The Problems of Philosophy
Bertrand Russell
Chương IV – Thuyết Duy Ý
Từ “thuyết Duy Ý” được nhiều triết gia khác nhau dùng theo những ý hướng có hơi khác nhau. Với nó, chúng ta sẽ hiểu là chủ thuyết nói rằng bất cứ cái gì hiện hữu, hay ở bất kỳ mức độ nào bất cứ cái gì có thể biết là hiện hữu, phải trong một vài ý nghĩa thuộc về trí não. Chủ thuyết này được chủ trương rất rộng rãi trong những triết gia, nó có nhiều dạng, và được tán thành trên nhiều nền tảng khác nhau. Chủ thuyết được chủ trương rất rộng rãi như thế, và tự nó rất đáng chú ý như thế, nên nghiên cứu dù ngắn nhất về triết học cũng phải cho vài giải thích về nó.
Những ai không quen thuộc với sự suy đoán triết lý có thể nghiêng sang gạt bỏ chủ thuyết như thế là phi lý hẳn nhiên. Không nghi ngờ gì rằng đối với ý thức bình thường xem những bàn, những ghế, và mặt trời, và mặt trăng, và những đối tượng vật chất, một cách tổng quát như những gì đó có khác biệt một cách căn bản với những não thức và với những nội dung của những não thức, và như có một hiện hữu có thể tiếp tục nếu những não thức đã thôi ngừng. Chúng ta nghĩ về vật chất như đã có hiện hữu lâu trước khi đã có những não thức, và là điều khó khăn để nghĩ nó đơn giản chỉ như một sản phẩm của sinh hoạt trí não. Nhưng dù đúng hay sai, chủ nghĩa duy ý không thế gạt đi như sự phi lý hiển nhiên.
Chúng ta đã xem thấy rằng, ngay nếu như các đối tượng vật lý thật có một hiện hữu độc lập, chúng phải khác biệt rất rộng rãi với dữ liệu-giác quan, và có thể chỉ có một tương ứng với dữ liệu-giác quan, trong cùng một cách thức, trong đó một tập liệt kê catalog có một tương ứng với những đồ vật được liệt kê. Do đấy, ý thức thông thường bỏ chúng ta hoàn toàn trong bóng tối về phần bản chất nội tại thực sự của những đối tượng vật lý, và nếu như đã có lý do chắc chắn để xem chúng là trí não, chúng ta đã không thể phủ nhận một cách chính đáng quan điểm này với đơn giản chỉ vì nó đập vào chúng ta như lạ lùng. Sự thật về những đối tượng vật lý phải là lạ lùng. Nó có thể không thể đạt đến được, nhưng nếu bất kỳ triết gia nào tin rằng ông ta đã đạt được nó, sự kiện rằng những gì ông ta đem cống hiến như sự thật thì lạ lùng, phải không nên lấy làm một nền đứng để chống đối quan điểm ông ta.
Những nền đứng trên đó chủ thuyết duy ý được ủng hộ là những nền đứng thường thường lấy nguồn từ lý thuyết về kiến thức [1], nghĩa là, từ một bàn luận về những điều kiện vốn sự việc phải thoả mãn ngõ hầu chúng ta có thể biết được chúng. Cố gắng nghiêm chỉnh đầu tiên để thiết lập chủ thuyết duy ý trên những nền đứng như thế đã là của bít sóp Berkeley . Đầu tiên, ông đã chứng minh, bằng các luận chứng mà phần lớn chúng vững chắc [2], rằng các dữ liệu-giác quan của chúng ta không thể giả định là có một hiện hữu độc lập với chúng ta. nhưng phải là, ít nhất phần nào, ở “trong” não thức, theo ý hướng rằng sự hiện hữu của chúng đã đã sẽ không tiếp tục, nếu như đã không có nhìn thấy, hay nghe được, hay chạm vào, hay ngửi mùi, hay nếm vị. Cho đến đây, luận điểm của ông đã hầu như hoàn toàn vững chắc, dẫu như một vài trong những luận chứng của ông đã không được như thế. Nhưng ông đã tiếp tục đi tới biện luận rằng dữ liệu-giác quan đã là những điều duy nhất mà cảm biết của chúng ta có thể đảm bảo với chúng ta sự hiện hữu của chúng; và rằng được biết thì là ở “trong” một não thức [3], và như thế phải là có tính trí não [4]. Nên sau đó ông đã kết luận rằng không có gì có thể từng được biết đến, trừ ra những gì ở trong một vài não thức, và rằng những gì-gì đó được biết mà không ở trong não thức của tôi, phải ở trong một vài não thức khác.
Để nhằm hiểu luận chứng của ông, cần thiết phải hiểu cách ông dùng từ “ý tưởng”[5]. Ông đem cho từ “ý tưởng” với bất cứ gì mà nó được biết trực tiếp, tức thì, như, thí dụ, dữ liệu-giác quan được biết. Như thế, một màu sắc đặc thù nào đó mà chúng ta trông thấy là một ý tưởng; cũng thế nếu là một giọng nói chúng ta nghe được, và vân vân. Nhưng từ ngữ (này) thì không hoàn toàn giới hạn trong chỉ dữ liệu-giác quan. Sẽ cũng có những sự việc nhớ được hay tưởng tượng đến, vì với những sự việc như thế chúng ta cũng có sự hiểu quen [6] trực tiếp tức thì ở thời điểm hồi tưởng hay tưởng tượng. Tất cả những dữ liệu trực tiếp tức thì như thế, ông gọi là “những ý tưởng”.
Ông rồi tiến đến xem xét những đối tượng chung thường, như một cái cây chẳng hạn. Ông trình bày rằng tất cả gì chúng ta biết ngay lập tức một khi chúng ta “cảm biết”[7] cái cây bao gồm những ý tưởng, trong cái nghĩa của từ theo ông, và ông biện luận rằng không có lấy một chút nền đứng dẫu nhỏ nhất nào, để giả định là có bất kỳ cái gì thực về cái cây hết, trừ ra những gì được cảm biết. Sự tồn sinh[8] của nó, ông nói, gồm trong “sự được cảm biết”: trong tiếng Latin của các học giả - “esse” của nó - thì là “percipi”. Ông chấp nhận hoàn toàn rằng cái cây phải tiếp tục hiện hữu, ngay cả khi chúng ta nhắm mắt chúng ta, hay không có người nào ở gần nó cả. Nhưng sự tiếp tục hiện hữu này, ông nói, là do nơi Gót tiếp tục cảm biết nó; cái cây “thực”, cái tương ứng với cái chúng ta đã gọi là đối tượng vật lý, bao gồm những ý tưởng trong não thức của Gót, những ý tưởng ít hay nhiều giống như những ý tưởng chúng ta có được, khi chúng ta nhìn thấy cái cây, nhưng khác ở sự kiện là chúng vĩnh cửu lâu bền trong não thức của Gót, lâu bền mãi đến chừng nào cái cây tiếp tục hiện hữu. Tất cả những cảm biết của chúng ta, theo ông, bao gồm trong một thành phần chung vào trong những cảm biết của Gót, và vì sự gộp thành này nên những người khác nhau nhìn thấy nhiều hay ít về cùng một cái cây. Như thế ngoài những não thức và những ý tưởng của chúng, không có gì cả trong thế giới, cũng không thể nào mà bất kỳ sự việc gì ngoài khác lại đã từng biết đến được, bởi vì bất cứ những gì có được biết, thì nhất thiết phải là một ý tưởng.
Ở trong luận chứng này, có một số nhiều những nguỵ biện khéo léo, chúng đã từng là quan trọng trong lịch sử triết học, và thế cũng nên đem chúng ra ánh sáng. Ở bước đầu, có một rối rắm mập mờ đã sinh sản được vì cách dùng từ “ý tưởng”. Chúng ta nghĩ về một ý tưởng như thiết yếu là một sự việc gì đó trong não thức của một người nào đó, và như thế nên, khi bảo chúng ta rằng một cái cây gồm hoàn toàn những ý tưởng, là điều tự nhiên nếu như giả định là, nếu như thế, cái cây phải là hoàn toàn trọn vẹn trong những não thức. Nhưng khái niệm của ở “trong” não thức thì hàm hồ. Chúng ta nói – mang một người trong não thức[9], không phải có nghĩa rằng cái người đó thì ở trong những não thức của chúng ta, nhưng là một suy nghĩ, một ý nghĩ về anh ta thì ở trong những não thức chúng ta. Khi một người nói rằng có vài công chuyện làm ăn ông ta phải dàn xếp đã đi ra sạch hết khỏi não thức của ông, ông không có ý nói để hiểu ngầm rằng công chuyện làm ăn tự nó đã bao giờ từng nằm trong não thức ông, nhưng chỉ một nghĩ tưởng về công chuyện làm ăn đã trước đó ở trong não thức ông, nhưng sau đó đã thôi không ở trong não thức ông nữa. Và như thế, khi Berkeley nói rằng cái cây phải ở trong những não thức chúng ta nếu chúng ta có thể biết nó, tất cả những gì mà ông thực sự đã có một quyền để nói là – một ý nghĩ về cái cây phải ở trong những não thức chúng ta. Biện luận rằng cái cây tự nó phải ở trong những não thức chúng ta thì giống như biện luận rằng một con người mà chúng ta mang trong não thức, thì chính tự ông ta phải ở trong những não thức chúng ta. Sự lẫn lộn này xem ra quá trắng trợn cho bất kỳ một triết gia có trình độ nào lại vấp phải, nhưng nhiều trường hợp khác loại cùng có mặt, đi kèm nhau, đã đưa đẩy nó thành ra khả hữu. Để có thể xem biết làm sao mà nó thành ra đã khả hữu, chúng ta phải đi sâu hơn nữa vào trong câu hỏi như đến bản chất của những ý tưởng.
Trước khi tiếp tục câu hỏi tổng quát về bản chất của những ý tưởng, chúng ta phải tháo gỡ hai câu hỏi hoàn toàn tách biệt, chúng dấy lên trong mối quan tâm về dữ liệu-giác quan và những đối tượng vật lý. Chúng ta đã xem thấy, do những lý do khác loại về chi tiết, Berkeley đã đúng khi xử lý dữ liệu-giác quan vốn chúng bao gồm cảm biết của chúng ta về cái cây, ít hay nhiều chủ quan, theo chiều hướng là nó tuỳ thuộc vào chúng ta cũng nhiều như vào cái cây, và sẽ không hiện hữu nếu như cái cây đã không được nhận biết. Nhưng đây là một điểm hoàn toàn khác biệt, với cái điểm mà dựa vào đó Berkeley tìm lấy, để chứng minh rằng bất cứ cái gì có thể được biết tức thì phải ở trong một não thức. Cho mục đích này, những luận chứng chi tiết như về phần sự tuỳ thuộc của dữ liệu-giác quan vào chúng ta thì đều vô dụng. Điều là cần thiết để chứng minh, một cách tổng quát, rằng qua sự trạng được biết, những sự việc đã được trình bày là (thuộc về) não thức. Đây là điều mà Berkeley tin tưởng là chính ông đã làm rồi. Nó là câu hỏi này, và không phải là những câu hỏi trước đó của chúng ta, về sự khác biệt giữa dữ liệu-giác quan và đối tượng vật lý, điều đó giờ đây, phải là quan tâm chúng ta.
Lấy từ “ý tưởng” trong nghĩa của Berkeley , có hai điều rất tách biệt để xem xét mỗi khi nào có một ý tưởng trước não thức. Về một mặt có một điều trong đó chúng ta nhận biết – thí dụ như – màu sắc của cái bàn tôi – và một mặt khác, chính sự nhận biết thực sự - chính nó, cái hoạt động trí não của sự hiểu rõ[10] sự vật. Hoạt động trí não thì không nghi ngờ gì là có tính thuộc trí não, nhưng có bất kỳ lý do nào để giả định là cái sự vật được hiểu rõ, thì trong bất cứ nghĩa nào đó, là có tính thuộc trí não? Những biện luận về trước của chúng ta liên quan đến màu sắc đã không chứng minh nó có tính trí não – chúng chỉ đã chứng minh là sự hiện hữu của nó tuỳ thuộc trên sự liên hệ của các giác quan chúng ta với đối tượng vật lý – trong trường hợp chúng ta, cái bàn. Đó là nói rằng, chúng đã chứng minh rằng một màu sắc nào đó sẽ hiện hữu, trong một ánh sáng nào đó, nếu như một con mắt bình thường được đặt vị trí tại một điểm nào đó tương đối với cái bàn. Nó đã không chứng minh là màu sắc thì ở trong não thức của người cảm biết.
Quan điểm của Berkeley, rằng hiển nhiên màu sắc phải ở trong não thức, sự thuyết phục của nó xem ra tuỳ thuộc trên sự lẫn lộn giữa cái vật được hiểu rõ với hoạt động của sự hiểu rõ.Trong cả hai, cái nào cũng có thể gọi là một “ý tưởng”; có lẽ cái nào trong hai đã cũng đều được Berkeley gọi là một ý tưởng. Hoạt động, không nghi ngờ gì, thì ở trong não thức; nên từ đó, khi chúng ta đang nghĩ về hoạt động, chúng ta chấp nhận một cách sẵn sàng cái quan điểm rằng những ý tưởng phải ở trong não thức. Rồi từ đó, quên mất đi rằng đó chỉ đã là đúng khi những ý tưởng đã được xem nhận như những hoạt động của sự hiểu rõ, chúng ta chuyển mệnh đề rằng “những ý tưởng nằm trong não thức” sang những ý tưởng theo cái nghĩa khác kia, i. e. sang những sự việc được hiểu rõ bởi những hoạt động của sự hiểu rõ của chúng ta. Như thế, do từ ngữ có nhiều nghĩa mập mờ, lẫn lộn vô thức, chúng ta đi đế một kết luận rằng bất kỳ sự việc gì chúng ta có thể hiểu rõ, chúng phải ở trong não thức chúng ta. Điều này xem ra là một phân tích đúng về những luận chứng của Berkeley , và cái ngụy biện[11] tối cùng nằm nghỉ trên đó.
Câu hỏi này về sự phân biệt giữa hành động và đối tượng trong sự nhận biết rõ của chúng ta về những sự việc thì quan trọng sống còn, bởi vì toàn thể năng lực của chúng ta về thu tập kiến thức thì buộc gói chung với nó. Khả năng là quen-biết-được với những sự việc ngoài khác hơn tự chính nó, là một đặc tính chính yếu của não thức. Sự quen biết với những đối tượng bao gồm một cách chủ yếu trong một liên hệ giữa não thức và một sự việc gì đó khác hơn là não thức. Đây là cái nó tạo thành năng lực của não thức về nhận biết những sự việc. Nếu chúng ta nói rằng những sự việc được biết phải ở trong não thức, chúng ta hoặc là giới hạn quá đáng năng lực hiểu biết của não thức, hoặc chúng ta đang thốt ra đơn giản chỉ là một lập lại thừa (tautology)[12] . Chúng ta đang thốt ra đơn giản chỉ là một tautology, nếu như chúng ta hiểu nghĩa của “trong não thức” cũng giống như của “trước não thức”, i.e. nếu chúng ta đơn giản chỉ biết rõ được nhờ qua não thức. Nhưng nếu chúng ta hiểu nghĩa như thế này, chúng ta sẽ phải thú nhận rằng cái mà, theo ý hướng này, là ở trong não thức, có thể tuy thế mà không là thuộc trí não. Như thế, khi chúng ta nhận thức được bản tính của kiến thức, luận chứng của Berkeley được xem như sai lầm trong thực chất cũng như trong hình thức, và những nền tảng của ông để giả định “những ý tưởng” – i.e. những đối tượng được nhận thức, được hiểu rõ – phải là thuộc trí não, đã tìm thấy không có bất cứ chặt chẽ lôgích nào cả. Kể từ đây, những nền tảng của ông để chấp nhận thuyết duy ý có thể bị sa thải. Còn lại là xem không biết có những nền tảng bất kỳ nào khác không?
Đã thường được nói, như đã nghĩ nó đã là một sự thật hiển nhiên tự bản thân, là chúng ta không thể biết được bất kỳ sự việc gì hiện hữu mà vốn chúng ta không biết. Nó hàm ý rằng bất kỳ sự việc gì, có thể trong bất kỳ lối nào, có liên quan với kinh nghiệm chúng ta, ít nhất phải có khả năng được-biết bởi chúng ta; từ đó, nó dẫn đến là nếu vật chất đã là điều gì đó với nó chúng ta không thể trở nên biết quen được, vật chất sẽ đã là điều gì đó mà chúng ta đã không thể biết có hiện hữu, và nó đã có thể không có bất cứ quan trọng nào với chúng ta hết cả. Nó cũng tổng quát còn hàm ý, bởi những lý do còn vẫn tối tăm, rằng cái gì không thể có một chút quan trọng nào với chúng ta, nó không thể là thực, và như thế nên, vật chất, nếu như nó không được tạo thành từ não thức hay từ những ý tưởng trí não, là không thể nào có và chỉ đơn giản không gì khác hơn là ảo tưởng [13]
Đi vào trong luận chứng này cho trọn vẹn, sẽ không thể nào làm được ở giai đoạn hiện nay của chúng ta, bởi vì nó nêu lên những điểm đòi hỏi nhiều bàn bạc tiên khởi đáng kể; nhưng những lý do chắc chắn để gạt bỏ luận chứng có thể ghi nhận ngay lập tức. Bắt đầu tại phần cuối: không có những lý do tại sao cái gì không thể có bất cứ sự quan trọng thực tiễn nào với chúng ta lại sẽ không nên là thực. Đúng rằng, nếu như giả thiết về mặt lý thuyết sự quan trọng có gộp kể, tất cả mọi sự việc là thực thì có vài quan trọng với chúng ta, bởi vì, như những con người ham muốn hiểu biết sự thật về vũ trụ, chúng ta có một vài quan tâm với tất cả những gì vũ trụ bao gồm. Nhưng nếu thứ quan tâm lối này có gộp kể, không phải trường hợp là vật chất đó đã không có quan trọng nào với chúng ta, cứ giả định chúng hiện hữu ngay dẫu chúng ta không thể biết rằng nó hiện hữu. Chúng ta có thể, một cách hiển nhiên, đoán rằng nó có thể hiện hữu, và phân vân không biết nó có hay không; thế nên nó đã được nối kết với sự khao khát về kiến thức của chúng ta, và đã có sự quan trọng hoặc trong thoả mãn hay trong phá ngang sự khao khát này.
Một lần nữa, không có cách nào nó là một sự thật hiển nhiên tự bản thân, và thực sự nó sai lầm, là chúng ta không thể biết được bất kỳ sự việc gì hiện hữu mà vốn chúng ta không biết. Từ ngữ “biết” ở đây đã dùng theo hai nghĩa khác nhau.
(1) Trong cách dùng thứ nhất của nó, nó áp dụng với một thứ kiến thức vốn nó đối nghich với sai lầm, theo ý hướng trong đó cái chúng ta biết thì đúng, theo ý hướng mà nó áp dụng với những tin tưởng và những xác quyết của chúng ta. i.e. với cái chúng ta gọi là các phán đoán. Trong ý nghĩa này của từ ngữ chúng ta biết rằng một điều gì đó là trường hợp. Thứ kiến thức này có thể được mô tả là kiến thức về những sự thật.
(2) Trong cách dùng thứ nhì của từ “biết” dẫn trên, từ này áp dụng cho kiến thức của chúng ta về những sự việc, vốn chúng ta có thể gọi là quen biết, Đây là ý nghĩa trong đó chúng ta biết dữ liệu-giác quan (Sự phân biệt liên hệ thì một cách đại thể như giữa “savoir” và “connaitre” trong tiếng Pháp, hay giữa “wissen” và “kennen” trong tiếng Đức[14])
Thế nên mệnh đề vốn đã được xem như một sự thật hiển nhiên, khi được phát biểu lại, thành ra như sau: “Chúng ta có thể không bao giờ phán đoán thực sự rằng một điều gì đó - mà chúng ta không quen biết với nó – là hiện hữu”. Đây không phải là một sự thật hiển nhiên, dù với cách nào đi nữa, nhưng ngược lại là một lời nói dối rành rành. Tôi chưa có hân hạnh được quen biết với hoàng đế nước Tàu, nhưng tôi thực sự phán đoán là ông hiện hữu. Dĩ nhiên đã có thể nói, rằng tôi phán đoán như thế vì sự quen biết của những người khác với vị này. Điều này, tuy nhiên, là một đáp trả không thích đáng, bởi vì, nếu nguyên tắc đã là đúng, tôi đã không thể biết rằng có bất kỳ ai khác đã quen biết với ông. Nhưng thêm xa hơn nữa, không có lý do tại sao tôi lại không biết về sự hiện hữu của một sự việc gì đó vốn không có ai quen biết với nó. Điểm này quan trọng, và đòi hỏi giải thích sáng tỏ.
Nếu tôi quen biết với một sự việc vốn nó hiện hữu, sự quen biết của tôi đem cho tôi kiến thức rằng nó hiện hữu. Nhưng là không đúng, đảo ngược lại, mỗi khi nào tôi biết rằng một sự việc thuộc một loại nào đó hiện hữu, tôi hay dăm ba người nào khác phải có quen biết với cái sự việc đó. Cái gì xảy ra - trong những trường hợp tôi có phán đoán đúng thực, nhưng không có quen biết - là rằng sự việc được tôi biết do mô tả, và điều đó, với công dụng của một vài nguyên tắc tổng quát, sự hiện hữu của một sự việc đáp ứng với sự diễn tả này, có thể được suy diễn từ sự hiện hữu của một sự việc nào đó, mà với nó tôi có quen biết. Để có thể hiểu điểm này một cách đầy đủ, tốt hơn hết là trước hết hãy xử lý sự khác biệt giữa kiến thức do quen biết và kiến thức do mô tả, rồi xem xét kiến thức nào của những nguyên tắc tổng quát, nếu có cái nào, có cùng một thứ chắc chắn như kiến thức của chúng ta về chính sự hiện hữu của những kinh nghiệm của chúng ta. Những vấn đề này sẽ được giải quyết trong các chương tiếp sau.
Chương V. Kiến thức do quen biết và Kiến thức do mô tả
Trong chương trước, chúng ta đã thấy có hai thứ kiến thức: kiến thức về những sự vật, và kiến thức về những sự thực. Trong chương này chúng ta sẽ dành trọn quan tâm cho kiến thức về những sự vật, mà đến lượt nó, chúng ta sẽ phải phân biệt thành hai loại. Kiến thức về những sự vật, khi nó thuộc về loại chúng ta gọi là kiến thức do quen biết, về cơ bản nó đơn giản hơn bất cứ thứ kiến thức nào về những sự thực, và độc lập một cách lôgích với kiến thức về những sự thực, mặc dù sẽ có thể là liều lĩnh khi giả sử con người đã từng, trong thực tế, có quen biết với sự việc mà không cùng lúc biết một vài sự thực về chúng. Kiến thức về những sự vật do mô tả, ngược lại, luôn luôn bao hàm, như chúng ta sẽ tìm thấy theo trình tự của chương này, một vài kiến thức về sự thực như nguồn và nền của nó. Nhưng đầu tiên tất cả, chúng ta phải làm cho rõ ràng – Theo chúng ta “quen biết”`có nghĩa gì, và theo chúng ta “mô tả” có nghĩa gì.
Chúng ta sẽ nói chúng ta có quen biết với bất cứ gì, chúng ta có sự nhận biết trực tiếp với chúng, mà không qua trung gian của bất kỳ tiến trình suy luận nào hay bất kỳ kiến thức nào về sự thực. Như thế trước sự có mặt của cái bàn tôi, tôi quen biết với những dữ liệu-giác quan chúng tạo lập nên sự xuất hiện của cái bàn của tôi – màu sắc của nó, hình dạng của nó, cứng chắc của nó, trơn nhẵn của nó, .etc.; tất cả những điều này, với chúng, tôi liền lập tức ý thức ngay khi tôi nhìn thấy, và chạm thấy cái bàn của tôi. Cái sắc cá biệt của màu tôi đương xem thấy có thể có nhiều điều nói về nó - Tôi có thể nói nó màu nâu, nghĩa là nó có hơi tối, và vân vân. Nhưng những phát biểu như thế, dẫu nó khiến tôi biết những sự thực về màu, không làm cho tôi biết về chính cái màu tự thân nhiều khá gì hơn so với tôi đã có trước đó, về chừng mức những quan tâm kiến thức về chính màu tự thân, như ngược lại với kiến thức về những sự thực về nó, tôi biết màu rất hoàn toàn và trọn vẹn khi tôi nhìn thấy nó, và không thêm có kiến thức nào nữa về chính nó ngay cả như một cách lý thuyết lại có thể có được. Thế nên dữ liệu-giác quan vốn chúng tạo dựng nên vẻ ngoài của cái bàn tôi là những điều tôi có quen biết với chúng, những điều được tôi biết ngay lập tức đúng như chúng là.
Kiến thức của tôi về cái bàn như một đối tương vật lý, ngược lại, không phải là kiến thức trực tiếp. Nếu giống như là vậy, nó được thu nhận bằng quen biết với những dữ liệu-giác quan vốn tạo nên sự dạng ngoài xuất hiện của cái bàn. Chúng ta đã xem thấy có thể là khả hữu, không phi lý chút nào, nếu nghi ngờ không biết cái bàn có hay không nữa đây, trong khi ấy không thể có thể ngờ dữ liệu-giác quan. Kiến thức của tôi về cái bàn là thứ kiến thức chúng ta sẽ gọi là “kiến thức do mô tả”. Cái bàn là “đối tượng vật lý vốn là nguyên nhân của những dữ liệu-giác quan như-thế-và-như-thế”. Đây là mô tả cái bàn bằng phương cách của những dữ liệu-giác quan. Ngõ hầu biết được bất kỳ một điều gì đi nữa về cái bàn, chúng ta phải biết những sự thật nối nó với những sự việc mà với chúng, chúng ta có quen biết: chúng ta phải biết rằng “những dữ liệu-giác quan như-thế-và-như-thế có nguyên nhân do một đối tượng vật lý”. Không có trạng thái của não thức trong đó chúng ta nhận biết trực tiếp về cái bàn; tất cả những kiến thức của chúng ta về cái bàn thì thực sự là kiến thức về những sự thật, và cái thực tại vốn là cái bàn, nói một cách chính xác, nó tuyệt không được chúng ta biết gì về nó hết cả. Chúng ta biết một mô tả, và chúng ta biết rằng chỉ có một đối tượng, sự mô tả này áp dụng vào được, mặc dù chính đối tượng tự thân thì không được chúng ta trực tiếp biết. Trong trường hợp như thế, chúng ta nói rằng kiến thức của chúng ta về đối tượng là kiến thức do mô tả.
Tất cả kiến thức của chúng ta, cả kiến thức về những sự vật, và kiến thức về những sự thực, nằm dựa trên sự quen biết như nền tảng của nó. Thế nên là quan trọng để xem xét có những loại sự việc nào chúng ta có quen biết với chúng.
Dữ liệu-giác quan, như chúng ta đã thấy rồi, là trong đám những gì chúng ta có quen biết được với chúng; trong thực tế, chúng cung cấp thí dụ hiển nhiên và ấn tượng nhất về kiến thức do quen biết. Nhưng nếu chúng đã là thí dụ duy nhất, kiến thức của chúng ta đã sẽ hạn hẹp rất nhiều hơn nó thực là. Chúng ta đã sẽ chỉ biết những gì giờ đây có mặt với những giác quan của chúng ta, chúng ta đã không có thể biết được bất cứ những gì về thời quá khứ - ngay đến cả như đã có một quá khứ - cũng đã không có thể biết được bất cứ những sự thực nào về dữ liệu-giác quan của chúng ta, vì tất cả những kiến thức về những sự thực, như chúng ta sẽ trình bày, đòi hỏi một sự quen biết với những sự việc mà chúng mang một đặc tính khác biệt có tính cơ bản với dữ liệu-giác quan, những sự việc vốn đôi khi được gọi là những “ý tưởng trừu tượng”, nhưng chúng ta sẽ gọi chúng là những “phổ quát”. Bởi thế nên, chúng ta phải xem xét đến quen biết với những sự việc khác bên cạnh những dữ liệu-giác quan, nếu như chúng ta sẽ thu nhận bất kỳ phân tích thoả đáng có mức độ vừa phải nào về kiến thức của chúng ta.
Sự mở rộng ra khỏi dữ liệu-giác quan đầu tiên được xem xét là quen biết do trí nhớ [15]. Điều hiển nhiên là cúng ta thường nhớ lại những gì chúng ta đã xem, hay nghe, hay đã có mặt cách khác với những giác quan chúng ta, và trong những trường hợp như vậy, chúng ta vẫn ngay tức thì nhận biết về những gì chúng ta nhớ lại, mặc dù có sự kiện rằng nó xuất hiện như quá khứ và không như hiện tại. Kiến thức tức thì này do ký ức, là nguồn gốc của tất cả kiến thức của chúng ta có bao gồm liên hệ với quá khứ: không có nó, đã không thể có kiến thức về quá khứ bằng suy diễn, chúng ta đã sẽ không bao giờ biết đã có bất cứ gì quá khứ để mà suy diễn với.
Sự mở rộng kế tiếp được xem xét là quen biết do nội quán [16]. Chúng ta không chỉ nhận biết về những sự việc, nhưng chúng ta thường nhận biết rằng đương nhận biết về chúng. Khi tôi thấy mặt trời, tôi thường nhận biết sự tôi đang thấy mặt trời, như thế “sự thấy mặt trời của tôi” là một đối tượng tôi có quen biết với nó. Khi tôi ao ước thức ăn, tôi có thể nhận biết về sự ao ước thức ăn của tôi; như thế “sự ao ước thức ăn của tôi” là một đối tượng mà tôi đã có quen biết với nó. Một cách tương tự chúng ta có thể nhận biết về những cảm xúc của chúng ta về thích thú hay đau đớn, và một cách tổng quát về những sự kiện chúng xảy ra trong não thức chúng ta. Thứ quen biết này, có thể gọi chúng là sự tự-ý thức[17], là nguồn gốc của tất cả những kiến thức chúng ta về những gì trí não[18]. Điều hiển nhiên rằng chỉ cái gì xảy ra trong não thức chúng ta nó mới có thể được biết một cách ngay lập tức. Những gì xảy ra trong não thức những người khác được chúng ta biết nhờ cảm biết [19] của chúng ta về thân thể của họ, nghĩa là, qua dữ liệu-giác quan trong chúng ta, chúng liên kết với thân thể của họ. Nếu không là sự quen biết của chúng ta với những nội dung của não thức riêng của chúng ta, chúng ta sẽ không có khả năng tưởng tượng ra những não thức [20] những người khác, và như thế chúng ta đã sẽ không bao giờ đi đến được kiến thức rằng họ có những trí não. Một điều xem ra là tự nhiên khi giả định rằng tự-ý thức là một trong những điều chúng phân biệt con người với những con vật: những con vật, chúng ta có thể giả định, mặc dù chúng có quen biết với dữ liệu-giác quan, chúng không bao giờ trở nên ý thức về sự quen biết này. Tôi không có ý nói chúng nghi ngờ không biết chúng có hiện hữu hay không, nhưng chúng không bao giờ trở nên có ý thức sự kiện là chúng có những cảm xúc và những tình cảm, cho nên về sự kiện chúng, những chủ thể của những cảm xúc đó, như thế cũng không hiện hữu.
Chúng ta đã nói về quen biết với những nội dung của những não thức chúng ta như sự tự-ý thức, nhưng không phải là, dĩ nhiên, ý thức về chính tự ngã chúng ta: nó là ý thức về những suy tưởng và xúc cảm cá biệt. Câu hỏi - không biết có hay không - chúng ta cũng có quen biết với những tự ngã tối giản của chúng ta, như ngược lại với những suy tưởng và xúc cảm cá biệt, là một câu hỏi rất khó khăn, nói cho chắc chắn sẽ là cẩu thả. Khi chúng ta cố gắng nhìn vào trong tự chính chúng ta, chúng ta luôn luôn xem ra đi đến một vài suy tưởng hay tình cảm cá biệt, và không phải đã đến cái “Tôi” nó có suy tưởng hay tình cảm. Dẫu sao đi nữa có một vài lý do để nghĩ rằng chúng ta có quen biết với cái “Tôi”, mặc dù sự quen biết thì khó khăn mà tháo gỡ khỏi với những điều khác. Để làm cho rõ rệt thứ lý do nào có đấy, chúng ta hãy xem xét trong một chút – sự quen biết của chúng ta với những suy tưởng cá biệt – thực sự kéo theo cái gì.
Khi tôi có quen biết với “sự tôi nhìn thấy mặt trời”, xem ra đơn giản rằng tôi có quen biết với hai điều khác biệt trong chúng có liên hệ với nhau. Về một mặt, có dữ liệu-giác quan chúng thay mặt mặt trời với tôi, về mặt kia, có một cái đó mà nó nhìn thấydữ kiên giác quan này. Tất cả sự quen biết, như thể sự quen biết của tôi với dữ liệu-giác quan mà chúng đại diện cho mặt trời, xem ra hiển nhiên một liên hệ giữa cá nhân quen biết và đối tượng mà với nó, cá nhân này có quen biết. Trong một trường hợp quen biết là một trường hợp trong đó tôi có thể là nhân vật có quen biết (như tôi có quen biết với sự quen biết của tôi với dữ liệu-giác quan đại diện cho mặt trời) nó rõ rệt đơn giản rằng người có quen biết là chính tôi. Thế nên, khi tôi có quen biết với sự tôi thấy mặt trời, toàn thể sự kiện trong đó tôi có quen biết là “tự-quen biết với dữ liệu-giác quan”.
Xa hơn, chúng ta biết sự thực “tôi có quen biết với dữ liệu-giác quan này”. Là điều khó khăn để thấy làm sao chúng ta có thể biết sự thực này, hay ngay cả hiểu được nó có ý nghĩa như thế là gì, trừ khi chúng ta đã quen biết với một điều gì đó chúng ta gọi là “Tôi”. Là điều xem ra không cần thiết phải giả định chúng ta có quen biết với một cá nhân thường trực, ít hơn hay nhiều hơn, hôm nay cũng là cùng như ngày qua, nhưng xem ra như mặc dù chúng ta phải có quen biết với cái điều đó, dẫu bất kỳ bản chất của nó là gì đi nữa, nó nhìn thấy mặt trời và có quen biết với dữ liệu-giác quan. Thế nên, trong một vài ý hướng, là điều xem ra chúng ta phải có quen biết với Tự ngă chúng ta, như ngược lại với những kinh nghiệm cá biệt của chúng ta. Nhưng câu hỏi thì khó khăn, và những luận chứng phức tạp có thể được viện dẫn về cả mỗi bên. Do thế, mặc dù quen biết với chính chúng ta xem ra có lẽ xảy ra, là điều không khôn ngoan khi xác định rằng nó - không nghi ngờ gì - có xảy ra.
Thế nên chúng ta có thể tổng kết như sau đây những gì đã được nói liên quan đến quen biết với những sự việc mà chúng hiện hữu. Chúng ta có quen biết từ cảm giác với dữ liệu của những cảm biết bên ngoài, và từ nội quán với những dữ liệu, với chúng có thể gọi là những cảm biết bên trong – những ý nghĩ, những xúc cảm, những ham muốn, etc.; chúng ta có quen biết từ ký ức với những sự việc chúng đã là những dữ liệu hoặc từ những cảm biết bên ngoài hay từ cảm biết bên trong. Xa hơn, là điều có thể, mặc dù không chắc chắn, rằng chúng ta có quen biết với Tự Ngã, như là cái nó nhận thức về những sự việc, hay là có ham muốn hướng về những sự việc.
Thêm vào với sự quen biết của chúng ta với những sự việc hiện hữu cá biệt, chúng ta cũng có quen biết với cái chúng ta sẽ gọi là những phổ quát, đó là nói rằng, những ý niệm tổng quát, giống như chất trắng[21], sự đa dạng, tình huynh đệ, và vân vân. Tất cả mỗi mệnh đề trọn vẹn, phải chứa đựng ít nhất một từ nó đại diện cho một phổ quát, bởi vì tất cả các động từ có một ý nghĩa vốn nó là phổ quát[22]. Chúng ta sẽ trở lại về sau, với các phổ quát, trong chương IX; cho giờ đây, chỉ cần thiết phòng ngừa chống lại sự giả định rằng bất cứ điều gì chúng ta có thể quen biết với, phải là một điều gì cá biệt và hiện hữu. Sự nhận thức về những phổ quát thì gọi là có quan niệm [23] , và một phổ quát mà chúng ta nhận thức về nó gọi là một khái niệm.[24]
Điều sẽ xem thấy là trong những đối tượng mà chúng ta có quen biết với, chúng không bao gồm những đối tượng vật lý (như ngược lại với những dữ liệu-giác quan), cũng không bao gồm những não thức của người khác. Những điều này được chúng ta biết bởi cái tôi gọi là “kiến thức do mô tả”, mà giờ đây chúng ta phải xem xét.
Nói một “mô tả” có nghĩa theo tôi là bất cứ câu nào thuộc về dạng “một như-vậy-và-như-vậy” hay “cái như-vậy và như-vậy”. Một câu của dạng “một như-vậy-và-như-vậy” tôi sẽ gọi là một mô tả “hàm hồ”[25]; một câu có dạng “cái như-vậy-và-như-vậy” (số ít), tôi sẽ gọi là một mô tả “xác định rõ rệt”[26]. Như thế “một người” là một mô tả hàm hồ, và “cái người với mặt nạ sắt” là một mô tả xác định. Có nhiều vấn đề khác biệt nối kết với những mô tả hàm hồ, nhưng tôi bỏ chúng qua một bên, bởi vì chúng không trực tiếp liên hệ với nội dung chúng ta đang bàn luận, đó là bản chất của kiến thức chúng ta liên hệ với những đối tượng, trong các trường hợp ở đấy chúng ta biết có một đối tượng đáp ứng với một mô tả xác định, mặc dù chúng ta không có quen biết với bất kỳ một đối tượng nào giống như thế. Đây là một vấn đề nó có liên quan trọn vẹn riêng biệt với những mô tả xác định. Như thế tôi sẽ. trong phần tiếp sau, chỉ nói đơn giản là những “mô tả” mỗi khi tôi dùng với nghĩa những “mô tả xác định”. Như thế một mô tả sẽ có nghĩa bất cứ cụm từ [27] nào có dạng “cái như-vậy-và-như-vậy” với số ít.
Chúng ta sẽ nói rằng một đối tượng thì “được biết do mô tả” khi chúng ta biết nó là “cái như-vậy-và-như-vậy”, i.e. khi chúng ta biết rằng có một đối tượng, và có thế thôi không hơn, có một thuộc tính nào đó, và nó sẽ được hiểu ngầm một cách tổng quát rằng chúng ta không có kiến thức do quen biết về cùng chính đối tượng đó. Chúng ta biết cái người với cái mạ nạ sắt hiên hữu, và nhiều mệnh đề được biết về ông ta; nhưng chúng ta không biết ông ta đã là ai. Chúng ta biết rằng người ứng cử viên có nhiều phiếu bầu nhất sẽ được trúng cử, và trong trường hợp này chúng ta rất có cơ may cũng quen biết (theo cái nghĩa duy nhất trong đó một người có thể có quen biết với một người khác) với con người mà ông ta là, trong thực tế, vị ứng cử viên sẽ thu được nhiều phiếu bầu nhất; nhưng chúng ta không biết ông ta là ai trong đám những ứng cử viên, i.e. chúng ta không biết bất kỳ mệnh đề nào có dạng “A là ứng cử viên ông ta sẽ thu được nhiều phiếu nhất” trong đó A là tên của một trong các ứng cử viên. Chúng ta sẽ nói là chúng ta có “không chỉ gì hơn kiến thức mô tả” của cái-như-vậy-và-như-vậy khi, mặc dù chúng ta biết cái-như-vậy-và-như-vậy hiện hữu, và mặc dù chúng ta có thể là có quen biết với đối tượng mà nó là, thực sự, cái-như-vậy-và-như-vậy, thế nhưng chúng ta không biết bất kỳ một mệnh đề nào “ a là cái-như-vậy-và-như-vậy”, trong đó a là một gì-gì đó, với nó chúng ta có quen biết.
Khi chúng ta nói “cái-như-vậy-và-như-vậy hiện hữu”, chúng ta hàm nghĩa rằng chỉ có một đối tượng mà nó là cái-như-vậy-và-như-vậy. Mệnh đề “a là cái-như-vậy-và-như-vậy” có nghĩa a có thuộc tính như-vậy-và-như-vậy, và không-gì khác có. “Ông A là ứng viên của giáo phái Union trong đơn vị bầu cử này” có nghĩa ““Ông A là ứng viên của giáo phái Union trong đơn vị bầu cử này, và không có ai khác là nữa”. “Ứng viên của giáo phái Union trong đơn vị bầu cử này hiện hữu” có nghĩa “một người nào đó là ứng viên của giáo phái Union trong đơn vị bầu cử này, và không ai khác là nữa”. Thế nên, khi chúng ta có quen biết với một đối tượng mà nó là cái-như-vậy-và-như-vậy, chúng ta biết rằng cái-như-vậy-và-như-vậy hiện hữu; nhưng chúng ta có thể biết rằng cái-như-vậy-và-như-vậy hiện hữu, khi chúng ta không có quen biết với bất kỳ đối tượng nào mà chúng ta biết là cái-như-vậy-và-như-vậy, và ngay cả khi chúng ta không có quen biết với bất kỳ đối tượng nào, vốn nó, trong thực tế, là cái-như-vậy-và-như-vậy.
Những từ chung, và ngay cả những danh từ riêng, chúng thường là những mô tả thực sự. Nói thế có nghĩa là, ý tưởng ở trong não thức của một người khi dùng đúng cách một tên riêng, có thể một cách tổng quát chỉ được biểu tả minh bạch nếu chúng ta thay cái tên riêng bằng một diễn tả. Thêm nữa, sự mô tả cần thiết để trình bày ý tưởng sẽ thay đổi theo với những người khác nhau, hay dù với cùng một người nhưng ở những thời điểm khác nhau. Chỉ có một điều bất biến (chừng nào tên gọi được dùng đúng cách) là cái đối tượng mà cái tên gọi áp dụng vào nó. Nhưng đến chừng nào điều này vẫn còn là bất biến, sự mô tả cá biệt đã kéo theo thường thường không tạo nên khác biệt nào đối với sự thực hay sự sai lầm của mệnh đề trong đó có cái tên xuất hiện.
Chúng ta hãy lấy một vài minh họa. Giả sử một vài mệnh đề nói về Bismarck . Thừa nhận là có một điều như - sự quen biết với chính mình. Bismarck chính ông đã có thể dùng tên của ông trực tiếp để chỉ định cái con người cá biệt mà với người này ông đã có quen biết. Trong trường hợp này, nếu ông làm một phán đoán về chính ông, chính ông đã có thể là một tạo phần của phán đoán. Ở đây, tên riêng được xử dụng trực tiếp vốn nó luôn luôn ước ao được như vậy, như đơn giản chỉ đứng thay thế cho một đối tượng nào đó, và không phải là một mô tả về một đối tượng. Nhưng nếu như một người đã biết Bismarck , làm một phán đoán về ông, trường hợp trở nên khác hẳn. Điều mà người này có quen biết với đã là một dữ liệu-giác quan nào đó mà ông ta liên kết được (một cách đúng, chúng ta sẽ giả định) với thân thể Bismarck . Thân thể ông ta, như một đối tượng vật lý, và vẫn hơn, cả não thức của ông nữa, đã chỉ biết được như là thân thể và não thức kết nối với những dữ liệu-giác quan này. Đó là, chúng được biết do mô tả. Nó là, dĩ nhiên, với rất nhiều phần có cơ xảy ra, những đặc tính trong dạng ngoài của một người sẽ đi vào trong não thức của một người bạn, khi người bạn này nghĩ về hắn; thế nên sự mô tả thực sự trong não thức người bạn là ngẫu nhiên. Điểm thiết yếu là ở chỗ, ông ta biết rằng những mô tả khác biệt, tất cả chúng đều được áp dụng vào cùng một thực thể, bất kể sự không có quen biết với thực thể trong câu hỏi.
Khi chúng ta, những người đã không biết Bismarck , thực hiện một phán đoán về ông, mô tả trong não thức chúng ta có lẽ sẽ là, ít hay nhiều một mảng kiến thức lịch sử mơ hồ - trong hầu hết trường hợp, quá nhiều hơn là cần thiết để xác định ông. Nhưng vì mục đích minh họa, chúng ta hãy giả định rằng chúng ta nghĩ về ông như “Vị thủ tướng của đế quốc Đức”. Ở đây tất cả các từ là trừu tượng, trừ từ “Đức”. Từ “Đức” sẽ, một lần nữa, có những nghĩa khác nhau với nhiều người khác nhau. Đối với một vài người, nó sẽ gợi lại những chuyến du lịch ở nước Đức, với một vài người khác là cái dạng của nước Đức trên bản đồ, và vân vân. Nhưng nếu chúng ta rồi có tiếp nhận một mô tả mà chúng ta biết nó áp dụng được, chúng ta sẽ phải, ở một điểm nào đó, đưa vào một tham khảo với một cá biệt, mà chúng ta đã có quen biết với nó. Một tham khảo như thế thì bao hàm trong bất kỳ nhắc nhở nào ở quá khứ, hiện tại, hay tương lai (như đối lại với những ngày tháng xác định), hay từ ở chỗ này, và ở chỗ kia, hay từ những điều gì những người khác đã bảo chúng ta. Như thế đã xem ra rằng, trong lối này hay lối khác, một mô tả được biết là áp dụng với một cá biệt, phải kéo theo một vài tham khảo với một cá biệt, với nó chúng ta có quen biết, nếu kiến thức của chúng ta về cái được mô tả thì không phải chỉ đơn giản là những gì nối tiếp theo sau một cách lôgích từ sự mô tả, hay thí dụ, “cái người đàn ông sống lâu nhất” là một mô tả nó bao hàm chỉ những phổ quát, chúng phải áp dụng với vài người đàn ông, nhưng chúng ta không thể thực hiện một phán đoán nào về người đàn ông này, nếu như nó có bao hàm kiến thức về ông ta, vượt quá những gì sự mô tả đem cho. Tuy nhiên nếu như, chúng ta nói: “Vị thủ tướng của đế quốc Đức đã là một nhà ngoại giao tinh khôn”, chúng ta chỉ có thể đảm bảo được sự thật của phán đoán chúng ta với giá trị của gì-gì đó, với nó chúng ta có quen biết với – thường thường là một chứng cớ nghe hay đọc được. Ngoài dữ liệu thông tin chúng ta chuyển cho những người khác ra, ngoài những sự kiện về Bismarck thực sự ra, vốn chúng đem lại sự quan trọng cho phán đoán của chúng ta, ý tưởng mà chúng ta thực sự có chứa đựng một hay nhiều cá biệt đã bao hàm, và nếu không thế chỉ chứ đựng toàn những khái niệm.
Tấ cả những địa danh - London, England, Europe, Quả Đất, Hệ Thái Dương – khi đem dùng, một cách tương tự bao hàm những mô tả chúng bắt đầu từ một vài hay nhiều hơn, những cá biệt vốn chúng ta có quen biết với chúng. Tôi ngờ rằng ngay đến cả Vũ trụ, như được bàn luận trong siêu hình học, bao hàm một nối kết như thế với những cá biệt. Trong lô gích, ngược lại, trong đó chúng ta quan tâm không chỉ đơn giản với cái gì thực hiện hữu, nhưng với bất cứ cái gì may ra sẽ có thể, hay đã có thể hiện hữu, hay đang là, thì không bao hàm tham khảo với những cá biệt thực sự.
Đã dường như là, khi chúng ta thực hiện một phát biểu về một sự việc gì đó chỉ được biết qua mô tả, chúng ta thường có ý định thực hiện phát biểu của chúng ta, không trong dạng bao hàm sự mô tả, nhưng về sự vật thực sự được mô tả. Nói thế có nghĩa, khi chúng ta nói bất cứ điều gì về Bismarck , chúng ta đã sẽ thích, nếu như chúng ta đã có thể, thực hiện phán đoán mà chỉ mình Bismarck có thể thực hiên, nghĩa là, phán đoán mà trong đó chính ông ta là một phần tử cấu thành. Ở điểm này, chúng ta nhất thiết là thất bại, bởi vì Bismarck thực sự, với chúng ta là không biết. Nhưng chúng ta biết có một đối tượng B, gọi là Bismarck , và B đã là một nhà ngoại giao tinh khôn. Như thế chúng ta có thể mô tả mệnh đề phát biểu chúng ta hẳn đã sẽ thích xác quyết, nói như, “B là một nhà ngoại giao tinh khôn”, trong đó B là đối tượng, vốn đã là Bismarck . Nếu như chúng ta sẽ mô tả Bismarck như “vị thủ tướng của đế quốc Đức”, mệnh đề phát biểu chúng ta hẳn đã sẽ thích xác quyết có thể được mô tả như “mệnh đề xác nhận, gắn liền với đối tượng thực tại vốn đã là vị Thủ tướng của đế quốc Đức, rằng đối tượng này đã là một nhà ngoại giao tinh khôn”. Điều khiến chúng ta có khả năng truyền thông - bất kể những mô tả khác biệt chúng ta dùng – là chúng ta biết có một mệnh đề đúng thực gắn liền với với đối tượng Bismarck thực sự, và mặc dù cách nào đi nữa, chúng ta có thể chuyển đổi sự mô tả (đến chừng nào mô tả là đúng) mệnh đề mô tả vẫn chỉ là giống như nhau. Mệnh đề này, nó được mô tả, và được biết là đúng, là cái làm chúng ta quan tâm ; nhưng chúng ta không có quen biết với tự chính mệnh đề này, và không biết nó, mặc dù chúng ta biết nó là đúng.
Sẽ thấy rằng có nhiều chặng khác biệt trong sự tháo bỏ sự quen biết với những cá biệt: Có Bismarck với những người biết ông; Bismarck với những những người chỉ biết ông qua lịch sử; con người với mặt nạ sắt; người đàn ông sống lâu nhất. Những điều này tiến xa dần khỏi sự quen biết với những cá biệt; điều thứ nhất đến gần với sự quen biết đến mức có thể được đối với một tha nhân; trong điều thứ hai, chúng ta sẽ vẫn phải nói “ai đã là Bismarck”; trong điều thứ ba, chúng ta không biết ai là con người với mặt nạ sắt, mặc dù chúng ta có thể biết nhiều mệnh đề về ông mà chúng không phải diễn dịch được một cách lôgích từ sự kiện là ông ta đã mang ; mặt nạ sắt; trong điều thứ tư, cuối cùng, chúng ta không biết gì hơn ngoài điều gì diễn dịch được một cách lôgích từ định nghĩa về con người. Có một đẳng cấp trật tự tương tự trong vùng của những phổ quát. Nhiều phổ quát giống như nhiều cá biệt, được chúng ta biết chỉ từ mô tả. Nhưng ở đây, như trong trường hợp các cá biệt, kiến thức liên quan đến sự-việc-điều gì được biết do mô tả thì tối cùng thu giản về kiến thức liên quan đến sự-việc-điều gì được biết do quen biết.
Nguyên tắc nền tảng trong sự phân tích những mệnh đề bao hàm những mô tả là như vầy: Tất cả mỗi mệnh đề mà chúng ta có thể hiểu được phải được tạo hợp toàn bộ từ những phần tử mà chúng ta có quen biết với.
Ở chặng bước này, chúng ta sẽ không thử gắng trả lời tất cả những phản đối vốn chúng có thể được thúc dục chống lại nguyên tắc nền tảng này. Giờ đây, chúng ta sẽ chỉ đơn giản chỉ ra rằng, trong dăm ba cách này hay cách khác, phải là điều có thể để đáp ứng được những phản đối này, vì họa hiếm mà có thể tưởng tượng được rằng chúng ta có thể thực hiện một phán đoán, hay là thử đưa ra một ức thuyết, mà lại không biết trong đó chúng ta đang phán đoán hay giả sử về điều gì. Chúng ta phải đính kèm một vài ý nghĩa với những từ chúng ta dùng, nếu như chúng ta rồi có nói điều gì cho nghĩa lý và không phải chỉ thốt nên không gì khác hơn những tiếng động; và ý nghĩa chúng ta đính kèm với những từ chúng ta dùng phải là điều gì đó chúng ta có quen biết với. Thế nên, lấy thí dụ, khi chúng ta thực hiện một phát biểu về Julius Caesar, điều rõ rệt đơn giản là Julius Caesar không đứng trước não thức chúng ta, bởi vì chúng ta không có quen biết với ông ta. Chúng ta có trong não thức một vài mô tả về Julius Caesar: “con người đã bị ám sát vào ngày 15 tháng Ba lịch La mã” [28], “vị khai sáng đế quốc La mã” , hay, có lẽ, đơn giản chỉ là “con người có tên là Julius Caesar'”. (Trong câu cuối cùng này, Julius Caesar là một tiếng động, hay một hình dạng chúng ta có quen biết với nó). Thế nên phát biểu của chúng ta không hoàn toàn mang nghĩa như nó xem ra có nghĩa, nhưng có nghĩa một sự viêc gì đó có bao hàm, thay vì là Julius Caesar, một vài mô tả về ông ta mà nó được tạo hợp toàn bộ bởi những đặc thù và phổ quát vốn chúng ta có quen thuộc với chúng
Sự quan trọng chủ yếu của kiến thức do mô tả là nó khiến chúng ta có được khả năng vượt quá những giới hạn của kinh nghiệm cá nhân. Bất chấp sự kiện thực tế là chúng ta chỉ có thể biết những sự thật mà chúng toàn bộ tạo hợp bằng những thuật ngữ vốn chúng ta đã kinh nghiệm quen biết với chúng, chúng ta tuy thế có thể có kiến thức do mô tả về những sự vật với chúng chúng ta đã không bao giờ kinh nghiệm. Nhìn theo hướng về phạm vi rất hạn hẹp của kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta, kết quả này là nghiêm trọng, và cho đến khi nó được hiểu biết, nhiều kiến thức của chúng ta vẫn còn là bí ẩn khó giải thích, và thế nên đáng ngờ.
Chương VI. Về phép Qui nạp
Trong hầu hết những bàn luận trước đây của chúng ta, chúng ta đã quan tâm trong cố gắng làm sáng tỏ về phần dữ liệu của chúng ta trên đường hiểu biết về hiện hữu. Những sự việc gì ngoài kia trong vũ trụ vốn hiện hữu của nó chúng ta biết được, nhờ vào sự chúng ta có quen biết với chúng? Cho đến giờ, câu trả lời của chúng ta đã là chúng ta có quen biết với dữ liệu-giác quan của chúng ta, và, có lẽ là với tự chính chúng ta. Những điều này chúng ta biết có hiện hữu. Và dữ liệu-giác quan quá khứ vốn chúng ta nhớ lại được, biết là đã hiện hữu trong quá khứ. Kiến thức này cung cấp dữ liệu của chúng ta.
Nhưng nếu chúng ta có khả năng rút ra những luận suy từ những dữ liệu này – nếu chúng ta rồi có biết về sự hiện hữu của vật chất, của tha nhân, của quá khứ trước khi ký ức cá nhân của chúng ta bắt đầu, hay của tương lai, chúng ta phải biết những nguyên tắc tổng quát thuộc loại nào đó qua những cách thức đó của nó, những luận suy dường thế mới có thể rút ra được. Phải là điều được chúng ta biết đến rằng sự hiện hữu của một sự vật thuộc loại nào đó, A, là một dấu hiệu về hiện hữu của một sự vật khác thuộc loại nào đó, B, hoặc là cùng thời với A, hoặc đâu đó sớm hơn hoặc muộn hơn, như lấy thí dụ, sấm là một dấu hiệu hiện hữu trước đó của chớp. Nếu như điều này chúng ta đã không được biết, chúng ta đã không bao giờ có thể mở rộng kiến thức của chúng ta vượt quá khỏi lĩnh vực kinh nghiệm riêng tư của chúng ta; và lĩnh vực này, như chúng ta đã thấy, thì rất cực kỳ giới hạn. Câu hỏi bây giờ chúng ta phải suy xét là – không biết một mở rộng như thế có thể có được không – và nếu như có – tác dụng của nó ra sao?
Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Feb/2010)
[1] “theory of knowledge” – “epistemology” (tri thức luận - 認 識 論) - ngành triết học nghiên cứu về bản chất của kiến thức, đặc bệt về cơ sở, giá trị và khuôn khổ lĩnh vực – thế nào là biết? là biết đúng? – chúng ta có thể biết những gì? đến đâu?
[2] Lý luận diễn dịch (deductive) lô gích thường gồm hai phần chính:
- tiền đề (premise) (có thể có nhiều mệnh đề)
- kết luận (conclusion)
chúng có tính chất sau:
- chặt chẽ (valid) - nếu các tiền đề đều đúng (true)
- vững chắc (sound) - nếu các tiền đề đúng và kết luận ăn khớp, mạch lạc, không mâu thuẫn với tiền đề
lý luận qui nạp (induction) có tính chất:
thuyết phục / không thuyết phục (cogent/uncogent) - hay mạnh mẽ /yếu ớt (strong / weak)
[3] mind = não thức (tâm trí)
[4] Mental = trí não (tâm thần )
[5] Idea = khái niệm, ý tưởng, ý niệm.
[6] “acquaintance”.
[7] “perceive”: nhận biết qua giác quan – thường dịch là “tri giác”, hay “cảm nhận”, ở đây đề nghị một từ khác “cảm biết” – đơn giản có nghĩa “cảm” (với giác quan) rồi “biết” (biết có gì đó – trong Russell là biết có “dữ liệu-giácquan”; là những thông tin do giác quan đem đến, ông đã định nghĩa ở chương I).
Hãy xem “cảm biết” như từ Việt tương đương của từ Tàu “tri giác”, để chỉ “perception” – danh từ.
[8] “its being” – sự “là” của nó, sự “có” của nó như ngược với sự “không-có” của nó – sự “tồn sinh” của nó – sự tồn tại như một hiện sinh của nó.
[9] Tiếng Việt thông thường “giữ một người trong tâm khảm” – có nghĩa – “giữ hình ảnh một người trong trí não, hay như chúng ta dùng từ mới ở đây - trong não thức”.
[10] “apprehension” – “hiểu rõ” – sự lĩnh hội
[11] Đây là “nguỵ biện dùng từ nghĩa nước đôi” - “fallacy of equivocation”: Dạng đơn giản nhất của “fallacy of ambiguity.” - Trong nguỵ biện loại này, một từ hay một mệnh đề có nhiều hơn hai nghĩa, được dùng dùng hơn một lần trong cùng một luận chứng, nhưng với nghĩa đã ngầm chuyển, nhưng quan trọng giữa hai lần dùng. Thế nên đưa đến một lầm lẫn hay một kêt luận sai lầm. Lầm lẫn vì từ nghĩa không phải văn phạm.
(Theo the Blackwell Dictionary of Western Philosophy)
[12] “tautology”.
[13] “chimaera”.
[14] hay giữa “biết” và “quen biết” trong tiếng Việt:
- biết đúng- sai (biết những sự thật) – phán đoán giá trị
- biết có-không (quen biết) – phá đoán sự vât - thực tại hiện hữu
[15] “memory” – những gì trước ghi nhận và nay có thể hồi tưởng được – chúng đã xảy ra trướcbây giờ.
[16] “introspection” – nội quán - tự xem xét những cảm xúc, suy tưởng, động cơ của chính mình.
[17] “self-consciousness”
[18] “mental” – “trí não” - đã thường dịch là “tâm thần – như đã giải thích không có “tâm” ở đây – chỉ có trí não, những hiệu quả hay phản ứng từ những tác động của não bộ.
Như thế “mental illness”: bệnh trí não – bệnh thần kinh
[19] “perception”: tri giác: biết qua giác quan, “cảm biết”
[20] “mind” – “não thức”
[21] “whiteness” – ngôn ngữ Việt của chúng ta vốn không có nhiều những danh từ trừu tượng mang tính tổng quát, đây là một thí dụ.
[22] Tác giả dùng “verb” và nói về tiếng Anh, với uy tín của ông, chúng ta chấp nhận không nghi vấn. Nhưng suy nghĩ thêm về tiếng Việt – tất cả những từ chỉ động tác (động từ); trong nội dung có chứa một khái niệm phổ quát - như Russell nói về tiếng Anh của ông - không? Tôi nghĩ là có, nghĩa là phát biểu này cũng đúng với tiếng Việt – chúng ta quả có nói “cái răng, cái tóc” (danh từ/cụ thể) – và chúng cũng có nói “ cái ăn, cái mặc” ("cái" + động từ = danh từ trừu tượng) – ăn và mặc là những khái niệm trừu tượng chỉ chung tất cả những động tác ăn và mặc của bất kỳ và tất cả mọi người, mọi nơi, mọi thời. Khái niệm đó – không thuộc ai, không thuộc không gian nào, thời gian nào – là những “phổ quát”.
[23] “conceiving”
[24] a “concept”
[25] “ambiguous description”
[26] “definite' description”
[27] “Phrase”: một “cụm từ”, gồm nhiều “từ” (word) và chưa hẳn đã là một câu, một “mệnh đề” (sentence). Tôi dùng các thuật ngữ ngữ học theo các vị Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam )
[28] “Ides of March”