Monday, May 24, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (0)















Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.

(Như một Phạm vi cho Phương pháp Khoa học trong Triết học)
Bertrand Russell

Our Knowledge of the External World
As A Field for Scientific Method in Philosophy

Lời người dich
Đây là những bài giảng có nội dung tiếp theo tập Những Vấn đề của Triết học, tôi sẽ đọc lại cùng những tài liệu liên hệ, rồi lần lượt dịch và chú thích, sau cùng có thể sẽ viết giới thiệu chung cả hai, vì chúng liên hệ chặt chẽ với nhau.
Đưa lên đây để tự nhớ nên dịch cho xong tập sách quan trọng này trước khi có thể dịch The Philosophy of Logical Atomism và giới thiệu Bertrand Russell, một cách có ý nghĩa.
Và cũng là một cách tự tập viết tiếng Việt triết lý.
Trân trọng

Những ngày nghỉ đầu hè 2010
Lê Dọn Bàn


Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.
Nội Dung
Lời nói đầu
1. Những khuynh hướng đương thời
2. Lôgich như yếu tính của Triết học
3. Về Kiến thức của Chúng ta với Ngoại giới
4. Thế giới của Vật lý và Thế giới của Cảm giác
5. Lý thuyết về Liên tục
6. Vấn đề Vô hạn nhìn theo Lịch sử
7. Lý thuyết khẳng định về Vô hạn
8. Về khái niệm Nhân (quả), với những Ứng dụng trong vấn đề Ý chí Tự do.
Index













Lời nói đầu

Những bài giảng sau đây[1], bằng những phương tiện những thí dụ, là một cố gắng để trình bày về bản chất, năng lực, và những giới hạn của phương pháp phân tích-lôgích [2] trong triết học. Phương pháp này, vốn thí dụ hoàn chỉnh đầu tiên của nó, được tìm thấy trong những bài viết của Frege [3], dần dần trong quá trình nghiên cứu thực tế, ngày càng tăng, tự-chính-nó đã mạnh mẽ đẩy vào tôi như là một-cái-gì đó hoàn toàn xác định, có khả năng hiện thân trong những châm ngôn, và trong tất cả những ngành triết học, thoả đáng để sản xuất ra kiến thức khoa học khách quan dù-gì-đi-nữa vốn nó có-thể-được thu lấy. Hầu hết những phương pháp được thực hành cho đến nay đã tự nhận là đã dẫn đến nhiều kết quả có tham vọng hơn so với bất kỳ phân tích-lôgích nào có thể tuyên xưng đạt đến được, nhưng đáng tiếc là những kết quả này đã luôn luôn vẫn bị nhiều triết gia có trình độ xem là không thể chấp nhận. Được xem chỉ đơn thuần như là những giả thuyết, và như những trợ giúp cho tưởng tượng, những hệ thống (triết học) lớn của quá khứ đáp ứng một mục đích rất hữu ích, và chúng thừa thãi xứng đáng nhiều để học tập. Nhưng đòi hỏi có một cái gì đó khác biệt, nếu như triết học là trở thành một khoa học, và để nhằm đến những kết quả độc lập với những thị hiếu và tính khí của triết gia, người cổ võ cho chúng. Trong những gì sau đây, tôi đã cố gắng để cho thấy, dù không hoàn hảo đến đâu đi nữa, con đường mà với nó, tôi tin rằng điều khao khát cần yếu này sẽ được tìm thấy.

Vấn đề trung tâm, mà từ nó tôi đã tìm để minh họa phương pháp, là vấn đề về mối quan hệ giữa những dữ liệu thô nguyên của cảm giác và không gian, thời gian, và vật chất của ngành vật lý toán [4] . Làm cho tôi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này là bạn và cộng tác viên của tôi, tiến sĩ Whitehead [5], người mà hầu như là gốc của tất cả những khác biệt giữa những quan điểm ủng hộ ở đây và những-gì đã gợi ý trong Những vấn đề của Triết học. [6] Tôi nợ của ông định nghĩa về những điểm, về đề nghị cách giải quyết cho những khoảnh khắc và “những-gì”, và toàn bộ khái niệm về thế giới của vật lý như là một công trình xây dựng hơn là một suy luận. Những gì được nói về những chủ đề ở đây là, trên thực tế, một bản nháp kết toán sơ khởi từ những kết quả chính xác hơn mà ông đã đưa ra trong tập thứ tư của bộ sách Principia Mathematica của chúng tôi [7]. Rồi sẽ thấy rằng nếu như lối của ông giải quyết với những chủ đề này là có khả năng được tiếp tục thực hiện thành công từ đầu đến cuối, một ánh sáng hoàn toàn mới được ném trên những tranh cãi lâu đời của những nhà duy thực và duy ý, và thu được một phương pháp để tháo gỡ tất cả những gì có thể giải quyết được trong vấn đề của họ.

Những suy đoán trong quá khứ về phần thực tại hay không thực tại của thế giới vật lý đã bị ngăn trở, ngay ở khi bắt đầu, vì sự thiếu vắng một bất kỳ lý thuyết thỏa đáng nào của toán học về vô hạn. Khó khănnày đã được công trình của Georg Cantor [8] tháo gỡ. Nhưng giải pháp tích cực và chi tiết cho vấn đề bằng những phương tiện của những xây dựng toán học dựa trên những đối tượng của cảm giác như dữ liệu, đã chỉ có thể được đưa ra bởi sự phát triển của lôgích toán học, mà với không có nó, một cách thực tiễn không thể nào có thể vận dụng được những ý tưởng của trừu tượng cần thiết và của phức tạp. Khía cạnh này, nó có phần nào còn tối nghĩa trong vốn chỉ đơn thuần là một phác thảo phổ thông , như được chứa đựng trong những bài giảng sau đây, sẽ trở thành xuông sẻ ngay sau khi công trình của Tiến sĩ Whitehead được xuất bản. Tuy nhiên trong lôgích thuần tuý, vốn nó sẽ được thảo luận rất vắn tắt trong những bài giảng này, tôi đã được hưởng lợi ích từ những khám phá cực kỳ quan trọng, còn chưa được xuất bản, từ bạn của tôi, ông Ludwig Wittgenstein.

Vì mục đích của tôi là để minh họa phương pháp, tôi đã bao gồm nhiều những vốn là toan tính và không toàn vẹn, bởi vì không phải là chỉ do việc nghiên cứu những cấu trúc đã hoàn thành mà thôi, mà phương cách của sự xây dựng mới có thể học hỏi được. Ngoại trừ về phần đối với những nội dung như lý thuyết của Cantor về vô hạn, không có sự dứt khoát nào được tuyên bố về những lý thuyết đã được đề xuất, nhưng tôi tin rằng ở chỗ nào chúng được tìm thấy có yêu cầu sửa đổi, điều này sẽ được khám phá ra về thực chất bằng cùng một phương pháp giống như là cái, mà hiện tại đây làm cho chúng xuất hiện như là có thể khả hữu, và là trên nền tảng này mà tôi yêu cầu người đọc hãy rộng lượng đối với khiếm khuyết của chúng.

Bertrand Russell
Cambridge, June 1914.

Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(May/2010)


Tôi dùng bản Paperback của tủ sách Routledge Classics. Our Knowledge of the External World. nxb Routledge, LondonNew York, UK – 2002.
(với bài giới thiệu mới (1993) của giáo sư John G. Slater, University of Toronto).


Các chú thích của B. Russell – từ bản tiếng Anh có ghi “CTTG –“
Các chú thích khác trong bài dịch, và các sai lầm nếu có, là của người dịch bản tiếng Việt, hướng đến một độc giả Việt ngữ phổ thông – LDB.
CTTG - Đã trình bày như những “Bài giảng Lowell” tại Lowell Institute, thành phố Boston, trong tháng ba và tháng tư 1914. Cơ quan Lowell Institute đã mời Russell diễn thuyết trong chương trình Lowell Lectures nổi tiếng của trường Harvard.

[2] Logical-analytic.
[3] Friedrich Ludwig Gottlob Frege (1848-1925) nhà toán học, luận lý và triết gia người Đức.
Bertrand Russell và Gottlob Frege là hai cột trụ vĩ đại đã chống đỡ trên vai ngành triết học phân tích (analytic philosophy). Trong khi G. E. Moore và Ludwig Wittgenstein cũng đóng những vai quan trọng khi ngành triết học này mới thành hình. Nhưng những công trình của Russell và Frege về nền tảng của toán học và những khai triển của hai vị này về những phương pháp và kỹ thuật phân tích luận lý mới, đã đặt hướng đi và nội dung cho triết học phân tích. Triết học của Wittgenstein (vốn là sinh viên của Russell, sau thành bạn và đồng nghiệp) phát khởi từ những nền tảng đó..
Về ảnh hưởng, cả ba Frege, Russell và Wittgenstein đã có một ảnh hưởng riêng biệt, độc đáo và rất mạnh mẽ trong triết học, và trong hầu như toàn bộ triết học phân tích của thế kỷ 20.
[4] Mathematical physics: Ngành vật lý toán. Tạp chí Vật lý Toán học (The Journal of Mathematical Physics) định nghĩa: “các ứng dụng của toán học cho các vấn đề trong vật lý và sự phát triển của các phương pháp toán học thích hợp cho các ứng dụng loại như vậy, và cho việc xây dựng các lý thuyết vật lý”.
Một vài tên tuổi lớn của ngành này, tinh hoa của khoa học phương Tây, trong thế kỷ trước: Max Planck, Einstein, Arnold Sommerfeld, Niels Bohr, Max Born, Werner Heisenberg, Erwin Schrödinger, David Hilbert, Paul Dirac, và gần đây: Satyendra Nath Bose, Julian Schwinger, Sin-Itiro Tomonaga, Richard Feynman, Freeman Dyson, Hideki Yukawa, Roger Penrose, Stephen Hawking, và Edward Witten.
[5] Alfred North Whitehead (1861 –1947) nhà toán học người Anh, Trinity College, Cambridge, vốn trước là giáo sư rồi sau thành bạn cộng sự và đồng nghiệp của Bertrand Russell.
Ông là đồng tác giả với Bertrand Russell, tập đầu của bộ Principia Mathematica.
[6] CTTG – London and New York, 1912 (“Home University Library”).
Xem Những vấn đề của Triết học, tôi đã tạm dịch và phổ biến trên blog này.
[7] CTTG – The first volume was published at Cambridge in 1910, the second in 1912, and the third in 1913.
[8] Xem lại chú thích (9) về G. Cantor trong - Russell, Những vấn đề của Triết học, chương 14, tôi đã tạm dịch và phổ biến trên blog này.