Der Antichrist (1895)
Fluch auf das Christenthum.
27.
Trên
mảnh đất sai trái cùng cực như thế, nơi tất cả những gì là tự nhiên, tất cả
những giá trị tự nhiên, tất cả thực tại, đều bị chống nghịch lại bằng những bản
năng thâm sâu nhất của giai cấp thống trị, đạo Kitô đã lớn dậy – một hình thức
của thù hằn chết sống đã chưa bao giờ từng bị vượt qua. “Dân tộc thần linh” đã
giữ lại chỉ những gíá trị của tăng lữ, chỉ những từ ngữ của tăng lữ cho tất cả
mọi sự việc và cái dân tộc, với tính kiên định trước sau như một đáng kinh sợ,
đã phân biệt tất cả những quyền lực khác trên mặt đất với chính họ như là “không
linh thiêng”, như là “thế giới”, như là “tội lỗi” – dân tộc này đã sản xuất một
công thức tối hậu cho bản năng của nó vốn đã lôgích đến mức độ tự phủ nhận: như
là đạo Kitô, nó phủ định ngay cho đến cái hình thức cuối cùng của thực tại, cái
“dân tộc thần linh”, cái “dân tộc được chọn”, chính cái bản thân thực tại Do
thái. Trường hợp này là một trường hợp xếp vào thượng hạng: cái vận động dấy
loạn nhỏ hẹp nó đã được bắptêm với tên của Jesus ở Nazareth đại diện cái bản
năng Dothái một lần nữa – nói một cách khác, cái bản năng tăng lữ nó không còn
có thể đối diện với nhà tăng lữ như một thực tại: sự phát minh của một dạng còn
trừu tượng hơn nữa của hiện hữu, của một thị kiến còn phi thực hơn nữa của thế
giới, hơn là đã những gì đã liên hệ trong tổ chức của một hội nhà thờ. Đạo Kitô
phủ định hội nhà thờ.
28.
Là
một câu hỏi khác biệt hoàn toàn – không biết những chống đối dường thế đã từng
đi vào ý thức của ông hay không – không biết ông không chỉ đơn giản là đã được
kinh nghiệm bởi những người khác như đại diện cho sự chống đối này hay không.
Và chỉ tại điểm này mà tôi chạm đến vấn đề của tâm lý kẻ Cứu thế.
Tôi
thú nhận là tôi đọc một ít sách với cũng nhiều khó khăn như Phúc Âm. Những khó
khăn này khác với những khó khăn mà thuyết minh đã đã cung cấp cho tính hiếu kỳ
học giả của tinh thần nước Đức, với một trong những chiến thắng lẫy lừng bậc
nhất không thể quên của nó. Thời gian đã đi qua lâu rồi, kể từ khi tôi cũng
giống như tất cả các học giả trẻ tuổi, chậm rãi thưởng thức hương vị kéo ra từ
công trình của Strauss [2],
tác giả không ai sánh với được, với sự khôn ngoan sắc sảo của một nhà ngữ văn
tinh tế. Lúc ấy, tôi mới hai mươi; giờ đây, tôi quá nghiêm trang với thứ ấy.
Tôi quan tâm làm gì về những mâu thuẫn trong “truyền thống”? Khởi đầu trước tất
cả, một người sao lại có thể gọi những truyền thuyết kể sự tích các vị thánh là
“truyền thống”? Những thư tịch về các thánh là cái thứ văn chương hàm hồ nhất
bực có thể có được: đem áp dung phương pháp nghiên cứu khoa học với chúng,
trong hoàn toàn thiếu vắng bất cứ một mẩu
tài liệu nào khác, đập vào tôi như chắc chắn mang số phận thất bại ngay từ
bước khởi hành – chẳng qua chỉ là sự lười biếng thông thái.
29.
Điều
làm tôi quan tâm là cái mẫu thức tâm lý của kẻ Cứu thế. Sau hết, điều này có
thể đã chứa đựng trong Phúc âm mặc dù (nghịch với dự kiến nếu có của) Phúc âm, dẫu
cho đã có bị cắt xẻ cách gì hay đã bị chồng chất với những đặc trưng ngoại lai
cách gì: như Francis xứ Assisi đã được giữ lại trong các truyền thuyết về ông,
bất kể các truyền thuyết về ông. Không phải sự thật liên quan về những gì ông đã làm, những gì
ông đã nói, ông thực đã chết ra sao; nhưng câu hỏi – không biết cái mẫu thức ông có thể vẫn còn được trưng bày gì nữa
hay không, không biết nó đã có được “chuyển đi” hay không.
Tôi
biết những cố gắng đọc cho thành cái lịch
sử của một “linh hồn” từ những sách
Phúc âm, xem ra với tôi là bằng chứng cho sự phù phiếm tâm lý đáng khinh. Ông Renan [3],
cái ông làm trò hề trong khoa tâm lý ấy, đã đưa ra hai khái niệm cực kỳ không
thích đáng vào trong giải thích của ông về cái mẫu thức Jesus: khái niệm về
thiên tài và khái niệm về đấng anh hùng (“héros”).
Nhưng nếu có điều gì phi phúc âm, thì đó là khái niệm về đấng anh hùng. Đúng ra
là ngược lại với tất cả cuộc đấu vật, với tất cả
cảm-giác-một-người-trong-một-tranh-đấu, ở chỗ này đã thành một bản năng: sự vô
khả năng để chống trả trở thành đạo đức ở đây (“đừng chống lại ma ác” – cái từ
thâm trầm nhất của những kinh phúc âm, cái chìa khoá để mở chúng theo một ý
nghĩa nhất định nào đó), phước lành trong bình an, trong khoan ái, trong không có thể là một địch thù. Những gì
là “nói tin mừng”? [4] Đời sống thực, sự sống vĩnh cửu, đã tìm thấy
– nó không là hứa hẹn, nó là đây, nó là trong bạn, như là một sự sống trong
tình yêu, trong tình yêu không giảm trừ và không loại trừ, với không tìm kiếm
trạm dừng lại. Tất cả mọi người là đứa con của Gót – Jesus nhất định không giả
định điều gì riêng cho mình ông – và là một đứa con trẻ của Gót, tất cả mọi
người thì bình đẳng với tất cả mọi người.
Nặn ra lấy một đấng anh hùng từ Jesus! Và lại còn xa hơn thế nữa, thật
là một sự hiểu lầm biết chừng nào, cái từ “thiên tài”! Toàn bộ ý niệm của chúng
ta, ý niệm văn hoá của chúng ta, về “tinh thần” không có ý nghĩa dẫu là gì đi
nữa trong cái thế giới mà Jesus đã sống. Phát ngôn với sự chuẩn xác của một nhà
ngữ văn, dẫu ngay cả một từ hoàn toàn khác sẽ cũng vẫn còn gần đúng khít khao
hơn ở chỗ này – cái từ kẻ tầm thường (“idiot”) [5].
Chúng
ta biết một trạng thái trong đó cái cảm giác của giác quan thì khích thích một
cách bệnh lý và co rút lại trước bất kỳ một tiếp xúc nào, tránh nắm chặt lấy
một đối tượng rắn đặc. Một người nên phiên dịch một tập quán bênh lý như thế
sang thành hệ quả tối hậu của nó – một sự ghét bỏ có tính bản năng tất cả mọi
thực tại, một bỏ chạy vào trong “cái không thể nắm bắt”, “cái không thể thấu
hiểu”, một ác cảm ghét bỏ với tất cả moi
cách thức, với tất cả mọi khái niệm về thời gian và không gian, với tất cả cái
gì là cứng đặc, phong tục, cơ chế, nhà thờ; một con người tại gia trong một thế
giới nó không còn tiếp xúc nữa với bất kỳ một loại thực tại nào, chỉ đơn thuần
là một thế giới “nội tâm”, một thế giới “chân thực”, một thế giới “vĩnh cửu”. “Cái
vương quốc của Gót thì ở trong anh”.
30.
Sự căm ghét có tính bản năng với
thực tại: một hệ quả của một khả năng tột bực với khổ đau và kích động vốn không
còn muốn bất kỳ một tiếp xúc nào nữa cả vì nó chịu đựng xâu đậm quá mức tất cả
mọi tiếp xúc.
Sự loại trừ có tính bản năng với
bất kỳ ác cảm nào, bất kỳ thù địch nào, bất kỳ biên cương hay phân chia nào
trong những cảm xúc của con người: một hệ quả của một khả năng tột bực
với khổ đau và kích động, nó kinh nghiệm bất kỳ sự đề kháng nào, ngay cả bất kỳ
cưỡng bách chống cự nào, như sự
phi-khoái cảm khó chịu không thể chịu đựng nổi (nghĩa là, nó như có hại, như một điều gì đó đi ngược lại,
chống lại mà cái bản năng tự bảo toàn báo động cho chúng ta) và tìm thấy sự ban
phước ân sủng (khái cảm) chỉ trong sự không còn đưa ra bất kỳ đề kháng nào với
bất kỳ người nào, không với ma ác, cũng không với chính anh ta là ma ác – yêu thương là duy nhất, như là sự khả hữu cuối
cùng, cách sống đời.
Đây
là hai thực tại tâm sinh lý trên đó,
từ đó mà ra, chủ thuyết vể cứu chuộc đã lớn dậy. Tôi gọi đây là sự phát triển
siêu phàm thêm xa nữa của chủ thuyết duy khoái lạc [6]
trên một cơ bản toàn bộ bệnh tật cùng khắp. Cái đã liên quan gần gũi nhất với
nó, mặc dù với một sự hỗn hợp dồi dào của sức sống Hylạp và năng lực thần kinh,
là chủ nghĩa (đề cao khoái cảm) Epicurus [7], chủ thuyết ngoại giáo (không Kitô) về cứu
rỗi. Epicurus, một mẫu thức của
suy đồi – chính tôi là người đầu tiên đã nhận ra như vậy. Sự sợ hãi đau
đớn, ngay cả giây phút – dài tưởng đến vô tận – đau đớn, nó chỉ có thể chấm dứt
không bằng cách nào khác hơn là trong một
tôn giáo của yêu thương.
31.
Tôi
đã đưa ra rồi lời đáp của tôi cho vấn đề. Nó có tiền giả định là cái mẫu thức
Người Cứu thế đã được gìn giữ cho chúng ta chỉ qua bóp méo tối đa. Trong bất kỳ
tình huống nào đi nữa, sự bóp méo thì rất khả hữu, vì rất nhiều lý do, một mẫu
thức như thế đã không thể nào còn giữ tinh khiết toàn bộ, tránh khỏi những bồi
đắp. Ông ta phải phơi bày những dấu tích của giai tầng (xã hội) trong đó ông đã
chuyển dịch như một khuôn mặt xa lạ; và ngay cả từ lịch sử còn nhiều hơn, cái số phận của cộng đồng Kitô đầu tiên, từ
đó cái mẫu thức đã đươc bồi bổ, làm giàu, ngược về quá khứ đã xảy ra trước, với
những đặc trưng vốn chúng chỉ có thể hiểu được trong những điều khoản của luận
chiến và những mục đích tuyên truyền xảy ra về sau.
Cái
thế giới kỳ quặc và đau ốm mà những sách phúc âm giới thiệu chúng ta vào trong
– như một tiểu thuyết Nga, một thế giới trong đó những cặn bã của xã hội, những
kẻ loạn thần kinh, và sự ngu si “như con trẻ” dường như có một hẹn gặp, một
trùng phùng – nhất định tất cả mọi biến cố đã làm thô lỗ mẫu thức: nhằm có thể hiểu bất cứ gì của nó,
đặc biệt những tông đồ đầu tiên, trước hết thông dịch một hiện hữu có toàn bộ
đóng gắn với những ký hiệu tượng trưng và những sự bất khả lĩnh hội, sang qua
sự thô thiển của họ – với bọ họ, mẫu thức đã không hiện hữu cho đến khi nó đã
được chuyển dạng sang những hình thức dễ quen dễ nhận hơn. Vị tiên tri, Vị Cứu
thế, vị phán quan tương lai, vị thầy dạy đạo dức, con người làm phép lạ, John
the Baptists – mỗi một là một dịp khác
thêm nữa hiểu sai, giải thích hỏng cái mẫu thức.
Sau
cùng, chúng ta hãy đừng dánh giá thấp cái tính chất chung [8]
của tất cả sự sùng kính lớn lao và đặc biệt giáo phái: nó bôi nhòa mất cái
nguyên thủy, thường thường vẽ những nét đặc biệt kỳ lạ và những phong cách biểu
hiện đặc thù của nhân vật được tôn thờ – nó
còn không nhìn thấy chúng nữa là. Điều đáng tiếc là một Dostoevsky đã không
sống gần sự sụy đồi lý thú nhất này trong tất cả những suy đồi. Tôi muốn nói
một người sẽ biết cách nhận biết bén nhậy cái quyến rũ bốc lên ngất ngây của
một sự pha trộn cái siêu phàm, cái bệnh hoạn và cái như con trẻ dại khờ.
Một
nhận xét cuối cùng: vì là mẫu thức của suy đồi, mẫu thức đã có thể thực sự là
nhiều lớp lang dị bản đặc biệt và mâu thuẫn. Một khả hữu như thế không thể loại
trừ hết hoàn toàn. Dẫu sao đi nữa, tất cả lên tiếng chống lại điều này: truyền
thống hẳn đã phải là trung thành một cách tỉ mỉ và khách quan trong trường hợp
này – và chúng ta có những lý do để giả định sự đối nghịch. Trong khi đó có một
khoảng trống mẫu thuẫn giữa kẻ thuyết pháp [9] trên gò đất, bên hồ nước, và trong đồng cỏ,
chúng xuất hiện xem giống như của một Buddha
[10]
trên một vùng đất tuyệt không có chút nào là Ấn độ, và cái cuồng tín hung hăng,
cái kẻ thù đến chết của những nhà thần học và các thày chăn chiên, những người
mà sự tinh quái của Renan đã tuyên xưng như là vị tôn sư trong sự mỉa mai [11]
Phần chính tôi, không có ngờ gì là cái lượng rộng rãi mật đắng hằn học đó (và
ngay cả trong tâm trí) đầu tiên đã rót chảy vào trong mẫu thức vị Tôn sư
từ trạng thái nồng nhiệt của tuyên
truyền Kitô; tuy nhiên sau hết, sự vô lương tâm không ngần ngại gì của tất cả
các người trong giáo phái, đến lúc dựng lên những lời biện giải của họ rút từ vị tôn sư, thì chỉ là đã quá biết rõ. Khi
cái cộng đồng đầu tiên đã cần một nhà thần học phán đoán, cãi cọ, tức giận, ma
lanh, ngụy biện phức tạp, chống nghịch
với tất cả những nhà thần học, nó sáng
tạo “Gót” của nó tùy theo với nhu cầu của nó – đúng như khi nó đặt vào miệng vị này, không
lưỡng lự chút nào, những khái niệm hoàn toản phản phúc âm đó, mà giờ đây nó
không thể nào có thể thiếu: “sự trở lại (trần)” cuộc “Phán xét Cuối cùng”, tất
cả mọi thứ mong đợi tạm thời và hứa hẹn
nhất thời.
32.
Để
nhắc lại, tôi chống lại bất cứ toan tính nào nhằm giới thiệu con người cuồng
tín vào trong mẫu thức kẻ Cứu thế: từ đế
quyền [12],
mà Renan dùng, mình nó cũng đủ xổ toẹt mẫu thức. Từ “Nói tin lành” hoàn toàn
đúng rằng không còn có bất kỳ những đối nghịch nào nữa: vương quốc của thiên
đường thuộc vào bọn trẻ con; niềm tin mà nó thấy được sự diễn tả ở đây không
phải là niềm tin đạt được qua tranh đấu – nó ở đây, nó đã từng ở dây ngay từ
lúc ban đầu; nó là, như nó đã là, một thứ trò con nít, ấu trĩ chủ nghĩa [13]
đã lui chạy vào trong tôn giáo [14].
Trường hợp dậy thì bị đình trệ và không phát triển ở các cơ thể sinh vật, như
một hậu quả của sự suy đồi, thì không xa lạ gì, ít nhất là với các nhà sinh lý
học. Một niềm tin như thế, không nóng giận, không khiển trách, không chống cự:
nó không đem lại “gươm đao” [15]
– nó chỉ giản dị không thấy trước một ngày nó có thể phân lìa cách nào. Nó
không chứng minh cho nó – không bằng phép lạ, chẳng bằng ban thưởng và hứa hẹn,
ít nhất trong tất cả “qua thánh kinh”: ở mỗi mọi thời điểm nó là phép lạ của
chính nó, ban thưởng của chính nó, chứng minh cho chính nó, “vương quốc của Gót”
của chính nó. Cũng không phải là niềm tin này tự cấu thức nên nó: nó sống, nó nghịch chống mọi công thức. Tất
nhiên, những ngẫu nhiên của môi trường, của ngôn ngữ, của nền đằng sau định
đoạt một vòm trời nào đó cho các khái niệm: đạo Kitô thời sớm nhất chỉ xử dụng
các khái niệm Jewish-Semitic thôi (chuyện uống và ăn trong tiệc Ly biệt – thuộc
về trường hợp kể đây, khái niệm này, cũng như tất cả những gì thuộc Do thái, đã
bị Hội Nhà Thờ xử dụng sai lạc đến tệ hại). Nhưng người ta nên đề phòng tìm gặp
nhiều hơn là một dấu hiệu ngôn ngữ trong điều này, một dấu hiệu của khoa học
dấu hiệu [16],
một dịp thỉnh thoảng.có những ngụ ngôn. Với kẻ phản-thực tại này, nếu có nói
được gì thì điều giả định trước tiên đích thực là không có lấy một từ nào có
thể hiểu theo nghĩa đen của nó cả. Giả như giữa những người Ấn, ông sẽ khiến
ông sẵn có ngay các khái niệm của trường phái Sankhya [17];
giả như giữa những người Tàu, sẽ sẵn sàng những khái niệm của Lao-tse – mà
không cảm thấy có lấy đến một khác biệt nào cả.
Dùng một từ ngữ với ý phần nào rộng rãi, người ta có thể gọi Jesus là
một “tinh thần tự do” [18] –
Ông ta không quan tâm chút nào đến những gì rắn đặc, chắc chắn: từ ngữ giết
chết, tất cả những gì là cứng đặc giết chết. Cái khái niệm, cái kinh nghiệm của “sự sống” trong cái
đường lối duy nhất mà ông biết nó, chống lại bất kỳ thứ từ ngữ nào, công thức nào,
luật lệ nào, tin tưởng nào, giáo điều nào. Ông nói chỉ về đáy lòng sâu thẳm: “sự
sống”, “sự thật” hay “ánh sáng” là những từ ngữ của ông cho đáy lòng sâu thẳm –
tất cả những gì còn lại, toàn thể thực tại, toàn thể thiên nhiên, ngay cả chính
ngôn ngữ tự nó, với ông đã chỉ có giá trị của một dấu hiệu, một so sánh ví von.
Đừng có nhầm lẫn tại điểm
này, dẫu người Kitô quyến rũ đến đâu đi nữa, nói cách khác, hội nhà thờ, có thể là thiên kiến: một
người theo chủ nghĩa tượng trưng [19]
đến mức tuyệt vời như thế đứng ngoài tất cả mọi tôn giáo, tất cả mọi khái niệm
tín ngưỡng, tất cả mọi lịch sử, tất cả mọi khoa học tự nhiên, tất cả mọi kinh
nghiệm về thế giới, tất cả mọi kiến thức, tất cả mọi chính trị, tất cả mọi tâm
lý, tất cả mọi sách vở, tất cả mọi mỹ thuật – “kiến thức” của ông ta là sự tinh thuần điên dại nếu về thực tế điều như thế này có thực. Với ông, văn hóa không được biết gì tới dẫu
qua lời đồn đãi, ông không cần phải chống lại nó – ông không phủ định nó. Cùng như thế áp dụng với nhà nước, với tất cả
trật tự công quyền và xã hội, với công việc, với chiến tranh – ông đã không bao
giờ có lý do để phủ nhận “thế giới”; khái niệm trong giáo hội về “thế giới” không bao giờ đã xảy ra với ông.
Phủ nhận thực chính là điều bất khả với ông. Lý luận biện chứng cũng không có;
chính cái ý tưởng thực sự đã không có là – một đức tin, một chân lý, có thể
chứng minh bằng lý trí (chứng cớ của ông là “ánh sáng” nội tâm, những cảm xúc nội tâm về hài lòng và những tự
xác định, tất cả chúng là “những bằng chứng của sức mạnh”). Một chủ thuyết như
thế cũng không có khả năng mâu thuẫn; nó còn không lĩnh hội được rằng có đấy,
rằng có thể có, những chủ thuyết
khác; nó không thể đến như tưởng tượng ra một phán đoán mâu thuẫn. Khi nó gặp
được một, từ trong cảm tình sâu thẳm, nó sẽ than khóc trên sự “đui mù” – vì nó
thấy “ánh sáng” – nhưng nó sẽ không đem cho phản đối nào.
33.
Trong toàn bộ tâm lý của kẻ “báo
tin mừng” [20], khái
niệm về phạm tội và trừng phạt thì không có; cũng thế, không có khái niệm ban
thưởng. “Tội lỗi” – bất kỳ khoảng cách nào ly cách con người và Gót – thì bị
hủy bỏ: đích xác đây là “nói tin mừng” [21]
Không hứa hẹn ân phước, nó không buộc với những điều kiện: nó là thực tại duy
nhất – những gì còn lại là một dấu hiệu để dùng nói về nó.
Hệ quả của một trạng thái như
thế phóng chiếu chính nó vào trong một thực hành mới, thực hành rao giảng (tin
mừng) chân chính. Không phải là một “đức tin” khiến nó phân biệt ra người Kitô: người Kitô hành động, anh ta được phân
biệt qua hành động một cách khác biệt : qua cách không chống cự, hoặc
bằng lời nói hay có trong lòng, vói
những ai đối xử tệ hại với anh ta.; qua cách không phân biệt kẻ lạ hay người
cùng quê, giữa người Dothái hay người không-Dothái (“người láng giềng” – thực sự là người đồng đạo, người Do thái); qua
cách không cấy trồng nóng giận với bất cứ ai, qua cách không khinh miệt bất cứ
ai; qua cách không cho phép chính anh ta có mặt, hay dính líu với tòa án (“không
thề thốt”); qua cách không ly dị vợ anh ta dưới bất cứ trường hợp nào, ngay cả
khi có bằng chứng người vợ đã không trung thành. Tất cả những điều này, nằm
dưới một nguyên tắc, tất cả những điều này, hệ quả của một động cơ.
Đời của kẻ Cứu thế không là
gì khác hơn ngoài thực hành này –
ngay cái chết của ông cũng không là gì khác cả. Ông không còn đòi hỏi bất kỳ
công thức nào nữa cả, bất kỳ nghi lễ nào cho ông giao hợp với Gót – không đến
cả cầu nguyện. Ông đã phá lìa với toàn bộ chủ thuyết của Dothái về ăn năn và
hòa giải; ông biết chỉ trong sự thực hành sống đời mà một người cảm nhận “linh
thiêng”, “ân sủng”, “phúc âm”, lúc nào cũng là “con của Gót”. Không phải “ăn
năn”, không phải “cầu xin tha thứ” là những đường đi đến Gót: chỉ có sự thực hành phúc âm mới dẫn đến
Gót, chính thực, nó là “Gót”! Những thứ đã bị vứt bỏ đi từ kẻ rao truyền là các
khái niệm của đạo Dothái với những “tội”, “tha tội”, “đức tin” , “cứu rỗi qua
đức tin” – toàn bộ chủ thuyết tăng lữ
nhà thờ đạo Dothái đã bị phủ định trong “nói
tin mừng” .
Động cơ sâu thẳm để một
người phải sống ra sao, nhằm đến cảm
tháy mình “ở thiên đàng”, cảm thấy “sự vĩnh cửu”, trong khi trong tất cả mọi
ứng xử khác , một người nhất định không
cảm thấy mình”ở thiên đàng” – chỉ duy điều này không thôi là thực tại tâm lý
của “cứu rỗi”. Một cách sống mới, không
phải một tín ngưỡng mới.
34.
Nếu tôi có hiểu được chút gì
về con người theo chủ nghĩa tượng trưng vĩ đại này, đó là ông ta chỉ chấp nhận
những thực tại nội tâm mới là những thực tại, mới là những “chân lý” – rằng ông
ta đã nhận hiểu tất cả những gì còn lại, tất cả những gì tự nhiên, có thời
tính, có không gian tính, có sử tính, chỉ là những dấu hiệu, chỉ là những cơ
hội cho các ngụ ngôn. Khái niệm “con của người” không là một con người cụ
thể thuộc về lịch sử, một gì đó cá nhân
và độc đáo, nhưng một thực tính “hằng có”
[22],
một biểu tượng tâm lý lấy từ khái niệm thời gian. Cũng áp dụng lần nữa như thế,
và trong ý nghĩa cao nhất, với Gót của
vị theo chủ nghĩa tượng trưng kiểu mẫu này,
với “vương quốc của Gót”, với “vương quốc cảu thiên đàng”, với mối quan
hệ “làm con của Gót”. Không có gì phản Kitô hơn là những thô thiển tục tằn của
bọn thày tu hội nhà thờ về gót như một con người, về một “vương quốc của Gót”
mà sắp thành hình, một “vương quốc thiên đàng” xa thẳm bên kia, một đứa “con
trai của Gót”, như nhân vật thứ nhì trong đám Ba ngôi . Tất cả những điều này –
xin lỗi cách phát biểu – như cú đấm vào mắt – Ôi chao, vào đúng ngay một con
mắt! – của chính kẻ rao giảng phúc âm – một sự nhạo báng lịch sử với tầm hoàn
vũ trong sự chế diễu những ký hiệu. Nhưng cái mà dấu hiệu “cha” và “con” chỉ
đến thì hiển nhiên – không phải hết thảy mọi người. Tôi thú nhận: từ “con” diễn
tả sự bước vào trong cảm giác chung
chung tổng quát của sự chuyển dịch của tất cả mọi sự (niềm ân sủng); từ “cha”
diễn tả chính cái cảm giác này, cái
cảm giác về vĩnh cửu, cái cảm giác về toàn hảo. Tôi lấy làm hổ thẹn khi nhớ lại
những gì hội nhà thờ làm ra từ sự ký hiệu hóa này: Không phải là nó đã đã đặt
một câu chuyện kiểu Amphitryon [23]
tại ngưỡng cửa của “đức tin” Kitô? Và một giáo điều về “sự thụ thai vô nhiễm nguyên tội”
lên trên đỉnh của nó? Nhưng với như thế
nó đã lem lấm khái niệm.
“Vương quốc của thiên đàng”
là một trạng thái của tâm hồn – không phải là một điều gì nó hiện ra “ở thượng
tầng quả đất” , hay “sau cái chết”. Toàn
bộ khái niệm của cái chết tự nhiên thì không có trong kẻ rao giảng phúc âm: cái
chết không là cầu nối, chẳng là chuyển dịch; nó thiếu vắng vì nó thuộc về một
thế giới toàn bộ khác biệt, chỉ hơi nhận ra được, chỉ hữu dụng cho đến mức như
nó cung cấp cho những dấu hiệu. Cái “giờ lâm tử” thì không là khái niệm cho người
Kitô – một “giờ”, thời gian, cuộc sống vật lý và những khủng hoảng của nó đến
còn không hiện hữu với vị thày của “nói những tin mừng”. “Vương quốc của Gót”
không là gì cả như người ta trông đợi, nó không có hôm qua và không có ngày
mai, nó sẽ không xảy ra trong “một nghìn năm nữa” – nó là kinh nghiệm của con
tim; nó ở khắp nơi, nó không ở nơi nào cả.
35.
Kẻ “mang tin mừng tới” này
đã chết vì ông ta đã sống, vì ông ta đã dạy – không phải để “cứu chuộc loài
người” nhưng để trình bày cho thấy một người phải sống như thế nào.Sự thực hành
này là di sản của ông cho nhân loại: thái độ của ông trước các quan tòa, trước
những nha dịch, trước những người buộc tội, và trước tất cả các loại vu cáo và
miệt thị – thái độ của ông trên thập giá. Ông không chống cự, ông không bảo vệ
quyền của mình. Ông không dấn bước nào nhằm để ngăn trường hợp xấu nhất xảy ra
cho ông; ngược lại là khác, ông khiêu
khích cho xảy ra. Và ông van xin, ông quằn quại, ông yêu cùng với, ở trong
cùng với, những kẻ đã tàn tệ, ác độc với ông Những lời ông nói với tên ăn trộm
treo trên thập giá cạnh ông chứa đựng toàn bộ Phúc âm. “Đây thực là một kẻ linh
thiêng, một đứa con của Gót” – người ăn trộm nói thế. “Nếu ngươi cảm biết như
thế” – vị cứu thế trả lời – “ngươi ở trên Thiên đàng, ngươi là một đứa con của Gót”.[24]. Không chống lại, không tức giận, không
đòi trách nhiệm – nhưng đến cả không chống cự ngay cái kẻ ma ác – nhưng mà yêu hắn ta.
36.
Duy chỉ có chúng ta, chúng
ta – những tinh thần đã trở thành tự do,
chúng ta có những giả định đưa ra trước, để hiểu cái có-lý đúng mà mười chín
thế kỷ đã hiểu sai: sự vẹn toàn đó đã trở nên bản năng và đam mê, khởi cuộc
chiến chống lại sự “gian trá thần thánh”, càng hơn chống lại bất cứ gian dối
nào khác. Những người đọc trước đã bị ném ra xa quá đỗi đến mức không lường
được nếu so với sự trung lập đáng yêu và thận trọng của chúng ta, với cái kỷ
luật của tinh thần mà chỉ mình nó mà thôi mới làm cho có thể phân manh mối,
đoán bí ẩn những điều xa lạ đến mức như
thế, tế nhị đến mức như thế: với sự ích kỷ bất cẩn chúng đã luôn luôn
chỉ muốn thế lợi thế cho riêng chúng;
hội nhà thờ đã được xây dựng toàn ở từ phía đối nghịch với phúc âm.
Nếu một người nếu như đã
muốn tìm những dấu hiệu về một sự mỉa mai linh thiêng đã có nhúng tay sâu vào
trong màn kịch lớn của thể giới, người ta sẽ tìm thấy không ít ủng hộ trong cái dấu hỏi khủng khiếp ghê gớm gọi là
đạo Kitô. Loài người nói dối trên những đầu gối [25]
của nó trước cái đối nghịch với cái vốn đã là cái chân gốc, cái ý nghĩa, cái đúng của phúc âm; trong cái khái niệm
của “hội nhà thờ” nó đã tuyên xưng linh thiêng lại đúng y như kẻ “mang đến
những tin mừng” đã cảm thấy chúng là ở đằng
dưới và ở đằng sau chính ông ta
– người ta phải đến mỏi mắt vì sẽ tìm
không sao thấy được một thí dụ nào vĩ đại hơn trong lịch sử toàn cầu về sự mỉa
mai.
37.
Thời đại chúng ta kiêu hãnh
về ý thức lịch sử của nó: Làm thế nào mà nó lại có thể khiến nó tin vào sự vô
nghĩa rằng ở thuở khởi đầu của đạo Kitô đó, đã sừng sững cái chuyện hoang đường thô thiển về con người
làm phép lạ và Kẻ Cứu rỗi – và rằng tất cả những gì tinh thần và tượng
trưng đại diện cho chỉ là một sự phát triển về sau? Về mặt ngược lại: lịch sử
đạo Kitô, khởi đầu với cái chết trên thập giá, là lịch sử của sự hiểu nhầm, đã
lớn mạnh dần với sự sống sượng, mỗi bước càng thêm thô lỗ, hiểu sai của một sự
tượng trưng nguyên thủy. Với mỗi một phát triển lan rộng của đạo Kitô, đến
những đám dân chúng lại càng lớn rộng hơn, càng thô lỗ hơn, lại càng thiếu hơn,
càng không có hơn, càng vắng hơn trong
những tiền giả định mà với những điều này đã khiến đạo này ra đời, đã trở thành
càng cần thiết hơn để thô tục hóa, để man dã hóa đạo Kitô; nó đã nuốt chửng hết
tất cả những chủ thuyết và nghi lễ của tất cả những tín ngưỡng nổi, những giáo
phái ngầm của đê quốc La mã và cùng trọn sự vô nghĩa của tất cả mọi thứ lý do
bệnh hoạn. Vận mệnh của đạo Kitô nằm trong cái nhu cầu rằng tôn giáo của nó
phải trở nên như bệnh tật hủ bại, như cặn đáy và thô tục, bởi vì những đòi hỏi
mà nó phải thỏa mãn đã là bệnh tật, hủ bại, cặn đáy và thô tục. Trong hội nhà
thờ, cuối cùng, chính cái chủ nghĩa bệnh
tật dã man, ngu dốt và thô lỗ
dành được quyền lực – hội nhà thờ, cái thể hiện của oán hận chết thôi tự thân
này chống lại với tất cả mọi ngay thẳng tinh thuần, chống lại với ttất cả mọi
sự thăng hoa của linh hồn, chống lại với tất cả kỷ luật của tinh thần, chống
lại với tất cả nhân loại cởi mở chân thực và tử tế độ lượng. Những giá trị Kitô
– giá trị cao thượng: Duy chỉ có chúng ta, chúng ta – những tinh thần đã trở thành tự do, đã phục hồi những giá
trị đối nghịch này, cái lớn lao nhất mà được có đấy!
38.
Tới điểm này, tôi không giữ
được tiếng thở dài. Có những ngày tôi bị đau buồn với một cảm xúc đen tối hơn
những ưu sầu đen tối nhất – sự khinh bỉ con người. và không chừa lại nghi ngờ
nào về cái gì tôi khinh bỉ, những ai tôi khinh bỉ: đó là con người hôm nay, con
người mà định mệnh khiến thành đương thời với tôi. Con người hôm nay – tôi chết
ngẹt vì hơi thở không sạch của hắn. Thái độ của tôi với quá khứ, giống như của
tất cả mọi người yêu kiến thức, là một với khoan dung chịu đựng lớn lao, nó là,
sự tự chủ hào hiệp, cao thượng; với cẩn trọng sầu lo, tôi đi duyệt qua cái thế
giới nhà thương điên của trọn toàn bộ những nghìn năm, hoặc là nó được gọi là “đạo
Kitô”, “đức tin Kitô” hay “hội nhà thờ Kitô” – Tôi cẩn thận tránh không bắt
loài người phải chịu trách nhiệm về những lệch lạc tâm thần của nó. Nhưng cảm
xúc của tôi thay đổi, vỡ òa ra, ngay liền khi tôi bước vào thời hiện đại, thời
chúng ta, Thời chúng ta phải biết hơn thế.
Những gì trước đây chỉ là
bệnh hoạn thì ngày nay là không hợp với khuôn phép – và là không hợp khuôn phép
là một người Kitô hôm nay. Và chỗ này bắt
đầu sự nôn mửa của tôi. [26]
Tôi nhìn quanh, không còn có lấy một từ nào được giữ lại của những gì trước đây
đã gọi là “sự thật”; chúng ta không còn có thể chịu nổi nó nữa nếu một thày
chăn chiên cũng dùng từ ‘sự thật” đến nhiều như thế. Nếu chúng ta đã có dẫu được một tự khai cực
nhỏ nhất về tính chính trực, ngày nay chúng ta phải biết rằng một nhà thần học,
một thày chăn chiên, một vua chiên, không chỉ đơn giản là sai lầm trong tất cả
những câu ông ta phát biểu, nhưng ăn
gian, nói dối – rẳng ông ta không còn có được tự do nữa để nói dối vì “ngây
thơ” hay “không biết”. Nhà chăn chiên (tu sĩ Kitô) cũng đã biết rành mạch như
tất cả bất kỳ người nào khác rằng không còn có bất kỳ “Gót” nào nữa cả, không
có bất kỳ ai là “kẻ có tội” nữa cả, không có bất kỳ ai là “Kẻ cứu rỗi” nữa cả –
rằng “ý chí tự do” và “trật tự đạo đức thế giới” là những dối trá tất cả. Sự nghiêm trọng, sự tự-thắng sâu xa của tinh
thần, không còn cho phép nữa bất kỳ ai không
biết về điều này.
Tất cả những khái niệm của
hội nhà thờ đã được nhìn nhận như những gì chúng là, những vật giả mạo, điều
giả đò giống như đúc, hiểm ác nhất đã hiện hữu, mục đích của nó là phá giá Tự
nhiên và các giá trị tự nhiên; bản thân thày chăn chiên đã được nhận ra là
những gì ông ta đúng là, cái thứ ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất, cái con nhện
độc đích thực của sự sống. Chúng ta
biết, lương tâm chúng ta ngày nay biết, những phát minh kỳ lạ này của các thày
chăn chiên và hội nhà thờ thực đáng giá đến đâu, chúng đã phục vụ cho những mục
đích nào khi giảm thiểu loài người vào trong một trạng thái tự xúc phạm như thế
mà nhìn thấy dáng nó đã có thể nôn nao muốn mửa: những khái niệm “bên kia”, “Phán
xét Cuối cùng”, “linh hồn vĩnh cửu”, và “linh hồn” chính khái niệm này là những
khí cụ để tra tấn, những hệ thống của những sự tàn nhẫn bạo ác, bằng vào chúng
nên các thày chăn chiên đã trở thành chủ nhân, mãi còn là chủ nhân.
Tất cả mọi người biết điều
này, và ấy vậy mà tất cả mọi sự cứ tiếp
tục như trước. Đi đâu mất rồi cái cảm xúc cuối cùng của đứng đắn và tự
trọng, khi ngay cả các nhà chính khách của chúng ta, một loại người về mặt khác
đúng là đáng xấu hổ thật, phản-mọi-thứ-Kitô khắp mọi hành vi từ đầu đến cuối,
ngày nay vẫn tự gọi mình là người Kitô và dự lễ ban thánh thể? Một hoàng tử trẻ
tuối[27]
đứng đầu những đạo quân ông, lộng lẫy như một biểu hiện của ích kỷ và tự cao tự
đại của dân tộc ông – nhưng, không chút hổ thẹn nào, tự thú nhận mình là một
người Kitô! Thế đạo Kitô đã phủ nhận ai?
Cái nó gọi “thế giới” là cái gì? Cái
người đó là một chiến sĩ, cái người đó là một quan tòa, cái người đó là một kẻ
yêu nước, cái người đó là một kẻ phản kháng, cái người đó là một kẻ chăm sóc
danh dự của mình, cái người đó là một kẻ tìm lợi lộc cho mình, cái người đó thì
kiêu hãnh. Tất cả mọi thực hành trong tất cả mọi thời điểm, tất cả mọi bản
năng, tất cả mọi định giá vốn được chuyển dịch sang hành động thì ngày nay là
phản-đạo Kitô: Thật là một xẩy thai của
giả dối phản trắc mà một người thời nay phải là, rằng anh ta không hổ thẹn bị gọi là một người Kitô
bất chấp tất cả những thứ này.
39.
Tôi quay trở lại (tiếp tục
phần trước còn dở), giờ đây, tôi sẽ kể lịch sử đích thực của đạo Kitô. Chính từ “đạo Kitô” là một sự hiểu sai lạc;
trong thực tế, đã chỉ có mỗi một người
Kitô, và ông ta đã chết trên thập giá. “Phúc âm” đã chết trên thập giá. Những gì đã được gọi là “Phúc âm” kể từ thời
điểm đó trở đi, đã thực sự phản nghịch với những gì ông ta đã sống: “nói tin dữ”,
một phản-phúc-âm [28].
Nó giả tạo đến cái độ phi lý khi tìm thấy dấu hiệu của đạo Kitô trong một “đức
tin”, lấy một thí dụ, trong đức tin vào sự cứu chuộc qua Christ: duy người Kitô
chỉ thực hành, một đời sống như ông ta đã sống vị ấy đã chết trên thập giá, là
người Kitô.
Một đời sống như thế ngày
nay vẫn còn khả hữu, cho một số người dẫu cần thiết: đạo Kitô chân chính,
nguyên thủy sẽ có thể có bất cứ lúc nào.
Không phải là một tín
ngưỡng, nhưng là một thực hành; trên tất cả, một sự không thực hành rất nhiều việc, một trạng thái khác của sinh tồn. Những trạng thái hữu thức, bất
kỳ tín ngưỡng nào, nhận thức dăm ba điều nào đó là đúng, lấy thí dụ – tất cả
các tâm lý gia biết điều này – là những vấn đề xếp hàng thứ năm không quan
trọng nếu đem so sánh với giá trị của các bản năng: nói cho thật chặt chẽ, toàn
bộ cái khái niệm về nhân quả tinh thần thì sai lầm. Thu giảm là một người Kitô, đạo Kitô, vào một
vấn đề của nhận thức một điều gì đó là đúng, vào giản dị chỉ là một hiện tượng của hữu thức, là phủ định đạo
Kitô. Thực ra, không từng đã có những
người Kitô nào tất cả. Người “Kitô”, cái mà trong hai nghìn năm qua đã được
gọi là một người Kitô, thì đơn giản không gì khác hơn là một tự-hiểu lầm tâm
lý. Nếu một ai nhìn cho thật gần, thật kỹ, nó đã là, bất kể tất cả những “đức
tin”, duy chỉ có những bản năng đã điều khiển anh ta – và hỡi ôi những thứ bản năng!
“Đức tin” đã trong mọi thời,
thí dụ, trong thời Luther, chỉ là cái cáo khoác che ngoài, một cái cớ không thật, một cái màn che đằng sau nó những bản năng chơi
trò của chúng – một mù quáng tinh
ranh về sự thống trị của một số những bản năng nào đó. “Đức tin” – tôi đã gọi
nó rồi là một tĩnh chất tinh ranh của
người theo đạo Kitô – một người đã luôn luôn nói về đức tin, nhưng người ấy đã luôn luôn chỉ hành động từ động cơ bản năng mà thôi.
Trong thế giới Kitô về những
ý tưởng, không một cái nào có ít nhất đến một tiếp xúc với thực tại – và trong
sự thù ghét mang tính bản năng với thực tại mà chúng ta đã nhận ra được cái
động lực duy nhất tại gốc rễ của đạo Kitô. Điều này dẫn tiếp về đâu? Rằng cũng
ở trong phương diện tâm lý nữa. Sai
lầm ở đây có tính chất cơ bản, rằng nó là cái sẽ quyết định cái thực yếu tính,
rằng nó là cái thực thể. Một khái
niệm bớt ít đi, một thực tại độc nhất thế chỗ của nó. Và toàn bộ đạo Kitô kéo
đổ lăn mạnh xuống thành trống-không-gì cả.
Nhìn từ trên cao xuống, sự
lạ lùng nhất này của tất cả các sự kiện – một tôn giáo không phải chỉ dựa trên những sai
lầm nhưng có óc sáng tạo và ngay cả thiên tài của nó chỉ ở trong những sai lầm độc hại, chỉ trong những sai lầm đầu
độc sự sống và con tim – thì thực là một
cảnh tượng cho các gót, cho những thần linh họ đồng thời cũng là những
triết gia và cho những người tôi đã từng gặp, lấy thí dụ, trong những đàm thoại
nổi tiếng ở đảo Naxos [29].
Giây phút buồn nôn bỏ họ lại (và chúng ta!), họ trở nên biết ơn với cảnh
tượng của người Kitô: có lẽ cái ngôi sao nhỏ bé khốn khổ đã gọi là quả đất đáng
có được một cái liếc nhìn thần thánh, một cảm tình thần thánh, chỉ vì trường
hợp lạ lùng này. Vì chúng ta hãy đừng lượng giá thấp hơn thực
người Kitô: người Kitô, giả dối cho đến
mực ngây thơ vô tội, thì ở trên cao hơn loài dã nhân nhiều – đối với những
người Kitô, một lý thuyết quen biết về nguồn gốc [30]
thành ra chỉ là một khen ngợi.
40.
Kết thúc thê thảm của kẻ rao giảng
Tin Mừng đã được quyết định với cái chết – nó được gắn với “thập giá”. Chỉ cái
chết, đột ngột và nhục nhã này, chỉ câu
rút thường dành xử tử lớp thấp hèn, tiện dân –
Lê Dọn Bàn tạm dịch -
bản nháp thứ nhất
(Jan/2010)
[1]
Những chữ tắt: “INRI” là chữ Latin, Pontius Pilate đã cho viết trên giá chữ
thập, phía trên đầu Jesus (John 19:19). Latin lúc ấy là văn tự chính thứ của đế
quốc La mã. Viết tắt của “Iesvs Nazarenvs
Rex Ivdaeorvm” = “Jesus Nazarenus Rex Judaeorum” = “Jesus (người) xứ
Nazarene, Vua của dân Jews”
(John 19):
Khi Phi-lát nghe những lời nầy, ông đưa Jesus ra ngoài, và ngồi xử tại chỗ gọi
là Nền Lát Đá (tiếng Dothái là Ga-ba-tha). Hôm ấy là ngày chuẩn bị của lễ Vượt
qua, khoảng giữa trưa. Phi-lát nói với dân chúng: “Đây là vua của các người.”
Họ gào thét: “Giết hắn đi! Giết hắn đi! Đóng đinh hắn trên thập tự giá!”
Phi-lát hỏi họ: “Các người muốn ta đóng đinh vua của các người sao?” Các thượng
tế trả lời: “Vua duy nhất của chúng tôi là Caesar.” Sau đó, Phi-lát giao Jesus
cho họ đóng đinh. Họ liền giải Jesus đi. Jesus đi ra, vác thập tự giá đi đến
chỗ tên là Cái Sọ, tiếng Dothái gọi là Gô-gô-tha. Tại đó, họ đóng đinh ông. Họ
cũng đóng đinh hai người can tội ăn cắp hai bên, còn Jesus ở giữa.
Phi-lát
cho viết một tấm bảng treo lên cây thập tự, ghi rằng: “Jesus, người Na-xa-rét,
Vua dân Dothái.” Nhiều người Dothái đọc bảng nầy vì nơi Jesus bị đóng đinh gần
thành phố. Bảng nầy được ghi bằng các thứ tiếng Dothái, Latin và Hylạp.
Các thượng
tế thưa cùng Phi-lát: “Xin đừng ghi vua dân Dothái nhưng đổi lại – người nầy
nói: ta là vua Dothái.” Phi-lát trả lời: “Điều ta đã viết rồi, cứ để vậy.”
Trong các
nhà thờ Orthodox, INBI = “Iésous o Nazóraios o Basileus tón Ioudaión” (chữ
Hylạp)
Cũng có
nhiều cách giải thích INRI, đặc biệt là, dòng đạo Jesuit, bộ phận có nhiều trí
thức nhất của Vatican, vẫn giữ một khẩu hiệu rất cuồng tín: INRI = “Iustum
Necar Reges Impios” = “It is just to exterminate or annihilate impious or
heretical kings, governments, or rulers”; có nghĩa; “Triệt tiêu hay diệt sạch
những nhà vua, những chính quyền, hay những nhà cầm quyền nào không tin hay rối
đạo Kitô – là chính đáng, nên làm” – in trên cờ hiệu của dòng đạo này.
Thế nên,
trong lịch sử của dòng đạo đông đảo này, đặc biệt tại châu Âu, đã có nhiều tội
phạm vì âm mưu hay tạo tác, thực hiện những ám sát chính trị, bạo động và phản
quốc.
[2] David Friedrich Strauss (1808-1874), là sử
gia và trước đó là nhà thần học đạo Tinlành, người Đức, tác giả có tác phẩm gây tranh luận sóng gió nhất thời đại. Ông là tác giả đầu
tiên nêu ra một sự phân biệt minh bạch giữa Jesus như một nhân vật lịch sử, và
Jesus, đối tượng tín ngưỡng trong Kitô như một huyền thoại. Strauss là người đi tiên phong trong
việc nghiên cứu Jesus về lịch sử.
Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của
ông Life of Jesus (1835) Strauss phủ nhận tính chất thần
thánh của Christ, áp dụng phương pháp lịch sử vào kinh thánh. Theo Strauss,
những phép lạ kể trong chuyện đời Jesus phải được hiểu như những huyền thoại,
không phải theo nghĩa đen. Ảnh hưởng của ông trên giới vô thần nước Đức vô cùng
lớn lao.
Ở đây, Nietzsche phê bình tác
phẩm ông đọc thời trẻ “Life of
Jesus Critically Examined” (Das
Leben Jesu kritisch bearbeitet, 1848) của Strauss. Đây là tác phẩm dài hơi,
viết bổ túc lại “Life of Jesus”.
[3]
Ernest Renan, tác giả The Life of Jesus – xem chú thích các đoạn trước.
[4] “glad tidings”
"Glad-tidings"dịch từ “euaggelizo”
trong kinh thánh bản King James có nghĩa “nói những tin lành” ("to tell
good news") – nguyên văn “frohe
Botschaft”
[5]
Elisabeth Nietzsche là em gái, trẻ hơn Nietzsche 2 tuổi, sau khi Nietzsche lâm
bệnh, bà trông nom việc xuất bản và tái bản các tác phẩm của ông.
Chủ thích
của Walter
Kaufmann:
Em gái Nietzsche đã dấu bỏ ba từ cuối
trong đoạn này khi cho in The Antichrist lần
đầu năm 1895, trong Volume VIII of the
Collected Works. Chúng được Hofmiller công bố lần đầu tiên năm 1931, cốt
chứng tỏ Nietzsche hẳn đã mất trí khi ông viết quyển sách này. Nhưng dĩ nhiên,
Nietzsche nghĩ và dùng với ý nghĩa của Dostoevsky – The Idiot. "một kẻ tầm thường".
Các tham chú về Dostoevsky trong đoạn
31 dưới đây và trong đoạn 45 của Twilight
of the Idols cũng nên ghi nhận. Từ “idiot”
đột nhiên có ý nghĩa đáng chú ý trong các công trình của Nietzsche sau khi ông
khám phá ra Dostoevsky: xem phân đoạn 5 của The
Wagner case; phân đoạn 7 chương 2 của
Twilight of the Idols , các
đoạn 11, 26, 31, 42, 51-53 của The Antichrist ; phân đoạn 2 của “The Wagner Case” trong Ecce Homo; phân đoạn 2 và 3 của Nietzsche contra Wagner; các thư gửi
Brandes và Strindberg, ghi ngày Oct 20 và Dec 7, 1888; và ghi chú 734 trong The Will to Power.
[6] Hedonism
[7] Epicurus (341—271 TCN) – triết gia
Hylạp, nổi tiếng với quan điểm – cái thiện hảo tối cao ở đời – là sự thỏa mãn
lạc thú (pleasure) – và thế giới là một chuỗi liên tục những kết hợp ngẫu nhiên
của các nguyên tử. – epicurism – (享樂主義;美食主義 – hưởng nhạc chủ
nghĩa; mĩ thực chủ nghĩa)
Epicurus
đã phát triển đến cùng, không dè sẻn một siêu hình học duy vật, một tri thức
luận duy nghiệm, và một đạo đức học duy lạc. (materialistic metaphysics,
empiricist epistemology, and hedonistic ethics)
Epicurus
phủ nhận thuyết duy ý Plato về các dạng phổ quát và linh hồn vĩnh cửu; các thần
linh, các gót không có ảnh hưởng gì hết trên đời sống chúng ta. Ông dạy tất cả
các hành động của mỗi người chủ đích là đạt đến lạc thú cho mình (xem như là
trạng thái an tĩnh), điều này có thể thực hiện được bằng các tiết dục và gạt bỏ
mọi sợ hãi trước cái chết và các thần thánh, các gót.
Chủ thuyết
của Epicurus thường bị trình bày sai lạc như chạy theo các lạc thú xác thịt,
vật chất hơn là các kinh nghiệm sống khác. Thực sự, cái đúng, cái tốt (chân,
thiện) cao cả nhất theo những người theo chủ nghĩa của Epicurus không phải là
ngất ngây cực khoái cảm, không phải là sự thỏa mãn các giác quan mà thôi, nhưng
là sự an tĩnh, sự bình an của tâm trí. Nhận biết lạc thú vật chất thì phù du và
có thể dẫn đến đau khổ, Epicurus khuyến khích đồ đệ vươn tới những hạnh phúc
bền vững, chọn lựa chúng sao cho thông minh, khôn ngoan. Khéo léo làm sao vun
trồng một trạng thái tâm trí an tĩnh, trong đó khổ đau bị giảm thiểu và vui
hưởng lạc thú thật nhiều đến mức có thể được.
Các giảng
dạy của Epicurus về sự giải phóng con người khỏi sợ hãi đã rất phổ biến, ở
Athens đã có một cộng đồng “The Garden” qui tụ những người thực hành sống theo
chủ thuyết của ông, Sau khi ông qua đời, những cộng đồng loại này đã tồn tại và
phát triển qua nhiều thế kỷ, qui tụ giai cấp vô sản, phụ nữ, cả những phụ nữ
bán dâm, những người bên lề xã hội.
[8] Proprium
– Trong lô gích Aritotle –
một tính chất nhất thiết thuộc vào một đối tượng và không thuộc vào đội tượng
nào khác, nhưng nó không phải là yếu tính của đối tượng, nên không kể ra khi
định nghĩa đối tượng này.
Aristotle thí dụ “khả năng học đọc” là
proprium (thuộc tính) của loài người. Nhưng chúng ta không định nghĩa con người
là con vật có khả năng học đọc!
[9] “sermonizer”.
[10]
Đây là một nhận xét không phải là không đáng suy ngẫm, và không phải không có
cơ sở. Chỉ trong phần tân ước mới thấy xuất hiện hình ảnh một Jesus giảng đạo,
thuyết pháp – khá tương tự như đức Phật. Chúng ta thấy đức Phật du hành cùng
học trò, thường lúc nghỉ chân bên hồ, bìa rứng, vườn, đồi, hay mỏm núi (Linh
Thứu –mỏm quạ) đã thuyết giảng cho các đệ tử đi theo mình.
Jesus cũng
có hành động xem ra khá tương tự, bài giảng nổi tiếng trên đồi (Sermon on the
Mount) là một thí dụ. và như Nietzsche nhận xét tiếp – nhưng Jesus lại có khác
là ông cuồng tín, hung hăng (trong thái độ và lời giảng)
[11]
Nguyên văn – “le grand maitre en ỉronie”
[12] “impérieux” – trong nguyên văn
[13] “Infantilism”: physical underdevelopment
in which a person fails to mature sexually and emotionally.
[14] “spiritual” – tôi hiểu tác giả dùng nghĩa
tín ngưỡng – phê phán đạo Kitô với những ý niệm của nó về niềm tin, thiên
đường, cứu chuộc – “tin ta thì được cứu, rồi được lên thiên đường – tin là đủ,
không phải tu tập, phấn đầu gì,…” – là trò trẻ con, ấu trĩ, tôn giáo dễ dãi có
phần ngây thơ đến bệnh hoạn.
[15]
Matthew 10:34 – "I come not to bring peace, but to bring a sword" –
Jesus trong kinh thánh.
[16]
Nguyên văn – dùng từ “semeiology” nay là
khoa “semiology” hay “semiotics
“- tôi tạm dịch là “học dấu hiệu” hay
“dấu hiệu học”. Hình như người Tàu dịch
là “Phù hiệu học” – 符號學
– nếu vậy cũng cùng một ý.
[17] “samkhya” (s); Số luận – 數 論 – một trong sáu phái chính
của triết học cổ Ấn độ.
[18]
Nguyên văn bản AnhNgữ – “free spirit”
[19] Symbolist – từ trong thần học Kitô – chỉ
những ai phủ nhận bất cứ lý giải nào về bí tích thánh thể (Eucharist) – cho
rằng Christ thực sự hiện diện trong nghi lễ này; những người này chủ trương
bánh và rượu chỉ là tượng trưng không phải là thân xác mà máu của ông – như chủ
trương hiện thời của Vatican.
[20]
Nguyên văn “Evangeliums” – theo tác giả đang biện luận trong các đoạn
này – chỉ Jesus, ông cho như thế mới đúng “thực” – không phải là mẫu thức “cứu
thế” (“Typus des Erlösers”) – do
người sau (Paul – và hội nhà thờ) vẽ tạo ra.
[21] “frohe Botschaft” – “glad tidings”
[22] “eternal” factuality.
[23]
Thần thoại Hylạp – Amphitryon là cha kế của Heracles, sau khi giết nhầm cha vợ
Electryon, vua xứ Mycenae, ông bị đuổi đi, và đến sống ở đảo Thebes.
Có sự
tương tự giữa gia đình dòng dõi của Jesus và của Amphitryon:
Joseph
được nhớ nhắc chỉ vì là “cha” của Jesus, nhưng Gót mới là cha thực của Jesus.
Mẹ của Jesus – Mary – là “đồng trinh”. Amphitryon cũng thế vì là "cha" của Heracles, nhưng
Zeus mới là cha thực của Heracles. Mẹ
của Heracles – Alcmene – là “đồng trinh”.
So sánh:
a.
Jesus (YHWH chữa lại, Christ “Anointed One”, Messiah) –
sự ra đời của ông được thần linh báo trước – Cha mẹ: Joseph và Mary (trong sự
dạy dỗ Jesus, Mary thỉnh thoảng mới xuất hiện cho đến khi ông trưởng hành, còn
Joseph hình như đã chết rồi) – Mary đã có thai Jesus trước khi lấy chồng
(Josept); giả định là còn trinh, Cha “thật”: giả dụ là Gót.
Điều lý thú là Mary được cho biết có một người bà con – đã già –
Elizabeth – cũng đã được thụ thai huyền nhiệm với Gót – đã sáu tháng- vào lúc
Mary huyền nhiệm thụ thai Jesus.
Anh chị em: James, Joseph, Simon, Judas, và các chị em gái không biết tên
(tất cả được tin là con của Joseph – trước khi ông này có Mary làm vợ)
Jesus được biết như một người thợ mộc, thày giảng đạo, và chăn chiên.
Dòng dõi kế tục – có thuyết cho là Jesus có vợ là Mary Magdalene và ít
nhất một con gái là Sarah.
Nói theo Freud – Josept là “social father” (không là “biological father”)
của Jesus, và Jesus là con hoang, dĩ nhiên không phải cha là Jehowa, nhưng một
người Mary dấu tên, hay không biết tên.
Thêm thắt: theo Tiberius Iulius Abdes Pantera (c. 22BC-AD40), cha của
Jesus có thể là một người lính La mã.
Chết: đóng đinh treo trên cột gỗ (có thể không là chữ thập) – “sống lại”
rồi “lên trời”
b.
Heracles – (Latin:
Hercules) (“glory of Hera”, thần linh anh hùng , “bán thần”) – được đặt
định ra đời để thống lĩnh tất cả những ai xung quanh ông. Cha mẹ: Amphitryon và Alcmene, cha Amphitryon nuôi
lớn (mẹ ít nhắc đến) – Alcmene đã có thai Heracles trước khi lấy chồng
(Alcmene); giả định là còn trinh, Cha “thật”: giả dụ là Zeus.
Siblings: có anh em cùng cha
Iphicles (con Amphitryon) và nhiều anh chị em cùng cha Zeus
Heracles được biết như một người chăn nuôi gia súc – kẻ chăn ngựa
Dòng dõi kế tục – rất nhiều con với rất nhiều phụ nữ
Thêm thắt: trong huyền thoại La mã, Jupiter có cùng ngôi vị tối thượng
Zeus trong thần thoại Hylạp, và tương đồng với Jehowa trong thần học Dothái
Chết: bị máu độc xé da phơi xương. Thân thể bị cháy, phần linh thiêng
“bay về” núi Olympus – nơi các thần linh Hylạp
ngự.
[24]
Hai dòng này trước đây đã bị bỏ, trong nhiều bản in.
a.
Hai dòng như sau: “Những lời ông nói . .... con của Gót”.
b.
Lý do hai dòng này bị bỏ, vì những người cho in bản văn
thấy dẫn chứng này của Nietzsche không chính xác như thấy trong kinh Thánh:
-
Chuyện này chỉ có trong Luke (23: 39-43; không có trong
Matthew 27: 44; Mark 15, 31-32).
-
Những lời nói đó – không phải là của tên ăn trộm cùng
chết treo, nhưng của người sỹ quan La mã sau khi Jesus chết (Luke 23: 47;
Matthew. 27: 54; Mark 15: 39.)
[25] “Lie on its knees”: khó dịch cho trọn được ý tác giả mỉa mai –
trong môi trường văn hóa Kitô; nếu người ta “nói dối khi quì” – nghĩa là khi,
hoặc cầu nguyện, hoặc ăn năn,… trong các nhà thờ. Khác với chúng ta có thành
ngữ “nói dối ngập đầu”.
[26] “nausea” – Nietzsche tiên phong trước
Sartre rất xa – nguyên văn “Und hier
beginnt mein Ekel”
[27] Đoạn này – cũng bị bỏ trong các bản in cũ,
"junger Fürst, an der Spitze seiner
Regimenter" – Một hoàng tử nhận mình là dân Kitô nhưng tác phong rất
phàm tục. Đoạn này bị bỏ vì muốn tránh – ám chỉ, so sánh với hoàng đế Đức
Wilhelm II.
[28] “dysangel”
– đạo Kitô là một “phản-phúc-âm” vì
nó chạy lùi vào chính cái quá khứ Jesus đã thăng hoa và chuyển đổi, thí dụ sự
chuyển hóa lời Jesus tuyên bố về ân sủng thành ra sự nói-Không với phẫn uất oán
giận.
[29]
Huyền thoại Hylạp – Dionysus và nàng Ariadne trên đảo Naxos : Theseus đã bỏ rơi nàng khi Ariadne đang ngủ
và Dionysus đã tìm gặp thấy yêu và lấy nàng,.
Bất hạnh
cho Dionysus, Ariadne, dù trung thành và có 4 con với Dionysus , nhưng không ở
lâu được với chàng. Có một thuyết kể Perseus giết Ariadne tại Argos , nhưng một thuyết khác, nàng vẫn không
quên được Theseus, nên tự vẫn. Sau khi Ariadne chết, Dionysus đã xuống đị ngục
(Hades) đem nàng về sống nơi đỉnh Olympus cùng
các thần linh Hylạp khác! Tất cả bắt đầu
từ biển, sóng và cát ở đảo Naxos .
[30]
Tác giả mỉa mai – Nếu lấy thuyết nguồn gốc muôn loài của Darwin bàn ra – và nói
rằng những người Kitô mà có chung gốc với loài vượn người, đã biến hoá thành, thì cũng còn chỉ
là một lời khen cho họ, vì họ không đáng cùng chung gốc với loài vượn người – ít nhất là về
giả trá, gian dối – loài vượn người không thế.