Bảy Bài Giảng Ngắn Về
Vật Lý
Carlo Rovelli
(Seven Brief Lessons on
Physics)
BÀI GIẢNG THỨ SÁU
Xác Suất, Thời Gian Và Nhiệt Của Hố Đen
Cùng với những lý
thuyết chính tôi đã bàn luận và mô tả về những thành phần cấu tạo cơ bản
của thế giới, có một thành trì lớn khác của vật lý, vốn nó thì có
phần nào khác biệt với những hào lũy khác. Một câu hỏi duy nhất đã có
nguyên nhân bất ngờ từ nó: ‘Nhiệt là gì?’
Những gì họ đã thành
ra hiểu được là một loại chất vật chất nóng thì không là một vật chất chứa chất
lỏng có calory. Một vật chất nóng là một chất trong đó những atom di
chuyển nhanh hơn. Những atom và những particle, những cụm nhỏ gồm những
atom liên kết với nhau, luôn chuyển động. Chúng chạy, rung, nảy bật
và tiếp tục như vậy. Không khí lạnh là không khí trong đó những atom,
hay đúng hơn là những particle, di chuyển chậm hơn. Khí nóng là không
khí trong đó những particle di chuyển nhanh hơn. Đẹp đơn giản. Nhưng chừng
đó thì chưa hết.
Nhiệt, như chúng ta
biết, luôn luôn di chuyển từ những vật nóng sang vật lạnh. Một thìa
khuấy trà lạnh được đặt trong một tách trà nóng cũng trở thành
nóng. Nếu chúng ta mặc không thuận thời tiết, vào một ngày băng giá, chúng
ta nhanh chóng mất nhiệt độ thân thể và bị nhiễm lạnh. Tại sao nhiệt
đi từ những vật nóng đến những vật lạnh, nhưng không ngược lại?
Đó là một câu hỏi quan trọng, vì nó liên quan đến bản chất của thời gian. Trong
mọi trường hợp, trong đó sự trao đổi nhiệt không xảy ra, hay khi sự trao đổi
nhiệt thì không đáng kể, chúng ta thấy rằng tương lai chạy đúng in như quá
khứ. Thí dụ, đối với chuyển động của những hành tinh trong hệ mặt trời,
nhiệt thì gần như không can dự, và trong thực tại, cùng chuyển động tương
tự này có thể diễn ra ngược lại nhưng không phá vỡ bất kỳ một định luật
vật lý nào. Ngay sau khi có nhiệt, tuy nhiên, tương lai thì khác với
quá khứ. Trong khi không có lực ma sát, thí dụ, một quả lắc đồng hồ có
thể đong đưa mãi mãi. Nếu chúng ta quay phim nó và chiếu cuộn
phim này trở ngược, chúng ta sẽ thấy chuyển động có thể hoàn toàn xảy ra. Nhưng
nếu có lực ma sát, khi đó quả lắc sẽ làm phụ trợ của nó hơi nóng lên, mất
năng lượng và chậm lại. Ma sát tạo nhiệt. Và ngay lập tức chúng
ta có thể phân biệt tương lai (theo hướng quả lắc chậm dần)
với quá khứ. Chúng ta chưa bao giờ thấy một quả lắc bắt đầu đong đưa từ
một vị trí tĩnh, với chuyển động của nó bắt đầu bởi năng lượng thu được
bằng hấp thụ nhiệt từ những phụ trợ của nó. Sự khác biệt giữa quá khứ và
tương lai chỉ hiện hữu khi ở đó có nhiệt. Hiện tượng cơ bản vốn phân
biệt tương lai với quá khứ là sự kiện rằng nhiệt truyền từ những vật nóng
hơn sang những vật lạnh hơn.
Như thế, lại nữa, khi thời gian trôi
qua, tại sao nhiệt truyền từ những vật nóng sang vật lạnh nhưng
không theo cách khác, ngược lại?
Lý do được Boltzmann đã tìm ra, và đơn
giản đến ngạc nhiên: nó thì không gì
ngoài tình cờ. [1]
Ý tưởng của Boltzmann thì sáng trí,
và đưa ý tưởng về xác suất vào hoạt động. Nhiệt không di chuyển từ
vật nóng sang vật lạnh theo một luật tuyệt đối: nó chỉ làm như vậy theo
xác suất với một mức độ lớn. Lý do của điều này là nó có thể xảy ra, theo thống
kê xác xuất, rằng một atom của chất nóng chuyển động nhanh, va chạm
với một chất lạnh, và để lại cho chất lạnh một chút năng lượng của nó, chứ
không phải ngược lại. Năng lượng được bảo tồn trong những va
chạm, nhưng có khuynh hướng được phân phối trong những phần bằng nhau,
nhiều hơn hay ít hơn, khi có nhiều va chạm. Trong lối này, nhiệt độ
của vật thể có tiếp xúc với nhau có khuynh hướng để cân bằng. Không phải
là không thể xảy ra cho một vật thể nóng trở nên nóng hơn qua tiếp xúc với
một vật thể lạnh hơn: điều này thì chỉ là cực kỳ khó có thể xảy ra.
Việc đưa (tính toán) xác suất này vào trong
‘lòng’ của vật lý, và dùng nó để giải thích những cơ sở của động lực học
về nhiệt, ban đầu đã bị xem là phi lý. Như thường xảy ra, không ai đã
nghiêm chỉnh tiếp nhận ý tưởng của Boltzmann. Ngày 5 tháng 9 năm 1906,
tại Duino gần Trieste, ông đã treo cổ tự tử, không bao giờ có
cơ hội chứng kiến sau đó sự thừa nhận chung trong học giới về sự đúng thực
của những ý tưởng của ông.
Trong bài giảng thứ hai, tôi đã liên hệ
đến cách như thế nào cơ học quantum đoán trước rằng sự chuyển động của mọi
sự vật cực nhỏ xảy ra một cách ngẫu nhiên. Điều này cũng đặt xác suất vào
giải thích. Nhưng xác suất Boltzmann đã xem xét, xác suất ở những gốc
của nhiệt, có một bản chất khác biệt, và độc lập với cơ học quantum. Xác
suất đóng vai trò trong khoa học về nhiệt thì ttrong một ý hướng nào đó đã
buộc chặt với sự thiếu hiểu biết của
chúng ta.
Tôi có thể không biết một gì đó với chắc
chắn, nhưng tôi vẫn có thể gán một mức độ, thấp hay cao hơn, về xác suất của
một gì đó. Thí dụ, tôi không biết ngày mai, ở đây, tại Marseilles,
liệu trời sẽ mưa hay không, hay trời sẽ nắng, hay trời sẽ có tuyết, nhưng ngày
mai – ở Marseilles, vào tháng 8 – trời có tuyết, thì có xác suất thấp. Tương
tự như với hầu hết những đối tượng vật lý: chúng ta biết một gì đó
nhưng không biết tất cả mọi sự việc về trạng thái của chúng, và chúng ta
chỉ có thể đoán trước dựa trên xác suất. Hãy nghĩ đến một quả bóng chứa
đầy không khí. Tôi có thể đo lường nó: đo hình dạng, thể tích, áp suất,
nhiệt độ của nó… Nhưng những particle không khí trong quả bóng đang di
chuyển nhanh chóng bên trong nó, và tôi không biết vị trí chính xác của
mỗi particle. Điều này ngăn cản tôi việc đoán trước cho được chính xác
cách quả bóng sẽ hoạt động thế nào. Thí dụ, nếu tôi tháo nút thắt đang buộc kín
nó, và để nó đi, nó sẽ xì hơi ồn ào, xô vào chỗ này và chạm vào chỗ kia, theo
cách mà tôi không thể nào có thể đoán trước được. Không thể nào, vì tôi chỉ
biết hình dạng, thể tích, áp suất và nhiệt độ của nó. Những va vào đây và chạm vào
kia của quả bóng thì tùy vào chi tiết của vị trí của những particle bên
trong nó, vốn tôi không biết. Tuy nhiên, ngay cả khi tôi không thể đoán trước
chính xác mọi sự việc, tôi có thể đoán trước được xác suất rằng một điều này
hay điều khác sẽ xảy ra. Nó sẽ rất có thể không xảy ra, thí dụ, rằng quả bóng
sẽ bay ra khỏi cửa sổ, quanh tháp hải đăng dưới kia ở đằng xa, và sau đó vòng
lại, rơi vào tay tôi, đúng chỗ nó đã được thả ra. Một vài phản ứng thì có
thể xảy ra hơn, vài phản ứng khác thì rất nhiều phần không thể xảy ra hơn.
Trong cùng một ý hướng này, xác suất vốn
khi những particle đụng chạm, nhiệt truyền từ những vật thể nóng hơn sang
những vật thể lạnh hơn có thể tính được, và hóa ra lớn hơn nhiều so
với xác suất của nhiệt di chuyển hướng tới vật thể nóng hơn.
Phân ngành của khoa học làm sáng tỏ những
điều này được gọi là vật lý thống kê,
và một trong những thành tựu lớn của nó, bắt đầu với Boltzmann, là đã để
hiểu bản chất có tính xác suất của Nhiệt và nhiệt độ, tức là, nhiệt động lực học.
Thoạt nhìn, ý nghĩ rằng sự thiếu hiểu
biết của chúng ta ngầm chứa một gì đó về cách vận động của thế giới, xem dường
phản lý trí: thìa quấy trà lạnh nóng lên trong tách trà nóng và quả
bóng bay lung tung sau khi buông nó ra, đều bất chấp những gì tôi biết hay
không biết. Những gì chúng ta biết hay không biết có dính dáng gì với
những luật chi phối thế giới? Câu hỏi thì không sai trái; trả lời cho nó thì
uẩn khúc.
Thìa khuấy trà và quả bóng tác động như
chúng phải thế, tuân theo những luật của vật lý trong độc lập hoàn toàn với
những gì chúng ta biết hay không biết về chúng. Tính có thể đoán trước được hay
không đoán trước được về hành vi của chúng không phụ thuộc vào điều kiện
chính xác của chúng; nó phụ thuộc vào tập hợp hữu hạn gồm những thuộc tính
của chúng vốn chúng ta tác động qua lại với chúng. Tập hợp những thuộc
tính này phụ thuộc vào cách tác
động qua lại cụ thể của chúng ta với
thìa khuấy trà hay quả bóng. Xác suất không đề cập đến sự phóng thả của vật
chất trong chính nó. Nó liên hệ đến sự phóng thả của những số lượng cụ thể
đó mà chúng ta tác động qua lại với chúng. Một lần nữa, bản chất tương đối
sâu xa của những khái niệm chúng ta dùng để dàn xếp thế giới nổi lên.
Thìa khuấy trà lạnh nóng lên trong nước
trà nóng vì nước trà và thìa quấy tác động qua lại với chúng ta qua một số
hữu hạn của những biến số giữa vô số những biến số, vốn chúng đặc trưng trạng
thái micrô của chúng. Giá trị của những
biến số này thì không đủ để đoán trước chính xác được hành
vi tương lai (chứng kiến trường hợp quả bóng), nhưng là đủ
để đoán trước với xác suất thuận lợi nhất rằng cái thìa sẽ nóng lên.
Tôi mong rằng không làm người đọc mất đi
sự chú ý về những phân biệt tế nhị này…
Bây giờ, trong đường tiến của Nhiệt Động Lực Học thế kỷ XX (tức
là, khoa học về Nhiệt) và Cơ Học Thống Kê
(nghĩa là, khoa học về xác suất của những chuyển động khác loại) [2] đã được mở rộng đến
những hiện tượng của trường điện từ và quantum. Tuy nhiên, sự mở rộng để
gồm cả trường hấp dẫn, đã cho thấy có khó khăn. Trường lực hấp dẫn hoạt
động thế nào khi nó nóng lên thì vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết.
Chúng ta biết những gì sẽ xảy ra với
trường điện từ khi nóng: trong một lò hấp, lấy thí dụ, có phóng xạ điện từ
nóng vốn nấu chín một bánh pie,
và chúng ta biết mô tả việc này thế nào. Những sóng điện từ dao động, chia sẻ
năng lượng theo ngẫu nhiên, và chúng ta có thể tưởng tượng tất cả giống
như một đám khí gồm những photon, nó di chuyển giống như những particle
trong một quả bóng nóng. Nhưng một trường lực hấp dẫn nóng là gì?
Trường lực hấp dẫn, như chúng ta đã
thấy trong bài giảng đầu tiên, chính nó là không gian, thời-không trong hoạt động. Do đó khi nhiệt được khuếch
tán vào trường hấp dẫn, thời và không gian chính nó phải dao động … Nhưng
chúng ta cũng vẫn không biết mô tả sự việc này thế nào. Chúng ta
không có những phương trình để mô tả những dao động nhiệt của một thời-không nóng. Một thời gian dao động
là gì?
Những vấn đề loại như vậy dẫn chúng ta
đến trung tâm của vấn đề thời gian: dòng chảy của thời gian thì
chính xác là gì?
Vấn đề đã có mặt trong vật
lý cổ điển, và được những nhà triết học nhấn mạnh trong những thế
kỷ XIX và XX – nhưng trong vật lý hiện đại nó trở thành một vấn đề trầm
trọng hơn. Vật lý mô tả thế giới bằng phương tiện của công thức vốn cho biết mọi
sự vật việc thay đổi khác nhau như một
hàm số của ‘thời gian’. Nhưng chúng ta có thể viết công thức để cho
chúng ta biết mọi sự vật việc thay đổi khác nhau thế nào trong tương quan với
‘vị trí’ của chúng, hay hương vị của một đĩa cơm chiên bơ lối Italy (risotto) thay đổi thế nào như
một hàm số của ‘lượng thay đổi của bơ’. Thời gian xem dường như ‘trôi
chảy’, trong khi lượng bơ hay vị trí trong không gian không ‘trôi chảy’.
Sự khác biệt này từ đâu đến?
Một cách khác để đưa lên vấn đề là một
người hãy tự hỏi: ’hiện tại’ là gì? Chúng ta nói rằng chỉ những sự vật việc
của hiện tại thì hiện hữu: quá khứ không còn hiện hữu và tương lai chưa
hiện hữu. Nhưng trong vật lý thì không có gì tương ứng với khái niệm của
‘bây giờ’. So sánh ‘bây giờ’ với ‘ở đây’. ‘Ở đây’ chỉ định vị trí nơi có
người nói: đối với hai người khác nhau ‘ở đây’ chỉ hai địa điểm khác nhau.
Do đó ‘ở đây’ là một từ mà ý nghĩa của nó phụ thuộc vào nơi nào nó được
nói. Thuật ngữ kỹ thuật cho loại ‘nói ra’ này là ‘tùy người nói’.
‘Bây giờ’ cũng chỉ vào khoảnh khắc trong đó từ này được thốt lên,
và cũng được phân loại là ‘tùy người nói’. Nhưng không một ai mơ tưởng
để nói rằng những sự vật việc ‘ở đây’ thì là-có, trong khi những sự vật
việc không ‘ở đây’ thì không là-có. Vậy thì tại sao chúng ta lại nói rằng những
sự vật việc ‘bây giờ’ thì là-có và mọi sự vật việc khác thì không? Có phải
hiện tại là một gì đó mà nó thì khách quan trong thế giới, mà nó ‘trôi chảy’
và làm cho mọi sự vật việc ‘là-có’, từ sự vật việc này đến sự vật việc kia,
hay nó chỉ là chủ quan, như ‘ở đây’?
Điều này có thể xem dường giống như một
vấn đề tinh thần tối tăm khó hiểu. Nhưng vật lý hiện đại đã biến
nó thành một vấn đề nóng bỏng, vì thuyết tương đối đặc biệt đã cho thấy
rằng khái niệm ‘hiện tại’ thì cũng là chủ quan. Những nhà vật lý và triết học
đã đi đến kết luận rằng ý tưởng về một hiện tại vốn nó thì có
chung với toàn bộ vũ trụ là một ảo tưởng, và rằng sự ‘trôi chảy’ phổ quát
của thời gian là một sự khái quát hóa không thành công. Khi Michele Besso,
người bạn thân người Italy của ông qua đời, Einstein đã viết một lá thư
cảm động cho người chị của Michele: ‘Michele đã rời bỏ thế giới xa lạ
này trước tôi một chút. Điều này chẳng có nghĩa. Những người như chúng ta,
những người tin vào vật lý, biết rằng sự khác biệt tạo ra giữa quá khứ,
hiện tại và tương lai thì không gì hơn một ảo tưởng bướng bỉnh, khó bỏ’.
Ảo tưởng hay không, những gì giải thích
việc xảy ra rằng đối với chúng ta thời gian ‘chạy’, ’chảy’, ‘trôi qua’? Sự
trôi qua của thời gian thì hiển nhiên với tất cả chúng ta: những suy nghĩ
của chúng ta và những lời nói của chúng ta tồn tại trong thời gian; cấu
trúc của ngôn ngữ của chúng ta đòi hỏi thời gian – một sự vật việc ‘là’,
hay ‘đã là’, hay ‘sẽ là’. Có thể tưởng tượng một thế giới không có màu
sắc, không có vật chất, ngay cả không có không gian, nhưng thật khó để
tưởng tượng một thế giới không có thời gian. Triết gia Germany, Martin
Heidegger đã nhấn mạnh vào sự ‘cư ngụ trong thời gian’ của chúng ta. Có
thể nào rằng dòng chảy của thời gian mà Heidegger coi như nguyên sơ thiết
yếu thì vắng mặt trong những mô tả của thế giới? [3]
Một số triết gia, trong đó gồm những
tín đồ trung thành nhất của Heidegger, kết luận rằng vật lý thì không có khả
năng mô tả những phương diện cơ bản nhất của thực tại, và loại bỏ nó như
một hình thức hiểu biết sai lạc. Nhưng nhiều lần trong quá khứ chúng
ta đã nhận ra rằng đó là những trực giác trực tiếp của chúng ta thì không
chính xác: nếu chúng ta vẫn giữ chúng, chúng ta tất vẫn tin rằng Trái Đất thì
phẳng và quanh nó là mặt trời quay. Những trực giác của chúng ta đã
phát triển trên những kinh nghiệm có hạn của chúng ta. Khi chúng
ta nhìn xa hơn một chút về trước, chúng ta tìm biết được rằng rằng thế
giới thì không như nó xuất hiện với chúng ta: Trái đất thì tròn, và (những
người) trong thành phố Cape Town (ở nam bán cầu), chân họ đều chõi ngược
lên và đầu của họ đều xoay chúi xuống. Để tin cậy vào những trực giác tức
thời này, thay vì vào sự xem xét tập thể vốn hợp lý, cẩn thận và thông minh, thì
không là khôn ngoan: nó là tự phụ của một cụ già, người từ chối để tin
rằng thế giới bao la bên ngoài làng của cụ thì không gì khác với thế
giới cụ hằng biết.
Cũng sống động như nó có thể hiện ra
với chúng ta, kinh nghiệm của chúng ta về thời gian trôi qua không cần để
phản chiếu một phương diện nền tảng của thực tại. Nhưng nếu nó không phải
là nền tảng, kinh nghiệm sống động của chúng ta về sự trôi qua của thời gian,
nó đến từ đâu?
Tôi nghĩ rằng trả lời nằm trong kết nối
chặt chẽ giữa thời gian và nhiệt. Có một sự khác biệt có thể dò thấy được
giữa quá khứ và tương lai chỉ khi có dòng chảy của nhiệt. Nhiệt
được nối với xác suất; và đến lượt xác suất được nối với thực tế là những
tác động qua lại của chúng ta với phần còn lại của thế giới không ghi chép
những chi tiết tinh tế của thực tại. Dòng chảy của thời gian xuất hiện như vậy
từ vật lý, nhưng không phải trong bối cảnh của một mô tả chính xác vè
những sự vật việc như chúng đang là-có. Nó xuất hiện, đúng hơn, trong bối
cảnh của xác suất thống kê và nhiệt động lực học. Điều này có thể giữ chìa
khóa của sự bí ẩn của thời gian. ‘Hiện tại’ không tồn tại trong một ý
nghĩa khách quan nào hơn là ‘ở đây’ tồn tại một cách khách quan, nhưng vì
những mô tác động qua lại ở tầm mức micro bên trong thế giới khiển nổi lên
nhắc nhở sự xuất hiện của những hiện tượng theo thời gian bên trong
một hệ thống (thí dụ, bản thân chúng ta) vốn chỉ những tác động qua lại qua
trung gian của vô số những biến số.
Trí nhớ của chúng ta và ý thức của
chúng ta được xây dựng trên những hiện tượng mang tính thống kê này. Đối
với một con người quá sức nhạy cảm, trong giả thuyết, thì sẽ không có ‘trôi
chảy’ của thời gian: vũ trụ sẽ là một khối duy nhất của quá khứ, hiện tại
và tương lai. Nhưng do những hạn chế trong ý thức của chúng ta, chúng ta
chỉ nhận thức được một cái nhìn mờ mờ của thế giới,
và sống trong thời gian. Vay mượn từ người biên tập, người Italy của
tôi, ‘những gì không rõ ràng thỉ bao la hơn nhiều những gì rõ ràng’. Từ điểm
nhìn giới hạn, mờ nhòe này, chúng ta có được nhận thức của chúng ta về
sự trôi chảy của thời gian. Thế đã rõ ràng chưa? Chưa, không phải vậy. Vẫn
còn quá nhiều để tìm hiểu.
Thời gian nằm ở trung tâm của mớ rối
rắm của những vấn đề được nêu lên bởi giao điểm của lực hấp dẫn, cơ học
quantum và nhiệt động lực học. Một loạt rối rắm những vấn đề vốn
chúng ta vẫn còn trong bóng tối. Nếu có một gì đó mà chúng ta có thể
bắt đầu hiểu về lực hấp dẫn quantum, vốn kết hợp hai trong ba mảng
còn thiếu của trò đố ghép hình, chúng ta vẫn chưa có một lý thuyết nào có
khả năng kéo chung lại cả ba mảng kiến thức cơ bản của chúng
ta về thế giới.
Một manh mối nhỏ hướng tới giải pháp
đến từ một tính toán được Stephen Hawking hoàn thành, nhà vật lý nổi tiếng
vì tiếp tục tạo lý thuyết vật lý xuất sắc mới mặc dù tình
trạng sức khỏe đăc biệt khiến ông phải đi lại với một xe lăn và ông
nói phải có một máy trợ giúp.
Dùng cơ học quantum, Hawking đã chứng
minh thành công rằng những hố đen đều luôn luôn “nóng”. Chúng tỏa nhiệt
như một lò đốt. Đó là dấu hiệu cụ thể đầu tiên về bản chất của ‘không gian
nóng’. Chưa ai đã từng quan sát nhiệt này, vì nó thì mờ nhạt trong những hố
đen thực sự vốn đã từng được quan sát đến nay – nhưng tính toán của
Hawking thì thuyết phục, nó đã được lập lại trong nhiều cách khác nhau, và
thực tại của nhiệt của những hố đen thì đã được chấp nhận rộng rãi.
Nhiệt của hố đen là một tác động quantum
trên một vật thể, hố đen, vốn có lực hấp dẫn trong tự nhiên. Nó
là những quantum riêng rẽ của không gian, những hạt cơ bản của không gian,
những ‘particle’ rung động làm nóng bề mặt của hố đen, và tạo ra nhiệt hố
đen. Hiện tượng này liên quan đến cả ba mặt của vấn đề: cơ học
quantum, thuyết tương đối tổng quát và nhiệt lực học. Nhiệt của hố
đen giống như hòn đá Rosetta [4] của vật lý, được viết
bằng một kết hợp của ba ngôn ngữ – Quantum, Lực Hấp dẫn và Nhiệt Đông Lực –
vẫn đang chờ được khai mở để hé lộ cho thấy bản chất thực của thời
gian.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
[1] Ludwig Eduard Boltzmann (1844-1906) nhà vật lý Austria,
thường được công nhận
là một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của thế kỷ XIX. Đặc biệt nổi tiếng
là giải thích dựa trên xác xuất thống kê của ông về định luật thứ hai của nhiệt
động lực học. Công thức nổi tiếng S =
klog W, biểu hiện quan hệ giữa entropy S và xác suất W, đã được khắc trên
bia mộ của ông (mặc dù ông chưa bao giờ thực sự viết xuống công thức). Quan điểm
của Boltzmann về vật lý thống kê tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong các
cuộc tranh luận thời nay về những nền tảng của lý thuyết đó.
[2] Thermodynamics: Nhiệt Động Lực Học; Statistical
physics: Cơ Học Thống Kê
[3]
Heidegger gợi ý rằng, ‘cư ngụ/ở chỗ’ là trạng thái con người nhất. Làm người là
cư ngụ. Hành động cư ngụ do đó nắm bắt được yếu tính của con người, hữu thể như ông gọi. Đối với Heidegger, cư
ngụ ở là hoạt động tạo ra không gian sống, trong khi được thể hiện đồng thời trong
đó. Heidegger khai triển khái niệm qua ẩn dụ của một hành trình. Ở đây, đời sống
hàng ngày của con người đích thực được ví như một dòng sông. Dòng nước không ngừng
tuôn-chảy này, có tính địa phương (ở mỗi khúc sông), và trên hành trình của
chính nó, là chốn cư ngụ của con người
trên trái đất. Do đó, qua sự di chuyển trong thời gian và không gian, những người
sống trên dòng sông xác định được ‘họ thuộc về chốn nào, và chốn nào họ gọi là quê
nhà’. Hơn nữa, chỉ trong một gặp gỡ liên tục với xa lạ, chuyển dịch vào chưa biết,
khiến tình cảm ‘quê nhà’ thân thiện đích thực mới xuất hiện. Do đó, sự ‘thích ứng
này có thể được mô tả như là một cách làm một người tự như ‘quen thuộc ở nhà’
qua hành trình sống. Cuộc sống thường ngày này cũng - đồng thời di chuyển vào
xa lạ và làm nó thành quê nhà cư ngụ - là những gì xem như ‘định mệnh’ mang lại
cho loài người.
[4] Trong khảo cổ học – tên một phiến
đá, tìm được năm 1799, gần thị trấn El-Rashid (Rosetta), Egypt, trên có khắc song
song những dòng chữ Greek, chữ tượng hình Egypt, và những chữ viết cổ hơn của
những tu sĩ Egypt, chúng đã cho manh mối để sau đó suy diễn được nghĩa của những
chữ tượng hình Egypt cổ.