Dạ Tư
Lý Bạch (701 – 762)
Sàng
tiền minh nguyệt quang,
Nghi
thị địa thượng sương.
Cử
đầu vọng minh nguyệt
Đê
đầu tư cố hương.
(Các
chữ Tàu: Tư: ý nghĩ, suy nghĩ. Quang: sáng (nhân+lửa: người cầm lửa). Cử: nhấc
lên, ngửng lên. Đê: cúi xuồng. Cố: quá khứ, về trước. Hương: vùng quê, làng.)
Nghĩa:
Nghĩ trong đêm Trước giường, có ánh sáng (trăng) chiếu, Tưởng là sương bốc
trên mặt đất. Ngửng đầu nhìn vầng trăng sáng Cúi đầu, nhớ làng cũ.
Tạm
dịch
Trước giường ánh sáng chiếu
Ngờ đất bốc hơi sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Trong
ĐTTBT xếp ở phần ngũ ngôn luật thi
Bình:
Bài
thơ vỡ lòng của những người học chữ Tàu bằng thơ Đường. Ngắn, giản dị. dễ hiểu.
Bài thơ 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Tổng cộng có 20 chữ. Lý đã dùng các chữ “nguyệt”
và “đầu” hai lần với cùng một nghĩa. Vậy chỉ còn 18 chữ. Sao lại được truyền tụng
mãi?
1. Điệp tự:
Có
phải là điệp tự không? Lý đã sử dụng điệp tự nhiều lần:
a.
Bài Cổ phong: Đăng cao vọng tứ hải: Thiên
địa hà man man (Lên cao nhìn bốn biển; Trời đất mênh mông chừng nào!)
b.
Bài Tống Hữu Nhân: Huy thủ tự tư khứ, Tiêu
tiêu ban mã minh (Bạn vẫy tay, ra đi từ đây; Con ngựa lìa đàn hí đau thương)
c.
Bài Nghĩ cổ: Sinh giả vi quá
khách; Tử giả vi qui nhân (Người sống là khách đi qua; Kẻ chết là khách trở
về)
Trong
(a) và (b) là tiếng đôi, điệp thanh, không phải điệp tự, chỉ có ở (c), Lý cố ý
dùng điệp tự cho mạnh ý. Trong Dạ tư, các chữ nguyệt và đầu đúng
là điệp tự. Lý chắc không làm thơ với ý giữ niêm luật chặt chẽ, chỉ cốt đạt ý. Đó
cũng là đặc điểm của thơ Đường, khác với thơ Tống, chữ đẹp mà ý sáo, về sau này.
2.
Ý
rất đẹp, thư trung hữu hoạ. Bức tranh im lặng nhưng sống động: (chợt tỉnh giấc) thấy
ánh sáng trước giường nằm… Lúc ấy, tưởng là sương do hơi đất bốc thành; Nhưng hướng
lên cao, thấy vầng trăng sáng (lẻ loi); Cúi đầu, nhớ quê cũ…. Ý tại ngôn ngoại:
Không nói nhiều về “tư cố hương”, chỉ nhắc đến, để mỗi người đọc tự đem tình riêng
của mình vào: Bao nhiêu khách cô lữ tỉnh giấc giữa khuya, nhìn trăng, là có bấy
nhiêu nỗi nhớ, khác nhau! Hai câu đầu: không ngủ, chợt tỉnh giấc giữa đêm, vì
sao? Câu cuối cho biết là vì nỗi nhớ quê hương.
Cả
bài là nỗi nhớ: - Nhớ không ngủ (câu 1) - nhớ quên không và thời gian (câu 2) -
Trăng soi sáng (câu 3) - Vào lòng nhớ quê hương (câu 4) Hơn 14 thế kỷ trước, viết
như thế nên sống mãi trong lòng người, dù có điệp tự.
Lý
sống phóng túng, làm thơ cũng không khuôn sáo, khác với Đỗ và Bạch. Phải chăng
giòng máu lạ trong người ông. Lý chỉ có một nửa giống Tàu, mẫu thân vốn người Tây
Vực.
3.
Chữ Tàu nghèo các danh từ
trừu tượng, tổng quát. Có thể nào thay chữ nguyệt bằng chứ khác được không? Để diễn ý “trước
giường thấy ” ánh sáng, lúc ấy còn không rõ là gì, còn “nghi” là sương. Phải viết
là : sàng tiền khán "????" quang Trong tiếng Tàu, không có từ chỉ ánh
sáng nói chung (la lumière, the light) nhưng chỉ có ánh sáng cụ thể đến từ một
nguồn sáng: nhật quang, nguyệt quang, đăng quang, dạ quang, …
Chữ
Tàu thiếu những danh từ có tính tổng quát hoá, trừu tượng hoá [1];
Bị trói buộc trong sự nghèo nàn này. Lý phải dùng chữ nguyệt quang.
Dùng
như vậy là paradox vì ở câu hai Lý còn tưởng là hơi đất nghĩa là vẫn không
biết là ánh sáng, và dĩ nhiên là không thể biết là ánh trăng - ánh sáng của trăng
ở câu đầu.
Theo
trình tự: Thấy ánh sáng + Ngỡ hơi đất, Nhìn trăng + biết ánh sáng của trăng.
Nhưng vì không có chữ chỉ ánh sáng tự thân trong tiếng Tàu, nên Lý phải
dùng “nguyệt quang” ngay ở câu đầu! Dù quang lúc đó chưa biết là đến từ nguyệt!
Cả
bài thơ, toàn các từ cụ thể: giường, trăng, sương, …các động từ; cúi đầu, ngửng
đầu, nhớ… Chỗ thành công của bài này là mở ra một khung trời cho người đọc đem
chính nỗi nhớ của mình vào. Bài thơ để cho người đọc tham dự.
Lê Dọn Bàn
[1] Thí dụ, để chỉ sự toàn vẹn, tuỵệt đối (perfection) người Tàu dùng hai từ
cụ thể: tròn, khép kín và đầy đến bờ, ghép vào nhau: viên mãn.
Thế nên, chúng ta nên tự hỏi - Nếu phải đi mượn chữ, sao không chọn chỗ giàu có hơn, hay về tận gốc.
Thế nên, chúng ta nên tự hỏi - Nếu phải đi mượn chữ, sao không chọn chỗ giàu có hơn, hay về tận gốc.