Friday, July 16, 2010

Bertrand Russell - Tôn giáo và hội Nhà Thờ


Tôn giáo và hội Nhà Thờ

Religion and the Churches

Bertrand Russell








“Tôn giáo và hội Nhà thờ” là một trong loạt tám bài giảng về những nguyên tắc tái dựng xã hội mà Russell đã viết vào năm 1915 và phổ biến vào đầu năm 1916 tại Caxton Hall ở Westminster, nước Anh.


Đây là bài thứ bảy và đã được xuất bản lần đầu trong The Unpopular Review (1916) và sau đó in thành sách với những bổ sung thay đổi nhỏ. Những bài giảng, xuất bản năm 1916 như là Principles of Social Reconstruction, là một trong của hầu hết những đóng góp nguyên thuần nhất của Russell về chính trị tư tưởng xã hội. Năm 1944 ông trích dẫn bài luận này như là “ít không hài lòng nhất” trong những phát biểu của ông về tôn giáo.

Thiết tưởng cũng nên ghi chú ở đây, khi Russell nói đến tôn giáo, chủ yếu trong nội dung là ông nói về đạo Kitô, và hội Nhà thờ là danh từ chỉ chung các giáo phái của đạo Kitô: Anh giáo, Catô, và rất nhiều những giáo phái Tin Lành (kể một vài phổ thông: Adventists, Anabaptist, Episcopalian, Baptist, Calvinist, Lutheran, Methodist, Pentecostal, Presbyterian, Quakerism).


Bản dịch từ Bertrand Russell. Russell on Religion. Louis Greenspan & Stefan Andersson biên tập. nxb Routledge, New York, NY, 2002. pp 153-166.




Tôn giáo và hội Nhà thờ

Hầu như tất cả những thay đổi mà thế giới đã trải qua, kể từ thời Trung cổ chấm dứt, là do sự phát hiện và phổ biến kiến thức mới. Đây là nguyên nhân chủ yếu của thời Phục hưng, thời Cải cách [1], và cuộc cách mạng kỹ nghệ. Nó cũng đã là, rất trực tiếp, nguyên nhân của sự phân rã của tôn giáo có giáo điều. Việc nghiên cứu những văn bản cổ điển và lịch sử nhà thờ buổi ban đầu, thiên văn học Copernicus và vật lý học, sinh học Darwin, và nhân chủng học so sánh, mỗi một đã từng lần lượt đến phiên phá đổ xuống một số phần của tòa dinh thự của giáo điều Catô, cho đến khi, đối với hầu hết tất cả những người có suy nghĩ và hiểu biết, cái-nhiều-nhất còn xem ra có thể chống đỡ được là một vài tinh thần ở bên trong, một vài hy vọng mơ hồ, và một vài tình cảm rất không rõ rệt về nghĩa vụ đạo đức. Hậu quả này có lẽ có thể vẫn còn giữ giới hạn chỉ trong một thiểu số học thức, nhưng về phần thực tế là những hội Nhà thờ gần như ở khắp mọi nơi đã chống đối tiến bộ chính trị với cùng một sự ác liệt mà họ đã chống đối tiến bộ trong tư tưởng. Chủ nghĩa chính trị bảo thủ đã mang hội Nhà thờ vào xung đột với bất-cứ-những-gì có khí lực trong những giai cấp lao động, và đã truyền bá tư tưởng tự do khắp giới thật lớn rộng, mà nếu không như thế, đã vẫn có thể cứ đóng kín như trong nhiều thế kỷ qua. Sự phân rã của tôn giáo giáo điều, dù tốt hay xấu, là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong thế giới hiện đại. Tác dụng của nó đã vẫn còn khó thấy nhưng chỉ mới chớm bắt đầu tự xuất hiện: những gì chúng sẽ là, khó không thể nào nói được, nhưng chúng chắc chắn sẽ sâu xa, và có ảnh hưởng rộng lớn vô cùng.

Tôn giáo là một phần cá nhân, một phần xã hội: đối với đạo Tin lành, chủ yếu là cá nhân, đối với đạo Catô chủ yếu là xã hội. Chỉ khi nào hai yếu tố được pha trộn mật thiết với nhau, khi ấy tôn giáo sẽ trở thành một sức mạnh đầy quyền uy trong sự định khuôn tạo hình xã hội. Hội Nhà thờ Catô, như nó đã tồn tại từ thời Constantine đến thời Cải Cách, đã biểu hiện một pha trộn vốn đã xem ra lạ thường khó tin, nếu như nó đã chẳng thực sự đã đạt đến được, sự pha trộn của Christ và Caesar, của luân lý hạ mình tuân phục với kiêu hãnh tự hào của đế quốc La mã. Những người đã yêu chuộng cái này có thể tìm thấy nó trong vùng Thebaid [2]; những người yêu chuộng cái kia có thể ngưỡng phục nó trong phô trương huy hoàng tráng lệ của những thày chăn chiên cấp vùng [3] nơi thành phố lớn. Qua thánh chiên Francis [4] và vua chiên Innocent III [5], vẫn còn biểu hiện cả hai phương diện của cùng một Nhà thờ. Nhưng kể từ thời Cải cách, tôn giáo cá nhân ngày càng tăng trưởng ở bên ngoài hội Nhà thờ Catô, trong khi tôn giáo vốn nó vẫn còn giữ lại là đạo Catô đã càng ngày càng là vấn đề của những cơ chế tổ chức, và của chính trị ,và của sự liên tục lịch sử. Sự phân chia này đã làm suy yếu sức mạnh của tôn giáo: những cơ chế tôn giáo đã không được làm mạnh thêm bởi sự nhiệt tình và sự chăm chăm theo đuổi với chỉ một mục đích duy nhất của những người trong họ có tôn giáo cá nhân mạnh mẽ, và những người này đã không tìm thấy những giảng dạy của mình được quyền năng của những tổ chức tăng lữ trong hội nhà thờ phổ biến và được làm cho thường trực lâu bền.

Trong thời Trung cổ, hội Nhà thờ Catô đã thành tựu được một xã hội có hệ thống kết cấu nhất, và hợp đề bên trong con người hài hòa nhất, gồm bản năng, não thức, và tinh thần, mà thế giới phương Tây đã từng được biết. Thánh chiên Francis, Thomas Aquinas, và thi hào Dante đại diện cho đỉnh cao của nó nhìn về phương diện phát triển cá nhân. Những giáo đường (nguy nga), những dòng tu ăn xin khổ hạnh, và chiến thắng của Vua Chiên trên Đế Quốc, trình bày sự thành công chính trị tối cao của nó. Nhưng sự hoàn hảo nó đã đạt được là một sự hoàn hảo hẹp hòi: bản năng, não thức, và tinh thần tất cả đã bị tổn thất vì phải cắt xén để phù hợp với khuôn thức; những người ngoài giới nhà thờ thấy mình thành đối tượng của hội nhà thờ theo những cách khiến họ phẫn uất bất mãn, và hội Nhà thờ sử dụng sức mạnh của nó vào sự tham tàn và khủng bố áp bức. Hợp đề hoàn hảo đã là một kẻ thù đối với sự tăng trưởng mới, và sau thời đại của Dante, tất cả những gì đã đương sống trên thế giới, đã phải trước tiên đấu tranh cho quyền sống của nó, chống lại với những đại biểu của trật tự cũ. Tranh đấu này ngay cả cho đến ngày nay vẫn còn chưa kết thúc. Chỉ khi nào nó kết thúc hoàn toàn, trong cả hai, thế giới chính trị bên ngoài và trong thế giới bên trong của những tư tưởng riêng của con người, mới sẽ là có thể có được cho một xã hội có hệ thống kết cấu mới, và một hợp đề bên trong mới, thay vào chỗ hội Nhà thờ nắm giữ đã trong một ngàn năm.

Nghề chuyên môn làm thày chăn chiên đạo Kitô[6] bị tổn thất từ hai nguyên nhân, một trong đó là chung phận với một số những nghề nghiệp chuyên môn khác, trong khi đó, nguyên nhân kia là hoàn toàn đặc thù với chính nó. Nguyên nhân đặc thù với tự nó, là thói thường giả định rằng thày chăn chiên có nhiều đạo đức hơn những người khác. Bất kỳ một lựa chọn trung bình nào lấy từ loài người, đặt nó riêng ra, và bảo rằng nó trội vượt hơn phần còn lại về đức hạnh, phải có xu hướng rồi chìm xuống dưới mức trung bình. Đây là một chuyện tầm thường cũ rích từ cổ thời về những hoàng tử và những người mệnh danh là “kẻ vĩ đại”. Nhưng nó không phải là kém phần đúng nếu nhìn vào giới những thày chăn chiên, vốn họ quả đích thực và tự bản chất không phải là tốt hơn gì nhiều so với mức trung bình, như mức này đã quy ước được giả định phải là. Còn nguồn kia làm hại đến nghề nghiệp giáo sĩ chuyên môn là tài sản dâng cúng yểm trợ. Tài sản vốn nó chỉ sẵn sàng có với những ai sẽ hỗ trợ cho một thể chế đã được thiết lập, nó có một xu hướng bẻ cong những phán đoán của con người ta đối với sự ưu tú xuất sắc của thể chế đó. Xu hướng trở nên càng trầm trọng hơn khi tài sản gắn liền với việc cân nhắc về xã hội và những cơ hội cho quyền lực ti tiện. Nó thành nên tồi tệ nhất của nó khi thể chế tổ chức bị pháp luật buộc chặt với một tín ngưỡng cổ xưa, hầu như không có cách nào có thể thay đổi, nhưng lại hoàn toàn mất liên lạc với những suy nghĩ không bị trói buộc của thời đại. Tất cả những nguyên nhân này kết hợp để gây tổn hại cho sức mạnh đạo đức của hội Nhà thờ.

Phần rất lớn như thế không phải ở tín ngưỡng của hội Nhà thờ là một tín ngưỡng sai lầm. Điều là sai lầm đơn giản chi ở sự hiện hữu của một tín ngưỡng. Ngay sau khi mức thu nhập, chức tước địa vị, và quyền lực phụ thuộc trên sự chấp nhận bất kể là dù tín ngưỡng nào đi nữa, tính trung thực trí thức bị xâm hại. Những con người sẽ nhủ với tự chính họ rằng một sự đồng ý hình thức là xứng đáng bõ công so với những béo bở mà sự chấp nhận đó sẽ khiến họ có được khả năng cho phép họ làm. Họ thất bại không nhận ra rằng, ở nơi những người có đời sống trí não nếu có được bất kỳ sinh lực nào, khi hoàn toàn đánh mất sự vẹn toàn không thể sứt mẻ của trí tuệ, là đặt xuống dấu chấm hết cho sức mạnh thực hiện điều tốt lành, bởi sự dần dần sinh ra trong khắp mọi hướng một khả năng bất lực, không thể nào nhìn thấy đâu đơn giản là sự thật. Tính nghiêm minh chặt chẽ của kỷ luật đảng phái đã đem cùng một tà ác tương tự vào trong chính trị; trong tôn giáo thời đó, bởi vì tà ác là tương đối còn mới, nhiều người có thể nhìn thấy nó, nhưng họ nghĩ nó không quan trọng đối với hội Nhà thờ. Nhưng tà ác là (quan trọng) lớn lao hơn về những phương diện của hội Nhà thờ, vì trong tôn giáo có tầm quan trọng nhiều hơn trong chính trị, và vì nó là thiết yếu hơn nhiều rằng những phát triển bội phân của tôn giáo phải nên được hoàn toàn tránh, không để nhuốm vết nhơ nào.

Những tệ nạn chúng ta đã đương xem xét xem dường như không thể tách biệt ra khỏi sự hiện hữu của một lớp thày chăn chiên tư tế chuyên nghiệp. Nếu như tôn giáo rồi đây không là gây tai hại trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, nó phải như Hội những Thân hữu [7] được tiến hành bởi những người có nghề chuyên nghiệp khác trong sinh sống hàng tuần, những người làm công việc tôn giáo của họ từ sự nhiệt tình, mà không nhận bất kỳ thù lao nào. Và những con người như vậy, bởi vì họ biết thế giới của thường ngày, họ sẽ không có mấy khả năng sa vào một đạo lý xa vời mà không có ai coi là áp dụng được vào đời sống quen thuộc thông thường. Được tự do, họ sẽ không bị ràng buộc để đạt những kết luận nào đó đã được quyết định từ trước, nhưng sẽ có khả năng có thể xem xét những câu hỏi về đạo đức và tôn giáo thật chân chính, không thiên vị. Ngoại trừ trong một xã hội khá tĩnh, không có đời sống tôn giáo nào có thể được sống hoặc là hỗ trợ thực sự cho tinh thần, trừ khi nó được giải thoát khỏi bóng ma đè của một lớp thày chăn chiên tư tế chuyên nghiệp.

Phần lớn vì những lý do này, nên ngày nay rất ít những gì có giá trị về đạo đức và tôn giáo, còn đến từ những con người nổi tiếng trong thế giới tôn giáo. Đúng là trong số những người công khai xưng mình là tín đồ, có rất nhiều người hoàn toàn thành thực, những người vẫn còn cảm nguồn cảm hứng mà đạo Kitô vốn đã mang lại trước khi nó đã bị sự tiến bộ của kiến thức làm suy yếu. Những tín đồ chân thành này có giá trị với thế giới, vì họ giữ cho sống xác tín rằng đời sống tinh thần là những gì là quan trọng nhất cho con người nam lẫn nữ. Một số người trong số họ, trong tất cả những quốc gia bây giờ có chiến tranh, đã có can đảm rao giảng hòa bình và tình yêu nhân danh Christ, và đã làm được những gì nằm trong quyền lực của mình để giảm thiểu những cay đắng của lòng thù hận. Tất cả ngợi khen là do những người này, và nếu không có họ, thế giới thậm chí sẽ tồi tệ hơn nó hiện là.

Nhưng không phải là thông qua ngay cả hầu hết những tín đồ chân thành và can đảm, trong tôn giáo truyền thống mà một tinh thần mới có thể đi vào thế giới. Không phải thông qua họ mà tôn giáo có thể được mang lại cho những người đã bị mất nó, vì não thức của họ đã sinh động, không phải vì tinh thần của họ đã chết. Tín đồ trong tôn giáo truyền thống nhất thiết phải nhìn về quá khứ hơn là tương lai cho cảm hứng. Họ tìm kiếm sự khôn ngoan trong việc giảng dạy của Christ, vốn nó đáng ngưỡng mộ như nó là, nhưng vẫn còn khá nhiều bất cập đối với nhiều những vấn đề xã hội và tinh thần của đời sống hiện đại. Nghệ thuật và trí thức và tất cả những vấn đề về chính quyền bị bỏ qua trong những sách Phúc âm. Những ai, giống như Tolstoy, nỗ lực nghiêm túc đem những sách Tin Mừng dùng như một hướng dẫn cho đời sống, đã bắt buộc phải xem nông dân dốt nát như là loại tốt nhất của con người, và gạt sang một bên những câu hỏi chính trị bởi một chủ nghĩa vô chính phủ phi thực tế và cực đoan.

Nếu như một quan điểm tôn giáo về cuộc đời và thế giới có từng bao giờ hồi phục lại được trong những suy nghĩ và cảm xúc của những con người có não thức tự do, cả nam và nữ, rất nhiều những-gì mà chúng ta đã quen liên kết với tôn giáo sẽ phải được bỏ đi. Việc đầu tiên và thay đổi lớn nhất đó là yêu cầu thiết lập một nền đạo đức của sáng kiến, không phải là đạo đức của tuân phục, một đạo đức của hy vọng thay vì của sợ hãi, của những-gì phải được thực hiện chứ không phải là những-gì cứ để bỏ mặc không thực hiện. Không phải toàn bộ nghĩa vụ của con người là để trôi nhanh, tuột qua thế giới sao cho thoát được thịnh nộ của Gót. Thế giới là thế giới của chúng ta, và nó nằm ở chúng ta để làm thành một thiên đường hay một địa ngục. Quyền năng là của chúng ta, và vương quốc và vinh quang cũng sẽ là của chúng ta, nếu chúng ta có can đảm và cái nhìn sâu sắc để tạo ra chúng. Đời sống tôn giáo mà chúng ta phải tìm kiếm sẽ không là một trong những dịp trang trọng có chỉ thỉnh thoảng, và những cấm cản về mê tín dị đoan, nó sẽ không buồn bã hay khổ hạnh, nó sẽ tự nó ít quan tâm với những quy tắc ứng xử. Nó sẽ được lấy cảm hứng từ một tầm nhìn về những gì đời sống con người có thể là, và sẽ hạnh phúc với niềm vui của sáng tạo, sống trong một thế giới tự do lớn rộng của sáng kiến và hy vọng. Nó sẽ yêu thương nhân loại, không phải vì những gì thấy được bằng mắt, lộ ra bên ngoài, nhưng vì những gì mà trí tưởng tượng cho thấy rằng họ có đó nằm bên trong họ để rồi sẽ trở thành. Nó sẽ không chực chỉ chờ kết tội, dễ dàng lên án, nhưng nó sẽ đem cho những lời ngợi khen cho thành tích tích cực hơn là sự không-tội-lỗi tiêu cực, đến niềm vui của đời sống, những tình cảm nhanh chóng, những cái nhìn sâu sắc sáng tạo, theo đó thế giới có thể phát triển trẻ trung, và đẹp đẽ, và tràn đầy với sinh lực.

“Tôn giáo” là một từ có nhiều nghĩa và có một lịch sử dài. Trong nguồn gốc, nó đã bận tâm với những nghi lễ nào đó nhất định, vốn đã thừa kế từ một quá khứ rất xưa, được thực hiện lúc ban đầu vì một số lý do đã quên mất từ lâu, và đã liên kết đó đây rải rác theo thời gian với những huyền thoại nhiều loại khác nhau để giải thích cho sự quan trọng vốn giả định của chúng. Nhiều những điều này vẫn còn dài hơi sống quanh. Một người sùng đạo [8](có tôn giáo) là một người đi nhà thờ, một người chịu phép thông công, một người là người “thực hành”, như những người Catô nói. Về mặt khác, anh ta cư xử thế nào, hoặc anh cảm thấy ra sao liên quan đến cuộc đời và đến vị trí con người trong thế giới, không nằm trong câu hỏi - liệu anh ta là có “tín ngưỡng”, hay không - trong cái nghĩa đơn giản nhưng chính xác về lịch sử này. Nhiều người nam và nữ là sùng đạo trong ý nghĩa này mà không cần phải có trong bản chất của họ bất cứ điều gì đáng được gọi là tôn giáo theo ý nghĩa mà trong đó tôi hiểu từ này. Chỉ đơn giản bằng vào sự quen thuộc với dịch vụ của nhà thờ đã làm họ trơ cứng, không tiếp thu được nó, họ vô hình trung thành không có ý thức với tất cả lịch sử và kinh nghiệm của con người mà qua chúng nghi thức tế lễ đã được làm giàu, và vô cảm, không xúc động gì nữa với những từ liếng thoắng lập lại từ Tin Mừng, vốn nó lên án hầu như tất cả những hoạt động của những người tự họ tưởng tượng mình là những môn đệ của Christ. Số phận này phải chiếm đoạt lấy bất kỳ nghi thức thông tục nào: không thể nào nó có thể sẽ nên tiếp tục sản xuất được hiệu quả nhiều hơn, sau khi nó đã được thực hành quá thường xuyên như thế, đến như phát triển thành máy móc.

Những hoạt động của con người có thể trong đại thể đến từ ba nguồn, không tách biệt sắc nét với nhau trong sự kiện thực tế, nhưng đủ rõ rệt khác biệt để xứng đáng có những tên khác nhau. Ba nguồn xuất phát tôi nói tới là: bản năng, não thức, và tinh thần, và trong cả ba, chính là đời sống tinh thần làm nên tôn giáo.

Đời sống của bản năng bao gồm tất cả những-gì con người có chung với những động vật hạ đẳng, tất cả những gì liên quan đến tự-bảo-tồn, và tái tạo sinh sản, và những ham muốn và những thôi thúc bắt nguồn từ những chúng kể này. Nó bao gồm lòng tự cao tự đại hay kiêu căng hợm mình, và tình yêu về sở hữu, tình yêu về gia đình, và thậm chí nhiều cả của những gì làm nên tình yêu đất nước. Nó bao gồm tất cả những thôi thúc vốn trong yếu tính bận tâm với sự thành công sinh lý của chính mình, hoặc của nhóm mình – vì giữa những động vật sống bầy đàn hay tập thể, đời sống của bản năng bao gồm cả nhóm. Những thôi thúc vốn nó bao gồm trong thực tế có thể không làm để thành công, và thường thường có thể trong thực tế là cản trở trở ngược lại nó, nhưng tuy nhiên, những-gì trong số thành công được là lý do cho sự tồn sinh (raison d'être), những-gì biểu tả tính chất động vật của con người, và vị trí của nó giữa một thế giới những đối thủ cạnh tranh.

Đời sống của não thức là đời sống của việc theo đuổi kiến thức, từ chỉ đơn giản tính hiếu kỳ trẻ con đến những nỗ lực cao lớn nhất của tư tưởng. Tính hiếu kỳ có trong loài động vật, và phục vụ một mục đích sinh lý hiển nhiên, nhưng chỉ trong con người nó mới vượt quá khỏi sự điều tra những đối tượng đặc thù như xem có thể ăn được hay độc hại, thân thiện hay thù địch. Tính hiếu kỳ là thôi thúc căn bản đầu tiên, toàn bộ lâu đài kiến thức khoa học đã lớn dậy từ nó. Kiến thức đã được thấy rất hữu ích đến nỗi hầu hết thủ đắc về nó trong thực tế không còn thúc đẩy từ sự hiếu kỳ nữa, giờ đây có không-đếm-được những động cơ khác góp phần nuôi dưỡng đời sống trí thức. Tuy nhiên, tình yêu trực tiếp đối với kiến thức, và không thích sai lầm, vẫn đóng một phần rất lớn, đặc biệt là với những người thành công nhất trong việc học hỏi. Không có người nào thu tập cho nhiều kiến thức, trừ khi sự thu tập trong chính nó là thú vị với người ấy, kể ngoài bất kỳ ý thức nào về việc sử dụng trong đó kiến thức có thể đặt vào được. Sự thôi thúc để có lấy kiến thức và những hoạt động quanh nó, đặt nó làm trung tâm, là những gì tôi hiểu nghĩa về đời sống của não thức. Đời sống của não thức bao gồm tư tưởng vốn nó toàn bộ hoặc một phần phi cá nhân,, theo ý hướng là nó quan tâm chính nó với những đối tượng trên giá trị quan trọng của chúng, và không chỉ đơn thuần trên giá trị quan trọng chúng đè lên đời sống bản năng của chúng ta.

Đời sống của tinh thần là tâm điểm của cảm xúc phi cá nhân xoay quanh, như đời sống của não thức là tâm điểm tư tưởng phi cá nhân xoay quanh. Trong ý nghĩa này, tất cả nghệ thuật thuộc về đời sống của tinh thần, mặc dù sự vĩ đại của nó có nguồn gốc từ hữu thể của nó cũng ràng buộc mật thiết với đời sống của bản năng. Nghệ thuật bắt đầu từ bản năng và thăng cao lên vào trong khu vực của tinh thần; tôn giáo bắt đầu từ tinh thần và gắng sức để thống trị và truyền-biết cho đời sống của bản năng. Điều có thể được là cảm thấy cùng một mối quan tâm tương tự trong những niềm vui, và những nỗi khổ của người khác như của chính chúng ta, để yêu và ghét độc lập với tất cả những mối quan hệ với chính mình, để quan tâm đến vận mệnh của con người, và sự phát triển của vũ trụ, mà không có một ý nghĩ rằng chúng ta một cách cá nhân có liên quan. Lòng tôn kính và thờ phượng, ý thức về một nghĩa vụ với nhân loại, cảm giác về tính chất sai khiến và hành động theo những lệnh truyền mà tôn giáo truyền thống đã giải thích là cảm hứng Thần linh[9], tất cả thuộc về đời sống tinh thần. Và thâm sâu hơn tất cả chúng, nằm dưới là ý thức về một bí ẩn được tiết lộ một nửa, của một trí tuệ ẩn dấu và vinh quang, của một viễn tượng rạng rỡ, trong đó những-gì thông thường mất tầm quan trọng đặc dày của chúng, và trở thành một tấm màn che mỏng, đằng sau đó sự thật cuối cùng của thế giới được thấy lờ mờ ần hiện. Những cảm xúc giống như vậy đó là nguồn gốc của tôn giáo, và nếu như chúng đã chết, hầu hết những gì là tốt đẹp nhất sẽ tuyệt dấu khỏi đời sống.

Bản năng, não thức, và tinh thần tất cả đều thiết yếu cho một đời sống trọn đầy; mỗi một chúng có xuất sắc riêng và hư hỏng riêng. Mỗi một có thể đi đến một xuất sắc giả mạo bằng thiệt thòi cho những cái khác; mỗi một chúng có xu hướng xâm lấn những cái khác, nhưng trong đời sống vốn vốn nó (đáng) được tìm kiếm, cả ba sẽ được phát triển trong sự phối hợp, pha trộn mật thiết trong một toàn bộ hài hòa duy nhất. Trong số những con người kém văn minh, bản năng là tối thượng, và não thức và tinh thần hầu như không tồn tại. Trong số những con người học thức, ở thời đại ngày nay, não thức phát triển, như một quy luật, trên những thiệt thòi của cả hai, bản năng lẫn tinh thần, tạo ra một tính phi nhân bản và thiếu sinh khí lạ kỳ, một thiếu thốn về những ham muốn của cả hai, cá nhân và phi cá nhân, vốn nó dẫn đến chủ nghĩa hoài nghi cay độc và sự phá hoại trí thức. Trong số những nhà tu khổ hạnh lánh đời, và hầu hết những người sẽ được gọi là thánh, đời sống của tinh thần đã được phát triển trên những thiệt thòi của bản năng và não thức, tạo ra một viễn cảnh vốn nó là không thể có được cho những người đã có một đời sống động vật khỏe mạnh, và cho những người có một tình yêu với tư tưởng sống động. Nó không phải trong một bất kỳ nào của những phát triển một chiều này mà chúng ta có thể tìm thấy sự khôn ngoan, hay một triết lý rồi sẽ mang lại đời sống mới cho thế giới văn minh.

Giữa những người nam nữ văn minh trong thời đại ngày nay, hiếm mà tìm thấy bản năng, não thức, và tinh thần trong hòa hợp. Rất ít đã đạt được một triết lý thực tiễn, vốn đem chỗ đứng thuộc về mỗi một đến cho từng mỗi một; như một quy luật, bản năng thì trong trạng thái xung đột với một trong hai, hoặc não thức hay tinh thần, và não thức và tinh thần ở trong trạng thái xung đột với nhau. Xung đột này buộc những người nam nữ chuyển nhiều những năng lực hướng vào bên trong của họ, thay vì có thể có khả năng mở rộng nó tất cả ra những hoạt động khách quan. Khi một người đạt được an bình hướng nội mong manh bằng sự đánh bại một phần bản chất của mình, sức sống năng động của mình bị thương tổn, và tăng trưởng của người này không còn hoàn toàn lành mạnh. Nếu như con người rồi có còn giữ lại như một tổng thể, nó là rất cần thiết rằng họ phải đạt được một hòa giải của bản năng, não thức, và tinh thần.

Bản năng là nguồn của sức sống, là chất keo dán hợp nhất đời sống của cá nhân với đời sống của chủng tộc, cơ bản của tất cả ý nghĩa sâu sắc về hợp nhất với những người khác, và là những phương tiện qua đó sự sống tập thể nuôi dưỡng sự sống của những đơn vị riêng biệt. Nhưng bản năng với tự chính nó mà thôi, để chúng ta lại với sự bất lực không kiểm soát được những sức mạnh của Tự nhiên, hoặc là trong chính chúng ta, hoặc trong môi trường vật lý của chúng ta, và giữ chúng ta trong sự trói buộc với cùng một loại thôi thúc không suy nghĩ vốn do chúng nên thực vật cây cỏ lớn dậy, phát triển. Não thức có thể giải phóng chúng ta khỏi sự trói buộc này, bằng quyền năng của tư tưởng phi cá nhân, vốn có thể cho chúng ta khả năng phê phán một cách phán đoán những mục đích thuần túy sinh học hướng đến, mà bản năng nhiều hoặc ít hơn mù quáng nghiêng về. Nhưng não thức, trong những giao dịch của nó với bản năng, chỉ đơn thuần là quan trọng: đến mức độ bản năng quan tâm, những hoạt động không gì kiểm soát của não thức là dễ thành phá hoại và tạo sự hoài nghi. Tinh thần là một thuốc giải độc cho hoài nghi của não thức: nó phổ quát hóa những cảm xúc nẩy lên từ bản năng, và do phổ quát hóa chúng, làm cho chúng thành trơ trơ với sự chỉ trích trí não. Và khi tư tưởng được tinh thần truyền-biết, nó mất đi sự tàn ác của nó, tính chất phá hoại; nó không còn thúc đẩy nữa cái chết của bản năng, nhưng chỉ sự tinh lọc của nó, lấy từ sự nhất quyết và sự tàn nhẫn và sự giải phóng của nó khỏi những bức tường nhà tù của hoàn cảnh ngẫu nhiên. Đó là bản năng đem cho sức mạnh, não thức đem cho phương tiện của sự hướng dẫn sức mạnh đến những mục đích mong ước, và tinh thần đã đề nghị những xử dụng phi cá nhân cho sức mạnh thuộc một loại vốn tư tưởng không thể làm mất uy tín vì sự chỉ trích. Đây là một phác thảo của những bộ phận mà bản năng, não thức, và tinh thần sẽ đóng vai trò trong một đời sống hài hòa.

Bản năng, não thức, và tinh thần, mỗi chúng là một giúp đỡ với những cái khác, khi sự phát triển của chúng là tự do và không hư hỏng trụy lạc; nhưng khi hư hỏng đi vào bất kỳ một trong ba, không chỉ làm một đó thất bại, nhưng những cái khác cũng trở thành nhiễm độc. Cả ba phải lớn dậy cùng với nhau. Và nếu chúng được lớn dậy đến trọn tầm cỡ của chúng trong bất kỳ một người nam hay nữ nào, người nam hay nữ ấy phải không bị cô lập, nhưng phải là trong một của một xã hội mà ở đấy sự tăng trưởng không bị cản trở và bẻ cong.

Đời sống của bản năng, khi nó không bị não thức hoặc tinh thần tra soát, gồm những chu kỳ bản năng, vốn nó bắt đầu với những thôi thúc những hành vi ít hay nhiều rõ rệt, và đi tiếp tới sự thoả mãn những nhu cầu thông qua những hệ quả của những hành vi thôi thúc này. Thôi thúc và dục vọng không phải là hướng đến toàn bộ chu kỳ, nhưng chỉ hướng đến khởi đầu của nó: phần còn lại để mặc với những nguyên nhân tự nhiên. Chúng ta mong muốn ăn, nhưng chúng ta không mong muốn được nuôi dưỡng, trừ khi chúng ta là những người đau ốm liên miên. Tuy nhiên, không có dinh dưỡng, ăn là chỉ là một niềm vui nhất thời, không phải là phần thôi thúc chung cho đời sống. Người ta mong muốn giao hợp tình dục, nhưng họ không phải như một quy luật mong muốn có con một cách mạnh mẽ, hoặc thường xuyên. Tuy nhiên, với không hy vọng có con, và sự thực hiện thường xuyên của nó, giao hợp tình dục vẫn còn, đối với hầu hết mọi người, là một niềm vui cô lập và riêng biệt, không thống nhất đời sống cá nhân của họ với đời sống của nhân loại, không tiếp nối với những mục đích trọng tâm bởi chúng mà họ sống, và không có khả năng mang lại r ý thức sâu sắc về thực hiện vốn đến từ sự hoàn thành của con trẻ. Hầu hết người ta, trừ khi thôi thúc bị teo nhỏ qua sự không dùng, cảm thấy một mong muốn tạo ra một cái gì đó, lớn hay nhỏ tuỳ theo những năng lực của họ. Một số ít có khả năng đáp ứng mong muốn này: một vài người sung sướng có thể tạo ra một đế quốc, một khoa học, một bài thơ, hay một bức tranh. Những con người của khoa học, những người có ít khó khăn hơn, so với bất kỳ những người khác trong việc tìm kiếm một lối thoát cho sự sáng tạo, là hạnh phúc nhất trong những con người thông minh trong thế giới hiện đại, bởi vì hoạt động sáng tạo của họ có thể tạo cho thoả mãn hoàn toàn cho não thức và tinh thần cũng như bản năng về sáng tạo[10]. Trong họ, nhìn thấy được một bắt đầu, của một cách thức mới của đời sống, vốn nó là để được tìm kiếm, trong hạnh phúc của họ, chúng ta có lẽ có thể tìm thấy châu ngọc của một hạnh phúc tương lai cho tất cả nhân loại. Phần còn lại, với vài ngoại lệ, đã bị cản trở trong những thôi thúc sáng tạo của họ. Họ không thể xây nhà riêng của họ, hoặc làm vườn riêng của họ, hoặc hướng dẫn lao động của họ để sản xuất những gì vốn tự do lựa chọn của họ sẽ dẫn họ đến để sản xuất. Bằng cách này, bản năng sáng tạo, vốn nó nên dẫn tiếp đến đời sống của não thức và tinh thần, bị tra soát và chuyển qua một bên. Rất thông thường, nó bị chuyển qua sự phá huỷ, như là hành động có hiệu lực duy nhất vốn còn lại là mà vẫn còn khả hữu. Thoát ra từ sự thất bại của nó, ghen tị tăng lớn, và thoát ra từ sự ghen tị lớn dậy những thôi thúc để huỷ hoại tính sáng tạo của nhiều những con người may mắn hơn . Đây là một trong những nguồn lớn nhất của hư hỏng trong đời sống của bản năng.

Đời sống của bản năng là quan trọng, không chỉ trên cơ sở riêng của nó, hoặc vì sự hữu ích trực tiếp của những hành động mà nó gây khởi hứng, mà cũng còn bởi vì, nếu như nó không được thoả mãn, đời sống cá nhân sẽ trở thành phân tách và ly cách khỏi đời sống chung của con người. Tất cả những ý thức sâu xa thực sự về hợp nhất với những người khác tùy thuộc vào bản năng, trên sự hợp tác hay thỏa thuận trong một vài mục đích bản năng. Điều này rất rõ ràng trong quan hệ nam nữ và cha mẹ và con cái. Nhưng nó cũng đúng trong những quan hệ rộng rãi hơn. Đúng là những tụ hội đông đảo bị lay chuyển bởi một một tình cảm chung mạnh mẽ, và thậm chí cả toàn thể quốc gia trong những thời căng thẳng. Nó là một phần của những gì làm cho giá trị của tôn giáo như là một tổ chức xã hội. Trường hợp cảm giác này hoàn toàn vắng mặt, những con người khác xem ra thành xa lạnh và tách biệt. Nơi nào nó bị tích cực cản trở, những con người khác trở thành đối tượng của sự thù địch bản năng. Sự tách biệt hoặc bản năng thù địch có thể được đeo mặt nạ của tình yêu tôn giáo, vốn có thể được đem cho tất cả mọi người bất kể mối quan hệ của họ với chính chúng ta. Nhưng tình yêu tôn giáo không bắc cầu nối qua vực sâu phân cách những phần đó của con người với con người: nó trông vời qua vực sâu này, nó nhìn những người khác với lòng trắc ẩn hay thương cảm không phân biệt, nhưng nó không sống với cùng đời sống mà họ sống. Bản năng mà thôi có thể làm được điều này, nhưng chỉ khi nó hiệu quả, và lành mạnh, và trực tiếp. Cho mục đích này, nó là cần thiết cho những chu kỳ bản năng thường, chúng nên thường xuyên được hoàn tất, không bị gián đoạn ở giữa dòng diễn tiến của chúng. Hiện nay, chúng thường liên tục bị gián đoạn, một phần vì những mục đích vốn xung đột với chúng vì những lý do kinh tế hay nhũng lý do khác, một phần vì việc theo đuổi lạc thú, vốn chọn ra những phần dễ chịu nhất của chu kỳ và tránh hết phần còn lại. Bằng cách này, bản năng bị cướp mất sự quan trọng và chân thực của nó, nó trở nên không có khả năng mang lại bất kỳ đáp ứng thực sự nào, nhu cầu của nó lớn mạnh hơn và quá nhiều hơn nữa, và đời sống trở nên không còn là một toàn bộ với một chuyển động bất phân duy nhất, nhưng một loạt những khoảnh khắc tách biệt, một số trong chúng là dễ chịu thú vị, hầu hết trong số chúng là đầy những mệt mỏi và chán nản.

Đời sống của não thức, mặc dù tự nó xuất sắc tột bậc, nó không thể mang được lành mạnh vào đời sống của bản năng, trừ khi nó kết quả trong một ngõ thoát không quá khó khăn cho bản năng sáng tạo. Trong những trường hợp khác, như một quy luật, nó tách biệt quá xa với bản năng, quá phân ly, quá nghèo nàn về sự tăng trưởng hướng nội, để đủ khả năng là hoặc một phương tiện truyền bá cho bản năng, hoặc một phương tiện thay thế và tinh luyện nó. Tư tưởng trong bản chất của nó là phi cá nhân và tách phân, bản năng trong bản chất của nó là cá nhân và gắn liền với những hoàn cảnh cụ thể: giữa hai, trừ khi cả hai đạt tới một trình độ cao, có một cuộc chiến mà không phải là dễ dàng khuyên giải. Đây là lý do nền tảng cho thuyết về sức sống [11] , chủ nghĩa vị lai [12], chủ nghĩa thực dụng [13], và nhiều những triết lý khác mà chúng tự quảng cáo là mạnh mẽ và cương cường. Tất cả những thuyết này đại diện cho nỗ lực để tìm một phương thức suy nghĩ mà không là thù địch với bản năng. Những nỗ lực, tự nó, là xứng đáng ca ngợi, nhưng giải pháp đưa ra là quá hết sức dể dãi. Những gì được đề nghị chung qui là đưa đến một sự lệ thuộc của tư tưởng với bản năng, một sự từ chối không cho phép tư tưởng đạt được lý tưởng riêng của mình. Tư tưởng mà không vượt lên trên những gì là cá nhân, thì không phải là tư tưởng thực sự trong bất kỳ ý nghĩa nào: nó chẳng qua chỉ là một sự sử dụng bản năng một cách thông minh nhiều hay ít hơn. Đó là tư tưởng và tinh thần, chúng nâng con người cao vượt trên mức của những súc vật. Qua sự loại bỏ chúng, chúng ta có thể đánh mất đi sự xuất sắc đích thực của con người, nhưng không thể tiếp thu được sự xuất sắc của những loài vật. Tư tưởng phải đạt đến sự tăng trưởng hoàn toàn của nó trước khi cố gắng một sự hòa giải với bản năng

Khi tư tưởng đã đãi luyện và bản năng không đãi luyện cùng tồn tại bên nhau, giống như chúng xảy ra trong nhiều những người trí thức, kết quả là một sự không tin tưởng hoàn toàn với bất kỳ một tốt đẹp quan trọng nào đã hoàn thành được bằng sự trợ giúp của bản năng. Cứ theo như sự phân bối của chúng, một số những người như vậy sẽ ném bỏ bản năng xa đến cùng mức có thể được, và trở thành khổ hạnh, trong khi những người khác sẽ chấp nhận nó như là một cần thiết, để mặc nó bị suy thoái và tách ra khỏi tất cả những gì là thực sự quan trọng trong đời sống của họ. Bất cứ một trong hai lối giải quyết này ngăn chặn bản năng, không cho nó là sinh lực quan trọng, hoặc không cho nó là một gắn buộc với những cái khác; hoặc là tạo ra một cảm giác cô độc thân xác, một vực ngăn mà qua đó não thức và tinh thần của những người khác có thể nói chuyện, nhưng không phải bản năng của họ. Đối với rất nhiều người, bản năng của lòng yêu nước, khi chiến tranh bùng nổ, là bản năng đầu tiên mà đã bắc cầu nối qua vực ngăn, là cái đầu tiên đã làm cho họ cảm thấy một sự đoàn kết sâu sắc thực sự với những người khác. Bản năng này, chỉ bởi vì, trong hình thức mạnh mẽ của nó, nó đã là mới và không quen thuộc, đã vẫn giữ còn không bị nhiễm bệnh vì suy nghĩ, không bị tê liệt hoặc mất sức sống vì nghi ngờ và phân ly lạnh lẽo. Ý thức về sự thống nhất mà nó mang lại có được khả năng được đưa ra bởi đời sống bản năng của những thời bình thường hơn, nếu tư tưởng và tinh thần không phải là thù địch với nó. Và chừng nào ý thức về sự thống nhất này vắng mặt, bản năng và tinh thần không thể hòa hợp, và cũng không đời sống cũng không có thể có sức sống và có những hạt giống của sự tăng trưởng mới.

Đời sống của não thức, vì sự phân cách của nó, có xu hướng tách biệt một người trong thâm tâm với những người khác, đến chừng nào nó chưa đạt cân bằng bởi cuộc đời của tinh thần. Vì lý do này, não thức với không tinh thần, có thể đưa bản năng lại hư hỏng hoặc thui chuột đi, nhưng không thể thêm được bất kỳ xuất sắc nào vào đời sống của bản năng. Trên nền tảng này, một số người có ác cảm với tư tưởng. Nhưng không có mục đích tốt đẹp nào được phục vụ cả khi cố gắng ngăn chặn sự phát triển của tư tưởng, vốn nó có sự khăng khăng riêng nó, và nếu những chiều hướng có khuynh hướng tự nhiên bị tra soát, nó sẽ quay sang những hướng khác, hướng ấy lại còn tai hại nhiều hơn. Và tư tưởng trong tự thân nó giống như Gót: nếu sự sự hỗn hợp giữa tư tưởng và bản năng đã không thể hoà giải, sẽ là tư tưởng thành nên chinh phục. Nhưng phía đối lập không phải là không thể hoà giải: tất cả những gì cần thiết là cả hai, tư tưởng và bản năng nên được đời sống của tinh thần thông giải. Ngõ hầu đời sống con người nên có sức sống, là cần thiết cho những thôi thúc bản năng được mạnh mẽ và trực tiếp, nhưng ngõ hầu có đời sống con người nên là tốt đẹp, những thôi thúc bản năng phải được chi phối và kiểm soát bởi những ham muốn ít cá nhân hơn và ít tàn nhẫn hơn, ít chịu trách nhiệm trong dẫn đến xung đột hơn so với những cái được lấy hứng khởi từ chỉ bản năng mà thôi. Một cái gì đó phi cá nhân và phổ quát là cần thiết, toàn khắp và ở trên những gì bật ra từ những nguyên tắc của sự phát triển cá nhân. Đây chính là điều đã được cuộc đời của tinh thần đem đến cho.

Lòng yêu nước có khả năng làm được một ví dụ về loại kiểm soát vốn là cần thiết. Lòng yêu nước được pha trộn từ một số xúc cảm bản năng và những thôi thúc: tình yêu với quê hương, tình yêu với những người vốn họ có cách thức và quan điểm tương tự như của riêng chúng ta, những thôi thúc để hợp tác trong một nhóm, ý thức tự hào về những thành tựu của nhóm của một ai. Tất cả những thôi thúc và mong muốn này, giống như tất cả mọi thứ thuộc về đời sống của bản năng, là cá nhân, trong ý nghĩa rằng những cảm xúc và hành động vỗn chúng khởi dậy đối với những người khác được xác định bởi mối quan hệ của những người khác với tự chúng ta, không phải bởi những gì mà chúng là từ bản chất. Tất cả những thôi thúc và những mong muốn kết tụ để tạo ra một tình yêu của một người với đất nước của hắn, vốn được cấy trồng sâu xa trong thớ thịt của sinh thể anh ta gần gũi chặt chẽ với sức mạnh của sức sống anh ta, hơn bất cứ tình yêu nào không bắt rễ từ bản năng. Nhưng nếu tinh thần không đi đến khái quát hóa tình yêu đất nước, tính loại trừ của tình yêu bản năng làm nó là một nguồn của hận thù với những đất nước khác. Những gì tinh thần có thể có tác dụng là làm cho chúng ta nhận ra rằng những quốc gia khác cũng ngang bằng xứng đáng với tình yêu, là sự ấm áp sống động khiến chúng ta yêu đất nước của chúng ta, tiết lộ cho chúng ta thấy rằng nó xứng đáng được yêu thương, và rằng chỉ có sự nghèo nàn của bản chất chúng ta ngăn cản chúng ta khỏi sự yêu thương tất cả những đất nước khác giống như chúng ta yêu của chúng ta. Bằng cách này, tình yêu bản năng có thể được mở rộng trong tưởng tượng, và một ý hướng về giá trị của tất cả nhân loại có thể lớn dậy, vốn sống động và mãnh liệt nhiều hơn bất kỳ những-gì có tình yêu bản năng là yếu đuối. Chỉ riêng tinh thần có thể làm điều này, bằng mở rộng và phổ quát hóa tinhg yêu vốn sinh từ bản năng. Và trong khi làm như thế, nó kiểm tra và thanh lọc những gì là cố chấp, hay tàn nhẫn hay đè nén cá nhân trong đời sống của bản năng.

Cùng một sự mở rộng qua tinh thần là cần thiết với những yêu thương bản năng khác, nếu chúng không bị làm yếu, hoặc làm hư hỏng vì tư tưởng. Tình yêu vợ chồng có khả năng là một điều rất tốt, và khi người nam và nữ là nguyên sơ thích đáng, không có gì ngoài bản năng và sự may mắn là cần thiết để làm cho nó đạt đến một mức độ hoàn hảo nhất định. Nhưng một khi tư tưởng bắt đầu khẳng định quyền của mình để chỉ trích bản năng, cái đơn giản có trước trở nên không thể.được. Tình yêu vợ chồng, nếu như là bản năng không kiểm soát để mặc nó, nó là quá hẹp hòi và cá nhân để chống lại những mũi tên nhọn châm biếm, cho đến khi nó được làm giàu bằng cuộc đời của tinh thần. Quan điểm lãng mạn về hôn nhân, mà cha mẹ của chúng ta tuyên bố công khai tin vào, sẽ không sống xót qua khỏi một hành trình tưởng tượng đi dọc xuống một đường phố của khu biệt thự ở vùng ngoại ô, mỗi biệt thự có chứa một cặp vợ chồng, mỗi cặp vợ chồng chúc mừng lẫn nhau lần đầu tiên bước qua ngưỡng cửa, rằng nơi đây họ có thể yêu thương trong hòa bình, không bị gián đoạn vì những người khác, không giao tiếp với thế giới lạnh lẽo bên ngoài. Sự phân cách và sự thân cận, những tên gọi tốt đẹp cho sự hèn nhát và sự hợm hĩnh dụt dè, đóng kín trong bốn bức tường của hàng ngàn biệt thự nhỏ, trình diện chúng một cách lạnh lùng và vô thương cảm với những ai vốn não thức át trội vượt trên bằng sự thiệt thòi của tinh thần.

Con người có đời sống của tinh thần bên trong người ấy, xem tình yêu nam nữ, cả trong chính mình và trong những người khác, rất khác với con người bị não thức chi phối độc quyền. Ông thấy, trong khoảnh khắc của cái nhìn sâu sắc, rằng trong tất cả nhân loại có cái gì đó xứng đáng với tình yêu, một cái gì đó bí ẩn, một cái gì đó hấp dẫn, một tiếng gọi đến từ đêm tối , một hành trình dọ dẫm, và một chiến thắng khả hữu. Trong khi những yêu thương bản năng của ông, ông hoan nghênh trợ giúp của nó, trong nhìn thấy và cảm thấy giá trị của con người mà ông yêu thương. Bản năng trở thành một sự củng cố cho cái nhìn sâu sắc tinh thần. Những gì bản năng bảo cho ông, cái nhìn sâu sắc tinh thần khẳng định, tuy nhiên phần lớn não thức có thể nhận thức được về những sự nhỏ bé, những sự hạn chế, và những bức tường bao quanh vốn chúng ngăn chặn tinh thần không cho tỏa sáng tới. Tinh thần của ông tiên đoán trong tất cả những người những gì bản năng của ông cho ông thấy trong đối tượng tình yêu của ông.

Tình yêu của những cha mẹ với con cái có nhu cầu của cùng chuyển hóa như thế. Tình yêu thuần bản năng, không có tư tưởng tra soát, không có tinh thần truyền hiểu, là độc chiếm loại trừ, tàn nhẫn, và bất công. Từ cha mẹ thuần bản năng, không lợi ích nào cho người khác được cảm thụ là đáng với một thương tổn cho con trẻ riêng của mình. Danh dự và đạo đức qui ước đặt những giới hạn thực tế quan trọng nào đó trên sự ích kỷ nhân danh của cha mẹ, bởi vì một cộng đồng văn minh đòi tối thiểu nhất định nào đó trước khi nó sẽ cho sự tôn trọng. Nhưng trong vòng giới hạn cho phép của dư luận, tình thương yêu (con cái) của cha mẹ, khi nó chỉ là bản năng, sẽ tìm kiếm những lợi thế cho con em mình mà không quan tâm đến những người khác. Não thức có thể làm suy yếu đi thúc đẩy về bất công, và giảm bớt sức mạnh của tình yêu bản năng, nhưng nó không thể giữ toàn bộ sức mạnh của tình yêu bản năng và chuyền nó sang những cứu cánh phổ quát hơn. Tinh thần có thể làm điều này. Nó có thể để mặc tình yêu bản năng về con trẻ không lu mờ, và mở rộng sự trọn lòng sắc nhọn của phụ huynh, trong trí tưởng tượng, ra đến toàn thế giới. Và tình yêu của cha mẹ, tự nó sẽ nhắc nhở phụ huynh vốn là những người có đời sống tinh thần, cung cấp cho trẻ em của mình ý thức về công lý, sự sẵn sàng để phục vụ, lòng tôn kính, ý chí vốn nó điều khiển sự tự tìm kiếm, mà ông cảm thấy là tốt đẹp hơn so với bất kỳ thành công cá nhân nào.

Đời sống của tinh thần đã bị tổn thương trong những thời gần đây, do sự liên kết của nó với tôn giáo truyền thống, bởi sự ác cảm hiển hiện của nó với đời sống của não thức, và bởi sự kiện thực tế là nó có vẻ rút vào trung tâm của sự quên mình, từ bỏ. Đời sống của tinh thần đòi hỏi sự sẵn sàng cho sự quên mình từ bỏ khi có cơ hội phát sinh, nhưng là trong bản chất của nó như là tích cực và có khả năng làm giàu thêm sự hiện hữu cá nhân cũng như não thức và bản năng làm được. Nó mang lại với nó niềm vui của viễn kiến, của sự bí ẩn và sự thâm thuý của thế giới, của sự quán tưởng về đời sống, và trên tất cả là niềm vui của tình yêu phổ quát. Nó giải phóng những ai đã có nó, khỏi nhà tù của khăng khăng đam mê cá nhân, và những bận tâm trần tục. Nó đem cho tự do, và phóng khoáng, và cái đẹp đến với những tư tưởng và những tình cảm của con người, và với tất cả những quan hệ của họ với những người khác. Nó mang lại giải pháp cho những hoài nghi, sự chấm dứt của những tình cảm mà tất cả chỉ là hợm hĩnh. Nó phục hồi sự hòa hợp giữa não thức và bản năng, và dẫn những đơn vị đã tách biệt trở lại chỗ đứng của mình trong cuộc đời của nhân loại. Đối với những người đã một lần bước vào thế giới tư tưởng, nó chỉ là qua tinh thần mà hạnh phúc và an bình mới có thể trở  lại.











Bertrand Russell
(1915)
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Jul/2010)



[1] Reformation – chỉ phong trào vận động cải cách đạo Ki tô, với kết quả là sự thành lập đạo Tin lành ở các nước Bắc Âu, về thời gian lịch sử là khoảng 1517-1648.
[2] TheBaid: vùng đất bắc Phi, cổ Egypt, Vốn là đất sa mạc, nên từ khoảng thế kỷ 5, là chỗ có nhiều những người tu kín, khổ hạnh đạo Kitô.
[3] Archbishops.
[4] St Francis of Assisi (1181–1226). Người Ý, được hội nhà thờ phong tước “thánh”. Ông sáng lập dòng tu Franciscans. Francis được kể là lấy cảm hứng từ lời Christ chép trong Matthew 10:7-9 “Đi rao giảng khắp và sống như nói ‘nước Chúa sắp đến rồi’...Đừng có lấy vàng hay bạc, đồng nhét lưng làm gì, lên đường không bị-đựng, không hơn hai cái áo chùng, không dép, không hầu cận, vì làm lụng mới đáng với miếng ăn”. Theo ông, chỉ trong sự nghèo khổ tuyệt đối người ta mới thấy ý nghĩa cao cả của sự theo chân bắt chước đời chúa Christ. Francis và môn đồ, từ chối tất cả mọi hình thức tài sản sở hữu, dù cá nhân hay cộng đồng, sống hoàn toàn bằng của xin cho từ người khác. Quả là có khó khăn, nên sau đó, khoảng 1221-1223; Francis đã định nghĩa lại về sự nghèo khó, qua đó, cho phép các môn đồ được giữ một vài sở hữu cá nhân.
Một dòng tương tự , cũng tuyên giữ trong sạch và nghèo khổ, là Dominicans, với nhà thần học nổi tiếng Thomas Aquinas.
Tôi tạm dịch là “thánh chiên” – hiểu như vị thánh trong hội nhà thờ, đối với/trong những con chiên đạo Kitô, để khỏi lẫn lộn với các vị thánh hiền khác, xưa nay vẫn đã quen thuộc, như thánh Khổng, thánh Gandhi, hay anh hùng dân tộc như thánh Trần (Hưng Đạo) chẳng hạn, vì chỉ vội xét nội dung trong những thí dụ vừa kể sau, từ “thánh” có nội dung khác hẳn..
[5] Innocent III (1160-1216) là một trong những vua chiên uy quyền và có ảnh hưởng nhất thời Trung cổ. Ông mở cuộc viễn chinh chữ thập thứ tư sang vùng Trung Đông, và đặc biệt cuộc viễn chinh chữ thập Albigensian huỷ diệt những người Cathars, nam nước Pháp.
[6] “clerical profession”: nghề chuyên môn làm thày chăn chiên, hay nghề chuyên môn làm giáo sĩ, vì thực sự là một nghề nghiệp, có trường đặc biệt (chủng viện, các viện thần học) và chương trình huấn luyện chuyên môn (nội dung chủ yếu là thần học, môn học xoay quanh gót và đức tin vào gót), sau đó có tổ chức hàng ngũ chặt chẽ, với đẳng cấp, chức tước, nhiệm vụ, được qui định chi li trật tự, cùng quyền lợi, lương bổng tương ứng. Đây là một nghề chuyên môn vì đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, khi hành nghề phải tuân theo những qui định chặt chẽ, nếu vi phạm sẽ bị phạt và trục xuất, mất chức không được tự tiện hành nghề. Nó có một lịch sử rất lâu dài và phức tạp. Sự hình thành nghề nghiệp chuyên môn này trải qua rất nhiều thay đổi tiến hoá ở vùng Trung Đông, là nơi nó bắt nguồn, rồi sau đó ở châu Âu trong các quốc gia theo Kitô. Ba hình thức giáo sĩ Kitô chính phổ thông ngày nay với quần chúng ở VN là: giảng đạo tuyên giữ độc thân (Catô, thường gọi là linh mục), giảng đạo có gia đình (Tin lành, mục sư), và thành phần thứ ba, không trực tiếp giảng đạo, chỉ hoạt động xã hội, giáo dục, y tế (frère, sơ, Ca tô) với mục đích bành trướng tôn giáo. Cả ba hình thức này, không nên dễ dãi rồi lẫn lộn xếp chung với những giới tu sĩ các tôn giáo khác Kitô.
Đặc biệt ở nước Pháp, những lạm quyền, sa đoạ của nghề làm thày chăn chiên bị các triết gia tên tuổi như Diderot, Voltaire, và Jean Jacques Rousseau phê bình chỉ trích, nên nó đã dần làm nó thay đổi và mất dần đi những đặc quyền nắm giữ lâu dài từ rước đây ở thời trung cổ, như Rusell đang bàn, trong chính trị, pháp luật và xã hội.
Và nổi tiếng trong “Le Rouge et le Noir”, văn hào Pháp Stendhal (1783-1842) trình bày nhân vật điển hình Julien Sorel, xuất thân từ giới nghèo hèn, muốn tiến thân, chỉ có cách chọn mặc áo chùng “đen” (làm thày chăn chiên chuyên nghiệp) để đi leo lên những nấc thang cao hơn trong xã hội, nếu không có can đảm đi làm cách mạng (“đỏ”) trong xã hội Pháp thời cách mạng. Những nhân vật như Julien Sorel nhan nhản quanh chúng ta, chỉ nhìn cẩn thận một chút là nhận diện được.
Hiện nay, khi tôi viết những giòng này, nghề chuyên môn làm thày chăn chiên ở Âu Mỹ đã xuống cấp ở mức xem ra khó có thể thấp hơn được nữa. Hai hiện tượng thời sự nổi bật là:
1. Những quảng cáo kêu gọi, chiêu mộ, mời gọi gia nhập nghề này, đã xuất hiện từ thập niên trước, vì có một khủng hoảng trầm trọng về nhân sự. Ngày nay không còn có nhiều người trẻ nam nữ ở các nước tiền tiến Âu Mỹ, muốn gia nhập nghề này nữa, có rất nhiều lý do, nhưng nếu như nói đến sự kêu gọi của lý tưởng, những người trẻ ngày nay có lý tưởng, họ sẽ hoặc tự sáng tạo những đường lối thực hiện, hoặc tự thành lập hay gia nhập rất nhiều những tổ chức, những vận động, những phong trào xã hội, có tính nhân bản, vượt trên các biên giới tín ngưỡng, chủng tộc, tất cả nằm ngoài hội nhà thờ, dẫn vài thí dụ nổi tiếng: Y sĩ không biên giới, Hội hoà bình xanh, hội bảo vệ súc vật, hội ân xá chính trị, các tổ chức cứu tế phòng chống HIV/AID, hay cứu trợ thiên tai, kinh tế trong các nước còn kém phát triển, các tổ chức bảo vệ trẻ em, môi sinh, thiên nhiên,....
2. và khủng hoảng thứ hai, trong nội bộ hội nhà thờ Catô, từ thấp nơi các thày chăn chiên tỉnh nhỏ lên đến cao như các thày chăn chiên cấp vùng, chỉ còn thiếu vua chiên đương thời, Benedict XVI, dù vị này cũng không thoát dư luận kết án phạm tội bao che. Đó là tệ nạn nhũng lạm tính dục, đặc biệt với trẻ em trai, ấu nhi, hay vị thành niên. Đây là một câu chuyện thời sự dài, xin tìm đọc trên báo hàng ngày.
Trong Tại Sao Tôi Không là người Kitô? Russell có viết “nhà thờ vẫn tiếp tục còn là thù nghịch chính của các tiến bộ đạo đức trên toàn thế giới”. Quả thực vậy, những hội nhà thờ không bao giờ chân thành hết lòng ủng hộ hay tán đồng các tổ chức, phong trào xã hội thuộc loại như đã kể trên này. Một phần vì như Russell nói, là ôm chặt giáo điều của họ. Một phần khác, tôi nghĩ vì những tổ chức, phong trào này khi phát triển, sẽ lấy mất đi hay làm thu hẹp, giảm thiểu nguồn nhân lực, môi trường, địa bàn hoạt động của họ, gây thiệt hại lớn lao cho họ về nhiều mặt, ít nhất là về uy tín, chưa kể thu nhập kinh tế qua tài trợ sản vật quyên góp tiền bạc.
Nhìn theo hướng đó, hội nhà thờ chống lại các ngay những phong trào vận động công bằng xã hội, các phong trào khuynh tả chính trị, thí dụ hiện nay tại châu Mỹ La tinh, có phần vì lý do tranh chấp địa bàn hoạt động tôi nêu trên. Mặc dù có khi tuyên xưng là hội nhà thờ của người nghèo, dù có các dòng tu ăn mày khổ hạnh (là phản ứng từ thời trungg cổ trước những phê bình loại như Russell kể trên), mặc dù có cả những thày chăn chiên tiến bộ đứng vào hàng ngũ phản kháng, nhưng hội nhà thờ Catô vẫn chính thức đứng về phe áp chế, về cùng các thế lực thực dân hay di sản đế quốc thời thuộc địa tại châu Mỹ La tinh.
[7] “Society of Friends”: Một giáo phái Kitô, thành lập khoảng giữa thế kỷ 17 tại nước Anh, vị sáng lập là George Fox (1624-91) , sau khi bị ngược đãi tại đây, họ đã di cư đông đảo sang Mỹ. Những người này phủ nhận những nghi lễ ban phước, tín ngưỡng giáo điều, phủ nhận cả vai trò tư tế, không có thày chăn chiên, trong các hội họp, ai cũng có quyền phát biểu, đặc biệt chống bạo động. Giáo phái này là nguyên nhân của nhiều cải tổ xã hội quan trọng. Họ thường được biết là những người “Quakers”.
[8] Tác giả đương bàn về tôn giáo trong xã hội Âu Mỹ, thế nên - người có đạo, có tôn giáo, có tín ngưỡng, người sùng đạo, người thực hành một tôn giáo - đều chỉ đạo Kitô. Nên nhắc kèm những thói quen như kể trên - “đi nhà thờ, chịu phép thông công”.
[9] Divine inspiration
[10] CTTG -
[11] vitalism: Thuyết sức sống - chủ thuyết cho rằng sự sống và những sinh hoạt của cấu trúc sống, chúng tùy thuộc vào lực phi vật chất hay những nguyên lý tách biệt với những tiến trình vật lý và hóa học
[12] Futurism: Tin tưởng ý nghĩa của đời sống hay sự hoàn thành của mỗi đời người nằm ở tương lai không trong qúa khứ hay hiện tại.
[13] Pragmatism: chủ nghĩa thực dụng. Do Charles S. Peirce và William James phát triển - ý nghĩa, giá trị của một ý tưởng hay một mệnh đề nằm ở trong những hậu quả, tác dụngcó thể xem xét được của nó.