Tuesday, October 29, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (09)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

 



7

 

Sinh-Ngôn Ngữ Học Và Khả Năng Con Người

 

Tôi muốn nói vài lời về những gì đã đi đến được gọi là “quan điểm sinh-ngôn ngữ học, vốn đã bắt đầu hình thành nửa thế kỷ trước đây, trong những thảo luận giữa một ít sinh viên ban tiến sĩ, những người chịu nhiều ảnh hưởng của những phát triển trong sinh học và toán học trong những năm đầu sau chiến tranh, gồm nghiên cứu về phong tục học mới được biết đến ở nước Mỹ. Một trong số họ là Eric Lenneberg, người có nghiên cứu nền tảng Biological Foundations of Language, năm 1967, vẫn là một tài liệu cơ bản của lĩnh vực. Vào thời điểm đó, những trao đổi đáng kể đã được tiến hành, gồm những hội thảo liên ngành và hội nghị quốc tế. Môn học có ảnh hưởng sâu rộng nhất, vào năm 1974, lần đầu tiên được gọi là “sinh-ngôn ngữ học”. Nhiều câu hỏi quan trọng dẫn đầu đã thảo luận ở đó vẫn còn sống động  đến ngày nay.

Monday, October 28, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (08)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

 


 

6

 

Ngữ học và Triết học

 

Những phương pháp và quan tâm của những nhà ngữ học và triết gia có nhiều tương đồng đến mức tôi tin rằng sẽ là thiếu khôn ngoan nếu đòi nhấn mạnh trên sự tách biệt rạch ròi giữa những ngành học này, hoặc để một trong hai giữ thái độ coi thường hẹp hòi với những hiểu biết đã đạt được ở ngành kia. Có thể trích dẫn một số thí dụ để minh họa khả năng của trao đổi có thành quả giữa hai ngành. Zeno Vendler, trong quyển sách gần đây, Linguistics and Philosophy / ngữ học và Triết học, còn đi xa hơn khi chủ trương rằng “khoa học của ngôn ngữ học cấu trúc” [1] đem cho “một kỹ thuật mới” cho triết học phân tích, một kỹ thuật “không gì khác hơn là sự tiếp tục tự nhiên của dòng phát triển vốn đi qua những triết gia của ngôn ngữ thông thường đến J. L. Austin”. Vì những lý do tôi sẽ quay lại sau, tôi có một chút hoài nghi về sự đóng góp vốn ngữ học có thể đem cho triết học theo những đường lối vốn ông phác họa, nhưng tôi nghĩ ông đã cho thấy rằng một số những khái niệm nhất định của ngữ học có thể được dùng một cách hiệu quả trong nghiên cứu những vấn đề vốn đã nổi lên trong triết học phân tích.

Saturday, October 26, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (07)


Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

5

 

Bản chất cấu trúc và qui luật của ngôn ngữ

 

Những tính chất tổng quát của ngôn ngữ

 

Dù đã có nhiều thế hệ nghiên cứu học thuật thành quả, những câu hỏi bài viết này nói đến có thể nhận được chỉ những trả lời khá dọ dẫm, không chắc chắn. Chỉ một số ít ngôn ngữ được nghiên cứu và mô tả chi tiết, với phân tích toàn diện về cấu trúc, ngữ pháp và cách dùng, và chỉ có những phương diện đã chọn lọc của ngôn ngữ đã từng được nghiên cứu với đủ thận trọng và thành công để đem bằng chứng hỗ trợ cho những kết luận của một bản chất tổng quát. Tuy nhiên, với một mức độ tự tin nào đó, vẫn là có thể nói đại cương về những thuộc tính và những điều kiện nhất định vốn phân biệt những ngôn ngữ con người giữa những hệ thống tùy tiện của vận dụng về dấu hiệu, truyền thông giao tiếp và tự biểu hiện.

 

Năng lực và hiệu năng ngôn ngữ trong cụ thể,

Thursday, October 24, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (06)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky






4


Dạng Thức Và Ý Nghĩa Trong Những Ngôn Ngữ Tự Nhiên.

 

Khi nghiên cứu ngôn ngữ con người, chúng ta đi đến gần sự hiểu biết sâu hơn vào những gì một số người có thể gọi là “yếu tính con người”, những đặc tính phân biệt của não thức, như chúng ta biết cho đến nay, là duy nhất với con người và không thể tách ra khỏi bất kỳ giai đoạn quan trọng nào của sự hiện hữu con người, cá nhân hay xã hội. Do đó là sự lôi cuốn của nghiên cứu này, và cũng không kém, sự bế tắc thất vọng của nó. Sự bế tắc thất vọng nổi lên từ sự kiện là mặc dù có nhiều tiến bộ, chúng ta vẫn bất lực như trước đây trong việc giải quyết vấn đề cốt lõi của ngôn ngữ loài người, vốn tôi cho là như thế này: sau khi đã thành thạo một ngôn ngữ, người ta có thể hiểu được một số vô hạn của những diễn đạt mới lạ với kinh nghiệm của mình, không có sự giống nhau đơn giản nào về mặt vật lý và không có bất kỳ cách tương tự nào với những diễn đạt cấu thành kinh nghiệm ngôn ngữ của cá nhân; và người ta có thể, với khả năng ít nhiều, tạo ra những diễn đạt như vậy vào một dịp thích hợp, bất chấp sự mới lạ của chúng và độc lập với những hình thành kích thích có thể nhận ra được, và được những người khác hiểu, những người cùng có khả năng vẫn còn bí ẩn này. [1] Theo ý hướng này, việc thông thường dùng ngôn ngữ là một hoạt động sáng tạo. Phương diện sáng tạo này của việc thông thường dùng ngôn ngữ là một yếu tố nền tảng vốn phân biệt ngôn ngữ con người với bất kỳ hệ thống truyền thông giao tiếp nào được biết của loài vật.

Tuesday, October 22, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (05)


Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 


 


3

 

Những đóng góp của ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: tương lai

 

Trong thảo luận về quá khứ, tôi đã nhắc đến hai truyền thống chính vốn đã làm giàu cho nghiên cứu ngôn ngữ trong những đường lối riêng biệt và rất khác biệt của chúng; và trong bài giảng cuối của tôi, tôi đã cố gắng đem cho một số chỉ dẫn về những đề tài xem dường ngày nay đã thấy ở chân trời, khi một dạng tổng hợp giữa ngữ pháp triết học và ngôn ngữ học cấu trúc bắt đầu hình thành. Mỗi truyền thống nghiên cứu và giả thuyết chính vốn tôi dùng như một điểm viện dẫn đã liên kết với một phương pháp nghiên cứu giải quyết biểu thị đặc điểm nhất định với những vấn đề của não thức; chúng ta có thể nói một cách công bằng rằng mỗi truyền thống phát triển như một nhánh chuyên biệt của tâm lý học thời bấy giờ, đóng góp những hiểu biết và lý thuyết riêng biệt của nó vào sự hiểu biết rộng hơn về nhận thức của con người.