(THE ARCHITECTURE OF LANGUAGE)
Noam Chomsky
(Bài Giảng Delhi Tháng 1, 1996)
Lời giới thiệu của nhà xuất bản
Trong quyển sách này, Noam Chomsky trình bày những
suy nghĩ và ý tưởng của ông về phương pháp nghiên cứu giải quyết đột phá trong
nghiên cứu ngôn ngữ của chính ông, vốn đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta
về ngôn ngữ và về nhận thức con người như thế nào. Ông giải thích những ý tưởng
nguyên ủy của ông trong lý thuyết ngôn ngữ, được gọi là “Chương Trình Tối
Giản”, dễ hiểu và mời gọi góp phần suy nghĩ. Chomsky cũng nói về những vấn
đề quan trọng đã ảnh hưởng đến lĩnh vực ngữ học phát sinh gần đây, và gợi ý
những nghiên cứu trong tương lai về lý thuyết ngôn ngữ có thể đi đến đâu.
Với những ai quan tâm về Ngữ Pháp Phổ Quát đã
phát triển như thế nào theo thời gian, quyển sách này của Chomsky cung cấp
những hiểu biết sâu xa. Nó đem cho một cái nhìn tổng quan về sự phát triển của lĩnh
vực này, làm nổi bật những đóng góp cách mạng của Chomsky. Ngoài ra, quyển sách
là một khởi đầu tuyệt vời cho sinh viên và bất kỳ ai quan tâm đến ngôn ngữ học,
giải thích tại sao nó quan trọng và vai trò to lớn của Chomsky trong việc định
hình lĩnh vực nghiên cứu này.
[The Architecture of Language (Oxford India
Paperbacks). Noam Chomsky (2006)]
Lời nói
đầu của ban biên tập
Noam
Chomsky là một trong những học giả viết, in rất
nhiều, và phổ biến rất sâu rộng trong lĩnh vực lý thuyết
ngôn ngữ và não thức. Ngoài những sách báo khảo cứu chuyên môn, ông còn nói
chuyện, diễn giảng cho nhiều người nghe khác nhau trên khắp thế giới, và liên
tục tham dự những thảo luận về những đề tài này. Một số bài nói chuyện đã được
chọn lọc và cho xuất bản thành sách.[1] Tuy
nhiên, chúng tôi nghĩ xuất bản thêm bài nói này, vào thư mục phong phú và đang
phát triển thì vẫn cần thiết và thích đáng.
Chomsky
đã ở India khoảng một tuần, vào tháng 1 năm 1996. Chuyến thăm bắt đầu với một
loạt bài giảng ở Delhi. [2] Trong
số năm bài giảng cho công chúng ở đó, chỉ một bài liên quan với công trình về
ngôn ngữ và não thức của ông. [3] Sự kiện
này đã tạo nên nhiệt tình chưa từng có trong cộng đồng học thuật rộng lớn của
Delhi. Tự thân bài giảng dài khoảng một tiếng rưỡi, và sau đó là phần trả lời
những câu hỏi, rất sôi nổi về nhiều đề tài khác nhau. Rất nhiều câu hỏi đã được
gửi đến và chưa được trả lời, khiến Chomsky đã đồng ý sẽ trả lời chúng sau khi
ông về lại MIT. Vì vậy sau đó, một set những câu hỏi chưa trả lời này đã được
Khoa ngôn ngữ học, đại học Delhi biên soạn và gửi cho Chomsky Ông đã gửi lại
những trả lời chi tiết chỉ trong vòng một tháng.
Chúng
tôi được biết những sự việc tương tự như trên, đã từng xảy ra ở bất cứ nơi nào
Noam Chomsky nói chuyện. Tuy nhiên, loại thực hành trí thức ưa chuộng, kéo dài
và căng thẳng này, thì hiếm thấy trong khung cảnh học thuật ở India. Chomsky đã
đến thăm India sau hơn 25 năm, và với lịch trình bận rộn của ông, chuyến này có
thể là cuối cùng. Vì vậy, tự thân sự kiện này, đặc biệt là sự tham gia sôi nổi
của những người nghe, đáng được ghi chép lại. Hơn nữa, sau sự kiện này, đã nhận
được nhiều đòi hỏi về những bản sao những đoạn ghi âm và những bản chép lại
những bài giảng. Nhiều người háo hức đặt câu hỏi, vốn sau đó từ MIT, Chomsky đã
hào phóng trả lời, nhưng ban tổ chức đã làm thất lạ chúng. Từ chỗ này, đã nảy
sinh trách nhiệm, ít nhất là làm một cố gắng để những gì đã hỏi có thể đến được
họ. Do đó có quyển sách này.
Ngoài ra
còn một lý do thuần túy học thuật để xuất bản tập sách này. Chomsky được giao
công việc khó khăn là truy tìm toàn bộ chuỗi sự kiện lịch sử, bắt đầu từ nghiên
cứu ban đầu của ông về ngôn ngữ [4], dẫn
đến Chương Trình Tối Giản (Chomsky 1995b). Ông cũng được đòi hỏi để phác
thảo một số cải tiến kỹ thuật then chốt trong giai đoạn gần đây. Thế nên, nó đã
là một bài nói chuyện cho công chúng cũng như là một bài thuyết trình chuyên
môn cho những nhà ngữ học.
Người
đọc sẽ tự phán đoán xem Chomsky đã hoàn thành việc này tốt như thế nào. Thế
nhưng, sự kiện là việc làm này, ngay cả đã đem thực hiện, thì đáng kinh ngạc
thán phục. Chúng tôi không biết có bất kỳ tài liệu nào được xuất bản gần đây
trong đó ông nói về nhiều đề tài như vậy, chỉ trong thời gian một bài giảng.
Theo như chúng tôi biết, những bài giảng đã xuất bản của ông – đôi khi là một
loạt những bài giảng – thường đề cập đến những vấn đề tổng quát và triết học
với phần thảo luận rất thân mật về công trình chuyên môn của ông [5], hay
chúng đi thẳng vào thảo luận chuyên môn sau những nhận xét sơ bộ ngắn gọn khái
quát. Ở đây, ông đề cập đến cả hai, và ông đã làm sự việc đó không chỉ để đáp
ứng đòi hỏi của những người mời – như bố cục kỹ lưỡng của bài giảng cho thấy sự
việc đó. Chúng tôi tin rằng trong bài giảng này, ông đã làm một cố gắng để đạt
đến một gì đó vốn trong thời gian hạn hẹp, nhanh chóng trở nên khó có thể đạt
được.
Điều
thường xảy ra trong lịch sử khoa học là những mục tiêu khái niệm tổng quát của
một chương trình nghiên cứu đều chỉ được thể hiện bên lề trong công trình
chuyên môn thực sự. Người ta có thể đưa ra một lượng lớn những lập luận triết
học, phương pháp luận và kiến thức thực tiễn thông thường để thúc đẩy một số
điểm khái niệm; nhưng nghiên cứu thực nghiệm vẫn tiếp tục hầu như không bị
những lập luận này cản trở trong một thời gian dài. Trong ngôn ngữ
học thời nay, người ta nhớ lại rằng, mặc dù việc mô tả đặc điểm của Ngữ Pháp
Phổ Quát như một thừa hưởng di truyền vốn là mục đích đã nêu của ngôn ngữ
học thời nay ngay từ khởi đầu của nó [6], nhưng
một phần rất lớn của nghiên cứu thực nghiệm thực sự rất ít có liên quan với nó,
đơn giản là vì những nguyên tắc cấu trúc của Ngữ Pháp Phổ Quát phần lớn
chưa được biết đến trong chi tiết hoạt động của chúng. Như Chomsky đã lưu ý
trong bài giảng, bước đột phá lớn đầu tiên diễn ra với khung cấu trúc lý thuyết
của những nguyên tắc và những giá trị biến đổi [7] vào đầu
những năm 80, khi khái niệm được bắt đầu thể hiện trong nghiên cứu thực nghiệm
cụ thể.
Sự việc
này chắc chắn buộc phải có một sự thay đổi nhất định trong phong cách và nội
dung những trình bày tiếp theo của Chomsky, vốn gồm
những bài viết của ông. Lấy thí dụ, trong Knowledge
of Language [8],
Chomsky đã dành một phần lớn hơn nhiều (thực tế là phần chính) cho những thảo
luận khá chuyên môn đã làm sôi động nghiên cứu ngôn ngữ học trong nhiều năm. Đã
đến giai đoạn ở đó những điểm triết học tổng quát có thể được thăm dò chi tiết
và kỹ lưỡng với bằng chứng thực nghiệm tinh vi và cụ thể, cùng những dụng cụ và
phương pháp chuyên môn mới lạ. [9] Ngay cả
khi đó, phần lớn người đọc nói chung vẫn có thể nhận được hiểu biết cơ bản về
chủ đề đang thảo luận của ngôn ngữ học, trong khi bỏ qua những phần chuyên môn;
những nhà ngữ học chuyên môn cũng có thể bỏ qua những chương “triết học” nhưng
không mất đà tiến. Tuy nhiên, những ý định phục vụ cho nhiều tầng đối tượng
khác nhau trong cùng một bài giảng.ngày càng trở nên khó khăn, khó duy trì,
trong ngôn ngữ học.
Như
chúng tôi đã lưu ý, khung cấu trúc lý thuyết của những nguyên tắc và những giá
trị biến đổi đã đem những nguyên tắc của Ngữ pháp phổ quát và khả năng-ngôn ngữ
trở thành trung tâm nghiên cứu của ngôn ngữ học [10] Vì
những thuộc tính sâu xa và bất ngờ của khả năng này bắt đầu được đưa ra ánh
sáng, giờ đây người ta có thể nêu những câu hỏi vốn chỉ vài năm trước đây không
thể tưởng tượng được. Phần não thức này đã tiến hóa phát triển đích xác như thế
nào cho mục đích tiếp thu ngôn ngữ với những điều kiện trong đó diễn ra việc
tiếp thu ngôn ngữ? Phần nào của lý thuyết mô tả hiệu quả và chính xác sự tiến
hóa phát triển này và phần nào được giới thiệu chỉ để được thuận tiện về lý
thuyết? Khả năng-ngôn ngữ là một hệ thống sinh
học theo nghĩa nào? Thật phi thường khi những câu hỏi này có thể được nêu
lên trong thực tế và, một phần, được
theo đuổi trong nghiên cứu thực nghiệm nghiêm ngặt. Do đó, một lượng lớn những
quan tâm chung, khái niệm, thực nghiệm và kỹ thuật hội tụ trong một chương
trình [11]. Rất có
thể người ta sẽ bỏ lỡ một gì đó vô cùng quan trọng về toàn bộ chương trình nếu
bỏ lỡ bất kỳ phần nào trong số này của chương trình. Bây giờ sự việc này không
chỉ gồm người đọc phổ thông; nó cũng có thể gồm những nhà ngữ học chuyên môn.
Do đó, tính cấp bách của công việc tăng lên khi tự thân công việc trở nên khó khăn
hơn.
Bài
giảng này, theo quan điểm của chúng tôi, là một cơ hội trong đó Chomsky đã cố
gắng hoàn thành công việc nhắc trước đó. Ông đã bao quát toàn bộ lịch sử của
ngữ pháp phát sinh, chọn chỉ những điểm trong lịch sử, vốn cuối cùng dẫn đến Chương
Trình Tối Giản. Trong tiến trình thực hiện, ông đã nói rõ ràng những giả
định về hệ thống nhận thức trong đó nghiên cứu hiện tại về kiến trúc của khả
năng-ngôn ngữ đã ăn sâu, và đồng thời đã đem cho những chỉ định về hướng nghiên
cứu này có thể thực hiện được. Trong tiến trình, nhiều câu hỏi cũ đã được diễn
đạt lại bằng những thuật ngữ mới, nhiều vấn đề chiếm vị trí trung tâm trước đó
đã bị đặt qua bên, hay ngay cả bị loại bỏ, và chỉ lôgích thuần túy của chương
trình mới được trưng bày với sự tinh tế và sáng sủa đáng ngưỡng phục. Những
người quan tâm đến lịch sử nội tại của Ngữ Pháp Phát Sinh thời nay sẽ
thấy bài giảng vô cùng sâu xa.
Không có
gì ngạc nhiên khi những câu hỏi đến từ mọi tầng lớp người xem-nghe, kể cả những
nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp. Những trả lời mở rộng và kiên nhẫn của Chomsky
đã làm sáng tỏ nhiều điểm hầu như không nhắc đến trong bài giảng. Do đó, bài
giảng và những trả lời cùng tạo thành một tổng thể dễ nghiên cứu giải quyết,
trong đó phần lớn những đặc điểm nổi bật của chương trình mới được trình bày rõ
ràng
Như đã
lưu ý, một số câu hỏi đã được trả lời ngay trong buổi diễn giảng, trong khi
phần còn lại được viết trả lời từ trường MIT. Với sự phấn khởi (và hậu quả là
sự nhầm lẫn) của sự kiện, hóa ra Chomsky đã thực sự viết trả lời một số câu hỏi
vốn ông đã trả lời rồi trong buổi diễn giảng. Như vậy, một số câu hỏi có hai
trả lời – một trả lời bằng nói và trả lời bằng viết. Đôi khi những trả lời này
khác nhau đáng kể trong phong cách và nội dung. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để
đưa cả hai trả lời vào một văn bản duy nhất và mạch lạc. Chúng tôi để người đọc
tìm ra những trả lời “hỗn hợp” này; chúng tôi sẽ cảm thấy được khen thưởng nếu
họ không thể tìm thấy chúng.
Về phần
tổ chức thảo luận, chúng tôi đã lợi dụng sự kiện là những câu hỏi được gửi đến
bằng văn bản nên không có thứ tự tự nhiên trong việc đặt câu hỏi của chúng.
Ngoài ra, mặc dù đa dạng, những câu hỏi phần lớn thuộc về ba nhóm dường như
tương ứng với ba phần chính của bài nói chuyện. Theo đó, những câu hỏi được sắp
xếp thành ba nhóm, theo thứ tự giảm dần về mức độ tổng quát trong mỗi nhóm:
phạm vi của ngôn ngữ học, sự tiếp thu của ngôn ngữ và lý thuyết của ngôn ngữ.
Chúng
tôi cũng đã thêm một số ghi chú làm rõ và những tài liệu tham khảo cho những ai
muốn theo đuổi vấn đề sâu hơn. Hơn nữa, như người đọc sẽ thấy, Chomsky cảm thấy
bị giới hạn trong việc thu hẹp đối tượng của ông, khi ông giải quyết với những
ý tưởng, lý thuyết, phương pháp luận liên quan đến khám phá những khái niệm
mới, vượt qua ranh giới lý thuyết hay đi vào những phát triển mới nhất trong
nghiên cứu ngôn ngữ. Những ghi chú mở rộng được cung cấp ở đây, hy vọng được
viết theo phong cách dễ lấy dùng được hơn một chút, sẽ giúp ít nhất một số
người xem-nghe nói chung có một cảm nhận về những điểm chuyên môn. [12] Vì
Chomsky không thể duyệt lại nhiều tài liệu được thêm vào, nên chúng tôi chịu
trách nhiệm hoàn toàn về chúng.
Công
việc được phân chia giữa ba chúng tôi như sau. Mukherji và Patnaik đã phiên âm
tài liệu ban đầu [13].
Mukherji đã viết bản thảo của lời nói đầu này, đồng thời chuẩn bị một danh sách
ban đầu những ghi chú và tài liệu tham khảo. Patnaik đã viết những ghi chú
chuyên môn và thêm một số ghi chú và tài liệu tham khảo. Agnihotri xem tài liệu
đã chuẩn bị ở mỗi giai đoạn và đề nghị những sửa đổi; Ông cũng trông coi dự án
bằng đóng vai trò người liên lạc giữa Mukherji, Patnaik, Chomsky và nhà xuất
bản. Mỗi người trong chúng tôi liên tục duyệt xét những dè dặt nghi ngờ, quan
tâm hay không chắc chắn, của người này với những người khác. Chúng tôi xem xét
và thảo luận về những sự việc này để đảm bảo rằng tất cả đều đồng thuận với tài
liệu đang chuẩn bị. Quyển sách nhỏ này thực sự là kết quả của một việc làm
chung trong thân hữu và cộng tác. Chúng tôi nghĩ Noam Chomsky đã khiến sự việc
đó thành thực hiện được.
Chúng
tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Ngôn ngữ học, Delhi University, đã tài trợ
cho dự án; đến Viện Nghiên cứu Cao cấp India, Shimla, đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc chuẩn bị tài liệu. Xin đặc biệt cảm ơn A.K. Sinha
đã giúp đỡ và động viên cũng như Tista Bagchi đã thu thập và biên soạn những
câu hỏi gửi cho Chomsky. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Noam Chomsky đã quan
tâm tích cực đến dự án.
Ban Biên
Tập:
N.
Mukherji, B.N. Patnaik & R. Agnihotri
NỘI DUNG
Lời nói đầu
của ban biên tập
Ngôn Ngữ và Cấu Trúc Của Nó : Bài giảng ở Delhi, Jan 1966
Thảo luận
Phạm Vi của Ngôn Ngữ
Học
Sự Tiếp Thu
Ngôn Ngữ
Lý thuyết ngôn ngữ
Ghi chú
Tài liệu tham
khảo
Index
Cấu trúc
của ngôn ngữ [14]
Noam
Chomsky
Tôi bị
giằng co giữa hai lôi kéo. Một là nói về tập hợp đáng lưu ý gồm
những câu hỏi vừa nêu lên [15]. Hai là
nói về đề tài tôi được mời đến để nói, vốn đúng hơn nó là một đề tài khá khác
biệt. Tôi muốn nói về những câu hỏi vốn giáo sư Agnihotri mới vừa nêu, nhưng
tốt nhất là nên hoãn đề tài đó lại, cho đến phần thảo luận.
Quí vị
có thể nghe được tôi không? Có lẽ quí vị không thể nghe được tôi
(Phần
của khối người xem-nghe): “Không”
Nếu quí
vị nói “không”, thì quí vị có thể nghe được.
Trả lời
ngắn cho câu hỏi về quan hệ giữa hai đề tài, quả thực, đúng vậy, là tôi thì chú
ý muốn tìm hiểu cả hai. Một đề tài quan tâm với việc coi ngôn ngữ như một cơ
năng sinh học – nó thì khá rõ ràng là như vậy – và tôi nghĩ đề tài này đem cho
một số khá nhiều hiểu biết trực giác sâu xa vào trong bản chất thiết yếu của
con người. Đề tài kia quan tâm với đời sống con người và những vấn đề của nó và
việc dùng ngôn ngữ như một kỹ thuật của lợi dụng, khai thác, v.v. [16] Nhưng
trong lĩnh vực thứ hai đó, theo hiểu biết của tôi, không có gì có thể nói là
biết được cho sâu xa. Người ta có thể làm như thật rằng nó có và làm nó nhìn
như phức tạp, đó là việc của những nhà trí thức. nhưng sự thật của vấn đề là những
gì biết được trong lĩnh vực này thì phần nhiều chỉ ở mặt ngoài, nông cạn, và dù
sao đi nữa cũng dễ dàng có được.
Khoa học
là một hoạt động rất lạ lùng. Nó chỉ được việc
cho những vấn đề đơn giản. Ngay
cả trong những ngành khoa học cơ bản, khi quí vị vượt qua những cấu trúc đơn
giản nhất, nó trở nên rất mô tả [17]. Lấy
thí dụ, Đến khi quí vị đi đến những molecule lớn, quí vị hầu như giải
thích diễn tả mọi sự vật việc. Ý tưởng rằng phân tích khoa học sâu xa nói cho
quí vị một gì đó về những vấn đề của con người và đời sống của chúng ta, cũng
như những tương quan giữa chúng ta, v.v., theo ý kiến của tôi, thì hầu hết là
giả – làm ra vẻ thực vì tư lợi, vốn tự thân nó là một kỹ thuật của thống trị và
bóc lột và nên tránh áp dụng. Những nhà chuyên môn chắc chắn có trách nhiệm để
không khiến cho người ta tin rằng họ có một số kiến thức đặc biệt nhưng những
người khác không có được, nếu thiếu phương tiện đặc biệt, hay
giáo dục đại học đặc biệt, hay một bất kỳ gì khác. Nếu những sự vật việc thì
đơn giản, chúng nên được nói một cách đơn giản; nếu có một gì đó nghiêm trang
để nói rằng nó thì không đơn giản, khi đó, hay lắm, sự việc đó thì tốt , và
đáng để chú ý tìm hiểu. Có lẽ chúng ta có thể tìm thấy những trả lời sâu xa cho
một số câu hỏi liên quan trực tiếp với những vấn đề đáng lưu ý tìm hiểu và quan
tâm của con người, nhưng sự việc đó hiếm khi đúng. Dù sao, đó là ý kiến của
tôi. Vì vậy, tôi chú ý muốn tìm hiểu cả hai đề tài [18] và dành
một lượng lớn thì giờ và công sức cho cả hai, nhưng chúng
xem dường chỉ là không hỗn hợp với nhau.
Hãy để
tôi nói về lĩnh vực ở đó có đường lối giải quyết điều tra duy lý (đó là đường
lối giải quyết của khoa học tự nhiên) bất ngờ là có vẻ thực sự đi đến được chỗ
nào đó trong việc nghiên cứu của những cấu trúc sinh học phức tạp, cụ thể là
trong lĩnh vực của ngôn ngữ con người. Đây là một trong số rất ít lĩnh vực chức
năng phức tạp con người ở đó chúng ta rõ ràng có thể tìm thấy những ngạc nhiên,
và ngay cả có thể khá sâu xa, những sự việc thuộc loại vốn quí vị có thể tìm
thấy bằng nghiên cứu một vài phương diện khác của thế giới tự nhiên. Không có
nhiều nhưng có một số và sự việc này có vẻ là một trong số chúng, hay tôi hy
vọng như vậy.
Những gì
tôi muốn làm là phác thảo một số những giai đoạn phát triển gần đây của một
chương trình nghiên cứu đã có từ lâu. Tôi muốn dẫn đến những sự việc đã xảy ra
trong vài năm qua, trong những gì đã gọi là “Minimalist Programme / Chương
Trình Tối Giản”. [19] Tôi sẽ
nhắc một vài điều về những giả định và động cơ nền tảng của nó, một số nhũng
chiều hướng đã được theo đuổi và sự liên quan của tất cả những sự việc này với
những câu hỏi cổ điển về việc thăm dò tìm hiểu về não thức và ngôn ngữ. Tôi sẽ
chỉ có thể nói sơ sài về đề tài kể sau; Tôi có thể tiếp tục với nó, nếu quí vị
muốn, vì những câu hỏi này vẫn còn rất sống động, đang được tích cực thăm dò.
Tự thân việc nghiên cứu ngôn ngữ trở nên khá chuyên môn rất nhanh chóng, nhưng
tôi sẽ chỉ nêu những nét đại cương. Tuy nhiên, nếu quí vị quan tâm, tôi sẽ theo
đuổi một vài những phần chuyên môn hon.
Thứ
nhất, chỉ một vài của những giả định nền tảng cơ bản. Chúng đều khá quen thuộc
và tôi nghĩ rằng chúng được chấp nhận rộng rãi nhiều hơn so với nhiều người tin
tưởng. Tôi không nghĩ rằng chúng là đặc biệt với chương trình này. Chúng thường
được ngầm chấp nhận, nhưng nếu chúng ta thực sự cố gắng theo đuổi đề tài thì
chúng ta tốt hơn nên làm rõ ràng những gì đã ngầm giả định. Nói rằng chúng phổ
thông và quen thuộc không có nghĩa là chúng nên được chấp nhận thiếu phê phán;
đó là xa với sự thật. Khi quí vị nghĩ về những giả định này, chúng đều là khá
ngạc nhiên trong nhiều phương diện và do đó đáng quan tâm chú ý, đến mức rằng
chúng hoàn toàn hợp lý trên những nền tảng duy nghiệm.
Giả định
tứ nhất là có một khả năng-ngôn ngữ; nghĩa là, có vài phần của não thức/bộ óc,
vốn nó thì dành riêng cho kiến thức và việc dùng ngôn ngữ. Đó là một chức năng
đặc biệt trong cơ thể; nó như loại của một cơ quan ngôn ngữ, tương tự, dù không
hoàn toàn, như hệ thống thị giác vốn cũng dành riêng cho một công việc đặc
biệt. Bây giờ, đó là một giả định, nhưng
có bằng chứng tin cậy rằng nó thì đúng. [20]
Thêm
nữa, có bằng chứng vững mạnh rằng nó thực sự là một thuộc tính chủng loại trong
hai ý hướng. Trước hết, có vẻ như có rất ít khác biệt giữa những chủng loại,
ngoại trừ về bệnh lý thực nghiêm trọng [21] . Trên
một phạm vi khá rộng, những thuộc tính cơ bản của khả năng xem dường gần giống
hệt nhau. Trong phương hướng đó, nó thì không phải là không giống như hệ thống
thị giác. Tuy nhiên, nó không giống với hệ thống thị giác con người, trong một
phương diện khác trong đó nó là một thuộc tính chủng loại [22]: cụ thể
là, nó là rõ ràng độc nhất với chủng loại. Dường như không có bất kỳ gì tương
đồng (nghĩa là liên quan về mặt sinh học) hay ngay cả tương tự, vốn là một
thuộc tính yếu hơn, trong những chủng loại liên quan khác. [23]
Nếu quí
vị muốn tìm những giống nhau với những thuộc tính của khả năng ngôn ngữ trong
thế giới động vật, quí vị có thể tìm thấy một vài, dù chúng đều khá xa vời;
nhưng điều đáng lưu ý là những hệ thống tương tự nhất được tìm thấy trong loài
côn trùng hay loài chim, ở đó không có nguồn gốc tiến hóa chung nào cả về mặt
ngôn ngữ. Nhưng nếu quí vị đi đến những sinh vật ở đó có nguồn gốc tiến hóa
chung liên quan, chẳng hạn như những loài linh trưởng, đơn giản là không có gì
với những giống nhau phải chú ý, sự việc đó có nghĩa là khả năng ngôn ngữ hiện
ra như cô lập về sinh học trong một ý hướng bất ngờ và gây thắc mắc muốn tìm
hiểu.
Để kể
một câu chuyện tưởng tượng về sự việc đó, nó thì hầu như đã có một loài linh
trưởng cao hơn nào đó, sống lang thang đó đây một thời gian trước đây đã lâu lắm
rồi, và một vài đột biến di truyền đã xảy ra ngẫu nhiên, có thể là sau một trận
mưa sóng vũ trụ lạ lùng nào đó, và nó đã cài buộc xắp xếp lại bộ óc, cấy ghép
một cơ quan ngôn ngữ trong bộ óc một loài linh trưởng, nếu không gì khác. Đó là
một câu chuyện, không nên hiểu theo nghĩa đen. Nhưng nó có thể là gần với thực
tại hơn nhiều những chuyện tưởng tượng khác vốn đã kể về những tiến trình tiến
hóa, gồm ngôn ngữ. [24]
Sau đó
chúng ta hãy giả định rằng có một khả năng ngôn ngữ và khả năng này ít nhất gồm
một hệ thống nhận thức; nghĩa là, một hệ thống vốn nó giữ lại thông tin. Phải
có những hệ thống lấy và dùng được thông tin đó, những hệ thống thực hiện [25]. Bây
giờ, một câu hỏi thực tế đặt ra: những hệ thống lấy và dùng được thông tin đã
giữ lại trong khả năng-ngôn ngữ là một phần của khả năng-ngôn ngữ đến mức độ
nào? Đó là, tự thân những hệ thống thực hiện dành riêng cho ngôn ngữ đến mức độ
nào? Lấy thí dụ, những hệ thống phối hợp giác quan-vận
động, những hệ thống nhận thức-phát âm vốn nhận dùng được thông tin do khả
năng-ngôn ngữ cung cấp cho chúng. Tự thân chúng có phải là phần của khả
năng-ngôn ngữ không? Tự thân chúng có dành riêng cho ngôn ngữ không? Sự việc đó
thực sự không được biết. Giả định là, có lẽ, chúng được dành riêng đến một mức
độ nào đó, và đến một mức độ nào đó khác thì không. Nhưng đó là một vấn đề để
nghiên cứu – một vấn đề khó ngay cả ở mức độ của những tiến trình phối hợp giác
quan-vận động và chắc chắn có những tiến trình khác khó hiểu hơn. Ít nhất ở một
mức độ nào đó, những hệ thống thực hiện dường như có thể là một phần của khả
năng-ngôn ngữ.[26]
Một câu
hỏi thực tế khác về những hệ thống thực hiện là không biết chúng có thay đổi
hay không. Chúng có cố định và bất biến không? Hay chúng tự phát triển? Người
ta nói nhiều về cơ năng tiếp thu ngôn ngữ, nhưng lưu ý rằng nó thì tập trung
trên hệ thống nhận thức của khả năng-ngôn ngữ. Sự việc đó chắc chắn thay đổi.
Thông tin đã chứa đựng trong khả năng-ngôn ngữ thay đổi trong đời của mỗi
người; một người nói tiếng Hindi thì không là một người nói tiếng Anh. [27] Như
thế, một gì đó đã thay đổi từ một trạng thái chung phổ thông. Những hệ thống
thực hiện đã thay đổi? Không ai biết nhiều về sự việc đó, mặc dù những câu hỏi
rất đáng lưu ý và khó trả lời nổi lên khi người ta điều tra vấn đề kỹ lưỡng
hơn. Công trình ngôn ngữ học thực sự thường làm giả định ngầm đơn giản rằng
những vấn đề này không ảnh hưởng sự nghiên cứu ngôn ngữ và những ngôn ngữ cụ
thể. Sự việc này sẽ rất lạ lùng, nếu nó là sự thật; vì vậy nó có lẽ là sai. Nó
đã giả định từ sự thiếu hiểu biết; chúng ta không biết rằng nó thì sai. Khi quí
vị không biết một gì đó, quí vị đưa ra giả định đơn giản nhất. Giả định đơn
giản nhất là nó thì đúng, mặc dù chúng ta không thể tự tin về sự việc đó. Sớm
muộn gì chúng ta cũng có thể tìm ra được rằng sự phát triển của hệ thống thực
hiện phải được kết hợp chặt chẽ hơn vào trong điều tra về hệ thống nhận thức
của khả năng-ngôn ngữ, nhưng hiện giờ, chúng ta chưa biết về sự việc đó. Vì
vậy, chúng ta đặt nó qua bên.
Bây giờ
chúng ta tập trung chú ý trên những gì chúng ta có thể xem xét, cụ
thể là hệ thống nhận thức của khả năng ngôn ngữ vốn nó chắc chắn thay đổi trạng
thái. Trạng thái chung ban đầu đã xác định về di truyền của nó thì không giống
với những trạng thái nó đảm nhận trong những điều kiện khác nhau, hoặc do những
tiến trình trưởng thành bên trong hoặc chắc chắn do kinh nghiệm bên ngoài. Đó
là những gì chúng ta gọi là “sự tiếp thu ngôn ngữ”. Nó cũng gọi là “sự học tập”
nhưng đó là một thuật ngữ rất gây hiểu nhầm, vì nó có vẻ giống những tiến trình
phát triển hơn bất cứ gì được gọi đúng là “học tập”. Quí vị đặt một đứa trẻ vào
một hoàn cảnh ở đó có sự kích thích đúng xung quanh và sự tiếp thu ngôn ngữ là
một gì vốn xảy ra tự nhiên với đứa trẻ. Đứa trẻ không làm gì cả; nó giống như
lớn dậy khi quí vị có thức ăn. Vì vậy, nó nhìn giống như một tiến trình-tăng
trưởng, đúng hơn giống như sự phát triển của hệ thống thị giác, vốn nó cũng có
thể có những trạng thái khác nhau tùy vào kinh nghiệm.
Chúng ta
có thể khá tự tin rằng những trạng thái khác nhau vốn khả năng ngôn ngữ có được
đều chỉ khác nhau về một mặt giả tạo, bề ngoài và mỗi trạng thái thì phần lớn
được khả năng ngôn ngữ thông thường có chung quyết định. Lý do để tin điều đó
thì rất thẳng thắn, không quanh co phức tạp. Đơn giản là kinh nghiệm liên quan
thì còn quá ít, không đủ, quá giới hạn. Chúng ta có thể xem xét kỹ lưỡng kinh
nghiệm có sẵn; chúng ta có thể quan sát nó và xem nó là gì. Hiển nhiên ngay lập
tức là nó thì quá hạn hẹp và phân mảnh rời rạc để làm được bất kỳ một gì khác
hơn ngoài việc định dạng một hình thức tổng quát đã hiện hữu trong những kiểu
thức giới hạn, không toàn diện.[28]
Ngẫu nhiên, điều đáng lưu ý là kết luận
này được xem là nhiều tranh luận bất đồng trong trường hợp của những khả năng
tinh thần, mặc dù cùng kết luận tương tự thì được xem là hiển nhiên và tầm
thường, không gì quan trọng, trong trường hợp của tất cả những tiến trình tăng
trưởng khác. Lấy bất kỳ tiến trình tăng trưởng (sinh vật) khác, chẳng hạn như
phôi người mọc những cánh tay, nhưng không phải những cánh bay, hay lấy thí dụ
sau-khi-sinh, con người trải qua tuổi dậy thì ở một tuổi nhất định. Nếu một
người nào đó nêu lên rằng đó là kết quả của kinh nghiệm, người ta
sẽ chỉ cười. Vì vậy, nếu ai đó nêu lên rằng một đứa trẻ trải qua tuổi dậy thì.
Thí dụ, vì áp lực của bạn bè cùng trang lứa (“những người khác làm điều đó, tôi
cũng làm điều đó”), người ta sẽ coi đó như chuyện khôi hài. Nhưng không gì khôi
hài hơn tin tưởng rằng sự phát triển của ngôn ngữ là kết quả của kinh nghiệm.
Thực sự, trong một cách nào đó thì bớt
khôi hài hơn. Không gì nhiều được biết về những gì khiến một cơ thể sinh vật
phát triển, chẳng hạn như những cánh tay, hay những cánh bay, hay trải qua giai
đoạn dậy thì ở một tuổi nhất định, hay cùng lý do đó, phải chết ở một tuổi nhất
định khoảng chừng nào đó. Tất cả những điều đó đều là những thuộc tính di
truyền ấn định, nhưng cũng đều là những thuộc tính chưa được hiểu rõ. Nhưng
người ta luôn giả định rằng chúng được di truyền ấn định, và tất cả những nghiên
cứu trong sinh học đều coi đó như hiển nhiên, vì một lý do rất vững chắc. Nếu
quí vị nhìn vào những điều kiện môi trường trong đó có sự tăng trưởng xảy ra,
thì đơn giản là không có đủ thông tin để định hướng một tiến trình thống nhất
rất-chi tiết, cụ thể và phối hợp-chặt chẽ. Vì vậy, do đó, quí vị giả định rằng,
gạt đi những yếu tố siêu nhiên hay kỳ diệu, nó là dẫn hướng từ bên trong.
Cùng một lập luận cũng đúng cho những
khả năng tinh thần. Sư kiện rằng người ta không chấp nhận lập luận là do những
tàn dư của một dạng phi lý của thuyết nhị nguyên vốn người ta phải vượt qua.
Trong thực tế, trong trường hợp của ngôn ngữ, chúng ta còn biết ngay cả một gì
đó về những thuộc tính của trạng thái tinh thần. Vì vậy, một cách nào đó, chúng
ta ở một vị trí thuận lợi hơn ở đây, so với những trường hợp của cánh tay, hay
cánh bay và tuổi dậy thì, v.v. Đó là tập hợp cơ bản của những giả định.
Chúng ta có thể coi một ngôn ngữ là
không gì khác hơn một trạng thái của khả năng-ngôn ngữ. Đó là gần nhất với một
khái niệm khi tìm hiểu về lý thuyết trong ngôn ngữ đem cho quí vị cho khái niệm
trực giác của ngôn ngữ. [29] Như thế, hãy coi một ngôn ngữ (lấy thí
dụ, tiếng Hindi hay tiếng Anh, hay tiếng Swahili hay một bất kỳ ngôn ngữ nào)
là một trạng thái đặc thù vốn khả năng-ngôn ngữ đã đạt được. Và nói rằng một
người nào đó biết một ngôn ngữ, hay có một ngôn ngữ, thì đơn giản là nói rằng
khả năng ngôn ngữ của họ thì trong trạng thái đó. Theo ý hướng đó, ngôn ngữ
cung cấp những hướng dẫn cho những hệ thống thực hiện.
Câu hỏi kế tiếp là: nó làm việc đó như
thế nào? Có một giả định khác cùng đi đến : nó làm việc đó trong hình thức của
những gì được gọi là “những diễn đạt ngôn ngữ” [30]. Mỗi diễn đạt ngôn ngữ là một thu tập/
kết hợp của những thuộc tính. [31] Từ ngữ chuyên môn cho việc đó là ngôn
ngữ tạo nên/phát sinh một tập hợp vô hạn của những diễn đạt; đó là lý do lý
thuyết của một ngôn ngữ được gọi là “ngữ pháp phát sinh”. [32] Thường giả định rằng những hệ thống
thực hiện chỉ thuộc hai phân loại vốn lấy và dùng được hai loại thông tin khác
nhau: đại thể, âm thanh và ý nghĩa. Quí vị có một số loại của những biểu hiện
của âm thanh, một số loại của những biểu hiện của ý nghĩa. Giả định này đã có
từ hàng ngàn năm trước; bây giờ chúng ta phải làm nó rõ ràng hơn. Những biểu
hiện của âm thanh được những hệ thống phối hợp giác quan-vận động lấy và dùng
được và những biểu hiện của ý nghĩa (chúng ta phải nói rõ sự việc đó có nghĩa
là gì) dùng thông tin và sự diễn đạt để nói về thế giới, để đặt câu hỏi, để
diễn tả những suy nghĩ và những cảm xúc, v.v…
Những hệ thống vốn lấy và dùng được
những diễn đạt của ý nghĩa có thể được gọi là “những hệ thống khái niệm-chủ
định”, trong đó “chủ định” là thuật ngữ triết học truyền thống cho quan hệ bí
ẩn này của “về một gì” [33]: mọi sự vật việc đều có liên quan
về/với/đến một gì đó. Vì vậy, những hệ thống khái niệm-chủ định, phần lớn
là bí ẩn, là những hệ thống lấy và dùng được những phương diện nhất định của
diễn đạt để cho phép quí vị làm những việc quí vị làm với ngôn ngữ: diễn tả
những suy nghĩ của quí vị, nói về thế giới, bất kể nó có thể là gì.
Bây giờ, giả định rằng có chỉ hai hệ thống nhận dùng được, hai hệ thống thực hiện,
thì lại gây ngạc nhiên. Nó đã được giả định với không nhiều thắc mắc kể từ
những nguồn gốc hàng ngàn năm trước của nghiên cứu ngôn ngữ, thường là hiểu
ngầm, với không có bất kỳ chú ý đặc biệt nào. Nhưng nếu quí vị muốn theo đuổi
đề tài chu đáo và thận trọng, quí vị phải đưa nó lên trên mặt và khi quí vị làm
như vậy, quí vị nhận thấy rằng đó là một giả định rất lạ lùng. Trong thực tế,
chúng ta ngay cả biết rằng nó thì sai. [34] Từ sự hiện hữu của ngôn ngữ ký hiệu,
chúng ta biết rằng những hệ thống khác, ngoài những hệ thống nhận thức-phát âm
tiêu chuẩn, có thể nhận dùng được thông tin của khả năng-ngôn ngữ. Vì vậy, nó
không thể thực sự là đúng theo nghĩa trong đó nó thì thường được giả định.
Nhưng, một lần nữa, nó thì được giả định là đúng, vì quí vị (cộng đồng ngôn
ngữ) không thực sự biết rằng nó thì cơ bản là sai, nhưng tôi sẽ tiếp tục giả
định điều đó ở đây (vì mục đích tiếp tục thảo luận trong khuôn khổ những lý
thuyết ngôn ngữ hiện có).
Như thế, có những hệ thống phối hợp giác
quan-vận động vốn nhận dùng được một phương diện của một diễn đạt và có những
hệ thống ý niệm-có chủ đích nhận dùng được một phương diện khác của một diễn
đạt, nó có nghĩa rằng một diễn đạt phải có hai
loại đối tượng ký hiệu như những phần của nó [35]. Những đối tượng này có thể được coi
như một loại của một mặt giao tiếp giữa khả năng ngôn ngữ và những hệ thống
khác của não thức/bộ óc. Tại điểm này, chúng ta đã đi vào trong những giả định
thực nghiệm hàm ý khá rộng về cấu trúc của não thức, nhưng chúng có vẻ khá hợp
lý và là và nền tảng vững chắc để tiếp tục tìm hiểu.
Đây là hiểu biết cơ bản. Quí vị có nền
tảng cho một chương trình của tìm hiểu thực nghiệm kỹ lưỡng nghiêm ngặt: cố
gắng để tìm ra những nguyên tắc và những cấu trúc của cơ quan ngôn ngữ, cố gắng
để tìm hiểu xem loại trạng thái nào nó có thể đảm nhận (tức là những ngôn ngữ
cụ thể), những diễn đạt vốn ngôn ngữ tạo ra là gì và những diễn đạt này được
những hệ thống thực hiện khác nhau tìm-lấy và đem dùng như thế nào.
Đó là tất cả những phần phụ nhỏ hơn bên
trong của một lĩnh vực rộng lớn của sự điều tra thực nghiệm, nhiều phần của
chúng đã được mở ra cho khảo cứu, trong những lối mới, trong bốn mươi hay năm
mươi năm qua. Có những phần chúng ta biết một gì đó về chúng, và những phần
chúng ta không biết. Tôi nghĩ tự thân nghiên cứu này thì khá tương tự với
nghiên cứu về hệ thống thị giác, về hệ thống này quí vị có thể đặt những câu
hỏi tương tự. Về vấn đề đó, quí vị có thể nói, nó khá giống với hóa học, môn
học cố gắng tìm ra những khối xây dựng của thế giới là gì, những cấu trúc của
chúng là gì, những nguyên lý chi phối của chúng là gì, và v.v. Nó có hình thức
của một phần thông thường của khoa học tự nhiên. Nó không bình thường vì xảy ra
là nó nói về những khả năng tinh thần của con người, vốn phần lớn vượt quá mức
độ nghiên cứu kỹ lưỡng nghiêm ngặt. Điều lạ lẫm này dường như không vượt quá
mức đó; đó là phần đáng lưu ý thích thú của nó.
Ở điểm này, những câu hỏi cơ bản về toàn
bộ cố gắng đảm đương nổi lên; những câu hỏi, nói tương đối tổng quát, về ngôn
ngữ liên quan đến những phương diện khác của thế giới như thế nào. Đây là một
phương diện của thế giới, cơ quan ngôn ngữ: nó liên quan đến những phương diện
khác của thế giới như thế nào? [36]
Bây giờ, những câu hỏi này bắt rễ khá
sâu, ít nhất là trong truyền thống trí thức
phương Tây (tôi sẽ giữ theo truyền thống đó vì những giới hạn của chính tôi).
Đây cũng là những đề tài rất sinh động của triết học thời nay. Chúng thường có
hai hình thức. Một dạng là câu hỏi (đại khái được gọi là câu hỏi về thuyết duy
vật hay thuyết vật chất hay vấn đề não thức-cơ thể, hay gì đó): những thuộc
tính của khả năng ngôn ngữ có thể được nhận ra trong thế giới vật chất như thế
nào? Hình thức thứ hai chúng có là một câu hỏi thường gọi là câu hỏi về sự biểu
đạt hay tính chủ định (“aboutness”) [37]: câu hỏi của những diễn đạt trình bày
thực tại như thế nào, những từ chỉ về những sự vật như thế nào. Đó là phương
diện thứ hai của câu hỏi về quan hệ giữa ngôn ngữ và thế giới.
Bây giờ, theo ý kiến của tôi, cả hai câu
hỏi này đều bị hiểu sai hoàn toàn và đã xảy ra trong một thời gian dài. Có rất
nhiều sự việc để nói về nó, vốn nó tác động trên triết học của não thức thời
nay cũng như những ý tưởng truyền thống. Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ câu hỏi
nào về não thức-cơ thể thì có thể hiểu được rõ ràng hay hình thành được chặt
chẽ mạch lạc; Tôi không nghĩ rằng đã từng có một câu hỏi như thế, ít nhất kể từ
thời Newton. Và câu hỏi về cách trình bày thì dựa trên những loại suy sai lầm,
tôi nghĩ vậy. [38] Dù sao đi nữa, tôi sẽ quay lại vấn đề
đó nếu quí vị muốn. Tôi sẽ gạt nó sang một bên bằng chỉ nói rằng đó là loại
khuôn khổ trong truyền thống tri thức vốn phần lớn nghiên cứu đã rơi vào.
Tôi xin trở lại câu hỏi hạn hẹp hơn (vì
không có nhiều thì giờ) của việc tìm hiểu vào trong cơ quan ngôn ngữ. Lấy những
giả định vốn tôi đã nhắc. Khoảng bốn mươi năm trước, ở những bắt đầu của ngữ
pháp phát sinh thời nay, những vấn đề bên trong phạm vi này đã bắt đầu được
xem xét chu đáo và thận trọng hơn nhiều so với nó đã từng có thể trong quá khứ,
một phần là do những tiến bộ trong khoa học về cấu trúc trừu tượng . [39] Có một thuộc tính cốt yếu của ngôn ngữ
đã được nắm vững về trực giác trong một thời gian dài. Trong một trình bày rõ
ràng chính xác cổ điển, đã được nói rằng ngôn ngữ liên quan đến dùng vô hạn
những phương tiện hữu hạn; nghĩa là, não thức rõ ràng là hữu hạn nhưng có một
số vô hạn của những diễn đạt vốn mỗi người có thể nắm vững và dùng thành thạo [40].
Đó là những sự kiện hiển nhiên và câu
hỏi là: làm sao quí vị có thể có thể đem dùng vô hạn những phương tiện hữu hạn
? Thực sự cho đến đầu thế kỷ này chưa bao giờ có bất kỳ trả lời tổng quát rõ
ràng nào cho câu hỏi đó. Vào giữa thế kỷ này, lý thuyết về khoa học máy tính và
lôgích toán học và nhiều thành tựu khác cuối cùng đã dẫn đến một trả lời rất
chính xác cho ít nhất một số phương diện của câu hỏi. Sự việc đó khiến có thể
trở lại những câu hỏi cũ và đem cho chúng một hình thức đủ sắc bén để quí vị có
thể cố gắng trả lời chúng. Đó là một loại hợp lưu của những vấn đề truyền thống
trong nghiên cứu ngôn ngữ với những tiến bộ mới trong khoa học về cấu trúc trừu
tượng vốn làm rõ những ý tưởng cơ bản. Những sự việc đó kết hợp với nhau đã
giúp mở ra lĩnh vực ngữ pháp phát sinh.
Điều nhanh chóng trở thành rõ ràng rằng
đã có một vấn đề lớn. Ngay khi sự điều tra vào trong ngữ pháp phát sinh bắt
đầu, một mâu thuẫn đã nổi lên giữa hai loại của những đòi hỏi duy nghiệm. Một
trong những đòi hỏi được gọi là “tính đầy đủ về mô tả” [41]: quí vị muốn đưa
ra một giải thích chính xác về những hiện tượng của tiếng Anh, tiếng Hindi,
v.v. Sự việc đó ngay lập tức trở nên rõ ràng, ngay sau khi điều tra quan trọng
được thực hiện, rằng ngữ pháp và từ điển toàn diện nhất – Từ điển tiếng Anh
Oxford, ngữ pháp của tiếng Anh mười-tập, v.v. – đã đều chỉ lướt qua mặt
ngoài. [42]
Chúng chỉ gồm những gợi ý vốn một người thông minh bằng nào đó có thể dùng lấy
thông tin về ngôn ngữ. Chúng được cho là những mô tả của ngôn ngữ nhưng chúng đơn
giản là không phải là vậy; chúng giả tạo quá nông cạn. Ngay sau khi đã làm một
cố gắng cho một diễn giải chính xác về những gì là những thuộc tính thực sự của
những diễn đạt, đã nhanh chóng tìm ra được rằng, ngay cả với những cấu trúc rất
đơn giản trong những ngôn ngữ được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, vẫn còn khiếp đảm
rất nhiều điều chưa biết và ngay cả còn chưa bao giờ đã được ghi nhận.
Để cố gắng giải
quyết vấn đề đó, dường như cần phải đưa ra những khuôn khổ cấu trúc hết sức
phức tạp với những xây dựng ngữ pháp đa dạng với những thuộc tính khác nhau bên
trong ngôn ngữ và chắc chắn là giữa những ngôn ngữ. Bằng chứng thực nghiệm cho
điều đó thì tràn ngập nhưng cũng hiển nhiên rằng kết luận không có thể là đúng.
Kết luận không
có thể là đúng vì thuộc loại thứ hai của điều kiện duy nghiệm vốn đã gọi là
điều kiện của “sự thỏa đáng về giải thích” [43]:
vấn đề của giải thích cho sự tiếp thu ngôn ngữ. [44]
Nếu những ngôn ngữ đều thực sự phức tạp và đa dạng như thế và thông tin có sẵn
cho người học ngôn ngữ thì quá ít như thế (tất nhiên, người ta không thích nghi
về mặt di truyền với một ngôn ngữ này hay một ngôn ngữ khác), thì việc tiếp thu
ngôn ngữ sẽ trở thành một phép màu. Nhưng nó thì không phải là một phép màu; nó
chỉ là một vài tiến trình hữu cơ, tự nhiên. Vì vậy, kết luận về sự đa dạng và
phức tạp của những ngôn ngữ không thể là đúng mặc dù những sự kiện đã buộc quí
vị đi theo hướng đó. Nói cách khác, những ngôn ngữ bằng nào đó phải là hết sức
đơn giản và rất giống nhau; nếu không, quí vị không thể tiếp thụ được bất kỳ
một nào của chúng. Tuy nhiên, khi quí vị nhìn vào chúng, hóa ra chúng đều là
hết sức phức tạp, rất đa dạng và đều khác biệt tất cả với nhau.
Sự việc đó nhìn
giống một mâu thuẫn dứt khoát không thể phủ nhận. Ít nhất nó là một căng
thẳng nghiêm trọng, và từ khoảng năm 1960, nó đã là vấn đề
thúc đẩy trong lĩnh vực: cố gắng cách nào đó để giải quyết căng thẳng đó. Tôi
sẽ không đi sâu vào lịch sử (sự phát triển của những ý tưởng trong lĩnh vực
này), nhưng phương pháp giải quyết tổng quát, bắt đầu từ đầu những năm sáu
mươi, đã là một phương pháp nghiên cứu giải quyết tự nhiên: cố gắng trừu tượng
hóa những nguyên tắc và thuộc tính tổng quát của những hệ thống quy luật, coi
chúng là những thuộc tính của chính khả năng-ngôn ngữ (của ngôn ngữ như thế,
nói cách khác, coi những nguyên tắc này như những đặc điểm xác định của ngôn
ngữ nói chung) và cố gắng để cho thấy rằng khi quí vị làm như vậy, phần dư
thừa, những gì còn lại sau khi quí vị làm việc đó, thì lại kém phức tạp và ít
đa dạng nhiều hơn vẻ ngoài của nó. Từ đầu những năm sáu mươi, đã có nhiều cố
gắng khác nhau để làm việc này; những ai trong quí vị trong lĩnh vực này biết
chúng là gì, tôi thấy không cần phải bận tâm để nói về chúng. [45]
Nhưng dù sao,
khoảng hơn hai mươi năm, đã làm nhiều cố gắng và đã có nhiều tiến bộ. Một phần
lớn của công việc này đã hội tụ vào khoảng năm 1980 trong một cách giải quyết
vốn đôi khi gọi là “cách giải quyết những nguyên tắc và những giá trị biến đổi”,
vốn nó đột nhiên tất cả thành có ý nghĩa. Đó đã là một sự đổi hướng tận gốc rễ
, tách khỏi truyền thống của hàng nghìn năm nghiên cứu ngôn ngữ. Nó đã là một
sự cắt đứt với truyền thống nhiều hơn so với tự thân ngữ pháp phát sinh. [46]
Ngữ pháp phát sinh tự nó thì hoàn toàn khác biệt với những giả quyết theo
thuyết cấu trúc-hành vi đang thịnh hành thời bấy giờ, nhưng nó đã có rất nhiều “hương
vị” [47]
của ngữ pháp truyền thống; nó trông giống như một hình thức tinh tế hơn của ngữ
pháp truyền thống trong nhiều cách thức.
Mặt khác, phương pháp giải quyết những nguyên tắc và những giá trị
biến đổi đã là hoàn toàn khác biệt. Nó đã giả định rằng hoàn toàn không có
những quy luật và hoàn toàn không có những cấu trúc ngữ pháp nào cả. Như thế,
không có gì giống như những quy luật cho mệnh đề phụ trong tiếng Nhật hay quy
luật cho cụm động từ trong tiếng Đức, v.v. Những thứ đó là thực, nhưng như
những tạo tác về phân loại – theo nghĩa, trong đó, chẳng hạn, những động vật
trên cạn là thực. Nó không phải là một phạm trù sinh học, nó chỉ là một phạm
trù phân loại. Có vẻ như những quy luật và những cấu trúc ngữ pháp – những
thuộc tính cốt lõi của ngữ pháp truyền thống được chuyển sang ngữ pháp phát
sinh – là những tạo tác về phân loại theo cùng một nghĩa.[48]
Những gì là
có, có vẻ như chỉ là những nguyên tắc tổng quát, vốn là những thuộc tính
của khả năng-ngôn ngữ loại giống như vậy và những tùy chọn nhỏ của những biến
đổi, vốn gọi là “những giá trị biến đổi”. Những nguyên tắc đã duy trì hiệu lực
khắp những ngôn ngữ và những xây dựng. Vì vậy, không có bất kỳ nguyên tắc đặc
biệt nào cho những mệnh đề quan hệ [49]
hay bất kỳ xây dựng nào khác. Những biến đổi về giá trị có vẻ là một không gian
hữu hạn, có nghĩa là, nếu đúng, thì chỉ có một số hữu hạn những ngôn ngữ có thể
có được vốn thỏa mãn chúng. Thêm nữa, chúng xem dường là bị giới hạn với những
phần nhỏ nhất định nào đó của ngôn ngữ: một số phần của từ vựng và những phương
diện ngoại vi nhất định nào đó của mặt giao tiếp phối hợp giác quan-vận động.
Người ta hy vọng để cho thấy rằng những sự việc này đều dễ dàng phát hiện được
từ dữ liệu của kinh nghiệm.
Bây giờ phương
pháp giải quyết những nguyên tắc và giá trị biến đổi này thì không là một lý
thuyết cụ thể; nó là loại của một khung cấu trúc về lý thuyết, nó là một cách
suy nghĩ về ngôn ngữ và nó là cách đầu tiên từng có vốn ít nhất có tính chất
tổng quát đúng; nghĩa là, nó đã nêu lên một lối để giải quyết sự căng thẳng
giữa tính đầy đủ trong giải thích và trong mô tả. Nó sẽ giải quyết sự căng
thẳng nếu quí vị có thể cho thấy rằng những nguyên tắc vốn không thay đổi đủ để
đem cho quí vị tính chất tổng quát của ngôn ngữ và những biến đổi bên ngoài,
đến chỉ từ việc ấn định những giá trị biến đổi này một cách này hay cách khác
bên trong một phạm vi nhỏ.
Nó tương tự như
nếu đứa trẻ đi đến vấn đề của tiếp thu ngôn ngữ với một bảng câu hỏi nói rằng “đây
là X-số của những câu hỏi tôi cần một trả lời cho chúng” và mỗi những câu hỏi
này có thể được trả lời trên cơ bản của dữ liệu rất đơn giản. Khi tôi “cắm”
những trả lời vào (bảng câu hỏi), và tôi dùng những nguyên tắc, vốn phản ảnh
phần của bản chất của tôi, tiếng Nhật sẽ đi ra – đại loại một gì đó giống như
thế (với một người Nhât). [50]
Có thể thấy ngoài mặt như những ngôn ngữ đều khác lẫn nhau về căn bản, nhưng đó
là vì quí vị không biết những nguyên tắc. Khi quí vị tìm ra được những nguyên
tắc, quí vị thấy rằng chúng đều thực sự hoàn toàn là một như nhau và sự khác biệt
giữa chúng đều là hoàn toàn giả tạo ngoài mặt.
Đó là loại hình
ảnh vốn đã hiện lên. Nó đã dẫn đến một bùng nổ thực sự của khảo cứu, một lượng
gia tăng lớn trong số công trình về mô tả và lý thuyết. Đến nay, nó đã gồm một
loạt lớn rộng nhiều loại ngôn ngữ về hình thái học. Tất cả đều thay đổi không ngừng, tôi phải nói,
nhưng tôi không nghĩ đã có một giai đoạn nào trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ
khi nhiều như thế đã được học về nó.
Điều cũng đã
thành có thể được để nêu lên những câu hỏi mới và phần nào nguyên tắc hơn về
bản chất của ngôn ngữ. Đó là chỗ công trình này trên Chương trình Tối giản
diễn ra. Điều muốn nói là bây giờ, lần đầu tiên, có một số ý tưởng mạch lạc về
một ngôn ngữ có thể là những gì. [51]
Sau đó, quí vị có thể hỏi những câu hỏi mới lạ nhất định.
Một câu hỏi quí
vị có thể hỏi là nhiều đến đâu về những gì chúng ta gán cho khả năng ngôn ngữ
thì thực sự được thúc đẩy bởi bằng chứng thực nghiệm và nhiều đến đâu thì thuộc
loại kỹ thuật vốn chúng ta chấp nhận vì chúng ta muốn lấp đầy những khoảng
trống của hiểu biết và để trình bày dữ liệu trong một dạng dùng được. Bây giờ
những câu hỏi giống thế thì đều luôn luôn thích đáng trong nguyên tắc trong
khoa học. Nhưng chúng thường không đáng bõ công đưa ra hay cố gắng mài giũa
thật tỉ mỉ chi tiết trong thực hành. Lý do là sự hiểu biết thì chỉ là quá hạn
hẹp. Điều đó ngay cả cũng đúng trong những ngành khoa học vật lý và tự nhiên.
Nếu quí vị nhìn vào lịch sử của chúng– vật lý, ngay cả cả toán học, qua hầu hết
lịch sử của chúng cho đến rất gần đây, ngay cả trong toán học, những câu hỏi
thuộc loại này đã không được nêu lên. Lấy thí dụ, hầu hết toán học cổ điển cho
đến thế kỷ 19 đều dựa trên những gì chúng ta đã được biết là những giả định mâu
thuẫn; những học giả đã không đủ hiểu biết để giải quyết những mâu thuẫn. Người
ta chỉ tiếp tục vì nó dẫn đến tất cả những loại khám phá, những cái nhìn sâu
xa, những ý tưởng, và v.v. … mới, Điều này cũng đúng với vật lý và hóa học. Vì
vậy, trong khi những câu hỏi này trên nguyên tắc là thích đáng, chúng thường là
vội vã quá sớm.
Một yếu tố của Chương
Trình Tối Giản là phỏng đoán rằng những câu hỏi bây giờ đều thích đáng
trong thực hành và trong thực tế có thể được theo đuổi một cách hiệu quả; nghĩa
là, tại thời điểm này, là hợp lý để hỏi những phần nào của kỹ thuật mô tả [52]
vốn chúng ta dùng thực sự đã được thực nghiệm thúc đẩy và những phần nào chúng
ta dùng vì chúng ta tạm thời che đậy trên thiếu hiểu biết và chúng ta cần nó
ngõ hầu để đem cho một giải thích dùng được của dữ liệu. Câu hỏi đó có một trả
lời. Không biết liệu đây có là lúc nêu câu hỏi hay không thì không rõ, nhưng ít
nhất trên nguyên tắc câu hỏi có một trả lời.
Chương
trình Tối giản cũng dựa trên một câu hỏi thêm nữa vốn có thể không
có một trả lời, ngay cả trên nguyên tắc và có thể quá sớm một cách vô vọng ngay
cả nếu nó có một trả lời. Câu hỏi đó là một câu hỏi tế nhị phức tạp hơn. Nó là
một câu hỏi vốn quí vị có thể đặt ra như thế này: một giải pháp cho ngôn ngữ
với những điều kiện giới hạn nhất định nào đó vốn cấu trúc của não thức con
người đã áp đặt trên nó thì tốt đến đâu? Cơ quan ngôn ngữ được gài vào trong
một hệ thống của não thức vốn có một kiến trúc nhất định; nó có những lớp cấu
trúc giao tiếp với hệ thống đó. Nó kết nối với chúng. Giả định rằng có hai lớp
cấu trúc giao tiếp vốn tôi đã nhắc đến. Những lớp cấu trúc giao tiếp đó áp đặt
một số điều kiện trên những gì hệ thống phải là giống như thế. Ngôn ngữ là một
giải pháp tốt như thế nào đối với những điều kiện do những giả định bên ngoài
áp đặt?
Để tôi quay lại
với câu chuyện giả tưởng vốn tôi đã nhắc từ đầu về nguồn gốc của ngôn ngữ. Hãy
tưởng tượng một loài linh trưởng bậc cao sống lang thang đó đây. Nó thiếu cơ
quan ngôn ngữ nhưng có một gì đó giống bộ óc của chúng ta và những cơ quan
khác, gồm những hệ thống phối hợp giác quan-vận động đủ gần với của
chúng ta, và cũng cả một hệ thống ý định-khái niệm đủ gần với của chúng ta như
tế khiến nó có thể suy nghĩ về thế giới, ít nhiều theo cách chúng ta suy nghĩ,
cho đến mức có thể được với không ngôn ngữ. Nhưng nó không có ngôn ngữ và không
thể diễn đạt rõ ràng những suy nghĩ đó – ngay cả với chính nó.
Giả định một số
những biến cố ngẫu nhiên gây nên một khả năng ngôn ngữ được cài đặt trong loài
linh trưởng đó và khả năng ngôn ngữ này thì có khả năng cung cấp một vô hạn của
những diễn đạt vốn những hệ thống thực hiện có sẵn có thể lấy dùng được – chẳng
hạn như hệ thống phối hợp giác quan-vận động và hệ thống khái niệm-chủ định. Để
có thể dùng được, những diễn đạt của khả năng ngôn ngữ (ít nhất là một số trong
số chúng), phải được những hệ thống bên ngoài đọc hiểu được. Vì vậy, hệ thống
phối hợp giác quan-vận động và hệ thống khái niệm-chủ định phải là có khả năng
để lấy và dùng, để “đọc hiểu” những diễn đạt; nếu không thì ngay cả hệ thống sẽ
không biết là nó có ở đó.
Trong thực tế,
điều đó có thể hình dung được, đó là một có thể có bằng vào thực nghiệm (bằng
chứng hay kinh nghiệm quan sát được),[53]
mặc dù rất khó xảy ra, rằng những loài linh trưởng bậc cao như gorilla
thực sự có một gì đó giống như một khả năng ngôn ngữ con người, nhưng chúng chỉ
không đem dùng được nó. Vì vậy, thật thất vọng, những điều kiện về “đọc hiểu”
để dùng ngôn ngữ đã không được đáp ứng. Trong khi một số người có thể giả định
rằng ngôn ngữ của con người đã tiến hóa để đáp ứng những điều kiện này, chúng
ta có thể an toàn giả định rằng điều đó thì không đúng. Thay vào đó, có thể giả
định rằng khi khả năng ngôn ngữ đã phát triển, nó đã thành dùng được một cách
tự nhiên, sau khi thỏa mãn những điều kiện bên ngoài về đọc hiểu đã áp đặt ở
lớp cấu trúc giao tiếp [54]
Khi đó, chúng ta có thể
hỏi nó là một cấu trúc tốt như thế nào? Làm thế nào để những luật của tự nhiên
đi đến cung ứng một giải pháp tối ưu cho một “bài toán kỹ thuật” nhất định, cụ
thể là vấn đề kỹ thuật do những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu của những diễn
đạt đặt ra? Đó là một câu hỏi quan trọng có liên quan; chúng ta có thể làm nó
thành khá cụ thể trong thực tế. Nhưng không có lý do để mong đợi bất kỳ một trả
lời bất ngờ đáng chú ý xem xét cho nó. Nó có thể quay ra rằng ngôn ngữ là một
giải pháp rất không thuận lợi cho vấn đề đó. Sự việc đó thì ít nhất sẽ không là
ngạc nhiên. Đó là những gì những hệ thống sinh học đều thường là; chúng là
những giải pháp không thuận lợi hay chưa tối ưu, cho một số vấn đề cấu trúc
nhất định vốn được tự nhiên đặt ra – giải pháp tốt nhất vốn sự tiến hóa có thể
đạt được trong những hoàn cảnh hiện hữu, nhưng có lẽ một giải pháp luộm thuộm
và thiếu khéo léo.
Hãy xem những gì
liên quan đến điều này. Hãy lấy bất kỳ câu nào bạn thích, lấy một thí dụ cũ vốn
nó vẫn còn không được hiểu rõ ràng: “John had a book stolen / John đã bị
mất cắp một quyển sách”. Lấy câu đó trong tiếng Anh. Nó có nhiều thuộc tính
quan sát được [55] gồm nhiều những ý nghĩa
hàm hồ nhất định gây nhiều chú ý thắc mắc [56]
vốn không tìm thấy cùng cấu trúc trong những ngôn ngữ tương tự . Nó thì không được hiểu cho rõ lắm tại sao
– đó là nguyên nhân khiến nó là một câu chuyện xưa nhưng tồn tại khoảng đã ba
mươi năm. Câu có những thuộc tính của âm thanh và những thuộc tính của ý nghĩa,
nhiều những hàm hồ, những tương quan âm thanh-ý nghĩa – tất cả những loại nhiều
dạng khác nhau. Ngoài ra, nó có nhiều thuộc tính khác. Nó có những thuộc tính
của thứ tự của sự tiếp thu (ngôn ngữ), của việc mất đi những diễn dịch nhiều
loại do não bị thương, của việc đánh mất phương pháp
nghiên cứu giải quyết nhận thức, và v.v.
Theo định nghĩa,
ngôn ngữ vốn phát sinh sự diễn đạt là một giải pháp cho những điều kiện thực
nghiệm này. Điều tra duy lý là sự gắng thử để tìm lý thuyết tốt nhất vốn thỏa
mãn tất cả những điều kiện thực nghiệm – đó đúng là bản chất của “trò chơi”
(tiến trình điều tra). Nếu quí vị không “chơi” trò chơi đó, quí vị không “làm”
khoa học. Vì vậy, theo định nghĩa, ngôn ngữ là một giải pháp cho tất cả những
điều kiện thực nghiệm và chúng ta muốn tìm lý thuyết tốt nhất chúng ta có thể
tìm được cho giải pháp đó. [57]
Nhưng ở đây, chúng ta
đang đặt một câu hỏi khác. Chúng ta đang xem xét chỉ một phần phụ nhỏ nhất định
của những điều kiện thực nghiệm, cụ thể là những điều kiện về mức độ dễ đọc
hiểu, những điều kiện về khả năng hiểu, của phương pháp nghiên cứu giải quyết
với sự diễn đạt bởi những hệ thống bên ngoài. [58]
Vì vậy, lấy thí dụ, những hệ thống phối hợp giác quan-vận động sẽ đòi hỏi diễn
đạt phải có một thứ tự thời gian (Những hệ thống phối hợp giác quan-vận động đã
được xây dựng sao cho chúng chỉ có thể giải quyết với một gì vốn diễn ra qua
thời gian; mặc dù sự việc đó bằng mọi cách về lôgích thì không đòi hỏi). Nó là
một sự kiện về những hệ thống phối hợp giác quan-vận động của chúng ta là chúng
đòi hỏi những loại nào đó nhất định của những thuộc tính ngữ âm và những mẫu
thức nhịp điệu, và v.v. Nếu một diễn đạt không có những thứ đó, bộ máy phối hợp
giác quan-vận động sẽ không có khả năng để “đọc” nó, cảm nhận nó, chi tiết nó.
Những hệ thống khái niệm-chủ định, vốn chúng ta không biết nhiều về chúng, rõ
ràng sẽ đòi hỏi một số loại thông tin nhất định về những từ và cụm từ và một số
loại quan hệ giữa chúng, và v.v. [59]
Thêm nữa, còn có những quan hệ âm–nghĩa; nhưng những sự việc đó nằm ngoài những
điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu. Việc “John bị mất cắp một quyển sách” có một
số điểm mơ hồ nhất định không xuất phát từ sự kiện là ở những lớp cấu trúc giao
tiếp, những phần tử của nó có thể nhận dùng được. Vì vậy, bất kể quan hệ âm
thanh-ý nghĩa là gì, chúng đều là một gì đó vượt trên thuộc tính của có thể lấy
và dùng được đối với một số hệ thống thực hiện, thuộc tính của có đúng loại của
ngữ âm và những biểu hiện ngữ nghĩa, những biểu hiện mặt giao tiếp.
Nếu ngôn ngữ của
con người thì hoàn hảo trong một nghĩa đặc biệt, khi đó những quan hệ giữa âm
thanh và ý nghĩa, cho dù đó là câu cụ thể tôi đã đề cập hay cho bất kỳ câu nào
trong bất kỳ ngôn ngữ nào, sẽ có thể được suy diễn từ một giải pháp tối ưu cho
những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu, và điều tương tự sẽ là đúng với toàn bộ
phạm vi của những thuộc tính thực nghiệm của những diễn đạt và của tất cả những
diễn đạt trong mọi ngôn ngữ. Lý thuyết tốt nhất vốn xem xét chỉ sự thỏa mãn của
những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu sẽ vẫn là lý thuyết tốt nhất khi quí vị
cộng thêm tất cả những điều kiện khác. Quí vị sẽ không phải thay đổi nó khi đưa
những điều kiện thực nghiệm khác vào.
Việc nghiên cứu
ngôn ngữ, trong hàng nghìn năm, đã giả định rằng ít nhất quí vị phải tận dụng
những quan hệ âm-nghĩa để khám phá những thuộc tính của một ngôn ngữ. Tất cả
những nghiên cứu giả định điều đó. Nhưng giả định này thì đúng là những gì bây
giờ chúng ta đang đặt câu hỏi. Chúng ta đang đưa ra điều có thể được rằng nếu
chúng ta đã biết đủ những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu, thì những quan hệ
âm-nghĩa sẽ tuân theo. Chúng ta sẽ không cần chúng như bằng chứng để xác định
những thuộc tính của những ngôn ngữ cụ thể, và điều tương tự cũng sẽ là đúng
cho toàn bộ mảng rộng lớn của bằng chứng thực nghiệm khác.
Điều đó rất lạ lùng. Không có
gì trong thế giới sinh học để nêu lên rằng một bất cứ gì giống như cấu trúc
hoàn hảo trong ý hướng này là một điều có thể có. Tuy nhiên, có một số lý do
để giả định rằng ngôn ngữ thì rất ngạc nhiên gần với hoàn hảo trong ý hướng bất
thường gợi chú ý thắc mắc đó; nghĩa là, nó là một giải pháp gần như tối ưu cho
những điều kiện về mức độ dễ đọc hiểu, hay đôi khi được gọi là “những điều kiện
output tối thiểu”.[60]
Nếu sự việc đó quay ra là đúng thực, ngay cả chỉ một phần, thì nó là hết sức
đáng ngạc nhiên, và ở mức độ đó, hết sức thu hút đáng lưu ý.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ hai
(Mar/2024)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] [Xem Chomsky (1987a, 1987b, 1988, 1993a
etc.)]
[2] [Từ Delhi, Chomsky đến Calcutta,
Hyderabad, Trivandrum, Mysore và Bombay.]
[3] [Diễn giảng ở giảng đườngTagore, Delhi
University. Những bài giảng khác về những vấn đề chinh trị ở trường School of
Economics (hai bài), trường Jawaharlal Nehru University và ở giảng đườngTagore
Shankarlal, Delhi University]
[4] [Xem Chomsky (1955) vốn là phiên bản sửa
đổi một phần của bản thảo gồm luận án Ph.D của ông, trình tại tường Đại học
Pennsylvania. Tuy nhiên, Chomsky (1957), và bài phê-đọc sau đó của Robert Lees
trong Language, đã khiến Chomsky thành nổi tiếng quốc tế. Trong giới
ngoài ngôn ngữ học, tên tuổi Chomsky được biết đến có thể từ bài phê-đọc Verbal Behavior (1957) của B.F. Skinner,
của Chomsky (1959) (xem Katz &
Fodor 1964). Tranh luận năm 1975 giữa Chomsky và Piaget (thuật lại trong
Piattelli-Palmerini 1980) là một nổi bật khác trong sự nhìn nhận Chomsky trên
thế giới. Xem Barsky (1997) để biết có một mô tả về một số sự kiện này và những
sự kiện quan trọng khác trong sự nghiệp của Chomsky. Cũng xem Chomsky et. al.
(1982). Một số những sự kiện này cũng được thuật lại trong film Manufacturing
Consent: Noam Chomsky and the Media, của Peter Wintonick và Mark Achbar,
Montreal]
[5] [Chúng gồm những mục được trích dẫn trong
ghi chú 1.]
[6] [Xem Chomsky (1965, đặc biệt là Chương
Một) để có một tuyên bố rõ ràng và rành mạch về mục tiêu này].
[7] framework of principles and parameters:
khung cấu trúc thuyết của những nguyên tắc và những giá trị biến đổi, Chomsky
đưa ra vào đầu những năm 1980. Khung cấu trúc thuyết này đã cách mạng hóa ngôn
ngữ học qua việc đưa vào khái niệm rằng có một tập hợp hữu hạn của những giá
trị biến đổi vốn có thể được đặt định khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau,
dẫn đến loạt đa dạng của những cấu trúc và quy tắc ngữ pháp được áp dụng trong
những ngôn ngữ. Khung cấu trúc thuyết này đã đem cho một giải thích lý do những
ngôn ngữ trưng bày cả những thuộc tính phổ quát và những thuộc tính đặc thù
riêng biệt..
[8] [xem Chomsky (1986a)]
[9] [Chomsky đã viết ba loại chuyên khảo về
ngôn ngữ và não thức: (a) những chuyên khảo thuần túy chuyên môn dành cho những
nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp (1955, 1965, 1981, 1982, 1986b, 1995b etc.), (b)
những chuyên khảo tổng quát cho giới không-chuyên môn đông đảo hơn (1987a,
1987b, 1988, 1993a, 1997 etc.), và (c) những chuyên khảo khá chuyên môn dành
cho giới chuyên môn trong những lĩnh vực lân cận, gần gũi với ngữ học (1966,
1972a, 1975, 1980, 1986). Như George (1987:155) đã nói, những mục trong (c)
thường gồm “... trình bày chi tiết về khuôn khổ tổng quát trong đó Chomsky nhìn
dự án ngôn ngữ học, thoáng vội những chi tiết của thuyết hiện tại, và đến bây
giờ đã quen thuộc”, xem xét mọi ngõ ngách, trong đó Chomsky cố gắng vô hiệu hóa
bất kỳ thách thức nào nhận biết được với công trình, đặc biệt là những thách
thức từ những lĩnh vực triết học”. Chomsky đã không xuất bản bất cứ gì thuộc
phạm vi đó, kể từ tác phẩm (1986a) của ông. Theo chúng ta, bài giảng này không
thực sự thuộc loại tài liệu trong (a) hay (b). Mặc dù tài liệu được trình bày ở
đây có chiều dài và phạm vi nhỏ hơn nhiều so với những tài liệu được kể trong
(c), chúng ta nghĩ rằng về cơ bản nó thuộc cùng một phân loại]
[10] [xem Jan Koster, Henk van Riemsdijk and
Jean-Roger Vernaud, “The GLOW Manifesto” (in Carlos Otero (Ed.) 1994, Vol.1,
p.342). “GLOW” là viết tắt của “Generative Linguists in The Old World”, một tổ
chức quốc tế có trụ sở ở Europe.]
[11] [Một cách tự nhiên, người ta thường muốn
rút ra những loại suy với những phần sáng sủa hơn của lịch sử khoa học; nhưng
tốt nhất là để cho người đọc thực hành. Có một số nêu lên từ Chomsky về điểm
này trong cuộc thảo luận.]
[12] [Những khái niệm chuyên môn được làm rõ
trong những ghi chú là về một số phiên bản trước đó của khung cấu trúc thuyết
của những nguyên tắc và những giá trị biến đổi; ở một số chỗ, một số nêu lên
rộng rãi đã được đưa ra về việc một số khái niệm này đã được thay đổi hay loại
bỏ như thế nào trong những phiên bản sau.]
[13] [Việc sao chép bài giảng và thảo luận đã
tạo ra những vấn đề quen thuộc:
Một phần của vấn đưa ra phát từ hoàn cảnh
phiên âm: ngữ điệu và thời gian phân định những cụm từ bị mất và phiên âm từ
bất cứ thứ gì ngoại trừ băng có độ trung thực cao nhất là không đáng tin cậy.
Thật vậy, trong bản ghi âm chất lượng thấp của tòa Nhà Trắng (White House???),
nhiều đoạn khó hiểu được thể hiện hợp lý hơn. Thí dụ, I want the, uh, uh,
to go được phiên âm là I want the, uh, uh, to go . (Pinker 1995:224)
Chúng ta ngay cả không dùng băng ghi âm có
độ trung thực cao. Vì vậy, trước tiên, chúng ta đã xóa uh, uhs và xây dựng lại
chúng để thêm dấu chấm câu, đoạn văn, v.v. Tiếp theo, sau nhiều vòng sửa chữa
phong cách, một bản nháp cùng với một loạt nêu lên đã được gửi đến Chomsky.
Chomsky đã thực hiện một số lượng rất lớn những tu sửa, sửa đổi, thêm vào và
xóa bỏ. Chúng được kết hợp trước khi “ bản nháp-sữa chữa” cuối cùng.]
[14] Dịch từ: Noam Chomsky. The
Architecture of Language
(Biên tập: Nirmalangshu Mukhergi, Bibudhendr Narayan Patniak &
Rama Kant Agnihotri).
New Delhi, Oxford & New York: Oxford University Press, 2000.
Nguyên là một bản ghi âm hiệu
đính từ một bài diễn giảng của N. Chomsky. tại đai học Delhi, January 1996.
Nhà xuất bản đại học Oxford cho in trong tủ sách chuyên
khảo.
Những chú thích trong ngoặc vuông [... ] dịch theo nguyên bản.
Những chú thích khác, với những sai lầm nếu
có, là của tôi, sẽ tìm chữa sau. Tôi đặt trọng tâm trên những khái niệm trong
ngữ học, tri thức học của Chomsky
[15] [Trong phát biểu khai mạc, Rama Kant Agnihotri của trường
Delhi University ngoài những vấn đề khác, đã nêu lên những câu hỏi sau: Tại sao
quan điểm chính trị của Chomsky không buộc ông xem xét tìm hiểu thêm về ngôn
ngữ như một dụng cụ thêm vào của sự bóc lột trong xã hội? Làm thế nào một người
có xúc động sâu xa trước sự đau khổ của con người hòa giải với việc coi ngôn
ngữ như một hệ thống nhận thức sinh học thuần túy nhưng không là một thành phần
thiết yếu của trò chơi quyền lực về xã hội?]
[16] Như tuyên truyền chính trị, quảng cáo
thương mại, thao túng dư luận, … dùng ngôn ngữ để lừa dối, ép buộc hay kiểm
soát người khác nhằm những mục đích vị kỷ.
[17] “descriptive”; Trong nội dung này,
“mô tả” có nghĩa là phương pháp giải quyết khoa học chuyển từ phân tích hay
giải thích sang chủ yếu cung cấp những mô tả chi tiết về hiện tượng. Nó nêu lên
rằng khi những nghiên cứu khoa học đi sâu vào những chủ đề phức tạp hơn, họ có
khuynh hướng tập trung vào quan sát, lập danh mục và mô tả chi tiết những đặc
điểm cũng như những hành vi của những đối tượng đó, thay vì khám phá những giải
thích cơ bản về cách chúng hoạt động. Sự chuyển đổi sang “mô tả” này thường xảy
ra khi nghiên cứu những hiện tượng phức tạp hay nhiều mặt nhưng không dễ dàng
thu giảm thành những nguyên tắc cơ bản đơn giản.
[18] [Trong Chomsky (1986a), chúng lần lượt gọi
là “Vấn đề của Plato” và “Vấn đề của Orwell”. Xem Chomsky (1993b) để thảo luận
về những quan hệ có thể có giữa những vấn đề này. Xem những tài liệu tham khảo
trong Barsky (1997) để biết quan điểm chính trị và xã hội của Chomsky. Xem thêm
Rai (1995) và bộ phim được nhắc đến ở chú thích 4. Vì bài giảng hiện tại không
liên quan rõ ràng đến vấn đề của Orwell, nên chúng ta không gồm những viện dẫn
đến công trình đồ sộ của Chomsky trong lĩnh vực này.]
Vấn đề của Plato: Chomsky dùng để làm nhấn mạnh câu hỏi (gốc từ Plato) – tại sao về trẻ em có thể học và dung ngôn ngữ nhanh chóng và
thành thạo, ngay cả khi không được hướng dẫn rõ ràng hay tiếp xúc giới hạn với tất cả
những thí dụ ngôn ngữ có thể có. Vấn đề của Orwell: theo cách gọi của
Chomsky, dùng để chỉ thách thức trong việc hiểu cách dùng ngôn ngữ để truyền thông, giao tiếp mặc
dù sự kiện là những diễn đạt ngữ học thường không đầy đủ, hàm hồ và phụ thuộc vào ngữ
cảnh. Khái niệm này gọi theo tên của George Orwell, người đã viết về khả năng thao túng và
bóp méo ngôn ngữ vì mục đích chính trị trong “1984” của ông. Vấn đề của
Orwell là câu hỏi – như thế
nào mọi người có thể hiểu ý định của nhau và giao tiếp
hiệu quả bất chấp những những hạn chế và phức tạp vốn ngôn ngữ có sẵn.
[19] Minimalist Program do Noam Chomsky đưa ra, là một khung cấu trúc trong ngôn ngữ học phát
sinh nhằm tìm cách đơn giản hóa và thống nhất việc nghiên cứu ngôn ngữ. Nó nhằm
mục đích xác định tập hợp tối thiểu những nguyên tắc và tham số cần
thiết để giải thích cho sự đa dạng của ngôn ngữ con người. Chương trình ủng hộ
một thuyết ngữ pháp vừa tối giản về độ phức tạp vừa giàu khả năng giải thích.
Những khái niệm chính gồm việc đặt ra những cấu trúc và hoạt động trừu tượng trong
não thức , cũng như việc khám phá những nguyên tắc phổ quát làm nền tảng cho
việc tiếp nhận và dung ngôn ngữ. – xem thêm những giải thích trong bản dịch Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? của tôi trên
blog này
[20] “a language faculty” > “faculty” = khả
năng/cơ năng/chức năng: chỉ một năng lực hay khả năng nhận thức hay tinh thần
cụ thể. Nó ngụ ý rằng có một phần riêng biệt của não thứcí/ não bộ dành riêng
cho việc hiểu biết và dùng ngôn ngữ, tương tự như cách hệ thống thị giác chuyên
biệt để giải quyết dữ liệu hình ảnh. Nó nêu lên rằng khả năng ngôn ngữ hoạt
động như một chức năng cụ thể trong cơ thể, giống như một cơ quan có mục đích
được chỉ định.
[21] Có nghĩa – giữa những cá thể cùng loài
(trong trường hợp này là con người), không có nhiều sự khác biệt hay khác biệt
về những đặc tính cơ bản của khả năng ngôn ngữ, ngoại trừ khi xem xét những
trường hợp cực kỳ rối loạn hay bất thường nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động
nhận thức và thần kinh diễn ra trong não khi một người nói và hiểu ngôn ngữ (bệnh
lý). Nhìn chung, khả năng ngôn ngữ dường như khá thuận hợp trước sau giữa những
cá nhân, chỉ có những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mới gây ra sự khác biệt đáng
kể.
[22] [Đối với một số tương đồng và khác biệt
giữa hệ thống thị giác của con người và khả năng ngôn ngữ, xem Chomsky (1980,
Chương 6), Chomsky (1988, Chương 5), kể trong số những tác phẩm khác.]
[23] Có bằng chứng thuyết phục rằng khả năng
dùng ngôn ngữ là sự việc vốn tất cả con người đều có. Có hai lý do chính. Đầu
tiên, khả năng ngôn ngữ của hầu hết mọi người đều rất giống nhau, ngoại trừ
những trường hợp bị bệnh tật. Nó giống như hầu hết mọi người đều trông/xem/nhìn
cùng một cách tương tự bằng hai mắt. Nhưng không giống như khả năng trông nhìn
của chúng ta, khả năng dùng ngôn ngữ của chúng ta thì đặc biệt là chỉ
loài người mới có. Những động vật khác dường như không có gì giống như vậy,
ngay cả không có gì tương tự.
[24] (a) Những thuyết cho rằng ngôn ngữ phát triển chỉ do những áp lực từ môi trường ben
ngoài: Khái niệm này nêu lên rằng sự phát triển ngôn ngữ được thúc đẩy chủ yếu
bởi những yếu tố bên ngoài như nhu cầu giao tiếp trong xã hội hay những thách
thức môi trường. Nó cho rằng rằng ngôn ngữ xuất hiện và phát triển hoàn toàn
như một sự thích ứng chức năng để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của cộng đồng – Một
số học giả đã khám phá những ý tưởng này gồm Lev Vygotsky, Jerome Bruner và
Michael Tomasello.
(b) Những thuyết cho rằng ngôn ngữ xuất hiện dần dần qua một
loạt những thay đổi nhỏ tăng dần nhưng không có bất kỳ khả năng ngôn ngữ bẩm
sinh cụ thể nào: Quan điểm này đưa ra rằng ngôn ngữ nổi lên dần dần theo thời
gian qua một tiến trình của tiến hóa về văn hóa, với sự phức tạp về ngôn ngữ
xuất hiện từ những hình thức truyền thông giao tiếp đơn giản qua những sửa đổi
và tinh luyện dần dần. Nó nêu lên rằng không có sự thích ứng về nhận thức hay
sinh học đặc biệt nào dành riêng cho ngôn ngữ và khả năng ngôn ngữ đã phát
triển dần dần cùng với những khả năng nhận thức khác. Những học giả đóng góp cho quan điểm này gồm Derek Bickerton và Stephen
Pinker (ở một mức độ nào đó).
[25] Những hệ thống liên quan đến việc dùng
thực tiễn hay ứng dụng những khả năng ngôn ngữ.
[26] the sensorimotor systems: hệ thống
phối hợp giác quan-vận động, the articulatory-perceptual systems: hệ
thống nhận thức-phát âm
[27] Có sự khác biệt cơ bản giữa những người nói những
ngôn ngữ khác nhau, cho thấy rằng họ không có cùng một khả năng hay kiến thức
ngôn ngữ giống như nhau. Sự khác biệt này vẫn nhất quán theo thời gian và không
hàm ý có một sự thay đổi bên trong mỗi người nói.
“một người nói tiếng Hindi thì không là một người nói
tiếng Anh” “ nhấn mạnh ý tưởng rằng mặc
dù có thể có những nguyên tắc hay cấu trúc phổ quát làm nền tảng cho ngôn ngữ
của con người, nhưng kiến thức và khả năng ngôn ngữ cụ thể của những cá nhân có
thể khác nhau tùy theo (những) ngôn ngữ họ nói. Từ quan điểm UG, cả tiếng Hindi
và tiếng Anh sẽ được coi như những khởi tạo của những nguyên tắc phổ quát
của ngôn ngữ, nhưng chúng sẽ có tập hợp gồm những những nguyên tắc
và những giá trị biến đổi riêng vốn
phân biệt chúng như những ngôn ngữ riêng biệt. Do đó, một người nói tiếng Hindi
sẽ có kiến thức và trình độ ngôn ngữ cụ thể với tiếng Hindi, vốn có thể khác ở
một số phương diện nhất định với kiến thức và trình độ ngôn ngữ của người nói
tiếng Anh. Phát biểu này thừa nhận sự đa dạng của hệ thống ngôn ngữ giữa những
ngôn ngữ khác nhau trong khi vẫn thừa nhận sự tồn tại của những nguyên tắc phổ
quát chi phối việc tiếp thu và dùng ngôn ngữ, như thuyết Ngữ Pháp Phổ Quát nêu
lên.
[28] [luận chứng từ sự nghèo nàn của những tác nhân kích thích/the
argument from poverty of stimulus. Xem Piatelli-Palmerini (1980) cho thảo
luận sâu hơn. Xem Chomsky (1986a, Chương 1). Xem thêm Wexler (1991) để biết
phần thảo luận về tính cách trung tâm của luận chứng trong tác phẩm của
Chomsky.]
[29] [Xem bàn luận về ngôn ngữ-I và ngôn
ngữ-E-trong Chomsky (1986a); cũng trong Chomsky (1991).]
[30] Diễn đạt ngữ học (linguistic expression):
chỉ những dạng thức ngôn ngữ khác nhau, dùng để truyền đạt ý nghĩa, gồm những
từ, cụm từ, câu và những cấu trúc khác. Những diễn đạt này làm nên bởi những
yếu tố và quy tắc ngôn ngữ, cho phép mọi người truyền đạt ý tưởng, suy nghĩ và
thông tin cho người khác.
[31] Thí dụ – câu “con mèo nằm trên tấm thảm”
– Trong diễn đạt này, chúng ta có những thuộc tính như chủ ngữ (“con mèo”), động
từ (“nằm”) và bổ ngữ (“trên tấm thảm”). Những thuộc tính này cùng nhau tạo nên
diễn đạt ngôn ngữ và truyền đạt một ý nghĩa cụ thể.
[32] [Sau đây là một phát biểu chi tiết hơn
của ý niệm “phát sinh/ generate” trong ngữ pháp phát sinh, trong đó “những mô tả
cấu trúc” về cơ bản là những gì Chomsky gọi là “những diễn đạt” trong bài
giảng:
... ngữ pháp gây nên/tạo ra những câu nó
mô tả và những mô tả cấu trúc của chúng; ngữ pháp được nói là “phát sinh yếu”
những câu của một ngôn ngữ, và “phát sinh mạnh” những mô tả cấu trúc của những
câu này. Khi chúng ta nói về ngữ pháp của nhà ngôn ngữ học như một “ngữ pháp
phát sinh”, chúng ta chỉ muốn nói rằng nó đủ rõ ràng để xác định xem những câu
trong ngôn ngữ trong thực tế được đặc trưng bởi ngữ pháp như thế nào. (Chomsky
1980:220)]
[33] aboutness: về một gì : đề cập đến
thuộc tính cố hữu của ngôn ngữ hay nay những biểu hiện tinh thần là “về” một gì đó
khác, để đại diện hay biểu thị một số phương diện của thế giới. Đó là tính chất
của hướng tới hay đề cập đến những đối tượng, ý tưởng hay trạng thái sự việc cụ
thể. Khái niệm này là trọng tâm của triết học ngôn ngữ và triết học não thức,
giải quyết những câu hỏi về quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng với thế giới bên
ngoài.
[34] hai hệ
thống giải quyết, hai hệ thống thực hiện: giả định truyền thống trong nghiên cứu ngôn ngữ
rằng chỉ có hai phương thức giao tiếp ngôn ngữ chính: ngôn ngữ nói (được truy
cập và thực hiện qua hệ thống thính giác và phát âm) và ngôn ngữ viết (được
truy cập). và được thực hiện qua hệ thống thị giác). Quan điểm truyền thống này
ngụ ý rằng ngôn ngữ chủ yếu qua hai phương thức cảm giác: thính giác và thị
giác. Chomsky nêu lên ngôn ngữ ký hiệu, là ngôn ngữ được thể hiện qua cử chỉ và
nhận thức hình ảnh hơn là qua lời nói để cho thầy giả định này là sai
[35] Những đối tượng tượng trưng: những đối
tượng có tính biểu tượng chỉ những yếu tố hay thành phần có ý nghĩa hay đại
diện cho những khái niệm, qua việc dùng những ký hiệu, dấu hiệu hay ngôn ngữ.
[36] Thế giới là một nơi phức tạp và nhiều
mặt, có nhiều phương diện khác nhau, gồm những phương diện vật lý, xã hội, văn
hóa, kinh tế và môi trường, cùng nhiều phương diện khác. Những phương diện này
kết nối với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, và tất cả đều góp phần vào sự hiểu biết
của chúng ta về thế giới nói chung. Cơ quan ngôn ngữ được coi là một phương
diện của thế giới vì nó là một phần cơ bản của sinh học và nhận thức của con
người. Đó là khả năng tinh thần bẩm sinh của con người để học ngôn ngữ.
[37] “intentionality /chủ ý, chủ định” ở đây
đồng nghĩa với “aboutness/ (có ý nói,/chỉ/trỏ/,..) về một gì”. Chủ định, như
dùng trong triết học não thức và ngôn ngữ, đề cập đến đặc tính của những trạng
thái tinh thần/tâm lý, hay những diễn đạt ngôn ngữ là “nói, chỉ,..về” một
gì đó, tức là khả năng thể hiện hay đề cập đến những đối tượng, ý tưởng hay
trạng thái của những sự vật việc trên thế giới.
[38] [Xem Chomsky (1993a), (1994), (1995c) để
biết thêm thảo luận gần đây về những đề tài này]
[39] Formal Sciences: Khoa học những cấu trúc
trừu tượng (vẫn dịch là Khoa Học Hình Thức): Những ngành học tập trung vào
những cấu trúc trừu tượng và những thuộc tính của chúng, dung dụng những hệ
thống logic và toán học hình thức để phát triển và phân tích. Thí dụ gồm toán
học, logic, khoa học máy tính thuyết và ngôn ngữ học hình thức. Khoa học Hình
thức nhấn mạnh trên những hệ thống hình thức hơn là quan sát thực nghiệm, trọng
tâm là phát triển những thuyết, nguyên tắc và mô hình dựa trên suy luận logic
và lý luận toán học thay vì dựa vào quan sát trực tiếp hay thử nghiệm với những
hiện tượng vật lý trong thế giới tự nhiên.
[40] Tuyên bố “ngôn ngữ liên quan đến việc
dùng vô hạn những phương tiện hữu hạn” Wilhelm von Humboldt thường được cho là
người đầu tiên diễn đạt khái niệm này một cách tạo ảnh hưởng đặc biệt.
[41] descriptive adequacy: khả năng của
thuyết hay phân tích ngôn ngữ trong việc mô tả và giải thích chính xác dữ liệu
hay hiện tượng được quan sát trong một ngôn ngữ. Nó liên quan đến việc cung cấp
một giải thích toàn diện và chi tiết về những cấu trúc, quy tắc và mô hình chi
phối việc dùng ngôn ngữ.
[42] [Sau đây là trong số nhiều hiện tượng cú pháp về bị
bỏ qua bởi những ngữ pháp như vậy:
(a) Những cấu trúc được hiểu là có nhiều giải thích:
“Flying
planes can be dangerous”, “I had a book stolen”/”Máy bay đang bay có thể nguy
hiểm”“,Tôi đã bị mất cắp một cuốn sách”, v.v.
“Máy bay đang
bay có thể nguy hiểm”: Giải thích 1: Câu này có thể có nghĩa là hành động lái
máy bay (với tư cách là phi công hay hành khách) tiềm ẩn những rủi ro cố hữu và
có khả năng gây nguy hiểm.
Giải thích 2:
Ngoài ra, nó có thể ám chỉ rằng những máy bay hiện đang bay (trên không) gây
nguy hiểm cho người khác hay chính họ do một số trường hợp.
“Tôi đã bị
mất cắp một cuốn sách”: Giải thích 1: Câu này nêu lên rằng ai đó đã lấy trộm
sách của người nói, cho thấy người nói là nạn nhân của hành vi trộm cắp. Giải
thích 2: Một giải thích khác có thể xảy ra là người nói phải chịu trách nhiệm
về việc mất cắp một cuốn sách, có thể do để nó không được giám sát hay ở một vị
trí không an toàn.
(b) những xây dựng hiện ra như có cùng cấu trúc
giống nhau nhưng thực tế không phải vậy vì chúng được hiểu khác nhau.
(i) I persuaded John to leave/I expected John to
leave / Tôi đã thuyết phục John rời đi/Tôi đã mong John rời đi. Giải thích 1:
Trong câu đầu tiên “Tôi đã thuyết phục John rời đi”, người nói đã thuyết phục
hay tác động đến John rời đi. Giải thích 2: Trong câu thứ hai, “Tôi đã mong đợi
John sẽ rời đi”, người nói đã đoán trước hay dự đoán rằng John sẽ rời đi mà
không nhất thiết ảnh hưởng đến quyết định của anh ấy.
(ii) the growling of the lions/ the raising of
flowers/ the shooting of the hunters (ambiguous) : tiếng gầm gừ của sư tử/
tiếng gầm gừ của hoa/ bắn súng của thợ săn (mơ hồ)
“tiếng gầm gừ của sư tử”. Giải thích 1: Điều này
có thể ám chỉ hành động gầm gừ của sư tử, biểu thị âm thanh hay tiếng động do
sư tử tạo ra. Giải thích 2: Ngoài ra, nó có thể nêu lên rằng có điều gì đó đang
khiến sư tử gầm gừ, chẳng hạn như sự hiện diện đầy đe dọa hay sự xáo trộn.
“nuôi/trồng hoa”: Giải thích 1: Điều này có thể
ám chỉ hành động nâng hay nâng hoa lên, nêu lên rằng ai đó đang nâng
(cành/chậu/chùm/bông) hoa từ vị trí thấp hơn lên vị trí cao hơn. .Giải thích 2:
Một giải thích khác có thể là bản thân những bông hoa đang được nuôi dưỡng hay
vun trồng cho lớn, trình bày tiến trình nuôi dưỡng hay thúc đẩy sự phát triển
của chúng.
“việc bắn súng của thợ săn”: Giải thích 1: Điều
này có thể ám chỉ hành động bắn súng của người thợ săn, cho thấy người thợ săn
đang bắn vũ khí của họ. Giải thích 2: Ngoài ra, nó có thể nêu lên rằng ai đó
đang bắn vào những người thợ săn, cho thấy rằng những người đi săn là mục tiêu
của tiếng súng.
(iii) John is easy to please/John is
eager to please
Trong những thí dụ này:
“John rất dễ làm hài lòng”/ “John rất sẵn sàng
để làm hài lòng”
Mỗi câu mô tả một đặc điểm của John, nhưng cách
giải thích những yếu tố được hiểu lại khác nhau:
Trong câu đầu tiên, “dễ làm
hài lòng” ngụ ý rằng John không khó để thỏa mãn hay làm hài lòng.
Trong câu thứ hai, “eager to please” nêu lên
rằng John rất nhiệt tình và sẵn sàng làm mọi cách để làm hài lòng người khác
hay đáp ứng mong đợi của họ.
(c) những câu mang diễn giải quan hệ với nhau nhưng
không có cấu trúc giống nhau:
I expected a specialist to
examine John/I expected John to be examined by a specialist
“Tôi mong đợi một bác sĩ
chuyên môn sẽ khám bệnh John”
“Tôi đã mong đợi John sẽ được
bác sĩ chuyên môn khám bệnh”
Mặc dù những câu này truyền
đạt một ý nghĩa hay kịch bản tương tự nhau, nhưng chúng không có cùng cấu trúc
vì sự khác biệt trong cấu trúc cú pháp của chúng:
Câu đầu tiên tuân theo mẫu:
chủ ngữ (“I”) + động từ (“mong đợi”) + bổ ngữ (“một bác sĩ chuyên môn”) + cụm
từ nguyên thể (“để khám bệnh John”).
Câu thứ hai tuân theo mẫu: chủ
ngữ (“I”) + động từ (“mong đợi”) + bổ ngữ (“John”) + cụm từ nguyên thể (“được
bác sĩ chuyên môn khám bệnh”).
Trong câu đầu tiên, “một bác
sĩ chuyên môn” là đối tượng trực tiếp của động từ “mong đợi” và “để khám bệnh
John” là một cụm từ nguyên mẫu đóng vai trò thêm vào cho “một bác sĩ chuyên môn”.
Trong câu thứ hai, “John” là
bổ ngữ trực tiếp của động từ “mong đợi” và “được bác sĩ chuyên môn khám bệnh”
là một cụm từ nguyên mẫu đóng vai trò như một thuộc tính cho “John”.
Vì vậy, mặc dù cả hai câu đều
truyền đạt kỳ vọng John được bác sĩ chuyên môn khám, nhưng chúng đạt được điều
này qua cách cấu trúc sắp xếp khác nhau của những thành phần câu
(d) Sự khác biệt về trạng thái ngữ pháp của những
câu như sau (một thí dụ về cái được gọi là “sự bất đối xứng giữa chủ thể và đối
tượng”):
* Who does he
think that Mary saw? Ai là người anh ấy
nghĩ rằng Mary đã nhìn thấy?
Who does he think Mary saw? Anh ấy nghĩ Mary đã nhìn thấy ai?
* Who does he
think that came? Ai là người anh ấy nghĩ rằng
đã đến?
Who does he think came?Anh ấy nghĩ ai đã đến?
Trong những thí dụ được cung
cấp:
Sự khác biệt về trạng thái ngữ pháp phát sinh từ sự
khác nhau trong cấu trúc và cú pháp của câu, đặc biệt liên quan đến vị trí của
đại từ quan hệ “that” và việc lược bỏ một số thành phần nhất định. Đặc biệt:
Trong câu 1 và 3, đại từ quan hệ “that” được đưa vào và giới thiệu một mệnh đề
phụ (“that Mary saw” và “that came”).
Trong câu 2 và 4, đại từ quan hệ “that” bị lược bỏ,
dẫn đến cấu trúc được sắp xếp hợp lý hay đơn giản hơn.
Những khác biệt này phản ảnh những khác biệt về sở
thích cú pháp và cấu trúc ngữ pháp, góp phần tạo nên những gì gọi là “sự bất
đối xứng giữa chủ thể và đối tượng”.
(e) Việc giải thích của những yếu tố được hiểu
trong những cấu trúc như:
John persuaded Mary to go
John promised Mary to go
The police stopped drinking
Trong những thí dụ trên:
“John thuyết phục Mary đi”
“John đã hứa với Mary sẽ đi”
“Cảnh sát ngừng uống rượu”
Mỗi câu gồm một động từ theo sau là một cụm từ
nguyên thể, nhưng giải thích những thành phần được hiểu khác nhau:
Trong câu đầu tiên, “persuaded /thuyết phục” ngụ ý rằng John đã thuyết phục hay tác động đến Mary để đi.
Trong câu thứ hai, “promised” nêu lên rằng John bảo
đảm hay cam kết với Mary rằng anh sẽ đi.
Trong câu thứ ba, “stopped” biểu thị cảnh sát đã
dừng hay làm gián đoạn hành động uống rượu.
Xem Chomsky (1957, 1965), trong số những người khác. Về những đặc tính
phức tạp và khá đáng chú ý thích thú của những đơn vị ngữ nghĩa bị những từ
điển tiêu chuẩn bỏ qua, hãy xem Chomsky (1988, 1993a, 1996).]
[43] explanatory adequacy: mức độ một
thuyết hay giải thích có thể giải thích hiệu quả và kỹ lưỡng những hiện tượng
quan sát được, đưa ra những lời giải thích rõ ràng và toàn diện.
[44] [Xem Chomsky (1965, Chương Một) để biết phần thảo luận kinh
điển về tính đầy đủ mang tính mô tả và giải thích.]
[45] [Xem Chomsky và cộng sự (1982).]
[46] [Xem Chomsky (1991) để có một tuyên bố
ngắn gọn về điểm này.]
[47] Nó vẫn
chứa đựng những yếu tố gợi nhắc ngữ pháp truyền thống. Chomsky so sánh ngữ pháp phát sinh với những phương pháp giải quyết của
thuyết hành vi-cấu trúc đã thịnh hành trước khi nó xuất hiện. Ông lưu ý rằng
ngữ pháp phát sinh đánh dấu sự đi ra kỏi từ phương pháp giải quyết trước đó,
vốn tập trung nhiều hơn vào những cấu trúc và hành vi có thể quan sát được của
ngôn ngữ.
[48] Phương pháp giải quyết những nguyên tắc
(principles) và những giá trị biến đổi (parameters), do Noam Chomsky phát
triển, là một khung cấu trúc trong ngôn ngữ học phát sinh, cho thấy rằng ngôn
ngữ của con người bị chi phối bởi một tập hợp những nguyên tắc và những giá trị
biến đổi phổ quát. Theo phương pháp giải quyết này, tất cả những ngôn ngữ của
con người đều có chung một cấu trúc cơ bản, nhưng chúng khác nhau về những giá
trị biến đổi cụ thể quyết định sự khác biệt giữa những ngôn ngữ.
Những “nguyên tắc” đề cập đến những quy tắc hay ràng buộc ngôn ngữ bẩm
sinh đưa ra giả thuyết là hiện diện phổ biến trong não thức con người. Những
nguyên tắc này được coi là một phần của khả năng ngôn ngữ vốn có trong nhận
thức của con người. “Những giá trị biến đổi” là những cài đặt cụ thể trong
những nguyên tắc này và có thể khác nhau tùy theo ngôn ngữ. Những giá trị biến
đổi này giải thích cho sự khác biệt được thấy trong cú pháp và những đặc điểm
ngôn ngữ khác nhau giữa những ngôn ngữ. Ý tưởng là trẻ em tiếp thu ngôn ngữ
bằng thiết lập những giá trị biến đổi này dựa trên những gì đi vào chúng
từ môi trường. Tổng quát, phương pháp giải quyết những nguyên tắc và những giá
trị biến đổi nhằm giải thích những phương diện phổ quát của ngôn ngữ đồng thời
giải thích sự đa dạng quan sát được giữa những ngôn ngữ trên thế giới.
[49] relative clauses: mệnh đề quan hệ: mệnh
đề phụ cung cấp thêm thông tin về danh từ hay cụm danh từ trong câu. Chúng
thường bắt đầu bằng một đại từ quan hệ như “who/ai”, “which/cái nào/mà” hay “that/cái
đó/vốn”.
[50] [Chomsky thường dùng một ẩn dụ rất trong sáng để
diễn đạt cùng ý tưởng:
Chúng ta có thể nghĩ về trạng thái ban đầu của khả
năng ngôn ngữ như một mạng lưới cố định nối với một hộp công tắc chuyển mạch
điện; mạng lưới được những nguyên tắc của ngôn ngữ cấu tạo nên, trong khi những
công tắc điện là những lựa chọn được kinh nghiệm ấn định. Khi những công tắc
điện được bật theo một lối , chúng ta có tiếng Bantu; khi chúng được bật theo
một lối khác, chúng ta có tiếng Nhật. Mỗi ngôn ngữ đặc thù cụ thể của con nười
thì được ấn định như một cài đặt đặc thù cụ thể của những mạch điện trong
hộpcông tắc điện … (Chomsky 1997, Phần 1, tr.6)]
[51] [Xem phần thảo luận thân mật trong
Chomsky et. al. (1982) về ý nghĩ của khung những nguyên tắc và những giá trị
biến đổi; Ngoài ra, Chương Một của Chomsky (1995b) cho một khai triển trình bày
gần đây hơn.]
[52] Những dụng cụ, phương pháp hay kỹ thuật
được đem dùng trong việc phân tích ngôn ngữ để mô tả và phân tích dữ liệu ngôn
ngữ.
[53] an empirical possibility
[54] Tiến
hóa là một gì đó xảy ra với những sinh vật. những ngôn ngữ không có gen. Chúng
không tiến hóa. Ngôn ngữ thay đổi, nhưng đó không phải là sự tiến hóa.
“Nếu bạn nhìn
vào tiến trình tiến hóa... Vì, như tôi đã đề cập, việc nghiên cứu về sự tiến
hóa của ngôn ngữ là một bãi lầy đến nỗi tôi không muốn đi sâu vào nó. Theo
nghĩa đen, tôi chưa bao giờ thấy nhiều sự nhầm lẫn đến vậy về bất kỳ đề tài
nào. Trên thực tế, nó bắt đầu từ tên gọi đề tài. Một trong những vấn đề với việc nghiên cứu
vấn đề này là một thư viện khổng lồ, một thư viện ngày càng phát triển về sự
tiến hóa của ngôn ngữ. Và một vấn đề khá rõ ràng là đề tài này không có thực. Ngôn ngữ không tién hóa. Tiến
hóa là một gì đó xảy ra với những sinh vật. Những ngôn ngữ không có gen.
Chúng không tiến hóa. Ngôn ngữ thay đổi, nhưng đó không phải là sự tiến hóa. Và
nếu bạn nhìn vào tài liệu, nó thực sự đang nghiên cứu về sự thay đổi. Đó không
phải là sự thay đổi ngôn ngữ trong những gì (khả năng ngôn ngữ) bẩm sinh trong não thức con người. Nhưng đó là nghiên cứu về sự thay đổi của ngôn ngữ trong sự truyền thông giao tiếp thực tại. Và nó thậm chí còn
không nghiên cứu điều đó bởi vì nó là chuyện vô nghĩa vớ vẩn (hogwash). Đó chỉ
là những câu chuyện bịa đặt (concocting stories) mà thôi. Bạn biết đấy, có thể
nó đã xảy ra theo cách này, có thể theo cách khác. Vâng, có một lĩnh vực ngôn
ngữ học lịch sử, một lĩnh vực nghiêm túc, nhưng bạn không thể thoát khỏi nó bằng
cách nói rằng có thể điều này đã xảy ra hoặc có thể điều kia đã xảy ra. Nhưng
đó gần như là toàn bộ lĩnh vực được gọi là sự tiến hóa của ngôn ngữ…”.
(Noam Chomsky: After 60+ Years of Generative Grammar: A Personal
Perspective”
[55] empirical properties
[56] [Câu
này có thể hiểu theo những cách sau:
(a) ai
đó đã lấy cắp cuốn sách của John,
(b) John
bị ai đó ăn cắp một cuốn sách, và
(c) John
gần như đã thành công trong việc lấy cắp một cuốn sách.
Xem Chomsky
(1965:22).]
[57] Trong nội dung này, “game/trò chơi” chỉ tiến trình
tìm hiểu duy lý hay điều tra khoa học. Đó là việc theo đuổi sự hiểu biết và
giải thích những hiện tượng qua quan sát thực nghiệm, kiểm tra giả thuyết và
xây dựng thuyết. Về cơ bản, “trò chơi” là phương pháp giải quyết mang tính
phương pháp mà những nhà khoa học dung để khám phá sự thật về thế giới.
[58] “the legibility conditions”, “the conditions of
readability : những điều kiện về mức độ dễ nhận hiểu, những điều kiện về mức độ
ảnh hưởng đến khả năng hiểu. Trong khi những điều kiện về mức độ dễ nhận hiểu
được nhấn mạnh những phương diện kỹ thuật như thuộc tính ngữ âm hay trật tự
thời gian, thì những điều kiện về mức độ ảnh hưởng đến khả năng hiểu có thể gồm
phạm vi rộng hơn của những yếu tố góp phần vào hiểu biết, như độ phức tạp về
ngữ nghĩa hay cấu trúc cú pháp.
[59] [Những
hệ thống có chủ ý-khái niệm truy cập/đọc mức độ của diễn đạt ngôn ngữ gọi là “Logical
Form” (LF), nơi thông tin đó được cho là sẵn có. Xem Chomsky (1991) trong đó
ông liệt kê những thành phần sau vốn những diễn đạt LF phải chứa:
1. Arguments (Những chuỗi có cấu trúc
trong một câu phục vụ những vai trò ngữ pháp cụ thể) là chuỗi A đứng đầu và kết
thúc bằng một phần tử ở vị trí-A, rằng phần tử ở cuối chuỗi (sau) được đánh
dấu-theta (theta-marked), biểu thị chức năng ngữ nghĩa của nó, trong khi phần
tử ở đầu chuỗi (trước) được đánh dấu bằng một trường hợp ngữ pháp
(Case-marked), biểu thị chức năng cú pháp của nó trong chuỗi câu.
2. Adjuncts (Những bổ ngữ) là những
chuỗi có cấu trúc trong một câu, được xác định bởi vị trí của chúng trong lý
thuyết ngôn ngữ được gọi là thanh-A, và được bắt đầu và kết thúc bởi những phần
tử chiếm vị trí cụ thể trong cấu trúc câu được gọi là vị trí thanh-A.
3. Lexical elements (Những phần tử từ
vựng) là những chuỗi được dẫn đầu và kết thúc bởi những phần tử ở vị trí X 0
4. Predicates (Vị ngữ), có thể là chuỗi
vị ngữ nếu có nâng cao vị ngữ, chuyển dịch VP trong cú pháp, v.v.
5. Những xây dựng cấu trúc ngữ học, mỗi
chúng là một chuỗi hai hai phần: “function” (X1) và “variable” ( X2) trong
đó X1nằm ở một vị trí nhất định trong cấu trúc câu là vị trí thanh-A, trong khi
X2 là một vị trí-A.
Đây là những đối
tượng LF hợp thức. Tương tự như vậy có những đối tượng PF hợp thức. Nguyên tắc
FI (Full Interpretation/Giải thích đầy đủ) bảo đảm rằng chỉ những đối tượng hợp
thức mới xuất hiện ở những lớp cấu trúc mặt giao tiếp , PF và LF. Xem thêm
Chomsky (1995b, Chương 2).]
[60] [Lấy một trường hợp thí dụ, đòi hỏi rằng một thành phần trong một câu thì được chủ đề hóa (tức là nhận sự tập trung chú ý): “fish / cá” như trong “fish I like /cá tôi thích”. Trong những điều kiện của giả thuyết “VP-internal Subject/ VP – Chủ thể nội bộ” (xem bên dưới), cả “cá” và “tôi” đều bắt nguồn từ bên trong VP và cả hai đều được rút ra khỏi VP. “Fish /Cá” thì lấy ra để nó thì được tập trung chú ý (nhận tập trung chú ý). Việc lấy ra của “I/tôi” ở đây chúng ta không cần phải bận tâm.] – bare output conditions: những điều kiện tối thiểu cơ bản về output – điều kiện tối thiểu hay thiết yếu mà những biểu thức ngôn ngữ phải đáp ứng để được coi là hợp ngữ pháp hay có ý nghĩa.