History of Western Philosophy
Chương Dẫn Nhập
Triết học, như tôi sẽ hiểu từ này, là thứ gì đó đứng trung gian giữa gót học [2] và khoa học. Giống gót học, nó gồm có những luận đoán về những nội dung, cho đến nay kiến thức xác định vẫn không chắc đã đạt được; nhưng giống khoa học, nó kêu gọi đến lý trí con người hơn là đến thẩm quyền, dù của truyền thống hay của sự vén lên cho thấy [3]. Tất cả những kiến thức xác định – như vậy, tôi phải đồng ý – thuộc về khoa học; tất cả những giáo điều như những gì vượt quá tầm kiến thức xác định, thuộc về gót học. Nhưng ở giữa gót học và khoa học, có một Vùng-Đất-không-thuộc-của-ai, bị đặt vào tình thế chịu tấn công từ cả hai phía, cái Vùng Đất không của ai này là triết học. Hầu hết tất cả những câu hỏi thật bận tâm những tâm trí băn khoăn nhất, nhưng khoa học không thể giải đáp, và những trả lời tự tín của những nhà gót học xem ra không còn thuyết phục nữa như trong những thế kỷ trước. Có phải thế giới phân thành tinh thần và vật chất? Và nếu thế, tinh thần là gì và vật chất là gì? Có phải tinh thần tuỳ thuộc vật chất, hay phải chăng nó có những khả năng độc lập? Vũ trụ có thuần-một [4] hay có một cứu cánh nào không? Có phải nó đang tiến hoá hướng về một mục đích nào đó không? Thực có “luật tự nhiên” không, hay chúng ta tin vào chúng chỉ bởi lòng yêu trật tự bẩm sinh của chúng ta? Có phải con người, như những nhà phi hành vũ trụ nhìn xuống thấy, là một nhúm carbon ô nhiễm và nước, đang bò vật vã trên một hành tinh nhỏ bé và không quan trọng? Hay anh ta là như những gì anh xuất hiện với Hamlet? Hay là cùng cả hai? Có chăng một lối sống là cao thượng và lối khác là cơ bản, hay tất cả mọi lối sống đều là vô vọng? Nếu có một lối sống cao thượng, nó gồm những gì? Và làm thế nào chúng ta đạt được? Để đáng được đề cao, Thiện phải là vĩnh cửu hay không? Hay nó vẫn đáng thực hiện nếu dầu vũ trụ đang tất yếu tiến dần đến cái chết? Có cái gọi là khôn ngoan đó không, hay nó xem dường lại chỉ là sự đãi lọc tối thượng của điên rồ? Những câu hỏi như thế, lời đáp không đến từ những phòng thí nghiêm. Khoa gót học vẫn tự xưng có những trả lời, tất cả đều chắc chắn lắm lắm: nhưng sự quá quả quyết này làm những đầu óc mới thời nay nhìn chúng ngờ vực. Sự nghiên cứu những câu hỏi này, nếu không phải là sự trả lời chúng, là công việc của triết học.
Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Chương Dẫn Nhập
Những
khái niệm [1] về
đời sống và thế giới mà chúng ta gọi là “triết lý”, là sản phẩm của hai thành
tố: một, thừa hưởng những khái niệm tôn giáo và đạo đức; hai, một thứ nghiên
cứu có thể gọi là “khoa học”, dùng từ này với nghĩa rộng nhất của nó. Hai thành
tố này có phần tỉ lệ khác nhau rất xa trong những hệ thống của mỗi triết gia,
nhưng sự có mặt của cả hai, trong chừng mực ít nhiều, biểu thị đặc điểm của
triết học.
“Triết
học” là từ vẫn đã được dùng với nhiều nghĩa, đôi khi rộng rãi hơn, đôi khi chật
hẹp hơn. Tôi đề nghị dùng nó với nghĩa rất rộng, mà giờ đây tôi sẽ gắng giải
thích.
Triết học, như tôi sẽ hiểu từ này, là thứ gì đó đứng trung gian giữa gót học [2] và khoa học. Giống gót học, nó gồm có những luận đoán về những nội dung, cho đến nay kiến thức xác định vẫn không chắc đã đạt được; nhưng giống khoa học, nó kêu gọi đến lý trí con người hơn là đến thẩm quyền, dù của truyền thống hay của sự vén lên cho thấy [3]. Tất cả những kiến thức xác định – như vậy, tôi phải đồng ý – thuộc về khoa học; tất cả những giáo điều như những gì vượt quá tầm kiến thức xác định, thuộc về gót học. Nhưng ở giữa gót học và khoa học, có một Vùng-Đất-không-thuộc-của-ai, bị đặt vào tình thế chịu tấn công từ cả hai phía, cái Vùng Đất không của ai này là triết học. Hầu hết tất cả những câu hỏi thật bận tâm những tâm trí băn khoăn nhất, nhưng khoa học không thể giải đáp, và những trả lời tự tín của những nhà gót học xem ra không còn thuyết phục nữa như trong những thế kỷ trước. Có phải thế giới phân thành tinh thần và vật chất? Và nếu thế, tinh thần là gì và vật chất là gì? Có phải tinh thần tuỳ thuộc vật chất, hay phải chăng nó có những khả năng độc lập? Vũ trụ có thuần-một [4] hay có một cứu cánh nào không? Có phải nó đang tiến hoá hướng về một mục đích nào đó không? Thực có “luật tự nhiên” không, hay chúng ta tin vào chúng chỉ bởi lòng yêu trật tự bẩm sinh của chúng ta? Có phải con người, như những nhà phi hành vũ trụ nhìn xuống thấy, là một nhúm carbon ô nhiễm và nước, đang bò vật vã trên một hành tinh nhỏ bé và không quan trọng? Hay anh ta là như những gì anh xuất hiện với Hamlet? Hay là cùng cả hai? Có chăng một lối sống là cao thượng và lối khác là cơ bản, hay tất cả mọi lối sống đều là vô vọng? Nếu có một lối sống cao thượng, nó gồm những gì? Và làm thế nào chúng ta đạt được? Để đáng được đề cao, Thiện phải là vĩnh cửu hay không? Hay nó vẫn đáng thực hiện nếu dầu vũ trụ đang tất yếu tiến dần đến cái chết? Có cái gọi là khôn ngoan đó không, hay nó xem dường lại chỉ là sự đãi lọc tối thượng của điên rồ? Những câu hỏi như thế, lời đáp không đến từ những phòng thí nghiêm. Khoa gót học vẫn tự xưng có những trả lời, tất cả đều chắc chắn lắm lắm: nhưng sự quá quả quyết này làm những đầu óc mới thời nay nhìn chúng ngờ vực. Sự nghiên cứu những câu hỏi này, nếu không phải là sự trả lời chúng, là công việc của triết học.
Tại
sao, rồi bạn có thể hỏi, phí thì giờ vào những vấn đề không giải quyết được như
thế? Người ta có thể trả lời câu hỏi này như một sử gia, hay như một cá nhân
đối mặt với sự khiếp hãi của sự cô đơn không cùng giữa vũ trụ bao la. [5]
Lời đáp
của sử gia, đến mức khả năng của tôi có thể đưa ra, sẽ xuất hiện dọc tiến trình
tác phẩm này. Kể từ khi con người trở nên có khả năng luận đoán tự do, hành
động của họ, về vô số phương diện quan trọng, tùy thuộc trên những lý thuyết
của họ về thế giới và đời người, về cái gì là tốt và cái gì là xấu. Điều này
cũng đúng trong thời nay như trong bất kỳ thời trước nào. Để hiểu một thời đại
hay một quốc gia, chúng ta phải hiểu triết học của nó, và để hiểu triết học của
nó, chính chúng ta phải ở mức nào đó là những triết gia. Ở đây có một tương
quan nhân quả qua lại: những hoàn cảnh sống của con người thực tạo nhiều phần
quyết định vào triết lý của họ; nhưng, ngược lại, triết lý của họ cũng thực tạo
nhiều phần quyết định vào hoàn cảnh sống của họ. Ảnh hưởng lẫn nhau này qua
suốt những thế kỷ sẽ là đề tài của những trang sau đây.
Cũng
còn có, tuy nhiên, một câu trả lời cá nhân hơn. Khoa học bảo chúng ta những gì
chúng ta có thể biết, nhưng những gì chúng ta có thể biết thì ít ỏi, và nếu
chúng ta quên rằng bao nhiêu những gì chúng ta không thể biết, chúng ta trở nên
thiếu nhạy cảm với nhiều điều có tầm quan trọng rất lớn lao. Gót học, một mặt,
dụ dẫn một tin tưởng giáo điều rằng chúng ta có hiểu biết ở những chốn sự thực
chúng ta có mê muội, và làm như thế gây nên một thứ bất kính không thích đáng
hướng về vũ trụ. Không chắc chắn, đối diện với hy vọng sống động và sợ hãi, thì
đau lòng, nhưng chúng ta phải chịu đựng nếu chúng ta muốn sống không nhờ vào
những chuyện thần tiên dỗ dành an ủi. Cũng không phải là tốt nếu quên đi những
câu hỏi triết học đặt ra, hay tự nhủ chúng ta đã có những lời đáp không hồ nghi
gì nữa. Giáo dục sao cho sống với sự không chắc chắn, mà lại vẫn không bị tê
liệt vì sự lưỡng lự, có lẽ là điều chính yếu mà triết học, trong thời đại chúng
ta, vẫn còn có thể làm được cho những ai theo môn học này.
Triết
học, như môn học khác biệt với gót học, đã bắt đầu ở Hylạp vào thế kỷ thứ sáu
TCN. Sau khi chảy hết dòng qua thời cổ đại, nó lại bị gót học nhận chìm khi đạo
Kitô dấy lên và Lamã suy tàn. Giai đoạn lớn thứ hai của nó, từ thế kỷ mười một
đến thế kỷ mười bốn, bị nhà thờ Kitô chế ngự, trừ thời gian một ít nổi loạn
lớn, như thời hoàng đế Frederick II (1195-1250) [6].
Sự mù rối, đã tăng dày đến mức cao nhất ở thời kỳ Cải cách, đem giai đoạn này
đến chấm dứt. Giai đoạn thứ ba, từ thế kỷ mười bảy đến ngày nay, khoa học chế
ngự, hơn tất cả hai giai đoạn trước; những tin tưởng tôn giáo truyền thống tuy
còn quan trọng, nhưng cảm thấy cần biện hộ, và chúng đã sửa đổi ở những điểm
khoa học như buộc phải có nhu cầu. Ít triết gia của giai đoạn này còn là chính
thống từ một quan điểm Kitô, và trong những nghiên cứu của họ, Nhà nước thế tục
quan trọng hơn Hội Nhà thờ.
Ràng
buộc xã hội và tự do cá nhân, như khoa học và tôn giáo, ở trong một trạng thái
xung đột hay thỏa hiệp bực bội qua suốt hết giai đoạn. Ở Hylạp, ràng buộc xã
hội đã bền chặt bằng sự trung thành với Nhà nước Đô thị [7];
ngay cả Aristotle, dù trong đời ông, Alexander [8] đã
làm nhà nước đô thị thành lỗi thời, không thể thấy điểm đáng khen nào trong bất
kỳ loại chính thể nào khác. Mức độ tự do một cá nhân bị rút ngắn bởi nhiệm vụ
với Đô thị rất khác rộng, Ở Sparta anh ta có tự do cũng ít ngang như ở Germany
ngày nay, hay ở Russia; Ở Athens, dẫu thỉnh thoảng có xảy ra ngược đãi, nhưng
trong thời kỳ tốt đẹp nhất, những công dân của nó có tự do rất khác thường đối
với sự hạn chế do Nhà nước áp đặt. Tư tưởng Hylạp xuống tận thời Aristotle chi
phổi bởi sự trọn hiến tôn giáo và ái quốc dâng cho nhà nước Đô thị. Hệ thống
đạo đức của nó đã thích ứng với đời sống của công dân đô thị và có một yếu tố
chính trị lớn. Khi người Greek trở thành công dân, trước của Macedonians, và
rồi sau của Romans, khái niệm phù hợp với những ngày còn độc lập thành không áp
dụng được nữa. Điều này tạo nên, một mặt, một sự đánh mất khí lực qua sự đứt
nối với truyền thống, và một mặt khác, đạo đức nghiêng nhiều về cá nhân hơn và
ít đi về xã hội. Tư tưởng những triết gia Stoics [9] về
đời sống đoan chính như một mối liên hệ của linh hồn với God, hơn là của công
dân với Nhà nước. Như thế, họ lót đường cho đạo Kitô, đạo ấy, giống như phái
Stoicism [10], khởi
nguyên là phi chính trị, bởi vì, trong suốt ba thế kỷ đầu của nó, những tín đồ
Kitô đã tránh không tạo ảnh hưởng với chính quyền. Kết hợp xã hội, trong thời
gian sáu thế kỷ rưỡi, từ Alexander đến Constantine, đã vững chặt, không vì
triết lý và không vì trung thành cổ truyền, nhưng bởi vũ lực, trước do những
đạo quân, rồi sau là do quản lý hành chính. Quân đội Lamã, đường xá Lamã, luật
lệ Lamã, và quan chức Lamã được tạo ra trước và rồi bảo vệ một Nhà nước trung
ương tập quyền hùng cường. Không có gì được kể là do triết học Lamã góp phần,
vì không có triết học Lamã.
Trong
thời kỳ dài này, những tư tưởng Hylạp thừa hưởng từ thời tự do đã trải qua một
quá trình biến đổi dần dần. Một vài những ý tưởng cũ, đáng kể là những ý tưởng
chúng ta nên xem là đặc biệt mang tính tôn giáo, đã dành được vị thế tương đối
quan trọng; những gì khác, nhiều duy lý hơn, đã bị bỏ rơi vì chúng không còn
hợp nữa với tinh thần của thời đại. Qua cách này, những người ngoại đạo [11] về
sau, đã tỉa bớt đi truyền thống Hylạp cho đến khi nó trở thành thích hợp cho sự
sát nhập vào chủ nghĩa Kitô.
Đạo
Kitô làm phổ thông một quan điểm quan trọng, vốn đã tiềm ẩn trong giảng dạy của
những nhà Stoics, nhưng xa lạ với tinh thần chung của cổ thời – Tôi muốn nói
đến, quan điểm cho rằng bổn phận của một người với God thì bức bách hơn là với
Nhà nước [12]. Quan
điểm này – rằng “chúng ta phải nên tuân lệnh God hơn là lệnh Người”, như
Socrates và những tông đồ khai đạo Kitô [13]
nói - sống xót qua cuộc cải đạo của Constantine, vì những hoàng đế theo đạo
Kitô trước đó là theo giáo thuyết của Arius hay nghiêng về giáo thuyết Arianism
[14].
Khi những hoàng đế trở thành theo chính thống giáo, nó rơi vào đình chỉ. Trong
đế quốc Byzantine, nó vẫn âm ỷ, và cũng như thế ở đế quốc Russian kế tục, vốn
tiếp nhận đạo Kitô từ Constantinople [15].
Nhưng ở phương Tây (châu Âu), nơi những hoàng đế Catô đã hầu hết bị những nhà
chinh phục dị giáo dân Rợ [16]chinh
phục thay thế ngay (trừ ra, trong những phần của xứ Gaul), sự ưu thắng của lòng
trung thành tôn giáo với chính trị còn tồn tại, và trong vài chừng mực nào đó,
nó hiện vẫn còn tồn tại.
Cuộc
xâm lăng của những dân Rợ đem đến chấm dứt, trong sáu thế kỷ, nền văn minh Tây
Âu. Ở Ireland, nó thoi thóp đến khi người Danes phá hủy vào thế kỷ thứ chín;
trước khi tắt ngấm, nó sản xuất được một khuôn mặt trứ danh, Scotus Erigena [17] .
Ở đế quốc Đông Lamã [18],
văn minh Hylạp, trong một dạng khô héo như trong những nhà bảo tàng, sống xót,
đến tận khi Constantinople xụp đổ năm 1453, nhưng không có gì quan trọng cho
thế giới xuất phát từ Constantinople, ngoại trừ một truyền thống nghệ thuật và
những điển luật Lamã của Justin [19].
Trong
thời kỳ đen tối, từ cuối thế kỷ thứ năm cho đến giữ thế kỷ thứ mười một, thế
giới Tây La [20] trải
qua vài thay đổi rất đáng chú ý. Sự xung đột giữa bổn phận với God và với Nhà
nước do đạo Kitô đưa đến, khoác dạng của xung đột giữa hội Nhà thờ và nhà vua.
Pháp quyền tăng lữ của vị vua chiên trải rộng khắp Ý, Pháp, và Spain, Great
Britain và Ireland, Germany, Scandinavia, và Poland. Lúc đầu, ngoài Ý và miền
nam nước Pháp, sự kiểm xoát những giám mục và tu viện trưởng còn rất lỏng lẻo,
nhưng từ thời vua chiên Gregory VII (cuối thế kỷ XI) thành thực sự và hiệu quả.
Kể từ thời đó trở đi, tăng lữ, khắp tây Âu, hợp thành một tổ chức duy nhất dưới
quyền trực tiếp từ Rome, tinh khôn tìm kiếm quyền lực, và không ngưng nghỉ, và
thường toàn thắng, mãi đến tận năm 1300, trong những tranh chấp với những nhà
cầm quyền thế tục. Sự xung đột giữa Nhà thờ và Nhà nước đã không chỉ là một
xung đột giữa tăng lữ và thế tục; nó cũng đã là một hồi phục sự xung đột giữa
thế giới Mediterranean [21]
và những dân Rợ phía Bắc [22].
Sự thống nhất của nhà thờ lập lại sự thống nhất của đế quốc Lamã; nghi thức tế
lễ của nó là Latin, và những khuôn mặt chủ chốt hầu hết là người Ý, Spanish, và
nam Pháp. Giáo dục của họ, khi giáo dục hồi sinh lại, là cổ điển; những ý niệm
của họ về pháp luật và chính quyền đã có nghĩa lý với Marcus Aurelius hơn là
với những vua chúa đương thời. Nhà thờ biểu hiện trong một, cả sự tiếp nối với
quá khứ và những gì là văn minh nhất của hiện tại.
Quyền
lực thế tục, ngược lại, nằm trong tay những nhà vua và quí tộc dòng dõi
Teutonic [23], họ
gắng sức bảo tồn những gì họ có thể, những cơ chế đã đem ra từ trong những khu
rừng xứ Germany. Quyền lực tuyệt đối thì xa lạ với những tổ chức đó, và cũng
thế, những gì dưới mắt những nhà chinh phục đầy khí lực đó, xem ra giống như
một pháp lệ cùn nhạt và vô tinh thần. Nhà vua phải chia quyền với quí tộc phong
kiến, nhưng tất cả giống nhau, đều đợi có dịp bùng vỡ những đam mê trong dạng
của chiến tranh, giết chóc, cướp phá, hay cưỡng hiếp. những quân vương rồi có
thể ăn năn, bởi họ thành tâm đạo hạnh, và, sau cùng, ăn năn chính nó là một
dạng của đam mê. Nhưng Nhà thờ không bao giờ có thể tạo trong họ được sự điều
hoà im lặng của ứng xử tốt lành mà một chủ nhân thời mới đòi hỏi, và thường có
được, từ những nhân viên. Chinh phục thế giới để làm gì nếu họ không được say
và giết và yêu như nhiệt tình đẩy họ? Và tại sao, với những đạo quân của họ đầy
những hiệp sĩ kiêu dũng, họ lại phải chịu phục lệnh những kẻ mọt sách, nguyện
sống độc thân và chẳng có một lực lượng vũ trang nào cả! Mặc cho tăng lữ không
chấp thuận, họ duy trì những cuộc đấu kiếm tay đôi và phân án bằng lối đánh
nhau đến thua hay chết [24],
và họ phát triển thi đấu [25]
và tình yêu hiến dâng [26].
Đôi khi, ra tay giận dữ, đến ngay cả những nhân vật nổi tiếng xuất xắc trong
hội nhà thờ cũng vẫn bị họ giết chết.
Tất cả
lực lượng vũ trang đứng về phe những nhà vua, ấy vậy mà Nhà thờ đã thắng trận.
Nhà thờ thắng, một phần vì nó hầu như độc quyền nắm trọn giáo dục, một phần vì
những nhà vua liên miên chinh phạt lẫn nhau, nhưng phần chính, với rất hiếm
ngoại lệ, là những kẻ trị vì lẫn thần dân đều tin tưởng thâm sâu trong lòng là
nhà thờ nắm quyền lực của những chìa mở khoá. Nhà thờ có thể quyết định một vị
vua sẽ vĩnh viễn sống trong hell [27]
hay trên thiên đường. Nhà thờ có thể miễn xá cho đối tượng của nguyện trung
thành phá thệ, và như thế tạo mầm nổi loạn. Nhà thờ, hơn thế nữa, tượng trưng
cho trật tự thay vì tình trạng vô chính phủ, và như thế chiếm được sự ủng hộ
của giai cấp thương nhân đang lên. Ở nước Ý, đặc biệt, yếu tố kể sau cùng này
là yếu tố định đoạt.
Cố gắng
của những dân tộc Teutonic để giữ lấy ít nhất một phần độc lập với Nhà thờ,
diễn tả không chỉ trong chính trị mà cũng còn trong mỹ thuật, truyện hiệp sĩ [28],
tinh thần mã thượng [29]
và chiến tranh. Trong thế giới trí thức, nó biểu lộ về chính nó rất ít, vì giáo
dục đã hoàn toàn thu trong tay giới giáo sĩ. Triết lý bày ra là của thời Trung
Cổ không phải là một tấm gương phản chiếu trung thực thời đại, nhưng chỉ những
gì qua suy nghĩ của một phe. Trong giới tăng lữ, tuy thế - đặc biệt những thày
dòng Franciscan [30] - có
một số, do những lý do khác nhau, đã bất đồng với vị vua chiên. Ở nước Ý, hơn
thế, văn hoá lan ra ngoài, đến giới thế tục vài thế kỷ sớm hơn là so với những
miền bắc rặng núi Alps, hoàng đế Frederick II, người đã cố tìm một tôn giáo
mới, đại diện cho mặt cực đoan của văn hoá phản-vua-chiên. Thomas Aquinas, chào
đời tại vương quốc Naples nơi hoàng đế Lamã Frederick II là chúa thượng, tồn
tại cho đến ngày nay là đại diện cổ điển của triết lý của vua chiên [31].
Dante, khoảng năm mươi năm sau đó, tạo thành được một tổng hợp, và đưa ra chỉ
một trưng bày cân bằng về toàn bộ thế giới những ý tưởng trung cổ.
Sau
Dante, do cả hai lý do chính trị và trí thức, tổng hợp triết lý trung cổ bị đổ
vỡ. Nó đã có, lúc còn sống, một phẩm chất của ngăn nắp và rút nhỏ hoàn toàn;
những gì mà hệ thống kể đến, được xếp chỗ chính xác trong tương quan với những
nội dung khác của cái vũ trụ rất hạn hẹp của chúng. Nhưng cuộc Đại ly giáo [32],
vận động hội đồng giám mục [33]
và chế độ những vua chiên thời Phục hưng đã đưa đến thời Cải cách, nó phá vỡ sự
thống nhất của thế giới Kitô [34]
và lý thuyết kinh viện [35]
về chính quyền lấy vị vua chiên làm tâm điểm. Trong thời kỳ Phục hưng, kiến
thức mới, cả về cố điển lẫn về mặt đất, làm con người mệt mỏi với những hệ
thống, nó cảm thấy chúng như những nhà tù tâm trí. Thiên văn học theo Copernic
gán cho mặt đất và con người một vị thế khiêm tốn hơn là đã có trong lý thuyết
Ptolemé. Niềm vui thích trong những sự kiện mới tìm thấy xảy ra trong giới trí
thức, vui thích trong lý luận, trong phân tích, trong hệ thống hoá. Mặc dù
trong mỹ thuật, thời Phục hưng vẫn còn trật tự, trong tư tưởng, nó thích một sự
lớn lao và hỗn loạn có kết quả. Trong hướng này, Montaigne là người tiêu biểu
nhất của thời đại.
Trong
lĩnh vực lý thuyết chính trị, giống như trong mọi thứ khác chỉ trừ mỹ thuật, có
trật tự xụp đổ. Thời Trung cổ, mặc dầu trong thực tế náo loạn, nhưng một say mê
với tính hợp pháp và một lý thuyết rất chính xác về quyền lực chính trị đã chi
phối nó về tư tưởng. Tất cả quyền lực bắt nguồn từ God; vị này trao quyền về
những gì linh thiêng cho vị vua chiên Lamã [36]
và những gì có nội dung trần tục cho hoàng đế Lamã. Nhưng cả vị vua chiên lẫn
Hoàng đế đều mất quan trọng như nhau, ở thế kỷ mười lăm. Vị vua chiên Lamã trở
thành chỉ như một trong những vương hầu Ý, dấn mình vào trò tranh quyền chính
trị, vô liêm sỉ và phức tạp không thể tưởng được ở nước Ý. những triều đình
quốc gia mới lập ở Pháp, Spain, và Anh, trong lĩnh thổ của mình, đã có một
quyền lực mà cả vị vua chiên Lamã lẫn hoàng đế Lamã không thể can dự. Nhà nước
quốc gia, dựa rất nhiều vào sức mạnh thuốc súng, thu được ảnh hưởng trên suy
tưởng và tình cảm con người ta, và đã dần dần phá huỷ những gì còn lại của tin
tưởng Lamã vào sự nhất thống của văn minh.
Náo
loạn chính trị này thấy diễn tả trong Prince
[37]
của Machiavelli. Khi không nguyên tắc hướng dẫn nào có mặt, chính trị trở thành
một tranh giành trắng trợn quyền hành. Prince đưa ra những lời khuyên sắc bén
ngõ hầu chơi trò này sao cho thành công. Những gì đã xảy ra trong thời đại
hoàng kim ở Hylạp, lại xảy ra lần nữa ở nước Ý Phục hưng: những câu thúc đạo
đức cổ truyền biến mất, vì chúng được coi như dính líu với mê tín; phá xiềng
giải phóng làm cá nhân sinh động và sáng tạo, tạo được một bùng nở hiếm lạ
nhiều thiên tài; nhưng độc tài và phản trắc vốn là hậu quả không tránh được của
suy đồi luân lý, làm tập thể dân Ý thành bất lực, và họ ngã quị, giống như dân
Hylạp, dưới sự thống trị của những quốc gia kém văn minh hơn họ, nhưng không
nghèo đến như họ về sự chặt chẽ trong xã hội.
Tuy
nhiên, hậu quả kém thảm khốc hơn trường hợp của Hylạp, vì những quốc gia mới
lập, trừ Spain, tự chứng tỏ họ cũng có khả năng như dân Ý đã có, qua những
thành tựu lớn lao.
Kể từ
thế kỷ mười sáu trở đi, phong trào Phục hưng thống trị lịch sử tư tưởng châu
Âu. Phục hưng là một vận động đa diện và phức tạp, và nó thành công nhờ rất
nhiều nguyên nhân. Chính yếu, nó là sự khởi dậy của những quốc gia phía bắc
chống lại sự hồi phục thống trị của Lamã. Tôn giáo là sức mạnh đã làm yếu
phương bắc, nhưng tôn giáo ở nước Ý đã suy đồi: ngôi vua chiên vẫn tồn tại như
một cơ cấu, và thu rút một tài sản do cống hiến khổng lồ từ Germany và England,
nhưng những quốc gia này, vẫn còn sùng đạo, cảm thấy không thể nào tôn kính
những vua chiên họ Borgias [38]
và dòng Medicis [39], những
ông này tuyên xưng tẩy rửa linh hồn cho khỏi sa vào hoả ngục để đổi lấy tiền
mặt, rồi tung hê trong xa hoa và vô đạo. những động cơ quốc gia, động cơ kinh
tế, động cơ đạo đức, tất cả hợp lại làm vững mạnh cuộc khởi dậy chống Lamã. Hơn
thế nữa, những vương hầu nhanh chóng nhận ra rằng, nếu hội nhà thờ trong lãnh
thổ của họ trở nên chỉ là quốc gia, họ có thể thành kềm chế nó được, và như thế
trở nên mạnh mẽ uy quyền hơn nhiều trong nước nhà mình thay vì phải chia quyền
quản trị với vua chiên Lamã. Vì tất cả những lý do này, cuộc đổi mới gót học
của Luther [40] được
những vua chúa lẫn dân chúng hoan nghênh suốt hết phần lớn bắc châu Âu.
Hội Nhà
thờ Catô [41] đã kết
thụ từ ba nguồn. Lịch sử thần linh của nó từ Dothái, gót học của nó từ Hylạp,
tổ chức chính quyền và điển luật của nó, ít nhất một cách gián tiếp, đã là từ
Lamã. Cuộc Cải cách Thệ Phản [42]
chối bỏ những yếu tố gốc Lamã, làm dịu đi những yếu tố gốc Hylạp và làm lớn
mạnh thêm những yếu tố gốc từ đạo Dothái. Như thế, nó đã cộng tác với những lực
lượng quốc gia đang tháo gỡ công trình kết hợp xã hội vốn đã là thành quả trước
tiên của Đế quốc Lamã và rồi kế sau của Nhà thờ Lamã. Trong giáo thuyết Catô,
sự vén lên cho thấy thánh linh không chấm dứt nơi trang cuối văn bản kinh
Thánh, nhưng nó còn tiếp tục từ thời này qua thời khác qua trung gian là chính
hội Nhà thờ, nếu ai có ý kiến gì, kẻ ấy có bổn phận phải trình lên hội Nhà thờ.
Tin lành, ngược lại, không nhận Nhà thờ (Lamã) như là một trung gian truyền
thông của sự vén lên cho thấy; chân lý chỉ có thể tìm trong thánh Kinh và qua
đó mỗi người có thể tự tìm cho mình. Nếu người ta diễn dịch có khác nhau, không
có thiêng liêng bổ nhiệm thẩm quyền nào quyết định sự bất đồng. Trong thực tế,
Nhà nước xưng quyền trước kia thuộc về Nhà thờ, nhưng đây là một sự tiếm quyền.
Trong lý thuyết đạo Tin lành, không thể có vai trò trung gian trần tục chen giữa
linh hồn con người và Gót. [43]
Các hậu
quả của sự thay đổi này thật trọng đại. Chân lý thôi không còn khẳng định qua
sự phải tham vấn những thẩm quyền nữa, nhưng bằng suy tưởng hướng nội. Có một
khuynh hướng, phát khởi nhanh chóng, hướng đến chủ nghĩa vô chính phủ trong
chính trị, và trong tôn giáo hướng về chủ nghĩa thần bí, vốn luôn luôn khó khăn
xếp chúng vào sao cho vừa với khuôn khổ cấu trúc Catô truyền thống. Đã xuất
hiện không phải chỉ một đạo TinLành [44],
nhưng vô số những giáo phái; không phải chỉ một triết lý đối lại triết lý kinh
viện [45],
nhưng nhiều bằng con số những triết gia, không như trong thế kỷ mười ba, một
Hoàng đế kình chống vị vua chiên, nhưng một số đông đảo những nhà vua dị giáo [46].
Hậu quả, trong tư tưởng cũng như trong văn chương, là tiếp tục dấn sâu thêm vào
chủ nghĩa chủ quan [47],
đầu tiên hoạt động như một cuộc giải phóng toàn bộ khỏi sự nô lệ tinh thần,
nhưng vững tiến thêm nữa hướng đến một sự cô lập cá nhân, không gần gũi với
trong lành xã hội.
Triết
học hiện đại bắt đầu với Descartes, với ông điều chắc chắn cơ bản là sự hiện
hữu và những suy tưởng của chính ông, từ đó luận đoán ra được thế giới khách
thể. Đây chỉ là giai đoạn tiên khởi trong một quá trình phát triển, từ Berkeley
và Kant, đến Fichte, với vị này tất cả chỉ là sự phóng chiếu ra ngoài của cái
tôi [48].
Đây đã là một sự mất trí [49],
và, từ cực đoan này, triết học đã vẫn cố gắng toan thử, kể từ đó, trốn chạy vào
cái thế giới thường ngày thông dị [50].
Cùng
với chủ nghĩa chủ quan trong triết học, chủ nghĩa vô chính phủ trong chính trị
đi sánh đôi. Đã ngay đã trong thời Luther còn sống, không hoan nghênh và cũng
không thừa nhận những kỷ luật đã phát triển nên chủ thuyết của giáo phái
Anabaptism [51], giáo
phái này, đã ngự trị thành phố Munster [52]
trong một thời gian. Những người Anabaptists bác bỏ hết luật lệ, vì họ chủ trì
rằng kẻ thiện lành sẽ được chúa Thánh thần [53]
hướng dẫn từng giây từng phút, vốn không thể bị ràng trói với những khuôn thức.
Từ tiền đề này họ đi đến chủ nghĩa cộng sản và tình trạng giao hợp hỗn tạp; do
thế, sau một cuộc kháng cự anh dũng, họ đã bị diệt sạch. Nhưng chủ thuyết của
họ, trong một dạng mềm dẻo nhẹ nhàng hơn, lan sang đến Hòa lan, Anh quốc và
nước Mỹ; về phương diện lịch sử, họ là nguồn gốc của giáo phái Quaker [54].
Một dạng kiên cường của tư tưởng vô chính phủ, không còn nối nữa với tôn giáo,
nổi lên ở thế kỷ mười chín. Ở Nga, Spain và với mực độ kém hơn ở Ý, nó đã thành
công đáng kể, và cho đến ngày nay, nó vẫn là con “ngáo ộp” của giới chức cơ
quan nhập cảnh di dân nước Mỹ. Dạng tân tiến này, dù phản tôn giáo, vẫn giữ rất
nhiều tinh thần của đạo TinLành thời sơ khai; khác biệt chính yếu của nó là
chuyển hướng chống đối sang chính phủ dân sự, thay cho thù nghịch Luther đã
chĩa vào những vị vua chiên.
Chủ
quan, một khi buông lỏng, không thể chịu giam trong những giới hạn cho đến khi
nó chạy hết dòng chảy của nó. Trong luân lý, đạo TinLành nhấn mạnh trên lương
tâm cá nhân, yếu tính là vô chính phủ. Thói quen và tập quán đã rất mạnh đến
nỗi, họa hiếm trừ những vụ bùng nổ như ở thành phố Munster, những kỷ luật về
đạo đức của chủ nghĩa cá nhân tiếp tục hoạt động trong một cách thức vốn vẫn
được công nhận là phẩm hạnh. Nhưng đây là một sự quân bình mong manh. Thế kỷ
XVIII thờ “cảm tính” [55]
bắt đầu phá nó vỡ xuống: một hành động được khâm phục, không vì những hệ quả
tốt của nó, hay sự phù hợp của nó với một qui tắc đạo đức, nhưng vì những xúc
cảm đã dấy nó thành. Từ thái độ này, phát triển sự tôn thờ anh hùng, như đã
diễn tả trong Carlyle [56]
và Nietzsche, and tôn thờ kiểu Byron [57]
với những đam mê cuồng động bất kể loại gì.
Phong
trào lãng mạn, trong mỹ thuật, trong văn chương và trong chính trị, đã gói trọn
hết vào với cách chủ quan phán đoán con người này, không như những phần tử của
một cộng đồng, nhưng là đối tượng mỹ thuật thích thú của chiêm ngưỡng mê mẩn.
Những con hổ đẹp hơn những con cừu, nhưng chúng ta thích chúng ở sau những song
sắt hơn. Lãng mạn tiêu biểu mở song sắt và khoái trá với những cú nhảy tráng lệ
của con hổ khi vồ ăn sạch gọn con cừu. Anh cổ vũ người ta tưởng tượng họ là
những con hổ, và khi anh ta thành công, những kết quả không trọn là hoàn toàn
dễ chịu.
Chống
lại những dạng điên rồ hơn của chủ nghĩa chủ quan [58],
trong thời hiện đại đã có nhiều phản ứng. Đầu tiên, triết lý thoả hiệp một-nửa,
chủ nghĩa tự do [59], nó cố
gắng phân định vùng nào là thuộc cho chính phủ và vùng nào là thuộc cho cá
nhân. Điều này bắt đầu, với Locke, ông là người đã chống đối sự “nồng nhiệt” –
chủ nghĩa cá nhân của những người Anabaptists – cũng mạnh như với uy quyền
tuyệt đối và nhắm mắt phục tùng truyền thống. Một nổi dậy qui mô hơn đưa đến
chủ thuyết tôn thờ Nhà nước, nó gán cho Nhà nước vị thế của chủ thuyết Catô [60]
đã gán cho Nhà thờ, hay đôi khi còn hơn nữa, cho Gót. Hobbes, Rousseau, và
Hegel đại diện cho những trình tự khác nhau của lý thuyết này, và chủ thuyết
của họ thể hiện thực tế trong Cromwell, Napoleon, and nước Germany ngày nay.
Chủ thuyết Cộng sản, về lý thuyết, rất xa cách, khác biệt với những triết lý
như thế, nhưng trong thực tế, đã được lèo lái đến một kiểu cộng đồng, rất tương
tự với cái là những kết quả từ sự phụng thờ Nhà nước.
Xuyên
suốt sự phát triển dài lâu này, từ năm 600 TCN cho đến ngày hôm nay, những
triết gia đã phân thành những người muốn thắt chặt những mối ràng buộc xã hội
và những người muốn nới lỏng chúng. Trước sự khác biệt này, những người khác
liên kết với (một trong hai). Những người nghiêng về kỷ luật đã tán thành vài
hệ thống, của giáo điều, hoặc mới hoặc cũ, và do đó đã buộc phải là, mức độ ít
hay nhiều, thù địch với khoa học, bởi vì những giáo điều của họ không thể chứng
minh thực nghiệm được. Tất cả chúng hoàn toàn không khác nhau chút nào, đều dạy
rằng hạnh phúc thì không phải là điều tốt, nhưng “cao thượng” hay “anh hùng”
mới là đáng chuộng. Họ có thiện cảm với những phần phi lý của bản tính con
người, bởi họ đã cảm được lý do không ưa thích kết chặt xã hội. Những người
nghiêng về tự do, một mặt khác, chỉ trừ những người theo chủ nghĩa cực đoan vô
chính phủ, đã nghiêng về khoa học, về duy lợi, về duy lý, không chuộng gì những
say mê mãnh liệt, và là thù nghịch của tất cả những dạng càng sâu đậm nào của
tôn giáo. Sự đối kháng này đã có ở Hylạp trước khi khởi lên cái chúng ta nhận
diện là triết học, và nó đã khá phân tỏ trong tư tưởng Hylạp từ thuở sớm sủa
nhất. Đổi những dạng khác nhau, nó đã bền bỉ tồn tại cho đến ngày hôm nay, và không
hồ nghi gì, rồi sẽ vẫn còn dai dẳng trong những thời kỳ tiếp đến.
Rõ ràng
là mỗi phe của cuộc tranh chấp này – như tất cả đã bền bỉ xuyên suốt những giai
đoạn thời gian dài – có một phần đúng và một phần sai. Kết hợp xã hội là cần
thiết, và loài người đã chưa bao giờ thành công trong sự thúc buộc kết hợp bằng
chỉ thuần vào những lý lẽ thuần lý. Tất cả mỗi cộng đồng đều phơi mở ra với hai
mối hiểm nguy đối nghịch: Đóng cứng hóa thạch vì quá nhiều kỷ luật và tôn thờ
truyền thống, về một mặt; về một mặt khác, lỏng lẻo phân tán, hoặc thành đối
tượng cho ngoại xâm, qua sự lớn mạnh của một chủ nghĩa cá nhân và độc lập cá
nhân, khiến hợp tác trở nên không thể có được. Nói chung, những nền văn minh
quan trọng bắt đầu với môt hệ thống chắc cứng và mê tín, nới lỏng dần, và dẫn
đến, ở một thời kỳ nào đó, một giai đoạn đầy những thiên tài lỗi lạc, trong khi
cái tốt của truyền thống cũ vẫn còn và cái xấu thừa hưởng từ trong sự tan rã
của chính nó còn chưa phát triển. Nhưng khi cái xấu tháo mở ra, nó dẫn đến hỗn
loạn, từ đấy, không tránh được, đến một sự độc tài mới, sản xuất một tổng hợp
mới bảo đảm bởi một hệ thống mới những giáo điều. Học thuyết của chủ nghĩa tự
do là một cố gắng để thoát ra khỏi cái vòng xoắn không tận này. Yếu tính của
chủ nghĩa tự do là một cố gắng củng cố một trật tự xã hội không dựa trên giáo
điều phi lý, và bảo đảm sự ổn định không dùng đến nhiều câu thúc hơn là cần
thiết cho sự bảo toàn cộng đồng. Cố gắng này có thể thành công hay không chỉ
tương lai mới có thể xác định.
Bertrand Russell
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Nov/2009)
[1] Chú thích về chú thích:
a. CTTG – đánh dấu những chú thích trong
nguyên văn – của Russell trong bản tiếng Anh.
b. Những chú thích khác (và những sai lầm – nếu
có) là của người dịch.
Conception: Khái niệm – 概念
[2] Theology: một ngành học tôn giáo có đối
tượng là Gót và những tin tưởng liên hệ về Gót. Trước đây vẫn dịch theo Tàu là
thần học (神学), nay dịch lại là gót học,
cho sát với từ và ý gốc hơn.
[3] Revelation: vén lên cho biết; revelation:
< Latin revelatio(n-), [< revelare ‘lay
bare’ < reveal: < Old French revelation / reveler hay
Latin revelare < re: ‘again’ (lật lên,
vén lên) + velum: ‘veil.’ (tấm màn): “revelatio” (hylạp: apocalypsis)]
có nghĩa là: vén màn che lên; hoặc “manifestatio” (epiphaneia), có nghĩa
là: tỏ lộ. Như vậy revelation gốc Latin ”revelare” (hay
past part. “revelatus”) có nghĩa đen là: “vén lên cái màn che tối”,
để cho thấy, cho biết một-gì đó (chân lý, hay sự linh thiêng).
Trước
đây, vẫn dịch theo Tàu là mạc khải, hay mặc khải (mạc: cái
màn), hay thiên khải, khải thị – 天啟,啟示 – (khải: giải
bày, thị: bảo cho biết) – Nhưng Revelation, trong tôn giáo và gót học, nguyên nghĩa là sự để hở lộ ra một vài hình
thức của sự thật hay kiến thức, thông qua giao tiếp với một gót hoặc thực thể
siêu nhiên.
Như thế, nó đơn giản
nói về một loại tri thức cá nhân và đặc biệt nhuốm tính chất huyền bí của tôn
giáo, người nhận biết như được vén tấm màn che phủ lên, để thấy sự thực phơi
bày cho riêng mình. Bắt đầu ở đây, tôi tạm dịch nôm na dễ hiểu là: sự vén-lên-cho-thấy. Đây
là một lý thuyết đặc biệt chỉ có trong thần học Judea-Kitô: Tin tưởng rằng
có hiện tượng nhận biết chân lý như thế, không qua suy luận trí tuệ, hay kinh
nghiệm; nhưng chỉ qua sự tiết lộ của thần linh, thứ chân lý tôn giáo được thần
linh vén-lên-cho-thấy – Cái biết do sự vén-lên-cho-thấy có
thể trực tiếp từ một thần linh (Gót) hay qua một tác nhân trung gian (một thiên
thần). Một người có tiếp xúc may mắn như thế với thần linh siêu nhiên, nhận được
tri thức qua sự vén-lên-cho-thấy như thế, trong đạo Juda, được
gọi là một tiên tri (prophet). Cũng nói thêm, tri thức (thực sự là tin
tưởng) sẽ tiếp nhận tuyệt đối bằng “đức tin” (faith) tôn giáo, không bằng phê
phán lý trí, hay qua đối chiếu kinh nghiệm.
[4] Nguyên văn: Has the universe any unity. Câu
hỏi của cả thiên văn lẫn triết học: Vũ trụ là thuần-một – một tập hợp chỉ có
duy nhất một phần tử là chính nó – hay là tập hợp gồm có những phần tử độc lập?
(Does the universe consist of independent objects, or is it a single unit?) – Trong
bản văn khác (The Problems of Philosophy) Russell đặt câu hỏi rõ hơn: Has the
universe any unity of plan or purpose, or is it a fortuitous concourse of atoms?
[5] cosmic loneliness: Sự cô đơn không cùng của
mỗi con người trước cái chết giữ vụ trụ bao la (Existential loneliness) – trước,
sau và vô cùng chỉ có mỗi chúng ta, từng người một, lần lượt đi vào cõi chết.
[6] Frederick
II of Hohenstaufen: Hoàng đế Lamã nổi tiếng vì đã chống lại cả hai vua chiên
Lamã cùng thời là Gregory và Innocent IV.
[7] City State: Cổ thời Hylạp, tổ chức quốc gia
đầu tiên là những đô thị độc lập (polis), do những làng liên kết thành – Thí dụ
nhà nước đô thị (có chỗ dịch là thành quốc) như: Athens, Sparta, Argo, Corinth,
Megara.
[8] Alexander the Great- hoàng đế Hylạp,
Aristotle vốn là thày dạy riêng (tutor) của ông.
[9] The Stoics – có khi dịch là Khắc kỷ – tôi để
nguyên, như trường hợp những nhân danh, địa danh khác, nếu có thể, để trả nó về
với từ gốc.
[10] Tương tự, Stoicism vẫn từng dịch là trường phái Khắc kỷ.
[11] Pagans: đây chỉ những người không theo đạo
thờ những thần Hylạp (Zeus, Olympian Gods)
[12] CTTG – Quan điểm này không phải là không biết
đã có ở những thời trước đó, nó có nhắc, thí dụ, trong kịch Antigone của
Sophocles. Nhưng ít có ai giữ quan điểm đó, trước nhóm Stoics.
[13] Apostles: chỉ những (12) người học trò đầu
tiên của Jesus, đã đi rao giảng, khai sáng nên đạo Kitô
[14] Arianism: tư tưởng gót học của Arius (ca.
AD 250–336), những hoàng đế Lamã Constantius II (337-361) và Valens (364-378)
theo giáo lý Arians hay bán-Arians.
Arius sống
và dạy ở Alexandria, Egypt, dạy rằng Jesus không cùng một thể với Chúa Cha, phủ
nhận tính cách thần linh của Jesus, chỉ cho vị này là sự sáng tạo vĩ đại nhất của
Chúa Cha (ngược với tin tưởng chúa ba ngôi về sau và hiện nay)
[15] CTTG –Thế nên dân Nga ngày nay không nghĩ
là họ phải tuân theo biện chứng duy vật hơn là theo Stalin.
[16] Tạm dịch
từ barbarian – chỉ có nghĩa là không theo, hay không cùng có văn hóa của Lamã
(trước đó là của Hylạp), như những dân tộc bắc Âu. Họ không có chữ viết, nên những
gì về họ, còn lại đến nay, đều qua ghi chép chọn lọc, phê phán chủ quan của địch
thủ là người Roman. Nổi tiếng là Visigoths (đông Âu), Huns (trung Âu), Vandals
(bắc Âu).
[17] Johannes Scotus Eriugena (c. 815–877) người
Irish, nhà thơ, nhà gót học Kitô, và triết gia theo phái thần bí Plotinus.
[18] Lúc ấy đế quốc Lamã, đóng đô tại Constantinople
– đông Âu – gọi là Byzantine Empire.
[19] Justinian's Codes
[20] Đế quốc Lamã (27 BC – 476/1453), có tên gọi
vì kinh đô là thành Lamã, nhưng đến năm 286, phân làm hai: đế quốc Tây Lamã – Western
Roman Empire (286–476) và đế quốc Đông Lamã – Eastern Roman Empire (330–1453),
còn gọi là đế quốc Byzantine.
Phần phía Tây- Tây Lamã gồm Ý, Pháp, bán đảo
Siberia, phần nam nước Anh, bắc Phi Địa trung hải (nay là Tunisie, Algerie) –
thủ đô là Milan, Ravenna.
Phần phía đông – Đông Lamã – lúc lớn rộng nhất
gồm Sicily, Balkan, Hylạp, Bulgaria, Georgia, Turkey, Liban xuống đến hết Ai cập
– thủ đô là Constantinople.
Tây
Lamã xụp đổ năm 476, nhưng Đông Lamã đến 1453 mới mất khi quân Turk chiếm thành
Constantinople, nay là Istanbul.
[21] Những nước
trên bờ bắc của Địa trung hải – nam Âu – có truyền thống văn minh Lamã.
[22] Những nước phía bắc Âu – từ nước Đức trở
lên đến Scandianvia, Nga (nói tiềng gốc Slavic); so với Nam Âu thì không hay
chưa hoàn toàn chịu ành hưởng văn minh Lamã.
[23]
Teutonic: chỉ những dân tộc Germanic – bắc Âu
[24] Trial by battle: ai thắng hay sống xót là
thắng án kẻ chịu thua hay chết
[25] Tournaments
[26] Courtly love: tình yêu tôn thờ và phụng sự,
dâng hiến, giữa môt hiệp sĩ với một phu nhân thường đã có chồng,
[27] Hell: hoả ngục Kitô.
[28] Romance: nghĩa rất rộng, đây chỉ thể loại
truyện thơ hay văn xuôi – kể những truyện tình hiệp sĩ, vừa có tính anh hùng ca
(epic), vừ có tính lãng mạn (courtly love).
[29] Chivalry: phong cách hiệp sĩ, tinh thần thượng
võ, hào hoa phong nhã và lịch sự với phụ nữ.
[30] Friars: gốc nghĩa là “anh”, từ chỉ những tu
sĩ Catô, vì họ không giảng đạo, chỉ hoạt động xã hội, giáo dục, ở VN gọi theo
tiếng Pháp là “sư huynh” (frère)
[31] Papal
philosophy
[32] Đại ly giáo (the Great Schism) hay rõ hơn
cuộc chia cắt lớn xảy ra trong nhà thờ Catô (Great Schism của Western
Christianity) hay Papal Schism (cũng gọi là Western Schism) tử năm 1378 đến
1417, giữa Pope Urban VI tại Rome và Pope Clement VII tại Avignon.
[33] The conciliar movement (or Conciliarism), vận
động cải cách tôn giáo của nhà thờ Kitô Lamã, trong thế kỷ 14 và 15th, định quyền
tối thượng về những vấn đề tinh thần thuộc về Hội thánh, nằm trong một hội đồng
hội nhà thờ (a general church council), không phải với vị vua chiên nữa.
[34]
Christendom: khái niệm văn hoá về một không gian liên quốc gia, mẫu số chung là
theo, chịu ảnh hưởng sâu xa đạo Kitô.
[35]
Scholastic theory: xem chú thích 41
[36] Pope: vị vua chiên Lamã: Vị đứng đầu hội
nhà thờ Catô tại Lamã, vị này cũng là bishop của thành Lamã – trước đây vẫn theo
người Tàu dịch là “giáo hoàng”, nhưng trọn vẹn hơn phải là giáo hoàng Lamã (羅馬教皇). Tôi dùng từ bình dân “vua chiên” = vua của
những con chiên (dân Chúa), ông trông coi, đứng đầu nước Chúa (thực ra chỉ còn
hội nhà thờ Catô Vatican thôi)
[37] Prince – thuật quân vương – Il Principe (1532) của Niccolò Machiavelli (1469
– 1527), được xem là khai mở môn chính trị học. Tác phẩm nay thành kinh điển –
dạy thuật làm chính trị, dựa trên quyền lực, cho những vương hầu châu Âu.
[38] The Borgias hay Borjas dòng dõi quí tộc Ý,
trong thời Phục hưng. Ngày nay vẫn đươc nhắc đến vì sự đồi bại nổi tiếng của những
người trong dòng họ này, nhất là một người trong họ giữ ngôi vị vua chiên Lamã.
Rất nhiều tội ác: ngoại tình, buôn thần bán thánh, trôm cắp, hiếp dâm, hối lộ,
loạn luân và giết người (đặc biệt là giết người bằng độc dược)
Rodrigo, một kẻ xảo quyệt nhiều tình nhân
kín, được bầu làm vua chiên năm 1492, lấy hiệu Alexander VI. Ông này được biết
có rất nhiều con. Trong ấy Lucrezia và Cesare là hai người con có nhiều tai tiếng
nhất.
Cesare, con trai – có cha trợ giúp dành ngôi
cai trị nước Ý, nổi tiếng tàn nhẫn, được xem như nguồn hứng khởi cho
Macchiavelli viết The Prince.
Lucrezia
– con gái -nổi tiếng là người đánh thuốc độc.
[39] The Medicis; dòng họ quí tộc lừng lẫy vì
giàu có (ngân hàng) và uy quyền, xuất phát từ Florence, nước Ý, nổi tiếng vì đổ
rất nhiều của cải vào mỹ thuật, kiến trúc. Về tôn giáo, chỉ riêng dòng này đã lần
lượt đưa 4 người vào ngôi vua chiên Catô Lamã: Leo X, Clement VII, Paul V, Leo
XI.
[40] Martin Luther (1483 – 1546) khai mở ra cuộc
cải cách thành nên đạo Phản thệ – hay TinLành (Protestant Reformation)
[41] Catholic Church: chỉ hội nhà thờ Catô phân
biệt và khác với từ Christian – Kitô, chỉ tất cả những hội nhà thờ thờ Christ
khác, như Chính Thống, Thệ phản Tin lành, Anh giáo, …
Hội nhà thờ Catô: Gồm Catô Lamã là lớn nhất
(Roman Catholic Church) ngoài ra còn có Anglican Catholic, Greek Catholic,
Uniate Catholic
[42] Reformation: phong trào tôn giáo ở thế kỷ
16 tại Âu châu, vận động cải cách cả lý thuyết và thực hành của nhà thờ Catô
Lamã, kết quả là tạo nên đạo TinLành, hay đạo của những người phản thệ
(Protestantism) – theo nghĩa những tín đồ đạo này, phản đối giáo thuyết Catô đã
tự cho rằng chỉ của hội Nhà thờ Catô Lamã mới là hội “Thánh”; là hội duy nhất
và chân chính của Christ.
[43] Chủ thuyết sola scriptura, chủ trương chính
và chỉ Thánh kinh mà thôi, chứ không phải truyền thống của hội nhà thờ hay tăng
lữ, là gốc của thẩm quyền tối thượng cho tất cả những người theo Kitô.
[44] Protestantism: đạo TinLành kể những giáo phải
nổi tiếng: Lutheranism, Calvinism (cả Reformed churches vàPresbyterianism),
Methodism, Baptist churches, và the Seventh-day Adventist Church.
- Người
Tàu thường dich là Cơ đốc Tân giáo (基督新教).
[45]
scholasticism : chỉ nội dung của hệ thống học vấn giảng dạy gót học và triết
lý, có trong nhà thờ Kitô từ thời Trung cổ, là một tổng hợp chủ yếu gót học của
Augustine và triết học Aristotle. Nó cố bắc cầu qua vực thẳm phân cách một bên
là tôn giáo (tin) và lý trí (chứng).
[46]
Heretical
[47] Subjectivism
[48] Nguyên
văn: an emanation of the ego
[49] Nguyên văn: this was insanity
[50] common
sense: thông thường , bình dị, không có gì phải chuyên môn, thông thường giản dị.
[51]
Anabaptism: Ngày nay là những giáo phái Amish, Hutterites, and Mennonites. Họ đặc
biệt không đeo nhẫn cưới, thề, và không tham dự vào chính quyền.
[52] Cuộc nổi
loạn ở Münster (The Münster Rebellion) những người cực đoan theo giáo phái
Anabaptists thiết lập một công xã thần quyền (communal theocracy) tại thành phố
Münster, nước Đức trong 18 tháng (1534 – 1535)
[53] Holy
Spirit: những tín đồ gọi một cach tôn kính là chúa Thánh thần
[54]
Quakerism
[55]
Sensibility: mẫm cảm, nhạy cảm tính
[56] Thomas Carlyle (1795-1881): sử gia, luận
gia người Scott
[57] George Gordon Byron (1788-1824) nhà thơ nổi
tiếng nước Anh, đươc xem là một trong những khuôn mặt dẫn đầu phong trào Lãng mạn
châu Âu.
[58] subjectivism: ở đây chỉ chung một khuynh hướng
(nhiều trường phái khác nhau) chủ trương kiến thức chỉ có với kinh nghiệm chủ
quan trực tiếp (philosophy a theory stating that people can only have knowledge
of what they experience directly)
[59] Liberalism
[60] Catholicism: chỉ chung tất cả tin tưởng, lý
thuyết, nghi lễ của hội nhà thờ Kitô Lamã, gọi tắt là chủ thuyết, hay hệ tư tưởng
Catô.