Saturday, November 28, 2009

Thiên đường dậy sóng hoài nghi


Thiên đường dậy sóng hoài nghi

Problems with Heaven (1997)
Michael Martin




Lời người dịch

Ai ai cũng muốn lên thiên đường, nhưng chẳng ai muốn chết cả [1]

Câu hát đó đập vào tôi ngay lần nghe đầu tiên, cách nay đã rất lâu, nên đến giờ đã quên mất cả tên người hát, và cũng quên cả các phần sau. Một nghịch lý của các tôn giáo phương Tây: Chết và Thiên đường. Phải chết xong đã, mới thấy cánh cửa vào đất Hứa. Thế nên Thiên đường vẫn là một hoài nghi – vì chưa chết nên không thể biết thực hư, nhưng chết rồi, thực hư không thể nói, mà cho cùng, với người chết, biết còn chăng chuyện thực hư. Vậy nên, thiên đường chỉ là để cho người sống bàn bạc, mơ tưởng, và nhất là rao giảng.


Nếu chỉ là giấc mộng đêm của con người như phương Đông nhìn lên trăng, mơ chốn Thiên thai, hay Bồng lai, tiên cảnh, có sáo trúc êm, có dáng hằng tuyệt mỹ, ...nó vô hại, nên thơ, đẹp đẽ, và lại còn đầy hứng cảm nghệ thuật.

Nhưng lớn mạnh hơn mộng đêm, đến những khát khao bản năng của tranh sống ngày, là mộng ngày; ở trong không gian của những hữu hạn nên thèm ước cái không gian khác chứa đầy vô hạn, nghèo khó nên ước giàu sang, xấu xa nên ước đẹp đẽ, khổ đau nên ước hạnh phúc,… mộng ngày là khát khao bản năng nên thường chỉ tìm đến số, đến lượng để thỏa mãn đói khát, bỏ quên hay coi nhẹ giá trị phẩm chất. Thế nên chúng ta nghe kể thiên đường có vô tận những cái này, vô hạn những thứ kia, vô cùng những điều nọ. Mọi thứ đều đong bằng “bao nhiêu là…”. Con người khát quá, thèm quá, muốn quá, tự nhiên đấy thôi. Nhưng những ước ao tự nhiên và thơ ngây đó của con người đã bị những phù thuỷ tôn giáo vẽ vời thành một Thiên đường dẫn dụ. Và bức tranh mới vụng về làm sao, đầu đuôi bất nhất. (Đọc bài này của Michael Martin) Tựa những lời hứa dỗ dành con trẻ, nay thế này, mai thế khác, sau cùng có ai ngắm kỹ lại, với chút suy nghĩ thấy ngay bức tranh Thiên đường rách bươm, vá víu, chắp nối, có rất nhiều lúc vội vàng nên điều hứa sau đã trái nghịch với lời hứa hấp tấp trước. Thiên đường có lẽ chẳng có thể ví được với một bức tranh, tôi có rộng rãi quá chăng? Ở chính phương Tây này, người ta chẳng vẫn gọi nó trần trụi là một cái bánh vẽ trên trời đó sao. Là bánh thì không, nhưng có là tranh đi nữa, nhưng chấp vá, nên có bao giờ thoả được dẫu một chút mộng chân thực con người.


Friday, November 27, 2009

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây - (2)


Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần I – Các triết gia trước Socrates



Chương I – Sự bừng dậy của Văn minh Hylạp

Trong xuốt lịch sử, không có gì thật ngạc nhiên và khó khăn đến thế, khi giải thích sự bừng dậy đột nhiên của văn minh tại Hylạp. Phần lớn những gì làm nên văn minh đã có mặt hàng nghìn năm ở Egypt và ở Mesopotamia, và đã từ đấy lan ra các nước láng giềng. Nhưng vẫn còn thiếu một số yếu tố cho đến khi Hylạp đem thêm. Những gì họ đạt được về mỹ thuật và văn chương thì quen thuộc với mọi người, nhưng những gì họ đã làm được trong lĩnh vực trí thức thuần tuý thì siêu việt, lại còn khác thường hơn. Họ phát minh toán học [1], và khoa học và triết học; họ đầu tiên viết sử, thay vì chỉ là các biên niên, họ bàn luận rộng rãi về bản chất thế giới và những mục đích của đời người, không bị xiềng xích tín điều thừa hưởng nào trói buộc. Những gì đã xảy ra thật xửng xốt quá sức tưởng tượng đến nỗi, đến tận gần đây, người ta hài lòng chỉ nhìn và nói một các huyền bí về thiên tài Hylạp. Tuy vậy, sự phát triển của Hylạp có thể hiểu được qua ngôn từ khoa học và cũng đáng công làm như thế.

Thần học và Phản chứng



Thần học và Phản chứng

Theology and Falsification (1950)
Antony Flew






Lời người dịch

Có thể phản chứng các tin tưởng tôn giáo như Kitô giáo không? Nếu không, tại sao và có nghĩa gì?

Bài viết ngắn này của Antony Flew, triết gia nước Anh– ra đời từ 1950– và đến nay vẫn được nhắc nhở, đọc lần đầu tại Socratic Club, Oxford. Ông trình bày: Một điều gì đó không thể chứng minh là đúng– nếu không thể định rõ các đòi hỏi tất yếu và đủ, để chứng minh ngược lại– nó là sai. Dùng luận lý của triết lý khoa học này, để chỉ ra tính chất không thể chứng minh là sai (Falsification) của các phát biểu thần học Kitô. Trên quan điểm hoài nghi vô thần, ông thấy chúng luôn luôn chạy trốn sự thật vì có lẽ chúng không chứa một sự thật nào. Vì thế, các câu như – “Gót hiện hữu”, “Gót là yêu thương”,v.v…Vì không thể chứng minh là sai, nên không thể biết có đúng không, vậy thái độ là không thể tin và quan điểm là có lẽ chúng dối trá.

Tuesday, November 10, 2009

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (1)



History of Western Philosophy
Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây







Chương Dẫn Nhập

Những khái niệm [1] về đời sống và thế giới mà chúng ta gọi là “triết lý”, là sản phẩm của hai thành tố: một, thừa hưởng những khái niệm tôn giáo và đạo đức; hai, một thứ nghiên cứu có thể gọi là “khoa học”, dùng từ này với nghĩa rộng nhất của nó. Hai thành tố này có phần tỉ lệ khác nhau rất xa trong những hệ thống của mỗi triết gia, nhưng sự có mặt của cả hai, trong chừng mực ít nhiều, biểu thị đặc điểm của triết học.

“Triết học” là từ vẫn đã được dùng với nhiều nghĩa, đôi khi rộng rãi hơn, đôi khi chật hẹp hơn. Tôi đề nghị dùng nó với nghĩa rất rộng, mà giờ đây tôi sẽ gắng giải thích.


Saturday, November 7, 2009

Bertrand Russell - Yếu tính của tôn giáo

Yếu tính của tôn giáo


The essence of religion
Bertrand Russell (1872-1970)








Lời dẫn của người dịch bản tiếng Việt

Yếu tính của tôn giáo, bản in đầu tiên trong The Hibbert Journal, Oct 1912, một tạp chí ra ba tháng một kỳ, chuyên về tôn giáo, thần học và triết học, tại London, nước Anh. Người bạn tình của Russell lúc ấy là bà Ottoline Morell rất mộ đạo, nên Russell viết bài này, đưa cho bà đọc, rồi sau đó cho các hội viên hội The Heretics tại đại học Cambridge thảo luận. Ông trình bày một quan điểm về tôn giáo – của cá nhân ông – không cần đến giáo điều, giáo chủ, giáo hội, là những điều ông lên án phản lý trí, phản đạo đức điển hình trong một luận văn nổi tiếng khác về tôn giáo Tại Sao Tôi Không là người Kitô?”

Lúc ấy, có nhiều phản ứng trái ngược về bản văn. Trong thư riêng gửi Russell, Tagore thú vị cho biết nó nhắc người đọc như ông đến hai câu của Upanishad về tiểu ngã, đại ngã.