Thần học và Phản chứng
Theology and Falsification (1950)
Lời người dịch
Có thể phản chứng các tin tưởng tôn giáo như Kitô giáo không? Nếu không,
tại sao và có nghĩa gì?
Bài viết ngắn này của Antony Flew, triết gia nước Anh– ra đời từ 1950– và đến nay vẫn được nhắc nhở, đọc lần đầu tại Socratic Club, Oxford. Ông trình bày: Một điều gì đó không thể chứng minh là đúng– nếu không thể định rõ các đòi hỏi tất yếu và đủ, để chứng minh ngược lại– nó là sai. Dùng luận lý của triết lý khoa học này, để chỉ ra tính chất không thể chứng minh là sai (Falsification) của các phát biểu thần học Kitô. Trên quan điểm hoài nghi vô thần, ông thấy chúng luôn luôn chạy trốn sự thật vì có lẽ chúng không chứa một sự thật nào. Vì thế, các câu như – “Gót hiện hữu”, “Gót là yêu thương”,v.v…Vì không thể chứng minh là sai, nên không thể biết có đúng không, vậy thái độ là không thể tin và quan điểm là có lẽ chúng dối trá.
Thách thức của Flew nổi tiếng trong lịch sử triết học, đã có nhiều phản ứng,
không riêng trong lĩnh vực triết học tôn giáo, hay luận chứng về tà ác, và đã đẩy
các triết gia hữu thần đến chân tường, khiến họ phải đi đến phủ nhận Gót không
phải là một sự kiện khả nghiệm (nghĩa là không thể thử nghiệm được).
Bài viết ngắn này của Antony Flew, triết gia nước Anh– ra đời từ 1950– và đến nay vẫn được nhắc nhở, đọc lần đầu tại Socratic Club, Oxford. Ông trình bày: Một điều gì đó không thể chứng minh là đúng– nếu không thể định rõ các đòi hỏi tất yếu và đủ, để chứng minh ngược lại– nó là sai. Dùng luận lý của triết lý khoa học này, để chỉ ra tính chất không thể chứng minh là sai (Falsification) của các phát biểu thần học Kitô. Trên quan điểm hoài nghi vô thần, ông thấy chúng luôn luôn chạy trốn sự thật vì có lẽ chúng không chứa một sự thật nào. Vì thế, các câu như – “Gót hiện hữu”, “Gót là yêu thương”,v.v…Vì không thể chứng minh là sai, nên không thể biết có đúng không, vậy thái độ là không thể tin và quan điểm là có lẽ chúng dối trá.
Karl Popper đưa ra luận thuyết nổi tiếng – không phải chỉ bằng vào kiểm
nhận (verification) được hay không khiến một phát biểu thành có ý nghĩa,
Đúng hơn, điều quan trọng trong thu tìm kiến thức là ở chỗ chúng ta có thể có
khả năng chứng minh ngược lại (falsification) các giả định của chúng ta
hay không. Đây chính là điều quan trọng trong triết lý khoa học – tất cả cá kiến
thức khoa học (từ Newton, Darwin, Einstein, Heisenberg, Planck, cho đến …) không
đúng theo nghĩa tuyệt đối, nhưng vì là còn chưa (thể chúng minh là)
sai, nên chúng vẫn là đúng, và các ứng dụng của chúng vẫn vận hành
hiệu quả ở thế giới vật lý như chúng ta biết được. Đó là sự quan trọng của phản
chứng trong khoa học (to falsify a theory). Như vậy ngoài những chân lý tiên
nghiệm (a priori), các tin tưởng muốn có giá trị như các kiến thức khoa
học, phải có thể chứng minh (ngược) được chúng là có thể sai. Những gì không thể
phản nghiệm được, chúng chỉ là giả-khoa-học (pseudo science) thí dụ khoa
chiêm tinh, hay giả chân lý – như khoa thần học, Antony Flew đang bàn ở đây.
Người dịch
Lê Dọn Bàn
Thần học và Phản chứng
Chúng ta hãy bắt đầu bằng một ngụ ngôn. Đó là ngụ ngôn khởi từ một câu
chuyện John Wisdom kể trong bài văn ám ảnh và mặc khải của ông “Gods”
[1]. Ngày xưa, đã xưa lắm, có hai nhà thám hiểm thấy giữa rừng một khoảng trống.
Trong khoảng đất trống này có trồng nhiều hoa và nhiều cỏ dại. Một nhà thám hiểm
nói “Phải có nhà vườn nào đó chăm nom khoảng đất này.” Người thám hiểm kia không
đồng ý, “Làm gì có kẻ làm vườn nào!” Thế nên họ dựng lều và canh chừng. Tuyệt
chẳng hề thấy kẻ làm vườn nào cả. “Nhưng có lẽ là một người làm vườn vô hình.”
Vậy nên họ dựng hàng rào kẽm gai. Họ truyền điện vào hàng rào. Họ dắt chó săn đi
tuần. (Vì họ nhớ Người vô hình [2] (The Invisible Man) của H. G.
Well, vừa có thể ngửi và sờ được, mặc dù không thể nhìn thấy được.) Nhưng chẳng
nghe tiếng kêu nào để đoán là đã có kẻ xông vào điện hàng rào bị giật. Hàng rào
chẳng tí động đậy nào để báo là đã có kẻ xâm nhập. Những con chó săn không hề sủa
một tiếng. Ấy thế mà Tin Tưởng vẫn không nghe theo. “Nhưng có một kẻ làm vườn,
vô hình, không thể chạm đến, vô cảm với điện hàng rào, một người làm vườn không
gây mùi, không tạo tiếng, một người làm vườn bí mật đến thăm và chăm sóc vườn ông
yêu quí.” Cuối cùng, Hoài Nghi tuyệt vọng, “Thế nhưng còn lại gì đâu từ xác quyết
tiên khởi của bạn? Chỉ còn điều bạn gọi là một người làm vườn vô hình, không thể
chạm đến, không thể nắm được khác như thế nào với một người làm vườn tưởng tượng,
hay ngay cả khác ra làm sao với không có người làm vườn nào cả?”
Trong ngụ ngôn này chúng ta có thể thấy, làm sao từ điều gì đó khởi đầu như một xác quyết, rằng một gì đó hiện hữu, hoặc rằng, giữa những phức tạp nào đó của hiện tượng có một vài tương đồng, có thể cứ từng bước một, giản lược chúng về một trạng thái khác biệt hoàn toàn, về một biểu tả có lẽ của một “hình ảnh ưa chuộng.” [3] Hoài Nghi nói không có người làm vườn. Tin Tưởng nói có người làm vườn (nhưng vô hình,..vv.). Một người nói về hành vi tính dục. Một người khác lại thích nói về thần Ái tình [4] (nhưng biết không thực có một siêu nhân nào đứng bên cạnh, hay có trách nhiệm cách nào đó, về tất cả mọi hiện tượng tính dục)[5]. Tiến trình thẩm định có thể được tra xét ở bất cứ vị trí nào, trước khi xác quyết nguyên thủy hoàn toàn rút lui mất, và một điều gì đó của xác quyết đầu tiên sẽ còn lại (Tautology) [6]. Phải thú nhận, cái người vô hình của tác giả Wells không thể xem thấy, nhưng về mọi phương diện khác, ông ta là một người giống như tất cả chúng ta còn lại. Nhưng qua tiến trình thẩm định có thể là và dĩ nhiên thường là, xen vào kịp lúc, không phải lúc nào ngăn lại hợp pháp cho được. Một người nào đó có thể tiêu huỷ xác quyết của hắn hoàn toàn mà không để ý là anh ta đã làm như vậy. Một giả thuyết tốt đẹp vững chãi có thể bị giết từng li [7] một, cái chết sau một nghìn thẩm định!
Và trong điều này, tôi như thấy được, một nguy hiểm kì dị, một quỉ ma tiềm phục tại chỗ, nằm trong các câu nói thần học. Lấy những câu nói như “Gót có kế hoạch cả”, “Gót đã tạo thế gian”, “Gót yêu chúng ta như cha yêu con.” Thoạt đầu các câu nói này nghe rất giống như những xác định, xác định to tát trùm vũ trụ. Dĩ nhiên, đây là dấu hiệu không chắc rằng chúng là, hoặc cũng chẳng định sẽ là, những xác định. Nhưng chúng ta hãy tự hạn chế vào những trường hợp trong đó những người thốt ra các câu như thế có ý định dùng chúng để diễn tả những xác định. (Chỉ đơn giản nhắc lại trong ngoặc, rằng những ai có ý định, hay diễn giải những câu nói như thế là các mệnh lệnh bí mật, diễn tả các ước muốn, văng lời trá hình, luân lý dấu kín, hoặc như bất cứ gì khác nhưng trừ xác định ra, sẽ không có cơ thành công bằng cách làm chúng thành hoặc cho đúng với chính thống hay với thực tiễn hữu hiệu.)
Trong ngụ ngôn này chúng ta có thể thấy, làm sao từ điều gì đó khởi đầu như một xác quyết, rằng một gì đó hiện hữu, hoặc rằng, giữa những phức tạp nào đó của hiện tượng có một vài tương đồng, có thể cứ từng bước một, giản lược chúng về một trạng thái khác biệt hoàn toàn, về một biểu tả có lẽ của một “hình ảnh ưa chuộng.” [3] Hoài Nghi nói không có người làm vườn. Tin Tưởng nói có người làm vườn (nhưng vô hình,..vv.). Một người nói về hành vi tính dục. Một người khác lại thích nói về thần Ái tình [4] (nhưng biết không thực có một siêu nhân nào đứng bên cạnh, hay có trách nhiệm cách nào đó, về tất cả mọi hiện tượng tính dục)[5]. Tiến trình thẩm định có thể được tra xét ở bất cứ vị trí nào, trước khi xác quyết nguyên thủy hoàn toàn rút lui mất, và một điều gì đó của xác quyết đầu tiên sẽ còn lại (Tautology) [6]. Phải thú nhận, cái người vô hình của tác giả Wells không thể xem thấy, nhưng về mọi phương diện khác, ông ta là một người giống như tất cả chúng ta còn lại. Nhưng qua tiến trình thẩm định có thể là và dĩ nhiên thường là, xen vào kịp lúc, không phải lúc nào ngăn lại hợp pháp cho được. Một người nào đó có thể tiêu huỷ xác quyết của hắn hoàn toàn mà không để ý là anh ta đã làm như vậy. Một giả thuyết tốt đẹp vững chãi có thể bị giết từng li [7] một, cái chết sau một nghìn thẩm định!
Và trong điều này, tôi như thấy được, một nguy hiểm kì dị, một quỉ ma tiềm phục tại chỗ, nằm trong các câu nói thần học. Lấy những câu nói như “Gót có kế hoạch cả”, “Gót đã tạo thế gian”, “Gót yêu chúng ta như cha yêu con.” Thoạt đầu các câu nói này nghe rất giống như những xác định, xác định to tát trùm vũ trụ. Dĩ nhiên, đây là dấu hiệu không chắc rằng chúng là, hoặc cũng chẳng định sẽ là, những xác định. Nhưng chúng ta hãy tự hạn chế vào những trường hợp trong đó những người thốt ra các câu như thế có ý định dùng chúng để diễn tả những xác định. (Chỉ đơn giản nhắc lại trong ngoặc, rằng những ai có ý định, hay diễn giải những câu nói như thế là các mệnh lệnh bí mật, diễn tả các ước muốn, văng lời trá hình, luân lý dấu kín, hoặc như bất cứ gì khác nhưng trừ xác định ra, sẽ không có cơ thành công bằng cách làm chúng thành hoặc cho đúng với chính thống hay với thực tiễn hữu hiệu.)
Bây giờ, để xác định rằng– như và như thế ấy là đúng, thì thiết yếu cũng
giống như– phủ định như và như thế ấy không phải là đúng [8] Thế giả định rằng
chúng ta đang ngờ vực– không biết một ai buông ra một nhận xét đang xác nhận cái
gì, hay giả thử, thật căn bản hơn, chúng ta hồ nghi không biết ông ta thực sự có
xác nhận hay không bất kỳ điều gì đi nữa, một cách cố gắng tìm hiểu (hay có lẽ
nó sẽ bị phơi lộ ra) phát ngôn của ông ta là cố gắng tìm xem đâu là điều được ông
ta sẽ kể là ngược lại, hoặc nhận là tương đương với sự thật trong lời ông đã nói.
Vì nếu lời ông nói thực sự là một xác định, nó thiết yếu phải tương đương với một
phủ định của chính xác định ấy. [9] Và nếu không có gì được coi là một xác định
phủ nhận vậy thì cũng không có gì nó là xác định cả; và như thế nó không thực là
một xác định. Khi Hoài Nghi trong câu chuyện ngụ ngôn hỏi Tin Tưởng “Chỉ cái điều
bạn gọi là một người làm vườn vô hình, không thể chạm đến, không thể nắm được,
khác như thế nào với một người làm vườn tưởng tượng, hay ngay cả khác ra sao với
không có người làm vườn nào cả?” ông ta đã đề nghị là mênh đề của Tin Tưởng trước
đó đã mòn vữa giá trị đến nỗi nó trở thành không còn là một xác định gì nữa cả.
Ngày nay, những người không tôn giáo thấy xảy ra luôn, làm như không có
một biến cố hình dung ra được nào, hay những chuỗi biến cố nào xảy ra được, mà
chúng lại sẽ được các nhà tôn giáo thông thái chấp thuận là đủ lý do để chịu nhận “Rốt
cuộc, không có Gót gì cả” hoặc “Gót thế thực chẳng yêu thương gì chúng
ta đâu”. Một người nào đó bảo chúng ta– Gót yêu chúng ta như một người cha yêu
các con ông. Đoan chắc với chúng ta như vậy. Nhưng rồi chúng ta thấy một đứa trẻ
chết vì ung thư cổ không thể mổ được. Ông bố dưới trần cuống cuồng cầu cứu, nhưng
ông “bố trên thiên đường” chẳng đưa ra dấu hiệu quan tâm nào rõ rệt. Lại một vài
điều kiện đưa ra — Gót thương yêu thì “chẳng chỉ giản dị giống con người yêu
thương” hay “đó là một tình yêu không dễ thấu hiểu”, có lẽ– chúng
ta nhận ra đau thương như thế thật tương đương với sự thật của xác quyết “Gót
yêu chúng ta như một người cha (nhưng dĩ nhiên …)”. Thêm lần nữa, chúng ta được
bảo đảm. Nhưng có lẽ đến đó, chúng ta hỏi: Sự bảo đảm Gót yêu thương (với điều
kiện đã thỏa ứng) này đáng giá bao nhiêu? – sự cam đoan xem ra thực sự là một
cam đoan với cái gì vậy? Chỉ điều gì sẽ phải nên xảy ra, không chỉ (về đạo đức
và sai lầm) để thúc dục, nhưng cũng (hợp lý và đúng đắn) đủ quyền cho chúng tôi
nói “Gót không thương yêu chúng ta” hay ngay cả “Gót không hiện hữu ”? Do thế,
tôi đưa ra cho tất cả những vị trong các buổi hội thảo, từ nay trở về sau, câu
hỏi trung tâm đơn giản, “Cái gì phải nên xảy ra, hoặc phải xảy ra để tạo thành
cho quí vị một phản chứng về tình yêu của, hoặc sự hiện hữu của God?”
Antony Flew
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Nov/2009)
(Antony Flew, "Theology and Falsification," University,
1950-51; from Joel Feinberg, ed., Reason and
Responsibility: Readings in Some Basic Problems of Philosophy,
Belmont, CA: Dickenson Publishing Company, Inc., 1968, pp. 48-49.)
[1] P.A.S., 1944-5, reprinted as Ch. X of Logic and Language, Vol. I (Blackwell,
1951), and in his Philosophy and Psychoanalysis (Blackwell, 1953).
[2]
The Invisible Man. H.G. Wells. 1897. Truyện khoa học giả tưởng,
Herbert George Wells (1866 –1946) còn là tác giả của
các nổi tiếng: The Time Machine, The Island of Doctor Moreau,The War
of the Worlds, When the Sleeper Wakes, and The First Men in the Moon.
Cùng
với Jules Vernes, cả hai được xem như cha đẻ của thế loại truyện khoa học giả tưởng
(CTND)
[3]
Cf. J. Wisdom, "Other Minds," Mind, 1940; reprinted in his Other
Minds (Blackwell, 1952).
[4]
Nguyên văn – Aphrodite – nữ thần Hy lạp tượng trưng cho cả ba: tình yêu, sắc đẹp
và tình dục. Tương đương với nữ thần của thần thoại La mã là Venus – thần sắc đẹp,
tình yêu và sinh sản màu mỡ. (CTND)
[5]
Cf. Lucretius, De Rerum Natura, II, 655-60.
Hic siquis mare Neptunurn Cereremque vocare– Constituet fruges et Bacchi
nomine abuti
Mavolat quam laticis proprium proferre vocamen -Concedamus ut hic
terrarum dictitet orbem
Esse deum matrem dum vera re tamen ipse -Religione animum turpi
contingere parcat.
Tạm
dịch – Ở đây, nếu có một ai quyết định gọi biển là Neptune, gọi bắp là Ceres
và gọi bừa tên của Bacchus hơn là tên gọi đúng – cho thứ rượu đó, chúng
ta hãy cứ để cho hắn gán tên cho quả cầu là Bà mẹ các God, cho đến chừng
nào trong thực tế, ông bà tổ tiên hắn đã nhiễm độc trí óc hắn với nền tảng mê tín
(CTND).
[6]
Tautology – lập lại cùng một ý đã nói bằng cách khác, hoặc dùng từ khác,
hoặc thay đổi cách phát biểu. Trong môn lôgích mệnh đề– tautology luôn luôn đúng,
thí dụ P = không (không P); xem chú thích dưới của tác giả (CTND).
[7]
Nguyên văn – by inches – từng tí từng tí , inch : đơn vị đo lường Anh.
(CTND)
[8]
Cho những ai thích ký hiệu lôgích : p = ~ ~ p.
(p
là phủ định của phủ định p)
[9]
Vì đơn giản, phủ định ~ p chúng ta có: p: = ~ ~ p = p.
(hai
lần phủ định cùng một mệnh đề p , chúng ta có lại mệnh đề p đó).