Yuval Noah Harari
Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người
Phần Ba
Sự Thống
nhất của Loài người
9
Mũi tên của Lịch sử
Sau Cách mạng Nông nghiệp,
những xã hội loài người đã tăng trưởng hơn bao giờ, đông đảo hơn và phức tạp
hơn, trong khi đó những cấu trúc tưởng tượng duy trì trật tự xã hội cũng trở
nên phức tạp hơn. Những huyền thoại và những chuyện tưởng tượng thành quen thuộc
với mọi người, gần như từ lúc mới sinh ra, để suy nghĩ theo những cách nào đó,
để hành xử cho phù hợp với những tiêu chuẩn nhất định nào đó, để mong muốn những
sự vật việc nhất định nào đó, và để tuân thủ những quy tắc nhất định nào đó.
Qua đó chúng tạo ra những bản năng nhân tạo khiến hàng triệu người lạ mặt có thể
hợp tác hiệu quả. Mạng lưới của những bản năng nhân tạo này được gọi là “văn
hóa”.
Trong nửa đầu của thế kỷ
XX, những học giả dạy rằng mọi nền văn hóa đã là hoàn tất và hài hòa, sở hữu một
bản chất bất biến vốn đã dđịnh nghĩa nó cho tất cả mọi thời. Mỗi nhóm người có
quan điểm riêng về thế giới của nó, và hệ thống sắp xếp xã hội, pháp lý và
chính trị, vốn chúng chạy trơn tru như những hành tinh đi quanh mặt trời. Theo
quan điểm này, những văn hóa bỏ mặc những mong muốn và khuynh hướng của chúng
đã không thay đổi. Chúng chỉ tiếp tục đi tới với cùng một tốc độ và cùng một hướng.
Chỉ có một sức mạnh đến từ bên ngoài có thể thay đổi chúng. Những nhà nhân chủng
học, sử học và chính trị, do đó nhắc đến “Văn hóa Samoa” hay “Văn hóa Tasmania”
như thể vẫn cùng những tin tưởng, những qui thức và những giá trị đó đã đặc
trưng cho những người đảo Samoa và Tasmania từ thời hồng hoang xa xưa.
Ngày nay, hầu hết những
học giả về văn hóa đã kết luận rằng điều ngược lại là đúng. Mỗi nền văn hóa có
những tin tưởng tiêu biểu, những khuôn thức và những giá trị của nó, nhưng chúng
là trong giòng chảy liên tục không ngừng thay đổi. Văn hóa có thể tự biến đổi để
đáp ứng với những thay đổi trong môi trường của nó, hoặc qua tác động hỗ tương
với những văn hóa lân cận. Nhưng những văn hóa cũng trải qua những chuyển đổi đến
từ những động lực bên trong của chúng. Ngay cả một nền văn hóa hoàn toàn bị cô
lập có mặt trong một môi trường sinh thái ổn định cũng không thể tránh được biến
đổi. Không giống như những định luật vật lý, vốn tránh được hết những mâu thuẫn,
mọi trật tự do con người tạo ra đều được đóng gói với những mâu thuẫn nội bộ. Những
văn hóa không ngừng cố gắng để hòa giải những mâu thuẫn này, và tiến trình này nung
nấu sự thay đổi.
Lấy một thí dụ, trong
thời Trung cổ Europe, giới quý tộc tin vào cả đạo Kitô lẫn tinh thần thượng võ.
Một nhà quý tộc điển hình đi nhà thờ vào buổi sáng, và đã lắng nghe khi nhà
chăn chiên dài dòng về đời của những vị thánh chiên. “phù hoa của những phù hoa”,
nhà chăn chiên nói, “ tất cả là hư danh”. Giàu sang, thèm khát, và vinh dự là
những cám dỗ nguy hiểm. Bạn phải vượt lên trên chúng, và theo bước chân của Christ.
Nhu mì giống như Ngài, tránh bạo lực và ngông cuồng phung phí, và nếu có bị tát
– chỉ chìa thêm má bên kia”. Trở về nhà trong một tâm trạng và nhu mì trầm
ngâm, nhà quý tộc sẽ thay bộ quần áo lụa đẹp nhất của mình và đi dự bữa tiệc tối
trong lâu đài của chúa mình. Ở đó, rượu chảy như nước, người ca công thời Trung
cổ hát Lancelot và Guinevere, và những khách mời trao đổi những chuyện cười tục
tĩu, và những câu chuyện chiến tranh đẫm máu. ‘Thà chết,” những nam tước tuyên
bố, “còn hơn là sống với sự xấu hổ. Nếu có người phạm vào danh dự của bạn, chỉ
máu mới có thể xóa đi sự sỉ nhục. Và còn gì là tốt hơn trong đời sống để nhìn
thấy kẻ thù của bạn chạy trốn trước bạn, và những con gái xinh đẹp của họ run rẩy
dưới chân bạn?”
Mâu thuẫn không bao giờ
được giải quyết hoàn toàn. Nhưng như giới quý tộc Europe, giowis chuyên nghề
chăn chiên, và thường dân đã vật lộn với nó, văn hóa của họ đã thay đổi. Một nỗ
lực để hình dung ra nó đã đưa đến những cuộc Thập tự chinh. Trong thập tự
chinh, những hiệp sĩ có thể thể hiện sức mạnh quân sự của họ và lòng sùng kính
tôn giáo của họ trong cùng một nước bài. Cùng mâu thuẫn đã tạo ra những dòng hiệp
sĩ quân sự như Templar và Hospitaller, những người đã cố gắng để đan những lý
tưởng Kitô với sự hào hiệp lại còn chặt chẽ hơn. Nó cũng là nguyên nhân cho một
phần lớn của nghệ thuật và văn học Trung Cổ, chẳng hạn như những câu chuyện về
vua Arthur và Chén Thánh [1] .
Camelot là gì nếu không chỉ là một nỗ lực để chứng minh rằng một hiệp sĩ tốt có
thể và nên là một người Kitô tốt, và rằng những người Kitô tốt làm nên những hiệp
sĩ tốt nhất?
Một thí dụ khác là trật
tự chính trị thời nay. Kể từ cuộc Cách mạng France, dân chúng trên khắp thế giới
đã dần dần đi đến nhìn thấy cả hai: bình đẳng và tự do cá nhân như những giá trị
cơ bản. Tuy nhiên, hai giá trị này mâu thuẫn nhau. Bình đẳng chỉ có thể được bảo
đảm bằng cách bớt đi tự do của những người khá giả. Bảo đảm rằng mỗi cá nhân sẽ
được tự do để làm như người ấy muốn chắc chắn cắt ngắn bình đẳng. Toàn bộ lịch
sử chính trị của thế giới kể từ năm 1789 có thể được xem như là một loạt những
nỗ lực nhằm hòa giải mâu thuẫn này.
Ai đã từng đọc một quyển
truyện của Charles Dickens [2] biết
rằng những chế độ tự do của thế kỷ mười chín Europe đã ưu tiên cho quyền tự do
cá nhân ngay cả nếu nó có nghĩa là ném những gia đình nghèo bị vỡ nợ vào trong
nhà tù, và cho những trẻ mồ côi rất ít lựa chọn ngoài sự gia nhập những trường dạy
móc túi. Ai đã từng đọc một quyển truyện của Alexander Solzhenitsyn [3] biết
lý tưởng bình đẳng cực đoan cho tất cả của chủ thuyết Cộng sản đã tạo nên những
chuyên chế tàn bạo vốn cố gắng để kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống hàng
ngày.
Chính trị USA đương thời
cũng xoay quanh mâu thuẫn này. Đảng Dân chủ muốn có một xã hội công bằng hơn,
ngay cả nếu nó có nghĩa là tăng thuế để tài trợ những chương trình giúp đỡ người
nghèo, người già và tật nguyền. Nhưng điều đó vi phạm quyền tự do của những cá
nhân để tiêu tiền của họ như ý họ muốn. Tại sao chính phủ nên buộc tôi phải mua
bảo hiểm y tế nếu tôi thích dùng tiền để giúp con tôi học xong đại học? Đảng Cộng
hòa, mặt khác, muốn tối đa hóa quyền tự do cá nhân, ngay cả nếu nó có nghĩa là
khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo sẽ lớn rộng hơn, và khiến
nhiều người US sẽ không có đủ khả năng để chăm sóc, bảo hiểm sức khỏe.
Cũng như văn hóa thời
Trung cổ đã không xoay sở cho vuông tròn cả hai: tinh thần hiệp sĩ lẫn đạo Kitô,
cũng vậy thế giới thời nay thất bại không điều chỉnh cho vuông tròn được tự do với
bình đẳng. Nhưng đây không là khiếm khuyết. Những mâu thuẫn như vậy là một phần
không thể tách rời của mọi nền văn hóa của con người. Trong thực tế, chúng là những
động cơ văn hóa, chịu trách nhiệm cho sự sáng tạo và năng động của loài người
chúng ta. Cũng như khi chơi hai nốt nhạc chõi nhau cùng lúc, đã đẩy một khúc nhạc
về trước, vì vậy bất hòa trong những ý nghĩ, những ý tưởng và những giá trị bắt
buộc chúng ta phải suy nghĩ, đánh giá lại và phê bình. Tính nhất quán, trước
sau đều thuận hợp như một, là sân chơi của những não thức chai cứng đần độn.
Nếu những căng thẳng, những
xung đột và những tình cảnh khó xử, tiến thoái lưỡng nan, là gia vị của mọi nền
văn hóa, một con người thuộc về bất kỳ nền văn hóa đặc biệt nào phải giữ những tin
tưởng mâu thuẫn và bị phân rẽ bởi những giá trị không tương đồng. Đó đúng là một
tính năng thiết yếu của bất cứ nền văn hóa nào, vốn nó ngay cả có một tên gọi:
bất hòa nhận thức [4]. Bất hòa nhận thức thường
được coi là một thất bại trong tâm lý con người. Trong thực tế, nó là một tài sản
quan trọng. Nếu như người ta đã không có thể giữ được những tin tưởng và những
giá trị mâu thuẫn nhau, có lẽ đã không thể thiết lập và duy trì được bất kỳ một
nền văn hóa nào của con người.
Nếu, lấy thí dụ, một
người Kitô thực sự muốn hiểu được người Muslim, là người vẫn đi nhà thờ mosque
cuối phố, ông không nên tìm kiếm một bộ thẳng mướt trơn tru gồm những giá trị
mà mọi người Muslim ôm ấp. Thay vào đó, ông nên tìm hiểu những dilemma, những
trường hợp khó xử của người Muslim trong văn hóa Islam, những chỗ mà những quy
định đang có chiến tranh, và những tiêu chuẩn đang ẩu đả nhau. Đó là chính ở chỗ
đó, chỗ những người Muslim đánh đu giữa hai mệnh lệnh, khiến bạn sẽ hiểu được họ
tốt nhất.
Vệ tinh Do thám
Những văn hóa con người
là trong một dòng tuôn chảy thay đổi liên tục. Sự thay đổi liên tục này là hoàn
toàn ngẫu nhiên, hay nó có một số mẫu thức tổng quát? Nói cách khác, lịch sử có
một hướng đi hay không?
Trả lời là có. Trong nghìn
năm, những nền văn hóa nhỏ, đơn giản dần dần hợp lại thành những nền văn minh lớn
hơn và phức tạp hơn, vì vậy mà thế giới chứa ngày càng ít hơn những nền văn hóa
rất lớn [5], mỗi
trong số chúng là lớn hơn và phức tạp hơn. Dĩ nhiên, đây là một sự khái quát hoá
rất thô, chỉ đúng ở cấp vĩ mô. Ở cấp độ vi mô, điều xem dường xảy ra cho thấy như
mỗi một nhóm những văn hóa vốn hợp nhau thành một văn hóa rất lớn, có một văn
hóa rất lớn tan rã thành những mảnh nhỏ. Đế quốc Mongol đã mở rộng chiếm lĩnh một
khu vực rộng lớn của Asia, và ngay cả những phần của Europe, chỉ để vỡ thành những
mảnh nhỏ. Đạo Kitô đã chiêu dụ được hàng trăm triệu người, nhưng đồng thời nó cũng
bị chẻ ra thành vô số những giáo phái. Ngôn ngữ Latin lan rộng khắp phương Tây
và Trung Europe, sau đó nó tách ra thành những tiếng địa phương rồi những phương
ngữ này cuối cùng đã trở thành những ngôn ngữ quốc gia. Nhưng những phá vỡ này là
những bước lùi tạm thời, trong một khuynh hướng không thể lay chuyển hướng tới
sự hợp nhất.
Trở nên nhận thức được chiều
hướng của lịch sử thì thực sự là một câu hỏi phải đặt từ điểm thuận lợi của một
cái nhìn khái quát bao trùm rộng rãi. Khi chúng ta chấp nhận cái nhìn, như vẫn thường
nói từ trên cao, toàn cảnh của lịch sử, trong đó xem xét những phát triển trong
những kỳ hạn của hàng chục năm hoặc hàng trăm năm, thật khó để nói liệu có phải
lịch sử di chuyển về hướng thống nhất hoặc đa dạng. Tuy nhiên, để hiểu được những
quá trình dài hạn, cái nhìn toàn cảnh trên cao, như của một con chim bằng, thì
quá thiển cận. Thay vào đó, chúng ta sẽ làm được tốt hơn nếu chấp nhận điểm nhìn
của một vệ tinh do thám bay trong vũ trụ, có thể dò xét hàng nghìn năm chứ
không phải hàng trăm năm. Từ một điểm lợi thế như thế, nó trở thành rõ ràng, trong
xuốt như pha lê, rằng lịch sử đang không ngừng hướng tới sự hợp nhất. Sự phân
ly của đạo Kitô, và sự sụp đổ của đế quốc Mongol đều chỉ là những mô lồi lõm,
những “ổ gà” vấp phải, trên con đường “cái quan” của lịch sử.
Cách tốt nhất để nhận
hiểu chiều hướng tổng quát của lịch sử là để đếm số lượng những thế giới riêng
biệt của con người vốn cùng hiện hữu trong bất kỳ một thời điểm nào trên hành
tinh Đất. Ngày nay, chúng ta đã quen để suy nghĩ về toàn bộ hành tinh như một
đơn vị duy nhất, nhưng đối với hầu hết lịch sử, mặt đất trên thực tế là cả một
thiên hà của những thế giới cô lập của con người.
Hãy xem xét Tasmania, một
hòn đảo cỡ vừa, phía nam Australia. Nó đã bị cắt khỏi lục địa Australia, khoảng
năm 10.000 TCN, khi thời kỳ Băng Giá kết thúc, vì mực nước biển dâng lên. Một
vài nghìn người săn bắn hái lượm đã còn trên đảo, và không hề tiếp xúc với bất
kỳ người nào khác cho đến khi có sự xuất hiện của người Europe trong thế kỷ
XIX. Trong suốt 12.000 năm, không ai biết có những người Tasmania ở đó, và họ cũng
không biết là có bất cứ ai nào khác trên thế giới. Họ đã có những cuộc chiến của
họ, những đấu tranh chính trị, những dao động xã hội và những phát triển văn
hóa. Tuy nhiên, cứ theo như những hoàng đế nước Tàu, hoặc những người cai trị của
Mesopotamia, nếu đã quan tâm, Tasmania có thể chỉ là cũng đã nằm trên một trong
những mặt trăng của Jupiter. Những người Tasmania sống trong một thế giới của
riêng họ.
America và Europe, cũng
là những thế giới riêng biệt cho hầu hết lịch sử của họ. Trong năm 378, hoàng đế
Rome là Valence đã bị đánh bại và bị những người Goths giết tại trận
Adrianople. Trong cùng năm đó, vua Chak Tok Ich’aak của Tikal đã bị quân đội của
Teotihuacan đánh bại và giết chết. (Tikal đã là một nhà nước-thành phố [6]
quan trọng của người Maya, trong khi Teotihuacan lúc đó là thành phố lớn nhất ở
America, với gần 250.000 dân – Thuộc cùng độ lớn như Rome, thành phố cùng thời
của nó) . Hoàn toàn không có sự liên hệ nào giữa sự thất bại của Rome và sự trỗi
dậy của Teotihuacan. Rome đã cũng có thể là đúng nếu cho vị trí là trên Mars,
và Teotihuacan trên Venus.
Có bao nhiêu thế giới con
người khác nhau cùng có mặt trên quả đất? Khoảng năm 10.000 TCN, hành tinh của
chúng ta đã chứa chúng với số nhiều hàng ngàn. Đến năm 2000 TCN, con số chúng
đã giảm xuống hàng trăm, hoặc ít nhất là vài ngàn. Đến 1450, con số chúng đã giảm
đi còn trầm trọng hơn. Tại thời điểm đó, ngay trước khi có sự thám hiểm địa lý
của Europe, quả đất vẫn còn chứa một số lượng đáng kể những thế giới tí hon như
Tasmania. Nhưng gần 90 phần trăm loài người sống trong một thế giới lớn duy nhất:
thế giới của Asia-Africa. Hầu hết Asia, hầu hết Europe, và hầu hết Africa (bao
gồm những mảng lớn của vùng Africa nam Sahara [7])
đã được kết nối bằng những quan hệ văn hóa, chính trị và kinh tế quan trọng.
Hầu hết một phần mười (1/10)
của dân số thế giới còn lại đã được phân chia giữa 4 thế giới có kích thước và
độ phức tạp đáng kể:
1. Thế giới Mesoamerica,
trong đó bao trùm hầu hết của Trung America và những phần của Bắc America.
2. Thế giới Andean, trong
đó bao trùm hầu hết miền Tây của Nam America.
3. Thế giới của
Australia, bao trùm hầu hết lục địa Australia.
4. Thế giới Đại dương,
trong đó bao trùm hầu hết những quần đảo phía tây nam Pacific, từ Hawaii đến
New Zealand.
Trong 300 năm kế tiếp, thế
giới Asia-Africa khổng lồ nuốt chửng tất cả những thế giới khác. Nó “ăn” hết thế
giới Mesoamerica năm 1521, khi Spain chinh phục Đế quốc Aztec. Cùng lúc đó, nó “ngoạm”
miếng đầu tiên của nó vào thế giới của Oceania, trong chuyến đi vòng quanh thế
giới của Ferdinand Magellan, và ngay sau đó hoàn tất sự chinh phục của nó. Thế
giới Andean sụp đổ vào năm 1532, khi Spain nghiền nát Đế quốc Inca. Người
Europe đầu tiên đặt chân trên lục địa Australia năm 1606, và thế giới trinh
nguyên hoang sơ đó đã đi đến kết thúc khi thực dân England sốt sắng thuộc địa nó,
bắt đầu năm 1788. Mười lăm năm sau, người England thành lập khu định cư đầu
tiên của họ trên đảo Tasmania, như thế mang thế giới con người tự trị cuối cùng
vào trong vòm ảnh hưởng chung Afro-Asia.
Phải mất nhiều thế kỷ để
Asia-Africa khổng lồ tiêu hóa tất cả những gì nó đã nuốt, nhưng quá trình này đã
là không thể đảo ngược. Ngày nay hầu như tất cả con người chia sẻ cùng một hệ
thống địa chính trị (chính trị chịu tác động giống nhau của những tương quan địa
lý) [8]
(toàn bộ hành tinh được chia thành những quốc gia được quốc tế công nhận); cùng
một hệ thống kinh tế (thị trường tư bản ép buộc ngay cả của những vùng hẻo lánh
nhất của thế giới phải thay hình đổi dạng); hệ thống pháp lý giống nhau (nhân
quyền và luật pháp quốc tế có giá trị ở khắp mọi nơi, ít nhất là về mặt lý thuyết);
và những hệ thống khoa học giống nhau (Những nhà chuyên môn ở Iran, Israel, Australia
và Argentina có cùng quan điểm giống hệt như nhau về cấu trúc của những atoms, hay
phương pháp điều trị bệnh lao).
Nền văn hóa toàn cầu đơn
độc này thì không đồng nhất. Cũng giống như một cơ thể hữu cơ duy nhất có nhiều
loại khác biệt của những bộ phận cơ thể và những tế bào, do đó nền văn hóa toàn
cầu duy nhất của chúng ta có nhiều loại khác biệt của những phong cách sống và những
dân tộc, từ những người môi giới mua bán trên thị trường chứng khoán New York đến
người chăn cừu Afghanistan. Tuy nhiên, tất cả họ đều được kết nối chặt chẽ và họ
ảnh hưởng lẫn nhau trong vô số cách theo những ngõ ngách phức tạp. Họ vẫn còn
cãi nhau và đánh nhau, nhưng họ cãi nhau dùng cùng những khái niệm và đánh nhau
bằng cách dùng những loại vũ khí tương tự. Một “đụng độ của những nền văn minh”
[9] thực,
thì giống như đối thoại quen thuộc ai cũng biết của những người điếc. Không ai
có thể nắm được những gì người khác đang nói. Ngày nay, khi Iran và USA đe doạ nhau
với súng đạn, cả hai đều nói ngôn ngữ của những nhà nước quốc gia, kinh tế tư bản,
pháp quyền quốc tế và vật lý nguyên tử.
Bản đồ 3. Quả đất năm 1450.
Những địa điểm có tên trong thế giới Asia-Africa là những chỗ đi thăm của Ibn
Battuta, nhà du lịch Muslim, thế kỷ mười bốn. Là người gốc Tangier, Morocco,
Ibn Battuta thăm Timbuktu, Zanzibar, miền nam nước Nga, Trung Asia, India, Tàu
và Indonesia. Chuyến đi của ông minh họa sự hợp nhất của Asia-Africa vào đêm
trước của kỷ nguyên thời hiện nay.
Chúng ta vẫn nói rất
nhiều về những nền văn hóa ‘đích thực’, nhưng nếu khi dùng từ “đích thực” với
nghĩa rằng một gì đó vốn đã phát triển một cách độc lập, và gồm những truyền thống
sơ khai, chúng thoát hết được những ảnh hưởng bên ngoài, sau đó sẽ không có nền
văn hóa đích thực nào còn lại trên quả đất. Trong vài thế kỷ qua, tất cả những
nền văn hóa đã thay đổi đến gần như không còn nhận ra nữa, bởi một trận lụt của
những ảnh hưởng toàn cầu.
Một trong những thí dụ
thú vị nhất của sự toàn cầu hoá này là ẩm thực ‘dân tộc’. Trong một nhà hàng
Italy chúng ta mong đợi để thấy sợi mì spaghetti trong nước sốt cà chua; tại
nhà hàng Poland và Ireland, rất nhiều khoai tây; trong một nhà hàng Argentina,
chúng ta có thể lựa chọn giữa hàng chục món thịt bít tết; trong một nhà hàng India,
ớt đỏ cay được đưa vào đúng là trong hết tất cả mọi món; và nổi bật ở bất kỳ
quán cà phê Switzerland nào là sô cô la nóng dày dưới một lớp kem cao như núi
Alps. Nhưng không một nào trong số những thực phẩm này có nguồn gốc từ những quốc
gia này. Cà chua, ớt ớt và ca cao đều có nguồn gốc Mexico; chúng đến Europe và Asia,
chỉ sau khi người Spain chinh phục Mexico. Julius Caesar và Dante Alighieri chưa
từng bao giờ xoay spaghetti ướt đẫm sốt cà bằng nĩa của mình (ngay cả nĩa thời ấy
cũng còn chưa có), William Tell chưa bao giờ nếm thử sô cô la, và đức Phật (hay
những người dâng cúng thức ăn cho ngài) chưa bao giờ lấy ớt để nêm gia vị vào
thức ăn. Khoai tây đến Poland và Ireland không quá 400 năm trước đây. Món thịt
bít tết duy nhất bạn có thể có được ở Argentina vào năm 1492, không từ thịt bò
nhưng từ thịt của một con llama.[10]
Phim ảnh Hollywood đã
kéo dằng dai một hình ảnh của những người thổ dân da đỏ trong vùng đồng bằng bắc
America [11] là những kỵ binh dũng cảm,
can đảm cướp những toa xe của những người Europe lớp định cư trước tiên, để bảo
vệ những phong tục truyền thống của tổ tiên họ. Tuy nhiên, những kỵ binh người
bản địa America này không phải là những người bảo vệ một số văn hóa sơ khai,
hay đích thực. Thay vào đó, họ là sản phẩm của một cuộc cách mạng quân sự và
chính trị lớn đã quét qua vùng đồng bằng phía tây Bắc America trong thế kỷ XVII
và XVIII, một hệ quả của sự xuất hiện của loài ngựa đến từ Europe. Năm 1492,
không có con ngựa nào ở America. Văn hóa của người dân Sioux và Apache thế kỷ
XIX có nhiều đặc tính chú ý, nhưng nó là một nền văn hóa thời nay – một kết quả
của những sức mạnh toàn cầu – nhiều hơn là văn hoá “đích thực”.
Viễn ảnh Toàn cầu
Từ một viễn cảnh thực
tiễn, giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình thống nhất toàn cầu đã xảy ra
trong vài thế kỷ trước, khi những đế quốc lớn mạnh và thương mại tăng cường. Những
liên kết luôn-từng-thắt chặt đã được thành hình giữa những dân tộc của Africa-Asia,
America, Australia và Oceania. Như vậy ớt đỏ Mexico đã vào được trong những thức
ăn India, và bò sữa Spain đã bắt đầu được chăn thả ở Argentina. Tuy nhiên, từ một
viễn cảnh hệ ý thức, một phát triển lại còn quan trọng hơn đã xảy ra trong nghìn
năm đầu tiên TCN, khi ý tưởng về một trật tự phổ quát mọc gốc. Trong hàng nghìn
năm trước đây, lịch sử đã di chuyển rồi, chậm chạp về hướng thống nhất toàn cầu,
nhưng ý tưởng về một trật tự phổ quát chi phối toàn thể thế giới vẫn còn xa lạ
với hầu hết mọi người.
25. Những tù trưởng
Sioux (1905). Cả dân Sioux và cũng như những sắc tộc khác ở vùng Đồng bằng lớn Bắc
America, trước năm 1492 đều không có ngựa.
Homo Sapiens đã tiến
hóa để nghĩ về thiên hạ như chia thành “chúng ta” và “chúng nó” (ta/họ) “Chúng
ta” là nhóm trực tiếp quanh bạn, bất cứ bạn là ai, và “họ” là tất cả mọi người
khác. Trong thực tại, không có động vật xã hội nào từng bao giờ được dẫn đạo bởi
những lợi ích của toàn bộ loài vốn nó thuộc về. Không có chimpanzee nào đoái
hoài đến những lợi ích của cả loài chimpanzee, không có con ốc nào sẽ vểnh dù
chỉ một cái râu mép vì cộng đồng ốc trên toàn cầu, không có con sư tử trùm đực
nào phải làm một nỗ lực để trở thành vua của tất cả những con sư tử, và ở lối
vào tổ ong không ai có thể tìm thấy khẩu hiệu : “những con ong thợ của thế giới
– đoàn kết lại!”
Nhưng bắt đầu với cuộc
Cách mạng nhận thức, Homo Sapiens đã
trở thành ngày càng nổi bật xuất sắc đặc biệt nhiều hơn trong phương diện này.
Mọi người bắt đầu hợp tác trên một cơ sở thường xuyên với những người xa lạ
hoàn toàn, người mà họ tưởng tượng là ‘anh em’ hay ‘bạn bè’. Tuy nhiên, tình
anh em này đã không là phổ quát. Một nơi nào đó trong thung lũng bên cạnh, hoặc
vượt quá rặng núi, một người vẫn có thể cảm nhận ‘họ/chúng nó’. Khi pharaoh đầu
tiên, Menes, thống nhất Egypt khoảng năm 3000 TCN, điều là rõ ràng đối với người
Egypt rằng xứ Egypt có một biên giới, và quá khỏi biên giới có những ‘man rợ’ lẩn
quẩn. Những người man rợ là những kẻ xa lạ, đe dọa, và chỉ muốn biết rằng trong
chừng mức rằng họ có đất, hoặc tài nguyên thiên nhiên mà người Egypt đã muốn. Tất
cả những trật tự tưởng tượng con người tạo ra có khuynh hướng bỏ qua một phần
quan trọng của loài người.
Nghìn năm đầu tiên TCN
đã chứng kiến sự xuất hiện của ba trật tự có tiềm năng trở thành phổ quát, vốn
những người mê say của nó có thể lần đầu tiên hình dung toàn thể thế giới, và
toàn thể loài người, như một đơn vị duy nhất chi phối bởi một tập hợp duy nhất
của luật pháp Tất cả mọi người là “chúng ta”, ít nhất là trong tiềm năng. Đã thôi
không còn ‘chúng nó’. Trật tự phổ quát đầu tiên đã xuất hiện là kinh tế: trật tự
của tiền bạc. Trật tự phổ quát thứ hai là chính trị: trật tự của triều đình. Trật
tự phổ quát thứ ba là tôn giáo: trật tự của những tôn giáo phổ quát, như đạo Phật,
đạo Kitô và đạo Islam.
Những người đi buôn, những
kẻ đi xâm chiếm, và những nhà tiên tri tôn giáo đã là những người đầu tiên đã
thực hiện được thành công để vượt qua sự phân chia tiến hóa nhị phân, “chúng ta
đối lại với chúng nó”, và để nhìn thấy trước tiềm năng thống nhất của loài người.
Đối với những người đi buôn,, toàn thể thế giới là một thị trường duy nhất và tất
cả mọi người là những khách hàng tiềm tàng. Họ đã cố gắng để thiết lập một trật
tự kinh tế có thể áp dụng cho tất cả, ở khắp mọi nơi. Đối với những kẻ đi xâm
chiếm chinh phục, toàn thể thế giới là một đế quốc duy nhất và tất cả mọi người
là những thần dân tiềm tàng, và đối với những tiên tri, toàn thế giới đã tin giữ
một sự thật duy nhất và tất cả mọi người là những tín đồ tiềm tàng. Họ cũng cố
gắng thiết lập một trật tự mà có thể áp dụng cho tất cả mọi người ở khắp mọi
nơi.
Trong suốt ba nghìn năm
qua, người ta ngày càng nhiều hơn đã làm những nỗ lực tham vọng để hiện thực viễn
ảnh toàn cầu đó. Ba chương tiếp theo thảo luận về tiền, đế quốc và tôn giáo phổ
quát đã lan rộng như thế nào, và chúng đã đặt nền tảng cho thế giới đoàn kết của
ngày nay như thế nào. Chúng ta bắt đầu với câu chuyện của kẻ chinh phục vĩ đại
nhất trong lịch sử, một kẻ chinh phục đã sở hữu khả năng thích ứng và sự khoan
dung cùng cực, do đó biến mọi người thành những môn đệ nhiệt tâm. Kẻ chinh phục
này là đồng tiền. Những người không tin vào cùng một gót, hay tuân theo cùng một
vua, đều cùng rất sẵn sàng để dùng cùng đồng tiền tương tự. Osama Bin Laden, với
tất cả sự hận thù của ông với văn hóa US, tôn giáo US, và chính trị USA, nhưng
đã rất thích đồng đôla US. Làm thế nào mà tiền đã thành công, nơi những vị gót,
và những nhà vua đã thất bại?
10
Mùi thơm của ĐồngTiền
Năm 1519, Hernan Cortes
và những conquistador [12] của ông, đã xâm chiếm Mexico, cho đến bấy giờ
vẫn là một thế giới con người cô lập. Người Aztec, như những người sống ở đó gọi
mình, nhanh chóng nhận thấy rằng những người lạ đã cho thấy một quan tâm đặc biệt
với một kim loại có màu vàng nhất định. Trong thực tế, họ dường như đã không
bao giờ ngừng nói về nó. Những người bản địa đã không xa lạ gì với vàng – nó đẹp
và dễ dàng để làm việc, do đó, họ dùng nó để làm trang sức và tượng thờ, và họ thỉnh
thoảng dùng vàng vụn (đã vỡ nhỏ như bụi) như một phương tiện đổi chác. Nhưng
khi một Aztec muốn mua một gì đó, ông thường trả bằng những hạt cacao hoặc những
cuộn vải. Sự ám ảnh Spain với vàng như vậy, dường như không thể giải thích. Có
gì là quan trọng như vậy về một kim loại mà không thể ăn, uống hoặc dệt vải, và
quá mềm để dùng cho những dụng cụ hay vũ khí? Khi người bản xứ hỏi Cortés là tại
sao người Spain đã có như một đam mê như thế với vàng, nhà conquistador trả lời,
“Vì tôi và những bạn tôi bị bệnh đau tim vốn chỉ có thể dùng vàng chữa khỏi”.[13]
Trong thế giới Asia-Africa
nơi người Spain từ đó đã đến, sự ám ảnh đối với vàng thực sự là một bệnh dịch.
Ngay cả những của kẻ thù căm ghét nhau cay đắng nhất đều thèm khát cùng một thứ
kim loại có màu vàng vô dụng. Ba thế kỷ trước cuộc chinh phục Mexico, tổ tiên của
Cortés và quân đội của ông đã tiến hành một chiến tranh tôn giáo đẫm máu với những
vương quốc đạo Islam ở bán đảo Iberia và Bắc Africa. Những tín đồ của Christ và
những tín đồ của Allah đã giết nhau hàng ngàn người, đã tàn hoại những đồng lúa
và vườn cây ăn trái, và đã biến những thành phố phồn thịnh thành những hoang địa
vẫn mãi âm ỉ cháy rất lâu không tắt – tất cả cho sự vinh hiển lớn hơn của
Christ hay Allah.
Khi người Kitô dần dần
giành được thế tay trên, họ đánh dấu chiến thắng của họ không chỉ bằng cách phá
hủy tất cả những mosque đạo Islam và xây dựng những nhà thờ Kitô, mà cũng còn bằng
cách phát hành những đồng tiền vàng và bạc mới, mang dấu giá gỗ chữ thập, và để
tạ ơn Gót vì sự giúp đỡ của ngài trong chiến đấu chống những kẻ ngoại đạo. Tuy
nhiên, bên cạnh tiền tệ mới, những người chiến thắng đã đúc một loại đồng tiền
vuông, gọi là millares, chúng mang một
thông điệp có phần khác biệt. Những đồng tiền hình vuông này tuy do những người
xâm lược Kitô đúc, nhưng trang trí với phù hiệu có những chữ Arabic uốn lượn tuyên
bố: “Không có gót ngoại trừ Allah, và Muhammad là sứ giả của Allah”. [14] Ngay
cả những thày chăn chiên Catô cao cấp hàng tỉnh hạt, của thành Melgueil và Agde
cũng phát hành những bản sao trung thành của những đồng tiền Muslim phổ thông này,
và những người Kitô kính sợ Gót vui vẻ dùng chúng. [15]
Sự khoan dung cũng đã phát
triển mạnh mẽ trong phía đối lập bên kia. Những lái buôn người Muslim ở Bắc
Africa đã tiến hành kinh doanh của họ, dùng những đồng tiền của những người
Kitô, như đồng tiền Italy Florentine, những đồng tiền vàng Venetian, và đồng tiền
bạc ròng Naples [16]. Ngay cả những nhà cai trị
Muslim, người kêu gọi thánh chiến jihad
chống lại những người “Kitô vô đạo” đã vui mừng khi nhận tiền thuế bằng những đồng
tiền kim loại vốn gợi hình ảnh Christ và “Mẹ Đồng trinh” của Người. [17]
Cái đó bao nhiêu tiền?
Những người săn bắn hái
lượm đã không có tiền. Mỗi bầy đoàn đã săn bắn, hái lượm và sản xuất gần như tất
cả mọi thứ nó cần, từ thịt ăn đến thuốc chữa bệnh, từ đôi dép đến bùa phép. Những
thành viên khác nhau trong bầy đoàn có thể có chuyên môn trong những công việc khác
biệt, nhưng họ chia sẻ hàng hóa và dịch vụ của họ thông qua một nền kinh tế của
những chịu ơn và trả ơn. Một miếng thịt cho miễn phí sẽ mang theo với nó giả định
của sự có đi có lại – nói thí dụ, trợ giúp y tế miễn phí. Những bầy đoàn đã là
độc lập về kinh tế; chỉ một vài vật phẩm quý hiếm mà không thể tìm thấy được tại
địa phương – những vỏ sò, bột màu, đá từ núi lửa, và những thứ tương tự như thế
– phải từ những người từ xa đến mới có. Điều này thường có thể được thực hiện bằng
cách trao đổi đơn giản: “Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những vỏ sò đẹp, và bạn
sẽ cung cấp cho chúng tôi đá lửa có phẩm lượng cao”.
Tất cả điều này đã ít
thay đổi với sự khởi đầu của cuộc Cách mạng Nông nghiệp. Hầu hết mọi người vẫn
tiếp tục sống trong những cộng đồng nhỏ, gần gũi thân mật. Rất giống như một bầy
đoàn săn bắn hái lượm, mỗi làng là một đơn vị kinh tế tự cung tự cấp, được duy
trì bằng những chịu ơn và những trả ơn qua lại, cộng thêm một chút trao đổi với
những người ngoài. Một người trong làng có thể đã đặc biệt làm giày thành thạo,
một người khác về phân phát chăm sóc y tế, vì vậy những dân làng biết khi phải đi
chân không, hoặc bị bệnh thì quay sang đâu. Nhưng những làng thì nhỏ, và kinh tế
của chúng thì giới hạn, do đó, có thể sẽ không phải lúc nào cũng có sẵn những người
làm giày và thày thuốc .
Sự nổi lên của những
thành phố và những vương quốc, và sự cải thiện trong cơ sở hạ tầng giao thông là
nguyên nhân cho những cơ hội mới cho sự chuyên môn hóa. Những thành phố trù mật
đã cung cấp việc làm quanh năm không chỉ cho những thợ đóng giày chuyên nghiệp
và những thày thuốc, nhưng cũng cho những thợ mộc, những nhà chăn chiên, những
binh sĩ và những luật sư. Những làng đã đạt được một danh tiếng vì sản xuất rượu
vang, dầu ô liu ngon thực sự, hoặc những gốm sứ thực tốt đẹp, tìm ra rằng đó là
đáng bõ công để chuyên môn gần như hoàn toàn vào sản phẩm đó, và đổi chác nó với
những nhóm định cư khác cho tất cả những hàng hóa khác mà họ cần. Điều này thành
hợp lô gích thực tiễn. Khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt, vậy tại sao phải uống
rượu tầm thường từ vườn sau nhà bạn, nếu bạn có thể mua rượu cùng loại nhưng
khác vị, dịu ngọt hơn từ một nơi có đất trồng và khí hậu thì phù hợp hơn rất nhiều
với trái nho? Nếu đất sét từ vườn sau nhà bạn làm thành những chậu gốm chắc hơn
và đẹp hơn, khi đó bạn có thể làm một trao đổi. Hơn nữa, những người chuyên môn
làm rượu vang và gốm toàn thời gian, chưa kể những y sĩ và luật sư, có thể trau
dồi chuyên môn của họ để làm tất cả đều được hưởng lợi ích. Nhưng sự chuyên môn
hóa đã tạo ra một vấn đề – làm thế nào để bạn xoay sở thành công sự trao đổi
hàng hoá giữa những người chuyên môn?
Một nền kinh tế của làm
ơn và trả ơn không hoạt động khi một số lượng lớn người lạ cố gắng để hợp tác. Để
cung cấp sự giúp đỡ miễn phí cho chị em ruột, hoặc một người hàng xóm là một
chuyện, nhưng nếu chăm sóc những người xa lạ là một chuyện rất khác, vì có thể
không bao giờ có dịp để đáp trả sự giúp đỡ. Một người có thể trông cậy vào sự đổi
chác hàng hóa. Nhưng đổi chác có hiệu quả khi chỉ trao đổi trong một phạm vi giới
hạn của những sản phẩm. Nó không thể dựng cơ sở cho một nền kinh tế phức tạp. [18]
Để hiểu được những giới
hạn của sự đổi chác, hãy tưởng tượng rằng bạn sở hữu một vườn táo ở trên vùng đồi
vốn sản xuất những quả táo dòn nhất, ngọt nhất trong toàn tỉnh. Bạn làm việc rất
cần mẫn trong vườn táo của bạn khiến giày của bạn mau mòn đến nhẵn. Vì vậy, bạn
thắng yên vào xe cho lừa kéo, và hướng xuống thị trấn ở hạ lưu dòng sông. Hàng
xóm của bạn kể với bạn rằng một thợ đóng giày ở phía nam cuối chợ đã làm cho
anh ta một đôi bốt thực chắc chắn và bền đến năm mùa táo. Bạn tìm thấy hàng thợ
đóng giày và đề nghị để đổi một số táo của bạn lấy đôi giày bạn cần.
Người thợ đóng giày chần
chừ. Bao nhiêu táo đây nên đòi người lạ này như giá phải trả? Mỗi ngày người đóng
giày gặp hàng chục khách hàng, một vài người trong số họ mang theo bao tải táo,
trong khi những người khác mang lúa mì, dắt con dê hoặc ôm cuộn vải – tất cả với
phẩm chất khác biệt. Lại còn những người khác mời chào chuyên môn của họ trong viết
đơn thỉnh cầu nhà vua, hay chữa bệnh đau lưng. Lần cuối trước, người đóng giày
đổi giày lấy táo là ba tháng trước đây, và khi đó ông đã đòi ba bao tải táo.
Hay đã là bốn? Nhưng khi nghĩ lại về điều đó, những quả táo đó là táo chua dưới
thung lũng, chứ không phải táo ngon dòn trồng trên đồi. Mặt khác, vào lần trước
đó, táo đã được đổi lấy giày nhỏ của phụ nữ. Nhưng người lạ này đương muốn đổi lấy
bốt lớn của đàn ông. Bên cạnh đó, trong những tuần gần đây, một chứng bệnh đã
tàn sát những bầy gia súc quanh thị trấn, và da thú đang trở nên hiếm. Những thợ
thuộc da đang bắt đầu đòi gấp đôi số giầy đóng xong xuôi, để đổi lấy cùng số lượng
da thuộc. Điều đó có cũng nên phải xem xét thêm không?
Trong một nền kinh tế
hàng đổi hàng, mỗi ngày những thợ đóng giày và người trồng táo, đều lại sẽ phải
tìm học lần nữa giá cả tương đối của hàng chục mặt hàng. Nếu một trăm mặt hàng khác
biệt được trao đổi trên thị trường, khi đó người mua và người bán sẽ phải biết
4.950 tỉ giá đổi chác khác biệt. Và nếu 1.000 mặt hàng khác biệt được giao dịch,
người mua và người bán phải đối phó với khó khăn của 499.500 tỉ giá đổi chác
khác biệt! [19] Làm thế nào để bạn tìm ra
điều đó được?
Nó thành tệ hại hơn. Ngay
cả nếu bạn thành công để tính toán xem bao nhiêu quả táo bằng một đôi giày,
không phải luôn luôn có thể đổi chác hàng hóa. Sau cùng tất cả, một trao đổi mua
bán đòi hỏi rằng mỗi bên muốn những gì bên kia có thể cung ứng. Điều gì sẽ xảy
ra nếu người thợ đóng giày không thích táo, và nếu tại thời điểm trong câu hỏi,
điều người này đang thực sự muốn là một vụ kiện tụng để ly hôn? Đúng thế, người
trồng táo có thể tìm một luật sư là người thích táo, và thiết lập một thỏa thuận
giữa ba người. Nhưng nếu người luật sư đã có đầy ứ táo, nhưng điều người này thực
sự cần là tóc mình được cắt cho gọn ghẽ?
Một số những xã hội đã cố
gắng giải quyết vấn đề bằng cách thiết lập một hệ thống đổi chác trung ương, vốn
thu thập những sản phẩm từ những nhà vườn chuyên môn và những nhà sản xuất và đem
phân phối chúng đến những người cần chúng. Thí nghiệm loại như thế, lớn nhất và
nổi tiếng nhất, đã được thực hiện ở Liên bang Sô viết, và nó đã thất bại thảm hại.
“Mọi người sẽ làm việc theo khả năng của họ, và nhận được theo như nhu cầu của
họ”, quay ra trong thực tế biến thành “tất cả mọi người sẽ làm việc thật ít đến
mức ít nhất như họ có thể tránh né được như thế, và nhận được thật nhiều như họ
có thể soay sở chụp giựt được”. Nhiều thí nghiệm ôn hoà vừa phải và thành công
hơn đã được thực hiện trong những trường hợp khác, lấy thí dụ trong Đế quốc
Inca. Tuy nhiên, hầu hết những xã hội tìm thấy một cách dễ dàng hơn để kết nối những
số lượng lớn của những nhà chuyên môn – họ đã phát triển ra tiền tệ.
Những Vỏ Sò và Thuốc lá
Tiền được tạo ra nhiều
lần ở nhiều nơi. Sự phát triển của nó không đòi hỏi kỹ thuật đột phá – đó là một
cuộc cách mạng thuần túy tinh thần. Nó liên quan đến việc tạo ra một thực tại
liên-chủ quan mới, vốn hiện hữu chỉ trong trí tưởng tượng chung của mọi người
chia sẻ thực tại này.
Tiền không phải là những
đồng xu và những mảnh giấy. Tiền là bất cứ gì mà người ta sẵn sàng đem dùng để
đại diện một cách hệ thống cho giá trị của những sự vật việc khác, cho mục đích
trao đổi những hàng hóa và những dịch vụ. Tiền cho phép mọi người so sánh một
cách nhanh chóng và dễ dàng giá trị của những hàng hóa khác biệt (chẳng hạn như
những quả táo, đôi giày và dịch vụ ly hôn), để dễ dàng trao đổi một sự vật việc
này cho sự vật việc khác, và để thuận tiện lưu trữ của cải. Đã có rất nhiều loại
tiền. Quen thuộc nhất là những đồng xu, vốn là một mảnh kim loại có in dấu đã
được chấp nhận phổ thông. Tuy nhiên, tiền đã hiện hữu rất lâu trước khi có sự phát
minh đồng tiền đúc, và những nền văn hóa đã thịnh vượng đã dùng như tiền tệ những
sự vật khác, chẳng hạn như vỏ sò, bò, da, muối, thóc lúa, hạt, vải và giấy nợ. Vỏ
sò đã được dùng như tiền trong khoảng 4.000 năm khắp Africa, Nam Asia, Đông Asia
và Oceania. Thuế vẫn có thể được thanh toán bằng vỏ sò ở Uganda thuộc Great Britain, trong những năm đầu thế kỷ XX.[20]
26. Trong những chữ viết
sơ khai của người Tàu, dấu hiệu vỏ sò chỉ tiền, thấy trong những chữ như ‘bán’
hoặc ‘thưởng’.
Trong những trại giam, những
trại tù binh chiến tranh thời nay, thuốc lá thường được dùng như tiền bạc. Ngay
cả những tù nhân không hút thuốc cũng sẵn sàng để chấp nhận thanh toán bằng thuốc
lá, và tính giá trị của tất cả những hàng hóa và dịch vụ khác bằng thuốc lá. Một
người sống sót từ trại tập trung Auschwitz mô tả ‘tiền thuốc lá’ dùng trong trại:
“Chúng tôi đã có tiền riêng của chúng tôi, có giá trị không ai đặt câu hỏi: những
điếu thuốc lá. Giá của mỗi bài viết đã được nêu bằng thuốc lá ... Trong thời
gian “bình thường”, có nghĩa là, khi những ứng viên cho những phòng hơi ngạt đã
đến trại ở một nhịp độ đều đặn, một ổ bánh mì giá mười hai điếu thuốc lá; một
gói 300 gram bơ thực vật, ba mươi; một chiếc đồng hồ, tám mươi đến 200; một lít
rượu, 400 điếu thuốc lá!” [21]
Trong thực tế, ngay cả tiền
kim loại và tiền giấy ngày nay là một dạng hiếm của tiền tệ. Trong năm 2006, tổng
số tiền trên thế giới là khoảng $ 60 trillion [22],
nhưng tổng số tiền kim loại và tiền giấy đã ít hơn $ 6 trillion. [23]
Hơn 90 phần trăm của tất cả những tiền – hơn $ 50 trillion xuất hiện trong những
trương mục của chúng ta – hiện hữu chỉ trên những cômputơ trung tâm của hệ thống.
Theo đó, hầu hết những giao dịch kinh doanh được thực hiện bằng cách di chuyển số
liệu ghi trên dòng điện chạy từ một cômputơ này sang một hồ sơ hay cômputơ khác,
mà không có bất kỳ trao đổi tiền mặt vật chất nào. Chỉ có chăng một tội phạm nào
đó mới mua một căn nhà, lấy thí dụ, bằng việc giao nhận một va li đầy tiền giấy.
Miễn là chừng nào người ta sẵn sàng trao đổi hàng hoá và dịch vụ để đổi lấy những
số liệu điện tử, nó lại còn tốt hơn so với tiền kim loại và tiền giấy dòn gẫy gập
– nhẹ hơn, ít cồng kềnh, và dễ dàng hơn để theo dõi.
Để cho những hệ thống
thương mại phức tạp hoạt động, một số loại tiền là không thể thiếu. Một thợ
đóng giày trong một nền kinh tế tiền chỉ cần phải biết giá bán thay đổi cho những
loại giày khác nhau – không cần phải ghi nhớ những tỉ giá hối đoái giữa giày và
táo, hoặc dê. Tiền cũng làm nhẹ gánh những nhà chuyên môn trồng táo, khỏi nhu cầu
tìm ra người làm giày thèm ăn táo, vì tất cả mọi người luôn luôn muốn tiền. Đây
có lẽ là phẩm chất cơ bản nhất của nó. Mọi người luôn muốn tiền bạc vì tất cả mọi
người khác cũng luôn luôn muốn tiền bạc, có nghĩa là bạn có thể trao đổi tiền
cho bất cứ điều gì bạn muốn hoặc cần. những thợ đóng giày sẽ luôn vui vẻ để nhận
tiền của bạn, vì bất kể sự vật việc gì ông thực sự muốn – táo, dê hoặc ly hôn –
ông có thể lấy tiền để đổi lấy những sự vật việc đó.
Như thế, tiền là một
phương tiện trao đổi phổ quát, cho mọi người có khả năng để chuyển đổi gần như
tất cả mọi sự vật việc vào hầu như bất cứ sự vật việc gì khác. Thể lực bắp thịt
được chuyển đổi sang trí năng não bộ khi một người lính sau khi giải ngũ đã trả
học phí đại học của mình với bổng lộc từ nghĩa vụ quân sự của mình. Đất được
chuyển đổi thành lòng trung thành khi một hầu tước bán tài sản để giúp đỡ những
thuộc hạ của ông. Y tế chuyển sang luật pháp khi một y sĩ dùng tiền thù lao của
bà để thuê một luật sư – hay hối lộ một quan tòa. Nó ngay cả có thể chuyển đổi dục
tình xác thịt thành sự cứu rỗi linh thiêng, như những cô gái điếm thế kỷ XV đã
làm, khi họ ngủ với đàn ông mua dâm để lấy tiền, rồi những cô gái bán dâm dùng
tiền đó để mua những đặc ân xả tội [24] của
Hội Nhà thờ Catô đem bán.
Những loại tiền lý tưởng
cho mọi người có khả năng không chỉ đơn thuần là để xoay chuyển một sự vật việc
này vào thành một sự vật việc khác, nhưng cũng để lưu trữ tài sản nữa. Nhiều những
giá trị không thể lưu trữ được – chẳng hạn như thời gian hoặc sắc đẹp. Một số sự
vật chỉ có thể lưu trữ được trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như những quả dâu
tây. Những sự vật khác bền hơn, nhưng mất rất nhiều không gian và đòi hỏi những
cơ sở tốn kém và chăm sóc. Hạt lúa, lấy thí dụ, có thể lưu trữ được trong nhiều
năm, nhưng làm như vậy bạn cần phải xây dựng kho rất lớn và bảo vệ chống chuột,
nấm mốc, nước, lửa và kẻ trộm. Tiền, cho dù giấy, bit cômputơ, hoặc vỏ sò, giải
quyết những vấn đề này. Vỏ sò không bị thối, chuột không nhai gặm được, có thể chịu
được lửa cháy, và đủ nhỏ gọn để được khoá kín trong một tủ đựng an toàn.
Để dùng tài sản giàu
có, nếu chỉ lưu trữ nó không thôi là chưa đủ. Nó thường cần phải được vận chuyển
từ nơi này đến nơi khác. Một số hình thức của sự giàu có, chẳng hạn như bất động
sản, hoàn toàn không thể vận chuyển được. Những mặt hàng như lúa mì và gạo có
thể vận chuyển được nhưng với khó khăn. Hãy tưởng tượng một người làm nghề canh
nông giàu có sống ở một vùng đất không dùng tiền, người ấy di cư đến một tỉnh
xa xôi. Tài sản của ông chủ yếu là ngôi nhà và những cánh đồng trồng lúa của ông.
Người nông dân không thể mang theo nhà hay những cánh đồng của ông. Ông ta có
thể đổi chúng lấy hàng tấn gạo, nhưng nó sẽ rất vất vả khó khăn và tốn kém để vận
chuyển tất cả số gạo đó. Tiền giải quyết những vấn đề này. Người nông dân có thể
bán tài sản của mình để đổi lấy một bao vỏ sò, vốn ông có thể dễ dàng mang theo
bất cứ nơi nào ông đi đến.
Vì tiền có thể chuyển đổi,
lưu trữ và vận chuyển của cải một cách dễ dàng và không tốn kém, nó tạo một
đóng góp quan trọng cho sự xuất hiện của những mạng lưới thương mại phức tạp và
những thị trường năng động. Nếu không có tiền, những mạng lưới thương mại và thị
trường có thể đã bị thất bại để vẫn còn rất giới hạn về kích thước, mức độ phức
tạp và tính chất năng động của chúng.
Đồng tiền hoạt động thế nào?
Những vỏ sò và những đồng
tiền đôla có giá trị chỉ trong sự tưởng tượng chung của chúng ta. Giá trị của chúng
không phải là thừa hưởng từ cấu trúc hóa học của vỏ sò và giấy bạc, hoặc màu sắc
của chúng, hoặc hình dạng của chúng. Nói cách khác, tiền không phải là một thực
tại vật chất – đó là một cấu trúc tâm lý. Nó hoạt động bằng cách chuyển đổi vật
chất vào trí não. Nhưng tại sao nó thành công? Tại sao bất kỳ một ai đó lại sẵn
sàng để đổi một cánh đồng lúa phì nhiêu cho một số ít của những vỏ sò vô dụng?
Tại sao bạn sẵn sàng luôn tay lật nướng hamburger, hay đi mỏi chân bán bảo hiểm
sức khỏe, hay ngồi ê ẩm để giữ ba đứa trẻ hư phá phách đến không chiều nổi, khi
tất cả những nhọc nhằn bạn phải chịu đựng là một vài tấm giấy màu?
Người ta sẵn sàng làm
những điều giống như vậy khi họ tin tưởng vào những bịa đặt của trí tưởng tượng
tập thể của họ. Tin cậy là nguyên liệu vật chất mà từ đó tất cả những loại tiền
được đúc thành. Khi một nông dân giàu bán tài sản của mình lấy một bao vỏ sò,
và đi với khối vỏ sò này sang tỉnh khác, ông tin tưởng rằng khi đến nơi, những người
khác sẽ sẵn sàng bán lúa, nhà cửa và đồng ruộng cho ông, để đổi lấy những vỏ sò
này. Tiền theo đó, là một hệ thống tin tưởng lẫn nhau, và không chỉ bất kỳ một
hệ thống tin tưởng lẫn nhau nào: tiền là
hệ thống phổ quát nhất và hiệu quả nhất của sự tin tưởng lẫn nhau đã bao giờ từng
nghĩ ra.
Những gì đã tạo nên tin
tưởng này là một mạng lưới rất phức tạp và lâu dài của những quan hệ chính trị,
xã hội và kinh tế. Tại sao tôi tin vào những vỏ sò hoặc đồng tiền vàng hay đồng
đôla ? Vì những hàng xóm của tôi tin vào chúng. Và những hàng xóm của tôi tin vào
chúng, vì tôi tin vào chúng. Và tất cả chúng ta tin vào chúng vì vua của chúng
ta tin vào chúng, và đòi chúng khi phải nộp thuế, và vì những nhà chăn chiên của
chúng ta tin vào chúng và đòi hỏi chúng trong những phần-mười đóng góp cho nhà thờ [25]. Cầm
lấy một tờ tiền giấy đôla và nhìn nó một cách cẩn thận. Bạn sẽ thấy rằng nó chỉ
giản dị là một mảnh giấy có màu sắc với chữ ký của bộ trưởng tài chính chính phủ
USA ở một bên, và khẩu hiệu “Chúng ta tin vào Gót” ở bên kia. Chúng ta chấp nhận
đồng đôla US trong trả tiền mua bán, vì chúng ta tin vào Gót và bộ trưởng tài
chính của chính phủ USA. Vai trò then chốt quan trọng của lòng tin giải thích tại
sao những hệ thống tài chính của chúng ta bị ràng buộc quá chặt chẽ như thế với
những hệ thống chính trị, xã hội và hệ ý thức của chúng ta, tại sao những khủng
hoảng tài chính thường được khởi động từ những phát triển chính trị, và tại sao
thị trường chứng khoán có thể lên hoặc xuống, tùy vào cách những người buôn bán
chứng khoán cảm thấy trong một buổi sáng đặc biệt nào đó.
Ban đầu, khi dạng thức
đầu tiên của tiền được tạo ra, người ta đã không có loại tin tưởng này, vì vậy điều
là cần thiết để ấn định như ‘tiền’ những gì đó có giá trị nội tại thực sự. Tiền
đầu tiên được biết đến trong lịch sử là tiền lúa mạch ở Sumer – là một thí dụ tốt.
Nó xuất hiện ở Sumer khoảng 3000 TCN, đồng thời và cùng địa điểm, và trong những
trường hợp tương tự, trong đó viết chữ xuất hiện. Cũng như viết chữ được phát
triển để đáp ứng nhu cầu của việc tăng cường những hoạt động hành chính, do đó,
tiền lúa mạch phát triển để đáp ứng nhu cầu của việc tăng cường những hoạt động
kinh tế.
Tiền lúa mạch chỉ giản
dị là hạt lúa mạch [26] –
một lượng xác định những hạt lúa mạch được dùng như một đo lường phổ dụng cho sự
đánh giá và trao đổi tất cả những hàng hóa và dịch vụ khác. Đo lường phổ biến
nhất là sila, tương đương với khoảng
một lít. Những đấu được tiêu chuẩn
hóa, mỗi đấu có khả năng chứa một sila,
đã được sản xuất hàng loạt để bất cứ khi nào người ta cần mua hoặc bán bất cứ
gì, đã là điều dễ dàng để đo số lượng lúa mạch cần thiết. Tiền lương, cũng thế,
đã được định và trả bằng silas của lúa mạch. Một người làm công nam lương khoảng
60 silas một tháng, người làm công nữ 30 silas. Một người cai trông coi thợ có
thể kiếm được khoảng 1.200 đến 5.000 silas. Ngay cả một người cai thợ đói ăn nhất
cũng không có thể ăn hết 5.000 lít lúa mạch một tháng, nhưng ông có thể dùng những
silas ông không ăn hết, để mua tất cả những loại hàng hóa khác – dầu, dê, nô lệ,
và cái gì khác để ăn ngoài barley. [27]
Ngay cả cho dù lúa mạch
có giá trị nội tại, đã không phải là điều dễ dàng để thuyết phục mọi người đem dùng
nó như tiền, thay vì như chỉ là một sản
phẩm canh nông khác. Để hiểu tại sao, chỉ cần nghĩ sẽ xảy ra điều gì nếu bạn vác
một bao đầy lúa mạch đến trung tâm mua bán địa phương của bạn, và cố gắng định
mua một chiếc áo, hay một cái bánh pizza. Những người bán hàng có lẽ sẽ gọi những
người giữ an ninh. Tuy nhiên, điều đã phần nào là dễ dàng hơn để xây dựng lòng
tin vào lúa mạch như loại đầu tiên của tiền bạc, vì lúa mạch vốn có giá trị nội
tại về sinh học. Con người có thể ăn nó. Mặt khác, đã là khó khăn để tồn trữ và
vận chuyển lúa mạch. Bước đột phá thực sự trong lịch sử tiền tệ xảy ra khi người
ta đạt được sự tin tưởng vào trong tiền vốn thiếu giá trị nội tại, nhưng đã dễ
dàng hơn để tồn trữ và vận chuyển. Tiền này xuất hiện ở vùng vùng Mesopotania
thời cổ, ở giữa nghìn năm thứ ba TCN. Đó là đồng shekel bạc. [28]
Shekel bạc không phải
là một đồng tiền kim loại, nhưng đúng hơn là 8,33 gram bạc. Khi luật Hammurabi
tuyên bố rằng một con người quí phái đã giết một nữ nô lệ, phải trả cho người chủ
của người nô lệ ấy hai mươi shekel bạc, điều đó có nghĩa rằng ông đã phải trả
166 gram bạc, không phải hai mươi đồng tiền kim loại. Hầu hết những từ ngữ tiền
tệ trong sách Thánh Cũ đã đưa ra trong những từ ngữ về bạc, thay vì những đồng
tiền. Anh em của Josephs bán anh ta cho những người Ishmaelite lấy hai mươi shekel
bạc, hay đúng hơn 166 gram bạc (cùng một mức giá như một nữ nô lệ – anh là một
thanh niên, dù sao đi nữa).
Không giống như sila
lúa mạch, đồng shekel bạc không có giá trị đính kèm với nó. Bạn không thể ăn, uống
hoặc lấy bạc làm quần áo che thân, và nó quá mềm để làm được những dụng cụ hữu
ích – lưỡi cày hoặc thanh kiếm bạc sẽ nhăn nhúm cũng gần nhanh như nếu chúng
làm bằng giấy nhôm. Khi chúng được dùng cho bất cứ sự vật gì, bạc và vàng được
làm thành những đồ trang sức, mũ vua chúa, và những biểu tượng khác cho địa vị
xã hội– những hàng hoá xa xỉ mà những thành viên của một tầng lớp văn hóa đặc
biệt đã đồng hóa với địa vị cao trong xã hội. Giá trị của chúng hoàn toàn là
văn hóa.
Đăt định trọng lượng của
những kim loại quý cuối cùng đã sinh ra đồng tiền kim loại. Những đồng tiền đầu
tiên trong lịch sử được vua Alyattes của Lydia, ở miền tây Anatolia, cho đúc
khoảng năm 640 TCN,. Những đồng tiền này có một trọng lượng tiêu chuẩn bằng vàng
hoặc bạc, và được in dấu với một nhãn hiệu nhận dạng. Nhãn hiệu làm chứng cho
hai điều. Đầu tiên, nó xác định đồng tiên kim loại chứa bao nhiêu kim loại quý.
Thứ hai, nó được xác định ai là người có quyền ban hành những đồng tiền này, và
bảo đảm nội dung của nó. Hầu như tất cả những đồng tiền dùng ngày nay là con
cháu của những đồng tiền Lydian.
Tiền kim loại có hai lợi
thế quan trọng vượt trên những thỏi kim loại không khắc dấu. Thứ nhất, thỏi kim
loại không khắc dấu cứ mỗi giao dịch lại phải đem cân. Thứ hai, đem cân thỏi
kim loại vẫn chưa đủ. Làm sao người thợ đóng giày biết rằng những thỏi bạc tôi
đặt xuống để mua bốt cho tôi làm bằng bạc thực sự nguyên chất, và không chỉ bọc
bên ngoài bằng lớp bạc dát mỏng? Đồng tiền kim loại giúp giải quyết những vấn đề
này. Nhãn hiệu in trên chúng chứng minh cho giá trị chính xác của chúng, do đó,
người thợ đóng giày không phải giữ một cái cân bên cạnh ngăn kéo đựng tiền bán
hàng của mình. Quan trọng hơn, dấu hiệu trên đồng tiền là chữ ký của một số cơ
quan chính trị đã bảo đảm giá trị của đồng tiền.
Hình dạng và kích thước
của nhãn hiệu thay đổi rất nhiều khác biệt trong suốt lịch sử, nhưng thông điệp
luôn luôn là một như nhau: “Ta, nhà vua lớn, tên Thế-và-Thế, ban cho ngươi lời nói
của cá nhân ta rằng trong miếng kim loại này có chứa chính xác 5 gram vàng. Nếu
bất cứ ai dám làm giả đồng tiền này, có nghĩa là người ấy giả tạo chữ ký riêng
của ta, đó sẽ là một vết nhơ cho uy danh ta. Ta sẽ trừng phạt điều đó như một tội
phạm với mức nghiêm khắc nhất”. Đó là tại sao làm tiền giả đã luôn luôn được
coi là một tội phạm rất nhiều nghiêm trọng hơn những hành vi lừa đảo khác. Làm tiền
giả không chỉ lừa đảo – đó là một sự vi phạm chủ quyền, một hành động, phá hoại
làm suy yếu quyền lực, đặc quyền và bản thân nhà vua. Thuật ngữ pháp lý là tội ‘khi
quân’ (vi phạm vào nhà vua), và được thường bị trừng phạt bằng tra tấn và giết chết.
Miễn là chừng nào người ta tin cậy sức mạnh và uy quyền toàn vẹn của vua, họ
tin tưởng đồng tiền của nhà vua. Những người hoàn toàn lạ mặt có thể dễ dàng đồng
ý về giá trị của đồng tiền Rome denarrius
bạc, vì họ tin tưởng vào uy quyền và tính chính trực của những hoàng đế Rome, người
có tên và hình ảnh trang trí đã khắc trên nó.
Đổi lại, quyền năng của
vị hoàng đế đã đặt trên những đồng tiền denarius
bạc [29].
Chỉ thử nghĩ sẽ là khó khăn đến thế nào để duy trì đế quốc Rome nếu không có những
đồng tiền kim loại – nếu hoàng đế đã phải tăng thuế và trả lương bằng lúa mạch
và lúa mì. Điều sẽ là không thể nào để thu tằng thuế lúa mạch ở Syria, vận chuyển
tiền lúa mạch này vào ngân khố trung tâm ở Rome, và vận chuyển chúng một lần nữa
vượt biển sang England để trả lương cho những đoàn lính viễn chinh ở đó. Nó sẽ
là cũng khó khăn như thế để duy trì đế quốc nếu những dân cư của thành Rome tin
vào đồng tiền vàng, nhưng dân chúng những thuộc địa từ chối tin tưởng này, thay
vào đó, họ đặt tin tưởng của họ trong những vỏ sò, những chuỗi hạt bằng ngà, hoặc
những cuộn vải.
Phúc âm của Vàng
Sự tin tưởng vào những đồng
tiền của Rome đã mạnh đến nỗi ngay cả bên ngoài biên giới của đế quốc, mọi người
đều vui vẻ nhận thanh toán bằng đồng tiền denarii.
Trong thế kỷ thứ nhất, những đồng tiền Rome đã được chấp nhận như một phương tiện
của đổi chác tại những thị trường ở India, dẫu những binh đoàn Rome gần nhất vẫn
còn cách đó hàng ngàn cây số. Người India đã từng có một tin tưởng mạnh mẽ vào
những đồng tiền denarius bạc và hình ảnh của vị hoàng đế đến nỗi khi nhà cầm
quyền India địa phương đúc những đồng tiền của chính họ, họ đã bắt chước in hệt
những đồng denarius bạc, hệt cho đến chân dung của hoàng đế Rome! Cái tên ‘denarius’ đã trở thành một tên gọi chung
để chỉ đồng tiền. Những caliph Muslim đã Arab hoá tên gọi này và ban hành những
đồng ‘dinar’. Những dinar vẫn là tên chính thức của tiền tệ hiện
lưu hành trong Jordan, Iraq, Serbia, Macedonia, Tunisia và một số nước khác. [30]
Khi kiểu tiền đúc Lydia
đã lan rộng từ vùng biển Mediterranean đến biển India, nước Tàu đã phát triển một
hệ thống tiền tệ hơi khác biệt, dựa trên tiền kim loại bằng đồng và những thỏi
bạc và vàng, nhưng không đánh dấu. Tuy nhiên, hai hệ thống tiền tệ đã có đủ những
điểm chung (đặc biệt là sự tuỳ thuộc vào vàng và bạc) khiến quan hệ tiền tệ và
thương mại chặt chẽ đã được thiết lập giữa những vùng Tàu và vùng Lydian. Những
nhà buôn và những người xâm lược Muslim và Europe [31] dần
dần lan rộng hệ thống tiền Lydian và ‘tin lành’ của vàng đến những cùng góc của
quả đất. Vào cuối thời kỳ ngày nay, toàn thế giới đã là một khu vực tiền tệ duy
nhất, đầu tiên dựa vào vàng và bạc, và sau vào một vài đồng tiền đáng tin cậy
như đồng pound của England và đồng đôla
của USA.
Sự xuất hiện của một
khu vực tiền tệ liên quốc gia và liên văn hoá đã đặt nền móng cho sự thống nhất
của Asia-Africa, và cuối cùng là toàn thể thế giới, thành một khối kinh tế và
chính trị duy nhất. Mọi người tiếp tục nói những ngôn ngữ không thể hiểu lẫn
nhau, tuân theo những nhà cai trị khác biệt, và thờ cúng những gót riêng biệt,
nhưng tất cả đã đều tin vào vàng và bạc, và vào những đồng tiền kim loại vàng
và bạc. Nếu không có cùng tin tưởng chung này, những mạng lưới kinh doanh toàn
cầu sẽ là hầu như không thể nào có được. Vàng và bạc, vốn những conquistador
trong thế kỷ XVI, lấy được từ America, đã cho phép những lái buôn Europe mua lụa,
đồ sứ và những gia vị trong khu vực Đông Asia, do đó chuyển động những bánh xe
của tăng trưởng kinh tế ở cả Europe và Đông Asia. Hầu hết số vàng và bạc được
khai thác ở Mexico và dãy núi Andes, trượt qua những ngón tay người Europe để
tìm thấy được chào đón vào chốn cư ngụ là trong ví tiền của những nhà sản xuất
tơ lụa và đồ sứ Tàu. Điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế toàn cầu nếu người Tàu
đã không bị mắc cùng một thứ “bệnh đau tim” như Cortés và đồng bọn của ông ta
đã mắc phải– và nếu họ đã từ chối, không chấp nhận phí tổn trả bằng bằng vàng
và bạc?
Tuy nhiên, tại sao người
Tàu, India, Muslim và người Spain – những người thuộc những nền văn hóa rất
khác nhau và đã không đồng ý với nhau được nhiều về những bất cứ gì – dẫu vậy lại
có chung sự tin tưởng vào vàng? Tại sao đã không xảy ra rằng người Spain tin
vào vàng, trong khi người Muslim tin vào lúa mạch, người India vào những vỏ sò,
và người Tàu vào những cuộn lụa? Những nhà kinh tế có một trả lời sẵn sàng. Sau
khi kết nối hai khu vực thương mại, những lực lượng cung và cầu có khuynh hướng
cân bằng giá cả hàng hoá vận chuyển. Để hiểu tại sao, hãy xem xét một tình cảnh
giả định. Giả sử rằng khi thương mại thường xuyên đã mở giữa India và vùng biển
Mediterranean, India đã không quan tâm đến vàng, do đó, nó gần như vô giá trị.
Nhưng ở Mediterranean, vàng đã là một biểu tượng của địa vị xã hội thèm muốn,
do đó giá trị của nó đã cao. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Những nhà buôn đi lại
giữa India và Mediterranean sẽ nhận thấy sự khác biệt về giá trị của vàng. Để tạo
ra lợi nhuận, họ sẽ mua vàng vào với giá rẻ ở India và bán nó ra đắt ở
Mediterranean. Do đó, nhu cầu vàng tại India sẽ tăng vọt, vì giá trị của nó đã
tăng. Đồng thời vùng Mediterranean sẽ trải nghiệm một làn sóng nhập vào của
vàng, sau đó giá trị của nó sẽ giảm. Trong vòng một thời gian ngắn giá trị của
vàng ở India và Mediterranean sẽ là khá tương đương. Thực tế đơn thuần rằng người
Mediterranean tin vào vàng, sẽ gây cho những người India cũng bắt đầu tin vào
như thế. Ngay cả nếu người India vẫn không thực sự có cách dùng nào cho vàng, sự
kiện rằng những người vùng biển Mediterranean đều ham muốn nó, sẽ là đủ để làm
cho người India coi nó là giá trị.
Tương tự như vậy, sự kiện
rằng người khác tin tưởng vào những vỏ sò, hoặc đôla, hoặc những số liệu dữ kiện
điện tử, là đủ để củng cố tin tưởng của chúng ta vào chúng, ngay cả khi người
đó bị chúng ta ghét, khinh miệt hay chế nhạo. Người Kitô và người Muslim không
thể đồng ý về tin tưởng tôn giáo, vẫn có thể đồng ý về một tin tưởng tiền tệ,
vì trong khi tôn giáo đòi hỏi chúng ta phải tin vào một gì đó, tiền đòi hỏi
chúng ta tin rằng những người khác tin
vào một gì đó.
Trong hàng nghìn năm,
những triết gia, những nhà tư tưởng và những tiên tri tôn giáo đã nói xấu tiền,
và gọi nó là gốc của mọi xấu xa tội lỗi. Cứ cho là như thế, nhưng tiền cũng là
đỉnh cao của sự khoan dung con người. Tiền thì cởi mở hơn so với ngôn ngữ, pháp
luật nhà nước, qui định văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và những thói quen xã hội.
Tiền là hệ thống tin tưởng duy nhất, đã được con người tạo ra mà có thể bắc cầu
nối qua gần như bất kỳ khoảng cách văn hóa nào, và rằng nó không kỳ thị trên cơ
sở tôn giáo, phái tính, chủng tộc, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục. Nhờ tiền,
ngay cả những người không quen biết nhau và không tin tưởng lẫn nhau vẫn có thể
hợp tác hiệu quả với nhau.
Giá của Đồng Tiền
Tiền dựa trên hai
nguyên tắc phổ quát:
a. Chuyển đổi phổ quát:
với tiền như một nhà có thuật làm giả kim, bạn có thể biến đất đai thành lòng
trung thành, công lý thành sức khỏe, và bạo lực thành kiến thức.
b. Tin cậy phổ quát: với
tiền như một đi-giữa (trung gian), bất cứ hai người nào cũng có thể hợp tác
trên bất kỳ dự án nào.
Những nguyên tắc này đã
đem lại cho hàng triệu người lạ khả năng để hợp tác có hiệu quả trong thương mại
và kỹ nghệ. Nhưng những nguyên tắc có vẻ lành tính tử tế này cũng có một mặt
trái đen tối. Khi tất cả mọi thứ có thể chuyển đổi, và khi tin tưởng tuỳ thuộc
vào những vỏ sò khuyết danh và đồng tiền dấu tên, nó ăn mòn những truyền thống
địa phương, những quan hệ mật thiết và những giá trị con người, thay thế chúng
bằng những luật lạnh lẽo của cung và cầu.
Những cộng đồng con người
và gia đình đã luôn luôn được dựa trên tin tưởng vào những thứ “vô giá”, như
danh dự, lòng trung thành, đạo đức và tình yêu. Những điều này nằm ngoài phạm
vi của thị trường mua bán, và chúng không nên đem mua hoặc bán để lấy tiền.
Ngay cả nếu thị trường rao mua với giá rất hời, có những điều nào đó, đúng ra không
được làm. Cha mẹ phải không bán con làm nô lệ; một người Kitô sùng đạo phải
không được phạm tội lỗi; một hiệp sĩ trung thành phải không bao giờ phản bội chúa
mình; và đất đai hương hoả của tổ tiên để lại từ thời bộ lạc, phải không bao giờ
được bán cho những người nước ngoài.
Tiền đã luôn luôn cố gắng
để vượt qua những rào cản, như nước thấm qua những vết nứt ở đập. Phụ huynh đã bị
thấp hèn đi để bán một vài đứa con của họ vào vòng nô lệ, để mua thức ăn cho những
đứa con khác. Những người Kitô sùng đạo đã giết người, đánh cắp và lừa dối – và
sau đó dùng chiến lợi phẩm của họ để mua sự tha thứ từ hội Nhà thờ. Những hiệp
sĩ đầy tham vọng bán đấu giá lòng trung thành của họ cho người trả giá cao nhất,
trong khi bảo đảm sự trung thành của những người đi theo riêng mình bằng bằng gíá
được trả tiền mặt. Những đất đai bộ lạc đã được bán cho người nước ngoài từ
phía bên kia của địa cầu, để mua một tấm vé gia nhập nền kinh tế toàn cầu.
Tiền có một mặt lại còn
đen tối hơn. Cho dù tiền xây dựng lòng tin phổ quát giữa những người xa lạ, tin
tưởng này không được đầu tư vào con người, những cộng đồng hoặc những giá trị
thiêng liêng, nhưng trong tự thân tiền tệ, và trong những hệ thống không-con-người
vốn đưa lưng chống đỡ nó. Chúng ta không tin tưởng người lạ, hoặc những người
hàng xóm – nhưng chúng ta tin tưởng vào đồng tiền mà họ nắm giữ. Nếu họ hết nhẵn
tiền, chúng ta hết sạch tin tưởng. Khi tiền phá vỡ những đê đập của những cộng
đồng, tôn giáo và nhà nước, thế giới đang có nguy cơ trở thành một thị trường lớn
và nhiều phần nhẫn tâm vô cảm.
Do đó lịch sử kinh tế của
loài người là một nhảy múa tế nhị. Người ta dựa vào tiền để tạo điều kiện hợp
tác với những người xa lạ, nhưng họ sợ nó làm hư hỏng những giá trị và những quan
hệ thân tình sâu kín của con người. Một mặt, người ta sẵn sàng phá hủy những đê
đập cộng đồng vốn ngăn ngừa sự di chuyển của tiền bạc và thương mại đã quá lâu.
Tuy nhiên, với mặt khác, họ xây dựng những đê đập mới để bảo vệ xã hội, tôn
giáo và môi trường khỏi nô lệ vào những sức mạnh của thị trường.
Điều là phổ biến hiện
nay để tin rằng thị trường luôn luôn thắng thế, và rằng những con đập được những
nhà vua, những nhà chăn chiên, và những cộng đồng xây dựng không thể lâu dài đẩy
lùi lại thủy triều của tiền bạc. Điều này là ngây thơ. Những chiến binh tàn bạo,
những kẻ cuồng tín tôn giáo và những công dân quan tâm đã nhiều lần cố gắng thắng
đậm những thương nhân tính toán, và ngay cả để định hình lại nền kinh tế. Do
đó, không thể nào hiểu được sự thống nhất của loài người như một tiến trình
kinh tế thuần tuý. Để hiểu được cách nào hàng nghìn những nền văn hóa riêng biệt
đã kết hợp lại theo thời gian, để thành hình ngôi làng toàn cầu của ngày hôm
nay, chúng ta phải đưa vào giải thích vai trò của vàng và bạc, nhưng chúng ta
không thể bỏ qua vai trò không kém quan trọng của thép.
11.
Những Tầm nhìn đế quốc
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(còn tiếp ...)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] Holy Grail : Grail hay Sangraal:
cái bát (hoặc chén ) tương truyền Giêsu đã dùng trong bữa ăn cuối cùng với
những học trò (đêm ông bị bắt giết), truyền thuyết Trung cổ đã gán cho nó với
những quyền lực lạ thường. Cũng được cho là Joseph Arimathea đã mang sang England,
nơi có nhiều hiệp sĩ đã săn lùng nó.
[2] Oliver Twist
[3] One Day in the Life of Ivan
Denisovich
[4] cognitive dissonance : (Psychology) Sự
bất hòa trong nhận thức: Áp lực tâm lý vốn xảy ra khi một người giữ nhiều những
tin tưởng xung khắc, loại trừ lẫn nhau, và thường là động cơ khiến người ta sửa
đổi tư tưởng hay ứng xử để làm giảm đi những áp lực này..
[5] mega-culture:
hiểu như khối những văn hoá tương cận – tác giả dùng từ văn minh (civilisation)
ở trên theo nghĩa đó; những mega-culture, như Văn minh phương Tây, văn minh
Africa (Africano), và Văn minh Trung Đông (Orientalism).
[6] city-state
[7] sub-Saharan
Africa
[8] geopolitics
[9] Huntington, Samuel P., The
Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, New York, Simon
& Schuster, 1996
[10] Tương tự, trường hợp Phở và Bánh mì Việt,
gốc gác của Bánh mì hẳn rõ ràng, Patê, bánh mì, bơ chỉ mới có sau khi người France sang sinh sống ở nước ta như những thực
dân, và những miếng thịt bò trong bát Phở cũng thế, không phải là món ăn thông
thường của chúng ta, và Tàu hay những dân tộc lân cận. Thêm nữa cách ăn “tái”
trong phở tái có nhiều phần giống món bít tết tái, hơn là “tiết canh” chẳng
hạn.
[11] Plains Indian: American Indian peoples who formerly inhabited the
Great Plains. Blackfoot, Cheyenne, and Comanche, were nomadic buffalo hunters,
who gathered in tribes during the summer and dispersed into family groups in
the winter. They hunted on foot until they acquired horses from the Spanish in
the early 18th century. The introduction of the horse also led other peoples,
such as the Sioux and the Cree, to move into the Plains area.
[12] Conquistador (Spanish: conquistadores < conquistar (chinh phục)): một kẻ chinh
phục, đặc biệt từ này dành cho những người Spain đã khốc liệt và tàn ác chinh
phục Mexico và Peru trong thế kỷ 16. Người Spain Catô đã thành công lấy lại tất
cả bán đảo Iberia từ những người Moors Muslim (và người Jews) sau gần tám trăm
năm xung đột. Chiến thắng này được gọi là sự ‘tái chinh phục’. Cuộc xung đột với
người Moors Muslim đã được xem như là một sự tiếp nối của những cuộc Thập tự
chinh thời Trung cổ. Những cuộc viễn chinh dưới lá cờ giá gỗ chữ thập này là một
loạt những chiến tranh vì tôn giáo thiêng liêng, đã được vua chiên Catô ban phước
lành. Những người chiến đấu dưới cờ là những hiệp sĩ, binh sĩ Kitô Roma. Những
nhà thám hiểm/lính xâm lăng người Spain tự xem công việc mình chinh phục những
vùng đất mới như một phần mở rộng tự nhiên của những thập tự chinh thời Trung cổ.
Những thày chăn chiên và những thày dòng Catô luôn luôn đi kèm với những nhà
thám hiểm Spain với dự kiến sẽ chuyển đổi thổ dân ngoại đạo sang đạo Kitô. Những
nhà thám hiểm/lính xâm lăng đã đến Tân Thế giới, được gọi là những “Conquistadors”. Những động cơ của những
conquistador và những triều đình của họ đã được thúc dục bởi:
Giàu
có – vàng, bạc và những loại gia vị
Quyền
lực
Uy
thế
Tăng
cường cơ hội cho thương mại cho Spain
Lan
truyền đạo Kitô cho dân bản địa
Xây
dựng một đế quốc Spain Kitô
Triều đình và
hoàng gia Spain khi ấy rất sùng mộ đạo Catô. Nhiều người Spain cũng cuồng tín về
tôn giáo của họ – Toà án dị giáo Spain là một ví dụ về điều này. Ý tưởng về
truyền bá lòng tin Catô để với những chủng tộc ngoại đạo đã được coi là một lý
do chính để những conquistador để thực hiện những chuyến đi thám hiểm săn tìm đất
mới vòng quanh quả đất. Ở Tân thế giới, những conquistado có thiên kiến xem người
bản là những người man rợ (không văn minh như người Europe), theo những
tà đạo (không-Kitô). Chính phủ Spain đã ban lệnh rằng hệ thống Encomienda nên được thiết lập trên lãnh
thổ mới được xâm chiếm, chủ yếu cho phép những người thực dân được quyền “ bảo vệ
và giáo dục về tôn giáo”; thực hành qua quyền đòi tiền của và sức lao động của
người bản địa như giá phải trả cho sự “giáo huấn bảo bọc” đó. Như thế,
Encomienda biểu thị cho sự áp bức và bóc lột tàn nhẫn cùng cực của những người
thực dân Spain. Hệ thống Encomienda tương tự như một hệ thống phong kiến thời
Trung cổ. Mục đích chính của hệ thống này là tẩy não, cưỡng bức tập thể những
người bản xứ phải nhập đạo Kitô; hậu quả thảm khốc của nó là diệt chủng và huỷ
diệt văn hoá/ tôn giáo truyền thống của những dân tộc bản xứ Trung và Nam
America, khiến họ thành những nô lệ, cả thân xác lẫn tinh thần; mất hết tự do,
bị áp bức, chịu bóc lột, ngược đãi và tàn sát không thương tiếc. Conquistadors
đã là tên gọi của sự kinh hoàng và căm ghét, nên từ đó đã mang một ý nghĩa lịch
sử đặc biệt, đi kèm với những ấn tượng khủng khiếp của sự man rợ nhất của người
với người -’“el Conquistador”.
[13] [Francisco López de Gómara, Historia de la Conquista de Mexico, vol. 1, ed. D. Joaquin Ramirez
Cabanes (Mexico City: Editorial Pedro Robredo, 1943), 106.]
[14] Millares là những đồng tiền đúc bằng bạc
của những nhà đúc tiền Kitô, có lẽ ở Spain, bắt chước đồng tiền dirham, bằng bạc của vương triều
Muwahhid (1130-1269), dùng trong thương mại vùng biển Mediterranean – Nam Âu và
Bắc Africa.
[15] [Andrew M.
Watson, ‘Back to Gold – and Silver’, Economic
History Review 20:1 (1967), 11–12; Jasim Alubudi, Repertorio Bibliográfico del Islam (Madrid: Vision Libros, 2003),
194 ]
[16] Florentine florin, Venetian ducat, Neapolitan gigliato
[17] [Watson, ‘Back to
Gold – and Silver’, 17–18.]
[18] [David Graeber, Debt: The First 5,000 Years (Brooklyn,
NY: Melville House, 2011).]
[19] [Glyn Davies, A History of Money: From Ancient Times to
the Present Day (Cardiff: University of Wales Press, 1994), 15.]
[20] Vỏ sò đã được dùng như tiền ở nước Tàu thời cổ, do đó, trong chữ viết, hình
vẽ vỏ sò có nghĩa là tiền: Chữ bối 貝là một tượng hình của một vỏ sò. Hai vạch ở dưới
cùng là hai tua râu của con sò sống . Bối 貝 cũng là một bộ chữ, và thấy trong những chữ
liên quan đến tiền, chẳng hạn như: tiện, mại, mãi, tài, bần, quý (賤 , 賣, 買 , 財 ,貧 , 貴 )
[21] [Szymon Laks, Music of Another World, trans. Chester
A. Kisiel (Evanston, Ill.: North-western University Press, 1989), 88–9. The
Auschwitz ‘market’ was restricted to certain classes of prisoners and
conditions changed dramatically across time.]
[22] trillion = một triệu triệu, hay một ngàn
tỉ = 1,000,000,000,000 = 1012
[23] [Niall Ferguson, The Ascent
of Money (New York: The Penguin Press, 2008), 4.]
[24] indulgence: đặc ân xả tội – của hội
nhà thờ Kitô Roma: giấy chứng nhận do vua chiên cấp cho những người đóng tiền
cho hội nhà thờ để mua sự ân xá, được tha hình phạt tạm trong lò luyện ngục vẫn
còn từ những tội lỗi sau khi được ân xá. Tệ nạn bán “ân xá” này rất thịnh hành
trong thế giới Ki tô Europe, thời Trung cổ. Ân Xá đã trở thành một thực hành
Catô nổi bật trong sớm nhất là năm 1200. Bất kỳ giáo dân Kitô nào cũng có thể
đóng tiền cho nhà thờ để đổi lấy sự tha thứ tội lỗi. Khoảng năm 1505, Vua chiên
Julius II đã bắt đầu dự án lớn, xây nhà thờ Peter và nhà nguyện Sistine, ở
Vatican. Cả hai đều rất lộng lẫy nguy nga, và dĩ nhiên cũng rất tốn kém, và bán
đặc ân xả tội cho con chiên là
cách để giải quyết. Gánh nặng ngày càng lớn và đến năm
1513, tiếp tục với vua chiên kế tục, Leo X. Ông này đã quyết định đẩy thêm mạnh
hơn việc bán ân xá để giải quyết tổn phí xây dựng. Tệ nạn này đã đưa đến sự
phản đối nổi tiếng của Martin Luther, và cũng là một trong những nguyên nhân
trực tiếp cho sự ra đời của hội nhà thờ Thệ phản, phân ly với hội nhà thờ Catô
Roma.
[25] tithe: một phần mười: trong một số
giáo phái Kitô, đòi hỏi tín đồ cam kết nộp 1/10 thu nhập cá nhân cho nhà thờ.
[26] barley: lúa mạch, trồng nhiều để làm rượu
ba, và cho gia súc nuôi trong trang trại (bò, dê, cừu, lừa, ngựa, lợn, gà,...)
ăn
[27] [For information
on barley money I have relied on an unpublished PhD thesis: Refael Benvenisti,
‘Economic Institutions of Ancient Assyrian Trade in the Twentieth to Eighteenth
Centuries BC’ (Hebrew University of Jerusalem, unpublished PhD thesis, 2011). See
also Norman Yoffee, ‘The Economy of Ancient Western Asia’, in Civilizations of the Ancient Near East,
vol. 1, ed. J. M. Sasson (New York: C. Scribner’s Sons, 1995), 1,387–99; R. K.
Englund, ‘Proto-Cuneiform Account-Books and Journals’, in Creating Economic Order: Record-keeping, Standardization and the
Development of Accounting in the Ancient
Near East, ed. Michael Hudson and Cornelia Wunsch (Bethesda, Md.: CDL
Press, 2004), 21–46; Marvin A. Powell, ‘A Contribution to the History of Money
in Mesopotamia Prior to the Invention of Coinage’, in Festschrift Lubor Matouš, ed. B. Hruška and G. Komoróczy (Budapest:
Eötvös Loránd Tudományegyetem, 1978), 211–43; Marvin A. Powell, ‘Money in
Mesopotamia’, Journal of the Economic and
Social History of the Orient 39:3 (1996), 224–42; John F. Robertson, ‘The
Social and Economic Organization of Ancient Mesopotamian Temples’, in Civilizations of the Ancient Near East,
vol. 1, ed. Sasson, 443–500; M. Silver, ‘Modern Ancients’, in Commerce and Monetary Systems in the Ancient
World: Means of Transmission and Cultural Interaction, ed. R. Rollinger and
U. Christoph (Stuttgart: Steiner, 2004), 65–87; Daniel C. Snell, ‘Methods of
Exchange and Coinage in Ancient Western Asia’, in Civilizations of the Ancient Near East, vol. 1, ed. Sasson,
1,487–97.]
[28] shekel: ngày nay vẫn là đơn vị tiền tệ ở
Israel (Hebrew: “šeqel”, từ “šāqal” = ‘weigh.’)
[29] denarius: (số nhiều denarii) denarius nummus = tiềng kim loại bạc trị giá 10 đồng tiền
kim loại đồng, (deni = ‘in tens,’ < decem: ‘ten.’)
[30] dīnār (gốc từ tiếng Arab/Persia)
[31] tác giả dùng conqueror, nhưng thực ra nên là invader,
những kẻ xâm lược, thay vì những kẻ chinh phục. Chúng ta không gọi nhữngngười
France là những người “chinh phục” Đông dương, chúng ta gọi họ như đúng họ là,
những kẻ “xâm lược”.