Sunday, May 25, 2025

Hume - Một Điều Tra Về Những Nguyên Lý của Đạo Đức (01)

 Một Điều Tra Về Những Nguyên Lý của Đạo Đức

(An Enquiry Concerning the Principles of Morals)

 

David Hume

 

 

 


Một điều tra về những nguyên lý của đạo đức (1751, 1777)

 

Tổng Quát

1.

Một đạo đức học tự nhiên và lấy con người làm trung tâm

An Enquiry Concerning the Principles of Morals (1751) của David Hume được rộng rãi nhìn nhận như viên đá nền móng của triết học đạo đức trong Phong trào Khai sáng, và là biểu hiện ban đầu của thuyết nhân bản thế tục. Nó đem cho một khảo sát rõ ràng, sâu xa và thấu đáo về việc chúng ta đi đến hiểu về đúng và sai” như thế nào. Viết bởi một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất thời đại, Điều Tra mời gọi người đọc đi đến xem xét lại đạo đức – không như một tập hợp gồm những quy luật cố định được uy quyền thần thánh truyền lạihay được logic thuần túy khám phá – nhưng như một gì đó bắt nguồn sâu xa trong những kinh nghiệm và tình cảm tự nhiên của con người, kinh nghiệm xã hội và quan sát thực nghiệm. Những ý tưởng của Hume kết hợp sự trong sáng và chiều sâu triết học, khuyến khích suy ngẫm về những gì thực sự có ý nghĩa để sống một đời sống tốt đẹp và xây dựng một xã hội công bằng.

 

Bối cảnh lịch sử và trí thức

Điều Tra xuất hiện từ một giai đoạn chuyển đổi trong tư tưởng phương Tây. Phong trào Khai sáng đã là một thời kỳ được đánh dấu bằng những khám phá khoa học nhanh chóng và một nhấn mạnh ngày càng tăng trên lý trí và nghiên cứu thực nghiệm. Những triết gia đã tìm cách hòa giải kiến thức mới với những truyền thống tôn giáo và đạo đức lâu đời. Những nhà tư tưởng duy lý như Samuel Clarke và Ralph Cudworth lập luận rằng đạo đức gồm trong những sự thật khách quan, vĩnh cửu vốn chỉ mình lý trí có thể khám phá. Trong khi đó, gót học luân lý Kitô dạy rằng đức hạnh gắn liền sâu xa với luật thiêng liêng và định mệnh cuối cùng của hồn người: sự hợp nhất với Gót.

Nghiên cứu giải quyết của Hume hoàn toàn khác biệt với cả khuôn khổ duy lý lẫn gót học. Dựa trên Treatise of Human Nature (1739–40) trước đó, ông bác bỏ khái niệm rằng chỉ có lý trí mới có thể đem lại kiến thức về đạo đức. Thay vào đó, ông biện luận rằng những phán đoán đạo đức của chúng ta đều cơ bản  nền móng trong những cảm xúc. Bước ngoặt tâm lý và thực nghiệm này neo giữ Điều Tra vào những gì sau này gọi là thuyết duy cảm đạo đức (moral sentimentalism) – một học thuyết đặt nguồn gốc của đạo đức rong tình cảm con người thay vì lý luận trừu tượng hay mệnh lệnh thần thánh.

 

Chủ đề trung tâm của Điều TraĐạo Đức Học Duy Cảm: Sự ưu tiên của cảm xúc trên lý trí

Hume nổi tiếng với tuyên bố rằng ” đạo đức được cảm nhận thì đúng hơn là được thẩm định”. Khi chúng ta gọi một hành động là “tốt” hay “xấu”, chúng ta diễn tả cảm xúc chúng ta cảm nhận từ nó – cho dù nó gây nên sự ấm áp, chấp thuận hay khó chịu. Cốt lõi của phản ứng cảm xúc này nằm ở sự đồng cảm, một khả năng tự nhiên của con người trong việc chia sẻ và cộng hưởng với cảm xúc của người khác. Sự đồng cảm nuôi dưỡng những tình cảm đạo đức gắn kết mọi người với nhau trong một sự hiểu biết chung về đức hạnh, vượt qua những ranh giới văn hóa.

Theo quan điểm của Hume, chúng ta chấp nhận lòng tốt hoặc sự hào phóng vì chúng mang lại cảm giác tốt đẹp cho chúng ta và người khác; chúng ta không chấp nhận sự tàn nhẫn vì nó tự nhiên khơi dậy những phản ứng cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, đạo đức (điều gì đúng hay sai) dựa trên cách chúng ta cảm nhận, đặc biệt là qua những cảm xúc chung của con người. Điều này trái ngược với đạo đức học duy lý (như của Kant), trong đó đạo đức dựa trên lý trí hoặc nghĩa vụ, bất kể chúng ta cảm thấy thế nào.

 

Những đức hạnh tự nhiên và nhân tạo: Phẩm chất bẩm sinh và quy ước xã hội

Hume phân biệt hai phạm trù đức hạnh rộng lớn: đức hạnh tự nhiên và đức hạnh nhân tạo Những đức hạnh tự nhiên – chẳng hạn như lòng tốt, lòng dũng cảm, độ lượng, tính hài hước và sự dí dỏm – là những phẩm chất mà chúng ta tự nhiên ngưỡng mộ vì chúng làm cho đời sống dễ chịu hơn và thúc đẩy hạnh phúc của con người. Những phẩm chất này nảy sinh một cách tự nhiên từ bản chất con người và được chấp nhận ở nhiều nền văn hóa do những tác động dễ chịu hoặc có lợi của chúng đối với người khác. Ngược lại, những đức hạnh nhân tạo – chẳng hạn như công lý, lòng trung thành với lời hứa và lòng trung thành – không xuất hiện từ bản năng nhưng được thiết lập qua những quy ước xã hội. Chúng được phát triển để giải quyết những vấn đề về phối hợp và hợp tác trong những xã hội phức tạp, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và tin tưởng lẫn nhau.

Điều quan trọng là, Hume không đánh giá những đức hạnh này bằng cách viện dẫn đến những mệnh lệnh thiêng liêng, chân lý đạo đức vĩnh cửu hay những quy luật lý trí trừu tượng. Thay vào đó, ông đánh giá chúng dựa trên tác động thực tế của chúng đối với đời sống con người – cụ thể là dựa trên tính hữu ích và sự dễ chịu của chúng đối với bản thân và người khác. Như câu nói nổi tiếng của ông, “Giá trị cá nhân hoàn toàn nằm ở việc sở hữu những phẩm chất tinh thần, hữu ích hoặc dễ chịu đối với bản thân hoặc người khác”. Nguyên tắc này đánh dấu bước chuyển quyết định khỏi đạo đức siêu hình hay gót học và hướng tới phương pháp tiếp cận dựa trên kinh nghiệm, tự nhiên, trong đó đạo đức dựa trên tình cảm con người và tính hữu ích xã hội của những tính cách hoặc phẩm chất rõ ràng của tnaox thức và hành vi của một người,

 

Lý trí là, và chỉ nên là nô lệ của những đam mê, và không bao giờ có thể đảm nhận bất kỳ chức vụ nào khác ngoài việc phục vụ và tuân theo chúng.

Hume nổi tiếng nói về lý trí như “phục vụ những gì chúng ta cảm nhận và ham muốn, nhưng không ngược lại.”. Chỉ một mình lý trí không thể thúc đẩy chúng ta chấp nhận đạo đức hay hành động; thay vào đó, nó giúp chúng ta hiểu được sự kiện và dự đoán những hậu quảđịnh hình phản ứng cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta ngưỡng mộ lòng độ lượng hoặc lên án sự tàn ác, đó là vì những hành động này khơi gợi cảm xúc, chứ không phải vì chúng xuất phát từ suy luận logic.

Quan điểm này thách thức quan điểm duy lý truyền thống, mở rộng quan tâm đạo đức để gồm vào những đặc điểm như hài hước, nhạy cảm hoặc kiêu hãnh – những phẩm chất có thể không phải là sản phẩm của sự lựa chọn có chủ ý nhưng vẫn góp phần vào sự phát triển con người.

 

Tiện ích như thước đo của đức hạnh

Đối với Hume, tiện ích (utility) – được hiểu như khả năng của một đặc điểm hoặc hành động thúc đẩy hạnh phúc, sự ổn định và phúc lợi xã hội – là tiêu chuẩn chính chúng ta dùng để phán đoán một gì đó là đức hạnh. Thay vì viện dẫn đến những mệnh lệnh thiêng liêng hay những nguyên tắc lý trí trừu tượng, Hume lập luận rằng chúng ta ngưỡng mộ đức hạnh bởi vì chúng hữu ích hoặc dễ chịu, cho bản thân hoặc cho người khác. Lòng nhân ái được ca ngợi vì nó mang lại lợi ích cho nhiều người; công lý được coi trọng vì nó đảm bảo hòa bình, hợp tác và sự ổn định của xã hội.

Việc tập trung vào kết quả thực tế này đặt Hume gần với những nhà tư tưởng duy lợi sau này như Jeremy Bentham và John Stuart Mill. Tuy nhiên, triết lý đạo đức của ông vẫn rất riêng biệt: Hume không định nghĩa đức hạnh bằng tính toán hạnh phúc tổng thể, nhưng bằng xem xét những phản ứng cảm xúc mà một số khuynh hướng đạo đức và tâm lý nhất định gợi lên trong chúng ta. Chúng ta chấp nhận những gì hữu ích, không phải vì chúng ta lý luận qua những hệ quả toán học, mà bởi vì tiện ích tự nhiên khơi dậy cảm giác chấp nhận qua cơ chế của sự đồng cảm. Theo cách này, lý thuyết đạo đức của Hume kết hợp quan sát thực nghiệm với tâm lý học đạo đức, đặt đức hạnh trong cảm xúc của con người thay vì chỉ dựa vào tiện ích trừu tượng.

 

So sánh Hume với Gót học Đạo đức Ki

Đạo đức đạo Kitô truyền thống hiểu đức hạnh trong liên quan đến ý muốn của Gót và luật tự nhiên có thể nghiên cứu giải quyết được qua lý trí. Luân lý tôn giáo dẫn dắt hồn người đến sự kết hợp với Gót, và lý trí giúp nhận thức những sự thật đạo đức vĩnh cửu. Theo quan điểm này, một số đặc điểm nhất định – chẳng hạn như kiêu hãnh – là tội lỗi, trái ngược với sự khiêm nhường cần có trước Gót.

Đạo đức học của Hume bác bỏ nền tảng siêu hình và gót học này. Ông đưa những đặc điểm như lòng kiêu hãnh vào danh sách những đức hạnh khi chúng đáp ứng những tiêu chuẩn của ông về tính hữu dụng và sự dễ chịu, bất kể giáo điều tôn giáo. Triết lý đạo đức của ông mang tính thế tục, bắt nguồn từ bản chất con người và kết quả xã hội hơn là quy định của Gót. Sự tách biệt này với đạo đức Catô và đạo Kitô là rất sâu xa, đặt định Điều Tra như một bản văn nền tảng trong sự phát triển của tư tưởng đạo đức thế tục và tự nhiên hiện đại.

 

Bản chất thực tiễn và cách mạng của đạo đức học Hume

Không giống như đạo đức học Ki,, đóng khung đạo đức của con người như một con đường hướng tới một kết thúc tinh thần siêu việt, cuối cùng, sự kết hợp với GótHume căn cứ đạo đức trong những thực tại thực iễn của đời sống hàng ngày. Khung đạo đức của ông tập trung vào những phương diện cảm xúc, xã hội và tâm lý của kinh nghiệm con người, tập trung vào những đặc điểm và hành động giúp tăng cường hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc chung. Theo nghĩa này, cách nghiên cúu giải quyết của Hume, vừa thực dụng vừa mang tính cách mạng: bác bỏ hàng thế kỷ truyền thống tôn giáo và duy lý để đặt đạo đức một cách vững chắc trong phạm vi cảm xúc, đời sống xã hội và tâm lý tự nhiên của con người.

Hơn hai thế kỷ rưỡi sau khi xuất bản, Điều Tra của Hume vẫn còn nguyên giá trị sâu xa. Những hiểu biết sâu xa của nó làm sáng tỏ tác động hỗ tương phức tạp giữa cảm xúc, lý trí và những chuẩn mực xã hội trong đời sống đạo đức. Trong một thế giới ngày càng đa nguyên và thế tục, đạo đức học tự nhiên, lấy con người làm trung tâm của Hume mang đến một giải pháp thay thế hấp dẫn cho những hệ thống tôn giáo hoặc thuần túy duy lý.

Nhấn mạnh của ông về lòng trắc ẩn và tính hữu dụng đã ảnh hưởng đến những nhà tư tưởng sau này như Adam Smith và Jeremy Bentham, và tiếp tục có tiếng vang trong tâm lý học đạo đức ngày nay và đạo đức học tiến hóa. Bằng cách hiểu đạo đức như bắt nguồn trong tình cảm có chung của con người và những lợi ích thiết thực, Hume đem cho những dụng cụ bền vững để vượt qua những thách thức đạo đức của đời sống hiện đại.

Bằng coi đạo đức là biểu hiện tự nhiên của tình cảm con người và lợi ích xã hội, Hume mời gọi chúng ta xem xét lại ý nghĩa của việc sống tốt lànhvà hành động đúng đắn – không như người phục vụ thần thánh hay chỉ lý trí, nhưng còn là những thành viên đồng cảm của một cộng đồng nhân loại.


2.

Ghi Chú Của Người Biên Tập [1]

 

An Enquiry Concerning the Principles of Morals/ Một Điều Tra Về Những Nguyên Lý của Đạo Đứcthường được gọi là Enquiry thứ hai của Hume – được Andrew Millar, một nhà xuất bản sách nổi tiếng ở phố The Strand, London, xuất bản lần đầu tiên năm 1751. Là một tác phẩm đồng hành với Enquiry thứ nhất, nó là một sự tái cấu trúc của lý thuyết đạo đức trong Quyển 3 của A Treatise of Human Nature / Một Chuyên Luận Về Bản Chất Con Người (1739-1740), giữ lại hầu hết tinh thần của bản gốc trong khi có những khác biệt đáng kể về chi tiết. Một số lập luận có ảnh hưởng và gây tranh luận nhất của Hume chống lại (những gì chúng ta hiện nay gọi là) thuyết duy thực đạo đức (moral realism) và thuyết duy lý (rationalism) đã được loại bỏ: một sự thay đổi mà hầu hết mọi người thường coi là việc rút gọn và đơn giản hóa văn bản, không phải là bằng chứng cho thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong quan điểm của Hume – mặc dù giả định phổ biến đó gần đây đã bị đặt dấu hỏi. Tương tự như vậy, Tâm Lý Học Liên Tưởng (những tiến trình tâm lý – như suy nghĩ, cảm xúc, và ký ức – được giải thích bằng sự liên kết những ý tưởng) của Treatise – chẳng hạn như giải thích về sự đồng cảm – mờ nhạt vào hậu cảnh, và thay vào đó Hume tập trung vào việc cố gắng tìm kiếm những nguyên tắc có hệ thống để sắp xếp những phán đoán hàng ngày của chúng ta về những đức tính và tật xấu, như được thể hiện trong ngôn ngữ chung. Điều này dẫn đến một quan điểm có những yếu tố mạnh mẽ của cả thuyết duy lợi (utilitarianism) và đạo đức đức học về nhân cách (virtue ethics) , đặc trưng cho những đức tính như là “những phẩm chất tinh thần, hữu ích hoặc dễ chịu cho chính bản thân người đó, hoặc cho người khác” (M 9.1).

 

Bản in thứ hai của An Enquiry Concerning the Principles of Morals dưới hình thức Quyển III của bốn tập Essays and Treatises on Several Subjects /Tiểu Luận Và Luận Văn Về Những Chủ Đề Khác Nhau của Hume vào năm 1753. Bản in thứ ba của nó (mặc dù không được ghi nhận rõ ràng như vậy) nằm trong tập Essays and Treatises /Tiểu luận và Luận văn năm 1758, kết hợp những tác phẩm thành phần thành một tập duy nhất. Trong những Bản in bốn tập năm 1760 và 1770 của Essays and Treatises/ Tiểu luận và Luận văn, Enquiry thứ hai xuất hiện trong tập IV trước The Natural History of Religion / Lịch sử Tự nhiên của Tôn giáo. Trong những Bản in hai tập năm 1764, 1767, 1768, 1772, và 1777, nó xuất hiện trong tập II, sau An Enquiry concerning Human Understanding and A Dissertation on the Passions / Một Thăm dò về Khả năng Hiểu biết của Con ngườiA Dissertation on the Passions / Luận văn về Đam mê, và trước The Natural History of Religion./ Lịch sử Tự nhiên của Tôn giáo.

 

Ở đây, thấy có một số thay đổi đáng kể được thực hiện với bản gốc, cho ấn tượng rằng nó đã được biên tập ít cẩn thận hơn so với bản Enquiry  đầu tiên của Hume, nhưng chúng tôi không thể khẳng định điều này một cách chắc. (Bản văn này vẫn được tiếp tục biên tập, và sẽ có thêm chi tiết bổ sung một khi tiến trình này ở đây hoàn tấtChúng tôi đặc biệt hoan nghênh phản hồi từ những người đọc nếu nhận ra bất kỳ vấn đề nào với bản văn).

 

 

Peter Millican

 

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(May/2025)

(Còn tiếp... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com



[1] An Enquiry concerning the Principles of Morals (1751, 1777) Dịch theo bản phổ biến trên

Hume Texts Online        https://davidhume.org/texts/m/

Biên tập               Amyas Merivale  Peter Millican

Bản của Hume Texts Online là những bản sao chụp từ văn khố Thư viện Quốc gia Scotland và Hội Hoàng gia Edinburgh.

 

Những chú thích để trong [ …] lấy từ bản tiếng Anh. Những chú thích này, của chính Hume.

Những chú thích khác, với những sai lầm nếu có, là của tôi, sẽ đọc lại, tìm chữa sau. Tất cả, mong có thể cho một một bản đọc triết học ‘mộc mạc’, trung thực với nguyên tác, nhìn theo hướng diễn giải, khai triển nội dung những khái niệm, tư tưởng và luận thuyết triết học, đồng thời cố gắng giữ phần nào văn phong cổ kính của tác giả. Mục đích là mong giúp những người đọc, không chuyên môn, hiểu được ý ‘nôm na’ của tác giả.