Sunday, October 13, 2013

Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013)



Võ Nguyên Giáp
(25/08/1911 – 04/10/2013)








1. 

Ông đứng hùng vĩ cùng những khổng lồ của tài lãnh đạo quân sự trong lịch sử 2.000 năm qua. Ông cao lớn ngang tầm Alexander Đại đế. Ông vượt qua Napoleon. Ông vượt qua tất cả những tướng lĩnh của chúng ta. Ông là con người vĩ đại của tất cả mọi thời.

Một người lính trận, và một người yêu nước, cho đến cuối.[1]

Tướng Giáp là hiện thân đặc tính người Việt, dùng trí tuệ của họ để đưa ra những chiến thuật và chiến lược, nhờ đó kẻ xem dường yếu có thể đánh bại kẻ mạnh. [2]


2.
Thù nước lấy máu đào đem báo”. Tướng quân và những người cùng ông đã thực hiện được ý muốn đó của lịch sử dân tộc. Họ không định làm anh hùng, không mong thành danh tướng, Họ chỉ đơn giản khát vọng làm người – người Việt.
Mỗi khi bị thử thách, đe dọa, tước đoạt, khát vọng này lên tiếng, một lần mới đây, trước ăn cướp phương Tây, đã nói chân thực trước giờ hành động – “không thành công thì thành nhân”. Đó cũng chỉ là lập lại lần khác, bảy trăm năm trước, đã hào hùng với cường địch phương Bắc – làm người Việt dù chết còn hơn sống – “làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

Trước thảm họa xâm lăng mới, đám “bạch quỉ” tàn nhẫn, bọn “Pha lang sa” dơ dáy, những con thú thực dân mê muội nhất của phương Tây, hậu duệ của Alexander lẫn Napoleon, vừa cuồng bạo với “tàu đồng súng sắt”, vừa đặc biệt đóng vai “trưởng nữ của hội nhà thờ La mã”, trước sau vẫn cuồng tín với “chính nghĩa” thập giá [3]. Tướng quân và những người cùng ông, theo bản năng sống còn của dân tộc, không có và cũng không cần chọn lựa nào khác, họ chỉ đơn giản làm theo, như  lời uất ức của một nhà vua mất nước: “Nước bẩn thì lấy máu mà rửa”.


3.
Đừng như Thomas Carlyle xem lịch sử là một tổng hợp tiểu sử những anh hùng, chỉ gồm những chân dung vĩ đại của quá khứ chọn lọc. Carlyle bảo rằng những anh hùng, với tài năng xuất chúng của họ đã định hình dạng cho lịch sử, họ đã “viết” lịch sử. Nhưng như đồng ý với câu nói “một con én đâu làm nổi mùa xuân” đã có của chúng ta; Herbert Spencer, có phần hữu lý, khi ông thu hẹp vai trò của cá nhân, và trong một ý hướng – cho rằng “thời thế tạo anh hùng nhiều phần hơn anh hùng tạo thời thế”. Những nhà lãnh tụ là sự thể hiện qua cá nhân những điều kiện tổng quát của xã hội, và tích lũy của dân tộc qua thời đại. Những cá nhân lỗi lạc đơn lẻ không là “tác giả” của những biến cố lịch sử, dù họ đóng những vai trò quan trọng, nhưng chính xã hội và thời đại đã cho phép họ đóng; trước sau họ vẫn là sản phẩm của xã hội. Spencer khằng định rõ hơn – dân tộc, xã hội đã phải có đó, trước khi có người xoay chuyển chúng”, dân tộc sản xuất, xã hội gầy dựng người anh  hùng, hay như chúng ta vẫn nói – anh  hùng là người con yêu của dân tộc, đó cũng là cách nói thêm, của một thời đại – nghĩa là trong xã hội lịch sử – nào đó. Trong những giờ phút “quyết định của lịch sử”, dĩ nhiên tài lãnh đạo của họ có thể xoay chiều, làm nên khác biệt, rõ ràng nhất trong vận động cách mạng, khi xã hội đang sôi sục phá cũ tìm mới. Nhưng sinh mệnh dân tộc đã tuôn chảy đến và chờ đợi sẵn ở thời điểm đó; lúc ấy quyết định nào gây được tác động, dù chỉ từ một người  – nhưng tiếp theo phải có đa số dân tộc, xã hội cùng làm, mới thành công, mới nên quyết định lịch sử. Ngay cả tài lãnh đạo của họ, cũng không hẳn phải là duy nhất hay cao nhất, nhưng chỉ đơn giản là đã thuận với hướng chảy của xã hội hay dân tộc, nên cho họ cơ hội thi thố. Nói như thế để đừng lẫn lộn với quan điểm “lấy thành bại luận anh hùng” – vì lịch sử, đã có thể có những tài năng cá nhân khác, nhưng do nhiều lý do phức tạp của quá khứ, nay chúng ta không biết tới; Hãy nói về nước Nga cho khách quan hơn. Những mảnh đời vỡ vụn, những lạc đường bị lịch sử đất nước họ nghiến nát, những “Bạch Nga” lưu vong, những “Bạch vệ” tháo chạy, họ vẫn đổ tất cả những thất bại chung, hay thảm kịch riêng, vì giản dị và tiện lợi, vào dăm ba khuôn mặt lịch sử, điển hình như lối nói  – Không có Lenin, đã không có cách mạng Nga! – Dù có thiện cảm đến đâu với những đau thương của họ (cách mạng nào không có những nạn nhân đau thương, vì bản chất của cách mạng theo phương thức phương Tây là bạo động), nhưng vẫn không thể nào đồng ý, vì đó không là lý luận, chỉ là lối nói của tâm lý yếu nhược, phản những gì chúng ta vừa suy nghĩ, là lịch sử không bao giờ viết bởi những chân dung, dù vĩ đại đến đâu, và cũng không chỉ cho một quá khứ tập thể chọn lọc nào, lại càng không với bất kỳ một cá nhân hạn hẹp chất chồng đau khổ nào, chưa kể lịch sử bao giờ cũng là tác động nhiều chiều, tìm lý do cho một biến cố nhỏ nhất cũng có thể đi đến vô tận những liệt kê dài dòng nhất, nhưng một liệt kê nào đáng bõ công đọc, cũng sẽ phải có ít nhất đủ cả hai chiều. –  Hiển nhiên Lenin đóng một vai trò, và cả những Mensheviks lẫn Bolsheviks cũng đóng những vai trò cách mạng; nhưng khi cách mạng 1917 bùng nố, Lenin ngay cả vẫn còn ở ngoài nước Nga, và Bolsheviks chỉ là một đảng nhỏ, yếu. Tuy nhiên, chỉ ba năm sau, cuộc cách mạng họ khởi xướng, bùng lên thành giông bão, cuốn họ đến trước Hoàng cung Mùa Đông ở kinh đô Petrograd, vì họ là đám đông, là sức mạnh của dòng sống thời đại Nga cuộn chảy, theo những gì dân chúng Nga đang khi ấy hằng mong đợi.

4.
Điều này càng rõ ràng hơn trong trường hợp chúng ta: sinh mệnh dân tộc như một giòng sông, khi bình an quanh co êm ả giữa những ruộng đồng ngăn nắp, xanh màu mạ tươi hay thơm mùi lúa chín, mọi giọt nước đều nhu thuận theo giòng chảy. Nhưng khi phải vượt qua những ngăn chắn, kềm giữ, nó là sóng gào, nước tung; giòng sông khi ấy thành thác đổ, những giọt nước dù nhỏ bé nhất, cũng hợp sức nhau cùng tràn bờ, phá ghềnh, đi tới, để thoát, giòng sông thành giòng sống.

Những khuôn mặt vĩ đại là tiêu biểu của những thế hệ hào hùng trong chuỗi dài những vận động lịch sử của dân tộc, người anh hùng như Tướng quân là một trong những đứa con đã “giữ được nhà, bảo vệ được nước”, trước sau, ông làm chuyện dời non lấp biển đó với đông đảo, với đồng thuận của cả hai ba thế hệ yêu nước của dân tộc. Họ đã cùng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” – đã “sắt thép trong ý chí, để đánh trả, để săn tìm, và không  thể nhịn” được nữa.[4]

Võ Nguyên Giáp, đúng hơn, Tướng quân là khuôn mặt của tất cả thế hệ đích thực đó của dân tộc, họ đã sống như thế, hành động như thế, thể hiện sự sống của họ như thế, họ không có và cũng không thể, và cũng không cần chọn lựa nào khác cả. “Nên thế này, đã thế kia, hay phải chi đừng thế nọ, ...”. Ngay cả sự khen ngợi cũng đã hàm ý đề cao tự ngã và bất kính, còn những ai vẫn phê bình lịch sử sống còn của dân tộc, hết sức ấu trĩ và đầy ngu xuẩn như thế – họ đứng ở đâu?

Lịch sử của dân tộc, viết bằng đa số của cả dân tộc, và quan trọng với tất cả chúng ta, vì nó giúp chúng ta hiểu hiện tại, định hướng tương lai. Lịch sử chỉ có một, những gì đã xảy ra, một nơi, khi ấy, là thật, duy nhất, nên không thể so sánh với gì khác được, không có gì khác để so sánh, và như thế cũng không là đúng, hay sai, bởi yếu tính của lịch sử là sự việc của quá khứ và chỉ có-một quá khứ. Nhưng lịch sử cũng còn dạy chúng ta những bài học, cả đúng lẫn không đúng, tùy sự nhấn mạnh trên những sự kiện, thực hay chỉ phần nào là thực, đều được lựa chọn, mọi sử gia dù đáng tin đến đâu, bao giờ cũng chỉ đưa ra được những một nửa-sự-thật, họ chỉ chiếu “ánh sáng lịch sử” vào những chỗ họ thấy được, hay muốn chúng ta xem cùng, và cũng hoàn toàn tùy chỗ đứng của họ. Columbus là anh hùng tìm ra Tân thế giới, hay kẻ tội đồ nhân loại đã mở đường cho sự diệt chủng các dân tộc bản địa Trung và Nam châu Mỹ? Charles de Gaulle, anh hùng, giải phóng nước Pháp, hay chỉ là một tên thực dân ngạo mạn, ngay cả cuộc đổ bộ lên Normandy cũng không tham dự, trước sau đều nhờ quân đội Anh và Mỹ? Trong trường hợp Võ Nguyên Giáp – chỗ đứng đó là lòng yêu nước dành độc lập, bài học đó là lòng yêu nước phá xâm lăng, trọn sự thật toàn vẹn đó là lòng yêu nước, và chỉ có yêu nước chân thực mới thực sự cứu được đất nước, cho mình và cho mọi người. 

Bài học đó thực với tất cả thù địch, nhưng đúng với chúng ta  – phải là đúng với chúng ta; với những người Việt tự hào, những người Việt thấy đất nước mình đã được cứu sống, khi hiên ngang đứng dậy từ những chiến hào ngổn ngang xác lính Pha lang sa lẫn lộn xác Việt mặc quần áo lính Pha lang sa. Kẻ trước tuyệt không có lý do nào đến nằm chết ở đất này, và những kẻ sau tuyệt không có lý do nào nằm chết cùng kẻ trước.
Ở Điện Biên Phủ, 5 giờ, 30 phút,  chiều ngày 7, tháng 5, năm1954.





Lê Dọn Bàn – bản nháp thứ nhất 
(Oct/2013)






[1] Michael Sullivan, NPR News. (Hệ thống truyền thanh tin tức trên toàn nước Mỹ)
DAVID GREENE, (HOST): This is MORNING EDITION, from NPR News. I'm David Greene.
RENEE MONTAGNE, (HOST): And I'm Renee Montagne. Let's remember, now, a legendary Vietnamese general. Vo Nguyen Giap has died at 102. It was Giap who defeated the French at the battle of Dien Bien Phu, which effectively ended a hundred years of French colonial rule in Southeast Asia.
For many Americans, Giap is best known as the architect of the campaign that was a turning point in the Vietnam War. The 1968 Tet Offensive caught U.S. commanders completely by surprise; striking across South Vietnam, and leading to the conclusion that an American victory was not possible. Michael Sullivan has more.
MICHAEL SULLIVAN, BYLINE: Pham Thach Tam is a former artillery man and political commisar who would have followed Gen. Giap anywhere, and pretty much did. He was with the young Giap early on as he fought against the French in the mountainous north of the country, in the Red River Delta, and later against the Americans in the South.
PHAM THACH TAM: (Through translator) He ordered, we followed. No matter how great the obstacle or the hardship, we were willing to do what he said, even if it meant death. Gen. Giap had no training in military matters, yet he fought and won against the French and the Americans. For me, he was a genius.
SULLIVAN: Cecil Currey is a retired professor of military history whose biography of Giap is called "Victory at Any Cost."
CECIL CURREY: He stands with the great giants of military leadership back 2,000 years. He measures up to Alexander the Great. He surpasses Napoleon. He surpasses all of our generals. He's a great man for all time.
SULLIVAN: Giap's biggest victory was against the French at Dien Bien Phu in 1954. The French general, Henri Navar Navarre, confident that Giap would never be able to drag artillery up the steep mountains that surrounded the isolated French base near the border with Laos. Navarre was wrong. By the time the battle actually began, Giap had far more guns and men than the French, many of the guns U.S. weapons captured by the Chinese during the Korean War.
TED MORGAN: He planned it very carefully, and he relied on the lag in French intelligence so that by the time that Navarre realized that Dien Bien Phu was surrounded and that Giap's army had artillery, it was too late. The artillery was there.
SULLIVAN: Ted Morgan is the author of a new book, "Valley of Death: The Story of Dien Bien Phu." [POST-BROADCAST CORRECTION: Morgan's book was published in 2010.]
MORGAN: He followed a very simple Clausewitz formula: superior forces, superior armament, and the will to win. So you had an entrenched camp with 10,000 men in it, and Giap had 50,000 and many, many more coolies doing all the heavy lifting.
SULLIVAN: The French defeat at Dien Bien Phu spelled the end of French colonialism in Southeast Asia - a bittersweet moment for Gen. Giap, who during the years of French occupation lost his father, wife and sister, all of whom died in French prisons. But Giap was not known for being sentimental. Some critics say he sacrificed his troops indiscriminately, to achieve victory. Others say he was more concerned about his soldiers than he let on.
CURREY: I think both are true.
SULLIVAN: Biographer Cecil Currey.
CURREY: He said: At some point, everyone has to die; and it's better for people to die for our cause than to die willy-nilly. And so he was utterly willing to use large numbers of troops, and suffer their casualties. At the same time, he did as best he could. Even during the battle of Dien Bien Phu, he had an R&R team out in the field, giving the men a respite against that 55 days of horror.
SULLIVAN: There would be no respite for the French, nor for the Americans more than a decade after Dien Bien Phu - Gen. Giap, the architect of the 1968 Tet Offensive, which shocked U.S. military commanders and eroded American support for the Vietnam War back home. After the communist victory in 1975, Gen. Giap remained active in government but fell out of favor in the late '80s, and spent several decades in the political wilderness. In the past few years, however, he began speaking out - forcefully, as always - against what he saw as new threats to his country.
CARL THAYER: Well, Gen. Vo Nguyen Giap will be remembered throughout the world, by people who follow Vietnam - particularly the Vietnamese community - for his recent advocacy on the bauxite mining, raising environmental issues, relations with China.
SULLIVAN: Carl Thayer, a Vietnam watcher at the Australian Defence Forces Academy, says bauxite mines now under construction in Vietnam - built by China - have angered both environmentalists and nationalists who view China with suspicion - among them, retired Gen. Giap. [POST-BROADCAST CORRECTION: Thayer's affiliation is with the Australian Defense Force - not Forces - Academy.]
THAYER: And he'll also be known for his lesser-known interventions in letters to the senior leadership, bitterly criticizing the role of military intelligence in providing information that could be used to suppress domestic dissent; and also, really arguing that the party needed to open up, and its procedures should be more democratic. So he'll be seen as a kind of retired Mandarin who is able to offer advice without anything to gain by it because mortality faced him when he made these statements. And this will be seen as acting in a highly moral and ethical fashion, in Vietnamese culture.
SULLIVAN: A warrior, and a patriot, to the end.

[Michael Sullivan, NPR News. Copyright © 2013 NPR. For personal, noncommercial use only. See Terms of Use. For other uses, prior permission required. (POST-BROADCAST CORRECTION: The obituary of Gen. Vo Nguyen Giap was prepared three years ago and includes observations by Giap biographer Cecil Currey, who died in March.)]

[2]Vietnam’s Vo Nguyen Giap: The Last Centurion - Carlyle A. Thayer.  Oct, 2013:

Vo Nguyen Giap’s career effectively spans sixty-four years from 1927, when he was expelled from Lycee Quoc Hoc for political activism, to 1991 when he formally retired from all party and state positions. His career can be broken into five phases:
(1) 1927-1944 when he was a student activist, journalist, political agitator, prisoner, teacher and post-graduate student;
(2) 1944-73 when he held several posts including commander of the People’s Army of Vietnam, Minister of National Defence and member of the Politburo;
(3) 1974-80 when he gave up operational control of the military and held the posts of Vice Premier, Minister of National Defence, and member of the Politburo;
(4) 1980-1991 when he ceased to be Minister of National Defence and member of the Politburo; in this period he took responsibility for science and technology, demography and family planning, and then education; and
(5) 1991-2013 Giap relinquished his last government post as Deputy Premier and went into permanent retirement.

General Giap’s main legacy derives from his role as commander of the People’s Army of Vietnam in phase two (1944-73). He began as leader of a 34-man platoon and developed it into a people’s army of several hundred thousand in less than ten years. At the same time he integrated the military writings of Napoleon, Clausewitz and Mao with Vietnam’s ancient military tradition.
General Giap mastered the art of people’s war by mobilizing the population to fight and to become porters in his vast logistic network. Giap combined political and military struggle. He aim was to drive the French out of Vietnam in a protracted war. His masterstroke was his execution of the campaign that led to the defeat of the French at Dien Bien Phu. Giap feinted by sending his forces into Laos and then rapidly changed direction to invest the valley of Dien Bien Phu. General Giap quickly discarded the advice of Chinese advisors to launch human wave assaults on the French garrison. Giap employed siege tactics fed by a logistics train that brought him food, supplies, weapons and ammunition.
The importance of the battle of Dien Bien Phu is that it marked not only the defeat of French colonialism in Indochina but colonialism as a worldwide system. Within eight years the French would suffer defeat in Algeria.

Giap’s Biography – The Official and the Unauthorised Versions:
There are two versions of the life and career of General Vo Nguyen Giap. The first is the authorized official hagiography that credits General Giap with all of Vietnam’s military successes since 1944 and portrays him as the brilliant flawless general.
The second version of General Giap’s career is unofficial and it reveals that he was a strong-willed – some would say intellectually arrogant - individual who bristled at interference in his role as commander of the armed forces. He was once described as the “snow capped volcano” because of his rumoured hot temper.

Giap had many supporters but many detractors as well. His active career was dogged by constant friction with his detractors and rivals who never hesitated to criticize him. His critics were motivated both by ideological dogmatism and jealousy that Giap’s popularity would undermine their power. This was the era of the faceless collective leadership.
During his career Giap faced criticism for seeking a scholarship from French colonial authorities, some even intimated - if not accused him - of being an agent of the French Surete. He was also lambasted for his French education by earning the baccalaureate, studying at the prestigious Lycee Albert Sarraut where he ranked first in philosophy, and University of Hanoi Law School where he graduated with a first in political economy. Giap’s academic achievements were turned against him by his rivals. Giap, after all, was the only member of the party’s inner leadership to have received a western education.
The unauthorized account of Giap’s career reveals a divided collective leadership and sharp rivalries between individuals. Giap’s clash with ideologue Truong Chinh is legendary, as were his later clashes with General Nguyen Chi Thanh and Le Duan, first secretary of the party.
In 1946 Truong Chinh, second in rank after Ho Chi Minh, unsuccessfully opposed Giap’s elevation to the rank of full general and commander of the People’s Army. Truong Chinh and Giap disagreed over the scope and extent to which Chinese military advisers should influence Vietnam’s battlefield strategy and over Giap’s authority to unilaterally appoint key aides. In 1951 General Giap prematurely went on the offensive and ordered his troops to attack fortified French positions in the Red River Delta. The offensive failed and the People’s Army suffered heavy casualties. Giap was forced to undergo self-criticism, dismiss several key aides, permit the establishment of a political commissar system within the military, and accept Chinese military advisers at various levels in the People’s Army.
After the end of the first Indochina War (1946-54) Vietnam was partitioned. Although Giap had enormous prestige his critics continued to challenge his authority and question his conduct of the war in South Vietnam. Party first secretary Le Duan pushed for the overthrow of the southern regime, Giap was more cautious and they locked horns.
Giap’s detractors succeed in promoting Nguyen Chi Thanh (1959) and later Van Tien Dung (1974) to the rank of full general. Up until their promotions Giap was the only full general. Both generals took operational control of the war in the south out of Giap’s hands.
In 1960, Giap was dropped from fourth to sixth in Politburo rankings at the third national party congress. Nikita Khrushchev’s advocacy of peaceful coexistence in the 1960s was anathema to many in the Vietnamese leadership. Giap, who leant towards the Soviet Union for its military support and who was critical of China, was out of step with his colleagues. Once again he came under criticism by his peers.
In 1965, when the United States introduced combat troops into Vietnam, Le Duan and Nguyen Chi Thanh ordered northern People’s Army units into the fray. Thanh engineered the 1968 Tet Offensive but died of a heart attack before it was executed. The southern communist underground suffered enormous casualties. Giap was vindicated and his fortunes rose. Following Ho Chi Minh’s death in 1969 a new leadership triumvirate emerged: Le Duan, Pham Van Dong and Vo Nguyen Giap. Giap at that time held three important posts: member of the Politburo, secretary of the Central Military Party Committee and Minister of National Defence. But he never regained operational control of the armed forces. Giap opposed both the Tet Offensive and 1972 Nguyen Hue Offensive (Spring or Easter Offensive) and was overruled on both occasions.
In April 1972 General Van Tien Dung led the Nguyen Hue Offensive and in October 1973 was named commander of the final offensive of the war, the Ho Chi Minh Campaign. Tellingly, it was a senior civilian member of the Politburo, Le Duc Tho, not Giap, that directed the People’s Army to begin their final offensive by attacking Ban Me Thuot in the highlands. After the reunification of Vietnam, General Giap remained as Minster of National Defence until 1980. But it was General Van Tien Dung who commanded the Vietnamese forces that invaded Cambodia in late 1978 and defended northern Vietnam in February-March 1979 when China invaded in retaliation.
Clearly Giap’s star was fading fast. In 1976 General Van Tien Dung delivered the military report to the fourth national party congress. Giap was given the task of delivering the party’s policy on science and technology. Giap unsuccessfully opposed the post-war assignment of the military to domestic construction tasks; nonetheless he bowed to the party’s principles of “democratic centralism” and defended party policy in public. In February 1980 Giap relinquished the defence portfolio but retained his position as Deputy Premier. In 1981,Giap was demoted from first to third Deputy Premier. In March 1982 Giap was dropped from the Politburo at the fifth national party congress but retained his seat on the Central Committee.
Giap had enormous popularity and had strong support in the party. In the-mid 1980s his supporters pushed unsuccessfully for Giap to replace Pham Van Dong as Premier. It was also strongly rumoured that Giap’s supporters also campaigned for him to become party leader. Giap then shuttled between various posts first with responsibility for demography and family planning and then education. His government service ended in 1991 when he retired as Deputy Premier. It is difficult to make an evaluation of Giap’s contributions during this period. Vietnam was led by a collective leadership that until 1986 continued to follow the failed Soviet model of central planning. What is remarkable is that Giap continued in government service until aged eighty.

The China Factor: General Giap’s long career clearly indicates that he was willing to accept Chinese aid and even advice but struggled to retain Vietnam’s autonomy and independence of action. Giap leaned more towards Moscow than Beijing during the war because of the “big ticket” military hardware the Soviet Union provided including anti-aircraft missiles. Although the Soviets reportedly advised Giap “to do an Afghanistan” by invading Cambodia and overthrow the Chinese-backed Khmer Rouge, Giap opposed large-scale military intervention. Giap was fully retired when China and Vietnam normalized relations in 1991.
During his retirement years Giap is best known for two famous interventions. In 2004 he penned an open letter to the Politburo complaining about the intervention of military intelligence (Tong Cuc II) in internal party affairs. In 2009 he attracted much public attention when he wrote three open letters to party and state leaders warning of the environmental impact of Chinese-financed bauxite mining in the Central Highlands. He took the matter further by arguing that it was a threat to national security. This struck a resonant cord among the general population who were growing increasingly restive about Chinese assertiveness in Vietnam’s Eastern Sea.

Military Strategist Par Excellence: General Vo Nguyen Giap was a world-class military strategist. Who could have imagined in 1944, when he took command of a 34-man platoon, that in ten years he would raise an army of several hundred thousand and defeat the French, one of the most powerful military forces at that time. Giap gained enormous prestige and credibility for his victory at Dien Bien Phu which lasted throughout his lifetime.
His popularity rests on several foundations. First, millions of Vietnamese served in the People’s Army when Giap was their commander and Minister of National Defence. He inspired them. These war veterans and their families constitute a very large constituency in Vietnam. Secondly, after Ho Chi Minh and perhaps Pham Van Dong, General Giap was the only national leader to stand out from the colourless collective leadership. He was charismatic and articulate and inspired the general populace. He was the national hero Vietnam needed when it was faced with foreign aggression from 1946 until 1973 and again in the 2000s when China threatened Vietnam’s sovereignty in the East Sea. Giap’s post-military career took him into important areas related to development: science and technology, demography and family planning, and education. This was a third foundation for his popularity. General Giap’s popularity rests on successful career spanning sixty-four years of active service to the Vietnam Communist Party, the People’s Army of Vietnam and the Vietnamese nation. He will be forever remembered for creating the People’s Army of Vietnam and masterminding the defeat of two major foreign powers.
General Giap has clearly captured the emotions of both the younger and older generations in Vietnam.  This is witnessed by the spontaneous outpouring of grief by citizens of all ages who flocked to his home to light candles and incense. General Giap embodied the Vietnamese character of using their intellect to devise tactics and strategies by which the seemingly weak could defeat the strong.

[3] “Chủ nghĩa thực dân là một hình thức của chủ nghĩa đế quốc (tự cho là mình có) sứ mệnh thiêng liêng và được Gót thiết kế để mang lại sự giải phóng - tâm linh, văn hóa, kinh tế và chính trị - hiểu là bằng cách chia sẻ các phước lành của văn minh đã khởi hứng từ Kitô của phương Tây, với một dân tộc dã man còn đang đau khổ dưới sự áp bức của quỉ Satan, ngu muội và bệnh tật. Chủ nghĩa thực dân được thực hiện bởi sự kết hợp của các lực lượng chính trị, kinh tế và tôn giáo, tất cả hợp tác dưới một chế độ (tự cho là) tìm kiếm lợi ích cho cả hai: kẻ thống trị và kẻ bị trị”.
Đó là ý nghĩa nền tảng của giọng điệu tự cao là “mang ánh sáng văn minh đi khai hóa” đám dân “An-mam-mít bẩn thỉu”.
(“Colonialism is a form of imperialism based on a divine mandate and designed to bring liberation - spiritual, cultural, economic and political - by sharing the blessings of the Christ-inspired civilization of the West with a people suffering under satanic oppression, ignorance and disease, effected by a combination of political, economic and religious forces that cooperate under a regime seeking the benefit of both ruler and ruled”)
J.H. Boer, Christianity and Islam Under Colonialism in Northern Nigeria (Jos: Institute of Church and Society, 1988) p. 7.

[4]  Những câu cuối bài thơ “Ulysses”, của Alfred Tennyson.
[… We are not now that strength which in old days
Moved earth and heaven, that which we are, we are;
One equal temper of heroic hearts,
Made weak by time and fate, but strong in will
To strive, to seek, to find, and not to yield.]