Phản-kitô
Lời nguyền rủa đạo Kitô
Friedrich Nietzsche (1844 – 1900)
(tiếp theo . . . )
Der Antichrist (1895)
Fluch auf das Christenthum.
Lời nguyền rủa đạo Kitô
Friedrich Nietzsche (1844 – 1900)
(tiếp theo . . . )
Der Antichrist (1895)
Fluch auf das Christenthum.
24.
Ở đây, tôi chỉ mới chạm vào vấn đề nguồn gốc của đạo Kitô. Nguyên tắc thứ nhất cho giải pháp của nó là: đạo Kitô
chỉ có thể hiểu được bằng những thuật ngữ của mảnh đất nó đã từ đó lớn dậy – nó
không phải là một phong trào phản lại với bản năng Do thái, nó đích thực là hệ
quả của chúng, một suy luận thêm trong lô gich gây đậm ấn tượng của nó. Trong
công thức của vị Cứu thế “Cứu rỗi linh hồn là của người Do thái”. Nguyên tắc thứ hai là; mẫu thức tâm lý của dân
Galilean vẫn còn nhận ra được; nhưng chỉ trong sự thoái hóa hoàn toàn của nó
(nó đồng thời là một sự hủy hình cắt dạng và một sự chồng chất quá đầy những
đặc trưng xa lạ) mà nó đã có thể phục vụ trong phương cách vốn nó đã được xử
dụng: như một kiểu cứu thế cho nhân
loại.
Trong “Genealogy of Morals”của tôi,
tôi đã cống hiến phân tích tâm lý thứ nhất của sự phản khái niệm về một nền đạo
đức cao thượng và một nền đạo đức của
những phẫn uất oán giận[1]
– cái sau sinh ra từ nói Không với cái trước: nhưng đây là đạo đức Dothái-Kitô
thuần tuý và đơn giản. Như thế nó có thể nói Không với tất cả những gì trên mặt
đất này tiêu biểu cho khuynh hướng đi lên của đời sống, với tất cả những gì rồi
thành nên tốt đẹp, với sức mạnh, với cái đẹp, với sự tự quyết; bản năng của phẫn uất, oán giận vốn nó đã trở nên thiên tài, đã phải sáng tạo ra
một thế giới khác, từ thế giới đó có
quan điểm nhìn sự xác định sự sống này như tà ác, như đáng quở trách.
Xét về mặt
tâm lý, dân tộc Dothái là một dân tộc đã được phú cho một năng lực sống còn
mạnh mẽ cứng rắn nhất, những người này, đặt họ trong những hoàn cảnh quá quắt
không thể tưởng được, một cách tự nguyện và thoát ra từ sự cẩn thận sâu sa nhất
của tự bảo toàn, đứng cùng về phe với tất cả những bản năng của suy đồi – không
phải như là nhận chúng làm chủ nhân, nhưng vì họ đã thần đoán ra một sức mạnh
trong các bản năng này, với chúng, người ta có thể chiến thắng chống lại “thế
giới”. Người Dothái là phản đề của tất cả mọi suy đồi, họ đã phải biểu hiện mọi suy đồi tới mức ảo tưởng,
với một toàn bích không thể hơn được nữa [2]
của thiên tài lịch sử, họ đã biết làm sao đặt chính họ dẫn đầu tất cả những
phong trào vận động của suy đồi (như Kitô của Paul), ngõ hầu tạo ra một gì đó từ chính họ, nó sẽ mạnh mẽ hơn tất
cả bất kỳ tập đoàn nào “nói Có” với
cuộc đời. Sự suy đồi chỉ là những phương tiện cho cái loại, mẫu người muốn đòi
có sức mạnh trong đạo Judaism và đạo Kitô, cái loại giáo sĩ, thày chăn chiên; cái loại người này có
quyền lợi cả trọn một đời, quan tâm vào sự làm loài người ốm đau, và như thế đã bẻ vặn những khái niệm tốt và xấu, đúng và
sai, làm nguy hiểm đời sống và phỉ báng thế giới.
25.
Lịch
sử của Israel
[3]
thì vô giá vô giá nếu xét nó như một lịch sử điển hình của một nỗ lực phản tự nhiên, biến tính tất cả mọi giá
trị tự nhiên. Tôi nêu ra năm điểm:
Nguyên
thủy, đặc biệt tại “thời của các vua”, Israel đã đứng cũng về bên phải, nghĩa
là, phía của tự nhiên, trong quan hệ với tất cả mọi sự việc. Gót Yahweh của họ đã là sự biểu tả của một ý
thức về quyền lực, của niềm vui trong chính mình, của hy vọng của một người:
qua ông, đã mong cầu chiến thắng và phúc lợi; qua ông, đã tin cậy thiên nhiên
đem cho con người điều cần thiết – hơn trên tất cả: mưa. Yahweh là gót của Israel
và do đó là gót của công lý. Lô gích của tất cả những dân tộc có sức mạnh trong
tay và có ý thức sáng xuốt tốt đẹp. Trong hội lễ tín ngưỡng, hai mặt của sự tự
xác quyết của một dân tộc tìm được sự diễn tả: họ biết ơn trước những vận mệnh lớn lao đã nâng họ lên đỉnh
cao; họ biết ơn đối với vận hành tuần hoàn hàng năm của mùa màng và với tất cả
mọi may mắn trong chăn nuôi gia súc cùng canh nông.
Tình
trạng này đã được giữ làm lý tưởng một thời gian lâu, ngay cả trong một cách
hoài tưởng sau khi nó đã bị hủy hoại: bên trong hỗn loạn, bên ngoài Assyrian
(xâm lăng). Tuy nhiên, dân tộc bám chặt lấy viễn ảnh, ở mức mong cầu tha thiết
cao nhất, một vị vua vừa cầm quân giỏi và vừa là quan tòa nghiêm khắc: Vượt trên tất cả, vị tiên tri điển hình (đó
là, phê phán và chê trách thời điểm ấy), là Isaiah [4].
Nhưng
tất cả hy vọng đọng lại đều không thành. Vị gót cũ không còn có thể làm những
gì một thời ông đã có thể làm. Dân chúng nên bỏ ông ta đi. Điều gì đã xảy ra?
Họ đã thay khái niệm về ông – họ làm khái niệm về ông thành mất tự nhiên [5]:
họ đã bám lấy ông (nhưng) với cái giá này. Yahweh là gót của “công lý” – không
còn là một với Israel
nữa, một phát biểu của lòng tự tin dân tộc: bây giờ chỉ là gót trong những điều
kiện đặc thù nào đó.
Khái
niệm về gót trở nên một dụng cụ trong tay của những kẻ kích động giới tăng lữ,
những người này bây giờ diễn giải tất cả mọi hạnh phúc như là phần thưởng, tất
cả mọi bất hạnh như là trừng phạt vì đã không tuân lệnh Gót, như là “tội” (“sin”):
khí cụ dối trá nhất của diễn giải đó, Cái giả thử là “trật tự đạo đức toàn thế
giới”, trong nó, những quan hệ nhân quả tự nhiên đã bị lộn ngược một lần và mãi
mãi. Một khi, thông qua chuyện ban thưởng và trừng phạt, người ta đã hủy hoại
luật nhân quả tự nhiên, một luật nhân quả phản-tự-nhiên
cần phải có: bây giờ tất cả mọi sự việc gì khác mà là không tự nhiên sẽ kéo đến
theo. Một gót, ông ta đòi hỏi – thay
vì một gót, ông ta giúp đỡ, ông ta tạo ra những phương cách, ông ta ở dưới đáy
cái thế giới chứa đựng tất cả mọi hứng khởi lạc quan của can đảm và tự tin.
Đạo đức – không
còn là sự diễn tả của những điều kiện cho đời sống và cho sự lớn mạnh của con
người nữa, không còn là bản năng cơ bản nhất của sự sống nữa. Nhưng trở thành
trừu tượng, trở thành phản đề của sự sống – đạo đức như là hệ thống làm giảm
giá trị của sự tưởng tượng, như là “con mắt tà ác” (xoi xét) với tất cả mọi sự
vật. Đạo Dothái là gì, đạo Kitô là gì, về đạo đức? Cơ duyên
ngẫu tạo đã bị lấy đi mất sự ngây thơ trong sạch của nó, bất hạnh đã bị bôi nhơ
bẩn với khái niệm về “tội lỗi”; lành mạnh xem như một nguy hiểm, một “cám dỗ”.
Đau ốm nhỏ nhặt tâm sinh lý đã bị đầu độc bằng con sâu của lương tâm.
26.
Khái
niệm về Gót đã giả tạo, khái niệm của đạo đức đã giả tạo; nhưng tăng lữ Dothái đã
không dừng ở đây. Toàn bộ lịch sử của Israel đã không có thể xử dụng được
nữa; ném bỏ nó đi! Những tăng lữ này đã thành tựu được một phép lạ về sự giả
tạo, và một phần lớn của thánh kinh bây giờ nằm trước mắt chúng ta như một
chứng cớ bằng giấy mực. Với một sự miệt thị không gì sánh nổi, đối với hết tất
cả mọi truyền thống, với hết tất cả mọi thực tại lịch sử , họ đã thông dịch quá
khứ của chính dân tộc họ vào trong những thuật ngữ tôn giáo, nghĩa là, họ đã
chuyển nó vào thành một động cơ ngu xuẩn của cứu rỗi, trong đó, tất cả mọi xúc
phạm trước Yahweh đã bị trừng phạt; và tất cả mọi sùng bái kính tín trước
Yahweh đã được ban thưởng. Chúng ta sẽ kinh nghiệm về hành động vô ơn bậc nhất
này của giả tạo lịch sử như một điều gì xấu hổ, đau đớn hơn nhiều, nếu như sự
diễn dịch lịch sử của giới tăng lữ đã
không gì khác ngoài việc làm chúng ta, trong ròng rã hàng nghìn năm, đã điếc
đi, không còn nghe gì trước những đòi hỏi về sự vẹn toàn chính trực trong lịch sử [6].
Và Hội Nhà Thờ đã còn đứng hàng thứ nhì sau các triết gia: sự dối trá về một “trật tự đạo đức toàn cầu” chạy dọc xuốt toàn bộ
phát triểncủa triết học hiện đại. “Trật tự đạo đức toàn cầu” là cái quái quỉ gì
vậy?. Đó là – có một cái gọi là ý chí của Gót, một và cho tất cả, với những gì
một người nên làm và những gì một người không nên làm; rằng giá trị của một dân
tộc, hay của một cá nhân, được đo lường theo mức nhiều bao nhiêu, hay ít bao
nhiêu, đã có tuân thủ ý chí của Gót hay không; rằng ý chí của Gót tự thế hiện
qua định mệnh một dân tộc, một cá nhân, như là hệ số thống trị, nói thế nghĩa
là, như sự trừng phạt hay sự ban thưởng tương ứng theo mức độ của sự tuân thủ
phục tùng.
Thay
vào chỗ trí trá đáng tởm này, trên thực tế là: một loại ăn bám kiểu mẫu của
loài người, chỉ sinh sôi nảy nở mạnh mẽ bằng sự tổn hại của tất cả mọi dạng
thức lành mạnh của đời sống, giáo sĩ,
dùng cái danh Gót đến khản cổ rỗng tuếch: ông ta gọi một tình huống của sự việc
trong đó giáo sĩ phân định giá trị cho
tất cả mọi sự là “vương quốc của Gót”; ông ta gọi những phương cách qua đó một
tình huống kiểu như thế, được đạt đến hay được bảo trì là “ý chí của Gót”. Bằng thứ máu lạnh tanh
cay độc, giáo sĩ đo xét các sắc dân, các lớp tuổi, các cá nhân, tùy ứng với sự
có hay không, những đối tượng này làm lợi cho, hay chống lại cương vị chúa tể
của những giáo sĩ. Người ta nên xem các thày giảng này làm việc: Trong tay
những giáo sĩ Do thái, thời đại huy hoàng của lịch sử Dothái đã trở thành một
thời đại của mục nát; thời Lưu đày, giai đoạn bất hạnh dài, đã được chuyển hóa
thành ra một sự trừng phạt vĩnh cửu đối với thời huy hoàng – thời đại vốn trong
đó, các giáo sĩ đã vẫn chưa là gì cả. Tùy vào những nhu cầu riêng họ, từ những
khuôn mặt quyền uy, thường rất dũng cảm trong lịch sử Israel, họ tạo nên hoặc
những kẻ hợm hĩnh nhu mì đến thảm hại và ngọt xớt hay “những kẻ vô thần”; họ
đơn giản hóa mặt tâm lý tất cả mỗi biến cố trọng đại, bằng cách thu nhỏ nó lại
trong cái công thức ngu xuẩn, “vâng lời hay không vâng lời Gót”.
Một
bước xa hơn: cái “ý chí của Gót” (nghĩa là những điều kiện để bảo tồn quyền lực
tăng lữ) phải được biết đến; một một “vén-lên-cho-biết” (mạc khải) đã cần phải
có cho mục đích này. Trong ngôn ngữ không hoa hòe: một sự giả mạo avwn chương
vĩ đại trở nên cần thiết, một “kinh thánh linh thiêng” được phát kiến, nó được
đem ra công chúng với đầy đủ bộ lệ lớp lang phô trương long trọng, với những
ngày của ăn năn và những tiếng kêu của than
khóc “tội lỗi” lâu dài. Cái “ý của Gót” đã định từ lâu; tất cả bất hạnh
nằm ở chỗ mỗi người đã rời ra “kinh
thánh linh thiêng”. Cái “ý của Gót” đã được tiết lộ cho Moses. Điều gì đã xảy
ra? Với nghiêm khắc và thông thái rởm,
nhà giáo sĩ đẫ đặt công thức cho một lần và cho mãi mãi, chi tiết xuống đến tận
những món thuế lớn và nhỏ phairnopj cho ông ta (đừng quên những miếng thịt ngon
nhất, vì các giáo sĩ là những kẻ ăn thịt bò tươi [7]),
những gì ông ta muốn có, là “những gì ý Gót là đấy”. Kẻ từ giwof trở đi, tất cả
mọi sự việc trong đời sống thật ngăn nắp
trật tự đến mức nhà giáo sĩ thành không thể thiếu được ở khắp mọi nơi; ở những
sự kiện tự nhiên quan trọng trong đời, sinh nở, hôn lễ, ốm đau, tử vong, đó là
không nói đến những đồ “cúng tế’ (các thức ăn), con ký sinh trùng linh
thiêng này [8]
xuất hiện ngõ hầu làm chúng mất tự nhiên – trong ngôn ngữ của ông ta: “thánh
hoá” chúng.
Một
người phải hiểu điều này: tất cả mọi phong tục tự nhiên, tất cả cơ cấu thể chế
tự nhiên (nhà nước, trật tự hình pháp, hôn nhân, săn sóc người bệnh và người
nghèo), tất cả đòi hỏi dấy lên từ bản năng của đời sống – vắn tắt – tất cả mọi
điều, mọi sự trong có chứa giá trị tự thân của nó, thì bị làm nên thành vô giá
trị tất cả, phản-giá trị tất cả, bởi vị giáo sĩ (hay “trật tự đạo đức toàn thế
giới”): giờ đây nó đòi một chuẩn y sau
mỗi sự kiện – phải có một quyền lực tấn phong giá trị, cần thiết để phủ định những gì là tự nhiên trong đó
và tạo ra một giá trị qua cách thức
thực hành như thế. Người giáo sĩ phá giá trị, làm mất tính thiêng liêng [9]của
tự nhiên: đây là cái giá độc nhất để cho ông ta hiện hữu. Không tuân phục Gót,
đó là, không tuân phục giáo sĩ, không tuân phục “Luật Gót”, bây giờ được gọi là
“Tội Lỗi”[10] (“sin”); những phương cách
để “ hòa giải với Gót” là, như chúng thành tựu, có nghĩa chỉ đơn giản bảo
đảm vẫn còn phải có nhiều trước sau phục
tùng hoàn toàn với vị giáo sĩ: vị giáo sĩ , mình ông thôi, mới “cứu chuộc tội “
được!
Xét
về tâm lý, “tội lỗi” trở thành không thể thiếu vắng trong bất cứ xã hội nào
giáo sĩ đã xếp đặt, tổ chức; Chúng là cán dao thực sự của quyền lực. Giáo sĩ,
thày chăn chiên, sống trên những tội lỗi, thiết yếu với đám này là tất cả mọi
người, ai ai cũng “tội lỗi”. Nguyên tắc tối thượng: “Gót tha thứ cho những kẻ
ăn năn” – trong ngôn ngữ rõ ràng: cho những kẻ phục tùng giáo sĩ.
27.
Trên mảnh đất sai trái cùng
cực như thế, nơi tất cả những gì là tự nhiên, tất cả những giá trị tự nhiên,
tất cả thực tại, đều bị chống nghịch lại bằng những bản năng thâm sâu nhất của
giai cấp thống trị, đạo Kitô đã lớn dậy – một hình thức của thù hằn chết sống
đã chưa bao giờ từng bị vượt qua.
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Jan/2010)
[1] ressentiment
[2] non plus ultra
[3] Dân tộc Israel (cũng thường gọi là
“dân tộc Dothái – Jewish People”) truy gốc của họ về Abraham, là người đã thiết
lập tín ngưỡng độc thần, tin chỉ có một Gót, vị sáng tạo vũ trụ (xem kinh Cựu
ước). Abraham, con trai Yitshak (Isaac), và cháu nôi Jacob (Israel ), là
những tổ phụ của dân Israelites. Cả ba vị này sống ở vùng Đất Canaan, sau mang
tên Đất của dân Israel .
Tên gọi Israel
là gốc từ tên của Jacob (Israel ).
Ông này có 12 con, tạo thành 12 bộ lạc, sau phát triển thành quốc gia
Jewish. Còn tên gọi Jew có gốc từ tên
của một trong 12 người con này – là Yehuda (Judah) Như thế, Israel , Israeli
hay Jewish đều chỉ cùng một sắc dân, chỉ những người có cùng một gốc.
Khoảng năm 1300 TCN, sau khi họ chạy
khỏi Egypt
(gọi là “Exodus”) dưới sự lãnh đạo của Moses (hay Moshe trong tiếng Hebrew)
những người xưng có dòng dõi từ Abraham đã thành lập một quốc gia. Không lâu
sau vụ đào thoát Exodus, Moses đem đến cho dân tộc của quốc gia mới này, kinh
thánh Torah, và Mười điều Răn. Sau 40 năm lang thang tại sa mạc Sinai, Moses
dắt dân theo mình về hướng Bắc, đến vùng Đất của Israel, là “đất hứa” nói trong
kinh thánh, vì Gót (“Yahweh”) đã “hứa” cho
con cháu của Abraham, Isaac and Jacob.
Dân Dothái sống tại vùng đất này, chỉ
vẻn vẹn khoảng 500 năm. Đây là “thời
của các vua”. Nhà vua nổi tiếng nhất là David (1010-970 TCN), đã dựng
kinh đô Jerusalem, và con ông, vua Solomon (Shlomo, 970-931 TCN), đã dựng ngôi
đền quốc gia đầu tiên tại đây.
Năm 587 TCN, hoàng đế Babylon là
Nebuchadnezzar chiếm thành Jerusalem, phá Đền Thiêng, đày rất đông dân Dothái
sang Babylon (Iraq). Kể từ đó đến tận 1945, người Dothái mất đất tổ, vùng này
bị những lực lương ngoại quốc chiếm đóng và cai trị, kể lần lượt theo thứ tự:
Babylonian, Persian, Greek Hellenistic, các đế quốc La mã và Byzantine, Islamic và Christian crusaders, đế
quốc Ottoman, và đế quốc Anh.
Kể từ thời đế quốc La mã, người
Dothái đã di cư đi khắp nơi, bắt đầu với châu Âu, rồi châu Phi. Giai đoạn lịch
sử lưu vong này của họ gọi là Diaspora. Ở khắp các quốc gia nơi họ sinh sống,
có hai sự kiện nổi bật: Họ luôn luôn bị kỳ thị, chịu ngược đãi, và họ luôn luôn
có những thành công rất lớn về tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật, kinh tế – làm
giàu cho các xã hội họ sinh sống, và họ
luôn luôn giữ tập tục cổ truyền, tín ngướng, tôn giáo của mình dù đó là một
trong những nguyên nhân đưa đến các ngược đãi, thảm sát.
Thảm sát Holocaust trong thế chiến II
tại châu Âu, là vết nhơ mãi không tan, không bao giờ xoả nổi trong lương tâm
người da trắng Kitô, và chấn động lương tâm toàn nhân loại. Sau khi thế chiến này chấm dứt, dân Dothái từ
khắp nơi bắt đầu kéo về Palestine, và dưới sự lãnh đạo của David Ben-Gurion,
năm 1948, khi lực lượng Anh tại đây rút đi, họ đã thành lập một quốc gia Israel
mới. Liền lập tức, những người Ả Rập đang sống tại đây và khối Ả Rập bao quanh
tuyên chiến ngay, và từ đó là địch thủ mới của họ. Lịch sử dân tộc Dothái sang
trang, những trang mới, nhưng đến nay vẫn chưa thấy viễn ảnh hoà bình cho dân
tộc này.
[4] Isaiah (c. 740-681 TCN)
[5] denatured
[6] Nguyên
văn historicis
[7] steak eater
[8] Holy parasite
[9] desecrate
[10] Sin: một khái niệm khùng khiếp và ghê
gớm, do đạo Kitô sáng chế – vũ khí trấn áp tinh thần, bôi đen cuộc sống kỳ diệu
– các phù thủy tôn giáo đã sáng chế một cách tuyệt vời và đem áp đặt vào đời
một cách ma quái kỳ diệu – Tự nhận mình là có tội – tội là gì? Là không làm
theo “thánh ý” – ý Chúa, ý Gót- Ai biết “thánh ý”? – chỉ có các nhà chăn chiên.