Tuesday, July 6, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (14)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle





Chương 17. Thuyết nguồn gốc vũ trụ của Plato

Thuyết nguồn gốc vũ trụ của Plato được trình bày trong Timaeus [1], được Cicero [2] dịch sang tiếng Latin, và hơn thế nữa, đã độc nhất là một trong những đàm thoại được biết đến ở phương Tây trong thời Trung cổ. Cả hai, thời đó và trước đó sớm hơn trong chủ thuyết Plato-Mới (NeoPlatoism), đã có ảnh hưởng hơn bất cứ gì khác trong Plato, đó là lạ lẫm khác thường, bởi nó chứa – những chỉ đơn giản thuần ngớ ngẩn – chắc chắn nhiều hơn tìm được trong những tác phẩm khác của ông. Về triết học, không quan trọng, nhưng về lịch sử, đã có ảnh hưởng đến như thế, nên nó phải được xem xét trong một số chi tiết.Vị trí Socrates giữ trong những đàm thoại trước đó, được một người theo thuyết Pythagore, trong Timaeus, lấy chỗ, và những học thuyết của trường phái đó được chấp nhận trong chủ yếu, bao gồm (đến tới một điểm) quan điểm cho rằng con số là lời giải thích cho thế giới. Trước tiên có một bản tóm tắt về năm quyển sách đầu tiên của tập Cộng hoà, sau đó là huyền thoại về Atlantis, vốn được nói đã là một hòn đảo ngoài xa khơi từ Những trụ cột của Hercules [3], lớn hơn cả xứ Libya và châu Á nếu cùng hợp lại. Sau đó, Timaeus, ông là một nhà thiên văn học phái Pythagore, tiếp tục kể lịch sử của thế giới, trở xuống từ sự sáng tạo ra con người. Những gì ông nói là, trong những nét đại cương, như sau.

Những-gì là không thay đổi thì được trí tuệ thông minh và lý trí nhận hiểu, những-gì đang thay đổi thì được dư luận ý kiến nhận hiểu. Thế giới, vì là có thể cảm nhận được, nên không thể là vĩnh cửu, và phải được tạo ra bởi Gót. Bởi vì Gót tốt lành, nên ông đã tạo ra thế giới theo mô hình của vĩnh cửu; bởi vì bản thể ông không đố kỵ ghen ghét, ông đã muốn tất cả mọi thứ giống như chính mình đến mức có thể được. “Gót đã mong muốn rằng tất cả mọi thứ nên là tốt lành, và không-gì là xấu, thật xa (cái xấu) đến mức có thể được”. “Thấy rằng toàn thể khối cầu hiển hiện ra không yên bình, nhưng di chuyển trong một kiểu cách bất thường và vô trật tự, ông đã đem lại trật tự”. (Thế nên, xem ra Gót của Plato, không giống như Gót của đạo Dothái và đạo Kitô, đã không tạo ra thế giới từ hư không, nhưng đã sắp xếp lại những chất liệu vốn có trước). Ông đem trí tuệ thông minh đặt trong hồn người, và đặt hồn người trong thân xác. Ông đã tạo thế giới như một tổng thể, một một sinh vật sống có hồn người và trí tuệ thông minh. Chỉ có một thế giới, không có nhiều, như nhiều những nhà tiền Socrates đã dạy; không thể có được nhiều hơn một, vì nó là một bản sao, một copy đã được thiết kế sao cho phù hợp càng gần nhất đến có thể được, với cái nguyên thủy vĩnh cửu Gót đã nhận hiểu. Thế giới trong toàn bộ của nó là một động vật nhìn thấy được, bao gồm trong chính nó tất cả những động vật khác. Nó là một quả cầu, bởi vì giống như thì đẹp hơn là không-giống-như, và chỉ có ở một quả cầu là giống nhưtương tự ở khắp mọi nơi. Nó quay, bởi vì chuyển động vòng tròn là hoàn hảo nhất, và bởi vì đó là chuyển động duy nhất vốn nó không cần có chân hoặc cần có tay.

Bốn yếu tố, lửa, không khí, nước và đất, mỗi một chúng xem ra như được đại diện bằng một con số, chúng trong tỷ lệ cân xứng liên tục, nghĩa là lửa đối với không khí như là không khí đối với nước, và như là nước đối với đất. Gót đã sử dụng tất cả những yếu tố trong sự tạo dựng thế giới, và do đó, nó là hoàn hảo, và nó không chịu nguy hại của tuổi già hoặc bệnh tật. Nó được tỷ lệ cân xứng làm hài hoà, vốn làm nguyên nhân cho nó có tinh thần thân hữu, bè bạn, và do đó không thể phân giải hủy tan được, trừ khi là Gót.

Đầu tiên Gót đã làm ra hồn người, sau đó là thân xác. hồn người là ghép hợp của cả bất-phân-bất-chuyển-đổi và khả-phân-khả-chuyển-đổi, nó là cái thứ ba và thuộc loại như bản thể ở trung gian.

Đến chỗ này, theo tiếp một giải thích loại Pythagore về những hành tinh, dẫn đến một giải thích về nguồn gốc của thời gian:

Khi người cha và sáng thế thấy sinh vật ông đã tạo di động và sinh sống, cái hình ảnh được tạo từ những vị gót vĩnh cửu, ông hoan hỉ, và trong niềm vui ông đã nhất định làm cho bản copy lại còn giống như bản gốc hơn nữa, và như điều này đã vĩnh cửu, ông đã tìm cách làm vũ trụ vĩnh cửu, đến xa tận mức nó có thể là. Bây giờ bản chất của hiện sinh lý tưởng là thường hằng mãi mãi, nhưng ban phát thuộc tính này trong sự trọn đầy toàn vẹn nhất của nó trên một sinh vật đã là không thể nào được. Vì lý do đó, ông đã giải quyết bằng cách có một hình ảnh chuyển động của sự vĩnh cửu, và khi ông xếp đặt thứ tự trên trời, ông làm hình ảnh này vĩnh cửu, nhưng di chuyển tùy theo con số, và hình ảnh này chúng ta gọi là Thời gian [4], trong khi chính vĩnh cửu tự thân nằm yên trong sự đơn nhất.

Trước đó, không có ngày hoặc đêm. Đối với bản thể vĩnh cửu, chúng ta phải không nói rằng nó đã là hoặc sẽ là; chỉ  là chính xác. Đó là ngụ ý rằng, đối với “hình ảnh chuyển động của sự vĩnh cửu”, là chính xác để nói rằng nó đã là hoặc sẽ là.

Thời gian và những tầng trời ra đời cùng thời tức thì. Gót tạo ra mặt trời để những động vật có thể học số học – vì nếu không có ngày và đêm tiếp nối kế tục nhau, một trong những giả thiết, chúng ta đã không nghĩ ra được những con số. Những cảnh tượng của ngày và đêm, tháng và năm, đã tạo ra kiến thức về số lượng, và cho chúng ta khái niệm về thời gian, và từ đó đi đến triết học. Đây là ân huệ lớn nhất mà chúng ta có nợ với cảnh tượng.

Có (ngoài thế giới như một tổng thể ra) bốn loại động vật: loài gót [5], loài chim, loài cá, và loài động vật trên đất. Những vị gót chủ yếu là lửa; những vì sao cố định là những động vật thiêng liêng và vĩnh cửu. Vị Tạo Hóa đã nói với những vị gót rằng ông có thể tiêu diệt họ, nhưng đã sẽ không làm như vậy. Ông chừa lại cho họ tạo phần hữu-tử trong tất cả những loài động vật khác, sau khi ông đã tạo phần bất tử và thiêng liêng. (Điều này, như những đoạn văn khác về những vị gót trong Plato, có lẽ là không nên xem là nghiêm túc. Lúc đầu, Timaeus nói rằng ông chỉ tìm phỏng đoán xác suất, và không thể chắc chắn được. Nhiều chi tiết rõ ràng là tưởng tượng, và không có nghĩa đen theo từng chữ).

Tạo Hóa, Timaeus nói, tạo ra một hồn người cho mỗi vì sao. Những hồn người có cảm giác, thương yêu, sợ hãi, và giận dữ, nếu chúng vượt thắng những điều này, chúng sống đoan chính, ngay thẳng, bằng nếu không là thế, sẽ không sống thế. Nếu một người sống tốt lành, sau khi chết, người ấy đi lên sống hạnh phúc mãi mãi trong vì sao của mình. Nhưng nếu người ấy sống tệ hại, trong đời sau, người ấy sẽ là một người nữ, nếu anh ta (hay cô ta) cứ vẫn làm ác, anh (hay cô ấy) sẽ trở thành một súc vật, và phải tiếp tục trải qua những tái sinh cho đến cuối cùng, lúc ấy lý trí, lẽ phải chinh phục (người ấy). Gót đặt một số hồn người trên trái đất, một số trên mặt trăng, một số trên những hành tinh khác và những vì sao, và chừa lại cho những vị gót tạo những thể xác cho chúng, theo cách mình thích.

Có hai loại những nguyên nhân, những cái chúng là thông minh, và những cái vốn sau khi bị những cái khác làm chuyển động, đến phiên chúng, đã bị bắt buộc phải di chuyển những cái khác. Loại kể trước được phú cho não thức, và là những công nhân của những điều công bằng và tốt, trong khi loại kể thứ hai sản xuất những tác động ngẫu nhiên không trật tự hoặc thiết kế gì cả. Cả hai loại đều nên được nghiên cứu, bởi vì sự sáng tạo thì pha trộn hỗn hợp, được tạo nên từ tất yếu và từ não thức. (Điều sẽ được quan sát thấy là tất yếu không là đối tượng của sức mạnh của Gót). Bây giờ Timaeus tiếp tục đi đến để giải quyết với phần có tất yếu đã góp phần tạo dựng [6].

Đất, không khí, lửa, và nước không phải là những nguyên lý đầu tiên, hoặc những chữ cái, hoặc những yếu tố, chúng còn thậm chí không phải là những âm tiết, hoặc những hợp chất ban đầu. Lửa, thí dụ, không nên gọi là cái này, nhưng là như vậyđó là nói rằng, nó không phải là một thực thể, mà là một trạng thái của thực thể. Tại điểm này, câu hỏi được nêu lên: Có phải những bản thể có thể nhận thức được chỉ là những tên gọi? Chúng ta được bảo, câu trả lời quay sang vấn đề – liệu não thức là một, hay không là một thứ-gì, cũng như ý kiến đích thực. Nếu nó là không phải, kiến thức phải là kiến thức về những bản thể, và do đó những bản thể không thể chỉ không gì khác ngoài những tên gọi. Bây giờ, não thức và ý kiến đích thực chắc chắn khác nhau, bởi vì một cái thì được cấy trồng bởi hướng dẫn, giáo dục, cái kia bằng sự thuyết phục, một cái thì đi kèm với sự thật, cái kia là không, tất cả mọi người chia sẻ trong ý kiến đúng thực, nhưng não thức là thuộc tính của những vị gót, và thuộc trong một số rất ít những con người.

Điều này dẫn đến một lý thuyết có phần nào lạ lẫm về không gian, như là một cái gì đó nằm trung gian giữa thế giới của bản thể, và thế giới thoáng qua của những-gì cảm-giác-được.

Có một loại hữu thể vốn là luôn luôn như nhau không đổi, không thể tạo ra, và không thể hủy hoại, không bao giờ nhận vào bản thân bất-cứ- gì, mà cũng chẳng bao giờ tự nó đi ra đến bất-kỳ-gì nào khác, nhưng không thấy được, và không thể nhận thức được bằng bất kỳ giác quan nào, và chỉ riêng trí tuệ thông mính mới được cho phép suy tưởng về nó. Và còn có một bản chất khác cùng tên với nó, và giống nó, (nhưng) cảm nhận được bằng giác quan, tạo ra được, luôn luôn chuyển động, trở thành tại một chỗ, và lại biến mất khỏi một chỗ, vốn nó được thấu hiểu bởi ý kiến và giác quan. Và có một bản chất thứ ba, đó là không gian, và là vĩnh cửu, và không chấp nhận sự hủy diệt, và cung cấp một chỗ ngụ cho tất cả những-gì đã được tạo ra, và nó được thấu hiểu không cần giác quan trợ giúp, bởi một loại như lý trí giả mạo, và là khó mà thực; mà chúng ta nhìn ngắm như trong một giấc mơ, nói về tất cả hiện hữu vốn nó phải tất yếu ở trong một chỗ nào đó và có chiếm một không gian, nhưng đó là những gì không phải ở trên trời, cũng không phải trên mặt đất, chúng không có hiện hữu.

Đây là một đoạn rất khó khăn, mà tôi không giả bộ làm như thông hiểu đầy đủ hết thảy. Lý thuyết diễn tả, tôi nghĩ rằng, phải đã phát sinh từ sự suy ngẫm về hình học, vốn nó xuất hiện là một nội dung của lý trí thuần túy, giống như số học, nhưng phải gồm cả với không gian, vốn đó là một khía cạnh của thế giới giác quan. Nói tổng quát, đó là tưởng tượng nếu để tìm được tương đồng với những triết gia về sau này, nhưng tôi không thể không nghĩ rằng Kant đã phải thích cái nhìn này về không gian, như là một đồng cảm với quan điểm của chính ông.

Những yếu tố thực sự của thế giới vật chất, Timaeus nói, không là đất, không khí, lửa, và nước, nhưng là hai tam giác thuộc loại như tam giác vuông góc, một cái nó là nửa của hình vuông, và cái nó là một nửacủa tam giác đều. Nguyên thủy, tất cả mọi thứ lẫn lộn trong mập mờ, và “những yếu tố khác loại đã có nhiều chỗ khác nhau trước khi chúng được xếp đặt để tạo thành vũ trụ”. Nhưng sau đó Gót hình thành chúng bằng dạng và số, và “đã làm chúng cho đến cùng mức có-thể-được” đẹp nhất và tốt nhất, từ những-gì vốn chúng không đẹp và không tốt”. Hai loại hình tam giác nói trên, chúng ta được bảo, chúng là những dạng hình đẹp nhất, và do thế nên Gót đã dùng chúng vào trong việc tạo dựng vật chất. Bằng phương tiện của hai tam giác này, có thể có khả năng xây dựng được bốn trong số năm chất đặc thông thường, và mỗi atom của mỗi trong bốn yếu tố là chất đặc thông thường. Những atom của đất có hình khối bốn mặt vuông; của lửa, khối bốn mặt tam giác; của không khí, khối tám mặt; và của nước, khối hai mươi mặt. (Tôi sẽ đến với khối mười hai mặt.)

Lý thuyết về những chất đặc thông thường, vốn được giải rõ trong quyển sách thứ mười ba của Euclid, trong thời của Plato, đã vừa mới là một khám phá, nó đã được Theaetetus hoàn tất, người đã xuất hiện như một nhân vật rất trẻ trong đàm thoại mang tên ông. Đó là, theo như vẫn kể, ông là người đầu tiên chứng minh rằng chỉ có năm loại chất đặc thông thường, và đã khám phá ra khối tám mặt, và khối hai mươi mặt này [7]. Những khối cân đối bốn mặt, tám mặt, và hai mươi mặt, có những mặt của chúng là những tam giác đều; khối mười hai mặt có mặt hình năm cạnh đều, và do đó không thể xây dựng được với hai hình tam giác của Plato. Vì lý do này, ông không dùng nó khi kết nối với bốn yếu tố.

Về phần khối mười hai mặt, Plato chỉ nói: “tuy thế có một kết hợp thứ năm mà Gót sử dụng trong sự phác hoạ vũ trụ.” Điều này là tối nghĩa, và gợi ý rằng vũ trụ là một khối mười hai mặt, nhưng ở các chỗ khác nó được cho là một khối cầu [8]. Hình sao năm cánh luôn luôn nổi bật trong magích [9], và xem dường có được vị thế này là nhờ ở những người trường phái Pytagoras, những người này gọi nó là “Sức khỏe” (Health) [10] và dùng nó như là một dấu hiệu để nhận những thành viên anh em của hội huynh đệ  [11]. Có vẻ như là những thuộc tính của nó có gốc nhờ ở sự kiện là khối mười hai mặt có những mặt của nó là những hình năm cạnh, và trong một ý nghĩa nào đó, nó là một biểu tượng của vũ trụ. Chủ đề này là hấp dẫn, nhưng rất khó để xác định nhiều những-gì cho rõ ràng về nó.

Sau một thảo luận về cảm giác, Timaeus tiếp đến giải thích có hai hồn người trong con người, một bất tử, một hữu tử, một do Gót (tối cao) tạo ra, một do những gót (thường) tạo ra. Những hồn người hữu tử là “đối tượng với những xúc động khủng khiếp và không thể cưỡng lại – trước hết, lạc cảm, sự kích động lớn nhất đối với cái tà ác, sau đó đau đớn, vốn nó kềm chế cái tốt; cũng còn sự dại dột và sợ hãi, là hai kẻ khuyên bảo góp ý ngu dại, tức giận khó có thể khuây giải được, và hy vọng dễ dàng dẫn lạc lối; chúng được những (vị gót) trộn lẫn với cảm giác vô lý, và với tình yêu dám liều lĩnh tất cả, theo những luật cần thiết, và như thế đã đưa con người vào tròng”.

Hồn người bất tử ở trong đầu, hữu tử ở ngực.

Có một vài điều lạ lẫm về sinh lý học, như mục đích của ruột là để ngăn chặn thói háu ăn tham uống bằng cách giữ lại thực phẩm trong nó, và sau đó còn có một giải thích về sự đầu thai. Người hèn nhát hay bất chính trong đời sau, sẽ là phụ nữ. Người ngây thơ nhẹ dạ, kẻ tin rằng thiên văn học có thể học được chỉ bằng nhìn ngắm những vì sao mà không có kiến thức về toán học, sẽ đầu thai thành loài chim; những ai không biết gì về triết học, sẽ thành loài động vật sống trên đất; kẻ nào rất ngu xuẩn, ngốc nghếch nhất sẽ trở thành loài cá.

Đoạn cuối cùng của đàm thoại tóm thu lại:

Bây giờ chúng ta có thể nói rằng luận thuyết của chúng ta về bản chất của vũ trụ có một kết thúc. Thế giới đã tiếp nhận những động vật, có sinh tử, và bất tử, và mãn nguyện với chúng, và đã trở thành một động vật có thể nhìn thấy, có chứa những gì nhìn thấy được – Gót mẫn cảm, vị ấy là hình ảnh của trí tuệ, là vị vĩ đại nhất, tốt nhất, công chính nhất, toàn hảo nhất – là vị duy nhất sinh ra thượng giới.

Rất khó mà biết những gì nên chọn xem là đứng đắn nghiêm nghị trong Timaeus, và những gì xem như trò đùa của óc tưởng tượng. Tôi nghĩ rằng sự giải thích về sáng tạo như để đem trật tự thoát ra từ sự hỗn độn là xem được khá nghiêm túc, cũng như thế, là tỷ lệ cân xứng giữa bốn yếu tố, và quan hệ của chúng với chất đặc thông thường, và những tam giác tạo phần của chúng. Những giải thích về thời gian và không gian rõ ràng là những gì Plato tin tưởng, và cũng thế là quan điểm thế giới tạo ra như một bản sao của một nguyên mẫu vĩnh cửu. Hỗn hợp giữa tất yếu và cứu cánh trong thế giới là một niềm tin phổ thông trong thực tế của tất cả người Hylạp, đã có từ rất lâu trước sự trỗi dậy của triết học; Plato đã chấp nhận nó, và do đó tránh được vấn nạn về sự tà ác [12], vốn nó làm phiền toái môn gót học đạo Kitô. Tôi nghĩ rằng thế giới động vật của ông là nghiêm trọng có ý nghĩa. Nhưng chi tiết về sự đầu thai, và phần gán cho những vị gót, và những phi bản chất khác, tôi nghĩ rằng, chỉ đưa chúng vào để đem cho một tính chất cụ thể khả hữu.

Toàn bộ đàm thoại, như tôi đã nói trước, xứng đáng được nghiên cứu bởi vì ảnh hưởng lớn lao của nó trên tư tưởng cổ đại và trung cổ; và ảnh hưởng này là không chỉ giới hạn vào những gì là ít kỳ lạ nhất.


Chương 18. Kiến thức và tri thức trong Plato

Hầu hết con hết con người hiện đại xem như đương nhiên rằng kiến thức duy nghiệm tùy thuộc vào, hay rút ra từ tri thức [13]. Tuy nhiên, có trong Plato và giữa những triết gia của một số trường phái khác, một học thuyết rất khác biệt, cho đến mức có hậu quả rằng không-gì xứng đáng để được gọi là “kiến thức” nếu được bắt nguồn từ những giác quan, và rằng kiến thức thực sự duy nhất phải có liên quan với những ý niệm. 


Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất


[1] CTTG – Đàm thoại này chứa đựng nhiều phần tối tăm và đã tạo nên những tranh luận giữa những nhà bình chú. Trong toàn thể, Tôi thấy mình đồng ý hầu hết với tác phẩm đáng ngưỡng mộ của Cornford, Plato’s Cosmology (Vũ trụ học trong Plato).
[2] Marcus Tullius Cicero (106 – 43 TCN). Thời ông sống là giai đoạn La mã suy tàn. Là một triết gia, học giả, nhà hùng biện, luật gia và chính trị gia.
[3] The Pillars of Hercules — có lẽ chỉ vùng nay là cửa biển và núi đá Gibraltar.
[4] CTTG – Vaughan phải đã được đọc đoạn văn này khi ông viết bài thơ, bắt đầu “Tôi thấy vĩnh hằng một đêm kia”.
[5] Chú ý, ở đây, gót cũng là một loại động vật. Trong đám gót lúc nhúc này, có một gót “lớn”, to khỏe, mạnh mẽ nhất, gọi là Gót, đóng vai Tạo Hóa.
[6] CTTG – Cornford (op. cit) chỉ ra rằng “tất yếu” không nên lẫn lộn với khái niệm hiện đại của chúng ta như là một luật tất định. Những-gì xảy ra vì “tất yếu” là những gì đã đem đến không có một mục đích, hay một cứu cánh nào cả: chúng hỗn độn và không là đối tượng của bất kỳ luật lệ nào cả.

[7] CTTG – Xem Heath, Toán học Hylạp, Vol I, pp. 159 162, 294-6.
[8] CTTG – Về một phân giải hai phát biểu, xem Cornford, op. cit., p.219
[9] Magic – thường dịch theo Tàu là ma thuật, không “ma” mà cũng không “thuật”, xin để nguyên là “magic” hay phiên âm là “magích”.
[10] Từ Latin “salus” có nghĩa là “sức khỏe” tương đương với từ Greek “ύγιεια” Hugieia ("health", cũng là tên thần – gót- về sức khỏe của Greek,“Hygieia”), đặc biệt được những tín đồ theo Pythagoras dùng hình sao năm cánh (pentagram) làm biểu tượng.
[11] CTTG – Heath, op. cit., p.161
[12] The problem of evil – vắn tắt – nếu có một gót tối thiện, toàn năng, tại sao có trần gian này đầy khổ đau, tà ác?
[13] Perception: tri thức – cái biết đến qua giác quan: nhìn, nghe, sờ, ... “tri thức” phân biệt với những cái biết khác, thí dụ, đến từ suy luận, hay trực giác chẳng hạn. Nên tạm dịch là “tri thức” hay đôi khi “nhận thức tri giác” để phân biệt với những cái biết có từ nguồn khác với giác quan.