật tự của đời sống vẫn tiếp tục kéo dài, sau khi chúng lớn hẳn thành đàn ông trưởng thành. Bời vì là điều không hợp pháp nếu bất kỳ một người nào sống như ông đã đăng ký, nhưng họ đã ở trong thành phố của họ, giống nếu như họ đã trong một trại lính, nơi mà tất cả mỗi người biết khoản trợ cấp có được để sống với mức, và có công chuyện gì, ngoài thêm làm trong nghề nghiệp của ông ta. Nói cho ngắn, tất cả họ đã có não thức này, rằng họ đã không sinh ra để phục vụ bản thân, nhưng để phục vụ đất nước của họ. . . . Một trong những điều tốt nhất và hạnh phúc nhất mà Lycurgus từng đưa vào thành phố của ông, là sự nghỉ ngơi lớn lao và giải trí tuyệt vời mà ông đã làm những công dân của mình có được, chỉ có cấm họ rằng họ không nên làm bất kỳ nghề nghiệp đê hèn nào hoặc thấp kém nào: và họ cũng không cần cẩn thận để được giàu có lớn, trong một nơi mà hàng hóa không có lợi nhuận gì cả mà cũng chẳng coi là quý. Về phần những Helots, những người bị cầm cố vì những cuộc chiến tranh, đã cày bừa những đất đai cho họ, và dành phần mang lại cho họ một khoản thu hoạch nhất định hàng năm.

Plutarch tiếp tục kể một câu chuyện về một người Athens bị lên án là ăn không ngồi rồi vô tích sự, khi nghe chuyện đó một người Spartan đã kêu lên: “Chỉ cho tôi người bị lên án vì sống lối quí tộc và giống như một quý ông thượng lưu”.

Lycurgus (Plutarch tiếp tục) “đã tập cho những công dân của mình thành quen, thế nên họ không muốn mà cũng không thể sống một mình, nhưng theo những cách xử sự như nam giới kết hợp làm một với nhau, và luôn luôn cùng với nhau, như những con ong gần quanh ong chúa của chúng.

Những người Sparta không được phép đi du lịch, người nước ngoài cũng không được nhận vào Sparta, ngoại trừ trong kinh doanh; vì sợ rằng những phong tục xa lạ sẽ làm hư hỏng đức hạnh của những người Lacedaemonia.

Plutarch đã dẫn kể luật cho phép người Sparta được giết helots bất cứ khi nào họ cảm thấy thế là xảy đến, nhưng không chịu tin rằng bất cứ điều gì ghê tởm như thế có thể là từ Lycurgus. “Vì tôi không thể thuyết phục được, rằng bao giờ mà Lycurgus lại phát minh, hoặc thiết lập, một đạo luật độc ác và tác hại đến thế, như thể đã là loại pháp lệnh: bởi vì tôi tưởng tượng bản chất của ông là hiền dịu và nhân từ, khoan hồng và công bằng chúng ta thấy ông đã sử dụng trong tất cả những việc làm khác của ông”. Ngoại trừ trong vấn đề này, Plutarch không có gì kể, ngoài khen ngợi hiến pháp của Sparta.

Hiệu quả của Sparta trên Plato, với người, vào lúc này, chúng ta sẽ đặc biệt quan tâm, sẽ là hiển nhiên từ giải thích về chốn-Không-tưởng của ông, sẽ chiếm chương tiếp theo.


Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Jun/2010)
(còn tiếp...)

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com






[1] Socrates (470 – 399 TCN) – người thành Athens, cha là Sophroniscus, một nhà điêu khắc, và mẹ là Phaenarete, một một bà mụ đỡ đẻ, Ông lớn lên theo nghề điêu khắc của gia đình, và cũng có được một nền giáo dục chính thức, trong đó ông học về hình học và thiên văn học, ông đã được khen thưởng khi phục vụ trong quân đội, thời Athens chống với Sparta. Socrates kết hôn với Xanthippe và có ba con trai.
Sau một vài lần xuất hiện ở bãi công cộng agora thành Athens, Socrates nổi tiếng là một nhà triết học, vì những giả định khác lạ của ông. Giả định đầu tiên là tất cả mọi người đều có năng lực để trở thành một nhà triết học. Do đó, ngay cho đến ngày nay, không có một khóa học nào đặc biệt loại như “làm thế nào để trở thành một nhà triết học”. Có thể có, nhưng loại trường học như thế là không cần thiết theo như Socrates. Ông tin rằng triết lý có thể được tất cả mọi người học hỏi thảo luận, không chỉ những các học giả đằng sau những bức tường của trường đại học.
Socrates nói “Cuộc đời không travấn là không đáng sống” (The unexamined life is not worth living – for a human being). Câu trích dẫn nhiều này cần có một chút giải thích. Trong cốt lõi, nó có nghĩa là mọi người nên biết lý do tại sao chúng ta sống cái cách chúng ta sống, chúng ta nên bỏ lười biếng, ngừng chấp nhận những quan điểm vay mượn, những ý kiến vốn không tự chúng ta suy nghĩ kỹ càng, phải tra xét những động cơ của chúng ta, và giữ vững lấy nó. Câu dẫn nữa cũng không kém phổ thông và cho là của Socrates – “Hãy tự biết chính mình “ – (“Know thyself”)
Những quan điểm không theo truyền thống của ông về chính trị, tôn giáo đã là cái gai trước mắt phải nhổ có lẽ đối với nhiều người ở Athens thời ấy, và họ đã đưa ông ra tòa và buộc ông tội chết. Biến cố này được Plato ghi lại trong Apology.
Lời cuối cùng của Socrates là “Crito, chúng ta còn nợ thần Asclepius (thần của giới y học) một con gà trống, nhớ mà (cúng) trả đấy, đừng có sao nhãng đấy”.
Plato, vị học trò nổi tiếng của ông, gọi ông là “người khôn ngoan nhất, công chính nhất, và là bậc nhất trong tất cả những người mà tôi đã từng biết” (Phaedo).
Cá nhân Socrates không để lại tác phẩm triết lý nào của riêng mình. Những gì được biết về Socrates đã bắt nguồn từ các nguồn tài liệu thứ cấp: các đàm thoại của Plato, tác phẩm của Xenophon, và tác phẩm của Aristotle.
Plato và của Xenophon, là những người thân cận gần gũi với ông. Nhưng cả hai đều trẻ hơn ông nhiều và chỉ thực sự biết ông với vị thế một triết gia là vào thập kỷ cuối cùng của đời Socrates. Trong hai người, Plato đã ghi lại về Sorates phong phú và sinh động hơn, trong các dialogues của ông, thường được gọi là Socratic dialogue vì trong đó Socrates thường là nhân vật chính. Như Russell đã nêu – thật khó để phân biệt những gì là “Socreats-lịch-sử” và những gì là “Socrates-theo-như-Plato” trong các dialogues.
Cũng có thể Socrates đã không có thực, hay một nhân vật như Socrates như chúng ta biết đã không hề sống thực trong lịch sử.
Socrates là một nhân vật đầy màu sắc nhất trong lịch sử triết học cổ đại. đã được rộng rãi ghi công đặt nền móng cho triết học phương Tây. Mặc dù ông công khai tuyên bố không có khôn ngoan nào khác thường, không xây dựng một hệ thống triết học nào, không thành lập một trường phái nào, mà cũng không tạo nên một giáo phái nào. Ảnh hưởng của ông về dòng triết học cổ đại, thông qua Plato, các triết gia phái hoài nghi, và ít trực tiếp hơn, qua Aristotle, là khôn lường.

[2]Hemlock” = Cây độc cần (?) – (Conium Maculatum). Một loại cỏ độc, có hoa. Uống hemlock như Socrates sẽ có thể – có một cảm giác cháy trong miệng, chảy nước dãi, tiêu chảy và ói mửa. Sau đó các dấu hiệu thần kinh gồm: run rẩy, bắp thịt tê yếu, mắt mờ, hôn mê và co giật. Cuối cùng cái chết đến khi cơ quan hô hấp tê liệt. Trong Hylạp cổ đại, hemlock được dùng để đánh thuốc độc tội nhân. Nạn nhân nổi tiếng nhất của hemlock là chính là Socrates của chúng ta ở đây.

[3] The Apology của Plato là một bản văn viết lại những lời cãi của Socrates để tự bào chữa cho mình trong phiên toà xử ông tại Athens. Không có nghĩa là “xin lỗi” theo như ngày nay chúng ta hiểu từ này. Từ nguyên của nó là “apologia” gốc Hylạp – dịch là một biện hộ, hay là một bài phát biểu để bào chữa trước toà. Thế nên, trong The Apology, Socrates đã cố gắng bảo vệ mình và những hành vi của mình đương bị lên án – ông tuyệt không “xin lỗi” gì về chúng cả.

[4] Nguyên văn “gods” – chỉ có nghĩa là những thần linh – “gót” – đây là thời Socrates, trước khi các tôn giáo độc thần xuất hiện, thời cổ Hylạp, gần 500 năm trước khi có “god” theo nghĩa của các tôn giáo độc thần như Dothái, Kitô.
Điển hình là những thần linh của Hylạp, được xem là sống trên núi Olympus. Thí dụ: Zeus, Hera, Poseidon, Athena, Ares, Demeter, Apollo, Artemis, Hephaestus, Aphrodite, Hermes và Dionysus.
[5] CTTG – Khi trích dẫn Plato, tôi đã thường dùng bản dịch của Jowett.
[6] CTTG – trong “The Clouds”, Socrates được trình bày như phủ nhận sự hiện hữu của Zeus.

[7] Drachma: đơn vị tiền Greek
[8] CTTG – Cf. Acts, V, 29.
[9] “gad-fly”
[10] oracle

[11] Symposium: bản văn triết học của Plato, trong đó có bảy nhân vật, gồm Socrates, bàn về khởi nguyên, cứu cánh và bản chất của tình yêu (eros), từ đây – lý thuyết về “tình yêu hướng thượng” – qua yêu đưa con người đến những lý tưởng vượt thế gian của cõi Thần linh, “Platonic love” (amor platonicus).
Symposium (symposia) là hình thức yến tiệc trong thời cổ Hylạp, thường có nhạc và rượu, và các trò giúp vui, dành riêng cho nam giới quí tộc Hylạp. Những khách mời ăn uống trong tư thế thoải mái, họ họp bàn, thảo luận những đề tài trí thức, thường tổ chức vào những dịp đặc biệt (khao, mừng).

[12] Satyr: Greek Mythology – A woodland creature depicted as having the pointed ears, legs, and short horns of a goat and a fondness for unrestrained revelry.
Silenus: Greek Mythology – any of the minor woodland deities who were companions of Dionysus.
[13] Xenophon, cũng có một Symposium, khác với Symposium của Plato.
[14] Gần gũi với quan niệm bình dân trong đạo Phật “vô minh” là nguồn của sai lầm, tội ác và tạo nghiệp chướng, thế nên”tu” = “học”. Con người làm ác, vì không thực sự thấu hiểu bản chất của điều đó là ác.
[15] Người ta hay nhắc câu Bertrand Russell: “Cho đến như tôi có thể nhớ được, chẳng có lấy một chữ nào trong Tân Ước ca ngợi trí thông minh”. (“So far as I can remember, there is not one word in the Gospels in praise of intelligence”.)


[16] Plutarch (c. 50–c. 120 AD) – tác giả “Lives of the Noble Greeks and Romans”, thường được gọi tắt là “Parallel Lives” hay “Plutarch's Lives”, trong đó ông ghi chép về nhiều nhân vật nổi tiếng của lịch sự Hylạp và la mã, như Alexander the Great, Julius Caesar, … mỗi người là một tiểu truyện, dật sử, huyền thoại hơn là lịch sử.
Một trong những tiểu truyện là về Lycurgus – Russell nhắc trên đây – đời của Lycurgus (Lukoûrgos; 800 BC?–730 BC?) là một nhân vật truyền thuyết, không chắc đã có thực – tuy vậy đã được xem như cha đẻ của đô thị quốc gia Sparta, ông đem lại cho Sparta sức mạnh nổi tiếng về quấn sự, đi đến đánh bại Athens – Ông tạo dựng Sparta thành một xã hội khắc khổ, trong đó mọi người đều bình đẳng và giữ thể lực cường tráng như những chiến sĩ kỷ luật sắt thép luôn sẵn sàng chiến đấu.
Những người Spartans không chép sử, văn chương hay pháp luật thành văn, theo như truyền thuyết những điều này bị chính Lycurgus ra lệnh cấm.
[17] Tức là lý thuyết Nazism (Nationalsozialismus, National Socialism) của đảng Quốc xã nước Đức – Nazi Party.
[18] CTTG – Đó là không kể Dr. Thomas Arnold và hệ thống những trường học công lập nước Anh.
[19] Những người Spartan là dân Dorian, một trong bốn bộ lạc chính của Hylạp cổ ('Hellenes): Dorians, Ionians, Aeolians và Achaeans.

[20] Đơn vị đo lường của người Anh – một bushel lúa vào khoảng 37 lít lúa
[21] [21] CTTG – Bury, History of Greece, I, p. 138. Xem ra những đàn ông Spartan ăn gấp sáu lần các bà vợ của họ.
[22] “Lebensraum” – chí có nghĩa là “không gian sinh sống” nhưng nguyên tắc lebensraum kéo theo với nó tham vọng của đảng Nazis nước Đức – thời chiến tranh thứ II, mở rộng lãnh thổ lấn sang những quốc gia khác để lấy đất sống cho giống dân Đức tăng trưởng.
Với chúng ta, người Tàu cũng có một lebensraum mạnh mẽ, luôn luôn giữ tham vọng mở rộng lãnh thổ, nuốt dần đất đai các dân tộc láng giềng. Mới đây và ngay cạnh chúng ta, các nước Nam Chiếu, Đại Lý nay thành tỉnh Vân Nam, trước mắt chúng ta, Tibet đang mất và đã thành đất Tàu. Và người Tàu đi khắp thế giới kiếm ăn, tìm “không gian sinh sống”, chỗ nào có ruồi, có thức ăn, là có người Tàu!
[23] Như vậy dân chúng trong xã hội Sparta có ba lớp: những người Sparta tự do có trọn quyền công dân, những dân thường “perioeci” không có quyền công dân, và dưới cùng là những nô lệ thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước – chuyên canh tác đất đai “helot”. Có một thành phần phụ bên cạnh những công dân Sparta, gọi là “mothakes” đây là những người không phải Spartan – được nuôi dạy như những Spartans, và họ là những người tự do.
[24] the baby was left on the wild slopes of Mount Taygetos – also known as Apothetae, or as the Place of Rejection – to die; but it was also common for these rejected children to be adopted by the helots.
[25] Trong tiếng Anh, “spartan” – thuộc từ – có nghĩa là – khắt khe tự kỷ, đơn giản, thanh đạm, hoặc khắc khổ.

[26] Như thượng nghị viện ngày nay (Senat) – trừ ở Mỹ, tại Anh và Canada, các thượng nghị sĩ (senator) đều được chỉ định, chứ không bầu cử, họ là đại diện từ các gia đình vọng tộc quí phái (thí dụ tác giả Russell của chúng ta) , hay các nhân vật tai mắt tiêu biểu cho các thành phần quan trọng của quốc gia, gọi văn vẻ theo Tàu – là các “nhân sĩ”.
[27] Như hạ nghị viện – hay quốc hội. (Assembly)

[28] CTTG – Khi nói về những yếu tố “dân chủ” (democratic) trong hiến pháp của người Spartan, chúng ta phải dĩ nhiên đừng quên rằng toàn thể các công dân tự do như một tập thể thống trị đã độc tài khống chế ác liệt những nô lệ helots, và không cho những người perioeci chút quyền hành nào. Họ đều là những người Hylạp, không khác những người Spartans. Helots là dân bản địa sinh sống từ trước, và perioeci là dân xứ láng giềng nhưng bị xâm lấn mất đất.
[29] Tương đương với cơ quan Tối cao Pháp viện ngày nay – như ở nước Mỹ, có quyền xét xử tổng thống.
Sparta có 5 làng, nên mỗi làng có một ephor.

[30] CTTG – History of Greece, Vol. I, p. 141.

[31] Particularism
[32] CTTG – Politics, Vol II, 9 (1269B – 1270A)
[33] Trong thế kỉ vừa qua, đó là những: Hitler, phần nào Stalin, Mao, và có lẽ thêm Pol Pot.
[34] Lucius Mestrius Plutarchus (Greek -Plutarchos, Lat – Plutarchus) (46-119) sinh quán Chaeronea, Boeotia người Hylạp, công dân Lamã, nhà tư tưởng, viết sử, tiểu luận, là tác giả có tác phẩm ảnh hưởng mạnh mẽ trên tư tưởng châu Âu từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19, đặc biệt là thời Phục hưng, như Russell phân tích trên đây.
Trong số hàng trăm tác phẩm của ông, quan trọng nhất là các “Bioi parallēloi” (Parallel Lives), – kiểu như đời danh nhân- trong đó ông kể lại những hành động cao quý và các cá tính của các danh nhân Hylạp và Lamã, gồm các nhà lập pháp, chiến sĩ, hùng biện, và chính trị gia, và “Moralia”, hoặc “Ethica”, một loạt hơn 60 bài luận về đạo đức, tôn giáo.
[35] Alexander là người Macedonia, ở phia Bắc vùng trung tâm văn minh Hylạp (Athens, Thebes, Sparta).
[36] Hellenism – văn hoá và văn minh của cổ Greece & những nguyên lý và lý tưởng liên kết với văn minh cổ điển Greek.
[37] Như tác giả viết, trước là Alexander (đại đế) của Macedonia – sau đến đế quốc Roma, chinh phục Hylạp rồi đem văn minh, văn hoá, triết học Hylạp truyền bá đi khắp Cận Đông, châu Âu, rồi toàn thế giới.
Tương tự, về phương Đông, nhưng hết sức khác biệt về tính chất, là văn minh, triết lý, tôn giáo của Ấn độ đã lan truyền khắp châu Á (phia Bắc theo con đường thương mại / tơ lụa sang Afghanistan, Tibet, đến nước Tàu. Phia Nam từ Miến, Thái, sang Chânlạp, ĐạiViệt, Champa, ...sang vùng Mãlai, Namdương) , nhưng hoàn toàn không qua vũ lực chính trị, hay sức mạnh quân sự.
[38] CTTG – Mỗi khi dẫn kể Plutarch, tôi dùng bản dịch của North.
[39] Commonwealth
[40] Bởi vì pháp luật yêu cầu tập quân sự trong ngày và nhốt vào trại lính ban đêm, sinh hoạt và ăn uống tập thể, nên quan hệ vợ chồng rất khó khăn và hiếm hoi. “Và quả thật vậy, đến đêm, đàn ông, thăm vợ trong thấp thỏm sợ hãi và xấu hổ, và với sự cẩn thận”, sau đó lại trở về trại với đồng ngũ. Bị áp đặt quá nặng, Plutarch cho biết thêm, rằng một “người chồng đôi khi sẽ có con, trước khi có dịp thấy mặt vợ dưới ánh sáng ban ngày”.
Lycurgus làm cho các cặp vợ chồng trẻ luôn luôn không được thoả mãn, giữ họ ở trong thái luôn luôn khao khát, thèm mốn. Người phụ nữ chỉ là cái máy đẻ, người đan ông chỉ là kẻ gieo giống, cả hai phải khoẻ mạnh, cường tráng để sinh con cũng khoẻ mạnh, cường tráng cho Nhà nước. Tất cả cha, mẹ, và đứa con đều là những quân sĩ của một đội quân tinh nhuệ vô địch.
[41] Một bản dịch khác – đoạn này, tôi đọc – có nghĩa hơi khác, và có lẽ rõ nghĩa hơn – “Một người đàn ông lương thiện yêu một người phụ nữ đã có chồng, vì sự khiêm tốn và cũng vì thích những đứa con (có những đặc tính đáng thích) của bà, có thể, không cần khách sáo, cầu xin chồng bà, cho ông được làm bạn chăn gối với bà, và ông có thể nuôi, như đã (từng nuôi) như thế, từ lô đất tốt của ông, những đứa trẻ xứng đáng và nhập đoàn tốt đẹp (với những đưa con khác) cho chính ông”.

[42] Đây là mầm mống của lý thuyết và thực hành về sự tuyển lựa chọn giống tốt trong sinh sản (“eugenic”), cho đến ngày nay, với danh xưng khác nhưng nội dung không phải là không tương tự – “genetic engineering”.