Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời
Chương 4 – Heraclitus
Chương 4 – Heraclitus
Thời nay, thông thường có hai thái độ
trái ngược nhau đối với dân tộc Hylạp. Một, đã phổ quát trong thực tế, kể từ
thời Phục Hưng cho đến thời gian rất gần đây, nhìn những người Hylạp với sự
sùng kính gần như mê tín, như những nhà phát minh của tất cả những gì bậc nhất,
và như những người thuộc giống thiên tài siêu nhân, mà những con người hiện đại
không thể có hi vọng sánh bằng. Thái độ kia, khởi hứng từ những thành tựu khoa
học, và từ một tin tưởng lạc quan vào sự tiến bộ, xem những thẩm quyền uy tín
của cổ đại Hi La như một ác mộng, và cho rằng hầu hết những đóng góp của họ vào
tư tưởng, bây giờ tốt nhất là nên quên đi. Tự mình tôi, tôi không thể nhận cái
nào trong hai cái nhìn cực đoan này; mỗi cái, tôi sẽ nói, có một phần đúng và
một phần sai. Trước khi đi vào trên bất kỳ chi tiết nào, tôi sẽ cố gắng nói về
thứ khôn ngoan loại nào mà chúng ta vẫn có thể rút được từ sự nghiên cứu tư
tưởng Hylạp.
Người Hylạp đã đóng góp, đúng như
vậy, một cái gì khác mà nó đã chứng tỏ có giá trị vĩnh cửu hơn cho sự suy tưởng
trừu tượng: họ khám phá ra toán học và nghệ thuật của suy luận diễn dịch. Hình
học, đặc biệt, là một phát minh Hylạp, nếu không có nó, khoa học hiện đại sẽ
không thể có được. Nhưng trong kết nối với khoa toán học, một thiên lệch, phiến
diện của thiên tài Hylạp xuất hiện: nó lập luận một cách diễn dịch từ những gì
đã xuất hiện xem ra tự hiển nhiên, không phải một cách qui nạp từ những gì đã
được quan sát thấy. Những thành công tuyệt vời của nó trong việc xử dụng của
phương pháp này đã làm lầm lạc không chỉ thế giới cổ đại, nhưng cũng phần lớn
hơn của thế giới hiện đại. Đã chỉ từng là rất chậm chãi mà phương pháp khoa
học, vốn tìm kiếm để đạt được những nguyên lý, một cách diễn dịch từ quan sát
về những sự kiện cá biệt cụ thể, đã thay thế sự tin tưởng theo lối Hylạp trong
diễn dịch, từ những tiên đề sáng ngời bắt nguồn từ não thức của nhà triết học.
Vì lý do này, ngoài những điều khác ra, là một sai lầm để đối đãi Hylạp với sự
sùng kính mê tín. Phương pháp khoa học, mặc dù có ít một vài trong số họ đã là
những người đầu tiên có một ý niệm mơ hồ về nó, trên toàn bộ, nó là kẻ xa lạ
với tính khí của họ, và cố gắng để vinh danh họ bằng giảm thiểu đi sự tiến bộ
trí thức của bốn thế kỷ vừa qua, đã có một tác dụng co bóp thắt chặt trên tư
tưởng hiện đại.
Có đó, tuy nhiên, một biện luận tổng
quát hơn phản lại sự sùng kính, dù cho với người Hylạp, hay cho bất cứ ai khác.
Trong nghiên cứu một triết gia, thái độ đúng đắn là không sùng kính, cũng không
khinh rẻ, nhưng trước tiên, là một thứ thiện cảm có tính giả thuyết, cho đến
khi khả hữu biết được (nếu như) tin vào những lý thuyết của ông ta, sẽ cảm nhận
như được những-gì, và chỉ duy đến khi ấy, một hồi sinh của thái độ phê phán, mà
nó nên giống, càng nhiều đến mức càng hay, trạng thái não thức của một người
buông bỏ những ý kiến vốn mình vẫn từng giữ từ trước đến giờ. Khinh rẻ chen vào
phần đầu của tiến trình này, và sùng kính với phần thứ hai. Hai điều để nhớ:
rằng một người mà những ý kiến, và những lý thuyết của ông ta, có giá trị đáng
để nghiên cứu, có thể được giả định trước là đã có một vài trí tuệ thông minh,
nhưng không người nào, có lẽ đúng, là đã đi được đến chân lý toàn vẹn và cuối
cùng, dẫu về bất kỳ chủ đề gì đi nữa. Khi một con người trí tuệ trình bày một
cái nhìn mà với chúng ta xem ra rõ ràng là phi lý, ngớ ngẩn, chúng ta không nên
cố gắng chứng minh, bằng cách này hay cách khác, rằng nó là (ngớ ngẩn) đúng
thế, nhưng chúng ta nên cố gắng hiểu xem – làm sao nó đã từng được xem như đúng
thật. Thực tập này cho trí tưởng tượng về lịch sử và tâm lý, cùng một lúc mở
rộng phạm vi của tư duy của chúng ta, và giúp chúng ta nhận thức – điên cuồng
biết chừng nào – nhiều những định kiến riêng của chúng ta đã ấp ủ, một thời đại
có một tính khí khác biệt sẽ nhìn chúng ra sao.
Giữa Pythagoras và Heraclitus [1],
người mà chúng ta sẽ chú tâm trong chương này, có một triết gia với tầm quan
trọng kém hơn, là Xenophanes [2].
Niên đại của ông không chắc chắn, và chủ yếu được xác định bởi sự kiện là ông
gián tiếp nhắc đến Pythagoras, và Heraclitus gián tiếp nhắc đến ông. Ông là một
người Ionia nếu theo nơi sinh, nhưng đã sống phần lớn cuộc đời của mình ở miền
nam Italy. Ông tin rằng tất cả mọi sự-vật đều được tạo ra từ đất và nước [3].
Về phần những vị gót, ông là một nhà tư tưởng dứt khoát tự do chống giáo điều [4]. “Homer
và Hesiod đã gán cho những vị gót tất cả những điều mà là một sự xấu hổ và một
sự nhục nhã trong đám con người, trộm cắp, ngoại tình, lường gạt lẫn nhau....
Con người tưởng rằng những vị gót được sinh ra giống như họ, và có quần áo
giống họ, và có tiếng nói, và có hình dạng ... đúng vậy, và nếu những con bò,
ngựa hay sư tử có tay, và có thể vẽ với hai tay của chúng, và sản xuất những
tác phẩm mỹ thuật giống như con người làm, giống ngựa sẽ vẽ những hình dạng của
những vị gót như những con ngựa, và bò như bò, và tạo những thân thể của những
vị gót theo trong hình ảnh của nhiều những dạng loại của chúng... Những
ngườiEthiopia tạo những gót của họ da đen và mũi tẹt; những người Thracians nói
rằng những gót họ có mắt xanh và tóc đỏ” [5].
Ông đã tin vào một Gót, không giống con người trong hình dạng và suy nghĩ, vị
này “không lao động vất vả nhưng lay chuyển tất cả mọi thứ bởi sức mạnh của não
thức ông ta”. Xenophanes diễu cợt học thuyết của Pythagore về sự luân hồi: “Một
lần, họ kể rằng, ông ta (Pythagoras) đi ngang một con chó đương bị xử tệ,
‘Ngừng lại’, ông nói, ‘đừng đánh nó! Đây là linh hồn của một người bạn! tôi
biết thế khi tôi nghe tiếng sủa của con chó’” . Ông tin rằng nó không thể nào
xác quyết được sự thật trong những vấn đề thần học. “Không có ai biết sự thật
chắc chắn, rồi cũng sẽ không bao giờ có ai, về những vị gót và tất cả những
điều tôi nói về. Đúng thế, ngay cả nếu một người nên dịp, nói điều gì đó tuyệt
đối đúng phải, còn chính ông tự biết nó không là thế – không có ở đâu bất kỳ
điều gì mà không là ức đoán”. [6]
Xenophanes có chỗ đứng của mình trong
chuỗi những nhà duy lý, là những người đã phản đối xu hướng thần bí của
Pythagoras và của những người khác, nhưng như là một nhà tư duy độc lập, ông
không đứng vào hạng nhất.
Học thuyết của Pythagoras, như chúng
ta đã thấy, rất khó gỡ ra khỏi những gì từ những môn đệ của ông, và mặc dù
Pythagoras tự mình xuất hiện rất sớm, ảnh hưởng của trường phái ông chủ yếu đến
sau ảnh hưởng của nhiều những triết gia khác. Đầu tiên trong số những người
này, phát minh một lý thuyết mà vẫn còn ảnh hưởng, là Heraclitus, đã phát triển
khoảng 500 TCN. Rất ít được biết về cuộc đời ông, ngoại trừ ông là một công dân
quý tộc của thành Ephesus. Ông đã nổi tiếng chủ yếu trong thời cổ đại, vì học
thuyết của ông, cho rằng tất cả mọi thứ đều ở trong một trạng thái thay đổi
liên tục, nhưng điều này, như chúng ta sẽ thấy, chỉ là một khía cạnh của siêu
hình học của ông.
Heraclitus, mặc dù một người Ionia, đã
không ở trong truyền thống khoa học của những (triết gia) Milesians [7].
Ông là một nhà huyền bí, nhưng thuộc một loại lạ kỳ. Ông coi lửa là thực thể cơ
bản; tất cả mọi thứ, như ngọn lửa trong lửa cháy, được sinh ra từ cái chết của
cái gì khác. “những hữu tử là những bất tử và những bất tử là những hữu tử,
cái-một đương sống sự chết của cái khác, và đương chết sự sống của cái khác”.
Có sự thống nhất trong thế giới, nhưng nó là một sự thống nhất được hình thành
bởi sự kết hợp của những đối nghịch. “Tất cả mọi-thứ đi ra từ cái-một, và
cái-một ra từ tất cả mọi-thứ”, nhưng cái-nhiều có ít thực tại hơn cái-một, là
Gót.
Từ những gì ông viết còn xót lại, ông
không xuất hiện như là một nhân vật hòa nhã đáng yêu. Ông đã quá nghiện sự
khinh miệt, và đã là đối ngược của một nhà dân chủ. Liên quan đến những công
dân đồng xứ của mình, ông nói: “Những người Ephesians sẽ giỏi lắm trong sự tự
treo cổ chính họ, cho sạch hết thảy những kẻ trưởng thành trong bọn họ, và để
thành phố lại cho bọn trẻ chưa có râu quai nón, bởi vì họ đã trục xuất
Hermodorus [8], con
người bậc nhất trong đám họ, nói rằng: ‘Chúng ta sẽ không có ai là bậc nhất
trong số chúng ta, nếu có được bất kỳ ai như vậy, hãy cho anh ta ở những nơi
nào khác, và giữa những những người khác’”. Ông nói xấu tất cả những người lỗi
lạc có trước ông, chỉ trừ một ngoại lệ duy nhất. “Nên đuổi bỏ Homer ra khỏi
danh sách và lấy roi đánh”. “Trong số tất cả những người mà luận thuyết của họ
tôi đã được nghe, không có lấy một ai trong bọn họ – vốn đạt đến sự hiểu biết
về sự khôn ngoan đó – tách ra ngoài tất cả”. “Sự học tập về nhiều thứ đã không
dạy sự hiểu biết, nếu không thế, đã dạy về Hesiod [9],
và Pythagoras, và cả Xenophanes và Hecataeus [10]
nữa,”. “Pythagoras... đã tuyên xưng về sự khôn ngoan của ông, nhưng vốn đã là
chẳng là gì khác hơn một kiến thức về nhiều những thứ-gì đâu đâu, và là một
nghệ thuật của gian xảo”. Một ngoại trừ trong sự kết án của ông là Teutamus,
người được báo hiệu là “có giá trị hơn những người còn lại”. Khi chúng ta tìm
hiểu lý do có sự ca ngợi này, chúng ta thấy rằng Teutamus đã nói “hầu hết con
người là xấu xa”.
Sự khinh miệt của ông đối với loài
người, dẫn ông đến nghĩ rằng chỉ có dùng sức mới bắt con người hành động tốt
đẹp cho lợi ích của riêng họ. Ông nói: “Tất cả mỗi con thú đều bị dẫn lái đến
đồng cỏ bằng thúc đẩy”; và một lần nữa: “những con lừa thà có rơm hơn có vàng”.
Như có thể dự đoán, Heraclitus tin
vào chiến tranh. “Chiến tranh” ông nói, “là cha của tất cả, và vua của tất cả;
và một số nó đã tạo nên gót, và một số (làm nên) những người (danh tiếng), một
số (bị) trói buộc, và một số được tự do”. Và lại nữa: “Homer đã sai khi nói: “Rồi
xung đột đó có thể héo rụi khỏi giữa những gót và con người!” Ông ta đã không
thấy rằng ông đã đương cầu nguyện cho sự hủy diệt của vũ trụ; bởi vì, nếu như
cầu nguyện của ông đã được nghe, tất cả mọi thứ sẽ chết mất đi”. Và chưa, một
lần nữa: “Chúng ta phải biết rằng chiến tranh là phổ thông với tất cả, và những
xung đột là công chính, và rằng tất cả mọi thứ vào thành tồn tại , và mất đi
thông qua sự xung đột”.
Đạo đức của ông là một loại chủ nghĩa
khổ hạnh tự hào, rất tương tự như của Nietzsche. Ông coi linh hồn như là một
hỗn hợp của lửa và nước, lửa là hiện thân cao quý, và nước là đê tiện. Linh hồn
mà có nhièu lửa nhất, ông gọi là “khô”. “Linh hồn khô là khôn ngoan nhất và bậc
nhất”. “Là niềm vui cho những linh hồn để trở nên ẩm ướt”. “Một người, khi ông
ta say rượu, do một anh trai trẻ chưa có râu dắt đi, vấp chân, quờ quạng bước,
đương có linh hồn mình ẩm ướt”. “Là chết cho những linh hồn để trở thành nước”.
“Thật khó mà chiến đấu với mong muốn của trái tim một người. Cái-gì mà nó mong
muốn có được, nó mua với giá của linh hồn”. “Không phải là điều tốt cho con
người (nếu) có được tất cả những-gì họ mong muốn có”. Người ta có thể nói rằng
Heraclitus tôn giá trị của sức mạnh có được thông qua sự tự-chủ, và khinh ghét
những đam mê làm phân tâm con người khỏi những tham vọng trung tâm của họ.
Thái độ của Heraclitus đối với những
tôn giáo thời của ông, tôn giáo Bacchic dù ở mức độ nào, phần lớn là không có
thiện cảm, nhưng không phải với sự không thiện cảm của một nhà duy lý khoa học.
Ông có tôn giáo của riêng ông, và một phần, diễn giải thần học đương thời cho
phù hợp với học thuyết của ông, một phần, phủ nhận nó với khinh miệt đáng kể.
Ông đã được gọi là Bacchic (bởi Cornford), và đã được coi như là một người
thông dịch những bí nhiệm [11]
(bởi Pfleiderer). Tôi không nghĩ những mảnh (văn còn xót) liên quan ủng hộ quan
điểm này. Ông nói rằng, thí dụ: “Những bí nhiệm được thực hành giữa đám người
là bí nhiệm vô đạo, không thiêng liêng”. Điều này cho thấy rằng ông đã có trong
não thức ông những bí nhiệm vốn có thể sẽ không là “vô đạo”, nhưng chắc chắn sẽ
là rất khác với những-gì đang có. Ông đáng ra đã là một nhà cải cách tôn giáo,
nếu như ông đã không quá khinh bỉ với thế tục, dấn thân vào sự quảng bá.
Sau đây là tất cả những phát ngôn của
Heraclitus còn xót tại, phơi bày thái độ của ông đối với thần học đương thời
của ông:
Đức ngài [12] –
mà lời sấm [13] ban ở
Delphi [14] –
chẳng thốt ra lời, mà cũng không che dấu nghĩa lý của ngài, nhưng cho xem bằng
một dấu hiệu.
Và nữ tiên tri Sibyl [15],
với những môi đen bật kêu lên những điều không vui vẻ, không son phấn, và không
nước hoa, vang thấu đến trên một ngàn năm với giọng nói của bà, nhờ ơn gót
trong bà.
Những linh hồn bốc mùi
trong (cõi chết của) Hades.
Những cái chết lớn lao
hơn, giành thắng những phần lớn hơn. (Những người chết những cái chết đó, trở
thành những gót.)
Những kẻ mộng du, những
người làm ảo thuật, những tu sĩ Bacchus, những nữ tu của vò rượu nho, những con
buôn bí nhiệm. [16]
Những bí nhiệm được thực
hành giữa đám người là những bí nhiệm vô đạo không thiêng liêng.
Và họ cầu nguyện với
những hình ảnh này, ví như thể một người nói chuyện với nhà của một người, mà
không biết thần thánh, gót, hay anh hùng nào là (ở trong) cả.
Vì nếu như đã không phải
là với Dionysus mà họ làm một đám rước và hát những bài thánh ca đáng xấu hổ về
dương vật, họ đã diễn xuất trơ trẽn nhất không biết xấu hổ gì cả. Nhưng Hades
cũng giống như Dionysus, vinh danh vị này, họ đến cuồng lên và ăn uống thỏa thê
không ngừng với vò rượu nho.
Họ kiêu căng thanh tẩy
chính họ bằng tự làm ô uế chính họ với máu, giống hệt như nếu một người đã bước
vào trong bùn, (nên) đã (lại) rửa chân của mình trong bùn. Bất kỳ một ai, kẻ ấy
có dấu chứng anh ta làm điều này, sẽ nghĩ anh ta điên.
Heraclitus đã tin rằng Lửa là yếu tố
nguyên thủy, tất cả mọi-gì khác đã phát khởi từ đó ra. Thales, người đọc sẽ
nhớ, đã nghĩ rằng tất cả mọi-gì được tạo bằng Nước; Anaximenes nghĩ rằng Không
khí là nguyên tố nguyên thủy; Heraclitus thích Lửa hơn. Cuối cùng, Empedocles
đề nghị một thỏa hiệp theo kiểu những chính khách, bằng cách cho phép cả bốn
yếu tố, Đất, Không khí, Lửa, và Nước. Hóa học cổ thời đã ngừng chết tại điểm
này. Không có tiến bộ nào xa hơn nữa đã được thực hiện trong khoa học này, cho
đến khi những nhà giả kim đạo Islam (Mohammedan) bắt đầu hành trình tìm kiếm “chất
hóa vàng” [17], thuốc
uống trường sinh bất tử [18],
và một phương pháp chuyển hóa những kim loại cơ bản thành vàng của họ.
Siêu hình học của Heraclitus đủ năng
động để thỏa mãn sự hối hả nhất của hiện đại:
“Thế giới này nó là như nhau cho tất
cả, không ai, trong những gót hay người, đã tạo nên; nhưng nó đã từng là, hiện
giờ là, và sẽ vẫn là một Lửa vẫn-sống-mãi, theo những mức độ nhen nhúm và những
mức độ tắt rụi”. [19]
“Những biến đổi của Lửa là, trước hết
tất cả, là (thành) biển; và một nửa của biển là đất, một nửa (kia) là gió lốc”.
Trong một thế giới như vậy, thay đổi
liên tục không ngừng đã được dự kiến, và thay đổi liên tục không ngừng đã là
điều Heraclitus tin vào.
Tuy nhiên, ông có một học thuyết
khác, trên học thuyết đó, ông còn đặt đựng nhiều hơn là trên học thuyết về trôi
chảy không ngừng, đây là học thuyết về trộn lẫn của những đối lập. “Người ta
không biết”, ông nói, “cái gì trong biến dị thuận hợp với tự chính nó ra sao.
Nó là một sự lên dây (đàn) cho những căng thẳng đối nghịch, giống như của cánh
cung và của đàn lyre”. Tin tưởng của ông vào sự xung đột được kết nối với lý
thuyết này, bởi vì trong xung đột, những đối nghịch kết hợp để sản xuất một
chuyển động là một hòa điệu. Có một sự thống nhất trong thế giới, nhưng nó là
một sự thống nhất kết quả từ sự khác nhau đa dạng:
“Những cặp đôi là những-gì toàn bộ và
những-gì không toàn bộ, những gì được kéo hợp lại cùng với nhau và những gì bị
kéo rời ra từng mảnh, sự hòa âm và sự nghịch âm. Cái Một được tạo từ tất cả
những-gì, và tất cả tất cả những-gì đi ra từ cái Một”.
Đôi khi ông nói như thể sự thống nhất
đã là cơ bản hơn sự đa dạng:
“Tốt lành và xấu bệnh là một”.
“Đối với gót, tất cả mọi thứ đều công
bằng, và tốt, và đúng, nhưng con người giữ một số điều sai trái và một số điều
đúng phải”.
“Đường đi lên và đường đi xuống là
một, và như nhau”.
“Gót là ngày và đêm, là mùa đông và
mùa hè, là chiến tranh và hòa bình, là thừa ăn và đói kém, nhưng ông đã mang
những hình dạng khác nhau, cũng giống như lửa, khi nó được trộn lẫn với gia vị,
được đặt tên tùy theo hương vị của mỗi món”. [20]
Tuy nhiên, sẽ có không có sự thống
nhất, nếu như không có những đối nghịch để kết hợp: “chính là sự đối nghịch, nó
là tốt cho chúng ta”.
Học thuyết này có chứa đựng những mầm
mống của triết học Hegel, vốn nó tiến tới bằng sự tổng hợp của những đối
nghịch.
Siêu hình học của Heraclitus, tương
tự như của Anaximander, bị chi phối bởi một khái niệm về công lý của vũ trụ,
trong đó nó phòng ngừa sự xung đột của những đối nghịch tránh không có kết quả
là có chiến thắng hoàn toàn của một trong hai.
“Tất cả mọi thứ là một chuyển đổi
giao lưu cho Lửa, và Lửa cho tất cả mọi những-gì, ngay cả như hàng hóa cho
vàng, và vàng cho hàng hóa”.
“Lửa sống cái chết của không khí, và
không khí sống cái chết của lửa; nước sống cái chết của Đất, Đất là của nước.” [21]
“Mặt trời sẽ quá bước những chừng mực
của nó, nếu như nó có, những Erinys [22] ,
những nữ tì của Công lý, sẽ tìm ra về nó”.
“Chúng ta phải biết rằng chiến tranh
là phổ biến cho tất cả, và xung đột là công lý”.
Heraclitus nhắc đi nhắc lại về “Gót”
như phân biệt với “những vị gót”. “Đường của con người không có khôn ngoan,
nhưng (đường) của Gót có... Người được Gót gọi là một bé thơ, thậm chí một
người đàn ông (cũng) là một đứa bé.... Người không ngoan nhất là một con
vượn-người nếu so sánh với Gót, giống như con vượn-người đẹp nhất là xấu xí nếu
so với con người”.
Gót, không nghi ngờ gì, là hiện thân
của công lý vũ trụ.
Học thuyết rằng tất cả mọi sự đều ở
trong một trạng thái trôi chảy, thay đổi, là nổi tiếng nhất trong những quan
điểm của Heraclitus, và là được những học trò của ông nhấn mạnh nhiều nhất, như
mô tả trong Theaetetus của Plato.
“Bạn không thể bước hai lần vào trong
cùng một dòng sông; bởi vì nước mới luôn chảy mãi đến bạn” [23].
“Mặt trời là mới mỗi ngày”.
Tin tưởng của ông vào sự thay đổi phổ
quát thường được giả định như đã phát biểu trong câu “tất cả mọi những-gì đều
đang trôi chảy”, nhưng điều này có lẽ đáng ngờ về xuất xứ tác giả, tương tự như
câu của Washington “Cha ơi, tôi không thể thốt một lời nói dối”, và của
Wellington “Quân, tiến lên và nhắm vào chúng”. Những lời của ông, cũng giống
như của tất cả những triết gia trước-Plato, chỉ được biết đến qua những lời dẫn
kể, vốn Plato hay Aristotle đã làm phần lớn, vì sự tiện lợi trong khi phủ bác
chúng. Khi một người suy nghĩ cái gì rồi sẽ trở thành từ bất kỳ một triết gia
hiện đại nào, nếu ông chỉ được biết đến thông qua sự tranh luận của những đối
thủ của ông, một người có thể thấy những tác giả trước-Socrate phải đã từng
được ngưỡng mộ đến chừng nào, bởi vì ngay cả thông qua lớp sương mờ tị hiềm của
kẻ địch với họ, họ vẫn xuất hiện lớn lao. Tuy nhiên, dẫu điều này có thể là sao
đi nữa, Plato và Aristotle đã đồng ý Heraclitus giảng dạy rằng “không-có-gì đã
từng bao giờ là, tất cả mọi-thứ thì đang trở thành” (Plato), và rằng “không có
gì là kiên định trước sau như một” (Aristotle).
Tôi sẽ trở lại xem xét học thuyết này
trong liên hệ với Plato, là người quan tâm rất nhiều để bác bỏ nó. Với bây giờ,
tôi sẽ không điều tra trên những gì triết học đã nói về nó, nhưng chỉ những gì
những nhà thơ đã cảm nhận được và những nhà khoa học đã giảng dạy.
Sự tìm kiếm một cái gì đó thường hằng
(có mãi mãi) là một trong những bản năng sâu thẳm nhất, đứng dẫn đầu trong việc
đưa con người đến với triết lý. Nó đã bát nguồn, không có nghi ngờ gì, từ tình
yêu có một tổ ấm, và khát khao có một trú ẩn tránh nguy hiểm; chúng ta tìm
thấy, tương ứng, rằng nó là đam mê mãnh liệt nhất trong những người có đời sống
bị phơi mở nhất ra với thảm họa. Tôn giáo tìm sự thường hằng trong hai hình
thức, Gót và sự bất tử. Trong Gót, không có sự chuyển dịch, cũng không có đến
bóng của xoay vần; sự sống sau khi chết là vĩnh cửu và không biến đổi. Sự phấn
khởi của thế kỷ XIX quay con người chống lại những khái niệm tĩnh này, và thần
học tự do hiện đại tin rằng có sự tiến bộ trên heaven (thiên đàng) và tiến hóa
trong Gót thiêng (Godhead). Nhưng ngay cả trong khái niệm này, có cái gì đó
thường hằng, cụ thể là chính sự tiến bộ và mục tiêu nội tại của nó. Và một liều
thuốc của thiên tai là có cơ mang những hy vọng của con người trở lại những
dạng siêu thế xưa cũ hơn của họ; nếu với đời sống dưới trần gian chỉ là tuyệt
vọng, thì an bình chỉ có thể được tìm trên cõi thiên đàng.
Những nhà thơ đã than khóc sức mạnh
của Thời gian quét xa đi tất cả mọi đối tượng yêu thương của họ:
Thời gian thực đã làm chết đứng sự bừng nở của tuổi xuân,
Và trũng hằn xuống những song song trên trán nhăn đẹp đẽ,
Ăn trên sự hiếm lạ về sự thật của tự nhiên,
Và không có gì đứng vững trừ lưỡi hái (thời gian) để cắt gặt.
Họ thường thường thêm rằng những câu
thơ của họ là không thể hủy diệt:
Và dẫu thế với thời gian, với hy vọng vần điệu của tôi sẽ
vững đứng,
Ca ngợi giá trị của ngươi, bất chấp tay ngươi tàn bạo
Nhưng đây chỉ là một khuôn sáo văn
chương chán ngấy
Tin tưởng thần bí nghiêng về triết
học, không có khả năng phủ nhận rằng bất cứ điều gì ở trong thời gian là ngắn
ngủi phù du, đã phát minh ra một khái niệm về vĩnh cửu như không là cứ còn dai
dẳng mãi xuyên qua thời gian bất tận, nhưng hiện hữu ở bên ngoài toàn bộ quá
trình thời gian. Đời sống vĩnh cửu, theo một số nhà thần học, thí dụ, Dean Inge
[24],
không có nghĩa là hiện hữu qua suốt tất cả mỗi thời điểm trong thời gian tương
lai, nhưng là một dạng thức của tồn tại hoàn toàn độc lập với thời gian, trong
đó không có trước và sau, và do đó về lôgích không thể có khả năng có sự thay
đổi. Quan điểm này đã được Vaughan thể hiện bằng thơ:
Tôi đã thấy Vĩnh cửu đêm hôm kia,
Giống như một vòng lớn bằng ánh sáng tinh khiết và bất tận,
Tất cả an tĩnh, vì tất cả rạng ngời;
Và vòng bên dưới nó, Thời gian trong giờ, ngày, năm,
Dắt đẩy bởi những khối cầu
Giống như một cái bóng khổng lồ di chuyển; trong đó thế giới
Và tất cả đoàn tàu của nàng bị đẩy mạnh.
Rất nhiều những hệ thống triết học
nổi tiếng nhất đã cố gắng phát biểu khái niệm này bằng văn xuôi tỉnh táo, như
bằng nói rõ lý do gì, đã theo đuổi kiên nhẫn, cuối cùng sẽ buộc chúng ta phải
tin tưởng.
Heraclitus, chính ông, với tất cả tin
tưởng của ông vào sự thay đổi, đã để cho một-cái-gì-đó có-mãi-mãi [25].
Khái niệm về vĩnh cửu (như đối lại với khoảng thời gian bất tận, không-cùng) [26],
vốn xuất phát từ Parmenides, thì không được tìm thấy trong Heraclitus, nhưng
trong triết lý của ông, ngọn lửa trung tâm không bao giờ chết: thế giới “đã
từng là, bây giờ là, và sẽ mãi từng là, một Lửa vẫn-sống-mãi” . Nhưng lửa là
một gì-đó thay đổi liên tục, và sự thường hằng của nó là của một tiến trình hơn
là của một thực chất – mặc dù quan điểm này không nên quy gán về cho
Heraclitus.
Khoa học, giống như triết học, đã tìm
cách trốn khỏi học thuyết về trôi chảy không ngừng, bằng cách tìm một vài hạ
tầng cơ sở thường hằng giữa những hiện tượng đương thay đổi. Hóa học đã xem
dường đáp ứng mong muốn này. Nó đã tìm thấy rằng lửa, vốn xuất hiện như phá
hủy, nhưng chỉ chuyển hóa: những yếu tố lại tái kết hợp, nhưng mỗi atom (nguyên
tử) từng tồn tại trước khi đốt cháy, vẫn còn tồn tại khi quá trình được hoàn
tất. Cứ theo đó, đã gỉa định như những atoms là không thể hủy hoại được, và
rằng tất cả thay đổi trong thế giới vật chất bao gồm những chỉ đơn thuần trong
sự tái sắp xếp của những yếu tố vững bền liên tục. Quan điểm này đã giữ ưu thế
cho đến khi khám phá ra hiện tượng phóng xạ, khi tìm được rằng những atoms có
thể tan rã.
Đã không thoái chí, những nhà vật lý
đã phát minh những đơn vị mới và nhỏ hơn, gọi là những electrons và protons,
những atoms được kết tạo ra từ chúng, và những đơn vị này đã được giả sử, trong
một ít năm, là có tính bất hoại vốn trước đây đã gán cho những atoms. Thật
không may, nó có vẻ rằng proton và electron có thể va vào nhau và phát nổ, tạo
thành, không phải vật chất mới, nhưng một sóng năng lượng lan tỏa xuyên vũ trụ
với vận tốc của ánh sáng. Năng lượng đã phải thay thế vật chất như những gì là
thường hằng. Tuy nhiên, năng lượng, không giống như vật chất, không phải là ý
niệm tinh tế của ý thức thông thường về một “cái-gì”; nó chỉ giản đơn là một
tính chất đặc trưng của những tiến trình vật lý. Nó có thể được liều thử gán
cho đồng nhất với Lửa Heraclitus, nhưng nó là sự-cháy, không phải những-gì bị
cháy. “Những gì cháy” đã biến mất khỏi vật lý hiện đại.
Chuyển từ cái nhỏ đến cái lớn, thiên
văn học không còn cho phép chúng ta xem những thiên thể trên vòm trời như
còn-mãi-mãi. Những hành tinh từ mặt trời mà ra, và mặt trời đã đến từ một
nebula (đám mây bụi vũ trụ). Nó đã dài lâu một thời gian, và sẽ dài lâu một
thời gian nhiều nữa, nhưng sớm hay muộn – có lẽ trong khoảng một triệu triệu
năm – nó sẽ phát nổ, hủy hoại tất cả những hành tinh. Thế nên, ít nhất những
nhà thiên văn học nói; có lẽ là khi cái ngày không tránh được ấy đến gần hơn,
họ sẽ tìm thấy một vài sai lầm trong những tính toán của họ.
Học thuyết về về trôi chảy không
ngừng, như Heraclitus đã giảng dạy, là đau đớn, và khoa học, như chúng ta đã
thấy, không thể làm gì được hầu bác bỏ nó. Một trong những tham vọng chính của
những triết gia đã là làm sống lại những hy vọng mà khoa học dường như đã giết
chết. Những triết gia, do đó, với sự kiên trì lớn lao, đã tìm kiếm một cái-gì
không là thần tử của đế quốc Thời Gian. Tìm kiếm này bắt đầu với Parmenides.
Chương 5 – Parmenides
Người Hylạp đã không mắc nghiện với
sự trung dung vừa phải, dù trong những lý thuyết hoặc trong thực hành của họ.
Heraclitus duy trì rằng tất cả mọi-gì thay đổi; Parmenides kéo trở lại rằng không-gì
thay đổi.
Parmenides là người gốc thành Elea [27],
ở miền nam Ý, và đã hưng thịnh ở nửa đầu của thế kỷ thứ năm TCN. Theo Plato,
Socrates thời còn trẻ tuổi (khoảng năm 450 TCN) đã có một cuộc gặp mặt với
Parmenides, lúc đó là một ông già, và đã học được nhiều từ ông ta. Không biết
cuộc diện kiến này có là lịch sử hay không, (nhưng) ít nhất ở mặt khác, chúng
ta có thể suy ra từ những-gì hiển nhiên, rằng chính Plato đã chịu ảnh hưởng
những học thuyết của Parmenides. Những triết gia dân vùng miền nam Ý và đảo
Sicily đã nghiêng nhiều về chủ nghĩa thần bí và về tôn giáo hơn những triết gia
dân vùng Ionia, những khuynh hướng của những người này trên toàn bộ là khoa học
và hoài nghi hơn. Nhưng dưới ảnh hưởng của Pythagoras, toán học đã phát triển
mạnh mẽ ở vùng Đại Hylạp (Magna Grecia) [28]
hơn ở Ionia; Tuy nhiên, toán học trong thời đó, đã vướng mắc rối ren với chủ
nghĩa huyền bí. Parmenides đã chịu ảnh hưởng của Pythagoras, nhưng mức độ của
ảnh hưởng này là phỏng đoán. Điều làm Parmenides quan trọng về mặt lịch sử là
ông đã phát minh ra một hình thức của lý luận siêu hình, trong một hình thức
này hay khác, nó được tìm thấy ở hầu hết những nhà siêu hình học tiếp sau đó,
xuống tận và bao gồm cả Hegel. Ông thường được nói là đã phát minh ra lôgích,
nhưng những gì ông đã thực sự phát minh là siêu hình học dựa trên lôgích.
Học thuyết của Parmenides đã được đặt
rõ trong một bài thơ – Về Tự nhiên(On Nature). Ông xem những giác quan như đánh
lừa, và lên án vô số những điều từ cảm giác như chỉ là ảo giác. Chỉ có duy nhất
một tồn tại đúng thực là “Cái Một”, nó vốn vô hạn, và không thể phân chia được.
Nó không phải là, như trong Heraclitus, một hợp nhất của những đối nghịch, vì
không có những đối nghịch. Xem ra như ông đã nghĩ, lấy thí dụ, rằng “lạnh” chỉ
có nghĩa là “không nóng”, và “tối” chỉ có nghĩa là “không có ánh sáng”. “Cái
Một” không phải được hình tượng trong Parmenides như chúng ta hình tượng Gót;
ông có vẻ như nghĩ về nó như là vật chất và mở rộng, bởi vì ông nói về nó như
là một khối cầu. Nhưng nó không thể bị phân chia được, bởi vì toàn bộ của nó
thì hiện diện khắp mọi nơi [29].
Parmenides chia giảng dạy của ông
thành hai phần, được tương ứng gọi là “con đường của sự thật” và “con đường của
quan điểm”. Chúng ta không cần phải quan tâm với phần sau này. Những gì ông nói
về con đường của sự thật, cứ theo như nó đã còn xót được đến nay, trong những
điểm chủ yếu của nó, là như sau:
“Nhà ngươi không thể biết cái-gì là
không – điều đó bất khả – cũng chẳng thốt nó ra lời; bởi vì nó là cùng một-gì
với cái có thể suy nghĩ được, và với cái có thể là” [30].
“Thế nào, vậy thì, có thể cái-gì là
sẽ thành ra trong tương lai. Hoặc thế nào nó có thể vào thành tồn tại được? Nếu
nó đã vào thành tồn tại, nó thì không là; cũng chẳng có phải nếu như nó sẽ là
thành trong tương lai. Như thế là trở nên tắt ngấm và chết đi không được nghe
nói tới” [31].
“Điều-gì mà có thể suy nghĩ được, và
điều-gì mà – vì tiện ích của nó cho tư tưởng hiện hữu – thì cũng (là một) như
nhau; bởi vì bạn không thể tìm thấy tư tưởng với không cái-gì mà nó là, về phần
cái-gì mà đã được thốt nên lời”. [32]
Yếu tính của biện luận này là: Khi
bạn nghĩ, bạn nghĩ về một-gì đó; khi bạn sử dụng một tên gọi (danh từ), nó phải
là tên của một-gì đó. Do đó cả hai, tư tưởng và ngôn ngữ đòi hỏi những đối
tượng ở ngoài tự thân chúng. Và bởi vì khi bạn có thể nghĩ đến một điều, hay
nói về nó, lúc này hay cũng như lúc khác, bất-cứ-gì có thể nghĩ về, hay nói
đến, phải tồn tại trong mọi thời gian. Hệ luận là không thể có thay đổi, bởi vì
thay đổi bao gồm trong những-gì đi vào trong tồn tại, hay ngừng không là (tồn
tại) nữa.
Đây là thí dụ đầu tiên trong triết
học, về một biện luận đi từ tư tưởng và ngôn ngữ rộng ra đến toàn thế giới. Dĩ
nhiên, nó không thể được chấp nhận như có giá trị hợp lệ [33],
nhưng đáng công tìm xem nó có chứa đựng yếu tố nào của sự thật.
Chúng ta có thể đặt biện luận trong
cách như thế này: nếu như ngôn ngữ không chỉ là vô nghĩa, những từ ngữ phải có
nghĩa là một-gì-đó, và nói chung chúng không phải có nghĩa lại chỉ là những từ
ngữ khác, nhưng một-gì-đó có đấy, cho dù chúng ta nói đến nó hay không. Giả sử,
thí dụ, bạn nói chuyện về George Washington. Trừ khi đã có một con người lịch
sử, người ấy đã có tên thế đó, cái tên (nó sẽ có vẻ) sẽ là vô nghĩa, và những
câu nói có chứa tên đó sẽ là vô nghĩa. Parmenides chủ trương rằng không những
chỉ George Washington phải đã tồn tại trong quá khứ, nhưng trong một ý nghĩa
nào đó, ông vẫn phải tồn tại, vì chúng ta vẫn có thể sử dụng tên của ông ta một
cách có ý nghĩa. Điều này xem ra rõ ràng là không đúng, nhưng làm thế nào chúng
ta đi vòng quanh tránh lý luận này được?
Chúng ta hãy cùng lấy một nhân vật
tưởng tượng, như Hamlet chẳng hạn. Xem xét mệnh đề “Hamlet đã là hoàng tử của
Đan Mạch”. Trong một vài ý nghĩa nào đó, điều này là đúng, nhưng không phải
theo nghĩa trơn trụi của lịch sử. Mệnh đề đúng thực là “Shakespeare nói rằng
Hamlet đã là hoàng tử của Denmark”, hoặc rõ ràng hơn, “Shakespeare nói rằng đã
có một hoàng tửDenmark gọi là 'Hamlet”. Ở đây không có bất cứ điều gì còn là
tưởng tượng nữa. Shakespeare và Denmark, và tiếng ồn “Hamlet’, tất cả đều là
thực, nhưng tiếng ồn “Hamlet” không thực sự là một tên (danh xưng), bởi vì
không có ai thực sự được gọi tên là “Hamlet”. Nếu bạn nói “ ‘Hamlet’ là tên của
một người tưởng tượng”, đó không phải là tuyệt đối chính xác, bạn nên nói “Đây
là tưởng tượng rằng ‘Hamlet’ là tên của một người thực”.
Hamlet là một cá nhân tưởng tượng;
những con ngựa-một-sừng là một loài vật tưởng tượng. Một số câu trong đó có từ “ngựa-một-sừng”
xảy ra là đúng, và một số là sai, nhưng không trực tiếp trong từng trường hợp.
Hãy xem “một con ngựa-một-sừng có một sừng” và “một con bò có hai sừng”. Để
chứng minh điều sau, bạn cần phải nhìn vào một con bò; nó là không đủ để nói
rằng trong một số sách, con bò được nói là có hai sừng. Nhưng bằng chứng rằng
ngựa-một-sừng có một sừng chỉ có thể tìm thấy được trong sách, và trong thực
tế, mệnh đề phát biểu đúng là: “Một số cuốn sách khẳng định rằng có một loài
động vật có một sừng gọi là “ngựa-một-sừng”. Tất cả những mệnh đề về
ngựa-một-sừng thực sự là về từ “ngựa-một-sừng “, cũng giống như tất cả những
phát biểu về Hamlet thực sự về từ “Hamlet”.
Nhưng rõ ràng là, trong phần nhiều
những trường hợp, chúng ta không đương nói về những từ, nhưng về những-gì là
nghĩa của những từ. Và điều này đem chúng ta trở lại biện luận của Parmenides,
rằng nếu một từ có thể được sử dụng một cách có ý nghĩa đáng kể, nó phải có
nghĩa là một-cái-gì, không phải là không-gì, và như thế, những-gì từ đó có
nghĩa phải hiện hữu trong một ý hướng nào đó.
Vậy thì, chúng ta nói về George
Washington là nói cái gì? Có vẻ như chúng ta đã chỉ có hai lựa chọn: một là nói
rằng ông ta vẫn còn tồn tại; điều khác kia là nói rằng, khi chúng ta sử dụng
những từ “George Washington”, chúng ta không thực sự nói về con người vốn mang
tên đó. Điều nào trong hai cũng xem ra như là một nghịch lý, nhưng điều kể sau
thì kém phần của một nghịch lý hơn, và tôi sẽ cố gắng trình bày một ý hướng mà
trong đó, nó là đúng.
Parmenides giả sử rằng những từ có
một nghĩa bất biến, không đổi; đây thực sự là cơ sở lý luận của ông, vốn ông giả
định như không phải bàn cãi. Nhưng mặc dù từ điển, hay từ điển bách khoa cho
cái-gì có thể được gọi là ý nghĩa chính thức và được xã hội chấp nhận của một
từ, không có hai người sử dụng đúng cùng một từ, lại có cùng suy tưởng như nhau
trong những não thức họ.
George Washington, tự ông, có thể sử
dụng tên của ông và từ “tôi” như là đồng nghĩa. Ông có thể nhận thức những suy
tưởng của riêng ông, và những chuyển động của cơ thể của ông, và do đó có thể
sử dụng tên của ông với một ý nghĩa đầy đủ hơn là có thể được với bất kỳ ai
khác. Bạn bè của ông, khi có sự hiện diện của ông, có thể nhận thức được những
chuyển động cơ thể của ông, và có thể suy tôn những tư tưởng của ông, với họ,
danh xưng “George Washington” vẫn ký hiệu một-cái-gì cụ thể trong kinh nghiệm
của riêng họ. Sau khi ông qua đời, họ đã phải thay thế những kỷ niệm vào thay
chỗ những nhận thức, trong đó bao gồm một thay đổi trong những tiến trình não
thức diễn ra khi họ đã sử dụng tên của ông. Đối với chúng ta, những người chưa
từng bao giờ biết ông, những tiến trình não thức cũng lại một lần nữa khác
nhau. Chúng ta có thể nghĩ đến hình ảnh của ông, và tự nói với chúng ta “phải
rồi, cái người đó”. Chúng ta có thể nghĩ “tổng thống đầu tiên của nước Mỹ”. Nếu
chúng ta rất ngu dốt, đối với chúng ta, ông có thể chỉ đơn thuần là “cái người
mà được gọi tên là 'George Washington’”. Dù là gì đi nữa mà cái tên có gợi cho
chúng ta, nó phải không là chính bản thân con người ấy, vì chúng ta chưa từng
bao giờ biết ông ta, nhưng một-cái-gì đó bây giờ hiện diện với ý thức, hoặc ký
ức, hoặc tư tưởng. Điều này cho thấy sự ngụy biện trong luận chứng của
Parmenides.
Sự thay đổi luôn luôn này trong những
ý nghĩa của những từ thì được che dấu bởi một sự kiện là, nói chung, sự thay
đổi không tạo khác biệt về mặt sự thật hoặc sự sai lầm của những mệnh đề trong
đó có xuất hiện các từ. Nếu bạn lấy bất kỳ một câu đúng thực nào, trong đó cái
tên “George Washington” xuất hiện, như là quy luật, nó sẽ vẫn là đúng thực nếu
bạn thay thế cụm từ “tổng thống đầu tiên của nước Mỹ”. Có những trường hợp
ngoại lệ đối với quy luật này. Trước khi có cuộc bầu cử Washington, một người
có thể nói “tôi hy vọng George Washington sẽ là tổng thống đầu tiên của Nước Mỹ”,
nhưng ông không nói “tôi hy vọng tổng thống đầu tiên của nước Mỹ sẽ là tổng
thống đầu tiên của Nước Mỹ”, trừ khi ông đã có một đam mê bất thường với luật
đồng nhất. Nhưng dễ dàng để lập một quy tắc loại trừ những trường hợp đặc biệt
này, và trong những câu còn lại mà bạn vẫn có thể thay thế “George Washington”
với bất kỳ cụm từ mô tả nào áp dụng chỉ cho một mình ông ta. Và là chỉ bằng
những phương tiện của những cụm từ loại như vậy mà chúng ta biết những-gì chúng
ta biết về ông ta.
Parmenides tranh cãi rằng, bởi vì
chúng ta giờ đây có thể biết những gì thường được coi như quá khứ, nó không thể
thực sự là quá khứ, nhưng phải, trong một vài ý hướng, tồn tại ngay giờ đây. Do
đó, ông suy luận rằng không có cái-thứ-gì đại loại như thay đổi. Những gì chúng
ta đã nói về George Washington đáp ứng những luận cứ này. Có thể nói, trong một
ý hướng, rằng chúng ta không có kiến thức về quá khứ. Khi bạn hồi tưởng, hồi ức
xảy ra bây giờ, và không giống như là một với sự kiện được hồi tưởng. Nhưng hồi
ức tạo cho một mô tả về sự kiện trong quá khứ, và cho hầu hết những mục đích
thực tiễn, không cần thiết để phân biệt giữa sự mô tả và những gì nó mô tả.
Toàn bộ luận chứng này cho thấy là dễ
dàng như thế nào để rút ra những kết luận siêu hình từ ngôn ngữ, và thế nào mà
cách duy nhất để tránh những luận chứng ngụy biện loại này, là đẩy sự nghiên
cứu ngôn ngữ về mặt lôgích và tâm lý xa hơn mức hầu hết những nhà siêu hình học
đã được thực hiện [34].
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, nếu như
Parmenides có thể trở về từ cõi chết và đọc những gì tôi đương viết, ông sẽ
nhìn nó như là rất thiển cận nông cạn. “Làm thế nào bạn biết”, ông sẽ hỏi “rằng
những phát biểu của bạn về George Washington tham chiếu về một thời gian quá
khứ? Bằng sự kết toán của chính bạn, tham chiếu trực tiếp là với những-gì có
mặt bây giờ; Những hồi ức của bạn, lấy thí dụ cụ thể, xảy ra bây giờ, không
phải ở thời gian mà bạn nghĩ rằng bạn nhớ lại. Nếu như ký ức được chấp nhận như
là một nguồn của kiến thức, quá khứ phải là đứng trước não thức bây giờ đây, và
vì thế trong một ý nghĩa nào đó, phải vẫn còn tồn tại”.
Tôi sẽ không cố gắng đáp ứng những
luận cứ này bây giờ; nó đòi hỏi một thảo luận về ký ức, vốn là một chủ đề khó
khăn. Tôi đã đặt luận chứng ở đây để nhắc nhở người đọc rằng những lý thuyết
triết học, nếu chúng là quan trọng, thường thường có thể được hồi sinh trong
một hình thức mới, sau khi bị bác bỏ như được công bố lúc ban đầu. Những sự phủ
nhận, bác bỏ hiếm khi là cuối cùng; trong hầu hết những trường hợp, chúng chỉ
là một khúc dạo đầu cho những tinh luyện thêm xa hơn nữa.
Triết lý những gì tiếp theo, xuống
khá đến tận thời hiện đại, đã chấp nhận từ Parmenides, không phải là sự không
thể khả hữu được của tất cả thay đổi, vốn nó đã là một nghịch lý quá mạnh bạo,
nhưng sự vững chắc, bất hoại củathực thể. Từ “thực thể” [35]
đã không xuất hiện ngay trong những người trực tiếp kế tục ông, nhưng cái khái
niệm đã hiện diện rồi trong những suy đoán của họ. Một thực thể đã được xem như
một chủ thể vững chắc, liên tục bền bỉ, gồm nhiều thuộc tính khác loại. Như
thế, nó đã trở thành, và đã còn giữ nguyên trong hơn hai nghìn năm, một trong
những khái niệm cơ bản của triết học, tâm lý học, vật lý, và thần học. Tôi sẽ
có nhiều điều để nói về nó ở một giai đoạn sau. Với giờ đây, tôi đơn thuần chỉ
quan tâm để ghi chú rằng nó đã được giới thiệu, dẫn đưa vào, như một cách để
đem trả công bằng cho những luận chứng của Parmenides, mà không phủ nhận những
sự kiện hiển nhiên.
Chương 6 – Empedocles
Sự pha trộn của nhà triết học, nhà
tiên tri, nhà khoa học, và nhà phóng đại, lang băm, mà chúng ta đã thấy rồi
trong Pythagoras, được minh họa rất đầy đủ trong Empedocles, người đã nổi tiếng
khoảng năm 440 TCN, và như vậy, đã là một người trẻ tuổi hơn, nhưng đồng thời
với Parmenides, mặc dù học thuyết của ông trong một vài đường lối gần gũi với
của Heraclitus hơn. Ông đã là một công dân của thành Acragas, trên bờ biển nam
Sicilia; ông là một nhà chính trị dân chủ, là người đồng thời cũng xưng mình là
một vị gót. Trong hầu hết những thành phố Hylạp, và đặc biệt là ở vùng Sicilia,
đã có một xung đột liên tục giữa chế độ dân chủ và độc tài, những lãnh tụ của
đảng nào vào lúc bị đánh bại đã bị xử tử, hay bị lưu đày. Những người trong số
bị lưu đày hiếm khi lưỡng lự tham gia vào những đàm phán với những kẻ thù của Hylạp
– Persia ở phương Đông, Carthage ở phương Tây. Empedocles, đến đúng phiên ông,
đã bị trục xuất, nhưng ông đã xuất hiện, sau khi bị trục xuất, là đã ưa chuộng
nghề nghiệp của một hiền giả [36]
hơn là của một người tị nạn mưu đồ. Có vẻ như có thể trong thời tuổi trẻ, ông
đã ít nhiều là (theo tôn giáo) Orphic; rằng trước khi lưu vong, ông đã là kết
hợp chính trị và khoa học; và rằng chỉ trong cuộc sống sau này, như một kẻ lưu
vong, mà ông trở thành một nhà tiên tri.
Truyền thuyết đã có nhiều điều nói về
Empedocles. Ông đã ðýợc giả định như đã thực hiện những phép lạ, hay những gì
có vẻ như vậy, đôi khi do ma thuật, đôi khi bằng những phương tiện từ kiến thức
khoa học của ông. Ông có thể điều khiển gió, chúng ta được kể, ông đã làm sống
lại một phụ nữ, người này xem dường như đã chết được ba mươi ngày; cuối cùng,
như kể lại, ông đã chết khi nhảy vào miệng núi lửa Etna để chứng minh rằng ông
là một vị gót. Trong những lời của nhà thơ:
Empedocles vĩ đại, mà linh hồn nồng nhiệt
Nhảy vào Etna, và đã bị nướng trọn.
Matthew Arnold [37]
đã viết một bài thơ về đề tài này, nhưng, mặc dù là một trong những bài dở nhất
của ông, nó không chứa hai câu thơ trên.
Giống như Parmenides, Empedocles đã
viết bằng thơ. Lucretius, người đã chịu ảnh hưởng của ông, ca ngợi ông như là
một nhà thơ rất cao tài, nhưng về đề tài này, những dư luận bị phân chia. Bởi
vì chỉ có những mảnh từ những gì ông viết còn sống sót, giá trị thơ của ông
phải còn giữ tồn nghi.
Là điều cần thiết để giải quyết riêng
biệt khoa học của ông, và tôn giáo của ông, vì chúng không nhất quán với nhau.
Đầu tiên, tôi sẽ xem xét khoa học của ông sau đó, triết lý của ông, và cuối
cùng là tôn giáo của ông.
Sự đóng góp quan trọng nhất của ông
đối với khoa học là sự khám phá của ông về không khí như một thực chất riêng
biệt. Ông đã chứng minh điều này bằng quan sát, khi một thùng hoặc thân tàu nào
tương tự, được đặt lộn ngược vào trong nước, nước đã không (dâng lên) vào thùng.
Ông nói:
“Khi một cô gái, chơi với một đồng hồ
nước bằng đồng sáng láng, đặt miệng ống trên tay duyên dáng của cô, và dìm đồng
hồ nước vào khối lượng nước bạc nhường nhịn, dòng nước sau đó không chảy vào
thân (đồng hồ) nhưng đám không khí bên trong, ép mạnh trên những lỗ thủng liền
chặt, giữ nó ở ngoài, đến khi cô mở dòng nước nén; nhưng sau đó không khí thoát
khỏi và một khối lượng bằng nhau của nước chạy vào”.
Đoạn văn này xuất hiện trong một giải
thích về hô hấp.
Ông cũng khám phá ra ít nhất là một
thí dụ của lực ly tâm: nếu xoay vòng một cốc nước (buộc) ở đầu của một sợi dây,
nước không chảy ra ngoài.
Ông biết rằng có phái tính trong thực
vật, và ông đã có một lý thuyết (có phần nào tuyệt vời, phải thú nhận vậy) về
sự tiến hóa, và sự sống sót của cá thể thích ứng nhất. Ban đầu, “nhiều vô số
những bộ lạc của những sinh vật có sống chết đã rải rác khắp nơi được phú cho
với tất cả những cách thức của những hình dạng dủ kiểu, một sự kỳ diệu để nhìn
ngắm”. Có những đầu không có cổ, những cánh tay mà không có vai, những con
những mắt mà không có trán, bắp chân/tay đơn độc tìm kiếm kết hợp. Những đám
này đã nối nhập với nhau nếu như có được dịp; có những sinh vật đi lóng ngóng
với vô số tay, những sinh vật có mặt và ngực xoay qua những hướng khác nhau,
những sinh vật với thân bò và mặt người, và những sinh vật khác với mặt bò và
thân người. Đã có những loài lưỡng tính, kết hợp những tính chất của nam giới
và phụ nữ, nhưng không sinh sản. Cuối cùng, chỉ có những hình dạng nào đó nhất
định đã sống sót.
Đối với thiên văn học: ông biết rằng
mặt trăng tỏa sáng bởi ánh sáng được phản chiếu, và nghĩ rằng điều này cũng
đúng với mặt trời, ông cho rằng, ánh sáng phải mất thời gian để đi du hành,
nhưng thời gian quá ngắn, nên chúng ta không thể quan sát được nó, ông biết
rằng nhật thực có nguyên nhân là sự chen đứng vào giữa của mặt trăng, một sự
kiện mà ông dường như đã học được từ Anaxagoras.
Ông là người sáng lập ra trường phái
y học của nước Ý, và những trường phái y khao mà phát khởi từ ông đã ảnh hưởng
cả Plato và Aristotle. Theo Burnet (p. 234), nó đã ảnh hưởng toàn bộ xu hướng
của tư duy khoa học và triết học.
Tất cả điều này cho thấy sức sống
khoa học mạnh mẽ trong thời của ông, vốn đã không còn được sánh bằng nữa trong
những thời đại của Hylạp về sau này.
Giờ đây, tôi đi đến vũ trụ học của
ông. Chính ông, như đã nhắc trước đây, là người đã thiết lập Đất, Không khí,
Lửa, và Nước như là bốn nguyên tố (mặc dù chữ “nguyên tố” [38]
đã không được ông sử dụng). Mỗi một trong chúng là tồn tại mãi mãi, nhưng chúng
có thể được trộn lẫn trong những tỷ lệ khác nhau, và như thế tạo ra những thực
thể phức tạp đương thay đổi, mà chúng ta tìm thấy trong thế giới. Chúng được
kết hợp bởi Yêu thương và chia lìa bởi Xung đột. Với Empedocles, Yêu thương và
Xung đột là những thực thể nguyên thuỷ, ở trên cùng một mức độ với Đất, Không
khí, Lửa, và Nước. Có những thời kỳ khi Yêu thương trong chiều tăng lên, và có
những thời kỳ khác, khi ấy Xung đột mạnh mẽ hơn. Đã từng có một thời hoàng kim,
khi Yêu thương đã chiến thắng hoàn toàn. Ở thời đó, con người chỉ tôn thờ gót
nữ Aphrodite của Cyprian [39].
Những thay đổi trên thế giới đã không được cai quản bởi bất kỳ mục đích nào cả,
nhưng chỉ bởi Ngẫu nhiên và Tất yếu (Chance và Necessity). Có một chu kỳ: khi
những yếu tố đã được triệt để phối hợp bởi Yêu thương, Xung đột lại dần dần
tách lọc chúng ra lần nữa; khi Xung đột đã tách biệt chúng rồi, Yêu thương lại
dần dần tái hợp chúng. Vì vậy, tất cả mỗi hợp chất là tạm thời, chỉ có những
yếu tố, cùng với Yêu thương và Xung đột, là mãi mãi.
Có một sự giống nhau với Heraclitus,
nhưng là một sự dịu nhẹ, bởi vì không phải chỉ là một mình Xung đột, nhưng Xung
đột và Yêu thương cùng với nhau, đã tạo nên thay đổi. Plato ghép cặp Heraclitus
và Empedocles trong Sophist (242):
Có người Ionia, và trong thời gian gần đây hơn, người Sicilia, những nhà
thơ, người đã đi đến kết luận rằng thống nhất hai nguyên lý (của Một và Nhiều),
là an toàn hơn, và nói rằng một sinh tồn là một và nhiều, và rằng chúng được
giữ với nhau bởi thù hận và thân hữu, từng chia tay, từng gặp gỡ, vì nhà thơ
nghiêm trọng hơn khẳng định, trong khi nhà thơ hiền dịu hơn không nhấn mạnh
trên sự vĩnh viễn của xung đột và hòa bình, nhưng chấp nhận một nới lỏng và sửa
đổi của chúng; hòa bình và đoàn kết đôi khi tháng thế dưới sự thống trị của
Aphrodite, và sau đó một lần nữa phân tán và chiến tranh, vì lý do của một
nguyên lý về xung đột.
Empedocles cho rằng thế giới vật chất
là một khối cầu; rằng trong thời Hoàng Kim, Xung đột ở bên ngoài và Yêu thương
bên trong, sau đó, dần dần, Xung đột đã đi vào, và Yêu thương đã bị trục ra,
cho đến khi, tồi tệ nhất, Xung đột sẽ hoàn toàn ở trong, Yêu thương hoàn toàn
không có trong khối cầu . Sau đó – dù cho những gì lý do không rõ ràng – một
phong trào ngược lại bắt đầu, cho đến khi thời Hoàng Kim trở về, nhưng không là
cho mãi mãi. Toàn bộ chu trình sau đó lặp đi lặp lại. Người ta có thể giả định
rằng một trong hai thái cực có thể được ổn định, nhưng đó không phải là quan
điểm của Empedocles. Ông muốn giải thích về chuyển động, trong khi lấy kết toán
những luận chứng của Parmenides, và ông đã không có ước muốn, bất kỳ ở giai
đoạn nào, đi đến một vũ trụ không biến đổi.
Những quan điểm của Empedocles về tôn
giáo, trong chính yếu, là của Pythagore. Trong một mảnh, trong đó đề cập đến
Pythagoras, có lẽ là đúng thế, ông nói: “Trong số họ, có một người có kiến thức
hiếm lạ, tài giỏi trong hết mọi phương cách của những công trình thông thái,
một con người đã chiếm được sự giàu sang tột cùng của khôn ngoan; bởi vì bất kỳ
khi nào ông căng mở hết với tất cả não thức của ông, ông thấy dễ dàng tất cả
mọi thứ của tất cả những thứ chúng là gì, trong hàng mười, hàng hai mươi, đúng
vậy, những kiếp sống của người đời”. Trong thời Hoàng Kim, như đã đề cập, con
người chỉ thờ Aphrodite, “và bàn thờ đã không nồng nặc bốc mùi của thuần máu bò
mộng, nhưng đã đđược bày ra trong sự kinh tởm nhất giữa con người, cắn ăn những
cánh chân, cánh tay tươi lành, sau khi xé toạc chúng ra khỏi sự sống”.
Có một lần, ông nói hồ hởi về chính
mình như một vị gót:
Những bạn hữu, là cư dân của thành phố vĩ đại nhìn xuống trên đám đá màu
vàng của Acragas, trên bên thành cao, bận rộn với những công việc tốt đẹp, bến
cảng vinh dự cho những khách lạ, những con người không có kỹ năng trong sự bần
tiện, hèn hạ, chào tất cả. Tôi đi về đó đây giữa các bạn như một gót bất tử,
giờ đây không chết, được sùng kính giữa tất cả trong mọi dịp gặp gỡ, được trao
vương miện với lụa buộc và vòng hoa cài. Ngay lập tức, bất cứ khi nào tôi bước
vào với những người này trong đào tạo của tôi, cả nam và nữ, trong những thị
trấn hưng thịnh, đem sự sùng kính với tôi; họ đi tìm tôi trong vô số đám đông,
hỏi tôi đau là cách thức để thu lợi, một số mong muốn những tiên trí, trong khi
có một số, những người trong với họ rất nhiều một ngày đầy mệt mỏi đã bị xuyên
thủng bởi những day dứt đau khổ của tất cả những cách thức của bệnh tật, cầu
xin cho nghe từ tôi lời của chữa bệnh. . . . Nhưng tại sao tôi lại lải nhải về
những việc này, như thể nó đã là bất cứ một vấn đề lớn lao nào mà tôi phải vượt
trên những con người có phận chết, chịu hư hoại?
Ở một lần khác, ông tự cảm thấy mình
là một kẻ tội lỗi vĩ đại, đang trải qua sự chuộc tội cho sự vô đạo của ông:
Có một tiên tri về sự Tất Yếu, một pháp lệnh cổ xưa của những vị gót,
vĩnh cửu và niêm phong nhanh chóng bởi những thệ nguyện lớn rộng, rằng bất cứ
khi nào một trong những daemon [40], có
phần ăn kéo dài hàng mấy ngày, đã tội lỗi ô nhiễm đôi tay với máu, hoặc sau khi
xung đột và tự mình thề chừa bỏ, ông ta phải ba lần chịu lang thang, mười ngàn
năm, khỏi những nơi cư ngụ của những người được ơn phước, ông phải đươc sinh
ra, suốt thời gian trong tất cả những loại hạng của những dạng thức mang phận
phải chết, chuyển vần từ đường đời gian nan này sang đường đời vất vả khác. Vì
Không khí phi thường cuốn đẩy ông ta vò Biển cả, và Biển nhổ ông ta bắn lên Đất
khô, Đất hất ông ta vào trong những tia sáng chói loà của mặt trời, và ông
phóng ông trở lại lốc xoáy của Không khí. Cái này nhận ông ta từ kia, và tất cả
chối bỏ ông. Một trong những vị (daemon) đó là tôi giờ đây, một người bị lưu
đày và một kẻ lang thang khỏi những vị gót, vì rằng tôi đã đặt sự tin tưởng của
tôi vào một xung đột nhẫn tâm rồ dại.
Cái gì đã là tội lỗi của ông, chúng
ta không biết; có lẽ không-gì mà chúng ta nên nghĩ rất nghiêm trọng. Vì ông
nói:
“A, tai ương là tôi mà cái ngày chết
không xót thương đã không huỷ hoại tôi trước khi tôi đã từng chạm trổ những mầm
mống xấu ác của nhai xé những môi tôi!...”
“Hoàn toàn tránh, nhịn khỏi từ những
lá cây nguyệt quế” .
“Khốn nạn, Cùng cực khốn nạn, giữ bàn
tay của bạn tránh xa khỏi đậu (hạt)”.
Vì vậy, có lẽ ông đã làm không có làm
gì tệ hơn là nhai tóp tép những lá nguyệt quế, hoặc ăn lu bù những hạt đậu [41].
Đoạn văn nổi tiếng nhất trong Plato,
trong đó ông so sánh thế giới này với một cái hang, trong đó chúng ta thấy chỉ
những hình bóng của thực tại trong thế giới tươi sáng ở phía trên, là được đoán
trước bởi Empedocles; nguồn gốc của nó trong giảng dạy của đạo Orphics.
Có một số – có thể đoán chừng là
những người tránh khỏi tội lỗi qua nhiều hóa thân – những người này cuối cùng đạt
được hạnh phúc bất tử , trong cùng đồng hàng với các vị gót:
Tuy nhiên, ở cuối cùng, họ [42]
xuất hiện giữa những con người hữu sinh hữu tử, như những tiên tri, những nười
viết bài ca, những y sĩ, và những hoàng tử; và từ đó họ trỗi cao lên như là
những gót, phong cách cao quí trong danh dự, chia sẻ mái nhà của những vị gót
khác, và cùng bàn ăn, giải thoát khỏi những thống khổ của con người, an toàn
trước định mệnh, và không có khả năng bị tổn thương.
Trong tất cả những điều này, nó có
vẻ, có rất ít điều mà đã không chứa trong giảng dạy của học thuyết Orphism và
học thuyết Pythagoreanism.
Độc đáo của Empedocles. ngoài khoa
học, bao gồm trong học thuyết về bốn nguyên tố, và trong việc sử dụng hai
nguyên lý của Yêu thương và Xung đột để giải thích sự thay đổi.
Ông từ chối thuyết Nhất nguyên, và
coi vận trình của thiên nhiên như được sắp đặt do ngẫu nhiên và tất yếu hơn là
do mục đích. Trong những ý hướng này, triết lý của ông đã khoa học hơn so với
của những Parmenides, Plato, và Aristotle. Trong những ý hướng khác, quả là
đúng thực, ông đã mặc nhận ưng thuận với những mê tín hiện hành; nhưng trong
điều này, ông đã chẳng tồi tệ hơn gì nếu so với những khoa học gia trong thời
gần đây.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ
nhất
(Apr/2010)
[1]
Heraclitus – Heraclitus of Ephesus (Ἡράκλειτος ὁ Ἐφέσιος — Hērákleitos ho
Ephésios; c. 535–c. 475 TCN) triết gia Hylạp, thời trước-Socrate, sinh quán
thành Ephesus, xứ Ionia, vùng Hylạp trên bờ biển Tiểu Á (nay gần thành phố
Kusadasi, Turkey)
Heraclitus đã đưa ra một lý thuyết đặc thù, ông phát biểu bằng ngôn
ngữ sấm truyền. Ông nổi tiếng về các lý thuyết: Tất cả luôn luôn thay đổi
(universal flux), sự Hợp nhất những đối lập (unity of opposites), và Lửa là vật
chất cơ bản, xem như yếu tố nguyên thuỷ của thế giới .
[2]
Xenophanes (c.570–c.475 TCN.) – triết gia Greek, người chủ trương một khái niệm
lý tưởng về thần linh, và là người đầu tiên trong các triết gia trước-Socrate
đưa ra những quan điểm về nhận thức luận.
Sinh quán thành Colophon, một thị trấn Hylạp vùng Ionian, trên bờ biển
tiểu Á, ông di cư sang sống ở nam Ý. Ông được xem như sáng lập trường
pháiEleatic School, các giảng dạy của ông đã bị đồng hóa với của Parmenides và
Melissus. (theo Cambridge Dictionary of
Philosophy).
[3] Một
vài phát biểu được xem là của ông:
- “vì tất cả những-gì từ đất mà ra, và
những-gì chấm dứt bằng thành đất”.
- “vì tất cả chúng ta nẩy sinh từ đất
và nước”.
- “tất cả những-gì vào thành tồn sinh
và sinh trưởng là đất và nước”
[4]
“free thinker” – những người không tin vào các giáo điều, đặc biệt là giáo điều
tôn giáo. Có thể hiểu là những người trí thức vô thần đáng kính, trong xã hội
phương Tây.
[5] Có
chỗ ông nói rõ: “con người tạo ra những gót theo hình ảnh của chính họ” (“Men
create the gods in their own image”).
[6]
CTTG – Trích dẫn từ Edwyn Bevan, Stoics
and Sceptics, Oxford, 1913, p. 121.
[7]
CTTG – Cornford, op. cit. (p. 184), nhấn mạnh điều này, Tôi nghĩ là đúng,
Heraclitus thường bị hiểu nhầm khi bị đồng hóa với những (triết gia) Ionians
khác.
[8]
Hermodorus (Greek: Ἑρμόδωρος), người Ephesian, khoảng thế kỷ 4th TCN , nói là
đã cho lưu lành các tác phẩm của Plato, và đã đem cho bán ởSicily. Hermodorus
xuất hiện như một triết gia. Ông bị trục xuất khỏi thànhEphesus, nên sang sống ở
Ý.
[9] Hesiod (Greek Hesiodos,
Latin Hesiodus) (c. 700 TCN) – Một trong những thi hào đầu tiên của Hylạp, thường
được xem là “cha đẻ của lối thơ giáo huấn Hylạp”. hai tập của ông còn lại
Theogony, nói về những vị gót, thần thoại, và Works and Days, mô tả đời sống
nông dân.
[10] Hecataeus of Miletus
(c.550-c.490 TCN): sử gia và khảo cứu Hylạp, đã vẽ bản đồ thế giới cổ đại và viết
sử biên niên.
[11] “mysteries” – những tin
tưởng là đúng thực trong tôn giáo, tín ngưỡng, theo đó chúng không thể hiểu được
qua lý trí, nhưng chỉ biết được qua sự “lộ cho biết” từ gót, thánh linh (mặc khải
thần bí).
[12] Nguyên văn Anh ngữ “Lord”
– ở đây, chỉ Apollo.
[13] “oracle”: lời tiên tri, lời
sấm truyền – An oracle is a person or agency considered to be a source of wise
counsel or prophetic opinion
[14]
Delphi – có lẽ nổi tiếng nhất vì có tiên tri/sấm truyền tại ngôi đền dành riêng
thờ Apollo này, trong thời cổ đại. Apollo “nói” qua sấm truyền; những sibyl hay
nữ tu “thông dịch” được biết là Pythia
Người ta tham vấn oracle tại
Delphi về tất cả mọi sự – từ chính sự quốc gia quan trọng cho đến những nội
dung cá nhân riêng tư. Tham vấn oracle chỉ ngừng trong mùa đông, vì tin tưởng rằng
Apollo đi vắng (về sống giữa những người Hyperboreans), và thay vào chỗ Apollo,
Dionysus về ngự trong đền.
[15] Trong thời cổ đại những
phụ nữ đóng vai tiên tri, ở vùng Cận Đông, người Hylạp gọi họ là “sibyls”.
[16] Heraclitus lên án tôn
giáo và các tín đồ Bacchic – có chỗ dịch – ý rõ hơn – “những kẻ mộng du, ảo thuật,
nữ tu Bacchus, kẻ truy hoan, và những kẻ thực hành, tham dự những (nghi lễ) huyền
nhiệm tôn giáo. Những gì xem là huyền nhiệm trong đám người (này) là những nghi
lẽ không-linh-thiêng”, (“with night-walkers, magicians, bacchantes,
revelers,and participants in the mysteries . What are regarded as mysteries
among men are unholy rituals”).
[17]
“philosophers' stone” (lapis philosophorum): một chất liệu hóa học theo truyền
thuyết có khả năng biến các kim loại, đặc biệt là chì, thành vàng.
[18] “elixir of life”: được kể
như một linh dược huyền thoại uống vào trẻ mãi không già, sống mãi, cũng có khi
được xem là có khả năng tạo ra sự sống.
[19] Có chỗ dịch khác – “Thế
giới này, là cùng một cho tất cả, chẳng gót nào, chẳng người nào, tạo dựng nên,
nhưng nó đã là, và nó là, và sẽ là một ngọn Lửa sống mãi, khơi lên hay tắt đi
là do tùy mức độ.
[20] Cũng có chỗ dịch khác –
nhưng cùng ý “God is day and night, winter and summer, war and peace, plenty
and want. But he is changed, just as when incense is mingled with incense, but
named according to the pleasure of each”.
[21]
“Fire lives in the death of earth, air lives in the death of fire, water lives
in the death of air, and earth in the death of water”.
Một chỗ khác ông nói:
“Living in their death and dying in their life”
[22] Gót nữ trong thần thoại
Hylạp, có cánh, tóc rắn, chuyên trách báo thù, được xem như lương tâm nhân hoá.
[23]
CTTG – Nhưng cf. “Chúng ta bước vào và không bước vào trong cùng những giòng
sông, chúng ta là, và chúng ta không là” (We step and do not step into the same
rivers; we are, and are not).
Mảnh
12: “Tu ne peux pas descendre deux fois dans les mêmes fleuves, car de
nouvelles eaux coulent toujours sur toi”.
Bản
dịch tiếng Anh của John Burnet (1912), Russell dùng theo, như trên đây:”You
cannot step twice into the same rivers; for fresh waters are flowing in upon
you.” Cũng có tác giả dịch – “Into rivers, the same ones, on those who step in,
different and different waters flow” (Edward Hussey, The Cambridge Companion to
Early Greek Philosophy) – Một mảnh khác , ông nói cùng ý :’ To those entering
the same river, other and still other waters flow” – Với những ai đang bước vào
dòng sông, nước khác và lại còn nước khác chảy”.
Đây
là câu nổi tiếng của Heraclitus, được trích dẫn nhiều nhất. Chủ yếu minh họa
cho quan điểm của ông về sự luân chuyển, luôn thay đổi, trôi chảy miên viễn
(perpetual flux) của mọi hiện tượng.
Có
câu khác – ý tương tự của ông – “Tất cả mọi thứ trôi chảy và không-gì đứng đợi;
Tất cả mọi thứ buông xả và không gì đứng cố định”. (Everything flows and
nothing abides; Everything gives way and nothing stays fixed.)
Lấy
hình ảnh dòng sông – rất quen thuộc với triết học, cả đông lẫn tây, và nước
trôi chảy để chỉ sự chuyển dịch. Nước luôn luôn thay mới, luôn luôn chuyển đổi,
nên không bao giờ chúng ta bước vào cùng một dòng sông hai lần, vì từ lần trước
qua đến lần sau, nước trong dòng sông đã khác đi rồi!
Cũng
thường thêm vào cái ý – chúng ta cũng không tắm hai lần trong cùng một dòng
sông – vì xuống cùng dòng sông đó – hoặc dòng sông đã đổi – hay xa hơn – chính
tự thân chúng ta đã thay khác rồi – đó là ý đến từ một mảnh khác của
Heraclitus: “Cùng một giòng sông, chúng ta bước xuống và chúng ta không bước xuống,
Chúng ta vừa là, vừa không là”. (Into the same river we both step and do not
step. We both are and are not.)
Trái
lại còn có ý kiến – nước sông thay đổi, nhưng dòng sông vẫn là một. Nước phải
luân lưu, trôi chảy mới có dòng sông, nếu không, nó đã không là nó nhưng là một
gì-khác (hồ, ao). Lý giải này phù hợp với một lý thuyết khác của chính
Heraclitus: trộn lẫn những đối lập. Vậy chỉ trong địa hạt đối tượng, cũng chưa
phân định, phải chăng tất cả đều thay đổi, hay không.
Ý
niệm tất cả thay đổi của Heraclitus, thực sự đưa đến ý niệm có một vĩnh cửu
không thay đổi – là chính sự thay đổi, như Russell đã dẫn chúng ta đến ở cuối
bài này. Vậy trong lý thuyết trôi chảy mãi mãi của ông, vẫn còn có một thường hằng,
không đổi. Khi thường nói “tất cả trôi chảy, thay đổi”, thực đúng ra không hoàn
toàn “tất cả”.
Câu
này, khi trich dẫn cũng có khi nhắc đến một câu được cho là của Khổng tử, trong
Luận Ngữ – cũng nói về dòng sông: – “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” – “Cứ
chảy mãi thế này ư, ngày đêm không ngừng”. Mặc dù cùng nói về dòng sông và sự
trôi chảy, nhưng đến từ hai thái độ hiển nhiên khác nhau. Trong Luận ngữ là một
thời tán thán, thở dài – Khổng đi tìm sự an, định, hài hòa trong nhân quần, xã
hội, tìm cách thể hiện qua chính trị quốc gia, nên đứng trước sự thay đổi miên
viễn, trôi chảy bất tuyệt, luôn đông, bất tĩnh, của thiên nhiên, ông ngán ngẩm,
than thở. Đây không phải là thái độ và nội dung quan điểm của Heraclitus.
Như
những đường tàu, xem trên bản đồ sơ sài, có gặp nhau ở một sân ga nào đó, những
chúng đến từ những phương trời khác nhau, và sẽ ra đi về những phương trời khác
nhau, có khi đôi nghịch nhau. Ngay cả trong cùng một sân ga, chúng cũng ở trên
những đường tách biệt. Hai kẻ lữ hành trên hai đoàn tàu, vào một sân ga rồi lại
ra đi, nhưng trước sau không bao giờ gặp gỡ.
So sánh perpetual flux với
dịch là sai lầm, nếu còn kéo đến vô thường là hàm hồ, ngông cuồng. Lụa dệt và vải
bông, dù không thấy được tinh xảo óng ả và sợi thô dã phác, trên tay một người
bị bịt cả hai mắt, người ấy vẫn biết ngay sự khác biệt!
[24] William Ralph Inge (1860
– 1954) tác giả người Anh, thày tu Anh giáo, giáo sư thần học đại học
Cambridge, và là tu viện trưởng (dean) nhà thờ St Paul, London, do đó thường được
biết với danh “Dean Inge”.
[25] Dòng sông có nước trôi chảy
mãi mãi, nhưng chính sự trôi chảy, bản thân sự chuyển dịch không thay đổi. Có
“mãi mãi” trong khoảnh khắc, nhất thời của nước, không ngừng chảy “mãi mãi”.
[26]
Trong triết học phương Tây, bắt đầu ở đây – phân biệt hai ý niệm về thường hằng
(permanence):
-
‘eternity’ hay ‘atemporality’: vĩnh cửu – không-thời-gian, ngoài-thời-gian,
phi-thời.
- ‘sempiternity’ hay
‘everlastingness': mãi mãi – có thời gian, nhưng không cùng.
[27] Thành phố cổ đại tên Elea
(tên Ý là Velia) nằm ở vùng Salerno,Campania, nam Italy. Nguyên do những người
Greeks dựng khoảng 538–535 TCN. Nổi tiếng vì là quê quán của trường phái
Eleatic, trong đó có các triết gia Parmenides và Zeno.
[28] Chỉ các thuộc địa Hylạp ở
nam Ý, quanh vịnh Taranto.
[29] Muốn chia A thành nhiều
phần, phải có gì-đó không-A, vì khi chia A, lấy thí dụ làm hai, là có hai
không-A, nhưng nếu không có không-A, đâu đâu cũng toàn là A, thì không thể chia
A được.
[30] Chỉ
có thể nói về, hay nghĩ đến những-gì có thực, hiện hữu thôi, nếu nó không hiện
hữu, không thể nghĩ đến, nói về nó được. Là lý thuyết của Parmenides, Russell sẽ
trình bày ở tiếp sau là nguỵ biện.
[31] Parmenides: theo tôi hiểu
ở câu này – không-gì thay đổi, trước sau vẫn là một, có đó mãi mãi, không trở
thành (nếu thế, trước đó không có) không mất đi (nếu thế, sau đó không có).
[32] CTTG – Ghi chú của
Burnet: “Ý nghĩa, tôi nghĩ, là như vầy: Không thể có tư tưởng ứng hợp với một
danh từ mà nó không phải là tên gọi của một sự-việc-gì đó có thực”.
[33]
Trong triết học – phê bình này của Russell với Parmenides- ở đây – được gọi là
“nghịch lý Parmenides”- nội dung là vấn đề trong những phát biểu về phủ nhận hiện
hữu (the problem of negative existential statements):
(P1)
Để phủ nhận sự hiện hữu của một-gì, người ta phải nói,/nhắc/chỉ về/đến nó
(P2)
Nhưng một người chỉ có thể nói,/nhắc/chỉ về/đến những-gì mà chúng hiện hữu
(C)
Thế nên, phủ nhận sự hiện hữu của một-gì, cái một-gì đó phải hiện hữu
Tử
(C), dẫn đến rằng tất cả những phát biểu phủ nhận hiện hữu là – hoặc sai, hoặc
tự mâu thuẫn. Do đó, tất cả những-gì hiện hữu (Luận đề của Parmenides)
Bởi
phản đề của (P2), một người không thể ám chỉ những-gì vốn chúng không hiện hữu.
Nói về, ám chỉ, nhắc, kể đến… nên nhận như vừa là tham khảo theo nghĩa của ngôn
ngữ, vừa là theo nghĩa của não thức, có ý định, hướng về: Parmenides chủ trương
rằng người ta không thể nói về hay nghĩ về cái mà là không có.
Tiếp ngay sau – Qua các
thí dụ về Hamlet, Washington, ngựa một sừng; Russell đã chỉ ra sự nguỵ biện
trong luận đề của Parmenides.
[34] Xem thêm Russell, Những vấn đề củaTriết học, chương 4, bản
tiếng Việt tôi đã dịch trên cùng blog này.
[35] “substance”: thực thể (tiềm
ẩn, bất biến) như đối nghịch với hiện tượng (bên ngoài, thay đổi).
[36] “sage”: một người được
kính trọng vì có kinh nghiệm sống, óc khôn ngoan, trí phán đoán hơn người.
[37] Matthew Arnold (1822 –
1888) – nhà thơ và phê bình văn hóa nười Anh.
[38] “element”
[39] Chỉ một tín ngưỡng thời cổ
tôn thờ dâm lạc nữ thần Aphrodite trên đảo Cyprus. Aphrodite là nữ thần của
tình yêu, sắc đẹp, sự gợi tình, và phồn thực (goddess of love, beauty, sex
appeal, and fertility)
[40] daemon: chỉ những gót hạng
thấp, hay nửa-gót (bán-thần) – đứng vào vị trí giữa người và gót.
[41] Thỉnh thoảng Russell dí dỏm
khôi hài, như ở đây.
[42] CTTG – Xem ra không rõ ai
là “họ”, nhưng có thể giả định “họ” là những ai đã giữ được sự trong sạch.