Friday, March 15, 2013

Phản-kitô - The Antichrist (3d)


Phản-kitô
Lời nguyền rủa đạo Kitô
Friedrich Nietzsche (1844 – 1900)

Der Antichrist (1895)

Fluch auf das Christenthum.






50.
Ở điểm này này, tôi không thể cho phép mình bỏ qua đặc điểm tinh thần và thái độ - một tâm lý của “lòng-tin” [1], của “tín đồ” – chính là vì lợi ích của những “tín đồ”, như nó thích ứng vừa vặn. Nếu ngày nay, còn không thiếu những người là người không biết trong cách nào là đứng đắn để “tin tưởng.” – hoặc một dấu hiệu của suy đồi, của ý dục với đời sống bị phá vỡ – ngày mai, rồi họ sẽ đã biết về nó. Tiếng nói của tôi vang đến người dẫu lãng-tai cũng nghe được.

Trừ khi tôi đã nghe nhầm, xem dường như giữa những người Kitô có một thứ tiêu chuẩn về sự thật được gọi là “chứng minh bằng hiệu lực” [2]. “Lòng-tin làm nên ân sủng, do đó nó là sự thật” – Chỗ này, người ta có thể phản đối trước tiên rằng chính xác là sự kiện có-ân-sủng đã không chứng minh được, nhưng mới chỉ đơn giản được-hứa-hẹn: ân sủng còn bị buộc vào điều kiện của “lòng-tin” – một người sẽ trở nên có ân sủng  người đó tin tưởng. Nhưng liệu không biết những gì mà nhà chăn chiên hứa hẹn với người tín đồ, tóm lại là có xảy ra trong một thế giới “bên kia” hay không, vốn không là đối tượng cho một thử nghiệm nào – điều đó làm thế nào chứng minh được? – “Chứng minh bằng hiệu lực” được viện dẫn trên, thì như thế, ở nền đáy chỉ đơn thuần không gì ngoài một “lòng-tin” khác, cụ thể là, tác động một người mong chờ từ lòng-tin sẽ không thất bại, nhưng sẽ xuất hiện. Trong một công thức: “Tôi tin rằng lòng-tin làm nên ân sủng – vì vậy cho nên, nó là sự thật”. Nhưng với điều này chúng ta đã ở ngõ cụt rồi. “Vì vậy cho nên” này sẽ chính nó là phi lý nếu dùng như tiêu chuẩn của sự thật.

Nhưng chúng ta hãy giả định, với một vài rộng rãi, rằng có thể được chứng minh là lòng tin làm nên ân sủng (không chỉ đơn thuần là được-ao-ước, và không chỉ đơn thuần là được hứa hẹn với môi mép đáng ngờ của một thày chăn chiên): ngay cả như vậy, có thể sự ân sủng – hay nói cho chính xác hơn, thích thú– có bao giờ từng là một bằng chứng cho sự thật? Điều này còn quá xa với sự thật đến nỗi tự nó cung cấp gần như là một phản chứng; trong bất kỳ trường hợp xảy ra nào, sự nghi ngờ lớn lao nhất về một ‘sự thật” sẽ nên khởi động khi những xúc cảm của thích thú đi vào sự luận bàn cho câu hỏi “Điều gì là sự thật?” Bằng chứng của “thích thú” là một bằng chứng của “thích thú”– không hơn không kém: Làm thế nào trong khắp cả thế giới này lại có thể thiết lập được rằng những phán đoán đúng thực nên đem lại cho thích thú nhiều hơn những phán đoán sai lầm, làm như phải theo với một luật hòa âm đã thiết lập vững chắc từ trước, có phải những cảm xúc dễ chịu sẽ tất yếu theo đến sau?  

Kinh nghiệm của tinh thần với tất cả sự khốc liệt, với tất cả khunh hướng sâu xa, dạy điều ngược lại. Ở từng bước một, con người đã phải vật lộn để có sự thật, con người đã phải đầu hàng, đem nộp cho nó gần như tất cả mọi thứ mà trái tim, mà tình yêu của chúng ta, lòng tin của chúng ta trong đời, về mặt khác bám víu vào đó. Điều đó đòi hỏi sự cao thượng lớn lao của linh hồn: sự phụng sự cho sự thật là phụng sự khó khăn nhất của tất cả những dịch vụ. – Sau cùng, có nghĩa là gì, để có sự toàn vẹn nhất thống trong những nội dung của lĩnh vực tinh thần?  Nó có nghĩa là một người phải là nghiêm khắc chống lại lòng mình, rằng một người phải khinh miệt “những xúc cảm đẹp đẽ,” và rằng một người làm cho mỗi  Đúng hay Sai là một vấn đề của ý thức. Lòng-tin làm nên ân sủng: vì vậy cho nên, nó nói lời trá ngụy, lừa dối.


51.
Rằng lòng-tin làm nên ân sủng, trong những hoàn cảnh nhất định nào đó, rằng sự ban ân sủng không làm cho một ý tưởng cố định thành một ý tưởng đúng thực, rằng lòng tin không chuyển rời núi non nhưng đặt núi non ở những chỗ không có núi non nào – một vòng dạo nhanh đi xuốt một nhà thương điên làm người ta sáng tỏ về điều này. Nhưng Không, là để chắc chắn, không một thày chăn chiên nào: vì ông ta bởi bản năng phủ nhận rằng bệnh tật là bệnh tật, và nhà thương điên là nhà thương điên. Đạo Kitô cần sự ốm đau, cũng y hệt như văn hóa Hylạp cần một thừa thãi quá mức về sức khỏe – để làm đau ốm là mục đích đích thực, thầm kín của toàn bộ những phương pháp về cứu rỗi được hội nhà thờ đã dựng lập nên. Và chính hội nhà thờ – không phải là nó thiết lập một bệnh viện tâm thần Catô cho những kẻ mất trí là lý tưởng sau cùng hay sao? – Hết trọn trái đất cả thảy như là một nhà thương điên? 

Con người có lòng-tin tôn giáo, như nhà thờ muốn hắn, là một suy đồi điển hình; khoảnh khắc mà tại đó một khủng hoảng tôn giáo thắng tràn một dân tộc, luôn luôn không thay đổi, được đánh dấu bởi những dịch bệnh rối loạn thần kinh, “thế giới bên trong” của con người tôn giáo nhìn giống hệt như bên “thế giới bên trong” của những khích động quá độ và kiệt sức mệt lả; những trạng thái “tối cao” mà đạo Kitô đã treo trên đầu nhân loại như giá trị của tất cả mọi giá trị là những hình thức của động kinh phát cuồng  –  chỉ có những kẻ điên cuồng hay những kẻ mạo danh lừa đảo vĩ đại mới từng được hội nhà thờ tuyên xưng là thánh linh trong cho sự vinh hiển lớn của Gót [3]. Tôi đã một lần cho phép chính tôi để chỉ định toàn bộ hệ thống huấn luyện về sự ăn năn và chuộc tội trong đạo Kitô (vốn ngày nay được nghiên cứu nhiều nhất ở nước Anh) như một suy nhược thần kinh đầy buồn vui thất thường – folie circulaire [4] – được sản xuất theo phương pháp, như là thuận hợp, trên thửa đất đã chuẩn bị cho nó, đó là để nói, một lớp đất trước sau hoàn toàn bệnh hoạn, không lành mạnh. Không phải ai cũng có thể bỗng nhiên là một người Kitô: một người thì không “cải đạo” sang đạo Kitô – một người phải là bệnh hoạn đầy đủ cho nó.

Chúng ta những người không thế, là người có can đảm để giữ sự lành mạnh và cũng để khinh miệt, chúng ta có thể khinh miệt như thế nào đây cho vừa với một tôn giáo dạy con người hiểu lầm về chính thân xác mình! Thứ tôn giáo từ chối không tẩy sạch tin tưởng mê muội dị đoan về những linh hồn! vốn quay sang chuyển sự thiếu thốn dưỡng chất, không đủ cho sự sống thành một gì đó “đức hạnh”, xứng đáng khen thưởng! vốn kình chống lại sức khỏe như một thứ kẻ thù, ma quỷ, cám dỗ! vốn tưởng tượng đồng bóng vô lý rằng người ta có thể tha đi loanh quanh đó đây một “linh hồn hoàn hảo” trong một xác chết của một cơ thể, và do đó đã thấy cần thiết để pha chế bịa ra một khái niệm mới về “sự toàn hảo” , – một nhân vật nhợt nhạt xanh xao, bệnh hoạn ốm yếu, cuồng nhiệt đến ngây dại- xuẩn ngốc, cái thứ được gọi là “thánh thiện” Sự thánh thiện – chỉ đơn thuần một chuỗi gồm những triệu chứng của một cơ thể còi cọt suy nhược, hết sạch nhuệ khí can đảm, đã suy hoại không thuốc chữa. 

Phong trào vận động Kitô, như một phong trào châu Âu, đã ngay từ đầu là một vận động của những cặn bã, rác rưởi và những thành phần bị cự tuyệt thuộc đủ mọi hạng (những đám này muốn giành quyền lực thông qua đạo Kitô). Nó không biểu thị cho sự suy tàn của một chủng tộc, nó là một khối kết tập của những thể dạng tập trung lại thành đám đông với nhau, và tìm kiếm nhìn nhận nhau ở khắp mọi nơi. Nó không, như đã được giả định, là sự hư hoại thời cổ đại tự nó, của thời cổ đại cao quý, vốn làm cho đạo Kitô thành có-thể, sự ngu ngốc uyên thâm học giả vốn giữ chủ trương những ý tưởng như thế khó mà có thể nặng lời cãi lại cho đủ. Ở thời điểm khi tầng lớp chandala bệnh hoạn, đốn mạt hư hỏng trong toàn thể đế quốc đã chấp nhận theo đạo Kitô, cái mẫu thức đối nghịch, quí phái cao thượng, đã hiện diện trong hình thức trưởng thành nhất và đẹp đẽ nhất của nó.  Một số lớn đã thành chủ nhân; chế độ dân chủ của những bản năng của đạo Kitô đã chiến thắng. Đạo Kitô đã không có tính “quốc gia”, không là một chức năng của một chủng tộc – nó nói với tất cả mọi loại người là người không thừa hưởng được di sản nào của đời sống, nó có những đồng minh của nó ở khắp mọi nơi. Ở dưới nền đáy của đạo Kitô là sự thù oán của kẻ bệnh hoạn – bởi bản năng chống lại lành mạnh, chống lại chính tự thân sức khỏe. Tất cả mọi thứ mà đã thành công hay đẹp, tất cả mọi thứ mà là đáng tự hào và nghich ngợm tươi vui, và trên tất cả, sự đẹp đẽ; đều làm tổn thương gây đau đớn cho tai và mắt của nó. Một lần nữa, tôi nhớ lại những lời nói không đánh giá được của Paul: “những sự vật yếu hèn của thế gian; những sự rồ dại của thế gian; những sự vật hèn hạ và bị khinh miệt của thế gian, Gót đã chọn” [5]. Đây đã là công thức; dưới dấu hiệu này sự suy đồi đã chiến thắng [6]

Gót trên thập tự giá – những tư tưởng kinh hoàng bí mật đằng sau biểu tượng này đã được nhận hiểu hay chưa? – Tất cả những đau khổ đó, tất cả gì mà đã bị đóng đinh vào giá gỗ chữ thập đó, là thần thánh thiêng liêng. Tất cả chúng ta đều bị treo trên thập tự giá, vì thế cho nên chúng ta là thần thánh thiêng liêng. Chỉ mình chúng ta là thần thánh. Đạo Kitô đã là một chiến thắng: một nhân sinh quan cao thượng hơn đã bị nó làm rụi chết, mất mạng – cho đến ngày nay đạo Kitô vẫn còn là sự bất hạnh lớn nhất của nhân loại. –


52.
Đạo Kitô cũng đã đứng đối kháng với tất cả mọi tinh thần nào đã tạo thành hay-đẹp; nó chỉ có thể dùng suy luận bệnh hoạn như lý tính của đạo Kitô, nó về phe với tất cả mọi thứ xuẩn ngốc, nó lẩm bầm một lời nguyền chống lại tinh thần, chống lại sự cao ngạo  [7] của tinh thần lành mạnh. Vì bệnh hoạn là trong yếu tính của đạo Kitô, trạng thái phô trương điển hình Kitô, “lòng-tin”, phải cũng là một hình thức của sự đau ốm bệnh hoạn, và tất cả những lối đi thẳng thắn, chân thực, khoa học đi đến hiểu biết tri thức phải bị hội nhà thờ ném bỏ như những con đường cấm kị . Ngay cả hoài nghi là một tội lỗi.

Sự hoàn toàn thiếu vắng về trong sạch tâm lý trong nhà giáo sĩ  – tia mắt của thày chăn chiên đã tố cáo điều này – là một hệ quả của sự suy đồi: người ta nên quan sát những phụ nữ quá kích động đến mê loạn và trẻ em với một khuynh hướng bị bệnh còi xương, để thấy thường xuyên như thế nào tính giả dối bản năng, khuynh hướng nói dối chỉ để mà nói dối, và sự không có khả năng để nhìn nhanh và bước đi cho thẳng, là triệu chứng biểu hiện của sự suy đồi. “Lòng-tin” có nghĩa là không muốn biết những gì là đúng thực.

Kẻ ngoan đạo quá đáng [8], nhà chăn chiên cả nam lẫn nữ, thì không thực, vì ông ta bị bệnh: bản năng ông đòi hỏi rằng quyền của sự thật thì không được thừa nhận ở bất kỳ điểm nào. “Bất cứ điều gì làm cho bệnh hoạn là tốt, bất cứ điều gì đi ra từ sự tròn đầy phong phú, đi ra từ sự dồi dào thừa thãi, đi ra từ quyền lực, là ma quỷ” – những tín đồ cảm nhận như thế đó. Không có lựa chọn nào ngoài nói dối – từ đó tôi thấy ngay trong chỉ thoáng nhìn biết nếu một người có phải là đã một nhà thần học đã được tiền định hay không. – Một dấu hiệu khác của nhà thần học là sự không có khả năng về ngữ văn học của ông. Những gì ở đây, trong một ý hướng rất rộng rãi, ngữ văn học có nghĩa là nghệ thuật của sự đọc sách đúng khéo, của sự đọc những sự kiện mà không sai lầm chúng bởi sự diễn giải [9] , mà không đánh mất thận trọng, kiên nhẫn và sự tinh tế, trong khao khát để hiểu biết. Ngữ văn học như ngừng lại, kiểm chứng [10] trong sự diễn giải: – dù nó là vấn đề của sách vở, tin tức trong một tờ báo, hoặc vận mệnh hoặc tiên đoán điều kiện thời tiết, chứ đừng nói chi về “sự cứu rỗi của linh hồn”. Cách thức mà một nhà thần học, cho dù ở Berlin hay ở Rome, đã sẵn sàng để giải thích, một “câu văn của kinh Thánh,” hoặc một biến cố, – lấy thí dụ, một chiến thắng của quân đội của tổ quốc, trong ánh sáng cao hơn của những bài thơ vịnh trong Cựu ước của David, thì luôn luôn là quá táo bạo, mặt dạn mày dày, khiến một nhà ngữ văn học chỉ có thể tự vò đầu bứt tóc. Thế nhưng ông sẽ làm gì được đây, khi những người mộ đạo quá đáng và những con bò khác từ Swabia [11] với trợ giúp của “ngón tay của Gót”, chuyển đổi bất hạnh khốn khổ hằng ngày và phòng khách đầy khói thuốc của hiện sinh thảm hại của họ vào thành một phép lạ của “ân sủng,” của “quan phòng” và của “những kinh nghiệm về sự cứu rỗi”? Ngay cả sự tiêu dùng khiêm tốn nhất về tinh thần, chưa nói đến sự khuôn phép thích hợp, sẽ đủ để mang những kẻ diễn dịch này đến điểm thuyết phục được chính họ về trò vặt trẻ con cùng cực và sự bất xứng đáng khinh của một sự lạm dụng như thế của của tài khéo tay của những ngón tay thần linh. Khi sở hữu ngay cả một mẩu nhỏ nhất của lòng sùng mộ trong thân thể, chúng ta nên tìm thấy một vị gót là vị có thể chữa một cơn cảm lạnh đúng lúc, hay là vị chào tiễn chúng ta bước vào một toa xe khách đúng ngay lúc một cơn mưa bão cuồng nộ bắt đầu, một gót phi lý buồn cười loại như thế mà chúng ta nên phế bỏ ông đi nếu như ông ta đã hiện hữu. Một vị gót như một người hầu, như một người đưa thư, như một nhà làm niên lịch – sau rốt, một từ ngữ cho cái xuẩn ngốc nhất của tất cả những trường hợp không may, ngẫu nhiên. “Quan phòng linh thiêng” thuộc cái loại trong đó phỏng chừng cứ mỗi ba người là có một, trong “giới học thức nước Đức” vẫn còn tin tưởng, sẽ là một phản đối chống lại Gót quá mạnh mẽ đến nỗi rằng người ta đơn giản không thể tưởng tượng được một phản đối mạnh mẽ hơn. Và trong trường hợp nào đi nữa, nó là một phản đối với những người dân Đức!


53.
Rằng những kẻ tử đạo chứng minh được bất cứ gì về sự thật của một chủ trương phấn đấu thì quá xa với đúng thực,  mà tôi sẽ phủ nhận rằng tuyệt không một kẻ tử đạo nào từng có bất cứ gì dẫu bất kỳ là thế nào mà có dính dáng gì với sự thật tất cả. Với giọng điệu trong đó một người tử đạo, ném văng một-gì-đó-xét-thấy–là-đúng của người ấy vào mặt của thế giới, biểu lộ một mức độ thấp kém chừng nào của sự toàn bộ trung thực trí tuệ, một sự trì độn chậm hiểu dường thế với câu hỏi của “sự thật”, khiến người ta không bao giờ cần phản bác một kẻ tử đạo. Sự thật không phải là một gì đó mà một cá nhân có thể có và một cá nhân khác không có: chỉ có những dân cày nghèo khổ thất học, hoặc những tông đồ bần cố nông như Luther, mới có thể nghĩ theo lối đó về sự thật. Người ta có thể chắc chắn rằng sự khiêm tốn, sự chừng mực vừa phải trong những vấn đề trí thức, trở nên lên lớn hơn trong tỉ lệ tương ứng với mức độ của ý thức trong vấn đề thuộc về tinh thần. Để có kiến thức về năm điều, và với bàn tay dịu dàng, từ chối không có kiến thức nào khác nữa [12].

“Sự thật”, như từ ngữ được hiểu bởi mọi tiên tri, mọi giáo phái, mọi người phóng túng tự do, mọi người theo chủ nghĩa xã hội, mọi giáo sĩ nhà thờ, là một bằng chứng hoàn hảo rằng ngay cả không có lấy được một khởi đầu đã được làm nên cho  sự rèn luyện trí óc đó của tinh thần, cho sự tự-vượt thắng đó, vốn là cần thiết nếu như bất kỳ sự thật nào, dẫu cho nhỏ đến đâu, rồi có được tìm thấy chăng nữa.

Những cái chết của những người tử đạo, nhân đang bàn, đã là một bất hạnh lớn lao trong lịch sử: họ đã bị dụ dỗ cho say mê. Sự suy luận rằng tất cả những xuẩn ngốc, bao gồm đàn bà và lớp bình dân hạ lưu, rằng phải có một gì đó với một nguyên nhân mà với nó khiến một ai đó đi đến cái chết của mình (hoặc ngay cả với, như đạo Kitô ban đầu phát sinh ra những bệnh dịch tìm-cái-chết, nạn dịch-tự-tử) – suy luận này đã phá ngang gâycản trở không thể đo lường được cho sự khảo nghiệm, tinh thần của sự thẩm tra và sự thận trọng. Những người tử đạo đã làm tổn hại sự thật .

Thậm chí ngày nay, chỉ cần nhặt lấy sự thô bạo của một đàn áp là tất cả đã đủ để đem cho một giáo phái, nếu không xảy ra như thế thì hoàn toàn không ai quan tâm biết đến là gì, một cái tên gọi vinh dự. – Nhưng như thế nào? Có phải nó thay đổi giá trị của một sự việc nếu như một ai đó đem sự sống của mình hy sinh cho nó? Một sai lầm mà trở thành tôn kính vinh dự là một sai lầm vốn làm nó thì lại càng quyến rũ say mê hơn. Ông có thực tin hay không, những nhà thần học thân ái, rằng chúng tôi sẽ cho ông một cơ hội để trở thành những kẻ tử đạo vì nói dối của ông?  Người ta phản bác một vấn đề bằng cách đặt nó nằm xuống trên băng giá – đó cũng là cách thức phản bác những nhà thần học như thế nào.  Đây chính xác đã là sự ngu xuẩn trong lịch sử- thế giới của tất cả những kẻ bức hại (tôn giáo): rằng họ đã đem cho nguyên nhân chống đối sự xuất hiện dạng ngoài của tư cách tôn kính vinh dự – rằng họ đã đem cho nó một sự mê hoặc quyến rũ của sự tử đạo như một món quà. Ngay cả ngày nay phụ nữ vẫn còn nằm quì trên gối họ trước một lầm lẫn vì họ đã được bảo rằng một người nào đó đã chết trên thập giá vì nó. Có phải thập giá là một lý lẽ tranh cãi? Nhưng về tất cả những điều này, chỉ có một người đã nói những lời, vốn là cần thiết cho hàng ngàn năm – Zarathustra:

“Họ viết những dấu hiệu bằng máu dọc đường họ đã bước, và điên rồ của họ đã dạy họ rằng người ta chứng minh được sự thật với máu. Nhưng máu là nhân chứng tồi tệ nhất của sự thật; máu tẩm độc vào ngay cả những học thuyết tinh khiết nhất và chuyển nó vào thành huyễn tưởng lừa dối và hận thù của con tim. Và nếu một người bước qua lửa cháy vì học thuyết của mình – điều đó chứng minh được gì? Thực ra, nó là hay hơn nếu như học thuyết của bạn thoát ra khỏi lửa đốt của chính bạn.” [13]


54.         
Người ta đừng nên để mình bị lừa gạt: những não thức lớn thì hoài nghi.

Lê Dọn Bàn tạm dịch  bản nháp thứ nhất
(Jan/2010)





[1] faith: lòng tin; tin tưởng nhưng không chỉ với não thức, nhưng với cả tấm lòng – ngoài lý trí còn có thêm tính chất tình cảm. Nên tôi dùng – trong tập sách này – với nghĩa đó. Những tín đồ Kitô khi nói về lòng tin đặc biệt này đã đề cao nó và gọi là “đức tin” - lòng tin tưởng tuyệt đối có khi đi đến bất chấp sự thực thường nghiệm – nhưng được biện minh là hướng tới sự thực siêu nghiệm - như một đức hạnh – trong tôn giáo của họ, và cũng là điều kiện nhận thức nền tảng cho những lý thuyết của tôn giáo đó.
Nếu chúng ta tin lòng tin tuyệt đối bất chấp lý trí và thực nghiệm là một đức hạnh – chúng ta dùng từ “đức tin” – nếu chúng ta không tin như thế, “faith” chỉ là “lòng tin” – thực ra rất đáng sợ vì sức mạnh mù quáng của nó, và khi nhìn những tác động của nó – chúng ta khó có thể xem là đức hạnh được! Người ta mỉm cười nhắm mắt chết, hay thà chết; vì có nó trong lòng; Nhưng đừng quên người ta cũng mỉm cười mở mắt thản nhiên giết người khác vì có nó trong lòng!
Và đặc biệt la foi du chrétien hay “credo” (“je crois” trong Latin) – lòng tin Kitô cũng đưa con người – như Nietzsxhe, đến nói-không với bây giờ và ở đây – gạt bỏ thế giới này, đặt cứu cánh của đời sống vào thế giới bên kia – nên những trường hợp phản bội đất nước, dân tộc và văn hóa của chính mình luôn luôn xảy ra.
[2]den Beweis der Kraft” – “proof of strength” (Kaufmann); “proof by potency” (Hollindale) – “preuve de la force” (Henri Albert). 
[3] Latin trong nguyên văn ‘in  majorem dei honorem
[4] folie circulaire: Rối loạn tính khí lưỡng cực ((Bipolar disorder): là bệnh lý gây ra những thay đổi quá mức về tâm trạng, tính khí tác động vào suy nghĩ và hành vi. Những bệnh nhân thường có kinh nghiệm về cả hai trạng thái luân phiên trong hai giai đoạn tính khí khác nhau: một giai đoạn hưng cảm và một giai đoạn trầm cảm. Trong gian đoạn hưng cảm, bênh nhân thấy rất phấn chấn và hiếu động. Trong giai đoạn trầm cảm, bênh nhân thấy rất buồn nản đến tuyệt vọng và không quan tâm đến bất cứ gì.
[5] Xem đoạn 45 trước – (1 Corinthians, 27, 28)
[6] Latin trong nguyên văn: “In hoc signo” = “In hoc signo vinces” có nghĩa “dưới dấu hiệu này, ngươi sẽ chinh phục”.
Eusebius of Caesarea kể lại rằng Constantine (về sau được gọi là “vĩ đại – the Great”) một lần đã có một thị kiến nhìn thấy một thập giá với dòng chữ “Với vật này, đánh thắng” – By this, conquer – De vita Constantini 1.28). Câu này, về sau chuyển sang Latin: “In hoc signo vinces” (Dưới/trong dấu hiệu này, ngươi sẽ chinh phục”) – “Sub hoc signo” được hiểu là một biến dạng của “In hoc signo”.
Theo như truyền thuyết, Constantine I đã lấy câu này, "εν τούτῳ νίκα" (trong sự này, thắng) như một phương châm sau khi nhìn thấy một dấu hiệu chi rho trên trời trước trân chiến tại cầu Milvian chống lại Maxentius vào năm 312 AD, Constantine thắng trận, trở thành hoàng đế và là hoàng đế Lamã đầu tiên theo đạo Kitô, và như Nietzsche nói ở trên – đã giúp đạo Kitô “chiến thắng lần lượt không ngừng trên tất cả những lý tưởng khác, tất cả những lý tưởng cao thượng hơn”.
Biểu tượng ban đầu của đạo Kitô là một monogram bao gồm hai chữ Hylạp: chữ chi (X) và rho (P), hai chữ cái đầu tiên của tên Christ (chữ Hylạp: Χριστός). Trong thời gian sau đó, chữ ghép tên Jesus là “IHS" là ba chữ cái đầu tiên của tên "Jesus" viết theo Hylạp nhưng bằng chữ cái Latin (Ιησούς, Latin là IHSOVS), và cũng cho phương châm “in hoc signo” theo truyền thuyết kể trên. Khi Nietzsche viết in hoc signo - ông muốn nhắc ít nhất đến tất cả những nội dung trên.
[7] superbia
[8] pietist: người có lòng mộ đạo quá phóng đại, hay quá ngoan đạo và quá nhiệt thành; Pietism: phong trào vận động tôn giáo onước Đức thế kỷ 17 & 18 trong hội nhà thờ Lutheran (Kitô phản thệ) nhấn mạnh vào lòng kính tín và tận hiến - German Pietismus, < Latin pietas.
[9] Đừng quên hai phát biểu nổi tiếng của Nietzsche:
Trong The Wanderer and his Shadow “Ngữ học thì nguy hiểm cho sự tự do của tinh thần – Mỗi từ ngữ là một thiên kiến”- Và trong Nachlass, “Không có những sự kiện, chỉ có những diễn dịch (về sự kiện)”.
[10] ephexis gốc từ Hylạp có nghĩa là “kiểm xoát, dừng lại”, Hollingdale dịch là “undecisiveness” (không quả quyết).
[11] Chỉ Swabia (Bavaria) và trường thần học danh tiếng Tübingen. Lãnh tụ của trường này là F. C. von Baur, và David F. Strauss – tác giả The Life of Jesus, là một trong những người chịu ảnh hưởng của giảng dạy tại trường này, là một người Swabia và Nietzsche sự ghét cay ghét đắng ông này.
[12] Năm điều những tín đồ Ki hội nhà thờ Catô Rôma tin tưởng (“credo”): 
(a) Gót ba ngôi: Gót-cha, Gót-con, Gót-ma; (b) Jesus ra đời từ sự sinh để vô nhiễm, vô tội, (c) Jesus chịu khổ và chết cho tội lỗi của loài người; (d) Jesus đã sống lại sau cái chết; (e) Sự bất tử của linh hồn, vĩnh cửu thiên đàng như phần thưởng cho những ai tin và làm theo lời dạy của Jesus.
[13] Từ “Zarathustra đã nói như thế” II, 24: “Thày chăn chiên”.

1.

Martyrdom: Tự nguyện chết vì lòng-tin tôn giáo – một hiện tượng đặc biệt trong ba tôn giáo Abraham, có lịch sử lâu dài, bắt đầu từ đạo Juda rồi sau đó sang Kitô, Islam – Martyrology: là danh sách và dật sử nhiều phần hoang đường về những người chết này, đã phát triển thành một thể loại văn chương tôn giáo, song hành tương ứng với những cái chết của kẻ tử đạo (matyr), đi từ chết bị đâm chém, ác thú phanh thây ở đấu trường Lamã hơn nghìn năm trước, đến chết cháy cùng máy bay đâm thẳng vào binding chọc trời ở New York mới đây – nhưng những người chết đó, đều trước sau vững một lòng-tin đặc biệt chung, là mình sẽ lên ngay thiên đàng của Gót, không phải qua chờ đợi nào.


Martyrology: một thể loại văn chương – điển hình là chuyện những người Maccabee – chép lại những bài nói của những người tử đạo trước khi chết, bênh vực niềm tin tôn giáo của mình, với những mô tả và nhấn mạnh đầy máu, thuật lại những khảo hình mà họ chịu đựng qua đó đề cao can đảm của họ khi đối diện với cái chết, giải thích tại sao cái chết của họ khác với những cái chết khác, và cũng vận động tinh thần, khuyến khích những đồng đạo, thường là trong hình thức những hứa hẹn về phần thưởng đặc biệt cho những người tử đạo sau cái chết – thí dụ : lên thẳng thiên đàng, không phải chờ đến ngày phán xét tận thế.


Nhưng để hiểu những gì Nietzsche phê bình ở trên – chúng ta phải quay về trọng tâm của hiện tượng tử đạo và thể loại văn chương tử đạo – những bản văn và những hành động này là phản ứng, biểu lộ, đưa ra một đảo ngược lại với quan điểm nhận hiểu đương thời về một công lý linh thiêng – để cũng cố niềm tin và trả lời câu hỏi – tại sao những người “ngoan đạo”, những tín đồ, đa số là nô lệ, hầu hết là giới tiện dân bần hàn trong các đế quốc Batư, và Lamã lại chịu thiệt thòi, thất bại nhiều nhất? – Tại sao những kẻ “ngoại đạo” – (pagan) lại thành công, có quyền thế, giàu sang ở Babylon hay ở Rome (hay New York) dù họ thờ nhiều những thần linh khác, không tin vào Gót, và trong trường hợp với những người Kitô, dĩ nhiên những ngoại đạo này còn khinh miệt Jesus – ít nhất không tin Jesus là Christ. Nhiều câu hỏi loại như vậy nảy sinh và đã lan truyền giữa những tín đồ, nhưng lôgích chính là – Tại sao những kẻ “vô thần” này lại nắm quyền chính trị, thắng thế ở thế gian, luôn luôn thành công trong mọi phương diện, và nhất là giữ những địa vị chiến thắng, chủ nhân, dễ dàng đi đến khinh miệt, hay ngược đãi những tín đồ – những người “con của Gót”, thuộc “dân tộc được Gót chọn lựa”? – Sự thành công hiển nhiên của những người “vô đạo” và “tàn ác” này – dưới mắt những tín đồ Judea–Kitô đưa đến khủng hoảng niềm tin – những tín đồ hoang mang, và hoài nghi về sự chân thực trong giáo thuyết tôn giáo của họ, và trong khi đó ngày tận thế mãi vẫn không thấy xảy ra như lời dạy trong Phúc âm. Công lý của thiên đàng xem dường quá xa – Những cái chết tự nguyện – những câu chuyện tuẫn nạn là đối ứng trực tiếp với khủng hoảng tinh thần này, phản ứng trước sự lung lay lòng tin của tín đồ.


Nên “cái chết” – trước hết là để chứng minh cho lòng tin tưởng tôn giáo của những tín đồ là đúng – mong lấy máu để vẽ “sự thật”, nên Nietzsche đã phê bình như trên – “Những người tử đạo đã làm tổn hại sự thật” và dĩ nhiên cái chết và thập giá không phải là một biện luận: “Có phải thập giá là một lý lẽ tranh cãi?”. Dĩ nhiên, ông cũng lên án những kẻ đàn áp những tín đồ trong lịch sử là “sự ngu xuẩn trong lịch–sử–thế–giới của tất cả những kẻ bức hại (tôn giáo)” vì “họ đã đem cho nguyên nhân chống đối sự xuất hiện dạng ngoài của một tư cách tôn kính vinh dự” – rằng họ đã đem cho nó “một sự mê hoặc quyến rũ của sự tử đạo như một món quà.”.


2.

martyr”: chúng ta dịch là kẻ tử đạo – nguyên gốc có nghĩa là “nhân chứng” [Latin, từ Late Greek ”martur”, từ Greek ”martus”, “martur–”, ”witness”] hiểu là người chứng cho “sự thực” của tôn giáo – nên Nietzsche nhấn mạnh:  máu của những kẻ bị dụ dỗ cho say mê này không làm cho đối tượng lòng-tin của họ thành “sự thật”, và Zarathustra  đanh thép hơn –:”máu là nhân chứng tồi tệ nhất của sự thật; máu tẩm độc vào ngay cả những học thuyết tinh khiết nhất và chuyển nó vào thành huyễn tưởng lừa dối và hận thù của con tim”. Đơn giản, như ông nói trước đó – người ta phải hy sinh rất nhiều trên đường đi tìm sự thật – trong đó có tất cả những xúc động tình cảm con người – nhưng ở đây, kẻ tử đạo đổ máu trong xúc động mê cuồng – như thế chỉ làm hoen ố sự thật, nếu như có “sự thật” trong tin tưởng của họ chăng nữa. Chết như thế không là chết cho sự thật – đơn giản chỉ là chết vì những xúc động không tự chủ nổi của chính mình – và không những đã là nạn nhân của bạo lực thế quyền – nhưng thê thảm hơn còn là những nạn nhân của những lừa dối, những lầm lạc mà họ đã bị giáo quyền dẫn dụ mê hoặc.


Những kẻ tử đạo được mô tả như làm chứng cho chân lý trong niềm tin tôn giáo của họ – mà vì chúng nên họ và những đồng đạo khác bị ngược đãi: những cái chết của họ được nghĩ là hướng về “chân lý” của những tin tưởng này, đến mức mà một số họ thà chịu chết hơn là công khai từ bỏ chúng, thường thường những văn bản kể chuyện mô tả những tác dụng của sự làm chứng này, mạnh mẽ đến nỗi ảnh hưởng sang cả những người khủng bố ngược đãi họ, trong trường hợp đó, hiểu như “sự thật” đã thắng! (vì kẻ thù đã bị chinh phục)


Trong cả hai tôn giáo – Juda và Kitô, qua những truyện tử đạo; sự tử đạo đều được so sánh; xem giống như là sự hy sinh: cái chết của họ được nói là chuộc tội cho tội lỗi của những người khác, đau khổ của họ là “tiền chuộc” cho những kẻ khác khỏi sự trừng phạt của Gót, máu của họ làm sạch sự ô uế của cộng đồng – Israel hoặc hội nhà thờ. Đặc biệt trong đạo Kitô lúc ban đầu – sự chết vì đạo đã được xem là một cách thức đặc biệt để bước theo những bước chân của Jesus lên đồi Golgotha.


3.

Hai trường hợp điển hình và nổi tiếng trong đạo Juda:
(a) Maccabee: là những người Dothái: Là những người Do Thái bị vua Hylạp Antiochus IV Epiphanes giết vào khoảng năm 167 TCN. Người đầu tiên bi giết là Eleazar, một nhà thần học già (hay sao chép kinh sách – scribe), ông bị đánh đến chết vì từ chối không bằng lòng ăn thịt lợn (đạo Dothái cấm). Phần còn lại của những người tử đạo (bảy anh em và bà mẹ) sau đó cũng bị giết vì cùng một tội. Được xem như thách thức của tín ngưỡng Juda trước người Hylạp, những người chết được xem là có linh hồn bất tử, bay lên trời thành những vì sao.


(b) Nổi loạn của Bar Kokhba và 10 người tử đạo (132–135 CN): – họ chống lại lênh cấm những người theo đạo Do thái không được cắt da bao qui đầu – và hoàng đế Lamã Hadrian biến “thánh địa” Jerusalem thành một thành phố phi–Juda. Trong những người tử đạo này có cả những giáo sĩ Dothái nổi tiếng. Truyền thống bắt đầu kể rằng rabbi trong đám này được lên thiên đàng và được cho biết những kiến thức của Gót. Biến cố này cho đến nay vẫn nhắc lại trong lễ Yom Kippur (ngày của Chuộc tội) – cho thấysự kết hợp giữa tử đạo và sự chuộc tội.


4.

Chết vì đạo trong đạo Kitô ban đầu:
Khoảng thế kỷ thứ ba, với một số trường hợp ngoại lệ. Chết vì đạo là quan trọng vô cùng trong thần học Kitô ban đầu. Những tín đồ Kitô lớp đầu tiên tin đã vào lời hứa của Jesus, “Các ngươi sẽ uống ly đau khổ của ta”, đã xem đây là một lời mời gọi để chết vì đạo. Chết cho lòng-tin tôn giáo được đảm bảo đường lên thiên đàng ngay lập tức, kẻ tử đạo sẽ ngồi trên một ngai vàng bên cạnh Gót. Những tín đồ Kitô buổi đầu đã chôn cất những người quá cố thân yêu của họ gần những ngôi mộ của những kẻ tử đạo, hy vọng rằng họ bằng cách nào đó có thể “đi nhờ” cùng chuyến xe lên thiên đàng. Ban đầu, hội nhà thờ không cấm kỵ sự tích cực tìm kiếm trường hợp để được tử vì đạo. Tertullian ở Bắc Phi đã ca ngợi hàng ngàn tín đồ Kitô ở thành Carthage, những người này được cho là kéo đến gặp thống đốc Lamã hàng loạt, để yêu cầu được hành quyết – nhưng vị thống đốc được kể đã từ chối – và có những báo cáo về những sự kiện tương tự đã xảy ra trong đế quốc Lamã. Bắt đầu từ thế kỷ thứ ba, tuy nhiên, những nhà thần học đạo Kitô mới thay đổi quan điểm, cho rằng loại hành vi này không nên được tôn vinh, xem tự nguyện tìm kiếm cái chết như thế là tự tử, chứ không phải tử đạo.


Mặc dù có sự thay đổi này trong quan điểm và giáo lý, nhiều cấp bậc trong giới lãnh đạo nhà thờ, và những tín đồ Kitô vẫn tiếp tục tìm kiếm sự chết vì đạo trong nhiều thế kỷ sau đó, thường là chủ ý kích động những tín đồ các tín ngưỡng khác để tự chuốc lấy cái chết, cho mình có cơ hội tử đạo. Trong thế kỷ thứ năm, ví dụ, một tín đồ Kitô đã đốt cháy một ngôi đền Zoroastrian ở Ba Tư, biết trước rằng hành động này sẽ đưa đến án tử hình. Và trong lịch sử đạo Kitô, mỗi khi có khủng hoảng niềm tin, hay bị đàn áp ở những địa phương khi đạo này mới du nhập – những va chạm không tránh khỏi với tôn giáo, với văn hóa, luật lệ, phong tục cổ truyền đã có từ trước ở những địa phương này (điển hình, như VN đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn) và thái độ thiếu hòa giải của giới Kitô, rất dễ đưa đến bạo động; trong những trường hợp đó, chính giáo quyền Kitô quay sang làm ngơ, thậm chí sẵn sàng cổ vũ sự tự nguyện tử đạo. Nhật ký của nhiều quân lính viễn chinh thời trung cổ đã cho thấy rõ ràng rằng họ xem mình là những kẻ tử đạo, và vua chiên Urban II – người kêu gọi viễn chinh – đã ban cho những người chết trận trong thập tự chinh, xem như tử đạo, một lối đi chắc chắn tuyệt đối và ngay lập tức lên thiên đàng. Mặc dù tìm kiếm cái chết vì đạo vẫn chính thức bị ngăn cấm, nhưng những lễ kỷ niệm tôn vinh những người chết vì đạo, hay truy phong “thánh vị” cho những người đã chết từ lâu (như mới đây ở VN), cho thấy chết vì đạo vẫn là một yếu tố đặc biệt xác định đạo Kitô, một tôn giáo bệnh hoạn của chết chóc (morbid), làm nó khác biệt với những tôn giáo khác. Hiện tượng tử đạo có xu hướng tăng lên trong thời gian có những đàn áp rộng rãi, vì những cái chết như thế rất dễ gây xúc động, và chú ý với quần chúng bên ngoài, nhất là đem lại một tiêu điểm cho những tín đồ tập hợp đoàn kết xung quanh nó.


5.

Một chút lịch sử 
a.

Lịch sử của đạo Kitô được những người Kitô đem thấm đẫm trong máu của những kẻ tử đạo, và vẫn được thiết lập như là một trận chiến giữa Thiện và Ác. Chúng ta sẽ suy nghĩ gì đây nếu suy xét lại và thường tìm thấy lịch sử đó là chủ quan, một chiều, không đúng sự thật? Ngôn ngữ của tử đạo và của bách hại tôn giáo, thường là ngôn ngữ của chiến tranh. Nó ép buộc, thúc dục để đưa tới một đổ vỡ giữa “chúng ta” và “bọn họ”; và tồn tại dai dẳng trong hội Nhà thờ một chính sách nhằm hợp thức hóa, đi đến “chính nghĩa” hóa một một thái độ xung trận, tích cực hùng hổ đối với “kẻ khác” là những người khác tôn giáo, không Kitô; và khi những tín đồ Kitô gọi tên “kẻ thù của chúng ta”, ở đây thường quên là những người cùng cộng đồng, cùng dân tộc, nhưng chỉ khác tôn giáo với họ, ngôn ngữ của tâm lý chiến như thế để “chúng ta” – những “đạo binh” Kitô – có thể “bảo vệ lòng-tin tôn giáo (đức tin)”. Nhìn lại lịch sử tổng quát ở khắp nơi, nếu không có tư thế cực đoan này và sự phân cực chia rẽ gây ra bởi quan điểm hiếu chiến độc tôn của tôn giáo này, vốn sự “bảo vệ lòng-tin tôn giáo” đến chết này đã dựa trên, để chủ ý dẫn đến đổ vỡ, bạo động (người ta không đối thoại trong một cuộc “thánh” chiến, hay một xung đột có “tử đạo”, người ta không nói chuyện, bàn bạc, thương thảo, với “quỉ dữ”, hay “vô thần”; nhưng người ta chỉ có chiến đấu đến chết, hay tìm cái chết, tự–chết, vì với những tín đồ Ki tô, nếu thắng thì được tất cả thế gian, nếu thua, ngay cả chính cái chết đau thương, thì mang ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng, nên sẽ được tất cả những gì còn hơn thế rất nhiều, ở sau-thế-gian này – phần thưởng thiên đường!); chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp, có thể nếu không để bị ảnh hưởng bởi một niềm tin tôn giáo quá khích, hay đòi hỏi phải có một thiên kiến chính trị lệch lạc, con người – kể cả những tín đồ  – trong những trường hợp lịch sử ấy đã có thể đạt đến những thỏa thuận, đã có được chỗ đứng,  sống chung hòa bình được với cộng đồng của họ, có thể đoàn kết được với tất cả; và cùng tham gia vào sự tạo dựng một chính quyền lành mạnh hơn, và con người đã có thể tập trung nỗ lực của họ vào những trường hợp có đau khổ thực từ những áp bức có thực trong xã hội, hay trong trường hợp ViêtNam ở đầu thế kỷ trước – đã có thể đối phó hữu hiệu với nạn ngoại xâm đang chờ ngoài cửa.


Như chúng ta sẽ thấy, lịch sử truyền thống của hiện tượng tử đạo trong Kitô đã bị uốn nắn thành sai lạc, lầm lẫn. Hình ảnh nạn nhân đáng thương mà họ tự vẽ cho mình, – “những tín đồ trốn chui lủi, họp đạo dưới hầm mộ kín”, rồi khi bị bắt, họ “bị ném không xót thương vào bầy sư tử đói”, và lý do “chỉ đơn thuần vì lòng tin tôn giáo của họ”. Không một gì trong đó hoàn toàn là sự thật. Trong thời gian khoảng 300 năm giữa cái chết của Jesus và đạo Kitô chiến thắng thời hoàng đế Constantine, có thể có khoảng 10 hoặc 12 năm phân tán, trong đó những tín đồ Kitô bị chính quyền Roma đàn áp, và thậm chí những đàn áp như vậy khi đem thi hành là lộn xộn – yếu đuối ở nhiều nơi, mặc dù khắc nghiệt ở những nơi khác. Thí dụ, trong những hồ sơ Roman còn sống sót đến nay; như trong lần duy nhất Lamã có phối hợp chống đạo Kitô, thời hoàng đế Diocletian (303–306), cho thấy những tín đồ Kitô đã bị trục xuất khỏi các chức vị ở những cơ quan công cộng. Nhà thờ của họ, chẳng hạn như ở Nicomedia, đối diện với hoàng cung từ bên kia đường, đã bị phá hủy. Như thế, nếu những tín đồ Kitô đã giữ những chức vị cao và đã xây nhà thờ ngay  “trước sân riêng của hoàng đế”, họ đã không thể chỉ “ẩn trong hầm mộ” trước khi Diocletian ban hành sắc lệnh của ông chống lại họ. Trong đế quốc Lamã, một xã hội đa tôn giáo, đa chủng, đa thần; đạo Kitô ban đầu đã được tự do như những tôn giáo đồng thời khác; chính nhờ sức mạnh của đế quốc Lamã, đạo Kitô đã phát triển khắp những vùng đế quốc đó chinh phục được. Nơi nào sức mạnh Lamã đó yếu hay thiếu, cho đến nay đạo Kitô vẫn vắng bóng hay lu mờ (Bắc Âu, Bắc Phi, Trung Đông), cũng như sau này, nhờ sức mạnh của thực dân châu Âu, đạo Kitô đã bành trướng thêm ở châu Mỹ, châu Á (Vietnam, Philippines). Còn trong đế quốc Lamã, khi nắm ưu thế chính trị – lên địa vị một tôn giáo hoàn vũ, một “công giáo” của đế quốc, đạo Kitô đã hủy diệt tất cả những tôn giáo khác, dù cao đẹp, lớn lao, phức tạp hơn nó rất nhiều, vốn đã có từ rất lâu trước đó, để lên giữ địa vị độc tôn, độc thần. Và đạo Kitô đi đến lũng đoạn ưu thế đó – nó đã đẩy cả châu Âu vào đêm tối Trung Cổ, sau khi làm đế quốc Lamã xụp đổ. Một cây leo tuy vô giá trị, trông mảnh mai yếu đuối, vô hại nhưng đã dũng mãnh quấn quanh, tham lam bao trùm và kiên nhẫn với thời gian, đã làm chết mục một đại thụ, vì lá cây leo nhỏ nhưng dày đặc ti tiện đã che hết ánh dương, làm đại thụ cạn kiệt nhựa sống!


Theo Eusebius, ở thế kỷ thứ tư, những tín đồ Kitô buổi đầu đã bị bắt trói, và đánh đập. Hàng chục ngàn người đã bị kết án, bị đưa ra đấu trường đối mặt với thú dữ, bị buộc phải đánh nhau với đấu sĩ, hoặc bị chặt đầu, bóp cổ lặng lẽ ở trong tù, hoặc bị đốt sống trước công chúng như là một dấu hiệu của nhục nhã. Lịch sử của đạo Kitô ban đầu, như chúng ta đã nhận được từ những lời kể như thế, là một lịch sử của sự đối xử tàn nhẫn với những nạn nhân đạo đức và đau khổ. Nó chuyên chở ý tưởng rằng những tín đồ Kitô luôn xung đột với thế giới quanh họ, tham dự vào một cuộc đấu tranh liên tục giữa Thiện và Ác.


Nhưng, những câu chuyện đó có rất ít cơ sở trong hồ sơ tài liệu lịch sử.


Hầu như không có bằng chứng từ thời kỳ trước Constantine, theo truyền thống nhà thờ, đã được gọi là Thời của những Người Tử Đạo (Age of Martyrs), để hỗ trợ cho ý tưởng rằng những tín đồ Kitô đã bị khủng bố liên tục. Ý tưởng này chỉ đã được những sử gia của hội nhà thờ như Eusebius và Sozomen và những những người viết “thánh sử” vô danh gieo trồng. Những người viết “thánh sử” trong đạo Kitô (hagiographers) là những tác giả viết tiểu thuyết hơn là viết sử – những người này đã biên tập, chỉnh lại, và nhân lên lớn rộng, phóng đại những câu chuyện về những người-chết-vì-đạo. Tuy nhiên, đại đa số những câu chuyện, chỉ được viết trong thời kỳ hòa bình, rất lâu sau khi những sự kiện mà họ có ý định mô tả. Ngay cả những người sống gần với thời những sự kiện, những câu chuyện của họ cũng đã được làm đẹp đáng kể, nhiều “thần thánh hóa” xa sự thực.


Những tín đồ Kitô buổi đầu, giống như hầu hết tất cả mọi người trong thế giới cổ đại, đã mở rộng, cập nhật, và viết lại những văn bản với họ xem là tôn quí thiêng liêng. Vấn đề không nằm ở việc sử dụng những bản văn này như những câu chuyện tôn giáo, nhưng với sự chấp nhận của họ đã xem chúng như những hồ sơ lịch sử. Những thuật kể về bức hại tôn giáo và chết vì đạo đã được khắc ghi trong những văn bản này đã đưa đến sự lên án sai lệch về những động cơ của người không-Kitô, và biện minh cho chỗ đứng của những tín đồ Kitô trên thế giới. Nó dễ dãi áp dụng để bào chữa cho những đả kích cay độc, và tranh luận bút chiến trong những nội dung và bối cảnh khác với giới không-Kitô, mỗi khi họ có tranh chấp.


Không ai nghi ngờ về chuyện Lamã đã giết những tín đồ Kitô, cũng giống như họ giết những kẻ phá hoại xã hội và chính trị khác. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy rằng đã có những thời gian ngắn (AD 257-58 CN dưới thời Valerian và 303-5 CN, thời Diocletian) chỉ có những tín đồ Kitô mới bị giới lập pháp Lamã truy lùng. Nhưng những tín đồ Kitô không phải là nạn nhân của sự đàn áp bền vững và lâu dài của Lamã, như đã được thần thoại hóa theo trí tưởng tượng bình dân phổ biến. Đối với đại đa số những thời kỳ trước thời hoàng đế Constantine, những tín đồ Kitô phát triển mạnh mẽ. Tín đồ Kitô chưa bao giờ từng là nạn nhân của một sự đàn áp có hoạch định trường kỳ và theo đuổi lâu dài; họ không liên tục bị bách hại, săn đuổi, hoặc là mục tiêu không đổi của đàn áp, như họ vẫn nghĩ về chính mình và vẽ bày ra muốn cho người khác cũng nhìn như thế.


Ngay cả khi những tín đồ Kitô bị người Lamã giết, con số đã thực sự là ít hơn nhiều so với thường được thừa nhận, và vì trong những tội phạm có một sự pha trộn phức tạp những lý do, một số xã hội và một số chính trị, không có thể thẳng thắn trắng đen mô tả như là lý do “tôn giáo” (trường hợp tương tự, những kẻ tử đạo Viêt, trong đám loạn quân Lê văn Khôi, Phan bá Vành, Lê Duy Lương, thời Minh Mạng). Trong quan điểm của một số thống đốc Lamã, như Pliny vị trẻ tuổi, đạo Kitô không phải là một tôn giáo gì hết tất cả, nhưng là một mê tín dị đoan vô chính phủ, có tham vọng lật đổ chính quyền.


Eusebius, và những thế hệ của những tín đồ Kitô kể từ đó, đã chỉ trích hoàng đế Decius vì sự bức hại “độc ác” và “đồi bại” của ông với những tín đồ Kitô khoảng năm 250 CN. Tuy nhiên, không có tài liệu Lamã nào làm bằng chứng cho cái gọi là cuộc đàn áp của Decius, thậm chí thư tịch còn không hề đề cập đến những tín đồ Kitô. Sự kiện xuất hiện rằng hoàng đế Decius đã nỗ lực cải cách đế chế về hướng muốn thống nhất xã hội, chứ không phải về đạo Kitô. Trước thời hoàng đế Decius, việc truy tố của những tín đồ Kitô là không thường xuyên, do những quan chức khu vực đối phó, nguyên nhân là những đố kỵ cá nhân, và những tranh chấp ghen tị ở địa phương.


Thế nên, trong đế quốc Lamã, xuốt ba trăm năm thời đạo Kitô ban đầu; số tín đồ Kitô bị chết rất nhỏ; và khi họ bị chết, họ thường bị xử tử vì những gì mà chúng ta trong thế giới hiện đại sẽ gọi là những lý do chính trị. Có sự khác biệt giữa đàn áp (kẻ vô tội) và truy tố những kẻ có tội (vi phạm luật pháp đương thời). Nhưng những xúc động tình cảm luôn luôn làm những người đọc các câu chuyện tử đạo – quên mất điều này. Những hội nhà thờ trong các cuộc chiến tranh tử đạo đóng vai – xưa là một pháo đài chính trị, và nay là một câu lạc bộ chính trị, với những chủ trương hoàn toàn đối lập, cực đoan, không nhân nhượng.


Nietzsche phải mỉa mai: “điệu bộ lớn lao màu mè của những bộ óc bệnh hoạn này, những kẻ động kinh này của khái niệm, tạo một ấn tượng với quần chúng lớn rộng: những kẻ cuồng tín thì sinh động nhiều hình ảnh: loài người chuộng nhìn những điệu bộ khoa tay múa chân hơn là nghe những lẽ phải lý trí.” – ở đây, chúng ta không thể không đồng ý với ông.


b.

Như vắn tắt ở trên, ngược đãi tôn giáo đã là một phần của lịch sử của những tín đồ Kitô, cũng như tín đồ những tôn giáo mới lạ khác – và có lẽ không hơn phần của những tín đồ Dothái; trong đế quốc Lamã; nhưng chính quyền Lamã thực sự tổ chức khủng bố chỉ đã không bắt đầu cho đến tận thế kỷ thứ 3 CN, khi đó khối tín đồ Kitô đã đông đảo, và trong nhiều phương diện chính trị và xã hội, đã trở thành những vấn đề gây khó khăn cho nhà cầm quyền, họ không thể làm ngơ nữa. Đầu tiên với hoàng đế Decius (249–251), sau đó lại nối tiếp với hoàng đế Valerian (257–260) và sau cùng, mãnh liệt nhất trong năm 303 CN, với hoàng đế Diocletian.

Trong thế kỷ II, nhiều người tử đạo đã chết để thực hiện ý nguyện theo chân giáo chủ (Jesus đã chết vì lý do đã tự xưng mình là vị cứu thế Dothái Messiah); nên những cái chết của họ đã được ca ngợi và tôn vinh – mặt khác, là một thắng lợi tinh thần cho hội nhà thờ: can đảm từ lòng-tin của họ đã làm một số người Lamã nhập đạo và trở thành những nhân vật quan trọng trong hội nhà thờ (các “ông bố đạo” như Justin Martyr, Irenaeus, Tertullian); Nhiểu những “ông bố đạo” chính họ cũng tìm cách để được tử đạo – thí dụ Polycarp, Justin Martyr) – tất cả như mong ước, đều trở nên nổi tiếng.


Một lá thư của Ignatus (thế kỷ 2 CN) cho chúng ta hình ảnh trực tiếp từ một vị chăn chiên cao cấp (ông là chăn chiên cấp tỉnh) – trong hàng lãnh đạo của hội nhà thờ. Cho thấy ông không chỉ đối đầu với những cái chết của tín đồ, nhưng chính ông cũng nóng lòng muốn có cơ hội để thực hiện khát khao tử đạo – vì lòng-tin tôn giáo của ông, đã thuyết phục ông tin chắc – sau cái chết khổ ải này là sự sống lại và sự sống đời đời. Sau đây – dựa trên văn chương tử đạo của hội nhà thờ (martyrology), chúng ta lược qua hai câu chuyện điển hình:


(a) Polycarp: một thày chăn chiên cấp vùng ở Smyrna trong thế kỷ thứ hai, đã bị thiêu sống,

(b) Perpetua: một phụ nữ bị giết trong đấu trường tại Carthage với nô lệ của cô, Felicity, vào đầu thế kỷ thứ ba.


Tử đạo của Polycarp
Câu chuyện của Polycarp là một câu chuyện tử đạo đầu tiên của đạo Kitô. Polycarp là một vị chăn chiên cấp tỉnh, lúc đó gọi là Smyrna, ngày nay là Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ, và ở tuổi đã rất già, ông đã bị đưa ra xét xử và đàn áp. Có lẽ tử đạo của ông xảy ra nơi nào đó khoảng năm 165 CN. Sự quan trọng về câu chuyện tử đạo của Polycarp, đó là những gì hội nhà thờ Smyrna đã viết, ... là nó có xu hướng muốn trình bày tử đạocủa Polycarp như là một sự sao chép trong một số khía cạnh sự “tử vì đạo” của chính Jesus.


Lúc ấy, một viên chức chính phủ Lamã địa phương, tên là Herod, người sẽ chịu một phần trách nhiệm cho cái chết của Polycarp. Polycarp được đặt trên một con lừa và đi vào thành phố. Những viên chức ngoại đạo ở đây đã cố gắng để buộc Polycarp phải công khai tuyên bố bỏ đạo. Họ yêu cầu ông chửi chúa Kitô, luôn luôn là một dấu hiệu chắc chắn một người không thực sự là một tín đồ Kitô nếu sẵn sàng nguyền rủa Jesus, và đòi ông dâng một nhúm hương liệu với hình tượng Caesar để bày tỏ tượng trưng lòng tôn kính với những vị thần Lamã và bảo hộ thành phố. Ông từ chối không làm bất kỳ điều nào như thế, và bị xử tội chết bằng thiêu sống. Một tính chất đáng chú ý của câu chuyện kể lại cho chúng ta, là cha ông phải đi thu thập xương ông sau cái chết đó. Điều này sẽ trở thành một trong những trường hợp đầu tiên chúng ta có về những gì biến thành sự sùng bái của những vị tử đạo ... Thực hành sự gìn giữ những mảnh và miếng từ thân xác những người tử vì đạo, và giữ những di vật này, sẽ được xem là vinh dự lớn lao và là mối kiêu hãnh trong cộng đồng. Nhiều những trường hợp tử đạo ghi chép sau thời Polycarp, đều có xu hướng đi theo mô hình cơ bản này.


Tử đạo của Perpetua
Một trong những tài liệu lạ lùng nhất của lịch sử đạo Kitô ban đầu là cuốn nhật ký của một phụ nữ trẻ, người đã tử đạo vào năm 202 hay 203 CN, ở Carthage, như là một phần giải trí công cộng trong  một lễ hội dân sự tổ chức tại thành phố bắc Phi này. Tên bà là Perpetua. Và bà khăng khăng tự đòi cho mình bị giết chết. Đây là một câu chuyện phức tạp. Cuốn nhật ký là loại bánh mì kẹp. Những người viết đưa chúng ta vào câu chuyện ở phần giới thiệu, phần giữa là theo nhật ký của Perpetua, và phần sau cùng là kết luận của người biên tập.


Perpetua đã tự đem tới và làm cho mình được vị thống đốc thành Carthage phải chú ý đến. Và bà thực sự khăng khăng cố nài để mình được đưa vào đấu trường chịu chết giữ công chúng xem hội. Có một cảnh xử án rất xúc động, trong đó cha của Perpetua khẩn cầu van xin bà, và cuối cùng, thực sự cố đánh người con gái. Và người thống đốc phải bảo những binh sĩ của mình kềm giữ ông. Và thống đốc nói, “Xin làm ơn, bà nhất định không hợp tác hay sao?” Và Perpetua, thậm chí vẫn còn chưa là một tín đồ Kitô, chưa được rửa tội, người vẫn còn là dự tòng, nhưng nói, “Không, vì tôi là một tín đồ Kitô”. Bấy giờ, chính quyền Lamã không hề giăng lưới lùng bắt những tín đồ Kitô. Perpetua được những tín đồ Kitô khác viếng thăm đương khi ở trong nhà tù. Nếu vị thống đốc trên nếu đã muốn bắt tất cả những tín đồ Kitô ở Carthage, ông đơn giản đã chỉ cần cho bắt giữ bất cứ ai từng đến thăm Perpetua. Nhưng ông đã không làm thế. Perpetua là một trường hợp những nhà sử học, trong một chiều hướng, đã gọi là một người thành công vượt quá sức mình. Bà khăng khăng đòi được tử đạo như là một phần của một “chứng nhân” đạo Kitô. Bà gửi đứa con nhỏ lại với gia đình, vì bà vẫn còn nuôi con nhỏ. Và bà bàn về việc này. Và bà thực sự khẳng định đòi được tử đạo, vì bà nói, và chúng ta phải tin bà, và đây là lời duy nhất mà chúng ta có thể tin được là của bà, bởi vì “khi làm như vậy, bà sẽ đến được với Gót, qua Jesus ....”


Cuốn nhật ký kết thúc trước khi Perpetua được dẫn vào đấu trường. Những gì chúng ta có trong kết luận là mô tả của một ai đó, người trình bày thành câu chuyện một vị anh thư. Đa số những tín đồ Kitô không tình nguyện đòi tử đạo. Vì một điều đơn giản, sẽ không có khán giả cho những câu chuyện tử vì đạo cho họ nổi tiếng như trường hợp này. Về mặt khác, hội nhà thờ có giáo lý, có tiến trình của ăn năn như là một cách để sáp nhập người tín đồ Kitô trở lại hội nhà thờ – những người đã rơi lại đằng sau, hầu hết đã phải đóng kịch “tạm thời” bỏ đạo để cứu thân, sau khi những cuộc đàn áp chấm dứt. Vì vậy, trường hợp hiếm hoi như Perpetua thực sự được cộng đồng của mình duy trì, để cao như là một mô hình gương mẫu. Bà đánh dấu mức độ hào hùng để những tín đồ Kitô khác có thể lấy đó mà đo lường mình. Bà bị đưa ra đấu trường. Truyện kể, trước đức hạnh tinh khiết dũng cảm của bà, những loài mãnh thú và những đấu sĩ ở đây đều cúi mặt, và cuối cùng, sau khi bị nhiều thú vật cắn xé, bà không chết, một đấu sĩ trẻ được gửi vào sân đấu trường để kết liễu. Và một cảnh vô cùng cảm động, người này tay run rẩy đến mức không thể cắt cổ bà. Và bà đã tự nắm lấy tay của người đấu sĩ, rồi xoay hướng thanh kiếm của ông, tự chĩa mũi kiếm vào cổ họng mình. Ngày nay, chúng ta gọi đó là một hình thức của sự trợ giúp tự tử.


Trong câu chuyện, còn có những nhân vật phụ khác, những thành viên của cộng đồng Kitô ở Carthage; và một trong những người này, một cô gái nô lệ, là người thu hút độc giả nhiều nhất. Tên cô là Felicitas. Cô đang mang thai sắp đến ngày sinh nở, khi cả nhóm đang ở trong tù. Và, tất cả họ đều cầu nguyện quanh cô để cô sinh con cho xong, khi đi vào đấu trường chịu chết. Và cô cũng bị giết với nhóm này ....


Có một cảm xúc mãnh liệt của cộng đồng liên kết với nhau trong những người này khi họ khăng khăng đòi được tử đạo. Họ chăm sóc lẫn nhau. Có một cảnh rất xúc động của Perpetua và Felicitas giúp đỡ lẫn nhau... họ sắp xếp quần áo cho nhau sao cho thân thể không bị lõa lồ khi những con thú sẽ cắn xé họ trong đấu trường có đông đảo quần chúng xem nhìn. Và cuối cùng họ nói lời vĩnh biệt với nhau, ở đời sống này bằng nụ hôn trong im lặng, như hẹn gặp nhau không lâu, ở chính thiên đường.


c.
Tại sao những tín đồ Kitô bị chính quyền La mã đàn áp?
Sau một thời gian dài tuy có những cuộc đàn áp những tín đồ Kitô, những thực sự thất thường, có tính địa phương, và liên lụy với rất ít người, đột nhiên ở giữa thế kỷ thứ 3, trong năm 250, hoàng đế Decius quyết định rằng những tín đồ Kitô là những tội phạm thực sự của trật tự Lamã, họ bắt đầu bị chú ý xử lý trong toàn đế quốc rộng lớn. Decius hành một sắc lệnh đòi hỏi tất cả mọi người phải có làm lễ hiến sinh với những vị gót Lamã, và dân chúng phải xuất trình giấy chứng nhận có chữ ký của một quan chức Lamã rằng họ đã làm như vậy. Đây là lần đầu tiên chính quyền Lamã chính thức đàn áp những tín đồ Kitô. Tại sao?


Rõ ràng, một trong những lý do là đạo Kitô, bắt đầu với những nhóm rất nhỏ, rải rác ở những thành phố khác nhau trên toàn đế quốc, nay đã thành đông đảo, trở thành một thành phần quan trọng trong dân chúng ở nhiều nơi. Có một số bằng chứng rằng trong nhiều thị trấn ở Bắc Phi, có thể một phần lớn tín đồ Kitô thực sự đã chiếm đa số. Vì vậy, sự kiện này đã đẩy vị hoàng đế Decius phải chú ý đến họ.


Đồng thời, rõ ràng cũng cho thấy những tín đồ Kitô có một xu hướng phản văn hóa Lamã, đó là một khía cạnh của tự nhận thức của những tín đồ Kitô, ngay từ đầu..., họ là những người chỉ thờ phượng, một vị là Gót-con, một người đã bị xử tử dưới quyền Pontius Pilate, thống đốc Lamã ở Jerusalem. Điều phản văn hóa này vẫn còn ẩn tàng trong những tin tưởng cơ bản nhất của họ, và đến nay hoàng đế Decius đã ghi nhận xu hướng phản văn hóa này, và những nhà cầm quyền Lamã đi đến nhận thức điều này là nguy hiểm – họ không thể có một khối dân chúng đông đảo, có tổ chức hệ thống chặt chẽ, và những hội nhà thờ Kitô đã không giống như những cộng đồng tôn giáo khác, đã tổ chức không chỉ trên một cơ sở địa phương, nhưng trên cơ sở toàn đế quốc. Một thứ đế quốc trong một đế quốc – một tổ chức chính trị quần nằm giữa đế quốc nhưng không đứng về phía đế quyền – nên một gì đó phải đem đối phó với hiện tượng này.


Vì vậy, những người Lamã đã tìm bắt những nhà lãnh đạo Kitô.  Bắt đầu từ những nhà chăn chiên cao cấp – cấp tỉnh, cấp vùng – mang họ ra tòa và buộc họ phải chọn lựa giữa tuyên bố công khai bỏ đạo hay chịu tử hình. Và do đó, xảy ra hiện tượng có những giáo sĩ chạy trốn về nông thôn, và có những giáo sĩ bị bắt và đã tử đạo. Những tín đồ bình thường, lần đầu tiên, bị vây bắt, đưa đến hoàn cảnh buộc họ phải dâng cúng lễ hy sinh cho các gót Lamã, hoặc nếu họ có thể mua một giấy giả chứng nhận hiến sinh. Thực sự, một số đông đảo những người này thoát qua kẽ hở dễ dàng này nên thoát nạn, sống sót.

Ở đây, điều đáng ghi nhận là – một ai là một tín đồ Kitô không phải là phạm một tội hình sự. Những gì tín đồ Kitô phải làm là có một lebevos, một giấy chứng nhận nói rằng người này đã có làm lễ hiến sinh (cúng thần dâng tế vật) cho phúc lợi của đế quốc .... Có nhiều cách đáp ứng khác nhau về phần của cộng đồng đạo Kitô. Hoặc có thể có đầy tớ đi làm thay, hoặc thuê người đi làm, cũng có thể hối lộ hay mua giấy chứng nhận giả. Hoặc ngay cả cứ đi làm nghĩa vụ dâng cúng hiến sinh cho xong, vì thâm tâm biết rằng những vị thần Lamã này là vô nghĩa, như thư giảng đạo của Paul. Có tất cả mọi cách khác nhau nếu muốn linh động đối phó với đòi hỏi này. Nhưng một số tín đồ Ki hoàn toàn từ chối tất cả. Và đó là một thiểu số “anh hùng” – những người cuối cùng tử đạo vì vũ lực của chính phủ. Những người tử đạo là nhóm thiểu số. Không có hàng chục ngàn người chết vì đạo. Những gì có thực, là hàng chục ngàn người ngưỡng phục một vài người đồng đạo đã chịu chết vì đạo. Sự kiện này nảy sinh một sự sùng bái những người tử đạo, phát triển mạnh trong đạo Kitô, nó củng cố sức mạnh cho hội nhà thờ, nó thu hút những phần tử chống chính quyền Lamã, đến từ nhiều phần, nhiều lĩnh vực của đế quốc, từ những địa bàn vùng sâu, vùng xa ngoại biên của Rome, vốn đã luôn luôn nghi ngờ Rome, tất cả đã nuôi dưỡng, hay liên minh khiến nó lớn mạnh. Điều này cũng làm số tín đồ tăng, thêm những người gia nhập cộng đồng Kitô. Vì vậy, đàn áp của Decius rất ngắn ngủi. Số tín đồ sống xót phải là tuyệt đại đa số, Decius đã thất bại. Hiển nhiên như thế, có thế mới giải thích được tại sao chỉ khoảng nửa thế kỷ sau, tín đồ Kitô đã thành đông đảo trong toàn đế quốc, nên hoàng đế Constantine đã khôn khéo đưa Jesus lên thành Chúa cõi trời (Lord Christ of Heaven), một sự đã rồi; để Constantine tiện lợi cai trị đế quốc Lamã dưới danh xưng này.

Đế quốc Lamã có chính sách chính thức bắt bớ những tín đồ Kitô hay không? – Đế quốc thực sự có nhiều những điều cần làm hơn là đi đàn áp một người mẹ còn đang cho con bú, thí dụ như trường hợp Perpetua kể trên. Những hoàng đế Lamã có xu hướng không quan tâm nhiều về những gì mọi người đang làm, miễn là những công chức và bầy ngựa chiến của ông không bị quấy rầy, thuế được thu thập đầy đủ, và không có ai dấy loạn. Vì vậy, những đế chế nói chung, và đế chế Lamã, đặc biệt có khuynh hướng đoàn kết với những tôn giáo. Một hoàng đế với một lãnh thổ chính trị rộng lớn, với đa dạng về tôn giáo, trong những ranh giới đó, ông không quan tâm đến việc mỗi người đang theo tôn giáo nào. Ông chỉ muốn tiền thuế của họ. Và do đó, thực tế là đã có bằng chứng không thể chối cãi qua những chuyện kể về những tín đồ Kitô bị bức hại, gián tiếp cho biết một vài điều thú vị về sự phát triển của đạo Kitô, nó đã gắn liền với sự phát triển xã hội của đế quốc Lamã.


Vào thời điểm xảy ra cuộc đàn áp trong đế quốc, dưới thời hoàng đế Decius, chúng ta phải nhận đây cũng là khi đế quốc đang chịu những áp lực rất lớn. Giữa thế kỷ thứ 3 thường được những sử gia xác định như là thời của một khủng hoảng trong đế quốc Lamã. Có rất nhiều bất đồng nội bộ, có rất nhiều những gì giáo sư Ramsey MacMullen đã xác định có sự tham nhũng tuyệt đối trong tầng lớp quý tộc, từ hoàng đế trở xuống. Có một cảm nhận rằng Lamã đang bị vây hãm trong vòng những biên giới, những giống dân rợ bên ngoài có thể thể tiến đánh bất cứ lúc nào, người BaTư ở phương Đông, người Đức ở phương Bắc đều là rất nguy hiểm, đe dọa đế quốc. Chính phủ Lamã ở trong tình trạng bất ổn định chưa từng thấy, trung bình hai hoặc ba hoàng đế thay ngôi trong một năm. Những hoàng đế bị ám sát liên tục. Do đó, có một ý thức lo âu trầm trọng rằng bất cứ điều gì nếu làm xáo động “hợp đồng” vẫn có giữa dân Lamã và những vị gót từ cổ đại của họ, nhất định sẽ đem tai hoạ đến cho đế quốc. Đây là một trong những yếu tố tinh thần đã phải thâm nhiễm vào nhận thức về khủng hoảng chính trị, nên đã biểu hiện thành đàn áp tôn giáo – chống lại hội nhà thờ, một tôn giáo mới của đám đông, nhưng quay sang với một Gót hoàn toàn xa lạ, và cực đoan phủ nhận thần quyền của những gót của đế quốc Lamã.


Thêm nữa, đạo Kitô xuất hiện trong đế quốc Lamã trong một khoảng thời gian có xung đột văn hóa, bất ổn kinh tế, thay đổi chính trị và di cư từ nông thôn đến những thành phố. Những làng nông nghiệp được hợp nhất thành những đồn điền lớn gây ra rất nhiều sự xáo trộn xã hội, những nông dân độc lập trước đây đã bị đổi thành những nông dân làm thuê, nông nô. Trong khi chính quyền Lamã đã thúc đẩy lòng trung thành phổ quát với một đế chế, những nhà truyền giáo đạo Kitô ban đầu tạo dựng những cộng đồng độc lập, với mục đích tạo một “vương quốc của Gót”.


Chính quyền Lamã trong một thời gian đã khoan thứ những giáo phái Kitô và thậm chí một lần còn bảo vệ Paul khi ông gặp nguy hiểm đến tính mạng. Những người Kitô bắt đầu bị bức hại khi họ từ chối tham dự những lễ hội, trò chơi công cộng (vì chúng được tổ chức vào ngày Sa-bát), từ chối phục vụ trong quân đội và không chịu tôn thờ những vị gót Lamã. Công dân thuộc tất cả mọi tôn giáo được xem là có bổn phận với nhà nước – là dâng lễ hiến sinh với những vị thần Lamã và thờ phượng hoàng đế Lamã như một vị thần sống. Những người Kitô là những người đó, trong một cách, tuyên bố ranh giới của họ vượt trên ranh giới của xã hội lớn hơn quanh họ, qua những nghi lễ họ thực hành và những nghi lễ họ phủ nhận không thực hành, trên cơ sở nền tảng – phủ nhận những vị thần của xã hội La mã và quay sang một Gót duy nhất của họ. Điều này dẫn đến sự không tham gia vào rất nhiều những gì không chỉ thuộc tôn giáo, nhưng những chức năng công dân, vốn chúng vần được thực hành trong xã hội bình thường của một thành phố Lamã hay Hylạp. Điều này buộc phải dẫn đến khơi dậy sự nghi ngờ về lòng trung thành của họ với đế quốc: tại sao những tín đồ Kitô không tham gia vào những nghi lễ vốn được xem là cần thiết để duy trì quan hệ giữa xã hội Lamã và những vị thần Lamã?


Sự bùng nổ trong văn chương tử đạo từ thế kỷ thứ tư là do cả sự ưa thích của quần chúng với những người-chết-vì-đạo và sự dễ dàng của những tác giả có tay nghề cao có thể đẽ dàng uốn nắn thêm bớt tiểu truyện của những anh hùng này sao cho phù hợp để nói với những bận tâm trong thần học và trong tổ chức hội nhà thờ về sau này.


Đã nói rằng trong thời hậu cổ đại, khi những câu chuyện đã được đọc to, những “thánh tử đạo” đã thực sự hiện ra. Những người chết vì đạo đã được đưa lên ngôi thiêng liêng trong những truyền thuyết của họ, trong những chuyện kể và kiến trúc mỹ thuật. Những câu chuyện địa phương đã được viết lại chặt chẽ với quan điểm thờ cúng sùng bái những vị thánh, và những trung tâm tín ngưỡng mọc lên xung quanh những thánh chết vì đạo đã thu hút tín đồ hành hương đông đảo, và do đó có lợi nhuận từ những dịch vụ du lịch, thương mãi. Việc thể chế hóa của những chuyện kể chết-vì-đạo, và sự cạnh tranh giữa những trung tâm tôn giáo này, bắt buộc những câu chuyện lại phải tăng thêm phần khủng khiếp và tô vẽ thêm nhiều kịch tính bi thảm hơn bao giờ hết.


Những thị kiến và phép lạ đã được thường được thêm vào, đã thu hút những tín đồ Kitô ngoan đạo tìm đến những thị trấn ít người biết, hẻo lánh, hay xa cách hoặc trái đường đến những đền thờ lớn. Để đổi lại, với những đền thờ nhỏ, có thêm những phép lạ (chữa bệnh) tín đồ hành hương được đem cho một sự truyền thông với ký ức của những anh hùng chiến thắng, có được một vài khoảnh khắc ngắn ngủi, trong đó, sự phân chia giữa thiên đường và trần gian như biến mất. Nếu những ngôi đền đã trình bày cơ hội để tiếp xúc cá nhân với một vị anh hùng tử đạo, những câu chuyện cung cấp những thuật kể và bản đồ và những khái niệm, thuậ ngữ cho những kinh nghiệm này. Tuyên bố “quen biết” với những người-chết-vì-đạo đã dẫn đến cường điệu đạo hạnh và những giả mạo dù có ý tốt.


Những người-chết-vì-đạo như thế đã là những chân dung quyến rũ bởi họ đã sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết làm cho họ thành những “nhân chứng” quá vững chãi, chắc chắn không thể đặt thành vấn đề nghi ngờ, và là những đại diện thuyết phục của hội nhà thờ. Những tác giả về sau, đã định hình lại khuôn mặt nhân vật chính diện thánh thiện của họ vào thành những đại diện cho những cách cư xử tôn giáo chính thống và chính đáng. Một giai thoại trong đó một người tử vì đạo nổi tiếng lên án một kẻ dị giáo có giá trị bằng hàng trăm luận chứng hợp lý về lý do tại sao quan điểm “dị giáo” đó đã sai. Một người-chết-vì-đạo nếu hỗ trợ cho quan điểm mà những cá nhân ứng cử vào những chức vụ trong hội nhà thờ tán thành lấy đề cao, là những loại cổ vũ, ủng hộ mạnh nhất.


d.

Cuối cùng, năm 312, Constantine I thành vị hoàng đế Lamã đầu tiên tuyên bố theo đạo Kitô. Khi một hoàng đế là tín đồ Kitô, có nghĩa là cả đế quốc thành Kitô – đạo Kitô cuối cùng đã trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc. Dưới thời hoàng đế Theodosius I, tất cả những tôn giáo khác bị cấm, xử tội chết, và những đền thờ không-Kitô trong toàn đế quốc bị bỏ rơi hay phá hủy. Chúng ta có những ghi chép về những biến cố lớn lao như đốt thư viện Alexandra, đền Apollo ở Delphi và đền Vestal Virigins ở Rome.

Khi hội nhà thờ Kitô chuyển thành khuôn mặt tôn giáo và nhập vào văn hóa chính thức của đế quốc Lamã, hiện tượng tử đạo chấm dứt. Năng lượng của khối tín đồ khi ấy chuyển sang những hoạt động thời hậu-tử-đạo; phổ thông nhất là sự sùng bái những tử đạo trong quá khứ; đây là thời gian xuất hiện những đền đài, thờ những di thể tử đạo, và thiết lập những nghi thức thờ phụng. Nhưng dẫu hiện tượng tử đạo như hình thức trước đó – đã chấm dứt, không phải là những tín đồ Kitô thôi không còn bị đàn áp nữa. Khi giáo quyền Kitô trở thành cánh tay của đế chế, chính nó, nay thành hội nhà thờ Catô, với cấu trúc, thứ bậc và một kinh Thánh thống nhất, và những giáo điều “chính thống”. Tất cả đã bắt đầu với sự can thiệp của chính Constantine ở đại hội đồng Nicaea. Và hội nhà thờ Lamã bắt đầu quay sang bức hại chính những tín đồ Kitô khác, những người bị lên án là những kẻ rối-đạo, hay lạc-đạo. Số tín đồ Kitô, bị bị chính quyền Kitô Lamã ngược đãi, sau Constantine, đã thành còn nhiều hơn trước. Sự khác biệt là một chính quyền của chính những người Kitô, nay quay sang bức hại chính những đồng đạo – những người Kitô nhưng chí có khác quan điểm trong diễn dịch những nội dung tín ngưỡng Kitô.


e.

Cho đến nay, những tín đồ Kitô vẫn tiếp tục giải thích những cuộc đấu tranh cá nhân và cộng đồng của họ, như là một phần của lịch sử truyền thống về những đàn áp và xung đột giữa Thiện và Ác. Khái niệm tự tạo đó đôi khi gây hứng khởi cho can đảm và chủ nghĩa anh hùng, hoặc xoa dịu đau khổ. Và có những nơi trên thế giới, ở đó những tín đồ Kitô – và những thành viên của những nhóm tôn giáo và chính trị khác – phải đối mặt với bạo lực thực sự. Trong bối cảnh như vậy, ngôn ngữ của đàn áp tôn giáo chứng tỏ có thể là hữu dụng nhất thời.


Nhưng luận điệu đã quá thường xuyên đem tung hứng trong những tin tức loan truyền và bình luận báo chí, hô hào trong những tranh luận chính trị, và cầu khẩn trả thù trong bài giảng khích động của những nhà thờ. Sự bức hại tôn giáo như thế đã quá dễ dàng để được những cá nhân và những phe nhóm tranh chấp quyền lực mạnh mẽ tự khoác lấy, tự đóng vai những nạn nhân, để dành được hỗ trợ, và biện minh cho những những tấn công bạo động của họ vào những người khác.


Tính mềm dẻo dễ vò nắn của những câu chuyện chết-vì-đạo là đặc biệt là sắc bén khi có những đàn áp lớn, tín đồ bị đối xử hàng loạt. Những tín đồ Kitô có thể tuyên xưng là bị đàn áp, hay ngược đãi miễn là chừng nào họ cảm thấy mình bị đàn áp. Trong những thuật ngữ của tường thuật Kitô, có một định hình quanh những người-chết-vì-đạo, có lý luận không bị kiểm chứng là – nếu một người bị bức hại, người ấy phải ở phía có lẽ phải, những gì người ấy làm, nhất định là những điều đúng. Đó là một thủ thuật lừa dối khá dễ thực hiện: Nếu một ai tuyên bố là đứng lên tiếp nối truyền thống những người-chết-vì-đạo, và điều đó làm hành động, thông điệp của họ có giá trị, họ có thể tuyên xưng với mọi người rằng họ đúng, mà không bị phán đoán chặt chẽ, trốn lánh được những cái nhìn nghiêm khắc.


Trong nhận thức về những gì có nghĩa là một tín đồ Kitô trong thế giới hiện đại, rất nhiều sức nặng đè lên lịch sử của hội Nhà thờ ban đầu. Mặc dù Jesus đã dự đoán sự đau khổ của những người theo ông, đó là niềm tin rằng tiên tri của ông đã được chứng minh trong ban đầu, có người chết theo ông, đã giúp hội nhà thờ có quyền lực.


Chính là ý tưởng sai lầm rằng những tín đồ Kitô luôn luôn bị đàn áp tôn giáo (tại sao?) đã đem lại ý hướng cho lập luận rằng bất kỳ một bất đồng ý kiến nào (chính kiến, tư tưởng xã hội, chẳng hạn) thì đều là một, đều đồng nhất với sự đàn áp tôn giáo. Nó đem lại những ống kính diễn giải chỉ có một màu – qua đó xem tất cả những loại kinh nghiệm hành đạo của đạo Kitô như là một cuộc đấu tranh giữa “chúng ta” và “họ”, và làm giản lược đến mất đi sự khác biệt giữa hận thù và bất công, và sự bất đồng ý kiến chân thành.


6.
Cuối cùng, hãy rời Lamã, nghìn năm trước quay trở lại Việtnam chúng ta và vài chi tiết liên quan đến sự kiện gọi là tử đạo mới hai trăm năm tước đây.  Chúng ta vẫn còn xử dụng một quyển sách đã rất cũ, ra đời từ thời thực dân, không hoàn toàn viết với quan điểm dân tộc; tôi mạo muội chép lại những phê bình sau đây của học giả An Chi:

[Trong cuốn sách dày 588 trang của mình (chúng tôi dùng bản của NXB Tân Việt - Hà Nội, in và phát hành tại Sài Gòn, 1949), Trần Trọng Kim đã dành 470 trang cho thời gian từ khởi thủy đến trước khi Pháp cướp nước ta. Số trang còn lại viết về lịch sử nước ta từ khi “Nước Pháp lấy đất Nam Kỳ” (quyển V, chương VII) đến “Công việc của Bảo hộ” (cùng quyển, chương XVI). Trong gần 100 trang này, hai trang 487-488 .....  chỉ bằng vài chục chữ len lỏi ở mấy chỗ thực sự đắc địa trong cái rừng chữ rậm rịt đó. Đây mới là điều thực sự nguy hiểm và vô cùng tai hại. Nó như một kẻ bắn tỉa, nấp ở một chỗ tuyệt đối an toàn để bắn cho đúng vào não của người đọc làm cho anh ta hoàn toàn không kịp phản ứng về nhận thức. .... Trần Trọng Kim ... viết:

“Trong thời đại khó khăn như đời vua Dực Tôn, mà vua quan cứ khư khư giữ lấy thói cũ, không biết theo thời mà mở nước cho người ta vào buôn bán, không biết nhân dịp mà khai hóa dân trí, lại vì sự sùng tín mà đem giết hại người trong nước, và đem làm tội những người đi giảng đạo. Bởi những sự lầm lỗi ấy, cho nên nước Pháp mới dùng binh lực để báo thù cho những người bị giết hại” (Xin theo chính tả hiện hành cho tiện - Sđd, tr.487).

Cái câu “Bởi những sự lầm lỗi ấy, cho nên nước Pháp mới dùng binh lực để báo thù cho những người bị giết hại” của Trần Trọng Kim là một câu “xanh rờn” mà bất cứ người Việt Nam nào thông thạo tiếng mẹ đẻ và có tinh thần dân tộc cũng có thể nghĩ là do một “ông Tây mũi lõ” viết ra để bào chữa cho âm mưu của giặc Pháp nhằm cướp nước Đại Nam chứ không phải do một anh An-na-mít mũi tẹt viết ra trong quyển sách có nhan đề là Việt Nam sử lược. Anh mũi tẹt này lẽ ra phải biết rằng, dù dân tình của nó ra sao, dù vua quan của nó thế nào thì Đại Nam vẫn là một quốc gia có chủ quyền. Bọn Tây mũi lõ nếu không muốn bị giết hại thì đừng có xâm phạm lãnh thổ của người ta mà làm chuyện bất hợp pháp. Chúng phải biết rằng - và Trần Trọng Kim càng biết rõ hơn chúng! - Đại Nam là một nước theo tam giáo từ lâu đời nên đối với thứ đạo mà mấy ông Tây râu xồm đem vào thì người ta dễ xem là tà đạo nên kỳ thị là chuyện dễ hiểu. Chẳng phải chính Công giáo cũng từng kỳ thị việc thờ cúng ông bà của lương dân Việt Nam và từng bắt ép người lấy vợ hoặc chồng Công giáo cũng phải theo đạo của họ hay sao? Chẳng phải cố đạo Alexandre de Rhodes từng phỉ báng Đức Thích Ca là “thằng hay dối” trong Phép giảng tám ngày đó sao?

Vậy thì trong cái thế “đối đầu tôn giáo” đó, chủ trương cấm đạo của nhà Nguyễn là một việc làm mà hậu thế phải thông cảm vì thực ra đằng sau việc truyền đạo còn là chuyện gì nữa thì có lẽ các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã tiên cảm đúng hơn là Trần Trọng Kim, mặc dù tác giả này có điều kiện để biết rõ ràng và dễ dàng hơn.

Ta cũng nên biết rằng, trước đó hơn ba thế kỷ, việc truyền đạo (Công giáo) đã đi đầu trong công cuộc thuộc địa hóa châu Mỹ Latinh của bọn thực dân da trắng; điều này đã buộc Giáo hoàng John-Paul II phải xin lỗi các dân tộc bản địa châu Mỹ Latinh trong cuộc họp của Hội đồng Giám mục Mỹ La Tinh năm 1992. Sau chuyến viếng thăm 5 ngày gây bất bình của Giáo hoàng Benot XVI tại Brazil hồi trung tuần tháng 5/2007, nhà nữ thần học Cecilia Domevi, chịu trách nhiệm về những vấn đề của người bản địa châu Mỹ trong Hội đồng Giám mục Mỹ Latinh, đã nói với phóng viên AFP rằng, việc truyền đạo đã diễn ra như là một sự xung đột giữa các nền văn hóa và gây phương hại toàn diện cho người bản địa. Trong một quyển sách về lịch sử nước mình, nhà sử học và cựu Tổng thống Bolivia là Carlos Mesa đã chỉ ra rằng, bọn xâm lược và các giáo sĩ đã triệt diệt không phân biệt tất cả các thần linh của người bản địa và áp đặt việc lập bàn thờ với cây thánh giá và hình của Đức Mẹ. Còn Mauricio Arias, nhà lãnh đạo tối cao của Hội đồng Quốc gia người bản địa Aymara thì khẳng định rằng, (đạo) Công giáo đã được áp đặt bằng vũ lực. Luis Evelis Andrade, Giám đốc Tổ chức Quốc gia người bản địa ở Colombia nói: “Với tư cách là những dân tộc bản địa, nếu chúng tôi là tín đồ thì chúng tôi không thể chấp nhận việc Giáo hội chối bỏ trách nhiệm của họ trong việc triệt tiêu bản sắc và văn hóa của chúng tôi”. Trong bài viết ngày 19/5/2007 về tội diệt chủng đối với người bản địa châu Mỹ, Jacques Serieys đã khẳng định rằng, Giáo hội Công giáo đã đóng một vai trò trung tâm trong cuộc chinh phục rồi thuộc địa hóa châu Mỹ Latinh của Tây Ban Nha và đã gây ra cái chết cho từ 80 đến 93% dân số của lục địa này, ước tính đã có từ 80 đến 100 triệu người vào năm 1492.

Chúng tôi phải dài dòng như trên để chứng minh rằng việc cấm đạo của ba vị vua triều Nguyễn là có lý chứ không phải là việc đáng phê phán, thậm chí đáng lên án, như có những người đã từng phát biểu. Sự thể là như vậy nhưng ngay ở một đoạn dưới, Trần Trọng Kim còn “điều trần” như sau:

“Nguyên từ năm Tân Hợi (1851) là năm Tự Đức thứ 4 về sau, nghĩa là từ khi có tờ dụ cấm đạo lần thứ hai, ở Bắc Kỳ có mấy người giáo sĩ là ông Bonnard, ông Charbonnier, ông Matheron và ông giám mục I-pha-nho tên là Diaz bị giết. Còn những giáo sĩ khác thì phải đào hầm, đào hố mà ở, hoặc phải trốn tránh ở trong rừng, trong núi để giảng đạo. Những tin ấy về đến bên Tây, báo chí ngày ngày kể những thảm trạng của các giáo sĩ đi truyền đạo ở nước ta, lòng người náo động cả lên”.

Đọc những dòng này, chúng tôi cứ tưởng như đây là lời của một đặc phái viên nước Pháp được gửi sang Đại Nam để điều tra rồi về báo cáo lên chính phủ. Giọng văn mới thiểu não làm sao. Không ngờ rằng đây là những lời ai oán của một anh An-na-mít than vãn cho những kẻ phải ngủ bờ ngủ bụi vì xâm phạm lãnh thổ của nước khác để tuyên truyền bất hợp pháp. Nhưng câu sau đây của Trần Trọng Kim mới làm cho người ta thấy kinh hoàng hơn khi ông nói đến việc “Pháp hoàng sai quan đem binh thuyền sang đánh nước ta”:

“Ấy cũng tại vua quan mình làm điều trái đạo, giết hại những người theo đạo Gia Tô cho nên mới có tai biến như vậy” (tr.488).
....
Thực ra, theo chúng tôi, tự Trần Trọng Kim cũng có thể giải thích tại sao vua quan mình phải “làm điều trái đạo” mà “giết hại những người theo đạo Gia Tô” vì chính ông ta cũng đã ghi nhận như sau khi nói về dự định đánh Đà Nẵng rồi tiến vào lấy Huế của Rigault de Genouilly:

“Nhân vì khi trước các giáo sĩ đều nói rằng, hễ quân Pháp sang đánh, thì dân bên đạo (Công giáo - AC) khắc nổi lên đánh giúp, đến nay không thấy tin tức gì, mà quân lính của trung tướng (Rigault de Genouilly - AC) thì tiến lên không được (…)” (tr.489).

Dĩ nhiên là khi viết những dòng trên đây thì Trần Trọng Kim không phải không biết rằng, các cố đạo đi tiền trạm cho binh lính đến sau và trong hàng ngũ giáo dân thì cũng không thiếu những kẻ vì “nước Chúa” mà sẵn sàng phản bội tổ quốc. Còn việc “đến nay không thấy tin tức gì” thì đó chẳng qua là vì chúng nó chuẩn bị chưa đến nơi đến chốn hoặc phối hợp với nhau chưa chặt chẽ mà thôi. Nguy cơ mất nước và nguyên nhân của nó hiển nhiên như vậy mà các vua nhà Nguyễn không cấm đạo mới là chuyện lạ.
]

7.
Vắn tắt, tôi chỉ tìm cách dịch cho xuôi và dẫn đến giải thích ý nghĩa của hai từ, Martyrdom: sự Chết-vì-đạo Martyrology: thể loại văn chương đặc biệt của nó - có thể dịch là truyện kể những kẻ chết vì đạo.

Đến đây, tôi tin là có sự đồng ý và thông cảm để lập lại nhận xét trên của tôi về tất cả mọi chuyện tử đạo và những người đã chết được đạo Kitô tôn thánh – những “thánh chiên chết vì đạo”, lần này với cả những gì xảy ra trên đất nước của chúng ta, đã mở đầu cho những trang sử đau thương hai thế kỷ qua, giờ này, máu vẫn chưa khô, xương vẫn chưa tan, nước mắt vẫn chưa nguôi.

Nó làm cho sự hợp tác, và thậm chí cả lòng cảm thương, thành khó khăn, thành không thể được.

(Viết theo quan điểm và tài liệu của những Giáo sư chuyên khoa giảng dạy kinh Thánh: Candida Moss, Đại học Notre Dame; Wayne A. Meeks: Đại học Yale; Paula Fredriksen: Đại học Boston; Elizabeth Clark: Đại học Duke, và của học giả An Chi, ‘Trần Trọng Kim và Việt Nam sử lược’– Hanoi: báo PetrosTimes; 23/10/2012)