Huyễn Tưởng Gót
Richard
Dawkins
(The God
Delusion)
Chương 4
Tại sao hầu như chắc chắn là không có Gót
Những nhà chăn chiên
của những giáo phái khác nhau.. . khiếp hãi sự tiến bộ của khoa học như những
mụ phù thủy khiếp hãi ánh sáng ban ngày dần tỏ rạng, và cáu giận trước báo hiệu
chết người về sự phân nhỏ manh múng của những bịp bợm họ vẫn sống nhờ trên
chúng.
THOMAS JEFFERSON
Chiếc máy bay Boeing 747 sau cùng
Luận chứng từ xác xuất không chắc xảy ra là một luận chứng lớn. Trong ngụy trang truyền thống của luận chứng
thiết kế, là dễ dàng để luận chứng phổ biến nhất thời nay được trình bày với
thiên vị nghiêng về sự hiện hữu của Gót, và thấy được một số lượng lớn đến đáng
ngạc nhiên của những người-tin-có-gót, họ xem nó như hoàn toàn thuyết phục và
rốt ráo sau cùng. Quả thực, nó là một luận chứng rất mạnh mẽ, và tôi ngờ nó là
một luận chứng không thể phản bác được – nhưng chính xác trong hướng ngược lại
với ý định của người tin-có-gót. Luận chứng từ xác xuất không chắc xảy ra, được triển khai đúng cách, đi gần đến chứng
minh rằng Gót thực sự không hiện hữu. Tên tôi đặt cho sự chứng tỏ
bằng phương pháp xác xuất thống kê rằng Gót hầu như chắc chắn không hiện
hữu là mở đầu liều lĩnh chiếc máy bay Boeing 747 sau cùng.
Sự lạm dụng luận chứng từ xác xuất
không chắc xảy ra, của người theo thuyết sáng tạo, luôn
luôn mang cùng một dạng tổng quát, và nó không làm nên khác biệt nào nếu
người theo thuyết sáng tạo lựa chọn để giả trang nó trong quần áo hoa hòe mưu
chước chính trị của “thiết kế thông minh” (ID) [3].
Một vài hiện tượng quan sát được – thường là một sinh vật sống hoặc một
trong những cơ quan cơ thể phức tạp hơn của nó, nhưng nó có thể là bất cứ
gì từ một phân tử đến chính bản thân vũ trụ – thì đã tán dương đúng như không
thể xảy ra về thống kê xác xuất được. Đôi khi ngôn ngữ của lý thuyết thông
tin được đem xử dụng: những gì theo học thuyết Darwin thì bị thách thức để giải
thích nguồn của tất cả những dữ liệu thông tin trong vật chất sống, trong ý
hướng kỹ thuật của nội dung dữ liệu thông tin như là một đo lường của xác
xuất khó-có-thể xảy ra, hay của “giá trị bất ngờ”. Hoặc luận chứng có thể
gọi đến phương châm nhạt thếch của nhà kinh tế: không có gì lại giống như một
bữa ăn trưa không phải trả tiền – và thuyết Darwin bị buộc tội đã cố gắng để
lấy được một vài điều gì đó mà không đổi trả lại một-gì cả. Trong thực tế,
như tôi sẽ cho thấy trong chương này, đãi lọc tự nhiên theo Darwin là giải pháp
duy nhất được biết – cho câu đố bí ẩn của dữ kiện thông tin (của sự sống) từ
đâu đến, – mà nếu không thì không trả lời được. Nó lại hóa ra chính giả
thuyết Gót mới là cố gắng để lấy được một vài điều gì đó mà không đổi trả lại
một-gì cả. Gót cố gắng vừa có bữa ăn trưa của mình không phải trả tiền và
cũng là bữa ăn đó nữa. Dẫu cho xác xuất thống kê không thể nào có thể xảy
ra với thực thể bạn tìm kiếm, nhưng để giải thích bằng cách gọi đến một
nhà thiết kế, chính nhà thiết kế đó đã phải ít nhất là cũng không thể nào có
thể xảy ra. Gót là chiếc máy bay Boeing 747 sau cùng.
Luận chứng từ xác xuất không chắc xảy ra phát biểu rằng những điều phức
tạp không có thể xảy ra bởi cơ may tình cờ. Nhưng nhiều người định nghĩa “xảy ra bởi cơ may tình cờ”
như một từ đồng nghĩa với “xảy ra trong sự vắng mặt của thiết kế có chủ ý”. Nên
không ngạc nhiên, vì vậy, họ nghĩ không chắc sẽ xảy là bằng chứng của sự thiết
kế. Chọn lọc tự nhiên theo Darwin cho thấy điều này là sai đến thế nào,
nhìn về phương diện không chắc sẽ xảy ra trong sinh học. Và mặc dù học thuyết Darwin có thể không trực tiếp
liên quan đến thế giới vô tri vô giác – vũ trụ học, thí dụ – nó nâng ý thức của
chúng ta lên trong những phạm vi bên ngoài lãnh thổ ban đầu của sinh học.
Một hiểu biết sâu xa học thuyết Darwin dạy cho chúng ta nên cảnh
giác trước sự giả định dễ dãi rằng thiết kế là lựa chọn thay thế duy nhất với
cơ may, và dạy chúng ta để tìm ra những đường dốc nối, lên cao dần từng
mức, của sự phức tạp tăng lên từ từ. Trước Darwin, những triết gia
như Hume hiểu rằng tính không chắc sẽ xảy ra của sự sống đã không có nghĩa là nó phải được thiết kế, nhưng họ
không thể tưởng tượng được gì để thế chỗ. Sau Darwin, chúng ta tất
cả nên cảm thấy, sâu trong xương tủy chúng ta, nghi ngờ chính ý tưởng
thiết kế. Huyễn tưởng của thiết kế là một cái bẫy trước đây đã chụp được chúng
ta, và Darwin hẳn đã chích ngừa tất cả chúng ta, khiến chúng ta được miễn
nhiễm, bằng cách nâng cao ý thức của chúng ta. Liệu ông đã thành công điều
đó với tất cả chúng ta không.
Trên một con tàu vũ
trụ, trong một truyện khoa học giả tưởng, có những nhà phi hành nhớ nhà: “Chỉ
nghĩ rằng giờ là lúc xuân đương về trên quê đất bỏ lại đằng
sau!”. Bạn có thể không thấy ngay lập tức rằng có gì sai trong chi
tiết này, vì đã quá khắc sâu một sự thiên trọng bắc bán cầu chủ quan vô thức
trong những ai sống ở đó, và thậm chí trong một số người không sống ở đó.
“Vô thức” là thật đúng. Đó là nơi sự nâng cao ý thức đi vào. Đó là một lý do
sâu xa hơn ngoài một chuyện nghịch ngợm lấy vui, rằng tại Australia và New
Zealand, bạn có thể mua bản đồ thế giới, in với Nam Cực nằm trên đầu
cao. Thật là những tác nhân nâng cao ý thức tuyệt vời mà những bản đồ đó
sẽ làm được, ghim nó lên tường của những phòng học ở vùng Bắc bán cầu của
chúng ta. Ngày qua ngày, trẻ em sẽ được nhắc nhở rằng “Bắc” là một
cực tùy tiện, nó không giữ độc quyền về chuyện phải nằm trên đầu “cao”. Tấm bản
đồ sẽ gây tò mò cũng như nâng cao ý thức của chúng. Chúng sẽ về nhà
và nói với cha mẹ chúng – và nói nhân đây, đem cho trẻ con một vài điều gì đó
mà chúng mang về nhà làm ngạc nhiên cha mẹ, là một trong những quà tặng lớn
nhất mà một thày cô giáo có thể ban cho.
Đã là những người đòi
bình đẳng cho phái nữ là những người nâng cao ý thức cho tôi về sức
mạnh của sự nâng cao ý thức. ”Herstory” – (“lịch
sử theo lời kể của bà”) rõ ràng là vô lý lố bịch, nếu chỉ vì từ “his” –
(“ông”) trong “history” (lịch sử) vốn
không có liên kết từ nguyên nào với đại từ chỉ phái nam [4]. Nó
cũng là chuyện từ nguyên lôgích ngớ ngẩn như sự sa thải một viên chức chính phủ
Washington, năm 1999, người đã dùng từ “niggardly” (“bủn xỉn”), và bị
buộc đã phạm tội khinh biệt chủng tộc [5]. Nhưng
thậm chí những thí dụ ngớ ngẩn như “niggardly”, hay “herstory”, cũng thành
công trong việc nâng cao ý thức. Một khi chúng ta có vuốt xuôi mớ tóc
gáy triết lý bực dọc của chúng ta và dừng cười cợt, herstory – (lịch sử theo lời kể của các bà các cô/phái nữ!) –
cho chúng ta thấy lịch sử từ một quan điểm khác biệt. Những đại từ chỉ
phái tính là mặt tiền và hàng đầu quen thuộc của sự nâng cao ý thức giống như
vậy. Ông hay bà phải hỏi chính mình xem liệu ý hướng của mình về văn
phong có bao giờ có thể cho phép chính mình viết xuống giống như thế
này. Nhưng nếu chúng ta có thể vượt qua được sự bất hạnh va chạm
loảng choảng của ngôn ngữ, nó làm tăng của ý thức chúng ta về những tế nhị
nhạy cảm của một nửa loài người. Con người đàn ông, loài người đàn ông,
những quyền của người đàn ông, tất cả mọi người đàn ông đều được sáng tạo ngang
nhau, một người đàn ông một phiếu bầu – tiếng Anh thường có vẻ như để loại
trừ người phụ nữ [6]. Khi
tôi trẻ, không bao giờ xảy ra với tôi rằng phụ nữ có thể cảm thấy bị xem
thường vì một cụm từ như “tương lai của con người (đàn ông)”. Trong
những thập niên có phong trào đòi bình quyền phụ nữ, chúng ta đều đã có ý
thức của chúng ta được nâng lên. Ngay cả những người vẫn còn
dùng “người đàn ông” (man) thay vì “con người” (human) làm như vậy với một
vẻ của xin lỗi tự ý thức – hay tính thô bạo, gia nhập một lập trường bảo vệ
ngôn ngữ truyền thống, thậm chí cố tình để làm nổi giận những nguwoif
thuộc phong trào nữ quyền. Tất cả người tham dự trong hệ tưởng của thời đại [7] đã
có ý thức của họ được nâng cao, ngay cả những người chọn phản ứng tiêu cực
bằng cách đứng chôn chân tại chỗ và gây những xúc phạm gấp đôi.
Phong trào đòi bình quyền cho phái nữ cho chúng ta thấy sức
mạnh của sự nâng cao ý thức, và tôi muốn mượn kỹ thuật cho sự chọn lọc tự
nhiên. Sự chọn lọc trong tự nhiên không chỉ giải thích toàn bộ sự sống, nó
cũng nâng cao ý thức của chúng ta với sức mạnh của khoa học để giải thích
sự phức tạp được tổ chức có thể nổi lên từ khởi đầu đơn giản mà không cần
bất kỳ một sự hướng dẫn chủ định cố tình nào. Một sự hiểu biết đầy đủ
về sự đãi lọc trong thế giới tự nhiên khuyến khích chúng ta di chuyển bạo dạn
vào những lĩnh vực khác. Nó khơi dậy sự nghi ngờ của chúng ta, trong những
lĩnh vực khác đó, trong những loại lựa chọn thay thế sai lầm, một lần trong
những thời trước Darwin, đã thu hút đánh lừa ngành sinh học. Ai là người,
trước Darwin, có thể đã đoán được rằng một gì đó quá rõ ràng là được thiết
kế như cánh của một con chuồn chuồn, hoặc mắt của con chim ưng, đều thực
sự đã là sản phẩm cuối cùng của một chuỗi dài của những nguyên nhân
không-ngẫu nhiên mà hoàn toàn tự nhiên?
Câu chuyện giải thích cảm động và buồn cười của Douglas Adams
về sự hoán cải của ông sang thuyết không-tin-có-gót cực đoan – ông đã nhấn
mạnh vào từ “cực đoan” trong trường hợp có ai nếu hiểu lầm ông với một
người theo thuyết không thể biết – là minh chứng cho sức mạnh của học
thuyết Darwin như một tác nhân nâng-cao-ý thức. Tôi hy vọng tôi sẽ được
tha thứ trong sự tự lấy làm thích thú vốn sẽ trở nên rõ ràng trong trích
dẫn sau đây. Lý do xin lỗi của tôi là sự chuyển đổi của Douglas bởi những
quyển sách trước đây của tôi – vốn chúng đã không viết ra để mong chuyển
đổi bất kỳ một ai – đã đem lại cảm hứng cho tôi để dành tặng quyển sách này cho
lòng tưởng nhớ ông – nhưng lại làm việc ấy! Trong một phỏng vấn, in
lại sau khi ông đã mất, trong The Salmon
of Doubt, một nhà báo đã hỏi ông đã trở thành một người không-tin-có-gót
như thế nào.Ông trả lời bắt đầu bằng cách giải thích ông đã trở thành
người theo thuyết không thể biết như thế nào, và sau đó nói tiếp:
Và tôi đã suy nghĩ và suy nghĩ và suy
nghĩ. Nhưng đúng là tôi đã không có được đủ để tiếp tục, vì vậy tôi đã không
thực sự đi đến một bất kỳ giải pháp nào. Tôi đã rất hết sức nghi ngờ về ý tưởng
Gót, nhưng tôi đúng là đã không biết đủ về bất cứ một gì đó để có một mô hình
suy nghĩ tốt cho bất kỳ giải thích nào khác, vâng, cho sự sống, vũ trụ, và tất
cả mọi thứ để đặt vào chỗ của nó. Nhưng tôi cứ tiếp tục việc đó, và tôi cứ tiếp
tục đọc và tôi suy cứ tiếp tục nghĩ. Đâu đó khoảng những năm sớm ba mươi, tôi
tình cờ vướng vào sinh học tiến hóa, đặc biệt trong hình thức của những quyển
sách của Richard Dawkins: The Selfish
Gene, và sau đó, The Blind Watchmaker,
và đột nhiên (tôi nghĩ là lần thứ nhì đọc The
Selfish Gene) tất cả rơi đâu vào đó vào vị trí. Nó đã là một khái niệm đơn
giản tuyệt vời đến sững sờ như vậy, nhưng nó đã đem nâng lên, một cách tự
nhiên, với tất cả phức tạp vô hạn và nan giải khó hiểu của sự sống. Sự thán
phục gây hứng khởi trong tôi đã làm sự thán phục mà mọi người vẫn bàn bạc về
phương diện của kinh nghiệm tôn giáo, nói thẳng thắn, có vẻ là ngớ ngẩn, bên
cạnh nó. Tôi muốn đặt sự thán phục trước sự hiểu biết lên trên sự thán phục
trước sự ngu tối, không-hiểu biết, bất kể lúc nào [8].
Khái niệm đơn giản tuyệt vời đến sững sờ mà ông ta đã nói, dĩ
nhiên, tuyệt không gì đến từ phần tôi. Đó là học thuyết tiến hóa bởi chọn lọc
tự nhiên của Darwin – tác nhân nâng cao ý thức khoa học sau cùng. Douglas, tôi
nhớ bạn. Bạn là người “cải đạo” thông minh nhất, khôi hài nhất, cởi mở nhất,
khôn ngoan nhất, cao nhất, và có thể là người cải đại độc nhất của tôi. Tôi hy
vọng quyển sách này có thể làm bạn bật cười vui vẻ – dù không nhiều như bạn làm
cho tôi cười.
Đó là triết gia am hiểu khoa học Daniel Dennett đã
chỉ ra rằng thuyết tiến hóa phản ngược với một trong những ý tưởng cổ xưa
nhất của chúng ta: “ý tưởng rằng cần có một gì đó tưởng tượng thật thông minh
lớn lao để làm một gì đó thấp bé hơn. Tôi gọi đó là thuyết sáng tạo
chảy nhỏ giọt. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy một cây giáo làm nên
một người làm giáo. Bạn sẽ không bao giờ thấy một móng ngựa làm nên một
thợ rèn. Bạn sẽ không bao giờ thấy một cái nồi làm nên một thợ làm nồi” [9].
Khám phá của Darwin về một tiến trình hoàn toàn có thể làm việc được, mà
nó làm điều đó rất phản lại trực giác, là những gì khiến đóng góp cho tư
tưởng con người của ông thì hết sức cách mạng đến như vậy, và vì thế, nó chất
đầy sức mạnh để nâng cao ý thức.
Điều ngạc nhiên là sự nâng cao ý thức như thế thì cần thiết
biết bao, ngay cả trong não thức của những nhà khoa học xuất sắc trong
những lĩnh vực khác ngoài sinh học. Fred Hoyle là một nhà vật lý và
nhà vũ trụ học xuất sắc, nhưng sự hiểu lầm (qua ẩn dụ) máy bay Boeing 747 của
ông, và những sai lầm khác trong sinh học, như cố gắng của ông để gạt bỏ
hóa thạch Archaeopteryx [10]
như một trò lỡm, đề nghị ông cần có ý thức của ông được nâng lên bằng một
vài phơi mở tốt với thế giới của chọn lọc tự nhiên. Ở một mức độ trí
thức, tôi giả định ông thấu hiểu sự chọn lọc trong thế giới tự
nhiên. Nhưng có lẽ bạn cần phải nhúng mình vào trong chọn lọc tự nhiên,
trầm mình trong đó, bơi đó đây trong nó, trước khi bạn thực sự có thể thâm
cảm thực sự sức mạnh của nó. Paleontology
Những khoa học khác nâng cao ý thức của chúng ta theo những
cách khác nhau. Khoa học thiên văn của chính Fred Hoyle đặt chúng ta vào vị trí
của chúng ta, theo nghĩa bóng ẩn dụ cũng như nghĩa đen, tụt mức thang tự cao tự
đại hợm hĩnh của chúng ta xuống, để phù hợp với cái sân khấu tí hon mà chúng ta
đóng trò diễn tuồng cuộc sống của chúng ta – mảnh vụn mún manh của chúng ta từ
vũ trụ nổ bùng. Địa chất học nhắc nhở chúng ta về sự hiện hữu ngắn ngủi của
chúng ta, cả hai mặt, như những cá nhân, và như một loài động vật. Nó đã nâng ý
thức của John Ruskin và gây nên tiếng lòng thổn thức đáng nhớ của ông, năm
1851: “Giá như chỉ có những nhà địa chất để yên cho một mình tôi, tôi sẽ có thể
làm rất được việc, nhưng những cái búa hăm he đáng sợ đó! Tôi nghe tiếng giáng
bổ của chúng ở cuối mỗi tiết kinh Thánh khi xuống nhịp”. Thuyết tiến hóa thực
làm cùng một điều cho ý hướng thời gian của chúng ta – không phải ngạc nhiên,
vì nó hoạt động trên những bực thang đo thời gian địa chất. Nhưng thuyết tiến
hóa của Darwin, cụ thể là sự chọn lọc trong thế giới tự nhiên, làm một gì đó
còn nhiều hơn nữa. Nó làm tiêu tan huyễn tưởng của sự thiết kế bên trong lĩnh
vực sinh học, và dạy chúng ta nên cũng nên khá nghi ngờ trước bất kỳ loại giả
thuyết thiết kế nào trong vật lý và vũ trụ học. Tôi nghĩ nhà vật lý Leonard
Susskind đã có ý này khi ông viết, “Tôi không phải là một sử gia nhưng tôi sẽ
đánh liều đưa ra một ý kiến: vũ trụ học hiện đại thực sự bắt đầu với Darwin và
Wallace. Không giống như bất cứ ai trước họ, họ đã đem cho những giải thích về
sự hiện hữu của chúng ta, và đã hoàn toàn gạt bỏ những tác nhân siêu nhiên.. .
Darwin và Wallace đã thiết lập một tiêu chuẩn không chỉ với những ngành khoa
học về sự sống, nhưng cũng với cả vũ trụ học nữa” [11].
Những nhà khoa học vật lý khác là những những người vượt xa quá mức cần có nâng
cao ý thức như vậy là Victor Stenger, với Khoa
học đã tìm thấy Gót hay không? của ông (trả lời là Không), tôi mạnh mẽ đề
nghị rất nên đọc, và Peter Atkins, với Thuyết
Sáng tạo được duyệt xét lại là tác phẩm khoa học mà tôi ưa thích, viết như
thơ văn xuôi. [12]
Tôi bị những người tin có gót liên tục làm ngạc nhiên, những
người còn xa mới có được ý thức của họ nâng lên theo cách tôi đề nghị, họ
dường như vui mừng nhìn sự chọn lọc trong tự nhiênnhư là “cách của Gót để
thành tựu sự sáng tạo của ông”. Họ lưu ý rằng sự tiến hóa bởi chọn lọc tự
nhiên sẽ là cách thức rất dễ dàng và gọn ghẽ để đạt được một thế giới đầy
sự sống. Gót đã chẳng cần làm gì cả! Peter Atkins, trong quyển sách vừa
mới nhắc đến, đem dòng suy tưởng này đến một kết luận hợp lý không-có-gót, khi
ông đưa ra định đề trong đó giả thiết là có một Gót lười biếng, là kẻ cố
gắng tránh cho xa được chừng nào tốt chừng ấy, với chuyện phải nhúng tay, nếu
có thì thật là ít, để có thể tạo một vũ trụ có chứa sự sống. Gót đại lãn của Atkins thậm chí lại còn
lười biếng hơn Gót của những người tin-gót-không-nhứng tay (đê-ít) của phong trào Ánh sáng trong thế
kỷ 18: Deus otiosus – theo nghĩa đen
là Gót mải chơi, không làm gì cả, thất nghiệp, thừa thãi, vô dụng vô
ích. Từng bước, Atkins đã thành công giảm dần số lượng công việc của
Gót lười biếng này, nếu đã phải làm gì, cho đến cuối cùng, ông kết thúc tuyệt
không làm gì cả: ông có thể cũng chẳng cần bận tâm để phải hiện hữu. Trí
nhớ của tôi vẫn sống động nghe tiếng thở than sâu sắc của Woody Allen:
“Nếu như quay ra thành có một Gót, tôi không nghĩ ông ta ác
độc. Nhưng điều tồi tệ nhất bạn có thể nói về ông ta, là về cơ bản
ông là một kẻ kém cỏi, chẳng làm nên trò trống gì ra hồn cả”.
Phức tạp không thể giản lược
Là điều không thể làm được nếu như muốn phóng đại tầm mức lớn
rộng của vấn đề mà Darwin và Wallace đã giải quyết [13].
Tôi có thể đề cập bằng thí dụ đến cơ thể học, cấu trúc tế bào, sinh hóa và ứng
xử đúng theo nghĩa kể của bất kỳ cấu trúc có sự sống nào. Nhưng những chiến
công nổi bật nhất của sự thiết kế bên ngoài rõ ràng là của lựa chọn lấy ra đó –
vì những lý do hiển nhiên – bởi những tác giả theo thuyết sáng tạo, và đó là
với sự mỉa mai nhẹ mà tôi lấy ra được của tôi từ một quyển sách của người theo
thuyết sáng tạo. Sự sống – Nó đã đến đây
thế nào? không có tên tác giả, nhưng được Hiệp hội Watchtower and Tract Society xuất bản, trong mười sáu ngôn ngữ, và
mười một triệu bản in, rõ ràng là một yêu thích bền vững vì không có ít hơn
sáu, trong số mười một triệu bản in đó, những người có lòng tốt từ khắp thế
giới đã gửi đến cho tôi, như quà tặng tự động. [14]
Chọn ngẫu nhiên một trang của quyển sách không có tên tác
giả, và được phân phối rộng rãi đến lãng phí này, chúng ta tìm thấy miếng bọt
biển được gọi là Lẵng hoa của Venus
(Euplectella) [15],
có in kèm một trích dẫn từ Sir David Attenborough, không kém: “Khi bạn nhìn vào
một khung xương bọt biển phức tạp chẳng hạn như khung xương làm bằng những gai
nhọn silica vốn được gọi là Lẵng hoa của
Venus, trí tưởng tượng thì bối rối sững sờ. Làm thế nào có thể có được
những tế bào hầu như độc lập, cực kỳ nhỏ phải dùng kính hiển vi mới thấy, lại
hợp tác để tiết ra hàng triệu mảnh vụn như thủy tinh, và xây dựng thành một mạng
lưới mắt cáo thật phức tạp và đẹp đẽ như thế? Chúng ta không biết”. Những tác
giả của Watchtower không mất chút thì
giờ nào trong việc chêm vào câu kết sửa soạn chờ sẵn của họ: “Nhưng chúng ta
biết một điều: Cơ may ngẫu nhiên thì không chắc là người thiết kế”. Không đâu,
quả thực sự vậy, cơ may thì không chắc là người thiết kế. Đó là một điều về
chuyện đó mà chúng ta có thể tất cả đồng ý. Xác xuất thống kê không chắc sẽ xảy
ra của hiện tượng thuộc loại giống như khung xương của Euplectella là vấn đề trung tâm mà bất kỳ lý thuyết nào về sự sống
phải giải quyết. Xác xuất thống kê không chắc sẽ xảy ra càng lớn hơn bao nhiêu,
càng ít đi bấy nhiêu sự hữu lý chính đáng nếu lấy cơ may ngẫu nhiên như là một
giải pháp: đó là những gì xác xuất không chắc có thể xảy ra có nghĩa. Nhưng
những giải pháp được đưa ra để tuyển chọn, cho câu hỏi bí hiểm của sự không
chắc xảy ra, như đã ngầm hiểu sai, không phải là sự thiết kế và cơ may ngẫu
nhiên. Chúng là sự thiết kế và sự chọn lọc tự nhiên. Cơ may ngẫu nhiên không
phải là một giải pháp, tiếp nhận được những mức độ cao của không chắc có thể
xảy ra chúng ta thấy trong những tổ chức sinh vật sống, và không nhà sinh vật
học nào với não thức lành mạnh lại từng bao giờ cho rằng nó đã là. Thiết kế
cũng không phải là một giải pháp thực nữa, như chúng ta sẽ thấy sau này, nhưng
trong lúc này, tôi muốn tiếp tục chứng tỏ cho thấy vấn đề mà bất kỳ lý thuyết
nào về sự sống đều phải giải quyết: vấn đề của làm thế nào để thoát khỏi cơ may
ngẫu nhiên.
Lật qua trang của Watchtower,
chúng ta thấy một giống cây leo tuyệt vời được biết đến như Duchman's pipe (Aristolochia trilobata), tất cả những phần của nó dường như được
thiết kế một cách sang đẹp để bẫy những côn trùng, bao phủ chúng với phấn hoa
và gửi chúng trên đường đến một Duchman's
pipe khác. những chuyển động của hoa, hết sức chi ly tinh xảo phức tạp lại
vừa sang trọng đẹp lộng lẫy, Watchtower hỏi: “Có phải tất cả điều này xảy ra
bởi cơ may ngẫu nhiên? hay đã làm nó xảy ra bằng thiết kế thông minh?” Lại một
lần nữa, không, dĩ nhiên nó đã không
xảy ra vì cơ may ngẫu nhiên. Một lần nữa, thiết kế thông minh thì không phải là
thay thế thích hợp với cơ may ngẫu nhiên. Chọn lọc tự nhiên không những chỉ là
một giải pháp đúng mực không lãng phí, chính đáng và thanh lịch; nó còn là sự
thay thế duy nhất có thể làm việc được cho cơ may ngẫu nhiên đã từng được đề
nghị nêu lên. Thiết kế thông minh có khiếm khuyết và cũng bị phản bác giống
đúng như với cơ may ngẫu nhiên. Nó đơn giản chỉ không là một giải pháp chính
đáng cho câu đố bí hiểm của xác xuất thống kê không chắc sẽ xảy ra. Và sự không
chắc sẽ xảy ra càng cao bao nhiêu, thiết kế thông minh càng trở nên đáng ngờ
bấy nhiêu. Nhìn thấy rõ ràng, thiết kế thông minh sẽ quay ra thành một sự làm
vấn đề tăng lớn gấp đôi. Một lần nữa, có điều này là vì (khi nói đến) bản thân
của một nhà thiết kế (cho dù là ông, hay bà, hay nó) ngay lập tức nêu lên vấn
đề lớn hơn về nguồn gốc của chính ông/bà ta. Bất kỳ một thực thể nào có khả
năng thiết kế thông minh một gì đó, cũng không thể nào có thể xảy ra, cũng như
dây leo Duchman's pipe (hay một vũ
trụ) sẽ lại phải là không thể nào có thể xảy ra hơn một giống dây leo Duchman's pipe. Còn xa hơn mới chấm dứt
được cái chuỗi thoái lui vô tận oái oăm ác độc, Gót làm nó thêm trầm trọng với
một sự báo thù.
Giở sang một trang Watchtower khác, một bài trình bày thông
suốt về cây redwood khổng lồ (Sequoiadendron
giganteum), một giống cây tôi có một cảm tình đặc biệt vì tôi có một cây
trong vườn tôi – chỉ là một cây non, mới hơn một trăm năm, nhưng vẫn là cây cao
nhất trong khu phố. “Một người nhỏ yếu, đứng bên gốc một cây Sequoia, chỉ có
thể ngước lên nhìn sự hùng vĩ kinh khùng của nó trong hãi hùng im lặng. Liệu có
là hữu lý hay không để tin rằng hình dạng của đại thụ khổng lồ hùng vĩ này và
hạt giống nhỏ xíu gói đựng nó, lại không phải là do thiết kế hay không?” Tuy
nhiên, một lần nữa, nếu bạn nghĩ rằng thay thế duy nhất cho thiết kế là cơ may,
không, sau đó nó không có ý nghĩa. Nhưng một lần nữa những tác giả bỏ qua tất
cả đề cập đến thay thế thực sự, sự chọn lọc tự nhiên, hoặc vì họ thực sự không
hiểu nó, hay vì họ không muốn nhắc tới.
Tiến trình mà trong đó những thảo mộc, dù nhỏ tí như dây hoa pimpernels hay khổng lồ như đại thụ wellingtonias, thu nhận được năng lượng
để xây dựng bản thân là photosynthesis
– lấy ánh sáng để tổng hợp carbon dioxide và nước – Lại Watchtower một lần nữa: “Có khoảng bảy mươi phản ứng hóa học riêng
biệt gồm trong tiến trình quang hợp”,
một nhà sinh vật học cho biết. “Nó thực sự là một sự kiện kỳ diệu”. Những cây
cỏ màu xanh được gọi là những “nhà máy” của Thiên nhiên – xinh đẹp, im lặng,
không ô nhiễm môi trường, sản xuất dưỡng khí, hồi phục nước, và đem cho thức ăn
nuôi sống thế giới. Có phải chúng đã xảy ra chỉ bằng cơ may? Có phải điều đó
thực sự có thể tin được hay không? “Không, nó không có thể tin được; nhưng lập
lại thí dụ này sau thí dụ kia, đều không dẫn chúng ta đến đâu cả. “Lôgích” của
những người theo thuyết sáng tạo luôn luôn là một như nhau. Một vài hiện tượng
tự nhiên thì quá thể không xảy ra được theo xác xuất thống kê, quá phức tạp,
quá đẹp, quá xúc cảm gây ngưỡng phục đến sợ hãi, để đã có thể đi vào hiện hữu
bằng cơ may. Thiết kế là chọn lựa duy nhất thay thế cho cơ may mà những tác giả
có thể tưởng tượng được. Thế nên, một nhà thiết kế đã phải làm nên nó. Và trả
lời của khoa học cho lôgích sai lầm này cũng luôn luôn là một như nhau. Thiết
kế không phải là chọn lựa duy nhất thay thế cho cơ may. Chọn lọc tự nhiên là
một lựa chọn thay thế tốt hơn. Thật vậy, thiết kế thì không phải là một lựa
chọn thay thế gì hết tất cả, vì nó nêu lên ra một vấn đề thậm chí còn lớn hơn
là nó giải quyết được: ai thiết kế người thiết kế? Cơ may và thiết kế cả hai
đều thất bại, không là những giải pháp cho vấn đề của xác xuất thống kê không
chắc sẽ xảy ra, vì một trong chúng là vấn đề, và một kia thoái lùi dần về nó.
Đãi lọc tự nhiên là một giải pháp chân thực. Nó là giải pháp làm được việc duy
nhất đã từng được đề nghị. Và nó không chỉ là một giải pháp làm được việc, nó
là một giải pháp thanh lịch tuyệt đẹp choáng người và có sức mạnh.
Điều gì đã làm chọn lọc tự nhiên thành công như một giải pháp
cho vấn đề của xác xuất không chắc xảy ra, trong khi cả hai cơ may lẫn thiết kế
đều thất bại ngay tại ngưỡng cửa khởi đầu? Câu trả lời là chọn lọc tự nhiên là
một tiến trình tích lũy, nó bẻ bài toán xác xuất không chắc xảy ra thành những
mảnh nhỏ. Mỗi mảnh nhỏ thì chỉ hơi khó chắc sẽ xảy ra, nhưng không tuyệt đối
không thể xảy ra đến mức ngăn cấm như vậy. Khi số lượng lớn của những hơi khó
chắc sẽ xảy ra này được xếp chồng lên nhau trong chuỗi dài, sản phẩm cuối cùng
của sự tích tụ quả thực là rất, thực sự rất khó có thể xảy ra, khó có thể xảy
ra đủ để thành nằm ngoài tầm với của cơ may. Đó là những sản phẩm cuối cùng này
đã hình thành những đối tượng của luận chứng xào đi nấu lại mệt mỏi của những
người theo thuyết sáng tạo. Những người theo thuyết sáng tạo hoàn toàn không
hiểu được một điểm quan trọng, vì ông (phụ nữ một lần nữa đừng phiền lòng vì bị
đại danh từ loại trừ) khăng khăng nhấn mạnh về đối xử với nguồn gốc của xác
xuất không chắc xảy ra như một biến cố duy nhất, chỉ xảy ra một lần. Ông không
hiểu được sức mạnh của sự tích lũy.
Trong Climbing Mount
Improbable [16],
tôi đã bày tỏ điểm quan trọng trong một dụ ngôn. Một bên của ngọn núi là một
vách đá thẳng đứng, không thể nào trèo lên được, nhưng phía bên kia là một mặt
dốc thoai thoải dần đến đỉnh. Trên đỉnh núi cao đặt một thiết bị phức tạp loại
giống như một con mắt, hoặc một động cơ flagellar của bacteria. Khái niệm phi lý rằng phức tạp loại giống như thế đó có
thể tự nó lắp ráp một cách tự nhiên thì được biểu tượng bằng sự nhảy từ chân
của vách đá lên đến đỉnh núi chỉ trong một nhún chân. Sự tiến hóa, ngược lại,
đi vòng ra mặt sau núi, và trèo dốc thoai thoải lên đến đỉnh núi: dễ dàng!
Nguyên tắc leo dốc thoai thoải như trái ngược với sự nhảy vượt bờ vực, thì hết
sức đơn giản như vậy, người ta không tránh khỏi cám dỗ đừng ngạc nhiên là đã
đợi lâu như thế cho một Darwin để đi đến cảnh trí và khám phá ra nó. Đến khi
ông đã phát kiến, gần ba thế kỷ đã trôi qua kể từ năm khám phá tuyệt vời (annus mirabilis) của Newton, mặc dù
thành tựu của ông, nhìn từ mặt ngoài của nó, có vẻ như khó khăn hơn so với của
Darwin.
Một ẩn dụ khác được ưa thích về sự cực kỳ xác xuất khó có thể
xảy ra là ổ khóa kiểu kết hợp nhiều số ở một kho tiền ngân hàng. Về mặt lý
thuyết, một tên cướp ngân hàng có thể có được may mắn và xoay đúng được những
con số vào đúng sự kết hợp của chúng, bằng cơ may. Trong thực tế, ổ khóa kết
hợp số của ngân hàng được thiết kế với đủ xác xuất khó có thể xảy ra để làm
điều này thì tương đương với không thể xảy ra – hầu như cũng khó có thể xảy ra
đến như không thể như chiếc máy bay Boeing 747 của Fred Hoyle. Nhưng hãy tưởng
tượng một ỏ khóa số đã thiết kế dở, nó có thể cho ra những gợi ý nhỏ, tiến bộ
dần dần, tương đương với “được ấm hơn” của trò chơi trẻ em Tìm Dép bị Dấu [17].
Giả sử rằng khi mỗi một vòng xoay tiến dần kết hợp đúng của nó, cánh cửa két
tiền lại hé rộng thêm một kẽ, và một mớ tiền lại đổ vãi ra. Tên trộm sẽ vớ đúng
số trúng độc đắc mà không phải đợi lâu.
Những người theo thuyết Sáng tạo là những người cố gắng để
triển khai Luận chứng từ xác xuất không
chắc xảy ra trong cách thức ưa chuộng của họ, luôn luôn giả định rằng sự
thích ứng sinh học là một câu hỏi của sự trúng số độc đắc, được tất cả hay
không được gì cả. Một tên gọi khác cho ngụy biện “được tất cả hay không được gì
cả” là sự “phức tạp không thể giản lược” [18].
Hoặc là con mắt nhìn thấy hoặc nó không nhìn thấy gì. Hoặc là cánh ruồi bay
được hoặc nó không bay được. Đã có giả định là không có những trung gian hữu
ích. Nhưng điều này chỉ đơn giản là sai. Những trung gian như vậy có rất nhiều
trong thực tại – đó đích xác là những gì chúng ta nên mong đợi thấy trong lý
thuyết. Ổ khóa số kết hợp của sự sống là một khí cụ kiểu “được ấm hơn, được
lạnh hơn, được ấm hơn” trong Tìm Dép bị
Dấu. Sự sống thực tìm những triền dốc thoai thoải ở sườn đằng sau của ngọn Núi Không chắc có thể lên được,
trong khi những người theo thuyết sáng tạo bị mù không thấy được gì hết tất cả
trừ triền đá thẳng đứng ở sườn núi đằng trước.
Darwin dành trọn một chương của Origin of Species (Nguồn gốc
của những Chủng loại) cho “những khó khăn về lý thuyết về nguồn gốc với sự
sửa đổi”, và là công bằng để nói rằng chương ngắn gọn này đã dự đoán và ném bỏ
tất cả mỗi một trong những khó khăn đã gán buộc kể từ khi đã đưa ra, cho đến
tận ngày nay. Những khó khăn ghê gớm nhất là những “cơ quan cơ thể thuộc loại
toàn hảo và cực kỳ phức tạp” của Darwin, đôi khi được mô tả sai lầm như là
“phức tạp không thể giản lược”. Darwin đã chọn để chỉ vào con mắt như nêu lên
một vấn đề thách thức đặc biệt khó khăn: “Để giả sử rằng con mắt với tất cả
những kỹ xảo được trù tính không thể bắt chước được của nó, cho sự điều chỉnh
tập trung tiêu điểm với những khoảng cách khác nhau, để tiếp nhận những số
lượng khác nhau của ánh sáng, và để sửa chữa cho hợp với sự sai lệch ánh sáng
và màu sắc, có thể đã được hình thành bởi chọn lọc tự nhiên, có vẻ như, tôi tự
thú, ở mức độ vô lý cao nhất”. Những người theo thuyết Sáng tạo hân hoan nhắc
đi nhắc lại câu này. Không cần phải nói, họ không bao giờ nhắc gì đến câu sau.
Sự tự thú không dấu diếm của Darwin quay ra là một cách nói hùng biện. Ông đã
kéo đối thủ của ông về gần với mình như thế để khi quả đấm tung ra, sẽ va mạnh
hơn. Quả đấm, dĩ nhiên, giải thích dễ dàng chính xác của Darwin, là con mắt đã
tiến hóa bằng những mức độ dần dần như thế nào. Darwin có thể đã không dùng cụm
từ “phức tạp không thể giản lược”, hoặc “sườn núi dốc dần thoai thoải của ngọn Núi Không chắc có thể lên được”,
nhưng hiển nhiên là ông đã hiểu rõ nguyên tắc của cả hai.
“Nửa con mắt dùng được việc gì?” và “nửa cánh bay dùng được
việc gì?” cả hai đều là những trường hợp của luận chứng “phức tạp không thể
giản lược”. Một đơn vị chức năng được cho là phức tạp không thể giản lược nếu
cắt bỏ một phần của nó làm cho toàn bộ phải ngưng hoạt động. Điều này đã được
giả định là hiển nhiên cho cả hai – đôi mắt và đôi cánh. Nhưng liền ngay khi
chúng ta dành cho những giả định này một khoảnh khắc suy nghĩ, chúng ta lập tức
thấy ngay lý luận giả dối. Một người bệnh mắt đục thủy tinh thể, sau giải phẫu
mắt không thể thấy được hình ảnh rõ ràng nếu không đeo kính, nhưng có thể thấy
đủ để đừng va vào cây hoặc hụt chân ngã tuột vách đá. Nửa cánh bay thực sự là
không tốt như cả một cánh, nhưng chắc chắn tốt hơn không có cánh nào cả. Nửa
cánh bay có thể cứu sống bạn bằng cách làm nhẹ cái ngã của bạn nếu rơi từ một
cây từ mức cao nào đó. Và 51 phần trăm của một cánh bay có thể cứu sống bạn nếu
bạn ngã từ một cây hơi cao hơn. Dù phần cánh nào mà bạn có đi nữa, có một cái
ngã mà trong đó nó sẽ cứu sống bạn ở chỗ mà một cánh bay nhỏ hơn thì không cứu
được. Thí nghiệm trong suy tưởng về những cây có chiều cao khác nhau, từ đó
người ta có thể rơi ngã, chỉ là một cách để nhìn thấy, trên lý thuyết, rằng
phải có tăng dần dần về lợi thế, tất cả bắt đầu từ 1 phần trăm đến 100 phần
trăm của một cánh bay. Những khu rừng là tràn đầy với loài động vật, hoặc trượt
hoặc nhảy dù, chúng minh họa, trong thực tại, từng bước một trên sườn dốc dần
dần đi lên đặc biệt của ngọn Núi Không
chắc có thể lên được.
Tương tự như thế với những cây có chiều cao khác nhau, điều
là dễ dàng để tưởng tượng những tình huống trong đó một nửa con mắt sẽ cứu sống
được một động vật ở chỗ mà nếu chỉ 49 phần trăm con mắt sẽ không cứu được.
Những dốc ngiêng dần thoai thoải được – những biến đổi trong những điều kiện
ánh sáng, những biến đổi trong khoảng cách mà trong đó mắt bạn bắt kịp thấy con
mồi của bạn – hoặc thấy kẻ thù săn lùng bạn – đem cho.Và như thế, cũng như với
những cánh bay và những bề mặt cánh bay, những trung gian xem ra có thể có được
hợp lôgích, chúng không chỉ dễ dàng để tưởng tượng ra: nhưng chúng tràn đầy
trong khắp vương quốc của những động vật. Một con trùng dẹp – flatworm – có một mắt, bằng bất kỳ đo
đạc tinh tế nào, thì nhỏ hơn một nửa con mắt của con người. Nautilus (và có lẽ cả anh em họ ammonite của nó đã tuyệt chủng; chúng đã
từng thống trị dưới biển thời kỳ Paleozoic và Mesozoic) có một mắt, đó là trung
gian về mặt phẩm chất giữa flatworm
và con người. Không giống như mắt của flatworm,
vốn có thể dò thấy ánh sáng và bóng tối nhưng không thấy hình ảnh. Con mắt như
“máy ảnh lỗ nhỏ tí” của Nautilus chụp
được một hình ảnh thực; nhưng nó là một hình ảnh lòe và mờ nếu so với của chúng
ta. Nó sẽ là một sự chính xác giả mạo để đưa ra những con số về sự cải tiến,
nhưng không ai có thể vẫn minh mẫn lại có thể phủ nhận rằng những đôi mắt của
những động vật loài không xương sống này, và nhiều những con mắt khác, tất cả
là tốt hơn là không có mắt gì hết tất cả, và tất cả là nói dối về một sườn dốc
liên tục và thoai thoải cao dần đưa lên đỉnh ngọn Núi Không chắc có thể lên được, với đôi mắt của chúng ta gần
đỉnh một đỉnh núi – không phải là đỉnh cao nhất nhưng một đỉnh cao. Trong Leo ngọn
Núi Không chắc có thể lên được, tôi dành cho con mắt và cánh bay, mỗi thứ
trọn một chương sách, trình bày rõ ràng sự kiện đã là dễ dàng như thế nào với
chúng để phát triển bằng những độ dần dần, chậm (hoặc thậm chí, có thể, không
tất cả đều là chậm), và tôi sẽ thôi không bàn thêm, dứt chủ đề ở đây.
Như thế, chúng ta đã thấy rằng đôi mắt và những cánh bay,
chúng đều chắc chắn không phải là phức tạp không thể giản lược; nhưng những gì
đáng chú ý thú vị hơn những thí dụ đặc biệt này là bài học tổng quát chúng ta
nên rút ra. Sự kiện thực tế là có rất nhiều người đã bị sai lầm chết người như
thế trong những trường hợp sáng sủa hiển nhiên này nên đem dùng để báo trước
với chúng ta về những thí dụ khác mà chúng thì kém hiển nhiên, ít rõ ràng hơn;
chẳng hạn như những trường hợp trong tế bào và sinh hóa, hiện nay đang được
những người theo thuyết Sáng tạo đem ra mời chào, nhưng họ trú ẩn dưới cách nói
chính trị tránh né giảo hoạt nhưng được việc, là những “nhà lý thuyết thiết kế
thông minh”.
Chúng ta có một câu chuyện kể nhắc nhở nên cẩn thận dè chừng
đây, và nó nói với chúng ta điều này: đừng chỉ tuyên bố xuông về những sự-vật-việc
là chúng là phức tạp không thể giản lược được, những cơ hội là bạn đã chưa xem
xét cẩn thận cho đầy đủ với những chi tiết, hoặc suy nghĩ về chúng cẩn thận đầy
đủ. Mặt khác, chúng ta ở bên khoa học phải không được quá giáo điều tự tin. Có
thể có một gì đó ở ngoài kia, trong tự nhiên, mà thực sự nó quả thực phải bỏ ra
ngoài, loại trừ sườn núi dốc nghiêng thoai thoải của ngọn Núi Không chắc có thể lên được, vì nó đích thực là phức tạp đến không thể giản lược được. Những người
theo thuyết sáng tạo là đúng khi nói rằng, nếu thực sự phức tạp không thể giản
lược được có thể chứng minh được đúng cách, nó sẽ phá hỏng học thuyết Darwin.
Chính Darwin đã nói nhiều như như sau: “Nếu có thể được chứng minh rằng một bất
kỳ cơ quan cơ thể phức tạp hiện hữu nào mà nó không có thể đã được hình thành
bởi rất nhiều những sửa đổi nhỏ, liên tục, kế tiếp nhau; lý thuyết của tôi sẽ
bị phá vỡ hoàn toàn. Nhưng tôi tìm không thấy có trường hợp như vậy”. Darwin đã
không thể tìm thấy có trường hợp như vậy, và cũng không có bất cứ ai kể từ thời
Darwin đã tìm thấy được, mặc dù những nỗ lực vất vả, thực sự đến tuyệt vọng.
Nhiều ứng viên cho con đường huyền bí đi tìm chén đựng máu Chúa này của phái
sáng tạo đã được đề nghị nêu lên. Không một nào đã từng đứng vững sau những
duyệt xét phân tích.
Trong mọi trường hợp, mặc dù sự thực sự phức tạp không thể
giản lược sẽ đánh đắm con tàu lý thuyết của Darwin, nếu như nó đã từng được tìm
thấy, ai là người có thể nói rằng nó cũng không đánh đắm chiếc bè của thuyết
thiết kế thông minh nữa? Thật vậy, nó đã đã phá vỡ thuyết thiết kế thông minh,
vì như tôi cứ tiếp tục nói, và sẽ lại nói nữa, mặc dù chúng ta biết về Gót có
ít ỏi cho đến đâu đi nữa, một điều về nó chúng ta có thể chắc chắn là ông sẽ
phải rất, cực kỳ rất phức tạp, và phải giả định là không thể nào giảm lược được
như thế!
Thờ phụng những khe hở
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2013)
[1] Fred Hoyle (1915-2001): nhà toán học
và thiên văn học người Anh. Ông nổi tiếng là người đầu tiên đưa ra và cũng là
người cuối cùng bảo vệ lý thuyết về trạng thái ổn định của vũ trụ. Lý thuyết
này chủ trương cả hai rằng vũ trụ vẫn đang mở rộng và vật chất vẫn đang được
liên tục tạo ra để giữ mật độ trung bình của vật chất trong không gian là một
hằng số. Ông chống lại lý thuyết Vụ-Nổ-lớn (“big-bang” một cụm từ do chính ông
chế nhạo đưa ra vào những năm 1940).
[2]
[Một duyệt xét tường tận về gốc từ đâu đến, những cách dùng, và những trích dẫn
của ẩn dụ này, nhìn trên lập trường của một nhà theo thuyết sáng tạo, của Gert Korthof, xem ở:
http://home.wxs.nl/~gkorthof/kortho46a.htm.]
[3]
[“thiết kế thông minh” (Intelligence Design): đã vẫn được mô tả như là thuyết
sáng tạo mặc bộ tuxedo rẻ tiền (lễ phục mặc khi tự tiệc có đãi ăn tối =
ximôckinh (Smoking)]
Cách đây không lâu, chỉ có hai lý thuyết chính liên
quan đến nguồn gốc của sự sống: thuyết Tiến hóa và thuyết Sáng tạo, và ở nước
Mỹ, chúng trong vị thế đối lập nhau. Thuyết Tiến hóa, do Darwin và Wallace,
khám phá giữa thế kỷ 19; là giải thích khoa học cho câu hỏi vũ trụ đã bắt đầu
thế nào, và thuyết Sáng tạo là giải thích tôn giáo tương ứng như vẫn có trong
những tôn giáo tin-chỉ-một-gót Abraham (như Kitô). Hai giải thích này từ hai
lĩnh vực phân biệt, một khoa học thực nghiệm và một tin tưởng tôn giáo, dẫn đến
hai lập trường minh bạch và không lẫn lộn, một là lý trí và một kia là lòng
tin. Đặc biệt trong vấn đề này, giải thích khoa học hoàn toàn phủ nhận giải
thích tôn giáo – sự sống trên mặt đất không bắt nguồn từ một đấng Sáng
tạo.
Mặc dù thuyết tiến hóa
là một học thuyết khoa học, và như tất cả những lý thuyết khoa học khác, vẫn là
giả thuyết, nghĩa là giá trị chân lý của nó vẫn chỉ có cho đến khi nào xuất
hiện những bằng chứng khoa học mới có thể đánh đổ nó, và như thế sẽ đưa đến
những học thuyết mới thay thế. Trong khi đó, lý thuyết thiết kế thông minh chỉ
thuần túy là một lý thuyết, tuy tự xưng cũng là lý thuyết khoa học, nhưng không
có những chứng minh thực nghiệm hỗ trợ, những gì gọi là chứng minh khoa học của
nó – thực sự chỉ là những phản-chứng minh trước những dẫn chứng của Darwin – và
những phản chứng này đều thất bại, bị giới khoa học gạt bỏ vì là có những sai
lầm.
Ngày nay, thuyết sáng
tạo đã không còn mấy ai tin tưởng, nếu có tin tưởng chăng cũng là một loại tin
tưởng vào huyền thoại, nghĩa là không vào nội dung trắng đen của nó, nhưng nội
dung ẩn dụ bóng bẩy của nó; thế nên tuy vẫn được nhắc nhở và tôn trọng như tất
cả những gì thuộc về và có lòng tin tôn giáo là nền tảng, nhưng trong lĩnh vực
học thuật phổ thông, mặc nhiên bị xem từ phản khoa học đến thuần mê tín. Thuyết
tiến hóa được giảng dạy trong các chương trình giáo dục phổ thông, như kiến
thức khoa học nền tảng, không chỉ cho những ngành khoa học nhưng cả những ngành
học nhân văn. Chúng ta biết thuyết tiến hóa là một cách mạng khoa học, nhưng
cũng là một cách mạng tư tưởng, thay đổi vũ trụ quan và nhân sinh quan của con
người, đặc biệt như nói ở trên – nó dẫn đến lập trường không-tin-có-gót, từ kết
luận của nó” sự sống trên mặt đất không bắt nguồn từ một đấng Sáng tạo”.
Trong bối cảnh đó, chúng ta hiểu được tại sao mặc dù thuyết tiến hóa đã ra đời
từ giữa thế kỷ trước, đã đứng vững trước khi những lý thuyết di truyền (ngày
càng đem thêm những chứng minh khoa học cho nó) còn chưa phổ thông (Mendel) hay
chưa ra đời (DNA), nhưng cho đến ngày hôm qua, vẫn có những phong trào chống
đối. Đặc biệt ở nước Mỹ (không ở châu Âu), đã xuất hiện một hiện tượng gọi là
“thiết kế thông minh”.
Thiết kế Thông minh
(ID: intelligent design) trước hết có thể xem như một phong trào phản kháng,
tuyên bố rằng sự sống như chúng ta biết, đã không thể phát triển bằng dựa trên
tiến trình tự xảy ra ngẫu nhiên trong tự nhiên – rằng chỉ có sự hướng dẫn của
một quyền năng nào đó hết sức thông minh mới có thể giải thích được hiện tượng
phức tạp và đa dạng của sự sống như chúng ta thấy ngày nay trên mặt đất. Thuyết
thiết kế thông minh cho rằng vũ trụ và cư dân của nó đã không thể là kết quả
của sự “tiến hóa” bởi “cơ may ngẫu nhiên mù quáng” nêu đầu tiên trong học
thuyết Darwin. Lý luận của nó chủ yếu là liên quan đến những gì mà nó xem là
nhưng “lỗ hổng” trong thuyết tiến hóa, và nó tuyên bố rằng những lỗ hổng này là
những chứng minh đủ tính chất khoa học rằng phải có sự hiện diện của một “thiết
kế thông minh” trong tự nhiên.
Không giống như thuyết
sáng tạo, Thiết kế Thông minh đã không nói thẳng rằng Gót là nhà thiết kế thông
minh phải có đó. Nó chỉ nói rằng có bằng chứng rõ ràng trong thế giới tự nhiên
về thiết kế thông minh. Nhà thiết kế trong Thiết kế Thông minh có thể là Gót,
nhưng cũng có thể là một giống sinh vật từ ngoài trái đất, hoặc một sức mạnh
siêu nhiên khác. Ngoài ra, vì muốn khoác áo khách quan, khoa học, Thiết kế
Thông minh không đưa ra những lập luận của nó trực tiếp từ kinh Thánh Kitô.
Nhưng trong khi nó
thừa nhận khả năng có thể có những thay đổi tiến hóa nhỏ trong cùng một chủng
loại, nó không nhìn nhận khả năng của một chủng loại có thể phát triển từ một
chủng loại khác, cũng như không nhìn nhận “cơ may ngẫu nhiên” do chọn lọc tự
nhiên có thể đưa đến những hệ thống sinh học rất phức tạp. Những người ủng hộ
Thiết kế Thông minh đã tuyên bố rằng mục đích của họ là phơi bày sai lầm trong
học thuyết Darwin như lý thuyết ưu thắng về nguồn gốc chúng loại, và để loại bỏ
thuyết Tự nhiên (naturalism) – quan điểm rằng tất cả mọi sự-vật quanh
chúng ta đều có thể giải thích được bằng nguyên nhân tự nhiên – cả khoa học lẫn
văn hóa.
Phong trào thiết kế
thông minh cho đến nay, đã có nhiều hoạt động khiến nó mang một nhãn hiệu chính
trị hơn là khoa học, dù sao nó vẫn tự xác định nó như một phong trào khoa học,
và đưa ra những lập luận khác nhau để hỗ trợ tuyên xưng đó. Nhìn về phương diện
này, những gì gọi là bằng chứng khoa học của thiết kế thông minh đã gây rất
nhiều tranh cãi sôi nổi – cộng đồng khoa học không công nhận phương pháp của nó
như khoa học – và luận chứng của nó không luôn luôn tạo được một tầm nhìn chặt
chẽ trong đó những bằng chứng khoa học có thể gắn kết mạch lạc để hỗ trợ cho lý
thuyết thiết kế. Thay vào đó, những bằng chứng này bao gồm các công việc của
một số nhà khoa học đơn lẻ, mỗi người trong đám họ đều đưa ra những lý thuyết
riêng của họ để hỗ trợ cho sự hiện hữu của một nhà thiết kế thông minh siêu nhiên
làm việc trong thế giới tự nhiên. Sợi chỉ móc nối những gì đã đưa ra như chứng
minh khoa học của phong trào thiết kế thông minh chủ yếu nằm trong cấu trúc của
công việc của những người trong phong trào này, tất cả đều tuân thủ một mục
tiêu kép: Vừa bác bỏ học thuyết Darwin vừa chứng minh có thiết kế trong tự
nhiên. Họ tất cả đều trung thành với một mục tiêu chung có hai mặt đó; nhằm
chiến thắng mong ước cuối cùng là thay thế học thuyết Darwin bằng thuyết thiết
kế thông minh. Những luận thuyết của thiết kế thông minh có thể xếp thành hai
nhóm:
(a) Đánh đổ thuyết
tiến hóa Darwin: bằng thuyết phức tạp không thể giản lược (Irreducible
complexity – của Michael Behe); thuyết phức tạp ấn định (Specified complexity);
thuyết Luật Bảo tồn Thông tin (Law of Conservation of Information – củaWilliam
Dembski)
(b) Chứng minh có
“thiết kế thông minh”: phương pháp Ba chặng Gạn lọc giải thích (Three-stage
Explanatory Filter – của William Dembski).
Nhìn chung, phản đối
quan trọng nhất của cộng đồng khoa học với thiết kế thông minh như một lý
thuyết khoa học là nó không thực nghiệm. Các nhà khoa học không thể kiểm chứng
sự có mặt của thiết kế, nếu nó có; và cũng không thể bác bỏ sự hiện diện của
thiết kế, nếu nó không-có. Bởi tính chất của nó, các nhà khoa học khẳng định,
thiết kế thông minh không phải là một tranh luận về khoa học nhưng về triết
học. Như Dawkins nhắc trên, thiết kế thông minh – đã vẫn được mô tả như là
thuyết sáng tạo mặc bộ tuxedo rẻ tiền –, theo tôi, nó cũng thực sự cũng không
phải là triết học (không dựa trên lý trí), nhưng chỉ là gót học (chỉ dựa trên
lòng tin) – trước sau, nó đơn giản chỉ là sản phẩm của lòng tin có-một-gót,
động cơ sâu xa của nó là một biện luận dai dẳng, cố “chứng minh” cho sự hiện
hữu của một-gót huyễn tưởng, là vận động của những nhà chống trả, bào chữa
(apologist) cho một giáo điều trọng tâm nền tảng của môn học chuyên về gót
trong đạo Kitô. Trong ý hướng đó, người ta đã gọi thuyết thiết kế thông minh là
trá hình của thuyết Sáng tạo. Phong trào thiết kế thông minh (I.D.) đã gây
khuấy động tại nước Mỹ với những kiện tụng từ tóa án địa phương đến tòa án tối
cao. Những người ủng hộ ID cho rằng lý thuyết của họ là khoa học, và không dựa
trên bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào, thế nên họ đòi nó phải được giảng dạy cùng
với thuyết tiến hóa trong các lớp khoa học ở những trường công lập. Cộng đồng
khoa học tuyên bố rằng thiết kế thông minh không là khoa học gì hết tất cả, và
thực tế là một lý thuyết siêu hình, chỗ của nó, nếu có là trong lớp triết học,
không phải khoa học.
Người lãnh đạo phong
trào ID, Phillip E. Johnson, nói về mục đích của phong trào ID, cho biết:
“Mục tiêu ... là để
thuyết phục mọi người rằng học thuyết Darwin là không-tin-có-gót, do đó thay
đổi cuộc tranh luận từ thuyết sáng tạo vs thuyết tiến hóa sang tranh luận về sự
hiện hữu của Gót vs không-hiện-hữu của Gót”.
William Dembski, một
lý thuyết gia nổi tiếng của ID, năm 2005, ông viết:
“... thiết kế thông
minh nên được hiểu như bằng chứng rằng Gót đã đặt trong tự nhiên để cho thấy
rằng thế giới vật chất là sản phẩm của trí thông minh và không chỉ đơn giản là
kết quả của sức mạnh vật chất không đầu óc …. Nó phá hủy những di sản vô thần
của thuyết tiến hóa của Darwin. Thiết kế thông minh làm một người nếu
không-tin-có gót thành không thể là một người có trí tuệ. Điều này mở ra câu hỏi
về gót, cho những người nghĩ rằng khoa học đã chôn Gót”.
Nguồn tài chính của
phong trào đều đến từ những tổ chức chính thống Kitô và Phản thệ Tin Lành. Tất
cả những điều này, cùng với các câu hỏi về giá trị khoa học của những lý thuyết
thiết kế thông minh, đã khiến nhiều người tin rằng phong trào thiết kế thông
minh là một đường lối đầy tính toán để mang thuyết sáng tạo về nguồn gốc sự
sống vào các lớp học khoa học của hệ thống giáo dục công lập ở Mỹ – trong
thực tế, đó là tôn giáo đã cải trang thành khoa học.
Vắn tắt
về Nguồn gốc và sự phát triển của phong trào ID ở nước Mỹ
Trong thế kỷ 18 và 19,
và cho đến khi lý thuyết của Darwin về tiến hóa ra đời của, luận chứng thiết kế
là quan điểm phổ biến về nguồn gốc của thế giới tự nhiên. Năm 1802, quan điểm
này đã được cô đọng trong câu chuyện điển hình về người thợ làm đồng hồ của
William Paley. Câu chuyên đã dẫn ở một chú thích ở trên của tôi – muốn đưa ra
một hình ảnh loại suy – lập lại vắn tắt thế này: Nếu bạn thấy một tảng đá trong
sa mạc, bạn không băn khoăn hỏi ai làm ra nó – nhưng nếu gặp, lấy thí dụ, một
chiếc đồng hồ ở giữa một cánh đồng, thấy nó là một đối tượng phức tạp và nhằm
phục vụ một mục đích cụ thể (chỉ giờ), bạn sẽ tự động hiểu nó là phải là sản
phẩm của thiết kế, phải có một người thợ làm đồng hồ; nó không thể có do cơ may
ngẫu nhiên. Thế nên, chúng ta nên giả định cũng như thế với thế giới tự nhiên
của chúng ta, trong đó có nhiều những sinh vật phức tạp, chúng thể hiện sự sống
phong phú, thế giới đó phải xảy ra từ bàn tay của một “thiết kế thông minh”,
hiểu là phải có một Gót đứng sau sự thiết kế thông minh đó. Thuyết này mất vị
trí của nó sau khi Darwin xuất bản Về Nguồn gốc của những chủng loại,
năm 1859. Khoa học sinh học đáp ứng nồng nhiệt trước những bằng chứng hùng hồn
của Darwin, mặc dù Darwin không biết tới khám phá về di truyền của Mendel, và
giới khoa học đã nhanh chóng tiếp nhận thuyết tiến hóa như là giải thích chính
thức của khoa học về sự phát triển của vũ trụ và sự sống. Và đến năm 1994, gần
như tất cả các nhà sinh vật học trên thế giới đều thùa nhận chọn lọc tự nhiên
là động lực đằng sau sự tiến hóa của những chủng loại sinh vật.
Sau đó, vào năm 1991,
một luật sư Mỹ, Phillip E. Johnson, đã thành công phát động một phong trào phản
kháng, gọi là thiết kế thông minh, với cuốn sách bán chạy của ông, Đem
xét xử Darwin (Darwin on Trail). Phong trào này bành trướng
nhanh chóng ở nước Mỹ. Năm 1996, Viện Discovery, một tổ hợp cố vấn, trụ sở tại
Seattle, đã thành lập Trung tâm Đổi mới Khoa học và Văn hóa (
CRSC ). Tuyên bố sứ mệnh ban đầu của CRSC bao gồm nghiên cứu và thúc đẩy thiết
kế thông minh như một lý thuyết khoa học. Về chính trị, phong trào ID đã có
những bước tiến đáng kinh ngạc trong một khoảng thời gian ngắn. Trong năm 1999,
chỉ tám năm sau khi phong trào thực sự bắt đầu, Hội đồng Giáo Dục Kansas đã bỏ
phiếu loại bỏ thuyết tiến hóa khỏi chương trình giảng dạy khoa học trong những
nhà trường Kansas, và quyết định này được những người ủng hộ thiết kế thông
minh tuyên truyền rộng rãi. Năm 2004, Hội Đồng Giáo Dục khu vực Dover ở Pennsylvania
đã quyết định yêu cầu tất cả các trường công lập trong khu vực dạy ID cùng với
thuyết tiến hóa trong các lớp học khoa học. Một năm sau, một Thẩm phán Tòa án
Vùng này phán quyết rằng yêu cầu này là không hợp hiến.
Lập luận của những
người ủng hộ ID có thể có vẻ như là một sự lập lại của những lập luận của những
người theo thuyết sáng tạo, nhưng những người này tuyên bố rằng họ không từ
chối tiến hóa đơn giản chỉ vì nó không phù hợp với sự hiểu biết của họ về Kinh
Thánh. Trong thực tế, một số người ủng hộ ID (thí dụ, Michael Behe) cho rằng họ
không phủ nhận thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, thuyết tiến hóa trình bày sự chọn
lọc tự nhiên như ngụ ý vũ trụ có thể không được thiết kế hoặc không được sáng
tạo ra, và theo những người ủng hộ ID đó là vô nghĩa. Để phủ nhận rằng một vị
gót đầy quyền năng có sức mạnh để tạo ra các sinh vật nhưng lại sử dụng chọn
lọc tự nhiên là khẳng định một gì đó không thể biết. Nó cũng không phù hợp với
niềm tin vào một đấng sáng tạo toàn năng, trong đó, có lẽ, có thể sử dụng bất kỳ
phương pháp nào mong muốn để làm bất cứ điều gì muốn làm.
Một trong những đầu
con chim đầu đàn, bảo vệ lý thuyết ID là Philip E. Johnson, người dường như đã
hoàn toàn hiểu lầm lý thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin như ngụ ý (1) Gót
DoThái-Kitô không hiện hữu, (2) chọn lọc tự nhiên có thể chỉ xảy ra một cách
ngẫu nhiên và tình cờ, và (3) bất cứ điều gì xảy ra một cách ngẫu nhiên và tình
cờ không có thể được một gót thiết kế. Không một điều nào trong những điều này
là tất yếu với lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Thực ra, không có mâu thuẫn nếu vừa
tin có một Gót, vừa chấp nhận tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên, mặc dù quả thực
là thuyết tiến hóa đem cho một giải thích không-tin-vào-Gót về nguồn gốc của
những chủng loại. Nếu xem sự chọn lọc tự nhiên có thể được một gót thiết kế,
mặc dù gót này xem phù hợp hơn với bản chất của gót của người Dothái, người đã
những hình nhân nhỏ bằng đất và thổi sự sống vào chúng.
Hai tên tuổi thường
được những người bảo vệ thuyết ID trích dẫn là Michael Behe, tác giả Black
Box Darwin (Hộp đen của Darwin, The Free Press, 1996), và William
Dembski, tác giả của: Thiết kế thông minh: Cầu nối giữa khoa học và gót học (Cambridge
University Press, 1998). Cả hai, Dembski và Behe đều là nhà nghiên cứu của Viện
Discovery, một viện nghiên cứu tư lập ở Seattle, có những cơ sở Kitô Mỹ là
nguồn tài trợ chủ yếu. Lập luận của họ hấp dẫn quần chúng phổ thông, vì được
diễn đạt bằng những thuật ngữ lấy từ toán học, hay khoa học, và được hỗ trợ bởi
những gì xem có vẻ tác giả là những người có khả năng khoa học (Behe vốn là
giáo sư phụ giảng hóa sinh tại Đại học Lehigh, Pennsylvania; Dembski vốn là
giáo sư nghiên cứu Triết học tại Chủng viện Gót học giáo phái SouthWeestern
Baptist, Texas). Tuy nhiên, những lập luận của họ đều giống hệt nhau trong chức
năng với những lập luận của những người trong thuyết sáng tạo: thay vì cung cấp
những bằng chứng tích cực cho lập trường riêng của họ, họ chủ yếu là cố gắng để
tìm thấy những điểm yếu trong lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên, ngay cả
khi lập luận của họ nếu có thành công, chỉ ra những thiếu sót trong lý thuyết
chọn lọc tự nhiên, điều đó vẫn không chứng tỏ được gì cho lập trường của họ và
cũng sẽ không làm tăng xác suất hợp lý của thuyết ID (Chứng minh chỗ yếu của
một lập trường này, không tất nhiên làm tăng sức mạnh của lập trường kia, dù
đối lập).
Tôi phải tạm khai triển như thế, không phải có ý đi xa khỏi những
gì chúng ta đọc trên đây của Dawkins, nhưng để chúng ta hiểu được những phê
phán gay gắt của tác giả, vốn là một nhà khoa học lỗi lạc, một giáo sư khoa học
danh tiếng (Professor for Public Understanding of Science, 1995 – 2008, đại học
Oxford), trong chương này với thuyết thiết kế thông minh. Trong một tác phẩm
nổi tiếng khác của ông, – nhằm trả lời thí dụ “thiết kế đồng hồ” của Paley –
ông viết, đại ý: “Để giải thích nguồn gốc của bộ máy DNA/protein bằng cách gọi
đến một Nhà thiết kế siêu nhiên là thực sự không giải thích gì cả. Bạn phải nói
một gì đó loại như “Gót vẫn đã có mặt trong đó và khắp nơi” và nếu như bạn cho
phép bạn một lối ra dễ dãi lười biếng như thế, bạn tốt hơn không nên vòng vo,
như “DNA vẫn đã có mặt trong đó và khắp nơi”, hay “Sự sống vẫn đã có mặt trong
đó và khắp nơi” – và thế là khỏi phí công hoài hơi hơn nữa, và thế là gọn gàng
xong chuyện! – (Richard Dawkins, The Blind Watchmaker: Why the Evidence of
Evolution Reveals a Universe without Design).
[4] Herstory: từ mới có trong thế kỷ 20, có nghĩa là “lịch sử”
(history), đó là, khi hiểu lịch sử không chỉ do phái nam viết, nhưng cũng do cả
phái nữ nữa! Từ ngữ “herstory” đã được tạo ra vì một số người nào đó trong
phong trào đòi bình đẳng cho phái nữ, đã tưởng rằng “history” = “his” +
“story”. Nhưng dĩ nhiên đây là một “giả” ngộ nhận, gốc-từ của “history” không
có liên quan gì đến “his” hay “her” cả, gốc Hylạp của nó là “historia”,
có nghĩa là “một thăm dò có hệ thống, hay kiến thức có từ thăm dò sâu xa, rồi
thành một ghi chép những giải thích từ thăm dò sâu xa hệ thống đó” (an enquiry/systematic investigation;
knowledge gained by enquiry; a written account of those enquiries.). Hoàn toàn không có liên hệ gì với phái
tính, cả nam lẫn nữ!
Khi những phụ nữ trong phong trào đòi bình quyền dùng từ “herstory”,
chủ ý của họ là nhấn mạnh vào thực tế cho thấy sự tham dự, hành động, sự
nghiệp, đời sống của phái nữ vào mọi sinh hoạt nhân loại nói chung đã bị làm
ngơ hay coi rẻ trong những ghi chép quá khứ.
[5] niggard:
một người hà tiện, bủn xỉn, hay keo kiết; gốc từ tiếng Scandinavian; “nig”: cũng có nghĩa “hà tiện”. Đây cũng
là một ngộ nhận – Không liên hệ gì, ngoài âm đọc, với từ: “nigger”, một từ rất xấu, miệt thị người da đen ở Mỹ.
[6]
Trong tiếng Anh – Man, mankind, the right of man, all men are created
equal, one man one vote: ngày nay từ “man” chỉ chung và hiểu là cả nam lẫn nữ,
nhưng dấu tích ngôn ngữ cho thấy sự hình thành và thay đổi của khái niệm “trọng
nam khinh nữ” trong quá khứ gần đây ở xã hội châu Âu.
[*Tiếng Latinh
và Hylạp cổ điển đã được trang bị hay hơn. Latinh homo (tiếng Hylạp anthropo-) có
nghĩa là con người, trái với từ vir (andro-) có nghĩa là con người nam, và fetnina (gyne-) có nghĩa là người nữ. Vì vậy, anthropology – học con người, hay nhân loại học gắn liền với toàn
thể loài người, trong khi andrology (nam
khoa) và gynecology (phụ khoa) là
những ngành chuyên về mỗi phái tính trong y học. ]
[7]
Zeitgeist
[8]
[Adams, D. The Salmon of Doubt.
London: Pan, 2003. p. 99.
Bài “Khóc thương Douglas' 'Lament for Douglas', viết
sau ngày ông mất, đã in lại trong lời Bạt cho quyển The Salmon of Doubt của ông, và cũng trong A Devil's Chaplain của tôi, và cũng là bài điếu văn tôi đọc trong buổi
truy niệm ông ở nhà thờ St Martin-in-the-Fields..]
[9] [Phỏng vấn
trong tạp chí Der Spiegel, 26 Dec. 2005.]
[10] Những nhà cổ sinh vật chuyên nghiên
cứu hóa thạch xem những hóa thạch Archaeopteryx
như một chuyển tiếp giữa giống dinosaurs và giống chim ngày nay.
[11]
[Susskind (2006: 17).]
[12]
Atkins, P. W. Creation Revisited. Oxford: W. H. Freeman. 1992
Victor Stenger. Has Science Found God? The Latest
Results in the Search for Purpose in the Universe. NewYork: Prometheus Books
2003
[13] Charles Robert
Darwin (1809–1882): nhà khoa học về lịch sử tự nhiên (naturalist) và địa chất
người Anh, ông đã đặt nền tảng cho thuyết tiến hóa sinh vật và từ đó thay đổi
cách chúng ta nhìn nghĩ về con người và thế giới tự nhiên. Sinh trưởng trong
một gia đình dòng dõi, giàu có và thượng lưu. Ông ngoại là nhà kỹ nghệ sản xuất
đồ sứ Josiah Wedgwood, ông nội là Erasmus Darwin, một trong những trí thức tiến
bộ hàng đầu của thế kỷ 18 ở nước Anh. Darwin ban đầu dự định theo học ngành y
khoa tại Đại học Edinburgh, dự định nối nghiệp cha là y sĩ Robert Darwin, nhưng
có phần sao lãng ngành học ông không ham thích, nên sau đó gia đình chuyển ông
sang học tại Cambridge, chương trình phổ thông sửa soạn cho nghề chăn chiên Anh
giáo. Tại đây, ông vẫn không bớt say mê của mình với khoa học tự nhiên (thảo
mộc và động vật) và địa chất học, từ những theo đuổi này đã đưa ông đến “biến
cố” năm 1831, ông nhận lời mời tham gia một cuộc thám hiểm khoa học – kéo dài 5
năm – trên tàu khảo sát HMS Beagle, với tư cách là một nhà tự nhiên học, và
hành trình này đã thay đổi tất cả.
Tại thời điểm này, hầu hết người châu Âu giữ niềm tin rằng
thế giới được “Gót tạo ra trong bảy ngày” như mô tả trong Kinh Thánh. Trong
hành trình trên biển, Darwin đọc “Những
nguyên tắc địa chất học” của Lyell, cho rằng các hóa thạch tìm thấy trong
đá đã là những bằng chứng thực sự về các loài động vật đã sống nhiều hàng ngàn
hoặc hàng triệu năm trước đây. Lập luận của Lyell được củng cố trong tâm trí
của Darwin bởi sự đa dạng phong phú của đời sống động vật và những đặc điểm địa
chất ông đã nhìn thấy trong chuyến đi của mình. Bước quyết định trong tư tưởng
của ông xảy ra khi đến quần đảo Galapagos, trong Thái Bình Dương, khoảng 500
dặm về phía tây Ecuador, Nam Mỹ. Darwin chú ý nhận thấy rằng mỗi hòn đảo hỗ trợ
dạng thức riêng của giống chim nhỏ, dù chúng có liên hệ chặt chẽ, nhưng khác
nhau trong những biểu hiện quan trọng. Những kết luận cuối cùng của Darwin xuất
phát từ những câu hỏi đầu tiên của ông về các loài chim và thực vật của quần
đảo Galapagos, được ghi nhận trong một trong những đoạn quan trọng nhất của On the Origin of Species. Đoạn văn kết
thúc với một trong những điểm then chốt của ông về sự tiến hóa qua chọn lọc tự
nhiên:
“Các quan hệ vừa thảo luận ... [bao
gồm] mối quan hệ rất gần gũi của những loài riêng biệt, chúng sinh sống ở những
hòn đảo của quần đảo này, và đặc biệt là sự quan hệ nổi bật của các loài cư ngụ
của mỗi quần đảo toàn bộ, hoặc một hòn đảo với những loài cư ngụ ở đất liền gần
nhất, tôi nghĩ, là hoàn toàn không thể giải thích trên quan điểm thông thường
của sự sáng tạo độc lập của mỗi loài, nhưng là giải thích được trên quan điểm
của sự di dân chiếm cứ (thực dân) từ nguồn gần nhất và sẵn sàng nhất, cùng với
việc sửa đổi tiếp theo sau đó, và sự thích ứng tốt hơn của những di dân với
thuộc địa, với chốn ăn ở mới của chúng”.
Khi trở về Anh vào năm 1836, Darwin đã cố gắng để giải quyết
những suy nghĩ thách đố đưa lên từ những quan sát thực nghiệm này, và những câu
hỏi hiểm hóc về chủng loại đã chuyển hóa như thế nào (ông không biết những khám
phá mới của Mendel về di truyền). Ảnh hưởng từ ý tưởng của Malthus về sự phát
triển dân số bị đói kém và bệnh tật kiếm soát; Darwin đã đưa ra một lý
thuyết về tiến hóa xảy ra do tiến trình chọn lọc tự nhiên. Các loài động vật
(hay thực vật) nào thích ứng được nhất với môi trường của chúng, là có nhiều
khả năng sống sót và sinh sản, rồi truyền lại những đặc điểm đã giúp chúng sống
sót cho dòng dõi con cái của chúng. Dần dần, như thế theo thời gian, các chủng
loại thay đổi, tiến hóa. Ông gọi “một chủng loại có thể chuyển hóa thành một
chủng loại khác” là transmutation (sự biến hóa) – từ evolution chúng
ta dịch theo Tàu là “tiến hóa” chỉ xuất hiện về sau này.
Darwin đã đắn đo, suy nghĩ, làm việc với lý thuyết của ông
trong 20 năm, và chưa có quyết định công bố kết quả của mình, nhưng chỉ đến khi
biết có một nhà khoa học tự nhiên khác, trẻ tuổi hơn, người Anh, Alfred Russel
Wallace, trao đổi thư tín với ông và cho thấy đã phát triển cùng một ý tưởng
tương tự về tiến hóa, nên hai người đã quyết định thực hiện công bố chung về
khám phá của họ trong năm 1858. Năm sau, 1859, Darwin cho xuất bản tập sách trở
thành danh tiếng “Về Nguồn gốc của những chủng loại bằng những phương
thức của sự Chọn lọc trong Tự nhiên” ('On the Origin of Species by Means
of Natural Selection').
Cuốn sách, bán sạch 1250 bản in chỉ trong một ngày đầu, đã từ
đó mở ra nhiều tranh cãi bất tận cho đến ngày nay, vì mở rộng lôgích của lý
thuyết của Darwin là chúng ta, những homo sapiens, chỉ đơn giản là
một hình thức khác của giới động vật. Nó đã làm cho dường như có thể là ngay cả
giống người cũng chỉ có thể vừa mới tiến hóa phát triển – và rất có thể có gốc
chung với những loài khỉ hình người, không đuôi (apes) – như thế đã phá hủy tin
tưởng chính thống hiện hành về câu hỏi thế giới đã được tạo ra như thế nào.
Darwin đã bị tấn công kịch liệt, đặc biệt là từ những hội nhà thờ. Tuy
nhiên, ý tưởng của ông sớm trở nên phổ biến và đã trở thành tư tưởng khoa
học chính thống mới. Lý thuyết tiến hóa được ông khai triển rõ rệt hơn
trong The Descent of Man and Selection in Relation to Sex (Nguồn
gốc Con người và sự Chọn lựa trong sự liên quan với Phái tính – 1871),
tập sách quan trọng thứ hai, trong đó ông áp dụng lý thuyết của ông trực tiếp
vào câu hỏi về loài người, và những vấn đề xã hội, chủng tộc, đạo đức, và tôn
giáo con người.Tác phẩm lớn này gồm hai phần, phần thứ nhất trưng dẫn những
bằng chứng dựa trên hành vi và hình thái để lập luận rằng con người đã tiến hóa
từ những loài động vật khác. Darwin cho thấy năng lực tinh thần và cảm xúc của
con người, thực ra không làm con người là duy nhất, nhưng là bằng chứng của
nguồn gốc động vật và của phát triển tiến hóa. Phần thứ hai là một thảo luận mở
rộng về sự khác biệt giữa hai giới tính của nhiều loài và như thế nào chúng đã
xuất hiện như một kết quả của sự lựa chọn. Ở đây, Darwin đặt nền tảng cho những
nghiên cứu hiện đại bằng cho rằng nhiều đặc tính của động vật đã tiến hóa không
phải để đáp ứng với áp lực chọn lọc tác động từ môi trường vật lý và sinh học
của chúng, nhưng nhiều phần đúng hơn là để trao cho chúng một lợi thế trong
cạnh tranh phái tính. Hai chủ đề này được kết hợp để giải thích về vai trò của
lựa chọn phái tính của con người. Darwin qua đời năm 1882, ông được
an táng trong Westminster Abbey, nơi dành riêng cho vua chúa và những vĩ nhân
nước Anh.
Alfred Russel Wallace (1823–1913) là một trong những trí thức
đáng chú ý nhất của thế kỷ 19. Không chỉ ông là người đồng khám phá ra tiến
trình tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên cùng với Charles Darwin vào năm 1858,
nhưng ông đã có rất nhiều đóng góp quan trọng khác, không chỉ với sinh học, mà
còn cho các khoa học khác như băng hà học, cải cách ruộng đất, nhân chủng học,
dân tộc học, dịch tễ học, và vũ trụ sinh vật học (astrobiology). Công trình
tiên phong của ông trên địa sinh học tiến hóa (nghiên cứu về cá thực vật và động
vật được phân phối thế nào) dẫn đến việc ông trở đươc công nhận là cha đẻ của
khoa học này.
Trong nhiều tường thuật về sự phát triển của thuyết tiến hóa,
Wallace thường chỉ được đề cập thoáng qua, nhấn mạnh ông chỉ đơn giản là một
kích thích cho sự công bố và ấn hành học thuyết của Darwin. Nhưng trong thực
tế, Wallace đã phát triển những quan điểm khác biệt của riêng ông về tiến hóa,
và đã được nhiều người (đặc biệt là chính Darwin) xem trọng như một nhà tư
tưởng hàng đầu về thuyết tiến hóa trong thời của ông, một người có những ý
tưởng cách mạng và tiến bộ không thể làm ngơ được. Wallace vẫn mãi là một người
bảo vệ nhiệt thành lý thuyết chọn lọc tự nhiên cho đến hết đời mình. Trong
những năm 1880, thuyết tiến hóa đã được chấp nhận rộng rãi trong giới khoa học,
nhưng Wallace và August Weismann gần như một mình giữa những nhà sinh vật học
nổi tiếng, tin rằng chọn lọc tự nhiên là động lực chính đằng sau thế giới sinh
vật. Sau khi Darwin qua đời, năm 1889, Wallace đã xuất bản tạp sách Học
thuyết Darwin (Darwinism) như một trả lời hùng hồn với những
phân tích khoa học về tiến trình đãi chọn tự nhiên. Trong tất cả những tập sách
của Wallace, Darwinism được dẫn kể nhiều nhất trong những ấn
phẩm học thuật. Một tập sách khác của ông, Quần đảo Malay (The
Malay Archipelago), cho đến nay vẫn được xem là du ký khoa học có giá trị
nhất đã xuất bản trong thế kỷ 19.
Học thuyết Tiến hóa
Lập trường không-tin-có-gót của Dawkins hoàn toàn dựa trên
khoa học, và như thế, tư thế khoa học gia của ông khiến những gì ông phát biểu mang
nhiều lý thú, khác lạ, khi so với những triết gia không tin gót quen biết khác
(như Russell, Freud, Nietzsche, Hume, lấy thí dụ một vài tên tuổi lỗi lạc,
những thế kỷ trước), và vị trí của ông đặt trên căn bản vững chãi của thuyết
Tiến hóa sinh vật. Nên tôi thu tóm một vài nét chính của thuyết Tiến hóa, mở
rộng những gì ông nói trong Chương 4, và cũng cả nhiều chỗ khác trong Huyễn
Tưởng Gót này.
1.
Evolution: Tiến hóa có nghĩa là thay đổi dần dần, và từ này cũng mạc nhận
tiến hóa sinh vật. Trong trường hợp động vật sự kiện này thường (nhưng không
luôn luôn) có nghĩa là một sự thay đổi từ một động vật ít phức tạp hơn đến một
động vật phức tạp hơn. Bây giờ chúng ta biết rằng hầu hết những thay đổi này
xảy ra trong sự phân loài (speciation), đó là khi một loài “cũ” thay đổi
khá nhanh chóng thành một loài “mới”, khác biệt. Mặc dù người Hylạp đã quen
thuộc với ý tưởng rằng hành vi của một con vật có thể thay đổi, họ không chấp
nhận rằng cấu trúc cơ thể của động vật, kể cả con người, đã được thay đổi kể từ
khi chúng được tạo ra một cách tự nhiên nào đó. Plato thực sự đưa ra ý tưởng
rằng sinh vật thì không thay đổi, hoặc không thể thay đổi, và ý kiến này của
ông ảnh hưởng những triết gia và các nhà khoa học cho đến giữa thế kỷ 19.
Charles Lyell đã thiết lập một diễn giải hợp lý của lịch sử
trái đất trong The Principles of Geology (Những nguyên tắc
địa chất học – 1830). Trong đó, những nguyên tắc quan trọng sau đã ảnh
hưởng Darwin: (a)Uniformitarianism: khái niệm rằng bề mặt trái đất được
hình thành trong quá khứ bởi các quá trình dần dần, như xói mòn, và những thay
đổi bất ngờ nhỏ, chẳng hạn như động đất, cùng một loại hành động như ngày nay
chúng ta vẫn thấy chứ không phải là do hành vi bất ngờ của siêu nhiên (Gót)
nào. Như thế quá trình thay hình dạng của mặt trái đất trong quá khứ, cũng vẫn
là một như những tiến trình như chúng ta còn thấy ngày nay. (b) Fluvialism:
Khái niệm rằng sự xói mòn do những giòng nước chảy (sông, suối, băng hà) đã
giảm chiều cao của núi và tạo ra những thung lũng và do đó đóng một vai trò
quan trọng trong việc hình thành các đường cong viền trên trái đất. (c) Lyell
cũng đưa ra nguyên tắc: đá và tầng lớp đất đá nói chung, có tuổi già hơn khi
tiếp tục đào xuống sâu hơn, chúng thực sự nằm trong những lớp lang theo thời
gian tương đối đơn giản nay chúng ta gọi là những thời kỳ địa chất. Ngoại trừ
những thăng trầm lớn và rõ ràng và những chôn cất cố ý, cùng một nguyên tắc –
càng sâu càng cổ hơn – phải áp dụng cho bất kỳ hóa thạch, hoặc công cụ bằng đá
tìm thấy chôn vùi hay chứa trong những tảng đá. Càng sâu, thấp hơn trong một
chuỗi các đá hóa thạch là càng có khả năng cổ hơn, già hơn.
Tư tưởng Darwin cũng nhận ảnh hưởng của Robert Malthus,
qua Tiểu luận về Nguyên tắc Dân số (Essay on the Principle
of Population – 1798). Malthus nhấn mạnh rằng nguồn tài nguyên thiên
nhiên là hữu hạn và điều này gợi ý cho Darwin rằng sự mất cân bằng giữa các
nguồn tài nguyên sẵn có và nhu cầu với chúng có thể là động lực đằng sau
sự lựa chọn, đãi lọc cần thiết để làm cho quá trình tiến hóa xảy ra.
Giải thích sông ngòi của Lyell về sự tiến hóa của hình dạng bề mặt trái đất là
giống như sự thay đổi hình thái dần dần mà Darwin đã gợi ý là tác lực gây nên
sự thay đổi các loài đang tồn tại để tạo ra những loài mới. Darwin cũng được
dục giã vào suy nghĩ, hành động từ triết lý của William Paley. Paley là người
đã thành công đưa ra lý thuyết thiết kế – quan điểm cho rằng những loài động
vật, chúng ta thấy chúng thích nghi rất khéo léo, tinh xảo với môi trường sống
của chúng, và điều này dẫn đến kết luận rằng chúng không thể có được do cơ may,
nghĩa là bằng ngẫu nhiên, tình cờ may mắn. Paley cho rằng chúng phải đã được
thiết kế, và nếu vậy cũng phải có một nhà thiết kế đằng sau sự thiét kế, và là
một nhà chăn chiên, ông khẳng định nhà thiết kế phải có đó là Gót. Paley đã
kích động Darwin đi vào suy nghĩ và hành động để tìm một giải thích khác, thay
thế cho giải thích quen thuộc của thuyết sáng tạo Kitô.
Đóng góp của Darwin cho khoa học thực sự không bao gồm trong
ý tưởng về tiến hóa (như phần đông chúng ta vẫn đọc!). Đóng góp lớn lao và cách
mạng của Darwin là một lý thuyết nhất quán, hợp lôgích, chặt chẽ với
những dữ kiện thực nghiệm khoa học về cách thức tiến hóa trong tự nhiên có thể
xảy ra như thế nào. Như chúng ta thấy, lý thuyết về sự chọn lọc
trong tự nhiên của Darwin đã giải thích tuyệt vời cho sự đa dạng của
sinh vật và cho mô hình trong đó các loài được phân nhánh thành hình Cây
của Sự sống (Tree of Life).
Charles Darwin đã đem đến hai đóng góp sinh thành cho khoa học tiến hóa. Đầu tiên là sự nhận thức rằng không có hai cá thể động vật nào giống hệt như nhau: chúng đều không phải là những bản sao hoàn hảo. Đóng góp liên quan thứ hai của Darwin là ý tưởng về sự chọn lọc trong thế giới tự nhiên, quen gọi là chọn lọc tự nhiên (natural selection). Nói tóm tắt, chọn lọc tự nhiên cho thấy rằng, vì tài nguyên thiên nhiên là có hạn, và vì có sự thay đổi, biến thái ngẫu nhiên (random variation), một số những cá thể sẽ là thích hợp tốt hơn so với những cá thể khác trong sự săn tìm, tranh dành, tiếp cận với tài nguyên. Rằng biến thể sau đó sẽ đạt được đủ một lợi thế mà nó sẽ sinh sản những hậu duệ, con cháu sống sót được nhiều, đông đảo hơn là những cá thể khác khác thuộc cùng một loài. Những nhà sinh học gọi lợi thế này là sự gia tăng sự thích ứng(fitness) của một động vật. Sổ tay của Darwin ghi chép đầy những bằng chứng về thành quả hữu hiệu của sự lựa chọn nhân tạo mà các loài động vật và thực vật đã sử dụng để sinh sản gây giống. Thiên tài của Darwin là đã nghĩ ra một cách mà cùng một quá trình tương tự có thể xảy ra một cách tự nhiên.
Lựa chọn, và như thế, tiến hóa sẽ chỉ làm việc, chỉ xảy ra,
nếu trong trường hợp của chọn lọc tự nhiên, các con cái của một cặp giao phối
sẽ kế thừa trung thành các thuộc tính nổi bật, hoặc những thuộc tính nổi bật,
vốn đã đem cho chúng (các) di truyền của thích ứng lớn hơn. Những gì Darwin đã
không nhận ra thời ấy (và cũng như bất kỳ nhà sinh vật học nổi tiếng nào khác
cùng thời ông) là trong khi ông đương sửa chữa Origin of Species,
những cơ sở của khoa học di truyền về sự thay đổi và những nguyên tắc cơ bản
của sự thừa kế đang được Mendel kiên nhẫn tỉ mỉ xây dựng trên những quan sát
thực nghiệm của ông, đơn độc trong một vườn trồng đậu ở một tu viện ở Brno,
ngày nay là nước Czech. Sang đến thế kỷ của chúng ta, chúng ta có một kho giàu có
những dữ liệu khoa học thực nghiệm chứng minh tường tận sự hoạt động của chọn
lọc tự nhiên trong tất cả mức độ của tổ chức sinh bào, từ những phân tử protein
đến những mô thức ứng xử phức tạp. Chúng ta cũng thấu hiểu động cơ của sự di
truyền, vốn là bí mật với Darwin và Wallace; những tiến bộ trong di truyền học,
điển hình với khám phá vĩ đại của Watson và Crick biểu hiện trong mô
hình cấu trúc xoắn kép của DNA (double helix structure of DNA). Cả hai
sự kiện này ngày càng làm vững chắc và kiện toàn thuyết tiến hóa của Darwin –
nó không là còn giả thuyết nữa, nhưng là một học thuyết khoa học, làm nền tảng
cho những phát kiến khoa học mới, và cả những lý thuyết triết học về nhân văn
và vũ trụ khác nữa.
2.
Darwin đưa ra những bằng chứng thuyết phục cho sự tiến hóa
của sinh vật trong Về Nguồn gốc của những Chủng loại, và kể từ đó
đến nay, ngày càng thêm tràn ngập những minh chứng hỗ trợ mới và thuyết về sinh
vật tiến hóa đã là lý thuyết hợp nhất của khoa sinh học, và một học thuyết nền
tảng của khoa học. Vô số những hóa thạch đã lần lượt tìm được, chúng cho phép
chúng ta theo dõi quá trình tiến hóa của sinh vật ngược thời gian về những hình
dạng trước đây của chúng. DNA, chuyên chở những thông tin di truyền trong tế
bào sinh vật, đã khẳng định chắc chắn rằng tất cả sinh vật đều có chung nguồn
gốc. Vô số những thí dụ về tiến hóa có thể được xem thấy dễ dàng và hiển nhiên
ngay từ những hiện tượng quanh chúng ta, từ loài sâu bướm đổi màu cho phù hợp
với môi trường ô nhiễm của nó, đến những virus thay đổi nhanh chóng, như HIV,
và cúm gà vịt H5N1. Tiến hóa sinh vật trong tự nhiên được thiết lập như sự kiện
khoa học, cũng chắc chắn như sự kiện trái đất lúc này đang xoay quanh nó và
đang chạy quanh mặt trời, kể từ không lâu sau khi được tạo lập từ đám bụi vũ
trụ và có lẽ cho đến ngày tan hoại.
Lý thuyết tiến hóa được xây dựng trên một số – nhưng không
phải tất cả – những ý tưởng của Darwin, và thuyết tiến hóa hiện đại đã vượt xa
thời Darwin rất nhiều. Người ta thường cho rằng những nhà sinh học háo hức chấp
nhận lý thuyết của Darwin về nguồn gốc của những chủng loại, khi ông công bố
nó, và rằng những nhà khoa học tiếp tục chấp nhận tất cả những ý tưởng của
Darwin cho đến ngày nay. Trong thực tế, nhiều những ý tưởng khác nhau về sự
tiến hóa của sự sống, trong một thời gian dài, đã có trước khi Darwin đã đưa ra
lý thuyết của ông. Và ngay Wallace, một nhà khoa học trẻ tuổi người Anh, đồng
thời với Darwin, cũng đã tự đi đến những kết luận tương đồng. Nhưng phải đến
khi có những bằng chứng thuyết phục do Darwin thu thập và trình bày trong On
the Origin of Species, năm 1859, mới thực sự thuyết phục hầu hết những nhà
sinh học về sự sống tiến hóa theo huyết thống với sự biến đổi từ một tổ tiên
chung.
Những nhà sinh vật học hiện đại nhìn nhận cơ chế chính ông đề
nghị như đóng góp lớn nhất của Darwin: sự chọn lọc tự nhiên. Trong suốt thời
của Darwin, tuy nhiên, nhiều nhà sinh học đã không tin rằng nó có thể giải
thích cho sự tiến hóa, và ý tưởng này đã bị bỏ rơi. Nhưng đến những năm 1930,
nó đã được những nhà sinh học quần thể làm sống lại, khi họ nghiên cứu về những
tập hợp cư dân và môi trường sinh thái, đã chứng minh rằng chọn lọc tự nhiên là
một động lực rất mạnh mẽ thúc đẩy sự biến đổi, hay tiến hóa (nhưng không phải
là duy nhất). Và ngành di truyền học phát triển, những nhà sinh vật học đã bắt
đầu tìm ra sự tiến hóa sinh vật đã diễn ra chính xác như thế nào. Điều này dẫn
đến một sự hiểu biết mới về tiến hóa, dựa trên những khám phá trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, có thể gọi là sự tổng hợp hiện đại.
Trong nhiều cách thức, sự tổng hợp hiện đại là một sự mở rộng
và hoàn thiện những ý tưởng của Darwin, nhưng cũng có một số khác biệt quan
trọng. Đặc biệt, một số diễn biến tiến hóa hiện nay do hiện tượng gọi là genetic
drift. (trôi dạt di truyền). Trôi dạt di truyền – cùng với lựa chọn tự
nhiên, đột biến, và di cư (natural selection, mutation, migration) – là
một trong những cơ chế cơ bản của tiến hóa. Trong khi Darwin đã đúng về hầu hết
mọi điều, ông cũng có một vài sai lầm. Lớn nhất là giả thuyết của ông về
“pangenesis”. Theo lý thuyết này, đặc điểm có ích có được trong đời của một
sinh vật có thể được truyền sang những con cái trong quá trình kéo dài nhiều
thế hệ, nhờ những hạt gọi là “gemmules” những tế bào cơ thể chuyển tải chúng và
chúng trở thành tập trung ở những cơ quan sinh sản. Darwin cho rằng điều này có
thể giải thích, ví dụ, tại sao trẻ em sinh ra với da trên lòng bàn chân của
chúng dày hơn những nơi khác, nhưng sang thế kỷ 20, ý tưởng này đã bị sa thải.
Những sai lầm khác của Darwin thì dễ hiểu hơn. Darwin rất hào hứng về “Eozoon
canadense”, vốn đã được những nhà khoa học khác xác định là một vi sinh vật
nguyên thủy, nhưng “hóa thạch” của nó hóa ra không là gì hơn một sự hình thành
khoáng sản. Cũng vậy, Darwin đã nghĩ rằng chó là một lai giống của một số tổ
tiên sống hoang dã, trong khi gà chỉ có một tổ tiên. Trên thực tế, ngược lại
mới đúng. Ông cũng gợi ý phổi phát triển từ bong bóng (swimbladder) cá, trong
khi ngày nay ngược lại mới là đúng.
Một số nhà sinh vật học đang kêu gọi một xét duyệt của tổng
hợp hiện đại để đưa vào những phát kiến mới, ví dụ, bản chất của gene, nguồn
gốc của quan hệ tình dục di truyền ngoài-gene (epigenetic inheritance), mức độ
lựa chọn và biệt hóa, vì chúng đã thay đổi những quan điểm trước đây của chúng
ta. Một tổng hợp mới như vậy, tuy nhiên, sẽ chỉ chính thức công nhận những gì
những nhà sinh học đã học được trong những mười năm gần đây. Như thế, chúng ta
nhờ họ, đã học được những gì? Trong một câu vắn tắt, rằng trong khi khái niệm
tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên của Darwin đã đưa ra thì đơn giản, nhưng với
lịch sử hơn 4 tỷ năm của Trái đất (có lý thuyết kéo ngược đến 6 tỷ năm), nó đã
dẫn đến những hậu quả vô cùng phức tạp và thường hết sức bất ngờ trong thế giới
sinh vật quanh chúng ta. Khoảng hơn 1 đến 2 triệu năm trước, có nững hóa thạch
cho thấy một giống giống như người, đứng thẳng biết dùng khí cụ, số đông cho
rằng giống này bắt đầu từ châu Phi, sang châu Á và Âu (qua chỗ nối ở Ai
cập/Trung đông). Giống người – Homo sapiens mới xuát hiện
khoảng 200,000 năm trước, và giống người trực tiếp là tổ tiên của con người
hiện đại, khoảng 100,000 năm trước. Nhưng chỉ mới 10,000 năm trước đây, con
người mới biết trồng tỉa, nuôi gia súc, làm đồ gốm, định cư và sinh sôi nảy nở
đông đảo, thành lập những xã hội nguyên thủy thị tộc, bộ lạc.
Tiến hóa sinh học, nếu chỉ nói thu gọn, là có cùng
gốc với sửa đổi (descent with modification ) .Định nghĩa này bao gồm
sự tiến hóa trên quy mô nhỏ (thay đổi tần số gene trong một quần thể dân cư từ
một thế hệ sang thế hệ tiếp) và sự tiến hóa trên quy mô lớn (có cùng gốc của
những loài khác nhau từ một tổ tiên chung qua nhiều thế hệ). Tiến hóa
giúp chúng ta hiểu được lịch sử của sự sống.
Giải thích tiến hóa sinh học không chỉ đơn giản là một vấn đề
của thay đổi theo thời gian. Rất nhiều thứ thay đổi theo thời gian: cây rụng lá
của chúng, những dãy núi nhô cao hay xói mòn, nhưng chúng không phải là ví dụ
của tiến hóa sinh học vì chúng không liên quan đến có gốc truyền giống thông
qua kế thừa di truyền. Ý tưởng trung tâm của tiến hóa sinh học là tất cả sự
sống trên trái đất cùng có một tổ tiên chung, cũng giống như bạn và người anh
em con dì của bạn cũng có chung một bà ngoại. Thông qua quá trình có cùng gốc
truyền thừa với sự sửa đổi, tổ tiên chung của sự sống trên Trái đất đã dẫn đến
sự đa dạng tuyệt vời mà chúng ta thấy tài liệu trong những hóa thạch, và xung
quanh chúng ta ngày nay. Tiến hóa có nghĩa là tất cả chúng ta, những sinh vật
là những anh em họ xa: con người và cây cỏ, chim nhỏ trên cành và cá voi lớn
dưới biển. Ở đây, chúng ta có thể tìm hiểu cách thức thay đổi tiến hóa và mối
quan hệ tiến hóa được thể hiện trong “cây gia đình” (family trees), hay Cây
của Sự sống (Tree of Life). Cây này được xây dựng như thế nào, và như
thế nào kiến thức này ảnh hưởng đến sự phân loại trong sinh học. Chúng ta cũng
sẽ tìm thấy một dòng thời gian của lịch sử tiến hóa và thông tin về một vài
biến cố cụ thể trong lịch sử của sự sống: sự tiến hóa của con người và nguồn
gốc sự sống.
Cây của Sự sống (Tree of Life) chỉ có một gốc nhưng nhiều những nhánh
lớn nhỏ; không phải là một cái thang với nhiều bậc cao thấp: đã có nhiều
lần trong quá khứ, những nhà sinh học đã chấp nhận ý tưởng sai lầm rằng những
dạng khác nhau của sự sống có thể được xếp trên một cái thang nhiều bậc, trên
đó có những sinh vật từ thấp hơn đến cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp hơn. Ý
tưởng này nằm ở trung tâm của xếp loại scala naturæ (Great
Chain of Being – Chuỗi Lớn của Sinh vật) của Aristotle. Từ đó gây một quan niệm
sai lầm về con người khi nói đến quá trình tiến hóa của con người. Điều quan
trọng là hãy nhớ rằng: (a) Con người không tiến hóa từ loài vượn người.
Con người và loài vượn người là anh em họ, tiến hóa và chia xẻ một tổ tiên
chung mới gần đây, và tổ tiên đó không là chimpanzee, không phải gorillas.
(b) Con người không phải là “cao hơn” hay “tiến hóa” hơn, nghĩa
là không phát triển hơnnhững dòng sống khác. Vì dòng chung của
chúng ta đã phân nhánh, con người chúng ta, và gorillas, và chimpanzee, mỗi
loài có mỗi đặc điểm tiến hóa riêng thuộc về dòng truyền giống riêng của mình.
(Do lý do này, nên ở một vài chỗ khác, tôi đề nghị đừng dịch evolution là
thuyết tiến hóa, có hóa, nhưng không tiến.
Vì dịch như thế, theo lối Tàu, nên đưa đến nhiều sai lầm, trong ý hướng
này chuyển hóa hay biến hóa, có nhiều phần sát
nghĩa hơn, trong sinh vật, loài này chuyển hay biến sang loài mới khác, nhưng
không có sự tiến bộ, lên hay xuống trên bực thang, nhưng phân nhánh trên cùng
một cây sự sống)
4.
Quan niệm sai lầm về chọn lọc tự nhiên: Vì chọn lọc tự nhiên có thể sản
xuất được những sự thích nghi tuyệt vời, đó là xu hướng để nghĩ về nó như một
sức mạnh toàn năng, đôn đốc những sinh vật, liên tục đẩy chúng theo hướng của
đi lên, tiến bộ – nhưng đây không phải là những gì chọn lọc tự nhiên là giống
như thế tất cả.
Thứ nhất, chọn lọc tự nhiên thì không phải tất cả mạnh mẽ,
nó không tạo sự hoàn hảo. Nếu gene của một sinh vật là “đủ
tốt”, sinh vật đó sẽ sinh sản được một số con cái sống sót đến những thế hệ kế
tiếp – sinh vật đó không cần phải là toàn hảo. Điều này khá rõ ràng chỉ bằng
cách nhìn vào dân cư quanh chúng ta: người ta có thể mang trong mình gene những
bệnh di truyền, hay những thảo mộc có thể không có gene để tồn tại qua một hạn
hán bất ngờ quá lâu, một động vật săn mồi ăn thịt có thể không đủ nhanh để bắt
con mồi của mình mỗi khi nó đang đói. Không có quần thể dân cư, hay sinh vật
nào được hoàn toàn thích nghi, hay nói đúng hơn sự thích nghi hiện có chỉ là
tạm thời và vẫn chờ đợi để thay đổi.
Thứ hai, đó là chính xác hơn để nghĩ về chọn lọc tự nhiên như
là một quá trình, chứ không phải là một bàn tay hướng dẫn. Chọn lọc tự nhiên là
kết quả đơn giản của sự thay đổi, sinh sản dị biệt, và sự di truyền – nó là
vô thức và máy móc. Nó không có mục tiêu, nó không gắng gỏi hay vượt thử
thách dù tưởng tượng, để sản xuất ra “tiến bộ” hay một hệ thống sinh thái cân
bằng.
Thay đổi + sinh sản dị biệt + di
truyền = chọn lọc tự nhiên
Đây là lý do tại sao “cần phải”, “mong muốn”, hay “cố gắng”
không phải là những từ ngữ chính xác khi đi đến giải thích sự tiến hóa. Tập hợp
những cá nhân sinh vật, gọi là quần thể sinh vật, hay những sinh vật, đều không
“muốn”, hay “cố gắng” để tiến hóa, và chọn lọc tự nhiên không thể cố gắng để
cung cấp cho một sinh vật những gì nó “cần”, hay nó” phải có”. Chọn lọc tự
nhiên chỉ lựa chọn trong bất cứ những biến thể nào tồn tại trong quần thể sinh
vật. Kết quả là quá trình tiến hóa.
Nhưng ở một đầu đối nghịch kia, chọn lọc tự nhiên đôi khi
được xem như một quá trình ngẫu nhiên. Đây cũng là một quan niệm sai lầm. Sự
biến dị di truyền xảy ra trong dân cư vì đột biến là ngẫu nhiên, nhưng những
hành vi lựa chọn trên sự biến dị di truyền đó trong một cách rất không ngẫu
nhiên: những biến dị di truyền mà trợ giúp cho sự sống còn và sinh sản thì có
nhiều khả năng trở nên phổ biến hơn những biến thể mà không như thế. Chọn lọc
tự nhiên thì KHÔNG ngẫu nhiên!
Năm 1859, Charles Darwin xuất bản lý thuyết của
ông về chọn lọc tự nhiên trong bối cảnh một sư nổ bùng tranh luận. Như công
trình của Copernicus vào thế kỷ 16 về sự chuyển động của Trái Đất, ý tưởng của
Darwin làm rung chuyển nền tảng những định chế đã thiết lập từ lâu và đã thay
đổi sâu xa quan điểm của nhân loại về vị trí của nó trong vũ trụ. Ngày nay tiến
hóa là sức mạnh kết nối thống nhất trong sinh học hiện đại, nó nối với nhau
những lĩnh vực khác hẳn nhau như di truyền học, vi sinh học và cổ sinh vật học.
Nó là một giải thích thanh lịch và thuyết phục cho sự đa dạng đáng kinh ngạc
của năm triệu hoặc nhiều hơn của những chủng loại sống trên trái đất.
Tiến hóa có một số những mặt nổi khác nhau. Đầu
tiên là lý thuyết cho rằng tất cả những loài sinh vật là con cháu đã sửa đổi
của những loài đã có trước đó, và tất cả chúng ta chia xẻ cùng một tổ tiên
chung trong quá khứ xa xôi. Do đó tất cả những loài có liên hệ với nhau qua một
cây của sự sống, chung một gốc với cành nhánh xum xuê. Thứ hai là điều khiển sự
tiến hóa này là một quá trình chọn lọc tự nhiên – hay sự “sống còn của thích
ứng nhất”.
Darwin cho rằng tất cả những cá nhân đấu tranh để
tồn tại dựa trên những tài nguyên hạn chế, nhưng có một số, có những khác biệt
nhỏ được di truyền đã đem cho chúng một cơ hội lớn hơn để sống sót, hay để sinh
sản, hơn là những cá nhân thiếu những đặc điểm có lợi cho sự sống còn này.
Những cá nhân đó có một sự thích ứng tiến hóa cao hơn, và những đặc điểm hữu
ích mà chúng có được, trở nên phổ biến hơn trong đám đông dân cư, vì con cái
của họ sống sót được nhiều hơn. Cuối cùng những đặc điểm thuận lợi này trở
thành tiêu chuẩn phổ thông. Ngược lại, những đặc điểm có hại nhanh chóng bị
loại trừ, vì những cá nhân có chúng đương nhiên trở nên ít có khả năng sinh
sản. Do đó, chọn lọc tự nhiên làm việc để tạo ra một dân cư vốn rất phù hợp với
môi trường sống của chúng, và có thể thích ứng với những thay đổi.
Cuộc chiến của phái tính: Khi những cá nhân
tranh dành những nguồn lực có hạn trong môi trường sống của chúng, chúng là
những đối tượng của sự lựa chọn sinh thái. Tuy nhiên, những đặc điểm hữu ích
không chỉ là những gì cung cấp một lợi thế sống sót, (duy trị sự hiện hữu hiện
tại), nhưng cũng có những đặc điểm khác làm tăng cơ hội sinh sản của động hay
thực vật (kéo dài sự hiện hữu trong tương lai). Những đặc điểm này là đối tượng
của sự lựa chọn phái tính. Những đặc điểm của sự lựa chọn phái tính có thể làm
cho một sinh vật nam hấp dẫn hơn với những phái nữ của nó, đuôi của con công,
hay lông con gà trống sặc sỡ, chẳng hạn. Những điểm này cũng đôi khi tương đồng
với sức khỏe của một cá nhân, và do đó là một huy hiệu trung thực của khả năng
thích ứng. Một loại khác của những gì tác động sự lựa chọn tình dục đem lại cho
phái nam một lợi thế cơ thể trong khi ra cạnh tranh với những con đực khác để
dành con mái làm bạn tình, những gạc của loài hươu là một ví dụ. Lựa chọn tình
dục thậm chí có thể hoạt động ở một mức độ phân tử. Loài chim đặc biệt nổi
tiếng với những trang trí sặc sỡ thu hút bạn tình, nhưng cũng còn làm tăng
những nguy cơ bị những loài săn mồi nhận tìm.
Sự sinh sôi nảy nở của những chủng loại: Qua những eons,
và nhiều thế hệ, quá trình thay đổi tiến hóa chậm, được gọi là anagenesis,
có thể gây ra một loài để tiến hóa thành một loài khác. Nhưng hầu hết những
loài mới hình thành trong một biến cố biệt hóa, khi một loài phân chia thành
hai, một quá trình Darwin gọi là “bí ẩn của những bí ẩn”. Sự biệt hóa khác địa
lý (Sympatric speciation) xảy ra khi một có sự thay đổi địa lý – thí dụ,
một con sông đổi giòng chảy, hoặc một dãy núi mới – chia tách một loài vaod
trong hai địa vực. Sau khi tách ra, như đã xảy ra với loài sóc antelope
squirrels ở hai bên bờ của vực Grand Canyon ở Mỹ, dân cư sóc hai bên
bở vực đã phát triển một cách độc lập, cuối cùng trở thành khác biệt và sự
truyền giống sinh sản thành tách biệt.
Sự biệt hóa cùng địa lý (Sympatric speciation)
xảy ra khi loài mới xuất hiện mà không có sự phân tách, chẳng hạn như 13 loài
chim nhỏ finch ở quần đảo Galapagos hoặc cá cichlid ở châu Phi. Những
loài này thích ứng với những điều kiện, cơ hội khác nhau trong môi trường, và
sau đó ngừng giao phối với nhau – có lẽ do một số cơ chế cô lập. Hiếm khi có
loài mới cũng có thể hình thành thông qua lai giống, chẳng hạn như hoa hướng
dương .
6.
Quá trình tiến hóa của Darwin là một quá trình
dần dần chậm. Nhưng phần lớn những hóa thạch hé lộ về những thời gian rất dài
khó hiểu của ứ đọng không đổi, với hầu như hiếm có bất kỳ thay đổi nào. Năm
1972, nhà sinh vật học tiến hóa Niles Eldredge và Stephen J Gould lập luận thay
vào đó, rằng những loài, có lẽ ngay cả những cộng đồng, bất ngờ hình thành sự
phù hợp và bắt đầu sự thay đổi. Họ gọi lý thuyết này là sự cân bằng đứt
quãng (punctuated equilibrium). Giống như những cá nhân trong một quần thể
dân số, những loài cũng đấu tranh với lẫn nhau để tồn tại, và hầu hết bị tuyệt
chủng theo thời gian. Loài cũng có thể chết hàng loạt nhanh chóng đến tuyệt
giống, chẳng hạn như sự biến mất của loài dinosaur. Ngày nay chúng ta có
thể cũng đang trên những bước đi dần tới sự tuyệt chủng hàng loạt khác, do con
người đang khai thác thiên nhiên quá độ đến mức thực sự hủy hoại môi trường
sống của những sinh vật khác và của chính mình.
Trong chuyến đi trên tàu HMS Beagle và sau đó
suốt đời mình, Darwin đã thu thập những bằng chứng để đóng góp cho lý thuyết
của ông về sự chọn lọc tự nhiên. Trong Origin of Species, ông đã
trình bày những bằng chứng hỗ trợ lấy từ những lĩnh vực phôi học, địa lý, khảo
cổ học và cơ thể học so sánh (embryology, geography, palaeontology and
comparative anatomy). Darwin cũng tìm thấy bằng chứng cho lý thuyết của ông
trong những ví dụ của tiến hóa hội tụ, tiến hóa chung, và sự phân tỏa thích
nghi (convergent evolution, co-evolution và adaptive radiation).
Tiến hóa hội tụ Convergent evolution,
là khi sự thích nghi cùng tiến hóa độc lập trong dòng khác nhau của những loài
dưới áp lực chọn lọc tương tự. Ngày nay chúng ta thấy tiến hóa hội tụ trong
những loài khác nhau như: cá mập và lạc đà, tôm và châu chấu, chim hồng hạc và
cò thìa, động vật có vú có túi và thai nhau, và sinh vật biển phát quang. Chúng
ta cũng nhìn thấy nó trong tai và răng của động vật có vú.
Tiến hóa-chung Co-evolution là
khi lịch sử tiến hóa của hai loài hoặc nhóm loài gắn bó mật thiết với nhau. Ví
dụ: những tiến hóa chung của những thực vật có hoa và những côn trùng gây thụ
phấn như ong, thằn lằn và bướm, con người và những microbes đường
ruột, và chiến tranh giữa hệ miễn dịch của chúng ta với những pathogens – những
mầm bệnh tấn công chúng ta.
Phân tỏa thích nghi Adaptive radiation là
sự đa dạng của một số loài mới từ một nguồn tổ tiên gần đây, mỗi loài thích
nghi nhanh chóng để sử dụng hoặc chiếm một khu vực, hoặc những khoảng nhỏ,
những vùng sinh thái đặc biệt còn bỏ hoang. Phân tỏa thích nghi phổ biến nhất
khi động vật và thực vật di cư đến một hòn đảo không có ngụ cư nào trước đó. Ví
dụ về phân tỏa thích nghi có thể được tìm thấy trong: những giống chim nhỏ ở
Galapagos, loài thú có túi ở Úc, honeycreepers Hawaii và ruồi giấm, loài thú ăn
thịt và những động vật có vú khác ở Madagascar, những loài chim ở New Zealand.
Dấu hiệu có
nghĩa ngầm bí mật (Secret code): Darwin đã có có khả
năng đi đến thiết lập sự chọn lọc tự nhiên, mà không có sự hiểu biết nào về cơ
chế di truyền của sự thừa kế, hoặc nguồn gốc của sự biến đổi mới lạ trong một
đám đông. Lý thuyết riêng của ông về sự di truyền những nét đặc biệt, đã gọi
là pangenesis, là hoàn toàn sai. Phải đợi đến Gregor Mendel và đầu
thế kỷ 20, cơ chế di truyền của sự thừa kế mới bắt đầu hé mở. Ngày nay, chúng
ta biết rằng hầu hết những đặc điểm, chẳng hạn như màu da, màu mắt và nhóm máu
được xác định bằng DNA và những gene của chúng ta. Trong thế kỷ 20, những nhà
sinh học tiến hóa như Ernst Mayr, J.B.S. Haldane, Julian Huxley, và Theodosius
Dobzhansky đã kết hợp lý thuyết tiến hóa Darwin với kiến thức đang phát triển
của của chúng ta trong di truyền học để sản xuất sự “tổng hợp hiện đại”, mà
ngày nay chúng ta gọi là sinh học tiến hóa (evolutionary
biology)
Hầu hết những gene đi vào trong một loạt những
dạng thức khác biệt, mỗi dạng thừa hưởng từ mỗi bên cha mẹ. Những dạng dị biệt,
khác với thông thường được gọi là alleles, và chúng mang những dấu
hiệu có nghĩa ngầm (code) tương ứng với những nét hơi khác thường. hay những
đặc điểm mới. Sự xảy ra có những nét khác thường này, hay những alleles
trong một tập thể dân cư được dẫn đẩy bởi chọn lọc tự nhiên và sự trôi dạt di
truyền, vốn có thể làm giảm bớt biến dị di truyền một cách ngẫu nhiên. Ngày
nay, sự tiến hóa được định nghĩa là sự thay đổi trong tần số của alleles trong
quần thể theo thời gian. Đặc điểm mới được đưa vào quần thể của dòng gene từ
quần thể khác hoặc bằng cách đột biến. Đột biến là một sự thay đổi trong cấu
trúc của một gene và có thể được gây ra bởi sai lầm khi sao chép DNA, những hóa
chất gây ung thư, những virus, tia ánh sáng cực tím và sự bức xạ. Ngày nay
những nhà sinh học tiến hóa chủ yếu chia thành hai phái. Phái hoàn toàn ủng hộ
chọn lọc tự nhiên như Richard Dawkins, Stephen Pinker, Edward O Wilson, Matt
Ridley, Mark Ridley và Jared Diamond, những nhà khoa học này tin vào tính ưu
việt của chọn lọc tự nhiên như nguyên lý hướng dẫn sự tiến hóa. Những nhà khoa
học khác như Niles Eldredge, Stephen J. Gould, Brian Goodwin, Stuart Kauffman
và Steven Rose, cho rằng chúng ta vẫn còn thiếu một gì đó lớn lao, và chỉ chọn
lọc tự nhiên thôi, không giải thích đầy đủ sự phức tạp của quá trình tiến hóa.
[14]
Trước đó là Zion's Watch Tower Tract
Society, sau thành Watch Tower Bible
and Tract Society, một tổ chức bên ngoài của giáo phái Jehovah's Witnesses.
[15]
Venus’s Flower Basket
[16]
Leo ngọn núi không chắc có thể lên được
[17]
Hunt the Slipper: Tìm Dép bị Dấu: trò
chơi phổ thông của trẻ em Anh, dấu dép tìm dép – Một em dấu dép, sau đó những
em khác đi tìm chiếc dép dấu đó, được “bật bí” với những loan báo như “bạn đang
được ấm hơn” hay “bạn đang dần lạnh hơn” – tùy theo xa gần với chiếc dép đang
tìm – nếu thật gần, sẽ là “bạn đang bỏng đấy!”.
[18]
IC: “ irreducible complexity”.