Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle
Chương 18. Kiến thức và Tri thức trong Plato
Hầu hết con hết con người hiện đại xem như đương nhiên rằng kiến thức duy nghiệm tùy thuộc vào, hay rút ra từ tri thức [1]. Tuy nhiên, có trong Plato và giữa những triết gia của một số trường phái khác, một học thuyết rất khác biệt, cho đến mức có hậu quả rằng không-gì xứng đáng để được gọi là “kiến thức” nếu được bắt nguồn từ những giác quan, và rằng kiến thức thực sự duy nhất phải có liên quan với những ý niệm. Trong quan điểm này, “2 + 2 = 4” là kiến thức chân thực, nhưng một mệnh đề thuộc loại như “tuyết thì trắng” là đầy những hàm hồ và bất định, đến nỗi nó không thể tìm được một chỗ trong toàn bộ văn tập về những chân lý của nhà triết học .
Hầu hết con hết con người hiện đại xem như đương nhiên rằng kiến thức duy nghiệm tùy thuộc vào, hay rút ra từ tri thức [1]. Tuy nhiên, có trong Plato và giữa những triết gia của một số trường phái khác, một học thuyết rất khác biệt, cho đến mức có hậu quả rằng không-gì xứng đáng để được gọi là “kiến thức” nếu được bắt nguồn từ những giác quan, và rằng kiến thức thực sự duy nhất phải có liên quan với những ý niệm. Trong quan điểm này, “2 + 2 = 4” là kiến thức chân thực, nhưng một mệnh đề thuộc loại như “tuyết thì trắng” là đầy những hàm hồ và bất định, đến nỗi nó không thể tìm được một chỗ trong toàn bộ văn tập về những chân lý của nhà triết học .
Đàm
thoại này có quan tâm tìm một định nghĩa cho “kiến thức”, nhưng kết thúc mà
không đi đến được bất cứ định nghĩa nào, trừ một kết luận tiêu cực; nhiều những
định nghĩa được đề nghị và bị phủ nhận, nhưng không đề nghị được định nghĩa nào
xem là hài lòng.
Định
nghĩa đầu tiên trong số những định nghĩa được đề nghị, và là duy nhất mà tôi sẽ
xem xét, được Theaetetus nói rõ ra trong những từ:
“Đối với
tôi, có vẻ như rằng một ai, người ấy hiểu biết điều-gì là cảm nhận được điều mà
ông biết, và, đến như hiện nay tôi có thể nhìn thấy, kiến thức không là gì,
nhưng là tri thức”.
Socrates
nhận diện học thuyết này với của Protagoras, rằng “con người là thước đo của
tất cả mọi thứ “, i. e. tức là bất kỳ điều gì được đem lại “đối với cho tôi như
là nó xuất hiện với tôi, và cho bạn như nó xuất hiện với bạn”. Socrates nói
thêm: “Tri giác, vậy nên, luôn luôn là cái-gì-đó nó là, và, lấy làm kiến
thức, nó thì không sai lầm”.
Một phần
lớn của lý luận tiếp sau là có liên quan với sự phân định đặc tính của tri
thức; ngay một khi chuyện này xong xuôi, không phải đợi lâu để chứng minh một
điều-gì loại như vậy, như là tri thức, đã thành ra không thể là kiến thức.
Socrates
thêm học thuyết của Heraclitus vào học thuyết của Protagoras, rằng tất cả mọi
thứ luôn luôn thay đổi, tức là cho rằng, “tất cả những-gì chúng ta đã hài lòng
nói “là”, thực sự là đang trong tiến trình trở thành”. Plato tin rằng điều này
là đúng với đối tượng thực của cảm giác, nhưng không đúng với những đối tượng
của kiến thức thực sự. Trong suốt cuộc đàm thoại, tuy nhiên, những học thuyết
tích cực của ông vẫn nằm trong nền đằng sau.
Từ học
thuyết của Heraclitus, ngay cả khi nếu nó chỉ áp dụng với những đối tượng của
cảm giác, cùng với định nghĩa về kiến thức như tri thức, nó tiếp đó dẫn đến,
kiến thức là của những-gì sẽ trở thành, không phải của những gì hiện là.
Tại điểm
này, có một vài câu đố thuộc loại có tính chất rất cơ bản ấu trĩ. Chúng ta được
bảo rằng, bởi vì 6 là lớn hơn 4, nhưng nhỏ hơn 12, 6 là vừa lớn và nhỏ, vốn là
một mâu thuẫn. Lại nữa, Socrates bây giờ cao hơn Theaetetus, một thanh niên còn
chưa lớn hết trọn sức vóc, nhưng trong một vài năm Socrates sẽ thấp hơn
Theaetetus. Do đó Socrates là vừa cao và thấp. Ý niệm về một liên từ chỉ quan
hệ dường như đã làm bối rối Plato, như nó đã làm bối rối hầu hết những triết
gia vĩ đại xuống đến tận Hegel (gồm cả ông này). Tuy nhiên, những câu đố này
không thích ứng lắm với luận chứng, và có thể được làm ngơ bỏ qua.
Trở về
với nhận thức tri giác, nó được coi là có từ sự tương tác giữa đối tượng và
giác quan, theo như học thuyết của Heraclitus, cả hai đều luôn luôn thay đổi,
và cả hai cũng, trong sự thay đổi, thay đổi kết quả của tri thức. Socrates nhận
xét rằng khi ông mạnh khỏe, ông thấy rượu nho ngọt, nhưng khi bị bệnh, ông thấy
nó chua. Đây là một sự thay đổi trong con người chủ thể tri thức, là nguyên
nhân gây ra sự thay đổi trong kết quả của tri thức này.
Một số
phản đối về học thuyết của Protagoras được đưa ra, và một số trong số này sau
đó bị thu hồi. Nó đã nhấn mạnh rằng Protagoras đã cũng nên chấp nhận, cùng như
thế, cho cả lợn và lẫn khỉ baboon như những thước đo của tất cả mọi thứ, vì
chúng cũng là những chủ thể tri thức. Những câu hỏi được nêu lên về phần giá
trị của tri thức trong những giấc mơ, và trong điên dại. Nó đã được gợi ý rằng,
nếu như Protagoras là đúng, một người biết không nhiều hơn một người khác:
Protagoras không chỉ khôn ngoan như những vị gót, nhưng là điều nghiêm trọng
hơn, ông không khôn ngoan hơn một kẻ ngu dại. Hơn nữa, nếu phán đoán của một
người cũng đúng như của một người khác, những người phán xét rằng Protagoras là
nhầm lẫn, họ có cùng một lý do để nghĩ mình là đúng, giống như ông đã đúng.
Socrates
cam kết tìm một trả lời cho nhiều trong số những phản đối này, tự đặt chính
mình, ở thời điểm ấy, vào vị thế của Protagoras. Đối với những giấc mơ, những
kết quả của tri thức là đúng như kết quả của tri thức. Đối với những luận chứng
về lợn và khỉ baboon, điều này bị gạt bỏ như gièm pha thô tục. Đối với lập luận
rằng, nếu mỗi người đều là thước đo của tất cả mọi vật, một người cũng khôn
ngoan như là một người khác, Socrates đề nghị, thay mặt cho Protagoras, một câu
trả lời rất thú vị đáng chú ý, tức là, trong khi một phán đoán không thể đúng
hơn một phán đoán khác, nó có thể tốt hơn, trong ý nghĩa có những
hậu quả tốt hơn. Điều này gợi ý chủ nghĩa thực dụng [2].
Tuy
nhiên câu trả lời này, mặc dù Socrates đã nghĩ ra nó, không thỏa mãn chính ông.
Ông nhấn mạnh, lấy thí dụ, khi một y sĩ nói trước về tiến trình của căn bệnh
của tôi, ông thực sự biết nhiều hơn về tương lai của tôi hơn là tôi. Và
khi người ta khác nhau về phần, điều-gì là khôn ngoan đây để nhà nước ban sắc
lệnh, vấn đề này cho thấy một số người đã có một kiến thức lớn hơn, so với
những người khác đã có, về phần tương lai. Thế nên, chúng ta không thể thoát
khỏi kết luận rằng một người khôn ngoan là một cái thước đo vạn vật tốt hơn một
kẻ ngốc dại.
Tất cả
những điều này là những phản đối với học thuyết cho rằng mỗi người là thước đo
của tất cả mọi sự vật, và chỉ gián tiếp đến học thuyết cho rằng, “kiến thức” có
nghĩa là “nhận thức tri giác”, trong mức nhiều nhất là vẫn trong tầm một học
thuyết này dẫn đến học thuyết kia. Tuy nhiên, có đó một cuộc luận chứng trực
tiếp, đó là nói rằng, ký ức phải cũng được cho phép ngang như tri thức. Đây là
điều được chấp nhận, và cho đến mức độ này, định nghĩa đề nghị được bổ túc.
Kế tiếp,
chúng ta đi đến những chỉ trích học thuyết của Heraclitus. Đầu tiên, đây là
được đẩy đến những cực đoan, chúng ta được bảo, phù hợp với sự thực hành của
những học trò của ông, trong số những người trẻ tuổi thông minh của thành
Ephesus. Một sự-vật-gì có thể thay đổi theo hai cách, bởi sự di động, và bởi
một sự thay đổi về phẩm chất, và học thuyết trôi chảy miên viễn được chủ trì
phát biểu rằng tất cả mọi thứ luôn luôn thay đổi trong cả hai khía cạnh [3]. Và không chỉ là tất cả luôn luôn trải qua một vài thay
đổi phẩm chất, nhưng tất cả mọi thứ luôn luôn thay đổi tất cả những phẩm
chất của nó – vì vậy, chúng ta được bảo, những người thông minh tại Ephesus
nghĩ thế. Điều này có những hệ quả khó xử. Chúng ta không thể nói “cái này thì
trắng”, bởi vì nếu nó đã trắng khi chúng ta bắt đầu nói, nó sẽ thôi không còn
là màu trắng, trước khi chúng ta kết thúc câu nói của chúng ta. Chúng ta không
thể là đúng, khi nói rằng chúng ta đương nhìn thấy một sự-vật-gì, bởi vì nhìn
thấy là không dừng thay đổi thành không-nhìn-thấy [4]. Nếu tất cả mọi thứ đang thay đổi, trong tất cả mọi
cách đủ loại, nhìn thấy không có quyền được gọi là nhìn thấy, đúng hơn là
không-nhìn thấy, hoặc tri thức được gọi là tri thức hơn là không-tri thức. Và
khi chúng ta nói “tri thức là kiến thức”, chúng ta có thể cũng chỉ cần nói “tri
thức là không-kiến thức”.
Chung
qui những luận chứng ở trên đưa đến điều là, bất-cứ-gì nào khác có thể là ở
trong thay đổi liên tục miên viễn, những ý nghĩa của những từ phải là cố định,
ít nhất trong một thời gian, bởi vì nếu không, không khẳng định nào được xác
định, và không khẳng định nào là đúng, hơn là sai. Phải có một cái gì
đó, nhiều hơn hoặc ít hơn, không thay đổi, nếu như luận thuyết và kiến thức là
sẽ có thể có được. Điều này, tôi nghĩ rằng, nên được thừa nhận. Tuy nhiên, một
lượng lớn của sự thay đổi miên viễn thì tương hợp với sự chấp nhận này.
Tại điểm
này, có một từ chối không thảo luận về Parmenides, trên nền tảng là ông quá vĩ
đại và quá cao cả. Ông là một “khuôn mặt tôn kính và uy nghiêm”. “Có một kiểu
như chiều sâu ở trong ông vốn tất cả là hoàn toàn cao thượng”. Ông là “một con
người mà tôi kính trọng vượt trên tất cả”. Trong những nhận xét này, Plato cho
thấy tình yêu của mình với một vũ trụ tĩnh, và sự ông không thích về thay đổi
miên viễn lối Heraclitus, vốn ông đã chấp nhận chỉ vì lợi ích của luận chứng.
Nhưng sau sự bày tỏ tôn kính này, ông tiết chế không khai triển những gì trong Parmenides
để thay thế cho Heraclitus.
Bây giờ
chúng ta đi đến lập luận cuối cùng của Plato chống lại việc nhận diện kiến thức
với tri thức. Ông bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng chúng ta cảm nhận qua
mắt và tai, hơn là với chúng, và ông tiếp tục để chỉ ra rằng một số kiến
thức của chúng ta là không kết nối với bất kỳ giác quan nào. Chúng ta có thể
biết, thí dụ, rằng những âm thanh và những màu sắc không giống như nhau, mặc dù
không có giác quan nào của ý thức có thể cảm nhận được cả hai. Không có giác
quan đặc biệt nào cho “sự hiện hữu và không hiện hữu, sự giống nhau và sự không
giống nhau, sự như nhau và sự khác nhau [5], và cũng như sự đơn nhất và những con số nói chung”.
Giống như thế cũng áp dụng cho danh dự và đê tiện, và tốt và xấu. “Não thức suy
tưởng một vài điều-gì đó qua cơ năng của riêng nó, những gì-khác qua cơ năng
của thân xác”. Chúng ta tri thức về cứng và mềm qua sờ mó, nhưng chính là não
thức phán đoán rằng chúng có đấy và chúng khác nhau. Chỉ có não thức mới có thể
đạt tới sự hiện hữu, và chúng ta không thể đạt đến sự thật được, nếu chúng ta
không đạt đến được sự hiện hữu. Hệ quả sau đó là chúng ta không thể biết
những-gì nếu chỉ thông qua những giác quan mà thôi, bởi vì khi chỉ qua những
giác quan mà thôi, chúng ta không thể biết những-gì hiện hữu. Thế nên, kiến
thức bao gồm trong sự ngẫm nghĩ, không trong những ấn tượng cảm giác, và tri
thức không phải là kiến thức, bởi vì nó “không có phần trong thấu hiểu sự thật,
bởi vì nó không chút gì trong thấu hiểu hiện hữu”.
Để gỡ
rối những gì có thể được chấp nhận, khỏi những gì phải từ chối, trong luận
chứng chống lại việc xác định những kiến thức với tri thức này, thật hoàn toàn
không dễ dàng gì. Có ba đề án kết nối với nhau mà Plato thảo luận, cụ thể là:
1. Kiến
thức là tri thức;
2. Người
là thước đo của tất cả;
3. Mọi
thứ đều ở trong một trạng thái miên viễn trôi chảy.
(1) Đầu
tiên trong số này, với chỉ riêng những gì luận chứng bận tâm chủ yếu về, hầu
như đã không được thảo luận trên cơ sở riêng của nó, ngoại trừ trong đoạn cuối
cùng mà chúng ta đã vừa mới quan tâm về. Ở đây lập luận rằng so sánh, kiến thức
về sự hiện hữu, và sự hiểu biết về số lượng, là cần thiết cho kiến thức, nhưng
không thể được bao gồm trong tri thức, bởi vì chúng không bị tác động thông qua
bất kỳ giác quan nào. Những-gì được nói về những điều này là khác nhau. Chúng
ta hãy cùng bắt đầu với sự giống nhau và sự không giống nhau.
Rằng hai
sắc thái của màu sắc, cả hai tôi đương thấy, là tương tự hoặc không tương tự
như có thể có được, là cái-gì mà tôi, về phần tôi, nên chấp nhận, không thực sự
như là một “đối tượng tri giác”, nhưng như là một “phán đoán về tri thức”. Một
đối tượng tri giác, tôi nên nói, không phải là kiến thức, mà chỉ đơn thuần cái
gì đó xảy ra, và nó thuộc cùng ngang nhau về thế giới của vật lý và thế giới của
tâm lý. Chúng ta tự nhiên thường nghĩ về tri thức, như Plato nghĩ, như là một
mối quan hệ giữa một chủ thể tri thức và một đối tượng: chúng ta nói “tôi thấy
một cái bàn”. Nhưng ở đây “tôi” và “bàn” là những xây dựng lôgích. Cốt lõi của
sự xuất hiện thô không đãi lọc, chỉ là những mảng màu sắc nào đó nhất định.
Những cái-này liên kết với những hình ảnh của xúc cảm, chúng có thể gây ra
những từ, và chúng có thể trở thành một nguồn của những kỷ niệm. Đối tượng tri
giác khi được rót đầy với hình ảnh của xúc cảm sẽ trở thành một “đối tượng”,
vốn nó giả định là vật lý; đối tượng tri giác khi được rót đầy với những từ và
những ký ức trở thành một “tri thức”, vốn nó là phần của một “chủ thể” và được
xem như thuộc trí não. Đối tượng tri giác chỉ là một sự xuất hiện, và không
đúng và cũng không sai; đối tượng tri giác được rót đầy với những từ là một
phán đoán, và có khả năng là sự thật hoặc là không-thật. Phán đoán này tôi gọi
một “phán đoán của tri thức”. Mệnh đề “kiến thức là tri thức” phải được hiểu là
có nghĩa là “kiến thức là những phán đoán của tri thức”. Nó chỉ ở trong hình
thức này mà nó có khả năng về ngữ pháp được là chính xác.
Trở về
với sự giống nhau và sự không giống nhau, là điều rất có thể có, khi tôi nhận
thấy hai màu trong cùng một lúc, vì sự giống nhau và sự không giống nhau là
phần của dữ kiện, và chúng được khẳng định trong một phán đoán của tri thức.
Lập luận của Plato rằng chúng ta không có giác quan nào cho cảm nhận sự giống
nhau và sự không giống nhau, bỏ qua phần chất xám vỏ não, và giả định rằng tất
cả những giác quan phải ở ngoài mặt thân xác.
Luận
chứng để bao gồm sự giống nhau và sự không giống nhau, như có thể được là dữ
liệu tri thức thì như sau. Chúng ta hãy cùng giả định rằng chúng ta thấy hai
sắc thái của một màu sắc A và B, và rằng chúng ta phán đoán “A thì giống B”.
Hãy để chúng ta giả định thêm, như Plato giả định, là phán đoán loại như thế
nói tổng quát chung là đúng, và đặc biệt, là đúng trong trường hợp chúng ta
đang xem xét. Vậy thì, có đó, một mối tương quan về sự giống nhau giữa A và B,
và không chỉ đơn thuần là một phán đoán về phần của chúng ta khẳng định sự
giống nhau. Nếu chỉ có phán đoán của chúng ta, nó sẽ là một phán đoán tuỳ tiện,
không có khả năng về sự thật hoặc sự sai lầm. Bởi vì nó rõ ràng là có khả năng
về sự thật hoặc sự sai lầm, sự giống nhau có thể tồn tại giữa A và B, và không
thể chỉ đơn thuần là một cái gì đó “não thức”. Những phán đoán “A thì giống B”.
là đúng (nếu nó là đúng) trong giá trị của một “thực tại”, cũng giống hệt như
phán đoán “A thì đỏ” , hoặc “A thì tròn”. Não thức không tham dự trong tri thức
về sự giống nhau nhiều hơn trong tri thức về màu sắc.
Bây giờ tôi đi đến sự hiện hữu,
mà Plato nhấn mạnh rất lớn lao trên nó. Chúng ta có, ông nói, đối với âm thanh
và màu sắc, một ý nghĩ trong đó bao gồm cả hai cùng một lúc, tức là chúng hiện
hữu. Sự hiện hữu thuộc về tất cả mọi thứ, và là một trong những-gì mà não thức
tự chính nó thấu hiểu; nếu như không đi đến sự hiện hữu, không thể để tiếp cận
với chân lý.
Luận
chứng chống lại Plato ở đây là khá khác với trong trường hợp sự giống nhau và
sự không giống nhau. Lập luận ở đây là tất cả những gì Plato nói về sự hiện
hữu. là sai lầm về ngữ pháp, hoặc đúng hơn là sai cú pháp. Điểm này là quan
trọng, không chỉ trong sự liên kết với Plato, mà còn với những vấn đề khác,
chẳng hạn như là luận chứng bản thể về sự hiện hữu của Gót.
Giả sử
bạn nói với một đứa bé “những con sư tử hiện hữu, nhưng những con ngựa một sừng
thì không”, bạn có thể chứng minh vấn đề của bạn, về phần liên quan đến con sư
tử, bằng dắt em bé đến vườn thú và nói rằng “nhìn kìa, đó là một con sư tử”.
Trừ khi bạn là một triết gia, bạn sẽ không phải thêm: “Và em có thể thấy đó,
con-đó nó hiện hữu”. Nếu, như là một triết gia, nếu bạn nói thêm điều này, bạn
đang lẩm bẩm vô nghĩa. Nói “những con sư tử hiện hữu” có nghĩa là “có những sư
tử”, tức là '“'x là một sư tử” là đúng cho một x thích hợp’. Nhưng chúng ta
không thể nói về x thích hợp là nó “hiện hữu”, chúng ta chỉ có thể áp dụng động
từ này vào một mô tả, đầy đủ hoặc không-đầy-đủ. “Sư tử” là một mô tả không đầy
đủ, bởi vì nó áp dụng với nhiều những đối tượng: “Cái con sư tử lớn nhất trong
vườn thú” thì đầy đủ, bởi vì nó chỉ áp dụng với một đối tượng [6].
Bây giờ
giả sử rằng tôi đương nhìn vào một mảng màu đỏ sáng tươi. Tôi có thể nói “đây
là đối tượng tri giác của tôi hiện giờ”, tôi cũng có thể nói “đối tượng tri
giác của tôi hiện giờ hiện hữu”, nhưng tôi phải không nói “hiện hữu này”, bởi
vì từ “hiện hữu” chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng với một mô tả như là trái
ngược với một tên gọi [7]. Điều này gạt bỏ sự hiện hữu như là một trong
những-gì mà não thức có ý thức về trong những đối tượng.
Bây giờ
tôi đi đến sự hiểu biết về những con số. Ở đây có hai việc rất khác nhau để xem
xét: một mặt, những mệnh đề của số học, và về mặt kia, những mệnh đề duy nghiệm
về đếm-số. “2 + 2 = 4” là thuộc loại kể trước; “Tôi có mười ngón tay” là loại
kể sau.
Tôi phải
đồng ý với Plato rằng số học, và toán học thuần túy nói chung, không bắt nguồn
từ tri thức. Toán học thuần tuý bao gồm những sự lặp-thừa (tautologies), tương
tự như “những người là những đàn ông”, nhưng thường là phức tạp hơn. Để biết
một đề toán học là chính xác, chúng ta không phải nghiên cứu về thế giới, nhưng
chỉ về những ý nghĩa của những ký hiệu; và những ký hiệu, khi chúng ta phân
phối ra với những định nghĩa (trong đó mục đích không gì hơn chỉ là sự viết
tắt), vốn chúng được tìm thấy những từ loại như “hay” và “không”, và “tất cả”
và “một vài”, mà vốn chúng không, loại như là “Socrates”, không biểu thị bất cứ
một-điều-gì trong thế giới thực tại. Một phương trình toán học khẳng định rằng
hai nhóm những ký hiệu có cùng ý nghĩa như nhau, và miễn là chừng nào chúng ta
giới hạn mình với toán học thuần túy, ý nghĩa này phải có là một vốn nó có thể
hiểu được với không biết bất cứ gì về những gì có thể được cảm nhận. Chân lý
toán học, do đó, như Plato tuyên bố, độc lập với tri thức, nhưng nó đó là chân
lý của một loại rất đặc thù, và nó chỉ quan tâm duy nhất với những ký hiệu.
Những
mệnh đề duy nghiệm về đếm-số, chẳng hạn như “Tôi có mười ngón tay”, ở trong một
phạm trù khá khác nhau, và rõ ràng là, ít nhất là một phần, tuỳ thuộc vào tri
thức. Rõ ràng khái niệm “ngón tay” là đã được trừu tượng từ tri thức, nhưng làm
thế nào về khái niệm “mười”? Ở chỗ này, chúng ta có thể có vẻ như đã đi đến một
phổ quát thực sự, hay một ý tưởng theo Plato. Chúng ta không thể nói rằng
“mười” là trừu tượng hoá từ tri thức, bởi vì bất kỳ đối tượng tri giác nào mà
có thể được xem như là mười của một vài loại gì nào đó, cũng ngang bằng như thế
có thể được xem khác đi. Giả sử tôi gọi tất cả toàn bộ những ngón tay của một
bàn tay cái tên “Ngón”, sau đó tôi có thể nói “Tôi có hai Ngón”, và điều này mô
tả cùng một sự kiện về tri thức như tôi trước đây đã mô tả với sự giúp đỡ của
con số mười. Vì vậy trong tuyên bố “Tôi có mười ngón tay” tri thức đóng một
phần nhỏ hơn, và ý niệm một phần lớn hơn, hơn là trong một tuyên bố như “đây là
màu đỏ”. Nội dung, tuy nhiên, chỉ là một mức độ.
Câu trả
lời trọn vẹn, đối với những mệnh đề, trong đó từ “mười” xảy ra, đó là, khi
những mệnh đề này được phân tích một cách chính xác, chúng được tìm thấy không
chứa thành phần tương ứng nào với từ “mười”. Để giải thích điều này trong
trường hợp của một số lớn như số mười sẽ là phức tạp; do đó chúng ta hãy, thay
thế bằng “Tôi có hai bàn tay”. Điều này có nghĩa:
‘Có một a
theo cách sao cho có một b, theo cách sao cho a và b là
không là in-hệt-như-một, và bất-cứ-gì x có thể là, “x là một bàn
tay của tôi” là đúng, nếu và chỉ nếu (iff)
, x là a, hay x là b’.
Ở đây,
từ “hai” không xảy ra. Đúng là hai chữ cái a và b xảy ra, nhưng chúng ta không
cần phải biết rằng chúng là hai, chẳng nhiều gì hơn là chúng ta cần phải
biết rằng chúng màu đen, hoặc màu trắng, hoặc bất cứ màu sắc nào có thể xảy ra
được với chúng.
Như vậy,
những con số, trong một ý nghĩa chính xác nhất định nào đó, thuộc bản chất [8]. Những sự kiện vốn chúng kiểm tra những mệnh đề khác
nhau, khẳng định rằng những collection
[9] khác nhau, mỗi một chúng có hai thành viên, chúng có
chung, không phải là một thành phần, nhưng một bản chất. Trong điều này, chúng
khác với những mệnh đề về tượng Nữ thần Tự do, hoặc mặt trăng, hay George
Washington. Những mệnh đề loại như vậy chỉ một phần cụ thể của không-thời gian,
nó là điều này mà đó là có chung giữa tất cả những mệnh đề có thể tạo được về
tượng Nữ thần Tự do. Nhưng không có gì là có chung giữa những mệnh đề “có hai
cái gì-gì-đó” ngoại trừ một bản chất chung. Mối quan hệ của ký hiệu “hai” với ý
nghĩa của một mệnh đề mà trong đó nó xảy ra là phức tạp hơn nhiều so với mối
quan hệ của ký hiệu “đỏ” với ý nghĩa của một mệnh đề mà trong đó nó xảy ra.
Chúng ta có thể nói, trong một ý nghĩa nào đó, mà ký hiệu “hai” có nghĩa
không-gì hết cả, bởi vì, khi nó xảy ra trong một phát biểu đúng thật, không có
thành phần tương ứng nào với nó ở trong ý nghĩa của phát biểu. Chúng ta có thể
tiếp tục, nếu chúng ta thích, để nói rằng con số là vĩnh cửu, bất biến, và vân
vân như vậy, nhưng chúng ta phải thêm rằng chúng là những giả tưởng lôgích
[10].
Có một
điểm xa hơn nữa. Về âm thanh và màu sắc, Plato nói rằng “cả hai cùng nhau là hai,
và mỗi một trong chúng là một”. Chúng ta đã xem xét cái hai; bây
giờ chúng ta phải xem xét cái một. Ở đây có một sai lầm rất tương tự như
sai lầm liên quan với sự hiện hữu. Những vị ngữ “một” không áp dụng cho những
sự vật, nhưng chỉ cho những đơn vị của lớp (class). Chúng ta có thể nói “trái
đất có một vệ tinh”, nhưng nó là phạm một lỗi cú pháp khi nói “mặt trăng là
một”. Bởi vì một xác định như thế có thể có nghĩa là gì? Thế vây, bạn cũng có
thể nói in hệt, một loại như “mặt trăng là nhiều”, bởi vì nó có nhiều phần. Nói
“trái đất có một vệ tinh” là đem cho một thuộc tính của khái niệm “vệ tinh của
trái đất”, nói ra ra là những thuộc tính như sau:
‘Có một c
theo cách sao cho “x là một vệ tinh của trái đất” là đúng, khi và chỉ
khi (iff), x là c’.
Đây là
một sự thực về thiên văn, nhưng nếu như, với “một vệ tinh của trái đất” , bạn
thay thế “mặt trăng” hay bất kỳ tên riêng nào khác, kết quả là hoặc vô nghĩa,
hoặc chỉ là một phép lặp thừa (tautology). “Một”, do đó, là một thuộc tính của
những khái niệm nào đó, giống đúng như “mười” là một thuộc tính của khái niệm
“ngón tay của tôi”. Nhưng để tranh luận “trái đất có một vệ tinh, cụ thể là mặt
trăng, do đó mặt trăng là một” là sai tệ cũng như tranh luận “những Tông đồ đã
là mười hai; Peter đã là một tông đồ, vì vậy Peter đã mười hai”, vốn nó có thể
đã là hợp lệ, đúng, nếu như chúng ta thay thế “trắng” và chỗ “mười hai”.
Những
cân nhắc xem xét ở trên đã chỉ ra rằng, trong khi có một loại kiến thức loại
như thuộc bản thể, cụ thể là lôgích và toán học, vốn chúng không bắt nguồn từ
tri thức, lập luận của Plato đối với tất cả những kiến thức khác là nguỵ biện.
Điều này tất nhiên, không chứng minh rằng kết luận của Plato là sai, nó chỉ
chứng minh rằng ông đã không đem đến lý lẽ hợp lệ nào để ủng hộ nó là đúng
thật.
(2) Bây
giờ tôi đi tới quan điểm của Protagoras, rằng người là thước đo của tất cả mọi
những-gì, hoặc như nó được phân giải, rằng mỗi người là thước đo của tất
cả mọi thứ. Ở chỗ này, là thiết yếu để quyết định thảo luận được tiến hành trên
mức độ nào. Rõ ràng, để bắt đầu với, chúng ta phải phân biệt giữa những đối
tượng tri giác và những suy luận. Trong số những đối tượng tri giác, mỗi con
người đều là không tránh khỏi bị giam, bị giới hạn trong riêng mình, những gì
ông biết về những đối tượng tri giác của người khác là ông biết do suy luận từ
những đối tượng tri giác riêng của mình trong nghe và đọc. Những đối tượng tri
giác của những người nằm mơ và những người bị điên, xét như những đối tượng tri
giác, cũng đúng tốt như của những người khác; chỉ có phản đối duy nhất với
chúng, đó là, vì nội dung của chúng là bất thường, chúng có khuynh hướng tự
nhiên dựng lên những suy luận nguỵ biện sai lạc.
Thế
nhưng, còn những suy luận thì sao? Có phải chúng cũng vừa cá nhân và riêng tư
hay không? Trong một nghĩa nào đó, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng là như
thế. Những gì để cho tôi tin, tôi phải tin vì một vài lý do chúng kêu gọi,
quyến rũ tôi. Đúng là lý do của tôi có thể là khẳng định của một số người khác,
nhưng điều đó có thể là một lý do hoàn toàn đầy đủ – thí dụ, nếu tôi là một
thẩm phán lắng nghe bằng chứng. Và dẫu cho tôi có thể là một Protagorean đến
đâu, là hợp lý để chấp nhận những ý kiến của một nhà kế toán về một tập hợp
những con số, hơn là thích ý kiến của riêng tôi, bởi vì tôi có thể có thấy đi
thấy lại, rằng cứ nếu lúc đầu, tôi không đồng ý với ông ta, cẩn thận thêm hơn
một chút, cho tôi thấy rằng ông đã đúng. Trong ý hướng này, tôi có thể chấp
nhận rằng một người khác là khôn ngoan hơn tôi. Tư thế một Protagorean, giải
thích cho đúng, không bao gồm quan điểm rằng tôi không bao giờ phạm sai lầm,
nhưng chỉ ra rằng bằng chứng về những sai lầm của tôi phải hiện ra với tôi.
Quá khứ của bản thân tôi có thể bị phán đoán cũng giống đúng như một người khác
có thể bị phán đoán. Nhưng tất cả những tiền giả định này, xét về mặt những suy
luận tương phản với những đối tượng tri giác, có một số tiêu chuẩn khách quan
về tính đúng đắn. Nếu bất kỳ suy luận nào mà tôi ngẫu nhiên rút ra cũng là tốt
đúng như bất kỳ suy luận nào khác, nếu thế tình trạng hỗn loạn trí thức mà
Plato diễn dịch từ Protagoras diễn ra tiếp sau đó sẽ là thực. Thế nên, về điểm
này, vốn là một điểm quan trọng, xem ra Plato là ở bên phía đúng, phía phải.
Nhưng một người theo chủ nghĩa duy nghiệm sẽ có thể nói rằng những tri thức là
để kiểm tra sự đúng đắn về suy luận trong kinh nghiệm vật chất.
(3) Học
thuyết về trôi chảy miên viễn bị Plato biếm họa chế nhạo, và rất khó để giả
định rằng có bất kỳ một ai lại từng bao giờ có thể chủ trương nó trong một dạng
cực đoan như Plato đã đem cho. Chúng ta hãy cùng giả định, lấy thí dụ, rằng
những màu sắc chúng ta xem thấy đương liên tục thay đổi. Nếu như thế, một từ
giống như “đỏ” chẳng hạn, áp dụng với nhiều sắc thái màu sắc, và nếu như chúng
ta nói “Tôi thấy màu đỏ”, không có lý do tại sao điều này lại không vẫn còn giữ
là đúng trong suốt thời gian cần thiết để nói ra nó. Plato lấy kết quả của ông
bằng cách áp dụng vào những tiến trình của sự thay đổi liên tục, trong những
đối lập về lôgích, loại như cảm nhận và không-cảm nhận, hiểu biết và
không-hiểu-biết. Tuy nhiên, những đối lập như vậy không thích hợp cho sự mô tả
những tiến trình như vậy. Giả sử, vào một ngày mù sương, bạn nhìn dõi theo một
người đàn ông đi bộ từ từ xa dần, theo dọc một con đường: ông trở nên mờ nhạt,
và mờ nhạt hơn dần, và rồi đến một thời điểm, khi đó bạn chắc chắn rằng bạn
không còn thấy ông ta nữa, nhưng có một quãng ngắn của nghi ngờ xảy ra ở giữa.
Những đối lập về lôgích đã được tạo ra vì sự tiện lợi của chúng ta, nhưng sự
liên tục thay đổi đòi hỏi một cơ năng định lượng, Plato đã bỏ qua khả năng có
thể có này. Thế nên, những gì ông nói về chủ đề này, phần lớn là nằm ngoài nội
dung trọng tâm.
Đồng
thời, phải được thừa nhận rằng, trừ khi lời nói, ở một mức độ nào đó, có những
ý nghĩa cố định, sẽ không thể nào có luận thuyết. Tuy nhiên, một lần nữa, ở chỗ
này, rất dễ dàng là quá cực đoan tuyệt đối. Từ ngữ có thay đổi ý nghĩa của
chúng; lấy thí dụ, từ “ý tưởng”. Nó là chỉ bằng một quá trình đáng kể của giáo
dục mà chúng ta học tập để đem cho từ này một nghĩa-gì-đó giống như ý nghĩa mà
Plato đã cho nó. Điều cần thiết là những thay đổi về ý nghĩa của những từ nên
chậm hơn, so với những thay đổi trong những-gì từ ấy mô tả, nhưng không phải là
cần thiết là không nên có những thay đổi trong ý nghĩa của những từ. Có lẽ điều
này không áp dụng với những từ trừu tượng của lôgích và toán học, nhưng những
từ này, như chúng ta đã thấy, chỉ áp dụng cho thể dạng của những mệnh đề, không
với vật chất, Ở đây, một lần nữa, chúng ta thấy rằng lôgích và toán học là đặc
biệt. Plato, dưới ảnh hưởng của trường phái Pytagoras, đồng hóa quá nhiều kiến
thức loại khác với toán học. Ông chia sẻ điều sai lầm này với nhiều những triết
gia vĩ đại nhất, nhưng dẫu gì đi nữa, nó đã là một sai lầm.
Chương 19. Siêu hình học của
Aristotle
Khi đọc bất kỳ một triết gia quan trọng nào, nhưng hầu
hết, nhất là khi đọc Aristotle, cần thiết phải nghiên cứu ông theo hai lối: đối
chiếu với những người trước ông, và đối chiếu với những người tiếp nối sau ông.
Trong khía cạnh kể trước, Những công trạng đáng khen Aristotle rất lớn lao,
trong khía cạnh kể sau, những khiếm khuyết đáng trách của ông cũng rất lớn lao
ngang bằng.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2010)
[1] Perception:
tri thức – cái biết đến qua giác quan: nhìn, nghe, sờ, ... “tri thức” phân biệt
với những cái biết khác, thí dụ, đến từ suy luận, hay trực giác chẳng hạn. Nên
tạm dịch là “tri thức” hay đôi khi “nhận thức tri giác” để phân biệt với những
cái biết có từ nguồn khác với giác quan.
[2] CTTG – Đó là có lẽ đoạn này đã đầu tiên gợi ý với F.C.S
.Schiller về sự ngưỡng mộ của ông đối với Protagoras.
[3] CTTG – dường
như cả Plato lẫn những thanh niên năng động của thành Ephesus đã không nhận thấy
rằng sự di động là không thể nào được đem vào học thuyết Heraclitean cực đoan.
Chuyển động đòi hỏi rằng – một A cho sẵn, phải nên bây giờ ở đây, bây giờ ở
kia; nó phải giữ vẫn là một sự-việc-vật-gì đó, trong khi nó di chuyển. Trong học
thuyết mà Plato xem xét ở đây, có sự thay đổi về chất lượng và thay đổi vị trí,
nhưng không có thay đổi của bản thể. Về mặt này, vật lý quantum hiện đại, còn
đi xa hơn những môn đệ cực đoan nhất của Heraclitus, đã đi xa trong thời của
Plato. Plato hẳn đã suy nghĩ điều này sẽ gây tử vong cho khoa học, nhưng nó đã
được chứng minh không như vậy.
[4] CTTG – So
sánh với quảng cáo: “Đó là Shell đấy, nó đã.”
[5] Likeness & unlikeness và sameness & differences:
đây là những khái niệm siêu hình phức tạp và lại có những nội dung đặc biệt
riêng trong Plato, trong chương này, tạm hiểu đơn giản, như dịch trong mạch văn
trên đây.
[6] [6] Đằng
sau những lý luận này là một lý thuyết chủ yếu rất quan trọng (theory of
descriptions), và nổi tiếng của Russell, tạm tóm tắt hay lập lại những giòng
trên đây, mong nội dung đoạn trên thêm chút rõ ràng, phụ chú là ông dùng các
khái niệm trong toán luận lý, như sau:
Giả định có một lớp (class) A, nếu có một x nào đó
thích hợp; x thuộc về A, i.e. khi x = A , lúc ấy có nghĩa là “có một x, và x =
A”, hay “x hiện hữu”.
Trong thí dụ trên của Russell , ($x)(x là một
K), bởi vì ($x) mô tả x “có đấy”, x “hiện hữu”, nhưng hiện hữu của x phải
đi với mệnh đề hàm số “x là một K”; vậy khi và chỉ khi có một x tương ứng, hiện
hữu là hiện hữu của “x là một K”. Trong trường hợp K = con sư tử, x là một K, nếu
có x tương ứng; có nghĩa “có ít nhất là một con sư tử”.
Như vậy “hiện hữu” không phải là một tính chất một
đối tượng sở hữu (thì xem là nó hiện hữu) hay không (thì xem là nó không hiện hữu)
– nhưng là một tương ứng giữa một ý niệm và thực tại, ý niệm về con sư tử,
về K, và trong thực tại nếu có, hay không có, một x tương ứng sao cho x = con
sư tử, hay một x = K.
Russell xem “hiện hữu” là một thuộc tính (a
property) nhưng không phải là một tính chất nội tại.
Vấn đề sẽ trở nên phức tạp, khi A là một lớp không
có phần tử, hay một tập hợp trống (null set). Thí dụ, lớp “những con ngựa một sừng”.
[9] Các danh từ
toán như: set, collection, class – cõ lẽ nên để nguyên, dễ hiểu hơn.
[10] “they are
logical fictions”.