Monday, July 12, 2010

Bertrand Russell - Hiện hữu và Bản chất của Gót


Hiện hữu và Bản chất của Gót

The Existence and Nature of God
Bertrand Russell






Hiện hữu và Bản chất của Gót” là bài nói chuyện Russell đọc trước cử tọa tại trường Đại học Michigan, thành phố Ann Arbor (tiểu bang Michigan, U.S.), ngày 18 tháng Hai, 1939. Đây là đầu tiên trong một loạt ba buổi diễn thuyết do Hiệp hội Sinh Viên Tôn giáo của trường đại học này đứng bảo trợ tổ chức.
Bài nói chuyện và phần thảo luân diễn ra sau đó đã được xuất bản lần đầu tiên, như là Văn bản 35, trong Tập 10, của bộ “The Collected Papers of Bertrand Russell”.






Hiện hữu và Bản chất của Gót

Tôi phấn khích rất nhiều bởi tinh thần tự do của những người đã tổ chức loạt diễn thuyết này, khi mời tôi đến nói chuyện về đề tài tôi sắp gửi đến quí vị tối nay. Tôi nghĩ rằng đó thực sự là một bằng chứng rất hay về một mong ước có tất cả những quan điểm về trường hợp xem xét được đem ra trình bày, khiến họ đã mời tôi nói chuyện. Tất nhiên, tôi quan sát, sự rối động gây bởi suy nghĩ về những gì tôi sắp nói có phần được giảm nhẹ vì sự kiện là bất kể những gì độc địa bài phát biểu của tôi đem đến, thuốc giải độc tương ứng của nó sẽ theo sau, trong những cơ hội kế tiếp.

Sự hiện hữu và bản chất của Gót là một đề tài mà tôi có thể thảo luận chỉ một nửa. Nếu một người đi đến một kết luận phủ định liên quan đến phần đầu của câu hỏi, phần thứ hai của câu hỏi không khởi phát; và lập trường của tôi, như quí vị có thể đã thu thập, là một phủ định về nội dung này.

Kể từ lúc đã xếp đặt để tôi sẽ thuyết giảng, tôi đã tự hỏi mình, những lý do mạnh nhất trong sự đưa dẫn con người ở thời đại chúng ta tin vào Gót là những lý do gì? Chúng hẳn không giống như những lý do trong thời Trung cổ, hay trong thời sơ hiện đại. Con người hiện đại tin vào những lý do có gọi là khác nhau phần nào so với những lý do cũ. Thế nên, tôi không đề nghị dành nhiều thời giờ về những luận chứng thuộc loại một triết gia kinh viện có thể đem phân bày cho đề tài.

Có một điểm của cái nhìn vốn tôi nghĩ là nó đúng là không liên quan gì, nhưng dẫu vậy, vẫn có đấy ảnh hưởng đáng kể. Một số đông nhiều người dường như cho rằng một niềm tin vào Gót là cần thiết cho đức hạnh, hay cho một đời sống đứng đắn tử tế, hay nó là cần thiết cho hạnh phúc, hoặc cho sự chặt chẽ xã hội, hoặc trong một số những cách này hay khác, nó phải được lưu giữ vì lý do những lợi ích xã hội của nó. Sự cân nhắc suy xét thuộc loại như thế, tôi nghĩ chúng ta nên gạt bỏ khỏi trí não chúng ta như là hoàn toàn không liên quan gì. Dẫu cho có thể đúng được cho đến đâu rằng có một số lợi ích đạo đức và xã hội thuận lợi nhất định được kết nối với niềm tin vào Gót, điều ấy sẽ không chứng minh được rằng có một Gót, và sẽ để lại câu hỏi đó trong chính xác cùng một vị trí trước đấy nó đã có. Chúng ta rất có thể lấy làm rất tiếc là đã không có được những luận chứng vững chắc thuận lợi với một quan điểm lợi ích đến như thế. Nhưng chúng ta nên đừng bao giờ có thể chấp nhận quan điểm đó, nếu những luận chứng xem ra có vẻ chứng minh rằng đó không phải là trường hợp. Về phần riêng tôi, trong khi quan điểm riêng của tôi là thuyết không-thể-biết [1], nếu như tôi có là chính thống trong bất kỳ mức độ nào - nếu như tôi đã tin vào Gót - tôi nên lấy làm hổ thẹn đã giản lược sự hiện hữu của ông từ những nhu cầu trần gian của chúng ta ở hành tinh này, vốn xem có vẻ là một điểm quá nhỏ cho một kết luận với tầm vũ trụ quá lớn lao như vậy. Tôi nghĩ rằng khi quí vị nghĩ đến Gót, quí vị phải không suy nghĩ về Gót như chỉ là Gót của hành tinh này, hay Gót của một số vài chủng tộc đã được lựa chọn trên hành tinh này. Quí vị phải đưa nội dung lên cao, suy nghĩ về Gót như một Gót phổ quát, và xem chúng ta như không quan trọng, như chúng ta (thực) là.

Đã từng có rất nhiều trong tôn giáo truyền thống, người ta có thể gọi là tiền-Copernicus, vốn chúng nói trên sự giả định rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, rằng con Người đã là rất tuyệt vời và rất quan trọng, và rằng toàn thể vũ trụ xoay quanh con Người. Tôi nghĩ rằng kể từ thời của Copernicus, nó là khá vô lý hết sức để nhận lấy cái quan điểm đó. Trái đất là một trong những hành tinh nhỏ hơn của một ngôi sao không quan trọng đặc biệt, một phần rất nhỏ của dải Ngân Hà, vốn nó lại là một trong một khối lượng rất lớn những galaxies, và tất cả toàn cái ý tưởng rằng chúng ta, những sinh vật bò quanh trên hành tinh bé tí này mà lại thực là trung tâm của vũ trụ, thì là một trong những điều mà tôi không nghĩ rằng sẽ xảy ra cho bất cứ ai, ngoại trừ chúng ta. Nó chỉ là một chút tự cao tự đại nào đó, nếu tôi [có thể nói] như vậy.

Nhưng tôi muốn trở lại với câu hỏi này của sự tin tưởng vào một vài mênh đề vì nó là lợi ích cho chúng ta để tin tưởng vào nó. Điều đó, tôi nghĩ, luôn luôn không chỉ là ngụy biện trong lôgích, nhưng thảm khốc về mặt đạo đức, bởi vì quan trọng nhất trong tất cả những đức hạnh là tính chân thực. Tôi không hàm nghĩa là chỉ suy nghĩ những gì là đúng, nhưng suy nghĩ một cách trung thực, thật trung thực đến mức như bạn có thể suy nghĩ được, để hình thành ý kiến của quí vị trên những bằng chứng thu thập được. Quí vị sẽ buông bỏ phẩm hạnh đó của tính xác thực nếu, thay vì tự hỏi, “Có bằng chứng nào cho niềm tin này?” Quí vị hỏi mình, “Liệu niềm tin sẽ có những hậu quả xã hội tốt?” Quí vị sẽ đem chính mình ra cho mượn với quan điểm rằng người ta nên bị cưỡng bách bởi những luận chứng thuộc đủ tất cả mọi loại phi lý, để chấp nhận những niềm tin mà quí vị cho là hữu ích về mặt xã hội, và chấp nhận những niềm tin vốn chúng tiện lợi cho những người có uy quyền. Quí vị rồi sẽ là một công tố viên. Nếu như là điều nên mong muốn rằng mọi người nên tin tưởng vào một mệnh đề nào đó, chắc chắn nó phải là xác đáng để khủng bố những ai tranh cãi chống lại nó. Chân lý thì được cảnh sát quyết định. Tất cả những hậu quả đó tuôn theo sau, nếu quí vị cho phép chúng ta trong khi tranh luận một câu hỏi như vậy về Sự hiện hữu của Gót, để tự hỏi mình không phải “có bằng chứng của sự thật hay không?” nhưng “có phải niềm tin này sẽ có những hệ quả tốt nhất định nào đó?” Thế nên tôi gạt khỏi trí não của tôi câu hỏi này về những hậu quả xã hội, trong đó, nếu như tôi đã bận rộn với luận chứng thứ hai, sẽ được thuận lợi. Quí vị có thể tranh luận về những phẩm hạnh vốn chúng có kết hợp với đạo Kitô, những phẩm hạnh mà tôi nên muốn thấy được bảo tồn! Thế nhưng, không phải tất cả trong số chúng đâu. Tôi nghĩ rằng đức tin là một thói xấu đồi bại, bởi vì đức tin có nghĩa là tin vào một mệnh đề, trong khi không có lý do chính đáng để tin vào nó. Điều đó có thể được đem lấy làm như một định nghĩa của đức tin. Nhưng phần lớn những phẩm hạnh trong đạo Kitô, tôi hết lòng chấp nhận hầu hết, và ước muốn xem chúng tồn tại mãi mãi.

Tôi sẽ phải chỉ ra rằng cũng có những thói xấu đồi bại Kitô. Thái độ của người Kitô đối với một số những tôn giáo đã gắn liền với một sự gia tăng lớn lao về khủng bố. Đạo Kitô đã ngưng không còn liên kết với sự đàn áp khủng bố nữa, bởi vì nó đã thôi không điều khiển những chính phủ trên thế giới. Tất cả những điều đó sẽ giữ chặt trong não thức. Nếu cả hai bên cùng được đem ra, luận chứng có thể tuôn ra vào khoảng ngang bằng nhau. Nhưng tôi không muốn đi vào trong những điều đó.

Chúng ta hãy cùng đi tiếp đến giải quyết chính bản thân câu hỏi. Tôi nhận thấy rằng những người hiện đại, trừ khi họ là tín đồ Catô, nhận thức về Gót có phần hơi khác với cách thức cho đến khá gần đây vốn Gót đã được nhận thức. Cho đến khá gần đây, Gót đã không chỉ hoàn toàn nhân từ, mà cũng còn toàn năng. Lập trường này ngày nay không thường xuyên tuyên bố nữa. Nhưng hãy bắt đầu với một Gót toàn năng và hoàn toàn nhân từ. Chúng ta có thể thực sự tin rằng thế giới đã được một Gót như thế tạo ra? Tôi nghĩ rằng hầu hết những ai sẽ trả lời câu hỏi đó một cách xác định, đã không thực sự suy xét bao gồm trong sự toàn năng là những-gì. Một khi quí vị suy xét tất cả những đau khổ về thể chất có đấy trên thế giới [2]; một khi quí vị suy xét những ngu dại của một số lớn đông đảo con người; một khi quí vị suy xét những thiên tai trong thiên nhiên; một khi quí vị suy xét rằng tất cả của sự sống con người chỉ là một giai đoạn tạm thời thoáng qua của vũ trụ, tôi nghĩ rất khó khăn để giả sử rằng nếu như toàn năng lại không có thể đã làm được tốt hơn.

Tôi nghĩ tới chỉ có một lần khác, trong đó tôi đã công khai thảo luận về câu hỏi này. Tôi đã tranh luận về nó với một thày chăn chiên cấp vùng [3]. Điều bám vào để chống lại tôi là đau khổ đã không phải là luận chứng chống lại lòng nhân từ của Gót, bởi vì đau khổ là sự trừng phạt đối với tội lỗi. Đã ngẫu nhiên xảy ra đúng vào ngày tôi tham dự tranh luận, đứa con trai lớn của tôi đương trải qua một giải phẫu mổ xương thừa sau tai [4]. Cháu chịu đựng cái đau đớn kinh khủng nhất. Tôi không thể nghĩ rằng ở tuổi lên sáu, cháu đã có thể phạm những tội lỗi đến như vậy. Và ấy thế đó là hàm ý trên nền tảng rằng nó là một sự trừng phạt của tội lỗi. Có lẽ vẫn còn có một số người sẽ nói đây [là] một trường hợp những tội lỗi của người cha được chuyển chạy xuống đứa con [5].

Tự bản thân tôi, tôi không nghĩ là hợp lôgích để chủ trì rằng tà ác có thể đã được tạo ra bởi một tạo hóa nếu như vị này hoàn toàn tốt. Nếu quí vị có thể tưởng tượng chính mình ở vào một vị thế sáng tạo thế giới, đã có quyền lực để tạo một thế giới theo như quí vị muốn, quí vị sẽ nhận ra rằng tạo ra thế giới này quí vị đã phải là một kẻ tàn bạo ác quỉ vượt ngoài sức tưởng tượng. Quí vị đã không gây ra một khối lượng quá nhiều khổ đau vốn đã được gây ra. Chúng là quá quắt đến mức không thể chịu được nếu xem những tác nhân gây chúng là hành động cố ý.

Tất nhiên, có những luận chứng khác tôi có thể cung cấp. Leibniz, một nhà tư tưởng tài tình, nói rằng có một số lớn nhiều những thế giới có-thể-có, và một số trong những thế giới có-thể-có này có lẽ không chứa đựng tà ác. Nhưng nếu chúng đã không chứa tà ác, chúng cũng chứa ít tốt lành đi nhiều. Và trong thế giới thực tại này, có một ưu thế lớn của cái tốt hơn cái ác, và do đó một tác giả, người đã muốn tạo ra một thế giới, sẽ thà tạo ra thế giới này hơn là bất kỳ thế giới nào khác. Bây giờ, có rất nhiều điều để nói về điều đó. Ở điểm đầu tiên, không có bằng chứng rằng đây là cái tốt nhất trong tất cả những thế giới có thể có. Luận chứng này đã dựa, như tất cả những luận chứng, trên sự kiện là ý chí tự do là một sự tốt đẹp lớn lao, và quí vị không thể có ý chí tự do mà lại không tội lỗi [6]. Kiểu lập luận như thế gây ra rất nhiều sững sờ bối rối giữa những nhà địa chất, bởi vì nó đã được giữ vững rằng trước khi có sự sa ngã [7]của loài người, không có con thú nào ăn con thú nào khác cả, thậm chí cả những con muỗi cũng không hút máu. Tất cả những điều này chỉ xảy ra sau khi có sự sa ngã. Những nhà địa chất khám phá ra sự hiện hữu của những loài động vật ăn thịt có trước khi có loài người. Điều đó gây ra một khối lượng lớn rất nhiều bất đồng và báo động cho những nhà thần học chính thống.

Toàn bộ câu hỏi này về sự quân bằng giữa thiện và ác, không gây một ấn tượng nào như là thực tế cho lắm với một ai cả. Nó có hoàn toàn công bình không? Làm sao đây nếu như quí vị đã bị xui xẻo là “vai” ác và một người nào khác may mắn được là “vai” tốt? Nếu quí vị là một triết gia giỏi, quí vị có thể nghĩ rằng một kẻ nào khác ngẫu nhiên là tốt, bởi vì quí vị là ác quá. Điều đó không có vẻ là hoàn toàn công bình.

Quan điểm cũ về một nhà sáng tạo toàn năng này là một quan điểm vốn nó không đáng tranh cãi về mặt lô gích. Nó được nối với một luận chứng truyền thống, luận chứng về nguyên nhân đầu tiên. Tôi sẽ không phí thời giờ với phần lớn những luận chứng cũ. Có thể luận chứng này có ảnh hưởng với một số người nghĩ rằng tất cả mọi thứ có một nguyên nhân, và do đó đã phải có một nguyên nhân đầu tiên. Với nó, tôi nên trả lời, ở chỗ bắt đầu trước đã, chúng ta không biết liệu tất cả mọi thứ có một nguyên nhân hay không. Tại sao nó đã phải nên có một khởi đầu? Luận chứng này đi vô tận trở ngược dòng thời gian không cùng. Mà nguyên nhân đầu tiên cũng chẳng phải nên là một nguyên nhân phi thường. Nó có thể đã là một biến cố bình thường, chỉ là một khởi đầu nhỏ bé. Tất cả những gì cần thiết là một chút thực tập về lý thuyết của những chuỗi số vô tận là làm cho toàn bộ luận chứng xem ra ngớ ngẩn lố bịch.

Khi tôi còn vị thành niên, tôi đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của luận chứng về nguyên nhân đầu tiên, và tin vào sự hiện hữu của Gót vì luận chứng đó, cho đến khi tôi đọc tự truyện của John Stuart Mill [8], trong đó ông đã nhận xét, “bố tôi nói với tôi rằng câu hỏi ‘ai tạo ra tôi?’ không thể trả lời được, bởi vì nó giả thiết câu hỏi ‘ai tạo ra Gót?’” Đó là một câu trả lời trọn vẹn.

Tôi nghĩ rằng hầu hết những người hiện đại không quan tâm với một Gót gần như toàn năng giống vậy. Họ quan tâm với một Gót vốn là kẻ tìm thấy những vật liệu nhất định nào đó để tác động, kẻ bị giới hạn bởi những vật liệu của mình, kẻ làm việc tận lực với những gì ông phải làm, và là kẻ, giống như một kiến trúc sư đang cố gắng dựng một nhà thờ từ một đống đá, bị giới hạn bởi đống đá, và bởi những luật của tự nhiên. Tôi nghĩ hầu hết những người hiện đại có cái khái niệm đó. Một kẻ có thể nghĩ về một cứu cánh vũ trụ, vốn không biết làm thế nào để tri thức về tương lai mà như không-thể-sai-lầm như Gót đã có thể trong thần học chính thống: một chủ thể có cứu cánh với cùng những loại hạn chế tương tự, mặc dù không cùng mức độ, giống như con người; cái loại Gót quí vị có thể tìm thấy trong một số những tác phẩm của H.G. Wells,[9] hoặc trong nhiều những nhà văn hiện đại khác. Có một số đông những nhà thần học hiện đại họ cũng tin tưởng vào nó. Gót thuộc loại như thế, tôi nghĩ rằng, không phải là một gót [mà] có thể thực sự chứng minh bác bỏ được, giống như gót toàn năng và nhân từ vốn tôi nghĩ có thể chứng minh là sai. Tôi không nên chủ trương rằng một người có thể chắc chắn là không có Gót giống như vậy. Tất cả những gì tôi muốn nghiêng sang nên nói là - không có lý do để giả định rằng có một Gót như thế, tôi không nên đi xa hơn và nói rằng không có.

Loại Gót này được hỗ trợ, như một luật định, bằng những luận chứng từ sự tiến hóa. Chúng ta được bảo rằng sự tiến hóa của sự sống đề cập đặc biệt với những con người, và đặc biệt với những con người loại tốt nhất, thường thường là những người rất giống gần như người xử dụng luận chứng này. Chúng ta được bảo rằng sự tiến hóa quá đỗi phi thường và sản xuất những kết quả tuyệt vời như vậy, thế nên nó không thể đã là kết quả của tình cờ ngẫu nhiên. Phải có một cứu cánh ở đằng sau nó. Và phải là đã có một Gót hướng dẫn toàn bộ chương trình ngõ hầu lấy được những kết quả tuyệt vời dường vậy. Tôi thấy chính tôi trong những khó khăn, khi giải quyết với những luận chứng đó, bởi vì tôi rất ít phấn khích trước những kết quả. Trước hết, hãy xem xét nó về số lượng. Vũ trụ là khá rộng lớn. Không giả định nó là vô hạn. Nhà thiên văn học hiện đại sẽ bảo cho quí vị biết nó lớn đến thế nào. Nó có một kích thước đáng kể. Trong vũ trụ đó, chỗ duy nhất, tại đó chúng ta biết có sự sống là hành tinh này. Một số đông đảo những nhà thiên văn học tin rằng không có cuộc sống ở đâu khác tất cả, ngoại trừ trên hành tinh này, và dẫu như trong bất kỳ trường hợp nào nếu có đi nữa, nó thực sự là một hiện tượng rất hiếm. Xem dường xuất hiện rằng những hành tinh đó, nếu trong những giai đoạn phát triển như thể giống với hành tinh này của chúng ta, với cùng những nhiệt độ giống nhau, với cùng những thành phần hóa học tương tự, là hiếm hoi khác thường, vì vậy mà sự sống, ngay cả khi nó tồn tại ở nơi nào đó khác, tồn tại chỉ trong dăm phần rất nhỏ của vũ trụ. Tôi không có cách nào không nghĩ rằng một hữu thể rất khôn ngoan, được cho có tất cả thời gian trong đó để tạo ra nó, và giả định rằng ông ta thực sự muốn tạo ra một cái gì đó giống như chúng ta, đã có thể tạo ra nó tốt hơn. Khi tôi suy xét thật là một không gian nhỏ nhoi có sự sống chiếm ngụ, và thật là một khối lượng của vũ trụ bao la có đấy, nơi ấy không có gì của sự sống, đối với tôi xem như rằng đó không phải là một kết quả rất khả quan. Tôi nghĩ một nhà hóa học có trình độ thực sự, có lẽ có thể đã làm được tốt hơn. Và đã từng có rất nhiều thời gian. Không chỉ là vũ trụ của kích thước đáng kể và không gian, nhưng của thời gian đáng kể. Trong tất cả chiều dài đó của thời gian, với cơ hội của thử nghiệm đã từng có, với tôi có vẻ như là một chút nào lạ lẫm rằng đã chưa từng thực hiện được nhiều hơn, nếu như thực sự mục đích của trái đất là để tạo ra sự sống, và đặc biệt là cái được gọi là sự sống thông minh.

Hơn nữa, nó là khá rõ ràng, tôi nghĩ, rằng sự sống có thể đã phát triển đơn giản chỉ bằng những hoạt động ổn định của những luật tự nhiên. Vật chất sống là một sản phẩm hóa học. Nó đã không hình thành liên tục rất thường xuyên. Nếu như nó đi đến hình thành, nó chắc hẳn nhân nhiều lên và gia tăng. Một khi quí vị có vật chất sống, quí vị có thể khá dễ dàng nhìn thấy như thế nào, hoàn toàn về những nguyên lý cơ khí, nó có thể phát triển thành con người giống như chúng ta. Chắc chắn nguồn gốc của vật chất sống xem ra nhiều phần không vượt quá những ngẫu nhiên xảy ra từ những nguyên nhân thuần túy cơ khí không sáng tạo. Một điểm khác nữa là điểm này, rằng trong khi chúng ta được bảo rằng sự sản xuất ra những trí não như của chúng ta là mục đích của vũ trụ, và có lẽ với thời gian thậm chí sẽ còn những cái tốt hơn, dù lạ lùng như nó có vẻ xem thế, trong khi chúng ta được bảo rằng đó là mục đích của vũ trụ, những nhà khoa học cũng đồng thời cho chúng ta biết rằng sớm hay muộn hơn, trái đất sẽ trở nên không thể ở được, và sự sống sẽ ngừng không còn nữa. Toàn bộ lịch sử của sự sống sẽ là một thất vọng kiểu trái núi đẻ ra con chuột, như là cái gì đó vốn chỉ tồn tại trong một thời điểm của vũ trụ, và sau đó ngừng lại. Điều đó không nhìn thấy như thể vũ trụ đã từng quan tâm đến việc tạo lập sự sống.

Tất nhiên quí vị có thể nói, và nếu quí vị là người sùng đạo quí vị sẽ nói, rằng trong khi sự sống trên hành tinh này sẽ ngừng lại, tinh thần con người sẽ tiếp tục. Nhưng đó không phải là một luận chứng khoa học. Nếu quí vị đang tranh cãi từ những gì quí vị biết, quí vị phải giải thích sự đi lên của con người và cũng cả sự đi xuống khi thế giới nguội lạnh dần. Từ quan điểm khoa học, chúng ở trên cùng mức độ ngang nhau.

Và nếu như người là kết quả của tiến hóa, có phải nó là một cái-gì để tự hào quá đến như thế? Chúng ta nghĩ, và chúng ta nói như thể nó là một cái-gì đó rất tốt đẹp để là một con người, và nói chung, làm như thể sự tiến hóa có xu hướng tiếp tục sản xuất những-gì tốt hơn và càng tốt hơn. Điều đó, tất nhiên, là không đúng. Tiến hóa đã sản xuất những động vật thoái hóa, như con sán dây, vốn cũng nhiều là những sản phẩm của tiến hóa đúng như những động vật chúng ta ngưỡng mộ. Tiến hóa đã sản xuất người thuộc loại chúng ta ghét và khinh bỉ, cũng nhiều như người loại chúng ta yêu thích và ngưỡng mộ. Tôi không cảm thấy rất hài lòng về những sự-việc loại đương xảy ra trên thế giới. Tuy nhiên, đó là đời sống con người trong thời điểm hiện tại. Khi tôi nghĩ rằng ở trong nước tôi, chúng tôi đóng góp hơn một phần tư thu nhập của tất cả mọi người vào công chuyện chém giết người khác, khi tôi nghĩ rằng trong mỗi quốc gia, đối tượng chính có vẻ là giết người hàng loạt, tôi không thể cảm thấy rằng con người thực sự là rất tốt đẹp. Tôi thích những con vật nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng quá trình tiến hóa nếu như đã có thể dừng lại với cừu, nai, những con bò, nó đã làm được tốt hơn nhiều. Quí vị có thể nói, “Ô, đúng đấy, nhưng người thì thông minh”. Nhưng tốt đẹp gì là thông minh nếu như quí vị dùng thông minh mình có để giết hại những kẻ khác? Đó là mục đích chính hiện nay. Là điều đã hy vọng một cách tự tin rằng cuộc chém giết vĩ đại hoàn toàn có thể được chắc chắn bảo đảm [khi] trận chiến tranh kế tiếp nổ bùng ra. Điều đó xem không có vẻ là một mục đích vũ trụ. Một lần nữa, tôi nói, nếu tôi đã là vị Tối linh Tối thượng gắng gỏi chật vật này, tôi nên trở thành rất nản lòng ở thời điểm này. Tôi nghĩ rằng tôi nên cảm giác như vào thời của trận Đại hồng thủy. Tôi nên đã gây ra nó, tôi nghĩ, cho hoàn toàn kỹ lưỡng hơn dịp ấy [10].

Về toàn bộ câu bỏi này chúng ta không thể có được một cái nhìn khách quan. Nếu quí vị muốn thử đánh giá con người như là một sản phẩm của quá trình tiến hóa, quí vị hãy nên cố gắng tưởng tượng mình không phải là một con người. Giả sử quí vị đến từ Mars hoặc Venus, và quí vị đã học để biết những cách thức của chúng ta, quí vị sẽ nghĩ gì về con người? Vâng, tôi không biết những gì mà những “người” từ Mars sẽ nghĩ, nhưng tôi phán đoán thực sự là họ sẽ nghĩ rất xấu về chúng ta. Đối với tôi có vẻ như cái nhìn của họ sẽ cũng ít nhất là khách quan như cái nhìn của chúng ta. Giả sử quí vị nói chuyện với một con cừu về lòng nhân đạo của con người? Chúng sẽ nói rằng người là một quái vật ăn thịt chúng tôi. Giả sử quí vị thăm dò ý kiến của loài gà tây vào lễ Giáng sinh [11]. Quí vị sẽ thấy rằng chúng có một ý kiến xấu tệ về nhân loại. Tôi không nói rằng quan điểm của chúng là sai và của chúng ta là phải. Quí vị không thể đưa ra một quan điểm khách quan. Lời phán quyết một phần là tốt và một phần xấu, và do đó, nếu quí vị sắp phán xét đấng Tạo Hóa qua sự sáng tạo, quí vị sẽ phải giả sử rằng Gót cũng là một phần tốt và một phần xấu, rằng ông thích thơ ca, âm nhạc, nghệ thuật, và ông cũng thích chiến tranh và thảm sát. Về mặt kia, quí vị có thể nhận quan điểm rằng những điều ác trên thế giới ông cố tránh nhưng không thể, và những điều tốt rằng ông đã tạo được. Nhưng điều đó không khả hữu nhiều hơn nếu so với quan điểm ngược lại, rằng thế giới đã được tạo ra bởi Quỉ Ác, vốn là kẻ không thể tìm thấy được bất kỳ một điều tốt nào trong đó, và rất hài lòng với những gì xấu xa. Không có gì để thiên vị phân biệt giữa hai quan điểm, ngoại trừ một thì dễ chịu, và một thì khó chịu. Vì vậy, nếu quí vị sắp phán xét đấng Tạo Hóa qua sự sáng tạo của ông, tôi nghĩ rằng quí vị phải lôi ra ra những mảnh tốt. Về mặt khác, tôi phải nói rằng có tất cả mọi thứ trên thế giới để cho thấy nó là một thế giới lộn xộn và ngẫu nhiên. Tôi không thể tưởng tượng được một hữu thể, kẻ đã có thể sáng tạo ra thế giới này. Nó là quá nhằng nhịt, lộn tùng phèo, phần tốt, phần xấu. Một số người thích một vài phần của nó, và một số người thích một vài phần khác. Nó hoàn toàn tuyệt không có vẻ gì là đã được tạo ra với một cứu cánh nào cả, nhưng có nhiều khả năng xem ra nó nó chỉ phình lớn dần, và đó là lý do tại sao nó là một đám bát nháo lộn xộn.

Còn có một luận chứng thường được sử dụng khác nữa: luận chứng từ ý thức đạo đức. Người ta nói rằng con người có một cảm thức về thiện và về ác, một cảm thức về đúng và sai. Điều này, họ nói, đã phải được phát triển không bởi con người nhưng bởi vị Tối linh Tối thượng. Lương tâm của quí vị đã giả định phải là tiếng nói của Gót. Quan điểm đó được chấp nhận trước khi khoa nhân loại học nhập cuộc. Bây giờ khoa học đã thành được thiết lập, quí vị tìm thấy lương tâm thay đổi với những người khác nhau, trong những trường hợp khác nhau. Một số người sẽ nghĩ rằng là tàn ác nếu không đem bán những người già, nam lẫn nữ của họ, cho một bộ lạc lân cận để bị ăn thịt. Tôi nghĩ rằng đó là một thực hành kinh tởm. Ở tuổi của tôi, tôi nghĩ rằng nó hoàn toàn quái đản. Nhưng với những dân tộc man rợ này, đó là tiếng nói của lương tâm. Nó là điều phải để làm theo. Lấy một điều như là sự giết người hy sinh. Nó đã xảy ra gần như trong tất cả mọi chủng tộc. Nó là thời kỳ bình thường của một giai đoạn nhất định trong sự phát triển của chủng tộc. Đối với những ai thực hành nó, nó đã là một phần thiết yếu của tôn giáo của họ. Họ sẽ cảm thấy chính mình là quái vật của sự bất công bằng nếu như họ đã bỏ qua tế lễ hy sinh này. Con người trên lục địa này nghĩ rằng mặt trời sẽ lịm tắt không mọc nữa, nếu họ đã không có số lượng thích đáng những giết người cúng thần. Họ đã giết người cúng thần những kẻ thù của họ. Đó là một hành động đạo hạnh và tôn giáo. Quí vị sẽ thấy rằng những gì lương tâm của quí vị bảo cho quí vị, thay đổi tùy theo tuổi và địa điểm, và là, trong tác dụng, từ những gì cha mẹ của quí vị bảo cho quí vị biết. Hiếm có gì có trong lương tâm, ngoại trừ những cuộc nổi dậy vô thức từ những giới luật mà quí vị học được trong thời thơ ấu. Chúng nổi lên như thể như chúng đã có một nguồn bên ngoài và có vẻ như tiếng nói của Gót. Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ điều gì nào khác trong lương tâm ngoài thế đó.

Ngay như hãy lấy một tôn giáo cao hơn nhiều so với tôn giáo có sự giết người cúng thần, hãy so sánh Khổng Tử với những người La Mã. Người La Mã rao giảng đem giết cúng thần những đứa con trai của họ cho công chúng, bất cứ khi nào con họ là những kẻ phản quốc. Về mặt khác, Khổng Tử đánh giá rất cao một người trẻ, kẻ đã không đem nộp cha mình vốn là một kẻ phản quốc, bởi vì ông cho rằng nghĩa vụ đối với cha mẹ là quan trọng hơn nhiều so với nhà nước . Những lương tâm của họ đã đối nghich ngược chiều khác nhau, và đều được cộng đồng của họ chấp nhận. Đối với những người La Mã, nhiệm vụ đầu tiên là với nhà nước; với người Tàu, nhiệm vụ đầu tiên là với gia đình. Quan điểm đó vốn được chủ trì bởi những người vốn đã thiết lập đạo đức tích cực, rồi thành của tất cả những người trong cộng đồng. Luật lệ luân lý là hoàn toàn có thời tính, ngẫu nhiên, và tùy thuộc vào những hoàn cảnh trong đó quí vị đã được nuôi dạy lớn lên.

Tôi không hàm nghĩa nói rằng người ta không bao giờ không đồng ý với cha mẹ của họ về luật đạo đức. Khi họ làm thế, nó nổi lên hoặc từ sự kiện là họ đã chịu ảnh hưởng từ một chỗ nào khác, hoặc là những gì họ đã được giảng dạy không kết buộc cùng nhau. Trong những lối thế đó, người ta trở thành những người tiến hành đổi mới đạo đức. Toàn bộ luật luân lý không đến trong những giáo huấn đạo đức mà quí vị đã có trong tuổi thiếu thời. Một số người nghĩ rằng không thể nào có, là có được đạo đức mà không có tôn giáo. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều thí dụ ngược lại. Đã từng có một số rất nhiều những người không-tin-tôn-giáo trong lịch sử, họ là những người hoàn toàn đạo đức như bất kỳ những người Kitô nào khác. Hơn thế nữa, nếu quí vị đi vào câu hỏi về phần ai đã là những người đã làm nhiều nhất để mở rộng cảm thông xã hội, ai là những người có lương tâm nhất trước những khổ đau và bất công của những thành phần nghèo khổ hơn trong cộng đồng, và đã là những người nôn nóng nhất giải cứu những khổ đau, những người phản đối nhiều nhất chống lại tàn ác đến man rợ, quí vị sẽ tìm thấy, tôi nghĩ, rất thường xuyên những người tiến hành đổi mới là những người không chấp nhận Kitô giáo chính thống. Lấy một thí dụ rất đáng chú ý. Quí vị đều biết rằng vua Leopold, nước Bỉ, đã thực hiện sự cai trị tồi tệ và tàn ác đến mức không thể tưởng được ở (thuộc địa) Congo. Chính phủ của ông đã xấu xa đến nỗi trong quá trình thường tính theo năm, dân số đã chết giảm chỉ còn một nửa. Tại Bỉ, những tội ác tàn bạo dần dần được biết. Hội nhà thờ Catô đã ủng hộ nhà vua, và những người theo chủ nghĩa xã hội, những người chủ yếu là những người tư tưởng tự do, những người không-tin-tôn-giáo [12], đã tấn công nó. Ở đấy có đạo đức, thực tế đã gần như hoàn toàn nằm ngoài Hội nhà thờ Kitô. Quí vị có thể tìm thấy đầy rẫy nhiều những thí dụ về cả hai phía. Không phải là bằng bất kỳ phương cách nào như một mệnh đề hoàn chỉnh - rằng niềm tin vào đạo Kitô có xu hướng thúc đẩy một cảm thông xã hội lớn hơn - là đúng. Tôi không thấy bất cứ lý do nào, trong ý nghĩa đạo đức, cho niềm tin vào siêu nhiên.

Quí vị cón nhớ rằng Kant, người theo lệ thường được coi là lớn nhất trong những triết gia – nhưng vốn là người mà tôi đã phạm tội gọi trên giấy mực là một bất hạnh – đã nói rằng hai điều tuyệt vời nhất là bầu trời đầy sao và ý thức đạo đức. Trong trường hợp đầu tiên, tôi đồng ý với ông. Ý thức đạo đức, tôi không nghĩ bản thân mình rất cao thượng. Nó khoác quá nhiều những hình thức lạ lẫm ở trong rất nhiều người . Tôi thấy rằng một trong những hình thức phổ biến thường được nghe nhiều nhất, rằng kẻ có tội nên bị trừng phạt, nó có một tiền đề thứ yếu là người phạm tội lỗi đã làm một điều gì đó tổn thương đến tôi. Nó được gọi là phẫn nộ đạo đức. Tôi cho rằng tôi là một người không có một ý thức đạo đức. Tôi không thể cảm thấy rằng khi A đã gây ra đau đớn cho B, quí vị có thể làm cho nó thành đúng, bằng cách để B gây đau đớn lại cho A. Ấy thế, nhưng đó là đúng, cứ theo như một quan điểm phổ biến.

Tất nhiên, tôi khá sẵn sàng thừa nhận và tôi cho rằng tất cả mọi người sẵn sàng thừa nhận rằng có một đạo đức vốn nó thì tốt. Những gì tôi nghĩ là tốt là tốt, bởi vì tôi nghĩ rằng đó là tốt. Những gì tôi hàm nghĩa khi tôi chỉ trích ý thức đạo đức, là nó mang những hình thức mà bất kỳ ai trong chúng ta có thể sẽ phủ nhận. Quí vị có thể dễ dàng tìm thấy một người có niềm tin đối nghịch với quí vị. Quí vị không thể đặt bất kỳ quan trọng nào trên ý thức đạo đức. Tôi nghĩ rằng nó là xuất phát tận cùng từ mong muốn cho một loại thế giới nào đó nhất định. Quí vị có thể mong muốn một thế giới trong đó tất cả mọi người hạnh phúc, quí vị có thể mong muốn một thế giới trong đó tất cả mọi người không hạnh phúc, quí vị có thể mong muốn một thế giới trong đó tất cả mọi người công bình, (hay) trong đó có quí vị và bạn bè của quí vị có tất cả những quyền lực và những người khác là nô lệ. Tuỳ theo thế giới mà quí vị mong muốn, quí vị sẽ phát triển một loại khác biệt của ý thức đạo đức [13].

Tôi sẽ nên thu tóm lại loại luận chứng tôi đã trình bày. Tôi ý thức về sự trình bày một luận chứng vốn là không đi đến kết luận. Luận điểm của tôi là vấn đề là không đi đến kết luận. Nó sẽ là bất hợp lý để đi đến kết luận: dữ liệu không hiện hữu. Tôi nghĩ rằng nếu như có một Gót, đó là một chuyện đáng tiếc. Ông đã không cung cấp bằng chứng có thể kết luận về sự hiện hữu của ông ta. Quí vị sẽ nhớ lại luận chứng của Pascal [14]. Đó là: nếu quí vị không tin, và như vậy nếu xảy ra là tôn giáo chính thống là đúng, quí vị sẽ bị đày ngục lửa đời đời; trong khi đó, nếu quí vị không tin và tôn giáo chính thống là không đúng, quí vị sẽ không phải chịu sự trừng phạt nào cả. Thế nên, con người nên tin. Giả sử một người đã nói, “Ồ, có đấy, có một Gót, nhưng ông đã khá cố ý tạo ra một thế giới mà trong đó không có bằng chứng để đi đến kết luận. Ông sẽ đày ngục lửa tất cả những ai không tin vào ông, bất chấp chứng cớ đã là không”. Tôi không nghĩ là một luận chứng mà quí vị có thể đặt trên đó cho nhiều ý nghĩa quan trọng.

Tôi nên nói để kết luận là điều có-thể-có rằng có thể có một Gót toàn năng. Ông đã sẽ phải tạo điều ác mà không có bất kỳ cám dỗ nào khi tạo điều ác. Ông phải yếu đuối vô cùng, một ác qui tuyệt đối. Gót như thế đó là có-thể-có. Tôi không thấy điều-gì là lương tâm sẽ ở nó đi đi ra. Tôi không nói một Gót toàn năng có thể thất bại không có nhân cách xấu như thế. Có thể có một Gót không-toàn năng, người chậm chạp, do dự, và có phần là bất định khi hướng dẫn vũ trụ hướng đến một-gì-đó tốt hơn một chút so với những gì chúng ta hiện có bây giờ, hoặc có lẽ một-cái-gì đó tệ hơn. Làm thế nào chúng ta có thể biết? Chúng ta chỉ có thể biết những mục đích chính yếu của ông từ những gì chúng ta thấy trong thế giới. Chúng ta phải nói những điều xấu trên thế giới là không thể tránh. Sau đó, những điều tốt đẹp được đặt ở đó là có mục đích. Tôi không biết tại sao chũng ta nên nói như thế. Tôi có thể nghĩ những điều tốt đẹp là không thể tránh., những điều xấu được đặt ở đó là có mục đích . Tôi không nghĩ điều nào trong cả hai là rất hợp lý chính đáng. Nếu quí vị sẽ giả sử đi nữa rằng thế giới là kết quả của cứu cánh, quí vị sẽ phải nói nó là một phần tốt, một phần xấu. Nó có thể là những khái niệm của chúng ta không đúng.

Nếu quí vị nhận quan điểm của Nietzsche [15], điều duy nhất nó sẽ đáng kể là những gì đã làm đẹp lòng dễ chịu ÔngChủ. Phần đông chúng ta không chấp nhận triết lý Nietzsche. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng có thể đi đến hạnh phúc mà không gây tổn hại cho những người khác. Tôi nghĩ rằng nếu quí vị nếu sẽ suy diễn Gót ra từ thế giới, quí vị sẽ phải nói ông một phần là tốt, một phần là xấu, giống như những con người hữu-tử bình thường. Tự bản thân tôi, tôi tuyệt không thể thấy bất cứ lý do nào hết, trong bản chất của thế giới để giả định bất kỳ một cứu cánh nào cả. Tôi không thấy bất kỳ bằng chứng thuộc bất kỳ thứ nào, hay loại nào rằng có được bất kỳ một cứu cánh nào khác hơn là một kết thành mù loà toàn hảo của những sức mạnh tự nhiên. Những luận chứng từ sự tiến hóa xem ra là hoàn toàn nguỵ biện. Tôi không muốn nó nghĩ rằng nếu tôn giáo chính thống, nếu Hội Nhà Thờ của Gót phân rã, rằng sẽ có một sự thoái hóa đạo đức. Tôi biết có thể tranh cãi được một cách có vẻ thuận lý rằng những-gì tồi tệ nhất đang xảy ra đều có liên quan đến sự chống đối đạo Kitô. Điều đó, tôi nghĩ, là đúng. Nhưng họ có một thừa số chung với đạo Kitô truyền thống, và đó là sự họ khắc sâu những niềm tin bất hợp lý vốn với chúng không có bằng chứng. Mối cảm thức riêng của tôi là một trong những yếu tố tuyệt đối quan trọng trong tiến bộ thông thường phải là một sự gia tăng trong thói quen trong sự hình thành những phán đoán của chúng ta từ chứng cứ, và loại bỏ thói quen nguy hiểm của chúng ta trong sự chấp nhận những phán đoán vì chúng từ uy quyền, hay chúng làm đẹp lòng dễ chịu. Tôi nghĩ rằng tất cả những nguyên nhân bất hợp lý của niềm tin thực gây hại, và rằng nó là rất, rất cần thiết cho sự tiến bộ mà chúng ta nên học tập để tạo niềm tin của chúng ta cho hợp lý. Thói quen đó thậm chí lại hiển nhiên còn ít hơn trong những người xấu đó, những người đã ném bỏ đạo Kitô truyền thống. Nó có ít trong họ hơn so với trong những người Kitô ở thời đại chúng ta. Thế nên, tôi nghĩ rằng những gì tôi muốn thúc dục quí vị là thói quen cố gắng suy nghĩ cho hợp lý. Hãy cố gắng để đạt đến những kết luận cơ bản trên chứng cứ. Kết luận đó là gì sẽ không thành vấn đề cho lắm. Đừng có cho phép những dục vọng, hay ham muốn của quí vị chen vào can thiệp. Điều đó xem ra là điều rất quan trọng. Những kết luận gì quí vị đi đến là tương đối không quan trọng. Điều chính yếu về câu hỏi này về Gót là nó là một trong những câu hỏi mà người ta có thể suy nghĩ một cách hợp lý. Hãy suy nghĩ cho thật trung thực như quí vị có thể làm được, và rồi sau đó, sẽ chẳng quan trọng mấy những-gì vốn cuối cùng quí vị suy nghĩ.

Bertrand Russell
(1932)


Hiện hữu và Bản chất của Gót - Thảo luận tiếp sau bài nói chuyện

HỎI: Làm thế nào để ông trả lời những lập luận rằng Gót là vượt ra ngoài khái niệm của não thức con người?
ĐÁP: câu trả lời của tôi với điều ấy sẽ là, đến chừng mức để điều ấy là sự thật, Gót trở nên hoàn toàn không liên quan đến tư duy của chúng ta, và những người nói rằng Gót là ngoài tầm hiểu của não thức con người tự xưng biết rất nhiều về Gót. Họ không thực sự nói nghĩa là Gót vượt quá tầm hiểu biết, chỉ một phần vượt quá tầm hiểu biết. Và nói chung, họ thường muốn nói rằng ông ta vượt ra ngoài hiểu não thức của bạn, và nhưng không vượt ra ngoài tầm hiểu của họ.
HỎI: Nếu A làm hại B, ông đề nghị gì như một phương thuốc để ngăn chặn A đừng làm tổn hại B một lần nữa?
ĐÁP: Đây là một câu hỏi rất rộng rãi. Sẽ mất ít nhất một giờ nữa để trả lời nó. Nó phụ thuộc hết sức lớn tùy vào những trường hợp. Nếu A, thí dụ, là một sát nhân mất trí, phải nhốt chặt ông ta lại. Nhưng nhốt ông ta đến mức tử tế nhất có thể có được. Tôi không cần đem khái niệm tội lỗi vào làm gì. Những sát nhân mất trí là một trường hợp cực đoan, nhưng một số rất nhiều trường hợp gần quanh mức đó. Giả sử là A một đứa trẻ. Bạn thật sự nên bắt đầu với một đứa trẻ. Nếu A là một đứa trẻ và bạn đối phó với nó bằng những trừng phạt, bạn chôn gắn giận dữ vào lòng nó. Nó có lẽ chừa được một thời gian, nhưng ngay sau khi nó đủ tuổi lớn khôn và đủ mạnh, nó tìm một người nào khác để gây lại sự trừng phạt. Vì vậy mà tôi không nghĩ rằng bạn làm được bất cứ gì thực sự là tốt từ sự trừng phạt, chỉ ngoại trừ trong chừng mức khi bạn có thể làm được trong trường hợp kẻ mất trí sát nhân. Bạn không cần chữa trị kẻ thủ phạm bằng cách đến lượt quay sang gây đau đớn. Bạn phải sử dụng những phương pháp khác. Sử dụng nhiều cảm thông hơn, nhiều hiểu biết hơn, dẫn dắt anh ta vào một khung cảnh não thức, nơi anh ta không còn muốn gây đau đớn. Tôi nghĩ rằng toàn bộ điều này đi ngược về thời thơ ấu.
HỎI: Xin vui lòng giải thích tại sao chúng ta không thể có đức tin vào một-cái-gì vốn nó có một cơ sở của sự thật?
ĐÁP: Lý do là bạn không cần đức tin trong trường hợp đó. Không ai nói về đức tin với những bảng cửu chương (bảng nhân). Bạn luôn luôn sử dụng đức tin trong những tình huống nghi ngờ, giống như của người dân nước Anh có đức tin vào sức mạnh của Hải quân Anh. Bạn không cần đức tin nơi điều-gì rõ ràng là đúng sự thật. Đó là lý do tại sao tôi gọi là đức tin là một điều xấu, bởi vì nó có nghĩa là gắn thêm ý nghĩa vào bằng chứng hơn là nó tương xứng đáng có.
HỎI: Nếu chúng ta lấy đi niềm tin đơn giản vào Gót, sẽ còn những gì cho những người nghèo thiếu hiểu biết lấy làm cơ bản cho đời sống tinh thần của họ?
ĐÁP: Tôi khá hài lòng khi có câu hỏi [này] đưa lên, bởi vì nó minh hoạ, tôi nên nói, một trong những khiếm khuyết trầm trọng nhất của tôn giáo. Nó minh họa sự kiện là tôn giáo có thể được dùng để giữ cho giới nghèo (và ít học) mãn nguyện với số phần của họ, rất thích hợp, thuận tiện cho giới giàu có. Tôi chắc chắn không có ước muốn rằng những người vốn có cuộc sống bất hạnh kém may mắn, nên mãn nguyện với cuộc sống bất hạnh kém may mắn đó. Với tiến bộ kỹ thuật của chúng ta, nó không nhất thiết bất cứ ai phải nên chịu phận quá nghèo quá đói đến rớt mùng tơi. Tôi thấy không có gì ngoại trừ chỉ có sự ác độc trong sự an ủy, (nhắc nhở) về một thế giới sau này, với con người cho họ cam chịu những bất công.
(....)
HỎI: Ông thừa nhận sự hiện hữu của sức mạnh tự nhiên hướng dẫn thế giới. Chúng ta có nên xem những luật này và những sức mạnh tạo thành sức mạnh-Gót trong vũ trụ?
ĐÁP: Tôi không thừa nhận rằng sức mạnh tự nhiên hướng dẫn thế giới. Tôi có thể có nói điều-gì-đó mà có vẻ giống như thế. Nó luôn luôn là khó khăn để nói chuyện trong ngôn ngữ mà tôi xem là chuẩn xác lôgích. Nhưng sức mạnh (lực) đã được loại bỏ khỏi vật lý. Nó xảy ra trong vật lý học Newton, nhưng không trong vật lý hiện đại. Tôi không bao giờ nên nói về những sức mạnh tự nhiên như hướng dẫn thế giới, bởi vì tôi không nghĩ rằng những sức mạnh tự nhiên là bất cứ điều gì cả, nhưng là một cách viết tắt - như tốc ký - khi mô tả những gì quả có xảy ra. Nếu bạn sắp xếp tên trong sổ điện thoại theo thứ tự abc, bạn phải không nghĩ rằng có một sức mạnh tự nhiên khiến cho người ta nhận theo một thứ tự chữ cái abc. Bạn nghiêng sang để nghĩ nó xảy ra trong vũ trụ.
HỎI: Những người không tin vào Gót, họ dùng điều-gì như là một tiêu chuẩn cho đúng và sai?
ĐÁP: Cá nhân tôi xem đối xử tàn ác là điều xấu chính, nếu nhiều thành điều tồi tệ nhất, và tôi nên xem thương cảm, và lòng tử tế, như là điều tốt nhất. Thế rồi, thêm vào những đức tính đó là có nhiều những đức tính trí thức và tật xấu. Tôi đã nói về tính xác thực và những thứ loại tương tự. Tất cả những điều đó bạn có thể vun trồng sâu trong tuổi trẻ mà không cần phải mang Gót vào làm gì. Trong sự kiện thực tế, khi bạn quả có mang Gót vào, nó không phải là hậu quả của Gót được đưa vào mà bạn thành công trong việc thuyết phục người nghe rằng điều này hay điều kia là sai lầm, nhưng đó là vì cái cách bạn nói về nó nếu như bạn thực sự chính mình tin vào nó. Một trong những lý do tại sao tôi nghĩ rằng những giới luật của cha mẹ là không hiệu quả là chúng là những giới luật mà những bậc cha mẹ nghĩ rằng tốt cho trẻ em (mà thôi). Những gì bạn thực sự đích đáng tin tưởng, bạn có thể truyền đạt một cách dễ dàng không cần Gót, mà cũng giống như có Gót Tôi nói với kinh nghiệm có trong giao dịch với trẻ em.
(....)

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2010)


[1] Xem Bertrand Russell, What is an agnostic? (Thế nào là một người theo thuyết Không-thể-biết?), bản dịch LDB, trên blog này.
[2] Nguyễn Gia Thiều, Cung Oán:
“Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,
Chết đuối người trên cạn mà chơi.
Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.”
[3] Bishop: thày chăn chiên cấp tỉnh - là một thày chăn chiên có giữ chức vị trong tổ chức hội nhà thờ Catô, vị này thường có trách nhiệm trông coi tín đồ trong cả một vùng lớn, thường là một tỉnh, một thành phố hay nhiều tỉnh nhỏ.
Các chức vị khác trong hội nhà thờ, có thể dịch như sau, không cần mượn chữ Tàu: Cardinal: “thày chăn chiên áo đỏ”; Archbishop: “thày chăn chiên cấp vùng”; Bishop: “thày chăn chiên cấp tỉnh”. Trên tất cả các vị này là pope: “vua chiên”, vốn các tín đồ Catô vẫn xưng tụng là vị “chủ chiên”, chăn dắt linh hồn họ.
Xem thêm giải thích chi tiết của tôi trong - Friedrich Nietzsche, Phản-kitô, chú thích 25, bản dịch LDB.
[4] Mastoid: Mảnh xương thừa thường có vị trí sau vành tai. Bị sưng hay nhiễm trùng (Mastoiditis) hay xảy ra với trẻ em, thường phải mổ bỏ mới khỏi hẳn.
[5] Tác giả muốn nhắc xa gần đến ý niệm “tội tổ tông” trong đạo Kitô. Dĩ nhiên chỉ là một niềm tin quái đản trong tôn giáo đặc biệt đó, và hiển nhiên không có giá trị gì về lôgích và đạo đức
[6] Nguyên văn “sin” có một nghĩa đặc biệt trong đạo Kitô, và ảnh hưởng các dân tộc theo đạo Kitô, tạm dịch là “tội lỗi”. Theo những tín đồ của đạo này “tội lỗi” là làm bất cứ gì, dù tốt đẹp với luân lý nhân gian, nhưng trái với ý Gót, và ý đó thường diễn dịch tùy tiện từ kinh Thánh.
[7] Lý thuyết về sự Sa ngã: đạo Kitô tin tưởng rằng - vì hai người (Do thái?) đầu tiên đã kể trong kinh thánh, Adam và Eve, họ không tuân theo gót Yahweh, nên “ngã” khỏi sự toàn hảo, và đã như thế đã đem (hay khởi lên) những tà ác vào trong thế giới vốn được tạo ra tốt đẹp, toàn thiện.
[8] John Stuart Mill (1806-1873): triết gia, kinh tế gia, lý thuyết gia về đạo đức và chính trị, và cũng là nhà quản trị lỗi lạc người Anh, Ông đã có ảnh hưởng rất lớn vào tư tưởng và đường lối chính trị của nước Anh và cũng là người nổi tiếng và có uy tín nhất trong thế giới nói tiếng Anh ở thế kỷ XIX. Ông là cha đỡ đầu của tác giả bài này.
Xem thêm Bertrand Russell, Is there a God? (Có God Hay Không?) bản dịch LDB.
[9] Herbert George Wells (1866 –1946) tác giả người Anh, đặc biệt nổi tiếng với các tiểu thuyết khoa học giả tưởng. Được xem cùng với Jules Verne, một tác giả người Pháp, là cha đẻ của tiểu thuyết khoa học giả tưởng.
Ông còn là nhà luận văn, giáo dục, viết về nhiều về lịch sử và chính trị. Ông có ảnh hưởng rất lớn lao trên tư tưởng châu Âu, mặc dù không là triết gia, theo nghĩa truyền thống. Có một vài sử gia đánh giá là ông đã thay đổi tư tưởng con người ở châu Âu và cả trên toàn thế giới. Là một người theo chủ nghĩa xà hội, yêu hòa bình, vô thần, ông được xem như “hiền giả” của thế kỷ qua.
Những tác phẩm nổi tiếng, thuộc loại phải đọc, của ông – kể một vài: The Time Machine, The Invisible Man, The Island of Doctor Moreau, The War of the Worlds, The First Men in the Moon, The Shape of Things to Come.
Tác phẩm God The Invisible King (Gót, Nhà vua vô hình) trình bày quan điểm của ông về một Gót như Russell nhắc ở trên.
[10] Thời điểm bài nói chuyện này – tháng 2/1939 - vào khoảng thời gian sắp xảy ra Thế Chiến II (Tháng 9/1939). Nên Russell có giọng bi quan và phẫn nộ như trên. Xem thêm Bertrand Russell - Những gì tôi đã sống – tôi đã dịch/giới thiệu trên blog này.
[11] Phương Tây, dân các nước theo đạo Kitô, có tập quán ăn gà tây dịp lễ Giáng sinh. Hàng triệu triệu con bị sát hại làm thịt trong lễ này.
[12] Freethinkers.
[13] Ý thức đạo đức hoàn toàn chủ quan.
[14] Thường được gọi là Pascal Wager – Pascal Đánh cuộc - lý luận này của Pascal, tôi không sao tránh không cảm thấy rất tội nghiệp cho ông, ông có vẻ rất ngây thơ và giản dị như đếm. Mà ông đếm thực, hay đúng hơn đặt lên bàn cân niềm tin, rồi so đo, cộng trừ thiệt hơn:
1. Không tin có Gót, hai trường hợp:
- Nếu có Gót > tội nặng không cứu chữa (bị đày ngục lửa vĩnh viễn) (1a)
- Không có Gót > may mắn! vô tội vạ, không sao (1b)
2. Tin có Gót, hai trường hợp:
- Nếu có Gót > tốt quá (2a)
- Không có Gót > đã sao, mất gì đâu! cũng vô tội vạ (2b)
Tin có Gót
Không tin có Gót
Nếu Có Gót
+1
-1
Nếu Không có Gót
0
0
Tổng cộng điểm
+1
-1
Kết luận: Tin có Gót > Không tin có Gót
Hiển nhiên sau khi cân nhắc, tính toán (không nhắc mọi người cũng biết ông là một nhà toán học lỗi lạc) rõ ràng chọn (2) là tốt hơn cả, đúng ăn cả (2a), ngả về không (2b), còn nếu chọn (1) thì chỉ có hại thiệt thân, chứ tuyệt không lợi. Vậy nên chọn (2) – nghĩa là nên tin có Gót, lợi (trước mắt, đến tối cả mắt!) hơn.
Pascal chỉ đưa ra khuyến cáo là nên tin, vì có lợi hơn không tin, chứ không thực sự chứng minh câu hỏi cơ bản – có Gót hay không? Luận chứng không thực là một luận chứng đúng nghĩa, theo tôi chỉ vì sự phổ thông của nó, nên Russell nhắc đến.
[15] Luân lý Chủ-Tớ (Master-slave morality) là chủ đề trọng tâm của Friedrich Nietzsche, quan điểm được đặc biệt trình bày ngay từ bài luận văn đầu tiên của ông  trong Về Lai lịch của Đạo đức (On the Genelogy of Morality). Nietzsche biện luận có hai loại luân lý nền tảng: “Luân lý của Ông Chủ” và “Luân lý của Nô Lệ”.
Luân lý của Ông Chủ phán đoán hành động trên cán cân tốt/xấu trong hậu quả của nó, luân lý này sống thực và phản ảnh cứu cánh của loài người, đó là con đường thực hiện Ý chí Quyền Lực và cuối cùng khiến người trở nên giống-trên-người- the Overman – (đã thường dịch vội vã là Siêu Nhân). Người-Trên-Người này tạo luật lệ cho chính mình, đó là những hữu thể “vượt lên trên cả thiện lẫn ác” thường tình. (“beyond good and evil”). Đó là luân lý cá nhân của những con người cao thượng, tự tạo giá trị, không theo ai, không bị ai khuất phục.
Luân lý của Nô Lệ”- ngược lại là luân lý của bầy đàn (‘herd’ morality) – phán đoán hành động trên cán cân tốt/xấu trong chủ đích của nó. Theo đó “tốt” có nghĩa nhắm tới xoa dịu đau khổ, và “xấu” có nghĩa nhắm tới gây khiếp sợ (trái với LLOC tốt là “gây khiếp sợ (good=inspire fear)) Nietzsche tin luân lý nô lệ này biểu hiện trong những hệ thống đạo đức quanh ông ở châu Âu, đặc biệt trong Kitô giáo, trong đạo đức học của Kant, và trong ý thức hệ thực dụng tại Anh, cho tốt là có ích, xấu là có hại - British ideology, good is everything that is helpful; what is bad is what is harmful).
Cũng như xem luân lý như một trong những công cụ của giai cấp thống trị nhằm điều khiển tất cả phần quần chúng chúng còn lại trong xã hội; Nietzsche ném bỏ luật lệ xà hội, luân lý thông tục và tôn giáo độc thần Kitô, nhưng không như Marx, nhìn đạo đức qua lăng kính xã hội/kinhtế/chính trị. Nietzsche nhìn đạo đức qua lăng kính văn hóa, tư tưởng nhân loại, đã xem chúng là những động cơ hoàn toàn khác hẳn trong yếu tính của những hiện tượng nhân văn này. Những gì Nietzsche gọi là “luân lý” có khác nhiều với nghĩa thông dụng chúng ta xử dụng hàng ngày. Với Nietzsche, luân lý không thể tách biệt với sự định hình văn hóa. Nó nằm trong ngôn từ, điển luật, thực hành, diễn kể và những cơ chế tổ chức; tất cả đều chứa đựng sự đấu tranh giữa hai loại luân lý này.
Russell đứng trên quan điểm thực dụng Anh, một cách tổng quát, phê bình Nietzsche như trên.
Xem thêm Nietzsche, Về Lai lịch của Đạo đức (On the Genelogy of Morality) bản dịch LDB.