Liệu
coronavirus có thay đổi thái độ của chúng ta với cái chết? Hoàn toàn ngược lại
Yuval Noah
Harari
Có phải trận
dịch coronavirus sẽ đưa chúng ta trở lại với truyền thống và chấp nhận hơn, những
thái độ với cái chết – hay làm mạnh hơn những gắng sức của chúng ta để kéo dài
sự sống?
Thế giới đời
nay đã được hình thành bởi tin tưởng rằng con người có thể khôn hơn và đánh bại
cái chết. Đó là một thái độ cách mạng mới. Trong phần lớn lịch sử, con người
ngoan ngoãn chịu chết. Cho đến cuối thời đời nay, hầu hết những tôn giáo và hệ
ý thức đều coi cái chết không chỉ là số phận không thể tránh khỏi của chúng ta,
nhưng như nguồn chính của ý nghĩa trong cuộc đời. Những sự kiện quan trọng nhất
của sự tồn tại của con người đã xảy ra sau khi bạn trút hơi thở cuối cùng. Chỉ
sau đó bạn mới đi đến hiểu được những bí mật thực sự của cuộc đời. Chỉ sau đó,
bạn có được sự cứu rỗi đời đời, hoặc gánh chịu sự trừng phạt vĩnh cửu. Trong một
thế giới không có cái chết – và do đó không có thiên đường, địa ngục, hay tái
sinh – những tôn giáo như đạo Kitô, Islam và đạo Hindu sẽ không có ý nghĩa.
Trong hầu hết lịch sử, những đầu óc con người thông tuệ nhất đã bận rộn với việc
đem ý nghĩa cho cái chết, không với việc cố gắng đánh bại nó.
Sử thi
Gilgamesh, huyền thoại về Orpheus và Eurydice, Kinh thánh, Qur’an, Vedas, và vô
số những sách thánh và truyện thần khác đã kiên nhẫn để giải thích cho con người
đau khổ rằng chúng ta chết vì Gót ban lệnh, hay Vũ trụ, hay Thiên nhiên và
chúng ta tốt hơn hãy nhận định mệnh đó với khiêm nhường và biết ơn. Có lẽ một
ngày nào đó, Gót sẽ xóa bỏ cái chết qua một tác động siêu hình vĩ đại như lần
xuống trần thứ hai vẫn hứa của Christ. Nhưng việc dàn dựng những thảm họa như vậy rõ ràng là cao hơn mức
phải trả của những con người bằng xương bằng thịt.
Rồi cách mạng
khoa học đã đến. Đối với những nhà khoa học, cái chết không phải là một sắc lệnh
thiêng liêng – nó đơn giản chỉ là một vấn đề kỹ thuật. Con người chết không phải
vì Gót nói như vậy, mà vì một số trục trặc kỹ thuật. Tim ngừng bơm máu. Cancer
đã phá hủy gan. Virus nhân lên trong phổi. Và những gì chịu trách nhiệm cho tất
cả những vấn đề kỹ thuật này? Những vấn đề kỹ thuật khác. Tim ngừng bơm máu vì
không đủ oxy đến bắp thịt tim. Những tế bào cancer lan rộng trong gan vì một số
ngẫu nhiên đột biến gen. Virus đã tụ trong phổi tôi vì một ai đó hắt hơi trên
xe buýt. Không có gì siêu hình về việc đó.
Và khoa học
tin rằng mọi vấn đề kỹ thuật có một giải pháp kỹ thuật. Chúng ta không cần chờ
đợi Christ xuống trần lần thứ hai để vượt thắng cái chết. Một vài nhà khoa học
trong phòng thí nghiệm có thể làm điều đó. Trong khi đó, cái chết theo truyền
thống là chuyên môn của những thày chăn chiên và nhà gót học trong áo chùng
thâm, thì bây giờ là của những người áo khoác trắng trong phòng thí nghiệm. Nếu
tim đập nhịp bất thường, chúng ta có thể kích thích nó bằng máy tạo nhịp tim,
hoặc thậm chí ghép một tim mới. Nếu ung thư hoành hành, chúng ta có thể diệt nó
bằng phóng xạ. Nếu virus sinh sôi nảy nở trong phổi, chúng ta có thể kềm chế
chúng bằng một số loại thuốc mới.
Đúng, hiện nay
chúng ta không thể giải quyết tất cả những vấn đề kỹ thuật. Nhưng chúng ta đang
làm việc với chúng. Não thức tài ba nhất của con người không còn dành thì giờ của
họ để cố gắng đem ý nghĩa cho cái chết. Thay vào đó, họ bận rộn trong việc kéo
dài đời sống. Họ đang nghiên cứu những hệ thống vi sinh, sinh lý và di truyền
có trách nhiệm về bệnh tật và tuổi già, và phát triển những loại thuốc mới và
phương pháp điều trị mang tính cách mạng.
Trong cuộc giằng
co để kéo dài đời sống, con người đã từng thành công đáng ghi nhận. Trên hai
trăm năm qua, tuổi thọ trung bình đã tăng từ dưới 40 lên 72 tuổi trên toàn thế
giới và đến hơn 80 tuổi ở một số nước phát triển. Trẻ em đặc biệt đã thành công
trong việc thoát được nanh vuốt của thần chết. Cho đến thế kỷ 20, ít nhất một
phần ba trẻ em chưa bao giờ sống đến tuổi trưởng thành. Trẻ nhỏ thường xuyên
không chống nổi những bệnh thơ ấu như kiết lỵ, sởi và đậu mùa. Ở England thế kỷ
17, cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có khoảng 150 trẻ sơ sinh chết trong năm đầu tiên
và chỉ khoảng 700 trẻ sống đến 15 tuổi. Ngày nay, chỉ có 5 trong số 1000 trẻ sơ
sinh England chết trong năm đầu tiên và 993 trẻ đã ăn mừng sinh nhật lần thứ
15. Trên toàn thế giới, tỷ lệ chết ở trẻ em giảm xuống dưới 5%.
Con người đã
từng thành công như thế trong nỗ lực của chúng ta để phòng ngự và kéo dài đời sống
khiến cái nhìn về thế giới của chúng ta đã thay đổi sâu xa. Trong
khi những tôn giáo truyền thống coi sự sống sau cái chết như nguồn chính của ý
nghĩa; từ những hệ tư tưởng của thế kỷ 18, như chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội
và phong trào đòi bình đẳng nữ quyền đều đã mất hết quan tâm với thế giới bên
kia. Chuyện gì, thực sự, đã xảy ra với một người cộng sản sau khi ông hoặc cô
ta chết? Điều gì xảy ra với một nhà tư bản? Việc gì xảy ra với một nhà tranh đấu
cho nữ quyền? Thật vô nghĩa khi tìm kiếm trả lời trong những tác phẩm của Karl
Marx, Adam Smith hay Simone de Beauvoir.
Hệ tư tưởng
duy nhất đời nay vẫn trao cho cái chết một vai trò trung tâm là chủ nghĩa dân tộc.
Trong những thời khắc đầy hứng thơ hơn dù tuyệt vọng hơn, chủ nghĩa dân tộc hứa
hẹn rằng bất cứ ai chết vì dân tộc sẽ sống mãi trong ký ức tập thể. Thế nhưng hứa
hẹn này rất khó định nghĩa đến nỗi hầu hết những người theo chủ nghĩa dân tộc
thực sự không biết phải hiểu nó thế nào. Bạn thực sự ‘sống’ trong ký ức là thế
nào? Nếu bạn đã chết, làm thế nào để bạn biết liệu mọi người có nhớ đến bạn hay
không? Woody Allen đã từng được hỏi liệu ông có hy vọng sống mãi trong ký ức của
những người xem phim không. Allen trả lời: Tôi thà cứ tiếp tục sống trong căn
chúng cư của tôi. Ngay cả nhiều tôn giáo truyền thống đã chuyển chú tâm. Thay
vì hứa hẹn một thiên đường nào đó ở thế giới bên kia, họ đã bắt đầu nhấn mạnh
nhiều hơn vào những gì họ có thể làm cho bạn trong cuộc đời này.
Liệu trận dịch
hiện nay có sẽ thay đổi thái độ con người với cái chết? Chắc là không. Chỉ sự đảo
nghịch. Covid-19 có thể sẽ khiến chúng ta chỉ tăng gấp đôi việc gắng sức bảo vệ
sự sống của con người. Với văn hóa, phản ứng ưu thắng với Covid-19 thì không phải
là sự bỏ cuộc – đó là một hỗn hợp của sự phẫn nộ và hy vọng.
Khi một bệnh
dịch bùng phát trong một xã hội trước đời nay, như Europe thời trung cổ, mọi
người dĩ nhiên lo sợ cho đời sống của họ và đã chịu tàn hoại vì những cái
chết của những người thân yêu, nhưng phản ứng văn hóa chính đã là một sự cam chịu.
Những nhà tâm lý học có thể gọi nó là ‘sự bất lực đã học được’. Mọi người tự nhủ
rằng đó là ý muốn của Gót – hay có lẽ là sự trừng phạt thần linh cho tội lỗi của
loài người. ‘Gót biết rõ nhất. Loài người độc ác chúng ta xứng đáng với trừng
phạt đó. Và bạn sẽ thấy, rồi cuối cùng tất cả sẽ biến thành sự tốt đẹp nhất. Đừng
lo lắng, những người tốt sẽ nhận được phần thưởng của họ trên thiên đàng. Và đừng
phí thì giờ vào việc tìm một thuốc chữa trị. Bệnh này đã được Gót gửi đến để trừng
phạt chúng ta. Những người nghĩ rằng con người có thể vượt qua bệnh dịch này bằng
sự khéo léo của chính họ chỉ đơn thuần là thêm tội hãnh tiến tự phụ vào những tội
ác khác của họ. Chúng ta là ai mà dám ngăn cản những xếp đặt của Gót?’
Ngày nay, những
thái độ thì đối ngược. Bất cứ khi nào một thảm họa xảy ra làm chết nhiều người
– một tai nạn tàu hỏa, đám cháy binđing cao, ngay cả một cơn bão – chúng ta
nghiêng sang xem nó như một thất bại vốn con người có thể ngăn ngừa được, hơn
là trừng phạt của thần linh, hay thiên tai không thể tránh. Nếu công ty xe lửa
không hà tiện trong ngân sách dành cho an toàn, nếu thành phố đã áp dụng những
quy định phòng cháy tốt hơn, và nếu chính phủ đã gửi trợ giúp nhanh hơn – những
người này có thể đã thoát được nạn. Trong thế kỷ 21, những cái chết của khối
đông đã tự động thành một lý do cho những vụ kiện và điều tra.
Cuộc khủng hoảng
còn lâu mới kết thúc nhưng trò chơi đổ lỗi đã bắt đầu. Những chính trị gia ném
trách nhiệm từ người này sang người khác
Đây cũng là
thái độ của chúng ta đối với những bệnh dịch. Trong khi một số nhà thuyết giáo
tôn giáo đã nhanh chóng mô tả Aids như hình phạt của Gót đối với giới đồng
tính, thì may mắn thay, xã hội đời nay đã đẩy bỏ những quan điểm như vậy ra những
rìa gồm những kẻ mất trí của nó, và ngày nay chúng ta thường xem sự lan truyền
của Aids, Ebola và những bệnh dịch gần đây những thất bại của sự tổ chức. Chúng
ta giả định rằng loài người có kiến thức và dụng cụ cần thiết để kiềm chế những
bệnh dịch như vậy, và nếu một bệnh truyền nhiễm vượt khỏi sự kiểm soát, thì đó
là do sự bất tài của con người, hơn là sự tức giận của thần linh. Covid-19 cũng
không là ngoại lệ với nguyên tắc này. Sự khủng hoảng còn lâu mới kết thúc,
nhưng trò đổ lỗi đã bắt đầu. Những quốc gia khác nhau buộc tội lẫn nhau. Những
đối thủ chính trị ném trách nhiệm từ người này sang người khác như một quả lựu
đạn không chốt.
Bên cạnh sự
phẫn nộ, cũng có một lượng hy vọng rất lớn. Những anh hùng của chúng ta không
phải là những thày chăn chiên làm thánh lễ chôn cất người chết và bào chữa cho
tai họa – những anh hùng của chúng ta là những người trong giới y tế cứu người.
Và những siêu anh hùng của chúng ta là những nhà khoa học trong phòng thí nghiệm.
Giống như những người xem phim biết rằng Spiderman và Wonder Woman cuối cùng sẽ
đánh bại kẻ xấu và cứu thế giới, vì vậy chúng ta khá chắc chắn rằng trong vài
tháng, có lẽ một năm, những người trong phòng thí nghiệm sẽ đưa ra phương pháp
điều trị hiệu quả cho Covid-19 và ngay cả vắc-xin ngừa dịch. Sau đó, chúng ta sẽ
cho coronavirus khó chịu này thấy ai là sinh vật alpha trên
hành tinh này! Câu hỏi trên môi của tất cả mọi người từ Nhà Trắng, qua Phố Wall
cho đến những ban công của Italy là: Khi nào thì vắc-xin sẽ sẵn sàng? Khi nào. Không nếu.
• •
Khi vắc-xin
thực sự sẵn sàng và trận dịch kết thúc, điều gì sẽ xảy ra với loài người? Trong
tất cả sự việc nếu có thể xảy ra, chúng ta sẽ cần đầu tư nhiều gắng sức hơn nữa
để bảo vệ đời sống con người. Chúng ta cần có nhiều nhà thương hơn, nhiều y sĩ
hơn, nhiều y tá hơn. Chúng ta cần dự trữ nhiều máy trợ thở hơn, nhiều trang bị
bảo vệ y tế hơn, nhiều bộ thử nghiệm virus hơn. Chúng ta cần đầu tư nhiều tiền
hơn vào việc nghiên cứu những mầm bệnh chưa biết và phát triển những phương
pháp điều trị mới. Chúng ta đừng để bị kinh ngạc vì bất ngờ lần nữa.
Một số người
có thể lập luận rằng đây là bài học sai, và cuộc khủng hoảng nên dạy chúng ta sự
khiêm tốn. Chúng ta không nên quá chắc chắn về khả năng của mình để khuất phục
những sức mạnh của thiên nhiên. Nhiều người trong số những người không tán
thành này là những người ôm bám lấy thời trung cổ, họ giảng về sự khiêm nhường
trong khi chính họ lại chắc chắn 100% rằng họ biết tất cả những câu trả lời
đúng. Một số người mù quáng giáo điều còn chưa chừa, vẫn không sáng mắt ra được –
một thày chăn chiên hướng dẫn nghiên cứu Kinh Thánh hàng tuần cho nội các của tổng
thống Donald Trump đã lập luận rằng bệnh dịch này cũng là hình phạt thần thánh
cho những người đồng tính luyến ái. Nhưng ngay cả hầu hết những người được xem
như hiện thân của truyền thống, ngày nay đều đặt tin tưởng vào khoa học hơn là
vào kinh sách.
Hội nhà thờ
Kitô dặn bảo những tín đồ tránh xa những nhà thờ. Israel đã đóng cửa những
synagogue. Nước Cộng hòa Islam Iran thì đang ngăn cản dân chúng đi đến lễ trong
những mosque. Đền thờ và giáo phái của tất cả nhiều loại đã đình chỉ những nghi
lễ công cộng. Và tất cả vì những nhà khoa học đã làm những tính toán, và đề nghị
đóng cửa những nơi linh thiêng này.
Dĩ nhiên,
không phải ai báo trước cho chúng ta về sự ngạo mạn của con người đều mơ trở về
thời trung cổ. Ngay cả những nhà khoa học cũng đồng ý rằng chúng ta nên thực tế
trong những kỳ vọng của chúng ta, và rằng chúng ta không nên phát triển tin tưởng
mù quáng vào khả năng của những y sĩ để ngăn ngừa chúng ta khỏi mọi tai họa của
đời sống. Trong khi loài người như một toàn thể trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết,
mỗi con người vẫn cần phải đối mặt với sự mong manh của họ. Có lẽ trong một hoặc
hai trăm năm, khoa học sẽ kéo dài vô thời hạn đời sống con người, nhưng vẫn còn
chưa. Ngoại trừ có thể có một số ít trẻ em con nhà tỷ phú, tất cả chúng ta hôm
nay sẽ chết vào một ngày nào đó, và tất cả chúng ta sẽ mất đi dần những người
thân yêu. Chúng ta phải nhìn nhận bản chất nhất thời của chúng ta.
Trong nhiều
trăm năm, người ta đã sử dụng tôn giáo như một cơ chế phòng thủ, tin rằng họ
sẽ tồn tại mãi mãi ở thế giới bên kia. Bây giờ mọi người đôi khi chuyển sang sử
dụng khoa học như một cơ chế phòng thủ thay thế, tin rằng những y sĩ sẽ luôn
luôn cứu được họ, và họ sẽ sống mãi mãi trong nhà của họ. Chúng ta cần một cách
tiếp cận cân bằng ở đây. Chúng ta nên tin tưởng vào khoa học để đối phó với bệnh
dịch, nhưng chúng ta vẫn nên gánh vác gánh nặng của việc đối phó với tính-phải-chết
và tính nhất thời của cá nhân chúng ta.
Khủng hoảng
(y tế) hiện nay thực sự có thể làm cho nhiều cá nhân nhận thức rõ hơn về bản chất
vô thường của đời sống con người và những thành tựu của con người. Tuy nhiên, nền
văn minh đời nay của chúng ta như một toàn thể sẽ có lẽ hầu hết đi theo hướng
ngược lại. Nhắc nhở về sự mong manh của nó, nó sẽ phản ứng bằng cách xây dựng hệ
thống phòng thủ mạnh mẽ hơn. Khi khủng hoảng hiện tại kết thúc, tôi không hy vọng
chúng ta sẽ thấy sự gia tăng đáng kể trong ngân sách của những phân khoa triết
học. Nhưng tôi đánh cuộc là chúng ta sẽ thấy sự gia tăng lớn trong ngân sách của
những phân khoa y học và những hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe.
Và có lẽ đó
là điều tốt nhất chúng ta, như loài người, có thể mong đợi. Những chính phủ dù
sao cũng không giỏi triết học cho lắm. Đó không phải là lĩnh vực của họ. Những
chính phủ thực sự nên tập trung vào việc xây dựng những hệ thống y tế chăm sóc
sức khỏe tốt hơn. Đó là tùy thuộc vào những cá nhân để làm triết lý tốt hơn. Những
y sĩ không thể giải câu đố bí hiểm về sự tồn tại cho chúng ta. Nhưng họ có thể
mua cho chúng ta thêm thời gian để vật lộn với nó. Những gì chúng ta làm với thời
gian đó thì tùy thuộc vào chúng ta.
Yuval Noah
Harari
Lê Dọn Bàn
tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2020)