Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of
Morality
Zur Genealogie der
Moral)
Friedrich Nietzsche
Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh
có nghĩa là gì?
6.
Schopenhauer xử dụng diễn giải của Kant về vấn đề thẩm mỹ, – mặc dù ông
chắc chắn đã không nhìn nó với mắt nhìn của Kant. Kant đã có ý đem một tôn
vinh cho nghệ thuật khi ông chọn riêng ra từ những phẩm tính của cái đẹp những
gì tạo dựng thành hào quang của kiến thức: tính phi cá nhân, không nhắm vào
ai [1]
và tính phổ quát. Dù đúng dù sai, liệu điều này cơ bản đã là một sai lầm hay
không, ở đây không là những gì tôi đang giải quyết; tất cả tôi muốn nhấn mạnh là
Kant, giống tất cả những triết gia, chỉ xem xét nghệ thuật và cái đẹp từ vị trí
của “người thưởng ngoạn”, thay vì nhìn vấn đề thẩm mỹ qua những kinh nghiệm của
nhà nghệ sĩ (người sáng tạo), thế nên đã sơ xuất đem chính con người “thưởng
ngoạn” này vào trong khái niệm
‘xinh đẹp”. Tôi chỉ ao ước con người “thưởng ngoạn” này từng được những triết gia
về cái đẹp biết cho đủ tường tận! – Tôi muốn nói là như một sự kiện và kinh
nghiệm hết sức riêng tư, như là một kho
cung cấp những kinh nghiệm cá nhân, những khao khát, những bất ngờ và những
thích thú sâu đậm trong lĩnh vực của cái đẹp! Nhưng như tôi sợ, trường hợp xảy
ra đã là luôn luôn ngược lại: và thế nên chúng ta nhận được những định nghĩa từ
họ, ngay khởi đầu, sự vắng mặt của kinh nghiệm nhạy cảm cá nhân đã lù lù vào ngồi
dưới dạng một con sâu béo đẫy của sai lầm cơ bản, như trong định nghĩa nổi tiếng
đó của Kant về sự xinh đẹp. Kant nói: “Một gì đó là xinh đẹp nếu nó đem cho niềm
vui mà không thích thú quan tâm” [2]
Không thích thú quan tâm! So sánh định nghĩa này với một đinh nghĩa khác đưa ra
từ một “khán giả” và nghệ sĩ đích thực – Stendhal, người một lần gọi sự xinh đẹp
là một hứa hẹn về hạnh phúc [3].
Ở đây, dù tỷ lệ nào, điều mà duy
mình Kant làm nổi bật trong những nội dung thẩm mỹ: tính không quan tâm [4],
thì bị phủ nhận và loại bỏ. Ai đúng,
Kant hay Stendhal? –
Và bây giờ chúng ta quay về với Schopenhauer, người đã đứng
gần nghệ thuật hơn so với Kant, và vẫn không thể phá thoát mình khỏi bùa mê của
định nghĩa của Kant: tại sao không? Tình huống là rất kỳ lạ: ông giải thích cụm
từ “không thích thú quan tâm” theo cách cá nhân nhất có thể có được, từ một kinh
nghiệm, trong trường hợp của ông, vốn phải là một thuộc kinh nghiệm tái diễn
thường xuyên nhất.
Có một ít điều mà Schopenhauer nói về chúng với chắc chắn
như thế, như về tác động của sự chiêm nghiệm thẩm mỹ: theo ông, nó chống “sự thích
thú quan tâm” về tình dục ‘, phần nào
giống như bột lupulin [7]
và long não, và ông không bao giờ mệt mỏi hát lời ca ngợi đào thoát này từ “ý chí” như là lợi thế lớn và sự hữu
dụng của điều kiện thẩm mỹ. Chúng ta thậm chí có thể bị xúi dục hỏi không biết khái
niệm cơ bản về “ý chí và biểu tượng”, tư tưởng rằng sự cứu chuộc từ “ý chí” chỉ
có thể xảy ra qua “biểu tượng”, có thể đã không bắt nguồn từ một sự tổng quát hóa
của kinh nghiệm tình dục đó. (Trong tất cả những vấn đề liên quan đến triết học
của Schopenhauer, nhân đây, chúng ta phải đừng bỏ qua một thực tế rằng đó là
quan niệm của một người trẻ hai mươi sáu tuổi, do đó, nó phản ánh không chỉ là
đặc điểm cụ thể của riêng chính Schopenhauer, nhưng cũng của những đặc biệt cụ
thể của mùa đời đó của cuộc sống.) Lấy thí dụ, chúng ta hãy nghe một đoạn rõ
ràng nhất của trong vô số những đoạn ông đã viết để vinh danh cho thẩm mỹ (Thế giới như Ý chí và Biểu tượng I,
231), chúng ta hãy lắng nghe giọng điệu, sự đau khổ, sự hạnh phúc, sự biết ơn,
những đoạn như thế đã viết với chúng.
“Đây là điều kiện không đau đớn mà Epicurus ca ngợi như điều
tốt đẹp nhất và như điều kiện của những vị gót; chúng ta, vì khoảnh khắc đó, trút
gánh khỏi sự đói khát cồn cào cơ bản của ý chí, chúng ta ăn mừng ngày dành cho
thờ phụng nên được nghỉ ngơi [8]
khỏi hình phạt khổ sai của ý chí tự nguyện, vòng bánh xe tra tấn Ixion đứng yên”.
[9]
. .
Phát biểu gì mà thật mãnh liệt! Thật là những hình ảnh của tra
tấn và của mệt mỏi kéo-ra-cho-lâu-cho-dài! Thật là đặt thời gian kề cận nhau gần
như (giải thích) bệnh lý giữa “vì khoảnh khắc đó” và “bánh xe tra tấn Ixion”,
giữa “hình phạt khổ sai của ý chí tự nguyện” và “đói khát cồn cào cơ bản” –
Ngay cả cứ cho rằng Schopenhauer là đã đúng về chính ông cho đến hơn một trăm lần,
điều này làm được gì cho một cái nhìn thấu hiểu sâu xa vào bản chất của cái đẹp?
Schopenhauer mô tả một tác dụng của
cái đẹp, đó là làm êm dịu ý chí, nhưng ngay cả điều này có phải xảy ra thường
xuyên hay không? Như tôi đã nói, Stendhal, một người không kém nhục cảm hơn
Schopenhauer nhưng với một nhân tính cộng thêm nhiều vui vẻ hơn, nhấn mạnh một
tác dụng khác của cái đẹp: “cái đẹp hứa hẹn
hạnh phúc”, với ông ta, sự kiện của vấn đề thì chính xác là sự phấn khích của ý chí (‘của chú tâm’) qua
cái đẹp. Và có thể nào, cuối cùng, chúng ta không buộc tội chính Schopenhauer về
suy nghĩ, khá lầm lẫn, rằng trong điều này ông đã theo chân Kant, và đối tượng mà
ông đã không hiểu gì hết tất cả là
định nghĩa của Kant về cái đẹp trong một lối Kant – rằng cái đẹp làm ông cũng hài
lòng nữa, ra từ sự “chú tâm”, trên thực tế, ra từ chú tâm mạnh nhất, cá nhân nhất
có thể có được; đó là của người bị tra tấn, là người đã giải thoát chính mình khỏi
sự tra tấn của ông ta? . . . Và, để trở lại câu hỏi đầu tiên của chúng ta, “nó
có nghĩa là gì nếu một triết gia bày tỏ lòng tôn kính với những lý tưởng khổ hạnh?”
Chúng ta nhận được ý gợi hé lộ đầu tiên của chúng ta: ông ta muốn gỡ thoát chính mình khỏi sự tra tấn –
7.
Chúng ta hãy cẩn thận đừng kéo xụp xuống những bộ mặt ảm
đạm ngay khi chúng ta nghe chữ “tra tấn”: đích xác trong trường hợp này, chúng
ta có thừa khối để đặt sang phía bên kia tính toán xem xét, rất nhiều để bù trừ,
thậm chí chúng ta còn có một số lý do để cười. Vì chúng ta phải không lượng thấp
giá sự kiện rằng Schopenhauer, người thực sự đối xử với tình dục như là một kẻ
thù cá nhân (bao gồm cả phụ nữ, công cụ của nó, ‘Instrumentum diaboli’ đó [10]),
kẻ thù cần thiết để giữ vui vẻ, rằng
ông đã yêu những từ ngữ đối nghịch [11],
phẫn nộ, bẳn tính dễ cáu; rằng ông tức giận chỉ để tức giận, một cách nhiệt
tình; rằng ông hẳn đã thành ốm đau, một người
bi quan (– vì ông không phải là một người, dẫu cho đến đâu ông muốn là một
người bi quan), nếu như không có kẻ thù của ông, không có Hegel, phụ nữ, dục
tính và toàn bộ ý chí hiện sinh để hiện hữu, ý chí để còn tồn tại. Schopenhauer
nếu không thế, sẽ không có mãi ở đó,
bạn có thể đánh cuộc điều đó, ông hẳn đã phải chạy đi, nhưng những kẻ thù ông đã
giữ chặt ông, và tiếp tục quyến rũ ông quay lại với hiện sinh, sự tức giận của ông
đã là an ủi của ông, như với những triết gia phái Sống giống như Chó [12]
thời cổ, là sự ngơi dịu căng thẳng của ông, sự đền bồi của ông, sự cứu chữa [13]
của ông cho buồn nôn, sự hạnh phúc của
ông. Như thế là quá nhiều với những khía cạnh cá nhân nhất trong trường hợp
Schopenhauer; về mặt khác, trong một cách thức, ông là điển hình – và ở đây, cuối
cùng, chúng ta trở lại vấn đề của chúng ta.
Không thể phủ nhận, miễn là chừng nào có triết học trên
trái đất và bất cứ khi nào từng có những triết gia (từ India đến nước Anh, để lấy
những đối cực của một tài năng về triết học), có tồn tại sự bực dọc khó chịu và
thù hận của một triết gia chân chính chống lại nhục dục – Schopenhauer chỉ là người
hùng hồn nhất, và nếu bạn để tai nghe chuyện, ông là cũng sự đột ngột phun trào hết
sức đáng chú ý và thú vị nhất trong đám họ; – tương tự, giữa những triết gia có
hiện hữu một sự thiên vị và nồng ấm nhìn theo hướng của toàn bộ lý tưởng khổ hạnh,
không nên có những ảo tưởng về điểm này. Cả hai tính chất này, như tôi đã nói,
thuộc về loại, nếu cả hai thiếu trong một triết gia, ông luôn luôn chỉ là một người
“được-gọi-là” triết gia ‘– bạn có thể chắc chắn về điều đó. Điều đó có nghĩa là gì? Vì trước tiên chúng ta phải giải
thích sự kiện này: trong tự thân chính nó,
nó sẽ còn đứng mãi đó, trong ngu độn cho đến vĩnh cửu, giống như bất kỳ điều gì “trong tự
thân”.
Mọi con vật, gồm cả con
vật triết gia [14] cũng vậy,
theo bản năng bẩm sinh phấn đấu cho một sự tối ưu của những điều kiện thuận lợi,
trong đó có thể phóng thích hoàn toàn sức mạnh của nó và đạt được tối đa cảm
giác-sức mạnh cho nó; một cách bản năng, mọi con vật như nhau đề ghê tởm, với một
khứu giác sắc bén vốn là “cao hơn tất cả mọi lý trí”, bất kỳ loại xáo trộn và
trở ngại nào ngăn chặn, hay có thể ngăn chặn con đường của nó đi đến sự tối ưu
(– không phải là con đường của nó đi
đến “hạnh phúc” mà tôi đương nói, nhưng là con đường dẫn đến quyền lực, hành động,
những hành động có chủ ý hùng vĩ nhất, và trong hầu hết trường hợp, thực sự,
con đường của nó đến bất hạnh khổ sở). Vì vậy, triết gia ghê tởm hôn nhân, cùng với tất cả những gì có thể
thuyết phục ông với nó, – hôn nhân như trở ngại và thảm họa trên con đường của ông
đi đến sự tối ưu. Những triết gia lớn nào, cho đến nay, đã kết hôn? Heraclitus,
Platon, Descartes, Spinoza, Leibniz, Kant, Schopenhauer – họ đã đều không; quả thực
là điều không thể nào nghĩ về họ như là đã có gia đình. Một nhà triết học mà có
vợ là thuộc về hài kịch, đó là đề xuất
của tôi: và ngoại lệ đó, Socrates, Socrates [15]
tinh nghịch, đã xuất hiện như lấy vợ trái khoáy buồn cười, đơn giản chỉ để chứng
minh mệnh đề này.
Mọi triết gia sẽ nói như Phật đã nói, khi ông được bảo về sự
ra đời của đứa con trai ông: [16]
“Rāhula được sinh ra cho tôi, một xích xiềng được đúc cho tôi” (Rāhula ở đây có
nghĩa là một “con quỷ nhỏ”) [17];
mỗi “tinh thần tự do” hẳn đã phải có một khoảnh khắc có suy nghĩ, giả định rằng
trước đây ông ta đã có một khoảnh khắc không suy nghĩ, giống như khoảnh khắc đã
trải nghiệm của cùng vị Phật đó – Ông tự nghĩ, “sống trong một ngôi nhà, nơi
không-sạch đó, thì bị bó buộc cản trở; tự do là trong sự rời khỏi nhà”: nói như
thế, ông đã rời bỏ nhà. Những lý
tưởng tu khổ hạnh trỏ lối đến rất nhiều những cây cầu bắc tới sự độc lập khiến
không có triết gia nào có thể kềm hãm được sự vui mừng trong lòng, và vỗ tay
khi nghe câu chuyện về tất cả những người, một ngày đẹp trời, là người đã quyết
định nói “không” với bất kỳ sự cắt giảm tự do nào của họ, và đi xa vào trong sa mạc: thậm chí cứ cho họ chỉ là những
con lừa xuẩn ngốc mạnh mẽ, và là sự trái ngược hoàn toàn của một tinh thần mạnh
mẽ.
Dẫn đến, lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì với một triết gia
– trả lời của tôi, bạn sẽ có thể
đoán trước từ lâu lắm rồi: khi nhìn thấy một lý tưởng khổ hạnh, nhà triết học mỉm
cười vì ông thấy một điều kiện tối ưu của trí thức cao nhất và táo bạo nhất [Geistigkeit], – ông không
phủ nhận sự hiện hữu, bằng cách làm như vậy, nhưng đúng hơn khẳng định sự hiện
hữu của ông và chỉ sự hiện hữu của ông, và có thể có là thực hiện điều này cho đến
mức ở chỗ ấy ông không phải là xa với thực hiện mong muốn bất thường cực đoan: hãy để thế giới tàn hoại, nhưng hãy để triết
học hiện hữu, hãy để triết gia hiện hữu, hãy để ta hiện hữu! ... [18].
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Sep/2012)
[1] impersonality
[2] I. Kant, Critique of Judgment
(1790)
[3] “une
promesse de bonheur”. Stendhal, De
L’Amour, ch. XVII. Baudelaire cũng trích dẫn và bàn luận quan điểm này về
cái đẹp trong La peintre de la vie
moderne (1863), ch. I.
[4] tiếng Phảp trong nguyên bản -
le désintéressement
[5] Pygmalion: Thần thoại
Hylạp, vua xứ Cyprus, yêu một tượng nữ thần sắc đẹp Aphrodite. Các nữ thần
thương hại ông và biến tượng này thành người thật, và ông đã lấy nàng làm vợ.
Có truyền thuyết khác –
Pygmalion là một thợ tạc tượng, đã tự tạc tượng người đẹp cho mình vì bực mình
với những khuyết điểm thấy trong những phụ nữ thực ngoài đời.
[6] Kant đôi khi nói như một mục sư nhà quê.
[7] Lupulin: một loại bột nhựa màu vàng - chiết ra từ hoa cái của cây
hop và được sử dụng như là một thuốc ngủ, thuốc an thần
[8] nguyên văn sabbath: ngày
chay tịnh, tiết dục, hàng tuần của các tôn giáo Abraham – chỉ dành vào sinh
hoạt phụng thờ, tôn kính Gót, tuyệt đối không nhúng tay vào bất kỳ hoạt động
nào ngoài khác.
[9] Ixion là một trong số ít
người đến nay vẫn còn bị trừng phạt trong cõi địa ngục của Hades. Theo thần
thoại Hylạp, Ixion đã giết cha vợ (một số người đã nói rằng Ixion là người đầu
tiên giết người kẻ thân tộc), và sau đó bị đày ải lang thang, Zeus đã thương
tình mời về làm khách ở Olympus, nhưng Ixion quay sang yêu vợ Zeus là Hera.
Zeus, chán ngán với những lỗi lầm và bội bạc của Ixion, nên đã cho trói Ixion
vào một bánh xe có cánh (có truyện nói có cả lửa đốt), để gió quay vĩnh viễn
bốn hướng trên không.
[10] “instrumentum diaboli” –
dụng cụ của quỉ sứ.
[11] black-green words
[12] Cynic
[13] remedium
[14] bête philosophe – con vật
triết lý.
[15] Socrates
như xuất hiện trong hài kịch The Clouds
của Aristophane.
[16] Nietzsche lấy nguồn từ H. Oldenburg Buddha: Sein Leben, seine Lerh, seine Gemeinde (Berlin 1881), pp
122 ff.
[17] Rāhula (529 TCN) – con trai duy nhất của thái tử Siddhartha Gautama. Đúng
trước ngày thái tử từ bỏ cung điện, công chúa Yasodharā:
vợ ngài sinh đứa con đầu lòng.
Văn bản ghi lại rằng thái tử đã đặt tên con là Rahula. Theo ngữ nguyên Sanskrit, tên đứa bé có nghĩa
là sự cản lối, chắn đường (“ra”: đường -
và “hula”: cản trở, chướng ngại, trở lực cho đời sống tinh thần). Theo truyền thuyết, khi nghe báo tin sinh con, thái
tử đã nói: “một cái cùm đã ra đời, một ràng buộc đã ra đời”), và do thế đứa bé
có tên với nghĩa nói trên. Nếu chúng ta không tin giải thích trong truyền
thuyết này - có lẽ đúng hơn đứa trẻ đã được đặt tên theo một nguyệt thực (rahu), có thể đã xảy ra vào khoảng thời
gian đứa bé ra đời.
[18] Latin trong nguyên văn “pereat mundus,
fiat philosophia, fiat philosophus, fiam!”