Is
Christianity Absurd?
Michael
Martin
Lời người dịch
Michael Martin là một trong những khuôn mặt tiêu biểu[1] cho giới
triết gia học giả vô thần hiện nay đang giảng dạy trong các trường đại học nước
Mỹ. Ngoài những luận văn chuyên khoa triết lý, các sách giáo khoa, hay tham
khảo cho môn Triết, Triết lý tôn giáo và Tôn giáo đối chiếu, ông cũng viết
những luận văn tuy ngắn, nhưng rất giá trị, những văn bản triết lý hướng đến
độc giả phổ thông – mà tôi tạm gọi là “triết học cho
những người không học triết“.
Những ai muốn đào sâu các nội dung này – xin mời đọc hai tác phẩm cơ
bản của ông do nhà xuất bản trường đại học Temple, Philadelphia xuất bản: Atheism: A Philosophical Justification (1990), The Case Against Christianity (1991). Đặc biệt về chủ đề
đạo đức của những người vô thần đối mặt với truyền thống và huyền thoại
Judaeo-Christian, ông có tác phẩm Atheism,
Morality and Meaning. Tác phẩm của ông, chẳng những chỉ uyên bác thuyết
phục, nhưng bảo vệ và xây dựng một triết lý và cơ sở đạo đức vô thần, đem lại
phần thưởng hứng khởi thú vị cho người đọc.
Tốt nghiệp Harward, dạy đại học Boston. Tác phẩm mới nhất của ông là The Impossibility of God và The Improbability of God (viết chung) và tuyển tập the Cambridge Companion to Atheism (2007).
Tốt nghiệp Harward, dạy đại học Boston. Tác phẩm mới nhất của ông là The Impossibility of God và The Improbability of God (viết chung) và tuyển tập the Cambridge Companion to Atheism (2007).
Trong một bài viết chuyên khoa năm 1996 – Ông là người đầu tiên đưa
ra một luận chứng vô thần mới rất nổi tiếng The Transcendental Argument for the Non-existence
of God (gọi tắt TANG) chủ trì logich, khoa học và đạo đức nếu chứng
minh chỉ đặt trên quan điểm hữu thần là sai, ngược lại, phải đặt trên quan điểm
vô thần – không-Gót – mới đúng được.
Đã nói qua về người viết, nay đến
đối tượng người đọc.
Trong giới người Việt, gần như có
một cấm kỵ (taboo) về phê bình tôn giáo. Bản văn như bài này – trong nội dung
xã hội Âu Mỹ, nơi tín đồ Kitô chiếm tuyệt đại đa số, dù nhan đề có mạnh mẽ,
nhưng vẫn được xem bình thường, vì coi là một đối thoại thẳng thắn, hùng hồn
nhưng cởi mở, có thể gay gắt nhưng không có ác ý, vì trước sau những lý luận
trong bài đều có chứng cớ hẳn hòi và đã trình bày thật mạch lạc, rõ ràng, và
thận trọng để người đọc nếu như không giữ được bình tĩnh, dễ dàng đối chiếu.
Nhưng đối với độc giả Việt Nam, nó có thể sẽ bị coi là quá khích hay khiêu
khích. Phản ứng có thể đoán được của các người – nếu Kitô là giận dữ gạt phắt
đi, ném vào xọt rác dán nhãn “bài xích tôn giáo” chẳng hạn; còn những người
khác hiền lành hơn, hay không Kitô, sẽ chép miệng “Chậc chậc…đạo của người ta,
mặc người ta, nói làm gì!”. Hay những người tỏ ra hiểu biết, ít nhất cũng gán
cho nhãn hiệu “chia rẽ tôn giáo”, hay thêm “làm lợi cho X, làm hại cho Y, đổ
dầu cho Z!…”. Những phản ứng như thế là tự nhiên, hiểu được, vì xuất phát từ
những tình cảm cá nhân chân thật, đáng tôn trọng., nhưng cũng đáng phê bình. Nếu
chúng ta đều biết tôn giáo không chỉ đơn giản là sinh hoạt cá nhân, nhưng là
chung của cả tập thể lớn rộng và thực sự là động cơ hành động của con người,
định hướng cho tất cả các quan hệ hướng ngoại, nên nó bao trùm toàn bộ rất
nhiều lĩnh vực sinh động của xã hội. Không ai phủ nhận vai trò, ảnh hưởng của
tôn giáo trong một quốc gia – không chỉ kể văn hoá, nhưng cả chính trị và kinh
tế nữa, thật sâu rộng vô cùng. Thế nên, nếu tôn giáo không được tìm hiểu đúng
đắn, phê phán nghiêm chỉnh, xem xét kỹ lưỡng, nghiên cứu thật chặt chẽ, mọi
người trong xã hội cứ đóng cửa, thắp nhang, châm đèn, cầu nguyện với vị giáo
chủ của mình, ... chính tôn giáo ấy không phát triển, xã hội ấy không thay đổi
tốt đẹp hơn, và những cá nhân ấy cũng không học được gì mới để làm giàu cho đời
sống tự thân và cho cộng đồng mình đang sống. Lúc phẫn nộ, sẽ cầu nguyện ngoài
trời, hay thắp đèn đốt nến trước đền tượng lộ thiên, như thế trước hết quấy động
an bình nội tâm, nếu có, của chính mình, và sau, cũng không đem được gì đến
đóng góp vào an bình chung cho xã hội, như một trong những chủ đích vẫn đề cao của
tôn giáo chân thực. Và những người vỗ tay hoan hô, hay hô hào đả đảo – đều vội quên
rằng quyền lợi, hay ngay cả “tự do” cho các tổ chức – dù là tôn giáo – thường
không giản dị đồng nghĩa với quyền lợi, hay tự do của con người trong tổ chức
ấy, hay của cả dân tộc, toàn thể xã hội.
Yếu tính của tôn giáo – có thể xem
– nằm trong mối tương quan giữa con người và những gì nó cho là vô hạn, thiêng
liêng, siêu thế và tin là có ở ngoài
trần gian hữu hạn, phàm tục này. Các tính chất đó không tìm thấy ở một con người
nào khác, hay có được trong bất kỳ tổ chức nào, nếu những điều này vẫn qua bàn
tay con người dựng lên, dù lâu dài đến đâu, trong lòng nhân loại [2].
Thế nên, nếu chỉ xét về mặt tôn
giáo; ở phương Tây, cách mạng Pháp 1789 – đã đẩy tăng lữ khỏi chính trường,
cuộc cách mạnh này – trong tác động xã hội – đã nối tiếp với với cuộc cách mạng
tôn giáo một thế kỷ trước đó – ở Đức và Thụy Sĩ – đã sớm đẩy tăng lữ khỏi guồng
máy Nhà thờ, lập nên đạo Tin lành. Đó là hai cuộc cách mạng chính trị, và tôn
giáo có ảnh hưởng rất lớn lao. Trong những dân tộc nhận ảnh hưởng của cả hai,
Vùng các quốc gia Bắc Âu, rõ rệt có những tiến bộ ưu việt về xã hội, văn hoá và
khoa học, và cả nghệ thuật. Nhưng ở một mức độ kém hơn, là vùng không nhận được
ảnh hưởng của cách mạng tôn giáo: các nước nam Âu, Sau khi là nguyên nhân tinh
thần chính làm xụp đổ đế quốc La mã [3], dạng thức tôn giáo ở các quốc gia này, ven bờ bắc
Địa trung Hải vẫn đứng vững nhưng với giá làm các văn minh tại đây một thời hoá
thạch, mất hết sinh khí sáng tạo. Đừng quên, “Dark Age” đồng nghĩa với “Age
of Faith”. Các văn hóa xã hội truyền thống từ những đỉnh cao Acropolis và
Palatine Hill, đều xụp
đổ tan tành, và trí tuệ châu Âu bị các Nhà thờ xiềng chặt đã phải quị ngã và tắt
lịm, kết quả là đẩy trọn phương Tây vào đêm dài Trung cổ – Tôn giáo khi ấy chỉ
còn là niềm tin độc tôn mù quáng, đã cho lịch sử thấy sức mạnh tàn phá vô bờ
của nó; Hãy có dịp bước vào một nhà bảo tàng Âu Mỹ, có bao giờ bạn tự hỏi –
những bức tượng Hy lạp hay La mã tuyệt mỹ, sao lại vỡ đầu, mất tay, mắt bị móc,
mặt bị phạt, mũi bị gãy? Không phải đó chỉ là những tàn phá vô tâm của thời
gian đâu, nhưng chính dao búa một thời của những tín đồ tôn giáo vốn không chấp
nhận một thần linh nào ngoài thần linh của họ – đã hủy hoại các hình tượng cổ
thời. Những vàng rơi, ngọc xót ấy nay được trưng bày, phục hồi trang trọng,
nhưng dấu tích của một thời hãi hùng mãi còn đó, đáng để cho tất cả chúng ta
suy nghiệm [4]. Nhìn chung, gần bốn trăm năm
qua, phương Tây đã đem tôn giáo từ bàn thờ xuống bàn học, từ giáo đường vào
giảng đường, lấy lí trí làm đèn chiếu, xua tan những góc cạnh u tối của nó, nên
nó đã phải thay đổi, và đã góp phần mở ra những cuộc cách mạng vĩ đại, từ hai
thế kỷ qua, đẩy cả nhân loại, trong đó có người Việt chúng ta, đi lên.
Một điều nữa, riêng trong giới
người Việt, đã còn có một huyền thoại văn hóa – những người theo đạo Kitô hợm
hĩnh, ít nhất đã một thời, cho mình là theo một tôn giáo “văn minh”, không “mê
tín”, không “lạc hậu” như các tôn giáo cổ truyền. Nếu vài nén nhang thắp dưới
gốc cổ thụ, dăm ngọn nến đơn sơ trên bàn thờ giữa trời đất, bị xem là mê tín,
thì trong những gì tác giả Martin phân tích sau đây, chúng ta thấy một thứ mê tín
đã kết tinh, trang trọng đóng cổ cồn, mặc áo thụng, đeo nhẫn vàng, so với “mê
tín” xì sụp của áo tơi nón lá bản địa vốn gắn bó với thăng trầm của đất nước con
người và lịch sử dân tộc. Thêm tự hào ngầm tôn giáo của họ là “tân tiến”, đã
xây những giáo đường ngạo nghễ, nhưng thường là trên nền cũ của những đình chùa
bị chiếm phá tại những địa điểm trọng tâm ở những thành phố một thời thuộc địa,
với những tháp chuông – vốn đã nhiều lần chưa quên được:
Giặc chiếm lầu chuông xây gác súng
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ [5]
Nay giặc đã tan chạy, súng kẻ thù
ngoại xâm đã tắt tiếng từ lâu, nhưng di tích những gì đến từ phương Tây – không
trên căn bản trao đổi bình đắng, giao thương văn hóa tự do, nhưng của thời “tàu
đồng” phá cửa biển, thời “súng sắt” đốt cửa thành với nội ứng, thời viễn chinh “Pha
lang sa khai sáng” áp đặt của trăm năm trước vẫn còn đó. Vẫn còn chĩa nhọn lên
vòm trời cao xanh yên tĩnh quê hương hình những thập giá, máu trên ấy đã khô
lạnh nhưng quanh dưới, vẫn kết tụ những lòng tin mù quáng kiêu ngạo, và vẫn mê
muội “uống máu tươi, ăn thịt sống” [6] nuôi dưỡng lòng sùng mộ một biểu
tượng cứu rỗi của hứa hẹn đã-vẫn-và-sẽ-chưa-bao-giờ đến.
Bài viết chọn dịch có thể xem như
tóm lược những phần chính yếu của tác phẩm triết học dài hơi hơn – The Case Against
Christianity – của
chính tác giả Michael Martin. Trong chương giới
thiệu tác phẩm này, ông mở đầu bằng nhận xét – đạo Kitô có tín đồ dẫn đầu thế
giới và đông gấp đôi tôn giáo thứ nhì là Islam – đây là các con số năm tác
phẩm xuất bản, 1991 – nhưng ông cũng tiếp ngay – một tôn giáo đông đảo, có ảnh
hưởng lớn rộng, có lịch sử lâu dài, có các con số thống kê lớn, vẫn không làm
cho lý thuyết của tôn giáo ấy đúng. Ông thản nhiên viết thêm – một tỷ sáu trăm
triệu người vẫn có thể sai lầm! vẫn có thể tin theo những điều phi lý. Nội dung
của bài văn này là trình bày sự phi lý trong các lý thuyết nền tảng ở trọng tâm
đạo Kitô, trình bày thật triết lý, điềm đạm và nhẫn nại, chấp nhận hay không là
quyền người đọc, nhưng bản văn đã mở những cánh cửa suy nghĩ về những vấn đề rất
dễ dàng bốc lửa tranh luận.
Trong chiều hướng đó, tôi chọn dịch bản văn phổ thông này, để giới
thiệu với người đọc Việt ngữ, một mẩu nhỏ của mảng “discourse” vô thần lớn rộng
– tiếp tục truyền thống Russell – Tại
Sao Tôi Không là người Kitô?, và góp phần với những ai
đang can đảm làm công tác giải hoặc Kitô
– không vì thiên kiến tôn giáo cá nhân, nhưng vì đã sáng xuốt nhìn thấy một
hiểm hoạ văn hoá rất nghiêm trọng, chưa kể đến chính trị xã hội, cho tương lai
đất nước, đặc biệt trong bối cảnh hậu-thực-dân – những vận động giải thực cần thiết về văn hóa, tôn giáo
vẫn còn giở dang – trên quê hương chúng ta.
Người
dịch
Lê
Dọn Bàn
(Mùa Noel
– Dec/2009)
Dẫn nhập
Nhằm mục đích cho các biện luận của tôi, tôi sẽ hiểu đạo Kitô theo nghĩa là một quan điểm tín
ngưỡng có đặc điểm định bởi các thuyết như Christ Cứu rỗi [7], Thiên
đường (Heaven), Sự Chuộc tội [8], những
quan điểm đạo đức của Jesus, và niềm tin vào Gót [9] [10]. Hiểu
như thế có phải đạo Kitô là phi lý không? Câu hỏi này – họạ hiếm mới đặt, nói
chi đến trả lời. [11] Tôi sẽ
biện luận rằng có thể thiết lập được một đề án hữu lý để tuyên bố đạo Kitô là xuẩn ngốc, phi lý, theo một
nghĩa nghiêm trọng của từ này. Sau đây, tôi sẽ không nhiều về phần trình bày
thêm các luận chứng, nhưng triển khai những luận chứng vô thần tiêu chuẩn trong
những cách mới.
Nghĩa của từ phi lý
Khi giả định một điều nào đó phi lý (absurd) [12] có ý
nghĩa gì? Có lẽ diễn tả này chỉ có nghĩa về mặt cảm xúc. Có lẽ nó cũng giống
như nói “Khiếp”(Yuk) [13]. Nhưng
từ “phi lý” thực có nghĩa về mặt nhận thức. Theo The American Heritage
Dictionary, nghĩa chính của từ phi lý là “bất nhất lố bịch hay phi lý”. Như
thế, theo nghĩa từ điển này, nói rằng điều gì phi lý là nói – nó bất nhất,
trước sau không như một, đến lố bịch buồn cười, và hoàn toàn không có chút
nghĩa lý nào. Chúng ta hãy gọi đây là cái nghĩa bất nhất của phi lý. Bây giờ,
cũng có thể đề nghị khi nói điều gì là phi lý, là đơn giản nói – nó vô nghĩa [14]. Ắt hẳn
“phi lý” đã dùng với nghĩa này, thí dụ, khi các nhà lý thuyết bảo vệ đạo Kitô [15] nói đến
sự phi lý của hiện hữu con người nếu thiếu Gót. Chúng ta hãy gọi đây là cái
nghĩa vô nghĩa của phi lý. Có những nối kết logich đáng chú ý giữa hai nghĩa
này mà tôi không tiện khai triển ở đây. [16] Nhưng
trường hợp nào đi nữa, quan tâm của tôi trong luận văn này sẽ là với cái nghĩa bất nhất của từ phi lý, mà không với
nghĩa vô nghĩa của nó. Dẫn đến hệ quả
là các tranh luận của tôi sẽ không liên quan chi đến tuyên bố của các nhà lý
thuyết bảo về đạo Kitô, rằng hiện hữu con người mà không có Gót thì phi lý,
theo cái nghĩa vô nghĩa. Tuy nhiên, biện luận của tôi sẽ vẫn nằm trong đề tài.
Công bình mà nói, nếu đưa tuyên đòi rằng – đạo Kitô là phi lý theo nghĩa bất
nhất – đến cho các nhà lý thuyết bảo vệ đạo Kitô, họ sẽ phủ nhận nó. Vì vậy,
tôi sẽ bảo vệ một quan điểm nghịch lại với những gì những đạo Kitô chủ trì.
Sự phi lý của đạo Kitô
Có phải đạo Kitô phi lý theo nghĩa từ điển là bất nhất lố
bịch và phi lý? Theo như tôi nhận thấy, câu trả lời là “có”. Cứ theo những phê
phán tiêu chuẩn về đạo Kitô và một số những diễn giải đáng tin cậy về nó, đạo
Kitô chồng chất những bất nhất lố bịch, và tin tưởng lẫn thực hành phi lý. Ở
đây, tôi sẽ xét năm khía cạnh của đạo Kitô xem ra bốc lên mùi phi lý: Con đường
cứu rỗi, Thiên đường, Hỏa ngục, Luân lý đạo Kitô, Sự chuộc tội và Gót. Sự bất
nhất tôi bàn ở đây liên hệ đến một mâu thuẫn giữa tầm quan trọng hoặc trọng
điểm của những ý niệm này trong đạo Kitô với tình trạng có vấn đề nan giải của
chúng. Nói một cách khác, chính là sự bất nhất khiến những ý niệm này trở thành
có vấn đề như thế, nhưng cũng lại là thật quan trọng đến thế trong tư tưởng đạo
Kitô. Sự bất nhất này có thể khoác nhiều dạng khác biệt. Một dạng mang mâu
thuẫn giữa sự quan trọng của Cứu rỗi và sự không rõ hay hàm hồ của lý thuyết
đó. Một dạng khác quan hệ đến việc đặt thuyết Chuộc tội vào trọng tâm chủ yếu
và sự thiếu xót một lý thuyết đứng vững có được về thuyết Chuộc tội. Lại một
bất nhất phi lý quan trọng khác nữa là ý nghĩa quan trọng lớn lao gán cho Thiên
đường và những vấn nạn về khái niệm và đạo đức của lý thuyết này. Một dạng khác
gồm mâu thuẫn giữa sự quan trọng của đạo đức Kitô giảng dạy với đạo Kitô và các
câu hỏi về đạo đức của chính Jesus. Vẫn chưa hết, còn một dạng nữa quan hệ đến
mâu thuẫn giữa sự đặt Gót làm trọng tâm trong toàn khung đạo Kitô và sự lệch
lạc bất nhất trong khái niệm về Gót.
1. Con đường
Cứu rỗi
Trong đạo Kitô không có ghi chép đồng nhất, trước sau như một
– loài người nếu giả thử là sẽ được cứu rỗi – sẽ xảy ra như thế nào? mặc dù đây
là điều khẩn thiết bậc nhất trong thực tế. Thật là phi lý khi mục đích của đạo
Kitô là cứu rỗi loài người, dẫu thế lý thuyết Kitô lại không làm minh bạch ra
điều này sẽ được hoàn thành như thế nào. Thực vậy, có những ý tưởng mâu thuẫn
nhau về cứu rỗi đưa ra từ giáo điều, từ kinh thánh và từ những thư viết của
Paul [17]. Lấy
thí dụ, một quan điểm về cứu rỗi trình bày trong các phúc âm Synoptic (Matthew,
Mark, và Luke) [18]
bảo rằng một người sẽ được cứu rỗi nếu cứ tuân hành theo một quy luật đạo đức [19]. Một
quan điểm thứ nhì, Paul, John và giáo điều tín ngưỡng chủ trương một người được
cứu rỗi qua sự kiện có đức tin vào Jesus. Nói một cách khác, con đường cứ rỗi
thứ nhất xem ra như có được qua hành động, trong khi ấy, con đường thứ hai đi
đến cứu rỗi chỉ bằng vào đức tin mà thôi.
Con đường thứ hai là con đường phổ thông nhất được gắn với
đạo Kitô. Thế nhưng, không có gì là rõ ràng – còn có gì can dự nữa không – ngoài
tin tưởng. Dẫu vậy, khi một người chú tâm chỉ vào kích thước hiểu biết của lòng
tin này không thôi, lại có những mù mờ. Tín ngưỡng giáo điều xem ra đòi một thứ
tin tưởng như xác định trong đạo Chính thống; kể ra, tất cả mọi thứ, từ Sinh nở
đồng trinh đến Chúa xuống trần lần thứ nhì (ngày tận thế), từ Chúa phục sinh
đến giáng phàm làm người trần. Nhưng John xem chỉ đòi tin vào sự giáng trần và
Paul lại xem chỉ đòi tin vào sự phục sinh thăng thiên. Cả hai, Paul và John,
không ai đòi phải tin vào Sinh nở đồng trinh và vào Chúa có ba ngôi, nhưng giáo
điều tín ngưỡng lại đòi phải tin thêm những thế.
Như thế, những người theo đạo Kitô, đọc kinh Tân ước và giáo
điều tín ngưỡng của đạo Kitô thật cẩn thận lại thành ra hoàn toàn tối tăm mặt
mũi chẳng biết đâu mà mò với những chủ thuyết mâu thuẫn này. Họ sẽ không biết
có phải người ta được cứu rỗi vì hành động, hay vì lòng tin và, nếu vì lòng
tin, tin vào những điều gì?
Lưu ý rằng những luận chứng của tôi không giả định trước về
sự sai lầm của đạo Kitô. Dẫu như nếu đạo Kitô đã có đúng chăng nữa, đạo Kitô sẽ
là phi lý vì mục đích của nó là sự cứu rỗi, thế nhưng trong lý thuyết đạo Kitô
không có một con đường rõ ràng và nhất thống để đi đến nó cho được. Trong thực
tế, có một bất nhất giữa các quan điểm về cứu rỗi và vị trí trọng điểm của cứu
rỗi trong đạo Kitô. Nó cũng tự như đạo Kitô hô hoán “Trên tất cả, phải tìm lấy
cứu rỗi! Nhưng lại không có cách thức nào rõ ràng hay thống nhất để thực hiện
điều nay!”
Một người Kitô có thể tránh được cái hệ quả này không? Dĩ
nhiên, ông hay bà ta có thể gắng giải thích kinh Tân ước theo cái cách để các
chủ thuyết về cứu rỗi này ăn khớp với nhau, hay một cách nào đó, một trong các
chủ thuyết phải bị bỏ qua. Nhưng giải thích như thế không thể là tùy tiện. Phi
lý không nên tránh bằng dựa vào tùy tiện. Lấy thí dụ, một tín đồ Kitô đọc bản
thảo của bài này đã nói rằng ông thấy quan điểm của tôi – rằng Tân ước đưa ra
những lời khuyên trái nghịch về cứu rỗi – thì gượng gạo. Thông điệp truyền
thống, ông nói, là một người được cứ rỗi bằng tin tưởng Gót như đã khải thị qua
Jesus Christ. Thế nhưng, ông chẳng dẫn câu nào trong Tân ước để chống đỡ lối
giải thích của ông, cũng chẳng có cố gắng nào thử giải thích sao cho mất đi các
mâu thuẫn lý thuyết tôi đã dẫn kể. Chắc là, một người may ra có thể tìm được
những đoạn kinh chống đỡ lối giải thích của người bình luận. Nhưng lại có những
đoạn khác lại chống đỡ cho lối giải thích đối nghịch. Có một mẫu thuẫn lịch sử
dài lâu – ai cũng biết – giữa những người Kitô hô hào cứu rỗi qua hành động và
những người Tin lành hô hào cứu rỗi qua đức tin. Thực chính thế, có một khối
giấy mực kinh điển uyên bác rất to lớn hoàn toàn dành vào nỗ lực để hiểu sự mâu
thuẫn này. [20]
Sự tranh luận lâu dài truyền thống này và những phản biện đáp ứng rất bác học, chắc
chắn thừa nhận luận đề của tôi rằng kinh thánh đã đưa ra các lời khuyên mâu
thuẫn thì khó nói là gượng gạo được.
Một cách khả hữu khác
để tránh khỏi phải gặp vấn đề, là chủ trương rằng – vì con đường cứ rỗi trong kinh
thánh đã không chỉ ra cho rõ ràng, người ta nên đánh cuộc cả hai – bằng cách
vừa có đức tin vào Jesus và vừa làm thêm những điều thiện. Trông vào tính cách
huyền bí của Gót, không biết phán định như thế thì có phải là cẩn thận tốt đẹp
không thì lại chưa rõ! Sau rốt, không chừng Gót có thể chẳng muốn chúng ta đi
theo cả hai con đường một lượt! Nhưng dẫu sao đi nữa, nó không tránh khỏi vấp
phải vấn đề chính yếu, Thật là phi lý rằng người theo đạo Kitô lại phải dùng đến
“chiến lược” bắt cá hai tay này để tránh vấn đề. Nếu theo cả hai lối cùng lúc
là điều Gót muốn, tại sao điều này lại không nói ra cho rõ ràng? Chắc chắn con
đường cứu rỗi đã phải nên nói ra một cách trắng đen minh bạch cho dễ hiểu.
2. Khái niệm
về Thiên đường (Heaven)
Mặc dù sự kiện lên thiên đường là mục đích chính yếu của đạo
Kitô và nó được giương cao như tột đỉnh của vô vàn bất tận ước muốn, ý niệm
Thiên đường có vấn đề rất sâu nặng, về tính cách trong cả khái niệm lẫn đạo đức
[21]. Một
lần nữa, điều này đập vào tôi như một phi lý. Và cũng một lần nữa, xin ghi chú
là tôi không giả định trước về sự sai lầm của đạo Kitô. Ngay cả giả thử nếu
những chủ thuyết chính của đạo Kitô có đúng chăng nữa, thật bất nhất và phi lý
rằng Thiên đường chiếm một chỗ trung tâm trong toàn bộ khung dựng những vật
liệu của đạo Kitô, nhưng bản chất của nó thì lại có nhiều vấn đề đến như thế.[22]
2.a. Những khó
khăn về khái niệm
Trước tiên, có những khó khăn trong khái niệm về Thiên đường.
Bắt đầu với cái ý niệm hiện hữu của con người trên Thiên đường – ở đấy, nó có
mang thân xác hay không có thân xác – ý niệm này thì khó mà hiểu cho được.
Trong lý thuyết phổ thông nhất về sự hiện hữu trên thiên đường của chúng ta –
phần linh hồn phi vật chất của con người – không phải phần thân xác – đi lên
Thiên đường không lâu sau khi người ấy chết. Trong cách hiểu này, Thiên đường
được xem như “một nơi chốn” mặc dù nó không nằm trong thời gian và không gian.
Trong lý thuyết thứ nhì – thuyết các nhà thông thái tin đây là quan điểm nguyên
thủy của đạo Kitô – Thiên đường hiện nay chưa có nhưng sẽ có trong tương lai
lúc (Chúa) xuống trần lần thứ nhì (the Second Coming). Lần xuống trần thứ nhì
này, tất cả thân xác con người sẽ được dựng dậy, trong một hình dạng đổi thay
nhưng sẽ được thưởng công trong chính không gian mà chúng ta đang sống bây giờ
đây.
Đối với lý thuyết kể đầu tiên, đã có đầy khó khăn về tưởng
tượng – dẫu một cách sống sượng thô sơ – một sự hiện hữu không thân xác nó ra
làm sao – trong thời và không gian. Linh hồn di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác
như thế nào? Nó nhận ra các linh hồn khác như thế nào? Những linh hồn không
thân xác làm gì cho hết ngày vì đã giả định là chúng không phải ngủ nữa? Vấn đề
trở nên không thể khắc phục được khi nó cộng hợp với ý tưởng Thiên đường nằm
ngoài chiều không và thời gian. Tất cả các khái niệm tâm thần của chúng ta –
lấy thí dụ như – nghĩ ngợi, toan định, và ước muốn – là những ý niệm có tính
thời gian – chúng phải cần thời gian để thành hình và xảy ra tại một thời điểm
nào đó. Suy nghĩ và ước muốn phi thời gian đều không thể nhận thức được.
Xem xét lý thuyết coi Thiên đường bây giờ không có, nhưng
trong tương lai sẽ có, khi tử thi người chết biến dạng đội mồ sống dậy trong
không gian như chúng ta biết. Ở chỗ này, chúng ta không có những vấn đề với
những linh hồn lìa xác, không thân thể và không gian phi thể chất, vì Thiên
đường sẽ xảy ra trong không gian vật lý của chúng ta. Nhưng vẫn còn có những
khó khăn. Xác người chốn cất lâu đã thối rữa hết rồi và các nguyên tử tạo thành
chúng đã trở nên phân tán tứ phương. Thực vậy, những nguyên tử trong đám này có
thể cuối cùng đã thành ra phần thân xác của những người đang hiện sống. Và tất
cả những điều đó cũng đúng trong trường hợp những xác đã hỏa thiêu. Khi nhìn
những vấn đề như thế này, ngay các triêt gia hữu thần như Peter Van Inwagen[23] đành đã
phải biện luận rằng cho dẫu có một Gót toàn năng cũng không thể tái dựng được
một xác thân đã hoàn toàn phân rã. Nhưng chính vì thân xác con người phân rã
thực, nên đấy là vấn đề.
Van Inwagen đã đề nghị một giải pháp cho vấn đề này thật quái
đản đến nỗi, phải như không vì vị thế của ông trong học giới, ý tưởng đó không
đáng được nhận xét nghiêm chỉnh. Ông đã đề nghị rằng, dù trái nghich với những
gì chúng ta thấy, thân xác con người không phân rã! Mà đúng ra, Gót bảo quản
thân xác (thực) của chúng ta – có lẽ là ngay lúc chết – và đưa thay vào đó là
một “bản sao” – bản sao này mới là thân xác chúng ta thấy – hoặc tan rã hoặc
hỏa táng [24].
Thật không may, đề nghị này đem đến những vấn đề mới. Tại sao lại phải giả thử
rằng cái xác người thối rữa hay đốt ra tro chỉ là “bản sao” và không phải là “bản
chính” – không là thân xác thật của người chết? Hơn nữa, các thân xác bảo quản
đem đi chứa ở chỗ nào? Nếu nói rằng chúng đem chất ở trên một tinh cầu nào xa
lắm hoặc một không gian khác với của chúng ta, có những vấn đề nổi lên tức thì.
Cái khả năng thứ hai đưa đến khó khăn là làm sao có thể có một không gian khác
với không gian chúng ta? Còn đề nghị kể trước để mở ra một minh xác thực nghiệm
có thể có trong tương lai, trong thám hiểm vũ trụ may ra – trên nguyên tắc – có
thể tìm thấy hành tinh nơi Gót bảo quản các xác chết! [25]
Độc lập với những sự quái đản trong bản chất của nó và những
điều hàm chứa đầy vấn đề, còn vài điều hoang mang về những đề nghị của Van
Inwagen. Tại sao Gót lại phải đi lòng vòng đến xa xôi như thế với chuyện xem ra
là người ta mất đi hoàn toàn vào hư không? Van Inwagen đề nghị rằng nếu thân
thể đã không tan rã hoặc biến mất bí ẩn sau khi chết, điều này chắc sẽ là bằng
chứng có một uy quyền siêu nhiên. Tác giả này nói mặc dầu Gót muốn chúng ta tin
vào Gót, Ông này không làm hết tất cả những gì Ông có thể làm được, không muốn
để lộ những bằng chứng không thể chối cãi cho chúng ta thấy. Van Inwagen kết
luận bằng câu nói “có lẽ không có gì là khó khăn để nghĩ ra những lý do tốt đẹp
cho chính sách như thế (của Gót) .”[26]
Có lẽ thực khó hơn là Van Inwagen đã giả thử. Theodore Drange [27] đã đưa
ra một luận chứng rất hùng hồn trình bày rằng những luận chứng quen thuộc vẫn
bào chữa chuyện Gót không đưa các bằng chứng mạnh mẽ ra cho chúng ta tin vào sư
hiện hữu của Ông ta – các luận chứng như thế rất yếu [28]. Thí
dụ, một người không thể biện hộ nếu đưa ra bằng chứng hùng hồn sẽ gây trở ngại
cho ý chí tự do của người ta, vì tự do chọn lựa thì tương đồng với có bằng
chứng hùng hồn. Trong trường hợp nào đi nữa, nếu đã như có ai thấy xác người
không thối rã hay không mất đi sau khi chết, điều này khó mà có thể nói là bằng
chứng không chối cãi được của phe hữu thần chủ trương có Gót, vì trạng thái của
những chuyện như vậy tương đồng với nhiều cách giải thích của phái vô thần, thí
dụ, một quỉ thần ma quái muốn làm chúng ta sửng sốt!
2. b. Những
khó khăn về đạo đức
Thiên đường xem ra bất công bất kể cách nhìn ra sao. Theo như
lối nhìn phổ thông về Thiên đường, có những người được đưa về đấy vì thưởng
công cho những gì họ thực hiện trong thời sống ở trần gian, và có những người
không được thế. Một quan điểm thứ nhì, Thiên đường là một tặng phẩm của Gót
hoàn toàn không dựa trên công lao – có người được, có người không. Một quan
điểm không-phổ-quát thứ ba – tất cả mọi người, cuối cùng đều lên Thiên đàng.
Trước hết xét quan điểm tặng phẩm không dựa trên công trạng,
Một ông bố ban phát quà không-dựa-trên-công-trạng cho những đứa con này và
không cho những đứa con khác, có thể xem là không công bình và tùy tiện. Chắc
chắn cũng có thể nói như thế về Gót nếu Ông đã hành động một cách tương tự.
Nhưng nếu giả thử chúng ta chấp nhận quan điểm lên Thiên đường do công trạng.
Quan điểm này xem ra vẫn không công bằng. Giả thử Thiên đường là thưởng lệ cho
niềm tin, thí dụ, tin Jesus là đấng Cứu thế. Triệu triệu người, không tự do lỗi
của họ, chẳng bao giờ nghe đến danh Jesus cả, hay ít ra chẳng bao giờ được có
dịp biết kinh thánh. Những người này hỏng dịp tin tưởng thì thật không phải là
lý do khiến họ không được lên Thiên đàng.
Hơn thế nữa, ngay cả khi nếu người ta đã có cơ hội để biết,
nhưng đã chịu thua không tin nổi, tại sao họ lại bị trừng phạt bằng cách không
được thưởng công? Nhiều người vô thần, hay hoài nghi phủ nhận thông điệp của
Phúc âm chỉ với lý do chính đáng, là có chứng cớ cho thấy tính chất khó mà đúng
được trong nhiều lý thuyết chủ yếu của đạo Kitô: Phục sinh, Sinh nở đồng trinh
và Chúa xuống thế [29]. Ngay
cả như nếu các lý thuyết này có là đúng, và không phải là không thể xảy ra dưới
ánh sáng của chứng cớ, những chứng cớ này có thể chắc chắn vẫn không lay chuyển
được người có óc duy lý. Phải đi xa hơn, vượt quá những gì từ chứng cớ đọc ra –
nếu không phải là mâu thuẫn với chứng cớ – để chấp nhận Jesus là “con trai của
Gót”. Xa hơn nữa, dẫu nếu như những người không tin đã có nhầm lẫn chăng nữa,
khi cân nhắc bằng chứng và nếu chúng không thực đưa ra những nền tảng vững chắc
để tin, rất nhiều người không tin, họ thành thực tin rằng chứng cớ đã không có đủ.
Tại sao một Gót tốt lành lại muốn giữ lại sự vui sướng Thiên đường đối với
những người thành thực, dẫu không tin; họ có thể đã không đủ sâu sắc, kiến thức
hay óc phân tích để có thể phán đoán chứng cớ cho được đúng?
Giờ đây các nhà lý thuyết bảo vệ đạo Kitô như William Lane
Craig [30] sẽ cãi
rằng trường hợp mà tôi mô tả sẽ không bao giờ xảy ra trong thực tế. Không tin –
cơ bản không là một vấn đề tri thức – nhưng là một chủ tâm từ chối có “tội lỗi”,
với chúa Thánh Linh. Tuy nhiên, như tôi đã cãi lại ở những chỗ khác; Craig kêu
gọi đến chúa Thánh linh có vấn đề [31]. Một
vấn đề cơ bản trong lý thuyết của Craig là ông đã giả định không phải chỉ có
những tín đồ đạo Kitô, nhưng tất cả mọi người cũng đều biết đến chúa Thánh linh
của ông. Thế nhưng không có lý do gì để tin rằng đến ngay cả những người tự
xưng là “con chiên ngoan đạo” Kitô đã hẳn có được kinh nghiệm về vị chúa Thánh
linh [32]này, nói
chi đến tất cả những người không-Kitô lại phải có như thế!
Giả thử như phần thưởng lên Thiên đường không dựa trên niềm
tin nhưng trên hành vi đạo hạnh. Điều này cũng vẫn còn bất công. Hàng triệu
triệu người chưa, hay không có hoàn cảnh để biết đến các lời dạy về đạo đức của
kinh thánh . Thế nên, nếu như họ không sống theo tiêu chuẩn đạo đức của kinh
thánh – đó không phải tự là lỗi của họ. Hơn thế nữa, dẫu cho cả đến những người
đã có dịp biết đến kinh thánh, cũng có thể tìm thấy các thông điệp đạo đức của
quyển sách này không thể chấp nhận được trên chính nền tảng của đạo đức. Gót,
như diễn tả trong Cựu ước, thường ác độc và tuỳ tiện, và trong Tân ước, ngay cả
Jesus đã chân dung như có một tư cách đạo đức khiếm khuyết [33]. Thêm
nữa, ngay cả với những người chấp nhận quyển kinh thánh, câu hỏi là – đâu là tư
cách đáng được được ban thưởng? Nhũng gì dạy trong kinh thánh về đạo đức thì đã
được diễn giải rất nhiều cách hiểu trái ngược nhau. Thế nhưng cho thật công
bằng – làm sao Thiên đường có thể là phần thưởng vì tuân theo một tiêu chuẩn
đạo đức đúng đắn chỉ dẫn trong Phúc âm – mà chính Phúc âm thì lại không chỉ rõ
minh bạch?
Bây giờ, có thể cãi ngược lại rằng những người tuy chưa bao
giờ có dịp biết đến các thông điệp đặc biệt về đạo đức của kinh thánh , vẫn có
thể được cứu rỗi, nếu như họ tuân giữ theo những nguyên tắc phổ thông của luật
đạo đức tự nhiên, mà cứ cho là ai ai cũng biết, vì Chúa Thánh thần của Gót khắc
in kiến thức này trong lương tâm mỗi người. Dù cách gì, sự vặn lại này có vấn đề.
Một điều, không có lý do nào để giả tưởng là Chúa thánh linh đã “in ấn” luật
đạo đức phổ thông vào lương tâm mỗi người. Chưa kể rằng nếu – có chăng những
nguyên tắc đạo đức phổ thông mọi thời, mọi nơi – là điều không chắc chắn. Nhưng
nếu cứ cho là có, không có gì rõ ràng cho thấy tác giả của chúng lại là Chúa
thánh linh! Lại thêm nữa, nếu thuyết cứu rỗi thật rộng rãi đến như thế, thật
ngẩn ngơ không thể hiểu vì sao Chúa lại phải nhập thế, xuống trần giảng dạy –
nếu thế còn cần chi nữa và cũng chẳng có gì là đáng ao ước nữa [34].
Một mặt khác, cổ vũ thuyết phổ quát lại cũng có những vấn đề
của nó. Thiên đường để làm gì nếu cuối cùng rồi ai ai cũng lên hết trên đó? Nếu
thế còn ý nghĩa gì của sự sống trần gian này với những đau thương, thử thách và
khổ ải của nó? Mặc dù trong trường hợp này (ai cũng lên thiên đường) có lẽ
không còn phàn nàn là bất công [35], người
ta có thể phàn nàn về sự vô nghĩa của cuộc sống trần gian. Hiện hữu con người
hiển nhiên trở thành phi lý và đầy bí ẩn khó hiểu. Tại sao chúng ta lại có đời
sống trần gian (như bước trung gian) làm gì nữa nhỉ? Tại sao không bắt đầu đời
sống ngay trong thiên đường cho xong?
Một độc giả đọc bản thảo của luận văn này đã phản đối rằng – những
liệt kê kể trên, về sự bất công, hoặc sự vô ích của Thiên đường – không chứng
tỏ rằng đạo Kitô thì phi lý về nghĩa bất nhất, vì con người vẫn có khát khao
một sự sống vĩnh cửu dẫu cho có bất công, hay vô ích. Nhưng sự bất nhất tôi
nghĩ đến trong trí không nẩy đưa lên bất cứ mâu thuẫn nào đối với lòng khát
khao một sự sống vĩnh cửu. Thiên đường, dẫu nó là gì đi nữa, có nội dung là hàm
chứa ý nghĩa về đạo đức, ý nghĩa đó trong thực tế đã dường không có khi xem xét
thật sát gần. Thiên đường được giả định là đưa ra một tiêu điểm luân lý cho
đời; nhưng nó lại không.
3. Đạo đức đạo
Kitô
Một bất nhất khác nữa trong đạo Kitô là lý thuyết đạo đức của
đạo Kitô tìm thấy trong Tân ước xem ra không thích đáng, hay không thể bênh vực
được đối với nhiều người nhạy cảm về luân lý, kể ngay cả những người theo đạo
Kitô thời nay. Thế nhưng lý thuyết này được giả định là căn bản cho luân lý
Kitô. Những gì từ Jesus – về thế giới bên kia, sự khắc nghiệt, những đòi hỏi
phải nhắm mắt tuân phục và báo thù phục hận đều không những không chấp nhận
được về đạo đức, nhưng mâu thuẫn với tuyên bố rằng Ông là toàn hảo đạo hạnh [36]. Còn
hơn nữa, sự chấp thuận ngầm – không nói ra – về nạn nô lệ khiến Ông bất xứng để
làm một khuôn mẫu đạo đức.
Lại một lần nữa, là điều ghi chú quan trọng rằng luận đề của
tôi không đặt giả định trước đạo Kitô sai lầm. Dẫu nếu đạo Kitô cứ tạm cho là
đúng, vẫn đã có một bất nhất giữa những người Kitô dương cao Jesus như lý tưởng
đạo đức và những quan điểm về luân lý có vấn đề của Ông. Những người Kitô tin
tưởng Jesus là lý tưởng đạo đức của họ, nhưng Jesus lại có những tì vết đạo đức
nên mâu thuẫn với lý tưởng này.
Chúng ta hãy cùng xem xét trường hợp về nạn nô lệ với chi
tiết hơn. Mặc dù nạn này thực hành rất phổ thông ngay trong chính thế giới
Jesus đang sống thời ấy, đã không hề có bằng chứng nào cho thấy Ông lên án nó.
Như Morton Smith [37]đã ghi
chú:
“Hoàng đế và nhà nước La mã có vô số nô lệ, đền thờ Jerusalem
(của đạo Do thái) có những nô lệ của đền, Chủ tế đạo Do thái có những nô lệ của
chủ tế (một trong những nô lệ này bị cắt tai kể trong chuyện bắt Jesus [38]); tất
cả những người giàu có và hầu hết giới trung lưu có nuôi nô lệ. Theo như mức
chúng ta được kể cho biết, Jesus không bao giờ tấn công tệ nạn này. Ông đã nhận
hiện trạng của nó như sự đương nhiên và uốn nắn những câu chuyện của ông cho
phù hợp. Khi Jesus trình bày các sự việc, vấn đề chính với những nô lệ không
phải là lấy lại tự do, nhưng là phải chiếm được lòng chủ nhân khen ngợi. Đã dường
có những cuộc nô lệ khởi loạn ở xứ Palestine và Jordan trong thời Jesus trẻ
tuổi (Josephus, Bellum, 2:55-65); một thủ lãnh có tài làm phép lạ, ở một trong
những khởi loạn như thế, hẳn đã lôi cuốn một đám người theo đông đảo. Nếu Jesus
đã có lên án nô lệ hay hứa hẹn giải phóng, chúng ta đã nhất định phải nghe đến
những gì Ông làm, Chúng ta tuyệt chẳng nghe gì cả, vậy giả định có lẽ đúng nhất
là Ông đã không nói gì hết.”[39]
Phán đoán của Smith được thái độ các học trò Jesus xác nhận.
Nếu như Jesus chống lại chế độ nô lệ, có khả năng là các học trò ban đầu của
ông hẳn đã làm theo lời dạy của thày mình về vấn đề. Thế nhưng, Paul (1Cor. 7:
21, 24) và các nhà viết kinh Kitô ban đầu khác, ra lệnh cho các người Kitô tiếp
tục thực hành nạn nô lệ [40]. Chắc
chắn là phi lý để một ai ngầm chấp nhận chế độ nô lệ, lại là đại diện cho lý
tưởng đạo đức Kitô.
Có thể nào thử gắng đáp lại lời kết tội phi lý này được
không? Một cách là giải thích lại những phần đạo đức trong đạo Kitô mà những
người Kitô thấy khó chịu, thí dụ, tranh cãi là Jesus đã không ngầm chấp thuận
nạn nô lệ. Nhưng mặc dù cách giải thích lại như thế phải là không tuỳ tiện và
không có vấn đề, nhưng chúng thường phạm vào lỗi như vậy. Lấy thí dụ, một người
đọc Kitô xem bản thảo bài văn này đã cãi rằng nếu Jesus đã có dạy rằng nô lệ là
sai, Ông hẳn đã bị bỏ qua và chuyện đó, về lịch sử, đã “không đặt lên bàn mổ” (của
thời đại đó)[41].
Điều này ném vào tôi giống như một sự chạy tội. Chúng ta tin là Ông hô hào “giơ
thêm má bên kia”, yêu những kẻ thù của mình, và đừng nhìn phụ nữ với thèm
thuồng trong mắt. Ấy vậy những quan điểm này xem – cũng đúng phải giữ với khả
hữu tính lịch sử – (lại được nhận ngay, không) như là giải phóng nô lệ. Vả lại,
vài nhân vật trong cổ thời đã phát biểu sự chống đối của họ [42] . Một
cách khác cho người Kitô tránh bất nhất, sẽ là thú nhận rằng họ chấp nhận thái
độ của Jesus bất chấp cái xấu của tệ nạn này. Nhưng trong thực tế, khi phải đẩy
đến quyết định, họ không làm theo như vậy! Do đó, thí dụ, những người Kitô thời
nay đã chống lại chế độ nô lệ.
Tuy nhiên, tạm bỏ qua bằng cớ, chúng ta hãy cứ giả thử Jesus
đã chống lại nô lệ và những gì Ông và các học trò lên án đã bị bỏ, không chép
vào hồ sơ Tân ước. Như thế lại đưa ra một phi lý mới cho đạo Kitô: Jesus thực
đã có chống nô lệ, mặc dù điều ngược lại xem ra mới đúng với hồ sơ trong Tân
ước. Như thế, tín đồ Kitô chống nô lệ là đã theo gương Jesus nhưng lại không có
gì trong kinh thánh để biện chính cho. Hơn thế nữa, nếu Gót thực đã chống nạn
nô lệ và Jesus thực đã hô hào chống nó, tại sao Gót lại để cho các lời dạy bị
bỏ qua không nhắc gì đến trong Tân ước? Chắc chắn, điều này đưa ra một phi lý
khác nữa. Kinh thánh thiếu xót không ghi gì về sự Jesus chống đối một thực hành
cực kỳ tàn ác, ghê tởm nhất trong lịch sử nhân loại, dẫu thế mà Jesus lại được
giả định là lý tưởng đạo đức cho chúng ta!
Ngay nếu như chúng ta tạm hoãn qua những vấn đề này, và tập
trung vào những gì đã được nhiều người xem là tinh yếu các giảng dạy của Jesus,
kể tên, lời răn “hãy yêu láng giềng nhà ngươi”, có nhiều vấn đề. Lởi răn này có
tính không rõ rệt, cho phép nó đươc diễn giải nhiều cách khác nhau, trong số có
những diễn giải ngầm chứa những nội dung không thể chấp nhận được, trong khi
những lối khác thật không rõ ràng, đến nỗi không cách nào phân biệt được đâu mới
là lởi răn diễn dịch ra. Nhưng phi lý ở chỗ là một lời răn nằm ở vị trí trọng
tâm của đạo Kitô lại có những vấn đề như thế này [43].
4. Sự chuộc tội
Vẫn còn một bất nhất khác trong đạo Kitô là không có lý
thuyết hữu lý về sự Chuộc tội [44]; đó là,
câu hỏi tại sao Jesus lại hiện thân thành người trần, chịu chết trên thập giá
và rồi sống lại [45].
Ấy nhưng nếu thiếu nó, thế giới quan của Kitô không có nghĩa gì cả và hiện thế, tử nạn và phục sinh thành
vô nghĩa.
Tấ cả những lý thuyết quan trọng đã có trong lịch sử về sự
chuộc tội đều có những vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt, chúng thất bại không giải
thích được tại sao Gót đã hi sinh đứa con trai mình để cứu chuộc những kẻ tội
lỗi, hoặc nếu khác, họ làm sự hy sinh xem ra tùy tiện và vô nghĩa. Thế nên, họ
không cung cấp một giải thích xứng đủ về sự chuộc tội, chết, và sống lại của
Jesus. Lại một lần nữa, xin ghi chú rằng luận đề của tôi không đặt trước một
giả định là đạo Kitô sai lầm. Điều tôi muốn nêu – đơn giản là – đã có bất nhất,
phi lý trong sự thiếu vắng một giải thích hợp lý về thuyết Cứu chuộc và sự cần
thiết phải có một lý thuyết như thể để làm cho đạo Kitô mới có ý nghĩa. Để làm
sáng tỏ điều này, tôi sẽ xét đến Lý thuyết Toại Ý của St. Anselm[46]
(Satisfaction Theory).
Mặc dù nội dung thuyết Toại Ý đã được các nhà tư tưởng trước
đó có nói đến trong chừng mực nào đó, Anselm – ở thế kỷ 11 – đã khai triển nó
một cách chi ly và thông thái [47]. Ông
cãi rằng Gót phải cứu nhân loại qua sự hiện thân và chết của Jesus. Theo
Anselm, trả món nợ với Gót, là làm theo ý Gót. Thế nhưng, ông lại biện luận
rằng khi – con người Gót tạo – tội lỗi [48], ấy
chính là điều họ không làm. Những tội lỗi của giống người Gót tạo, đã sỉ nhục
Gót và làm giảm danh dự của Gót. Thế nên, phải có một trách nhiệm phục hồi danh
dự cho Gót và gỡ bỏ sự sỉ nhục (phạm thượng!). Đây là sự Toại Ý. Thế nhưng, chỉ
có cái chết của Người-mà-Gót (God-Man) Jesus mới có thể đưa đến sự vừa lòng
thích đáng. Chỉ có Người-mà-Gót mới có khả năng, do sự linh thiêng của ông, mới
dâng điều gì đó xứng mức với Gót, và lại do tính người của Ông, mới đại diện
được cho giống người! Chỉ một con người bình thường mà thôi sẽ không có khả
năng tạo ra sự vừa lòng thích đáng, vì người này phải tương ứng tỉ lệ với tổng
số “tội” và tổng số “tội” thì vô cùng [49]. Ngoài
ra, cái chết của Người-mà-Gót không có gì là bất công, vì Con-Gót chết hoàn
toàn tình nguyện, ngõ hầu phục hồi danh dự của Gót. Những ai chấp nhận hy sinh
của Jesus, những kẻ ấy được cứu chuộc.
Lý thuyết này tạo những giả định và chúng đều có vấn đề. Hãy
để tôi kể bốn điểm:
Thứ nhất, không rõ rệt vì sao, nếu nhân loại làm các sai trái
gây tổn thương Gót, lại không thể thỏa mãn thích đáng một cách đơn giản bằng trừng
phạt những kẻ tội lỗi, cho đến mãi mãi. Chuyện hiện thân thành người trần thật
không cần thiết.
Thứ nhì, cái chết của Jesus, mặc dù tình nguyện, xem ra bất
công. Công bình chắc chắn đòi hỏi phía phạm tội, ở mức dù tối thiểu nhất, đem
mãn nguyện đến – thật nhiều đến mức tối đa có thể đem được. Thêm nữa, một con
người tốt đến mức toàn hảo (như Gót) sẽ không cho phép một kẻ hoàn toàn vô tội
đem đến thỏa mãn, mà lại còn trong căn bản tình nguyện, dẫu ngay cả khi phía
phạm tội không thể đền trả được gì. Thực vậy, ngay chính ý niệm về sự hãnh diện
của Gót bị tổn thương và đòi hỏi phải được đền bồi thỏa mãn như thế, qua sự đòi
hỏi chính đứa con vô tội của mình tự nguyện hy sinh, tất cả chúng giả thiết một
quan điểm về bản chất đạo đức của Gót mà nhiều độc giả thời nay sẽ gạt bỏ.
Thứ ba, lý thuyết này không rõ ràng tại sao cái chết của
Người-mà-Gót lại là cần thiết cho sự đền bồi thỏa mãn một sai trái lớn vô cùng
đã phạm đến danh dự của Gót. Tại sao không là một vài hình thức trừng phạt nào
khác cũng đủ? Nếu danh dự của Gót đã tổn thương vô cùng ghê gớm vì “tội lỗi”
con người, tại sao nó không thể được hòa giải bằng sự trừng trị vĩnh viến vị
Người-mà-Gót, Jesus ấy? Tại sao lại phải là tử hình? Thực ra có lẽ trừng phạt
Jesus trong vĩnh cửu như thế xem ra nặng nề hơn biết là bao nhiêu – hơn sự
trừng phạt tử hình – chỉ đau đớn tương đối ngắn ngủi và ít ỏi. Ngay cả dẫu như
có người cãi lại, phạt tử hình có một sự khắc nghiệt mà không trừng phạt nào có
thể sánh bằng, điểm quan trọng cần nhớ là Jesus đã chỉ chết trong một thời gian
rất ngắn. Sẽ là trừng phạt tử hình khắc nghiệt hơn nhiều nếu như Jesus đã chết
luôn và không sống lại.
Cuối cùng, không có gì rõ ràng là – tại sao những người chấp
nhận sự hy sinh của Jesus lại được “cứu chuộc”? Dẫu như chấp nhận giả định là
Jesus hy sinh đem đến mãn nguyện đối với những sai trái trong quá khứ đã xúc
phạm đến danh dự Gót, tại sao tin tưởng vào Jesus bây giờ lại cứu được bất kỳ
ai (tin theo)? Và tại sao chỉ những người-tin mà những ai không-tin lại bị loại
trừ, không được phần thưởng đó?
Các lý thuyết khác như thuyết Penal Theory, thuyết Government
Theory, thuyết Moral Theory, thuyết Christus Victor Theory, và thuyết Mystic
Theory – tất cả cũng thế – đều đầy những đáng ngờ cùng cực [50].
5. Khái niệm
về Gót
Điều bất nhất phi lý cuối của bài này, tôi sẽ nhắc đến ở đây
là – mặc dù Gót là trung tâm điểm rường cột của đạo Kitô, khái niệm về Gót theo
đạo Kitô thì hồ đồ, không mạch lạc. Xin ghi chú là tôi đang không chỉ nói rằng
tin vào Gót là sai lầm. Đúng hơn, là có một bất nhất trong việc dựa tôn giáo
của một người trên niềm tin vào Gót và lại có chính ý niệm này hồ đồ, không
mạch lạc. Còn gì có thể phi lý hơn là chính cái khái niệm trọng tâm của một tôn
giáo nhưng lại bất nhất?
Trước hết, một vài thuộc tính gán cho Gót trong kinh thánh,
mâu thuẫn nhau, không trước sau như một.[51]. Ở vài
chỗ, Gót được tả như là khoan dung, nhân từ [52] và ở
một vài chỗ khác lại như là thiếu lòng tha thứ;[53] Ở vài
chỗ, Gót được tả như một nhân vật biết hối hận và đổi ý,[54] ở chỗ
khác lại như một nhân vật không bao giờ hối hận và đổi ý cả;[55] ở vài
chỗ như một nhân vật biết lừa dối và tạo nên hỗn loạn và ác độc,[56] và ở
những chỗ khác lại như một nhân vật không bao giờ làm như thế,[57] ở vài
chỗ là một kẻ trừng phạt trẻ con vì hành động sai trái của cha mẹ chúng [58], và ở
những chỗ khác lại là một nhân vật không bao giờ làm như thế.[59]
Thứ nhì, những thuộc tính nhấn mạnh trong liệt kê triết học
về Gót – hoặc chúng mâu thuẫn điều này với điều kia hay chúng nội tại bất nhất.
Trong quyển sách của tôi Chủ nghĩa vô thần: Một biện chính triết học
(Atheism: A Philosophical Justification), tôi đã viết ba mươi trang phân tích chi tiết những bất nhất gắn liền
với các ý niệm: toàn trí, toàn năng, và tự do thần linh. Ở đây tôi chỉ có thì
giờ nêu đại cương những biện luận của tôi về toàn trí (omniscience).
Nói rằng Gót là toàn trí là
nói rằng Gót là biết-tất-cả. Nói rằng Gót là biết-tất-cả lại kéo theo
rằng Ông có hết tất cả những kiến thức có đấy. Hiện giờ, các triết gia đã phân
biệt ba loại hiểu biết khác nhau: mệnh đề, tiến trình và kiến thức từ quen biết
[60]
. Vắn tắt, hiểu biết mệnh đề hay hiểu biết thật sự là – kiến thức về một điều
gì đó là sự kiện, và được phân tích là đúng, theo như một loại tin tưởng nào
đó. Ngược lại, hiểu biết tiến trình hay kiến thức về làm thế nào là một loại
tài khéo, kỹ năng, và nó không giản lược về thành kiến thức mệnh đề được.[61] Cuối
cùng, kiến thức do quen biết là trực tiếp quen biết với một vài đối tượng nào
đó, người hay hiện tượng.[62] Lấy thí
dụ, để tôi nói rằng – tôi biết
Ông A, bao hàm ý tôi có hơn, chứ không chỉ hiểu biết mệnh đề chi tiết về ông A;
rằng tôi có một quen biết trực tiếp với ông A. Tương tự, khi nói – tôi biết sự nghèo khó – bao hàm ý rằng, bên cạnh kiến thức
mệnh đề chi tiết về sự nghèo khó, tôi có một vài kinh nghiệm trực tiếp về nó.
Nói rằng Gót là biết-tất-cả, thế
nên, là nói Gót có tất cả kiến thức trong đó gồm mệnh đề, tiến trình và kiến
thức từ quen biết. Những nội dung bất mạch lạc, không ăn khớp nhau của liệt kê
này về ý niệm Gót đã thường không được để ý. Nếu Gót toàn trí, vậy Gót phải có
tất cả mọi kiến thức, gồm kiến thức bơi lội như thế nào. Thế nhưng điều này mâu
thuẫn với trạng thái vô-thân-xác của Ông; vì chỉ một nhân vật có thân xác mới có
thể có – kiến thức bơi thế nào – theo nghĩa kiến thức tiến trình (biết làm);
nghĩa là, có thể thực có kỹ năng bơi lội. Do định nghĩa, Gót không có một thân
thể, tính chất phi-thân-xác và tính chất biết-tất-cả của Ông mâu thuẫn với
nhau, như thế, vì Gót có các thuộc tính mâu thuẫn nhau, ý niệm Gót thì bất
nhất, không mạch lạc, vô nghĩa [63].
Giả thử người ta có thể sẽ phản đối luận chứng của tôi trên
hai nền tảng. Thứ nhất, người ta có thể cãi Gót có thể nhập vào xác phàm và lấy
được kiến thức về làm thế nàp – khi Ông ở trong trạng thái “nhập phàm” đó. Đúng, nhưng
Ông sẽ thiếu, không có thứ kiến thức này trước
khi Ông nhập xác. Thế nhưng, Gót vốn đã được giả định là vĩnh cửu biết-tất-cả!
[64] Thứ
nhì, một người giả thử tuyên bố là Gót có thể biết bơi thế nào bằng cách suy
nghĩ về nó. Nhưng phản đối này đã dựa trên một sự lẫn lộn giữa hai thứ kiến
thức biết làm sao. Dĩ nhiên, Gót có thể biết bơi làm sao trong cái nghĩa Ông
giả thử biết, nếu muốn bơi – một người phải giơ tay và đạp chân theo cách thức
như thế, như thế, rồi hít thở như thế, như thế,…vân vân. Nhưng điều này không
thích đáng với nghĩa kỹ năng của kiến thức – biết làm thế nào – nó gồm có thật sự bơi được; nghĩa là, có sự khéo
léo của bắp thịt vận động. Bởi vì Gót thiếu một thân xác, trừ khi Ông nhập xác,
Ông không thể hiểu biết – theo nghĩa khả năng – bơi lội ra làm sao.
Thuộc tính là biết-tất-cả cũng mâu thuẫn với những thuộc tính đạo đức thường gán cho Gót. Bởi vì
nếu Gót là toàn trí, Ông có kiến thức từ quen biết của tất cả các khía cạnh của
thèm muốn và ghen tị. Đến đây, một khía cạnh của thèm muốn là tình cảm thèm
muốn và một khía cạnh của ghen tị là tình cảm ghen tị. Thế nhưng, có phần của
khái niệm về Gót là Ông toàn hảo về đạo đức, và là một vị toàn hảo về đạo đức
phải không có những tình cảm thèm muốn và ghen tị này. Hậu quả là, khái niệm về
Gót bất nhất, không ăn nhập đâu vào đâu.
Lại thêm nữa, Gót toàn
trí mâu thuẫn với Gót toàn năng. Bởi vì Gót toàn năng, Ông không thể có
kinh nghiệm về sợ hãi, thất vọng và tuyệt vọng.[65] Muốn có
được các kinh nghiệm này, một người phải tin biết khả năng của mình có giới
hạn, nhưng vì Gót là biết tất cả và quyền năng tất cả, Ông biết là Ông không chịu
giới hạn nào về quyền năng. Hậu quả là, Ông không thể có toàn bộ kiến thức từ
quen biết, của tất cả các khía cạnh của sợ hãi, thất vọng, và tuyệt vọng. Nhưng
ở một mặt khác, vì Gót là toàn trí, Ông phải có các kiến thức này. Lần nữa,
khái niệm về Gót đã thấy là không ăn nhập với nhau, bất nhất. Vậy nên, còn gì
có thể phi lý hơn nữa? Khái niệm trọng tâm của đạo Kitô là Gót, và thế nhưng,
khái niệm này thì bất nhất, không ăn nhập trước sau. [66]
Có thể trả lời cho các luận chứng của tôi không? Dĩ nhiên,
một người có thể đưa ra một giải thích khác về Gót hoặc về kinh Cựu ước. Làm
như thế người này hẳn sẽ gắng chứng minh rằng khái niệm về Gót thì không bất
nhất. Nhưng một lối giải thích như thế phải không là tuỳ tiện, hoặc nếu không thì
thành có vấn đề. Đối với các các đoạn văn mâu thuẫn trong kinh thánh, một tín
đồ Kitô có đọc bản thảo của bài văn này, phê bình phương pháp của tôi trong
cách diễn giải là bỏ qua những chủ đề trọng tâm và chỉ chú trọng vào những cái
ông gọi là các chi tiết hợp hay không hợp pháp. Đáng tiếc, ông không cho ý kiến
đi xa hơn – như làm sao các chi tiết này có thể hoà giải, hoặc làm sao một
người có thể xác định đâu là các chủ đề trọng tâm.
Cũng vẫn độc giả này, đã thử cố gắng hoà giải sự mâu thuẫn
giữa Gót toàn trí và các thuộc tính khác của Gót, bằng cách từ chối là Gót là
biết-tất-cả. Đặc biệt, độc giả này chối rằng Gót không có toàn bộ kiến thức về làm thế nàp và kiến thức do quen biết. Nhưng sự giả định này có hàm chứa một nghịch lý
rằng con người có kiến thức mà Gót không có. Nói một cách khác, nó hàm ý rằng
một chủ thể vô hạn lại không có kiến thức mà một con người hữu hạn có. Một phi
lý thay chỗ của một phi lý khác!
Kết luận
Những lý thuyết của đạo Kitô về Cứu rỗi, Thiên đường, Đạo
đức, Cứu chuộc và Gót [67] đóng
vai quan trọng trung tâm của chủ thuyết Kitô, thế nhưng những lý thuyết này có
vấn đề. Nhưng đây là phi lý theo cái nghĩa thông thường tự điển định nghĩa của
từ “absurd .”[68]
Đây dĩ nhiên không phải là hết chuyện vì những người Kitô có thể từ chối một
vài giải thích trưng ra từ các luận chứng của tôi. Nhưng rồi không biết họ có
thể đưa ra các giải thích thay thế, và những giải thích này – hoặc phải không
tuỳ tiện hoặc phải không nghịch lý – được hay chăng, lại là một chuyện khác
nữa.
Michael
Martin
Lê Dọn
Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Dec/2009)
Các chú thích trong bài là của chính tác giả,
Michael Martin, như trong nguyên văn – bản Anh ngữ – có thể đọc nguyên văn ở
đây: Christianity Absurd? (2002).
Những chú thích khác là của tôi, hướng đến đọc
giả người Việt – tất cả đề có phụ chú – (CTND) – chú thích người dịch – cũng
thay cho sự thành thực nhận lỗi, nếu có, hoàn toàn do thiếu kém của người dịch.
[1] Một vị khác, thí dụ, Daniel
Dennett, gần đây được
biết đến rộng rãi hơn.
[2] Xem thêm B. Russell – Yếu tính của tôn
giáo – tôi tạm dịch (CTND)
[3] Xem Edward Gibbon – The History of the Decline and Fall of the Roman Empire (CTND)
[4] Có dịp đặt chân trên những hoang tàn của Parthenon, biểu tượng của văn minh Hy Lạp, và nay là cả nhân
loại, vì là quê hương của toán học và triết học, vốn dựng thờ nữ thần Athena, hãy đừng quên – đến thế kỷ VI,
Parthenon đã bị biến thành một nhà thờ Kitô, dâng thờ “Parthenos Maria” (“Virgin
Mary”).
Vậy,
những câu chuyện như “tháp Báo Thiên, Nhà thờ lớn Hà Nội”, hay “chùa Khải Tường,
Saigon”… vì sao bị hủy, phá, chiếm, và mất dấu ở quê
hương chúng ta, chỉ là lịch sử lập lại. (CTND)
[5] Thơ Kiên Giang- Hoa Trắng Thôi Cài
Trên Áo Tím (CTND)
[6] Xem
Sam Harris – The Sacrifice of Reason
– “Khái niệm JC chết cho tội lỗi chúng ta và cái chết của Ông đã tạo nên sự hòa
giải thành công với một Gót “nhân ái” – là hình thức trực tiếp và trá hình rơi
rớt xót lại từ tục man rợ giết vật tế thần, vốn đã hoành hành ở những giống dân
mông muội trong lịch sử. Nhìn theo quan điểm hiện đại, đây là một ý niệm vừa
phi nhân vừa cuồng tín, phê phán nó, thật khó, không biết phải bắt đầu từ đâu.
Thêm vào huyền thoại đê tiện xoay quanh một người chết vì cực hình – Những khổ
hình của Christ – sự tượng trưng của tục ăn
thịt uống máu sống, của lễ ban Thánh thế – (www.samharris.org)
[7] Salvation – Sự cứu rỗi, Trong đạo Kitô,
Jesus là nguồn của sự cứu rỗi và nhấn mạnh vào sức mạnh của lòng tin này. Tương
tự, trong đạo Islam nhấn mạnh vào sự phục tùng Allah. Cả hai trên bình diện cá
nhân. Riêng đạo Do thái đặt một sự cứu rỗi tập thể cho toàn con dân xứ Israel.
(CTND).
[8] Atonement (Christianity)
– niềm tin trong đạo Kitô: Jesus đem cái chết của mình để “chuộc tội” cho
con người và như thế hòa giải Gót với Người.
Dĩ nhiên, ý niệm
này hoàn toàn xa lạ với các dân tộc Nam và Đông Á. Nói chung ở đấy, giữa trời
và người không có liên hệ bệnh hoạn như thế. Chỉ kể những chủ thuyết phổ thông
nhắc đến rất thường trong sách vở – “Thiên địa vạn vật đồng nhất thế”, “Tiểu
ngã và đại ngã hoà hợp”, “nhận Tự ngã là Không, để biết Chân như”, “cái Đạo lớn
là không làm, không nói”,….Dù chưa đi vào chi tiết, chỉ qua tên gọi thôi, đã
thấy chúng là những memes từ Nho, Phật,
Lão, Bà la Môn, đã ra sống giữa văn hóa nhân gian, trong lòng sinh hoạt tinh
thần các dân tộc ở những vùng này, từ rất lâu đời (CTND)
[9] Cf. Michael Martin, The Case Against Christianity, (Philadelphia, PA: Temple University
Press, 1991), Chương giới thiệu.
[10] Phiên âm từ God – thay vì dịch, vì từ Thượng
đế – thường dịch – không hoàn toàn đúng nguyên nghĩa của từ God – xem thêm
trong chú thích của tôi trong bản dịch: Russell – Có God Hay Không? (CTND).
[11] Một bản có trước đó, ngắn hơn, và có sửa đổi
nhiều của văn bản này đã có trong The
American Rationalist, May/June 2000, pp. 3-6, với nhan đề “The Absurdity of the Christian Life.”
[12] Absurd: tính
chất buồn cười, lố bịch vì trước sau bất nhất hay không thuận lý, xuôi tai, hợp
lẽ phải (Ridiculously incongruous or unreasonable), cũng đông nghĩa với
foolish. Trong tiếng Việt, đã dịch quen là phi lý, nên theo thói quen – thực ra
còn có từ ``xuẩn`` – nếu dịch ``xuẩn lý`` thì linh động hơn – với nghĩa ``lý
của người xuẩn``, nó lố bich, buồn cười, không hợp lý thông thường (CTND)
[13] “Yuk” – tiếng tán thán từ – khi phá ra cười
vì gặp, nghe chuyện khôi hài, hay thấy việc nhờm gớm, bất thường (CTND)
[14] Từ “absurd”
– Nguyên văn Anh ngữ trong
bài này, nhắc tôi đến hai câu nói
của Bertrand Russell, tôi dám đoán, cũng không xa lạ gì với tác giả Michael
Martin – tưởng cũng nên nhắc lại ở đây – vì có liên quan đến từ “phi lý” Michael
Martin dung trong bài viết này:
-
“Sự kiện một ý kiến được phổ
thông rộng rãi, không phải là bằng chứng gì hết, rằng nó không hoàn toàn phi
lý, thực ra, cứ xét sự khờ dại của nhân loại, một tín ngưỡng phổ thông rộng rãi
có cơ là điên rồ hơn là có ý thức”
-
“Đây là một trong những quan điểm thực là phi
lý đến mức cùng cực mà chỉ có những kẻ có học thật nhiều mới có thể chấp nhận
chúng”.
Nếu
câu thứ nhất ông nói về tín đồ, câu thứ hai – hẳn phải về những nhà thần học,
bác học Kitô.
Trong Việt ngữ, sự phổ
thông của từ “phi lý” có gốc khác –
Trước 1975, ở miền Nam, từ “phi lý”–
thành thời thượng khi thuyết
Hiện Sinh dòng Pháp, được “nhập cảng”. Từ này thường đi đôi với từ “buồn nôn”. Gốc của chúng trong Albert
Camus – Le Mythe de Sisyphe, và
Jean-Paul Sartre – La Nausee. Hai đại
diện của dòng hiện sinh vô thần thời hậu chiến ở nước Pháp, quen
thuộc với các trí thức Việt bản xứ hay hồi hương từ Pháp giai đoạn 55-60 này.
Theo tôi, đây là “thuốc cao đơn hoàn tán, trong uống ngoài xoa” để làm dịu đau
đớn và tủi hổ của trí thức Pháp, trong thâm tâm, họ thấy khó chịu, nhục nhã
ngấm ngầm, vì trong thế chiến thứ II, nước Pháp đã rất nhanh chóng đầu hàng,
rồi “cộng tác” với nước Đức Quốc Xã, sau đó, phải chờ và nhờ liên quân Anh Mỹ
giải phóng đất nước. Lực lượng gọi là “kháng chiến Pháp” do de Gaule đứng đầu,
và các trí thức Pháp như Sartre lẫn Camus đều có tham dự, thực sự chỉ có vai
trò rất khiêm tốn. (CTND)
[14] Christian
apologetics – ngành thần học (học chuyên về Gót) đặc biệt của Kitô – có mục
đích đưa ra một nền tảng duy lý cho tín ngưỡng Kitô, bảo vệ niềm tin trước các
phê bình, chống đối và đồng thời cũng tấn công những quan điểm các tôn giáo
khác, bằng cách trưng ra những khuyết điểm của chúng. (CTND)
[15] Christian
apologetics – ngành thần học đặc biệt của Kitô – có mục đích đưa ra một nền
tảng duy lý cho tín ngưỡng Kitô, bảo vệ niềm tin trước các phê bình, chống đối
và đồng thời cũng tấn công những quan điểm các tôn giáo khác, bằng cách trưng
ra những khuyết điểm của chúng. (CTND)
[16] Nếu một điều gì phi lý theo nghĩa bất nhất,
vậy nó có phi lý theo nghĩa vô nghĩa không? Nếu một điều gì phi lý theo nghĩa
vô nghĩa vậy nó có phi lý trong nghĩa bất nhất không?
[17] Xem The
Case Against Christianity, Chương 7.
[18] Tên gọi chung ba tập sách trong kinh Tân ước:
của Matthew, của Mark, và của Luke, vì chúng rất tương tự, có nhiều trùng hợp,
giống nhau (CTND)
[19] Tôi có biết đến sự uyên bác tinh tế của các
hội viên Jesus Seminar trong cố gắng phân định đâu là những gì Jesus thực có
nói [Xem, lấy thí dụ, Robert W. Funk, Roy W. Hoover and the Jesus Seminar, The Five Gospels: The Search for the
Authentic Words of Jesus (Harper, SanFranciso, 1997).] Thế nhưng, kết luận
(mà tôi chấp nhận) rằng Jesus đã thực không có nói nhiều điều người ta kể là
ông đã nói, sẽ không có một ảnh hưởng quan trọng nào cả vào điểm chính của tôi
trong bài viết này. Hầu hết tất cả các tín đồ Kitô đều tin – ít nhất Jesus đã
nói những điều này. Lấy thí dụ, hầu hết người Kitô thú nhận tin tưởng những gì
được kể là Jesus đã nói trong Synoptic Gospels. Nhưng trong đó, Ông được kể lại
là có nói rằng cứu rỗi có thể có được bằng tuân theo một bộ luật đạo đức. Thêm
nữa, họ thú nhận đã tin Paul và John. Nhưng những vị này lại nói cứu rỗi chỉ có
thể có được bằng đức tin. Như thế đó cũng là cương lĩnh của đạo Kitô mà hầu hết
tín đồ Kitô tin tưởng. Luận đề của tôi chú trọng vào phơi bày một sự bất nhất
trong tin tưởng phổ thông của đạo Kitô – không phải những gì các học giả quyết
định nên theo, hay không nên theo dưới ánh sáng khảo cứu lịch sử.
Như tôi hiểu những kết quả của Jesus Seminar,
quan điểm Jesus đã dạy về cứu rỗi bằng cách tuân theo một bộ luật đạo đức, có
liên hệ với tuân theo những lời răn và không phải là làm giàu, có chống đỡ từ
mức vừa phải (Matt.19: 21-24, Luke 13:24, 18:18-25) đến yếu (Matt.7: 13-14,
19:17). Về chuyện hội nghị có một hệ thống tô màu những đoạn kinh – hồng (Jesus
có lẽ đã nói điều này) hay xám (Ông không nói – nhưng ý gần ý của chính Ông).
Thế nhưng, thành viên hội nghị xem quan điểm Jesus dạy cứu rỗi chỉ qua niềm tin
rất đáng ngờ. Như thế, phủ nhận John 14: 1-14 như đã trình bày những gì Jesus
nói mặc dù đoạn này đã thường dùng để chống đỡ quan niệm cứu rỗi bằng đức tin
mà thôi (Xem The Five Gospels, pp. 450-1.). Nhưng hầu hết các tin đồ Kitô không
biết đến những quan điểm của Jesus Seminar và có lẽ sẽ không chấp nhận chúng
nếu như có họ có biết được.
Thế nhưng, nếu chúng ta mang ra những kết quả
của hội nghị Jesus Seminar lại xem gây ra một bất nhất khác: Rất nhiều tín đồ
Kitô tin rằng cứu rỗi bằng đức tin mà thôi, nhưng giới học giả hàn lâm cao nhất
của họ lại không ủng hộ một quan điểm được phổ biến rộng rãi nhất và tuân theo
nhất về lý thuyết cứu rỗi của đạo Kitô.
[20] Điểm này tôi có, nhờ ở Robert Price trong thư
tín trao đổi cá nhân.
[21] Xem Michael Martin, “Problems With Heaven,” July 22, 1997
[22] Xem chính tác giả khai triển chi tiêt nội dung đoạn này trong Problems
With Heaven với bản dịch của
tôi Thiên đường dậy sóng hoài nghi – (CTND)
[23] Peter van Inwagen (1942-) Giáo sư triết đại
học Notre Dame (US). Ông nghiên cứu về Siêu hình, Triết lý luận lý, Triết ly
thần học, và lý thuyết bảo vệ Kitô (Christian apologetics) – (CTND)
[24] Peter Van Inwagen, “The Possibility of Resurrection,” Philosophy of Religion, ed. Louis
Pojman (Wadsworth Pub. 1994), pp. 389-92.
[25] Tuy nhiên, với vũ trụ quá bao la, nếu có thất
bại đi tìm một tinh cầu như thế, không nghiêng về phủ nhận hiện hữu của nó. Lý
thuyết mà nói, giả thuyết “ Có một hành tinh nơi ấy Gót bảo trì các xác người
đã chết từ địa cầu” là một mênh đề phi hạn-chế về hiện hữu và bằng chứng quan
sát không chứng minh nó sai.
[26] ibid.,
p. 392
[27] Theodore Michael Drange (1934 – ) Triết gia
về tôn giáo học, giáo sư đại học West Virginia University. Là người vô thần,
ông có tác phẩm nổi tiếng Nonbelief and
Evil: Two Arguments for the Nonexistence of God (1998) – Tác phẩm này trình
bày chi tiết một luận chứng vô thần quan trọng xưa nhát và mạnh nhất – phủ nhận
sự hiện hữu của Gót – dựa trên các thiên tai , bệnh tật, đau khổ hoành hành ở
trần gian, nếu có Gót nhân ái và toàn năng – sao lại có Tà Ác ? – Luận chứng
này gọi là Luận chứng về Tà Ác (CTND)
[28] Xem, Theodore Drange, “The Argument From Nonbelief,” Religious Studies, 29, 1993, pp.
417-432, và “The Arguments From Evil and
Nonbelief,” 1996
[29] Xem The
Case Against Christianity.
[30] William Lane Craig (1949-) Triết gia, giáo sư
đại học, Người Mỹ, chuyên về triết học tôn giáo, triết lý thần học, và nghiên
cứu nhân vật Jesus lịch sử.
[31] Michael Martin, “Craig's Holy Spirit Epistemology,” April 15, 1998
[32] Holy Spirit (CTND)
[33] Xem The
Case Against Christianity, Chương 6. Ở đây và những chỗ khác trong bài này,
tôi giả định là Jesus hiện hữu. Mặc dù tôi đã biện luận chống lại sự hiện hữu
của Ông trong The Case Against
Christianity (Chương 2) Tôi đã nói (p. 67) tôi sẽ không dựa những luận
chứng của tôi dựa trên sự phủ nhận hiện hữu của Jesus trong các phần sau đó cho
đến hết quyển sách, vì phủ nhận sự hiện hữu của Jesus gây quá nhiều tranh cãi.
Hơn thế nữa, tôi đã không dựa trên các luận chứng phủ nhận ấy sau thời kỳ ấy
tôi viết về đạo Kitô. Thế nên, sẽ là hiểu nhầm rất sai lệch nếu giả thuyết là
tôi đã bất nhất khi giả định là tôi chấp nhận Jesus có hiện hữu thật trong bài
văn này.
Cho mục đích của bài văn này, tôi giả định như
những gì tín đồ đạo Kitô điển hình giả định (rằng Jesus) hiện hữu và nỗ lực là
trình bày sự bất nhất liên hệ trong các giả định này.
Các luận chứng của tôi cũng giả định trong một
phương cách khác nữa. Tôi giả định là chúng ta có một ý khá rõ về quan điểm đạo
đức và hành vi của Jesus từ những gì đã nói trong Synoptic Gospels. Thế nhưng,
tôi đã chống cãi trong The Case Against
Christianity (Chương 6, p. 163) rằng ngay giả thuyết như thế thì đáng hồ
nghi lắm. Như tôi lưu ý trong đó, hầu hết tín đồ đạo Kitô nhắm mắt trước vấn đề
này và xem Synoptic Gospels như căn bản của đạo đức Kitô. Trong The Case Against Christianity (Chương 6)
Tôi tuân giữ theo qui ước đó. Trong bài văn này, tôi cũng làm theo như thế. Tôi
giả định Synoptic Gospels như căn bản của đạo đức Kitô và chứng minh rằng những
quan điểm đạo đức và hành vi của Jesus đã trình bày trong đó, mâu thuẫn với
hình ảnh Jesus như một lý tưởng đạo đức
[34] Xem, The
Case Against Christianity, pp. 208-11
[35] Tôi nói “có lẽ” vì câu hỏi về công bình cũng có thể nêu lên theo hướng
thuyết phổ quát nữa. : Có công bằng không nếu tất cả mọi người đều được cứu
rỗi, mặc dù có kẻ đã sống tàn ác không thể tưởng được trong khi có những người
khác lại sống hoàn toàn một đời thánh thiện tuyệt vời? Về câu hỏi công bình
trong cứ chuộc xem Richard Schoenig, “The
Argument from Unfairness,” International Journal of Philosophy and
Religion, 45, 1999, pp. 115-128.
[36] Xem The
Case Against Christianity, Chương 6.
[37] Morton Smith (1915 –1991) giáo sư cổ sử tại
đại học Columbia. Nổi tiếng vì phát hiện bản thảo thư tịch cổ tại tu viện Mar
Saba.
[38] Matthew, chương 26: Kể chuyện đi bắt Jesus:
Chủ tế và đông đảo quần thần đến tìm bắt Jesus, sau khi Judas ra dấu bằng cách
hôn Ông, bọn họ xấn đến nắm bắt Ông, Một trong những học trò của Jesus rút kiếm
vội vàng, nên cắt đứt tai một nô lệ
trong đám tùy tùng của vị Chủ tế…(Matthew 26:47-52) – (CTND)
[39] Xem Morton Smith, “Biblical Arguments for Slavery”, Free Inquiry, 7, Spring 1987,
p.30.
[40] Ibid.; Xem also Edward A. Westermarck, “Christianity and Slavery,” A Second
Anthology of Atheism and Rationalism, ed. Gordon Stein, (Buffalo, N.Y.:
Prometheus Books, 1987), pp. 427-437.
[41] Nguyên văn – “not in the cards.” – Ý nói, vấn đề nô lệ là một vấn đề của thời đại chúng ta, nên chúng ta
đưa ra bàn cãi, lên “bàn mổ lương tâm” thời đại. Còn thời Jesus, cứ cho là có
Jesus, và 2000 năm trước, Ông không nói gì, vì nó không là đầu đề bàn cãi của
thời đó.
Nhưng Martin cho thấy là có những
người đương thời, và cả trước đó (ở Hy lạp) đã lên tiếng.
Và Martin cũng chứng minh, có
những vấn đề – xem ra hợp với thời nay hơn thời xưa – khi Jesus có ý kiến – đáng
khen, lại không ai đặt vấn đề thời đại tính cả. (CTND)
[42] Xem thí dụ, Bertrand Russell, A History of Western Philosophy, London:
George Allen and Unwin, Ltd, 1948), p.254. Theo như Russell, các đồ đệ của
triết gia Antisthenes lên án tục nuôi giữ nô lệ. Hơn nữa, ngay cả Aristotle,
người vẫn thường được xem là bào chữa cho nô lệ cũng đã chống lại tục nô lệ như
hậu quả của chiến tranh và chinh phục Xem W. D. Ross, Aristotle, (London:
Metheun and Co. LTD, 1956), p. 241.
[43] Xem The
Case Against Christianity, pp. 172-191
[44] Trong đạo Kitô, đã gọi Jesus là “con cừu tế
God” – “the Lamb of God that taketh away the sin
of the world.” (John i. 29.) – di tích của tục lệ một thời mông muội, tìm thấy
khắp nơi trên thế giới- người ta cúng Gót, Trời, hay các thần linh gọi bằng tên
khác nhau – vật dâng cúng là người sống (trẻ em, phụ nữ, ..) rồi chuyển sang
sinh vật sống (gà, lợn, trâu bò,…) – sau cùng mới dùng sinh vật nấu chín các
thế kỷ gần đây.
Ngay vào thời các
kinh thánh được chép – ở Do thái vẫn có tục tế dê (scape-goat), trước đó người
Ai cập tế trâu.- trong kinh Cựu ước, còn ghi lại rất nhiều chuyện đem giết
người tế Gót – thí dụ Jephthah đem con gái đốt sống cúng Gót (Judges 11:39).
Lòng tin vào Gót còn được xưng tụng trong một huyền thoại nổi tiếng – Gót ra
lệnh cho Abraham giết con trai mình ở Moriah. Abraham đã sẵn sang, nhưng chỉ
đến phút cuối, Gót để Abraham giết một con cừu tơ (ram) làm lễ tế, thay chỗ đứa
con trai.
Vậy chuyện cúng
tế dâng hiến một vật hy sinh để xin tội, cầu phước là tập tục cổ truyền quen
thuộc trong truyền thống Trung đông Do Thái, Ai cập.
Cúng tế xong
xuôi, còn tục uống máu ăn thịt vật đã cúng tế để lấy phước, sức mạnh,… Tục đó
trong đạo Kitô còn giữ đến ngày nay: Eucharist
– tín đồ vẫn ăn bánh, nếm rượu – gọi là “bánh thánh, rượu thánh” – nhưng thực
chất và mang ý nghĩa vẫn giữ là “uống máu, ăn thịt” của chính Jesus. Vì chính
giáo hội Kitô dạy bánh và rượu đã thánh hóa, không là bánh và rượu nữa, nhưng
là xác và máu thiêng của chính Chúa Kitô.
Thế nên, Dưới các
lớp nghi thức long trọng, các câu “thần chú” đọc bằng Latin – Tất cả là tàn dư
của một thời mông muội lúc nhân loại còn ăn thịt sống, uống máu tươi những tế
vật hạ xuống từ bàn thờ.
Do thế, và nhiều
điều khác nữa, nhìn dưới khía cạnh nhân loại học, triết học, đã nêu lên câu hỏi
nghi ngờ về một Jesus lịch sử – có nghĩa là – Jesus không là một người thật
sống trong lịch sử, hay nếu có cũng không như những chi tiết mâu thuẫn, rời rạc
ghi trong kinh thánh, Jesus chỉ là một nhân vật tưởng tượng của nhiều huyền
thoại chắp vá lại mà thành.
Nói vắn tắt nôm
na theo lối bình dân – Jesus chỉ là sản phẩm của tưởng tượng – cũng như Tôn ngộ
Không, Trư ngộ Năng, hay Sa ngộ Tĩnh do Ngô Thừa Ân phóng bút vẽ ra, nếu không
hoàn toàn huyền thì chỉ bán-thực – Jesus – tương tự, theo như xuất hiện trong kinh
Thánh – cũng chỉ là Đường Tam Tạng của Tây Du Ký, không phải là Huyền Trang có
thật của lịch sử. (CTND)
[45] Xem The Case Against Christianity, Appendix
2.
[46] Saint
Anselm of Canterbury (1033-1109) Nhà thần học và triết gia Kitô. Ông được
nhác vì luận chứng bản Saint Anselm of
Canterbury (1033-1109) Nhà thần học và triết gia Kitô. Ông được nhắc vì
luận chứng bản thể (ontological argument) chứng minh Gót hiện hữu – Luận chứng
này bị nhiều người lần lượt đánh đổ: Kant, Hume, Russell và gần chúng ta nhất
là R. Dawkins (the God Delusion).
Cũng như lý luận về Toại Ý, tác giả Martin trình bày trên đây – luận chứng bản thể dùng những từ và ý
niệm rất thông thái (bản thể, tiền nghiệm) nhưng bình thản xem xét – chúng rất
ngớ ngẩn.
Những tác giả như Anselm, vì tin trước rồi
chứng minh sau – chứng minh một niềm tin đã chấp nhận trước ở ngoài, hay bất
chấp lý trí – rồi sau mới dùng lý luận để thuyết phục lý trí người khác – nên
quặt quẹo, kết quả là chỉ tạo những ngụy
chứng. (CTND)
[47] L. W. Grensted, A Short History of the Doctrine the Atonement, (London: Manchester
University Press, 1920) Chương s 4, 5, 6.
[48] Trong nguyên văn – “when
God's creatures sin” – sin là động từ
– theo context Âu mỹ, làm, nghĩ,… bất kỳ điều gì trái với God là “sin”. Dĩ
nhiên Ý Gót ra sao?, có Gót không? … là chuyện khác.
Paul – một học trò của Jesus, là người đã đem
ý niệm “Gót xuống làm người” – Người-Gót – để làm Jesus (lúc đó đã chết) thành
linh thiêng, và ý niêm “Người-Gót” chết vì “tội” của con người – lúc ấy, chỉ
dân Do Thái có mà thôi, sau này giáo hội do Paul thành lập, lớn rộng thành đạo
Kitô, “người” mới chỉ cả nhân loại! Điều này cũng lố bịch như giảng dạy là “Adam
và Eva là thuỷ tổ” của cả nhân loại.
Một tôn giáo gần gũi xem như “anh em” của Kitô
là Islam – xem ý niệm “tội tổ tông” và “chuộc tội tổ tông bằng chết trên thập
giá” – chỉ là sự sáng tạo của Paul – là một người trước kia theo đạo Do Thái,
nay muốn lập một tôn giáo mới, và phát triển nó với những dân tộc không Do thái
ở vùng Trung đông.
Trong Islam – không có “tội tổ tông” (original
sin), con người sinh ra lương thiện (nhân chi sơ tính bổn thiện – như Mạnh tử)
– sau đó có tội hay không tuỳ mỗi người có làm theo ý Allah hay không. Chúng ta
thấy có tiến bộ về tư tưởng và tôn trọng con người ở những điểm này.
Phải chăng vì thế nên tuy cả hai đều mạnh mẽ
truyền đạo sang Á châu – rất sớm – nhưng Islam có thêm lý do để phát triển rất
mạnh – từ Ấn (Pakistan) lên các xứ Trung Á, xuống Mã lai, Nam Dương và cả miền
Trung Việt Nam (dân tộc Chăm)
Trong khi ấy, đạo Kitô chỉ thành công ở Philippines
– sau 400 năm nô lệ Spain và 100 năm nô lệ Mỹ, và vẫn chỉ là thành công một
nửa, chưa trọn, vì phần phía nam Mindanao vẫn đang sôi sục, là địa hạt của
Islam. (CTND)
[49] Xem Joseph M. Colleran's Introduction to Anselm, Why God Became Man and The Virgin
Conception and Original Sin, dịch, giói thiệu và chú thích do Joseph M.
Colleran (Albany, NY: Magi Books, 1969) pp. 44-45.
[50] Xem The
Case Against Christianity, Appendix 2.
[51] Ở đây, tôi mang ơn với Ted Drange's Nonbelief and Evil, (Amherst, NY:
Prometheus Books, 1998), pp. 80-82.
[52] Ps 86:5, 100:5, 103:8, 106:1, 136:2, 145:8-9;
Joel 2:13; Mic 7:18; Jas 5:11
[53] De 7:2, 16, 20:16-17; Jos 6:21, 10:11, 19,
40, 11:6-20; Isa 6:19, 15:3; Na 1:2; Jer 13:14; Mt 8:12, 13:42, 50, 25:30, 41,
46; Mk 3:29; 2Th 1:8-9; Re 14:9-11, 21:8
[54] Ge 6:6; Ex 32:14; 1Sa 2:30-31, 15:11,35; 2Sa
24:16; 2Ki 20: 1-6; Ps 106:45; Jer 42:10; Am 7:3; Jon 3:10
[55] Nu 23:19; ISa 15:29, Eze 24:14; Mal 3:6; Jas
1:17
[56] Ge 11:7; Jg 9:23; 1Sa 16:14; La 3:38; 1Ki
22:22-23; Isa 45:7; Am 3:6; Jer18:11, 20:7; Eze 20:25; 2 Th 2:11
[57] De 32:4; Ps 25:8, 100:5, 145:9; ICo 14:33
[58] Ge 9:22-25; Ex 20:5, 34:7; Nu 14:18; De 5:9;
2Sa 12:14; Isa 14:21, 65:6-7
[59] De 24:16; 2Ch 25:4; Eze 18:20
[60] Propositional (factual knowledge),
procedural, and knowledge by acquaintance: Ba loại hiểu biết con người:
-
Propositional
(factual knowledge): biết thật – biết
về một điều là, đã, sẽ, thường nói ra câu, phát biểu thành một mênh đề xác
định. Td. Tôi biết “Tôi biết hồ Trúc Bạch nằm cạnh hồ Tây”. “Tôi biết 2 + 2 = 4”
-
Procedural
knowledge: biết làm thế nào – đây là cái biết
động, khác với cái biết tĩnh ở trên. Td : “Tôi biết bơi, nhưng Gót không biết
bơi vì nếu như Ông là thật đi nữa, ông cũng không có chân tay mình mẩy” Đây là
sự chứng minh của Martin trong bài.
-
Knowledge
by acquaintance: biết vì quen biết – có
kinh nghiệm trực tiếp với đối tượng hay nguồn biết. Td. “Tôi biết xoài tượng ăn
chua lắm” vì tôi đã có ăn vài lần.
[61] Để có liệt kê về hai loại kiến thức này – xem
Israel Scheffler, Conditions of
Knowledge, (Chicago: Scott, Foresman and Co. 1965)
[62] Xem D. W. Hamlyn, The Theory of Knowledge, (Garden City, N. Y.: Doubleday, 1970), pp.
104-106.
[63] Luận chứng này đã khai triển trong Michael
Martin, “A Disproof of the God of the
Common Man,” Question, 1974, 115-124; Michael Martin, A Disproof of God's Existence, Darshana International, 1970.
[64] Phi thời gian, cái biết nằm ngoài thời gian,
lúc nào cũng biết, không trước hay sau. (CTND)
[65] Cf. David Blumenfeld, “On the Compossibility of the Divine Attributes,” Philosophical
Studies, 34, 1978, pp. 91-103.
[66] Xem tóm tắt – gọn và đẹp – của chính tác giả – chứng minh Gót không thực
vì mâu thuẫn giữa hai thuộc tính toàn năng và toàn trí này: A Disproof of
God's Existence (1970)
Chứng Minh
Tiền đề (1): Nếu Gót hiện hữu, Gót đã không có các
xúc cảm của thèm muốn và ghen tị.
Tiền đề (2): Nếu Gót hiện hữu, Gót hiện hữu như một
nhân vật có hiểu biết, ở mức ít nhất cũng biết tất cả những gì mọi người trần
biết được.
Tiền đề (3): Nếu Gót hiện hữu như một nhân vật có
hiểu biết, ở mức ít nhất cũng biết tất cả những gì mọi người trần biết được.
Gót biết thèm muốn và ghen tị.
Tiền đề (4): Nếu Gót biết thèm muốn và ghen tị, Gót
đã có các xúc cảm của thèm muốn và ghen tị.
--------------------------
(5) Gót hiện hữu.: Theo giả định.
(6) Gót đã có và đã không có
các xúc cảm thèm muốn và ghen tị. Từ (1) – (5).
(7) Gót KHÔNG hiện hữu. Do (5) & (6)
Q. E. D.
(quod erat demonstrandum – như
thế đã chứng minh)
(CTND)
[67] Tôi có thể đã xem xét nhiều khía cạnh khác
của đạo Kitô vốn chúng có những nội dung phi lý. Có lẽ đại biểu dễ chọn nhất sẽ
là sự bất nhất chỉ nhìn qua cũng thấy trong khái niệm Chúa ba ngôi (Trinity),
vốn là trung điểm trọng tâm giảng dạy của đạo Kitô. Thêm nữa, một ứng viên dễ
dàng chấp nhận khác nữa, là sự phi lý trong sự quan trọng hoá lòng tôn sùng God
trong đạo Kitô. Xem “God and Moral
Autonomy” by James Rachels.
[68] Tôi đã nợ nhiều Jeff Lowder và ba độc giả ẩn
danh cho những nhận xét hữu ích khi đọc bản nháp của văn bản này. Tôi cũng mang
nợ Jeff Lowder đã đọc bản thảo sau cùng, và cho các nhận xét chi tiết.
Phụ
Lục:
Đây là các lý thuyết thần học giải thích ý
nghĩa sự cứu chuộc (tôi tóm tắt theo Michael Martin, The Case Against Christianity, Philadelphia, PA: Temple University
Press, 1991, pp. 252-263.) Appendix 2.
1. Thuyết
“Nộp chuộc” (The Ransom Theory): Đây
là thuyết phổ thông nhất, thịnh hành trong thời kỳ nghìn năm đầu của đạo Kitô.
Theo thuyết này, loài người bị quỉ ám, nên Gót phải đem con mình nộp chuộc, để
quỉ buông thả con người. Tuy thế, quỉ dữ đã bị Gót lừa, con Gót lại về Thiên
đường với Gót (Jesus phục sinh, thăng thiên), quỉ dữ không giữ nổi!
Hình
ảnh Gót – trao đổi với, và lừa quỉ – như nội dung này của Origen, không đẹp,
nên sau đó, Augustin chữa đi, chẳng có chuyện Gót lừa quỉ, chẳng qua quyền danh
của Gót lớn quá, nên Quỉ phải buông bỏ đứa con hy sinh.
Sửa
chữa hay không, vẫn lủng củng và thô sơ, và câu hỏi căn bản vẫn còn đó: Tại sao
lại phải và chỉ tin vào Jesus mới được cứu chuộc?
2. Thuyết
Hài Lòng (The Satisfaction Theory):
Đã có trước đó, nhưng đến thế kỷ XI, Anselm phát triển thêm cho thành rắc rối.
Trong bài, Martin đã phân tích các tính chất phi lý của nó.
Ông
đưa thêm thí dụ đơn giản: X làm trái ý (gì đó với) Y, đáng phạt $1000, nhưng X
không có đủ, chỉ có $100, nay có Z tình nguyện trả thế, trọn số $1000.
Nên
cuối cùng Y có được bồi thường $1000, danh dự thỏa mãn; do Z vô can vô tội,
nhưng tình nguyện trả, X (tuy có lỗi) không mất đồng nào. Từ nay về sau, tất cả
mọi X cứ tin vào Z và câu chuyện này là tốt đẹp, được tha lỗi.,,,Ngoài các khái
niệm không tưởng, bênh hoạn về tội, về chuộc, về danh dự, tự ái của Gót. Tất cả
hoàn toàn phi ý.
3. Thuyết
Chấp Nhận (The Acceptance Theoory):
Thuyết trên (2), đến thế kỷ XIII, Duns Scotus đưa thêm dạng mới: Trong khi
Anselm nhấn manh Jesus xuống thế và chịu chết để cứu rỗi con người, Scotus
thêm, Gót chấp nhận và hài lòng với sự hy sinh này là tuỳ tiện, nên Jesus xuống
trần, tội lỗi con người hay cả cái chết của Jesus cũng không phải là cần thiết,
Gót chẳng cần những thứ đó, để trả lời những ai cứ hỏi tại sao – Tất cả hoàn
toàn là ý Gót, Ông định thế, chấp nhận thế – tại sao? Anselm trả lời – Không
tại sao cả, Gót có tự do tuyệt đối, nghĩa là Ông toàn quyền tuỳ tiện.
Tránh
được khó khăn của (2) nhưng còn câu hỏi – Tại sao Gót lại chọn (dù cho Gót có
quyền tuỳ tiện) cách này mà không cách khác? Thí dụ – Gót có thể sai các “thiên
thần” xuống trần cứu con người – hay có thế chọn một người khác, không phải là
Jesus, không ở thời điểm ấy, không ở đất ấy,.. Tại sao không?
4. Thuyết
Hình Sự (The Penal Theory): Các nhà
thần học Tin lành như Luther và Calvin nhấn mạnh vào ý niệm con người tội lỗi,
và do đấy phải bị trừng phạt, và người đóng vai chịu tội thay là Jesus. Phải
tin vào Jesus mới được cứu chuộc. Tại sao? – Vì đây là quà của Gót qua Chúa
thánh linh. Giải thích niềm tin là quà! Thế nên cứ nhận chớ hỏi tại sao!
Thuyết
này tương tự nên có cùng các phi lý tìm thấy như thuyết Hài Lòng.
5. Thuyết
Cai quản (the Government Theory)
thường cho là từ Hugo Grotius (1583-1645) – Có thể quyền đó có tránh nhiệm duy
trì công lý trên trần gian. Thế nên, J chết để cho thấy con người biết Gót ghét
tội lỗi, nhưng rồi J sống lại để cho họ thấy lòng tha thứ của Gót.
Nhiều phi lí, hiển nhiên là nếu Gót toàn năng,
toàn trí sao phải lập những chyện lòng vòng, lẩn quẩn như vậy.
6. Thuyết
Đạo Đức (the Moral theory) Peter
Abelard in thế kỷ XII khai triển – theo vị này thập giá là hình ảnh của tình
thương yêu Gót muốn khắc vào tâm khảm loài người. Thế nhưng yêu thương là phải
được giải phòng khỏi tội lỗi và hòa giải với Gót. Jesus là sứ mạng được thực
hiện đó.
Đến
thế kỷ XVI, Faustus Socinus, cho vai trò của Jesus là tiên tri, Ông dạy con
người lời hứa của Gót và lấy mình làm gương cho nhân loại. Cái chết của Ông làm
trọn vẹn hình ảnh gương mẫu này, nếu ông không chết, không sao làm lòng người
động tâm cho được.
Câu
hỏi – không có cách nào khác ngoài cách “chết người” để dạy nhân loại sao? Một
đời toàn hảo về đạo đức phải kết bằng cái chết giả? …vv.
7. Thuyết
Christus Chiến thắng (the Christus Victor
Theory) – thuyết này mới nhất, Gustaf Aulen trình bày – nhằm cứu chữa và
đem lại ý nghĩa mới cho thuyết Nộp chuộc kể trên. Xuống thế, chết, phục sinh là
chiến thắng bi thảm của Christ. Qua đó, chính là chiến thắng của Gót, giải
phóng con người khỏi chết, tội lỗi, và quỉ dữ, và tự hòa giải với chính Gót.
Cứ
cho là đúng đi – không có cách nào khác – ngoài cách để con mình phái xuống
trần, chết thảm? và – tại sao phải tin mới được cứu?
8. Thuyết
Huyền Bí (the Mystics theory): Thuyết
này trở lại với Paul, một trong những vị học trò đầu tiên của Jesus – “Tôi đã
lên thập giá với Christ, tôi không sống nữa, nhưng Christ sống trong tôi”. Sau
đó Aquinas phát triển thuyết này – vẫn dùng trong nhà thờ.
Dĩ
nhiên khi khoác áo thần bí – là hoàn toàn dựa trên niềm tin, loại trừ lý trí,
lý luận. Vẫn có những câu hỏi – thí dụ – có thể là một với Christ được không? – Nếu là một, có cảm nhận sự bất công
của Gót, khi Gót bắt Jesus chết – và như Ông tuyệt vọng than trên đồi Golgotha lúc hấp hối – Cha bỏ con sao?
Tại sao? (My God, my God, why have you forsaken me?) – hay
không?
Về phương diện lý luận, theo tôi, các lý
thuyết trên, vắn tắt phê bình trong dăm ba dòng, hay tràng giang đại hải dăm ba
tủ sách, Không thể thoát được khuyết điểm có trong bản chất vì sự giải thích
là:
1. Đến
sau câu chuyện đã kể và
2. Nội dung câu chuyện phải được bảo toàn (cứu chuộc, phục sinh, ..) – không thay đổi.
3. Người giải thích là tín đồ – đã tin trước,
nay giải thích một sự đã rồi là lòng tin của chính mình.
4. Thế nên, dù câu chuyện có phi lí, lủng củng
đến đâu (1) các tác giả không có tự do (2), và không có khách quan (3) – nên
không bao giờ đi đến một giải thích nào có giá trị về:
-
Nội dung:
vì hai trói buộc trên trong tiền đề (1) và (2) và
-
Lý luận:
vì quan điểm và phương pháp chủ quan (3)
Theo tôi, đây là chỗ người Việt, gọi nôm na là
“cãi chầy cãi cối”. Nếu bạn bỏ một
điều gì vào cối, rồi dùng chày để giã, tôi luyện, dù “cứng chắc”, “khéo léo”,
lâu dài đến đâu cũng chỉ thành từ méo đến tròn, và nhất định sẽ không thể nào
vuông vắn cho được. Vì trong tự bản chất, phương
pháp chày cối đã không chỉ giới hạn, mà loại
trừ các thể dạng gãy gọn, minh bạch của khối vuông. (CTND)