Saturday, March 13, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (6)

Những Vấn đề của Triết học

The Problems of Philosophy
Bertrand Russell






Chương IX. Thế giới những Phổ quát

Ở cuối chương trước, chúng ta đã thấy những thực thể loại như những quan hệ xuất hiện ra như có một sinh tồn, trong một vài cách thức nào đó khác biệt với của những đối tượng vật lý, và cũng khác biệt với của não thức và với của dữ liệu-giác quan. Trong chương này, chúng ta phải suy xét cái gì là bản chất của cái thứ sinh tồn này, và cũng nữa, những đối tượng nào có đó mà có thứ sinh tồn này. Chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi sau.


Vấn đề chúng ta giờ đây bận tâm với là một vấn đề rất xưa, từ khi được Plato đem vào triết học. Lý thuyết của Plato “lý thuyết về những ý tưởng”[1] là một cố gắng để giải quyết chính vấn đề này, và theo ý kiến tôi, nó là một trong những cố gắng thành công nhất đã tạo được kể từ trước đến nay. Lý thuyết được tán thành trong những gì sau đây phần lớn là của Plato, với không gì hơn ngoài chỉ những sửa đổi như thế vì thời gian đã chứng tỏ chúng là cần thiết.

Cách thức vấn đề nảy sinh ra với Plato đã là ít hay nhiều như sau. Chúng ta hãy cùng suy xét, hãy nói, một khái niệm dường thể như công chính chẳng hạn. Nếu như chúng ta tự hỏi chúng ta – công chính là gì – là tự nhiên để tiến tới bằng cách suy xét điều này, là cái đó, và hành động công chính khác, với một cái nhìn nhằm khám phá ra điều gì chúng cùng chung có . Tất cả chúng phải, trong một cách nào đó, cùng chia xẻ từ một bản chất chung, nó sẽ được tìm thấy trong bất-cứ-gì là công bằng và trong không-gì khác cả. Bản chất chung, này, trong phẩm tính từ đó chúng là tất cả công bằng, sẽ là công chính tự thân, cái bản thể [2] thuần khiết mà sự trộn lẫn hỗn hợp giữa nó và với những sự kiện của đời sống thường nhật sản sinh ra vô số bội phần của những hành động công chính. Một cách tương tự với bất kỳ từ nào có thể áp dụng với những sự kiện chung, như “tính trắng” [3] chẳng hạn. Từ (chữ) sẽ được áp dụng vào một số những sự việc riêng biệt bởi vì chúng đều tất cả tham dự vào trong một bản chất chung hay bản thể . Cái cái bản thể thuần khiết là cái mà Plato gọi là một “ý tưởng” hay “thể dạng”. (Phải không giả định là những “ý tưởng”, trong nghĩa của ông, hiện hữu trong những não thức, mặc dù chúng có thể được những não thức nhận hiểu được.). Ý niệm “công chính” thì không đồng nhất với bất kỳ gì-gì mà nó là công chính; nó là một gì-gì khác hơn là những riêng biệt, đặc thù, mà những gì-gì đặc thù này cùng chia xẻ chung phần với. Không là một sinh tồn đặc thù, nó không thể tự nó hiện hữu trong thế giới của cảm giác. Hơn nữa, nó không thoáng qua hay biến đổi giống như những gì-gì của cảm giác. Tự thân nó là vĩnh cửu, bất biến và bất hoại.

Như thế Plato đã được dẫn đến một thế giới vượt-trên cảm giác, còn thực hơn là thế giới thông thường của giác quan, thế giới bất biến của những ý tưởng, một mình nó đem đến cho thế giới của giác quan phản ánh nhợt nhạt dẫu là gì nào đó của thực tại có thể được thuộc về nó. Thế giới chân thực thật sự, với Plato, là thế giới của những ý tưởng; vì dẫu là gì đi nữa mà chúng ta có thể được phép gắng thử để nói về những gì đó trong thế giới của giác quan, chúng ta có thể chỉ thành công trong khi nói chúng tham dự vào những ý tưởng dường và dường như thế, mà, bởi vậy nên tạo phần thành tất cả tính chất của chúng. Từ chỗ này, là điều dễ dàng đảy sang qua một chủ nghĩa huyền bí [4]. Chúng ta có thể được phép hy vọng, trong một ánh sáng huyền bí, xem thấy những ý tưởng như chúng ta xem thấy những đối tượng của giác quan; và chúng ta có thể được tưởng tượng rằng những ý tưởng hiện hữu trên thiên đàng. Những phát triển huyền bí như thế này rất là tự nhiên, nhưng cơ bản của lý thuyết là ở trong lôgích , và điều nó là có cơ bản trong lôgích mà chúng ta đã phải suy xét đến nó.

Từ “ý tưởng” đã thu tập được, trải theo dòng thời gian, nhiều những liên kết vốn khá là sai lạc ngộ nhận khi được áp dụng vào những “ý tưởng” của Plato. Thế nên chúng ta sẽ dùng từ “phổ quát” thay vì từ “ý tưởng”, để diễn tả điều Plato đã có ý chỉ định. Yếu tính của cái loại thực thể mà Plato muốn nói là cái ngược lại với những gì cá biệt mà chúng đem cho trong cảm giác. Chúng ta nói về dẫu gì gì đi nữa thì được đem cho trong cảm giác, hay là thuộc cùng một bản chất như những gì-gì được đem cho trong cảm giác, giống như một cá biệt; theo ngược lại với cái này, một phổ quát sẽ là bất cứ gì mà có thể được chia xẻ bởi nhiều những cá biệt, và có những tích chất thế đó, chúng vốn, như chúng ta đã xem thấy, phân biệt công chính và tính trắng , với những hành động công bằng và những gì-gì màu trắng.

Khi chúng ta xem xét những từ thông thường, chúng ta tìm thấy rằng, nói một cách rộng rãi, những từ chỉ tên riêng đứng thay cho những cá biệt, trong khi những chủ danh từ khác, những tĩnh từ, giới từ, và những động từ đứng thay cho các phổ quát [5]. Đại danh từ đứng thay cho những cá biệt, nhưng không rõ ràng, hàm hồ: chỉ bằng vào trong mạch văn hay trong những hoàn cảnh mà chúng ta biết đâu là những cá biệt chúng đứng đại diện. Tử “bây giờ” [6] đứng thay cho một cá biệt, gọi tên là thời khắc hiện tại, nhưng như một đại từ, nó đứng thay cho một cá biệt hàm hồ, bởi vì hiện tại thì luôn luôn đổi thay.

Sẽ được thấy là không có một câu nào có thể làm thành mà không có ít nhất một từ biểu thị một phổ quát. Một giải pháp gần nhất sẽ có được là một vài phát biểu loại giống như “Tôi thích cái này”. Dẫu thế, nhưng ở đây từ “thích” biểu thị một phổ quát, vì tôi có thể thích những gì khác, và những người khác có thể thích những gì-gì [7]. Thế nên, tất cả những sự thật liên hệ với những phổ quát, và tất cả kiến thức về những sự thật liên hệ với sự quen biết với những phổ quát.

Khi xem thấy rằng, hầu như gần hết tất cả những từ được tìm thấy trong từ điển đều thay mặt cho các phổ quát, là điều lạ lùng rằng hiếm khi có bất cứ một ai, ngoại trừ những sinh viên môn triết học từng nhận thức rằng có những thực thể như là những phổ quát. Chúng ta một cách tự nhiên không dừng lâu lại trên những từ đó trong một câu mà nó không thay mặt cho những cá biệt, chúng ta một cách tự nhiên suy nghĩ về nó như đứng thay cho một ai đó thuộc những cá biệt mà nó đến dưới cái phổ quát. Một khi, lấy thí dụ, chúng ta nghe câu “Đầu của Charles I đã bị cắt bỏ”, chúng ta có thể một cách tự nhiên đến đủ để nghĩ về Charles I, về cái đầu của Charles I, và hoạt động cắt đi cái đầu của ông ta, mà tất cả đều là những cá biệt; nhưng chúng ta không một cách tự nhiên dừng lâu lại trên cái gì là nghĩa của từ “đầu” hay từ “cắt”, vốn là một phổ quát. Chúng ta cảm thấy những từ dường thế là không trọn vẹn và không có thực chất thiếu vững chắc; chúng xem như đòi hỏi một nội dung trước khi bất cứ gì có thể hành xử với chúng. Do từ đấy, chúng ta thành công trong sự tránh khỏi tất cả những ghi nhận về những phổ quát như thế ấy, cho đến khi sự nghiên cứu triết học cưỡng bách chúng đứng trước sự chú ý của chúng ta.

Ngay cả giữa những triết gia, chúng ta có thể nói được, một cách rộng rãi, rằng chỉ những phổ quát đó vốn chúng có tên đặt theo những thuật từ [8] hay những chủ danh từ [9] mới được nhận ra nhiều hay luôn thường , trong khi những cái có tên đặt theo những động từ hay những giới từ, chúng thường thường không được chú ý tới. Sự bỏ xót này đã có một tác dụng rất lớn lao trong triết học; không có gì là quá đáng khi nói rằng hầu hết những siêu hình học, kể từ Spinoza, đã được nó xác định rõ chủ yếu phần lớn. Cách thức điều này đã xảy ra, đại cương như sau: Nói một cách tổng quát, những thuật từ và những danh từ chung diễn tả những phẩm tính, hay những thuộc tính của một gì-gì đơn lẻ, trong khi những trạng từ, và những động từ nghiêng về diễn tả những quan hệ giữa hai hay nhiểu hơn những gì-gì. Do từ đấy, đã được gỉa định là, rốt ráo tận cùng, không thể có những thực thể dường thế như về quan hệ giữa những gì-gì. Do từ đấy, hoặc là chỉ có thể có một gì-gì trong vũ trụ, hay, nếu như có nhiều những gì-gì, chúng không thể nào có thể , tác động qua lại lẫn nhau bất kỳ mọi cách nào đi nữa, bởi vì bất kỳ một tác động qua lại sẽ là một quan hệ, và những quan hệ thì không thể xảy ra được.

Xuất hiện đầu tiên của những quan điểm này, đã do Spinoza chủ trương, và ngày nay trong thời chúng ta có Bradley và nhiều triết gia khác nữa còn giữ, được gọi là monism (thuyết nhất thể) [10] thuyết thứ hai do Leibniz chủ trương , nhưng ngày nay không còn phổ thông mấy nữa, gọi là thuyết monadism (thuyết đơn thể)[11], bởi vì mỗi một trong những gì-gì đơn độc được gọi là một monad (đơn thể) . Cả hai lý thuyết triết học đối lập này, dẫu như chuáng rất đáng chú ý, theo ý kiến của tôi, chúng là kết quả của một sự chú ý thái quá, không xứng đáng vào một thứ loại của những phổ quát, gọi tên là cái thứ loại được đại diện bởi những những thuật từ hay những chủ danh từ, phần nào hơn là bởi những động từ, và những trạng từ.

Thực sự ra, nếu như có một ai đã nôn nóng phủ nhận chung toàn bộ rằng (không) có những thứ như là những phổ quát, chúng ta rồi sẽ thấy rằng chúng ta không thể chứng minh một cách chặt chẽ rằng có những thực thể dường thế như những phẩm tính, i.e. những phổ quát được thay mặt bởi những thuật từ và những chủ danh từ, trong khi ngược lại chúng ta có thể chứng minh rằng phải có những quan hệ, i.e. thứ loại những phổ quát thông thường được thay mặt bởi những động từ và trạng từ. Chúng ta hãy lấy phổ quát tính trắng làm minh họa. Nếu như chúng ta tin rằng có một phổ quát như thế, chúng ta sẽ nói rằng gì-gì là màu trắng vì chúng có phẩm tính của tính trắng. Quan điểm này, tuy nhiên, đã bị Berkeley và Hume kịch liệt phản đối, và những triết gia duy nghiệm về sau đã đi theo hai vị này. Hình thức từ chối của họ đã mang lấy là phủ nhận rằng có những thứ như là những “ý tưởng trừu tượng”. Khi chúng ta muốn suy nghĩ về tính trắng, họ nói, chúng ta tạo hình ảnh của một vài sự vật màu trắng, và lý luận xoay quanh với cá biệt này, cẩn thận đừng suy diễn bất cứ gì liên quan đến nó, mà chúng ta không thể thấy cũng đúng ngang như thế với những thứ trắng khác. Như một giải thích về tiến trình trí não thực sự của chúng ta, điều này không nghi ngờ gì, phần lớn là đúng. Trong hình học, lấy thí dụ, khi chúng ta muốn chứng minh điều gì về tất cả những tam giác, chúng ta vẽ hình một tam giác cá biệt và lý luận về nó, cẩn thận tránh không dùng bất cứ tính chất nào nếu như tính chất này không cùng có với những tam giác khác. Những người mới học, ngõ hầu tránh sai lầm, thường thấy là hữu ích khi vẽ nhiều những hình tam giác, càng không giống lẫn nhau càng có thể được, nhằm đến chắc chắn rằng lý luận của anh ta thì áp dụng đồng đều với chúng tất cả. Nhưng một khó khăn nổi lên, ngay một khi chúng ta tự hỏi chúng ta – làm sao chúng ta biết một gì-gì là trắng hay là một tam giác. Nếu như chúng ta muốn tránh những phổ quát tính-trắng hay tính-tam giác, chúng ta sẽ chọn một vài khoảng cá biệt của màu trắng, hay một vài hình tam giác, và nói rằng bất cứ gì thì trắng hay một tam giác nếu như nó có cái thứ loại giống nhau đúng với cá biệt chúng ta đã chọn. Thế nhưng sự giống nhau đã đòi hỏi, sẽ phải là một phổ quát. Bởi vì có nhiều những gì-gì màu trắng, sự giống nhau phải giữ đúng giữa những đôi các gì-gì màu trắng; và đây là tính chất của một phổ quát. Sẽ là vô dụng để nói là có sự giống nhau khác biệt trong từng mỗi đôi, để rồi chúng ta sẽ lại phải nói rằng những giống nhau này giống lẫn nhau khác, và như thế cuối cùng chúng ta sẽ phải bắt buộc phải thú nhận phổ quát này, chúng ta tìm thấy không còn đáng bõ công nữa để tạo ra những lý thuyết khó khăn và không đứng vững , để tránh né không chấp nhận về những phổ quát như thế, giống như tính trắng và tính tam giác.

Berkeley và Hume đã thất bại không nhận thức được sự phản bác này, về sự phủ nhận của họ trên những “ý tưởng trừu tượng”, giống như những đối thủ của họ, họ đã chỉ suy nghĩ đến những phẩm tính và đã bỏ không biết đến toàn bộ những quan hệ như những phổ quát. Thế nên chúng ta có ở đây, một phương diện khác nữa, trong đó những người duy lý hiện ra như đã là đứng về phía bên phải, như đối ngược lại với những người duy nghiệm, mặc dù, dựa vào sự sao nhãng hay phủ nhận những quan hệ, những diễn dịch tạo nên bởi những người duy lý đã là, nếu như bất kỳ gì, có khuynh hướng dễ bị lầm lạc hơn là so với những gì tạo nên bởi những người duy nghiệm.

Giờ đây, sau khi đã thấy rằng phải có những thực thể dường thế như những phổ quát, điểm kế tiếp để được chứng minh là sinh tồn của chúng không đơn giản chỉ là trí não. Điều này có nghĩa bất cứ sinh tồn nào thuộc về chúng thì độc lập với sự chúng được nghĩ đến, hay trong bất cứ phương cách hiểu rõ được nào của những não thức. Chúng ta đã bàn đến vấn đề này rồi ở cuối chương trước, nhưng giờ đây chúng ta phải xem xét một cách đầy đủ hơn cái thứ loại nào đây của sinh tồn mà các phổ quát thuộc về.

Cân nhắc một mệnh đề như thể “Edinburgh thì phía bắc London”. Ở đây chúng ta có một quan hệ giữa hai địa điểm, và xem ra trơn thẳng rằng mối quan hệ tồn tại một cách độc lập với kiến thức của chúng ta về nó. Một khi chúng ta đi đến biết được rằng Edinburgh thì về phía bắc của London, chúng ta đi đến biết một điều gì đó vốn nó chỉ có dính líu với Edinburgh và London: chúng ta không là nguyên nhân của sự đúng thực của mệnh đề vì đi đến hiểu biết nó, nhưng về ngược lại, chúng ta chỉ đơn giản biết rõ một sự kiện nó đã có đấy trước khi chúng ta đã biết đến nó. Phần của mặt đất trên đó Edinburgh đứng thì sẽ là phía bắc của phần đất trên đó London đứng, ngay cả nếu như đã không có một con người nào biết về hướng bắc hay hướng nam, và ngay cả nếu như đã không có một não thức nào hết cả trong toàn thể vũ trụ. Điều này, dĩ nhiên bị nhiều triết gia phủ nhận, hoặc là với những lý do của Berkeley hoặc là với những lý do của Kant. Nhưng chúng ta đã xem xét những lý do này rồi, và đã quyết định chúng là không thoả đáng. Thế nên giờ đây chúng ta có thể được phép giả định là điều đúng rằng không-gì là trí não khi đã tiền giả định trong sự kiện Edinburgh thì phía bắc London. Nhưng sự kiện này bao hàm quan hệ “hướng bắc của”, vốn nó là một phổ quát; và sẽ là không thể có được cho với toàn thể sự kiện bao hàm không-gì trí não, nếu như quan hệ “hướng bắc của”, nó là một phần tử cấu tạo của sự kiện, đã thực có bao hàm bất cứ gì là trí não. Do từ đây, chúng ta phải chấp nhận rằng sự quan hệ, giống như những điều kiện chúng quan hệ, thì không lệ thuộc trên suy tưởng, nhưng thuộc về một thế giới độc lập mà suy tưởng biết đến, nhưng không tạo thành.

Kết luận này, tuy nhiên, thì vấp phải sự khó khăn rằng mối quan hệ “hướng bắc của” xem ra không hiện hữu trong cùng một ý hướng trong đó Edinburgh và London hiện hữu. Nếu như chúng ta hỏi “Ở đâu và lúc nào mối quan hệ này hiên hữu?” câu trả lời phải là “không-đâu và không-lúc-nào”. Không có nơi chốn và thời gian ở đấy chúng ta có thể tìm thấy quan hệ “hướng bắc của”. Nó không hiện hữu chút nào tại Edinburgh hơn là tại London, vì nó quan hệ cả hai và nó trung lập vì ở giữa chúng. Chúng ta cũng không thể nói rằng nó hiện hữu ở một bất kỳ thời điểm cá biệt nào đó. Giờ đây tất cả mọi gì-gì mà có thể lĩnh hội được bởi giác quan, hay bởi suy xét nội quan, chúng hiện hữu trong một vài thời điểm cá biệt. Thế nên sự quan hệ “hướng bắc của” thì cơ bản khác biệt với những gì-gì giống dường thế. Nó không trong không gian cũng chẳng trong thời gian, không vật chất cũng không trí não; ấy thế vậy nó là một gì-gì đó.

Do là phần lớn ở cái thứ loại rất đặc biệt này của sinh tồn vốn chúng thuộc về những phổ quát, chúng đã đưa nhiều người đến giả định là chúng thực sự thuộc trí não. Chúng ta có thể nghĩ về một phổ quát, và sự suy nghĩ của chúng ta lúc ấy hiện hữu trong một ý hướng hoàn toàn thong thường, giống như bất kỳ tác động trí não nào khác. Giả sử rằng, lấy thí dụ, chúng ta đương suy nghĩ về tính trắng. Rồi thì, trong một ý hướng có thể nói được rằng tính trắng thì “ở trong não thức chúng ta”. Chúng ta có cùng một hàm hồ như chúng ta đã ghi chú trong khi bàn luận về Berkeley ở chương IV. Trong một ý hướng chặt chẽ, không phải là tính trắng nó ở trong não thức chúng ta, nhưng là tác động suy nghĩ về tính trắng. Sự liên hệ hàm hồ trong từ “ý tưởng”, mà chúng ta đã ghi chú cùng thời, cũng lại là nguyên nhân của sự lẫn lộn ở đây. Trong một ý hướng của từ này, gọi tên là ý hướng trong đó nó biểu thị chính đối tượng của một tác động của suy tưởng, tính trắng là một “ý tưởng”. Thế nên từ đây, nếu như sự nhập nhằng ý nghĩa không được bảo vệ chống lại, chúng có có thể đi đến nghĩ là tính trắng thì là một “ý tưởng” trong cái ý hướng khác kia, i.e. một động tác của tư tưởng, và như thế chúng ta đi đến suy nghĩ rằng tính trắng là trí não. Nhưng trong cách suy nghĩ dường thế, chúng ta tước lấy mất phẩm chất yếu tính của nó là tính phổ biến. Động tác suy nghĩ của một người này thì thiết yếu là một gì-gì khác biệt với của một người khác; động tác suy nghĩ của một người ở một thời điểm thì thiết yếu là một gì-gì khác biệt với của cùng một người nhưng ở một thời điểm khác. Thế nên từ đây, nếu như tính trắng đã là ý tưởng, như đối nghịch với đối tượng của nó, không có hai người khác nhau có thể suy nghĩ đến nó, và không có một người nào có thể suy nghĩ về nó được đến hai lần. Đó là cái mà nhiều những tư tưởng khác biệt về tính trắng có chung với nhau là đối tượng của chúng, và đối tượng này thì khác biệt với chúng tất cả. Thế nên những phổ quát không phải là những suy tưởng, mặc dù khi biết chúng, chúng là những đối tượng của những suy tưởng.

Chúng ta sẽ thấy là điều thuận tiện chỉ nói về những gì đương hiện hữu khi chúng ở trong thời gian, nói như thế nghĩa là, khi chúng ta có thể chỉ vào một vài thời gian, tại điểm đó chúng hiện hữu (không loại trừ khả năng về sự hiện hữu của chúng trong tất cả mọi thời gian). Thế nên những tư tưởng và những xúc cảm, những não thức và những đối tượng vật lý hiện hữu. Nhưng những phổ quát không hiện hữu trong cái ý hướng này; chúng ta sẽ nói chúng tồn tại hoặc có sinh tồn, trong đó sự “sinh tồn” thì đối nghịch với sự “hiện hữu” như là không-thời-gian. Thế giới của những phổ quát, thế nên, có thể được mô tả như là thế giới của sinh tồn. Thế giới của sinh tồn thì bất biến, cứng chặt, chính xác, thú vị tuyệt vời với nhà toán học, nhà lôgích học, người xây dựng những hệ thống siêu hình học, và với tất cả những ai yêu sự toàn bích hơn là sự sống. Thế giới của sự sống hiện sinh thì ngắn ngủi, mập mờ, không có những biên cương sắc nhọn, không có bất kỳ chương trình minh bạch hay xếp đặt rõ rệt nào, nhưng nó chứa đựng tất cả những tư tưởng và những xúc cảm, tất cả những dữ liệu của giác quan, tất cả những đối tượng vật lý, tất cả những gì có thể làm hoặc thành tốt hoặc thành hại, tất cả những gì có thể làm nên bất kỳ khác biệt nào cho giá trị của đời sống và cho thế giới. Tuỳ vào những khí chất của chúng ta, chúng ta sẽ thích trầm ngâm thưởng ngoạn với cái này hay là với cái kia. Cái mà chúng ta không ưa thích sẽ có lẽ xem ra với chúng ta như một bóng mờ nhạt của cái mà chúng ta ưa thích hơn, và khó mà đáng để được xem là có thực dẫu trong bất kỳ ý hướng nào. Nhưng sự thực là cả hai đều có cùng quyền đòi sự chú ý không thiên vị của chúng ta, cả hai đều là thật, và cả hai đều là quan trọng với nhà siêu hình học. Thực là ngay một khi chúng ta vừa phân biệt hai thế giới là nó trở nên cần thiết để suy xét những quan hệ của chúng.

Nhưng trước tiên, chúng ta phải khảo sát kiến thức của chúng ta về những phổ quát. Sự suy xét này sẽ chiếm giữ chúng ta ở chương tiếp sau đây, trong đó chúng ta sẽ tìm thấy rằng nó giải quyết vấn đề của kiến thức tiên nghiệm, từ đó chúng ta đã được đầu tiên dẫn tới quan tâm đến những phổ quát.




Chương X. Kiến thức của chúng ta về những Phổ quát

Về phương diện kiến thức của một người tại một thời điểm qui định nào đó, những phổ quát, giống như những cá biệt, có thể được phân chia ra thành - những cái được biết chỉ qua quen biết, những cái được biết chỉ qua mô tả, và những cái chúng không được biết hoặc qua mô tả hoặc qua quen biết.

Trước hết, chúng ta hãy xem xét kiến thức về những phổ quát qua quen biết. Để bắt đầu, hiển nhiên là chúng ta đã quen biết với những phổ quát, giống như trắng, đỏ, đen, ngọt, chua, inh ỏi, cứng chắc, etc, i.e. với những phẩm tính mà chúng đã được lấy làm thí dụ trong dữ liệu giác quan. Khi chúng ta thấy một mảng trắng, chúng ta đã quen biết, ngay trong xảy ra đầu tiên, với một mảng trắng cá biệt; nhưng vì thấy đã nhiều những mảng trắng, chúng ta học một cách dễ dàng trừu tượng cái tính trắng vốn tất cả chúng đều có chung, và trong khi học điều này, chúng ta học thành quen biết được với tính trắng. Một tiến trình tương tự sẽ làm chúng ta được quen biết với bất cứ phổ quát khác nào thuộc về cùng loại. Những phổ quát thuộc về loại này, có thể được gọi là “những phẩm tính cảm giác được”. Chúng có thể được lĩnh hội với ít nỗ lực về trừu tượng hóa hơn là những phổ quát khác, và chúng xem ra ít bị kéo tách ra khỏi những cá biệt hơn là như những phổ quát khác.

Kế tiếp, chúng ta đi đến những quan hệ. Những quan hệ dễ dàng nhất để lĩnh hội, là những quan hệ đứng giữa những phần khác nhau của cùng một đơn lẻ dữ liệu giác quan phức tạp. Thí dụ, Tôi có thể trông thấy trong một thoáng nhìn toàn thể trang giấy, trên đó tôi đương viết, như thế toàn thể trang giấy thì gồm trọn trong một dữ liệu giác quan. Nhưng tôi nhận thức rằng một vài phần của trang giấy ở bên trái của những phần khác, và một vài phần ở trên đầu của những phần khác. Tiến trình của trừu tượng hóa trong tường hợp này xem ra diễn biến gọi là như sau đây: Tôi trông thấy một cách kế tục một số dữ liệu giác quan trong đó một phần thì ở bên trái của một phần khác, tôi nhận thức, như trong trường hợp những mảng trắng khác nhau, rằng tất cả những dữ liệu giác quan này có một điều gì đó chung nhau, và bằng trừu tượng hóa tôi thấy điều chúng có chung là một quan hệ nào đó giữa những phần của chúng, ấy là quan hệ mà tôi gọi “về bên trái của”. Theo trong cách này, tôi trở nên quen biết với phổ quát quan hệ.

Trong cách giống thế, tôi trở nên nhận biết quan hệ về trước và sau trong thời gian. Giả sử tôi nghe một hồi chuông đổ; khi chuông cuối cùng vang tiếng, tôi có thể vẫn giữ toàn thể hồi chuông trước não thức tôi, và tôi có thể nhận thức rằng những tiếng chuông sớm hơn đã đến trước những tiếng chông muộn hơn. Ngoài ra trong trí nhớ, tôi nhận thức rằng điều tôi đương nhớ lại đã đến trước nếu so với thời hiện tại. Từ mỗi một ở hai trong những nguồn gốc này, tôi có thể trừu tượng hóa phổ quát về trước và sau, cũng hệt như tôi đã trừu tượng hóa phổ quát “về bên trái của”. Thế nên, những quan hệ thời gian, như những quan hệ không gian, là ở trong đám những gì với chúng, chúng ta đã quen biết.

Một quan hệ khác nữa, chúng ta trở nên quen biết với với chúng trong cách rất nhiều tương tự, là giống nhau. Nếu tôi trông thấy đồng thời, xảy ra cùng một lúc hai bóng sắc xanh, tôi có thể thấy chúng giống nhau, nếu tôi lại cũng trông thấy một sắc đỏ ở cùng một lúc, tôi có thể thấy hai sắc xanh có giống nhau nhiều hơn là một trong hai chúng nếu đem so với sắc đỏ. Trong cách này, tôi trở nên quen biết với phổ quát giống nhau hay tương tự.

Giữa những phổ quát, như giữa những cá biệt, có những quan hệ của chúng mà chúng ta có thể nhận biết một cách tức thời. Chúng ta vừa mới xem thấy rằng chúng ta có thể nhận thức rằng sự giống nhau giữa hai sắc xanh, thì nhiều hơn là sự giống nhau giữa một sắc đỏ và một sắc xanh. Ở đây chúng ta đương giải quyết với một quan hệ, đó là “nhiều hơn”, giữa những hai quan hệ. Kiến thức của chúng ta về những quan hệ như thế, mặc dù nó đòi hỏi nhiều sức mạnh của sự trừu tượng hơn là nó đã đòi hỏi trong khi nhận thức những phẩm tính của dữ liệu giác quan, xuất hiện như cũng ngang bằng trực tiếp tức thời, và (ít nhất trong một vài trường hợp) cũng ngang bằng chắc chắn, không nghi ngờ. Thế nên có kiến thức trực tiếp tưc thời liên hệ đến những phổ quát cũng như liên hệ đến dữ liệu giác quan.

Giờ đây trở lại với vấn đề của kiến thức tiên nghiệm, mà chúng ta đã còn bỏ dở chưa giải quyết, khi chúng ta đã bắt đầu xem xét những phổ quát, chúng ta tìm thấy chúng ta trong một vị trí để giải quyết nó trong một cách thức thỏa mãn tốt đẹp hơn so với trước đây có thể có được rất nhiều. Chúng ta hãy trở lại với mệnh đề “hai với hai là bốn”. Nó là hoàn toàn hiển nhiên, theo quan điểm như chúng ta đã nói, rằng mệnh đề này phát biểu một quan hệ giữa phổ quát “hai” và phổ quát “bốn”. Điều này đề nghị một mệnh đề mà giờ đây chúng ta sẽ nỗ lực để thiết lập: đó là, Tất cả kiến thức tiên nghiệm dành riêng giải quyết chỉ với những quan hệ của những phổ quát [12]. Mệnh đề này có tầm quan trọng rất lớn lao, và nó đầy đủ để giải quyết những khó khăn trước đây của chúng ta liên quan với kiến thức tiên ngiệm.

Một trường hợp duy nhất, trong đó xem dường có thể, khi thoạt nhìn lần đầu, như mệnh đề của chúng ta đã là không đúng, đó là trường hợp trong đó một mệnh đề tiên nghiệm phát biểu rằng - tất cả của một loại những cá biệt thuộc về một vài loại khác - hay (điều dẫn đến cũng là một) rằng - tất cả những cá biệt có một của vài thuộc tính, ngoài ra cũng có một của vài (thuộc tính) khác[13]. Trong trường hợp này, nó có thể xem được như mặc dù chúng ta đã đương giải quyết với những cá biệt mà nó thuộc tính, hơn là nó với thuộc tính. Mệnh đề “hai với hai là bốn” thì thực sự là một trường hợp nằm trong điểm này, bởi vì nó có thể được phát biểu trong dạng “bất cứ hai với bất cứ hai khác là bốn” [14], hay “bất cứ nhóm nào tạo thành bởi hai cái-hai thì là một nhóm của cái-bốn” [15]. Nếu chúng ta có thể trình bày rằng những mệnh đề như thế này thực sự giải quyết duy nhất chỉ với những phổ quát, mệnh đề chúng ta đề nghị có thể được xem là đã chứng minh xong.

Một cách để khám phá xem một mệnh đề giải quyết điều gì, là tự hỏi chúng ta những từ nào chúng ta phải hiểu – nói khác đi – những đối tượng nào chúng ta phải có quen biết với – ngõ hầu có thể thấy mệnh đề có nghĩa gì. Ngay liền khi chúng ta thấy mệnh đề có nghĩa gì, nếu dẫu chúng ta vẫn chưa biết nó đúng hay sai, một điều hiển nhiên là chúng ta phải có quen biết với bất-cứ-gì được mệnh đề thực sự giải quyết. Bằng áp dụng cách thử này, xem ra rằng nhiều những mệnh đề nhìn có lẽ như được liên quan với những cá biệt, nhưng thực sự là liên quan chỉ với những phổ quát mà thôi. Trong trường hợp đặc biệt “hai với hai là bốn”, dẫu ngay cả khi chúng ta diễn giải nó là có nghĩa “bất cứ nhóm nào tạo thành bởi hai cái-hai thì là một nhóm của cái-bốn”, điều mộc mạc là chúng ta có thể hiểu mệnh đề, i.e. chúng ta có thể xem thấy nó xác định điều gì, ngay liền khi chúng ta biết “nhóm”, và “hai”, và “bốn” có nghĩa gì. Là điểu hoàn toàn không cần thiết để biết tất cả những cặp đôi trên thế giới: nếu như nó đã là phải cần thiết, một cách hiển nhiên chúng ta sẽ không bao giờ hiểu mệnh đề (này), bởi vì những cặp đôi là đông đảo vô tận, và như thế tất cả chúng, không thể nào chúng ta có thể biết được. Thế nên mặc dù phát biểu tổng quát của chúng ta bao hàm những mệnh đề về những cặp đôi cá biệt, ngay liền khi chúng ta biết rằng có những cặp đôi cá biệt như thế, mặc dù tự nó không xác định hay bao hàm rằng có những cặp đôi cá biệt như thế, và thế nên thất bại không tạo được dù bất kỳ mệnh đề nào về cặp đôi cá biệt thực sự. Mệnh đề đã phát biểu là về “cặp đôi”, cái phổ quát, và không phải về cặp đôi này hay cặp đôi kia.

Thế nên mệnh đề “hai với hai là bốn” hoàn toàn dành riêng giải quyết chỉ với những phổ quát, và như thế có thể được biết bởi bất cứ ai đã có quen biết với những phổ quát liên hệ, và có thể nhận thức sự quan hệ giữa chúng vốn được mệnh đề xác định. Phải được tiếp nhận như một sự kiện, đã khám phá được bởi ngẫm nghĩ về kiến thức của chúng ta, rằng đôi khi chúng ta có khả năng lĩnh hội những quan hệ như thế giữa những phổ quát, và như thế một đôi khi biết những mệnh đề tiên nghiệm tổng quát giống như của số học và lôgích. Điều đã xem có vẻ bí mật, trước đây, lúc chúng ta đã xem xét kiến thức như thế, đó đã là nó xem ra đón liệu trước và kiểm soát kinh nghiệm. Điều này, tuy nhiên, giờ đây chúng ta có thể xem thấy đã là một sai lầm. Không sự kiện liên hệ với bất cứ điều gì có khả năng có thể có kinh nghiệm có thể biết được một cách độc lập với kinh nghiệm. Chúng ta biết tiên nghiệm rằng hai cái-gì và hai cái-gì khác cùng nhau làm thành bốn cái-gì, nhưng chúng ta không biết tiên nghiệm rằng nếu Brown và Jones là hai, và Robinson và Smith là hai, nên rồi Brown và Jones, và Robinson và Smith là bốn. Lý do là rằng mệnh đề này không thể hiểu được gì hết cả, trừ khi chúng ta biết rằng có những người giống như là Brown và Jones, và Robinson và Smith, và điều này chúng ta chỉ có thể biết bằng kinh nghiệm. Từ đây, mặc dù mệnh đề tổng quát của chúng ta là tiên nghiệm, tất cả những áp dụng của nó với những cá biệt thực tế phải kéo theo kinh nghiệm, và thế nên chứa đựng một yếu tố duy nghiệm. Trong cách này, điều đã xem ra bí mật trong kiến thức tiên nghiệm của chúng ta thì được xem thấy đã từng đặt cơ sở trên một sai lầm.

Sẽ giúp làm cho sáng tỏ điều này gần gũi hơn nhiều, nếu chúng ta tương phản phán đoán tiên nghiệm đích thực của chúng ta với một tổng quát hoá duy nghiệm, loại giống như là “tất cả con người là có-chết”. Ở đây giống như trước đây, chúng ta có thể hiểu mệnh đề có nghĩa gì, ngay liền khi chúng ta hiểu những phổ quát đã hàm chứa, đó là con ngườicó-chết. Hiển nhiên không cần thiết phải có một quen biết ở mức cá nhân với toàn bộ nhân loại ngõ hầu có thể hiểu lời xác nhận của chúng ta có nghĩa gì. Như vậy sự khác biệt giữa một lời xác nhận tổng quát tiên nghiệm và một sự tổng quát hoá duy nghiệm không đến từ nội dung ý nghĩa của xác nhận; nó đến trong bản chất của bằng chứng cho nó. Trong trường hợp duy nghiệm, bằng chứng bao gồm trong những những thí dụ cá biệt. Chúng ta tin rằng tất cả những con người đều chết, bởi vì chúng ta biết rằng có những cá biệt không đếm xuể những người chết, và không có những cá biệt có đời sống vượt quá một tuổi nhất định nào đó. Chúng ta không tin nó bởi vì chúng ta thấy một liện hệ giữa phổ quát người và phổ quát có-chết. Đúng là nếu như khoa sinh lý học đã có thể chứng minh, giả định rằng những luật tổng quát điều hành những cơ thể sống, rằng không sinh vật sống nào có thể kéo dài mãi mãi, điều đó cho một mối quan hệ giữa con ngườitử vong, sẽ có thể làm chúng ta có khả năng khẳng định xác nhận của chúng ta không cần kêu gọi tới bằng chứng đặc biệt về cái chết con người. Nhưng đó chỉ có nghĩa rằng sự tổng quát hoá của chúng ta đã được xếp gộp vào chung dưới một tổng quát hoá lớn rộng hơn, với nó vẫn là cùng một loại bằng chứng, mặc dù có bao quát hơn. Sự tiến bộ của khoa học đang liên tục sản xuất những xếp gộp vào chung như thế, và do đó đem cho không ngừng những tổng quát hoá khoa học một cơ sở quy nạp lớn rộng hơn. Nhưng mặc dù điều này đem cho một mức độ của sự chắc chắn lớn rộng hơn, nó không đem cho một loại khác biệt nào: nền tảng tối hậu vẫn lại còn là phép quy nạp, i.e. đã rút được từ những cá biệt, chứ không phải một kết nối tiên nghiệm của những phổ quát kiểu giống như chúng ta có trong lôgich và số học.

Hai điểm đối nghịch được quan sát, có liên quan với những xác nhận tổng quát tiên nghiệm. Điểm đầu tiên đó là, nếu như nhiều những trường hợp cá biệt được biết, xác nhận tổng quát của chúng ta có thể là được đạt đến, trong trường hợp đầu tiên bởi phương pháp quy nạp, và sự kết nối những phổ quát có thể chỉ là được lĩnh hội về sau đó. Lấy thì dụ, được biết rằng nếu chúng ta vẽ những đường thẳng góc với những cạnh của một tam giác từ những góc đối diện, tất cả ba đường thẳng đứng gặp nhau ở một điểm. Có thể là rất có khả năng lần đầu tiên đã được dẫn tới xác nhận này bởi thực sự vẽ những đường thẳng đứng trong nhiều những trường hợp, và vì tìm thấy rằng chúng luôn luôn gặp nhau ở một điểm, kinh nghiệm này đã có thể dẫn chúng ta đi tìm một chứng minh tổng quát và rồi tìm thấy nó. Những trường hợp như thế là phổ thông với kinh nghiệm của mọi nhà toán học.

Điểm khác kia đáng chú ý hơn, và có tầm quan trọng triết học nhiều hơn. Nó là, rằng chúng ta có thể đôi khi biết một xác nhận tổng quát, trong những trường hợp ở đấy chúng ta không biết lấy được dẫu chỉ một trường hợp cá biệt của nó. Lấy như một trường hợp như tiếp sau đây: chúng ta biết rằng bất kỳ hai con số có thể được nhân lên cùng nhau, và sẽ đem cho một con thứ ba gọi là tích số của chúng .Chúng ta biết tất cả những cặp các số nguyên, tích số của chúng nếu nhỏ hơn 100, đã được thực sự, nhân với nhau và số thành tích số đã được ghi lại trong bảng nhân (cửu chương). Nhưng chúng ta cũng biết rằng con số những số nguyên thì vô hạn, và rằng chỉ một số hữu hạn những cặp-đôi số nguyên đã từng, hoặc sẽ từng được nghĩ đến bởi những con người. Do từ thế, chúng ta đi đến xác nhận: “Tất cả những tích số của hai số nguyên, vốn chúng không bao giờ đã từng, và không bao giờ sẽ từng được những con người nghĩ đến, là lớn hơn 100”. Ở đây là một xác nhận tổng quát trong đó sự thật thì không thể phủ nhận được, và ấy thế, từ trong chính bản chất của trường hợp, chúng ta không bao giờ có thể đưa ra một trường hợp thí dụ nào; bởi vì bất kỳ hai số nào chúng ta có thể nghĩ đến, chúng đã bị loại trừ bởi những điều kiện của xác nhận.

Sự có thể có khả năng này, của kiến thức về những xác định tổng quát, trong đó không có thể đưa cho được trường hợp thí dụ, thì thường bị chối từ, bởi vì đã không được nhận thức rằng kiến thức về những xác nhận như thế, chỉ đòi hỏi một kiến thức về những quan hệ của những phổ quát, và không đòi hỏi bất kỳ kiến thức nào về những trường hợp thí dụ của những phổ quát đang đặt câu hỏi. Thế vậy mà kiến thức về những những xác định tổng quát dường thế thì hết sức quan trọng một tầm rất lớn lao với những gì một cách tổng quát đã được chấp nhận là đã được biết. Lấy thí dụ, chúng ta đã thấy, trong những chương trước đây, kiên thức về những đối tượng vật lý, như ngược với dữ liệu giác quan, thì chỉ được thu nhận lấy dược qua một sự suy luận, và rằng chúng không phải là những gì chúng ta có được quen biết với chúng. Do thế nên chúng ta không bao giờ có thể biết bất kỳ xác định nào thuộc về dạng: “cái này là một đối tượng vật lý``. Trong đó, “cái này” là một-gì đó đã biết tức thời trực tiếp. Điều này dẫn đến là - tất cả những kiến thức của chúng ta có liên quan đến những đối tượng vật lý thì như thế không có thí dụ thực sự nào có thể được cho qui định. Chúng ta có thể đem cho những trường hợp thí dụ về những dữ liệu giác quan liên kết, nhưng chúng ta không thể đem cho những trường hợp thí dụ của những đối tượng vật lý thực tại. Do thế nên kiến thức của chúng ta về phần những đối tượng vật lý tuỳ thuộc từ đầu đến cuối trên sự khả hữu này của kiến thức tổng quát trong đó không có trường hợp thí dụ nào có thể được cho qui định. Và cũng thế áp dụng với kiến thức của chúng ta về những não thức của những người khác, hay về bất kỳ loại khác nào của những gì, mà từ chúng, không có trường hợp nào được chúng ta biết qua quen biết.

Giờ đây chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quát về những nguồn gốc của kiến thức chúng ta, như chúng đã xuất hiện trong tiến trình của sự phân tích của chúng ta. Trước tiên chúng ta đã phân biệt kiến thức về những sự vật và kiến thức về những sự thực. Trong mỗi chúng lại có hai thứ, một trực tiếp ngay tức thời, và một phát sinh dẫn xuất. Kiến thức trực tiếp của chúng ta về những-gì, mà chúng ta đã gọi là quen biết, bao gồm có hai loại, tuỳ theo những-gì được biết là những cá biệt hay những phổ quát. Giữa những cá biệt, chúng ta có quen biết với dữ liệu giác quan và (hầu như chắc chắn) với chính chúng ta. Giữa những phổ quát, xem ra không có nguyên lý qua đó chúng ta có thể quyết định cái gì có thể biết được bởi quen biết, nhưng là rõ ràng rằng giữa những gì có thể là biết được như vậy là những phẩm tính cảm giác, những quan hệ về không và thời gian, tính tương tự, và những phổ quát trửu tượng lôgích nào đó. Kiến thức dẫn xuất của chúng ta về những sự vật, mà chúng ta gọi là kiến thức do mô tả, luôn luôn bao hàm cả hai quen biết với một gì đó và kiến thức về những sự thật. Kiến thức trực tiếp của chúng ta về những sự thật có thể được gọi là kiến thức trực giác, và những sự thật biết được như thế có thể được gọi là những sự thật tự-hiển nhiên. Giữa đám những sự thật kiểu như thế có bao gồm những điều chỉ đơn giản phát biểu những gì được giác quan đem lại, và cũng còn thêm những nguyên lý số học và lôgích trừu tượng nào đó, và (mặc dù với kém chắc chắn hơn) một vài mênh đề đạo đức. Kiến thức dẫn xuất của chúng ta về những sự vật, mà chúng ta gọi là kiến thức qua mô tả, luôn luôn bao hàm cả hai – quen biết về một-gì gì đó và kiến thức về những sự thực. Kiến thức dẫn xuất của chúng ta về những sự thật bao gồm tất cả mọi gì-gì mà chúng ta có thể suy diễn từ những sự thật tự hiển nhiên bằng cách dùng những nguyên lý tự-hiển nhiên của diễn dịch.

Nếu kết toán kể trên là đúng, tất cả kiến thức về những sự thực tuỳ thuộc trên kiến thức trực giác của chúng ta. Thế nên thành ra quan trọng để suy xét bản chất và phạm vi của kiến thức trực giác, trong cùng một cách rất giống như sớm hơn ở hồi trước đây, chúng ta đã suy xét bản chất và phạm vi của kiến thức qua quen biết. Nhưng kiến thức về những sự thực nêu lên một vấn đề xa hơn, nó không nổi lên trong hướng nhìn về kiến thức về những sự vật, đó là vấn đề của sai lầm. Một vài những tin tưởng của chúng ta cuối cùng quay ra thành sai lầm, và do đó trở nên cần thiết phải suy xét - làm sao, nếu mà được chăng - chúng ta có thể phân biệt kiến thức với sai lầm. Vấn đề này không dấy lên theo hướng kiến thức qua quen biết, vì, dẫu bất cứ gì có thể là đối tượng của sự quen biết, ngay cả trong những giấc mơ và những ảo giác, không có dính líu với sai lầm, cho đến chừng nào chúng ta không đi quá khỏi đối tượng trực tiếp: sai lầm chỉ có thể xảy ra khi chúng ta xem đối tượng trực tiếp, i.e. dữ liệu-giác quan, như là dấu-nhãn của một vài đối tượng vật lý. Thế nên những vấn đề được kết nối với kiến thức về những sự thật thì khó khăn hơn là những gì được kết nối với kiến thức về những sự vật. Vì là vấn đề đầu tiên của những vấn đề kết nối với kiến thức về những sự thật, chúng ta hãy xem xét bản chất và phạm vi của những phán đoán trực giác của chúng ta.

Chương XI. Về Kiến thức Trực giác

Có một ấn tượng phổ thông rằng tất cả những gì mà chúng ta tin tưởng đã phải có khả năng có được bằng chứng, hay ít nhất được trình bày là rất cao có lẽ đúng thật. Phần đông cảm thấy rằng một tin tưởng mà nó không có lý do nào có thể trưng dẫn cho thì là một tin tưởng vô lý. Trong chủ yếu, quan điểm này là đúng. Hầu hết tất cả những tin tưởng quen thuộc của chúng ta – chúng hoặc là được suy diễn, hay có khả năng có thể được suy diễn từ những tin tưởng khác – những tin tưởng khác này có thể được xem là đem lý do cho chúng.

Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Mar/2010)



[1] Plato – “theory of ideas” - “eidos” hay “form” (“εἶδος” -eidos and “ἰδέα” - idea) – tạm dịch là “thể dạng”. Plato dùng cả hai, đều để chỉ những thực thể bất biến, vĩnh cửu và phổ quát tuyệt đối. Theo ông, chúng là bản thể hay kiến trúc nội tại của sự vật. Chúng phi thời và phi không gian (atemporal & aspatial)
Những ý tưởng hay thể dạng trong lý thuyết của Plato thì khách quan – hiểu theo nghĩa là chúng đứng ngoài và vượt trên các kinh nghiệm của chúng ta – trái ngược với ý tưởng trong triết học hiện đại là chủ quan – những ý tưởng trong trí não (mental ideas).
Đây là điều nên chú ý - để tránh lẫn lộn – Thế nên nhiều học giả hiện nay gọi lý thuyết của Plato là Thuyết về Thể Dạng (Theory of Forms), chứ không gọi là Thuyết về Ý tưởng (Theory of Ideas).
[2] “essence” – có khi dịch là yếu tính – cái tính chất cốt lõi để phân biệt nó với cái khác-nó.
[3] “whiteness” – chỉ cái “tính trắng” trong màu trắng – nếu dịch là “sắc trắng” – nghe Việt hơn, nhưng không thực chỉ ý trừu tượng vốn có trong ngôn ngữ phương Tây, như Anh ngữ (thuật từ + ness = danh từ chỉ tính chất trừu tượng của thuật từ) và đặc biệt B. Russell dùng ở đây khi ông đang bàn về ý niệm tự thân, hay thể dạng tự thân theo như Plato. “Tính trắng” - không có trong thế giới vật lý, chỉ “có” trong trí não chúng ta, hoàn toàn trừu tượng, và khách quan, vì “tính trắng” của bạn cũng giống như của tôi, và như của tất cả mọi người.
Chúng là những khung, dạng, thể, ý,… Chúng như những thực thể, là những đối tượng đang sinh hoạt, đi lại ở đằng sau chúng ta, trong khi đó, chúng ta - bị trói giam - luôn luôn phải ngồi quay lưng lại với chúng, nên chỉ thấy được bóng - những cái không thật - của chúng, soi hắt lên trên vách tường hầm trước mặt. Thế nên những gì chúng ta xem thấy, cứ tưởng là thực, chỉ là những cái bóng của cái thực không thấy. Đây là nội dung vắn tắt của ngụ ngôn kể trong huyền thoại nổi tiếng Cái Hầm của Plato (Myth of the Cave).
[4] “mysticism” – huyền bí – (Tàu dịch là thần bí chủ nghĩa - 神 秘 主 義); chúng ta đã dịch “mythology” là huyền thoại học – vậy ở đây dịch “mysticism” là huyền bí thì hợp hơn.
[5] Tạm thí dụ:
a. Chị Tám, anh Ba, Hà nội – những từ chỉ tên riêng – chỉ những cá biệt cụ thể
b. “độc lập”, “đẹp”, “trong”, “chạy” – chỉ những phổ quát – sự độc lập, cái đẹp, sự ở-trong (v/s ở-ngoài) , sự chạy, vv…
[6] “now” trong nguyên văn.
[7] “thing” trong tiếng Anh có thể dùng chỉ trống không, chung chung bất cứ gì – là sự ,việc, điều, cái, đồ, thứ, loại, giống, con… nên thỉnh thoảng tôi đành dịch là “gì-gì”, nghe không ổn nhưng đúng ý tác giả. Sẽ tìm từ khác thay thế sau.
[8] “adjective” - “thuật từ” - modifies a noun. It describes the quality, state or action that a noun refers to.
[9] “substantive” - “chủ danh từ” - is a term covering all words that can function like a noun. Substantives include nouns, gerunds, adjectival nouns and pronouns.
[10] “monism” – theo nghĩa ở đây – dịch là thuyết nhất thể - the philosophical theory that reality is a unified whole and is grounded in a single basic substance or principle.
Từ “nhất nguyên luận” (一 元 論) có ý khác, hiểu như nghịch với nhị nguyên luận.
[11] “monadism” - trong siêu hình học của Leibnitz, là một đơn vị bất phân, bất hoại, bất nhập, được xem là thành tố cơ bản của thực tại và là một thu nhỏ của thực tại – “đan tử luận” -單子論
[12] Nguyên văn “All a priori knowledge deals exclusively with the relations of universals”.
[13] Nguyên văn: “all of one class of particulars belong to some other class” hay “all particulars having some one property also have some other”.
[14] Nguyên văn “'any two and any other two are four'”.
[15] Nguyên văn “'any collection formed of two twos is a collection of four'”