Tuesday, October 8, 2013

Richard Dawkins - Huyễn Tưởng Gót (09)


Huyễn Tưởng Gót

Richard Dawkins

(The God Delusion)












Chương 4
Tại sao hầu như chắc chắn là không có Gót  (tiếp theo)

Thờ phụng những khe hở

Tìm kiếm những thí dụ riêng lẻ đặc thù của sự phức tạp không thể giản lược được, là một cách tiến hành không có nền tảng khoa học: một trường hợp đặc biệt của biện luận từ sự thiếu kiến thức, những gì hiện nay còn chưa hiểu biết. Nó với gọi đến cùng một lôgích sai lầm, như chiến lược“Gót của những khe hở thiếu sót” vốn nhà Gót học là Dietrich Bonhoeffer đã lên án [1]. Những người theo thuyết Sáng tạo háo hức tìm kiếm một khe hở trong kiến thức hoặc hiểu biết ngày nay. Nếu tìm thấy được một khe hở xem dường hiển hiện, nó được giả định rằng Gót, bằng thay thế tự động, phải lấp khe hở đó. Những gì làm những nhà gót học có suy nghĩ như Bonhoeffer lo lắng là những tiến bộ khoa học sẽ làm những khe hở đó thu hẹp dần, và Gót đang bị đe dọa, cuối cùng sẽ không còn gì để làm và không còn chỗ nào để ẩn trốn. Những gì làm những nhà khoa học lo ngại là một gì đó khác hơn. Nó là một phần yếu tính của nghiệp vụ khoa học là thừa nhận sự thiếu hiểu biết, ngay cả đến mức mừng rở khi gặp sự khiếm khuyết, còn chưa hiểu biết, như là một thách thức cho chinh phục trong tương lai. Như Matt Ridley, người bạn tôi đã viết, “Hầu hết những nhà khoa học đều chán những gì họ đã khám phá ra. Đó là sự còn chưa hiểu biết đã làm động lực đẩy họ tiến tới”. Những nhà thần bí mừng rỡ trong sự bí ẩn và cũng muốn ở lại cùng bí ẩn. Những nhà khoa học mừng rỡ trong bí ẩn vì một lý do khác biệt: nó đem cho họ một gì đó để làm việc. Một cách tổng quát hơn, như tôi sẽ lập lại ở Chương 8, một trong những tác động thực sự xấu xa của tôn giáo là nó dạy chúng ta rằng đó là một đức hạnh để giữ tư thế hài lòng với sự không hiểu biết.

Những chấp nhận sự thiếu hiểu biết và sự bí mật tạm thời là quan trọng sống còn cho nền khoa học tốt. Do đó, thật bất hạnh, để ít nhất nói rằng chiến lược chính của những người tuyên truyền cho thuyết sáng tạo là một phủ định tiêu cực với sự tìm tòi những khe hở trong kiến thức khoa học, và tuyên xưng lấp đầy chúng với “thiết kế thông minh” theo thay thế tự động. Sau đây là giả định nhưng hoàn toàn điển hình. Một người theo thuyết sáng tạo nói: “Những khuỷu chân trước của loài ếch-chồn trên mình có ít điểm chấm [2] là phức tạp không thể giản lược. Không có một phần nào của nó sẽ làm được bất kỳ điều gì tốt hết tất cả cho đến khi toàn bộ của nó đã được lắp ráp xong xuôi đầy đủ. Đánh cuộc rằng bạn không thể nghĩ ra được một cách thức mà khuỷu chân trước của con ếch-chồn lại có thể đã tiến hóa từ từ theo những mức độ thong thả”. Nếu nhà khoa học không đưa ra một câu trả lời ngay lập tức và toàn diện, người theo thuyết sáng tạo rút ra một kết luận thay thế tự động: “Vậy ngay sau đó, lý thuyết đứng vào thế chỗ, là ‘thiết kế thông minh’, mặc nhiên chiến thắng”. Hãy ghi nhận lôgích một chiều lệch lạc này: nếu thuyết A thất bại trong một vài đặc thù cụ thể, thuyết B phải là đúng. Không cần phải nói, biện luận này không được áp dụng theo cách khác đi ngược chiều. Chúng ta được khuyến khích để nhảy vội vào lý thuyết thay thế tự động, ngay cả không tìm xem liệu nó có thất bại hay không trong cùng những đặc thù cụ thể giống như lý thuyết nó thay thế đã bị cáo buộc là sai lầm. Thiết kế thông minh – ID – được cấp cho tấm thẻ miễn phí Ra khỏi Nhà tù, một miễn dịch quyến rũ đáng yêu đối ngược với những đòi hỏi khắt khe đã đặt ra với thuyết tiến hóa.

Nhưng lúc này, điều tôi muốn nói là những mưu chước nhằm phá vỡ nền móng, làm suy yếu sự vui mừng tự nhiên – thực sự cần thiết – của nhà khoa học trước sự không chắc chắn (tạm thời). Vì những lý do thuần túy chính trị, nhà khoa học hiện nay có thể ngần ngại trước khi nói: “Hừm, điểm đó thú vị đấy. Tôi tự hỏi tổ tiên của giống ếch-chồn đã tiến hóa khuỷu nối chân trước của chúng như thế nào. Tôi không chuyên môn về loài ếch-chồn, tôi sẽ phải đến thư viện trường đại học và tìm đọc xem sao. Có thể làm một dự án tốt nghiệp lý thú cho một sinh viên ban cao học”. Thời điểm một nhà khoa học nói như thế – và lâu trước khi một sinh viên bắt đầu dự án nghiên cứu – kết luận thay thế tự động sẽ trở thành một hàng tít lớn chạy trên đầu một truyền đơn phe sáng tạo: “Giống ếch-chồn đã có thể chỉ được Gót thiết kế”.

Như thế sau đó, có một điều không may là sự móc nối giữa nhu cầu trong phương pháp của khoa học, để phải tìm ra những khu vực của thiếu hiểu biết, để làm mục tiêu nghiên cứu, và nhu cầu của ID để tìm ra những khu vực còn thiếu hiểu biết để nhằm tuyên bố chiến thắng theo lối thế chỗ thay thế tự động. Đó chính xác là một thực tế rằng ID có không có bằng chứng của riêng nó, nhưng mọc lan tràn mạnh mẽ như một loài cỏ dại ở những khe trống còn để hở của kiến thức khoa học, mà nó ngồi cạnh không thoải mái với nhu cầu xác định và công bố về cùng những khoảng cách của khoa học, như một khúc nhạc dạo đầu để đi vào nghiên cứu chúng. Về phương diện này, khoa học chính nó tìm thấy liên minh với những nhà gót-học tinh tế như Bonhoeffer, hợp nhất cùng chống lại những kẻ thù chung, là gót-học bình dân phổ thông ngây thơ, và gót học về khoảng cách của thuyết thiết kế thông minh.

Tình yêu của những nhà theo thuyết sáng tạo với những khe hở, những “lỗ hổng” trong ghi chép qua hóa thạch, tượng trưng cho toàn bộ gót-học về khe hở của họ. Một lần, tôi đã từng giới thiệu một chương về sự kiện gọi là sự Bùng nổ niên đại địa chất Cambrian với câu, “Nó là như thể những hóa thạch đã được cấy trồng ở đó mà không có bất kỳ một lịch sử tiến hóa nào”. Một lần nữa, đây là một cách nói mở đầu cho hoa mỹ, có chủ ý kích thích sự thèm miệng của người đọc với sự giải thích đầy đủ vốn sẽ đến tiếp sau đó. Nhận thức đáng buồn về sau bảo tôi, ngày nay có thể dễ dàng đoán trước được là giải thích kiên nhẫn của tôi sẽ được đem dung như thế nào, và mở đầu của tôi, tự nó sẽ bị đem trích dẫn hân hoan ngoài nội dung toàn bộ của nó. Những người theo thuyết Sáng tạo mê say những khe hở trong những hóa thạch, cũng giống như họ mê say những khoảng trống, khe hở nói chung. 

Nhiều những quá trình chuyển đổi tiến hóa đã được những chuỗi liên tục, ít hay nhiều hơn, của những hóa thạch trung gian thay đổi dần dần, ghi chép tinh tường thành hồ sơ đẹp đẽ. (Nhưng cũng có) một vài chuỗi thì không (liên tục như) thế, và đây là những “khe hở” nổi tiếng. Michael Shermer đã sắc sảo chỉ ra rằng nếu một hóa thạch mới được khám phá, nằm giữa như chia đôi gọn ghẽ một “khe hở”, những người phe sáng tạo sẽ tuyên bố rằng hiện nay có nhiều gấp đôi những “khe hở”! Nhưng trong trường hợp nào đi nữa, một lần nữa lưu ý về sự xử dụng không chính đáng một thay thế tự động. Nếu như không có những hóa thạch để làm hồ sơ cho một giả thuyết quá trình chuyển đổi của tiến hóa, thay thế tự động giả định rằng không có quá trình chuyển đổi tiến hóa, do đó Gót phải đã can thiệp.

Đó là cùng cực phi lôgích để đòi hỏi phải có hồ sơ đầy đủ của tất cả từng bước diễn tiến của bất kỳ một thuật kể nào, cho dù trong tiến hóa hay khoa học nào khác. Nếu thế thì bạn cũng có thể, trước khi kết án một ai đó với tội giết người, đòi hỏi một hồ sơ ghi chép bằng phim ảnh đầy đủ về kẻ giết người từng bước một từ đầu đến tội phạm sau cùng, không được thiếu một khung ảnh nào cả. Chỉ có một phần tỉ lệ rất nhỏ của những xác chết hóa thạch, và chúng ta may mắn có được nhiều những hoá thạch trung gian như chúng ta đã có. Chúng ta cũng dễ dàng có thể đã không có những hóa thạch nào tất cả, và vẫn có bằng chứng cho sự tiến hóa từ những nguồn khác, chẳng hạn như trong di truyền học phân tử và phân bố địa lý (những sinh vật) [3], sẽ tràn đầy vững mạnh. Mặt khác, tiến hóa làm sự dự đoán mạnh mẽ rằng nếu một hóa thạch độc nhất xuất hiện trong những tầng địa chất sai, lý thuyết sẽ bị thình lình đánh gục tan tành. Khi một người theo triết thuyết Popper hăng say [4] thách thức để nói như thế nào mà quá trình tiến hóa lại cũng từng có thể bị chứng tỏ là sai lầm, J. B. S. Haldane đã nổi tiếng gầm lên: (khi nào thấy) “hóa thạch loài thỏ trong thời đại địa chấtTiền-Cambrian” [5]. Không có những hóa thạch sái thời như vậy đã từng được chứng thực tìm thấy được, mặc dù có những chuyện huyền hoặc gây tai tiếng, làm mất uy tín nhiệm những người bên phe sáng tạo về “sọ người trong những Lớp đá hóa Than hóa thạch [6] và dấu chân con người chen lẫn với loài dinosaur”. 

Những khe hở, trong não thức của những người sáng tạo, bằng thay thế tự động là lấp đầy bởi Gót. Cũng điều tương tự như thế áp dụng cho tất cả những vách đá rõ ràng dựng đứng của rặng Núi Không chắc có thể lên được, sườn dốc thoai thoải ở đó thì không hiển nhiên ngay lập tức, hoặc là nếu không thì bị không nhìn thấy. Những khu vực ở đó có một thiếu sót về dữ liệu, hoặc một thiếu kém trong hiểu biết, sẽ tự động được giả định, bằng chờ sẵn thay thế, là thuộc về Gót. Nhanh như biến cầu nhờ ngay đến một sự tuyên bố gây ấn tượng kịch tính của sự “phức tạp không thể giản lược” là trưng bày một thất bại của sự tưởng tượng. Một vài cấu trúc cơ thể sinh lý, nếu không là một con mắt, thì sau đó là một động cơ flagellar của bacteria, hay một con đường sinh hóa [7] thì bị ban lệnh là phức tạp không thể giản lược mà được có biện luận gì thêm hơn nữa. Không một cố gắng nào được làm để chứng minh cho thấy rõ sự phức tạp không thể giản lược. Bất kể là những câu chuyện bịa đặt cũ rích báo trước về đôi mắt, đôi cánh và nhiều những thứ khác, mỗi ứng viên mới cho tuyên dương về sự đáng ngờ thì được giả định là phức tạp không thể giản lược với minh bạch, rõ ràng tự hiển nhiên, tình trạng của nó thì khẳng định bởi mệnh lệnh. .Nhưng hãy nghĩ về điều đó. Vì sự phức tạp không thể giản lược thì được triển khai như một luận chứng cho thiết kế, nó không cần được khẳng định bởi mệnh lệnh nhiều hơn so với bản thân sự thiết kế. Bạn có thể cũng như thế, chỉ cần khẳng định rằng con chồn-ếch ( hay con bọ bombardier [8] ,..vv) chứng tỏ rõ ràng sự thiết kế, mà chẳng cần tranh luận thêm hay biện minh gì cả. Như thế thì không có cách nào có thể gọi là làm khoa học. 

Lôgích này hóa ra là không có gì gọi là thuyết phục được hơn thế này: “Riêng tôi [điền tên riêng vào đây] thì không có khả năng để có thể nghĩ ra được bất kỳ một cách nào mà [điền tên hiện tượng sinh học vào đây], trong đó đã có thể được xây dựng dần từng bước một. Thế nên nó là phức tạp không giản lược được. Điều đó có nghĩa là nó được thiết kế”. Đặt nó xuống như thế, và bạn ngay lập tức thấy rằng nó là dễ làm tổn hại cho một vài nhà khoa học đi đến và sự tìm kiếm một trung gian, hoặc ít nhất là tưởng tượng một trung gian có thể có được và thành chính đáng. Ngay cả nếu như không có những nhà khoa học thực có đi đến với một giải thích, nó là lôgích xấu rành rành khi giả định rằng “thiết kế” mà sẽ làm nên giá trị bất kỳ nào tốt hơn. Lý do làm nằm ngầm dưới lý thuyết thiết kế thông minh là lười biếng và của kẻ bại trận – lối lý luận cổ điển “Gót của những Khe Hở”. Trước đây tôi đã phong cho nó cái tên Luận chứng từ sự Thiếu tin tưởng Cá nhân. 

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang xem một trò ảo thuật thực sự rất tuyệt diệu. Cặp trình diễn nổi tiếng Penn vàTeller có một chương trình chính trong đó họ đồng thời xuất hiện để bắn vào nhau bằng súng lục, và mỗi người xem ra đã hứng được viên đạn (của người kia) trong kẽ răng của mình. Đã thực hiện những biện pháp phòng ngừa thật tỉ mỉ chi tiết để khắc những dấu nhận biết của ai trên vỏ mỗi viên đạn trước khi được nạp vào súng, toàn bộ thủ tục được những người tình nguyện từ đám khán giả, những người có kinh nghiệm về vũ khí, giám sát thật gần sát, và xem dường như tất cả những khả năng đánh lừa nào nếu có đều bị loại bỏ. Viên đạn có đánh dấu củaTeller kết thúc trong miệng của Penn, và viên đạn có đánh dấu của Penn kết thúc trong miệng của Teller. Tôi [Richard Dawkins] rốt ráo hoàn toàn không thể nghĩ ra được bất kỳ một cách nào mà chuyện này lại có thể là một trò lừa. Luận chứng từ sự Thiếu tin tưởng Cá nhân hét lớn tiếng lên từ những đáy sâu thẳm trung tâm bộ óc tiền-khoa học của tôi, và gần như bắt buộc tôi phải nói, “Nó phải là một phép lạ. Không có giải thích khoa học nào cả. Nó phải là siêu nhiên!”. Nhưng tiếng nói vẫn còn nhỏ của giáo dục khoa học cất lên một thông điệp khác biệt. Penn và Teller là những người gây ảo tưởng thuộc vào hàng đầu thế giới. Có một giải thích toàn toàn tốt đẹp. Nó chỉ là tôi quá ngây thơ, hay quá sự không quan sát kỹ lưỡng, hay quá thiếu óc tưởng tượng, để suy nghĩ ra nó. Đó là phản ứng thích hợp với một trò lừa ảo thuật khéo léo. Đây cũng là phản ứng thích hợp với một hiện tượng sinh học mà nó hiện ra như phức tạp không thể giản lược. Những người nhảy vọt từ kinh ngạc trầm trồ cá nhân trước một hiện tượng tự nhiên thẳng đến sự viện dẫn vội vã cầu cứu rằng nó là siêu nhiên thì không có tốt hơn so với kẻ ngu người thấy một nhà ảo thuật uốn cong một cái thìa và nhảy vọt ngay đến kết luận rằng đó là “dị thường siêu linh”. 

Trong quyển Bảy Đầu mối về Nguồn gốc khởi đầu của sự sống của A. G. Cairns-Smith, nhà hóa học người Scotland nêu thêm lên một điểm, dùng thí dụ tương tự của một vòm cung [9]. Một kiến trúc không có gì chống đỡ, như một vòm cung bằng đá đẽo thô và không có vữa, có thể là một cấu trúc vững chắc, nhưng nó là phức tạp không thể giản lược: nó sụp đổ nếu có một hòn đá được rút ra. Vậy sau đó, lúc bắt đầu, nó nó đã được xây dựng như thế nào ? Một cách là chất lên một đống đá cứng, sau đó cẩn thận loại dần từng hòn đá một. Một cách tổng quát hơn, có rất nhiều kiến trúc phức tạp không thể giản lược được theo ý hướng là chúng không thể tồn tại nếu lấy đi bất kỳ một phần nào, nhưng chúng đã được xây dựng với sự trợ giúp của khung giàn chống dựng mà sau đó đã dời bỏ đi, và thội không còn thấy. Một khi cấu trúc được hoàn thành, giàn chống dựng có thể được loại bỏ một cách an toàn và cơ cấu vẫn còn đứng yên. Trong quá trình tiến hóa, cũng thế, cơ quan (cơ thể) hay cấu trúc bạn đang nhìn, có thể đã có khung giàn chống dựng trong một tổ tiên của nó mà từ đấy sau đó đã bị loại bỏ. 

“Phức tạp không thể giản lược” không phải là một ý tưởng mới, nhưng là một cụm từ do Michael Behe, một người theo thuyết sáng tạo, đặt ra năm 1996, [10] Ông được xem là có công (nếu “có công” là từ ngữ của ai đó) chuyển dịch thuyết sáng tạo vào trong một một thời kỳ mới của sinh học: sinh hóa học và sinh học tế bào, mà ông cho là có lẽ là một vùng đất săn bắn vui hơn cho sự lùng kiếm những khoảng trống, khe hở, khác hơn là những con mắt hoặc cánh bay. Cách giải quyết khéo nhất của ông dùng một thí dụ hay (tuy vẫn là một thí dụ sai lầm) là động cơ roi-quẫy của bacteria (bacterial flagellar motor). [11]

Động cơ roi quẫy (flagellar) của loài bacteria là một thần kỳ của thiên nhiên. Nó điều khiển một cần quay tự do, thí dụ duy nhất được biết ngoài kỹ thuật con người. Những bánh xe cho những loài động vật lớn, tôi ngờ vậy, là những thí dụ chính cống là về sự phức tạp không thể giản lược, và điều này có lẽ là lý do tại sao chúng không hiện hữu. Làm thế nào những dây thần kinh và mạch máu lại có thể qua ngang những ổ trục quay vòng ? [12] Cấu trúc flagellum (có hình cây roi) là một chân vịt dạng giống như sợi chỉ, với nó bacterium “đào bới” lối đi của nó qua nước. Tôi nói “đào bới” hơn là “bơi”, vì trên tỉ lệ bacteria của hiện hữu của nó, với một chất lỏng loại như nước, sẽ không cảm nhận như chúng ta cảm nhận một chất lỏng. Nó sẽ cảm thấy nhiều hơn như chất nhờn quánh, hoặc chất thạch đông, hoặc thậm chí như cát, và bacteria có vẻ như đào bới hoặc xoay vặn để mở lối đi của mình qua nước có phần đúng hơn là bơi. Không giống như cái-gọi là flagellum của những sinh vật lớn hơn như protozoans, những bacterial flagellar không chỉ vẫy đập như một cái roi, hoặc chèo như một mái chèo. Nó có một cần thực, luân chuyển tự do, cần này xoay liên tục bên trong, được một động cơ tế bào phân tử, rất đáng chú ý, rất nhỏ điều khiển. Ở mức độ phân tử, động cơ cơ bản dùng cùng nguyên tắc giống như bắp thịt, nhưng trong sự quay vòng tự do hơn là trong sự co thắt đứt quãng! Nó đã được sung sướng mô tả như là một động cơ tí hon của tàu ca-nô (mặc dù theo những tiêu chuẩn kỹ thuật – và bất thường cho một cơ chế sinh học – nó là một (động cơ) đáng trầm trồ chú ý là không hiệu quả).

Không một lời cho sự giải thích, sự biện minh hay sự khai triển sâu rộng, Behe đơn giản chỉ công bố động cơ bacterial flagellar là sự phức tạp không thể giản lược. Bởi ông không đưa ra một biện luận nào để xoay lợi thế về cho khẳng định của ông, chúng ta có thể bắt đầu bằng nghi ngờ một thất bại của trí tưởng tượng của ông. Về sau, ông cũng cáo buộc rằng những tài liệu chuyên môn của giới sinh học đã làm ngơ vấn đề. Sự dối trá của cáo buộc này đã được ghi chép thành tài liệu đến khổng lồ và (với Behe) làm bối rối xấu hổ trong tòa án của quan tòa John E. Jones, tại Pennsylvania, vào năm 2005, nơi Behe đã làm nhân chứng trước tòa như một nhà chuyên môn, thay mặt một nhóm những người theo thuyết sáng tạo, là những người đã cố gắng áp đặt thuyết sáng tạo “Thiết kế thông minh” vào chương trình giảng dạy khoa học của một trường công lập địa phương – một chuyển động của sự “xuẩn ngốc đến kinh ngạc hụt hơi”, để dẫn nguyên lời ông chánh án Jones (câu nói và con người chắc chắn có định mệnh dành cho danh tiếng lâu dài). Đây đã không phải là những gì duy nhất làm Behe bị bối rối ngượng ngùng tại buổi điều trần, như chúng ta sẽ thấy.

Chìa khóa của sự trưng bày chứng minh sự phức tạp không thể giản lược là để cho thấy rằng không một bộ phận nào có thể đã là hữu dụng nếu đứng riêng mình nó. Chúng tất cả đều cần thiết để ở vị trí đâu vào đó, trước khi bất kỳ bộ phận nào trong số chúng có thể làm được bất kỳ việc gì tốt hay khéo (Thí dụ tương đồng ưa thích của Behe là một cái bẫy chuột). Trong thực tế, những nhà sinh học phân tử không có khó khăn nào trong việc tìm thấy những bộ phận hoạt động chức năng của nó bên ngoài toàn bộ, cả hai cho động cơ flagellar và cho những trường hợp khác của Behe đã cáo buộc là những thí dụ cho s sự phức tạp không thể giản lược. Điểm này đcũng được Kenneth Miller của Đại học Brown, nói rất khéo, nếu tôi có phải mất tiền mất bạc, toi cho đây là báo ứng thuyết phục nhất của “Thiết kế thông minh, ít nhất vì ông là một Kitô mộ đạo. Tôi thường xuyên giới thiệu quyển sách của Miller, Tìm kiếm Gót của Darwin, với những người Kitô mộ đạo, những người viết cho tôi rằng họ đã từng bị Behe bịp bợm lường gạt. [13]

Trong trường hợp của động cơ bacteria xoay tròn [14], Miller gọi chúng ta chú ý đến cơ chế gọi là Hệ thống Bài tiết Loại ba hay TTSS [15]. TTSS không được dùng cho chuyển động quay. Đây là một trong một vài hệ thống được bacteria ký sinh dùng để bơm những chất độc qua những thành tế bào của chúng để đầu độc sinh vật chủ nhà của chúng. Trên tỉ lệ đo lường con người chúng ta, chúng ta có thể nghĩ đến đổ hoặc phun một chất lỏng qua một khe thủng, nhưng một lần nữa, trên tỉ lệ đo lường bacteria những sự việc xem ra khác biệt. Mỗi phân tử của chất được tiết ra là một protein lớn với một cấu trúc xác định ba chiều, trên cùng một tỉ lệ đo lường tương tự riêng như của TTSS: giống một tượng điêu khắc chất rắn hơn là một chất lỏng. Mỗi phân tử thì riêng nó được đẩy tới qua một cơ chế có hình dạng kỹ càng, giống như một máy tự động phân phát qua khe dài [16], nói thí dụ, đồ chơi hay chai nước uống, thay vì một khe đơn giản, qua đó một chất có thể “chảy” qua. Vai trò phân phát hàng hoá chính nó thì được làm từ một số lượng khá nhỏ của những phân tử protein, mỗi phân tử protein so sánh được về kích thước và độ phức tạp với những phân tử được phân phát qua khe của nó. Thật thú vị, những máy bacteria có khe này thường tương tự giống nhau qua các giống bacteria dù chúng không có liên hệ gần gũi. Những gene để làm chúng có thể được “sao chép và dán vào” từ giống bacteria khác: một điều gì đó mà giống bacteria có khuynh hướng nổi bật đáng chú ý khi làm thế, và nó là một chủ đề hấp dẫn của nó riêng, nhưng tôi phải tiếp tục đi tới.

Những phân tử protein tạo thành cấu trúc của những TTSP là rất giống với thành phần của động cơ flagellar. Đối với những nhà tiến hoá, nó rõ ràng là đã những thành phần TTSP đã được trưng dụng cho cho một chức năng mới, nhưng không hoàn toàn không liên quan, khi động cơ flagellar tiến hóa. Thừa nhận rằng TTSP kéo những phân tử thông qua chính nó, điều không ngạc nhiên rằng nó dùng một phiên bản sơ khai của nguyên tắc được những động cơ flagellar xử dụng, vốn nó kéo những phân tử của trục quay vòng và quay vòng. Hiển nhiên, những thành phần quan trọng của động cơ flagellar đã xong xuôi có chỗ đâu vào đó rồi, và làm việc trước khi động cơ flagellar đã phát triển, tiến hóa. Trưng dụng những cơ chế hiện hữu là một cách thức hiển nhiên, trong đó một phần có vẻ như phức tạp không thể giản lược của bộ máy có thể leo lên Núi Không chắc có thể lên được.

Có rất nhiều công trình cần phải được thực hiện, dĩ nhiên, và tôi chắc rằng nó sẽ là thế. Công trình loại như vậy sẽ không bao giờ được thực hiện, nếu như những nhà khoa học đã hài lòng với một thay thế tự động lười biếng loại như “lý thuyết thiết kế thông minh” vốn nó sẽ khuyến khích. Đây là thông điệp mà một nhà lý thuyết tưởng tượng của thiết kế thông minh đã có thể truyền gửi đến những nhà khoa học: “Nếu bạn không hiểu một vài sự-vật-việc gì đó làm việc thế nào, đừng có mệt óc: hãy chỉ cần bỏ đi, và nói rằng Gót đã làm nó. Bạn không biết những xung động trong dây thần kinh hoạt động như thế nào? Tốt! Bạn không hiểu những kỷ niệm được ghi đặt trong não như thế nào? Tuyệt vời!Có phải sự quang hợp là một quá trình phức tạp kỳ lạ là bối rối đến sem chừng không thể hiểu được? Tuyệt vời! Xin đừng có đi mà làm việc, nghiên cứu về vấn đề này, hãy chỉ buông bỏ đi, và kêu gọi tới Gót. Nhà khoa học thân ái ơi, đừng có làm việc tìm tòi những bí ẩn của bạn. Hyax mang những bí ẩn của bạn lại cho chúng tôi, vì chúng tôi có thể xử dụng chúng. Đừng phung phí sự thiếu-hiểu-biết quý giá bằng cách nghiên cứu làm mất nó đi. Chúng ta cần những khoảng cách vinh quang đó, khe hở huy hoàng lộng lẫy đó như một nơi cho Gót. ẩn náu cuối cùng”. Thánh chiên Augustine đã nói về nó thẳng thắn, không dấu diếm: “Có một dạng khác của sự cám dỗ (ma quỉ), thậm chí chứa chất nhiều nguy hiểm hơn. Đây là căn bệnh của sự tò mò. Đây là điều mà đã thúc đẩy chúng ta để thử tìm và khám phá những bí mật của thiên nhiên, những bí mật này vốn chúng vượt quá (khả năng) hiểu biết của chúng ta, vốn chúng không có thể cho chúng ta một-khả năng, ích lợi nào cả, và chúng là những gì con người không nên ước muốn học hỏi” (Trích dẫn trong Freeman 2002).

Một trong những thí dụ của Behe ưa thích, gán cho là “phức tạp không thể giản lược” là hệ miễn dịch tạo kháng thể trong con người. Chúng ta hãy để chính quan tòa Jones tiếp tục câu chuyện:

Trong thực tế, trong phiên hỏi vặn người chứng, giáo sư Behe đã phải trả lời câu hỏi liên quan đến tuyên bố năm 1996 của ông, rằng khoa học sẽ không bao giờ tìm thấy một giải thích theo thuyết tiến hóa cho hệ miễn dịch tạo kháng thể trong con người. Ông đã được trưng dẫn cho thấy 58 bản in bài xem-lại-từ-giới-cùng-ngành, 9 quyển sách, và một số những chương sách giáo khoa miễn dịch học, đều nói về sự tiến hóa của hệ miễn dịch; Tuy nhiên, ông chỉ đơn giản nhấn mạnh rằng đấy đã vẫn còn chưa đủ bằng chứng cho sự tiến hóa, và rằng nó đã là không “đủ tốt.”

Trong phiên hỏi vặn, bị luật sư chính của những nguyên đơn là Eric Rothschild bắt bẻ, Behe đã bị buộc phải thú nhận rằng ông đã không đọc hầu hết những tài liệu của 58 bài xem-lại-từ-giới-cùng-ngành. Hầu như không có gì ngạc nhiên, vì khoa miễn dịch học là một môn học khó khăn. Ít tha thứ hơn là Behe đã gạt bỏ những nghiên cứu như vậy là “không có thành quả”. Nó chắc chắn là không có thành quả nếu mục tiêu của bạn là tạo tuyên truyền với những người bình dân và những nhà chính trị cả tin, hơn là để khám phá sự thật quan trọng về thế giới thực tại. Sau khi nghe Behe, Rothschild hùng hồn tóm tắt tất cả những gì mà mỗi người trung thực trong phòng xử án phải đã cảm thấy:

May mắn thay, có những nhà khoa học là những người thực sự tìm những trả lời cho những câu hỏi về nguồn gốc của hệ miễn dịch.. . Đó là sự phòng ngự của chúng ta chống sự suy yếu và những bệnh tật chết người. Những nhà khoa học là những người viết những quyển sách và bài báo này, đã làm việc mệt nhọc trong bóng tối âm thầm không ai biết, không có tiền sách nhuận bút hoặc không có cam kết trả tiền được mời nói chuyện nào. Những nỗ lực của họ giúp chúng ta chống trả và chạy chữa những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Ngược lại, Giáo sư Behe và toàn bộ phong trào thiết kế thông minh hiện đang không làm gì để thúc đẩy tiến bộ khoa học, hoặc kiến thức y khoa, và đang nói với những thế hệ những nhà khoa học tương lai, đừng phí công vô ích.[17]

Như nhà di truyền học người Mỹ Jerry Coyne viết trong bài điểm sách của ông về quyển sách của Behe: “Nếu lịch sử khoa học có cho chúng ta thấy được bất cứ một điều gì, đó là chúng ta không đi đến đâu cả bằng cách dán lá nhãn “Gót” lên sự thiếu hiểu biết của chúng ta. “ Hoặc, trong lời hùng hồn của một người viết-blog, cho ý kiến về một bài viết về thiết kế thông minh của Coyne và tôi, trên tờ Guardian:

Tại sao Gót lại được xem là một giải thích cho bất kỳ một gì? Nó không là thế – Nó là một thất bại trong việc giải thích, một cái nhún vai, một thứ “tôi chẳng biết” mặc quần tâm linh bảnh bao và khoác áo nghi lễ lòe loẹt. Nếu một ai nào đó gán công trạng một-gì-đó cho Gót, nói chung những gì điề đó có nghĩa là họ chẳng có đến được một manh hiểu biết, mối dò tìm nào, do đó họ gán nó cho một thần tiên trên trời không thể với tới, không thể biết có hay không. Yêu cầu một giải thích về nơi chốn mà gã đó từ đâu đến, và xảy ra lẻ loi là bạn sẽ nhận được một trả lời mơ hồ, giả-triết học về việc đã từng luôn luôn hiện hữu, hoặc vượt ngoài tự nhiên. Vốn điều đó, dĩ nhiên, giải thích không-gì cả [18].

Học thuyết Darwin nâng cao ý thức của chúng ta theo những cách khác. Những cơ quan cơ thể tiến hóa, thanh lịch và hữu hiệu như chúng thường là, cũng trưng bày cho thấy cả những khiếm khuyết bị tiết lộ – chính xác như bạn chờ đợi trông thấy, nếu chúng có một lịch sử tiến hóa, và chính xác như bạn sẽ không chờ đợi trông thấy nếu như chúng đã được thiết kế. Tôi đã thảo luận những thí dụ trong những quyển sách khác: những dây thần kinh thanh quản đổi chiều [19], cho một thí dụ, nó đã phản bội khi tiết lộ lịch sử tiến hóa của nó trong một đường tránh lối chạy vòng khổng lồ và phí phạm trên đường đi tới đích của nó. Nhiều bệnh tật của chúng ta, từ đau dưới thắt lưng đến những bệnh sưng trệ, sa tử cung và tính dễ lây nhiễm của chúng ta với những nhiễm trùng xoang mũi, là kết quả trực tiếp từ sự kiện là hiện nay chúng ta bước đi với thân thẳng đứng với một cơ thể đã được định hình qua hàng trăm triệu năm bước đi với tất cả bốn tay chân. Ý thức của chúng ta cũng được nâng lên bởi sự tàn ác và lãng phí của sự chọn lọc tự nhiên. Những con thú săn mồi xem dường như được “thiết kế” khéo léo đẹp đẽ để bắt những con thú mồi sống của chúng, trong khi những con thú mồi được “thiết kế” cũng khéo léo đẹp đẽ ngang thế, để thoát khỏi những con thú săn mồi. Gót đứng về bên nào đây ? [20]


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013) 






[1] Dietrich Bonhoeffer (1906 – 1945): nhà chăn chiên Lutheran, nhà gót học, người Đức. Những tác phẩm của ông về vai trò của đạo Kitô trong thế giới thế tục đã có ảnh hưởng rộng rãi. Bonhoeffer nổi tiếng như một người công khai bất đồng chính kiến với chế độ Nazi Đức. Ông mạnh mẽ phản đối sự khủng bố những người Dothái. Ông đã tham gia vào một vụ ám sát Adolf Hitler, bị mật vụ Gestapo bắt năm 1943 và bị xử tử hình, treo cổ năm 1945 trong một trại giam tập trung của Nazi.
[2] Lesser spotted weasel frog
[3] Molecular genetics, và geographical distribution.
[4] Karl Popper (1902-1994) triết gia người Anh gốc Austria, được nhìn nhận là triết gia lớn nhất của thế kỷ 20, về triết lý hoa học. Nội dung trên liên hệ đến lý thuyết nổi tiếng của ông: rằng một giả thuyết (khoa học) có thể chứng minh là sai lầm bằng những ngoại lệ quan sát được, nhưng không bao giờ chứng minh tuyệt đối được là hoàn toàn đúng.
[5] John Burdon Sanderson Haldane (1892 – 1964), nhà di truyền học người Anh, sinh lý học, và truyền bá khoa học, đã mở những con đường mới của nghiên cứu về di truyền dân số học và tiến hóa.
[6] Coal Measures: Những lớp đá có hóa thạch lẫn than – thành lập trong thời đại Carboniferous, khoảng 345 đến 280 triệu năm trước.
[7] biochemical pathway: một chuỗi những phản ứng hóa học đưa đến sự tổng hợp hay trao đổi chất sống xảy ra trong một phân tử sinh hóa.

[8] The Bombardier Beetle: Trong khi tôn giáo như đạo Kitô tự cho là mình có trả lời cho tất cả mọi câu hỏi – (chân lý duy nhất không ai có) – về vũ trụ và con người, (từ nguồn gốc loài người đến ý nghĩa cuộc đời cho mỗi người!), Những người theo thuyết sáng tạo luôn luôn cố gắng rình rập theo lối “bới lông tìm vết” để lôi ra những “khiếm khuyết” của những nhà khoa học. Cho dù đó là những khoảng trống trong dữ liệu hóa thạch, hoặc còn thiếu hiểu biết của chúng ta hiện nay về nguồn gốc vũ trụ. Hữu phái Kitô cực đoan rất nhanh chóng và sẵn sàng điền ngay vào tất cả mỗi không-biết (đúng hơn là còn-chưa-biết) mà những nhà khoa học đang làm việc, với những từ như “Gót”, và “thiết kế”; như là giải thích thích đáng và hiển nhiên nhất, tự động chờ sẵn để điền vào thay thế. Ở phương Tây, đặc biệt là ở nước Mỹ ngày nay; trong những lớp dân chúng thấp kém kiến thức phổ thông, đặc biệc là kiến thức về khoa học, học thuyết tiến hóa của Darwin đã bị những hội nhà Thờ tấn công không ngừng, nhiều hơn bất kỳ lý thuyết khoa học nào khác trong lịch sử, chỉ đơn giản vì học thuyết này của Darwin đưa ra mâu thuẫn trực tiếp giữa huyền thoại sáng tạo – phi khoa học – trong Kinh Thánh (Adam và Eve và Sự “sa ngã” của con người ) và những bằng chứng khoa học mạnh mẽ trong thuyết tiến hóa, rằng loài người chúng ta không có gốc từ trời cao trên kia, nhưng từ đất thấp này, và có nhiều phần chắc chắn rằng chúng ta đã chia xẻ cùng một tổ tiên chung với những loài vượn-người lớn khác: tinh tinh, đười ươi và khỉ đột (great apes: chimps, orang-utans and gorillas). Những bằng chứng khoa học vững chắc đã lần lượt đem cho trong quá khứ, chúng luôn luôn va ngay vào một chống cự và miệt thị của ngờ vực đến từ lòng tin tôn giáo, và đã thể hiện qua câu nói nay đã phổ thông, loại như “có thể tổ tiên của bạn là cùng loài với khỉ, nhưng của tôi thì không!”

Chúng ta dĩ nhiên, không nên xem điều này như là một sự lăng nhục, và cũng không nên phải lấy làm xấu hổ khi thừa nhận rằng chúng ta có nguồn gốc từ những loài vượn cổ (thực sự chúng ta là một động vật, loài vượn người). Ngược lại, chúng ta nên lấy làm thích thú là trong thực tại, chúng ta có liên hệ mật thiết (máu huyết) bởi DNA của chúng ta (dù nối kết có thể xem ra xa vời đến đâu ) với tất cả những sinh vật khác hiện đang sinh sống trên trái đất này. Mười năm trước, loài ruồi giấm (Drosophila melanogaster) là sinh vật thứ hai có toàn bộ hệ gene của nó (genome) được thành công trình bày vào thành một biểu đồ chi tiết. Thật hết sức ngạc nhiên, theo những nhà khoa học nghiên cứu, khoảng 75% gene gây bệnh ở người được nhận biết trong bộ gene di truyền của ruồi giấm, và 50 % chuỗi kết hợp protein của ruồi giấm tương tự với những loài động vật có vú (cấu trúc sinh học). Điều này có nghĩa là chúng ta chẳng những như với loài vượn người, mà còn chia xẻ một kho tàng của thông tin di truyền với một loài côn trùng không lớn hơn một mẩu móng tay!

Những người không có nhiều kiến thức khoa học (và thậm chí cả một số tuy có kiến thức khoa học, mặc dù rất ít và ở khoảng giữa) có khuynh hướng trỏ vào thuyết Thiết kế Thông minh như một lý thuyết thay thế, rằng nó mô tả tốt hơn về một số thuộc tính nổi bật của vũ trụ và của những sinh vật sống đã đi đến hình thành, và rằng kết quả của những gì chúng ta nhìn thấy là đều do một đấng sáng tạo hướng dẫn, và không phải do những quá trình “vô hướng”của Chọn lọc Tự nhiên. Trong sinh học tiến hóa, những người theo thuyết sáng tạo cho rằng những cơ phận, thành phần khác nhau cần thiết để làm nên những hệ thống phức tạp (thí dụ như một con mắt, hoặc não bộ ) và để chúng có những chức năng chính xác (mắt để nhìn, não để ghi nhớ, suy nghĩ) như thế, chúng không thể đã phát triển dần dần trong những quãng thời gian dù rất dài trong tiến trình thời gian, họ tuyên bố rằng những thành phần riêng biệt này không đem lại lợi ích nào cho chỉ riêng chính nó, nhưng chỉ cho toàn thể sinh vật mà nó là thành phần, và do đó toàn bộ hệ thống sinh vật phải được thiết kế kỳ diệu, cùng một lượt với nhau, và tạo ra cùng với nhau cùng một lần. Lý luận đặc biệt này là chủ yếu của những gì thuyết thiết kế thông minh đến nay vẫn đưa ra, được gọi chung là “sự phức tạp không thể giản lược” (Irreducible Complexity – phức tạp bất khả quy). Do thế, những người ủng hộ thuyết này thường hỏi vặn những nhà sinh vật học những câu hỏi không đâu vào đâu, không đầu không đuôi, loại như – “thế một con mắt (nghĩa là những người này muốn nói, trong khi chưa tiến hóa đến mức có hai con mắt chẳng hạn) thì dùng được vào việc gì (cho con vật)?” Đúng thế, đây là một câu hỏi ngớ ngẩn, từ sự thiếu kiến thức phổ thông dù chỉ trong lĩnh vực sinh vật học; chúng ta có thể hỏi về con sao biển: trên đầu mỗi cánh sao vươn ra như cánh tay của nó, đều có một con mắt tí hon, rất đơn giản (ocellus), trong đó chỉ có một ống kính duy nhất, dùng vào việc thu thập và tập trung nguồn ánh sáng đến võng mạc của nó, đủ để cho con sao biển phân biệt được giữa sáng và tối. Mặc dù không thể dựng nên hình dạng hoặc màu sắc, con mắt sơ khai này rất hữu dụng để sao biển cảm nhận được những chuyển động, đủ cho con sao biển gần như mù này nó có khả năng nhận biết nếu có con mồi nào hay kẻ thù nào lảng vảnh quanh nó. Những cơ quan sinh lý loại như thế có thể phát triển từng bước dần đần, chậm chạp, trước khi đi đến hoàn chỉnh, đầy đủ, và cũng quá trình như thế, ở những sinh vật khác nhau, do những nhu cầu sống khác nhau, đã dẫn đến những hệ thống khác biệt rất phức tạp, mặc dù một số này có thể giải thích dễ dàng hơn một số khác. Một trường hợp tưởng xem dường không thể giải thích nổi đã được những nhà theo thuyết sáng tạo đưa ra là con bọ cánh cứng Bombardier.

Bọ Bombardier (trong gia đình lớn Carabidae) là tên gọi chung cho một loài bọ cánh cứng lớn (hai cánh trước cứng, giữ vai trò bảo vệ như lớp áo giáp), sống trên mặt đất, chúng gồm khoảng 5 bộ lạc riêng biệt và hơn 500 giống riêng biệt. Như những loài côn trùng khác, những con bọ Bombardier đã phát triển nên được những dụng cụ để tự bảo vệ, chống trả lại những loài khác săn chúng làm mồi, nhưng đặc biệt loài Bombardier này có một phương cách vô cùng phức tạp, nếu nhìn dưới ánh sáng của thuyết tiến hóa – cho rằng có sự tiến hóa theo thời gian, từ đơn giản, thô sơ, vụng về đi đến phức tạp, toàn thiện, hoàn hảo. Loài bọ bombardier này đã được những người theo thuyết sáng tạo dẫn làm thí dụ, ca ngợi sự phức tạp của nó như như “bằng chứng” về sự “phức tạp không thẻ giản lược”, nghĩa là với họ, nó không thể nào đã phát triển dần dần được. Khi bị đe dọa, quấy rầy, con bọ Bombardier này đã phun ra một một dung dịch hóa chất nóng sôi bỏng từ những tuyến đặc biệt trong bụng của nó, vào mặt của động vật đe dọa nó. Dung dịch hóa chất này được tạo ra từ phản ứng của một hỗn hợp hai hợp chất hóa học – hydroquinone và hydrogen peroxide – chúng pha trộn với nhau và phát nổ khi chạm vào mặt kẻ thù của chúng. Những người theo thuyết sáng tạo cho rằng bất kỳ một thay đổi nhỏ nào trong cân bằng hóa học tinh tế của hai hóa chất này sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho loài bọ cánh cứng “ném bom” này, và do đó, cơ chế bảo vệ cực kỳ phức tạp này không có thể đã phát sinh dần dần bởi một quá trình từng bước theo như thuyết tiến hóa.

Dĩ nhiên, để giải thích tất cả những khó khăn xem dường không thể vượt qua này bằng tiến trình tự nhiên, cần có một kiến thức khoa học khá chi tiết về lĩnh vực sinh vật, và cả hóa học lẫn cơ học; và nhất là một hiểu biết đúng đắn về thuyết tiến hóa. Sau đó, tất cả những vấn đề này, cũng như những thí dụ khác trong quá khứ đã từng nêu lên, đều đã được những nhà khoa học giải thích thỏa đáng, và đều có thể dễ dàng chứng minh thỏa đáng khi giải thích theo quan điểm tiến hóa sinh vật.

Trường hợp, những con bọ Bombardier này là một thí dụ tuyệt vời, cho chúng ta thấy quá trình tiến hóa có thể kéo dài hàng nghìn triệu năm, để đi đến hình thành những cấu trúc sinh vật cực kỳ phức tạp, và chỉ bằng những thay đổi tiệm tiến, có thể cực nhỏ, dần dần rất chậm, để đến nay chúng xuất hiện như những kỳ công (chúng ta vẫn hay nói – vội vàng và sai lầm – là những “kỳ công” của tạo hóa), những thành công này(nếu không, chúng đã không tồn tại) xem dường không thể nào có thể tự nhiên có nổi. Và đó là thuyết tiến hóa với những bằng chứng khoa học trong sinh học và hóa học hiện đại, mà chúng ta có thể hiểu được những thay đổi, chậm và nhỏ loại như thế, đã có thể xảy ra như thế nào trong chiều thời gian, với chúng ta là vô cùng.

Người ta thường quên hai điều về sự chọn lọc tự nhiên trong thuyết tiến hóa, là nó có thời gian gần như đến vô cùng, và đã có rất nhiều những thất bại, (gồm những chủng loại đã không còn sống sót – thí dụ điển hình như loài dinosaur – hay những cơ phận trong chủng loại đã không từng thành tựu nên dạng hình, hay những sinh vật đã không đi hết trọn bước từ vật chất vô tri giác đến có sự sống, sinh sản, đến thành hình là một gì đó trong thiên nhiên,…). Những chủng loại không “tiến” như leo cao dần trên những nấc thang, nhưng rẽ nhánh như những cành cây, có cùng một gốc. Những gì chúng ta thấy là (a) chỉ những gì đã thành công, đã sống còn, và (b) quá trình tiến hóa có thể diễn ra chậm chạp và có thời gian lâu dài vô cùng. Thế nên, sự phức tạp chúng ta xem thấy, không thể và không xảy ra ngay lập tức. Người ta không thể ném một đống những mảnh kim loại lên không và hy vọng khi rơi xuống đất lại thành hình dạng một chiếc xe đạp, và chạy ngay được! Nghe phi lý và buồn cười, nhưng đó chính là thái độ mà những người theo thuyết sáng tạo Kitô và cực đoan tôn giáo, vẫn tiếp tục giữ thái độ như thế, mà chính họ có lẽ cũng không tự nhận ra! Học thuyết tiến hóa về chọn lọc tự nhiên của Darwin là giải thích có phương pháp khoa học, đầy thanh lịch, đẹp đẽ, và đơn giản, hợp lý nhất, mà chúng ta có được duy nhất cho đến nay từ khoa học, và cũng chỉ nó mới có thể giải thích được sự đa dạng lớn lao đến vô cùng của sự sống trong thế giới tự nhiên (đến nay, chúng ta vẫn tiếp tục khám phá ra những loài mới đã sống từ những hóa thạnh mới gặp, hay còn sống ở đáy biển, hay những vùng núi rừng hẻo lánh), và tất cả những kỳ diệu của sự sống thể hiện quanh chúng ta trên trái đât nhỏ bé này. Chúng ta không nên cảm thấy bị xem thường, hoặc bị làm nhục trong việc chấp nhận rằng chúng ta có chung nguồn gốc với những loài vượn-người lớn, và cả những động vật có vú khác, những loài bò sát, chim, cá, côn trùng và bacteria; nhưng thay vào đó, chúng ta nên tìm thấy ít nhất hai điều: (a) sự an ủi – chúng ta có những anh em đồng hành trên con đường sống còn, – và (b) một cảm giác kỳ diệu.gần như linh thiêng (hơn những xúc cảm vẫn nói là thiêng liêng trong tôn giáo, và thực hơn rất nhiều) là đã phải trải qua ít nhất hàng triệu nghìn tỷ tỷ, vô cực lớn, của những sống và chết – (biển sinh tử mênh mông vô cùng) – trong lịch sử 3,5 tỷ năm của sự sống, kể từ khi xuất hiện trên trái đất này, đến tận ngày hôm qua, để chúng ta có mặt ngày hôm nay, lúc này, ở đây. Chúng ta là thực sự là một số rất nhỏ, cực kỳ rất hiếm hoi, thực sự như thế. Trong kết luận của văn bản khoa học kiệt tác từ chính con người vĩ đại của nhân loại :
“Có sự hùng vĩ trong quan điểm này về sự sống, với một số quyền hạn của nó, sau khi ban đầu đã thổi vào một vài hoặc chỉ một thể dạng; và rằng, trong khi hành tinh này đã đi vòng theo như quy định của luật cố định về trọng lực, từ khởi đầu đơn giản như vậy, một vô tận những thể dạng đẹp nhất và tuyệt vời nhất đã từng và đang hình thành tiến hóa”.
(“There is grandeur in this view of life, with its several powers, having been originally breathed into a few forms or into one; and that, whilst this planet has gone cycling on according to the fixed law of gravity, from so simple a beginning endless forms most beautiful and most wonderful have been, and are being, evolved.” – theo nguyên văn bản gốc 1861 – ― Charles Darwin, The Origin of Species).

Và trước những người cố tình làm ngơ, bám vào giáo điều tôn giáo, lớn tiếng phê bình khoa học và bôi nhọ hay mạ lỵ những người tin theo khoa học, Tác giả tác giả quyển sách này, Richard Dawkins, đã có một phát biểu nổi tiếng – nói về những người – phần đông chỉ nói theo, mà không thực hiểu, như mặc nhận Adam và Eva trong một huyền thoại Dothái là những con người đầu tiên; những người này thực sự không những đã làm ngơ hay gạt bỏ những huyền thoại sáng tạo có lẽ nhiều phần còn hay đẹp và hợp lý hơn vốn sẵn có trong văn hóa riêng họ, nhưng chắc chắn có thể nói là họ đã tự bịt mắt và quay lưng trước ánh sáng lộng lẫy và đầy sự sống ấm áp đầy tương lai của khoa học: “Tuyệt đối an toàn để nói rằng – nếu như bạn có gặp một ai còn nói là không tin vào sự tiến hóa sinh vật, người ấy là dốt nát, ngu xuẩn hay mất trí (hay ác độc, nhưng đúng ra tôi không nên xem là thế)”. Đó là trong một bài điểm sách trên báo New York Times, năm 1989; Sau đó, một chỗ khác, ông giải thích thêm: “Có lẽ cũng có một nhóm thứ năm, nó nằm dưới nhóm “mất trí”, nhưng có thể có cảm tình để gọi bằng những từ như “ bị tra khảo”, “bị ức hiếp”, hay “bị tẩy não”; Vì những người trong nhóm này, họ không dốt nát, không ngu xuẩn, không ác độc, họ chỉ bị tra khảo một cách ác độc, bị giằng co đến xé làm đôi, giữa những chứng cớ xếp cao như núi của khoa học ở một bên và một bên kia là sự hiểu biết (hay hiểu biết lẫn lộn sai lầm) từ những gì những kinh thánh linh thiêng của họ bảo họ. Tôi nghĩ đây thực sự là một điều xấu xa mà tôn giáo có thể gây cho đầu óc con người. Có sự ác độc ở đây, nhưng là sự ác độc của những tổ chức tôn giáo, nó đã gieo xuống những nạn nhân là những tín đồ của nó, không phải là sự ác độc về phần bản thân của những tín đồ”.
[9] A. G. Cairns-Smith. Seven Clues to the Origin of Life, Cambridge University Press, Cambridge, 1985
[10] [Behe (1996).]
[11] bacterial flagellar motor: Flagellar (flagellum): cấu trúc cơ thể giống như cây roi, có hình sợi lông hay sợi chỉ nhỏ dài, tác động chính yếu như một bộ phận cơ thể chuyển động tí hon trong tế bào của nhiều những sinh vật. Có thể xem như một động cơ roi quẫy của bacteria (protozoa, spermatozoa, etc.), chúng dùng phần dính sau dài như cây roi này của nó như một động cơ; khi rung động, quẫy phần này, gây nên động lực để trườn, luồn đi. Tôi giữ nguyên những từ sinh học, không dịch ngớ ngẩn như bacterial flagellar =“tiên mao của bacteria”, không có “mao” và cũng chẳng là “khuẩn”, còn “vi” hay “tiên” là những từ có tính tưởng tượng về một vật thể sống thực, ngớ ngẩn và hoàn toàn phản khoa học. Ở đây cũng như nhiều chỗ khác, tôi giải thích, dịch tạm, rồi sau đó dùng từ nguyên gốc – bacteria protozoa, spermatozoa, virus, atom, proton, gen… chúng là những từ cơ bản, sẽ làm gốc cho nhiều những từ khác; nếu cố dịch, nhất là mượn tiếng Tàu không khoa học, chỉ làm rối nghĩa. Ở phương Tây, các nhà khoa học cũng đã không dùng tiếng địa phương (Anh, Pháp, Đức) – đặt chúng trên những gốc Latin hay Hylạp. Chúng ta nên đi theo.
[12] [*Có một thí dụ trong tiểu thuyết. Nhà văn viết truyện trẻ con Philip Pullman, trong His Dark Materials của ông, tưởng tượng một loài động vật, những “mulefa”, cùng hiện hữu với loài cây, chúng sản xuất những bọc-chứa hột, tròn toàn toàn với một lỗ ở trung tâm. Những mulefa đem dùng những bọc này như những bánh xe. Những bánh xe, không phải là phần của cơ thể, không có thần kinh hoặc mạch máu để xoắn được xung quanh “trục” (một sừng cứng của hoặc xương). Pullman tinh tế ghi chú thêm một điểm: hệ thống chạy được việc chỉ vì hành tinh được lát bằng những dải ruy băng chất basalt tự nhiên, đung như những con “đường”. Bánh xe này không dùng được trên vùng đất thô.
Hết sức thích thú, nguyên tắc bắp thịt (?) lại còn được triển khai trong một dạng thức thứ ba: trong một vài loài côn trùng như ruồi, ong và bọ, trong đó bắp thịt bay là sự dao động trong bản chất, giống như một động cơ pit-tông. Trong khi những loài côn trùng khác như châu chấu gửi những mệnh lệnh hướng dẫn thần kinh cho mỗi đập, vỗ cánh (như một con chim), loài ong gửi một lệnh để bật (hoặc tắt) cho động cơ dao động. Bacteria có một cơ chế không phải là một tiếp nhận làm theo đơn giản (như bắp thịt bay của một con chim), cũng không là một phản ứng rung tới lui theo đường thẳng(như bắp thịt bay của một con ong), nhưng một xoay-quanh thực sự: trong chiều hướng đó, nó giống như một động cơ điện hoặc một động cơ Wankel.]
[13] Michael J. Behe là giáo sư Sinh hóa tại đại học Lehigh, tiểu bang Pennsylvania, và cũng là hội viên nghiên cứu cao cấp cho một trung tâm Kitô Mỹ có mục đích là phổ biến thuyết Thiết kế Thông minh là Discovery Institute’s Center for Science and Culture. Một quyến sách của ông, Darwin's Black Box (1966) khiến Behe bắt đầu thành tên tuổi quen thuộc trong tranh luận liên quan đến thuyết Thiết kế Thông minh và thuyết Tiến hóa. Với động cơ tôn giáo, sau khi trưng dẫn thí dụ của những hệ thống sinh hóa, cơ cấu, sinh vật (flagellum, hiện tượng đông máu, hệ thống miễn nhiễm con người), ông đưa ra lý thuyết “phức tạp không thể giản lược” (irreducibly complex) để mong có thể phản bác thuyết tiến hóa bằng khoa học. Những thí dụ của ông, lần lượt đều bị chứng minh sai lầm khoa học, dĩ nhiên, và bị giới khoa học gạt bỏ; nhưng ông cùng những người của thuyết sáng tạo và thuyết thiết kế thông minh Kitô đã phần nào thành công ở nước Mỹ khi gây được hỏa mù trong giới dân chúng, không chỉ tín đồ ít học, thiếu hiểu biết khoa học, nhưng ngay cả trí thức mộ đạo (Cũng tương tự như Anselm và Aquinas tung hỏa mù gót-học (gót học) thời Trung cổ châu Âu vào giới không am hiểu triết học với những “chứng minh” Gót hiện hữu – tất cả đi vào ngõ cụt của lôgích như đã bàn ở chương trước).
Behe còn thêm tai tiếng nhiều hơn, khi ông ra trước một tòa án ở Mỹ để làm nhân chứng về khoa học cho một vụ kiện ở Dover, York County, Pennsylvania, – giữa phụ huynh học sinh chống hội đồng giáo dục địa phương cho phép giảng dạy thuyết thiết kế thông minh song song với thuyết tién hóa, như một trả lời thứ hai về nguồn gốc con người. Điều này khiến ông thành một “tai nạn”, hay một “cái gai”, hay thậm chí “đe dọa” cho khoa học, tùy cách nhìn. Nhưng giới khoa học không thể giữ thái độ coi thường, hay lãnh đạm, nhún vai gạt qua Behe; phải làm sáng tỏ vấn đề với khối người bình thường đông đảo ngoài kia. Và tôi nghĩ đó là những gì – một giáo sư Oxford, một nhà khoa học lỗi lạc như Dawkins, buộc phải viết những giòng trên đây nhắc nhở xa gần về Behe, một giáo sư tầm thường, của một trường đại học tầm thường, tất cả vì muốn làm sáng tỏ thuyết tiến hóa cho giới thiếu am hiểu khoa học, và bênh vực khoa học chân chính, với những nạn nhân “trí thức” đã bị lòng tin vào sự sáng tạo Kitô tuyên truyền, đầu độc.
Do những lý do dẫn trên, Michael J. Behe, cũng đã phải ghi rõ trên trang web – Ban sinh hóa, Lehigh University, như sau: “Những ý tưởng của tôi về sự phức tạp không thể rút gọn và thiết kế thông minh là hoàn toàn của riêng tôi. Chúng chắc chắn không được một nào trong cả hai ủng hộ dẫu trong bất kỳ ý hướng nào: trường đại học Lehigh nói chung và Ban Khoa học Sinh lý sinh hóa nói riêng. Trong thực tế, hầu hết những đồng nghiệp của tôi trong Khoa Sinh hóa nhà trường đều mạnh mẽ không đồng ý với những lý thuyết đó”.
Và trên trang web của khoa sinh hóa trường Lehigh University, có dành một trang quan trọng, công khai minh xác về “tai tiếng” Behe: “Ban giảng huấn của phân khoa, sau đó, giữ lập trường tuyệt đối rõ ràng không bàn cãi, trong sự hỗ trợ của phân khoa về lý thuyết tiến hóa, vốn có nguồn gốc của từ công trình khai mở của Charles Darwin, và đã được hỗ trợ bởi những kết quả tìm thấy tích lũy hơn 140 năm qua. Người bất đồng duy nhất với lập trường này, giáo sư Michael Behe, là một người ủng hộ nổi tiếng của “thiết kế thông minh”. Trong khi chúng tôi tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm riêng của giáo sư Behe, chúng là chỉ của một mình ông mà thôi, và không có cách nào được phân khoa hỗ trợ. Đó là quan điểm tập thể của chúng tôi rằng thiết kế thông minh không có cơ sở khoa học, chưa được kiểm chứng bằng thực nghiệm, và không nên được coi là khoa học”. (It is our collective position that intelligent design has no basis in science, has not been tested experimentally, and should not be regarded as scientific”). (Department Position on Evolution and "Intelligent Design").
[14] bacterial rotary engine
[15] Type Three Secretory System (TTSS)
– [http://www.millerandlevine.com/km/evol/design2/article.html]
[16] automated slot machine
[17] [Bài tường thuật này về vụ án Dover, gồm những câu trích dẫn, lấy từ A. Bottaro, M. A. Inlay and N. J. Matzke, 'Immunology in the spotlight at the Dover “Intelligent Design” trial', Nature Immunology 7, 2006, 433-5.]
[18] [J. Coyne, 'God in the details: the biochemical challenge to evolution', Nature 383, 1996, 227-8. Bài báo của Coyne, và của tôi, 'One side can be wrong', đã xuất bản trên Guardian, 1 Sept. 2005:
http://www.guardian.co.uk/life/ feature/story/0,13026,1559743,00.html.
Trích dẫn hùng biện từ một người viết-blog trong:
http:// www.religionisbullshit.net/blog/2005_09_01_archive.php.]
[19] recurrent laryngeal nerve
[20] [Dawkins (1995).]