Monday, February 18, 2019

Hume – Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (01)


Những Đàm thoại về Tôn giáo Tự nhiên
Dialogues on Natural Religion (bản in năm 1779)

David Hume








Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên. [1]

 

Vài Dẫn Nhập

 

1

Con người

David Hume được nhìn nhận như một trong những triết gia vĩ đại nhất từng viết bằng tiếng England. Ông sinh ngày 26/04 năm 1711, trong một gia đình đạo Thệ Phản, giáo phái Calvin, khá giả và mộ đạo, tại Edinburgh, Scotland. Là một trẻ có trí tuệ sớm phát triển, đã vào đại học Edinburgh năm 12 tuổi (sớm hơn thường lệ hai năm). Ở đây, Hume đã cho thấy có hai đam mê vốn sẽ hướng dẫn tất cả những nỗ lực hoạt động trong đời ông: tham vọng thành công trong lĩnh vực học thuật tư tưởng và ác cảm với những tôn giáo có tổ chức. Trong khi gia đình nghĩ rằng ông sẽ học luật, Hume thực sự thích đọc những bản văn cổ điển (đặc biệt là Cicero) và nghiên cứu những ý tưởng triết học mới lạ, khác thông tục (đặc biệt là của John Locke, George Berkeley và Isaac Newton). Hứng khởi từ những gì ông đọc, Hume đã bắt đầu tự bận rộn với những suy ngẫm triết học của riêng mình. Những điều này sớm thành mãnh liệt đến mức dẫn đến gần như một suy sụp thần kinh vào năm 1729. Sợ có thể đi đến mất trí, Hume đã rời đại học đến Bristol, tìm và làm việc trong một công ty thương mại. Tuy nhiên, trong vài tháng, Hume đã thất vọng với kinh doanh và thấy mình không thể buông bỏ những theo đuổi tri thức. Ông sang France để tiếp tục việc tự học, và trong khi sống bằng một khoản trợ cấp nhỏ của gia đình, ông đã viết quyển Treatise on Human Nature. (Chuyên Luận Về Bản Chất Con Người)

 

Năm 1737, Hume trở lại London để sắp xếp việc xuất bản quyển sách đầu tiên này của ông. Mặc dù ngày nay chúng ta công nhận tác phẩm này như công trình triết học lớn nhất của Hume, qua phản ứng của dư luận công chúng trong thế kỷ 18, cho thấy nó không được đông đảo học giới đón nhận như thế. Nói như chính Hume đã thất vọng, quyển sách “chết non ngay khi mực in vừa ráo.” Nội dung sâu xa tinh tế, lập luận khúc triết và tư tưởng cách mạng ông xem dường ít người thời ấy thấu hiểu, nên quyển sách đã không được học giới rộng rãi chú ý. Nhưng không may, chỉ một phương diện của quyển sách lại được chú ý là lập trường chống tôn giáo rõ rệt của nó. Mặc dù Hume đã loại bỏ phần trong đó công khai chống tôn giáo của quyển sách (sau này được xuất bản như luận văn “On Miracles” (Về những Phép lạ)), tác phẩm này tức thời đã mang về cho ông một sự nổi tiếng nguy hiểm của chủ nghĩa không tin có gót.

 

Nản lòng nhưng không tuyệt vọng, Hume đã trở lại Scotland và bắt đầu đưa những ý tưởng của ông vào một hình thức tin rằng sẽ được tiếp nhận với nhiều chú ý hơn. Kết quả cố gắng này của ông là Essays Moral and Political (những Tiểu luận về Đạo đức và Chính trị), xuất bản năm 1741 và 1749. Những quyển này thành công đáng kể hơn so với tập Treatise. Hume được khuyến khích với thành công này, tiếp tục nhào nặn những ý tưởng của ông trong những hình thức dễ tiêu hóa hơn. Sau khi bị từ chối ghế giáo sư ở đại học Edinburgh do tiếng tăm là người không tin có gót của ông, và sau đó, ông làm việc một thời gian ngắn như một người dạy học tại gia, và hai lần làm nhân viên trong những phái đoàn của chính phủ England, Hume đã viết lại hai quyển đầu tiên của tập Treatise thành một quyển sách xuôi hơn, dễ đọc hơn, xuất bản năm 1748 với tựa đề Enquiry Concerning Human Understanding (Thăm dò liên quan đến sự hiểu biết của con người). Năm 1751, ông xuất bản Enquiry Concerning the Principle of Morals (Thăm dò liên quan đến nguyên lý của đạo đức) vốn là một bản viết lại của quyển thứ ba của tập Treatise. Mặc dù cả hai phổ biến hơn Treatise, không quyển nào được nhận là bán rất chạy. Năm 1752, Hume lần nữa bị từ chối một ghế giảng dạy đại học khác (lần này ở Glasgow) cũng vì tiếng tăm của ông là một người có lập trường chống tôn giáo.

 

Từ năm 1754, Hume bắt đầu đạt được danh tiếng mà ông luôn mong mỏi. Đây là năm ông xuất bản phần đầu tiên trong sáu tập của bộ Lịch sử England, nó mang đến cho ông vinh dự vững chắc như là một sao sáng trong giới học thuật Britain. Với thành công đáng mong ước của ông, những năm tháng này trong đời của Hume sẽ yên bình nếu không vì danh tiếng lẫy lừng là một người không-tin-có-gót. Việc xuất bản quyển Five Dissertations (Năm luận văn) của ông đã bị ngăn cản do áp lực của William Warburton [2] , một người kích động phái Kitô giáo điều chính thống, và vào năm 1756, Hội Nhà thờ Scotland đã có định chính thức rút ‘phép thông công’ với con người mà họ gọi là “Kẻ vô tôn giáo vĩ đại”. May mắn cho Hume, ông có nhiều bạn bè trong phe ôn hòa của hội nhà thờ và họ đã ngăn chặn dự định này.

 

Năm 1763, Hume được mời làm việc trong đoàn đại sứ England tại France. Ông đã đến sống ở Paris, nơi ông trở thành một ‘anh hùng trí thức’, được những nhân vật trong phong trào Khai sáng của France như Diderot, D’Alembert và Bá tước d’Holbach [3] mến chuộng. (Nhân cách vui vẻ và dễ dãi của Hume được nhiều người đương thời đề cao.) Hume phục vụ trong một số chức vị khác của sứ quán trước khi về hưu, lui khỏi giới hành chính năm 1767. Sau đó, ông về lại Scotland, nơi ông được tôn kính như một trong những nhà lãnh đạo tư tưởng và văn hóa. Năm 1775, Hume mắc chứng ung thư ruột và dù ông kiên quyết từ chối tin tưởng vào thế giới bên kia, ông vẫn vui vẻ và tích cực khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra. Ông đã dành năm cuối đời để chuẩn bị xuất bản quyển Dialogues Concerning Natural Religion (Đàm thoại về tôn giáo tự nhiên) này. Thật ra, ông đã viết xong tất cả Đàm thoại năm 1751 nhưng ngại ngần trong việc xuất bản, vì những lý do dễ hiểu. Gần chết, Hume tâm sự với Adam Smith (1723-1790), người bạn thân của ông, rằng mục đích còn lại duy nhất của ông là để thấy đạo Kitô bị đánh bại và rút lui khỏi thế giới. Ông mất năm 1776 và ba năm sau đó, Dialogues Concerning Natural Religion đã được người cháu ông cho xuất bản, năm 1779.

 

2.

Bối cảnh Lịch sử

Hume sinh ra trong thời kỳ của Phong trào Khai sáng hay Thời của Lý trí, một thời khi có nhiều người viết ở Europe đã dùng khả năng tinh thần duy lý để thăm dò tôn giáo, chính trị, và những vấn đề xã hội và đạo đức. Tuy nhiên, Hume cũng sinh trưởng ở Britain, nơi vẫn chưa trở nên hoàn toàn có tự do tư tưởng để suy nghĩ theo lập trường ngoài giáo điều Kitô, đặc biệt về chính vấn đề tôn giáo, như ở lục địa Europe. Gần như tất cả những suy nghĩ của ông có thể được coi là do hai động lực trong lịch sử của thời này nhào nặn: phong trào tri thức khuyến khích ông đẩy những ý tưởng đến những giới hạn lôgích của chúng, và văn hóa Kitô luôn báo động ông về sự nguy hiểm khi đẩy quá xa như thế.

 

Hume là một triết gia lỗi lạc trong Phong trào Khai sáng. Trong những câu hỏi về siêu hình học, tri thức học, đạo đức học và tôn giáo học, ông đã không ngần ngại bất chấp sự khôn ngoan qui ước vẫn có trong xã hội đương thời. Trong Treatise Concerning Human Nature ông đã lay động chính nền tảng của tri thức học, và nhận thức lẫn phán đoán thông thường của con người, vốn có đã hàng nghìn năm, bằng thuyết phục chúng ta rằng không có biện minh nào cho những phán đoán của chúng ta về nhân và quả: khi chúng ta thấy một quả ban chạm vào một quả ban khác và sau đó thấy quả ban thứ hai chuyển động, chẳng hạn, chúng ta thực không có cơ sở lý trí nào để khẳng định rằng quả ban thứ nhất đã là nguyên nhân khiến quả ban thứ hai chuyển động. Đúng hơn, chúng ta chờ đợi quả ban thứ hai sẽ chuyển động khi bị quả ban thứ nhất chạm vào, theo thói quen (nghĩa là vì chúng ta đã thấy những điều tương tự xảy ra nhiều lần trong quá khứ và sau đó cho rằng chúng sẽ lại cũng xảy ra theo cùng cách tương tự). Hume lập luận mặc dù chúng ta không có lý do dựa trên lý trí để trông chờ sự chuyển động của quả ban thứ hai, chúng ta hãy tiếp tục nên làm như vậy, vì tin tưởng đó là tự nhiên và cần thiết cho sự sống còn của chúng ta. Tương tự như vậy, Hume lập luận rằng chúng ta không có cơ sở duy lý nào cho tin tưởng của chúng ta vào một đấng sáng tạo vũ trụ nhân từ và toàn thiện.

 

Trong khi những tuyên bố hoài nghi triệt để về tri thức luận của Hume đã không được đón nhận tương xứng trong khi ông còn sống (một thế kỷ sau đó, Kant mới đã ‘vấp’ vào chúng, và cho biết đã “thức dậy từ giấc ngủ giáo điều an tĩnh của ông”), những tuyên bố hoài nghi tôn giáo của Hume đã không được đương thời làm ngơ dễ dàng. Mặc dù đã có những tranh luận gót học nổ ra ở England giữa những người theo thuyết tin có gót không nhúng tay (deism) có phần duy lý hơn và những người theo thuyết tin có gót chính thống (theism), nhưng vào thời đó luận chứng phủ nhận sự hiện hữu của Gót, cho rằng Gót thì không là-có, không có thực, đã là điều không thể được chấp nhận. Hume, do đó, đã phải kỹ lưỡng ‘nhón chân từng bước’ quanh những ý kiến ​​thực sự của ông. Ngay cả trong công trình Đàm thoại về tôn giáo tự nhiên này, dù cho phổ biến chỉ sau khi ông mất, Hume đã rất cẩn thận để nhấn chìm những ý kiến ​​của ông dưới nhiều lớp khéo léo của kỹ thuật sáng tác văn chương: tác phẩm được viết như một đàm thoại với người phát ngôn của tác giả không xác định rõ rệt.

 

3.

Bối cảnh triết học

Chủ thuyết hoài nghi của Hume đã là kết quả của hơn chỉ sự gắn bó mạnh mẽ của ông đối với lý tưởng của phong trào Khai sáng về quyền lực tối cao của lý trí; nhưng nó cũng phần lớn là kết quả của sự gắn bó sâu chặt không kém của ông với những nguyên tắc triết học của chủ nghĩa duy nghiệm của England. Theo sau những bước của George Berkeley (cùng Hume và John Locke là ba người đứng đầu trường phái Duy nghiệm ở England), Hume tin rằng tất cả những khẳng định thực tại đều bắt nguồn từ kinh nghiệm. Trái ngược với những người theo trường phái Duy Trí, như Rene Descartes và Nicolas Malebranche (cả hai đều có tác động với Hume), những người tin rằng kiến ​​thức về những nội dung của những sự kiện có thể đạt được qua việc dùng khả năng lý trí của chúng ta, Hume cho rằng mọi nội dung của thực tại đều chỉ được thiết lập trên cơ sở kinh nghiệm của chúng ta về thế giới. (Nói cách khác, theo Hume, bạn không thể ngồi trong một ghế bành, suy nghĩ cho thật sâu xa rồi mong đợi sẽ đưa ra được bất kỳ một kiến ​​thức nào về những nội dung của thực tại. Để đến được với kiến ​​thức mới và có thực chất, bạn phải đi vào trong thế giới và tìm hiểu.)

 

Trong việc thăm dò những khả năng của tri thức con người, dù đó là kiến ​​thức khoa học, kiến ​​thức đạo đức hay kiến ​​thức tôn giáo, đối với Hume câu hỏi liên quan luôn giống nhau: kinh nghiệm của chúng ta về thế giới có cung cấp cho chúng ta đủ bằng chứng để đưa ra một suy luận hợp lý cho kết luận liên quan hay không? Nếu kinh nghiệm không cung cấp cho chúng ta đủ bằng chứng, thì những tin tưởng liên quan (ví dụ như tin tường tôn giáo, trong trường hợp Đàm thoại này) thì biện minh được và như thế là hợp lý, và nếu kinh nghiệm không cung cấp cho chúng ta đủ bằng chứng, thì những tin tưởng liên quan không biện minh được và như thế là không hợp lý. (Sự khẳng định rằng một tuyên xưng là hợp lý nếu và chỉ khi nó được hỗ trợ bởi bằng chứng, thường được gọi là luận thuyết minh chứng [4]. Cả những người theo chủ nghĩa duy nghiệm và những người theo chủ nghĩa duy trí đều giống nhau, đều tin tưởng vững chắc vào luận thuyết minh chứng)

 

Gắn bó tận tụy của Hume với chủ nghĩa duy nghiệm giải thích cho trọng tâm thu hẹp của sự thăm dò tôn giáo của ông trong Đàm thoại này. Xem dường như tùy tiện, vì trước nhiều những luận chứng khác loại về sự hiện hữu của Gót đã dùng trong thời của Hume, ông tập trung hầu như trọn vẹn vào chỉ một luận chứng loại như vậy, Luận Chứng Thiết Kế. [5]Đúng là luận chứng cụ thể này (nội dung với ý tưởng rằng – trật tự và đẹp đẽ phức tạp thấy trong vũ trụ của chúng ta là bằng chứng của một nhà thiết kế thông minh và nhân từ) đã nhận hưởng một thịnh hành đặc biệt trong giai đoạn này, chủ yếu là nó đã được Isaac Newton tán thành, nhưng cũng còn có những luận chứng thời thượng khác, như luận chứng về bản thể (tìm cách chứng minh sự tồn tại của Gót từ chính bản chất của Ngài) và luận chứng về vũ trụ (cho rằng Gót phải hiện hữu để giải thích cho sự hiện hữu của chúng ta). Trọng tâm của Hume có ý nghĩa khi chúng ta thấy rằng luận chứng thiết kế là duy nhất trong số này, như nó tìm cách đưa ra kết luận dựa trên bằng chứng từ kinh nghiệm về thế giới. Chỉ có luận chứng thiết kế nhìn thế giới và hỏi, “có đủ bằng chứng ở đây để biện minh cho tin tưởng của chúng ta về một Gót toàn thiện và toàn năng không?”

 

Khi đi sâu vào việc thăm dò về lòng tin tôn giáo của ông trong Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên này, Hume đưa vào ba loại nhà tư tưởng của thế kỷ 18, mỗi người của mỗi loại có một nhân vật trong đàm thoại đại diện. Trước hết, ông thảo luận về loại người sẽ tin vào luận chứng thiết kế, người tin có gót thực nghiệm. Người tin có gót theo kinh nghiệm tin rằng – bằng cách nhìn vào thế giới, chúng ta có thể hiểu biết về sự hiện hữu và bản chất của Gót (gót thì là-có và Gót thì toàn thiện, toàn năng). Nhà gót học theo kinh nghiệm nổi tiếng nhất trong thời Hume là Isaac Newton, nhưng cũng có những người nổi tiếng khác của lập trường này như nhà khoa học và gót học người Holland là Bernard NieuoventLoại người thứ hai Hume thảo luận trong đàm thoại này là người Kitô giáo điều chính thống, hay người theo thuyết tán dương lòng tin tôn giáo, tin rằng vì nguồn lực trí tuệ của con người là quá yếu để dẫn chúng ta đến bất kỳ sự thật nào, chúng ta nên từ bỏ lý trí và chấp nhận sự thật về lòng tin tôn giáo (gọi là “lòng tin”, lòng tin tôn giáo) [6] . Người theo thuyết tán dương lòng tin tôn giáo nổi tiếng thời ấy như Montaigne và Pascal. Cuối cùng, Hume đưa ra người có lập trường hoài nghi, người không hoàn toàn hài lòng với một nào trong những lựa chọn thay thế này.

 

Đó là một phần minh chứng cho sự xem xét công bằng và thấu đáo của Hume đối với tất cả những lập trường này khiến những người trong cả ba truyền thống triết học này đều đã tuyên bố Hume là người phát ngôn lớn nhất của họ. Điều hầu như chắc chắn là những người với lập trường hoài nghi tôn giáo là những người có chứng cớ tốt nhất để gọi Hume là một trong số họ (trước sau không thể phủ nhận rằng chính ông đã đặt ra mô thức khuôn mẫu cho tất cả những tấn công sau này vào tính (không) hợp lý của lòng tin tôn giáo), nhưng những người theo thuyết tán dương lòng tin tôn giáo đã gần như gang thép tuyên bố ông là tiếng nói lớn nhất bảo vệ giáo điều chính thống tôn giáo. Nhà triết học người Đức J. G. Hamann, chẳng hạn, thuyết phục rằng Hume đã đưa ra lập luận chặt chẽ nhất cho thuyết tán dương lòng tin tôn giáo, bằng chứng minh rằng không có bằng chứng lý trí nào cho đạo Kitô (nên chỉ phải tin mà thôi). Ông đã dịch những đoạn Đàm thoại này sang tiếng Germany với hy vọng Immanual Kant sẽ đọc và trở thành một người Kitô nghiêm chính. Nhà gót học người Denmark Søren Kierkegaard [7], người theo thuyết tán dương lòng tin tôn giáo Kitô quan trọng nhất của thế kỷ XIX, cũng rất thán phục với cách của Hume giải thích về lập trường này.

 

4.

Ghi chú của người biên tập

 

Kiệt tác cuối cùng của Hume chủ yếu được viết những năm 1751-2, dường như được sửa đổi vào khoảng năm 1757 và một lần nữa năm 1761, với lần sửa đổi cuối cùng chỉ diễn ra năm 1776, khi ông gần chết (thời gian của những sửa đổi này được M.A. Stewart bàn luận kỹ lưỡng [8] Được những bạn bè khuyên can đừng xuất bản một tác gây nhiều tranh luận như vậy đương lúc còn sống, Hume dự định để lại bản thảo cho một trong những người bạn thân nhất của ông, Adam Smith. Nhưng Smith rõ ràng không muốn xuất bản, vì vậy, Hume sắp chết đã quyết định giao nó cho William Strahan, người chủ nhà in và xuất bản của ông, bằng một thêm-vào trong di chúc của ông ngày 7 tháng 8 năm 1776 (ông chết vào ngày 25 tháng 8): “tôi … giao lại những Bản thảo của tôi cho ông William Strahan chăm sóc … Tôi mong muốn, rằng tập Những Đàm thoại về Tôn giáo Tự nhiên của tôi có thể được in và xuất bản bất cứ lúc nào trong vòng hai năm sau khi tôi chết; …Tôi cũng sắp xếp rằng, Những Đàm thoại của tôi, vì bất kỳ nguyên nhân nào, nếu sẽ không được công bố trong vòng hai năm rưỡi sau cái chết của tôi, di sản sẽ trả lại cho người cháu tôi, David, người có nhiệm vụ, xuất bản chúng như yêu cầu cuối cùng của người chú của mình, phải được sự chấp thuận của tất cả mọi người trên thế giới.” Trong khi đó, ông đã yêu cầu tạo ra hai bản sao, một trong hai bản đó được người cháu ông giữ, người trong diễn tiến đã giữ bản thảo gốc vốn cuối cùng người cháu này đã cho xuất bản tác phẩm vào năm 1779. Bản văn ở đây theo bản in 1779 đầu tiên đó, với một vài thay đổi tối thiểu về biên tập trong trường hợp có thể xác định được những lỗi rõ ràng (tham khảo bản thảo trong những trường hợp tương ứng).

 

Đặc biệt duy nhất trong số những tác phẩm triết học lớn của Hume, chúng tôi vẫn có được toàn bộ bản thảo gốc, được The Royal Society của Edinburgh [9] bảo tồn và lưu trữ trong Thư viện Quốc gia Scotland (chúng tôi rất biết ơn cả hai vì đã cung cấp những hình chụp tuyệt vời như vậy). Nó được công bố lần đầu tiên trên trang web này [10] và cung cấp những manh mối cho sự tìm hiểu thích thú về cả bố cục lẫn diễn giải của một tác phẩm có chính hình thức đàm thoại để ngụy trang cho những ý định của Hume. Nó được chia thành 12 phần (sau một giới thiệu ngắn), gồm ba nhân vật chính, và chủ yếu gồm một phân tích và thảo luận phê phán về Luận chứng Thiết kế, một luận chứng phổ thông về sự hiện hữu của Gót, thời đó được rộng rãi coi là bằng chứng quyết định của thuyết Tin-có-Gót (đạo Kitô) Giống như trong Phần 11 của tập Thăm dò đầu tiên [11], hình thức đàm thoại này cho phép Hume thăm dò và bàn luận những ý kiến ​​‘nguy hiểm’ của mọi người nhưng chính ông không phải tỏ ra can dự hay gắn buộc với chúng, dẫn đến nhiều tranh luận về câu hỏi – những nhân vật nào, hay cách kết hợp quan điểm nào của họ – là phản ánh chính xác nhất lập trường của ông

 

Sau một vài mở đầu, Phần 1 cung cấp một thảo luận của thuyết hoài nghi vốn đem cho những thấu hiểu sâu xa có giá trị về ‘thuyết hoài nghi giảm nhẹ’ [12] vốn Hume đã đạt đến như quan điểm kết luận của quyển Enquiry đầu tiên của ông (E 12.24-34). Luận chứng Thiết kế được Cleanthes trình bày trong Phần 2, người ủng hộ ‘thuyết Tin-có-Gót thực nghiệm’ (D 5.2), người gọi đến sự tương đồng giữa vũ trụ phức tạp có trật tự và một cỗ máy phức tạp. Philo, – ‘người hoài nghi vô tư’ (D Intro.6), người thường được cho là người phát ngôn chính của Hume, đã tiếp tục tấn công lập luận này, phản đối rằng sự tương tự được giả định thì quá xa để duy trì bất kỳ suy diễn đáng tin cậy nào (D 2.17-24). Nhân vật chính thứ ba, Demea, được giới thiệu là một tín đồ của ‘suy nghĩ chính thống cứng rắn’ (D Intro.6), cùng với Philo tấn công thuyết nhân hóa [13] của Cleanthes, nhưng chính người này lại bị Cleanthes nghiền nát vì tật xấu đối nghịch của ‘chủ nghĩa huyền bí’, vốn khi nó nhấn mạnh rằng Gót thì hoàn toàn không thể hiểu được theo những điều con người, trở nên không thể phân biệt được với thuyết không-tin-có-gót (D 4.1-3).

 

Những phần 5 đến 8 đều hầu hết được tiếp tục với sự sáng tạo của Philo đưa ra rất nhiều những tương tự thay thế, qua đó ông đã hiệu quả chế giễu Luận chứng Thiết kế của Cleanthes. Thay vì như một cỗ máy, đúng hơn vũ trụ có thể được so sánh như một con tàu hoặc thành phố, không một nhà thiết kế toàn hảo độc nhất nào tạo nên, nhưng do một sự tiếp nối của nhiều người làm việc, có thể sai lầm, nhưng tử từ học kỹ năng của họ bằng làm thử và chữa sai lầm (D 5.7-12). Trật tự phức tạp của nó, khác xa với của một chiếc đồng hồ hoặc của một khung dệt sợi len (D 7.3), nhưng giống nhiều hơn với của một động vật hay thực vật, vốn xuất phát từ giòng giống hoặc vùng thảo mộc, thay vì thiết kế (D 6-7). Philo ngay cả còn gợi ý làm sống lại “Giả thuyết cổ của Epicurus” (D 8.2), giải thích cho trật tự thấy bên ngoài của vũ trụ nhìn về phần của những mô hình ổn định vốn phát sinh thuần túy bởi ngẫu nhiên – nhiều người đọc Hume, đã thấy ở đây, một báo trước có thể có về thuyết Tiến hóa của Darwin.

 

Trong Phần 9, Demea khuyên nên từ bỏ luận chứng a posteriori của Cleathes để ủng hộ luận chứng a priori đơn giản và siêu việt, vốn là một gợi nhớ mạnh mẽ đến Samuel Clarke [14]. Giờ đây, đến lượt Cleathes tấn công, hiệu quả loại bỏ lập luận của Demea, trong một tinh thần hoàn toàn Hume (so sánh D 9.5 với E 12.28). Phản ứng của Demea, là thú nhận rằng tin tưởng của ông vào Gót thì không dựa trên lý luận nhưng trên ‘một ý thức về sự đần độn và khốn khổ của ông... Chúng ta đều là những sinh vật thảm thương cùng quẫn biết chừng nào! giữa những muôn vàn tai ác của cuộc đời, chúng ta biết mong cầu vào đâu, không phải là tôn giáo ... đã xoa dịu những khiếp hãi đó sao ...” (D 10,1). Philo bây giờ tiếp với Demea trong sự nhấn mạnh vào những kinh hoàng của thế giới (Phần 11 và 12 cùng nhau tạo thành một trong những thảo luận kinh điển về Luận chứng Tà Ác), nhưng cuối cùng ông đẩy luận chứng vượt quá những ranh giới vốn Demea có trong suy nghĩ, về phía rằng nếu có bất kỳ người sáng tạo nào thì có nhiều phần chắc chắn là vị này thờ ơ, lãnh đạm về đạo đức (D 11.15) hoặc ngay cả là vô đạo đức (D 11,16-17). Demea, rõ ràng bực tức vì việc chuyển biến này, ‘ngay sau đó, lấy cớ này hay giả vờ khác, để rời khỏi nhóm” (D 11,21), để lại Cleanthes và Philo đi đến kết thúc thảo luận trong phần 12 nổi tiếng phức tạp khó hiểu.

 

Khó hiểu nổi tiếng mọi người đều biết của Đàm thoại là – hiểu thế nào ý nghĩa của sđổi ngược ý kiến rõ ràng của Philo, trong đó, sau khi đã chỉ trích rất nặng nề về Luận chứng Thiết kế trong những phần trước, cuối cùng, tự ông đã ủng hộ luận chứng (thí dụ D 12.2-4), và sau cùng chấp nhận trên cơ sở này “Rằng nguyên nhân hay những nguyên nhân của trật tự trong vũ trụ có thể mang một vài tương đồng xa xôi với trí thông minh của con người” (D 12,33), một đoạn thường được biết là “sự thú tội của Philo”. Có nhiều chủ đề trong Phần 12 vốn có thể giúp để giải thích (hoặc giải thích cho mất đi) thiếu nhất quán trông thấy này, thí dụ như đề nghị của Philo tại D 12.6-7 rằng mức độ tương tự giữa não thức con người và não thức được giả định của thần thánh là một vấn đề về mức độ, làm cho tranh luận giữa những người tin-có-gót và những người không-tin-có-gót phần lớn là lời nói chữ nghĩa. Nếu đây thực sự là kết quả cuối cùng của tranh luận – dường như được xác nhận bằng chú thích 11 của tác giả (mặc dù điều đó liên quan đến “tranh chấp giữa người Hoài Nghi và những người Giáo điều”, và không nhắc gì đến tôn giáo) – khi đó lời thú tội rõ ràng về lòng tin tôn giáo của Philo thành ra hầu như không là gì cả. Tuy nhiên, bày tỏ cởi mở của ông về ‘sự tôn kính với tôn giáo chân thực’. (D 12.9) có một nghĩa lý trong đàm thoại, bằng việc cho tung ra một tấn công mãnh liệt, về mặt ngược lại, vào những băng hoại đạo đức của ‘sự mê tín thô tục’ (D 12.11-21). Theo ông, ‘tôn giáo chân thực không có những hậu quả nguy hiểm độc hại như vậy’ (D 12,23), nhưng người ta phải tự hỏi liệu sự kêu gọi của ông với ‘tôn giáo chân thực’ ở đây chỉ là trưng bày bề ngoài cho có, một cách để tránh sự kiểm duyệt và sự phủ nhân những quan điểm ông đang bày tỏ, bằng cách có ý định bảo vệ một hình thức đạo đức của tôn giáo vốn được giả định thu gọn ‘Thuyết Tin-Có-Gót Chân Chính’ (D 12.24), nhưng trong thực tế nó lộ liễu với mọi người vì sự thiếu vắng của nó trong thế giới thực của thực hành tôn giáo. Bức tranh không tâng bốc của Philo về tôn giáo phổ biến mô tả nó như đạo đức đồi bại bằng ‘việc nuôi dưỡng những loại đức hạnh mới, bất xứng và phù phiếm, có khuynh hướng để ‘làm suy yếu … sự gắn bó của con người với động cơ tự nhiên về công lý và nhân ái’, và thúc đẩy đạo đức giả (D 12.16-17). Xa cách như thế với sự thành lập dựa trên lý trí, cơ sở tâm lý của nó nằm trong sợ hãi và khốn khổ (D 12,25-30), và Philo lại nhấn mạnh sự tương phản giữa sự mê tín thô tục đó và tôn giáo chân thực trừu tượng của ‘những người theo Thuyết Tin-Có-Gót triết học’ (D 12.32) trước khi đưa ra xưng tội hơi ngạc nhiên của ông. Ông chấm dứt với một ghi nhận ngay cả còn ngạc nhiên hơn, sau khi quan sát rằng vì lý trí thì có khả năng để thiết lập không hơn một thuyết tin-có-gót giới hạn tối thiểu, “Một người, từng trải với một cảm thức đúng về những bất toàn của lý trí tự nhiên, sẽ bay đến chân lý được vén lên cho thấy với sự hăng hái lớn nhất ... Để là hoài nghi triết học, trong một con người trí thức, là bước đầu tiên và thiết yếu nhất hướng tới thành một người tin tưởng Kitô, đúng đắn”(D 12,33).

 

Những ai quen thuộc với phủ nhận của Hume với loại ‘chân lý vén lên cho thấy’, (thí dụ E 10.40) và việc ông rất thích quay sang ‘việc dối trá trong gót học’ (như có lẽ đã cho thí dụ rõ ràng nhất trong đoạn đầu và đoạn cuối của bài tiểu luận về Sự Bất Tử Của Hồn Người của ông) cũng rất có thể cân nhắc rằng Philo thì được gán nhãn hiệu không thành thật trong diễn đạt hoa mỹ cuối cùng của ông về Thuyết Tán Dương Lòng Tin Tôn Giáo kiên định [15]. Nhưng Philo không phải là Hume, và do đó có thể là vai trò chủ định của ông là để miêu tả một thuyết lòng tin tôn giáo hoài nghi chân chính trên mô hình của Pierre Bayle. Thông điệp của Hume khi đó phải được đọc không trực tiếp từ những gì Philo nói, nhưng từ những đàm thoại đã khéo léo xây dựng như một toàn thể. Và đây là nơi mà giá trị của bản thảo còn giữ được của ông trở nên rõ ràng nhất, cho phép chúng ta nhìn thấy một vài trong những giai đoạn, trong đó việc xây dựng đã diễn ra khéo léo. [Với những ai muốn tìm hiểu thêm chi tiết, … ở đây, tạm một minh họa tưởng cũng tạm đủ]

 

Nếu chúng ta đến trang 79 của bản thảo, ở phía bên phải của (màn hình) bản sao chụp, bạn sẽ thấy bản văn in của Đàm thoại (như trong bản in đầu tiên năm 1779) và ở phía bên trái, trang viết tay của Hume. Nhiều dấu vết của sửa đổi và tẩy xóa hiện rõ ràng, và xuống khoảng một nửa trang, một dấu “BB” chỉ một nơi để viết gài vào (ngay sau dòng “ông được giả định chính đáng để gánh chịu một sự Tương đồng đáng kể?”). Bây giờ nhìn lại bản văn ở phía bên trái của màn hình, chuyển dịch xuống cho đến khi đến điểm tương ứng trong bản in, trong đó “BB” được đánh dấu màu xanh để chứng tỏ nó là một ‘đầu nối’ sống. Bấm vào đầu nối (là dòng chữ màu xanh) này, bây giờ bản thảo trang 87 được đưa lên ở bên trái của màn hình, cho thấy “BB” chèn vào như được tự tay Hume đã viết thêm. những viết chèn “AA” (chứa chú thích 11 nêu trên) cũng trên trang này, nhưng hãy để ý hai đoạn này xem chúng khác nhau thế nào. Lý do là phần thêm của BB, vốn kéo dài đến trang cuối của bản thảo (bấm vào nút xem ‘trang tiếp’ ở phía trên, bên phải) đã được thêm vào khi Hume sắp chết, và sự yếu ớt trong chữ viết tay của ông thì rất rõ ràng. Những dòng viết quanh chỗ sang trang ở đây thì rất quan trọng: “... Tôi hỏi [người (theo thuyết) Không-Tin-Có-Gót ], không biết có phải, từ sự Đồng tình gắn kết mạch lạc và rõ ràng trong tất cả những phần của thế giới này, không có được một mức độ nhất định của tương tự giữa tất cả những hoạt động của Tự nhiên , trong mọi tình cảnh và trong mọi thời; không biết có phải sự mục nát của một củ cải, giòng dõi của một con vật, và cấu trúc của tư tưởng con người là không phải là những năng lượng vốn có lẽ mang một vài loại tương đồng xa xôi với lẫn nhau: Đó là không thể nào người này có thể phủ nhận nó ... Sau khi thu được thú nhận này, tôi đẩy người này thêm nữa, trong rút lui của người này; và tôi hỏi người này, nếu không thể xảy ra, rằng Nguyên Lý vốn đầu tiên đã sắp xếp, và vẫn duy trì trật tự trong vũ trụ này, không phải là cũng mang một vài tương đồng xa xôi không thể mường tượng được với những tác động khác của Thiên nhiên, và trong số phần còn lại của sự cai quản qua tổ chức và trao đổi trực tiếp Não thức và Tư tưởng con người. Bất đắc dĩ, đẫu ngại ngần đến đâu, người này phải đem cho sự chuẩn nhận của mình. Lưu ý đoạn văn này (vốn Stewart gọi là ‘di chúc của Hume sắp chết cho hậu thế’), trong khi cố gắng gây áp lực cho người không-tin-có-gót , trong thực tế, nó dùng vào việc làm suy yếu hoàn toàn sức mạnh của ‘sự thú tội’ nổi tiếng của Philo, nguyên nhân hay những nguyên nhân của trật tự trong vũ trụ có thể, quả thực, mang một vài tương đồng xa xôi với trí thông minh của con người, nhưng không hơn gì sự mục nát của một củ cải, và sự việc này rõ ràng không đưa tới bất kỳ một Thuyết Tin-có-Gót xứng đáng nào như tên gọi ! Hơn nữa, đây là hai đoạn duy nhất trong tất cả những tác phẩm của Hume dùng cụm từ tương đồng xa xôi, và chúng có cùng trọn câu ‘có thể mang một vài tương đồng xa xôi’ – như thế, có vẻ như rất có nhiều xảy ra là chúng chủ định được đọc cùng với nhau. Ở đây chúng ta có một thí dụ tuyệt hảo về sự sáng tác thông minh của Hume, dấu một thông điệp trong chính đoạn văn cuối cùng ông đã từng viết để đem xuất bản, do đó sau này nó có thể được những người đọc sáng suốt tinh tường nhận ra và hiểu theo tương ứng. Thông điệp đó là của Hume, nhưng rõ ràng không là của Philo, vì Philo vẫn là một người ủng hộ Thuyết Đề Cao Lòng Tin Tôn Giáo của Bayle [16], nhưng bằng chứng mạnh mẽ này cho thấy rằng Hume gần gũi hơn với những gì chúng ta sẽ gọi là người Không-Tin-Có-Gót.

 

Peter Millican

 


 


Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên.

 Phần Giới thiệu

 



Tóm lược

Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên bắt đầu với một bàn luận về chính hình thức đàm thoại. Người kể chuyện của chúng ta, Pamphilus, sắp kể lại một đàm thoại hết sức thú vị ông đã có dịp nghe giữa Cleanthes, giáo sư của ông, và Demea và Philo, hai người bạn của Cleanthes. Trước khi bắt đầu kể lại cuộc bàn luận, Pamphilus ngẫm nghĩ một lúc về đề tài bàn luận, – sự khả hữu của tôn giáo tự nhiên (nghĩa là – một tôn giáo dựa trên lý trí nhưng không dựa trên sự vén lên cho thấy như những tôn giáo Abraham, có thể có được không?) – và cho rằng đề tài này thì rất phù hợp với hình thức đàm thoại. Thông thường, ông nói, hình thức đàm thoại gây trở ngại cho việc học hỏi thực sự bởi sự ngăn chặn thứ tự, ngắn gọn và chính xác. Tuy nhiên, có ba loại đề tài vốn làm cho đàm thoại thì ưa chuông hơn một hình thức thuần túy phân tích. Những gì thuộc phạm vi thực tế quá hiển nhiên vốn chúng không thể tranh luận, nhưng quá quan trọng khiến chúng không thể được thảo luận quá thường xuyên, đều tốt nhất là trong dạng đàm thoại vì theo cách đó chúng trở nên thú vị hơn và có thể chịu được sự lặp lại liên tục. Cũng vậy, những câu hỏi triết học vốn chúng quá khó khăn và tối tăm đến nỗi lý trí của con người không có khả năng để trả lời chúng dứt khoát, nhưng sự quyến rũ của chúng với của con người khiến khó có thể bỏ mặc chúng được, đều được giải quyết tốt nhất trong dạng đàm thoại, vì hình thức này không đòi hỏi chúng ta phải đưa ra bất kỳ câu trả lời dứt khoát nào, nhưng đúng hơn cho phép chúng ta tiếp tục khám phá câu hỏi. Đề tài của tôn giáo tự nhiên, ông bảo chúng ta, có tất cả những đặc điểm này. Không gì thì quá hiển nhiên trong phạm vi thực tế như Gót hiện hữu; không gì thì quan trọng hơn ‘chân lý’ này; và không gì thì khó khăn để thấu hiểu hơn bản chất của Gót (bao gồm những thuộc tính, những phán truyền và kế hoạch bảo bọc dự phòng tương lai của ông). Hình thức đàm thoại khi đó, là cách thức thích hợp duy nhất để dùng với đề tài này.

 

Sau giới thiệu này, Pamphilus bắt đầu kể lại buổi trò chuyện giữa ba học giả. Ba nhân cách, nó trở nên rõ ràng ngay từ đầu, đại diện cho ba lập trường gót học rất khác nhau. Cleanthes là một nhà tin-có-gót duy nghiệm; nghĩa là, ông tin rằng có thể đi đến sự hiểu biết về sự hiện hữu và bản chất của Gót bằng cách suy ra nó từ thế giới tự nhiên. Nói cách khác, ông nghĩ rằng bằng cách nhìn vào thế giới, chúng ta có thể thu thập bằng chứng vốn sẽ cho phép chúng ta đưa ra kết luận biện minh về Gót thì thực sự giống những gì. Ông là người duy nhất tin tưởng rõ ràng và kiên quyết vào sự khả hữu của tôn giáo tự nhiên (nghĩa là sự có thể được của việc đặt nền tảng của lòng tin tôn giáo trong lý trí).

 

Demea, người theo đạo Kitô truyền thống, chính thống có vẻ có tham vọng đối với ý tưởng về lòng tin tôn giáo dựa trên lý trí. Ông không hoàn toàn chống lại ý tưởng, nhưng ông cũng không hoàn toàn thoải mái với nó. Thêm nữa, ông đã được thuyết phục rằng nếu có bất kỳ nền tảng nào có thể có cho niềm tin trong lý trí, thì đó không phải là qua loại lý luận thực nghiệm mà Cleanthes thúc giục. Thay vào đó, bất kỳ nền tảng hợp lý nào cho lòng tin tôn giáo sẽ đến từ những luận chứng tiên nghiệm nhất định và ổn định vốn dùng lý trí thuần túy để đi đến những kết luận không thể nghi ngờ. Ông dường như thực sự đồng cảm với thuyết Tán dương Lòng tin Tôn giáo, vốn khẳng định rằng lòng tin tôn giáo không thể có căn cứ trong lý trí, nhưng phải được đặt nền tảng trong lòng tin tôn giáo thuần túy và không-lôgích.

 

Philo là nhân vật duy nhất cho thấy không ngả sang hướng tôn giáo tự nhiên. Philo, được Pamphilus giới thiệu với chúng ta như một người hoài nghi triết học, rất kiên quyết trong tuyên bố của mình rằng lý trí không thể đưa chúng ta đến một sự hiểu biết về bản chất của Gót. Đó là những lập luận của Philo chống lại thuyết tin-có-gót thực nghiệm của Cleanthes gồm trong chủ đề chính của Đối thoại.

 

 

PAMPHILUS BẢO HERMIPPUS.

 

D 0,1, KS 127

Đã từng được ghi nhận, Hermippus của tôi ơi, rằng mặc dù những nhà triết học thời cổ đã truyền đạt hầu hết giảng dạy của họ trong hình thức của đàm thoại, phương pháp soạn thảo này đã ít được thực hành trong những thời sau, và hiếm khi đã thành công trong tay của những ai, là người đã gắng thử nó. Luận chứng hợp thức và chính xác, quả thực, loại giống như bây giờ được những người đặt những câu hỏi triết học mong đợi, theo tự nhiên ném một người vào trong cách thức có phương pháp và mô phạm; ở đó người này có thể ngay lập tức, không sửa soạn, giải thích vấn đề, vốn ông nhắm tới nó; và từ đó tiến hành, không gián đoạn, để suy diễn những bằng chứng, vốn trên đó nó được thiết lập. Để giãi bày một HỆ THỐNG qua trò chuyện thì hiếm khi xuất hiện như tự nhiên; và trong khi những người viết đàm thoại mong muốn, bằng khởi đi từ phong cách trực tiếp của sáng tác, để đem cho một không khí tự do hơn với thể hiện của mình, và sự xuất hiện của Người Viết và Người Đọc, ông thì có khuynh hướng vấp vào một sự bất tiện tệ hại hơn, và truyền đạt hình ảnh của nhà Mô Phạm và người Học Trò. Hoặc nếu ông tiếp tục sự bàn luận theo tinh thần tự nhiên của hội họp đồng bạn cởi mở, bằng cách ném vào nhiều đề tài khác loại và bằng giữ một cân bằng thích ứng giữa những người nói; Ông thường mất quá nhiều thời gian trong những chuẩn bị và những chuyển tiếp, khiến người đọc sẽ hầu như không nghĩ chính mình được đền bù, bởi tất cả những uyển chuyển của đàm thoại, cho sự thứ tự, sự ngắn gọn, và sự chính xác, vốn những gì đã hy sinh cho chúng.

 

D 0,2, KS 127

Tuy nhiên, có một vài đề tài, lối viết-đàm thoại thì đặc biệt thích ứng với chúng, và nơi mà nó vẫn còn được ưa chuộng hơn so với phương pháp soạn thảo trực tiếp và đơn giản.

 

D 0,3, KS 127

Bất kỳ điểm nào của học thuyết, vốn thì quá rõ ràng, khiến nó hiếm chấp nhận tranh luận, nhưng đồng thời rất quan trọng, khiến nó không thể là quá thường xuyên được khắc sâu, dường như để đòi hỏi một vài phương pháp loại như vậy để giải quyết nó; ở chỗ sự mới mẻ của cách thức có thể bù đắp cho sự tẻ nhạt của đề tài, ở chỗ sự linh hoạt của trò chuyện có thể thúc ép giáo huấn, và ở chỗ sự phong phú đa dạng của ánh sáng, được trình bày qua nhiều nhân vật và nhân cách khác nhau, có thể hiện ra không tẻ nhạt, cũng không thừa thãi.

 

D 0,4, KS 128

Bất kỳ câu hỏi nào về triết học, mặt khác, vốn rất mơ hồkhông chắc chắn, khiến lý trí của con người có thể không đạt được quyết định chắc chắn về nó; nếu như nó sẽ có được giải quyết dù cách nào đi nữa; dường như dẫn chúng ta một cách tự nhiên vào phong cách của đàm thoại và trò chuyện. Những người hiểu lẽ phải có thể được để cho bất đồng, ở chỗ không ai có thể hợp lý chắc chắn được: Những tình cảm đối lập, ngay cả với không quả quyết bất kỳ nào, có thể tạo được thích thú dễ chịu: và nếu đề tài gợi tò mò tìm hiểu và thú vị, lề luật sẽ đưa chúng ta, theo một cách thức, vào trong hội họp bè bạn, và hợp nhất hai thú vui lớn nhất và tinh khiết nhất của đời người, học hỏi và hợp đoàn

 

D 0,5, KS 128

Mừng thay, những trường hợp này tất cả đều thấy được trong đề tài TÔN GIÁO TỰ NHIÊN [17]. Sự thật nào hiển nhiên đến như thế, chắc chắn đến như thế, như sự là-có của một Gót [18] , vốn những thời đại ngu mội nhất đã ghi nhận, vốn những thiên tài đầy học thức nhất đã tham lam gắng sức để tạo ra những bằng chứng và những luận chứng mới cho nó? Sự thật nào quá quan trọng như thế như điều này, vốn là lý do của tất cả hy vọng của chúng ta, nền móng chắc chắn nhất của đạo đức, sự hỗ trợ bền vững nhất của xã hội và là nguyên lý độc nhất, vốn phải nên không bao giờ được vắng mặt, dù khoảnh khắc, khỏi những nghĩ ngợi và suy tưởng của chúng ta? Nhưng trong việc đối ứng với sự thật hiển nhiên và quan trọng này; xảy ra những câu hỏi tối nghĩa nào, liên quan đến bản chất của hữu thể linh thiêng đó; những thuộc tính của ông ta, những mạng lệnh của ông ta, kế hoạch kiểm soát lo liệu bảo bọc trong tương lai [19] của ông ta? Những điều này đã từng luôn luôn làm đề tài cho những tranh luận của người ta: Liên quan đến những điều này, lý trí của con người đã chưa đạt được bất kỳ xác định chắc chắn nào: Nhưng đây là những đề tài rất thú vị, khiến chúng ta không thể kiềm chế dò hỏi hiếu động của chúng ta về phần chúng; mặc dù không gì nhưng chỉ nghi ngờ, không chắc chắn và mâu thuẫn, cho đến nay, là kết quả của những nghiên cứu chính xác nhất của chúng ta.

 

D 0,6, KS 128-9

Điều này, gần đây tôi đã có dịp để quan sát, trong khi tôi trải qua, như thường lệ, phần của mùa nghỉ-hè với CLEANTHES, và đã có mặt trong những trò chuyện đó của ông với PHILO và DEMEA, vốn gần đây tôi đã đưa cho bạn một vài ghi chép không hoàn hảo. Sự hiếu kỳ của bạn, bạn bảo tôi sau đó, đã là rất phấn khích, khiến tôi phải cần thiết đi vào trong một chính xác chi tiết hơn của những lý luận của họ, và trưng bày những hệ thống khác nhau đó, vốn họ đã tiến tới, với liên quan về một đề tài rất tế nhị như đề tài của Tôn giáo Tự nhiên. Sự tương phản ghi nhận được trong cá tính của họ lại còn làm tăng thêm những mong đợi của bạn; khi bạn đối lập bước chuyển triết học chính xác của Cleanthes với sự hoài nghi vô tư của Philo, hay so sánh một trong những khuynh hướng của họ với lập trường chính thống cứng rắn không lay chuyển của Demea. Tuổi trẻ của tôi làm cho tôi đơn thuần trở thành một người chỉ lắng nghe những tranh luận của họ; và rằng sự hiếu kỳ tự nhiên với những năm tháng đầu đời, đã in toàn bộ chuỗi dài và mạch nối của những luận chứng của họ quá sâu trong trí nhớ của tôi, tôi hy vọng rằng trong việc kể lại, tôi sẽ không bỏ sót hay làm xáo trộn bất kỳ phần đáng kể nào của chúng.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Feb/2019)



[2] William Warburton (1698 –1779): nhà chăn chiên cấp tỉnh của Gloucester, thuộc hội nhà thờ England, cũng là một nhà phê bình văn học.

[3] Paul Henry Thiry, baron d'Holbach (1723 – 1789) tác giả người France, gốc Germany, triết gia và soạn giả từ điển bách khoa toàn thư. Một trong những người không-tin-có-gót thẳng thắn, không úp mở, một người khai triển nổi tiếng của chủ nghĩa không-tin-có-gót và Chủ nghĩa Duy vật, tác giả quyển sách nổi tiếng Système de la nature (1770)

[4] evidentialism

[5]Quí vị đều biết luận chứng thiết kế: Mọi sự trong thế giới đã được tạo lập vừa vặn sao cho chúng ta có thể xoay sở mà sống trong thế giới ấy, và nếu như mà thế giới đã có khác đi chỉ một chút, chúng ta không thể nào xoay sở sinh sống trong ấy được. Đó là luận chứng thiết kế.” (Bertrand Russell – Tại Sao Tôi Không là người Kitô?)

[6] ở đây , cũng như nhiều những bản dịch khác của tôi – tôi dùng “faith” = ‘lòng tin tôn giáo’, khi muốn rõ hơn – “lòng tin tôn giáo” hiểu như tin tưởng này thấy trong những tôn giáo Abraham, vốn dựa trên tình cảm hơn là lý trí.

[7] Kierkegaard là người Kitô nổi tiếng với lập trường ‘leap of faith’= nhảy qua lý trí để tin tưởng- vì theo ông, Gót vượt trên lôgích, chứng minh, hay lý trí.

[8] Trong “Năm tháng của những bản thảo của Hume”, trong Paul B. Wood, The Scottish Enlightenment: Essays in Reinterpretation, University of Rochester Press, 2000, chapter 9).

[9] Hàn Lâm Viện Quốc Gia Khoa Học Và Văn Học Scotland.

[10] https://davidhume.org/texts/d/

[11] An Enquiry concerning Human Understanding, Một Thăm dò về Khả năng Hiểu biết của Con người (1748, 1777) Section XI. ‘Of a Particular Providence and of a Future State

[12] mitigated scepticism

[13] anthropomorphism

[14] Samuel Clarke (1675–1729) nhà gót học, triết gia có ảnh hưởng rất lớn ở England thế kỷ18.

[15] Fideism: thuyết Tán dương Lòng tin Tôn giáo. (Latin ‘fides’ = ‘faith’; Fideism = faith-ism). “Fideism” là tên chỉ học thuyết – lập luận rằng lòng tin tôn giáo trong đạo Kitô (đức tin) thì (đặc biệt) độc lập, nếu không nói, phản lại với lý trí. Thuyết đề cao lòng tin tôn giáo này, ngược với truyền thống gót học tự nhiên, đưa ra luận chứng – chủ trương, hay xem như chủ trương – rằng lý trí thì không cần thiết, hay không thích ứng cho sự thực hành hay minh chứng những lòng tin tôn giáo, như trong đạo Kitô.

[16] Pierre Bayle (1647–1706) là một Huguenot, một tín đồ Thệ phản, người France, tên ông thường được gắn với thuyết tán dương lòng tin tôn giáo

[17] Natural Religion: Tôn Giáo Tự Nhiên: là tôn giáo cho rằng những lòng tin tôn giáo đều có thể ‘tự nhiên’ đến với một người có suy nghĩ lôgích, dùng phán đoán lý trí xem xét chứng cớ trong thế giới tự nhiên; ngược lại với nó là loại Tôn Giáo Vén Lên Cho Thấy như đạo Kitô (và đạo Juda, Islam). Theo giáo lý Kitô, loài người bị ‘sa ngã’, không thể biết được chân lý tôn giáo (như Gót hiện hữu, sáng tạo, cứu chuộc, …), Thế nên loài người vẫn ngăn cách với chân lý tôn giáo bởi một tấm màn che, nó phải được vén lên, đê chân lý ẩn dấu được phơi bày. Những Tôn Giáo Vén Lên Cho Thấy như thế đều không đưa ra chân lý dựa trên phán đoán lý trí và chứng cớ trong thế giới tự nhiên, do đó chúng đòi hỏi một tin tưởng tuyệt đối (như một đức hạnh = đức tin) vào những gì đã một lần sau tấm màn được vén lên cho hiển lộ – Chủ đích của Hume trong Đàm thoại này cho chúng ta thấy – rằng ngay cả loại Tôn Giáo Tự Nhiên cũng không thể có. Với ông, không thể có lòng tin tôn giáo nào chúng ta có thể có được hoàn toàn bằng cách thu thập bằng chứng và lý luận về bằng chứng đó.

[18] the being of a God : sự hiện hữu của một Gót

[19] Providence: vẫn dịch theo kinh sách Kitô là ‘quan phòng’ và ‘Đấng Quan phòng’ = Gót (The care, guardianship, and control exercised by a deity; divine direction – tin tưởng rằng có một ‘sự chăm sóc, giám hộ và kiểm soát được thực hiện bởi một vị gót; sự hướng dẫn linh liêng’)