Friday, November 27, 2009

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây - (2)


Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần I – Các triết gia trước Socrates



Chương I – Sự bừng dậy của Văn minh Hylạp

Trong xuốt lịch sử, không có gì thật ngạc nhiên và khó khăn đến thế, khi giải thích sự bừng dậy đột nhiên của văn minh tại Hylạp. Phần lớn những gì làm nên văn minh đã có mặt hàng nghìn năm ở Egypt và ở Mesopotamia, và đã từ đấy lan ra các nước láng giềng. Nhưng vẫn còn thiếu một số yếu tố cho đến khi Hylạp đem thêm. Những gì họ đạt được về mỹ thuật và văn chương thì quen thuộc với mọi người, nhưng những gì họ đã làm được trong lĩnh vực trí thức thuần tuý thì siêu việt, lại còn khác thường hơn. Họ phát minh toán học [1], và khoa học và triết học; họ đầu tiên viết sử, thay vì chỉ là các biên niên, họ bàn luận rộng rãi về bản chất thế giới và những mục đích của đời người, không bị xiềng xích tín điều thừa hưởng nào trói buộc. Những gì đã xảy ra thật xửng xốt quá sức tưởng tượng đến nỗi, đến tận gần đây, người ta hài lòng chỉ nhìn và nói một các huyền bí về thiên tài Hylạp. Tuy vậy, sự phát triển của Hylạp có thể hiểu được qua ngôn từ khoa học và cũng đáng công làm như thế.

Triết học bắt đầu với Thales, vị này, may mắn, có thể định niên đại qua sự kiện ông đã tiên đoán một thiên thực [2], theo như tính toán của các nhà thiên văn, đã xảy ra năm 585 TCN. Triết học và khoa học – khởi thủy không tách đôi – do đó đã cùng ra đời vào đầu thế kỷ thứ VI. Đã xảy ra những gì ở Hylạp và các xứ lân cận trước thời điểm này. Bất cứ lời đáp nào phải có phần phỏng đoán, nhưng khoa khảo cổ học, trong thế kỷ hiện đại, đã cho chúng ta nhiều kiến thức hơn tất cả thời những ông cha chúng ta đã có.

Thuật viết chữ đã được sáng tạo ở Egypt khoảng năm 4000 TCN, và Babylon sau đó không lâu. Ở mỗi nước, chữ viết bắt đầu bằng những hình vẽ của các đối tượng muốn tả. các hình vẽ này nhanh chóng thành qui ước hoá, như thế các từ thay bằng những hình tượng, như chúng vẫn còn dùng ở nước Tàu. Trải qua hàng nghìn năm, hệ thống cồng kềnh này phát triển thành cách viết dùng chữ cái.

Do các sông Nile, Tigris, và Euphrates, văn minh đã phát triển sớm tại Egypt và Mesopotamia, canh nông rất dễ dàng và rất phì nhiêu nhờ những dòng sông này. Văn minh ấy có nhiều dạng thức rất tương tự với những gì người Spaniard đã gặp ở Mexico và Peru. Có một vị vua linh thiêng, với những uy quyền chuyên chế; Ở Egypt, vị này làm chủ tất cả đất đai. Có một tôn giáo đa thần với một vị thầntối cao, vị này và nhà vua có quan hệ thân tính đặc biệt. Có một giai cấp quí tộc quân đội, và cũng có một gia cấp quí tộc tăng lữ. Giai cấp kể sau thường có khả năng lấn áp quyền hoàng gia, nếu có nhà vua yếu hay nếu vị này bận tiến hành một cuộc chiến khó khăn. Những người canh tác đất đai là các nông nô, thuộc về nhà vua, về giới quí tộc, và giới tăng lữ.

Có một sự khác biệt đáng kể giữa gót học Egypt và Babylon. Những người Egypt đã bận tâm với sự chết và đã tin tưởng linh hồn những người chết đi xuống âm phủ, ở đấy, họ sẽ được Osiris phán xử tùy theo tư cánh đời sống lúc ở trần gian. Họ có ý nghĩ linh hồn cuối cùng sẽ trở lại với thân xác : điều này đưa đến sự bó giữ xác chết và sự xây dựng những dinh mộ nguy nga. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV và đầu thế kỷ III trước công nguyên, nhiều nhà vua khác nhau xây những Kim tự tháp. Sau giai đoạn này, văn minh Egypt trở nên càng ngày càng khuôn sáo và sự bảo thủ tôn giáo đã làm không thể có tiến bộ. Vào khoảng 1800 TCN, Egypt đã bị giống dân Sernite là dân Hyksos xâm chiếm, và thống trị xứ này vào khoảng hai thế kỷ. Những người xâm lăng không để lại dấu vết vĩnh viễn nào tại Egypt, nhưng sự hiện diện của họ đã giúp cho văn minh Egypt lan tràn qua Syria và Palestine.

Babylon đã có một phát triển nặng phần về chiến trận hơn Egypt. Đầu tiên, giai cấp thống lĩnh không phải là giống dân Semites, nhưng là “Sumerian” có nguồn gốc không được biết. Họ sáng chế ra cách viết chữ dùng các hình nêm [3] mà sau đó dân Semites chiến thắng đã lấy của họ. Có một giai đoạn có nhiều thành phố khác biêt và độc lập đánh lẫn nhau, nhưng cuối cùng Babylon trở nên hùng mạnh nhất và thành lập một đế quốc. Những thần của các thành phố khác trở nên chịu đóng vai dưới, và Marduk, thần của Babylon, chiếm lĩnh một địa vị giống như sau này Zeus đã có trong đền thờ những thần của Hylạp. Những sự kiện cùng loại như thế đã xảy ra ở Egypt, nhưng ở thời gian sớm hơn trước đó nhiều. Những tôn giáo của Egypt và Babylonia, giống như những tôn giáo cổ thời khác, đã bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực [4]. Mặt đất là nữ, mặt trời là nam. Con bò đực thường được xem là hiện thân của tính đực sung mãn, và các thần bò đã rất phổ thông. Ở Babylon, Ishtar, nữ thần Đất, vị thần cao nhất trong các nữ thần [5]. Trong khắp vùng Tây Á, Mẹ Đất đã được sùng kính và thờ phụng với nhiều tên gọi khác nhau. Khi những người Hylạp thực dân tại vùng Tiểu Á gặp được các đền thờ vị nữ thần này, họ gọi bà là Artemis và gánh tiếp lấy tín ngưỡng sẵn có ấy. Đây là nguồn gốc của “Diana của Ephesians” [6]. Kitô biến đổi bà vào thành Trinh nữ Mary [7], và chính là công đồng Ephesus đã hợp thức hóa danh xưng “Mẹ Gót” [8] cho vị phu nhân này của chúng ta. Nơi nào một tôn giáo ràng buộc với chính phủ của một đế quốc, những động cơ chính trị tác động lớn vào sự chuyển đổi các đặc trưng nguyên thuỷ của nó. Một nam thần hay một nữ thần trở nên kết hợp với Nhà nước, và phải đem cho không chỉ thu hoạch mùa màng thặng dư, nhưng cả toàn thắng trong chiến tranh. Một giai cấp tăng lữ giàu có đã soạn thảo chi li các nghi thức cúng tế và lý thuyết về thần linh, và xếp đặt đâu đó những thánh thần của những vùng lãnh thổ tạo thành của để quốc vào một chung một đền thờ bách thần [9]. Qua sự kết hợp với chính quyền, những thầncũng đã trở nên liên hợp với luân lý [10]. Các nhà làm luật đã nhận được các điều lệ từ một vị gót; như thế mỗi một vi phạm luật pháp đã trở thành một phạm thánh. Bộ luật pháp cổ nhất vẫn còn được biết là của Hammurabi, vua xứ Babylon, vào khảng năm 2100 TCN; bộ luật này đã được nhà vua xác nhận là từ Marduk đã trao cho ông. Sự nối kết giữa tôn giáo và luân lý đã tiếp tục thành gần gũi hơn xuốt trong cổ thời.

Tôn giáo của người Babylon, không giống như của Egypt, đã quan tâm với phồn vinh trong thế giới này hơn là hạnh phúc trong kế tiếp. Ma gích [11], khoa bói toán, khoa đoán sao [12] mặc dù không là nét đặc biệt của người Babylon, đã phát triển ở đây nhiều hơn những nơi khác, và chủ yếu qua Babylon, các khoa này đã dành được chỗ đứng cho cổ thời tiếp sau. Từ Babylon có ra được vài thứ thuộc về khoa học: sự phân chia ngày thành hai mươi bốn giờ, chia vòng tròn thành 360 độ; và cũng cả sự khám phá một chu trình những thiên thực, nó có thể tiên đoán nguyệt thực với chắc chắn, và nhật thực với một vài xác xuất. Những kiến thức này của người Babylon, rồi chúng ta sẽ thấy, đã được Thales thu tập. Những văn minh của Egypt và Mesopotamia là nông nghiệp, và của những quốc gia láng giềng xung quanh là chăn nuôi. Một yếu tố mới đã đến với sự phát triển của thương mại, vốn lúc đầu hầu như hoàn toàn hàng hải. Cho đến khoảng 1000 TCN các vũ khí làm bằng đồng, và những nước nào không có được các kim loại cần thiết trong lãnh thổ riêng mình đã bị buộc phải có chúng bằng mua bán hay ăn cướp biển. Đi ăn cướp đã là một mưu chước tạm thời, nhưng trong những điều kiện xã hội và chính trị tương đối ổn định, thương mại được thấy là sinh lãi nhiều hơn. Về mặt thương mãi, đảo Crete xem ra đã khởi đầu. Trong khoảng chừng mười một thế kỷ, từ 2500 TCN cho đến 1400 TCN một nền văn hoá rất tiến bộ về mỹ thuật, được gọi là Minoan, có mặt ở Crete. Những gì còn sống sót từ mỹ thuật của người Cretan cho ấn tượng một sự vui hoạt và gần như một xa xỉ đồi truỵ, rất khác với sự ảm đạm đáng khiếp hãi của các đền Egypt.

Hầu như không biết được gì về nền văn minh quan trọng này, cho đến khi có những khai quật (khảo cổ) của Sir Arthur Evans và những khai quật khác. Nó là một nền văn minh hàng hải, gần gũi tiếp cận với Egypt (trừ khoảng thời kỳ dân Hyksos chiếm giữ). Theo những tranh vẽ Egypt, hiển nhiên giữa Egypt và Crete đã có một thương mại đáng kể, do các thuỷ thủ Crete thực hiện, nền thương mãi này đạt đến đỉnh tối cao của nó và khoảng 1500 TCN Tôn giáo của dân Cretan xuất hiện như có nhiều tương đồng với những tôn giáo của Syria và vùng Tiểu Á, nhưng trong mỹ thuật, nó lại giống với của Egypt nhiều hơn, mặc dù mỹ thuật Cretan rất độc đáo, không bắt chước ai cả và sửng xốt tràn đầy sự sống. Trung tâm của văn minh Cretan đã được gọi cho cái tên là “cung điện của Minos” ở Knossos, mà những ký ức về nó sẽ vướng rơi rải rác trong cổ điển Hylạp. Những cung điện của Crete đã rất tráng lệ, nhưng bị phá huỷ hết vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười bốn TCN có lẽ bới những người xâm lăng từ Greece. Niên đại lịch sử của Crete suy diễn ra được từ những đồ vật Egypt tìm được ở Crete, và những đồ vật Crete tìm được ở Egypt, trước sau, kiến thức của chúng ta có được (về đảo này) thì tuỳ thuộc trên các bằng chứng khai quật khảo cổ.

Những người Crete thờ một vị nữ thần, hay có lẽ rất nhiều nữ thần. Một vị nữ thần không thể nghi ngờ được, rõ ràng nhất đã là “Cô chủ của các loài Thú” [13], vị này là một thợ săn, và có lẽ là nguồn của nữ thần cổ điển Artemis [14]. Bà hay một bà khác, cũng là một người mẹ, vị nam thần duy nhất, kể ngoài “Chủ tể các loài Thú”, là con trai của bà. Có vài bằng chứng của sự tin tưởng một kiếp sau, cũng như tin tưởng của người Egypt, trong chốn ấy, những việc làm tốt xấu trên trần sẽ nhận được thưởng hay phạt. Những toàn bộ Cretan hiện ra, từ trong mỹ thuật của nó, là một giống dân vui vẻ, không bị những dị đoan mê tín u ám đè nặng. Họ rất mê đấu bò, trong các cuộc đấu cả nữ lẫn nam toreador [15] đã biểu diễn những động tác nhào lộn điêu luyện đến sửng sốt. Những cuộc đấu bò là những lễ hội tôn giáo, và Sir Arthur Evans nghĩ rằng những người trình diễn thi đấu thuộc về đẳng cấp quí phái cao quí nhất. Những tranh vẽ còn xót đến nay đầy những động tác và rất hiện thực chủ nghĩa.

Người Cretan có một chữ viết hàng ngang, nhưng vẫn chưa giải mã được để đọc. Ở đất nhà, họ hoà bình, và các đô thị của họ không có tường thành; không ngờ gì nữa, sức mạnh hải quân đã bảo vệ họ.

Trước khi văn hoá Minoan bị huỷ diệt, nó lan sang phần Hy lap đất liền, khoảng năm 1600 TCN, văn hoá này suy thoái dần dần thành nhiều chặng, đến tận 900 TCN. Văn minh ở vùng đất liền này được gọi là Mycenaean, biết được qua những mộ các vì vua và cũng qua các pháo đài xây trên những đỉnh đồi, cho thấy có lo sợ nhiều hơn về chiến tranh so với lúc ở đảo Crete. Cả lăng mộ lẫn pháo đài còn tạo mãi những ấn tượng không phai trong tưởng tượng của cố điển Hylạp. Những sản phẩm mỹ thuật cổ điển hơn trong các cung điện đã hoặc thực là công trình của Cretan hay rất gần gũi với mỹ thuật của Crete. Văn minh Mycenaean, đã được nhìn qua một màn mờ ảo huyền thoại, là những gì vẽ trong Homer.

Bertrand Russell

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Nov/2009)







[1] Số học và vài dạng hình học đã có mặt trong những dân tộc Egypt và Babylon, nhưng chủ yếu còn ở dạng những nguyên tắc ngắn gọn trên kinh nghiệm thực tế (rules of thumb). Lý luận diễn dịch từ tiền đề tổng quát là sang tạo của Hylạp.
[2] Nguyên bản eclipse – không rõ nhật hay nguyệt- thực.
[3] cuneiform
[4] fertility cult
[5] god – nếu viết thường, chỉ một thần linh có năng lực siêu phàm (a supernatural being) – có thể dịch là thần, thánh. Nếu viết hoa “God” – chỉ vị thần giả định là có và đã sáng tạo vũ trụ, ý niệm cơ bản của các tôn giáo độc thần, như Kitô, Islam, Dothái.
Tôi giữ nguyên âm – “gót” cho trường hợp đấu, và “Gót” cho trường hợp sau
[6] CTTG (Chú thích của tác giả) – Diana là từ Latin tương đương vủa Artemis. Chính là Artemis đã được nhắc trong kinh thánh Greek, trong bản dịch chúng ta (Anh ngữ) nói về Diana.
[7] The Virgin Mary
[8] Mother of God
[9] Pantheon
[10] Morality
[11] Magic – đã thường dịch quen là ma thuật
[12] Astrology – chiêm tinh
[13] “Potnia Theron” (“Πότνια Θηρῶν”, “Mistress of the Animals”)
[14] CTTG – Bà có một vị thần nam là song sinh hay chồng, “Chúa tể Loài thú”, nhưng vị nam thần này không nổi tiếng lỗi lạc như vị nữ. Chính là về sau này, trong cổ thời, Artemis đã được xem nhận là Người Mẹ Cả của vùng Tiểu Á (“The Great Mother of Asia Minor”)
[15] Người đấu bò