Monday, December 14, 2009

Sam Harris – Thư gửi dân chúng một nước Kitô

Thư gửi dân chúng một nước Kitô


Letter to a Christian Nation
Sam Harris









Ghi chú gửi độc giả

Kể từ khi quyển sách đầu tiên của tôi – The End of Faith(Đường cùng của Đức tin Tôn giáo) – xuất bản, hàng nghìn người đã viết để bảo tôi rằng tôi không tin vào Gót là sai. Trao đổi thù nghịch nhất trong những thư tín này đến từ những người Kitô. Đây là điều mỉa mai, trái khoéo, vì những người Kitô nói chung hay tưởng tượng rằng không tín ngưỡng nào ban phát những đức hạnh yêu thương và tha thứ hiệu quả hơn là tín ngưỡng của riêng họ. Sự thật là nhiều người tuyên bố mình đã được tình yêu của Christ chuyển hóa, là người đã sâu hận, đến ngay cả mức dọa giết, không kham chịu nổi sự phê bình. Trong khi chúng ta có thể gán điều này vào bản tính con người, có một điều rõ ràng là ghét hận đến mức như thế, rút ra được ủng hộ đáng kể từ kinh Thánh. Làm sao tôi biết điều này? Những thư từ trao đổi với tôi khuấy động dữ dằn nhất, luôn luôn viện dẫn chương này, câu nọ của kinh Thánh.

Trong khi quyển sách này [1] nhằm tới mọi người thuộc mọi tín ngưỡng, nó được viết trong hình thức một lá thư gửi một người Kitô. Trong đó, tôi trả lời rất nhiều những biện luận mà những người Kitô đã đưa ra khi chống trả cho những tin tưởng tôn giáo của họ. Mục đính chính của quyển sách là để vũ trang cho những người không tôn giáo trong xã hội chúng ta, những người tin rằng tôn giáo phải nên giữ ở ngoài hoạch định chính trị công quyền, chống lại những địch thủ của họ ở phe Quyền người Kitô [2]. Do đó hệ quả là, “Kitô” tôi nói với, trước sau, là một Kitô trong một nghĩa hẹp của từ này. Một người như thế tin, ở mức ít nhất, rằng kinh Thánh là những lời Gót ứng truyền và chỉ những ai chấp nhận Jesus Christ là thần linh, mới sẽ thực được cứu rỗi sau khi chết. Hàng tá những thăm dò khoa học gợi ý hơn quá nửa dân chúng nước Mỹ chấp nhận những tin tưởng này. Dĩ nhiên, những cam kết siêu hình như thế không liên hệ chỉ riêng với bất kỳ một nhóm Kitô nào. Trong khắp những giáo phái Thủ cựu – Catô, Tin lành Chủ lưu, Tin lành Phúc âm [3], Baptists, Pentecostals[4], Jehovah's Witnesses [5], và vân vân – đều tất cả bao hàm ngang nhau trong những lập luận của tôi. Như chúng ta đã biết rất rõ, những tin tưởng của Kitô thủ cựu hiện nay tác hành một ảnh hưởng khác thường trong bàn luận công việc quốc gia của chúng ta – trong tòa án của chúng ta, trong trường học của chúng ta và trong mọi ngành của chính phủ.

Trong Thư gửi dân chúng một nước Kitô, tôi đã đặt định để phá hủy những giả hình trí thức và đạo đức của đạo Kitô trong những hình thức kiên định nhất của nó. Hậu quả là, những người Kitô cấp tiến và ôn hòa sẽ không phải lúc nào cũng nhận ra mình là thứ “Kitô” mà tôi nói tới ở đây. Tuy nhiên, họ nên nhận ra một trăm năm mươi triệu người trong đám láng giềng của họ. Tôi có ít hoài nghi rằng những người cấp tiến và ôn hòa tìm thấy những xác quyết kỳ quái của phe Quyền người Kitô là đáng lo ngại cũng như tôi. Tuy nhiên, điều tôi hi vọng rằng họ sẽ cũng bắt đầu rằng sự tôn trọng mà những người này đòi hỏi cho những tin tưởng tôn giáo của riêng họ, đem lại trú ẩn cho những kẻ cuồng tín của tất cả tín ngưỡng. Mặc dù những người cấp tiến và ôn hòa không lái máy bay đâm vào tòa nhà cao nhiều tầng, hay tổ chức đời sống của họ thuận theo những lời tiên tri về thế giới tận thế, họ hiếm khi nêu câu hỏi về sự chính đáng của sự nuôi dạy một con trẻ tin rằng nó là người Kitô, hay người Muslim, hay người Dothái. Dẫu những tín ngưỡng cấp tiến nhất, cũng mặc nhiên ủng hộ ngầm những sự chia rẽ về tôn giáo trong thế giới chúng ta. Trong Thư gửi dân chúng một nước Kitô, tuy nhiên, tôi bao gồm đạo Kitô trong những dạng hình ly gián, gây thương tổn và phản động nhất của nó. Qua điều này, những người cấp tiến, ôn hòa hay những người không tín ngưỡng [6] có thể nhận ra một mục tiêu chung.

Theo như một thăm dò ý kiến mới đây của viện Gallup, chỉ có 12 phần trăm người Mỹ tin sự sống trên địa cầu đã tiến hóa qua một tiến trình tự nhiên, không có bàn tay thần linh nào nhúng vào. Ba mươi mốt phần trăm tin rằng tiến hóa đã được “Gót hướng dẫn”. Nếu thế giới quan của chúng ta được đem ra để bỏ phiếu, ý niệm “thiết kế thông minh” [7] sẽ đánh bại khoa học của ngành sinh học với tỉ số gần ba chống một. Điều này là đáng lo lắng, vì thiên nhiên không đem cho một bằng chứng mạnh mẽ nào về một người thiết kế thông minh và không đếm được những thí dụ về thiết kế không-thông minh. Nhưng cuộc tranh cãi hiện nay về “thiết kế thông minh” sẽ không nên bịt mắt chúng ta trước tầm mức thực của hoang mang tôn giáo ở buổi bình minh của thế kỷ XXI.

Cùng một bản thăm dò Gallup, đã cho mở cho thấy rằng 53 phần trăm người Mỹ thực sự là những người tin vào thuyết sáng tạo [8]. Điều này có nghĩa, sau trọn một thế kỷ phát kiến khoa học minh chứng về quá khứ lâu dài của sự sống và lâu dài hơn nữa về quả đất, hơn một nửa láng giềng của chúng ta tin rằng toàn thể vũ trụ đã được “sáng tạo” (chỉ) sáu nghìn năm trước [9]. Điều này, ngẫu nhiên, xảy ra vào khoảng một nghìn năm sau khi văn minh Sumerian[10] phát minh ra keo dán. Những người có quyền chọn bầu (cử trị đoàn) tổng thống và nghị viên quốc hội của chúng ta – và nhiều người là những người chính họ đã đắc cử – tin rằng loài dinosaurs [11] đã sống – hai cặp, mỗi cặp có một con đực và con cái – trên thuyền Noah [12] tránh họa lụt lớn (do Gót đã gây để trừng phạt con người), rằng ánh sáng từ những thiên hà xa xôi đã được tạo ra trên đường chiếu đến quả đất, và những thành viên đầu tiên của giống người đã nặn từ đất với hơi thở thần linh phà vào mà thành, trong một vườn có rắn biết nói, bởi tay của một Gót vô hình!

Giữa những quốc gia tiền tiến, nước Mỹ đứng một mình với những xác quyết này. Đất nước chúng ta, hiện nay xem ra không giống như bất cứ thời kỳ nào trước đây trong lịch sử của nó, như một anh khổng lồ nặng nề, ì ạch, hung hăng, và đần độn. Bất cứ ai quan tâm đến số phận của văn minh sẽ dễ dàng thấy rằng sự kết hợp của sức mạnh vĩ đại và ngu xuẩn vĩ đại, thì đơn giản là hãi hùng, ngay cả với những bè bạn của nó.

Tuy thế, sự thực là không nhiều người trong chúng ta may ra đã có quan tâm đến số phận của văn minh. Bốn mươi phần trăm dân số nước Mỹ đã tin chắc rằng Jesus sẽ trở lại trần gian để phán xét kẻ sống lẫn người đã chết, đâu trong vòng năm mươi năm tới. Theo như diễn giải phổ biến nhất về tiên tri kinh Thánh, Jesus chỉ sẽ trở lại sau khi mọi sự đã thành hỗn loạn khủng khiếp trên mặt đất này. Như thế, không phải là quá lời, nói rằng nếu một khối lửa đã thình lình thế chỗ thành phố New York, một số phần trăm đáng kể dân Mỹ sẽ xem đó là một tia hi vọng giữa đám mây hình nấm bốc lên sau đó, như nó sẽ bảo cho họ là cái điều tốt đẹp nhất có thể xảy ra, thì đang xảy ra đến nơi rồi: Christ trở lại trần gian. Hiển nhiên là phải sáng lòa đến mù mắt, rằng những tin tưởng thuộc loại như thế sẽ giúp chúng ta rất ít vào việc tạo dựng một tương lai bền vững cho chúng ta – về xã hội, kinh tế, môi sinh, hay địa lý chính trị[13]. Hãy tưởng tượng những hậu quả nếu bất cứ một cơ quan đáng kể nào của chính phủ Mỹ thực sự tin rằng thế giới sắp tận thế đến nơi, và tận thế của quả đất sẽ là tuyệt diệu huy hoàng. Thực tế là gần nửa dân chúng Mỹ xem ra tin thế này, thuần trên tín lý giáo điều, đáng nên xem là một nguy kịch về đạo đức và trí thức. Quyển sách bạn sắp đọc là phản ứng của tôi về tình trạng nguy cấp này. Hi vọng chân thành của tôi là bạn sẽ thấy nó hữu ích.

Sam Harris
May 1, 2006 – New York










Thư gửi dân chúng một nước Kitô



Bạn tin rằng kinh Thánh là lời của Gót, rằng Jesus là con trai của Gót, và rằng chỉ những ai đặt lòng tin vào Jesus mới sẽ gặp được cứu rỗi sau khi chết. Là một người Kitô, bạn tin vào những mệnh đề này không vì chúng làm bạn cảm thấy mình tốt lành, nhưng bạn nghĩ rằng chúng là sự thật. Trước khi tôi nêu ra một vài vấn đề với những tin tưởng này, tôi muốn được ghi nhận rằng có nhiều điểm mà tôi và bạn cùng đồng ý. Chúng ta đồng ý, chẳng hạn, rằng chỉ một người trong chúng ta là đúng, người kia là sai. Kinh Thánh hoặc là lời của Gót, hoặc là không phải. Hoặc Jesus đem con đường duy nhất và đúng thực đến cứu rỗi cho nhân loại (John 14:6), hoặc ông không thế. Chúng ta đồng ý rằng – một người Kitô chân chính là tin rằng tất cả những tôn giáo khác là sai lầm, và sâu sa tuyệt đối như thế. Nếu đạo Kitô là đúng, và tôi cứ nhất quyết giữ sự không tin của tôi, tôi sẽ phải chịu đày đọa trong hỏa ngục.

Còn tệ hơn nữa, tôi đã thuyết phục những người khác, và nhiều người thân cận với tôi, phủ nhận ngay chính ý niệm Gót. Họ nữa, cũng sẽ quằn quại trong “lửa ngục vĩnh viến” (Matthew 25:41). Nếu cái chủ thuyết cơ bản của đạo Kitô là đúng, tôi đã tiêu phí ðời tôi một cách tồi tệ nhất có thể tưởng được. Tôi chấp nhận điều này không cần một cảnh cáo nào đi kèm. Sự kiện là tôi liên tục và công khai phủ nhận đạo Kitô chẳng làm tôi mảy may lo lắng, ít nhất cũng cho bạn thấy tôi nghĩ những lý do làm một người Kitô của bạn thực khiếm khuyết đến chừng nào.

Dĩ nhiên, có những người Kitô không đồng ý với bạn và tôi. Có những người Kitô xem những tín ngưỡng khác là những con đường cũng có gía trị ngang bằng để đi đến cứu rỗi. Có những người Kitô không sợ hỏa ngục và những người không tin vào sự thân xác Jesus thực “sống” lại. Những người Kitô này thường tự mô tả họ là “tôn giáo cấp tiến”[14] hay “tôn giáo ôn hòa”[15] . Theo quan điểm của họ, bạn và tôi, cả hai chúng ta đều hiểu sai – là một người có đức tin có nghĩa thế nào. Chúng ta được đoan chắc, có một vùng lớn rộng và đẹp đẽ nằm giữa vô thần và tôn giáo cuồng tín mà những thế hệ những người Kitô biết suy nghĩ đã lặng lẽ thăm dò. Theo như những người cấp tiến và ôn hòa, đức tin là về huyền nhiệm, và hữu ý, và cộng đồng, và thương yêu. Người ta hiện thực tôn giáo từ toàn thể vải vóc dệt nên đời họ, không chỉ đơn thuần từ những tin tưởng.

Tôi đã từng viết ở chỗ khác về những vấn đề tôi nhìn thấy với lý thuyết cấp tiến tôn giáo và ôn hoà tôn giáo. Ở đây, chúng ta chỉ cần quan sát là vấn đề vừa đơn giản và khẩn thiết hơn những người khoáng đạt và ôn hoà thường thú nhận. Hoặc quyển kinh Thánh chỉ là một quyển sách thông thường, do những con người hữu sinh hữu tử viết ra, hay nó không phải là thế. Hoặc Christ đã là thần linh, hoặc ông ta đã không phải. Nếu quyển kinh Thánh là một quyển sách thường, và Christ là một người thường, chủ thuyết cơ bản của Christ là sai lầm. Nếu quyển kinh Thánh là một quyển sách thường, và Christ là một người thường, lịch sử của thần học Kitô là chuyện kể của những con mọt sách xào nấu một mớ ảo tưởng. Nếu những giáo lý cơ bản của đạo Kitô là đúng, vậy có vài bất ngờ rất thảm đạm chờ sẵn cho những người không tin như bản thân tôi. Bạn hiểu điều này, ít nhất một nửa dân chúng Mỹ hiểu điều này. Vậy chúng ta hãy thành thực với mình; với thời gian chín mùi, một phía sẽ thắng tranh luận và phía kia sẽ thua thật sự.

Hãy xét: mỗi một người Muslim mộ đạo có cùng những lý do để là một tín đồ Muslim, như bạn có để là một người Kitô. Ấy đã vậy bạn không thấy những lý do của họ thuyết phục, đáng tin theo. Kinh Koran tuyên bố lập đi lập lại rằng nó là “lời” toàn hảo của người sáng tạo vũ trụ. Người Muslim tin điều này cũng trọn vẹn như bạn tin giá trị của chính kinh Thánh. Có một văn chương giấy mực bao la kể cuộc đời của Muhammad, theo quan điểm của đạo Islam, chứng minh ông là bậc Tiên tri khải thị[16] gần đây nhất của Gót. Muhammad cũng đoan chắc với những người tin theo ông rằng Jesus đã không là linh thiêng gì cả (Koran 5:71-75; 19:30-38) và nếu ai tin cứ như thế sẽ trọn vĩnh cửu trong hoả ngục. Những người Muslim rất chắc chắn quan điểm Muhammad về vấn đề này, cũng như những vấn đề khác, là không thể sai lầm.

Sao bạn không mất ngủ chút nào về chuyện nên hay không chuyển qua theo đạo Islam? Bạn có thể chứng minh Allah không phải là cái ông, Gót thực, được không? Bạn có thể chứng minh thiên thần Gabriel đã không có đến thăm Muhammad tại hang của ông ta, được không? Tất nhiên là không. Nhưng bạn không cần chứng minh bất cứ những điều gì như thế để phủ nhận những tin tưởng của những người Muslim là phi lý. Gánh nặng là ở họ phải chứng minh rằng những tin tưởng của họ về Gót và Muhammad là đúng. Họ đã không làm như thế. Họ không thể làm điều này. Những người Muslim giản dị không đưa ra tuyên bố về thực tại mà không có thể có bằng chứng. Điều này thật hoàn toàn minh bạch với những ai còn chưa bị giáo lý Islam đánh thuốc gây mê.

Sự thật là, trước những tin tưởng của những người Muslim, bạn hiểu chính xác một người vô thần là như thế nào. Rõ ràng là những người Muslim đang lố bịch chính họ, phải vậy không? Rõ ràng là những ai nghĩ kinh Koran là lời toàn hảo thốt ra từ vị khai sáng vũ trụ, đã không đọc quyến sách này cho thật phán đoán, phải vậy không? Rõ ràng là chủ thuyết của Islam trình bày một rào cản gần toàn hảo chống tìm hiểu chân thực, phải vậy không? Đúng vậy, những điều này quá hiển nhiên. Hiểu rằng đó là cách thức bạn nhìn đạo Islam, chính cũng như thế những người Muslim sùng đạo nhìn đạo Kitô. Và đó là cách tôi nhìn tất cả những tôn giáo.

Khôn ngoan trong kinh Thánh

Bạn tin đạo Kitô là một nguồn vô song cho lòng tốt con người. Bạn tin rằng Jesus đã dạy những đức hạnh yêu thương, nhân từ và vị tha hay hơn bất cứ bậc thày nào đã từng sống. Bạn tin rằng kinh Thánh là quyển sách thâm sâu nhất đã từng viết và nội dung của nó đã đứng vững thật tuyệt vời trước thử thách thời gian nên nó phải đã được khởi hứng từ thần linh. Tất cả những tin tưởng này đều sai lầm.

Những câu hỏi về đạo đức là những câu hỏi về hạnh phúc và khổ đau. Đây là lý do khiến bạn và tôi không có trách vụ đạo đức nào với những tảng đá. Đến một mức độ hành động của chúng ta ảnh hưởng đến những gì những sinh vật khác trải nghiệm, tốt thêm hay xấu đi, những câu hỏi đạo đức được áp dụng. Cái ý tưởng rằng kinh Thánh là cẩm nang tuyệt hảo cho đạo lý thì giản dị là thật kinh hoàng, bằng vào nội dung quyển sách.

Phải nhận là, lời Gót chỉ bảo những bậc cha mẹ thì không rắc rối, thẳng tuột: hễ khi nào trẻ con không ăn ở cho phải phép, chúng ta nên lấy roi đập chúng (Proverbs 13:24, 20:30, and 23:13-14). Chúng mà lại còn không đủ biết xấu hổ dám cãi lại chúng ta, giết quách chúng đi (Exodus 21:15, Leviticus 20:9, Deuteronomy 21:18-21, Mark 7:9-13, và Matthew 15:4-7). Chúng ta cũng phải ném đá cho chết bọn “rối đạo”[17], ngoại tình, đồng tính luyến ái, những người trong ngày Sabbath mà cứ làm việc, bọn xì xụp lễ lạc những hình tượng đẽo khắc, bọn thực hành những phép phù thuỷ, yêu thuật, và một tập hợp lớn rộng đủ thứ những tội lỗi khác, toàn tưởng tượng. Đây chỉ là một thí dụ về khôn ngoan siêu thời gian của Gót:

6 – Nếu anh em ruột, con trai, con gái hay vợ yêu quý của anh chị em, hay người bạn thân nhất đến bí mật dụ dỗ anh chị em, nói rằng: “Chúng ta hãy đi thờ lạy những thần khác” (là thần anh chị em và tổ tiên anh chị em chưa hề biết, 7- thần của những dân tộc sống quanh anh chị em, dù ở gần hay ở xa, từ đầu xứ cho đến cuối xứ) 8- thì anh chị em đừng nhượng bộ hay nghe lời người ấy, cũng không được thương xót, bảo vệ hay che chở. 9- Nhưng anh chị em phải nhất quyết đem người ấy ra xử tử. Anh chị em phải ra tay trước tiên rồi toàn dân sẽ tiếp tay xử tử người ấy. 10- Phải lấy đá ném cho chết vì người ấy đã tìm cách làm cho anh chị em lìa bỏ Chúa, Đức Chúa Trời của anh chị em, là Đấng đã đem anh chị em ra khỏi xứ Ai-cập, ra khỏi đất nô lệ. 11 -Như vậy toàn dân Y-sơ-ra-ên sẽ nghe tin và sợ hãi, không ai trong vòng anh chị em dám phạm tội ác ấy nữa.12- Nếu anh chị em nghe nói một trong những thành, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta đã ban cho anh chị em, 13- có những người ác nổi dậy, hướng dẫn dân thành ấy vào con đường lầm lạc bằng lời kêu gọi: “Chúng ta hãy đi thờ lạy những thần khác,” (là thần anh chị em chưa hề biết), 14- thì anh chị em phải hỏi han, thăm dò và điều tra cho kỹ càng. Nếu tin đồn đó là thật và có bằng chứng là việc tà ác ấy đã phạm giữa vòng anh chị em, 15- anh chị em phải nhất quyết lấy gươm giết hết mọi người trong thành ấy. Phải tận diệt hết thảy, cả người ta lẫn súc vật. ----Deuteronomy 13:6, 8-15 [18]

Nhiều người Kitô tin rằng Jesus đã dọn bỏ đi sạch trơn tất cả những dã man này trong nghĩa ngữ minh bạch nhất có thể tưởng được (của những từ này) và trao truyền một chủ thuyết của thương yêu tinh khiết và khoan thứ. Không, ông ta đã chẳng làm thế. Thực sự, ở nhiều điểm trong kinh Tân ước, có thể đọc thấy Jesus tán thành toàn bộ luật của kinh Cựu ước:

18 -Vì thật, Ta bảo những con: Cho đến khi trời đất qua đi thì một chấm, một nét trong Kinh Luật cũng không đi qua cho đến chừng tất cả được thành tựu. 19 – Vì thế nếu ai hủy bỏ một điều nhỏ nhất trong những điều răn nầy và dạy người ta làm như thế, người ấy sẽ là nhỏ nhất trong Nước Thiên Đàng. Nhưng hễ ai làm theo những điều răn ấy và dạy người khác làm nữa, sẽ được kể là lớn trong Nước Thiên Đàng. 20 – Vì Ta nói cho những con biết: Nếu sự công chính của những con khônghơn sự công chính của những chuyên gia kinh luật và người Pha-ri-si, thì những con không thể vào Nước Thiên Đàng được.” ---Matthew 5:18-19

Những đồ đệ trực tiếp của Jesus thường xuyên phản ánh chủ đề này (thí dụ, xem Timothy 3:16-17). Đúng là, dĩ nhiên, Jesus có nói một vài điều thâm trầm về yêu thương và phước thiện và tha thứ. Qui luật Vàng [19] thực là một nguyên tắc đạo đức tuyệt vời. Nhưng nhiều bậc thày đã đưa ra dạy bảo cũng như thế hàng thế kỷ trước Jesus (Zoroaster, Buddha, Confucius, Epictetus...), và không đếm được số những kinh điển đã bàn về sự quan trọng của tự thăng hoa yêu thương rành mạch hơn kinh Thánh nhiều, trong khi lại không bị hoen ố vì những tán dương sự hung bạo ghớm ghiếc chúng ta thấy xuốt trong cựu và tân ước. Nếu bạn nghĩ dạo Kitô là một diễn tả yêu thương và bác ái trực tiếp nhất và không bợn nhơ mà thế giới đã từng xem thấy, bạn không biết gì nhiều về những tôn giáo khác của thế giới.

Lấy đạo Jaina (Jainism) như một thí dụ. Đạo Jaina thuyết giảng một chủ thuyết tuyệt đối bất bạo động. trong khi tín đồ đạo Jaina tin nhiều điều khó có thể có về vũ trụ, họ không có tin vào những thứ đã châm những ngòi lửa của những tòa án dị giáo [20]. Bạn có lẽ nghĩ án hình dị giáo đã là một lệch lạc trái với tinh thần “chân chính” của đạo Kitô. Có thể đã là vậy. Vấn đề, tuy nhiên, là những lời dạy của kinh Thánh đã quá đục ngàu và tự mâu thuẫn, nên người Kitô đã tcó thể thích thú đốt sống những kẻ rối đạo ròng rã năm thế kỷ dài. Đã có thể, ngay cả, những giáo phụ tôn kính nhất của nhà Thờ, như Augustine và Thomas Aquinas, kết luận rằng với những kẻ rối đạo, phải nên tra tấn (Augustine) hay giết quách đi (Aquinas). Martin Luther và John Calvin tán dương giết sạch hết những rối đạo [21], bỏ đạo [22], Do thái và những người làm ma thuật [23]

Dĩ nhiên, bạn tự do giải thích thánh kinh cách khác đi – thế nhưng không là chuyện kinh ngạc sao – khi bạn đã thành công đãi lọc được giảng dạy chân chính của đạo Kitô, trong khi đó, những trí giả có ảnh hưởng nhất trong lịch sử của tín ngưỡng bạn lại thất bại? Dĩ nhiên, nhiều người Kitô tin là một nhân vật vô hại như thể Martin Luther King, Jr., là gương mẫu nhất của tôn giáo họ. Nhưng điều này đem đến một vấn đề nghiêm trọng, vì chủ thuyết của đạo Jaina là một hướng dẫn khách quan tốt hơn để trở thành một người như Martin Luther King, Jr., hơn là chủ thuyết của đạo Kitô. Trong khi không ngờ vực gì King tự xem mình là một tín đồ thuần thành Kitô, ông đã tiếp nhận được sự cam kết với bất bạo động chính yếu từ những viết lách của Mohandas K. Gandhi. Năm 1959, ngay cả ông còn sang India để học những nguyên lý của phản kháng xã hội bất bạo động, trực tiếp từ những học trò của Gandhi. Từ đâu mà Gandhi, một tín đồ đạo Ấn, có chủ thuyết bất bạo động? Ông học nó từ những tín đồ đạo Jaina.

Nếu bạn nghĩ Jesus dạy chỉ có “nguyên tắc vàng” và “yêu hàng xóm” mình, bạn nên đọc lại kinh Tân ước. Chú ý đặc biệt vào thứ đạo lý sẽ bày ra khi Jesus trở lại trần gian, những đám mây huy hoàng bay sau lưng:

6 -Vì Đức ChúaTrời là Đấng chí công, Ngài ắt sẽ lấy hoạn nạn mà báo trả cho những kẻ gây hoạn nạn cho anh chị em. 7- Và cho anh chị em, những kẻ bị hoạn nạn, được nghỉ ngơi cũng như chúng tôi khi Chúa Giê-su từ trời hiện đến cùng với những thiên sứ quyền năng của Ngài trong ngọn lửa hừng 8- để trừng phạt những kẻ không chịu nhận biết Đức Chúa Trời, những kẻ không vâng phục Phúc Âm của Chúa Giê-su chúng ta. 9- Họ sẽ bị hình phạt hủy diệt đời đời, bị phân cách khỏi sự hiện diện của Chúa và quyền năng vinh quang của Ngài. ---2 Thessalonians 1:6-9
6 – Nếu ai không ở trong Ta thì bị ném ra ngoài, như nhánh nho lìa khỏi cây nho sẽ khô héo. Người ta sẽ gom lại ném vào lửa thì nó cháy rụi. ---John15:6

Nếu chúng ta lấy một nửa tính khí của Jesus, chúng ta có thể dễ dàng biện hộ những hành động của Francis of Assisi hay Martin Luther King, Jr. Lấy một nửa kia, chúng ta dễ dàng biện hộ Tòa án Dị giáo. Bất cứ ai tin thánh kinh cho ra hướng dẫn tốt đẹp nhất chúng ta có được về những vấn đề đạo đức đã có những ý tưởng lạ thường, hoặc về hướng dẫn hoặc về đạo đức.

Khi thẩm định khôn ngoan đạo đức của thánh kinh, là điều hữu ích nếu xét những câu hỏi đạo đức xem chúng đã được giải quyết có thỏa đáng với mọi người không. Xét vấn đề nô lệ. toàn thể thế giới văn minh ngày nay đồng ý nô lệ là một sự ghê tởm. Chỉ dạy đạo đức nào chúng ta có được từ Gót của Abraham về vấn đề này? Tham khảo thánh kinh, và bạn sẽ khám phá rằng vị sáng tạo vũ trụ, hai năm rõ mười mong đợi chúng ta giữ nô lệ:

44- những ngươi được phép mua nô lệ, cả nam lẫn nữ, từ những nước láng giềng, 45- cũng có thể mua một số người tạm trú, hay người sinh đẻ trong những gia đình ngoại kiều sống trong xứ và họ sẽ thuộc về những ngươi. 46- những ngươi có thể để họ lại làm di sản cho con cái cũng như có thể giữ họ làm nô lệ suốt đời, nhưng những ngươi không được đối đãi với anh chị em mình là người Y-sơ-ra-ên cách khắc nghiệt. — Leviticus 25:44—46

Kinh Thánh cũng viết rõ ràng rằng đàn ông ai ai cũng có tự do bán con gái vào làm nô lệ tính dục – mặc dù áp dụng vài chi tiết tế nhị!:

7 - Nếu người có bán con gái mình làm nữ tỳ, đến năm thứ bảy nữ tỳ này sẽ không được trả tự do như những tôi tớ đàn ông. 8 -Nếu nữ tỳ này không còn vừa lòng chủ mặc dù đã được chủ chọn cho mình, chủ phải để cho người khác chuộc nữ tỳ này và không được phép bán cho người nước ngoài vì chủ đã thất tín với nàng. 9-Nếu chủ đã chọn một nữ tỳ cho con trai mình, chủ phải cho người này những đặc quyền như là con gái mình. 10-Nếu chủ đã cưới một nữ tỳ sau lại cưới vợ khác, chủ không được phép giảm thức ăn, áo xống và tình nghĩa vợ chồng với người vợ thứ nhất. 11-Nếu chủ không cung cấp ba thứ này, người vợ thứ nhất có thể ra đi tự do mà không cần phải đóng tiền chuộc.— Exodus 21:7-11

Trói buộc duy nhất trong những lời khuyên của Gót về vấn đề nô lệ là chúng ta không đánh nô lệ quá tàn nhẫn đến mức làm mù hay gãy răng họ (Exodus 21). Không cần phải nói thêm – đây không phải là thứ quan niệm đạo đức đã chấm dứt chế độ nô lệ ở nước Mỹ.

5 – Hỡi những người tôi tớ, hãy vâng lời chủ mình ở thế gian với thái độ kính sợ run rẩy, và lòng chân thật như vâng phục Chúa Cứu Thế. ---Ephesians 6:5

Không có chỗ nào trong Tân ước thấy Jesus phản đối sự thực hành chế độ nô lệ đương thời. Paul chẳng thế, còn khiển trách nô lệ phục vụ chủ cho tốt – và phục vụ những ông chủ đạo Kitô thật tốt đặc biệt:

1 -Những người đang mang ách nô lệ nên hết sức tôn trọng chủ mình kẻo Danh Đức Chúa Trời và Đạo Ngài bị xúc phạm. 2 – Còn những ai có chủ là tín hữu, không được coi thường chủ vì họ là anh chị em; nhưng lại càng tận tâm phục vụ hơn nữa vì những người được hưởng công khó của mình là tín hữu và là anh chị em yêu quý. Giáo Lý Sai Và Lòng Mê Tham Tiền Bạc Con hãy dạy dỗ và khích lệ họ thực hành những điều này. 3 -Nếu có ai dạy những điều khác, không phù hợp với những lời chân chính của Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta, và không phù hợp với Đạo Ngài, là Đạo dạy dỗ chúng ta kính sợ Đức Chúa Trời, 4 – thì người ấy đã lên mặt tự kiêu, không hiểu biết gì cả, nhưng có tật ưa tranh luận, và bắt bẻ về lời nói. Do đó sinh ra những chuyện ganh ghét, tranh chấp, phạm thượng, ngờ vực người khác có ác ý, 5 – cãi vã xích mích luôn giữa những người có tâm trí bại hoại, không còn biết lẽ thật nữa. Họ lầm tưởng rằng tin theo Đạo là một phương tiện để trục lợi. (1 Timothy 6:1-4)

Nên làm sáng tỏ từ những đoạn kinh này, trong khi những người chủ trương phá bỏ chế độ nô lệ [24] đã đúng vể đạo đức, họ đã ở bên phái thua trong một tranh luận thần học. Như nhà chăn chiên Richard Fuller [25] nói năm 1845, “Điều gì Gót cấm trong Cựu ước, và cho phép trong Tân ước, không thể xem là tội lỗi”. Vị chăn chiên tốt bụng này đã có nền tảng vững chắc ở chỗ này. Không có gì trong thần học đạo Kitô chữa lành được những khiếm khuyết hãi hùng trong kinh Thánh về vấn đề đạo đức – có lẽ lớn nhất – và dễ nhất –của xã hội chúng ta đã từng đối diện.

Để trả lời, người Kitô như bạn thường chỉ ra rằng những người chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ cũng rút ra hứng khởi đáng kể từ kinh Thánh. Dĩ nhiên, họ làm vậy. Người ta đã chọn lựa kinh Thánh – như chọn hái cherry [26] – cả hàng nghìn năm để minh chứng cho từng động cơ một, về đạo đức và những gì gì khác. Điều này không có nghĩa, tuy nhiên, là chấp nhận kinh Thánh như lời Gót nói mới là cách hay nhất để khám phá rằng bắt cóc và nô lệ hàng triệu người vô tội, nam, nữ và trẻ em là sai lầm đạo đức. Rành rành là không phải thế, bằng vào những gì kinh Thánh thực có nói về vấn đề. Sự kiện là một vài người chủ trương chống nô lệ đã dùng những phần của văn bản thánh kinh để phủ nhận những phần khác, không chỉ định quyển thánh kinh là một hướng dẫn tốt cho đạo đức. Nó cũng chẳng đề nghị con người cần nên tham khảo một quyển sách để giải quyết những vấn đề thuộc loại này. Ngay giây phút một người nhận ra rằng những nô lệ là con người như chính anh ta, có cùng khả năng hưởng chịu thống khổ và hạnh phúc, anh ta sẽ hiểu, nó là rành rành ác độc chuyện sở hữu họ, và xem họ như những nông cụ. Thật là quá đỗi dễ dàng để một người đi đến cái đột kiến này – Ấy thế mà, nó đã phải đem gieo rắc dùng những mũi nhọn của lưỡi lê, suốt khắp miền nam nước Mỹ, giữa những người Kitô mộ đạo nhất đã từng được biết ở xứ sở này.

Cũng đáng dành vài suy nghĩ về Mười Điều răn trong nội dung này, vì hầu hết người Mỹ có vẻ nghĩ chúng không thể thiếu được vừa về đạo đức lẫn pháp lý. Trong khi hiến pháp nước Mỹ không có lấy một chữ nhắc đến Gót, và đã bị phản đối rộng rãi thời nó được soạn thảo là một văn bản phi tôn giáo, nhiều người Kitô tin quốc gia chúng ta đã dược dựng trên nền tảng “những nguyên lý Do thái-Kitô.”[27] Lạ lùng thay, mười điều răn thường được dẫn như chứng cớ không thể chối cãi được của sự kiện này. Trong khi nó có ý nghĩa gì với lịch sử nước Mỹ hay không còn là câu hỏi, sự tôn kính trong chúng ta với những điều răn không phải là ngẫu nhiên. Xét cho cùng, chúng là những dòng duy nhất trong kinh Thánh, thâm sâu quá mức đến nỗi vị sáng tạo vũ trụ cảm thấy cần thiết phải thực tự tay khắc vào đá.

Như thế, người ta sẽ chờ đợi đây là những giòng vĩ đại nhất đã từng được viết, về bất cứ chủ đề gì, trong bất cứ ngôn ngữ nào. Đây chúng đây. Hãy sẵn sàng...

1. Ngươi sẽ không có những Gót nào khác ngoài ta.
2- Ngươi sẽ không đẽo tượng khắc hình nào cho mình (thờ cúng)
3- Ngươi sẽ không gọi tên Gót vô cớ mà làm chơi.
4- Nhớ ngày Sabbath, giữ làm ngày thánh.
5- Kính trọng cha ngươi và mẹ ngươi.
6- Ngươi sẽ không giết người.
7- Ngươi sẽ không phạm vào tội ngoại tình.
8- Ngươi sẽ không ăn trộm.
9- Ngươi sẽ không làm chứng gian, chống kẻ láng giềng [28].
10- Ngươi sẽ không tham nhà của kẻ láng giềng, Ngươi sẽ không tham vợ người láng giềng, hoặc nam tỳ hoặc nữ tỳ, bò hay lừa, hay là bất kỳ vật chi thuộc về kẻ láng giềng nhà ngươi.[29]

Bốn điều lệnh đầu tiên tuyệt chẳng có gì ăn nhậu với đạo đức. Như nói đấy, chúng cấm: người ta theo bất kỳ là đạo nào – không phải là đạo Do thái-Kitô (như đạo Hindu chẳng hạn), hầu hết mỹ thuật tôn giáo, phát ngôn đại loại như "God đày mày đi"[30] và tất cả những việc làm thông thường trong ngày Sabbath[31] – tất cả đều chịu tội chết. Chúng ta ngẩn ngơ nên tự hỏi những nguyên tắc này thiết yếu ra sao với sự bảo trì văn minh con người.

Lời răn số 5 đến số 9 có nội dung đạo đức, mặc dù phải hỏi – không biết là có bao nhiêu người ta kính cha thờ mẹ, tránh giết người, không ngoại tình, không ăn trộm hay không hứng gian vì những điều này?

Những răn dạy loại như vầy thấy trong hầu hết những văn hoá được lịch sử ghi chép. Không có gì thuyết phục đặc biệt trong cách kinh Thánh trình bày chúng. Hiển nhiên có những lý do sinh vật khiến tại sao con người có khuynh hướng đối đãi tốt đẹp với cha mẹ, và xem là xấu xa những chuyện giết người, ngoại tình, trộm cắp, và gian dối. Nó là sự kiện khoa học rằng những cảm xúc đạo đức – như cảm biết xử sự cho công bằng, hay ghê tởm sự tàn bạo – đã có trước bất kỳ tiếp xúc nào với lời kinh Thánh. Thực vậy, những nghiên cứu khoa học về sinh hoạt những loài linh trường [32] cho thấy những xúc cảm này (trong vài dạng thức) còn có trước cả chính con người. Tất cả những con vật trong những loài tương cận, anh em chú bác của chúng ta, đều thiên vị thân tộc và thường không chấp nhận giết chóc và trộm cắp.

Chúng cũng vậy, có khuynh hướng không thích lừa dối hay phản bội bạn tình. Loài chimpanzee, đặc biệt, phơi bày nhiều quan tâm xã hội phức tạp mà bạn sẽ mong thấy có ở những họ hàng thân thích nhất của chúng ta trong thế giới tự nhiên. Thế nên, thấy dường khá khó có thể xảy ra, cho người Mỹ trung bình sẽ nhận được chỉ dẫn đạo đức cần thiết khi nhìn thấy những châm ngôn khắc cẩm thạch này, mỗi khi anh ta bước vào toà án. Và chúng ta làm gì đây với sự kiện; khi kéo luận thuyết của ông lại cho gần, vị sáng thế vũ trụ của chúng ta không thể nghĩ đến một quan tâm nhân loại nào cấp thiết và dài hơi hơn, là sự ham muốn nô tì và gia súc?

Nếu chúng ta có đánh giá Gót của kinh Thánh cho nghiêm chỉnh, chúng ta nên thú nhận rằng ông ta chẳng cho chúng ta sự tự do tuân theo những lời răn chúng ta thích, và sao nhãng phần còn lại. Ông cũng chẳng bảo chúng ta rằng, chúng ta có thể dễ dãi những tội phạt Ông đã áp đặt, nếu có lỡ phạm vào.

Nếu bạn nghĩ rằng không thể nào – trong mười điều răn – còn có chỗ thêm chữa cho tốt hơn để thành một phát biểu cho đạo lý, bạn thực có nợ với chính bạn để đọc vài kinh kệ của những tôn giáo khác. Một lần nữa, chúng ta không cần phải nhìn đi đâu xa hơn là đạo Jaina: Mahavira, vị giáo chủ đạo này, vượt xa thứ đạo đức trong kinh Thánh chỉ với một câu: “Đừng làm tổn thương, lạm dụng, áp bức, nô lệ, xúc phạm, hành hạ, tra tấn, hoặc giết bất kỳ sinh vật nào hay con người nào”[33]. Tưởng tượng thế giới chúng ta sẽ khác ra sao nếu kinh Thánh có câu này như lời giáo huấn trọng tâm. Người Kitô đã lạm dụng, áp bức, nô lệ, xúc phạm, hành hạ, tra tấn, và giết người nhân danh Gót hàng thế kỷ, trên cơ bản của một nền thần học chống đỡ đọc trong kinh Thánh. Không có cách nào hành xử như thế nếu tuân theo những nguyên tắc của đạo Jaina. Làm sao, vậy nên, bạn có thể cãi lại là kinh Thánh cung cấp những phát biểu minh bạch nhất về đạo đức mà thế giới đã từng được xem thấy?

Đạo đức chân chính
Bạn tin rằng trừ khi nhận thánh kinh là những lời của Gót, không thể có tiêu chuẩn phổ quát về đạo đức. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng nghĩ ra những nguồn trật tự đạo đức khách quan không cần đến sự hiện hữu của một Gót ban luật phát lệ. Để là những chân lý đạo đức khách quan, chỉ cần là những cách tốt hơn hoặc tệ hơn hầu tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới này. Nếu có những qui luật tâm lý chi phối phúc lợi con người, kiến thức về những qui luật này sẽ cung cấp một nền tảng vững chãi cho một nền đạo đức khách quan. Trong khi chúng ta chưa có những gì như một hiểu biết khoa học dứt khoát về đạo đức nhân loại, xem ra khó cãi nếu nói rằng hãm hiếp và giết hại những láng giềng quanh ta, không phải là một cấu phần chính yếu của nó. Tất cả những gì là kinh nghiệm nhân loại đề nghị thương yêu thì có lợi cho hạnh phúc hơn là thù ghét. Đây là một xác nhận khách quan về tâm trí con người, về động lực của những quan hệ xã hội, và về trật tự đạo đức của thế giới chúng ta. Rõ ràng có thể nói một kẻ như Hitler là sai trái trong những giới hạn đạo đức, không cần phải viện dẫn những lời kinh Thánh.

Trong khi tình cảm thương yêu hướng về người khác chắc chắn là một trong những nguồn hạnh phúc lớn nhất của riêng chúng ta, di sản của nó là một quan tâm sâu sa về hạnh phúc và khổ đau của những người chúng ta thương yêu. Sự tìm kiếm hạnh phúc của chúng ta, như thế, cung cấp một cơ sở hữu lý cho tự hi sinh và tự quên mình. Không hồ nghi gì nữa, có những khi tạo những hi sinh lớn lao cho người khác được tốt lành thì thiết yếu là một hạnh phúc sâu sa cho một người. Không cần phải tin vào đâu với những chứng cớ thiếu hụt, người ta mới tạo được những gắn bó loại như thế. Ở rải rác nhiều chỗ trong lời kinh Thánh, Jesus hiển nhiên bảo chúng ta thương yêu có thể chuyển hóa đời người. Chúng ta không cần phải tin rằng ông đã sinh từ một người mẹ đồng trinh, hay ông sẽ trở lại trần gian như một anh hùng siêu phàm, để nhận vào lòng những lời dạy này.

Một trong những tác hại chết người của tôn giáo là nó có khuynh hướng ly dị đạo đức với thực tại khổ đau của con người và những động vật. Tôn giáo để cho người ta tưởng tượng được rằng những quan tâm của họ là đạo đức, trong khi chúng không phải là thế – nghĩa là, khi chúng không có chút gì liên hệ với khổ đau hoặc những cách làm nhẹ bớt khổ đau. Quả thực, tôn giáo để cho người ta tưởng tượng rằng những quan tâm của họ là đạo đức trong khi chúng thật phi đạo đức – nghĩa là, khi thúc đẩy những quan tâm này, chúng gây tổn thương, tạo những khổ đau kinh khủng và không cần thiết vào những con người vô tội. Điều này giải thích tại sao những người Kitô như bạn, dùng cạn năng lực “đạo đức” vào chống đối sự phá thai, nhiều hơn là đấu tranh chống lại nạn diệt chủng [34]. Nó cắt nghĩa tại sao bạn quan tâm nhiều về “phôi-thai” [35] con người, hơn là hứa hẹn cứu mạng sống của khảo cứu về “tế bào-cuống” [36]. Và nó giải thích tại sao bạn thuyết giảng chống lại việc xử dụng condom ở những vùng hạ Sahara châu Phi, trong khi ở đấy hàng triệu người chết vì bệnh AIDS mỗi năm. Bạn tin rằng quan tâm tôn giáo của bạn về tính dục, trong tất cả mênh mông chán ngắt của nó, có gì đấy liên quan với đạo đức. Và tuy đã thế rồi, những cố gắng của bạn để chế ngự hành vi tính dục của những người đã trưởng thành tự thỏa thuận [37] với nhau – và còn cố ngăn cản con bạn, trai lẫn gái, đừng ăn nằm sớm trước hôn nhân – hầu hết tất cả không bao giờ hướng về sự làm dịu những đau khổ con người. Thực tế, làm nhẹ bớt khổ đau xem ra xếp hạng khá thấp trong danh sách những điều ưu tiên của bạn. Mối quan tâm chính yếu của bạn có vẻ như là người sáng tạo ra vũ trụ sẽ bị chạm tự ái bởi điều gì đó người ta làm với nhau lúc trần truồng. Cái đoan trang này của bạn, góp thêm mỗi ngày vào sự thặng dư khốn khổ con người.

Xét xem, thí dụ một trường hợp, virus papilloma ở con người (human papillomavirus (HPV).[38] HPV giờ đây là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục phổ thông nhất tại nước Mỹ. Vi-rút nhiễm độc hơn nửa dân số nước Mỹ, và là nguyên nhân năm nghìn phụ nữ chết mỗi năm vì ung thư cổ tử cung [39]; Trung tâm Kiểm soát Bệnh Tật (Centers for Disease Control – CDC) ước đoán khoảng hơn hai trăm nghìn người chết trên toàn cầu. Giờ đây, chúng ta có vác-xin ngừa HPV, chứng tỏ vừa an toàn vừa hiệu nghiệm. Vác-xin có kết quả 100 phần trăm miễn nhiễm với sáu nghìn phụ nữ trong thí nghiệm lâm sàng [40]. Ấy thế nhưng giới bảo thủ Kitô trong chính phủ chúng ta đã chống lại một chương trình chủng ngừa, lấy cớ HPV là rào cản hữu hiệu cho chuyện ăn nằm nam nữ tiền hôn nhân. Những con người mộ đạo nam nữ này muốn giữ lại bệnh ung thư cổ tử cung, như một khích lệ về sự kiêng nhịn ăn nằm, dẫu nó hi sinh mạng sống hàng nghìn phụ nữ mỗi năm.

Không có gì sai trái với khuyến dụ trẻ vị thành niên kiêng giữ giao hợp nam nữ. Nhưng chúng ta biết, không chút nghi ngờ, chỉ dạy kiêng khem mà thôi, không phải là cách hay để làm giảm nạn trẻ vị thành niên có thai, hay giảm lan rộng bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Trong thực tế, những trẻ được dạy kiêng nhịn mà thôi lại ít có khả năng dùng những phương tiện ngừa thai khi ăn nằm, như phần lớn chúng rồi sẽ không sao tránh mãi được. Một nghiên cứu đã thấy trẻ vị thành niên “nguyện giữ trinh” [41] hoãn chuyện ăn nằm trung bình khoảng thời gian mười tám tháng – trong khi, cùng lúc ấy, những trẻ vị thành niên “nguyện giữ trinh” này đã có khả năng tham dự vào “dâm miệng” hay “dâm hậu môn” [42] nhiều hơn bạn cùng trang lứa. Trẻ vị thành niên Mỹ dấn mình vào chuyện tình dục cũng ngang bằng với trẻ cùng tuổi ở những nước tiền tiến còn lại khác, nhưng thiếu nữ Mỹ có cơ mang thai, hay có con, hay phá thai, gấp từ bốn đến năm lần nhiều hơn. Những người Mỹ trẻ cũng có cơ bị nhiễm HIV và những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục nhiều hơn nhiều. Tỉ lệ bệnh lậu [43] trong trẻ vị thành niên Mỹ bảy mươi lần cao hơn so với trẻ Hòa lan và Pháp. Sự kiện là 30 phần trăm những chương trình giáo dục giới tính của chúng ta chỉ dạy kiêng khem mà thôi (với giá tốn kém là $200 triệu mỗi năm) chắc chắn có liên quan điều gì vào đây.

Vấn đề là những người Kitô như bạn không chính yếu quan tâm đến nạn trẻ vị thành niên có thai, hay lan rộng bệnh truyền nhiễm. Chính là bạn không lo lắng về những khổ đau có nguyên nhân từ sinh hoạt tính dục; bạn lo lằng về sinh hoạt tính dục. Như nếu rằng sự kiện này cần thêm chứng thực, Reginal Finger, một thành viên Tin lành Phúc âm của uỷ ban tham vấn về thực hành miễn nhiễm cho CDC [44], mới đây thong báo là ông sẽ cân nhắc chống lại một HIV vác-xin – như thế buộc hàng triệu nam nữ phải chết không cần thiết vì bênh AIDS mỗi năm – vì một vác-xin như thế sẽ khuyến khích ăn nằm tiền hôn nhân, vì làm chúng bớt nguy hiểm. Đây là một trong nhiều điểm trong đó, tin tưởng tôn giáo của bạn trở thành thực sự giết người.

Những khó chịu của bạn về sự khảo cứu tế bào cuống của thai phôi [45] cũng bẩn thỉu tương tự. Đây là những dữ kiện: khảo cứu tế bào cuống của thai phôi là sự phát triển hứa hẹn nhất của y khoa trong thế kỷ vừa qua. Nó có thể cung cấp cách điều trị đột phá cho tất cả mọi bệnh tật hay tiến trình thương tích làm đau đớn con người – lý do đơn giản là tế bào cuốngthai phôi có thể trở thành bất kỳ mô tế bào nào trong cơ thể con người. Nghiên cứu này cũng có thể cần thiết cho sự hiểu biết của chúng ta về bệnh ung thư, cùng dẫn đến một loạt rộng rãi những biến thái của chứng rối loạn ở chứng tâm thần chậm phát triển[46]. Với những dữ kiện này, không thể có cách nào để thổi phồng những hứa hẹn của nghiên cứu về stem cell. Dĩ nhiên, đúng vậy, nghiên cứu về tế bào cuống thai phôi có di hại là sự tiêu huỷ thai phôi đã được ba ngày của con người. Đây là cái làm lo lắng bạn.

Chúng ta hãy xem xét những chi tiết. Một thai phôi con người đã ba ngày là một tập hợp của 150 tế bào gọi là blastocyst [47]. Để tiện so sánh, có hơn 100,000 tế bào trong óc một con ruồi. Cái phôi con người bị hủy trong khảo cứu stem cell không có óc, hay thậm chí không có tế bào thần kinh. Do đó, không có lý do để tin rằng nó có thể “biết” đau đớn khi bị hủy hoại dù một chút dẫu bất kỳ cách nào, trong nội dung này, đáng nên nh lại, rằng khi một người có não đã chết, hiện nay chúng ta cho là chấp nhận được, để cắt thu hoạch lấy những bộ phận cơ thể của ông ta (với điều kiện, ông đã tặng cơ thể cho mục đích này[48]) và rồi đem chôn ông vào lòng đất. Nếu đối xử với một người có não đã chết, như một cái gì đó kém một con người, là điều được chấp nhận, cũng sẽ nên chấp nhận khi đối xử với một blastocyst giống như vậy. Nếu bạn quan tâm về sự đau khổ trong vũ trụ này, giết chết một con ruồi sẽ đem đưa cho bạn những khó khăn về đạo đức, lớn hơn là giết một blastocyst trong con người.

Có lẽ bạn nghĩ sự khác biệt chủ yếu giữa một con ruồi và một blastocyst con người thấy trong tiềm năng cái kể sau để hình thành một con người trọn vẹn phát triển. Thế nhưng, gần như tất cả mọi tế bào trong cơ thể của bạn, với những tiến bộ mới đây của khoa kỹ thuật di truyền [49] là một con người trong tiềm năng. Cứ mỗi khi bạn gãi mũi, bạn đã nhúng tay vào “tội ác tày trời” – một cuộc tàn sát hàng loạt [50] những con người trong tiềm năng. Đây là một sự thực. Biện luận trên tiềm năng của một tế bào sẽ tuyệt đối không đưa bạn đến đâu cả.

Nhưng chúng ta hãy giả định, tạm trong lúc này, rằng mỗi thai phôi sau ba ngày đã có một linh hồn đáng cho chúng ta phải quan tâm đạo đức. Phôi ở giai đoạn này đôi khi tách ra, trở thành con người riêng biệt (sinh đôi giống hệt nhau.) [51] Đây có phải là trường hợp một linh hồn tách thành hai? Hai phôi đôi khi nhập vào thành một một cá nhân, gọi là chimera [52]. Bạn hoặc ai đó bạn quen biết có thể đã tạo sinh theo cách này. Chẳng ngờ gì những nhà thần học, dẫu đến ngay giờ này, đang toát mồ hôi, bóp méo cả trán để cố xác định linh hồn phụ thêm trong trường hợp như vậy, sẽ trở thành cái gì?

Không phải đã đến lúc chúng ta thú nhận cái lối cộng trừ linh hồn này chẳng có nghĩa lý gì cả? Cái ý tưởng ngây thơ – linh hồn trong đĩa thí nghiệm tế bào [53] – về mặt trí thức, không thể bào chữa gì được. Nó cũng không thể bào chữa gì được về mặt đạo đức, khi biết nó hiện đứng cản đường của một vài khảo cứu đầy hứa hẹn nhất trong lịch sử y học. Những tin tưởng của bạn về linh hồn con người, đang trong chính khoảnh khắc này, kéo dài khổ đau của hàng chục triệu người đang ở gần mức không thể chịu đựng được nữa.

Bạn tin rằng "mạng sống bắt đầu từ lúc thụ thai." Bạn tin rằng có những linh hồn trong từng blastocysts này, và quyền lợi của mỗi một linh hồn này – với linh hồn của một cháu gái bị phỏng hơn 75 phần trăm cơ thể, không thể đè thắng được quyền lợi của một linh hồn khác, thậm chí nếu như linh hồn đó xảy ra là sống trong một điã thí nghiệm. Cứ xem những thỏa hiệp chúng ta đã phải điều chỉnh với những phi lý có nền tảng tín ngưỡng trong bàn luận công cộng, thường luôn đã đề nghị, ngay cả với những người tán thành khảo cứu về tế bào cuống, rằng quan điểm của bạn trong vấn đề này có mức độ ít nhiều đạo đức chính đáng. Nó không có. Chống đối của bạn về khảo cứu về tế bào cuống, ở mức tối đa, là thiếu am tường kiến thức. Thực sự, không có lý do nào về đạo đức để chính phủ liên bang của chúng ta không muốn tài trợ những công trình này. Chúng ta nên ném những nguồn nhân lực, tài lực thật lớn lao vào khảo cứu về tế bào cuống, và chúng ta nên làm thế ngay lập tức. Bởi vì những người Kitô như bạn tin tưởng vào linh với hồn, chúng ta đã không làm những điều này. Thực tế, nhiều tiểu bang đã làm cho những khảo cứu như thế là bất hợp pháp. Như ví dụ, nếu một ai đem blastocyst ra thí nghiệm, tại South Dakota, kẻ liều lĩnh ấy có nguy cơ đi tù nhiều năm.

Chân lý đạo đức ở đây là rõ ràng: những ai cảm thấy rằng những quyền lợi của một blastocyst có thể thắng đè quyền lợi của một đứa trẻ bị thương tủy cột xương sống, đã bị siêu hình tôn giáo làm mù lòa ý thức đạo đức của anh ta. Liên hệ giữa những tôn giáo và “đạo đức "- đã rất thường rêu rao như thế và rất hiếm được chứng minh – hoàn toàn là dối trá ở đây, cũng như bất cứ ở đâu mà giáo điều tôn giáo thay thế lý trí đạo đức và lòng thương người chân thực.

Làm tốt vì Gót
Thế còn tất cả những điều tốt đẹp người ta đã làm nhân danh Gót? Không phủ nhận rằng nhiều người trong giới tôn giáo đã thực hiện những hi sinh hào hùng để giảm khổ đau tha nhân. Nhưng có cần thiết tin vào bất cứ gì thiếu chứng cớ để hành xử theo cách này? Nếu lòng trắc ẩn thương người đã thực phải tùy thuộc vào chủ nghĩa giáo điều tôn giáo, làm sao chúng ta giải thích được hoạt động của những y sĩ thế tục trong những vùng chiến tranh ác liệt nhất ở thế giới thứ ba? Nhiều y sĩ đã động lòng chỉ đơn giản muốn giảm thiểu đau khổ con người, không có bất kỳ suy nghĩ nào đến Gót.Trong khi không có nghi ngờ rằng những người truyền giáo đạo Kitô cũng động lòng vì một mong ước làm giảm đau khổ, họ đến với thứ công việc làm đã bị một huyền thoại nguy hiểm và chia rẽ đè nặng. Truyền giáo trong thế giới chậm tiến phí rất nhiều thì giờ và tiền bạc (chưa kể tới thiện chí của những người không Kitô) vào sự truyền đạo cho những người thiếu thốn; họ gieo rắc thông tin không chính xác về ngừa thai và bệnh truyền nhiễm tính dục, và họ dấu giữ thông tin chính xác.

Trong khi những đoàn truyền giáo làm nhiều điều cao thượng dù chịu nguy hiểm lớn bản thân, giáo điều của họ vẫn tiếp tục gieo rắc ngu minh và chết chóc. Ngược lại, những người tình nguyện cho tổ chức phi tôn giáo như Y sĩ không biên giới [54] không phí thì giờ kể cho mọi người về Jesus ra đời với sinh đẻ đồng trinh. Họ cũng không bảo người dân cận Sahara châu Phi, nơi mà gần bốn triệu người chết vì AIDS mỗi năm – rằng việc sử dụng bao cao su (condom) là tội lỗi. Đã được biết truyền giáo Kitô rao giảng “tội lỗi” của sự sử dụng bao cao su trong những làng quê nơi không có thông tin nào khác về bao cao su. Sùng đạo lối này là diệt chủng.*[55] Nhân đây, chúng ta cũng có thể tự hỏi, điều gì đạo đức hơn: giúp đỡ những người hoàn toàn vì mối quan tâm sự đau khổ của họ, hoặc giúp đỡ họ vì bạn nghĩ rằng kẻ sáng tạo vũ trụ sẽ ban thưởng bạn cho bạn?

Bà Teresa là thí dụ toàn hảo cho cái lối, trong đó một người tốt, quay sang giúp đỡ tha nhân, có thể có trực giác đạo đức bị đức tin tôn giáo làm trật đường rầy. Christopher Hitchens viết về điểm này bộc trực:

[bà Teresa] không phải là bạn của người nghèo. Bà là bạn của sự nghèo đói. Bà nói rằng đau khổ là một món quà từ Gót. Bà đã dành trọn đời chống cách chữa nghèo đói duy nhất được biết, là trao quyền cho phụ nữ và giải phóng họ khỏi thân phận một phiên bản – là gia súc sinh sản cưỡng bách.[56]

Trong khi tôi thiết yếu đồng ý với Hitchens ở điểm này, không chối rằng bà Teresa đã là một sức mạnh lớn lao của lòng trắc ẩn. Rõ ràng, đau khổ của những người đồng loại đã cảm động bà, và bà đã hoạt động nhiều để thức tỉnh những người khác trước thực tế đau khổ đó. Tuy nhiên vấn đề là lòng trắc ẩn của bà đã được đổ vào cho chảy giữa những bức tường tín điều tôn giáo khá quá quắt của bà. Trong lời phát biểu nhận giải Nobel hòa bình, bà nói:

“Sự phá hủy hòa bình lớn nhất là phá thai... Nhiều người đang rất, rất quan tâm đến trẻ em ở Ấn Độ, đến trẻ em ở châu Phi, nơi một số khá đông chết, có thể vì thiếu dinh dưỡng, vì đói và vân vân, nhưng hàng triệu đang chết vì ý muốn của của người mẹ. Và đây là sự phá hủy hòa bình lớn nhất ngày hôm nay. Bởi vì nếu một người mẹ có thể giết chết con mình – thì cái gì còn lại để tôi giết bạn và bạn giết tôi – chẳng có gì ở giữa nữa cả.”

Nếu xem đây như một chẩn đoán những vấn đề của thế giới, những nhận xét này sai lạc đến sửng sốt. Xem như tuyên bố về đạo đức, cũng không khá hơn. Lòng trắc ẩn của bà Bà Teresa bị điều chỉnh rất tai hại, nếu như hủy một bào thai còn trong ba tháng đầu đã làm động tâm bà hơn tất cả những đau khổ khác bà từng chứng kiến trên trái đất này. Trong khi phá thai là một sự thực xấu, và tất cả chúng ta nên hi vọng vào những (tiến bộ) đột phá trong cách ngừa thai để giảm đi sự cần thiết của nó, một người có thể tự hỏi một cách hợp lý, liệu lớn mấy những bào thai bị phá hủy có bị đau đớn dẫu ở bất kỳ mức độ nào. Người ta không thể hợp lý tự hỏi như thế – về hàng triệu người nam, nữ và trẻ em, họ phải chịu đựng những khổ hành của chiến tranh, đói kém, tra tấn chính trị, hoặc bệnh tâm thần. Ngay trong chính giây phút này, hàng triệu chúng sinh đang quằn quại những khổ đau không thể tưởng tượng nổi, về thể chất lẫn tâm thần, trong những trường hợp chẳng nhìn thấy lòng trắc ẩn, thương người của Gót ở đâu, và lòng lòng trắc ẩn, thương người của con người thường lại bị làm thành què quặt bởi những ý tưởng lố bịch về tội lỗi và sự cứu rỗi. Nếu bạn đang lo lắng về sự đau khổ của con người, phá thai nên xếp rất thấp trong danh sách những quan tâm của bạn. Trong khi phá thai vẫn là một vấn đề lố bịch chia rẽ tại Hoa Kỳ, vị trí "đạo đức " của nhà Thờ về vấn đề này bây giờ đã bày ra đầy đủ và khủng khiếp tại El Salvador. Ở El Salvador, phá thai bây giờ là phạm pháp bất kể tình huống nào.

Không có ngoại lệ cho hãm hiếp hay loạn luân. Đúng ngay khi một người đàn bà đến bệnh viện với một tử cung rách thủng, ra dấu tố cáo là đã dám phá thai “ngoài đường” bất hợp pháp, cô bị trói vào giường bệnh viện của mình và cơ thể của cô bị xem là một nơi xảy ra tội ác! Y sĩ hình sự đến ngay để khám xét tử cung và cổ tử cung của cô. Bây giờ có những phụ nữ ngồi tù ba mươi năm dài vì họ đã phá thai. Hãy cứ tưởng tượng thử điều này, trong chính quốc gia đó, cũng dán nhãn việc sử dụng ngừa thai là một tội lỗi đối với Gót. Và điều này y chang là một loại chính sách người ta sẽ đem áp dụng, nếu người ta đồng ý với những đánh giá về đau khổ thế giới đang phải chịu đựng, của bà Teresa. Thật vậy, ông tổng giám mục San Salvador tích cực vận động cho chính sách này. Những nỗ lực của ông đã được sự hỗ trợ của vua chiên John Paul II, ông này đã tuyên bố, trong một chuyến thăm Mexico City vào năm 1999, là "nhà thờ phải công bố tin mừng của sự sống và nói lên với sức mạnh tiên tri chống lại văn hóa của sự chết. Mong lục địa bắc Mỹ của hi vọng cũng là lục địa của sự sống!”.

Dĩ nhiên, quan điểm của nhà Thờ về phá thai cũng chẳng chú ý đến những chi tiết sinh học, hơn là nó chú ý đến thực tại khổ đau con người. Đã được ước đoán khoảng 50 phần trăm tất cả thụ thai của con người chấm dứt bằng phá thai tự nhiên, thường là chính người phụ nữ thậm chí còn không biết. Trong thực tế, 20 phần trăm tất cả thai ngén được biết, chấm dứt bằng xảy thai. Có một sự thật hiển nhiên ở đây thét gào đòi được biết đến: nếu Gót là có thực, ông ta chính là kẻ phá thai nhiều nhất, hơn tất cả.

Có phải những người vô thần ác độc?

Nếu bạn là đúng khi tin rằng đức tin tôn giáo cung cấp cơ sở chân thực duy nhất cho đạo đức, thế vậy những người vô thần sẽ kém đạo đức hơn những người có tín ngưỡng. Cho thực đúng lý luận, họ sẽ là hoàn toàn vô đạo đức. Họ có vậy không? Có phải những người thuộc những tổ chức vô thần ở nước Mỹ phạm những tội bạo động nhiều hơn nếu tính công bình thành phần tỉ lệ dân số của họ? Có phải thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia[57], 93 phần trăm trong số họ từ chối ý tưởng về Gót, họ nói dối,lừa gạt và ăn cắp vì sự chối bỏ đó? Chúng ta có thể tự tin hữu lý rằng những nhóm này ít nhất cũng xử sự tốt đẹp như dân chúng nói chung. Ấy thế, người vô thần là nhóm thiểu số bị chửi rủa nhiều nhất tại nước Mỹ. những cuộc thăm dò dư luận cho thấy, là một người vô thần là một trở ngại bậc nhất cho nếu muốn ứng cử vào những chức vị cao của chính phủ nước ta (trong khi người da đen, người Muslim, hay người đồng tính luyến ái lại không). Mới đây, những đám đông tụ tập hàng ngàn người Muslim trên khắp thế giới, đốt sứ quán những nước châu Âu, tuyên bố những đe dọa, bắt con tin, thậm chí giết người –khi phản đối về mười hai hình hý hoạ vẽ tiên tri Muhammad, đầu tiên được in trong một tờ báo Đan Mạch. Lần bạo động của những người vô thần gần đây nhất, là lần nào? Có tờ báo nào ở bất kỳ nơi đâu trên mặt đất này, lại phải ngần ngại nếu in tranh hí hoạ về vô thần vì sợ rằng những biên tập của họ sẽ bị bắt cóc hoặc bị giết trả thù?

Những người Kitô như chính bạn lúc nào cũng tuyên bố rằng những quái vật như Adolf Hitler, Joseph Stalin, Mao Zedong, Pol Pot, và Kim Il Sung sinh ra từ tử cung của chủ nghĩa vô thần. Trong khi có sự thật là những người như thế đôi khi thù nghịch với những tổ chức tôn giáo, họ đặc biệt không bao giờ dựa vào lý trí.*[58] Sự thực, những tuyên bố công khai của họ thường là ảo tưởng: về những vấn đề khác nhau như chủng tộc, kinh tế, bản sắc dân tộc, bước tiến của lịch sử, và những nguy hiểm đạo đức của học thuyết duy lý trí[59].

Vấn đề với những bạo chúa như thế, không phải là họ ném bỏ tín điều những tôn giáo, nhưng mà họ ôm lấy những huyền-thoại phá-hủy sự-sống[60] khác. Hầu hết họ trở thành trung tâm của một thứ sùng bái cá nhân tương tự tôn giáo[61], đòi hỏi sử dụng liên tục tuyên truyền để bảo trì. Có một sự khác biệt giữa tuyên truyền và phổ biến trung thực những thông tin mà chúng ta (nói chung) mong đợi trong một xã hội tự do dân chủ. những bạo chúa, họ đạo diễn những cuộc thảm sát tập thể, hoặc vui sựớng ngồi trên đầu trên cổ dân chúng đói ăn của họ, có xu hướng cũng là những người có phong cách sâu sắc riêng, nhưng không là quán quân của lý trí. Kim Il Sung, ví dụ, đòi giường ông nằm ở mọi chỗ, chỗ nào cũng phải kê cao chính xác năm trăm mét trên mực nước biển. Mền bọc của ông phải được nhồi thứ lông vũ mềm nhất mức có thể tưởng tượng được. Thứ lông vũ mềm nhất mức có thể tưởng tượng được là gì? Xem hiển nhiên ra là nó đến từ cằm của mỗi con chim sẻ. Cần bảy trăm ngàn con chim sẻ để nhồi một cái mền duy nhất. Trông vào sự quan tâm oái oăm sâu sa của của ông ta, chúng ta có thể tự hỏi một người như Kim Il Sung trong thực tế đã hợp lý được ra sao. Hãy xét Holocaust: chiến dịch bài-Do thái đã xây những trại tử thần Đức Quốc xã, là một thừa kế trực tiếp của đạo Kitô Trung cổ. Đã trong nhiều thế kỷ, đạo Kitô châu Âu đã xem người Do Thái như là loài rối đạo [62] tồi tệ nhất và quy gán tất cả mọi bệnh trạng xã hội vào sự tiếp tục hiện diện của họ giữa những người Kitô mộ đạo. Trong khi hận thù người Do Thái ở Đức, bản thân nó thể hiện chủ yếu một cách thế tục thật mạnh mẽ, gốc rễ của nó là tôn giáo, và sự trắng trợn bôi nhọ, thêu vẽ những người Do Thái ở châu Âu là ma quỉ theo lối tôn giáo, vẫn tiếp tục trong suốt thời kỳ này. Chính Vatican, đến tận cuối 1914, vẫn còn nhắc nhở để giữ cho sống lại sự vu hoạ máu này trong tờ báo của nó.* [63] Và cả hai nhà thờ Kitô và Tin lành đều có một hồ sơ ô nhục đồng lõa với diệt chủng Đức Quốc xã.

Auschwitz, những gulags của Liên Xô, và những cánh đồng giết người của Campuchia không phải là thí dụ về những gì xảy ra khi người ta trở nên quá duy lý trí. Ngược lại, những kinh hoàng này làm chứng cho những nguy hiểm của chủ nghĩa giáo điều trong chính trị và chủng tộc.

Giờ đây đến lúc những người Kitô như bản thân bạn, hãy chấm dứt đi, đừng giả vờ nữa, đừng lấy cớ rằng một sự hợp lý từ chối đức tin của bạn kéo gồm sự nhắm mắt ôm lấy thuyết vô thần như là một giáo điều. Một người không cần phải chấp nhận bất cứ điều gì, trên nền tảng không đủ chứng cứ, để thấy sự Jesus sinh ra tử một đồng trinh phải là một ý tưởng lố bịch. Vấn đề với tôn giáo – cũng như với chủ nghĩa phát xít quốc xã Đức, Stalinism, hoặc bất kỳ huyền thoại độc tài nào khác – là vấn đề của giáo điều, tự thân chính nó. Tôi không biết có một xã hội nào trong lịch sử con người đã từng phải chịu đau khổ, vì dân chúng của nó thành mong muốn quá đỗi những bằng chứng hỗ trợ cho những niềm tin cốt lõi của họ.

Trong khi bạn tin rằng đi đến chấm dứt tôn giáo là một mục tiêu không thể thực hiện được, là điều quan trọng để nhận ra rằng phần lớn những nước phát triển đã thực hiện gần xong rồi. Na Uy, Iceland, Úc, Canada, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Bỉ, Nhật Bản, Hà Lan, Đan Mạch, và Vương quốc Anh là những xã hội ít tôn giáo nhất trên trái đất. Theo Liên Hiệp Quốc “Báo cáo phát triển con người” (2005), xã hội của họ cũng là lành mạnh nhất, được chỉ định bởi: tuổi thọ, tỷ lệ người lớn biết đọc viết, thu nhập bình quân đầu người, mức thành đạt giáo dục, bình đẳng giới tính, tỷ lệ giết người, và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh[64]. Còn về vấn đề tội phạm ở Tây Âu, phần lớn đó là sản phẩm của sự nhập cư. Bảy mươi phần trăm những tù nhân trong những nhà giam của Pháp, chẳng hạn, là người Muslim. Những người Muslim của Tây Âu nói chung là không vô thần. Ngược lại, năm mươi quốc gia bây giờ được xếp hạng thấp nhất về chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc là nặng tôn giáo, không chối cãi.

Những phân tích khác vẽ cùng một bức tranh: trong mức độ tuân thủ tôn giáo, nước Mỹ là duy nhất trong số những nước dân chủ giàu có; nó cũng duy nhất bị vây khổn bởi những tỷ số cao về giết người, phá thai, thiếu nữ mang thai, bệnh truyền nhiễm tình dục, và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong. So sánh nội trong chính nước Mỹ cũng đúng như thế: giữa những tiểu bang phía Nam và miền Trung Tây, đặc trưng bởi mức độ thịnh hành cao nhất về tôn giáo, có những chỉ số về chức năng xã hội rối loạn đặc biệt hoành hành, so với những tiểu bang tương đối thế tục của vùng Đông Bắc (có những chỉ số) tương đương với những tiêu chuẩn của châu Âu. Trong khi liên đới với đảng chính trị tại Hoa Kỳ không phải là một chỉ số hoàn hảo về tôn giáo, không có gì bí mật là những "tiểu bang đỏ"[65], chủ yếu là “đỏ” vì có những ảnh hưởng áp đảo trong chính trị từ những người Kitô bảo thủ.

Nếu có một tương liên chắc mạnh giữa chủ nghĩa bảo thủ Kitô và lành mạnh xã hội, may ra chúng ta có thể mong thấy được một số dấu hiệu của nó tại những tiểu bang “đỏ” nước Mỹ. Không, chúng ta không thấy. Trong số 25 thành phố với những mức thấp nhất của tội phạm bạo hành, 62 phần trăm nằm trong những tiểu bang “xanh” và 38 phần trăm trong những tiểu bang “đỏ”. Trong số 25 thành phố nguy hiểm nhất, 76 phần trăm là tại những tiểu bang “đỏ”, 24 phần trăm trong những tiểu bang “xanh”. Trong thực tế, ba trong số năm thành phố nguy hiểm nhất ở nước Mỹ nằm trong tiểu bang “ngoan đạo” Texas. Mười hai tiểu bang với tỷ số ăn trộm[66] cao nhất là “đỏ”. Hai mươi bốn của 29 tiểu bang với tỷ số ăn cắp[67] cao nhất là “đỏ”. Trong số 22 tiểu bang với tỷ số giết người cao nhất, mười bảy là “đỏ”.

Tất nhiên, dữ liệu tương liên loại này không giải quyết những câu hỏi về nhân quả – niềm tin vào Gót có thể dẫn đến rối loạn chức năng xã hội; xã hội rối loạn chức năng có thể nuôi dưỡng một niềm tin vào Gót; yếu tố này có thể khởi động cái kia; hoặc cả hai có thể vọt ra từ một nguồn nguy hại sâu sa hơn. Tạm bỏ sang một bên vấn đề nhân và quả, tuy nhiên, những thống kê này chứng minh rằng chủ nghĩa vô thần phù hợp với nguyện vọng cơ bản của một xã hội dân sự; nó cũng chứng minh, hiển nhiên, rằng niềm tin vào Gót dù có phổ biến, không đảm bảo sự lành mạnh cho một xã hội.

Các nước có trình độ vô thần cao cũng là những nước từ thiện nhất, cả hai – tỷ lệ phần trăm dành cho những chương trình phúc lợi xã hội tính trên sự giàu có của họ và tỷ lệ phần trăm viện trợ của họ cho thế giới đang phát triển. Sự liên kết đáng ngờ giữa sự thịnh hành của đạo Kitô và những giá trị đạo Kitô đề cao là dối trá, bằng vào những chỉ số khác về bình đẳng xã hội. Xem xét tỉ lệ tiền lương trả cho chủ tịch điều hành công ti (CEO) ở mức thượng đẳng, và những nhân viên ăn lương trung bình của cùng những công ty: ở Anh là 24:1; tại Pháp, 15:01; ở Thụy Điển, 13:01; tại Hoa Kỳ, nơi 80 phần trăm dân số ngóng chờ sẽ được gọi tŕnh diện trước Gót trong ngày phán xét cuối cùng, nó là 475:1. Xem ra, nhiều con lạc đà, trông mong sẽ chui dễ dàng qua lỗ chân kim [68].

Ai đem Tốt Lành đặt vào“quyển sách Tốt”?
Ngay cả khi niềm tin vào Gót có được một tác động đáng tin cậy, tích cực trên hành vi con người, điều này sẽ không đem cho một lý lẽ để tin vào Gót. Một người chỉ có thể tin vào Gót nếu người ấy nghĩ là Gót thực sự có thật. Dẫu thử ngay cả chủ nghĩa vô thần có dẫn thẳng đến sự hỗn loạn đạo đức, điều này sẽ không gợi ý rằng học thuyết Kitô là đúng sự thật. Trong trường hợp đó, Muslim có thể là đúng. Hoặc tất cả những tôn giáo có chức năng giống như placebos [69]. Cũng như những cách mô tả vũ trụ, chúng có thể hoàn toàn sai nhưng, dẫu sao, có chỗ dùng được. Thế nhưng, cứ theo chứng cớ cho thấy, tất cả những tôn giáo đều vừa sai và vừa nguy hiểm.

Khi nói về niềm tin của bạn có những hậu quả tốt trên đạo đức con người, bạn đang theo chân những ví dụ của những người tôn giáo cấp tiến và tôn giáo ôn hoà. Thay vì nói rằng họ tin tưởng vào Gót, vì lời tiên tri nào đó trong kinh Thánh đã trở thành sự thật, hoặc vì những phép lạ kể lại trong Phúc Âm có sức thuyết phục, những người cấp tiến và ôn hoà có xu hướng dùng những từ nói về hậu quả tốt đẹp lòng tin tưởng của họ đem lại. Tín đồ như vậy thường hay nói rằng họ tin tưởng vào Gót, vì điều này “đem ý nghĩa cho cuộc đời của họ.” Khi cơn sóng thần giết chết một vài trăm nghìn người ngay ngày sau Giáng sinh, năm 2004 [70], nhiều người Kitô bảo thủ, đã xem thiên tai khủng khiếp này là bằng chứng của cơn giận của Gót. Gót hiển nhiên đã gửi đi thêm nữa một thông điệp ngầm, nhưng rõ ràng về tệ nạn phá thai, sự tôn thờ thần tượng, và sự đồng tính luyến ái. Trong khi tôi xem lối giải thích này về những sự kiện thật hoàn toàn đáng tởm, ít nhất nó có được cái giá trị là thuận lý, nếu dựa vào một tập hợp những giả định nào đó.

Cấp tiến và ôn hoà, về mặt khác, từ chối không rút ra bất kỳ kết luận nào dù bất kể ra sao về Gót dựa trên những “công trình” của Ông. Gót vẫn còn giữ như một bí ẩn tuyệt đối, là một nguồn đơn thuần an ủi tương hợp với sự bi thảm tàn ác nhất. Trong dư âm trận tsunami ở châu Á, những người cấp tiến và ôn hoà lên lớp lẫn nhau để tìm Thiên Chúa “không trong quyền lực làm dậy sóng, nhưng trong nỗ lực đối sóng của con người.” Tôi nghĩ chúng ta có thể đồng ý rằng đó là sự thể hiện lòng nhân từ của con người – không phải của Gót – mỗi khi một xác chết trương phồng được kéo từ biển vào bờ. Trong một ngày khi hơn một trăm ngàn trẻ em đồng loạt bị tước khỏi tay mẹ và lạnh lẽo dìm chết đuối, thần học cấp tiến phải đứng lên cho thấy rõ nó là cái gì: là những giả nhân giả nghĩa mỏng dính, trơ trẽn nhất. Cái thần học về “cuồng nộ” có chứa chất trí tuệ đáng khen hơn rất nhiều. Nếu như Gót có thực và có quan tâm vào công việc người ta, ý Ông sẽ không phải là không thể hiểu nổi. Điều duy nhất không thể hiểu nổi ở đây là rất nhiều người nam nữ dẫu sao cũng có lý trí, nhưng lại có thể phủ nhận sự kinh hoàng hiển nhiên của những biến cố này, và nghĩ rằng đây là đỉnh cao của khôn ngoan đạo đức.

Cùng với hầu hết những người Kitô, bạn tin rằng những kẻ hữu sinh hữu tử như chúng ta không thể phủ nhận đạo đức của kinh Thánh. Chúng ta không thể nói, ví dụ, là Gót đã sai bét khi dìm chết gần hết loài người [71] trong cơn đại hồng thuỷ đã kể trong chương Genesis, bởi vì đây giản dị chỉ vì cách thức xem ra như thế, nhưng từ những điểm nhìn hạn chế của chúng ta. Ấy thế chưa hết, bạn cảm thấy rằng bạn lại ở trong một vị thế để phán quyết rằng Jesus là con trai của Gót!, là quy tắc vàng là đỉnh cao của khôn ngoan đạo đức, và quyển kinh Thánh không phải là trong chính nó ứ ngập những dối trá. Bạn đang sử dụng trực giác đạo đức riêng của bạn để xác thực sự khôn ngoan của kinh Thánh, và sau đó, chỉ khoảnh khắc kế tiếp, bạn khẳng định rằng con người chúng ta không thể có cách nào dựa vào trực giác đạo đức riêng của chúng ta, để hướng dẫn chúng ta cho đúng trên thế giới này; mà nên ra, chúng ta phải phụ thuộc vào những quy định của kinh Thánh. Bạn đang sử dụng trực giác đạo đức riêng của bạn để quyết định rằng kinh Thánh là bảo đảm thích hợp cho trực giác đạo đức riêng của bạn. Những trực giác đạo đức riêng của bạn vẫn là chủ và chính yếu, và lý luận của bạn là lý luận vòng tròn.

Chúng ta quyết định những gì là tốt trong “quyển sách tốt”. Chúng ta đọc Quy tắc Vàng và phán định nó phải là một kết tinh rực rỡ từ nhiều động lực đạo đức của chúng ta. Và sau đó chúng ta đi đến gặp những lời dạy khác của Gót về đạo đức: nếu một người đàn ông khám phá trong đêm động phòng, rằng cô dâu không là trinh nữ, ông phải ném đá cho cô ấy đến chết ngay trên ngưỡng cửa nhà của cha cô (Deuteronomy 22:13-21). Nếu chúng ta là những kẻ có giáo dục, chúng ta sẽ ném bỏ điều này như là một điên cuồng ác độc nhất có thể tưởng tượng ra được. Làm như vậy đòi hỏi chúng ta xử dụng trực giác đạo đức riêng của chúng ta. Niềm tin rằng kinh Thánh là lời của Gót không giúp gì cho chúng ta cả.

Sự lựa chọn trước chúng ta thì đơn giản: chúng ta có thể có một cuộc trò chuyện ở thế kỷ hai mươi mốt về đạo đức và hạnh phúc con người, một cuộc chuyện trò trong đó chúng ta có sẵn tất cả những hiểu biết khoa học và lý luận triết học đã tích lũy được trong hai nghìn năm luận bàn của con người. Hoặc chúng ta có thể nhốt mình vào một hội thoại ở thế kỷ thứ nhất như nó được ướp giữ trong kinh Thánh. Tại sao có ai lại cứ muốn đi theo cách tiếp cận kể sau?

Sự thiện hảo của Gót
Ở một chỗ nào đâu đó trên thế giới, một người đàn ông vừa bắt cóc một em bé gái. Chẳng lâu sau, hắn sẽ hiếp, tra tấn và giết em. Nếu một hành động bạo ác như loại này không đang xảy ra ngay trong thời điểm này, nó sẽ xảy ra trong một vài giờ, hoặc chậm nhất là vài ngày. Sự chắc chắn như thế đó, chúng ta có thể rút ra được từ những thống kê pháp luật cai quản đời sống của sáu tỉ người. Cùng thống kê đó cũng gợi rằng, cha mẹ em gái tin – như bạn tin – rằng một Gót toàn năng và toàn nhân từ vẫn đang trông chừng họ và gia đình của họ. Họ có đúng không khi họ tin vào điều này? Có tốt không khi họ tin điều này?
Không!

Toàn bộ chủ nghĩa vô thần chứa trong lời đáp này. Vô thần không phải là một triết lý; ngay cả nó không phải là một thế giới quan, nó đơn giản chỉ là một sự nhận thực những gì hiển nhiên. Thực sự, vô thần là một thuật ngữ thậm chí không nên có. Không ai đã từng cần phải xác định mình như là một vô chiêm tinh gia[72] hay một vô-luyện giả kim gia[73]. Chúng ta không có từ dành cho những người ngờ rằng Elvis[74] vẫn còn sống, hay rằng người ngoài hành tinh đã du hành xuyên thiên hà chỉ để quấy nhiễu những chủ trang trại và gia súc của họ.

Vô thần không là gì khác hơn là những tiếng ồn động mà những người biết điều, phải kêu lên trước sự hiện diện không chính đáng của những tin tưởng tôn giáo. Một người vô thần chỉ đơn giản là một người tin rằng 260 triệu người Mỹ (87 phần trăm dân số) tuyên bố mình "không bao giờ nghi ngờ sự hiện hữu của Gót" phải có bổn phận trình bày bằng chứng hiện hữu của ông ta – và, quả thật vậy, còn lòng nhân từ của ông ta? Cứ trông vào những tàn sát không ngừng những con người vô tội trên thế giới, chúng ta đang chứng kiến mỗi ngày. Một người vô thần là một người tin rằng giết một em bé gái – ngay cả nếu xảy ra chỉ có một lần trong một triệu năm – gieo nghi ngờ trên ý tưởng có một Gót nhân từ.

Những thí dụ về thất bại của Gót trong việc bảo vệ nhân loại, xem thấy được ở khắp mọi nơi. Thành phố New Orleans, là một thí dụ, vừa mới đây bị một trận bão lốc (hurricane) phá huỷ. Hơn một ngàn người chết, hàng chục ngàn mất tất cả tài sản trần gian; và gần một triệu người phải dời chỗ. Vững vàng mà nói, hầu hết tất cả mọi người sống ở New Orleans vào thời khắc cơn bão Katrina tấn công, đã chia sẻ niềm tin của bạn vào một Gót toàn năng, toàn trí, và toàn thiện. Nhưng Gót đã làm gì khi Katrina quét sạch thành phố? Chắc chắn Ông có nghe tiếng những người già yếu nam nữ cầu kinh, họ chạy nước dâng, trèo lên tầng cao nhất sát dưới mái nhà, để rồi từ từ chết ngập ở đấy. Đây là những người mộ đạo. Đây là những người nam lành hiền, những người nữ đã xuốt đời cầu nguyện. Bạn có can đảm nhìn nhận sự hiển nhiên không? Những người đáng thương này đã chết trong khi nói chuyện với một ông bạn tưởng tượng.

Dĩ nhiên, đã có đầy rẫy những dự đoán về một trận bão với “tầm cỡ kinh Thánh” sẽ giáng xuống New Orleans, và phản ứng con người sau đó với trận thiên tai đã vô lý thê thảm. Nhưng vô lý chỉ là nhìn với ánh sáng của khoa học. Tôn giáo không cung cấp một cơ sở cho phản ứng nào cả. Tiên đoán đường đi của bão Katrina là đã giành giựt từ Tự nhiên câm nín, dùng những tính toán khí tượng và ảnh chụp từ vệ tinh. Gót không nói cho ai biết kế hoạch của ông. Giả định như cư dân New Orleans đã yên tâm trông cậy vào lòng nhân từ của Gót, họ đã không thể biết có một cơn bão giết người đang đổ xuống đầu họ cho đến khi mặt họ cảm nhận một luồng gió mạnh đầu tiên quật mạnh. Ấy thế chưa xong, như sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên, một cuộc thăm dò do The Washington Post thực hiện, cho thấy 80 phần trăm nạn nhân sống sót của bão Katrina lại nói rằng biến cố này chỉ làm niềm tin của họ vào Gót mạnh mẽ hơn.

Trong khi cơn bão Katrina đang nuốt chửng New Orleans, gần một ngàn người hành hương Shiite giẫm đạp lên nhau chết, trên một cây cầu ở Iraq. Những người hành hương này tin tưởng “vĩ đại” vào Gót trong kinh Koran. Thật vậy, cuộc sống của họ đã được xếp đặt quanh sự kiện không thể bàn cãi được là sự hiện hữu của ông ta: đàn bà của họ dưới mắt ông, đi phải che mặt; đàn ông của họ thường xuyên người này giết người kia vì họ diễn giải đối nghịch lời ông nói. Sẽ là một sự phi thường nếu có dẫu chỉ một người sống sót sau thảm kịch này mất niềm tin của mình. Có phần đúng hơn, những người sống sót lại tưởng tượng rằng họ được chừa ra là nhờ ân huệ của Gót. Đây là lúc chúng ta nhận mặt sự tự mình say đắm mình và tự lừa dối mình của những người sống xót. Đây là lúc chúng ta nhìn nhận thật xấu hổ làm sao, khi những người sống sót sau một thảm họa tin rằng mình được chừa ra, vì một Gót thương yêu, trong khi cũng chính Gót này dìm những trẻ sơ sinh nằm nôi chết đuối .

Một khi bạn ngưng lấy mơ tưởng tôn giáo quấn tã cho thực tại khổ đau của thế giới, bạn sẽ cảm thấu tận xương của bạn, cuộc sống là quý giá biết chừng nào — và, thật vậy, bất hạnh biết chừng nào, hàng triệu con người phải chịu đau khổ, hạnh phúc của họ bị thu cắt đến cực ngắn, bi thảm, hoàn toàn không có lý do nào cả.

Người ta tự hỏi sẽ phải có một thiên tai rộng lớn và vô nghĩa đến đâu mới sẽ có thể chuyển lay lòng tin tôn giáo trên thế giới. Holocaust đã không làm được. Diệt chủng ở Rwanda cũng không làm được, dẫu cho có cả những tu sĩ vung dao rựa giữa đám những thủ phạm. Năm trăm triệu người chết vì bệnh đậu mùa trong thế kỷ XX, trong đó có nhiều trẻ sơ sinh. Những cách của Gót, quả thật vậy, không thể hiểu nổi. Xem dường như bất kỳ sự kiện nào, bất kể bất hạnh đến đâu, vẫn có thể xoay được cho tương thuận với đức tin tôn giáo.

Dĩ nhiên, tín đồ tất cả những tôn giáo, thường xuyên đoan chắc từ người này sang người kia rằng Gót không chịu trách nhiệm về khổ đau con người. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể hiều khác được lời nhận cho Gót là vừa toàn trí lại toàn năng? Đây là vấn đề xưa cũ chống đỡ Gót giữa một trần gian ngập đầy Tà Ác [75], dĩ nhiên, chúng ta nên xem nó đã giải quyết xong rồi. Nếu Gót có thực, hoặc Ông không thể làm gì để chặn đứng những thiên tai kinh hoàng, hoặc Ông chẳng bận tâm. Như thế, Gót là một trong hai, ác độc hay bất lực. Giờ đây bạn có thể thèm muốn làm thử trò múa rối sau đây: Với Gót không thể lấy những tiêu chuần đạo đức con người ra phán xét. Nhưng chúng ta đã thấy chính những tiêu chuần đạo đức con người đó bạn đã khởi đầu dùng để thiết lập nên sự thiện hảo của Gót. Và lại nữa, một Gót nào đi nữa mà lại để chính Ông ta bận tâm với những chuyện nhỏ nhặt như những người đồng tính cưới nhau, hay vặt vãnh như tên gọi nào mới thích hợp trong lời cầu nguyện, thì không có gì là thâm sâu, không thể hiểu, không là những “cao thâm mạc trắc”[76] như thế.

Còn có một khả năng khác nữa, tất nhiên, và nó là vừa hợp lý nhất và kém ghê tởm nhất: Gót của kinh Thánh là một hư cấu, tưởng tượng, giống như thần Zeus và hàng ngàn vị god đã chết khác mà giờ đây hầu hết con người bình thường làm ngơ. Bạn có thể chứng minh rằng thần Zeus không hiện hữu không? Tất nhiên là không. Chưa hết, chỉ cần tưởng tượng nếu chúng ta sống trong một xã hội mà mọi người đã dành hàng chục tỷ đô la thu nhập cá nhân của họ mỗi năm vào việc làm nguôi giận những vị thần Olympus, nơi chính phủ đã tiêu thêm nhiều tỷ đô la tiền thuế để hỗ trợ những tổ chức chuyên dành về những vị thần này, nơi có muôn vàn tỷ không kể xiết tiền giảm thuế đã dành cho những đền thờ không-Kitô, nơi những viên chức dân cử đã làm hết sức mình để cản trở việc nghiên cứu y khoa, dựa trên sự phải tôn trọng The Iliad và The Odyssey, và nơi mà mọi tranh luận về chính sách công quyền bị phá vỡ vì những lẩn thẩn của những tác giả cổ thời, viết tuy hay khéo, nhưng còn đã chẳng biết gì cho đủ về bản chất của tự nhiên, ngay cả không biết làm sao giữ phân của chính họ thải ra cho khỏi lẫn với thức ăn của chính họ. Đây sẽ là một đặt chỗ sai lầm khủng khiếp, những nguồn chất liệu đạo đức, và trí tuệ của chúng ta. Và đó đã là đích xác cái xã hội chúng ta đang sống. Đây là cái thế giới phi lý đáng buồn mà bạn và những người Kitô của bạn đang nằng nặc hùng hục đòi làm ra cho được.

Thật là khủng khiếp tất cả chúng ta rồi đều chết và mất hết những gì yêu quí, nhưng còn là khủng khiếp gấp đôi khi rất nhiều người như thế chịu những khổ đau không cần thiết đương khi còn sống. Rằng biết bao nhiêu những khổ đau này có thể trực tiếp buộc vào tôn giáo – vào những oán hận tôn giáo, vào những chiến tranh tôn giáo, vào những cấm kị tôn giáo và những phân tán lạc hướng tài nguyên hiếm hoi vì tôn giáo – là những gì làm những lời chỉ trích trung thực về đức tin tôn giáo, là một điều cần thiết về đạo đức và trí tuệ. Thật không may, những lời chỉ trích như vậy đẩy những người không có tin tưởng tôn giáo ra những vòng phụ bên rìa xã hội. Chỉ đơn giản bằng vào tiếp cận với thực tại, ông ta xem ra đã xuất hiện một cách ngượng ngùng không tiếp cận được với đời sống huyễn tưởng của những hàng xóm quanh mình.


Quyền năng của tiên tri dự ngôn
Đã thường được nói – tin kinh Thánh là lời của Gót – là có lý, vì nhiều những biến cố kể lại trong Tân ước xác nhận những tiên đoán trong Cựu ước. Nhưng hãy tự hỏi bạn, khó khăn đến đâu nếu như những người viết truyện kể cuộc đời của Jesus nếu muốn, phải làm để những chuyện kể này (Phúc âm – trong Tân ước) thành ứng hợp với những tiên đoán trong Cựu ước? Không phải đã là trong tầm tay của con người bình thường, khả năng viết một quyển sách xác nhận những dự ngôn trong quyển sách khác đã viết trước đó? Thực sự, chúng ta biết trên chứng cớ văn bản, đây chính là những gì những người viết kể đời Jesus, đã làm.

Những người viết như Luke và Matthew, lấy thí dụ, tuyên bố Mary là một trinh nữ thụ thai, dựa trên Isaiah 7:14[77] bản dịch (bằng tiếng) Hy lạp. Bản văn Isaiah tiếng Hebrew, (cổ hơn) dùng từ “alma”, tuy nhiên, nó chỉ đơn giản có nghĩa là “một phụ nữ trẻ tuổi”, không có hàm ý nào về “sự trinh khiết”. Tất cả xem ra chắc chắn cái giáo điều về “sinh đẻ đồng trinh”, và phần lớn kết quả mối khát khao nhưng khắc khoải lo lắng về tình dục của toàn thể thế giới Kitô, đã là một sản phẩm của một sự dịch từ ngữ sai trong câu chuyện chép từ tiếng Hebrew. Một tấn công khác vào lý thuyết sinh nở đồng trinh là có những nhà viết phúc âm khác không hề nghe biết gì về nó. Mark và John cả hai xem ra đều bối rối trước những kết án Jesus là con hoang[78], nhưng họ không hề nhắc gì về sự gốc gác “huyền nhiệm” của Jesus cả. Paul nói Jesus ra đời với “gốc gác xương thịt có mầm vua David” và “sinh ra từ một người đàn bà”, mà không nói gì về trinh tiết của Mary hết cả.

Và những người viết Phúc âm phạm nhiều lỗi khác về phương diện biên khảo. Trong đoạn Matthew 27:9-10, lấy thí dụ, viết là, đã làm trọn đầy một câu tiên tri, gán cho Jeremiah. Câu tiên tri đó thực ra ở trong Zechariah 11:12-13. Những chuyện kể đời Jesus cũng nói trái nghịch nhau toạc móng heo! John kể cho chúng ta Jesus lên thập giá, vào ngày, trước ngày đã ăn bữa Passover. Mark nói là ngày hôm sau. Cứ theo những khác biệt như thế, làm sao bạn có thể tin kinh Thánh mọi phần toàn bích? Bạn nghĩ làm sao về những đạo của người Muslims, Mormons, and Sikhs, họ cứ làm ngơ những trái nghịch trong những chương sách kinh thánh của họ? Họ cũng nói những điều đại loại: “chúa Thánh thần chỉ để mắt vào thực chất mà thôi và không bị ràng buộc vào những từ” (Luther). Ngay cả điều này có làm bạn nhỉnh thêm được chút nào để chấp nhận những lời kinh thánh của họ là những lời toàn bích của vị khai sáng ra vũ trụ?

Những người Kitô quanh đi quẩn lại đoan chắc rằng kinh Thánh đoán trước được những biến cố lịch sử tương lai. Lấy một thí dụ, Deuteronomy 28:64 nói: “Và Gót sẽ phân tán anh chị em khắp những nước, từ đầu này trái đất cho đến đầu kia.”[79] Trong Luke 19:43-44, Jesus nói: “Vì sẽ có ngày, địch quân kéo đến, đắp lũy, bao vây ngươi và đồng loạt tấn công tất cả những mặt; chúng sẽ phá đổ ngươi và con cái trong thành ngươi ra bình địa, chúng sẽ không để tảng đá nào chồng lên tảng đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời điểm ngươi được thăm viếng.” [80] Chúng ta được giải cho tin những phát biểu này là đoán trước lịch sử về sau của dân Do thái với sự rõ rệt đến lạ lẫm như thế, nên nếu chấp nhận, chỉ có cách duy nhất là một giải thích siêu nhiên.

Nhưng chỉ thử tưởng tượng một công trình của dự ngôn, tiên tri sẽ đặc biệt ngoạn mục như thế nào, nếu nó đã thực là sản phẩm của sự toàn trí. Nếu kinh Thánh đã là một quyến sách như thế, nó sẽ có những tiên đoán hoàn toàn chính xác về những biến cố loài người. Bạn sẽ phải mong nó có chứa những đoạn, chẳng hạn như: “Vào nửa phần sau thế kỷ XX, loài người sẽ phát triển một hệ thống những computer liên kết toàn thế giới – theo những nguyên lý “ta” đã an bài trong chương Leviticus – và hệ thống này sẽ được gọi là Internet”. Kinh thánh chẳng có đoạn nào giống như thế. Thực sự, nó không có đến lấy dù chỉ một dòng nào, mà đã không thể viết bởi một người nam hay nữ, sống trong thế kỷ thứ nhất. Điều này nên làm bạn lo lắng.

Một quyển sách do một vị toàn trí đã viết, nếu có thể ắt hẳn có chứa một chương về toán học mà, sau hai nghìn năm dùng liên tục, sẽ vẫn là nguồn thị kiến toán học giàu có nhất, con người từng được biết đến. Thay vào đó, kinh Thánh không có một bàn bạc cho nghiêm chỉnh nào về toán học, và lại có vài sai lầm toán học rõ rệt. Ở hai chỗ, lấy thí dụ, quyến “sách Tốt” nói rằng tỉ lệ của chu vi vòng tròn và đường kính là 3:1 (I Kings 7:23-26 và II Chronicles 4:2-5). Nếu đây là một số gần đúng của Pi (π), con số này không có gì “ghê gớm”. Phần số lẻ của Pi kéo chuỗi dài đến vô tận — 3.1415926535 ... — và những máy computer hiện nay, cho phép chúng ta tính nó đến bất kỳ mức độ chuẩn xác nào chúng ta muốn. Nhưng những dân Ai cập và dân Babylon đã ước định Pi và khoảng vài số lẻ, nhiều thế kỷ trước khi những quyển sách cổ nhất trong kinh Thánh được viết. Kinh Thánh cho chúng ta một con số phỏng đoán tệ hại ngay dù so với những tiêu chuẩn của thế giới cổ thời. Như sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, những tín đồ đã tìm thấy đường lý giải chuyện này, nhưng những lý giải đó không thể che dấu được thiếu xót hiển nhiên nếu xem nó như một nguồn thị kiến cho toán học. Hoàn toàn đúng khi nói rằng nếu nhà toán học Hy lạp Archimedes giả thử đã viết những đoạn liên hệ trong những chương của “I Kings” và “II Chronicles”, bản văn sẽ mang ấn dấu chứng cớ to lớn hơn rất nhiều về một tác gỉa “toàn trí”.

Tại sao kinh Thánh không nói một điều gì về điện khí, hay về DNA, hay về tuổi thực và kích thước thực của vũ trụ? Thế còn cách chữa lành cho cancer đâu? Khi chúng ta hiểu trọn vẹn về sinh học của cancer, sự hiểu biết này sẽ dễ dàng thu tóm trong vài trang sách. Tại sao những trang như vậy, hay dẫu bất cứ tí gì có liên hệ với chúng dù thật xa đến đâu, không tìm được trong kinh Thánh. Những người tốt, ngoan đạo đang chết thật kinh khiếp vì cancer ngay trong thời điểm này, và nhiều nạn nhân là trẻ con. Kinh Thánh là một quyển sách rất lớn. Gót đã có đủ chỗ để truyền dạy chúng ta thật chi tiết về chuyện làm sao giữ nô lệ, và một danh sách linh tinh dài những loài sinh vật nào dùng giết hi sinh được. Với một người đứng ngoài tín ngưỡng Kitô, thật hoàn toàn kinh ngạc, làm sao một quyển sách thông thường như thế lại có thể là, và vẫn nghĩ là, sản phẩm của sự toàn trí.

Xung đột giữa Khoa học và Tôn giáo
Trong khi lúc này đây, là một nhu cầu đạo đức về phần những nhà khoa học để lên tiếng thành thực về sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo, ngay cả Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia đã lại tuyên bố cuộc xung đột là giả tưởng:

Ở gốc của xung đột xem như giữa vài tôn giáo và thuyết tiến hóa, là một sự hiểu nhầm về sự khác biệt quan trọng giữa những phương thức nhận thức của những tôn giáo và của khoa học. Tôn giáo và khoa học trả lời những câu hỏi khác nhau về thế giới. Có hay không có một cứu cánh cho vũ trụ hay một cứu cánh cho hiện hữu con người, không phải là những câu hỏi cho khoa học. Những phương thức nhận thức của tôn giáo và của khoa học đã đóng vai trò và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong lịch sử loài người....Khoa học là cách hiểu về thế giới tự nhiên. Nó giới hạn vào sự giải thích thế giới tự nhiên thông qua những nguyên nhân tự nhiên. Khoa học không thể nói gì về siêu nhiên. Gót có hiện hữu hay không hiện hữu, là câu hỏi khoa học đứng trung lập.

Phát biểu này thật choáng váng vì nó thiếu xót sự trung thực. Dĩ nhiên, những nhà khoa học xuốt đời sống trong sự sợ hãi mất nguồn tài trợ công cộng, thế nên NAS[81] có thể chỉ đơn giản đã bày tỏ sự khiếp hãi sống sựợng trước đám quần chúng đã đóng góp tiền thuế. Tuy nhiên, sự thực là xung đột giữa tôn giáo và khoa học là điều không sao tránh khỏi. Sự thành công của khoa học thường đến cùng với sự thiệt hại của những tín điều tôn giáo; duy trì những tín điều tôn giáo luôn luôn đi kèm với sự thiệt hại cho khoa học. Những tôn giáo của chúng ta không đơn giản chỉ nói về “một cứu cánh cho hiện hữu con người”. Giống như khoa học, mọi tôn giáo tạo những xác nhận đặc biệt về cách thức của thế giới là gì. Những xác nhận có ngụ ý về những sự kiện – kẻ tạo vũ trụ có thể nghe (và đôi khi sẽ trả lời) lời cầu nguyện của bạn; linh hồn nhập vào zygote [82] lúc thụ tinh. Nếu bạn không tin những điều đúng về Gót, bạn sẽ chịu đau khổ khủng khiếp sau khi chết. Những xác nhận như thế trong nội tại có xung đột với những xác nhận của khoa học, vì chúng là những xác nhận dựa trên chứng cớ quá chừng tệ hại.

Trong nghĩa rộng rãi nhất, “khoa học” (từ Latin “scire” – biết) đại diện cho những nỗ lực bậc nhất của chúng ta để hiểu gì là thực về thế giới của chúng ta. Ở đây, chúng ta không cần thiết phải phân biệt giữa khoa học “cứng” và khoa học “mềm”, hay giữa khoa học và một ngành của khoa học nhân văn như sử học chẳng hạn. Là một sự thực lịch sử, lấy thí dụ, rằng người Nhật đã oanh tạc Pearl Harbor vào ngày December 7, 1941. Hậu quả là sự kiện này làm nên phần của thế giới quan duy lý khoa học. Với những chứng cớ xác nhận cho sự kiện này, nếu có ai tin rằng nó xảy ra vào một ngày khác, hay người Egypt mới thực là đã thả những quả bom này, kẻ ấy có rất nhiều giải thích phải làm. Trong tâm lõi của khoa học không phải là những thí nghiệm với những điều chỉnh điều kiện, hay những mô hình biểu diễn bằng ngôn ngữ chính xác toán học; nó là sự chân thực trí thức. Đến lúc chúng ta nhìn nhận một đặc trưng cơ bản của luận bàn nhân văn: mỗi khi xem xét giá trị sự thật của một mệnh đề, người ta hoặc có tham dự vào một định giá thành thực về chứng cớ và luận chứng logich, hoặc người ta không. Tôn giáo là một lĩnh vực của đời sống chúng ta, trong ấy người ta tưởng tượng rằng có những tiêu chuẩn khác của chính trực trí thức đem áp dụng.

Hãy xem cuộc bàn cãi mới đây của Nhà thờ Catô La mã về chủ thuyết về lim-bô [83]. Ba mươi nhà thần học hàng đầu từ khắp thế giới gặp gỡ tại Vatican mới đây để bàn luận về câu hỏi – Điều gì sẽ xảy đến cho những hài nhi chết không kịp chịu lễ “bắp-têm”. Từ thời Trung cổ, những người Catô vẫn đã tin những hài nhi đó sẽ đi đến một trạng thái hay nơi chốn gọi là “limbo”, ở đấy, chúng vui hưởng mãi mãi điều. Thomas Aquinas đã đặt tên là “hạnh phúc tự nhiên”. Điều này ngược lại với ý kiến của Augustine, ông này tin những linh hồn hài nhi bất hạnh này sẽ sống bất tận trong hỏa ngục.

Mặc dù, limbô không thực có một nền tảng nào ghi chép trong kinh sách, và nó chưa bao giờ là lý thuyết chính thức của Nhà thờ, nó đã là một phần chính yếu của truyền thống Kitô hàng thế kỷ nay. Năm 1905, xem ra vua chiên Pius X hoàn toàn xác nhận nó: “Trẻ con chết chưa chịu bắptêm đi vào limbo, nơi ấy không có Gót với chúng, nhưng chúng cũng không phải chịu khổ đau gì cả”. Giờ đây, những trí tuệ vĩ đại của Nhà thờ đã hội họp để xem xét lại vấn đề.

Chúng ta có thể nào, dù chỉ hình dung, ra được một công trình xó xỉnh trí thức thổ tả hơn cái này? Hãy chỉ tưởng tượng xem những bàn luận đó phải giống như thế nào. Có thể có được một cơ hội dù mong manh nhất, là rồi có một ai sẽ trình bày chứng cớ, chỉ ra số phần vĩnh viễn của những trẻ chưa bắptêm sau khi chết? Làm sao bất cứ ai có học thức, nghĩ về chuyện này không thể cho là gì khác hơn một trò hề, kinh dị, và phí thì giờ một cách vô đạo lý? Một khi người ta xem xét sự kiện rằng cũng chính đây là cái tổ chức đã đào tạo và chấp chứa một đoàn quân tinh nhuệ chuyên quấy nhiễu tình dục trẻ con [84], toàn thể cái tổ chức bán buôn vĩ đại này bắt đầu tỏa ra một hào quang thực ma quỉ của sự phí phá năng lực con người.

Sự mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo thu lược vào một sự kiện đơn giản giữa nhận thức con người và luận thuyết: Hoặc là một người có những lý do đúng cho những gì anh ta tin tưởng, hoặc anh ta không có. Nếu đã có lý do đâu ra đó khi tin Jesus sinh từ người mẹ đồng trinh, hay Muhammad đã lên thiên đường trên cánh ngựa bay, những tin tưởng này sẽ phải thiết yếu tạo phần vào những mô tả hợp lý về vũ trụ của chúng ta. Ai cũng nhận ra dựa trên “đức tin” để quyết định một nghi vấn đặc biệt về sự kiện lịch sử thì lố bịch – nghĩa là đến khi đàm thoại quay về gốc những quyển sách như kinh Thánh hay kinh Koran, về sự sống lại của Jesus, về Muhammad nói chuyện với thiên sứ Gabriel, hay về bất cứ tín lý tôn giáo nào khác. Giờ là lúc chúng ta thú nhận đức tin tôn giáo không là gì khác hơn mảnh giấy chứng nhận mà những người trong những nhà thờ chuyền tay nhau để giữ tin tưởng khi lý trí thất bại.

Mỗi khi có tin tưởng mạnh mẽ, nhưng không có chứng cớ nào, được xem là dấu hiệu của điên rồ hay ngu xuẩn, trong bất cứ lĩnh vực nào khác của đời sống chúng ta, tin vào Gót vẫn giữ uy thế lớn lao trong xã hội chúng ta. Tôn giáo là một lĩnh vực của luận bàn [85] về chúng, trong ấy được xem là cao thượng để giả thử là chắc chắn về những điều không con người nào có thể có một cách nào mà chắc chắn cho được. Điều này, nó đang nói với chúng ta rằng, cái hào quang cao thượng này chỉ kéo dài ra đến những tín ngưỡng vẫn còn có nhiều người tin theo. Ai mà bị bắt được đang thờ thần Poseidon[86], dù trên biển, sẽ bị nghĩ là người mất trí. [87]

Sự thật về sự sống
Tất cả những dạng sống phức tạp trên mặt đất, đã trải qua hàng tỷ năm phát triển từ những dạng sống đơn giản hơn. Đây là một sự kiện không có chỗ cho thông minh bàn cãi gì nữa. Nếu bạn nghi ngờ rằng giống người đã biến hoá từ những giống trước nó, bạn cũng nên nghi ngờ mặt trời không là một vì sao. Cứ cho thế đi, mặt trời không xem ra giống một vì sao thông thường; nhưng chúng ta biết đó là một ngôi sao, chẳng qua đã chỉ vì nó tương đối ở gần quả đất chúng ta. Hãy tưởng tượng có dịp rồi bạn xấu hổ biết chừng nào nếu tôn giáo của bạn lại dựa trên giả thuyết mặt trời đã không bao giờ là một ngôi sao cả. Hãy tưởng tượng hàng triệu những tín đồ Kitô nước Mỹ, mỗi năm tiêu phí hàng trăm triệu đô la, chiến đấu với những nhà bác học không tin Gót, trong những ngành thiên văn học và thiên thể vật lý học, về điểm này.

Hãy tưởng tượng họ làm mọi việc thật đam mê, để đưa những quan niệm không bằng chứng về mặt trời vào giảng dạy trong trường học ở quốc gia chúng ta. Đấy chính thực là tình trạng hiện nay bạn đang ở trong, khi nói về thuyết tiến hoá.

Những người Kitô nghi ngờ sự thực của thuyết tiến hoá thường nhanh nhảu nói những điều đại loại như: “Tiến hoá chỉ là một lý thuyết, không là một sự kiện.” Những phát biểu như thế phơi bày một hiểu lầm nghiêm trọng về cách dùng từ “lý thuyết” trong luận bàn khoa học. Trong khoa học, những sự kiện phải được giải thích đi kèm với tham khảo truy dẫn về những sự kiện khác. Những mô hình giải thích lớn rộng hơn này là “lý thuyết”. Lý thuyết thiết lập những tiên đoán và có thế, trên nguyên tắc, đem thử nghiệm được. Nhóm từ “lý thuyết về tiến hoá”[88] không một tí nào có ý tiến hoá không phải là sự kiện thực tại. Một người có thể nói về “lý thuyết vi trùng của bệnh tật”[89] hoặc “lý thuyết về sự hấp dẫn trọng lực”[90] mà không hề ném lưới nghi ngờ lên bệnh tật, hay sức hấp dẫn như là sự kiện của thực tại tự nhiên.

Cũng đáng ghi nhận là một người có thể lấy được bằng Ph.D. trong bất kỳ ngành khoa học nào, dù không có mục đích nào khác hơn là mỉa mai dùng ngôn từ khoa học một cách bất chấp đạo lý [91] trong nỗ lực hợp lý hoá những bất cập ”rạng rỡ” trong quyển kinh Thánh. Một nhúm người Kitô xem ra đã làm điều này; ngay cả vài người trong đám đã lấy bằng từ những trường đại học nổi tiếng. Không hồ nghi gì, những người khác sẽ theo chân họ. Trong khi những người như thế, theo nguyên tắc, được gọi là những “khoa học gia”, họ không hành xử như những khoa học gia. Họ đơn giản là không dấn thân vào một tìm hiểu trung thực về bản chất của vũ trụ. Và những tuyên cáo về Gót và về thất bại của lý thuyết Darwin, không có tí ý nghĩa nào là có một phản luận chính đáng khoa học về sự tiến hoá sinh vật. Năm 2005, một thăm dò đã diễn ra trong ba mươi bốn nước, đo lường tỉ lệ phần trăm mức chấp nhận thuyết tiến hoá ở những người tuổi trưởng thành. Nước Mỹ đứng hàng ba mươi ba, chỉ trên có mỗi Turkey. Trong khi đó, học sinh trung học Mỹ kiểm tra về hiểu biết khoa học và toán, đứng dưới tất cả những nước châu Âu và châu Á. Những dữ kiện này không chối cãi gì nữa: chúng ta đang xây dựng một nền văn minh của ngu muội.

Đây là những gì chúng ta biết. Chúng ta biết vũ trụ thì cổ xưa hơn kinh thánh thừa nhận rất nhiều. Chúng ta biết tất cả những sinh vật phức tạp trên mặt đất, gồm cả chúng ta, đã tiến hoá từ những sinh vật trước đó, trải qua hàng tỉ năm. Những bằng chứng về điều này thì hoàn toàn tràn ngập. Không có câu hỏi nghi ngờ nào về giàu có muôn dạng của sự sống quanh chúng ta là sự biểu tả của code di truyền [92] ghi trong phân tử DNA, rằng khi DNA xảy ra dị biến, và một vài dị biến có khả năng làm tăng khả năng tồn tại và sinh sản của sinh vật trong một môi trường đã sẵn. Tiến trình dị biến và đãi lọc tự nhiên đem cơ hội cho những cá nhân trong những tập hợp cô lập, giao phối lai giống và, trải qua đằng đẵng thời gian kéo dài, tạo nên những giống sinh vật mới.

Không có câu hỏi nghi ngờ gì nữa rằng loài người tiến hoá từ những loài không-người có trước, trong cách thức như thế này. Chúng ta biết, theo bằng chứng khoa gene học [93], chúng ta có chung gốc với loài dã nhân[94] và loài khỉ, và loài gốc này lại chung gốc (trước nữa) với loài dơi và loài vượn cáo[95]. Đã có một “cây sự sống”[96] thiết lập với cành nhánh xum xuê, và hình dạng cơ bản cùng tính chất của nó, giờ đây có hiểu biết rất rộng rãi. Hậu quả là, không có bất kỳ lý do nào để tin tưởng mỗi giống sinh vật đã được “tạo dựng” trong thể dạng hiện nay của chúng[97].Tiến trình biến hoá bắt đầu ra sao vẫn còn là một bí mật (khoa học), nhưng điều đó ít nhất, tuyệt không có chút hàm ý nào, rằng có một thần linh rình rập tại nền tảng [98] của nó hết cả. Đọc cho thành thực cách nào đi nữa, những liệt kê tạo thiên lập địa kể trong kinh thánh, hàm ý Gót đã tạo ra mọi động vật và thực vật, giống như chúng ta đang thấy chúng giờ đây. Không có bàn cãi gì nữa rằng kinh thánh sai lầm về điều này. Nhiều người Kitô muốn ném màn nghi ngờ lên sự thật của thuyết tiến hoá, hiện nay ủng hộ một cái gọi là thiết kế thông minh (ID) [99]. Vấn đề với ID là nó không là gì khác hơn là một chương trình chính trị và biện hộ tôn giáo khoác áo giả khoa học. Bởi vì niềm tin vào Gót kinh thánh không tìm được hậu thuẫn trong sự hiểu biết khoa học ngày càng lớn rộng của chúng ta về thế giới. những lý thuyết gia ID thường cắm gắn tuyên bố của họ trong những lĩnh vực kém hiểu biết về khoa học.

Luận chứng về ID đã tiến hành trên nhiều mặt trận cùng một lúc. Giống như vô số những lý thuyết gia hữu thần có trước họ, những người nhiều hâm mộ ID, thường hay cãi rằng ngay chính sự kiện vũ trụ hiện hữu đã chứng minh sự hiện hữu của Gót. Luận chứng trình bày ít nhiều như vầy: tất cả mọi hiện hữu có một nguyên nhân; không gian và thời gian hiện hữu, không gian và thời gian phải, như thế, có nguyên nhân do một gì đó đứng ngoài không và thời gian; và cái duy nhất vượt ngoài không và thời gian, và đã lại giữ quyền năng sáng tạo, là Gót. Nhiều người Kitô, giống như bạn, thấy luận chứng này thuyết phục. Và đã thế, nếu ngay cả chúng ta giả dụ chấp nhận những xác nhận đầu tiên của nó (mỗi xác nhận như thế, đòi hỏi phải bàn cãi rất nhiều, nhiều hơn là những lý thuyết gia ID từng thú nhận), cái kết luận cuối cùng không đến theo. Ai là người có thể nói – cái duy nhất có thể dựng nên không gian và thời gian là một hữu thể tối cao? Ngay cả nếu chúng ta có chấp nhận vũ trụ của chúng ta chắc phải do một nhà thiết kế đã thiết kế nên, điều này không có nghĩa người thiết kế là vị Gót nói trong kinh thánh, hay là Ông này chuẩn y chấp thuận đạo Kitô. Nếu đã thiết kế thông minh, vũ trụ của chúng ta có thể vận hành như một sự mô phỏng [100] trong một máy computer siêu đẳng của người vũ trụ xa lạ. Hay nó có thể là công rình của một Gót quỉ quái ác độc, hay là của hai vị Gót quỉ quái như thế, đang chơi dằng co thử sức nhau với cả một vũ trụ bao la hơn ngoài kia.

Như nhiều phê bình tôn giáo đã chỉ ra, ý niệm về một vị sáng tạo nêu lên một vấn đề trực tiếp về một chuỗi chạy lùi vô tận [101]. Nếu Gót đã tạo vũ trụ, cái gì tạo Gót? Nói rằng Gót, theo định nghĩa, thì không gì tạo cả, tự tạo, chỉ giản dị là xin cho thêm câu hỏi nữa. Bất kỳ một hữu thể nào có khả năng tạo một thế giới phức tạp hứa hẹn là chính vị ấy phải rất phức tạp. Như nhà sinh vật học Richard Dawkins đã lập đi lập lại nhận xét, tiến trình tự nhiên duy nhất mà chúng ta biết về một thứ có thể đào tạo – một hữu thể với khả năng thiết kế những đối tượng – chính là sự tiến hoá.

Sự thật là không ai biết thế nào hoặc tại sao vũ trụ đi đến thành hình. Không rõ ràng là chúng ta dẫu đã có thể nói cho đâu ra đó về sự tạo lập vũ trụ, biết rằng một biến cố như thế chỉ có thể nhận thức được trong tham chiếu với thời gian, và ở đây, chúng ta đang bàn về sự ra đời của chính không-thời gian [102].

Bất cứ một người trí thức thành thực nào cũng sẽ thú nhận ông ta không biết tại sao vũ trụ hiện hữu. những nhà khoa học, dĩ nhiên, sẵn sàng thú nhận sự dốt nát của họ về điểm này. những tín đồ tôn giáo thì lại không. Một trong những điều mỉa mai lớn lao của luận bàn tôn giáo có thể nhận được trong tầng số mà những tín đồ tôn giáo tự ca ngợi họ về khiêm tốn, trong khi lại lên án những nhà khoa học và những người không-tin là ngu dốt. Thực tế, không có thế giới quan nào lại đáng lên án là ngu dốt, hơn là của một tín đồ tôn giáo: vị sáng tạo vũ trụ có một quan tâm đến tôi, chấp thuận tôi, thương yêu tôi, và sẽ ban thưởng cho tôi sau khi chết; những tin tưởng hiện có của tôi, lấy ra từ kinh thánh, sẽ giữ mãi là phát biểu của chân lý cho đến ngày tận cùng thế giới; tất cả những ai không đồng ý với tôi sẽ có vĩnh cửu trong hoả ngục.

Một người Kitô trung bình, trong một nhà thờ trung bình, nghe một bài giảng chủ nhật trung bình, đã đạt được một trình độ ngu xuẩn – đơn giản là không thể tưởng được so với những luận bàn khoa học – và đã vẫn có một vài nhà khoa học cực kỳ ngạo mạn.

Hơn 99 phần trăm những giống sinh vật đã từng đi, bay, hay trườn trên mặt đất này giờ đã tuyệt giống. Chỉ sự kiện này không thôi, xem ra gạt ra ngoài thuyết thiết kế thông minh. Khi chúng ta nhìn vào thế giới tự nhiên, chúng ta thấy sự phức tạp lạ thường, nhưng chúng ta không thấy sự thiết kế tối hảo. Chúng ta thấy sự dư thừa, sự thoái lui và sự rắc rối vô ích; chúng ta thấy những khiếm khuyết đến hoang mang, có kết quả trong khổ đau và chết chóc. Chúng ta thấy những con chim không thể bay, và những con rắn bò sát có xương chậu. Chúng ta thấy những loài cá, loài rồng lửa[103], loài giáp xác[104] có mắt không chức năng, vì chúng tiếp tục tiến hoá trong tối tăm đã hàng triệu năm. Chúng ta thấy những con cá voi mọc răng lớn đang lúc còn là bào thai, chỉ rồi để khi trưởng thành lại thu nhỏ lại. Những đặc trưng như thế trong thế giới chúng ta hoàn toàn huyền bí nếu giả định là Gót đã tạo nên mọi loài sinh vật của trái đất này, một cách “thông minh”; nhưng chẳng một sự kiện nào trong chúng là khó hiểu nếu nhìn với ánh sáng thuyết tiến hoá.

Người ta kể lại, nhà sinh vật học J. B. S. Haldane có lần đã nói, nếu có một Gót, Ông ta có một “mê đắm khác thường những con bọ cánh cứng [105]”. Một người hẳn sẽ hi vọng một quán sát tai hại như vầy tất sẽ đóng lại mãi mãi quyển sách về thuyết sáng tạo. Sự thật là, hiện nay được biết có vào khoảng ba trăm năm mươi ngàn giống bọ cánh cứng, Gót xem ra có một mê đắm lại còn lớn hơn nữa những con vi-rút. những nhà sinh vật học ước lượng có ít nhất mười biến thái của vi-rút[106] cho mỗi một loài sinh vật trên địa cầu. Rất nhiều vi-rút hiền lành, dĩ nhiên, và vài vi-rút cổ thời đã đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành những sinh vật phức tạp. Nhưng vi-rút có khuynh hướng dùng những cơ thể sinh vật như của bạn và tôi để làm cơ quan truyền giống mượn cho chúng. Nhiều loại vi-rút xâm lăng những tế bào chúng ta chỉ để phá huỷ chúng, phá huỷ chúng ta trong tiến trình – khủng khiếp, không thương xót, không nao núng. Vi-rút như HIV, cũng như một khối lớn những bắc-tê-ri-a độc hại, có thể quan sát đang tiến hoá ngay “dưới mũi” chúng ta. Đang phát triển những kháng tố chống lại những thuốc chống vi-rút và thuốc trụ sinh, đem lại thiệt hại cho mọi chúng ta. Thuyết tiến hoá vừa đoán trước và giải thích hiện tượng này; chương sách Sáng thế ký trong thánh kinh thì không. Làm thế nào đây mà bạn có thể tưởng tượng đức tin tôn giáo lại đưa ra được kê khai đúng nhất về những thực tại này, hay làm sao chúng có thể đề nghị một vài mục đích nhân từ, sâu sa hơn của một hữu thể toàn trí?

Cơ thể chúng ta chứng thực cho sự phản phục vô thường và sự bất tài thiếu khả năng của sáng tạo. Lúc là phôi thai, chúng ta có đuôi, túi mang [107] và một lớp lông như của loài dã nhân. Vui vẻ thay, hầu hết chúng ta mất đi những “phụ tùng duyên dáng” này trước khi ra đời. Chuỗi trình tự kỳ dị này trong khoa hình thái học[108] thì giải thích nhanh chóng bằng những thuật ngữ của tiến hoá và gen-học; nó là một tiếng thốt ú ớ bí mật nếu chúng ta là sản phẩm của thiết kế thông minh. Đàn ông có một đường dẫn tiểu chạy thẳng ngang qua tuyến tiền liệt [109]. Tuyến tiền liệt có khuynh hướng sưng phồng trong đời người. Hậu quả là, hầu hết đàn ông trên sáu mươi tuổi có thể làm chứng rằng có một thiết kế rất đáng mong là đáng lẽ đã nên làm cho quả đất xanh lá của Gót này. Xương chậu của người đàn bà đã không thiết kế thông minh, như đáng lẽ ra nó nên làm để trợ giúp sự huyền diệu của sinh nở. Hậu quả là mỗi năm hàng trăm nghìn phụ nữ chịu đau đớn vì sanh khó và lâu với hậu quả là một sự rách thủng được gọi là đường rò sản khoa[110]. Phụ nữ trong những nước chậm phát triển bị tật này, trở nên không điều khiển được đường tiểu tiện, và thường bị chồng họ bỏ rơi, và phải lưu lạc ra khỏi cộng đồng của họ. Quĩ tài trợ dân số Liên hiệp quốc ước tính, ngày nay có hơn hai triệu phụ nữa sống với tật “có lỗ rò sau sinh nở”.[111]

Những thí dụ về thiết kế không thông minh trong tự nhiên thì quá nhiều đến nỗi có thể viết thành cả trọn một quyển sách, bằng chỉ đơn giản là liệt kê chúng. Tôi sẽ cho phép tôi chỉ thêm một thí dụ nữa thôi. Những đường dẫn của bộ máy hô hấp và tiêu hoá có chung một cái “bơm” nhỏ ở cuống họng[112]. Chỉ tính nước Mỹ mà thôi, mỗi năm cái cơ cấu đã thiết kế thông minh này đưa hàng chục ngàn trẻ em đến phòng cấp cứu nhà thương. Hàng trăm bị nghẹt thở chết. Nhiều em khác bị thương tật não không chữa được. Điều này phụng sự cho mục đích nhân ái nào đây? Dĩ nhiên, chúng ta có thể tưởng ra một mục đích nhân ái: có lẽ cần phải dạy một bài học cho những cha mẹ những em bé đó; có lẽ Gót đã sửa soạn sẵn một phần thưởng đặc biệt trên thiên đường cho mỗi em tắc cổ họng ngạt thở chết vì nuốt một nắp chai. Thế nhưng vấn đề là, tưởng tượng lối như thế, nó có hợp tình hợp lý với bất kỳ trạng thái nào của thế giới không? Bất hạnh kinh khủng nào sẽ không thể hợp lý hoá theo kiểu này? Và tại sao bạn lại muốn nghiêng sang lối suy nghĩ như thế? Nghĩ như cách đó thì còn đạo đức gì nữa?

Tôn giáo, bạo động và tương lai văn minh nhân loại
Hàng tỉ người có chung niềm tin của bạn rằng vị sáng tạo vũ trụ đã viết (hay đọc cho viết) một trong những quyển sách của chúng ta. Bất hạnh thay, có nhiều quyển sách tự giả định có nguồn tác giả thần linh, và chúng tạo những xác nhận không thuận hợp về cách tất cả chúng ta phải sống ra sao. Những giáo thuyết kình địch đã phá vỡ thế giới chúng ta thành những cộng đồng luân lý phân biệt, và những chia cắt này đã trở nên một nguồn liên tục của tranh chấp loài người.

Đáp ứng với tình thế này, nhiều người nhạy cảm cổ võ một thứ gọi là sự khoan dung tôn giáo. Trong khi khoan dung tôn giáo hẳn nhiên là hơn chiến tranh tôn giáo, khoan dung không phải không có vấn đề. Sự sợ hãi của chúng ta không muốn tạo nên kích động thù hận tôn giáo đã kềm giữ chúng ta, khiến chúng ta thành ngại ngần khi phải phê phán những ý tưởng càng ngày càng kém thích ứng và càng trắng trợn lố bịch. Nó cũng buộc chúng ta phải nói dối với chúng ta – lập lại nhiều lần và ở mức độ cao nhất của luận bàn – về sự hài hoà tương hợp giữa tin tưởng tôn giáo và hữu lý khoa học. những đoan chắc từ những tôn giáo cạnh tranh nhau của chúng ta đang ngăn trở sự trỗi dậy của một nền văn minh hoàn vũ sinh động. Tin tưởng tôn giáo – tin tưởng có một Gót, vị quan tâm tên gọi mình là gì, tin rằng Jesus sắp trở lại địa cầu, tin tưởng những người Muslim tử đạo đi thẳng lên thiên đàng – tất cả ở bên phía sai trái của một cuộc chiến tranh về những ý tưởng ngày càng khốc liệt.

Tôn giáo nâng mối nguy của xung đột con người lên cao hơn nhiều những chủ nghĩa phân rẽ bầy đàn, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc quá khích, hay chính kiến đã từng có thể gây ra, vì nó là dạng duy nhất gây thành lối suy nghĩ ở trong-nhóm/ ở ngoài-nhóm, nó khắc sâu những khác biệt giữa con người vào trong những khuôn dạng của những tưởng thưởng hay trừng phạt vĩnh viễn. Một trong những bệnh dai dẳng vẫn không mất của văn hoá con người là khuynh hướng nuôi dạy trẻ con sợ hãi và quỉ hoá những người khác trên cơ sở tin tưởng tôn giáo. Hậu quả, tin tưởng tôn giáo khởi dựng bạo động ít nhất với hai phương thức: Thứ nhất, người ta giết những con người khác vì tin rằng đó là ý của kẻ sáng tạo vũ trụ muốn họ làm. Gần đây, chủ nghĩa khủng bố đạo Islam là thí dụ về loại hành xử này. Thứ hai, đông đảo hơn rất nhiều những người rơi vào tranh chấp với nhau, vì họ định nghĩa luân lý trong cộng đồng họ trên cơ bản tôn giáo họ đang theo: Những người Muslims về phe với những người Muslim khác, những người Tin lành phe với những người Tin lành, những người Catô phe với những người Catô. những xung đột này không phải lúc nào cũng hiện ra như là vì tôn giáo. Nhưng sự cố chấp một chiều và sự thù hận đã chia rẽ cộng đồng này với một cộng đồng khác, thường thường là những sản phẩm từ những khác biệt về tôn giáo của họ. Những xung đột xem như hoàn toàn vì quan tâm lãnh thổ lôi kéo, vì thế, thường luôn luôn có rễ ngầm sâu sa trong tôn giáo. Cuộc chiến tranh đã gieo dịch hoạ xuống Palestine (Jews vs. Muslims), vùng Balkans (Orthodox Serbians vs. Catholic Croatians; Orthodox Serbians vs. Bosnian và Albanian Muslims), Northern Ireland (Protestants vs. Catholics), Kashmir (Muslims vs. Hindus), Sudan (Muslims vs. Christians và những người bái vật [113]),[114] Nigeria (Muslims vs. Christians), Ethiopia and Eritrea, (Muslims vs. Christians), Ivory Coast châu Phi (Muslims vs. Christians), Sri Lanka (Sinhalese Buddhists vs. Tamil Hindus), Philippines (Muslims vs. Christians), Iran và Iraq (Shiite vs. Sunni Muslims), và vùng Caucasus (Orthodox Russians vs. Chechen Muslims; Muslim Azerbaijanis vs. Catholic and Orthodox Armenians) tất cả chỉ mới kể một ít, là những trường hợp gần nhất về điểm này.

Và chưa hết, trong khi sự phân rẽ tôn giáo trong thế giới chúng ta là tự hiển nhiên, nhiều người vẫn còn tưởng tượng xung đột tôn giáo có nguyên nhân bởi thiếu giáo dục, nghèo túng, hay bởi chính trị. Phần lớn những người không có tin tưởng tôn giáo, những người có tín ngưỡng nhưng cấp tiến hay ôn hoà, xem dường nghĩ rằng, không có ai thực đi đến hi sinh tính mạng mình, hay tính mạng người khác, chỉ bằng vào kết toán trên những tin tưởng tôn giáo của hắn ta. Những người như thế đơn giản là không biết – thế nào là biết chắc chắn có Thiên đường. Đáng nên nhớ lại những người cướp máy bay ngày 11 tháng Chín, đã là những sinh viên đại học, dân giới trung lưu và không hề có kinh nghiệm thấy rõ nào là của nạn nhân chịu áp bức chính trị. Tuy nhiên họ đã, dành một số thời giờ đáng kể trong những giáo đường Muslim địa phương họ, nói chuyện về sự sa đoạ của những người ngoại đạo[115], và những lạc thú trên Thiên đường sẵn chờ kẻ tử đạo.

Phải có thêm bao nhiêu kiến trúc sư và kỹ sư nữa, bay lao vào tường với vận tốc bốn trăm mile một giờ, trước khi chúng ta chịu thú nhận với nhau là những bạo động ji-ha thì không chỉ đơn giản là nội dung của thiếu giáo dục, nghèo khổ, hay chính trị? Sự thật, cũng đủ kinh ngạc, đó là: trong năm 2006, một người có thể có đủ kiến thức và vật liệu cần thiết để làm một quả bom nguyên tử và người này vẫn còn tin rằng sẽ được cho “hưởng” bảy mươi hai trinh nữ trên Thiên đường. Ở phương Tây, những người ngoại đạo, những người có tôn giáo nhưng cấp tiến hay ôn hoà đã vẫn từng rất chậm hiểu điều này. Nguyên nhân sự mù mờ của họ thì đơn giản: họ không biết tin tưởng thực sự vào Gót là như thế nào. Chúng ta hãy cùng xem xét vắn tắt trên bình diện thế giới, những bất đồng trong xác quyết tôn giáo đang đưa chúng ta đi về đâu. Trái đất bây giờ là nhà ở của 1.4 tỉ người Muslim, nhiều người trong họ tin rằng một ngày nào đó, bạn và tôi, sẽ chuyển sang đạo Islam, sống trong lĩnh địa thẩm quyền của một ca líp[116], hay sẽ bị giết chết vì những không (hay khác) tin tưởng của chúng ta. Islam giờ đây là tôn giáo phát triển nhanh nhất tại châu Âu. Mức độ sinh sản trong giới người Muslim châu Âu, là gấp ba lần những láng giềng không-Muslim của họ. Nếu khuynh hướng hiện nay tiếp tục, Pháp sẽ là nước có đa số dân Muslim vào khoảng hai mươi lăm năm nữa – và đó là nếu ngày mai di dân sẽ chấm dứt. Khắp châu Âu, cộng đồng người Muslim thường cho thấy rất ít có khuynh hướng tiếp thu những giá trị dân sự và thế tục tại những quốc gia khách đang trú ngụ, đa thế họ lại còn lợi dụng những giá trị này tới tận cùng, để đòi hỏi khoan thứ cho thói ghét phụ nữ [117], bài ghét Do thái[118] của họ, , và hận ghét tôn giáo thường xuyên thuyết giáo trong những mosque của họ. Cưỡng bức hôn nhân, giết người vì “danh dự”, trừng phạt bằng hãm hiếp tập thể, và ghét có thể giết người với những người đồng tính luyến ái, giờ đây là những tính chất của một châu Âu đáng lẽ thế tục, tặng phẩm của Islam.[119]

Giữ cho đúng đắn về chính trị[120] và sợ mang tiếng kỷ thị chủng tộc đã làm nhiều người châu Âu ngần ngại chống đối những tham vọng tôn giáo kinh hoàng của những người quá khích ở giữa họ. Với vài ngoại lệ, những khuôn mặt có tiếng trong xã hội, đã duy nhất có can đảm nói thành thực về mối đe doạ của Islam giờ đây đem đến cho xã hội châu Âu, xem ra là những người phát xít. Điều này không là dấu hiệu tốt cho tương lai của văn minh.

Cái ý tưởng Islam là một “tôn giáo hiền hoà bị những người cực đoan hai-jack” [121] là một mơ tưởng, và giờ đây nó là một mơ tưởng nguy hiểm cho những người Muslim vui hưởng. Tất cả còn không hoàn toàn rõ rệt là chúng ta sẽ nên tiến tới như thế nào, trong sự đối thoại của chúng ta với thế giới Muslim, nhưng tự ảo hoá chúng ta với những uyển ngữ hoa mỹ cho nhẹ nhàng[122] thì không phải là câu trả lời. Hiện nay, trong giới ngoại giao, có sự thật hiển nhiên là sự cải cách thực sự trong thế giới Muslim không thể áp đặt từ bên ngoài. Nhưng quan trọng để nhận biết tại sao nó lại như thế – Nó như thế, vì hầu hết những người Muslim đều bị tín ngưỡng tôn giáo của họ quấy trộn hoàn toàn. Người Muslim có khuynh hướng nhìn những vấn đề về đường lối chính trị và về xung đột thế giới, theo những ngôn từ kết hợp với đạo Islam của họ. Và người Muslim nào không nhìn thế giới với những ngôn từ này, sẽ rơi vào nguy cơ bị dán nhãn “bỏ đạo” [123] và bị những người Muslim khác giết.

Nhưng làm sao chúng ta có thể có cơ hi vọng nói chuyện phải trái được với thế giới Muslim, nếu chúng ta không tự hợp lý với chính mình? Nó không thành tựu được gì nếu chỉ tuyên bố rằng “chúng ta phụng thờ cùng một Gót”. Chúng ta không tất cả phụng thờ cùng một Gót, và không điều nào chứng thực cho sự kiện này hùng biện hơn là lịch sử chiến tranh tôn giáo đẫm máu của chúng ta. Nội trong cùng đạo Islam, giáo phái Shi'a và Sunni đã còn không thể đồng ý thờ phụng cùng một cách thức, cùng một Gót. Và vì điều này, họ đã giết nhau hàng thế kỉ.

Thật sâu sa xem ra không có cơ may nào, chúng ta rồi sẽ làm cho lành được sự chia rẽ thế giới chúng ta, qua đối thoại liên tôn. Những người Muslim mộ đạo cũng tin chắc như bạn đã tin chắc, rằng tôn giáo của họ là tuyệt đối hoàn toàn, và bất cứ chuyển đổi nào là sai lệch đưa thẳng xuống hoả ngục. Là điều dễ dàng, dĩ nhiên, để đại diện những tôn giáo lớn thỉnh thoảng gặp nhau và đồng ý sẽ nên có hoà bình dưới thế, hay lòng nhân từ là sợi dây chung nối mọi tôn giáo thế giới. Nhưng không sao trốn khỏi được sự kiện, là những tin tưởng tôn giáo của một người duy nhất chỉ định những gì người ấy nghĩ hoà bình là tốt cho gì gì, cũng như hiểu từ “nhân từ” mang nghĩa ra sao với anh ta. Có hàng triệu — có lẽ, hàng trăm triệu — những người Muslim, những người này sẽ muốn sẵn sàng chết, trước khi họ có thể để cho lối diễn dịch “lòng nhân từ” của bạn, dành được một chỗ đặt chân trên bán đảo Ả Rập. Làm sao đối thoại liên tôn có thể, ngay cả ở bậc cao nhất, hoà giải những thế giới quan trong cơ bản đã bất đồng và, trên nguyên tắc, miễn nhiễm trước mọi sửa đổi? Sự thật là, vấn đề thực sự ở chỗ những gì hàng tỉ người tin tưởng và tại sao họ tin tưởng như thế.


Kết luận

Một trong những thử thách lớn nhất đối diện với văn minh (nhân loại) trong thế kỉ XXI, là cho con người học để nói lên những quan tâm cá nhân sâu sa nhất – về luân lý, kinh nghiệm tâm linh, và sự không thể tránh được của khổ đau con người, trong những phương cách không trắng trợn vô lý. Chúng ta khẩn thiết cần có luận bàn công khai trong đó khuyến khích suy nghĩ phê phán và thành thực trí thức.Không có gì đứng chắn đường chương trình này hơn là sự tôn trọng chúng ta vẫn đồng thuận đối với tín ngưỡng tôn giáo.

Tôi sẽ là người đầu tiên thú nhận rằng viễn cảnh xoá bỏ tôn giáo trong thời đại chúng ta xem ra không có thành quả tốt. Dẫu vậy, cũng đã có thể nói như thế về cố gắng huỷ chế độ nô lệ vào cuối thế kỉ thứ mười tám. Nếu có một ai đã nói với tự tin về xóa bỏ chế độ nô lệ ở nước Mỹ trong năm 1774, chắc chắn xem ra như phí thời giờ của ông ta, và phí thì giờ một những nguy hiểm.

Sự tỉ giảo không hoàn hảo, nhưng nó nhằm gợi ý. Nếu chúng ta rồi được có bao giờ vượt lên khỏi những hoang tưởng tôn giáo của chúng ta, chúng ta sẽ nhìn lại giai đoạn này trong lịch sử con người với kinh hoàng và hoảng hốt. Làm thế nào mọi người đã có thể tin những thứ như vậy trong thế kỷ hai mươi? Làm thế nào họ đã có thể cho phép xã hội của họ trở thành phân mảnh rất nguy hiểm như thế bởi những khái niệm rỗng không về Gót và thiên đường? Sự thật là, một số tin tưởng tín ngưỡng bạn trân quí nhất rồi sẽ cũng hổ thẹn như những tin tưởng đã gửi những chuyến tàu nô lệ dong buồm đến Mỹ, còn muộn cho đến tận cuối năm 1859 (cùng năm Darwin xuất bản The Origin of Species)

Điều quan trọng là nhận ra rằng sự phân biệt giữa khoa học và tôn giáo không phải là một nội dung để gạt những trực giác đạo đức và những kinh nghiệm tâm linh ra khỏi bàn bạc của chúng ta về thế giới; nó là một nội dung về thành thực mà chúng ta nên có, về những gì chúng ta có thể kết luận hợp lý trên cơ sở của chúng. Có những lý do đúng để tin rằng những người như Jesus và Buddha đã không nói chuyện vô nghĩa khi họ nói về khả năng của chúng ta như những con người, để chuyển đổi cuộc sống của mình theo những cách lạ hiếm và đẹp đẽ. Tuy nhiên, bất kỳ thăm dò chân chính về đạo đức hay về đời sống mặc tưởng đòi hỏi có cùng những tiêu chuẩn của hợp lý và tự phê phán mà chúng làm sinh động tất cả những luận bàn trí thức. Như một hiện tượng sinh học, tôn giáo là sản phẩm của những tiến trình nhận thức, chúng có rễ sâu trong quá khứ tiến hóa của chúng ta. Một số nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng tôn giáo chính nó có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kết hợp chặt chẽ xã hội cho những tập đoàn người lớn rộng thời tiền sử. Nếu điều này là đúng, chúng ta có thể nói rằng tôn giáo đã phục vụ một mục tiêu quan trọng. Điều này tuy nhiên không đề nghị, hiện nay nó phục vụ một mục tiêu quan trọng. Rốt ráo, có đấy, không có gì tự nhiên hơn hơn hãm hiếp. Nhưng không ai có thể tranh luận rằng hiếp dâm là tốt, hoặc thích hợp với một xã hội văn minh, bởi vì nó có thể đã có lợi thế trong tiến hóa cho tổ tiên [124]của chúng ta. Rằng tôn giáo có thể đã phục vụ một số chức năng cần thiết cho chúng ta trong quá khứ, không loại trừ khả năng rằng nó bây giờ là trở ngại lớn nhất của chúng ta để xây dựng một nền văn minh toàn cầu.

Rõ ràng, giờ đã là lúc chúng ta học cách đáp ứng những nhu cầu tình cảm của chúng ta mà không ôm choàng lấy những lố bịch. Chúng ta phải tìm cách gọi dậy sức mạnh của nghi lễ và đánh dấu những trình tự chuyển dịch đó trong mỗi đời người vốn đòi hỏi chiều sâu – sinh thành, kết hôn, tử vong – mà không tự gian dối với chúng ta về bản chất của thực tại [125]. Chỉ như thế sau đó, thực hành nuôi dạy con trẻ chúng ta để chúng tin chúng là người Kitô, người Muslim, hoặc người đạo Do Thái, sẽ được công nhận rộng rãi như thực nó là một sự lố bịch dơ dáy. Và chỉ như thế sau đó, chúng ta may ra có được một cơ hội để chữa lành sự phân gãy thâm sâu nhất và nguy hiểm nhất của thế giới chúng ta.

Tôi không hề nghi ngờ rằng sự bạn chấp nhận Christ đã trùng hợp với một số thay đổi rất tích cực trong cuộc sống của bạn. Có lẽ bây giờ bạn yêu thương những người khác theo cách mà bạn không bao giờ tưởng tượng đã có thể. Bạn thậm chí có thể trải nghiệm cảm giác hạnh phúc trong khi cầu nguyện. Tôi không ước định gièm pha bất kỳ điều gì trong những kinh nghiệm này. Tôi sẽ mong chỉ ra, tuy nhiên, có hàng tỉ những con người khác, trong mọi thời và mọi chốn, đã có những kinh nghiệm tương tự — nhưng họ có chúng, trong khi tưởng nghĩ về Krishna, hoặc Allah, hoặc Ðức Phật, trong khi tạo tác mỹ thuật hay âm nhạc, hay trong khi chiêm niệm vẻ đẹp của Thiên nhiên. Không có câu hỏi rằng, người ta có thể có được những kinh nghiệm chuyển đổi sâu sa như thế không. Và không có câu hỏi rằng, cũng có thể người ta diễn giải sai lầm những kinh nghiệm này của chính mình, và làm chính họ dấn sâu ảo tưởng thêm nữa về bản chất của thực tại. Tất nhiên, bạn có quyền tin rằng, trong đời còn có nhiều thứ hơn là chỉ đơn giản hiểu biết về cấu trúc và nội dung của vũ trụ. Nhưng điều này không làm cho những tuyên bố không chứng cớ (và không thể biện minh) về cấu trúc và nội dung của vũ trụ có bất kỳ cách nào thành đáng kính hơn.

Lá thư này là sản phảm của thất bại – sự thất bại của nhiều những tấn công lỗi lạc vào tôn giáo đã có trước nó, sự thất bại của nhà trường chúng ta loan báo cái chết của Gót trong một phương thức để mỗi thế hệ có thể hiểu, sự thất bại của những phương tiện truyền thông phê phán những xác quyết tôn giáo đáng khinh rẻ của những tai mắt công chúng – những thất bại lớn lao và nhỏ bé, tất cả đã giữ hầu hết mỗi một xã hội trên mặt đất này hoang mang rối rắm về Gót và khinh rẻ những ai hoang mang rối rắm một cách khác đi.

Những người không tín ngưỡng như chính tôi đứng cạnh bạn, chết trân trước những đám đông Muslim, họ hét ca đòi chết đến với toàn thể quốc gia của những người đang sống. Nhưng vì bạn, chúng tôi đứng chết trân cũng như thế – vì sự phủ nhận của bạn trước thực tế của thực tại, vì những đau khổ bạn gây ra trong khi phục vụ cho những huyền thoại tôn giáo của bạn, và vì sự gắn bó của bạn với một Gót tưởng tượng. Lá thư này đã là một sự tỏ bày của sự kinh ngạc đó – và có lẽ, của một chút hi vọng.

Sam Harris
Lê Dọn Bàn tạm dịch bản nháp thứ nhất
(Dec/2009)





Mười quyển sách tôi giới thiệu nên đọc

1. The God Delusion của Richard Dawkins
2. Breaking the Spell của Daniel C. Dennett
3. Misquoting Jesus của Bart D. Ehrman
4. Kingdom Coming của Michelle Goldberg
5. The End of Days của Gershom Gorenberg
6. Freethinkers của Susan Jacoby
7. Extraordinary Popular Delusions and the Madness of Crowds của Charles Mackay
8. Why I Am Not a Christian của Bertrand Russell
9. God, the Devil, and Darwin của Niall Shanks
10. Atheism: The Case Against God của George H. Smith


Chú thích trong nguyên văn của tác giả
Trang
vii. Hàng tá thăm dò khoa học: Không thiếu dữ kiện từ những thăm dò dư luận, ý kiến chứng thực về chiều sâu và chiều rộng lòng mộ đạo của người Mỹ. PEW (www.people-press.org) và Gallup (www.gallup.com) tiếp tục là một vài trong những nguồn dữ kiện tốt nhất về thông tin trong lĩnh vực này.
x. Theo một thăm dò ý kiền gần đây của Gallup:
www.editorandpublisher.com/eandp/news/article_display.jsp?vnu _content_id=loo2l547O4.
12. Bọn rối đạo đáng nên khảo hình : P. Johnson, A History of Christianity (New York: Simon & Schuster, 1976), pp. 116-17.
hay đem giết sạch : Summa Theologica, Article 3 of Question 11 in the Secunda Secundae.
12. Martin Luther và John Calvin ủng hộ : W. Manchester, A World Lit Only by Fire: The Medieval Mind and the Renaissance (Boston: Little, Brown, 1992), passim.
12. "What God sanctioned": F. G. Wood, The Arrogance of Faith (New York: A. A. Knopf, 1990), p. 59. Phần lớn những người Mỹ xem ra suy nghĩ: Bảy mươi hai phần trăm người Mỹ chấp thuận trưng bày Mười điều răn trong những tòa nhà, cơ sở chính phủ (http://pew forum.org/press/index.php?ReleaseID=32).
26. Thuốc chủng đã sản xuất "Forbidden Vaccine," The New York Times, Dec. 30, 2005 (editorial).
27. Một nghiên cứu dã thấy: M. Goldberg, Kingdom Coming: The Rise of Christian Nationalism (New York: W. W. Norton, 2006), p. 137.
28. Về tỉ số bệnh gonorrhea: N. D. Kristof, "Bush's Sex Scandal," The New York Times, February 16, 2005.
28. Reginald Finger: M. Specter, "Political Science," The New Yorker, March 13, 2006, pp. 58-69.
32. Trong thực tế, nhiều tiểu bang: "The States Confront Stem Cells," The New York Times, March 31, 2006.
32. Nếu, chỉ một trong những thí nghiệm:: www.usccb.org/prolife/issues/bioethic/statelaw.htm.
35. Christopher Hitchens: "Mommie Dearest," 10/20/03, www.slate.com/id/2090083/.
36. "The greatest destroyer": http://nobelprize.org/peace/laureates/1979/teresa-lecture.html.
37. In El Salvador: J. Hitt, "Pro-Life Nation" The New York Times Magazine, April 9,2006.
38. Về con số 20 phần trăm : C. P. Griebel et al., "Management of Spontaneous Abortion," American Family Physician, vol. 72, no. 7 (October 1, 2005), pp. 1243-50.
42. Chính Vatican: J. I. Kertzer, "The Modern Use of Ancient Lies," The New York Times, May 9, 2002.
43. Theo như United Nations': P. Zuckerman, "Atheism: Contemporary Rates and Patterns," trong The Cambridge Companion to Atheism, Michael Martin, ed. (Cambridge, Eng.: Cambridge University Press, forthcoming).
44. Cùng một so sánh như thế: G. S. Paul. "Cross-Nationai Correlations of Quantifiable Societal Health with Popular Religiosity and Secularism in the Prosperous Democracies," Journal of Religion and Society, vol. 7 (2005); R. Gledhili, "Societies Worse Off 'When They Have God on Their Side,' " The Times (U.K.), September 27, 2005.
44. Trong khi nhập tùng theo một đảng phái chính trị nào: While political party affiliation: http://people-press.org/commentary/display.php3?AnalysisID=i03.
45. Về số hai mươi lăm: www.morganquitno.com/cito6pop.htm#25.
45. Ba trong năm nguy hiểm nhất: www.fbi.gov/ucr/ucr.htm.
45. Về số hai mươi:hai: www.itaffectsyou.org/blog/?p = 200.
46. những quốc gia với mức độ cao:
www.globalissues.org/TradeRelated/Debt/USAid.asp#ForeignAidNumbers 
in ChartsandGraphs; www.oecd.org.
46. Xem tỉ số: www.nybooks.com/articles/17726. 48 "not in the power":
www.thetablet.co.uk/sample04.sh.tml.
57. Chúng ta biết trên cơ sở bằng chứng văn bản: Xem J. Pelikan, Jesus Through the Centuries (New York: Harper & Row, 1987); A. N. Wilson, Jesus: A Life (New York: W. W. Norton, 1992); and B. M. Metzger and M. D. Coogan, eds., The Oxford Companion to the Bible (Oxford, Eng.: Oxford University Press, 1993), pp. 789-90.
58. những sách kể chuyện đời Jesus (phúc âm) cũng mâu thuẫn nhau. Có nhiều nguồn tài liệu thứ nhì chỉ ra những mâu thuẫn như thế. Burr's Self-contradictions of the Bible (1860) là một tài liệu kinh điển cổ điển.
62. "At the root": National Academy of Sciences, Teaching About Evolution and the Nature of Science (1998), p. 58; www.nap.edu/catalog/5787.html.
70. Trong khi đó, học sinh trung học tại nước Mỹ : L. Gross, "Scientific Illiteracy and the Partisan Takeover of Biology," PLoS Biol 4(5): e167. DOI: 10.1371/journal.pbio.0040167 (2006); http://biology.plosjournals.org/perlserv?request=get-document&doi-io.i37i/journal.pbio.0040167.






[1] Chú thích của người dịch bản tiếng Việt:

Letter to a Christian Nation (tìm thấy dễ dàng ở rất nhiều địa chỉ trên Web, và dĩ nhiên nên mua, nếu có thể, (hiệu sách nào ở US, Can; hiện nay cũng có bày bán, giá không bao nhiêu - khoảng hai cốc cà phê Starbucks, để ủng hộ (tinh thần) tác giả, cũng có thể mua online) - Có thể nghe chính ông đọc toàn bản văn – trong youtube - ở đây: Letter to a Christian Nation
Tài liệu về ông có thể tìm thấy trong : http://www.samharris.org/ -

Sam Harris (1967-) là một nhà khoa học chuyên về não bộ và thần kinh (neuroscientist), ứng dụng trong tâm lý, và là tác giả có sách bán chạy hạng nhất theo danh sách xếp hạng của tờ the New York Times: The End of Faith, 2004 (Đường cùng của Đức tin Tôn giáo) Letter to a Christian Nation, 2006 (Thư gửi dân chúng một nước Kitô).

Quyển The End of Faith, tác phẩm đầu tay của ông và làm ông nổi tiếng ngay, đoạt gải thường PEN Award về Nonfiction. Các sách và bài viết của ông đã xuất bản trên 15 ngôn ngữ.

Ông và các bài viết của ông được bàn luận trên Newsweek, TIME, The New York Times, Scientific American, Nature, Rolling Stone, và rất nhiều tập san báo chí khác nữa. Các bài viết của ông xuất hiện trên Newsweek, The Los Angeles Times, The Times (London), The Boston Globe, The Atlantic, The Annals of Neurology, PLoS ONE, và các nơi khác.

Sam Harris tốt nghiệp B.A. về triết học tại Stanford University, Ph.D. về neuroscience tại UCLA, nghiên cứu cơ bản hệ thần kinh của tín ngưỡng, dùng fMRI (functional magnetic resonance imaging); xem bài nghiên cứu của ông (đồng tác giả) "Functional Neuroimaging of Belief, Disbelief and Uncertainty." đã đăng trên tạp chí Annals of Neurology. Ông là đồng sáng lập và là CEO của The Reason Project, một tổ chức không vụ lợi, có mục đích gieo truyền suy nghĩ khoa học và các giá trị không tôn giáo trong xã hội.

Trong nguyên văn - có nhiều chú thích của tác giả, ông gom lại thành endnotes - đặt ở cuối bài. Cũng có các chú thích footnotes của ông - rải rác, trong trường hợp này Tôi ghi rõ với dấu hoa thị (*) và ghi rõ là của Sam Harris.
Các chú thích khác trong bài dịch, và các sai lầm nếu có, là của người dịch, hướng đến một độc giả Việt ngữ phổ thông. – LDB.

[2] Christian Right: Nhóm hữu khuynh Tin lành quá khích (Protestant fundamentalist), ngày càng chủ động chi phối vào chính sách nước Mỹ, sau khi tòa án tối cao, 1972, quyết định phụ nữ nước Mỹ có quyền phá thai và chính phủ không thể can dự. Jerry Falwell and Pat Robertson là những lãnh tụ nổi tiếng của nhóm này. Nhóm này có những nhà sách, đài phát thanh, đài truyền hình chuyên Kitô. Những chủ trương quen thuộc của họ như chống phá thai, sách báo khiêu dâm, và sự “đẩy tôn giáo ra rìa” khỏi sinh hoạt công quyền nước Mỹ, họ đòi hỏi cầu nguyện Gót trong trường học, năm 1980, họ mạnh mẽ ủng hộ Ronald Reagan.
[3] Evangelicals: Các hội nhà thờ Tin lành nhấn mạnh vào thẩm quyền của kinh Thánh, và cứu rỗi bằng tin tưởng cá nhân vào Jesus Christ
[4] Pentecostals: giáo phải Kitô Christian nhấn mạnh vào vai trò của Chúa Thánh Linh, diễn dịch kinh Thánh theo nghĩa từng câu, từng chữ, và có một hình thức khá bình dân trong cách thở phụng.
[5] Jehovah's Witnesses: giáo phải Kitô rất đặc biệt, không nhận có Thiên chúa ba ngôi, phủ nhận tất cả những luật thế gian nào nếu đi ngược tinh thần giáo lý của họ (thí dụ – không nhận truyền máu ngay cả khi bản thân phải giãi phẫu chữa trị), tin Jesus Christ ngự trì trên thế gian.
[6]non believers” trong nguyên văn, tôi dịch tạm là người không tín ngưỡng. Từ “vô thần” – theo ông là không cần thiết. Xem các phần sau. S. Harris không nồng nhiệt lắm với từ “vô thần”
[7] "intelligent design".
[8] Creationists.
[9] Theo kinh Thánh (vâ rất nhiều người “ngây thơ “tin như vậy).
[10] Sumer – ngày nay là Iraq, Trung Đông, nơi có văn minh đầu tiên và có lẽ cổ nhất được biết của nhân loại.
[11] dinosaurs: vẫn dịch là khủng long, tôi giữ nguyên vì chúng có những giống rất nhỏ, và không giống chút nò với con rồng vẫn tưởng tượng!
[12] Thuyền Noah – đã làm theo lời báo trước của Gót – để cứu sống gia đình ông Nô-ê và các giống vật, mỗi giống chỉ hai đôi trống mái xuống thuyền. Theo như câu chuyện, tập Sáng Thế Ký, trong kinh Thánh (Genesis 6-9 ) kể về đại hồng thủy (vâ rất nhiều người tin hoang đường như vậy là có thực (vì không tìm hiểu thêm – thế nào, tại sao, ở đâu và ra sao - nên không thấy ngay những chi tiết ngớ ngẩn buồn cười này).
[13] geopolitically
[14] Nguyên văn: Religious liberals

[15] Nguyên văn: religious moderates
[16] Prophet: nghĩa thông thường là tiên tri, nhưng ở đây có nghãi là bậc khải thị, một người nhận rồi chuyển mệnh lệnh của thần linh, bảo lại cho con người biết, cũng có nghĩa một giáo chủ, thí dụ trong Islam chỉ Muhammad, trong đạo Mormon (Church of Jesus Christ of Latter-Day) chỉ Joseph Smith.
[17] Heresy

[18] Thay vì dịch từ dẫn trích của tác giả, tôi bằng vào chương đoạn, rồi lấy từ bản dịch của hội kinh thánh VN, từ đây về sau – trong http://www.nvbible.net/05deuter.html
Trong mỗi dẫn chứng có tên chương sách –số đoạn và số câu. Theo hệ thống phổ thông của kinh thánh.
Mặc dù, so với bản Anh ngữ, bản Việt ngữ có chuyển đổi cho “nhẹ” hơn ở nhiều chỗ, nhưng dùng trong nội dung bài văn này, chỉ là phụ, vì cốt dùng làm dẫn chứng, cho những lý luận của tác giả.

Nhân đây, Quá trình dịch thuật sang tiếng Anh, cũng có rất nhiều bản, và câu cú, lời lẽ thay đổi. Tương tự, các bản dịch sang tiếng Việt cũng không thống nhất, và thay đổi theo thời gian. Nghiên cứu văn bản học, – kinh Thánh, tiếng Việt – chắc sẽ thấy nhiều điều lý thú. Các từ được chọn lựa, các ý tưởng được xê dịch, câu cú chuyển hóa, thấy các “memes” – đã “tiến hóa” theo thời gian, trong môi trường văn hóa.

Lấy vội vàng một thí dụ đến ngẫu nhiên, khoảng 20 năm trước từ “đức Bà đồng trinh” phổ thông, nay đã chuyển sang “đức Mẹ đồng trinh”. Có chuyển biến từ “bà” sang “mẹ”, và người “mẹ” đó giờ được mặc áo dài Việt nam, màu vàng vương giả, đội khăn vành rây. Không còn là “đức mẹ sầu bi và chúa Jesus trang nghiêm” rất “Tây”, vẫn thấy trong tranh treo ở chỗ trang trọng nhất trong nhà một người theo đạo Kitô. Rồi, từ “đồng trinh” – virgin – bây giờ cũng không còn thịnh hành, một phần vì lố bịch hay trơ trẽn quá, khó ăn nói với các phê bình “sàm sỡ” ngoại đạo; một phần vì các tín đồ có lẽ cũng không muốn nhắc, gợi chú mục mãi vào một phần đặc biệt của thân thể phụ nữ. Nên đã thấy gần đây, có khuynh hướng bị thay thế bằng từ “vô nhiễm”. “đức mẹ đồng trinh” thành “đức mẹ vô nhiễm”.
Trong Anh ngữ vẫn là “The Blessed Virgin Mary” “mother of Jesus Christ”, và “the mother of God”. Phổ thông và bình dân nhất là “Mẹ của Gót”, lại không phổ thông trong Việt ngữ. Tại sao và thế nào? Là những tìm hiểu dài hơi lý thú, cho những ai có thì giờ và kiên nhẫn.
Nhưng dù dài hơi, bác học đến đâu, cũng đưa ra câu hỏi – Tại sao một tôn giáo phải xoay sở, chuyển biến các hình thức bên ngoài (không phải nội dung) như vậy – để thu phục tín đồ? Tất cả những cố gắng uyên bác và trường kỳ này đem được những gì? Cho ai? Có giá trị đến đâu?

[19] "The Golden Rule" Qui luật đạo đức dựng trên cơ bản hỗ tương – gọi là “qui luật vàng “xử với người khác như mình muốn người khác xử sự với mình ( "treat others as you would like to be treated." )
Confucius trong Luận ngữ : “己所不欲、勿施於人Kỷ sở bất dụcvật thi ư nhân – Never impose on others what you would not choose for yourself. (Analects XV.24)
Đây chỉ là nguyên tắc hướng dẫn cơ bản – nhưng khi áp dụng phải uyển chuyển, linh động; vì không phải hoàn toàn đúng tuyệt đối. Một chiều, chủ quan (suy bụng ta ra bụng người) chứ không hai chiều, khách quan
[20] Inquisition
[21] Heretics
[22] Apostate
[23] Witche: có nhiều nghĩa:
- một người cho là có quyền lực thần bí: somebody, especially a woman, who is supposed to have magical or wonder-working powers that are most often used malevolently
- Một người theo các tôn giáo tự nhiên a follower of Wicca, a pre-Christian natural religion
- chỉ một người xấu , dị dạng: an offensive term that deliberately insults a woman regarded as ugly, vicious, or malicious
- chỉ một người đàn bà thu hút quyến rũ đến mê hoặc a woman who is regarded as alluring or seductive.

[24] Abolitionist những người đứng về phái ủng hộ sự hủy bỏ chế độ nô lệ thế kỷ XVIII và XVIIII.
[25] Richard Fuller (1804 – 1876): nhà chăn chiên, là một trong những sáng lập viên Phong trào Southern Baptist, ủng hộ chế độ nô lệ. Những tranh luận của ông với Francis Wayland đã thu tập và in thành sách nhan đề Domestic Slavery Considered as a Scriptural Institution (Gia Nô là cơ chế hợp kinh Thánh).
[26] cherry-picking

[27] "Judeo-Christian principles"
[28] Từ “neighbour” – dịch là láng giềng, nguyên thủy chỉ dùng để chỉ người Israelist – Do thái, mà thôi.
[29] Nguyên văn:
1. You shall have no other gods before me.
2. You shall not make for yourself a graven image.
3. You shall not take the name of the LORD your God in vain.
4. Remember the Sabbath day, to keep it holy.
5. Honor your father and your mother.
6. You shall not murder.
7. You shall not commit adultery.
8. You shall not steal.
9. You shall not bear false witness against your neighbor.
10.You shall not covet your neighbor's house; you shall not covet your neighbor's wife, or his manservant, or his maidservant, or his ox, or his ass, or anything that is your neighbor's.
[30] "God Damn It," cách phát ngôn thông tục – thường khi bị bực mình hay phật ý .
[31] Sabbath – một ngày nghỉ làm mọi việc, chuyên dành vào thờ phụng – trong ba đạo độc thần Abraham : Chủ nhật cho phần đông Kitô ; Thứ bảy cho Jews và một ít giáo phái Kitô; Thứ sáu cho Muslims.
[32] Primates – Bộ động vật có vú, óc lớn, tay chân phức tạp, trong dó có con người, dã nhân và khỉ (humans, apes, and monkeys.)
[33] "Do not injure, abuse, oppress, enslave, insult, torment, torture, or kill any creature or living being."
[34] Genocide: Diệt chủng: Sự tuyệt diệt hay nỗ lực tuyệt diệt có hệ thống, lan rộng, nhằm đến xóa sạch cả một dân tộc, chủng tộc, hay tộc người thường có chung một tôn giáo.
[35] Embryo: phôi thai, tên gọi giai đoạn mang thai (pregnancy) ba tháng đầu tiên, kể từ bắt đầu thụ tinh (fertilization). Tiếp sau đó là bào thai (fetus).
[36] Stem cell: Một trong những tế bào chủ (master cells) của cơ thể con người. Tế bào này có khả năng lớn dậy thành một trong hơn 200 loại tế bào (cell types) của thân thể.
[37] consenting adults
[38]: Human papillomavirusHPV. Tên gọi một họ hơn 100 vi-rút.
[39] Cervical cancer: Cancer này không di truyền, tường do vỉ rút HPV gây ra.
[40] clinical trial
[41] Virginity pledges (or abstinence pledges) Phong trào những người trẻ tuổi và tuổi teen tình nguyện, hứa giữ tranh không ăn nằm nam nữ, cho đến khi lập gia đình. Phổ thông ở các tiểu bang nam nước Mỹ, nơi tập trung các giáo phái Tin lành Phúc âm. Bắt đầu từ 1993, giáo phái Southern Baptist.
[42] Nguyên văn – oral and anal sex
[43] Nguyên văn – Gonorrhoea
[44] Nguyên văn – Advisory Committee on Immunization Practices
[45] Human embryonic stem cell: còn gọi là “human pluripotent stem cell”. Mặc dù những tế bào này lấy ra từ embryo hay thai mô (fetal tissue), tự thân chúng không phải là embryos. (Theo National Institutes of Health Guidelines for Research Using Human Pluripotent Stem Cells.)
[46] Developmental disorder: Thí dụ các bệnh: autism, developmental dyspraxia, dyslexia.
[47] Blastocyst.
[48] Những người đã ký giấy chấp nhận trước, tặng các cơ quan cơ thế mình sau khi chết, cho người khác.hay cho khảo cứu tuỳ tiện xử dụng.
[49] genetic engineering
[50] Holocaust
[51] identical twins – Sinh đôi từ cùng một trứng (ovum) gọi là monozygotic, đây là sinh đôi cùng trứng, có bộ genomes giống nhau. Sinh đôi nhưng từ hai trứng khác nhau, gọi là dizygotic. Trường hợp này khác genomes.
[52] chimera: Trong di truyền y khoa, một người có cơ thể được tạo thành với hai loại tế bào gốc di truyền khác biệt (two genetically distinct types of cells). Biết được vì những người này, khác với thông thường có một, họ có ít nhất hai khác nhau loại máu (blood type).
Khác với Chimera – viết hoa – là một quái vật trong thần thoại Hy lạp
[53] Petri disk – đĩa thí nghiệm để cấy trồng tế bào – lấy tên nhà bác học Đức Julius Richard Petri đã sáng chế ra nó –dùng trong thí nghiệm sinh hóa.
[54] Doctors Without Borders
[55] (*) – Chú thích của tác giả SH: Nếu bạn có thể tin được, Vatican hiện đang phản đối sự sử dụng condom ngay cả để ngăn chặn sự lan truyền HIV, trong hôn nhân từ một đối tác qua người khác. Có tin đồn vua chiên đang xem xét lại chính sách này. Hồng y Javier Lozano Barragán, chủ tịch hội đồng Pontifical về Y tế, công bố trên đài phát thanh Vatican rằng văn phòng của mình bây giờ "tiến hành một nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và đạo đức rất sâu sắc " về vấn đề này (!). Không cần phải nói, nếu học thuyết của Nhà thờ thay đổi như là kết quả của những thảo luận tín mộ, nó sẽ là một dấu hiệu, không phải tôn giáo đó khôn ngoan, nhưng là một trong những tín điều của nó đã trở nên không thể bảo vệ được nữa.
[56] Trong các nước còn chậm tiến, phụ nữ vẫn đóng vai trò “cái máy đẻ”, hoàn toàn lệ thuộc chồng. Một trong những cách giải phóng họ, trực tiếp, nhanh chóng và hữu hiệu, là giúp họ ra khỏi nhà, tìm công ăn việc làm, tự lập về kinh tế.
[57] National Academy of Sciences
[58] (*) – Chú thích của tác giả SH:
Và vô thần của Hitler dường như đã được phóng đại hết sức trầm trọng:
Tình cảm của tôi với tư cách là một người Kitô, chỉ tôi về Chúa và đấng Cứu thế của tôi như là một chiến sĩ. Nó chỉ ra cho tôi người đàn ông đã một lần cô đơn, bao quanh chỉ vài người theo, đã nhận mặt những người Do thái này như những gì chúng là, và triệu tập người ta chiến đấu chống lại chúng, và ai vào đây là, sự thật của Gót! vĩ đại nhất không phải như một người khổ nạn nhưng như một chiến sĩ. Với tình yêu vô hạn của một người Kitô và một con người, tôi đọc hết đoạn văn kể cho chúng ta, Chúa cuối cùng, trong oai dũng của ngài, đã vùng đứng lên và nắm lấy roi đuổi ra khỏi Đền thờ đám rắn xà rắn độc (vipers và adders.) Đã tuyệt vời biết chừng nào, chiến đấu của Ông chống lại nọc độc Do Thái cho thế giới – như một người K, tôi cũng có một trọng trách với dân tộc của tôi.”
Hitler nói điều này trong một bài phát biểu ngày 12 tháng 4 năm 1922 (H. Norman Baynes, ed Các Bài phát biểu của Adolf Hitler, tháng 4 năm 1922-Tháng 8 năm 1939. Vol.. 1 / 2, pp. 19-20 Oxford University Press, 1942).
[59] Nguyên văn: intellectualism
[60] Nguyên văn: life-destroying myths.
[61] Nguyên văn: quasi-religious
[62] Nguyên văn: Heretics
[63] (*) – Chú thích của tác giả SH:
"blood libel"Sự "vu hoạ máu" (đối với người Do Thái) gồm các rêu rao giả trá là những người Do Thái thường giết người không Do Thái, lấy máu nạn nhân để sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo. Cáo buộc này vẫn còn được tin tưởng rộng rãi khắp thế giới Muslim.
[64] United Nations' Human Development Report (2005) – as indicated by life expectancy, adult literacy, per capita income, educational attainment, gender equality, homicide rate, and infant mortality.
[65] Nguyên văn: "red states"
[66] Nguyên văn: burglary – ăn trộm, đào tường, cạy cửa, khoét ngạch
[67] Nguyên văn: theft – ăn cắp vặt
[68] Tác giả mỉa mai – từ nội dung một câu trong “kinh thánh” – nghèo thì lên thiên đàng dễ hơn, còn người giàu tham của? – họ lên thiên đàng còn khó hơn một con lạc đà chui qua lỗ chân kim. Nếu vậy, nước Mỹ lên thiên đường nhiều lắm, vì nghèo (tiêu chuẩn Mỹ) nhiều hơn giàu, tỉ lệ: 475:1.
[69] Nguyên văn: Placebo: Thuốc giả, (bọc đường, nước hay dung dịch muối) dùng trong thí nghiệm tác dụng (tâm lý) của thuốc vào bênh nhân. Dù thuốc rỗng, không có chất thuốc trị liệu, nhưng dấu không cho người bệnh biết, nên nó cũng có thể và thường có tac dụng – như thuốc thật – gọi là tác dụng thuốc giả (Placebo effect) hay phản ứng thốc giả (placebo response) .
[70] Indian Ocean tsunami – December 26, 2004 – giết khoảng 300,000 người, chưa kể những người mất xác ngoài biển không đếm được. Ước tính không chính thức có khoảng một triệu nạn nhân tử vong, trực tiếp và gián tiếp.
[71] Và cả các loài vật nữa chứ – nếu đúng theo chuyện đại hồng thuỷ kể trong kinh thánh.
[72] Nguyên văn: non-astrologer
[73] Nguyên văn: non-alchemist
[74] Elvis Presley – ở Mỹ, đến nay vẫn có những người tin ca sĩ nổi tiếng này còn sống, ẩn thân đâu đó, chứ chưa chết thật. Họ mê giọng hát có một không hai của ông quá, nên không chịu cho ông chết!
[75] Theodicy: luận thuyết Gót tốt lành và công chính mặc dù thực tại thiên tai, khổ đau trên thế giới. (Tàu dịch: thần nghĩa luận义论; hay thần chánh luận 神正).
Tại sao bất hạnh xảy ra cho những người thiện lành? Tại sao một đứa bé vô tội chết vỡ óc, trong tai nạn ô tô, nhưng người tài xế say rượu kia lại không hề hấn gì? Tầm mức lớn hơn – những nạn nhân vô tội trong chiến tranh nhân loại – phụ nữ, trẻ em, già lão,.. đã chịu thảm tử , thương tật. Những nạn nhân của động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt, hỏa hoạn. Tại sao?
Những vấn nạn không thể đáp này là trọng tâm môn học theodicy trong tôn giáo và triết học. Không phải chỉ là suy luận loại như “Tại sao lại là tôi?”. Nhưng nó đưa đến những câu hỏi triết học về bản chất của một Gót theo các tôn giáo Abraham vẫn xác định và mô tả .
Gót là ai? Ông ta ra sao? (Who or what is God?) Nếu Gót toàn thiện sao lại để những xấu ác xảy ra? Hay Ông không ngăn ngừa nổi? Hai đặc tính toàn năng và toàn thiện mâu thuẫn nhau trước thực tại của thế giới nhân văn và tự nhiên.
Về phần nhân văn – nếu quay đổ lại cho đặc tính ý chí tự do (free will) của con người, giả định như vậy, các hành động tàn ác của nhân loại có nằm trong tiên liệu của Gót không? Nếu có, sao lại không ngăn? Nếu không? Vậy không là toàn trí.
Và còn những Tà Ác (evil)? Phải chăng có một Tà Ác mặt đối mặt chống lại Gót, hay Tà Ác chỉ là sự vắng mặt của Gót? Nhìn cách nào đi nữa, Gót không toàn khắp (omnipresent), nghĩa là không có đồng thời khắp mọi nơi. Vì nếu Tà Ác là sự vắng mặt của Thiện lành, và Gót là toàn thiện lành, phải có một thời không – trong ấy là không-Gót.
Cứ như thế, những câu hỏi bất tận, tốn không biết bao nhiêu giấy mực và cả xương máu về một Gót của các tôn giáo độc thần Abraham.
[76] Nguyên văn: Inscrutable
[77] Isaiah 7:14 – Therefore the Lord himself shall give you a sign; Behold, a virgin shall conceive, and bear a son, and shall call his name Immanuel (Emmanuel)”.
Câu hỏi ở đoạn văn trên đây: từ “virgin” là từ đã dịch sai, nguyên văn tiếng Hebrew (alma) chỉ có nghĩa là một “thiếu phụ”. Kinh thánh Greek (Septuagint) đã dịch 'almah' thành 'parthenos' (virgin), làm đầu cho các nhầm lẫn hay cố ý nhầm lẫn.
Liên hệ với đoạn văn trên, không bao giờ Jesus được gọi là Immanuel, nên thêm câu hỏi là nếu có thật, là hai nhân vật nhưng không phải một như vẫn xưng tụng.
[78] Trong kinh thánh – Jesus được gọi là “con trai của Mary” – theo lối gọi (về mẹ) như thế của phong tục Do thái, Jesus là có thể là con hoang, chỉ biết có mẹ, nhưng không biêt ai là cha.
[79] Dân Do thái mất đất Israel, phải phân tán đi khắp thế giới, chẳng hạn.
[80] Nước Do thái bị đánh phá rồi mất, như trước kia, trong cổ thời; hay như ngày nay chiến tranh bất tận với khối Ả râp?
[81] National Academy of Sciences (nước Mỹ)
[82] Theo tín lý Kitô, mỗi người có một linh hồn (soul) bất tử, do Gót tạo cho, hồn này nhập vào thai phôi, ngay khi giây phút trứng vừa thụ tinh (zygote) xong.
[83] Limbo: theo Nhà thờ Catô Lamã là nơi lưu giữ những linh hồn vô tội, nhưng chưa chịp phép báp tên, nên không lên thiên đường mà cũng không xuống hỏa ngục – thí dụ trẻ sơ sinh.
[84] Nguyên văn: child molesters: Trong những năm đầu thế kỷ XXI, các tu sĩ Kitô, thấp đến cao, ở các nước tiền tiến như Mỹ, Canada, Úc, và Tây Âu... lần lượt bị đưa ra ánh sáng công luận và pháp lý về các tội phạm vẫn được nhà thờ che dấu, đặc biệt là các tội liên quan đến tình dục (sex crimes), đặc biệt là tình dục với trẻ con (child molester).
Tìm đọc tài liệu trên Web về “Catholic sex abuse cases” & “Roman Catholic clergy – Pedophilia and hebephilia”. & “child molestation in Catholicism”. Đây là một đề tại thời sự, mỗi ngày mỗi có thêm nhiều tài liệu, vụ án, báo cáo, tường trình mới.
[85] Nguyên văn: Discourse
[86] Poseidon: vị Gót biển và động đất, theo thần thoại Hy lạp (tương đương với Gót Neptune, trong thần thoại La mã)
[87] (*) – Chú thích của tác giả SH: Sự thật mà nói, giờ đây tôi nhận được e-mails phản đối từ những người, họ tuyên bố,xem ra rất nghiêm chỉnh, là họ tin vào Poseidon và những Gót khác của thần thoại Hy lạp là có thực.
[88] Nguyên văn: the theory of evolution
[89] Nguyên văn: the germ theory of disease
[90] Nguyên văn: the theory of gravitation
[91] Nguyên văn: cynical
[92] Nguyên văn: genetic code: mật mã di truyền
[93] Genetic: thực ra không hẳn là di truyền học, nhưng chuyên sâu hơn, ở các gene và DNA, tạm dịch gene học.
[94] Nguyên văn: apes
[95] flying lemurs: còn gọi là colugo hoặc cobego, không hẳn là vượn, cũng không bay, loài có vú , giống con sóc lớn, có da kéo màng nối hai chân cùng bên, nên trườn cây nhanh như bay.
[96] Nguyên văn: tree of life
[97] Tác giả nhắc nhở những người còn hay cố tin vào câu chuyện “cổ tích” sáng thế, kể trong chương sáng thế ký kinh Thánh .
[98] Nguyên văn – at the bottom – còn có ý – “dưới đáy giếng” – vì trong tiếng Anh có câu mang ý – “sự thật nằm chìm dưới đáy giếng” – “Truth lies at the bottom of a well”
[99] Nguyên văn: intelligent design
[100] Nguyên văn: simulation
[101] Nguyên văn: an infinite regress
[102] (*) – Chú thích của tác giả SH: nhà vật lý Stephen Hawking, lấy thí dụ, vẽ hình không-thời như một bốn chiều, nhiều lớp, kín, không có bắt đầu cũng không có tận cùng (như bề mặt một khối cầu)
[103] Salamanders
[104] crustaceans
[105] beetles
[106] strains of virus – strain: Biology. Một nhóm các sinh vật (cực nhỏ) cùng chung một giống, tuy có các sắc thái khác biệt nhưng vẫn không đủ để gọi là một giống khác hay một biến giống khác.
[107] gill sacsembryos con người phát triển như sau:
a.      Sớm bắt đầu, embryo phát triển gill slits – giống như mang cá – (gọi đúng hơn là pharyngeal arches) ở cổ. Chúng dần biến thành cằm dưới và xương tai, mang khép lại, chỉ chừa chỗ mở sau thành lỗ tai.
b.     Bốn tuần – sẽ thấy rõ ràng embryo con người có đuôi. Vài tuần sau nó ngắn lại – phần còn dư sau gọi là xương cụt (tailbone – coccyx).
c.      Tháng thứ năm, xuất hiện lớp lông tơ mịn khắp thân thể.(lanugo). Lớp lông này mất lúc sinh ra, nhưng thấy rõ ở những trẻ sinh sớm.
[108] morphology
[109] prostate gland.
[110] Obstetric fistula (hay vaginal fistula) một thương tật rất nghiêm trọng trong y khoa, một lỗ dò (fistula) mở giữa hậu môn và chỗ kín (rectum và vagina – gọi là rectovaginal fistula) hay giữa bàng quang và chỗ kín (vesicovaginal fistula) sau khi sinh con, hoặc hỏn, hoặc thiếu chăm sóc về y tế. Một nguyên nhân chính và lớn, nghiêm trọng nhất là sinh quá khó khăn, quá lâu.
[111] (*) – Chú thích của tác giả SH: Cách chữa obstetric fistula is, nay thành ra một giãi phẫu nhỏ đơn giản – không phải cầu nguyện.
Trong khi nhiều người mộ đạo xem ra tin cầu nguyện có thể chữa lành rất nhiều loại bệnh tật (dẫu cho các khảo cứu khoa học chứng minh ngược lại), là điều lạ lùng khi những người cầu nguyện đã chỉ từng tin cầu nguyện cho đau ốm và tật nguyền nhưng lại có thể chịu tự giới hạn. Không một ai, thí dụ, đã nghiêm trang chờ đợi cầu nguyện có thể làm người bị tai nạn cụt chân tay, lại mọc chân tay khác. Tại sao không? Loài Salamanders vẫn thường làm được việc này. Nếu Gót đáp ứng lời cầu nguyện, đã từng có bao giờ, tại sao Ông không đôi khi làm lành kẻ bị cụt chân tay?
Và tại sao các tín đồ tôn giáo lại không cầu nguyện cho chuyện như thế (mọc lại chân tay) xảy ra nhỉ?
Có một Web chuyên dành cho “bí mật” này:
 www.whydoesgodhateamputees.com.
[112] pharynx
[113] animists
[114] (*) – Chú thích của tác giả SH: Cuộc chiến tranh kéo dài đã lâu này, khác biệt với cuộc diệt chủng mới xảy ra, hiện nay, ở Darfur, một vùng của Sudan
[115] Infidels: những người không tôn giáo, hay những người có nhưng khác tôn giáo với đạo Muslim.
[116] Caliphate- Caliph, Khalifah: thủ lĩnh tôn giáo và cả về dân sự trong các quốc gia theo đạo Muslim, vị này được xem là đại diện của Allah dưới thế.
[117] Misogyny
[118] anti-Semitism
[119] (*) – Chú thích của tác giả SH: Phụ nữ đã bị nghĩ là làm “nhục nhã” gia đình họ, nếu như từ chối không chấp thuận một hôn nhân đã dàn xếp sẵn, hoặc tìm cách ly dị, hoặc tội ngoại tình, và hoặc ngay cả khi bị cưỡng hiếp hay bị đau khổ do một vài hình thức khác của tấn công tính dục. Những nạn nhân phụ nữ trong các trường hợp này, thường bị cha, chồng, anh em trai giết chết, cũng có đôi khi các phụ nữ khác tiếp tay. Giết người vì danh dự (honor killing), cách hay nhất là xem nó như một hiện tượng văn hoá (hơn là chỉ thuần tôn giáo), và nó không phải là độc nhất của thế giới Muslim. Sự thực hành nó, tuy nhiên, tìm được ủng hộ đáng kể trong đạo Islam, bởi tôn giáo ấy có cái nhìn hiển nhiên xem phụ nữ là bất động sản của đàn ông, và ngoại tình là tội tử hình. Trong khắp thế giới Muslim, một người đàn bà thuật lại là mình đã bị hãm hiếp, chịu một nguy cơ là rồi sẽ bị giết chết như là một người phạm tội “ngoại tình”; cô ta, sau hết, đã thú nhận có giao hợp ngoài hôn nhân!
[120] Nguyên văn: Political correctness
[121] Hijack: dùng vũ lực đe doạ, chiếm máy bay, bắt phi công phải bay về nới mình muốn.
[122] Euphemisms
[123] apostates
[124] Xem Randy Thornhill, Craig T. Palmer A Natural History of Rape: Biological Bases of Sexual Coercion, The MIT Press, 2001.
Luận đề của hai tác giả có thể không hoàn toàn vững vàng, hãm hiếp để sinh con nối dòng, nhưng thống kê cho thấy chủ yếu những trường hợp hãm hiếp nạn nhân là trẻ em chưa đến tuối sinh nở, và cả những người già, đã quá tuổi sinh nở.
Tuy vậy, Sam Harris, ở đây dùng nó như một thí dụ để chỉ lý luận rằng – cái gì đúng, hay có lợi trong quá khứ, không phải là chúng ta phải chấp nhận nó vẫn đúng, hay vẫn xem như có lợi, vẫn đem thực hành trong hiện tại.
[125] Nghĩa là – đơn giản – sinh, tử, hay kết hôn. Những chặng đường đời, không phải đem gán hay buộc chúng những với những nghi lễ tôn giáo vô nghĩa, để mong chúng có nghĩa. Không phải những biến cố đó vô nghĩa, chúng có những ý nghĩa rất sâu xa và cũng rất chân thực – nhưng chỉ tìm thấy trong cái nhìn dõi theo thực tại của cuộc sống và đời người, với tầng cá nhân và cả nhân loại.