Thursday, November 21, 2019

Hume – Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (02)


Những Đàm thoại về Tôn giáo Tự nhiên
Dialogues on Natural Religion
David Hume








PHẦN I.

Tóm lược

 

Trò chuyện giữa Demea, Cleanthes và Philo bắt đầu với một câu hỏi liên quan với giáo dục: khi nào là tốt nhất để bắt đầu việc dạy gót học cho những sinh viên? Demea biện luận rằng chỉ nên đem dạy gót học cho một trí tuệ trưởng thành: một sinh viên trước tiên nên học lôgích học, đạo đức học và vật lý học, và chỉ sau đó họ mới nên quay sang gót học. Ông có hai lý do để thích thứ tự này hơn. Thứ nhất, bằng việc học hỏi những môn học khác trước đã, tinh thần được đào luyện và sẵn sàng với môn học khó nhất trong tất cả là gót học. Thứ hai, và hơn nữa, theo sát quan điểm của Đàm thoại, ông muốn những sinh viên của ông trước tiên thấy triết học thì thực sự rất giới hạn như thế nào. Ông muốn họ thấy, chẳng hạn, rằng những người học thức hiếm khi có thể đi đến những kết luận vững chắc giữa chính họ và rằng người khôn ngoan nhất thường đưa ra những giả thuyết phi lý nhất. Bằng cách cho những sinh viên của mình thấy những giới hạn của triết học, Demea tin rằng ông có thể chắc chắn rằng những sinh viên sẽ không quá kiêu căng để nghĩ rằng họ có thể dùng lý trí lật đổ những tin tưởng tôn giáo.

 

Động lực thứ hai của Demea xem có nhiều phần giống một lập trường của người theo thuyết tán dương lòng tin tôn giáo. Philo chọn lấy dòng suy nghĩ tán dương lòng tin tôn giáo này và khai triển nó. Ông nhấn mạnh rằng lý trí con người thì thực sự là yếu đuối và giới hạn như thế nào, cũng như sự quan trọng của nhận thức này (tức là giới hạn của lý trí) đối với lòng kính tín tôn giáo. Cho rằng lý trí của người thì yếu đuối như thế, ông đoan chắc rằng cố gắng áp dụng nó vào những vấn đề khó khăn và quan trọng như gót học là không thận trọng.

 

Tất nhiên, Cleanthes kinh hoàng khi hai người bạn ông đều đề nghị đặt lòng tin tôn giáo trên sự hoài nghi triết học hơn là trên lý trí. Ông dành phần còn lại của chương này để cố gắng vạch trần sự hoài nghi của Philo là không chân thật. Philo đáp lại bằng tiếp tục sửa đổi lập trường hoài nghi của mình vào thành những hình thức ngày càng tinh tế hơn. Ban đầu, có vẻ như Philo tuyên bố rằng chúng ta không thể thực sự tin tưởng bất cứ gì. Sau đó, Cleanthes hỏi, liệu ông sẽ ra về bằng cửa ra vào hay cửa sổ khi họ chấm dứt thảo luận của họ: nghĩa là có phải ông có đủ hoài nghi về những luật của lực hấp dẫn khiến ông sẽ nhảy xuống nhiều tầng nhà hay không?

 

Philo nói với Cleanthes rằng ông này đã mô tả lầm lẫn đặc tính lập trường hoài nghi của mình: Philo tin những gì lý trí của ông bảo ông tin, nhưng ông cân xứng tin tưởng của mình với bằng chứng. Trong những lĩnh vực chúng ta có nhiều kinh nghiệm và bằng chứng và như thế dựa những kết luận của chúng ta trên nhiều bằng chứng đó (những lĩnh vực như cuộc sống hàng ngày, đạo đức, chính trị, thương mại, hay ngay cả việc nhảy qua cửa sổ), Philo giải thích, chúng ta có thể tin tưởng vững mạnh vào kết luận của chúng ta . Nhưng khi đi đến những đề tài đó vốn chúng ta không có kinh nghiệm trực tiếp, chẳng hạn như sự hình thành của thế giới, hay bản chất của Gót, chúng ta không có cơ sở nào để dựa trên đó để biện minh thuận hợp lý trí cho bất kỳ kết luận nào của chúng ta. Thay vì tuyên bố cực đoan rằng chúng ta không thể tin bất cứ gì, Philo thực sự đưa ra tuyên bố khiêm tốn hơn nhiều, rằng chúng ta chỉ nên tin vào những gì chúng ta có bằng chứng tốt để tin, và chúng ta chỉ có bằng chứng tốt trong những lĩnh vực kiến ​​thức ở đó chúng ta có kinh nghiệm trực tiếp.

Tuy vậy, Cleanthes không hài lòng với tuyên bố hoài nghi dù khiêm tốn này. Ông chỉ ra rằng Philo và những đồng bạn hoài nghi của Philo xem dường như không có khó khăn nào trong việc khi đưa ra những kết luận khi đi đến những khoa học dự đoán. Chẳng hạn, họ dường như tin tưởng vào những kết luận do Newton, Copernicus và Galileo đưa ra mặc dù những đề tài liên quan này rất xa với kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta. Ông tuyên bố, đó là tiên kiến ​​thuần túy, vốn ngăn cản họ cho phép cùng một phương pháp của lý luận trong gót học. Nếu lý trí của con người đủ tốt để biện minh những giả thuyết khoa học, nói cách khác, nó thì cũng đủ tốt để biện minh những lý thuyết gót học. Ông kết luận bằng khẳng định rằng thực sự không có khác biệt giữa một người hoài nghi và một người không-tin-có-gót.

 

Philo biện hộ cho mình chống lại tuyên bố về chủ thuyết không-tin-có-gót, sau khi xác định tin tưởng mạnh mẽ của ông vào sự là có của Gót. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng những tổ chức tôn giáo (những hội nhà thờ) thực sự có vẻ như đong đưa quan điểm của họ về thuyết hoài nghi: họ chấp nhận thuyết hoài nghi bất cứ khi nào lý trí dường như đe dọa quyền lực của họ, và họ bám lấy lý trí khi nó trở thành cách duy nhất để giữ ảnh hưởng của họ.

 

Phân tích

Dấu hiệu của chủ thuyết hoài nghi triết học của Philo thì quen thuộc ngay lập tức với những người đọc những tác phẩm khác của Hume, đặc biệt là người đọc Treatise on Human Nature and the Enquiry Concerning Human Understanding. Hume đã quan tâm tiếp tục trong việc cho thấy rằng chúng ta không chứng minh được là đúng trong việc tin tưởng tin một gì đó vốn chúng ta đã nghĩ rằng chúng ta đã chứng minh được là đúng trong sự tin tưởng; và ông thường cho thấy rằng những tin tưởng của chúng ta đều phi lý bằng việc cho thấy rằng chúng ta không có kinh nghiệm thuộc loại liên quan.

 

Ngay cả nếu chúng ta chưa đọc những tác phẩm khác của Hume, nhưng nếu quen thuộc với những luận chứng hoài nghi khác của ông sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn lập trường của ông trong Đàm thoại này. Nổi tiếng nhất trong những luận chứng hoài nghi của ông là luận chứng về quan hệ nhân quả. Trong Treatise on Human Nature and the Enquiry, ông biện luận rằng chúng ta không thể biện minh một cách hợp lý những suy luận quy nạp chúng ta làm từ những biến cố đã quan sát đến những biến cố không quan sát – đó là, bất kể dù bao nhiêu lần đi nữa, chúng ta đã thấy A xảy ra theo sau B đã xảy ra, bằng chứng này sẽ không bao giờ cho chúng ta thấy rằng B sẽ tiếp tục xảy ra tiếp sau A trong tương lai. Để nhắc lại một trong những thí dụ nổi tiếng hơn của ông, bất kể bao nhiêu lần chúng ta thấy mặt trời mọc buổi sáng (giả định là rất, rất nhiều lần) chúng ta không bao giờ đi đến được sự chứng minh bằng lý trí cho sự tin tưởng rằng nó sẽ mọc sáng hôm sau. Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên tin rằng mặt trời sẽ lại mọc. Chúng ta nên tin như vậy, và trong thực tế, nếu chúng ta không tin điều này thì chúng ta không khôn ngoan. Vấn đề chỉ là chúng ta không chứng minh dựa trên lý trí được trong việc tin tưởng điều đó.

 

Tại sao chúng ta không biện minh được với lý trí rằng ngày mai mặt trời sẽ mọc? Chúng ta sẽ phải biện minh được hoặc qua việc chúng ta dùng lý trí hoặc qua kinh nghiệm (vì đây là những khả năng có sẵn duy nhất cho chúng ta để biết những sự vật việc). Lý trí không chứng minh rằng mặt trời sẽ tiếp tục mọc vào ngày mai, vì theo Hume, lý trí chỉ có thể chứng minh một gì đó bằng cách cho thấy rằng phủ nhận nó tất dẫn đến mâu thuẫn (và do đó, lý trí không thể được dùng để chứng minh bất kỳ vấn đề của thực tại nào), và có không có mâu thuẫn lôgích trong phát biểu, “mặt trời sẽ không mọc ngày mai”. Kinh nghiệm cũng không thể biện minh được tin tưởng này, vì tất cả những gì chúng ta từng có kinh nghiệm là những gì đã xảy ra trong quá khứ. Để suy luận bất cứ gì về tương lai từ những gì chúng ta đã quan sát trong quá khứ, chúng ta sẽ phải biết rằng có một số định luật vĩnh cửu nào đó rằng tương lai có khuynh hướng để giống như quá khứ. Nhưng chúng ta không thể biết được rằng điều này có đúng hay không, vì chúng ta chỉ có thể biện minh sự tin tưởng vào luật này hoặc qua kinh nghiệm hoặc qua lý trí. Chúng ta không thể biết điều đó qua lý trí vì, một lần nữa, không có mâu thuẫn trong tuyên bố, “tương lai sẽ không giống quá khứ”. Chúng ta không thể biết điều đó qua kinh nghiệm, vì để có được luật này từ kinh nghiệm, chúng ta sẽ phải cần đến chính luật này và nếu tiếp tục lập luận như thế, sẽ thành chạy vòng quanh trở về đầu, không bao giờ ngã ngũ.

 

Lập luận của Hume rằng chúng ta không thể suy luận hợp lý từ phép qui nạp cho thấy rất nhiều về lập trường của Philo. Trước hết, nó cho chúng ta thấy rằng Philo không ngại quay mắt nhìn hoài nghi của mình vào ngay cả những kết luận thấy hàng ngày thông thường nhất. Thứ hai, nó cho chúng ta thấy lập trường hoạt dằng sau óc hoài nghi triết học của Philo. Philo tin rằng chỉ có hai cách để có được sự biện minh hợp lý cho một tin tưởng: a priori (tiên nghiệm – qua việc dùng lý trí thuần túy, không có được bất kỳ kinh nghiệm cụ thể nào trợ giúp) và a posteriori (hậu nghiệm – qua thăm dò về thế giới và lý luận từ những hiện tượng đã quan sát được đến những hiện tượng chưa quan sát được) . Ông tin rằng một lý luận tiên nghiệm không thể mang lại bất kỳ kiến ​​thức nào liên quan đến những vấn đề thực tại vì một lý luận tiên nghiệm chỉ tiết lộ những sự thật khái niệm vốn có đối nghịch của chúng gồm một sự mâu thuẫn. Do đó Philo tin rằng chỉ có một lý do hậu nghiệm mới có thể biện minh hợp lý cho bất kỳ vấn đề thực tại nào, chẳng hạn như sự thật trong khoa học, hoặc đạo đức học, hoặc gót học. Bất cứ khi nào ông hoài nghi, thì đó sẽ là vì ông không nghĩ rằng kinh nghiệm có thể mang lại đủ bằng chứng cho chúng ta. Đây là lý do ông nói với Cleanthes rằng một người nên giữ ít hoài nghi nhất khi đi đến những lĩnh vực trong đó người này có kinh nghiệm trực tiếp nhiều nhất (đạo đức học, chính trị học, thương mại) và hoài nghi nhiều nhất khi đi đến những lĩnh vực ở đó người này không có kinh nghiệm trực tiếp (như gót học).

 

Cleanthes đáp ứng với khẳng định này bằng việc chỉ ra rằng Philo tin vào những kết luận của khoa học lý thuyết. Philo không trực tiếp trả lời phản đối này. Với kiến ​​thức nền tảng liên quan đến lập luận hoài nghi khác của Hume, thật thú vị khi cố gắng hiểu ra đáp ứng của Philo đối với sự phản đối này có thể là thế nào. Ông có thể chỉ đơn giản nói rằng có rất nhiều bằng chứng kinh nghiệm khi đi đến những phán đoán (giả thuyết) của khoa học lý thuyết, hơn là khi nói đến những phán đoán của gót học. Sau hết, những nhà khoa học như Newton, Galileo và Copernicus không đơn giản nghĩ ra lý thuyết của họ từ khoảng không; họ dựa những giả thuyết của họ trên sự quan sát cẩn thận và cố gắng xác nhận những giả thuyết của họ với những thí nghiệm và dự đoán chính xác. Sức mạnh của một lý thuyết khoa học, trong thực tế, được xác định qua mức độ phù hợp chính xác đến đâu giữa lý thuyết với bằng chứng liên quan vốn chúng ta thấy trong kinh nghiệm.

 

Philo có đưa ra chính so sánh này giữa những bằng chứng kinh nghiệm tương đối trong trường hợp của khoa học và gót học sau này trong quyển sách, nhưng ông không nêu nó lên ở đây, và chúng ta chỉ có thể tự hỏi tại sao. Có lẽ Hume không thực sự nghĩ rằng những lý thuyết khoa học này là biện minh hợp lý được, nếu nói thật chính xác. Sau hết, chúng tất cả đều dựa trên một hình thức lý luận mà ông đã nghi ngờ (tức là suy diễn những hiện tượng không quan sát được từ những hiện tượng quan sát được). Tuy nhiên, nếu đưa ra thuyết hoài nghi tinh tế của ông trước những lý thuyết khoa học này, sẽ chỉ làm vấn đề thêm phức tạp và kéo ra xa sự chú ý cần thiết với chủ đề hiện có, - đó là câu hỏi liệu lòng tin tôn giáo có thể được biện minh một cách hợp lý hay không. Đây có thể là lý do Hume đã chọn để Philo không trả lời gì cả về câu hỏi này: nếu trả lời mà không đưa ra ý kiến ​​đầy đủ của mình sẽ thành không trung thực trí thức; nếu trả lời và đưa ra ý kiến ​​đầy đủ sẽ đưa chúng ta đi xa khỏi điểm chính của đàm thoại này.

 

 

 


 

Phần I.

 

D 1.1, KS 130

Sau khi tôi đã vào nhóm đông, với những người tôi đã thấy đang ngồi trong phòng sách của Cleanthes, Demea đã nói với Cleanthes một vài lời khen ngợi, về sự chăm sóc chu đáo, vốn ông này đã nhận lãnh trong sự giáo dục cho tôi, và về sự bền chí và kiên định không mệt mỏi của ông trong tất cả những tử tế thân thiện của ông. Cha của Pamphilus, ông nói, đã là người bạn thân của bạn: Đứa con trai là học trò của bạn, và quả thực có thể xem như con nuôi của bạn; chúng tôi đã phán đoán bởi những nhọc nhằn vốn bạn ban cho trong việc truyền đạt cho Pamphilus mọi ngành hữu ích của văn học và khoa học. Bạn thì không thiếu xót, tôi tin chắc, trong thận trọng hơn trong cần mẫn nhiệt tình. Do đó, tôi sẽ nói với bạn một châm ngôn vốn tôi đã tuân theo về phần những con cái của riêng tôi, khiến tôi có thể biết nó hợp ý với thực hành của bạn được đến đâu. Phương pháp tôi đi theo trong việc giáo dục của chúng thành lập trên câu nói của một người xưa, “rằng những sinh viên của triết học đầu tiên phải học Lôgích, sau đến Đạo đức học, Vật lý học kế tiếp, cuối cùng tất cả là Bản chất của những gót[1]. Khoa học này về Gót học Tự nhiên[2] , theo như người này, là sâu xa và tối tăm khó hiểu nhất so với bất kỳ ngành học nào, đòi hỏi sự phán đoán chín chắn nhất trong những sinh viên của nó; và không gì nhuwg chỉ một tinh thần, đã được giàu có với tất cả những khoa học khác, có thể an toàn được ủy thác với nó.

 

D 1,2, KS 130-1

Bạn như thế có muộn không, Philo nói, trong việc dạy con cái bạn những nguyên lý của tôn giáo? Có phải không có nguy hiểm về việc chúng sao nhãng hay gạt bỏ cả thảy những ý kiến ​​đó, vốn chúng đã nghe quá ít về chúng, trong toàn bộ tiến trình của sự giáo dục của chúng? Nó thì chỉ như một ngành khoa học, Demea trả lời, là đối tượng cho lý luận và tranh luận của con người, khiến tôi tạm hoãn lại sự học hỏi về Gót học Tự nhiên. Để thêm vào tinh thần của chúng lòng kính tín sớm hơn thường lệ, là quan tâm chính của tôi; và bằng qui tắc và chỉ dẫn liên tục, và tôi cũng hy vọng, bằng làm gương thí dụ, tôi in sâu vào những não thức mềm mỏng của chúng một sự tôn kính thành thói quen với tất cả những nguyên lý của tôn giáo. Trong khi chúng học mỗi khoa học khác, tôi vẫn nhận xét về sự không chắc chắn của mỗi phần, những tranh chấp muôn thuở của con người, sự tối nghĩa của tất cả triết học, và những kết luận kỳ lạ, lố bịch, vốn một số những thiên tài lớn nhất đã rút ra từ những nguyên lý của chỉ đơn thuần lý trí con người. Sau khi đã thuần hóa tinh thần của chúng với một sự khuất phục và sự khiêm tốn-về-mình thích ứng, tôi thội không còn bất kỳ khó khăn nào của việc mở ra cho chúng những bí ẩn lớn nhất của tôn giáo, cũng không bị nắm giữ, bởi bất kỳ nguy hiểm nào từ sự kiêu ngạo hợm hĩnh đó của triết học, vốn có thể dẫn chúng đến phủ nhận những học thuyết và ý kiến đã thành lập vững chắc và lâu dài nhất.

 

D 1.3, KS 131-2

Cẩn trọng của bạn, Philo nói, trong việc trộn thêm vào não thức con cái bạn với lòng kính tín sớm sủa, thì chắc chắn rất hợp lý; và không nhiều hơn là cần thiết, trong thời thế tục và không tôn giáo này. Nhưng những gì tôi khâm phục chủ yếu trong chương trình của bạn về giáo dục là phương pháp của bạn về việc rút lấy ưu điểm từ chính những nguyên lý của triết học và học hỏi, bằng việc gây hứng khởi tự hào và tự giải quyết, vốn trong mọi thời, chúng thường đã thấy là hết sức phá hoại với những nguyên lý của tôn giáo. Thật vậy, người thông tục, chúng ta có thể nhận xét, những người không quen biết với khoa học và thăm dò sâu xa, quan sát những tranh luận bất tận của giới có học, đã có chung một sự khinh miệt trước sau với Triết học; và đóng sâu vào bản thân họ cái nhanh hơn, bằng cách đó, trong những điểm lớn của Gót học, vốn họ đã được dạy. Những ai kia, những người đi vào một chút trong học hỏi và thăm dò, tìm thấy nhiều những xuất hiện của bằng chứng mới nhất và phi thường nhất trong những học thuyết, nghĩ không gì quá khó khăn cho lý trí con người; và tự phụ phá vỡ qua tất cả hàng rào, xúc phạm những chốn linh thiêng sâu thẳm nhất của đền thờ. Nhưng tôi hy vọng Cleanthes sẽ đồng ý với tôi, rằng, sau khi chúng ta đã buông bỏ sự dốt nát, phương thuốc chắc chắn nhất, có chỉ một thuận lợi còn lại để ngăn chặn tự do thế tục này. Hãy để những nguyên tắc của Demea được cải tiến và vun trồng: Hãy để chúng ta trở nên thấu đáo thiết thực và hợp lý về sự yếu đuối, mù quáng và những giới hạn chật hẹp của lý trí con người: Hãy để chúng ta đúng cách cân nhắc tính không chắc chắn và những mâu thuẫn vô tận của nó, ngay cả trong những đối tượng của đời sống và thực hành thông thường: Hãy để những sai lầm và những lừa dối của chính những giác quan chúng ta đặt trước chúng ta; những khó khăn không thể vượt qua, vốn dính chặt vào chính những ý tưởng đầu tiên về vật chất, nhân và quả, sự kéo dài, không gian, thời gian, chuyển động; và trong vắn tắt, số lượng của tất cả những loại, đối tượng của khoa học duy nhất, vốn có thể công bằng dám nói với bất kỳ sự chắc chắn hoặc bằng chứng nào. Khi những đề tài này được trưng bày dưới ánh sáng đầy đủ của chúng, như chúng được một vài triết gia và hầu hết tất cả những những nhà gót học trưng bày; Ai có thể giữ được sự tin tưởng như vậy vào khả năng yếu ớt này của lý trí về phần liên quan đến những xác quyết của nó trong những điểm quá cao với, quá tối tăm khó hiểu, quá xa rời với đời sống và kinh nghiệm thông thường? Khi sự kết hợp mạch lạc của những phần của một viên đá, hoặc ngay cả hợp phần đó của những phần, làm cho nó kéo dài; khi những đối tượng quen thuộc này, tôi nói, đều không thể giải thích được như thế, và chứa đựng những trường hợp rất đáng ghét và mâu thuẫn; với sự bảo đảm nào chúng ta có thể quyết định liên quan đến nguồn gốc của những thế giới, hoặc theo dõi lịch sử của chúng từ vô tận đến vô cùng?

 

D 1.4, KS 132

Trong khi Philo nói những lời này, tôi có thể trông thấy một mỉm cười trên nét mặt của cả Demea và Cleanthes. Mỉm cười đó của Demea dường như ngụ ý một sự hài lòng không ngăn được trong những học thuyết đã đưa ra: Nhưng trong nét mặt của Cleanthes, tôi có thể phân biệt được một vẻ của sự tế nhị; như thể ông nhận thấy một vài giễu cợt hay ác ý nhân tạo trong những lý luận của Philo.

 

D 1,5, KS 132

Sau đó, Philo, bạn đưa ra, Cleanthes nói, để dựng lòng tin tôn giáo trên sự hoài nghi triết học; và bạn nghĩ rằng, nếu tính chắc chắn hay bằng chứng bị đuổi ra khỏi mọi đối tượng khác của sự thăm dò, sẽ là tất cả rút lui về những học thuyết gót học này, và ở đó có được một sức mạnh vượt trội và thẩm quyền. Cho dù hoài nghi của bạn cũng tuyệt đối và chân thành như bạn có tham vọng, chúng ta sẽ biết sau cùng, khi họp nhóm tan: khi đó chúng ta sẽ thấy, cho dù bạn đi ra bằng cửa lớn hay cửa sổ; và cho dù bạn thực sự có nghi ngờ, nếu như cơ thể bạn có trọng lực, hay có thể bị thương vì việc rơi ngã của nó; theo như ý kiến ​​phổ thông, suy ra từ những giác quan lừa dối và kinh nghiệm lừa dối hơn của chúng ta. Và sự cân nhắc này, Demea, tôi nghĩ, có thể, chính đáng dùng để giảm bớt đi ác ý của chúng ta với phái khôi hài này của những người hoài nghi. Nếu họ trước sau hoàn toàn chân thực, họ sẽ không còn rắc rối thế giới với những nghi ngờ, những cãi bướng và những tranh luận của họ: Nếu họ chỉ trong đùa cợt, có lẽ, họ là những người xấu ham hội họp, nhưng họ không bao giờ có thể là rất nguy hiểm, hoặc với nhà nước,với triết học, hoặc với tôn giáo.

 

D 1.6, KS 132-3

Trong thực tế, Philo, ông nói tiếp, điều xem dường chắc chắn, rằng mặc dù một người, trong một cao hứng của khôi hài, sau sự suy ngẫm cực độ về nhiều những mâu thuẫn và sự bất toàn của lý trí con người, có thể hoàn toàn từ bỏ tất cả tin tưởng và quan điểm; là điều không thể cho người này để chống chỏi mãi trong sự hoài nghi hoàn toàn này, hay làm nó xuất hiện trong hành vi của người này lấy một vài giờ. Những đối tượng bên ngoài thúc ép trên người này: Những đam mê níu kéo người này: ưu sầu triết học của người này tan biến; và ngay cả bạo lực tột bực trên tính khí riêng của người này, trong trong bất kỳ thời gian nào, sẽ không có khả năng để gìn giữ diện mạo đáng thương của thuyết hoài nghi. Và vì lý do gì áp đặt cho chính mình một bạo lực như vậy? Đây là một điểm, trong đó sẽ là không thể nào cho người này có thể tự hài lòng, trước sau với những nguyên lý hoài nghi của người này: Như thế khiến trên toàn bộ, không gì có thể là buồn cười hơn những nguyên lý của những người phái Pyrrho thời cổ; nếu trong thực tế, họ đã nỗ lực, như đã có tham vọng, để mở rộng từ đầu đến cuối, cùng một chủ thuyết hoài nghi, vốn họ đã học được từ những tuyên bố của những trường phái của họ, và vốn họ đã phải chịu từ hãm với chúng.

 

D 1.7, KS 133

Trong cái nhìn này, ở đó hiện ra một sự giống nhau lớn giữa những trường phái triết học của những người phái Stoics và những người phái Pyrrho, [3] mặc dù vĩnh viễn là những đối lập: và cả hai có vẻ đều dựng trên châm ngôn sai lầm này, rằng những gì một người người đôi khi có thể thực hiện, và trong một vài trường hợp nhất định, người ấy có thể luôn luôn thực hiện được và trong mọi trường hợp. Khi não thức, theo những suy ngẫm của phái Stoics, được nâng cao vào trong một nhiệt tình siêu phàm của đức hạnh, và được đập mạnh với bất kỳ loại nào của danh dự hay lợi ích hoặc hạnh phúc của công chúng, đau đớn thể xác và sự khổ sở cùng cực sẽ không thể thắng vượt được một ý thức cao như vậy về trách nhiệm; và điều này có thể, có lẽ, bằng phương sách của nó, ngay cả để mỉm cười và vui mừng giữa những cực hình. Nếu đây đôi khi có thể là trường hợp xảy ra trong sự kiện và thực tại, có thể là một triết gia, trong trường phái của người này, hoặc ngay cả trong cô lập của người này, dần đưa người này, hơn rất nhiều nữa, lên đến một nhiệt tình như vậy, và hỗ trợ trong tưởng tượng sự đau đớn kịch liệt nhất, hay biến cố thảm khốc nhất, vốn người này có thể mường tượng được. Nhưng làm thế nào người này sẽ hỗ trợ chính sự nhiệt tình này? Sự uốn bẻ não thức của người này dịu đi, và không thể gọi trở lại khi mong muốn: Những tiêu khiển dẫn người này lạc lối: Những bất hạnh tấn công người này bất ngờ: Và nhà triết học, theo mức độ, chìm xuống thấp vào trong lớp tiện dân.[4]

 

D 1.8, KS 133-4

Tôi chấp nhận sự so sánh những người Stoics và những người Hoài nghi của bạn, Philo trả lời. Nhưng đồng thời bạn có thể nhận xét rằng mặc dù tinh thần không thể, trong học thuyết Stoics, hỗ trợ những bay bổng cao nhất của triết học, nhưng ngay cả khi nó chìm xuống thấp hơn, nó vẫn giữ lại phần nào khuynh hướng trước đây của nó; và những ảnh hưởng của lý luận của Stoic sẽ xuất hiện trong hành vi của người này trong đời sống thường ngày, và qua toàn bộ đặc tính chung của những hành động của người này. Những trường phái triết học thời cổ, đặc biệt là của ZENO, đã tạo ra những thí dụ về đức hạnh và sự kiên định, vốn xem dường đáng kinh ngạc cho đến thời điểm hiện tại.

Tất cả Trí tuệ vô ích và Triết học sai lầm.

Tuy nhiên, với một phép thuật dễ chịu có thể quyến rũ

Đau đớn, trong một lúc, hay thống khổ và kích động

Hy vọng lừa dối, hoặc vũ trang ngực sắt đá không lay chuyển

Với kiên nhẫn cứng đầu, như với thép dày ba lớp.[5]

Theo cách tương tự, nếu một con người đã tự quen với những suy xét hoài nghi về tính không chắc chắn và những giới hạn chật hẹp của lý trí, người này sẽ không hoàn toàn quên chúng khi người này quay về ngẫm nghĩ của mình về những đề tài khác; nhưng trong tất cả những nguyên lý triết học và lý luận của người này, tôi không dám nói, trong hành vi tổng quát của người này, ông sẽ được tìm thấy khác với những người, những người hoặc không bao giờ đã thành lập được bất kỳ ý kiến ​​nào về vấn đề, hoặc đã thích thú những tình cảm ưa chuộng hơn với lý trí con người.

 

D 1.9, KS 134

Xa đến mức nào đi nữa một người bất kỳ nào có thể đẩy những nguyên lý của chủ thuyết hoài nghi của mình, tôi nhìn nhận, người này phải hành động và sống và trò chuyện, giống như những người người khác; và với ứng xử này, người này không bắt buộc phải đưa ra bất kỳ lý do nào khác, ngoài sự tất yếu tuyệt đối vốn người này phải chịu dưới sự thực hiện đó. Nếu người này mang những luận đoán của mình xa hơn sự tất yếu này vốn kìm hãm ông, và những triết lý, về những đề tài hoặc tự nhiên hoặc đạo đức, người này bị một thích thú và hài lòng nhất định nào đó quyến rũ, vốn ông tìm thấy khi trong việc đem chính mình dùng theo cách thức đó. Bên cạnh đó, người này cân nhắc rằng mọi người, ngay cả trong đời sống thông thường, đều bị triết lý này hạn chế ít nhiều; rằng từ thơ ấu sớm nhất của chúng ta, chúng ta thực hiện những tiến bộ liên tục trong việc hình thành những nguyên tắc tổng quát hơn về ứng xử và lý luận; rằng chúng ta càng có được kinh nghiệm lớn hơn, và lý do mạnh mẽ hơn vốn chúng ta được phú cho, chúng ta luôn luôn đem trả lại những nguyên tắc của mình một cách tổng quát và toàn diện hơn; và rằng những gì chúng ta gọi là triết học thì không là gì ngoài một hoạt động thường xuyên và có phương pháp hơn của cùng loại. Để triết lý về những đề tài như vậy về cơ bản không có gì khác với lý luận về đời sống thông thường; và chúng ta chỉ có thể mong đợi sự ổn định lớn hơn, nếu không phải là sự thật lớn hơn, từ triết lý của chúng ta, vì lý do phương pháp tiến hành của nó thì chính xác hơn và cẩn thận tỉ mỉ hơn.

 

D 1.10, KS 134-5

Nhưng khi chúng ta nhìn xa hơn những công việc con người và những thuộc tính của những cơ thể xung quanh: Khi chúng ta mang những luận đoán của chúng ta vào trong hai vĩnh cửu, trước và sau trạng thái hiện tại của những sự vật việc; vào trong sự sáng tạo và sự hình thành của vũ trụ; sự là-có và những thuộc tính của những tinh thần; những sức mạnh và những hoạt động của một tinh thần phổ quát, là-có với không khởi đầu và không chấm dứt; toàn năng, toàn tri, bất biến, vô hạn và không thể hiểu được: Chúng ta phải là rất xa với khuynh hướng nhỏ nhất với chủ thuyết hoài nghi không để e sợ, rằng chúng ta có ở đây hoàn toàn vượt quá tầm với của những khả năng chúng ta. Cho đến chừng nào chúng ta còn giới hạn những luận đoán của chúng ta với trao đổi , hay đạo đức, hay chính trị, hay phê bình, chúng ta thực hiện những kêu gọi, mỗi khoảnh khắc, với phán đoán thực tiễn dùng kinh nghiệm và kiến thức thông thường [6], vốn làm vững mạnh những kết luận triết lý của chúng ta, và loại bỏ (ít nhất là một phần) sự nghi ngờ, vốn chúng ta đem dùng rất đúng mực nhìn về phần mỗi lý luận, vốn là rất tinh tế và đãi lọc. Nhưng trong những lý luận gót học, chúng ta không có lợi điểm này; trong khi đồng thời chúng ta được dùng trên những đối tượng, chúng ta phải là nhạy cảm, vốn chúng đều quá lớn cho việc nắm bắt của chúng ta và của tất cả những gì khác, đòi hỏi hầu hết để là quen thuộc với sự thấu hiểu của chúng ta. Chúng ta giống như những người nước ngoài trong một xứ sở xa lạ, với những người này mọi sự vật việc phải xem đáng nghi ngờ, và là những người trong nguy hiểm mỗi khoảnh khắc của việc vi phạm luật pháp và phong tục của dân ở đây, với họ những người này sống và trò chuyện. Chúng ta không biết xa đến đâu chúng ta phải tin cậy những phương pháp lập luận thông thường của chúng ta trong một chủ đề loại như thế; vì ngay cả trong đời sống thông thường và trong lĩnh vực đó, vốn là thuận hợp đặc biệt với chúng, chúng ta không thể giải thích về chúng,và chúng ta hoàn toàn bị thúc đẩy bởi một loại của bản năng hay cần thiết khi chúng ta dùng chúng.

 

D 1.11, KS 135-6

Tất cả những người hoài nghi kỳ vọng, rằng nếu lý trí được suy xét trong một cái nhìn trừu tượng, nó cung cấp những luận chứng không thể đánh bại được phản lại chính nó, và rằng chúng ta có thể không bao giờ giữ lại được bất kỳ xác quyết hay bảo đảm nào, về bất kỳ chủ đề nào, đã không phải là những lý luận hoài nghi quá tinh tế và đãi lọc, nhưng chúng đều không có khả năng để cân bằng với những luận chứng vững chắc và tự nhiên hơn, xuất phát từ những giác quan và kinh nghiệm. Nhưng là điều hiển nhiên, khi nào những luận chứng của chúng ta mất đi lợi thế này và phát triển không kềm hãm vượt ra ngoài đời sống thông thường, rằng sự hoài nghi tinh tế nhất sẽ xảy ra trên một vị trí vững chắc với chúng, và có khả năng để chống lại và cân bằng chúng. Nghi ngờ này không có trọng lượng hơn luận chứng kia. Não thức phải trong hồi hộp căng thẳng giữa chúng; và nó là chính sự hồi hộp căng thẳng, hay cân bằng đó, vốn là sự chiến thắng của chủ thuyết hoài nghi.

 

D 1.12, KS 136

Nhưng tôi quan sát, Cleanthes nói, theo liên quan với bạn, Philo, và tất cả những người hoài nghi suy đoán, rằng học thuyết và thực hành của bạn đều cũng nhiều biến thái trong những điểm tối tăm khó hiểu nhất của lý thuyết như trong sự ứng xử của đời sống thông thường. Ở bất cứ ở chỗ nào bằng chứng tìm ra được chính nó, bạn dính chặt vào nó, bất chấp sự hoài nghi đã khoác của bạn; và tôi cũng có thể quan sát một vài học phái của bạn là cũng dứt khoát như những người đó, là người làm những công bố to lớn hơn về sự chắc chắn và tự tin quả quyết.. Trong thực tại, không phải một người sẽ là không lố bịch buồn cười, người đã không thành thật để phủ nhận sự khám phá của Newton về hiện tượng kỳ diệu của cầu vồng, vì sự giải thích đó đem cho một mổ xẻ chi li của những tia sáng; một đề tài, đúng ra, quá tinh tế cho sự hiểu biết của con người? Và bạn sẽ nói gì với một người, là người không có gì đặc biệt gì để phản đối những lập luận của Copernicus và Galilæo về chuyển động của trái đất, sẽ giữ lại, không cho thấy sự đồng ý của mình, trên nguyên tắc tổng quát đó, rằng những đề tài này đã quá rực rỡ và xa vời để được giải thích bởi lý trí hẹp hòi và sai lầm của loài người?

 

D 1.13, KS 136-7

Quả thật, có một loại của chủ thuyết hoài nghi ác nghiệt và dốt nát, như bạn đã quan sát rõ, vốn đem cho người thông tục một tiên kiến ​​tổng quát phản lại những gì họ không hiểu được dễ dàng, và khiến họ gạt bỏ mọi nguyên lý,vốn đòi hỏi việc lý luận phức tạp để chứng minh và thành lập nó. Loại này của chủ thuyết hoài nghi thì độc hại với kiến ​​thức, không với tôn giáo; vì chúng ta thấy rằng, những ai là người làm tuyên bố tin theo lớn lao nhất của nó, thường thường đem cho đồng ý của họ, không chỉ với những sự thật lớn lao của Thuyết Tin-Có-Gót [7], và gót học tự nhiên, nhưng ngay cả với những giáo lý ngớ ngẩn lố bịch nhất, vốn một sự mê tín truyền thống đã khuyên dặn họ. Họ tin tưởng vững chắc vào những phù thủy; mặc dù họ sẽ không tin và cũng không chú ý nghe theo mệnh đề toán học đơn giản nhất của Euclid. Nhưng những hoài nghi tinh tế và triết học rơi vào một sự không nhất quán của một bản chất đối nghịch. Họ đẩy những nghiên cứu của họ vào trong những góc tối tăm khó hiểu nhất của khoa học; và sự đồng ý của họ đi them họ trong mọi bước, tương xứng với bằng chứng vốn họ gặp. Họ ngay cả đã bị buộc phải thừa nhận, rằng những đối tượng tối tăm khó hiểu và xa xôi nhất là những đối tượng, vốn được triết học giải thích tốt nhất. Ánh sáng trong thực tại được mổ xẻ: Hệ thống thực sự của những thiên thể được khám phá và xác định. Nhưng sự nuôi dưỡng cơ thể bằng thực phẩm vẫn là một bí ẩn không thể giải thích: Sự kết hợp của những phần của vật chất vẫn không thể hiểu được. Do đó, những người hoài nghi này đều buộc phải xem xé, trong mỗi câu hỏi, để xem xét từng bằng chứng cụ thể và tương xứng đồng ý của họ với mức độ chính xác của bằng chứng, vốn xảy ra. Đây là thực hành của họ trong tất cả những khoa học tự nhiên, toán học, đạo đức học và chính trị học. Và tại sao không cũng giống thế, tôi hỏi, trong gót học và tôn giáo? Tại sao phải kết luận về bản chất này thì một mình bị bác bỏ dựa trên giả định tổng quát về sự thiếu sót của lý trí con người, với không bất kỳ thảo luận đặc biệt nào về bằng chứng? Không phải một xử sự không bằng nhau như vậy là một bằng chứng rõ ràng của tiên kiến ​​và mê đắm?

 

D 1.14, KS 137

Những giác quan của chúng ta, bạn nói, là lừa dối, sự hiểu biết của chúng ta sai lầm, những ý tưởng của chúng ta ngay cả về những đối tượng quen thuộc nhất, sự mở rộng, thời gian, chuyển động, đầy những vô lý và những mâu thuẫn. Bạn thách thức tôi giải quyết những khó khăn, hay hòa giải những sự vật việc mâu thuẫn vốn bạn tìm ra trong chúng. Tôi không có khả năng cho một gánh vắc lớn lao như vậy: Tôi không có rảnh rỗi thì giờ cho nó: Tôi nhận thấy nó là thừa thãi. Hành vi của riêng bạn, trong mọi trường hợp, bác bỏ những nguyên lý của bạn; và cho thấy sự phụ thuộc vững chắc nhất vào tất cả những châm ngôn nhận được về khoa học, đạo đức, sự thận trọng và hành vi.

 

D 1.15, KS 137

Tôi sẽ không bao giờ đồng ý với một phán đoán quá ​​gay gắt như của một người viết nổi tiếng [8] , người nói rằng những người hoài nghi không là một phái của những nhà triết học: Họ chỉ là một phái của những người nói dối. Tuy nhiên, tôi có thể xác nhận (tôi hy vọng, không xúc phạm) rằng họ là một phái của những người thich nói đùa, hay những người thích tụ họp. Nhưng về phần tôi, bất cứ khi nào tôi thấy chính mình nghiêng sang cười đùa vui vẻ, và tiêu khiển tôi chắc chắn sẽ chọn giải trí của tôi thuộc một bản chất bớt bối rối và ít tối tăm khó hiểu hơn. Một hài kịch, một tiểu thuyết, hay nhiều nhất là một câu chuyện, có vẻ là một giải trí tự nhiên hơn những khúc mắc và những trừu tượng siêu hình loại như vậy.

 

D 1.16, KS 137-8

Người hoài nghi sẽ làm một phân biệt vô ích giữa khoa học và đời sống thông thường, hay giữa một khoa học này với một khoa học khác.Những biện luận, được dùng trong tất cả, nếu chính đáng, đều thuộc một bản chất tương tự, và chứa cùng một sức mạnh và bằng chứng. Hoặc nếu có bất kỳ khác biệt nào giữa chúng, ưu thắng nằm hoàn toàn về phía của gót học và tôn giáo tự nhiên. Nhiều nguyên lý của cơ học đã thành lập trên lý luận rất tối tăm khó hiểu; thế nhưng không có người nào, người có bất kỳ những kỳ vọng nào với khoa học, ngay cả không hoài nghi suy đoán, lấy cớ để duy trì nghi ngờ tối thiểu liên quan với chúng. Hệ thống Copernican chứa đựng nghịch lý đáng ngạc nhiên nhất, và trái ngược nhất với những khái niệm tự nhiên của chúng ta, với những xuất hiện dạng ngoài, và với chính những tri giác của chúng ta: thế nhưng ngay cả những nhà chăn chiên và những phán quan của tòa án dị giáo Kitô đều phải miễn cưỡng rút lại sự phản đối của họ với nó. Và có phải Philo, một người của khả năng một thiên tài tự do tư tưởng như thế, và kiến ​​thức sâu rộng, thích thú bất kỳ sự ngần ngại tầm thường tổng quát nào liên quan với giả thuyết tôn giáo, vốn được thành lập trên những luận chứng đơn giản nhất và hiển nhiên nhất, và trừ khi nó gặp phải những trở ngại nhân tạo, sẽ có cơ hội đến gần và được chấp nhận dễ dàng như thế vào trong não thức của con người?

 

D 1.17, KS 138-9

Và ở đây chúng ta có thể quan sát, ông nói tiếp, quay mình hướng về Demea, một trường hợp khá hiếu kỳ trong lịch sử khoa học. Sau sự kết hợp của triết học với tôn giáo phổ thông, trên sự thiết lập đầu tiên của đạo Kitô, giữa tất cả những thày giảng tôn giáo, không gì đã thông thường hơn những tuyên bố phản lại lý trí, phản lại những tri giác, phản lại mọi nguyên lý, đã đơn thuần lấy ra từ sự khảo cứu và thăm dò của con người. Tất cả những đề tài của Academy thời cổ [9] đã được những nhà chăn chiên khai mở hội nhà thờ Kitô [10] tiếp nhận; và từ đó đã quảng bá cho nhiều thời đại, trong mọi trường học và bục giảng, trong mọi phần của vương quốc Kitô. Những người Phản Thệ, nắm lấy cùng những mệnh đề cơ bản của lý luận, hay đúng hơn thuyết giảng; và tất cả những tán tụng ca ngợi trên sự xuất sắc của lòng tin tôn giáo đã chắc chắn được xen lẫn với một vài cú đập ác liệt của mỉa mai phản lại lý trí tự nhiên. Một nhà chăn chiên cấp cao nổi tiếng cũng vậy [11], của hội nhà thờ Catô Rôma, một người của học vấn sâu rộng nhất, người đã viết một thuyết minh về đạo Kitô, cũng đã soạn một chuyên luận, vốn chứa đựng tất cả những “lý sự cùn” của chủ thuyết Pyrros táo bạo và kiên định nhất. Locke dường như đã là người Kitô đầu tiên, người đã công khai liều lĩnh khẳng định, rằng lòng tin tôn giáo đã không là gì nhưng chỉ một loại của lý trí, rằng tôn giáo đã chỉ là một nhánh của triết học, và rằng một chuỗi gồm những luận chứng, tương tự với những luận chứng vốn đã thiết lập bất kỳ sự thật nào trong đạo đức học, chính trị học, hoặc vật lý học, luôn luôn đã được dùng trong việc khám phá tất cả những nguyên lý của gót học, tự nhiên và vén-lên-cho-thấy. Việc dùng với ác ý, vốn Bayle [12] và những người phóng túng khác đã làm của học thuyết hoài nghi triết học của những nhà chăn chiên khai mở hội nhà thờ Kitô và những nhà Phản Thệ đầu tiên, vẫn đã truyền bá xa hơn cảm nghĩ sáng xuốt của ông Locke [13] và bây giờ, trong một cách thức, nó được tất cả những người giả cách với lý luận và triết học, đã tuyên bố công khai rằng người Không-Tin-Có-Gót và người Hoài nghi đều gần như đồng nghĩa. Và như điều chắc chắn, rằng không người nào thì chân thực, khi người này khẳng định mệnh đề sau; tôi sẽ sung sướng hy vọng, rằng có cũng một ít, người nghiêm trang giữ vững mệnh đề trước.

 

D 1.18, KS 139

Bạn không nhớ sao, Philo, câu nói rất hay của Lord Bacon nói về cái đầu này? Cleanthes trả lời, rằng một chút triết học làm một người thành người không-tin-có-gót: một lượng lớn hoán cải người này sang tôn giáo. Đó là một nhận xét cũng rất sáng xuốt, Philo nói. Nhưng những gì tôi có trong ý kiến tôi là một đoạn khác, trong đó, sau khi nhắc đến sự ngu dại của David, người nói trong thâm tâm mình rằng không có Gót, nhà triết học vĩ đại này nhận xét, rằng những người không-tin-có-gót ngày nay có gấp đôi phần của ngu dại: vì họ đều không chỉ hài lòng để nói trong thâm tâm họ rằng không có Gót, nhưng họ cũng thốt ra sự nghịch đạo đó với môi lưỡi họ, và do đó đều phạm tội bất cẩn và khinh xuất gấp bội. Những người như vậy, dù họ đã từng chân thực nhiều đến thế, có vẻ với tôi không thể là rất ghê gớm.

 

D 1.19, KS 139-40

Nhưng mặc dù bạn sẽ xếp tôi vào hạng những người ngu dại này, tôi không thể giữ không chia xẻ một nhận xét, vốn xảy ra với tôi từ lịch sử của tư tưởng hoài nghi tôn giáo và phi tôn giáo, bạn đã trao đổi nó với chúng tôi. Dường như với tôi, có những biểu hiện mạnh mẽ của thuật kiếm chác của nghề thày chăn chiên trong toàn bộ tiến trình của công việc này. Trong những thời đại ngu muội, chẳng hạn như những người theo sau sự giải thể của những trường phái cổ xưa, những thày chăn chiên nhận thấy rằng Thuyết Không-Tin-Có-Gót, Thuyết Tin-Gót-Không-Nhúng-Tay [14], hay tư tưởng khác biệt nào với giáo điều chính thống Kitô dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ có thể tiến hành từ việc đặt câu hỏi về những quan điểm đã tiếp ​​nhận, và từ tin tưởng, rằng lý trí con người đã là đứng ngang với mọi sự vật việc. Giáo dục khi đó đã có một ảnh hưởng lớn lao trêm não thức của con người, và đã gần như tương đương về sức mạnh với những khêu gợi của giác quan và sự hiểu biết thông thường, qua đó người hoài nghi kiên quyết nhất phải để cho chính mình chịu sự cai quản. Nhưng ngày nay, khi ảnh hưởng của giáo dục thì suy giảm rất nhiều và con người, từ một thương mại mở rộng hơn của thế giới , đã học để so sánh những nguyên lý phổ biến của những quốc gia và những thời đại khác nhau, những nhà gót học khôn ngoan của chúng ta đã thay đổi toàn bộ hệ thống triết học của họ, và nói ngôn ngữ của những trường phái Stoic, Plato, và Aristotle, không phải ngôn ngữ của trường phái Pyrros và Academy Hoài nghi. Nếu chúng ta không tin tưởng lý trí của con người, bây giờ chúng ta không có nguyên lý nào khác để dẫn chúng ta vào trong tôn giáo. Như vậy, những người hoài nghi ở một thời đại, những người giáo điều ở một thời đại khác; bất cứ hệ thống nào phù hợp nhất với mục đích của những quý ông đáng kính này, trong việc mang lại cho họ một uy thế lên cao hơn loài người, họ chắc chắn sẽ biến nó thành nguyên lý yêu thích của họ, và giáo lý đã thiết lập..

 

D 1,20, KS 140

Đó là rất tự nhiên, Cleanthes nói, cho con người để ôm lấy những nguyên lý đó, qua đó họ thấy chúng có thể bảo vệ tốt nhất những học thuyết của họ; chúng ta cũng không cần bất kỳ đưa dẫn nào về nghề chăn chiên để giải thích cho một mưu chước vừa phải như vậy. Và chắc chắn, không gì có thể kham nổi một giả định mạnh hơn, rằng bất kỳ tập hợp gồm những nguyên lý nào là đúng và nên để được ôm lấy, hơn là để quan sát, rằng chúng nghiêng về sự chứng thực của tôn giáo chân chính, và dùng để làm bẽ mặt ‘những cãi vặt’ của những người Không-Tin-Có-Gót, những Người phóng túng, và những Người Tự Do Tư Tưởng trong tất cả giáo phái.[15]



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Nov/2019)

(Còn tiếp...  )


http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com



[1] [Chrysippus apud Plut. de repug. Stoicorum [Plutarch, “On Stoic Self-contradictions,” trong Moralia (Cambridge, MA and London: Harvard University Press,1976), Ch. 9, 1035a–b.]]

[2] Natural Theology: Gót học Tự nhiên (Thần học Tự nhiên): học về Gót (thần học) nhưng dựa trên quan sát và kinh nghiệm. Gót học Tự nhiên đôi khi được hiểu tương phản với tôn giáo tự nhiên để chỉ định, không phải những tin tưởng, những tình cảm và những thực hành có thể được giải thích hoặc hỗ trợ một cách độc lập với sự vén lên cho thấy siêu nhiên, nhưng để chỉ sự nghiên cứu về những biện minh hay những giải thích này (một dạng của công việc bào chữa lý thuyết của hội nhà thờ Kiô)

[3] Pyrrhonism, là tên gọi người Hellas đặt cho một trường phái của học thuyết hoài nghi, được đồng nhất (mặc dù không chắc chắn) với Pyrrho người thành Elis (khoảng năm 370 – c. 272 ​​TCN), người được cho (qua học trò của ông là Timon người thành Phlius ) đã có tuyên bố rằng mọi sự vật việc đều là không thể xác định được và theo đó đã đình chỉ phán đoán về thực tại của sự vật – đặc biệt là không biết chúng thực sự là tốt hay xấu. Sau cái chết của Timon, trường phái Pyrrho không hoạt động nữa, cho đến khi được Aenesidemus (thế kỷ I TCN) hồi sinh. Aenesidemus chủ trương rằng không thể chấp nhận hoặc để khẳng định hoặc để phủ định rằng bất cứ một gì thì thực sự là trường hợp đã xảy ra, và đặc biệt là khẳng định, cùng với những người phái hoài nghi của trường Academy (Academic Skeptics, sau-Plato), rằng một số sự vật việc thực sự không thể hiểu được. Thay vào đó, phái Skeptic (viết hoa biểu thị những người theo học thuyết Pyrrho, những người đã dùng thuật ngữ, nghĩa đen là 'người hỏi thăm dò/tìm hiểu', như một trong những tên gọi cho trường phái của họ) sẽ chỉ đồng ý rằng mọi sự vật việc không hơn không kém là trường hợp xảy ra, hoặc chỉ như thế trong một số trường hợp nhất định. và không trong những trường hợp khác. Học thuyết hoài nghi của Aenesidemus mang hình thức của việc nhấn mạnh sự bất đồng giữa người thường và những nhà lý thuyết về bản chất của sự vật, và sự kiện là mọi sự vật việc xuất hiện khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau (những cách khác nhau để làm điều này đã được hệ thống hóa thành Mười Phương Thức Của Học Thuyết Hoài Nghi); kết quả có nghĩa là đình chỉ phán đoán về những vấn đề như vậy, điều này sẽ dẫn đến sự tĩnh lặng của tâm trí. Do đó, ‘Học thuyết hoài nghi’ biểu thị một quan điểm triết học cụ thể, không chỉ đơn giản, như cách sử dụng thời nay, của bất kỳ triết gia nào có khuynh hướng nghi ngờ. Những người theo học thuyết Pyrrho sau này, đặc biệt là Agrippa (thê kỷ 2 CN), đã cải tiến phương pháp của học thuyết hoài nghi và tập trung vào việc làm suy yếu khái niệm giáo tiêu chuẩn (nghĩa là chống lại Học thuyết hoài nghi) mang tính giáo điều – không có phương cách nguyên tắc nào để giải quyết những tranh luận như vậy mà không chỉ cần đến đơn thuần khẳng định trong hình thức chuỗi thoái lùi vô tận hoặc chạy vòng quanh. Chúng ta nhờ Sextus Empiricus (nổi tiếng trong khoảng 200-300 CN) đã giải thích đầy đủ nhất về lập luận của trường phái Pyrrho và rõ ràng nhất về thái độ của những người trường phái này. Trước những tranh luận bất tận, phái Skeptic dè dặt giữ phán quyết; nhưng điều này không làm đời sống thành không thể được cho họ, vì họ vẫn sẽ phản ứng với cách mọi sự vật việc diễn ra như chúng xuất hiện, mặc dù không tin trong bất kỳ ý nghĩa mạnh mẽ nào rằng mọi sự vật việc thực sự là như dạng ngoài xuất hiện của chúng . Hơn nữa, khi người phái Pyrrho mô tả những trạng thái tình cảm của họ, họ làm như vậy một cách phi giáo điều – và những khẩu hiệu của phái Skeptic ('Tôi không xác định gì cả', 'không gì thì thấu hiểu được’, v.v.) đều là để được hiểu theo cách tương tự, như chỉ đơn thuần thuật lại một trạng thái của não thức và không diễn tả một xác định.

 

Stoicism là một trong những phong trào triết học mới của thời kỳ Hellas. Tên gọi bắt nguồn từ ‘mái hiên’ (sta poikilê) ở chỗ hội họp công cộng (Agora) ở thành Athens, nơi những người trong trường phái tụ họp và tổ chức những bài giảng của họ. Không còn giữ được một tác phẩm trọn vẹn nào của bất kỳ một ai trong ba người đứng đầu trường phái Stoic: 'người sáng lập', Zeno người thành Citium ở Cyprus (344–262 TCN), Cleanthes (mất 232 TCN) hay Chrysippus (mất khoản 206 TCN). Chrysippus đặc biệt viết nhiều, hơn 165 tác phẩm, nhưng chỉ còn lại những mảnh rời những tác phẩm của ông. Những tác phẩm trọn vẹn duy nhất của những triết gia trường phái Stoic chúng ta có được là những tác phẩm của những người viết sau, trong thời Đế quốc Rome, Seneca (4 TCN – 65 CN), Epictetus (khoảng 55–135) và Hoàng đế Marcus Aurelius (121–180) và những tác phẩm này về cơ bản tập trung vào đạo đức học.

Tư tưởng triết học của phái Stoics do Zeno người thành Citium sáng lập, khoảng năm 300 TCN và được ông và những người kế tục phát triển thành trường phái triết học có ảnh hưởng nhất của thời đại Hellas. Nó nhìn thế giới như được thẩm thấu lý tính và được thần linh quy hoạch, như một tổ chức tốt nhất có thể có được. Tốt lành và hạnh phúc về đạo đức đều có thể đạt được, nếu có, bằng cách tái tạo lý tính hoàn hảo đó trong chính con người, và bằng việc tìm ra và đóng vai trò được giao của mỗi người trong sơ đồ vũ trụ của những sự vật. Tư tươmg ban đầu của phái này nhìn thế giới như một cơ thể sinh vật tốt đẹp lý tưởng, có hồn lý trí của nó điều khiển nó, cho những gì tốt nhất. Bất kỳ ấn tượng nào về sự không hoàn hảo đều phát sinh từ việc nhìn nhầm lẫn những phần của nó trong cô lập (gồm cả bản thân chúng ta) như thể người ta cân nhắc lợi ích của một bàn chân tách biệt với nhu cầu của toàn cơ thể.

Toàn bộ chuỗi những sự kiện vũ trụ được định sẵn từng chi tiết. Là chuỗi tốt nhất có thể có được, nó được lập lại giống hệt nhau từ giai đoạn thế giới này sang giai đoạn tiếp theo, với mỗi giai đoạn kết thúc bằng một sự bùng nổ, sau đó là sự đổi mới vũ trụ. Tuy nhiên, quan hệ nhân quả của 'số phận' không đoạt ưu tiên, không dành trước trách nhiệm của cá nhân chúng ta về hành động của chúng ta. Những hành động này vẫn nằm trong khả năng của chúng ta, bởi vì chúng ta, chứ không phải hoàn cảnh bên ngoài, là những nguyên nhân chính của chúng, và theo một ý hướng thích hợp nào đó, chúng ta có thể làm khác đi, mặc dù đã định trước rằng chúng ta sẽ không làm. Tư tưởng trường phái Stoics phát triển mạnh mẽ trong thời cổ Hellas và Rome. Nó là một trong những triết lý cao thượng nhất của văn minh phương Tây. Trong việc thúc giục sự tham gia vào những công việc của con người, những nhà Stois luôn tin rằng mục tiêu của tất cả những thăm dò là để đem cho một phương thức ứng xử được đặc trưng bằng sự an tĩnh của tinh thần và sự vững chắc của giá trị đạo đức.

[4] plebeian

[5] John Milton, Paradise Lost

[6] common sense: phán đoán thực tiễn dùng kiến thức thông thường.

[7] Theism: Thuyết Tin-Có-Gót [xem những bản dich khác của tôi – Atheism: Thuyết Không-tin-có-gót; Deism: Thuyết Tin-gót-không-nhúng-tay; Theism: Thuyết Tin-có-gót hay rõ hơn Tin-gót-có-nhúng-tay ]

[8] [L'Art de penser.] La Logique ou l'art de penser, được biết đến nhiều hơn với tên gọi Logic Port-Royal, là bản văn về logic có ảnh hưởng nhất từ Aristotle đến cuối thế kỷ XIX. Những tác giả là Antoine Arnauld và Pierre Nicole, những nhà triết học và gót học liên hệ với Tu viện Port-Royal. Bản in đầu tiên xuất hiện năm 1662.

[9] the ancient Academics (Plato)

[10] the Fathers

[11] [Mons. Huet.]

Pierre-Daniel Huet (1630–1721) người hoài nghi đạo Kitô cuối cùng trong dòng của Michel Eyquem de Montaigne và Pierre Charron. Traité Philosophique của Huet xuất bản lần đầu tiên vào năm 1723, nhanh chóng được dịch sang những tiếng England, Italy, Germany, và Latin và được nghiên cứu trong suốt thế kỷ thứ mười tám. David Hume đã đọc nó và cũng như nhiều người khác, cảm thấy thích thú khi tác giả là một người hoàn toàn hoài nghi và cũng là một thày chăn chiên uyên bác. Đóng góp của Huet trong việc thảo luận hoài nghi về thời kỳ này nhấn mạnh lời giải thích của ông về cách người hoài nghi có thể đối phó với các tình huống bình thường của con người. Huet nói, "Triết lý là một chuyện, sống là chuyện khác". Sau đó, ông chỉ ra rằng người hoài nghi, giống như mọi người khác, sống theo phong tục và thói quen trong khi đồng thời nghi ngờ rằng có thể có bất kỳ sự biện minh nào. Ở cuối quyển 1, phần 4 của A Treatise of Human Nature (1737), Hume đưa ra giải thích khá giống với Huet.

[12] Pierre Bayle (1647–1706) thuộc nhóm Huguenot (những người Phản thệ bị những người Catô đàn áp, ở France), đã sống tị nạn tôn giáo ở Holland.

[13] John Locke (1632-1704)

[14] Atheism: Thuyết Không-tin-có-gót; Deism: Thuyết Tin-gót-không-nhúng-tay; Theism: Thuyết Tin-có-gót hay rõ hơn Tin-gót-có-nhúng-tay

[15] A libertine: người phóng đãng: là một người phủ nhận những ranh giới luân lý và sống “tự do” thoát mọi ràng buộc. Kết quả là người phóng đãng thường sống một đời sống phóng đãng, trụy lạc. Chủ nghĩa tự do thường gồm việc theo đuổi những ham muốn cá nhân mà không quan tâm đến những vấn đề đạo đức hoặc xã hội. Chủ nghĩa tự do là sự xác tín rằng người ta phải được giải phóng khỏi những ràng buộc về đạo đức để được tự do thực sự. Nếu muốn thực sự thành một người tự chủ, người ta phải tránh những ràng buộc, quy tắc đạo đức dưới bất kỳ hình thức nào. Quan điểm triết học này đã đạt được nhiều ảnh hưởng trong thế kỷ 17 và 18

Freethinkers: người có tư tưởng tự do: một người hình thành ý kiến ​​và tin tưởng của riêng họ, đặc biệt là về tôn giáo hay chính trị, thay vì chỉ chấp nhận những gì được tin tưởng và giảng dạy chính thức hay thông thường

Những người này biện luận rằng lý trí có thể đạt đến một chân lý vốn đã bị làm thành mâu thuẫn, tối tăm hay bị bóp méo bởi những học thuyết chính thức của những tổ chức tôn giáo, vốn tuyên bố có được sự thật qua sự vén lên cho thấy của thần linh và hậu quả là những tổ chức này có quyền buộc mọi người trong xã hội phải đồng ý tất cả với những giáo điều họ giảng dạy. Theo nghĩa hạn chế hơn, những người suy nghĩ tự do là những nhà triết học và khoa học thế kỷ 17, 18 và 19, ví dụ như Anthony Collins, (1676–1729), Lord Shaftesbury (1671–1713), Denis Diderot, Thomas Paine, Charles Darwin, và Herbert Spencer, người cho rằng những giảng dạy của đạo Kitô — như có trong sách Thánh, trong những luận thuyết đã được chấp thuận của những nhà gót học, và trong những tuyên bố của những hội nhà thờ khác nhau — là một trở ngại cho sự tiến bộ của khoa học và khai sáng đạo đức. Để đạt được tiến bộ khoa học mong muốn và cải thiện nhiều tệ nạn xã hội khác nhau, họ nhấn mạnh rằng nhà khoa học và nhà triết học cần được tự do trong suy nghĩ của họ và được giải phóng khỏi những giới hạn do chính quyền tôn giáo áp đặt. Ở France, những người cho rằng thái độ này được gọi là libres penseurs, libertins, esprits forts, hay franc-penants; ở Germany, là Freigeister hay Freidenker.