Phản-kitô
Lời nguyền rủa
đạo Kitô
Friedrich
Nietzsche (1844 – 1900)
Der
Antichrist (1895)
Fluch
auf das Christenthum.
54.
Người ta đừng nên để mình bị lừa gạt:
những não thức lớn thì hoài nghi. Zarathustra
là một người hoài nghi. Sức mạnh, sự tự
do tự tại vốn sinh ra từ sức mạnh và sức-mạnh-dồi dào của não thức, chứng
tỏ chính mình bởi chủ thuyết hoài nghi. Những con người của niềm tin chắc chắn
đều là không xứng đáng ít nhất với sự cân nhắc xem xét trong những câu hỏi nền
tảng của giá trị hay không-giá-trị. Những tin-chắc là những nhà tù. Những người
loại như thế không nhìn thấy đủ xa, họ không nhìn bên dưới chính họ: nhưng để được phép tham dự vào sự bàn luận về
của giá trị hay không-giá-trị, một người phải nhìn thấy năm trăm niềm tin chắc
chắn ở bên dưới chính mình – đằng sau chính mình.
Một tinh thần là người muốn những
điều lớn lao, là người cũng muốn những phương tiện cho chúng, thì nhất thiết là
một người hoài nghi. Tự do từ bất kỳ loại nào của những niềm tin chắc chắn, có
khả năng để nhìn thấy rộng rãi, không vướng mắc, là phần của sức mạnh. Đam mê
lớn lao, nền đứng và sức mạnh của hiện sinh của người ấy, lại còn được tỏ rõ
soi sáng hơn, thậm chí chuyên quyền hơn so với người ấy khi là chính mình, đem
dùng toàn bộ trí tuệ của người ấy; nó làm người đó không lưỡng lự; nó cho người
ấy can đảm ngay cả với những phương tiện báng bổ thánh thần; trong những hoàn
cảnh nhất định nó không làm người ấy phải bất đắc dĩ với những niềm tin chắc
chắn. Niềm tin chắc chắn như một phương
tiện: nhiều những sự việc đã đạt đến được chỉ bằng những phương tiện của
một niềm tin chắc chắn. Đam mê lớn dùng và dùng hết những niềm tin chắc chắn,
nó không quị ngã trước chúng – nó biết chính nó có chủ quyền.
Ngược lại: nhu cầu của lòng-tin, của
dăm ba loại nào đó thuộc Có và Không vô điều kiện, đây là chủ nghĩa cần phải có
dẫn đạo – chủ nghĩa Carlyle này [1],
nếu người ta sẽ tha lỗi cho tôi với từ ngữ này, là một nhu cầu sinh ra từ sự yếu
đuối. Con người của lòng-tin, “tín đồ” thuộc mọi loại, thì tất yếu phải là
một người tùy thuộc, không độc lập – một người là người không thể đăt chính mình như một cứu cánh, một người
là người không thể thừa nhận bất kỳ một cứu cánh nào tất cả bởi chính mình.
Người “tín đồ” không thuộc về chính mình,
người ấy chỉ có thể là một phương tiện, người ấy phải bị đem dùng cho hết sạch, người ấy đòi hỏi một
ai nào đó đem xử dụng mình cho hết sạch. Bản năng của người ấy đem vinh dự cao
nhất cho một đạo đức của sự tự-phủ-nhận; tất cá mọi thứ thuyết phục người ấy đi
vào phương hướng này: sự thận trọng khôn ngoan của người ấy, kinh nghiệm của
người ấy, lòng tự cao tự đại của người ấy. Tất cả mọi loại của lòng-tin tôn
giáo thì tự nó là một biểu hiện của sự tự-phủ nhận, của sự tự-vong thân.
Nếu một người cân nhắc xem phần lớn
người ta tìm thấy một gì đó quy định hạn chế là cần thiết như thế nào, vốn từ
bên ngoài nó sẽ quấn buộc họ và trói đè họ xuống; cưỡng bách như thế nào, sự nô lệ trong một ý hướng cao hơn, là
điều kiện độc nhất và cuối cùng trong đó con người có yếu-đuối-ý-chí hơn, đặc
biệt là phụ nữ, có thể thịnh vượng thành công – vậy nên sau đó người ta cũng
hiểu niềm tin chắc chắn, “lòng-tin”. Người của niềm tin chắc chắn có xương sống
của người ấy trong nó. Không nhìn
thấy nhiều những sự vật việc, để không thiên vị ở điểm nào, để là đứng về phe hoàn toàn từ đầu đến cuối,
để có một cái nhìn bao quát tất yếu và chặt chẽ trong tất cả những câu hỏi về
giá trị - chỉ một mình điều này thôi làm nên khả hữu tất cả cho loại này của
con người để hiện hữu. Nhưng với điều này, họ là sự đối nghịch, là những kẻ đối
kháng, của những gì là đúng thực – của sự thực.
Người tín đồ thì không tự do có bất
kỳ ý-thức-phải-trái nào tất cả đối với những câu hỏi về “đúng” và “không đúng”:
có chính trực toàn vẹn trong ý thức ở điểm
này sẽ ngay lập tức triệt tiêu người ấy. Điều kiện bệnh lý của quan điểm có tầm
bao quát của người ấy biến lòng-tin đã cứng chắc sang thành những cuồng tín –
Savonarola, Luther, Rousseau, Robespierre, Saint-Simon – loại mẫu-thức-đối
nghịch của tinh thần cường tráng là người đã trở thành tự do. Ấy thế nhưng điệu bộ lớn lao màu mè của những tinh
thần bệnh hoạn này, những kẻ động
kinh này của khái niệm, tạo một ấn tượng với quần chúng lớn rộng: những kẻ
cuồng tín thì sinh động nhiều hình ảnh: loài người chuộng nhìn những điệu bộ
khoa tay múa chân hơn là nghe những lẽ phải lý trí.
55.
Một bước thêm nữa xa hơn trong tâm
sinh lý của niềm tin chắc chắn, của “lòng-tin”. Trước đây đã lâu, tôi đã đặt
vấn đề – không biết có phải những niềm tin chắc chắn thì nguy hiểm hơn những
nói dối – như kẻ thù của sự thật - hay không (“Human, All-Too-Human”, I, cách ngôn 54 và 483.) Bây giờ, tôi muốn
sẽ được đặt một câu hỏi quyết định: Có
bất kỳ tương phản nào tất cả giữa một nói dối và một niềm tin chắc chắn hay
không? – Tất cả thế giới tin rằng có, nhưng thật là những gì tất cả thế giới
không tin! –
Mỗi niềm tin chắc chắn đều có lịch sử
của nó, những hình thức sơ bộ của nó, những dò dẫm thử nghiệm và những sai lầm:
nó trở thành một niềm tin chắc chắn
chỉ sau khi đã không từng là một niềm
tin chắc chắn trong một thời gian dài, và sau khi họa hoằn mới là một niềm tin chắc chắn trong trong xuốt một thời
gian lại còn dài hơn. Sự thể ra sao? Không phải là nói dối cũng có thể là một
trong những hình thức phôi thai của niềm tin chắc chắn hay sao? – Đôi khi đơn
thuần một thay đổi chỉ con người là đủ tất cả: trong đứa con nó trở thành niềm
tin chắc chắn vốn trong người cha vẫn đã là một nói dối.
Tôi gọi nói dối là có nghĩa: ước muốn
đừng thấy một gì đó mà người ta thực
có thấy; ước muốn để không thấy một
gì đó như người ta nhìn thấy nó. Dù
là nói dối xảy ra trước những nhân chứng hay không nhân chứng không thành vấn
đề. Nói dối phổ thông nhất là nói dối người ta nói với chính mình: nói dối với
những người khác, tương đối, là một sự ngoại lệ.
Bây giờ, sự ước-không-thấy những gì người ta thấy này, sự ước-không-thấy như người ta thấy này, gần như là điều
kiện tiên quyết cho tất cả những ai đứng
về phe, dù trong bất kỳ ý hướng nào: của tất yếu, con người thuộc về phe
trở thành một người nói dối. Ngành học-chép-sử [2] ở
nước Đức, lấy thí dụ,
thì đã bị thuyết phục rằng Rome đã đại diện cho chế độ chuyên quyền và rằng
những bộ tộc Germanic đã đem
tinh thần của tự do vào trong thế
giới: Những gì là sự khác biệt giữa niềm
tin chắc chắn này và một nói dối? Có phải người ta vẫn được phép ngạc nhiên khi
tất cả những phe phái, cũng như tất cả những sử gia Đức, sử dụng theo bản năng
những từ to lớn của đạo đức, – thứ đạo đức đó hầu như tiếp tục hiện hữu bởi vì
con người phe phái thuộc mọi mô tả cần nó ở mọi khoảnh khắc?
“Đây là niềm tin chắc chắn của chúng ta: chúng ta thú nhận nó trước
toàn thế giới, chúng ta sống và chết cho nó – Hãy kính trọng với tất cả những
ai có những niềm tin chắc chắn!” – Tôi đã nghe những điều loại như vậy từ những
cửa miệng bài-Dothái. Ngược lại, hỡi những quý ông! Một người bài-Dothái thì
chắc chắn không bất kỳ tử tế đứng đắn hơn, vì anh ta nói dối như một vấn đề
theo nguyên tắc.
Những thày chăn chiên thì tế nhị hơn
nhiều trong những vấn đề loại như thế, và họ hiểu rất rõ sự phản đối vốn nằm
trong khái niệm của một niềm tin chắc chắn, đó là nói rằng, một sự dối trá vốn
nó là một vấn đề nguyên tắc vì nó phục vụ cho một cứu cánh; như thế họ đã tiếp
nhận tiến trình thông minh của người Dothái để đem vào giới thiệu ở điểm này
khái niệm về “Gót”, “ý muốn của Gót”, sự
“vén-lên-cho-thấy” của Gót. Kant,
cũng vậy, với phạm trù mệnh lệnh của ông, đã trên cùng một lối đi: trong phương
diện này, lý trí của ông trở thành thực
tiễn [3].
Có những câu hỏi trong đó con người thì không được có quyền đi tới một quyết
định về sự thật và không thật; tất cả những câu hỏi cao nhất, tất cả những vấn
đề giá trị cao nhất, nằm bên kia, quá khỏi lý trí con người. Để
thấu biết những giới hạn của lý trí – một mình điều đó là triết học đích
thực. Với con người, sự vén-lên-cho-thấy của
Gót [4] để
làm gì? Có phải Gót có thể đã làm một gì đó quá mức cần thiết? Người thì không
có khả năng để hiểu biết bởi chính mình về những gì là tốt lành và xấu ác, do
đó Gót đã dạy con người ý muốn của ông. Đạo đức: nhà chăn chiên không nói dối; câu hỏi về “đúng thật”
hoặc “không đúng thật” không hiện hữu
trong những nội dung những thày chăn chiến nói đến; những nội dung này không để
cho một ai được phép nói dối tất cả. Bởi vì, để có khả năng nói dối, một ai đó
đã phải có khả năng để quyết định những gì là đúng ở đây. Nhưng với điều này,
con người thì không có khả năng; thế nên, nhà chăn chiên thì đơn thuần chỉ là
phát ngôn viên của Gót. [5]
Một tam đoạn luận kiểu nhà chăn chiên
như vậy thì hoàn toàn không có nghĩa chỉ đơn thuần là Dothái và Kitô; quyền được nói dối và sự giảo hoạt khôn ngoan
về sự “vén-lên-cho-thấy” thuộc về mẫu
thức tu sĩ chăn chiên, chung cho những tu sĩ suy đồi cũng như những những tu sĩ
của những tôn giáo-không Kitô (những dân “ngoại giáo” không-Kitô, là tất cả những ai nói Có với đời sống, với
họ “gót” là một từ để chỉ sự nói-Có lớn lao với tất cả mọi sự vật việc). –
“Luật”, “ý muốn của Gót,” “thánh quyển sách,” và “cảm hứng” – tất cả những từ
ngữ chỉ đơn thuần không gì khác là những điều kiện mà với chúng nhà chăn chiên
đạt đến quyền lực, với chúng mà nhà chăn chiên duy trì quyền lực của mình;
những khái niệm này được tìm thấy ở cơ bản của tất cả những tổ chức của giới tu
sĩ, chăn chiên, và của tất cả những hình thức của qui tắc luật lệ của giới tu
sĩ, hay triết-học-tu-sĩ thống trị. Cái “nói dối thần thánh” – chung cho từ
Khổng Tử, Bộ luật của Manu, Mohammed đến hội nhà thờ Kitô – thì không vắng mặt
trong Plato. “Chân lý là ở đấy”: điều này có nghĩa, bất cứ chỗ nào nó được loan
báo, nhà chăn chiên nói dối.
56.
Sau rốt, vấn đề là hướng đến cứu cánh nào mà người ta nói dối. Những
cứu cánh “thần thánh” đó thì thiếu vắng trong đạo Kitô là phàn nàn phản đối của tôi đối với những phương tiện của
nó. Chỉ có những cứu cánh xấu: tẩm
chất độc, bôi nhọ vu oan, phủ nhận đời sống, khinh miệt thân xác, làm thấp hèn
và tự hãm hiếp con người bằng khái niệm tội
lỗi – hệ quả là những phương tiện của nó cũng thật xấu xa. – Đó là với một cảm giác trái ngược mà tôi đọc Bộ luật của Manu, một công
trình tinh thần với trí tuệ không thể nào sánh và siêu đẳng hơn: đến nỗi ngay cả mới chỉ nhắc tới, nói đến nó,
nhưng trong cùng một hơi thở với tập kinh Thánh cũng sẽ đã là một tội lỗi xấu
xa ác độc, phản lại tinh thần trí tuệ. Người ta đoán được ngay lập tức:
có một triết lý thực sự đằng sau nó, trong nó, không chỉ đơn thuần là một mớ
hỗn độn có mùi axít khó ngửi [6]
của truyền thống giáo dục rabbi
Dothái và sự mê tín dị đoan, nó mang cho ngay cả nhà tâm lý học hư hỏng nhất
một gì đó để nghiền ngẫm, gậm nhấm ăn dần. Và, đừng để quên điểm chính yếu, về
cơ bản nó khác biệt với tất cả mọi loại như kinh Thánh: ở đây là những giai cấp
quý tộc, những triết gia và những
chiến sĩ, đứng vượt trên đám quần chúng: những giá trị cao thượng ở khắp nơi,
một cảm giác của sự toàn hảo, một sự khẳng định, xác nhận đời sống, và thích
thú khải hoàn trong bản thân và trong đời sống con người – ánh mặt trời tỏa sáng trên toàn bộ quyển
sách [7] .
– Tất cả những điều mà đạo Kitô rủa xả sự hèn hạ thô tục sâu xa không đáy của
nó trên chúng – sự sinh sản, lấy thí dụ, phụ nữ, hôn nhân – ở đây đươc đối xử
với trang trọng, với tôn kính và với tình yêu và tự tín tin tưởng.
Thực vậy, làm sao người ta có thể đặt
vào tay trẻ em và phụ nữ một quyển sách, trong đó có chứa cái lời quả quyết đê
hèn đó: “Song, cho được tránh khỏi mọi sự dâm dục, thì mỗi người đờn ông phải
có vợ, mỗi người đờn bà phải có chồng; ... Có phải - vì thà cưới gả còn hơn để
cho lửa tình un đốt?” [8] Và
làm sao người ta có thể là một người Kitô cho đến chừng nào khái niệm về thụ thai vô nhiễm nguyên tội đem Kitô
hóa, đó là nói đến, những dơ dáy, thành căn nguyên con người? [9]
Tôi không biết có quyển sách nào
khác, trong đó biết bao nhiêu điều dịu dàng tinh tế và thiệp nhã nói về phụ nữ
như trong Bộ luật Manu [10],
những chòm râu quai nón xám bạc xa xưa và những vị thánh giả cổ đại này có một
phong thái trong tư cách lịch sự với phụ nữ mà có lẽ sau này sẽ không thể nào
vượt qua hơn được. “Miệng của một người phụ nữ,” – được viết ở một chỗ, “ngực
của một thiếu nữ, lời cầu nguyện của một đứa trẻ, khói của vật hiến sinh, là
luôn luôn tinh khiết.” Một đoạn khác: “không có gì là tinh khiết hơn ánh sáng
của mặt trời, bóng râm từ một con bò, không khí, nước, lửa và hơi thở của một
cô gái”. Một đoạn cuối cùng – có lẽ đây
cũng là một lời nói dối thần thánh: “tất cả những lỗ hổng của cơ thể phía trên
rốn là tinh khiết, còn tất cả ở dưới là không tinh khiết. Chỉ trong người con
gái thì khắp cơ thể là tinh khiết”.
57.
Người ta bắt quả tang [11]
được sự trần tục ô uế của những phương tiện Kitô một khi người ta
đem đo cứu cánh đạo Kitô so với cứu
cánh của Manu – nếu người ta chiếu một ánh sáng mạnh trên tương phản lớn nhất
này của những cứu cánh. Sự phê
bình đạo Kitô không thể tránh được công việc làm đạo Kitô thấy đáng khinh,
đê tiện.
Một bộ luật như của Manu có nguồn gốc
giống như tất cả mọi bộ luật tốt đẹp khác: nó tổng kết kinh nghiệm, thận trọng
khôn ngoan, và đạo đức thực nghiệm của hàng thế kỷ, nó đi đến kết luận, nó
không sáng tạo gì thêm hơn. Tiền giả định cho một hệ thống hóa điển luật của
loại này là cái nhìn sâu sắc rằng những phương tiện của uy quyền đảm bảo cho
một sự thật, vốn nó đã từng chầm chậm
thu phục được và với giá tổn hại đáng kể, là hoàn toàn khác biệt với những
phương tiện cần thiết để chứng minh nó. Một bộ luật không bao giờ kể lại thế
lợi hữu ích, những lý do, lý luận ngụy biện đã xảy ra trong lịch sử trước đó
của nó: vì nếu đã làm thế, nó sẽ đã mất đi giọng điệu mệnh lệnh, cái “nhà ngươi sẽ phải” [12],
tiền giả định cho tư cách tuân phục. Vấn đề nằm đích xác ở chỗ này.
Đến một điểm nhất định nào đó trong
sự phát triển của một dân tộc, tầng lớp dè dặt khôn ngoan nhất, đó là nói tới,
giai tầng nhìn ngoái về sau và thẳng tới trước xa nhất, tuyên bố về kinh nghiệm
vốn người ta nên sống tương ứng thuận theo với nó – đó là, có thể sống – là được ổn định nề nếp. Mục tiêu của họ là mang về
nhà một thu hoạch phong phú nhất và toàn vẹn nhất đến mức có thể có được, từ
những lần của thử nghiệm và của kinh nghiệm xấu.
Trên tất cả, hệ quả bây giờ có điều phải ngăn ngừa là sự thử nghiệm thêm nữa,
một sự tiếp tục của trạng thái lỏng dễ thay đổi của những giá trị, sự thử
nghiệm, sự lựa chọn, sự phê phán những giá trị trong bất tận không dứt. Chống lại điều này, một bức tường hai lớp
được dựng lên: thứ nhất, sự vén-lên-cho-thấy, đó là sự tuyên xưng
rằng lý do trong những luật này thì không có nguồn gốc con người, chúng không
được tìm và không được thấy từ một quá trình chậm và sau nhiều sai lầm, nhưng
có nguồn gốc thần linh, và thế nên là trọn vẹn, toàn hảo, không có lịch sử, là
một quà tặng, một phép lạ, chỉ đơn thuần được thông đạt cho biết. Sau đó, thứ
nhì là truyền thống, sự tuyên xưng
rằng luật đã hiện hữu từ nghìn xưa, và rằng nó là bất kính, là một tội ác chống
lại tổ tiên của người ta, nếu như có nêu lên bất kỳ nghi ngờ nào phản lại nó.
Uy quyền của luật thì đặt nền trên những điều này: Gót đã cho, tổ tiên đã sống
với nó. – Lý do cao hơn của một tiến trình loại giống như thế nằm trong mục
đích, từng bước một để đẩy ý thức lùi lại khỏi những gì đã được nhìn nhận như
đời sống phải lối, đúng đắn (đó là, đã được chứng
minh là đúng bằng môt sự thực nghiệm đã gạn lọc khe khắt và dữ dội), như
thế để đạt đến được sự tự động máy móc toàn hảo của bản năng – một tiền giả
định của tất cả mọi sự tinh thông, của mọi loại của sự hoàn hảo trong nghệ
thuật của đời sống. Để xây dựng một bộ luật theo như cách thức của Manu có
nghĩa là cho một dân tộc từ nay về sau có cơ hội trở thành chủ nhân, trở thành
toàn hảo – để khao khát bay bổng đến nghệ thuật sống cao nhất. Đi đến cứu cánh đó, nó phải được làm thành
vô thức: đây là mục đích của mọi nói dối thần thánh.
Thứ bậc của những giai cấp, cao nhất, luật thống trị, chỉ đơn thuần là sự chuẩn nhận
của một thứ bậc tự nhiên, một sự hợp
pháp thượng hạng, không sự tùy tiện, không “ý tưởng hiện đại” có bất kỳ sức
mạnh nào ở trên nó. Trong mọi xã hội lành mạnh, có thể phân biệt ba mẫu người
có khuynh hướng tâm sinh lý bất đồng, vốn tác động điều kiện lẫn nhau, và mỗi
trong ba, đều sở hữu phép vệ sinh riêng của nó, lĩnh vực làm việc riêng của nó,
ý hướng riêng biệt của nó về sự hoàn hảo và sự tinh thông thành thạo. Tự nhiên,
không phải Manu, phân biệt ra những ai là ưu việt tinh thần, những ai là ưu
việt mạnh mẽ trong bắp thịt và tính khí, và những ai, mẫu thứ ba, là không trội
vượt về mặt này cũng chẳng về mặt kia, những xoàng xĩnh tầm thường – kể sau như
là đại đa số, và kể đầu như nhóm ưu tú.
Giai cấp cao nhất – tôi gọi họ là thiểu số ít nhất
– với tư cách toàn hảo, cũng có những đặc quyền của một thiểu số: trong đám họ
là để tiêu biểu cho hạnh phúc, cho vẻ đẹp, và sự thanh lịch trên mặt đất. Chỉ
với những con người trí tuệ nhất thì cái đẹp mới được cho phép, chỉ giữa họ sự
thanh lịch mới không là sự yếu đuối. Pulchrum
est paucorum hominum: [13]
tốt lành là một đặc quyền. Về mặt khác, Không có gì mà họ có thể bị thừa nhận
kém hơn những xử sự thô lỗ hay một tia nhìn bi quan, một mắt nhìn làm thấy sự
xấu xí – hoặc sự căm phẫn ở toàn bộ diện mạo bên ngoài của những sự vật. Sự căm
phẫn là đặc quyền của những chandala;
cũng của chủ nghĩa bi quan nữa.
“Thế
giới thì hoàn hảo” – như thế là câu nói của bản năng tinh thần nhất, cái
bản năng nói-Có; “sự bất toàn, dù bất cứ là gì thì ở dưới chúng ta, xa cách,
(với) cảm thức của xa cách, – (nên
cho rằng) ngay cả giới chandala vẫn
thuộc về sự hoàn hảo này.” Những con người trí tuệ tinh thần nhất, vì là những
con người tráng kiện nhất, tìm thấy
hạnh phúc của họ, nơi những người khác sẽ tìm thấy sự hủy hoại của họ: trong
những ngõ ngách không lối ra, trong sự cứng rắn với chính họ và những người
khác, trong những thử nghiệm, niềm vui của họ là tự-chinh phục; chủ nghĩa khổ
hạnh trong họ thành bản tính thứ hai, nhu cầu, và bản năng. Họ coi những nhiệm vụ
khó khăn là một đặc quyền, để đùa nghịch với những gánh nặng vốn sẽ đè bẹp
những người khác, một sự giải trí. Kiến thức – một hình thức của chủ nghĩa khổ
hạnh. – Họ là loại đáng tôn kính nhất của con người; nhưng điều đó không loại
trừ tư cách phấn chấn vui vẻ nhất và tử tế đáng yêu nhất. Họ cai trị, không
phải vì họ muốn, nhưng bởi vì họ là;
họ không có tự do để đứng thứ nhì.
Đẳng cấp thứ nhì: đây là những người bảo vệ luật lệ, những người có trách
nhiệm về trật tự và an ninh, những chiến sĩ quí phái, và trên tất cả, nhà vua như thể thức cao nhất của chiến
sĩ, quan tòa, và người duy trì chống đỡ của luật pháp. Đẳng cấp thứ nhì là cánh
tay hành xử của đẳng cấp tinh thần trí thức nhất, mà đẳng cấp này gần gũi nhất
với và thuộc về đẳng cấp tinh thần, đó là làm tất cả những gì gớm guốc trong công việc của cai trị cho
đẳng cấp tinh thần – đi theo đẳng cấp tinh thần, là tay phải của họ, là những
học trò giỏi nhất của họ.
Trong tất cả những điều này, tôi nhắc lại, là không
có gì tùy ý tự tiện, không có gì được tính toán xếp đặt, bất cứ điều gì mà khác
biệt thì bị xoay sở xếp đặt – bị xoay sở xếp đặt cho sự phá sản của tự
nhiên. Thứ tự của những giai cấp, trật tự của thứ bậc, chỉ đơn thuần là
luật tối cao của đời sống đã được trình bày thành hệ thống rõ ràng, sự
phân biệt của ba mẫu này là cần thiết cho sự duy trì xã hội, để làm cho có thể
có được mẫu cao hơn, và những mẫu cao nhất – sự bất bình đẳng về quyền
là điều kiện cần thiết thứ nhất cho sự hiện hữu của bất kỳ quyền nào trong tất
cả.
Một quyền là một đặc quyền. Trạng
thái của tư cách hiện hữu của mỗi người là đặc quyền của người ấy. Chúng ta hãy
đừng lượng giá thấp hơn thực những đặc quyền của tư cách tầm thường. Khi người ta trèo lên cao hơn, đời sống trở nên khó khăn hơn; giá lạnh tăng thêm, trách
nhiệm tăng thêm.
Một nền văn minh cao là một kim tự
tháp: nó chỉ có thể đứng trên một nền lớn rộng, tiền giả định đầu tiên của nó
là một sự tầm thường được hợp nhất vững chắc và mạnh mẽ. Thủ công, thương mại,
nông nghiệp, khoa học, phần cao đẹp nhất
của nghệ thuật, toàn bộ tinh hoa của hoạt
động chuyên môn, để tóm tắt về nó, là chỉ so sánh được với một khối lượng
tầm thường của khả năng và tham vọng, loại như thế của sự việc sẽ không có chỗ giữa những ngoại lệ, bản năng đòi
hỏi ở đây sẽ trái ngược với nguyên tắc
quý tộc và nguyên tắc vô chính phủ. Để là một công cụ hữu ích của công chúng,
một bánh xe, một chức năng, cho điều đó, người ta phải có bản chất định sẵn, có
một khuynh hướng tự nhiên, nó không phải
là xã hội, nó là loại duy nhất của sự hạnh phúc với nó đại dda số con người
là có khả năng mà làm những bộ máy thông minh của họ. Đối với những xoàng xĩnh,
là tầm thường là hạnh phúc của họ; tinh thông, nắm vững, thành thạo, làm chủ
của một điều, sự chuyên môn – (là) một bản năng tự nhiên.
Sẽ là hoàn toàn là không đáng cho một
trí tuệ càng uyên thâm quan tâm đến sự tầm thường như thế như một sự khó chịu
bất bình. Trong thực tế, nó là sự cần thiết đầu
tiên nếu như sẽ có những khác thường ngoại lệ: một nền văn minh cao tùy
thuộc vào nó. Khi con người khác thường ngoại lệ đối xử với sự tầm thường dịu
dàng hơn với chính mình và những đồng đẳng của mình, điều này thì không chỉ đơn
thuần là lòng lịch thiệp – nó chỉ đơn giản là nhiệm vụ của người ấy
Ai là người tôi ghét nhất trong đám
tháp hèn bát nháo của thời nay? Kẻ tiện dân theo chủ nghĩa xã hội, những tông
đồ mạt hạng chandala, người làm suy
yếu bản năng, lạc thú, ý thức hài lòng của người lao động với cuộc hiện sinh
nhỏ bé của mình – người làm anh ta ghen tị, người dạy cho anh ta báo thù. Nguồn
gốc của sai trái thì không bao giờ là những quyền bất bình đẳng; nhưng trong sự
khẳng định những quyền “bình đẳng”.
Cái gì là xấu? Nhưng tôi đã nói điều này trước đây rồi: tất cả những gì sinh
ra từ sự yếu đuối, từ đố kỵ, từ trả thù.
– Kẻ theo thuyết vô chính phủ, và tín đồ Kitô có cùng một nguồn gốc.
58.
Quả thực, có làm thành một khác biệt tùy
theo cứu cánh nào mà người ta nói dối: dẫu không biết người ta bảo tồn hoặc phá hủy. Người ta có thể đặt một phương
trình hoàn hảo giữa người Kitô và người theo chủ nghĩa vô chính phủ: mục
tiêu của họ, bản năng của họ, đều hướng về sự phá hoại. Chứng minh của mệnh đề
này có thể dễ dàng đọc được trong lịch sử: ở đấy nó được viết với rõ ràng đáng
sợ. Nếu chúng ta mới vừa trở nên quen biết với một pháp chế tôn giáo có mục
đích đã là để “làm cho thành vĩnh viễn” một tổ chức vĩ đại của xã hội, điều
kiện tối cao cho sự phồn thịnh của
đời sống – đạo Kitô tìm thấy sứ mệnh của nó trong sự đặt một kết liễu cho đích
xác một tổ chức loại như thế, bởi vì đời
sống đã phát triển phồn thịnh trong nó. Ở đó, có lợi tức của lý trí, sau
một giai đoạn dài của những thử nghiệm và sự bất định đã được đem đầu tư cho
ích lợi của tương lai lâu dài nhất và vụ thu hoạch toàn vẹn nhất, giàu có nhất
và lớn lao nhất có thể có được để mang về nhà: ở đây, ngược lại, vụ thu hoạch bị
đầu độc qua đêm, chỉ trong một sớm một chiều. Cái mà đã sững sững ở đó là đế quốc Lamã, bền vững hơn đồng [14],
hình thức nguy nga tráng lệ nhất của tổ chức đã từng đạt đến được trong những
điều kiện khó khăn, khi so sánh với nó, tất cả mọi thứ có trước và tất cả mọi
thứ có về sau, đều chỉ đơn thuần là vụng về, chắp vá, và lối tay mơ tài tử –
những kẻ mộ đạo đáng sợ vô chính phủ này làm cho nó thành một vấn đề của “kính
tín đạo hạnh” cho bản thân họ, để phá hủy “thế giới”, đó là để nói, đế quốc Lamã, cho đến khi dẫu một tảng
đá không còn về bên kia, cho đến khi dẫu cả đám rợ Teutons và những kẻ thô lỗ cục mịch khác có thể trở nên làm chủ
nhân của nó.
Người Kitô và người theo thuyết vô
chính phủ: cả hai đều là những bại hoại suy đồi, cả hai đều không có khả
năng của bất kỳ tác động nào khác hơn là phân hủy, tẩm thuốc độc, làm khô héo,
hút sạch máu; cả hai đều có một bản năng của hận thù chết sống, một mất một còn
với tất cả mọi thứ mà đứng lên được, mà đứng cao trong sự lớn lao, mà lâu dài
bền bỉ, mà hứa hẹn một tương lai cho đời sống. Đạo Kitô là ma cà rồng hút máu của đế quốc Lamã, chỉ qua đêm, nó đã tháo hủy
những thành tích lớn lao dị thường của những người Lamã – người đã chinh
phục được nền móng vững chắc cho một văn hóa vĩ đại tuyệt vời nếu như đã có được thời
gian.
Điều đó đã được hiểu rõ chưa đây? Đế quốc
Lamã, mà chúng ta biết, vốn lịch sử của những phạm vi hoạt động của đế quốc,
dạy cho chúng ta hiểu biết ngày càng thêm hay hơn tốt hơn, công trình đáng
ngưỡng phục nhất này của mỹ thuật trong phong cách lớn lao đã mới chỉ là một sự khởi đầu, và sự xây dựng của nó
đã có dự kiến với mục đích để chứng tỏ chính nó sẽ vượt xuốt qua hàng ngàn năm.
Cho đến ngày nay, chưa một ai đã từng xây dựng lại được giống như thế này,
không một ai đã từng thậm chí mơ tưởng đến xây dựng trong một tầm vóc với kích
thước cân xứng loại giống như thế dưới
dạng thức của sự vĩnh cửu [15] Tổ
chức này đã đủ vững mạnh để chịu đựng được những hoàng đế tồi tệ: ngẫu nhiên
bất ngờ của nhân cách không có thể động chạm gì đến những nội dung loại như vậy
– nguyên tắc đầu tiên của tất cả
những kiến trúc
thực sự vĩ đại. Nhưng nó đã không đủ vững mạnh để chống lại loại hư hỏng mục
nát nhất của tất cả những hình thức hư hỏng mục nát, chống lại những tín đồ đạo
Kitô.
Bọn vô lại sâu mọt vụng trộm này, đã
dấu diếm lén lút tới từng người một trong đêm tối, trong sương mù và nhập nhằng
không rõ ràng, và đã hút ra khỏi từng người một, sự nghiêm trọng đối với những điều
đúng thực và bất kỳ một bản năng nào đối với thực tại – cái bầy hèn nhát,
yếu ớt ẻo lả nhu nhược tựa đàn bà, và bọc đường bôi mật này đã tách lìa, làm
vong thân “linh hồn”, từng bước một, ra khỏi cái cấu trúc kỳ vĩ lạ thường – những
bản chất quí giá đó, cương cường nam phái đó, cao thượng quí phái đó, là những người
đã tự tìm thấy động cơ cho riêng họ, sự nghiêm trọng của riêng họ, tự hào của
riêng họ trong cứu cánh của Lamã. Sự lén lút vụng trộm của phường kẻ cắp khinh
khỉnh lên mặt đạo đức, sự tụ bầy kết đám tổ chức bí mật bất hợp pháp, những khái
niệm tối tăm ảm đạm như hỏa ngục, như sự hy sinh của người không tội phạm, như
sự hợp nhất thần bí unio mystica trong
việc uống máu, trên tất cả, ngọn lửa đã nhen nhóm thong thả của sự báo thù, báo
thù của chandala – tất cả những điều
đó là những gì đã trở thành chủ nhân của
Lamã, cùng một loại tôn giáo, trong một hình thức đã từng hiện hữu trước đó, mà
Epicurus đã khởi chiến chống lại. Người ta nên đọc Lucretius để thấu hiểu những gì Epicurus đã đánh trận: không
phải là chủ nghĩa ngoại giáo, nhưng “đạo Kitô”, viết thế tôi muốn nói là sự hư
hỏng mục nát của những linh hồn bởi khái niệm về phạm tôi, sự trừng phạt, và sự
bất tử linh hồn. Ông đã đấu tranh chống lại những thờ cúng nhảm nhí thấp hèn
vốn chúng đã giống in hệt như một dạng tiềm ẩn của đạo Kitô: để phủ nhận sự bất
tử linh hồn, khi ấy, đã là không thấp kém gì hơn một sự cứu rỗi thực.
Và Epicurus tất đã chiến thắng rồi;
mọi trí tuệ đáng kính trong đế quốc Lamã đã đều là người theo thuyết Epicurus [16] –
Sau đó, Paul đã xuất hiện – Paul, kẻ hạ tiện chandala oán hận chống lại Lamã, chống lại “thế giới”, trở nên
xương thịt, trở nên thiên tài – Người Dothái, người Dothái Lang thang vĩnh cửu thượng hạng. Những gì ông đã
đoán ra đã là – như thế nào người ta có thể dùng một phong trào giáo phái Kitô nhỏ
nhoi từ đạo Dothái tách ra, để nhóm lên một “ngọn lửa thế giới”, – như thế nào dùng
biểu tượng của “Gót trên thập giá,” người ta có thể hợp nhất tất cả những ai là
kẻ nằm ở đáy xã hội, tất cả những ai là kẻ đã bí mật nổi loạn, toàn bộ di sản
kế thừa của sự quấy động theo chủ trương vô chính phủ trong đế quốc, vào trong
một sức mạnh khủng khiếp khôn lường. “Sự cứu rỗi là của những người Dothái.” –
đạo Kitô như là một công thức với nó để đem dành cho hứa hẹn nhiều hơn những giáo
phái bí mật khác thuộc đủ mọi loại, đó là của những Osiris, của Mẹ-Lớn, của Mithras,
lấy vài thí dụ – và để hợp nhất chúng: thiên tài của Paul nằm trong cái nhìn sâu và xa
này. Thiên tư của ông đã là chắc chắn trong điều này như thế khiến ông đã đem
những ý tưởng làm đã mê hoặc, quyến rũ đám tiện dân, những chandala đầy tín ngưỡng này, và với bạo lực nhẫn tâm không chút thương
xót, ông đem đặt chúng vào miệng của kẻ “cứu thế” – là người mà ông đã bịa ra,
đã là sáng chế của riêng ông, và không chỉ đặt vào miệng của kẻ cứu thế này mà
thôi – nhưng ông đã làm ra một gì đó từ kẻ cứu thế mà ngay cả một tu sĩ của đạo Mithras
cũng có thể hiểu được. [17]
Đây đã là khoảnh khắc của ông ta tại
thành Damascus: ông đã thâm hiểu rằng ông đã
cần có lòng tin tưởng vào sự bất tử để cướp đi khỏi “thế giới” giá trị của
nó, rằng khái niệm “hỏa ngục” sẽ trở thành chủ nhân ngay cả trên Rome – và với
cái “bên kia”, người ta giết chết tươi đời sống. Thuyết hư vô và đạo Kitô: vần với
nhau thế đó, nhưng thực không chỉ là vần với nhau thôi đâu [18].
59.
59.
Toàn bộ
công sức của thế giới cổ điển mất hết, không đi đến đâu.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan/2010)
(Còn tiếp...)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan/2010)
(Còn tiếp...)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
[1] Carlylism: Những ý tưởng chủ đạo hay
giảng dạy của Thomas Carlyle sử gia và nhà viết tiểu luận người Anh. Ông nhấn
mạnh đặc biệt vào sự quan trọng của sức mạnh cá nhân đến từ một nhân cách có cá
tính, và nhu cầu của con người cần có những nhà cầm quyền và những lãnh tụ có
một nhân cách đầy cá tính mạnh mẽ.
[2] historiography
[3] Một tài liệu tham khảo, tất nhiên,
Kant “Kritik der praktischen Vernunft”
(Phê phán lý tính thực tiễn).
[4] revelation: < Latin revelatio(n-),
[< revelare ‘lay bare’ < reveal: < Old
French revelation / reveler hay Latin
revelare < re:
‘again’ (lật lên, vén lên) + velum: ‘veil.’
(tấm màn): “revelatio” (hylạp: apocalypsis)] có nghĩa là: vén
màn che lên; hoặc “manifestatio” (epiphaneia), có nghĩa là: tỏ lộ. Như
vậy revelation gốc Latin “revelare” (hay past part. “revelatus”) có nghĩa đen là: “vén lên cái màn che tối”, để
cho thấy, cho biết một-gì đó (chân lý, hay sự linh thiêng) , trước đây vẫn dịch
là mạc khải, hay mặc khải (mạc:
cái màn).
Revelation: sự vén màn lên cho
thấy, bảo cho biết, ở đây, tôi tạm dịch nôm na dễ hiểu là: sự vén-lên-cho-thấy.
Đây là một lý thuyết đặc biệt chỉ có
trong thần học Judea-Kitô: Tin tưởng rằng có hiện tượng nhận biết
chân lý nhưng không qua suy luận trí tuệ, hay kinh nghiệm của con người; nhưng
chỉ qua thần linh tiết lộ, được thần linh vén-lên-cho-thấy – Cái
biết do sự vén-lên-cho-thấy có
thể trực tiếp từ một thần linh (Gót) hay qua một tác nhân trung gian (một thiên
thần). Một người có kinh nhiệm về tiếp xúc như thế với thần linh siêu nhiên,
nhận được tri thức qua sự vén-lên-cho-thấy như
thế, trong đạo Juda, được gọi là một tiên tri (prophet).
[5]
Lập lại một chú thích của tôi trong :
Nietzsche - Về
Lai lịch của Đạo đức
Idealism: chủ nghĩa Duy ý –
Ở đây Nietzsche chỉ những triết gia Duy ý người Đức, và chủ nghĩa duy ý châu Âu
sống dậy với Immanuel Kant, sau đó là G. W. F. Hegel, Johann Gottlieb Fichte,
Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, và cả Arthur Schopenhauer. Trong triết học
cổ đại Hylạp, Plato đã chính thức bắt đầu tất cả với thuyết Thể
Dạng và phân thế giới làm hai - thế giới của giác quan, hiện
tượng (hình bóng trong hang tối) và thế giới siêu nghiệm, của những ý
tưởng, hay những lý tưởng (bên trên mặt đất, dưới ánh sáng mặt trời).
Đến thế kỷ 18, Kant
- duy ý siêu nghiệm - transcendental idealism (khác với Hegel,
duy ý tuyệt đối - absolute idealism - và Berkeley, người Anh, duy ý duy thần -
theistic idealism) mặc cho lý thuyết này một tấm áo mới với sự phân biệt tương
tự, cũng chia thế giới thành: hiện tượng và siêu nghiệm, sau đó “giáng” cho lý
trí một trận đòn qua “Phê bình Lý trí Thuần túy”, chủ trương rằng nó có
những hạn chế của nó, để dẫn đến kết luận những “nhận thức” bằng lý trí có
những giới hạn; trong đó có hệ quả là lý trí (hay kiến thức từ lý trí, nhưng
theo Kant là tổng hợp trên những khả năng tiên nghiệm: “synthetic a priori”
knowledge) và kiến thức thực nghiệm (empirical knowledge), cả hai đều không,
cái sau không thể có đối tượng siêu nghiệm, cái trước bị giới han; nên chúng ta
không có khả năng “phán đoán” được những đối tượng siêu nghiệm – nghĩa là không
thể phê bình được về Gót, linh hồn (trả lời những câu hỏi loại như: Gót có hiện
hữu không, linh hồn có vĩnh cửu không). Như thế, Kant đã bảo vệ được tôn giáo
của mình khi ấy đương bị đe dọa từ Phong trào ánh sáng đề cao lý trí, kinh
nghiệm, khoa học.
Tạm hiểu phong trào ánh
sáng là vận động tư tưởng của giới trí thức châu Âu, thiết lập một mệnh đề “dữ
dội” – ý tưởng rằng lý trí và kinh nghiệm là những quan tòa tốt nhất để
phán quyết về sự thật, chân lý. Những triết gia trong phong
trào ánh sáng đã bắt đầu thôi không còn nhấn mạnh vào chân lý vén-lên-cho-thấy, tức là những “chân lý”
siêu nghiệm trong tôn giáo, thứ chân lý do Gót tiết lộ, “bảo cho biết” - Kant
đã tài tình chống đỡ cho thế giới “siêu nghiệm”, thế giới bên-kia, ông đã chặn
lý trí ở ngoài ngưỡng cửa, không cho vào lĩnh vực tin tưởng của ông; đó là quan
điểm còn rơi rớt lại tới ngày nay – cho rằng khoa học và tôn giáo là hai lĩnh
vực khác nhau, những gì thuộc về tin tưởng (tôn giáo) thì không thể dùng lý trí
(thành công trong khoa học) để phán đoán - và đó là điều Nietzsche
lên án, và chúng ta hiểu lý do thái độ của Nietzsche về cả Plato lẫn Kant.
Trong phần giới thiệu
công trình nổi tiếng của mình - Critique of Pure Reason - Kant
đã nói thẳng: “Tôi thấy cần thiết phải từ chối kiến thức để dành chỗ
cho đức tin”.
Tất cả mọi thứ về thế
giới tự nhiên là theo như cách khoa học mô tả, nghiên cứu về nó, Kant không thể
phủ nhận giá trị của những kiến thức đó, nhưng trong phân tích cuối cùng của
Kant, ông kết luận kiến thức khoa học về thế giới tự nhiên chỉ là kiến
thức về những dạng ngoài, về những gì xuất hiện với giác quan chúng ta, khoa
học chỉ nói-bàn-hiểu về những hiện tượng (phenomenon – dạng ngoài
- Erscheinung). Vượt quá nó - hoặc hơn nữa, đằng sau nó, bên kia,
bên trên những hiện tượng là một thế giới khác: thế giới siêu nhiên, lĩnh vực
của những thực tại tối cùng, của những “vật-tự-thân” (noumena -
thing-in-itself - das Ding an sich). Lý trí suy đoán của con người
không bao giờ có thể vào sâu đến, không bao giờ nắm-hiểu trọn vẹn được những
vật-tự thân. Thế nên, với thế giới của chúng, khoa học (lý trí), không có khả
năng, và cũng không thể tiến hành cách nào để đi đến được, vậy lý trí không thể
bàn luận, không thể phê phán gì về thế giới này. Do đó Kant khéo léo dẫn dụ đến
quan niệm - Khoa học và tôn giáo, vì đối tượng của chúng nằm trong hai lĩnh vực
khác nhau, chúng không mâu thuẫn nhau. Kant và những người theo ông vẫn chủ
trương: lý trí trong khoa học không thể phê bình, áp dụng vào đức tin tôn giáo.
Như tôi nói trên – Kant cố chặn lý trí ở ngoài ngưỡng cửa, không cho vào lĩnh
vực tin tưởng, linh thiêng, tôn giáo của ông.
Dĩ nhiên, lý thuyết
của Kant dù khéo léo, sâu rộng, nhưng vẫn một chiều, nên không toàn vẹn, thêm
nữa đã như tôi nói trên – chủ yếu là một phản vận động với phong trào ánh sáng,
chủ ý của Kant là phụng sự những gì ở ngoài triết học, chứ không phải thuần túy
triết học, hay tri thức luận như vẫn lầm tưởng, (thêm nữa – khi tôi nhìn theo
hướng của Nietzsche, Kant đã “hạ giá” lý trí và cả kinh nghiệm, và tri
thức luận của Kant chỉ là một hiện tượng luận nghèo nàn). Tránh dài giòng – hãy
quay về chủ đích muốn cứu vớt đức tin tôn giáo của ông trước sự phát triển của
khoa học ở thế kỷ 18; hãy cứ giả dụ theo ông về thế giới của những vật tự
thân, thế giới siêu nghiệm, và hãy cứ chấp nhận rằng lý trí con người (kiến
thức thực nghiệm) không có khả năng đạt đến được thực tại toàn vẹn, tối hậu.
Nếu thế giới của những vật tự thân, thế giới của thực tại tối hậu, nếu thực sự
là không thể đến “biết” được chúng, nếu thế chúng ta chỉ có thể đoán về
chúng, hay tệ hơn, chỉ được cho thấy, được“bảo cho biết” (vén-lên-cho-thấy) –
Vậy tại sao có thể nói chỉ có một lối bảo-cho-biết (theo
như đạo Kitô) là đúng, nếu tất cả những gì về thế giới siêu nghiệm, chúng ta
chỉ có thể ức đoán, nói về, mang tính gián tiếp, không
trọn; như thế phải có hơn một lối đoán, hơn một cách chỉ, hơn
một cách bàn về nó – và phải có nhiều ức đoán, diễn dịch khác
nhau về nó. Tại sao chỉ có một lối đoán, một lối
chỉ, một lối diễn dịch (theo như kinh Thánh của Kant) là
đúng? Chưa kể “chân lý” đó về thực tại tối hậu là chân lý được “bảo cho
biết”, hay như nói ở trên được “vén-lên-cho-thấy” ! – không
phải chân lý tự tìm và thấy được, và dĩ nhiên không thể kiểm chứng. Tại sao một
A (Jesus trong Tân Ước) nào đó “vén-lên-cho-thấy” thì bảo đúng, nhưng một
B (Muhammad trong Quran) nào đó khác “vén-lên-cho-thấy” thì bảo không đúng? (với
những người theo A), vân vân ...
[6]
Judaine là từ Nietzsche đặt ra - để chỉ yếu tính xấu xa của tính chất Do thái
[7]
“mặt trời” trong Plato – xem dụ
ngôn cái hang, hay Republic bản dịch LDB
[8] Kinh Thánh - I Cor. 7: 2, 9. – theo
đó, hôn nhân xem chỉ là một phương tiện
cho cứu cánh của xã hội bầy đoàn thị tộc là tránh dâm bôn, dục tính trong hôn
nhân không có liên hệ với tình yêu,
không thể là cao đẹp, quan hệ nam
nữ không có gì khác hơn dâm dục!
Câu này tôi lấy chính bản dịch “nôm
na” của hội nhà thờ VN 1932.
[9] Những người Kitô luôn nhấn mạnh vào
sự trinh trắng, sạch sẽ, thần linh của Mary thụ thai, sinh Jesus, đó là một “thụ thai vô nhiễm nguyên tội” (immacula conceptio) – đưa
huyền thoại này lên thành một giáo điều trong Catô – ở đây chỉ nói về một
thái độ đề cao – đến từ một quan điểm
cơ bản – tất cả như thế có nghĩa là mọi sự thụ thai, sinh con đẻ cái khác của
loài người đều tất cả là nhơ
bẩn, chưa kể là còn tội
lỗi – đó là một trong những
quan điểm khinh miệt thân xác con người nhất, đặc biệt khinh miệt phụ nữ, hoàn
toàn khinh miệt đời sống, bôi nhọ thân xác của sự sống. Đó là “sự hèn hạ thô
tục sâu xa không đáy” của đạo Kitô, Nietzsche đã nguyền rủa ở trên – nó
“tẩm chất độc, bôi nhọ vu oan, phủ nhận đời sống, khinh miệt thân xác, làm thấp
hèn và tự hãm hiếp con người!”.
Nietzsche sớm mồ côi cha – sống giữa
những phụ nữ xuốt đời; từ bà, sang mẹ, đến các dì, cô và sau cùng với người em
gái. Phải hiểu sự phẫn nộ của ông, (cũng như của tất cả những ai có mẹ) – làm sao chúng ta có thể mường tượng nghĩ tới, chứ chưa
kể đi đến nói tới - bất cứ gì-gì dù có dính líu dẫu nhỏ nhặt cho đến đâu – với
những thứ có thuộc tính loại như: “xấu”, “nhơ bẩn”, “tội lỗi” - về cơ thể người mẹ chúng ta – về cơ thể của tất
cả những người mẹ - về cơ thể phụ nữ
???
Sự “xấu xa”, “nhơ bẩn”, “tội lỗi” hoàn toàn nằm trong mắt kẻ nhìn!
Chỉ có trong một tôn giáo quái đản “hèn hạ thô tục” ở Trung
đông, vốn ra đời trong những tập đoàn người còn trong thời có chế độ tộc
trưởng, trọng nam, khinh nữ, còn sống lang thang bầy đàn, trong những địa
bàn sinh hoạt thiếu sông nước, trên đất khô sa mạc, mới có thề có một cái nhìn
như thế về thân xác con người – mới đi đến chon lựa một sự đề cao hết sức kệch
cỡm, lố bịch và thô tục – đề cao một “đức
Mẹ vô nhiễm” từ lòng tín phục, điều đó vô hại – nhưng chính là thái độ -
giá trị đề cao, quan điểm xưng tụng, là
chỗ đáng kinh tởm - cho thấy những kẻ xưng tụng đề cao đến cuồng dại, mê tín
một chiều, chỉ chăm chú đến một hiện
tượng tự nhiên là thụ thai nhưng khăng khăng phải – vô nhiễm nguyên tội –
mới là cao quí, sạch sẽ, thánh thiện;
tất cả phơi bày cho thấy một trạng thái tâm lý thầm kín đầy ma quái,
bệnh hoạn!
[10] Bộ Luật của Manu (circa. 200 BC – 200 AD): là công trình được biết đến sớm nhất
của pháp luật Hindu. Bộ Luật của Manu là
bộ luật cổ xưa nhất và có ảnh hưởng nhất của Dharma-shastras [Một trong ba truyền thống của truyền thống tri
thức Brahminica: (1) Nghiên cứu nghi lễ Vedic (văn bản Vệ Đà) (2) Nghiên cứu Moksha (những trường phái triết học, đạo
đức học) và (3) Nghiên cứu Shastraic
(xã hội học của thế giới này]. Tác giả: “Manu” nhưng không có tiểu sử chi tiết
được biết đích xác thời nào, ở đâu, và đời sống của ông – chỉ biết là một vị Brahmin sống đâu đó ở miền bắc Ấn Độ,
khoảng. 100-200 CN.
Cấu trúc của Manu là một tường thuật
dài: một nhóm các nhà hiền triết hỏi Manu về Pháp (dharma), gọi Bhrgu học trò của mình cho các chi tiết. Văn bản có
cấu trúc dọc theo hai trục: varna và ashrama. Các chủ đề bao gồm: (a) Cách cư
xử thích đáng với hàng vương giả, trí thức tới hàng tiện dân (Brahmins, Kings,
Vaishyas, and Shudras); (b) tội phạm và hình phạt; (c) hôn nhân, luật sở hữu và
kiểm soát hướng dẫn cho phụ nữ; và (d) tội lỗi và chuộc tội lỗi.
Văn bản Luật của Manu cũng được biết đến như Manusmrti hoặc Manavadharmasastra
và thường được gọi là chỉ đơn giản là Manu.
Manu là tập hợp toàn diện các điển lệ
(codices) đã phác thảo để thực hành dharma,
nhiều học giả gọi chúng là điển luật pháp lý. Bản văn đặc biệt này được sử dụng
bởi Ấn giáo chính thống như hướng dẫn đời sống hàng ngày của họ. Điều này thực
tế đã trở thành rộng lớn hơn, sau khi người Anh lên nắm quyền ở Ấn Độ vì Luật của Manu đã được thực hiện ở mức độ
nhà nước như là một cách xử lý các vấn đề pháp lý với dân chúng Hindu. Luật của Manu đã dựa vào triết học luật
học, tư tưởng và tôn giáo để tạo ra một mô hình bách khoa toàn thư phi thường
về đời sống cần được sống như thế nào, ở nơi công cộng và tư nhân, cho mọi hạng
người và thành phần trong xã hội giai cấp Ấnđộ - kể cả giai cấp tiện dân Untouchables (Nietzsche gọi là chandala hay Tschandala), và nữ giới.
Bản văn Sanskrit lần đầu tiên được dịch sang tiếng Anh năm 1794, và bản
dịch sang các ngôn ngữ châu Âu khác nhanh chóng theo sau. Đối với Nietzsche sự
khôn ngoan của con người trong Luật của
Manu vượt xa của Tân Ước. Không
có sự hiểu biết nào về ẤnĐộ hiện đại mà có thể không có nó, và trong sự phong
phú của các ý tưởng, những cách ngôn sâu sắc, và sự liên quan của nó với các
tình huống khó xử phổ quát của nhân loại – đã đặt Manu đứng ngang hàng với sử thi trường thiên, anh hùng ca vĩ đại nhất của xứ Ấn và toàn nhân loại, bộ Mahãbhãrata và bộ Rãmãyana.
Nguồn của Nietzsche cho Manu là một bản dịch rất sớm Les législateurs religieux. Manou, Moïse,
Mahomet (1876) của nhà văn Pháp Louis Jacolliot. Theo Annemarie Etter, bản
dịch này của Manusmriti là không đáng
tin cậy và có khác biệt rộng rãi so với các bản dịch khác trong giới học giả. Nhiều
trích dẫn của Nietzsche về Manu ngày nay không tìm thấy trong các bản dịch hiện
đại. Quan tâm của Nietzsche với Manu có phần nào liên quan đến câu hỏi – luật
lệ đã tự nó dựng lập như thế nào qua mưu kế và gian ngoan khéo léo. Uy quyền
của luật thì lấy từ những gì Nietzsche gọi là một “nói dối thần thánh”- “Holy
Lie.” Tư tưởng cốt lõi của nói dối thần thánh là để cho luật được nói trong
giọng điệu của mệnh lệnh truyền bảo như một thứ “nhà ngươi phải không được.” –
Sau đó là lý luận “tổ tiên từ nghìn xưa đã làm thế, sống thế”; và cũng làm nên
sự tất yếu để luật được con người đón nhận như một gì đó là đúng, phải, và có
lý.
[11]
Nguyên văn Latin “in flagranti”.
[12]
Chỉ những mệnh lệnh trong 10 điều răn Gót trao cho Moses để truyền cho dân Israel : “thou
shalt”.
[13] “Cái đẹp thì chỉ có với một số ít”
(Beauty is for the few).
[14]
Latin “aere perennius, imperium Romanium”
Đế quốc Lamã: An empire that succeeded
the Roman Republic during the time of Augustus,
who ruled from 27 TCN – 14 CN. At its greatest extent it encompassed
territories stretching from Britain
and Germany to North Africa
and the Persian Gulf . After 395 it was split
into the Byzantine Empire and the Western Roman Empire ,
which rapidly sank into anarchy under the onslaught of barbarian invaders from
the north and east. The last emperor of the West, Romulus Augustulus (born c.
461), was deposed by Goths in 476, the traditional date for the end of the
empire.
[15]
Latin trong nguyên văn: “sub specie
ceterni” under the form of the eternal
[16] Epicurus (341—271 TCN) – triết gia Hylạp, nổi tiếng với quan điểm đạo đức – cái thiện hảo tối cao ở đời – là sự thỏa mãn lạc thú (pleasure) – và quan điểm duy vật: thế giới là một chuỗi liên tục những kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử. – epicurism – (享樂主義;美食主義 – hưởng nhạc chủ nghĩa; mĩ thực chủ nghĩa). Epicurus và tư tưởng của ông là Epicureanism – người đã được kể là đã có chủ trương – điều tốt đẹp nhất là lạc thú (the highest good is pleasure).
Ở đây Nietzsche dùng với quan điểm đạo đức; vì dù “hedonistic” nhưng đề cao sự sống, tôn
trọng con người. Nếu như, khi chúng
ta theo đuổi, hay dành phần nào nỗ lực của đời sống riêng mình để hướng đến vui sướng,
hạnh phúc, dù trong đó có những lạc thú, cảm xúc chân thực đến từ những giác
quan con người: chúng đơn giản và tự nhiên như: ăn, ngủ, yêu đương làm tình, …
Chúng là những “thực tại” của xác thịt trần gian – cũng quả thực là những “dưỡng chất
trần gian”, và chúng không thể nào khác hơn là “những lạc thú trần gian” – Thế nhưng, không
phải chúng là những lạc thú, là xác thịt mà chúng ta bắt buộc phải lùi lại, bỏ đi, hay phải phủ nhận, phải lên
án, chống đối nó rồi rơi vào những hình thức của chủ nghĩa
khổ hạnh cực đoan, điển hình như những tín đồ Kitô, hay những ai nhân danh
“đạo đức”.
Chủ thuyết của Epicurus thường bị trình bày sai lạc như chạy theo
các lạc thú xác thịt, vật chất hơn là các kinh nghiệm sống cao thượng khác (như
tên gọi theo lối người Tàu nhắc trên – “hưởng nhạc chủ nghĩa; mĩ thực chủ
nghĩa” – cho thấy họ thiếu, và hiểu biết lệch lạc vể Epicurus). Thực sự, cái
đúng, cái tốt (chân, thiện) cao cả nhất theo những người theo chủ nghĩa của
Epicurus không phải là ngất ngây cực khoái cảm, không phải là sự thỏa mãn các
giác quan mà thôi, nhưng là sự an tĩnh, sự bình an của tâm trí. Nhận biết lạc
thú vật chất thì phù du và có thể dẫn đến đau khổ, Epicurus khuyến khích đồ đệ
vươn tới những hạnh phúc bền vững, chọn lựa chúng sao cho thông minh, khôn
ngoan. Khéo léo làm sao vun trồng một trạng thái tâm trí an tĩnh, trong đó khổ
đau bị giảm thiểu và vui hưởng lạc thú thật nhiều đến mức có thể được.
Epicurus đã phát triển đến cùng, không dè sẻn một siêu hình học duy
vật, một tri thức luận duy nghiệm, và một đạo đức học duy lạc. (materialistic
metaphysics, empiricist epistemology, and hedonistic ethics). Epicurus phủ nhận
thuyết duy ý Plato về các dạng phổ quát và linh hồn vĩnh cửu; các thần linh,
các gót không có ảnh hưởng gì hết trên đời sống chúng ta. Ông dạy tất cả các
hành động của mỗi người chủ đích là đạt đến lạc thú cho mình (xem như là trạng
thái an tĩnh), điều này có thể thực hiện được bằng các tiết dục và gạt bỏ mọi
sợ hãi trước cái chết và các thần thánh, các gót. Những giảng dạy của Epicurus
về sự giải phóng con người khỏi sợ hãi đã rất phổ biến, ở Athens đã có một cộng
đồng “The Garden” qui tụ những người thực hành sống theo chủ thuyết của ông.
Sau khi ông qua đời, những cộng đồng loại này đã tồn tại và phát triển qua
nhiều thế kỷ, qui tụ giai cấp vô sản, phụ nữ, cả những phụ nữ bán dâm, những
người bên lề xã hội.
Epicurus đã phát triển một hệ thống triết học và là một lối sống
xứng đáng với sự tôn trọng và hiểu biết của chúng ta, có lẽ ngay cả lòng trung
thành của chúng ta. Lối sống này, hàng ngàn người đã cam kết đi theo, trong
khắp thế giới của ĐịaTrungHải cổ đại, với những cộng đồng hợp tác kéo dài hàng
trăm năm. Tuy nhiên, ngay từ đầu, những thông điệp của ông đã bị chống đối và
bóp méo, vì những lý do khác nhau; trước tiên các triết gia, sau đó những nhà
cầm quyền, và sau cùng, những người Kitô. Có lẽ do tác động sống thực vào xã
hội nên Epicurus và những người theo học thuyết của ông đã bị những ngòi bút
Kitô ban đầu, đặc biệt là Tertullian trong đế quốc Lamã, đã là người chống đối
kịch liệt nhất đến mức bội nhọ. Tertullian thấy những cộng đồng sống theo triết
lý của Epicurus là đối thủ cả về tư tưởng lẫn tôn giáo cho đạo Kitô; là chướng
ngại cho sự phát triển của đạo Kitô; và chúng ta hiểu lý do sau khi đọc
Nietzsche nhắc ở trên về những người theo chủ nghĩa của Epicurus. Những người
này rõ ràng hầu như không bao giờ mất lòng trung thành của họ, họ không chuyển
sang những hệ thống triết học, tôn giáo khác; trong khi các trường phái khác
thường bị mất tín đồ, bỏ theo nhóm của Epicurus. Tại sao? Có lẽ vì những học
trò của Epicurus hài lòng với hệ thống tư tưởng của họ vì nó mang trọn ý nghĩa
tuyệt vời của đời sống con người.
Ngày nay, trong thời hiện đại, vẫn còn những phê phán Epicurus, nhân
danh đạo đức, nhưng vẫn là những phê phán lập lại từ trước, nghĩa là một chiều
thiển cận, xuyên tạc chủ thuyết này. Mô tả nó như là một triết lý của thứ trí
tuệ-lười biếng, nông cạn, của nhân cách ham vui, phi đạo đức, hoặc một triết
học thực sự nhưng đã bị lệch lạc vì “vô thần”! (Người ta vẫn đem nhãn hiệu “vô thần”
ra dọa nạt, nhưng không biết rằng từ “hữu thần” có những nghĩa gì – chắc chắn trong
đó có những ý nghĩa sa đọa là “mê tín dị đoan”, “phản-lý trí”, và “tàn ác”, “dối
trá” là những nghĩa người ta nhất định không nhìn thấy, vì có một “lòng-tin” vào những dối trá mà không một người lành mạnh có não thức bình thường nào lại có thể tin nổi, hiểu như
Nietzsche định nghĩa ở trên!).
Chúng ta phải can đảm để bỏ qua 2000 năm thành kiến tiêu cực, và
đánh giá lại, nhìn lại, tìm hiểu lại triết lý này với những giá trị chân thực
đáng ngưỡng phục của nó. “Đánh giá lại tất cả những Giá trị”!
[17] Christianity: đạo Kitô, là tên gọi tôn giáo do Paul người thành Tarsus (tín đồ gọi là thánh chiên Paul) sáng lập ra. Paul đã cùng một số người đương thời với ông, những người này đi theo Jesus, một chân dung lịch sử có lẽ có thực – được biết đến dưới tên là Jesus người thành Narareth, xứ Palestine.
a.
Nhân vật Jesus này đã
bị chính quyền Lamã tại Palestine, khi ấy là một tỉnh của của đế quốc Lamã, xử
tử hình – vào khoảng năm 30-35 CN – bằng hình thức gọi là crucifixion:
đóng đinh bỏ cho chết trên một giá gỗ hình chữ thập – người bị kết án thường bị
đánh bằng roi và buộc phải kéo thanh gỗ xà ngang đến nơi có thanh cột gỗ chôn
thẳng đứng. Sau khi hai tay bị trói và đóng đinh vào thanh ngang, hai bàn chân
người này cũng bị trói và đóng đinh vào thanh gỗ dựng đứng, Cột cao khoảng
khoảng 2,5 đến 3,5 m so với mặt đất. Nạn nhân thường sẽ chết vì ngạt thở hay
tim ngưng hoạt động. Hình phạt tử hình này chỉ dành riêng cho những kẻ khủng bố
bạo động, phá rối an ninh, hay nối loạn chính trị trong đế quốc, và cũng chỉ dành
cho những người không có quyền công dân Lamã. Theo quan điểm của một số sử gia
– sự kiện này cho thấy có nhiều cơ sở để cho rằng Jesus là một nhân vật lãnh
đạo của một nhóm người Palestine nổi loạn chống lại sự chiếm đóng của
Lamã.
Jesus là một người
Dothái, theo đạo Dothái – hay đạo Juda (Judaism) – và trong truyền thống này,
ông đã tự xưng mình là Christ – hay Messiah – vẫn
được tiên tri rằng vị này – như một nhà vua sẽ ra đời để giải phóng dân
tộc Dothái, như thế phong trào vận động quần chúng cũng mang màu sắc tôn giáo,
và dưới hình thức này, các nhà viết sử gọi nó là giáo phái Jesus của
đạo Juda (the Jesus sect of Judaism) – về sau giáo phái nhỏ này đã
phát triển và mang tên Christianity như một tôn giáo độc lập
với đạo Dothái, theo những học giả, đây hoàn toàn là công trình của Paul, một
người Dothái khác, và như cách nói của Nietzsche ở trên – đạo Kitô, và cả nội
dung của nó như chúng ta biết ngày nay – là sáng tạo của Paul, Paul đã “bịa”
ra, sau khi Jesus đã chết.
Về phần Jesus, nếu
như một vài những giảng dạy được gán cho ông trong Phúc Âm (là bốn tập sách
được chọn lựa và vua chiên Innocent I phê chuẩn, đầu thể kỷ 5 CN – nói là chọn
lựa vì cũng còn có những tập sách khác mang nội dung có lẽ tương tự xoay
quanh thân thế Jesus) là đã được thuật kể đúng, ông hiện ra có vẻ giống Gandhi
bất bạo động hơn là một Spartacus bạo động. Dù thực hư ra sao đi nữa, ít nhất
đó đã là ý định của những người được gọi là bố đạo nhà thờ
(tiếng Tàu là giáo phụ), rất lâu sau biến cố trên – những ông bố
đạo này đã muốn đây là hình ảnh Jesus và những ấn tượng êm đẹp về ông mà đầu óc
tín đồ nên gìn giữ, mặc dù trong Phúc âm có chép những câu chuyện điển hình như
Jesus hung hãn đuổi đánh những người buôn bán ở cửa đền thờ Dothái, và kêu gọi
phá đền này, tại Jerusalem (John 2:13-22), và những nhấn mạnh của Jesus trong
giảng dạy của mình, rằng hứa hẹn sẽ mang lại xung đột và chia rẽ (Matthew
10:34) hơn là an vui hòa bình. Điểm này, ít nhất, Jesus đã là tiên tri đúng
thực.
b.
Đạo Kitô đã bắt đầu
như một vận động tôn giáo nổi bật ở Trung Đông và vùng Đông biển Mediterranean.
Nó được chế tác tổng hợp từ đạo Juda, với những mảnh của đạo Zoroastrianism
(Batư), đạo Orphism (Hylạp), và những chủ đề khác của cả triết lý lẫn huyền
thoại Hylạp, được thêm vào ngày càng tăng. Đầu tiên nó đã là một giáo phái nhỏ,
bí mật, sống sót được bằng cách chính nó luồn lọt lẩn trốn trong đám nô lệ và
phụ nữ trong thế giới của đế quốc Lamã. Huyền thoại về một anh hùng đã chết rồi
sống lại, hay một vị thần linh, hay một gót, thì rất phổ biến trong những tôn
giáo cổ đại ở vùng đông biển Mediterranean. Từ những huyền thoại sinh dưỡng (vegetation
myths) rất cổ Aicập, đến những câu chuyện về những anh hùng đã đi xuống và
trở về từ thế giới bên kia, một vài người (như Hercules) sau đạt đến thần vị,
được nâng lên hàng gót, vì những thành tích của họ. Một trong những mẫu số
chung của những câu chuyện như vậy đã là chân dung của một anh hùng vốn là kết
quả của một gót làm cho một phụ nữ trần tục mang thai và sinh con. Thí dụ Zeus,
đã có rất nhiều con cái loại như vậy, trong số đó là Hercules. Câu chuyện Jesus
là vay mượn từ truyền thống này. Những chuyện kể về sự đi xuống thế giới bên
kia, trong số đó có Orpheus, nguồn gốc của giáo phái bí mật, bao gồm những nghi
lễ dẫn nhập và những “khai trí” tinh thần, không phải là khác với những thực
hành sau này của đạo Kitô.
Sự thu hút của đạo
Kitô với những nô lệ và giới phụ nữ nằm trong hứa hẹn kiểu Hercules-thoát-trần
(apotheosis) nhờ vào chỉ lòng-tin, hứa hẹn giải phóng họ (dù chỉ sau khi chết,
ở thế giới bên kia) thoát khỏi những thân phận gông xiềng của trần gian, và là
phần thưởng cho kiên nhẫn và đau khổ của họ. Nietzsche đã chỉ ra rằng biện pháp
thiết lập công chính loại này cho thân phận nô lệ thì khác xa đến thế nào với
quan điểm của Hylạp trước đó, về một nền đạo đức dựa trên hành động và thăng
tiến, thành tựu.
Đạo Kitô buổi đầu
(khoảng ba thế kỷ đầu tiên) đã không định kỳ có những lần bị nhà cầm quyền Lamã
ngược đãi, vì những tín đồ nhiệt tâm của nó đã từ chối không cử hành và không
tôn trọng tôn giáo chính thức của nhà nước, vốn là bổn phận qui định của mỗi
công dân trong đế quốc. Họ đã bị xem là phản động về chính trị vì như có ý định
lật đổ hay chống đối đế chế; và “vô thần”, vì về tôn giáo đã không tin vào
những gót của Lamã.
Trong vài thế kỷ sau
khi hoàng đế Constantine làm đạo Kitô thành tôn giáo chính thức của đế quốc
Lamã (312 CN), những tín đồ nhiệt tâm của nó quay sang uốn nắn và gò ép một
tính chất chính thống và đồng nhất, chống lại và diệt trừ nhiều những “rối-đạo”
hay “lạc đạo” – tên gọi những dị bản với quan điểm của những tín đồ nhiệt tâm
này. Đạo Kitô, trong bản chất, là một vận động tôn giáo có tính sinh sản bằng
phân đôi (fissiparous) và hay cãi nhau, gây gỗ, sinh sự, nên chẳng bao lâu sau
đó, nó sớm bị tổn thất vì sự phân rẽ lớn đầu tiên (các tín đồ gọi là đại ly
giáo) giữa hai dị bản của Rome và Byzantine, vào thế kỷ 8 CN. Một phân ly thứ
hai lớn lao và có hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều, cái gọi là phong trào “Cải
Cách” (Reformation) xảy ra ở thế kỷ 16 CN, khởi đi với Martin Luther
đóng lên cánh của nhà thờ ở Wittenberg năm 1517 bản liệt kê những đòi hỏi cải
cách, chính yếu là phản đối sự thực hành của hội nhà thờ thời đó, đem bán những
đặc ân xá tội tôn giáo (theo đó, người ta có thể được đảm bảo sự miễn giảm thời
gian hàng nghìn năm ở chốn chuộc tội – đây là một địa điểm, tin là có sau khi
chết, ở đó linh hồn con người, tin là tồn tại sau khi chết, phải chịu trừng
phạt để tẩy đi tội lỗi của mình, nhưng nếu mua những đặc ân này do nhà thờ thời
ấy bán – trả bằng những món tiền, hay tài sản lớn, người ta có thể được miễn
hay giảm tội!). Những cộng đồng tín đồ phản đối (do đó có tên là Protestant – đạo phản thệ –
và nhà thờ Việtnam “dịch” cho đẹp là TinLành!)
lại tự phân làm hai khối lớn – khối theo Luther và một khối chặt chẽ hơn, theo
Calvin. Sau đó hai giáo phái này đã phân tán và nhân lên nhiều hơn, ở Đức, Anh,
bắc Âu, và bắc Mỹ – hiện nay có tới 20,000 giáo phái của những hội nhà thờ Phản
thệ, chỉ đếm ở nước Mỹ mà thôi!
Phong trào “Cải Cách”
(phải nói đúng là cải cách tôn giáo Kitô) nói trên – đã gây nên một trăm năm
liền ròng rã chiến tranh khủng khiếp và tàn phá (chỉ riêng chiến tranh gọi là
cuộc chiến Ba Mươi Năm 1618-1648, đã làm chết với tỉ lệ – cứ mỗi ba người có
một người chết – trong những dân tộc nói tiếng Đức ở châu Âu) và đã thúc đẩy sự
ra đi hàng loạt (exodus) những nhóm tín đồ Kitô sang châu Mỹ mới mở cho định
cư, và khắp nơi, họ tìm tự do để thực hành những hình thức tín ngưỡng của họ,
những dị bản của đạo Kitô.
Ngày nay, đại đa số
những tín đồ Kitô sống trong châu Phi, Trung và Nam châu Mỹ, ở những khu vực
đó, họ đã kết trộn những hình thức từ tín ngưỡng vật linh (animism)
trong truyền thống, cộng thêm những mê tín dị đoan khác loại sẵn có trong văn
hóa của họ với đạo Kitô, làm cho nó thành sống động, tuy có phần xa lệch với
bản phỏng chừng chính thức của nó. Trong hầu hết những phần đất có văn hóa
trưởng thành, và dân chúng có giáo dục trí thức tiến bộ của thế giới, từ châu
Âu đến bắc Mỹ, đạo Kitô dần thành thiểu số và có khuynh hướng bị loãng nhạt,
mặc dù có những vùng vẫy của những hội nhà thờ thủ cựu hay những tín đồ cực
đoan vẫn muốn áp đặt quan điểm của riêng họ trên xã hội, trong cố gắng gây ảnh
hưởng vào giáo dục, luật pháp và đạo đức của những cộng đồng, trong đó họ nay
là thiểu số và vì sẽ không ai quan tâm đến nếu như họ đã không xử dụng những
phương sách thách thức, hay bạo động.
c.
Nhìn về mặt tôn giáo,
đạo Kitô tập trung vào một tập hợp những điều tin tưởng cốt lõi – bắt đầu
(hiển nhiên nhất) là tin tưởng: rằng có một Gót, theo truyền thống vẫn gọi là
“ông”(vì cả hai lý do: thành kiến trọng nam khinh nữ, và cũng vì ngữ pháp);
rằng “ông” này đã “gửi” con trai của mình xuống Palestine, sinh làm người ở đây
(dĩ nhiên không thể hỏi “gửi”như thế nào, tại sao lại con trai, và tại sao lại
ở Palestine hẻo lánh, không Athens hay Rome, hay Hànội, lấy thí dụ chẳng hạn),
người này là Jesus, rằng Jesus là Messiah đã hứa hẹn của dân Dothái,
rằng ông này đã nhắc đi nhắc lại một giảng dạy của Dothái với một ý nghĩa tổng
quát là bổn phận của một người là yêu Gót và kẻ hàng xóm láng giềng, và rằng
bất cứ ai “nếu tin vào” ông: đoán chừng là tin rằng Jesus thực sự là con của
Gót, thì người ấy sẽ đươc “cứu”, hiểu là sẽ “không chết” (linh hồn vĩnh cửu),
hay ít nhất với phần thưởng là nếu có chết thì không xuống hỏa ngục.
Mặc dầu những xác định
cho những tác dụng này có thể tìm thấy đó đây trong bốn bộ sách Phúc Âm kinh
điển (Matthew, Mark, Luke, và John). Sự quan trọng của lòng-tin (“đức” tin) vào
tính chất thần linh của Jesus như là Christ (từ ngữ này có nghĩa là “kẻ được
chọn”; cớ để vin vào là sự thực hiện những “phép lạ” của ông [vaì thí dụ quen
thuộc: biến nước thành rượu, đi trên nước, làm người chết sống lại, từ vài ổ bánh
làm thành nhiều cho đám đông nghìn người ăn còn thừa! ..., những thí dụ ngây ngô
này cho thấy người nghe, tín đồ là dân lao động nghèo, đánh cá (đi được trên mặt
nước), nô lệ, thân phận bấp bênh sống nay chết mai (chết sẽ được sống lại), đau
ốm, đói khát (có bánh ăn, rượu uống thừa thãi), ..] và sự “sống lại” của ông
sau cái chết, chủ yếu được Paul người thành Tarsus khẳng định,
(dù ông này không hề gặp biết Jesus, không trong số học trò trực tiếp của
Jesus). Với Paul, người trí thức nhất trong đám này, đã đem vào câu chuyện
sống, chết, sống lại của Jesus một ý nghĩa tôn giáo và tư tưởng, cho Jesus một
sứ mạng – có nghĩa là những luật cổ truyền Dothái (Cựu Ước) với thỏa ước giữa
dân Dothái và Gót; đã bị thay thế, bằng một thỏa ước mới (Tân Ước) giữa con
người và Gót – điều này, dĩ nhiên có nghĩa là nếu một ai tin vào (và
tất nhiên tuân theo những giảng dạy của) Jesus như là Christ, người đó sẽ
được “cứu”, được sống đời.
d.
Bởi vì hình thức
chính thức đầu tiên của đạo Kitô là Lamã, nó đã tiếp nhận hầu hết những kỹ
thuật quản lý hành chính và đẳng cấp của vương triều Lamã. Nó cũng đem vào, sau
khi Kitô hóa, nhiều những hội hè dân gian và lễ hội tín ngưỡng của các tôn giáo
khác trong đế quốc, và cũng nhiều những vị thần linh, gót nam và nữ của các dân
tộc trong đế quốc, thành những vị thánh; điển hình nhất là sự khai thác sự tôn
thờ rộng rãi và nhiệt thành với gót nữ đồng trinh Diana, bằng cách đem đến sự
tôn thờ đồng trinh Mary (“mẹ của Gót-con’) để thay vào chỗ. Trong phiên bản
Catô của Kitô, sự sùng bái triệt để Mary (Mariolatry) và sùng bái các “thánh”
tạo thành một trong những nét đặc biệt nhất, và cũng bị những người Kitô
Phảnthệ (Tinlành) nghiêm khắc rất coi khinh, những người Phảnthệ này có một
phiên bản Kitô cùng nguồn, nhưng đã nổi lên vào thời đã rất xa hàng mấy thể kỷ
về sau, nên không có vấn đề phải cạnh tranh với những lôi cuốn của những mê tín
dị đoan địa phương như hội nhà thờ Rôma.
Trong khi một bên của
đạo Kitô, đặc biệt là Catô Rôma nhấn mạnh vào “sự biện minh qua việc làm”, một
bên kia, đặc biệt là Phảnthệ nhấn mạnh vào “sự biện minh qua lòng-tin”. Những
người Kitô Phảnthệ thì gần hơn với lý thuyết của Paul, người thực sự sáng lập
đạo Kitô; trong khi những người Catô Rôma còn giữ lại nhiều nét đặc trưng của
lối suy nghĩ đạo đức thời tiền-Kitô, trong đó những gì một người làm và những
gì người ấy là, là chìa khóa chính yếu, hơn là những gì một người tin tưởng.
Đạo Kitô đã bắt đầu
như một phong trào mong đợi sự tận thế sắp xảy ra đến nơi, và ngay trong vài
thế kỷ đầu tiên mong đợi đó đã bị thất vọng hoàn toàn. Thế nên nó đã cần phải
nhập cảng những ý tưởng, cả về đạo đức lẫn siêu hình để làm cho có da có thịt,
mới có thể đứng vững; và phải che đắp lên trên một cơ bản triết lý có phần rất
cạn mỏng của nó về cả hai phương diện. Thứ đạo đức không thực tiễn của Tân ước
(có gì đem cho tất, từ chối gia đình nếu họ không cũng làm như thế, tiêu cực,
thụ động chấp nhận tất cả mọi khổ đau, không dự định gì cả và không tính nghĩ
gì về ngày mai, sống khổ hạnh, yêu tất cả mọi người kể cả kẻ lạ, kẻ thù – thái
độ tự nhiên của những người tin tưởng và đời sau vĩnh cửu, và ngày tận thế sắp
đến nay mai!) đã chỉ những thày tu, nữ tu, và những ẩn tu trốn đời trong sa
mạc, rừng núi, ... là mới có thể từng thực hành được; cũng là những người trong
thực tế đã rời bỏ trần gian trong khi vẫn còn sống! Đạo đức học đã nhập cảng
phần lớn từ trường phái Khắc kỷ (Stoicism), siêu hình học cần thiết đã đến từ
học thuyết Plato-Mới (Neoplatonism).
Neoplatonism là tên
những nhà viết sử triết học gọi thời kỳ phát triển cuối cùng của triết học
Hylạp, phồn thịnh vào khoảng thế kỷ thứ ba đến thế kỷ thứ sáu, đó là kể từ
Plotinus (205-270) cho đến khi hoàng đế Lamã sùng đạo Justonian đóng cửa những
trường phái triết học Hylạp vào năm 529, vì không chấp thuận các học thuyết
không-Kitô, óc hoài nghi, lý trí và tri thức.
Điều đáng, hay nên,
là một lý do cho chúng ta kinh ngạc, hết sức sửng sốt là cho đến tận nay, trong
thế kỷ 21, hàng chục triệu người vẫn mong đợi để – hay thực sự đã – tin tưởng
vào những điều giống thế này: “rằng Cha, Con và Thánh thần là một Gót trong ba
ngôi, cùng một bản chất, cùng một thể chất, vĩnh cửu, hiện hữu trước và ngoài
thời gian, nhưng tác động trong phạm vi thời gian; Gót-con (Jesus) sinh ra từ
Gót-cha; và Gót-Ma (Holy God) tiến hành từ Gót-cha; cố gắng để “hiểu” điều này,
sẽ dẫn đến sự mất trí, nói như chính một nhà thần học Kitô nổi tiếng từ thế kỷ
4, Gregory the Theologian hay Gregory Nazianzen; thế nên hội nhà thờ đã tiếp
cận Gót trong huyền bí thiêng liêng, hiểu bằng cách không-thể-hiểu
(apophatic), tự thỏa mãn với sự “gặp gỡ” Gót trong thầm lặng cá nhân, và tuy thế vẫn
nhấn mạnh vào sự không thể toàn vẹn thấu hiểu, nhận biết Gót bằng tinh thần hay
tâm thức”. Những gì vừa nói chỉ là lập lại một phát biểu của chính hội nhà Thờ
về “đức tin”. Duy chỉ một điều trong phát biểu chân thực đó chúng ta có thể
hiểu được là phần nói về sự loạn trí, hay mất trí (vốn là điều duy nhất đúng trong
số đó – và cũng là xác định tương tự của Nietzsche và của Freud), và sự vớ vẩn
giả dối đến mẫu mực của nó là - tất cả quá khó để có thể hiểu được (quan điểm
chân lý “siêu nghiệm” chỉ một ít người được “vén lên cho nhìn” thấy (chân lý
mạc khải) mà thôi), nên vì thế mà nhìn thấy nó chỉ giống hệt những lời nói vô
nghĩa, nếu không là càn rỡ. Phát biểu trên của hội nhà thờ chấm dứt với tuyên
xưng có tính mê sảng: “Thờ phụng Gót là tiếng gọi cao nhất cho loài người, hãy
quì xuống dưới chân Gót toàn năng, Ba ngôi Thiêng liêng, và dâng hiến tất cả
cho ông, trở thành hợp nhất thần bí với ông trong những bí ẩn linh thiêng. Thờ
phượng Gót là làm tròn cứu cánh mà chúng ta đã được tạo ra”.
Những điều mê sảng
như trên vẫn còn được trang trọng phát biểu, lập đi lập lại hầu như khắp nơi;
đừng nói là vẫn còn được rất đông đảo con người vẫn tin tưởng; Nhận xét khôi
hài của David Hume giải thích rằng – không đúng là những “phép lạ” đã chết sạch
cả đâu, như đã tưởng với đạo quân gồm những tín đồ đầu tiên Họ thất vọng vì ngày
tận thế mãi không xảy ra, Gót không xuống trần như hứa hen,....), vì tin tưởng
loại này cũng đủ là một “phép lạ”. Hay như khi biện minh cho tính cách thần
linh của Gót-con, C. S. Lewis, một người bênh vực đạo Kitô hiện đại, đã phát
biểu trong một công thức nổi tiếng rằng cứ theo như nhũng gì còn truyền lại đến
nay, Jesus phải là một trong ba: “kẻ Điên, người nói Láo, hay Gót” (“Lunatic,
Liar, or Lord”), để “chứng minh” rằng – dĩ nhiên theo ông – Jesus phải là
Gót! Nhưng may mắn cho những người ngoài Kitô, cũng vẫn còn có những người tỉnh
táo, thí dụ Peter Kreeft và Ronald Tacelli đã khai triển paradox
trên của Lewis thành: “Gót, người nói Láo, kẻ Điên, hay Truyền thuyết” (Lord,
Liar, Lunatic, or Legend) – cho chúng ta một chọn lựa ôn hòa – Truyền
thuyết, và tất cả chỉ là mê tín dựng quanh một thần thoại – đó là kết luận. (viết
theo A. C. Grayling)
[18]
Nguyên văn: “Nihilist und Christ: das
reimt sich, das reimt sich nicht bloss” – Hai từ Nihilist và Christ có vần
với nhau trong tiếng Đức.