Sunday, December 16, 2018

Rovelli – Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý (06)

Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý 
Carlo Rovelli
(Seven Brief Lessons on Physics)
(←... tiếp theo)






ĐỂ ĐÓNG LẠI
Về Bản thân Chúng ta


Sau khi đã theo đi đến đây, từ cấu trúc của không gian sâu thẳm đến những mép lề [1] mờ mịt của cosmos được biết, trước khi đóng lại loạt bài giảng này, tôi muốn quay về đề tài là chính chúng ta.

Chúng ta có vai trò gì như những con người có nhận thức, tạo những quyết định, cười và khóc, trong bức tranh tường vĩ đại này của thế giới như vật lý ngày nay đã hình dung cho thấy? Nếu thế giới là một nhung nhúc của những quantum ngắn ngủi của không gian và vật chất, một hình đố chắp ghép lớn của những mẩu rời rạc của không gian và những particle cơ bản, thì chúng ta là gì? Có phải chúng ta cũng chỉ gồm những quantum và những particle? Nếu thế, khi đó chúng ta có được từ đâu cảm nhận đó về hiện hữu cá nhân và về trạng thái tự ngã duy nhất vốn với chúng ta, chúng tất cả đều có thể chứng thực? Và những gì sau đó là những giá trị của chúng ta, những giấc mơ của chúng ta, những cảm xúc của chúng ta, kiến ​​thức cá nhân của chúng ta? Chúng ta là gì đây, trong thế giới vô biên và đang bừng sáng này?

Tôi không thể ngay cả chỉ cố gắng tưởng tượng để thực sự trả lời một câu hỏi loại như vậy trong những trang đơn giản này. Đó là một câu hỏi gai góc. Trong bức tranh lớn của khoa học ngày nay, có rất nhiều những sự vật việc chúng ta không hiểu, và một trong những sự việc vốn chúng ta hiểu ít nhất là chính chúng ta. Nhưng để tránh câu hỏi này hay bỏ qua nó, tôi nghĩ, sẽ là bỏ qua một gì đó thiết yếu. Tôi đã bắt đầu với ý định để cho thấy thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng của khoa học, và chúng ta cũng là một phần của thế giới đó.

‘Chúng ta’, loài người, đều trước tiên và trước hết là những chủ thể, những người làm việc quan sát thế giới này; những người kiến tạo tập thể của bức ảnh về thực tại mà tôi đã cố gắng biên soạn. Chúng ta là những nút trong một mạng lưới của những trao đổi (trong đó quyển sách này là một thí dụ) qua đó chúng ta truyền đi những hình ảnh, dụng cụ, thông tin và kiến ​​thức.

Nhưng chúng ta cũng còn là một phần không tách rời của thế giới mà chúng ta cảm nhận; chúng ta không là những kẻ quan sát đứng bên ngoài. Chúng ta đều ở bên trong nó. Cái nhìn của chúng ta về nó là từ bên trong những ở-giữa của nó. Chúng ta được tạo thành từ cùng những atom và những tín hiệu ánh sáng như được trao đổi giữa những cây tùng trên núi cao và những sao trong những galaxy.

Khi kiến ​​thức của chúng ta đã tăng trưởng, chúng ta đã học được rằng chúng ta là chỉ một phần của vũ trụ, và một phần nhỏ trong đó.

Điều này đã ngày càng hiển nhiên hơn qua nhiều thế kỷ, nhưng đặc biệt như thế trong thế kỷ vừa qua. Chúng ta đã tin rằng chúng ta trên một hành tinh ở trung tâm của vũ trụ, nhưng chúng ta đều không. Chúng ta đã nghĩ rằng chúng ta hiện hữu như những sinh vật có một không hai, một loài khác biệt với gia đình của những thú vật và cây cỏ, nhưng đã khám phá rằngchúng ta là những nối dõi có cùng những cha mẹ như mọi loài sinh sống quanh chúng ta. Chúng ta có chung tổ tiên chung với loài bướm và loài tùng. Chúng ta giống như đứa trẻ con một, khi lớn lên nhận ra rằng thế giới không xoay quanh chỉ một mình chúng, như chúng đã nghĩ lúc còn nhỏ. Chúng phải học để là một giữa những người khác. Soi mình trên những người khác, và trên những sự vật khác, chúng ta học biết chúng ta là ai.

Đương giai đoạn rực rỡ của chủ nghĩa duy ý Germany, Schelling [2] đã có thể nghĩ rằng loài người đại diện cho chóp nhọn của Tự nhiên, đỉnh cao nhất, nơi đó thực tại trở thành có ý thức về chính nó. Ngày nay, từ điểm nhìn do kiến ​​thức hiện tại của chúng ta đem lại về thế giới tự nhiên, ý tưởng này gây một cười mỉm. Nếu chúng ta có là đặc biệt, chúng ta đều chỉ là đặc biệt theo cách mà mọi người tự cảm thấy về chính họ, như mọi người mẹ đối với đứa con của bà. Chắc chắn không đối với phần tự nhiên còn lại.

Trong lòng biển lớn bao la của những galaxy và những chùm sao, chúng ta ở một góc hẻo lánh; ở giữa vô hạn những uốn lượn như trang trí của những thể dạng vốn tạo dựng thực tại, chúng ta đơn thuần là một bừng nở giữa vô vàn những bừng nở khởi sắc loại giống như vậy.

Những hình ảnh mà chúng ta xây dựng về vũ trụ sống bên trong chúng ta, trong không gian của những suy nghĩ của chúng ta. Giữa những hình ảnh này – giữa những gì chúng ta có thể tái tạo và thấu hiểu với những phương tiện giới hạn của chúng ta – và thực tại vốn chúng ta là phần của nó, ở đó có mặt vô số những sàng lọc: sự thiếu hiểu biết của chúng ta, những giới hạn của những giác quan và của sự thông minh của chúng ta. Chính là cùng những điều kiện vốn bản chất của chúng ta như những chủ thể, và những chủ thể đặc thù, áp đặt trên kinh nghiệm.

Những điều kiện này, dù sao đi nữa, đều không, như Kant đã tưởng tượng, là phổ quát – sau khi diễn dịch từ điều này (trong hiển nhiên sai lầm) rằng bản chất của không gian hình học Euclid và ngay cả cả cơ học Newton do đó phải là đúng tiên nghiệm. Chúng là hậu nghiệm đối với tiến hóa tinh thần của loài chúng ta, và đều trong liên tục tiến hóa . Chúng ta không chỉ học, nhưng chúng ta cũng học để dần dần thay đổi khung dàn dựng khái niệm của chúng ta và để thích ứng nó với những gì chúng ta học. Và những gì chúng ta đang học để nhìn nhận, mặc dù chậm chạp và do dự, là bản chất của thế giới thực vốn chúng ta đều là phần của nó. Những hình ảnh chúng ta xây dựng về vũ trụ có thể sống bên trong chúng ta, trong không gian khái niệm; nhưng chúng cũng mô tả khéo léo, nhiều hay ít, thế giới thực mà chúng ta thuộc về nó. Chúng ta đi theo những dẫn dắt ngõ hầu để mô tả tốt hơn thế giới này.

Khi chúng ta nói về vụ Nở Bùng Lớn hay mặt vải lưới kết cấu của không gian, những gì chúng ta đang làm thì không phải là một tiếp tục của những câu chuyện thả lỏng tưởng tượng và tuyệt diệu mà loài người đã kể đêm đêm quanh ngọn lửa trại trong hàng trăm ngàn năm. Đó là sự tiếp tục của một gì đó khác: của ánh mắt đăm đăm của cùng những con người đó trong ánh sáng đầu tiên của ngày mới, nhìn vào những vết của con dê núi để lại trong đám bụi đất của cánh đồng cỏ nhiệt đới – rà soát kỹ lưỡng và diễn dịch từ những chi tiết của thực tại, để đuổi theo một gì đó vốn chúng ta không thể thấy trực tiếp, nhưng có thể lần theo những dấu vết của nó. Trong nhận thức rằng chúng ta luôn luôn có thể sai, và do đó bất cứ khi nào cũng sẵn sàng để đổi hướng, nếu hiện ra một dấu vết mới; nhưng cũng biết rằng nếu chúng ta đủ khéo léo, chúng ta sẽ có được hướng đúng và sẽ tìm thấy những gì chúng ta đang tìm. Đây là bản chất của khoa học.

Sự lẫn lộn giữa hai hoạt động khác loại này của con người – tạo dựng những câu chuyện kể, và đi theo sau những dấu vết để tìm một gì đó – là nguồn gốc của sự không am hiểu và không tin tưởng về khoa học đã được một phần đáng kể trong văn hóa thời nay của chúng ta cho thấy. [3] Sự phân chia là một việc tinh tế: con dê núi bị săn đuổi vào lúc sáng sớm thì không xa lắm với thần linh dương trong câu chuyện kể đêm đó.

Ranh giới thì mềm dẻo co dãn. Huyền thoại nuôi dưỡng khoa học, và khoa học nuôi dưỡng huyền thoại. Nhưng giá trị của kiến ​​thức vẫn còn đó. Nếu chúng ta tìm được con dê núi, có thể chúng ta có cái ăn.

Như hệ quả, kiến thức của chúng ta phản ảnh thế giới. Nó làm điều này, nhiều hay ít, khéo léo, nhưng nó phản ảnh thế giới trong đó chúng ta cư trú. Sự thông tin giao tiếp này giữa chính chúng ta và thế giới không là những gì phân biệt chúng ta với phần còn lại của tự nhiên. Tất cả mọi sự vật việc đều liên tục tác động qua lại lẫn nhau, và trong khi làm như thế, mỗi sự vật việc mang dấu vết của gì vốn nó đã tác động qua lại: và trong ý hướng này, tất cả mọi sự vật việc đều liên tục trao đổi thông tin về lẫn nhau.

Thông tin của một hệ thống vật lý có về một hệ thống khác thì không có gì là tinh thần hay chủ quan về nó: nó chỉ là sự liên kết vốn vật lý xác định giữa trạng thái của một gì đó và trạng thái của một gì đó khác. Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên bầu trời; một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của vật chất mà nó đã phản chiếu từ đó; một đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; những cơn gió chứa thông tin về một cơn bão đang đến gần; một loại virus cảm cúm có thông tin về sự dễ tổn thương của mũi của tôi; DNA trong tế bào của chúng ta chứa tất cả thông tin trong code di truyền của chúng ta (về những gì khiến tôi giống bố mẹ tôi); và óc của tôi chất đầy những thông tin tích lũy từ kinh nghiệm của tôi. Vật chất nguyên sơ của những suy nghĩ của chúng ta là một tụ hợp hết sứcgiàu có  của thông tin vốn được tích lũy, được trao đổi, và được phức tạp không ngừng.

Ngay cả cơ năng điều hòa thân nhiệt trong hệ thống trung tâm giữ cho tôi luôn được ấm, nó ‘cảm’ và ‘biết’ nhiệt độ môi trường trực tiếp xung quanh trong nhà tôi, có thông tin về nó và tắt đi khi nó đủ ấm. Như thế, vậy thì sự khác biệt giữa cơ năng điều hòa thân nhiệt và ‘cảm’ và ‘biết’ của riêng tôi là gì khiến khiến khi quanh tôi trời ấm áp và nó tự do quyết định để tắt đi việc làm ấm hay không – và ‘biết’ rằng tôi hiện hữu? Làm thế nào sự trao đổi liên tục của thông tin trong tự nhiên có thể tạo ra chúng ta, và những suy nghĩ của chúng ta?

Vấn đề vẫn còn mở ngỏ, với nhiều những giải pháp hay hiện đang trong thảo luận. Điều này, tôi tin rằng, là một trong những biên cương thú vị nhất của khoa học, nơi tiến bộ lớn thì sắp được thực hiện. Ngày nay, những dụng cụ mới cho phép chúng ta quan sát hoạt động của bộ óc khi nó đang hoạt động và để lập bản đồ những mạng phức tạp với độ chính xác thán phục. Gần đây nhất, như năm 2014, tin tức đã công bố rằng đã đi đến lập được bản đồ chi tiết đầy đủ với mức độ meso [4] của cấu trúc não của một động vật loài có vú. Những ý tưởng cụ thể về những hình thức toán học của những cấu trúc có thể tương ứng với kinh nghiệm chủ quan của ý thức như thế nào, hiện đang được thảo luận, không chỉ bởi những nhà triết học mà còn bởi những nhà thần kinh học.

Một ý tưởng lôi cuốn hứng thú, lấy một trường hợp, là lý thuyết toán học do Giulio Tononi, một nhà khoa học người Italy làm ​​việc ở USA, đang dựng lập [5]. Nó gọi là Thuyết Thông Tin Tích hợp ‘Integrated information theory’ và là một cố gắng để định rõ đặc điểm định lượng được của cấu trúc vốn một hệ thống phải có để là có ý thức, thí dụ, sự mô tả những gì thực sự thay đổi trên bình diện vật lý khi chúng ta tỉnh táo (hữu thức) và khi chúng ta ngủ nhưng không mơ (vô thức). Nó vẫn đang còn ở giai đoạn phát triển. Chúng ta vẫn chưa có giải đáp thành lập được và thuyết phục được cho câu hỏi ý thức của chúng ta hình thành như thế nào. Nhưng có vẻ như với tôi rằng sương mù bắt đầu tan, sáng sủa hơn.

Có một vấn đề đặc biệt nhìn về hướng bản thân chúng ta, thường khiến chúng ta bối rối: điều đó có nghĩa là gì, con người chúng ta được tự do tạo những quyết định, hay nếu hành vi của chúng ta không làm gì cả, ngoài việc tuân theo những định luật tự nhiên đã định trước? Có lẽ không có một sự mâu thuẫn nào giữa cảm giác về tự do và khuôn khổ nghiêm nhặt của chúng ta, như bây giờ chúng ta đã hiểu nó, mọi sự vật việc vận hành trong thế giới với nó? Có lẽ có một gì đó trong chúng ta vốn thoát khỏi sự qui củ hợp thức đúng mực của tự nhiên, và cho phép chúng ta xoay chuyển và đi chệch khỏi nó qua sức mạnh của tự do để suy nghĩ của chúng ta?

Vâng, không, không có gì về chúng ta có thể thoát khỏi những chuẩn mực của tự nhiên. Nếu một gì đó trong chúng ta có thể vi phạm những luật của tự nhiên, giờ đây chúng ta tất đã khám phá ra nó. Không có gì trong chúng ta trong sự vi phạm với hành vi tự nhiên của những sự vật việc. Toàn bộ khoa học ngày nay – từ vật lý đến hóa học, và từ sinh học đến thần kinh học – không gì ngoài việc xác nhận sự quan sát này.

Giải đáp cho sự lẫn lộn nằm ở chỗ nào đó khác. Khi chúng ta nói rằng chúng ta đều có tự do, và đúng là chúng ta có thể là thế, điều này có nghĩa là cách chúng ta cư xử thì được ấn định bởi những gì xảy ra bên trong chúng ta, bên trong não, chứ không phải bởi những yếu tố bên ngoài. Có tự do không có nghĩa là hành vi của chúng ta thì không được ấn định bởi những luật của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là nó được ấn định bởi những định luật tự nhiên đang hoạt động trong bộ óc của chúng ta.

Những quyết định tự do của chúng ta đều được tự do ấn định bởi những kết quả của những tác động qua lại phong phú và nhanh chóng giữa những tỷ tế bào thần kinh trong óc của chúng ta: chúng có được tự do đến mức của sự tác động qua lại giữa những nơron này cho phép và ấn định. Có phải điều này có nghĩa là khi tôi đưa ra quyết định thì ‘tôi’ là người quyết định? Phải, dĩ nhiên, vì sẽ là phi lý để hỏi có phải ‘tôi’ có thể làm một gì đó khác với những gì toàn bộ phức tạp của những nơ-ron của tôi đã quyết định: hai sự vật, như triết gia thế kỷ XVII, người Netherlands, Baruch Spinoza đã hiểu rõ với sự trong sáng tuyệt vời, chúng đều cùng là một sự vật.[6]

Không có một cái ‘tôi’ và ‘những tế bào thần kinh trong óc của tôi’. Chúng cùng là một sự vật. Một cá nhân là một tiến trình: phức tạp, được hợp thành một thể thống nhất chặt chẽ.

Khi chúng ta nói rằng hành vi của con người là không thể đoán trước được, chúng ta nói đúng, vì nó quá phức tạp để đoán trước được, đặc biệt là bởi chính chúng ta. Cảm giác mãnh liệt về tự do nội tại của chúng ta, như Spinoza đã thấy rõ, đến từ thực tế rằng những ý tưởng và những hình ảnh mà chúng ta có về chính chúng ta đều thô sơ hơn và giản lược hơn nhiều so với phức tạp chi tiết về những gì đang xảy ra bên trong chúng ta. Chúng ta là nguồn của kinh ngạc trong chính mắt mình.

Chúng ta có hàng trăm tỷ những tế bào thần kinh trong bộ óc chúng ta, nhiều như số những chùm sao trong một galaxy, với một số lượng ‘hằng hà sa số’ những kết hợp và sãn sàng có thể có thể kết hợp qua đó chúng có thể tác động hai chiều. Chúng ta không ý thức về tất cả sự việc này. ‘Chúng ta’ là tiến trình được hình thành bởi toàn bộ sự phức tạp này, không chỉ bởi một chút của nó mà chúng ta có được ý thức (về một chút đó).

Cái ‘tôi’, người quyết định thì là cùng ‘cái tôi’ được hình thành (theo một cách vẫn chưa chắc chắn hoàn toàn rõ ràng, nhưng chúng ta đã bắt đầu có ý niệm lờ mờ) từ những phản xạ trên chính nó; qua sự tự trình bày biểu hiện ra thế giới; từ việc hiểu chính nó như là một quan điểm biến đổi được đặt trong bối cảnh của thế giới; từ cấu trúc hết sức kinh ngạc thán phục tiến hành biến đổi thông tin và xây dựng những biểu hiện vốn là bộ óc của chúng ta. Khi chúng ta có cảm giác rằng ‘nó là tôi’ là người quyết định, chúng ta không thể chính xác hơn. Còn ai nữa?

Tôi, như Spinoza đã chủ trương, là cơ thể của tôi và những gì xảy ra trong não và tim của tôi, với sự vô cùng bao la của chúng, đối với tôi, và sự phức tạp không thể tháo gỡ.

Bức tranh khoa học về thế giới mà tôi đã nhắc đến trong những trang này, sau đó, thì không tranh chấp với những cảm nhận phán đoán của bản thân chúng ta. Nó không mâu thuẫn với suy nghĩ của chúng ta trong những điều kiện đạo đức và tâm lý, hay với những xúc động và tình cảm của chúng ta. Thế giới thì phức tạp, và chúng ta nắm bắt nó với những ngôn ngữ khác nhau, mỗi ngôn ngữ phù hợp với tiến trình mà chúng ta đang mô tả. Mỗi tiến trình phức tạp có thể được nói đến và nhận hiểu bằng những ngôn ngữ khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Những ngôn ngữ đa dạng này giao nhau, đan lẫn vào nhau và hỗ tương nâng cao lẫn nhau, giống như bản thân những tiến trình. Nghiên cứu về tâm lý học của chúng ta trở nên tinh vi hơn thông qua sự hiểu biết của chúng ta về cấu trúc sinh hóa của bộ óc. Nghiên cứu về vật lý lý thuyết được nuôi dưỡng bởi đam mê và cảm xúc vốn làm sống động đời sống chúng ta.

Những giá trị đạo đức của chúng ta, những cảm xúc của chúng ta, những yêu thương của chúng ta không kém thực hơn vì là phần của tự nhiên, vì được chia sẻ với thế giới động vật, hay vì được ấn định bởi sự tiến hóa mà loài chúng ta đã trải qua hàng triệu năm. Đúng hơn, chúng có giá trị hơn như là một kết quả của điều này: chúng là có thật. Chúng là thực tại phức tạp vốn chúng ta được tạo thành từ chúng. Thực tại của chúng ta là nước mắt và tiếng cười, lòng biết ơn và lòng vị tha, lòng trung thành và sự phản bội, quá khứ vốn ám ảnh chúng ta và sự thanh thoát tĩnh lặng. Thực tại của chúng ta được làm thành những xã hội chúng ta, những xúc động cảm hứng từ âm nhạc, những mạng lưới đan kết phong phú của kiến ​​thức chung mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng. Tất cả những điều này là phần của cùng-bản chất ‘tự nhiên’ mà chúng ta đang mô tả. Chúng ta là một phần nội tại của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, trong một của những thể hiện biến thái vô số và vô hạn của nó. Đây là những gì chúng ta đã học được từ sự hiểu biết ngày càng tăng của chúng ta về những sự vật việc của thế giới này. 

Điều đó khiến chúng ta đặc biệt là con người không biểu thị sự tách rời khỏi tự nhiên; nó là một phần của cùng-bản chất tự nhiên đó. Đó là một hình thức mà tự nhiên đã nhận ở đây trên hành tinh của chúng ta, trong lối chơi vô tận của những kết hợp của nó, qua sự ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi của những tương hệ và thông tin giữa những phần của nó. Ai biết được có bao nhiêu và những phức tạp phi thường nào khác tồn tại, trong những hình thức có lẽ không thể tưởng tượng được, trong không gian vô tận của vũ trụ… Có quá nhiều không gian ở đó, khiến là trẻ con để nghĩ rằng trong một góc vòng ngoài của một galaxy bình thường, ở đó nên có một gì đó duy nhất đặc biệt. Sự Sống trên trái Đất cho chỉ một hương vị nhỏ về những gì có thể xảy ra trong vũ trụ. Chính hồn người của chúng ta chỉ là một thí dụ loại nhỏ tựa như vậy.

Chúng ta là một loài đã chuyển dịch một cách tự nhiên bởi tò mò, loài duy nhất còn sót lại của một nhóm gồm những loài (chi Homo) được tạo thành từ hàng tá những loài tò mò. Những loài khác trong nhóm đã tuyệt chủng; một số, như người Neanderthal, mới gần đây, khoảng ba mươi nghìn năm trước. Nó là một nhóm những loài vốn đã tiến hóa ở Africa, giống như loài chimpanzee, phân đẳng cấp và hay cãi cọ – và thậm chí gần giống với những loài bonobos, một loại chimpanzee, nhỏ và hòa bình, vui vẻ và bình đẳng.  Một nhóm của chủng loại đã nhiều lần đi ra khỏi Africa để thám hiểm những thế giới mới, và đã đi xa: sau cùng xa đến Patagonia, cực nam châu America – và đến nay, cuối cùng đến mặt trăng.

Nó không phải là phản lại bản chất tự nhiên để là tò mò: nó là trong bản chất của chúng ta để là như thế.

Một trăm nghìn năm trước loài của chúng ta đã rời khỏi Africa, thúc đẩy có lẽ đúng là sự tò mò này, sau khi học để nhìn vào xa thêm hơn nữa. Bay qua Africa về đêm, tôi đã tự hỏi nếu một trong những tổ tiên xa xôi này sau khi bắt đầu hướng đến những không gian mở rộng của vùng bắc Africa, có phải đã có thể ngửng lên trời cao và đã tưởng tượng một con cháu xa xôi đang bay cao trên đó, trầm ngâm về bản chất của sự vật, và cùng một tò mò vẫn thúc đẩy.

Tôi tin rằng loài chúng ta sẽ không tồn tại lâu dài. Xem dường, quả thực, nó không được làm bằng thứ vốn đã cho phép con rùa, thí dụ, tiếp tục để tồn tại nhiều hay ít không đổi, trong hàng trăm triệu năm; tức là, hàng trăm lần lâu dài hơn chúng ta đã từng tồn tại. Chúng ta thuộc về một chi có đời-sống ngắn của những động vật. Tất cả những anh chị em họ của chúng ta đều đã tuyệt giống. Hơn nữa, chúng ta gây hủy hoại. Khí hậu tàn khốc và những thay đổi môi trường vốn chúng ta đã kích động đều đúng là sẽ không tha cho chúng ta. Đối với Trái đất, chúng có thể trở thành một lệch lạc nhỏ chẳng đi đến đâu, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ tồn tại lâu hơn chúng mà không liên lụy – đặc biệt vì ​​công chúng và dư luận chính trị thích để làm ngơ những nguy hiểm mà chúng ta đang tạo ra, sau khi vùi đầu chúng ta trong cát. Có lẽ chúng ta là loài duy nhất trên trái đất có ý thức về sự không tránh khỏi của cái chết cá nhân của chúng ta. Tôi sợ rằng chẳng bao lâu chúng ta cũng sẽ phải trở thành loài duy nhất  vốn sẽ biết nhìn sự sụp đổ tập thể đang tới của chính nó, hay ít nhất là sự sụp đổ của nền văn minh của nó.

Như chúng ta biết, nhiều hay ít hơn, đối phó thế nào với sự chết tất yếu cá nhân của chúng ta, chúng ta cũng sẽ đối phó như thế với sự sụp đổ của nền văn minh của chúng ta. Nó thì không quá khác biệt. Và đây chắc chắn không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra. Những người Maya và những người đã sống trên đảo Crete, trong số rất nhiều những dân tộc khác, đã kinh nghiệm điều này rồi. Chúng ta sinh ra và chết đi như những ngôi sao sinh ra và chết đi, cả cá nhân lẫn tập thể. Đây là thực tại của chúng ta. Đời sống thì quý giá với chúng ta vì nó thoảng qua, phù du và không mãi mãi. Và như Lucretius đã viết: ‘thèm của chúng ta với đời sống thì ham hố, khát của chúng ta với đời sống thì vô độ’ (De rerum natura, III, 1084) [7]. Nhưng chìm sâu trong bản chất này vốn làm thành chúng ta và định hướng cho chúng ta, chúng ta không phải là những hữu thể không nhà, lơ lửng treo giữa hai thế giới, những phần của không gì khác ngoài chỉ phần thuộc về tự nhiên, với một khao khát về một gì nào khác. Không: chúng ta thì ở nhà của mình.

Tự nhiên là nhà của chúng ta, và trong tự nhiên chúng ta ở nhà của mình. Thế giới lạ lùng, nhiều màu và kinh ngạc này chúng ta khám phá – nơi không gian thì từng hạt nhỏ, thời gian không hiện hữu, và sự vật việc đều không định nơi nào – không phải là một gì đó ghẻ lạnh làm xa lạ chúng ta với những tự ngã đích thực của chúng ta, vì đây chỉ là những gì tò mò tự nhiên của chúng ta tiết lộ cho chúng ta về chốn của chúng ta trú ngụ. Về những sự vật vốn chính chúng ta được tạo từ chúng. Chúng ta được tạo từ cùng hạt bụi của những sao đã vỡ mà tất cả mọi sự vật việc đều đã được tạo ra, và khi chúng ta chìm đắm trong đau khổ hay khi chúng ta đang trải qua vui sướng mãnh liệt, chúng ta không là gì ngoài những gì chúng ta không thể tránh nhưng phải là: một phần của thế giới của chúng ta.

Lucretius diễn tả điều này, thật tuyệt diệu:

... chúng ta tất cả đều sinh từ cùng hạt giống của trời cao;
tất cả chúng ta có cùng cha,
từ đất đó, người nuôi chúng ta là mẹ,
nhận những giọt mưa trong,
lúa mì sáng ngời tạo ra từ chúng
và cây cối xanh tươi,
và loài người,
và những loài thú,
dâng tặng thức ăn vốn tất cả những thân xác được cung dưỡng,
để sống một đời ngọt ngào
và sinh con cháu ...
(II, 991–7)

Đó là phần bản chất của chúng ta để yêu thương và để chân thực. Đó là phần bản chất chúng ta để ao ước được biết thêm, và để tiếp tục học. Kiến thức của chúng ta về thế giới tiếp tục lớn rộng.

Có những biên cương, nơi chúng ta đang học, và khao khát với kiến ​​thức của chúng ta nóng cháy. Chúng đều trong những vươn tới cực nhỏ của mạng kết dệt của không gian, ở những nguồn của vũ trụ, trong bản chất của thời gian, trong hiện tượng của những hố đen, và trong những hoạt động của những tiến trình suy tưởng của chính chúng ta. Ở đây, trên những mép lề của những gì chúng ta biết, trong tiếp xúc với biển cả mênh mông của không biết, ngời sáng sự bí ẩn và cái đẹp của thế giới. Và nó thì kì diệu đến nín thở kinh ngạc.

Carlo Rovelli


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Dec/2018)





[1] Trên lý thuyết nếu chúng ta lấy quả Đất làm trung tâm – sự thực không vị trí nào là trung tâm hay bờ lề của vũ trụ cả
[2] Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling (1775-1854), triết gia Germany, tiêu biểu của tư tưởng duy ý thời sau-Kant (cùng với J. G. Fichte and G. W. F. Hegel)
[3] Thí dụ, quan điểm phản đối thuyết tiến hóa và thuyết tương đối – đến từ lập trường tôn giáo Abraham, thể hiện qua nhiều cố gắng khác loại, từ biện bác quanh co giả khoa học đến bôi nhọ trắng trợn những giả thuyết khoa học này, vì chúng làm xụp đổ tin tưởng vào ‘thần học’, tôi gọi là gót học của họ. Đặc biệt về những gì đối lập xa gần với một vũ trụ luận quá lỗi thời thành lập từ một thời mông muội.
[4] Mesoscopic: (macro < meso< micro) nói về một thể chế kích thước, nằm giữa cực lớn và cực nhỏ, đặc tính của lĩnh vực trong đó một số lượng lớn những particle có thể tác động trong một cách thức theo cơ học quantum
[5] Integrated information theory ((IIT) = Thuyết Thông Tin Tích hợp. Giulio Tononi: giáo sư tâm thần học và thần kinh học (đại học Wisconsin), có trọng tâm nghiên cứu là hiểu biết khoa học về ý thức. Thuyết Thông Tin Tích hợp là cấu trúc lý thuyết của ông nhằm tìm hiểu ý thức. Vắn tắt, theo IIT, ý thức đòi hỏi một sự họp nhóm, hay tích hợp của những thành tố bên trong một hệ thống vốn có tác động nhân quả vật chất với lẫn nhau. Lý thuyết có tham vọng trả lời những câu hỏi cơ bản về những tương hệ giữa vật chất và kinh nghiệm: Điều gì đặc biệt như thế về một mảng thịt khiến có thể cho một đối tượng ‘cư ngụ’ để nhìn thấy ánh sáng hay kinh nghiệm có bóng tối? Tại sao bộ óc liên quan với một khả năng của ý thức, nhưng không là gan hay tim, như trong những văn hóa trước đây tin tưởng? Tại sao ý thức mờ dần trong khi chìm sâu vào giấc ngủ, trong khi tế bào thần kinh ở phần vỏ não vẫn hoạt động? Tại sao nó phục hồi, sống động và mãnh liệt, khi não bị cắt đứt với thế giới bên ngoài trong một giấc mơ? Một con vẹt biết nói, hay một con bạch tuộc biết học và chơi, chúng có ý thức? Cômputơ có thể có ý thức? Có thể nào một hệ thống AI có thể hành xử như chúng ta nhưng vẫn thiếu ý thức -  như một zombie?
[6] Baruch Spinoza (1632-1677): Triết gia Nertherland gốc Jew, nổi tiếng tuyên bố rằng chúng ta, những não thức con người, chỉ biết hai thuộc tính - tư tưởng và sự mở rộng. Có thể thấy điều này trong những phát biểu của ông trong Ethics: ‘Chúng ta cảm thấy một cơ thể nào đó chịu tác động trong nhiều cách’, ‘ chúng ta không cảm cũng chẳng nhận một bất kỳ sự vật việc nào độc nhất, trừ thân xác và những phương thức của suy tưởng’ và ‘Đối tượng của ý tưởng cấu thành não thức con người là cơ thể hay một phương thức nhất định nào đó của sự mở rộng vốn thực sự hiện hữu và không có gì khác’.
[7] Titus Lucretius Carus (khoảng thế kỷ I TCN), nhà thơ và triết gia Latin. Ngày nay chỉ còn một tập thơ dài De rerum natura (Về bản chất của những Sự vật). Bài thơ được xem như phát biểu đầy đủ nhất còn lại của lý thuyết vật lý của Epicurus (nhắc ở chú giải bài giảng 1) nó cũng xa gần cho biết về lý thuyết đạo đức và lôgích của ông.
Về bản chất của những Sự vật là một bài thơ vĩ đại, chứa đựng những ý tưởng bị xem nguy hiểm nhất trong lịch sử tư tưởng phương Tây, thời Trung cổ: vũ trụ hoạt động không cần trợ giúp của những thần linh, tôn giáo dựa trên sợ hãi cái chết gây thương tổn cho đời sống con người, sống vui sướng và sống đức hạnh không đối nghịch nhưng đan quyện vào nhau, và vật chất được tạo thành từ những hạt vật chất rất nhỏ, những atom, chúng chuyển động vĩnh cửu, ngẫu nhiên va chạm và xoay chiều theo những hướng mới. Sau khi tìm lại được, năm 1417, trong một thư viện cổ, Về bản chất của những Sự vật đã thay đổi tiến trình của lịch sử. Những viễn kiến chôn vùi trong bài thơ, sau nghìn năm, nay được đón nhận, khai mở và định hình cho suy tưởng, từ Galileo và Freud, đến Darwin và Einstein, và ngay cả, qua Thomas Jefferson – thấy dấu vết trong bản Tuyên ngôn Độc lập của US.