Đạo Phật Chân Tông (3)
The Shin Sect of Buddhism
Daisetz Teitaro Suzuki (1870 –1966)
VI
Còn một điều nữa và là điều nhận xét cuối cùng, tôi muốn trình bày
về ChânTông liên quan đến sinh hoạt đời sống của tín đồ. Nói chính xác,
ChânTông không có một tầng lớp tu sĩ chuyên nghiệp nào tương ứng với những gì
chúng ta thấy trong các trường phái khác của Đạo Phật. Các tu sĩ đạo Phật, được
quan niệm chung là thực hành khổ hạnh, có đời sống không giống các người thường.
Họ sống riêng biệt trong những kiến trúc xây dựng đặc biệt và tuân thủ những
qui luật có nội dung nhằm trợ giúp sự thăng tiến đạo đức và tinh thần. Chuyên
tâm nghiên cứu những văn bản đạo Phật, Họ đọc, tụng thuộc lòng kinh Phật, tán kệ,
điều khiển những nghi lễ khác nhau trong những trường hợp khác biệt. Họ thuyết
giáo, thực hiện những nghi lễ tang ma, chôn cất, Họ được mời rời chùa, đến nhà
thường dân để làm các nghi lễ tôn giáo cổ truyền trong các đám cúng giỗ. Vắn tắt,
họ sống đời tách biệt với của những người thế tục. Đó là quan niệm cho giai tầng
tu sĩ là những Phật tử tự dành trọn đời vào sự nghiên cứu và truyền bá tôn giáo
của mình. Là nhà tu chuyên nghiệp, cuộc sống hàng ngày của họ phải là gương soi
và là mẫu mực cho giới thế tục. Họ có lý do của họ về lối sống như thế khi những
người của thế giới ngoài này cứ đắm chìm trong các cuộc chiến tranh của tham
lam, giận dữ, và điên rồ (tham, sân, si); thật là khoan khoái và hứng khởi khi
nhìn thấy một tập thể những tâm hồn bỏ hết tất cả để chuyên dành vào sự vun trồng
các đức hạnh khác nhau của đạo Phật. Dẫu cho có những câu hỏi về mặt kinh tế
liên quan từ cách sống của họ. Trong nhiều phương diện, họ mang cho xã hội rất
nhiều tốt lành ngoài cả sự nhận bíết của họ, và chúng ta không nên đối xử với họ
bằng thái độ lãnh đạm, lại càng thực sự không nên và phải giảm đi sự khinh miệt
hay ác cảm.
Vì tất cả là công việc của Tha lực và cứ để cho chức năng Bản Nguyện
ADiĐà hoạt động, về phía chúng ta chỉ có mỗi một điều phải làm là giữ Tín Tâm vững
mạnh, nên tín đồ ChânTông không thực hành khổ hạnh như cách xin thêm ân huệ
ADiĐà. Điều phân biệt trường phái Tha Lực và Tự Lực chính yếu là đời sống khổ hạnh,
và khi điều này không còn đòi hỏi nữa về phía Phật tử, tất cả mọi đặc trưng
đánh dấu đời sống tu sĩ mất đi. Và đây đúng là điều đã xảy ra trong sự giảng dạy
và cuộc đời của Shinran Shonin, vị sáng lập đạo Phật ChânTông. Thực ra, vận động
thế tục hóa đã diễn ra từ thời đức Phật; sự nổi lên của Đạithừa thực sự mở đầu
cho giai đoạn phôi thai của vận động này. Thế tục hóa thể chế tăng già hay đúng
hơn là sự bãi bỏ nó có nghĩa là bỏ đi lý tưởng A La hán [1] của đạo Phật, cái
đó lại có nghĩa là dân chủ hóa toàn thể hệ thống của đạo Phật. Và chúng ta có
thể nói cuộc cuộc vận động thế tục hóa và dân chủ hóa đã lên đến cao điểm trong
cuộc cách mạng của ChânTông tại Nhật Bản. Tôi xin thêm là nếu Phật tử Nhật Bản
muốn một sự thay đổi - quay một vòng 180 độ nữa, nó sẽ làm ra thành một vận động
đi lùi về sau mà không bỏ mất hết tất cả những kinh nghiệm thu tập được trong lịch
sử dài, xuốt từ India qua Tàu rồi sang Nhật Bản.
Khi nói đi ngược lại, tôi muốn nói rằng Phật tử phải trở lại vói những
lý tưởng nguyên thủy của họ; hãy để họ thực hành khổ hạnh, để họ dành trọn một
đời không có bât kỳ một dạng nào của vị kỷ (vói mọi dạng của vô vị kỷ), hãy để
họ mang lý tưởng Bồ Tát hạnh (bodhisattva-carya) ra thực hành; hãy để họ
lập thành một lĩnh thổ riêng của các Arhats, để cho thấy rằng có thể có được một
xã hội không tham sân si, hãy để họ xem cho thấy tất cả khoa học và triết lý của
chúng ta có thể dùng vào sự xây dựng phúc lợi cho nhân loại và tất cả các hệ thống
kinh tế của chúng ta không phải thiết lập trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật,
nhưng trên nguyên lý vạn sự tương nhập (principle of interpenetration) đã thuyết
giảng chi tiết trong kinh Phật.[2].
VII
Còn một vài điểm để suy nghĩ thêm về giáo pháp ChânTông, ngoài những điều
đã bàn rồi, giờ tôi cố gắng giải thích tóm gọn trong các trang tiếp sau đây.
Các điểm liên quan đến:
1
Hồi hướng công đức
2
Nghiệp và Từ Bi
3
Sự Huyền bí của Hồng Danh
4
Khấn Nguyện, và
5
Thế giới này và cõi TịnhĐộ
Thực ra, những vấn đề này có tương hệ, và khi đem một ra bàn cho thấu xuốt,
tự nhiên cũng sẽ bao biện các vấn đề khác. Thí dụ như “Sự huyền bí của Hồng
Danh” là một vấn đề tôn giáo lớn vốn các huyền bí khác có thể nói là đều gắn
vào đấy. Ý lõi của giáo pháp ChânTông là nghe danh ADiĐà hay lời ngài gọi. Khi
điều này xảy ra, người ta nói rằng ở cõi Tịnh nở thêm một đóa sen để dành sẵn một
chỗ cho người tín đồ.
Ở đây, có thể hỏi: Hồng Danh ADiĐà có nghĩa gì? Thế nào mà chúng ta có
thể nghe được danh ADiĐà? Giữa Hồng Danh và sự chúng ta tái sinh TịnhĐộ có liên
hệ gì? Những câu hỏi này và những câu hỏi có cùng gốc khác, có thể nêu ra khi
liên quan với Hồng Danh, tất cả sẽ hiểu rõ khi được nghe chính Hồng Danh. Không
giải thích nào chỉ dựa trên nhận thức mà cho đủ được, có thể lại còn dây dưa
người nghe nhiều khó khăn hơn. Dầu vây, tôi buộc vẫn phải làm việc này, vì tất
cả những gì do cảm nghiệm có được, chúng ta rồi phải đem chúng diễn bày trong
trường tư tưởng.
Hồng Danh là cây cầu bắc qua vực thẳm ngăn cách giữa ADiĐà và sinh linh
chúng ta. Vực thẳm thì thường không vượt nổi, chúng ta không có cách nào vượt
qua được nó nếu chỉ dựa vào nỗ lực tự chúng ta, dù đạo đức hay trí tuệ. Chúng
ta chỉ đứng nhìn nó một cách bất lực, chúng ta cũng còn chẳng biết là đằng trước
chúng ta có gì, nó là một Không-Tên. Điều đáng lo là có cái gì từ trong chúng
ta thúc dục chúng ta lao mình vào đó, nói một cách khác, không thể nào tâm trí
được bình an chừng nào chúng ta chưa làm thế. Nhưng lao vào hay nhảy qua là điều
chúng ta không cách nào làm được.
Nếu như thúc dục này là một khẩn thiết tuyệt đối, không chọn lựa, chúng
ta chỉ có việc đâm đầu vào và để mặc cho số mệnh định đoạt. Tuy nhiên, từ trong
bản chất của sự thúc bách này, chúng ta lưỡng lự, dù cho có bị dồn thúc đến đâu
đi nữa. Ở đây, đối diện với một nan giải, và cuối cùng chúng ta phải có một quyết
định. Một bí nhiệm xảy ra: không biết từ đâu đến một tiếng gọi, mà sau đó trí
óc chúng ta gán là “từ đầu đằng kia”, hay cái Ở-Quá-Bên-Kia, hay ADiĐà. Tiếng gọi
không gì khác hơn là Danh “ADiĐà”. Nói rằng nghe được tiếng gọi là nói rằng
Danh “ADiĐà” được kêu lên. Bởi vì không phải là chúng ta kêu Tên mà là chính
ADiĐà gọi. ADiĐà.gọi tên chính mình được giải thích, khi đem xuống bình
diện hiểu biết của con người, là tiếng gọi đến với chúng ta từ phía bờ bên kia
của dòng sông sinh-tử.
Đây là một điều bất khả tư nghị (achintya) một điều không-thể-tưởng-nghĩ
được, một sự bí mật vượt quá khả năng suy lý - nó nối cái vực há rộng miệng
không thể vượt, giữa cõi của tương đối và tuyệt đối. Khi cái cầu này được bắc
qua từ phía bờ kia, tất cả mọi dạng bất khả của lôgích trở thành thực tại của
kinh nghiệm. Các câu hỏi không đặt nữa và chúng ta thấy hết sức tự nhiên như ở
nhà mình quen thuộc, thoải mái với thế giới quanh ta cũng như với chính chúng
ta.
1. Ý niệm hồi hướng công đức (parinamana) [15] của ChânTông đối nghịch lại với
chính ý niệm đó trong ĐạiThừa. Trong ĐạiThừa, công đức do bất cứ chúng sinh
nào, tạo ở bất kỳ đâu, đều có thể chuyển cho bất cứ chúng sinh khác mà mình muốn,
hay về sự hưng thịnh và phổ biến của Giác Ngộ trên toàn thế giới. Một Bồ tát thực
hành khổ hạnh không phải chỉ cho sự toàn hảo tinh thần và đạo đức của ngài,
nhưng còn cho cả sự tăng trưởng các phẩm hạnh đó trong chúng sinh quanh ngài.
Hay ngài gánh chịu đau đớn thay cho kẻ khác, đồng thời chuyển họ hướng về Giác
Ngộ. Hồi hướng công đức như thế cũng có cùng bản chất với sự chịu tội thay
(trong Kitô). Ý niệm này dựa trên nguyên lý vạn pháp tương nhập cổ vũ trong triết
lý Hoa Nghiêm (Avatamsaka)[3], nói rằng trong một hạt cát chứa cả toàn
thể vũ trụ, không phải toàn thể các hạt cát, nhưng từng hạt một [16]. Tuy nhiên,
trong ChânTông, nguồn của tác động này nằm ở ADiĐà, và chỉ từ ADiĐà mà thôi,
như là trung tâm, từ đây khởi lên giao động tâm linh được biết là hồi hướng
công đức. Đây là sự hoàn thành Bản Nguyện của ngài. Đã có dịp dẫn chứng (p.23)
về một đoạn nổi tiếng trong kinh Vô Lượng Thọ, được Shinran Shonin đọc hiểu
khác với thông thường. Theo vị này, công đức từ ADiĐà hồi hướng về tất cả chúng
sinh chứ không phải từ chúng sinh hướng về cho sự thực hiện giác ngộ.
Khi sự hồi hướng công đức được xem như chỉ bắt nguồn hoàn toàn từ ADiĐà,
chúng ta thấy ý niệm tha lực đến từ đâu. Chúng ta có thể nói gần như toàn thể cấu
trúc giáo pháp ChânTông tùy thuộc vào cách Shinran diễn dịch về nguyên lý hồi
hướng công đức. Lý thuyết hồi hướng công đức thật sự là một trong những tính chất
đặc thù của đạo Phật ĐạiThừa và sự phát triển của nó đánh dấu cho sự mở đầu của
một thời đại mới trong lịch sử triết học đạo Phật. Trước đó, tích lũy phước đức
hoặc thực hành gây nhân tốt, hoàn toàn là ở mối liên hệ nơi từng cá nhân; ai
làm người ấy chịu, trách nhiệm từng người về tất cả những gì mình đã làm, tốt
hay xấu; chừng nào anh ta hài lòng với nghiệp do anh tạo dựng, anh được vui hưởng
hạnh phúc hay phải chịu tai họa, là chuyện riêng của anh và không có gì để nói
vào hay làm thêm. Nhưng bây giờ, chúng ta đi đến phải giải quyết những công việc
mang tính chất khác hẳn. Không còn chỉ là chúng ta riêng thôi, mỗi chúng ta sống
không phải chỉ cho mình, nhưng tất cả mọi thứ liên hệ với nhau thật mật thiết,
nên bất cứ cái gì do bất kỳ ai làm chắc chắn có ảnh thưởng bằng cách này hay
cách khác đến những kẻ khác. Đạo Phật cá nhân NguyênThủy nay trở thành đạo Phật
cộng đồng Đạithừa. Điều này thực sự là một bước rẽ lớn trong sự tiến hóa của tư
tưởng đạo Phật.
Khi nối kết điều này với Bản nguyện ADiĐà, tự nhiên ChânTông biến ADiĐà
trở thành nguồn của tất cả các hoạt động hồi hướng công đức. Ở chỗ này, chúng
ta lại thấy mình giáp mặt nữa với một bước tiến hay vận động khác có ảnh hưởng
vào lịch sử đạo Phật Đạithừa. Thay vì hồi hướng công đức hai chiều, bây giờ
chúng ta có tất cả các hoạt động hồi hướng công đức như thế phát ra chỉ một chiều,
chỉ từ một nguồn, theo ChânTông đó là từ ADiĐà. Những con người riêng lẻ thôi
không gửi đi các luồng sóng hồi hướng từ chính họ nữa, họ không còn là tự tạo-tác
nữa, họ bây giờ được làm thành những người tiếp nhận thụ động, tất cả những gì
họ có được hay làm nên đều nhờ “tha lực”, đó là một vị có trí huệ (prajna)
và từ bi (karuna) lớn lao.
Vận động này, về phần vị sáng lập của đạo Phật ChânTông, thực là một bước
nhảy vọt – về kỹ thuật đươc biết với tên “phóng qua bờ” [4]. Thay vì cứ tạo từng
bước tiến liên tục về phía trước không cùng, hay đúng ra nó là một hành trình bất
tận, anh đột nhiên quay về ADiĐà và gieo trọn thân anh vào vòng tay ngài. Cách
suy nghĩ của Đạithừa, mà các vị bác học chủ trương tự lực vẫn theo đuổi cho đến
đây, hoàn toàn quay trở ngược chiều.
2. Trong một nghĩa lý, nhận thức về đời sống tôn giáo của ChânTông có thể
gọi là có tính nhị nguyên, có lẽ tất cả các tôn giáo thuộc về nhóm Bhakti[5]
(tin vào giáo chủ cứu độ) đều là nhị nguyên, và trên kết toán này mà chúng ta
thường gặp các thuật ngữ trong giáo trình triết học tôn giáo về sự liên hệ nghịch
lý. ChânTông có cố gắng hợp giải chúng thuận theo hệ thống tư tưởng ĐạiThừa,
nhưng những dấu vết cũ vẫn còn nhận ra được.
ADiĐà luôn luôn đứng ngược lại với karma vốn tác động độc lập với
ngài. Nghiệp chính là thế giới của tất cả các chúng sinh hữu tình, và mục đích
của họ khi theo ChânTông là để hiểu thế giới này, nghĩa là, thoát vượt khỏi karma
và phá được sự ràng buộc vào sinh và tử. Điều ADiĐà làm cho họ là ôm lấy họ
trong tình thương của ngài và đưa họ vào cõi ngài TịnhĐộ Cực lạc. Thế giới của
Nghiệp cứ để mặc yên đấy, chừng nào chúng sinh hãy còn ở đấy cho Nghiệp tác động
họ, tuy nhiên cái Chết dẫn đến chấm dứt sự sống trong cõi đời tương đối này, và
người ta được tự do để về thế giới của ADiĐà. ADiĐà quản lý sự đối lập giữa
Nghiệp và phi-Nghiệp (karma và akarma) này xuyên chảyxuốt hệ thống
tư tưởng ChânTông.
Hình thức nhị nguyên này cũng thấy trong ý niệm của Kitô về con người tội
lỗi và đấng Cứu thế. Nhưng cái làm cho ChânTông khác với Kitô về mặt này là
ADiĐà không là vị phân chia ân huệ hay trừng phạt, ngài không có can thiệp vào
sự hoạt động của Nghiệp trong bất cứ trường hợp đặc biệt nào; trái lại trong Kitô,
Chúa Trời trừng trị kẻ phạm tội và ban thưởng những kẻ ngay lành. ADiĐà để mặc
Nghiệp với riêng nó, với ngài, không có thưởng mà cũng không có phạt. Nếu một kẻ
phạm tội cảm thấy anh ta bị trừng phạt, đó là từ sự phân giải về hậu quả của
chính anh ta, còn quan tâm về phần ADiĐà, ngài toàn là lòng từ bi, không hề có
ý tưởng trừng phạt nào về bất kỳ ai, lối phán đoán tách biệt tốt xấu như thế
tuyệt không có nơi ngài. Về phương diện này, ngài cũng tựa như mặt trời, chiếu
khắp mọi người, không bỏ xót ai, kẻ đúng cũng như kẻ sai. Một kẻ có tội đến cõi
TịnhĐộ mang đầy tội ác, hay đúng hơn, hắn để hết tội lỗi lại ở cái thế giới thuộc
về của chúng, và khi anh ta về đến nơi TịnhĐộ, anh ta trong thể trần truồng,
không còn dính mảy may tội lỗi. Nghiệp không đuổi theo anh lên đến tận TịnhĐộ.
ADiĐà đối phó với Nghiệp trên bình diện tổng quát. “Phi-Nghiệp” là
chính ngài và tuyệt không mảy may dính líu đến thuật ngữ kia (“Nghiệp”).
Ý niệm về trừng phạt thuộc về xã hội con người cai quản bằng yêu và
ghét, và vì thế tâm lý con người không thể siêu vượt được. Hình dung trong óc một
chúa Trời như quan tòa và người xử tội là của KiTô-DoThái và không phải là đạo
Phật, và như thế là lôi vị này xuống thế giới của Nghiệp. Trong khi ấy, quan niệm
về ADiĐà của ChânTông thì cũng rất con người, nhưng ngài ở trên những yếu đuối
của con người, ánh sáng ngài không có bóng đêm, lòng từ bi của ngài là tuyệt đối,
và ai mà nghe tiếng ngài gọi sẵn sàng chạy về phía tay ngài rộng mở sẽ được
ngài ôm lấy, bất kể quá khứ của người ấy, nghĩa là, bất kể nghiệp chướng của
anh ta. Nghiệp báo vẫn trôi tự nhiên theo dòng chảy của nó, nhưng người tín đồ
không còn cảm thấy gánh nặng của nó dù to lớn đến đâu và dù thông thường không
thể kham nổi, không thể chịu nối cho đến đâu đi nữa. Nghiệp không bị lau sạch,
nó vẫn luôn luôn ở đấy, nhưng mất hết tác động vào anh ta, về phần anh quan
tâm, Nghiệp hoàn toàn biến mất, trí óc anh ta có thể vẫn nhận ra Nghiệp trên mặt
khách quan, nhưng đời sống tinh thần của anh giờ tràn đầy tình thương của
ADiĐà. Nói như Shinran trong Tannisho [6]: “Trong khi thân tôi ngụ nơi
thế giới của Nghiệp, Tâm tôi ở trong cõi TịnhĐộ DiĐà” , lại nữa, “Một khi Hồng
Danh ADiĐà nghe đến, tất cả Nghiệp xấu ác từ muôn kiếp được lau sạch” Điều này
không có nghĩa là nghiệp, là quả của các biến cố khách quan, được nhổ sạch gốc
rễ, nhưng sự tác động hiệu ứng của nó với tín đồ thì thành ra không như thế rốt
cuộc cũng giống như nói đến sự không hiện hữu của Nghiệp hay sự hủy bỏ mọi tội
phạm. Anh ta đang sống ở một thế giới mà tựa như lại không ở trong đó. Chừng
nào mà trí tuệ còn phân chia và không hòa nhập, còn luôn có một dạng của lưỡng
nguyên trong triết học tôn giáo. Chỉ xảy ra trong sống đời tôn giáo mới có các
nghịch lý tạo từ trí tuệ tan biến đi và không để lại cho tín đồ một ngượng vấp
nào cả. Do đó, ChânTông khuyên: “Buông bỏ hết những gì là “tự lực”, cả tâm linh
lẫn trí tuệ, tiếp nhận lời gọi ADiĐà không thắc mắc, và sống một đời tuyệt đối
thụ động, nghĩa là, theo “tha lực”. Một đời sống tuyệt đối thụ động, một đời
hoàn toàn buông bỏ hết thảy cho “tha lực” là một đời của lòng yêu chúa Trời – của
tình yêu qua đó chính chúa Trời tự yêu mình.
3. Đời một người nương tha lực là một đời của thụ đông, một khi hoàn
toàn buông bỏ tự lực, ADiĐà chiếm trọn lòng người mộ đạo; trong khi đời sống
tương đối của anh đã bị trói vào vòng xích sinh-tử và chịu quả nghiệp báo, anh
sống một đời sống ADiĐà vì giờ đây ADiĐà chiếm hữu anh. Sống một đời của ADiĐà
như thế được biết như là đáp ứng tiếng gọi của ngài, nghe tiếng kêu của ngài,
qui y Hồng Danh ngài. Năng lực huyền nhiệm của Hồng Danh, vốn là nền tảng của
giáo pháp ChânTông, đến từ sự sống một thứ đời sống như vậy. Hồng Danh, nói một
cách khác, là tiếng của ADiĐà; khi ngài nguyện rằng Danh ngài sẽ vang khắp mười
phương thế giới để tất cả các loài chúng sinh đều nghe được, có nghĩa là, tất cả
chúng sinh, nếu như họ yên lặng, nhưng hết sức chú tâm lắng nghe, bằng cách tẩy
sạch tất cả mọi thứ khỏi tâm trí, họ có thể nhận được tiếng của ADiĐà. Sự tẩy sạch
này phải hoàn toàn, nếu không, không nghe được tiếng gọi. ChânTông do đó nhấn mạnh
vào sự tẩy sạch và chú tâm lắng nghe, có lẽ tích cực nhấn mạnh nhiều hơn vào sự
lắng nghe, vì lắng nghe chỉ hiệu nghiệm một khi sự tẩy sạch hoàn toàn xong
xuôi. ChânTông luôn tích cực hơn là tiêu cực. “Nghe và Tin!” Đây là lời khuyến
không thay đổi cho tín đồ của ChânTông. Không cần phải học tập, không cần lý luận
sắc sảo, không cần đòi hỏi phải tích lũy kiến thức thông tục hay tinh thần.
Nhưng chỉ cần lắng nghe với một tâm trí tuyệt sạch hết ý tự lực, sẽ đưa tâm trí
hòa điệu với tiếng gọi của ADiĐà, và như thế bắt đầu một đời sống mới.
4. Tín đồ ChânTông thường gay gắt chống lại lối khẩn nguyện để cầu xin bất
cứ một ơn huệ nào, cho rằng như thế là xúc phạm thẳng vào nguyên tắc của tha lực;
vì chừng nào anh có ADiĐà bảo bọc và Nghiệp lực trôi theo vận hành riêng của
nó, còn dùng vào đâu những chuyện cầu xin nơi quyền lực tối cao nào nữa? Không
thực hẳn là theo thuyết định mênh, nhưng có nhiều phần là tinh thần khoa học, họ
là những người tươi vui gánh chịu tất cả mọi thứ biến cố giáng xuống từ thế giới
này. Điều này, nhìn chung, có lẽ thuận hợp với thái độ của ĐạiThừa về sự khấn
nguyện.
Khi có người xin Myo-e Shonin (1163-1232) [7] đặc biệt khấn nguyện đức
Phật để xin một phúc lợi cho riêng mình, vị Shonin này đáp: “Ta khấn nguyện mỗi
sáng, và mỗi tối cho toàn thể chúng sinh và ta chắc chắn trong đó có cả ngươi,
vốn cũng là một sinh linh. Không cần phải khấn nguyện riêng cho một cá nhân
nào. Nếu điều ngươi ước nguyện mà nằm trong tổng thể hệ thống được ban bố
chung, chắc chắn nó sẽ được thỏa cho, nhưng nếu không thế, dẫu lực của Phật,
cũng không thể ban cho ngươi có được.”
Nói rõ ra, từ nhận thức của họ về ADiĐà, những người theo ChânTông trước
sau như một, bác bỏ sự thiên vị cá nhân. Nhưng họ thường quên rằng có những loại
khấn nguyện khác, ngoài chuyện đơn giản chỉ cầu xin một ơn huệ hay một can thiệp.
Một khi, thí dụ như, khấn nguyện là tiếng thốt lên của một tâm hồn đau khổ, xin
được thoát khỏi xích xiềng của Nghiệp báo, hay xin được cứu ra khỏi sự chìm đắm
vô vọng trong biển tội lỗi của chính mình, nó thực có nghĩa lý tôn giáo, và thực
hoàn toàn phù hợp với tinh thần của giáo thuyết ChânTông.
ChânTông có một phân biệt sâu đậm giữa nghiệp và không-nghiệp,
thế giới ô trọc và cõi Tịnh, người chịu nghiệp báo và đức Phật VôLượngQuang và
VôLượngThọ. Tính nhị nguyên này, như tôi đã nói ở phần trước, chạy xuốt qua
giáo thuyết ChânTông, làm nên một điểm chính trong các đặc trưng điển hình của
nó. Do đó, nó nhấn mạnh với các tín đồ phải nhận thực cho trọn vẹn rằng đây là
thế giới ô trọc xấu ác và họ chẳng là gì khác là sự xấu ác, trong thực chất và
tiềm tính, và vì và chỉ nguyên lý do này nên họ phải buông bỏ chính họ và phó mặc
cho ADiĐà từ bi cứu giúp vào tái sinh TịnhĐộ của ngài, ở đấy, họ được tẩy sạch
tuyệt mọi ác xấu, ô trọc, và được làm cho thành xứng đáng với sự giác ngộ cuối
cùng. Đây chinh thực là nguyên lý làm nên mọi trường phái TịnhĐộ, không có nó,
ADiĐà và cõi TịnhĐộ thành ra vô hiệu. ADiĐà và cõi TịnhĐộ thuộc về cõi của thuần
ý thức trong khi chúng sinh với nghiệp chướng buộc cùng thuộc về thế giới của cảm
nghiệm. Hai thế giới này, ADiĐà và chúng sinh, hoàn toàn, đối ngược nhau. Vào
cõi này, phải bỏ cõi kia vô điều kiện, không có chuyện nửa vời, anh không thể một
chân trong cõi này một chân trong cõi kia, chỉ trừ bằng cách khấn nguyện, cái
đó, dịch sang thuật ngữ TịnhĐộ tông, là nhận thức được tội lỗi của đời người chịu
nghiệp. Nhận thức này nảy sinh chính từ ở lúc có lòng tin tuyệt đối vững chắc
vào ADiĐà. Lý do tại sao ChânTông thật hết sức nhấn mạnh vào sự tội lỗi của kiếp
nhân sinh tương đối là để làm cho họ quay hướng về ADiĐà và Phật độ của ngài.
Dẫu tín đồ ChânTông có nói gì đi nữa, với tâm trí tôi, khấn nguyện tương
ứng với “giải lụa trắng” vắt ngang giòng sông bên sinh bên tử, hay bên nước bên
lửa. Đuổi theo cận sau lưng là thú hoang hung dữ và những kẻ cướp đường, vốn thấy
ở khắp mọi nơi trong thế giới nhơ bẩn này, những người có tội-vì-nghiệp chạy đến
bờ và sắp ngã xuống chết chìm trong những làn sóng lửa và nước. Tuyệt vọng cùng
cực, họ hoàn toàn không biết phải xoay sở ra sao; nếu quay trở lại, chắc chắn bị
thú dữ xé xác, còn tiến tới thì không thể được vì sóng quá cao, không thể lội
qua; Họ chưa thấy cái lối đi trắng hẹp (như giải lụa) vắt qua giòng; nhưng cuối
cùng họ cũng nhận thấy được, tuy vậy trông vẫn chưa yên bụng không biết nó có
chắc chắn không để bước qua. Thế rồi, đây là lần đầu tiên, họ nghe được tiếng của
đức Phật, đứng ở bờ bên kia và gọi họ tiến về phía ngài, tuyệt không còn có ý
nào ngờ sự vững chắc của lối đi dẫn về ngài. Với một cái nhảy, họ vượt qua, và
họ an toàn trong vòng tay bảo bọc của ADiĐà. Sự nghe ra hay nhận được tiếng
ADiĐà, trong giây phút tuyệt vọng, về phần người có tội-vì-nghiệp, là khấn nguyện,
đó gọi là niệm “Nam mô ADiĐà Phật”. Qua đó, tín đồ ChânTông thực hiện thành
công một sự nối liền hai thế giới của Nghiệp báo và của TịnhĐộ. Họ chưa thực
vào trong cõi ADiĐà vì họ vẫn còn trong thế giới này, nhưng, như Shinran tuyên
bố, trong tâm trí, họ đã dạo bước trong cõi TịnhĐộ.
5. Rất khó giải thích một cách lôgích mối quan hệ hỗ tương giữa thế giới
kinh nghiệm giác quan của karma và thế giới những giá trị siêu nghiệm của
ADiĐà, và nó đã là đề tài bàn cãi sôi nóng trong giáo pháp ChânTông bao gồm TịnhĐộ
tông. Cõi TịnhĐộ được tả là ở xa cách hàng bao nhiêu là trăm nghìn kotis cõi đất
về hướng Tây, tuy nhiên chưa bao giờ có ai từ thế giới này đến thăm, chưa bao giờ
là đối tượng của kinh nghiệm, và không thể nào các giác quan khả nghiệm của
chúng ta có thể tiếp xúc cảm nhận được. Ấy thế mà ý tưởng này thật đã là một sức
mạnh lôi cuốn các tín đồ ChânTông biết chừng nào! Một điều không thể có được về
tri thức lẫn cảm thức nhưng lại có một giá trị tuyệt đối không cưỡng được hướng
hết tâm trí chúng ta về nó. Không thể gạt nó qua một bên như một điều cùng cực
phi lý. Không biết thế nào nhưng cái bóng của ADiĐà nhất định phải phủ trùm
trên chúng ta. Theo cách suy nghĩ của ChânTông, về phần chúng ta , chẳng phải
là một thái độ phi lôgích nếu lấy cái thế giới nghiệm-cảm này làm khởi điểm cho
tất cả các lý luận và xây cơ cấu tri thức về thực tại của chúng ta trên ấy? Chẳng
là hợp lý hơn và chắc chắn có nhiều kết quả hơn nếu chúng ta tìm cách giải
thích thế giới này bằng kinh nghiệm giác quan với sự trợ giúp của những ý tưởng
có được từ những nhận thức sâu thẳm nhất củachúng ta?
Còn mối bận tâm về sự vững chắc và sự chấp thuận, những nhận thức nội tiềm
này cũng có sức mạnh thuyết phục và thu hút như của nhận thức có từ kinh nghiệm
giác quan; thật ra cái trước thì còn mạnh hơn là cái sau, hiểu như những kinh
nghiệm nội tâm có một sức mạnh bao trùm trên thế giới kinh nghiệm. Nói một cách
khác, thế giới của karma mất tác dụng phá hoại một khi TịnhĐộ ADiĐà được
thị kiến. Thay vì ADiĐà được định nghĩa với từ ngữ của thế-giới-giác-quan (hữu
tình) này, lời Bản Nguyện ngài làm đầy thế-giới-giác-quan và làm nó sáng lên với
chính Ánh Sáng ngài. Điều này tín đồ ChânTông biết là ADiĐà thắp sáng thế giới
với ánh sáng ngài vô lượng. Cá nhân tín đồ biến mất và trở thành những thành phần
của cảnh giới trang nghiêm (vyuha)[8] do ADiĐà lập nên. Thử đảo ngược
thứ tự này lại: thay vì để ADiĐà phân giải đời sống chúng ta, chúng ta tìm cách
vẽ ADiĐà bằng ánh sáng từ chính thế giới chúng ta và như thế ADiĐà không bao giờ
tựu thành được, ngài bị lạc mất giữa muôn ngàn thứ lặt nhặt, ngài thôi không
chiếu sáng chúng ta nữa và đời sống chúng ta trở nên vô nghĩa. Do chính lý do
này, nên khi có vài triết gia ChânTông cố gắng trình bày ADiĐà và cõi TịnhĐộ
theo phương cách nghiệm thực, tất cả đều đều gặp khó khăn và mỗi người lúng
túng một vẻ. Chừng nào họ còn cứ tìm cách khởi đi từ kinh nghiệm của thế giới
này, cái gọi là lý thuyết định-chỗ rơi tuột thẳng thừng và thất bại hoàn toàn
không thu hút thêm được ai trong những người thật sự có tâm trí tín ngưỡng.
Do chính lý do này, Shinran xem thế giới những giá trị tương đối này hết
thảy là giả và rằng không có cái gì gọi là thực trong ấy mà có thể tin vào được.
Nguyên bản: The Shin Sect of Buddhism
Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki (1870 –1966)
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2009)
Chú thích của tác giả (từ nguyên bản tiếng Anh)
1. Trí huệ siêu nghiệm, hay sự hiểu biết trực giác – một trong những từ
ngữ đặc biệt của triết lý đạo Phật, đòi hỏi giải thích khá dài.
2. Tín đồ ChânTông theo một bản Hán văn, trong ấy đếm được 48 lời nguyện,
xem ở cuối trang p.13 et seq.
3. Ta = Khác, riki = Lực, và ji = Tự.
4. Trong Sanskrit a là một tiếp đầu ngữ phủ định - akarma
có nghĩa là không có hay ngược lại với karma. phi-Nghiệp và Nghiệp
5. Cf. My Studies in the Lankavatara, Pt. Ill, Chapter III, pp.
308 ff.
6. Theo ChânTông, “nhập Níết bàn” có nghĩa “đạt giác ngộ”, và đạt được
giác ngộ xảy ra ở cõi TịnhĐộ, trước đó là đến được đấy, và rồi xảy ra ở đấy,
lúc sống cùng đồng đạo tín mộ
7. “Vô sanh Pháp” ('The Unborn Dharma') có nghĩa là Chân Như – là thực tại
tuyệt đối thể - là Pháp không sinh-diệt.
8. Đây là trình độ có lòng tin vững chặt và không bao giờ quay lui lại
hay đi xuống bậc thấp nữa (Avaivartika in Sanskrit).
9. For further discussion see p. 61 et seq.
10. Trong Sanskrit, buddhasmriti, dịch chữ , 'nghĩ đến/về Phật'.
Nhưng (trong tiếng Nhật) nó thành đồng nghĩa với shomyo, 'lập lại' hay
'đọc' Hồng Danh (tên đức ADD). Với tín đồ Chân tông, niệm Phật nembutsu là shomyo,
ngjix tưởng đến Phật là tụng niệm tên ngài. ADD. Chi tiết có thêm dưới đây và
trong Zen Essayscủa tôi, Vol. II, p. 159 et seq.
11. Không biết tác giả, nhưng bài luận ngắn này đặc biệt chứa đựng một
giải thích rất rõ ràng về pháp môn tha lực. Anjin có nghĩa là “An tâm”, ketsujo
'quyết định', and sho 'sao'; nhan đề văn bản có thể tạm dịch chung là:
“Quyết Định Về Sự An Tâm Cuối Cùng”. Công trình này có đóng góp rất lớn vào triết
lý của ChânTông
12. Phần sau là phóng dịch mà thôi.
13. Pháp Tạng (Dharmakara), là tên của ADiĐà lúc ngài vẫn còn là
một Bồ Tát
14. That is, the Pure Land proper.
15. Xem trang p. 23 et seq.
16. Trong Thiền Luận tập III của
tôi (Zen Essays,) III, p. 123 et seq.
--------------------------------------------
[1] A-la-hán là hiện thân của sự Giác ngộ trong thời đạo Phật
nguyên thủy. Khác với hình ảnh của Bồ Tát, hiện thân của đạo Phật Ðạithừa của
thời hậu thế với mục đích Giải thoát mọi chúng sinh, A-la-hán tu tập nhằm giải
thoát riêng mình.
[2] The Avatamsaka Sutra (華嚴經; Huáyán
Jīng; Japanese: Kegon Kyō) Kinh Hoa Nghiem -
kinh chính của trường phái Hoa Nghiem tông - Hua-yen
(Jp. Kegon) (華厳), Lý thuyết quan trọng nhất của phái này lý giải về
các hiện tượng. Kinh này là một áng kinh quan trọng bặc nhất của đạo Phật tại
Đông Á.
Hoa nghiêm tông: Chủ trương của tông này là xem mọi vật đều bình đẳng,
mọi vật đều liên hệ lẫn nhau. Giáo pháp này được gọi là “nhất thể” – vì Hoa
nghiêm quan niệm rằng tất cả đều từ Một mà ra và mọi hiện tượng chẳng qua là dạng
xuất hiện của cái Một đó. Ðó là các hiện tượng của Pháp giới (法 界; s:
dharmadhātu), chúng cùng xuất hiện đồng thời. Tất cả các Pháp (s: dharma) đều
có 6 đặc trưng (六 相; Lục tướng) trong ba cặp đối xứng là toàn thể và
riêng biệt; giống nhau và khác biệt; hòa nhập và riêng tư. Dạng tĩnh của Chân
như (真 如; s: tathatā) là tính Không (空; s:
śūnyatā), tức là Lí (理), dạng động là Sự (事). Lí và
Sự tương tác qua lại với nhau mà sinh ra toàn thể vạn vật.
Giáo pháp của Hoa nghiêm tông xuất phát từ quan niệm cho rằng, tất cả đều
từ Pháp thân mà ra, mọi pháp trong thế gian đều phụ thuộc lẫn nhau, không có
pháp nào tồn tại độc lập.
Tất cả mọi pháp đều trống rỗng, hai mặt của Không đó là tĩnh (lí) và động
(sự) đều cùng lúc tồn tại, xuyên suốt vào nhau, không ngăn ngại; mỗi hiện tượng
đều đồng nhất với hiện tượng khác. Quan điểm này được Pháp Tạng trình bày qua một
ẩn dụ nổi tiếng: con sư tử vàng. Sư tử biểu hiện cho thế giới hiện tượng (Sự).
Vàng là lí, vàng không có một dạng riêng tư, phải xuất hiện dưới một dạng nhất
định, nhưng dạng nào cũng được. Mỗi một bộ phận của con sư tử đều bằng vàng.
Trong mỗi bộ phận đều có cái toàn thể và ngược lại, cái toàn thể hiện lên trong
mỗi bộ phận. Mỗi hiện tượng đều là thể hiện của một cái lí duy nhất và mỗi hiện
tượng nói lên tất cả mọi thứ khác. Vàng và sư tử hiện diện đồng thời, phụ thuộc
lẫn nhau, bao hàm lẫn nhau. Pháp Tạng cho rằng mọi hiện tượng trong thế gian đều
diễn tả cái lí đó.
Hoa nghiêm chuyên nghiên cứu mối liên hệ giữa hiện tượng, chứ
không phải giữa hiện tượng và bản thể. Tông này cho rằng mọi hiện tượng đều tồn
tại hòa hợp với nhau, tại vì chúng là phát biểu của một bản thể duy nhất. Chúng
như những đợt sóng của một biển duy nhất. Vì thế mọi thế giới và mọi hiện tượng
trong mỗi thế giới là hiện thân của một thật thể cao nhất và đồng một thể với
Phật tính.
[3] Hoa Nghiêm tông – Hoa Nghiêm Kinh : thể tánh Chân Như không có chủ
thể và đối tượng, không có "ta" hay " chúng tôi" vì
"ta" cũng chính là "chúng tôi" : một là tất cả, tất cả là một;
một "sát na" cũng là "thiên thu bất tận" và một hạt cát
cũng là tam thiên đại thiên thế giới.
[4] Phóng qua bờ (crosswise leap – J. ocho). Nghĩa sâu, tính chất
trạng thái có kinh nghiệm tôn giáo sinh hiện, và nếu dùng thuật ngữ triết học,
chúng ta gọi nó có tính “vượt bờ”. Nó phản ánh một sự chuyển thế sâu xa, trong
việc đánh giá cuộc đời, và ý nghĩa cuộc đời, thường sửa soạn cho một sự chuyển
hướng, đưa tới chấp thuận và đổi tín ngưỡng (đổi đạo).
[5] Bhakti từ trong gốc Sanskrit có nghĩa là lòng tin yêu có tính
hiến dâng của tín đồ với giáo chủ.
[6] The Tannisho (歎異抄), Thán Dị Sao, viết từ thế kỷ 13, tương truyền là của
Shinran.
[7] Myoe Shonin (1173-1232) là khuôn mặt lớn trong văn hóa Nhât,
là nhà sư Chân Ngôn Tông (Shingon) nhưng rồi cũng là đại sư của phái Hoa Nghiêm
(Kegon).
[8] Vyuha (skt): Trang nghiêm—Embellishment.