Sunday, January 31, 2010

Phản-kitô - The Antichrist (5)


Sắc Lệnh chống lại đạo Kitô
Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 – 1900)

(tiếp theo ... )

Gesetz wider das Christenthum







Tuyên cáo ngày thứ nhất, năm thứ nhất
(30, Sep, 1888 – theo hệ thống năm tháng (sai lầm) hiện dùng)

Chiến tranh tới chết chống lại sự sa đoạ
Sự sa đoạ là đạo Kitô

Điều lệ thứ nhất:Tất cả các hình thức phản-tự-nhiên là sa đoạ. Cái mẫu thức xa đoạ nhất của con người là thày chăn chiên [1] : ông ta dạy phản-tự-nhiên. Đừng dùng luận chứng, đừng phí lý lẽ chống lại các thày chăn chiên, dùng nhà tù.

Điều lệ thứ nhì:Tất cả các sự tham sự vào một sinh hoạt tôn giáo là một tấn công vào đạo đức công chúng. Phải nghiêm khắc hơn nữa với Tin lành hơn là với Catô, và nghiêm khắc hơn nữa với Tin lành cấp tiến hơn là với những giáo phái thủ cựu. Mức độ phạm tội của một người Kitô tăng lên theo mức độ đạo Kitô tiến gần gạ gẫm khoa học. Kẻ tội phạm trong những tội phạm vì vậy cho nên là nhà triết học.

Điều lệ thứ ba:Những địa điểm ghê tởm đáng nguyền rủa vốn là nơi đạo Kitô đã xé bọc vỡ trứng chui ra, nên san phẳng hết thành bình địa và xem những chỗ đó là những địa điểm đê tiện hèn hạ của mặt đất. Những con rắn độc nên đem lại đây mà nuôi.

Điều lệ thứ tư:Sự rao giảng về tiết, thuyết giáo về trinh, là một sự kích động quần chúng phản-tự-nhiên. Tất cả những lên án tình yêu tính dục, và tất cả những bôi bẩn nó xuyên qua khái niệm “dơ bẩn” (unrein) là một tội tổ tông chống lại tinh thần thiêng liêng của đời sống.

Điều lệ thứ năm:Ngồi ăn cùng một bàn với một thày chăn chiên thì cấm tuyệt; một khi có ai làm như thế, kẻ ấy tự cắt đứt truyền thông với xã hội chân thật, lương thiện. Thày chăn chiên là giới hạ tiện (chandala) của chúng ta – hắn ta phải bị lên án, bỏ đói, tống hết vào mọi thứ sa mạc (không người).

Điều lệ thứ sáu:Câu chuyện “thánh linh” [2] (Geschichte) nên gọi tên đúng như nó xứng đáng có tên, là câu chuyện bị nguyền rủa, những từ “Gót”, “Kẻ cứu chuộc”, “Kẻ cứu rỗi”, “thánh” nên dùng chúng như những từ bị lạm dụng và như những huy hiệu của tội phạm.

Điều lệ thứ bảy:Tất cả phần còn lại tiếp theo như kể ở trên đây.

Phản-kitô
Friedrich Wilhelm Nietzsche


Dịch từ bản Anh ngữ của Gary Shapiro, Nietzschean Narratives (Studies in Phenomenology and Existential Philosophy), Indiana University Press, 1989. pp 146 [3]

Đây là bản văn ít được phổ biến, sau khi viết xong đoạn 62;  Đoạn này, Nietzsche dán miếng giấy trắng đè lên (nếu dơ lên ánh đèn, xuyên qua, vẫn đọc dược), như muốn giữ bí mật. Đoạn này bị lẫn với bản thảo "Ecce homo", thực ra mới là đoạn kết của the Antichrist.

Mặc dù còn dở dang, có lẽ.

Khi diễn tả sự kinh tởm, phẫn nộ với đạo Kitô, như ở đây, Nietzsche là một symbolist thượng thặng.


Lê Dọn Bàn
tạm dịch  –  bản nháp thứ nhất (Jan/2010)




[1] the priest” – như đã chú thích ở đoạn trước – tôi dịch là “thày chăn chiên” thay vì dùng tiếng Tàu – “ mục sư” hay “ linh mục”. Tương tự “pope” là “vua chiên”.
Chính họ cũng tự xưng như vậy.
[2]  “holy story”
[3] Bản gốc tiếng Đức:  Friedrich Nietzsche, Digitale Kritische Gesamtausgabe Werke und Briefe
[Friedrich Nietzsche, Digital critical edition of the complete works and letters, based on the critical text by G. Colli and M. Montinari, Berlin/New York, de Gruyter 1967 –, edited by Paolo D’Iorio]. Có thể tìm ở đây:  http://www.nietzschesource.org/#eKGWB/AC

[Gesetz]

Gesetz wider das Christenthum.

Gegeben am Tage des Heils, am ersten Tage des Jahres Eins (— am 30. September 1888 der falschen Zeitrechnung)

Todkrieg gegen das Laster: das Laster ist das Christenthum.

Erster Satz. — Lasterhaft ist jede Art Widernatur. Die lasterhafteste Art Mensch ist der Priester: er lehrt die Widernatur. Gegen den Priester hat man nicht Gründe, man hat das Zuchthaus.

Zweiter Satz. — Jede Theilnahme an einem Gottesdienste ist ein Attentat auf die öffentliche Sittlichkeit. Man soll härter gegen Protestanten als gegen Katholiken sein, härter gegen liberale Protestanten als gegen strenggläubige. Das Verbrecherische im Christ–sein nimmt in dem Maasse zu, als man sich der Wissenschaft nähert. Der Verbrecher der Verbrecher ist folglich der Philosoph.

Dritter Satz. — Die fluchwürdige Stätte, auf der das Christenthum seine Basilisken–Eier gebrütet hat, soll dem Erdboden gleich gemacht werden und als verruchte Stelle der Erde der Schrecken aller Nachwelt sein. Man soll giftige Schlangen auf ihr züchten.

Vierter Satz. — Die Predigt der Keuschheit ist eine öffentliche Aufreizung zur Widernatur. Jede Verachtung des geschlechtlichen Lebens, jede Verunreinigung desselben durch den Begriff „unrein“ ist die eigentliche Sünde wider den heiligen Geist des Lebens.

Fünfter Satz. — Mit einem Priester an Einem Tisch essen stößt aus: man excommunicirt sich damit aus der rechtschaffnen Gesellschaft. Der Priester ist unser Tschandala, — man soll ihn verfehmen, aushungern, in jede Art Wüste treiben.

Sechster Satz. — Man soll die „heilige“ Geschichte mit dem Namen nennen, den sie verdient, als verfluchte Geschichte; man soll die Worte „Gott“, „Heiland“, „Erlöser“, „Heiliger“ zu Schimpfworten, zu Verbrecher–Abzeichen benutzen.

Siebenter Satz. — Der Rest folgt daraus.

Der Antichrist