Những Vấn đề của Triết học
The Problems of Philosophy
Bertrand Russell
Đây là một tác phẩm quan trọng đối với những người đọc triết học, và rất nổi tiếng của Russell, cũng là tác phẩm rất phổ thông, sau Lịch sử Triết học phương Tây của ông.
“Có nhiều sách dẫn nhập triết học hay, và nhiều sách triết học quan trọng, nhưng chỉ có độ không đầy ôm tay những sách là cả hai; quyển này - Những vấn đề của Triết học - của Bertrand Russell, là một trong số này, và là một trong những quyển hay nhất”. Đó là lời giới thiệu của giáo sư J. Perry, ấn bản tôi dùng, Oxford Paperbacks. OUP, 1997.
Tôi sẽ lần lượt dịch từng chương, chú giải và giới thiệu tác phẩm giá trị này.
Tôi sẽ lần lượt dịch từng chương, chú giải và giới thiệu tác phẩm giá trị này.
Lê Dọn bàn
(Jan/2010)
Lời nói đầu
Các trang sau đây, tôi tự hạn chế ở phần chính cho những vấn đề của triết học, trong quan điểm tôi nghĩ có thể nói vài điều tích cực và xây dựng, vì chỉ những phê phán tiêu cực không thôi, xem ra không còn thích hợp. Vì lý do này, tri thức luận chiếm một mảng lớn hơn siêu hình học trong tập sách này, và một số chủ đề được các nhà triết học thảo luận nhiều lại được bàn luận rất vắn tắt, nếu như có bàn đến.
Tôi đã rút được trợ giúp giá trị từ tác phẩm chưa xuất bản của G. E. Moore và J. M. Keynes: vị trước, về các quan hệ của dữ liệu giác quan với các đối tượng vật lý, và từ vị sau, về xác suất và qui nạp. Tôi cũng đã thu hoạch lợi ích rất lớn từ những phê bình và gợi ý của giáo sư Gilbert Murray.
Bertrand Russell
1912
Nội dung
Lời nói đầu
Chương I. Dạng ngoài (hiện tượng) và thực tại
Chương II. Hiện hữu của Vật Chất
Chương III. Bản chất của Vật Chất
Chương IV. Chủ nghĩa Duy Ý
Chương V. Kiến thức do quen biết và Kiến thức do mô tả
Chương VI. Về Phép Qui nạp
Chương VII. Kiến thức của chúng ta về những nguyên tắc tổng quát.
Chương VIII. Tính Khả hữu của Kiến thức Tiền nghiệm
Chương IX. Thế giới những Phổ quát
Chương X. Hiểu biết của chúng ta về những Phổ quát
Chương XI. Kiến thức bằng Trực giác
Chương XII. Đúng và Sai
Chương XIII. Kiến thức, Sai Lầm, và quan điểm khả hữu
Chương XIV. Giới hạn của kiến thức triết học
Chương XV. Giá trị của triết học
Thư mục
Có bất kỳ một kiến thức nào trong thế giới, thật vững chắc đến mức không một người với lý trí bình thường nào có thể nghi ngờ nó? Câu hỏi này, thoạt đầu mới nhìn, có thể không thấy khó khăn, nhưng thực sự là một câu khó khăn nhất đã có thể hỏi. Một khi chúng ta đã nhận thức rõ được những chướng ngại trên đường đến một lời đáp thẳng thắn và tự tín, chúng ta sẽ rồi dấn sâu vào học hỏi môn triết học – vì triết học chỉ đơn giản là toan tính trả lời những câu hỏi cuối cùng loại như thế, không cẩu thả và võ đoán, như chúng ta vẫn làm trong đời thường và ngay cả trong khoa học, nhưng với phân tích, sau khi thăm dò tất cả những gì làm những câu hỏi như thế thành bối rối, và sau khi nhận thức tất cả những mơ hồ và mập mờ nằm dưới những khái niệm thông thường của chúng ta.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thừa nhận nhiều sự việc như vững chắc, một xem xét kỹ lưỡng gần hơn, thấy chúng đầy những mâu thuẫn hiển nhiên mà chỉ với một lượng suy nghĩ lớn lao mới làm chúng ta có khả năng biết cái gì là điều chúng ta thực sự có thể tin tưởng được. Khi tìm kiếm sự vững chắc, bắt đầu với những kinh nghiệm hiện tại của chúng ta là điều tự nhiên, và trong ý nghĩa nào đó, không hồ nghi gì, kiến thức bắt nguồn từ chúng. Nhưng bất kỳ phát biểu nào theo như những gì do những kinh nghiệm trực tiếp khiến chúng ta biết, rất có cơ là sai lầm. Với tôi, xem ra giờ đây tôi đang ngồi trên một cái ghế, bên một cái bàn có một dạng nào đó, trên đó, tôi thấy những tờ giấy có chữ viết hoặc chữ in. Khi quay đầu, tôi thấy ngoài cửa sổ những tòa nhà, và các đám mây, và mặt trời. Tôi tin rằng mặt trời cách xa trái đất vào khoảng chín-mươi ba triệu dặm Anh; rằng nó là một khối cầu nóng, lớn hơn trái đất nhiều lần; rằng, do sự xoay vòng của quả đất, nó mọc mỗi buổi sáng, và sẽ tiếp tục làm như vậy một thời gian vô hạn trong tương lai. Tôi tin rằng, nếu có bất cứ người bình thường nào khác đi vào phòng của tôi, ông sẽ thấy cùng những bàn, những ghế và những sách và những giấy tờ như tôi thấy, và rằng cái bàn tôi xem thấy là cũng cái bàn tôi cảm thấy đang cưỡng lại cánh tay tôi ấn trên. Tất cả điều này xem thật hiển nhiên đến như không có gì đáng nói, ngoại trừ khi trả lời cho một người nghi ngờ không biết tôi có biết bất cứ một điều gì không. Tuy vậy tất cả những điều này có thể bị nghi ngờ một cách hợp lý, và tất cả chúng đòi hỏi nhiều thảo luận rất cẩn thận trước khi chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta đã phát biểu nó dưới các dạng hoàn toàn đúng sự thật.
Để làm những khó khăn của chúng ta đơn giản dễ hiểu, chúng ta hãy tập trung chú ý vào cái bàn. Với mắt nhìn, nó hình thuôn oblong, màu nâu và sáng bóng, với xúc giác, chạm vào, nó trơn nhẵn và lạnh và cứng; khi tôi gõ nhẹ, nó phát ra một âm mộc. Bất kỳ một ai xem thấy và sờ thấy và nghe thấy cái bàn sẽ đồng ý với mô tả này, như thế đã có thể xem như không có khó khăn nào đã sẽ khởi dậy; nhưng ngay một khi chúng ta cố gắng cho được chính xác hơn, những rắc rối của chúng ta bắt đầu. Mặc dù tôi tin cái bàn “thực sự” đồng một màu khắp nơi, những phần phản chiếu ánh sáng nhìn sáng sủa nhiều hơn những phần khác, và vài phần nhìn sắc trắng vì ánh sáng đã phản chiếu. Tôi biết thế, nếu tôi di động, những phần phản chiếu ánh sáng sẽ thay khác, như thế sự phân bố biểu kiến của màu sắc trên cái bàn sẽ thay đổi. Nó dẫn đến là, nếu nhiều người đương nhìn cái bàn vào cùng một lúc, không có hai người trong họ thấy chính xác cùng một sự phân bố màu sắc, bởi vì không có hai người trong họ nhìn nó từ cùng một điểm nhìn, và bất kỳ một thay đổi nào ở điểm nhìn tạo một vài thay đổi trong cách ánh sáng được phản chiếu.
Cho những mục đich thực tiễn nhất, những khác biệt này không quan trọng, nhưng với người vẽ tranh, chúng quan trọng tất cả ngang nhau: người vẽ tranh phải học ngược, quên bỏ thói quen suy nghĩ rằng sự vật xem ra có màu mà cảm giác thông thường nói chúng “thực” có, và học thói quen nhìn những sự vật như chúng xuất hiện. Ở chỗ này, chúng ta đã đã bắt đầu rồi với một của những phân biệt, nó gây rắc rối nhất trong triết học – sự phân biệt giữa “dạng ngoài” và “thực tại”, giữa cái-gì những sự vật xem ra là, và cái-gì chúng là. Người vẽ tranh muốn biết cái-gì những sự vật xem ra là, người thực tiễn và nhà triết học muốn biết cái-gì chúng là; nhưng ước mong muốn biết của nhà triết học so với của người thực tiễn thì mạnh hơn nhiều, và rắc rối hơn nhiều do kiến thức về phần những khó khăn khi trả lời câu hỏi.
Quay trở lại với cái bàn, hiển nhiên từ những gì chúng ta đã tìm được, rằng không có màu nào nổi bật trước hết xuất hiện như là cái màu của cái bàn, và với dẫu ngay cả bất kỳ một phần đặc biệt nào của cái bàn - nó xuất hiện với nhiều màu từ nhiều điểm nhìn, và không có lý do để xem một vài trong những màu này là đúng màu của nó hơn là những màu khác. Và chúng ta biết rằng dẫu từ cùng một điểm nhìn, màu sắc sẽ xem ra thành khác nhau, vì ánh sáng nhân tạo, hay với một người có bệnh mù màu, hay với một người đeo kính màu xanh, trong khi ở trong tối sẽ không có màu gì nữa cả, mặc dù với sờ và với nghe cái bàn sẽ không thay đổi. Màu sắc này không phải là một điều gì sinh ra từ cái bàn, nhưng là một điều gì tùy thuộc vào cái bàn và người quan sát, và cách ánh sáng chiếu xuống bàn. Mỗi khi trong đời thường ngày, chúng ta nói về cái màu của cái bàn, chúng ta chỉ muốn chỉ cái loại màu nó sẽ xem ra có với một người quan sát bình thường, từ một điểm nhìn thông thường, dưới những điều kiện ánh sáng quen thuộc thường lệ. Nhưng những màu khác chúng hiện ra dưới những điều kiện khác, cũng đúng tốt như thế để được xem như là thật; và như thế, để tránh sự thiên vị, chúng ta bắt buộc phải từ chối rằng, trong chính nó, cái bàn (không) có bất kỳ một màu nào đặc biệt.
Cùng như thế áp dụng với mặt gỗ. Bằng mắt thường một người có thể thấy vân gỗ, nhưng ngoài thế ra, mặt bàn xem thấy trơn nhẵn và phẳng đều. Nếu chúng ta nhìn nó qua một kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy chỗ cứng, chỗ nổi, và chỗ sâu, và đủ loại khác biệt mà với mắt thường không nhận biết. Trong những cái này, cái nào là cái bàn “thật”? Chúng ta có khuynh hướng tự nhiên nói cái bàn chúng ta nhìn thấy qua kính hiển vi thì thật hơn, nhưng điều ấy đến phiên nó, lại sẽ thay đổi bởi một kính hiển vi mạnh còn hơn nữa. Nếu thế, chúng ta không thể tin tưởng những gì chúng ta thấy với mắt thường, tại sao chúng ta nên tin tưởng những gì chúng ta thấy qua kính hiển vi? Thế nên, một lần nữa, sự tin cậy vào các giác quan của chúng ta vốn chúng ta bắt đầu với chúng, bỏ rơi chúng ta.
Hình dạng của cái bàn xét không tốt gì hơn. Tất cả chúng ta đều ở trong tập quán khi phán đoán về phần những hình dạng “thật” của sự vật, và chúng ta làm điều này một cách thật không tự phản, khiến chúng ta đi đến nghĩ chúng ta thực sự thấy những hình dạng thực. Nhưng, thực tế, như chúng ta đều phải học nếu chúng ta cố tập để vẽ một sự vật đem cho, nó nhìn khác về hình dạng từ tất cả mỗi điểm nhìn. Nếu cái bàn của chúng ta thì “thực” hình chữ nhật, nó sẽ thấy, từ hầu hết mọi điểm quán sát, như nếu nó đã có hai góc nhọn và hai góc tù. Nếu những cạnh đối lập song song, chúng sẽ xem thấy như nếu chúng đã đồng quy về một điểm chạy xa khỏi người quan sát; nếu chúng dài bằng nhau, chúng xem như nếu cạnh gần hơn đã dài hơn. Tất cả những điều này đã không bình thường chú ý khi nhìn một cái bàn, vì kinh nghiệm đã dạy chúng ta dựng một hình dạng “thực” từ dạng ngoại hiện, và cái dạng “thực” là cái chúng ta quan tâm đến như những người thực tiễn. Nhưng cái dạng thực không phải là cái gì chúng ta thấy; nó là cái gì đó đã suy ra từ những gì chúng ta thấy. Và những gì chúng ta thấy thì liên tục biến đổi về hình dạng khi chúng ta di chuyển trong phòng; như thế, ở đây, một lần nữa những giác quan xem ra không cho chúng ta sự thật về cái bàn tự thân, nhưng chỉ về dạng ngoài của cái bàn.
Những khó khăn tương tự khởi lên khi chúng ta cân nhắc xem xét cảm giác của va chạm (xúc giác). Đúng là cái bàn luôn luôn đem cho chúng ta một cảm giác của sự cứng chắc, và chúng ta cảm thấy nó cưỡng lại áp lực. Nhưng cảm giác chúng ta thu nhận tùy thuộc vào chúng ta ấn xuống bàn mạnh đến đâu, và cũng còn vào chúng ta đã ấn xuống bằng phần thân thể nào. Như thế các cảm giác nhiều thứ khác nhau do từ áp lực khác nhau, hoặc các phần khác nhau của thân thể không thể giả định được là tiết lộ trực tiếp bất kỳ một thuộc chất xác định nào của cái bàn; nhưng ở mức tối đa là những dấu hiệu của một vài thuộc tính mà có lẽ là những nguyên nhân gây nên tất cả các cảm giác, nhưng không rõ ràng thực sự ở bất kỳ cái nào của chúng. Và cũng cùng như thế áp dụng còn hiển nhiên hơn với những tiếng động vốn có thể khêu ra bằng cách gõ nhẹ vào cái bàn.
Như thế, trở thành hiển nhiên rằng cái bàn thực, nếu có một cái, thì không phải là cũng như cái chúng ta kinh nghiệm trực tiếp qua xem, hay sờ, hay nghe. Cái bàn thực, nếu có một cái, thì không được biết một cách trực tiếp ngay lập tức với chúng ta gì cả, nhưng phải là một suy đoán từ những gì trực tiếp biết được. Do thế nên, hai câu hỏi rất khó khăn khởi lên một lượt, kể đây:
1. Có một cái bàn thực không?
2. Nếu thế, nó có thể là loại đối tượng nào?
Một ít những từ đơn giản có nghĩa chắc chắn và rõ ràng sẽ giúp chúng ta trong sự xem xét những câu hỏi này. Chúng ta hãy hãy đặt tên gọi những “dữ liệu–giác quan”[2], những sự việc được biết trực tiếp tức thì trong cảm quan: những thứ như: những màu sắc, những âm thanh, những mùi ngửi, những rắn cứng, những gồ nhám, và vân vân. Chúng ta sẽ dùng từ “cảm giác” [3] để chỉ cái kinh nghiệm khi trực tiếp biết có những điều này. Do vậy, mỗi khi nào chúng ta thấy một màu sắc, chúng ta có một cảm giác về màu sắc, nhưng màu sắc tự nó là một dữ liệu-giác quan [4], không là một cảm giác. Màu sắc là cái thứ mà chúng ta trực tiếp biết có, và sự biết có chính nó là sự cảm giác. Rõ ràng là nếu chúng ta rồi có biết được bất cứ điều gì về cái bàn, nó phải là qua những cách thức của dữ liệu-giác quan – màu xám, hình ôblông, trơn nhẵn, etc. – mà chúng ta liên hệ với cái bàn, nhưng, vì những lý do đã đưa ra, chúng ta không thể nói cái bàn là dữ liệu-giác quan, hay ngay cả (không thể nói) dữ liệu-giác quan là những thuộc tính trực tiếp của cái bàn. Thế nên, một vấn đề khởi lên về phần liên hệ giữa dữ liệu-giác quan và cái bàn thực, giả định là có một cái-gì như thế.
Cái bàn thực, nếu nó hiện hữu, chúng ta sẽ gọi là một “đối tượng vật lý”. Như thế, chúng ta phải xem xét sự liên hệ giữa những dữ liệu-giác quan và những đối tượng vật lý. Tập hợp của tất cả các đối tượng vật lý gọi là “vật chất”. Như thế, hai câu hỏi của chúng ta có thể viết lại, như sau:
1. Có bất kỳ thứ gì như thể là vật chất không?
2. Nếu thế, bản chất của nó là gì?
Nhà triết học đã đầu tiên lỗi lạc đưa ra những lý do về phần những đối tượng trực tiếp của giác quan của chúng ta như không hiện hữu độc lập với chúng ta, là bít sốp Berkeley (1685-1753) [5]. Tác phẩm Three Dialogues between Hylas and Philonous, in Opposition to Sceptics and Atheists của ông, cất công chứng minh rằng sau cùng không có cái thứ như vật chất gì hết cả, và thế giới chỉ gồm không-gì khác ngoài những não thức và những ý tưởng của chúng. Hylas cho đến giờ vẫn đã tin vào vật chất, nhưng không sánh được với Philonous là người đã không chút thương hại nào lèo lái đẩy Hylas vào những mâu thuẫn và những nghịch lý, và làm chính ông, ở cuối cùng, tự mình phủ nhận vật chất, như nếu nó đã là một điều hoàn toàn nghĩa lý bình thường. Những luận thuyết xử dụng có những giá trị rất khác nhau: có những cái quan trọng và vững chắc, có những cái khác mù mờ và xảo ngữ, ngụy biện. Nhưng Berkeley vẫn giữ công là đã cho thấy sự hiện hữu của vật chất có thể bị phủ nhận mà không phi lý, và nếu như có bất kỳ những gì có hiện hữu độc lập với chúng ta, chúng không thể là những đối tượng trực tiếp của các giác quan chúng ta.
Có hai câu hỏi khác nhau có liên hệ khi chúng ta hỏi vật chất có hiện hữu hay không, và là điều quan trọng giữ chúng cho rõ ràng. Thông thường chúng ta gọi “vật chất” có nghĩa điều gì đó, nó thì đối lập với “não thức”[6], điều gì đó chúng ta nghĩ như là chiếm chỗ không gian và như là một cách cơ bản không có bất kỳ khả năng đại loại nào về suy tưởng hay ý thức. Chủ yếu trong ý nghĩa này, Berkeley phủ nhận vật chất, nghĩa là nói rằng, ông không phủ nhận rằng các dữ liệu-giác quan mà chúng ta thông thường lấy đó như là dấu hiệu của sự hiện hữu của cái bàn, chúng thực sự là những dấu hiệu của một cái gì đó độc lập với chúng ta, nhưng ông đã thực có phủ nhận rằng cái-gì-đó này thì không-trí não[7] , nghĩa là nó hoặc không phải là não thức hoặc không phải là những ý tưởng mà một vài não thức nào đó đã vui vầy. Ông chấp nhận rằng phải có điều gì đó nó tiếp tục hiện hữu khi chúng ta đi ra khỏi phòng hay nhắm mắt lại, và rằng cái chúng ta gọi là xem thấy cái bàn không thực cho chúng ta lý do để tin vào một điều-gì nó vẫn dai dẳng còn đó ngay cả khi chúng ta không trông thấy nó. Nhưng ông nghĩ rằng cái điều-gì này không thể hoàn toàn triệt để khác biệt trong bản chất với cái chúng ta xem thấy, và không thể độc lập với sự toàn bộ xem thấy, dẫu rằng nó phải độc lập với sự xem thấy của chúng ta. Ông như thế dẫn chúng ta đến xem cái bàn “thực” như một ý tưởng trong não thức của Gót [8]. Một ý tưởng dường thế có sự vĩnh viễn đòi hỏi, và sự độc lập với chính chúng ta, mà không là– như vấn đề nếu không thì đã sẽ là – một điều gì đó hẳn nhiên không thể biết được, trong cái nghĩa rằng chúng ta có thể chỉ luận suy nó, và có thế không bao giờ biết về nó một cách trực tiếp và tức thời.
Những nhà triết học khác kể từ Berkeley cũng cho rằng, mặc dù cái bàn không phụ thuộc sự hiện hữu của nó trên sự kiện tôi nhìn thấy nó, nó có tùy thuộc trên sự nhìn thấy (hoặc nếu không sẽ là nhận biết được qua cảm giác) của một não thức nào đó. – không nhất thiết phải là não thức của Gót, nhưng luôn thường hơn, là bởi toàn thế não thức tập hợp của vũ trụ. Đây là họ đã chủ trương, như Berkeley đã, chủ yếu vì họ nghĩ không thể có cái gì thực – hay với bất kỳ mức độ nào, không có gì biết được là thực trừ những não thức và những tư tưởng của chúng và những cảm xúc . Chúng ta có thể phát biểu luận chứng qua đó họ ủng hộ quan điểm của họ trong một vài cách thức như sau: “Bất cứ điều gì có thể nghĩ về được là một ý tưởng trong não thức của người suy nghĩ về nó; do đó không-gì có thể được nghĩ đến, ngoại trừ những ý tưởng trong những não thức ; thế nên, bất kỳ điều-gì khác thì không-thể-tưởng được, và điều gì không tưởng được không thể hiện hữu”.
Luận chứng như thế, theo quan điểm của tôi, là ngụy biện; và dĩ nhiên những ai đẩy nó ra không đặt nó ngắn ngủi và thiếu gọt dũa như thế. Nhưng bất kể có hợp thức hay không, luận chứng này đã được rộng rãi phát triển trong hình thức này hay hình thức khác; và rất nhiều triết gia, có lẽ, đa số, đã chủ trương rằng không có gì thực, ngoại trừ những não thức và những ý tưởng của nó. Những triết gia như thế được gọi là những người “duy ý” [9]. Đến khi giải thích vật chất, những người này, hoặc nói như Berkeley, là vật chất thực sự là không-gì , nhưng chỉ là một tập hợp các ý tưởng, hoặc họ nói, như Leibniz (1646-1716), rằng những gì xuất hiện như vật chất thì thực sự là một tập hợp của những não thức có phần sơ đẳng ít hay nhiều.
Nhưng những triết gia này, dù họ phủ nhận vật chất, như đối lập với não thức, dù sao đi nữa, trong một ý nghĩa khác, chấp nhận vật chất. Nhớ lại chúng ta đặt hai câu hỏi, đó là:
1. Có một cái bàn thực không?
2. Nếu thế, nó có thể là loại đối tượng nào?
Bây giờ, cả hai Berkeley và Leibniz thú nhận rằng có một cái bàn thực, nhưng Berkeley nói nó là những ý tưởng nào đó trong não thức của Gót [10] và Leibniz nói nó là một quần thể những linh hồn[11]. Như thế cả hai đều trả lời câu hỏi thứ nhất của chúng ta trong xác định, và chỉ tách ra khác nhau dưới quan điểm của những người sinh tử bình thường, trong trả lời của họ với câu hỏi thứ nhì của chúng ta. Thực sự, hầu như tất cả các nhà triết học xem ra đồng ý rằng có một cái bàn thực: họ hầu như tất cả đồng ý rằng, dẫu cho nhiều phần những dữ liệu-giác quan của chúng ta – màu sắc, hình dạng, sự trơn nhẵn, etc. – có thể tùy thuộc vào chúng ta, tuy thế sự xảy ra của chúng là một dấu hiệu của một cái-gì-đó đang hiện hữu một cách độc lập với chúng ta, một cái-gì-đó khác biệt, có lẽ, một cách hoàn toàn với những dữ liệu-giác quan của chúng ta, mỗi khi nào chúng ta ở trong một tương quan thích hợp với cái bàn thực.
Giờ đây, ở điểm này hiển nhiên các nhà triết học đã đồng ý – quan điểm rằng có một cái bàn thực, bất kỳ bản chất nó có thể là gì – là quan trọng sống còn, và nó sẽ là đáng giá trong khi xem xét những lý do nào có đó, để chấp nhận quan điểm này, trước khi chúng ta tiếp tục đi đến câu hỏi xa hơn về phần bản chất của cái bàn thực. Chương kế tiếp của chúng ta, như thế, sẽ chú tâm vào những lý do cho sự chống đỡ rằng – sau hết, quả có một cái bàn thực.
Trước khi chúng ta đi xa hơn nữa, sẽ là điều hay để chúng ta suy xét lâu một chút, cho đến giờ đây, chúng ta đã khám phá được những gì. Đã xem ra hiển hiện rằng, nếu chúng ta lấy bất kỳ một đối tượng thông thường nào thuộc loại mà giả thử là biết được bằng những giác quan, những gì các giác quan lập tức bảo cho chúng ta biết thì không là sự thật về đối tượng, như nó tách ngoài xa với chúng ta, nhưng chỉ là sự thật về dữ liệu-giác quan nào đó mà chúng, xa đến mức chúng ta có thể xem thấy, tùy thuộc vào những liên hệ giữa chúng ta và đối tượng. Như thế, những gì chúng ta trực tiếp thấy và cảm chỉ đơn giản là “dạng ngoài”, mà chúng ta tin là một dấu hiệu của một vài “thực tại” nào đó đằng sau. Nhưng nếu thực tại không là như những gì xem xuất hiện, chúng ta có bất kỳ phương cách nào để biết – không biết có bất kỳ một thực tại nào đó hay không? Và nếu như thế, chúng ta có bất kỳ phương cách nào để tìm ra xem nó giống tựa cái gì?
Những câu hỏi như thế thì rất bối rối và khó khăn để biết rằng ngay cả những giả thuyết lạ lùng nhất có thể không đúng sự thật. Như thế, cái bàn quen thuộc của chúng ta, vốn nó đã gợi cho chúng ta những ý tưởng rất thấp nhỏ từ trước đến nay, giờ đã trở thành một vấn đề đầy những có thể có được ngạc nhiên. Một điều chúng ta biết về nó – là nó không là như nó xem thấy – Vượt quá khỏi cái kết quả khiêm tốn này, cho đến đây, chúng ta có hoàn toàn tự do để suy đoán. Leibniz bảo chúng ta, nó là một quần thể những linh hồn. Berkeley bảo chúng ta, nó là một ý tưởng trong cái não thức của Gót; khoa học tỉnh táo hơn, hiếm khi không kém tuyệt vời hơn, bảo chúng ta nó là một tập hợp lớn rộng những điện tích [12] trong chuyển động mãnh liệt.
Trong những có thể có ngạc nhiên này, nghi ngờ đề nghị là có lẽ không có cái bàn nào hết cả. Triết học, nếu như nó không thể trả lời nhiều những câu hỏi như thế, như chúng ta đã có thể ao ước, ít nhất nó có năng lực đặt những câu hỏi, chúng làm tăng sự quan tâm về thế giới, và cho thấy sự lạ lùng và tuyệt vời đang nằm ngay dưới mặt nổi trong những điều dẫu thông thường nhất của đời sống thường nhật.
Chương II. Hiện hữu của Vật Chất
Trong chương này chúng ta phải hỏi chúng ta, bất kỳ nghĩa dẫu cách nào, không biết có một thứ là vật chất như thế không.
Còn tiếp...
Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Jan/2010)
Các chú thích của B. Russell bản tiếng Anh có đánh dấu hoa thị (*)
Các chú thích khác trong bài dịch, và các sai lầm nếu có, là của người dịch bản tiếng Việt, hướng đến một độc giả Việt ngữ phổ thông. – LDB.
Russell dùng “appearance” và “reality” – “appearance”: có thể hiểu là những gì bên ngoài một đối tượng chúng ta biết qua giác quan trực tiếp - tôi dịch là “dạng ngoài” (“ngoại quan” - 外觀).
Toàn thể những thực thể trong thế giới, chúng độc lập với kiến thức và nhận thức của chúng ta, là “reality” – tôi dịch là “thực tại” (實體)
Cũng có thể dịch là hiện thực - 現實,ít nhất ở đây.
Tôi không dùng các từ “hiện tượng” (đối nghich với “bản chất”) vốn đã dùng quen và đã thường được hiểu như những khái niệm theo nội dung của Kant – trong sự phân biệt của vị này về “phenomena” và “noumena” (và “essence” - bản chất (本質) hay bản thế (本體)).
Trong tác phẩm nhỏ này - chúng ta sẽ thấy sự khác biệt quan trọng của Russell về tri thức luận, so với Kant.
[2] “sense-data” – Đầu thế kỷ XX, Russell và các triết gia H. H. Price, G. E. Moore, dùng để chỉ những gì chúng ta nhận thức trực tiếp qua tri giác (perception) trước một đối tượng.
Sau đó Russell chủ trương “dữ liệu-giác quan” tùy thuộc não thức (mind-dependent) (của chủ thế nhận thức) và bạn ông, triết gia Moore chủ trương nó độc lập với não thức.
Tạm dịch là “dữ liệu-giác quan”- những data do giác quan đem lại , cũng đã có thể dịch là “dữ liệu-cảm giác”, nhưng từ cảm giác quá mạnh về cảm và giác; trong khi giác quan tổng quát hơn, chỉ tất cả những khả năng của chúng ta tiếp xúc trực tiếp với vật chất bằng tai, mắt, mũi, lưỡi và da. Những cái biết này còn thô nguyên, chưa phân tích (data - dữ liệu).
[3] “sensation” - ở đây chỉ là “cảm” trước “tri” sau, nên có thể dịch là “cảm giác” (感 覺) nhưng cũng có thể là “tri giác” (知覺)
[4] “sense-datum” – số ít
[5] Berkeley, George (1685-1753), triết gia duy ý nổi tiếng và cũng là tu sĩ Anh giáo (bít sốp). Ông có ảnh hưởng rất lớn trên cả hai triết gia sau ông là duy ý Kant, tại nước Đức - và duy nghiệm Hume, tại nước Anh.
[6] “mind” : não thức (trước đây và vẫn đang còn dịch là “tâm thức”)
[7] “nonmental”: không trí não; “mental” : “trí não”
[8] “Gót”: theo tôi hiểu không – là một khái niệm đặc thù của văn hóa phương Tây, bắt nguồn từ các tôn giáo độc thần Abraham, vùng Trung Đông.
Khái niệm này trong thần học và triết học phương Tây không có khái niêm/từ tương đương trong tiếng Việt, và nếu dịch vội là Trời, thiên chủ, hay thượng đế, etc., thì thành dịch quàng, và không chính xác. Nên để nguyên “god” hay phiên âm “gót”. Trong Bertrand Russell “Có God Hay Không?” tôi có chú thích:
“Tôi thử đề nghị giữ nguyên từ “God” – đọc là “gót” - thay vì dịch là Thượng Đế, Trời, Tạo Hóa, Thiên Chủ, hay chúa Trời – vì tất cả từ này – và tất cả các từ tương tự khác có trong Việt, hay Tàu - đều không hề có chứa khái niệm “Ex nihilo” (Latin, “out of nothing”) – là khái niệm chủ yếu trong nội dung từ “God”. Trong tư tưởng phương Tây, God tạo ra vũ trụ từ hư không, ông ta, nếu có, thì ở ngoài vũ trụ này. Trong khi đó, ở phương Đông, Tàu, Ấn và Việt, các vị như Trời, Thượng đế, Brahman,… đều“thuộc” vào vũ trụ này, ở trong vũ trụ này cùng với con người, dù khác biệt gì gì đi nữa.
Gọi vũ trụ này là một tập hợp U (Universal set) – God không phải là một phần tử của U - theo định nghĩa của tôn giáo phương Tây. Còn Trời, Thượng đế, Thiên đế, Brahman,…đều là phần tử - dù đặc biệt - của tập hợp vũ trụ U này.”
Có lẽ vì lý do này, lúc ban đầu, các nhà truyền giáo đã có khuynh hướng dịch theo lối phiên âm: “chúa Dêu” (“Dieu”).
[9] “Idealist” – người theo chủ nghĩa duy ý; “idealism”: chủ nghĩa duy ý (trước đây vẫn quen dịch là chủ nghĩa duy tâm) – ngược lại là “realism” – chủ nghĩa duy thực, người theo chủ nghĩa duy thực – realist.
[10] “Ideas in the mind of God” – những ý tưởng trong não thức của Gót. (Berkeley là tu sĩ Kitô, lý thuyết của ông giả định có một Gót)
[11] “A colony of souls”
[12] “electric charges”